Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 03 Oct 2023 02:52:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Penicillin kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm khuẩn https://benh.vn/thuoc/penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan/ https://benh.vn/thuoc/penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan/#respond Fri, 29 Sep 2023 14:16:12 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=86139 Penicillin đã có một vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cách đây 75 năm. Penicillin đã thay đổi cách thức chúng ta đối phó với các bệnh lý nhiễm khuẩn. Bài viết này sẽ khám phá sâu hơn về kháng sinh Penicillin, bao gồm cơ chế hoạt động, phổ […]

Bài viết Penicillin kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Penicillin đã có một vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cách đây 75 năm. Penicillin đã thay đổi cách thức chúng ta đối phó với các bệnh lý nhiễm khuẩn. Bài viết này sẽ khám phá sâu hơn về kháng sinh Penicillin, bao gồm cơ chế hoạt động, phổ tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý quan trọng.

Tìm hiểu chung về kháng sinh Penicillin 

Penicillin thuộc nhóm kháng sinh phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực y học, đã đóng góp rất lớn vào công cuộc giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh nhiễm trùng và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.

Nguồn gốc khám phá kháng sinh Penicillin 

Năm 1928: nhà khoa học người Scotland tên Alexander Fleming làm việc tại viện nghiên cứu Pasteur ở Luân Đôn phát hiện một loại nấm mốc từng lây lan trên một đĩa vi khuẩn đã làm chết các vi khuẩn xung quanh trong quá trình nghiên cứu vi khuẩn Staphylococcus Aureus và định danh nấm mốc là Penicillium notatum và gọi nó là Penicillin. Tuy vậy, ban đầu sự phát hiện của ông không được sự quan tâm lớn

Đến năm 1939: nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Oxford bao gồm Howard Florey, Ernst Chain và Norman Heatley tiếp tục nghiên cứu về Penicillin và nhận ra tiềm năng trong tiêu diệt vi khuẩn 

Trong thời kỳ thế chiến II, Penicillin đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều trị các nhiễm trùng gây bởi vi khuẩn, đặc biệt là nhiễm trùng chiến tranh và nhiễm trùng sau phẫu thuật. Loại kháng sinh này đã giúp cứu sống hàng ngàn lính và dân thường.

Vào tháng 3 năm 1942: Anne Miller trở thành bệnh nhân đầu tiên được điều trị nhiễm trùng nặng sau 1 lần sảy thai, từ đó tránh được cái chết 

Năm 1945: cả ba nhà nghiên cứu Alexander Fleming, Howard Florey và Ernst Chain được trao giải Nobel Sinh lý học và Y học để đánh dấu sự công nhận cho công trình nghiên cứu phát triển Penicillin.

Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc kháng sinh Penicillin

Thuốc kháng sinh Penicillin có nhiều hình thức đóng gói và dạng dùng khác nhau để đáp ứng nhu cầu điều trị và sử dụng của bệnh nhân

Dạng bào chế 

  • Viên nén: Penicillin có thể được đóng gói dưới dạng viên nén, đây là hình thức thông thường dễ dàng sử dụng và tiện lợi cho đường uống 
  • Dạng bột: Một số dạng Penicillin được đóng gói dưới dạng bột hoặc hỗn dịch bột và có thể pha loãng để sử dụng theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế 
  • Dạng tiêm: Penicillin cũng có dạng lí tưởng để tiêm trực tiếp vào cơ hoặc tĩnh mạch. Điều này cho phép thuốc được hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể và có hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị nhiễm trùng nặng
  • Dạng đặt ngoài da: Một số dạng Penicillin cũng có thể được sử dụng dưới dạng đặt ngoài da. Do đó, thuốc được hấp thu và phân phối trong cơ thể thông qua việc tiêm thuốc vào lớp mỏng dưới da

Hình thức đóng gói

  • Lọ: Penicillin có thể được đóng gói trong lọ thủy tinh hoặc nhựa. Lọ thường có nắp đậy chặt để bảo vệ thuốc khỏi ánh sáng và độ ẩm. Lọ được cung cấp với dung tích và số lượng viên nén hoặc bột tùy thuộc vào liều lượng và chỉ định
  • Ống nhựa: một số dạng Penicillin có thể  được đóng gói trong ống nhựa. Ống nhựa được thiết kế với dung tích nhỏ và có nắp đậy chặt để tránh tiếp xúc với không khí và vi khuẩn. Điều này giúp bảo quản và bảo vệ thuốc trong thời gian dài.

Nồng độ phần trăm hoạt chất trong mỗi dạng bào chế trên chỉ là thông số thông thường và có thể thay đổi tùy theo sản phẩm cụ thể và chỉ định của bác sĩ.

penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan-2
Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc kháng sinh Penicillin

Bảo quản và lưu ý 

Cách bảo quản thuốc đúng đắn

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ bảo quản dưới 30°C
  • Tránh cho thuốc để dưới ánh nắng quá lâu 
  • Không để trẻ em sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn
  • Trước khi dùng cần đọc hướng dẫn trên bao bì kĩ lưỡng

Quá trình bảo quản thuốc cần được thực hiện đầy đủ kỹ càng để đảm bảo hiệu quả của thuốc. 

penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan-3
Bảo quản và lưu ý

Cấu trúc chung, phân nhóm và cơ chế hoạt động kháng sinh Penicillin

Các kháng sinh Penicillin đều thuộc phân nhóm nhỏ của nhóm kháng sinh – lactam. Các thuốc trong nhóm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng các vi sinh vật còn nhạy cảm. 

Cấu trúc chung phân nhóm kháng sinh Penicillin

Tất cả các thuốc trong nhóm kháng sinh Penicillin đều chứa dẫn xuất 6-aminopenicillanic (6-APA). Ngoại trừ kháng sinh Penicillin G là một kháng sinh tự nhiên được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum hoặc Penicillium notatum là loại Penicillin đầu tiên được phát hiện thì hầu hết các dạng Penicillin khác đều thuộc loại kháng sinh bán tổng hợp, các Penicillin bán tổng hợp được sản xuất bằng cách tạo ra các phân tử Penicillin từ các hợp chất hóa học tổng hợp.

Các kháng sinh bán tổng hợp có sự khác nhau dựa vào sự linh động thay đổi vị trí nhóm thế R để thích nghi phù hợp với sự thủy phân của các enzyme – lactamase và đồng thời mở rộng phổ kháng khuẩn trên nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau 

penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan-4
Cấu trúc chung phân nhóm kháng sinh Penicillin

Phân nhóm kháng sinh Penicillin

Phân nhóm nhỏ kháng sinh Penicillin được phân loại dựa trên phổ kháng khuẩn của thuốc 

  • Kháng sinh Penicillin phổ hẹp (Penicillin tự nhiên)
  • Kháng sinh Penicillin phổ hẹp, có tác dụng trên tụ cầu 
  • Kháng sinh Penicillin phổ trung bình 
  • Kháng sinh Penicillin phổ rộng 

Kháng sinh Penicillin phạm vi kháng khuẩn hẹp – Penicillin tự nhiên 

  • Penicillin V (Phenoxymethylpenicillin)
  • Penicillin G (Benzylpenicillin)

Kháng sinh Penicillin phạm vi kháng khuẩn hẹp, tác động được trên tụ cầu

  • Nafcillin 
  • Dicloxacillin 
  • Methicillin 
  • Cloxacillin 
  • Oxacillin

Kháng sinh Penicillin phổ trung bình 

  • Amoxicillin
  • Ampicillin 

Kháng sinh Penicillin phổ rộng và có tác động trên cả Pseudomonas aeruginosa

  • Mezlocillin 
  • Piperacillin 

Các kháng sinh thuộc nhóm Penicillin được phân loại dựa vào nhiều cách nhưng cách phân loại theo phổ tác dụng thường phổ biến.

penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan-8
Phân nhóm kháng sinh Penicillin

Cơ chế tác động kháng sinh Penicillin

Các kháng sinh Penicillin thuộc nhóm lớn – lactam và hầu hết các kháng sinh thuộc nhóm này đều có chung cơ chế hoạt động là ức chế quá trình tạo vách tế bào

Vách tế bào trong cấu trúc vi khuẩn được tạo thành từ một hợp chất được tên là Peptidoglycan. Peptidoglycan là một thành phần chính của vách tế bào vi khuẩn và có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của vi khuẩn 

Peptidoglycan được cấu tạo từ các chuỗi polysaccharide song song, dài và từ cấu trúc xen kẽ giữa acid N-acetylmuramic (NAM) và N-acetylglucosamine (NAG).Các phân đoạn NAG và NAM nối vào nhau bằng các liên kết 1,4--glycosidic. Các chuỗi polysaccharide này được gắn kết với nhau thông qua các liên kết ngang giữa các phân đoạn NAM. Các liên kết ngang bao gồm các peptit đính kèm với phân đoạn NAM, tạo thành cấu trúc mạng lưới.

Trong cấu trúc Peptidoglycan, ở đầu các tiểu đơn vị Acetyl có các chuỗi peptide liên kết với nhau thông qua protein liên kết hoặc enzyme D-alanin transpeptidase.Bình thường, các vị trí enzyme có khớp để chuỗi peptit pentapeptit có thể gắn ghép vào, từ đó protein vai trò liên kết tạo thành cấu trúc vững chắc hai sợi polysaccharide làm vách tế bào kiên cố hơn. Nhưng khi có sự tác động của kháng sinh nhóm  – lactam là những kháng sinh có cấu trúc tương tự chuỗi tetrapeptit gây nhầm lẫn và làm vô hiệu hóa protein vai trò liên kết. Kết quả là cấu trúc vách tế bào lỏng lẻo và yếu, dẫn đến sự gián đoạn của quá trình phân chia tế bào. Bên cạnh đó, một số kháng sinh nhóm  – lactam có thể kích hoạt enzyme Autolysin làm phân giải Murein Hydrolase và phá hủy cấu trúc Peptidoglycan trong vách tế bào vi khuẩn 

Phổ kháng khuẩn, chỉ định của các phân nhóm kháng sinh Penicillin

Các kháng sinh Penicillin tuy thuộc cùng phân nhóm nhưng có sự khác biệt về phổ kháng khuẩn, chỉ định và những đặc điểm riêng của từng nhóm nhỏ

Kháng sinh Penicillin phổ hẹp – Penicillin tự nhiên 

Penicillin G và penicillin V là hai kháng sinh tự nhiên thuộc nhóm này. Penicillin G không bền với acid dạ dày và có sinh khả dụng < 30%. Penicillin V và muối Kali được sử dụng ở dạng đường uống 

Phổ kháng khuẩn 

Penicillin tự nhiên có thể tác động lên 

  • Phổ hẹp
  • Chủ yếu có hiệu quả trên cầu khuẩn Gram (+) (ngoại trừ phần lớn các chủng Staphylococcus aureus)
  • Tác dụng lên 1 số vi khuẩn Gram (-): lậu cầu, màng não cầu

Chỉ định 

Penicillin tự nhiên đạt hiệu quả khi được chỉ định

  • Các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường (nhiễm khuẩn đường hô hấp, huyết, viêm màng trong tim, viêm xương tủy cấp)
  • Lậu 
  • Giang mai
  • Dự phòng thấp khớp
penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan-5
Chỉ định khi dùng thuốc Penicillin

Kháng sinh Penicillin phổ hẹp tác dụng trên cả tụ cầu

Các thuốc thuộc nhóm này: Oxacillin, Nafcillin, Cloxacillin, Dicloxacillin và Methicillin

Phổ kháng khuẩn 

Penicillin phổ hẹp có phạm vi kháng khuẩn

  • Tác dụng tốt trên các chủng tiết Penicilinase: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis chưa kháng Methicillin 

Chỉ định 

Penicillin phổ hẹp được chỉ định tốt trong 

  • Nhiễm khuẩn nặng như viêm màng trong tim, viêm tủy xương gây ra bởi liên cầu khuẩn Gram (-)

Kháng sinh Penicillin phổ trung bình 

Các thuốc thuộc nhóm này: Ampicillin, Amoxicillin

Phổ kháng khuẩn 

Penicillin phổ trung bình có phạm vi tác động trên 

  • Phổ kháng khuẩn rộng 
  • Tác động trên cả vi khuẩn Gram (+) và một số vi khuẩn Gram (-) như Haemophilus influenzae, E.coli và Proteus mirabilis

Nhược điểm 

  • Dễ bị thủy phân với enzyme – lactamase

=> Thường dùng chung với chất ức chế hoạt động enzyme – lactamase này (Acid Clavulanic hoặc Sulbactam)

  • Amoxicillin hấp thu tốt, ổn định qua đường tiêu hóa nên thường dùng chống nhiễm khuẩn toàn thân 

Chỉ định 

Penicillin phổ trung bình được chỉ định trong trường hợp

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm xoang, viêm nhiễm trong phế quản cấp tính mãn tính, viêm nhiễm trong vùng nắp thanh quản, viêm tai giữa)
  • Nhiễm khuẩn không để lại biến chứng đường tiết niệu 
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 
  • Nhiễm khuẩn trong máu

Kháng sinh Penicillin phổ rộng, tác động trên cả Pseudomonas aeruginosa

Kháng sinh thuộc nhóm này được phân thành các phân nhóm nhỏ

Phân nhóm Các thuốc 
Carboxypenicillin Temocillin 

Ticarcillin

Carbenicillin

Ureidopenicillin Mezlocillin 

Piperacillin

Phạm vi tác động 

Phạm vi tác động của nhóm Penicillin phổ rộng 

  • Phổ kháng khuẩn rộng 
  • Hiệu lực mạnh trên các chủng Klebsiella, Pseudomonas, một vài vi khuẩn Gram (-)
  • Piperacillin tác dụng khuẩn Listeria monocytogenes, tụ cầu

Chỉ định 

Chỉ định của nhóm Penicillin phổ rộng trong trường hợp: Nhiễm khuẩn nguy hiểm nghiêm trọng do trực khuẩn mủ xanh

Để đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị và đảm bảo an toàn khi sử dụng kháng sinh, mỗi người dùng cần đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn kỹ lưỡng.

Tác dụng phụ xảy ra khi sử nhóm kháng sinh Penicillin

Bên cạnh những lợi ích, nhóm kháng sinh Penicillin khi dùng vẫn tồn tại tác dụng phụ (ADR) như sau

  • Các triệu chứng mẫn cảm: nổi mẩn, mề đay, phát ban, sốc cấp tính
  • Giảm số lượng bạch, tiểu cầu, tan máu
  • Vàng da tắc mật, gan bị tổn thương, độc thận, viêm tĩnh mạch, tắc huyết khối (do các Penicillin phổ hẹp gây ra)
  • Tiêu chảy, viêm ruột già (do các Penicillin phổ rộng)

Các tác dụng phụ xấu trên đây chỉ xuất hiện phổ biến trong quá trình nghiên cứu khảo sát do đó nếu gặp phải những triệu chứng khác trên cơ thể thì cần báo ngay cho các chuyên gia y tế.

penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan-6
Tác dụng phụ xảy ra khi sử nhóm kháng sinh Penicillin

Các sản phẩm và giá bán của kháng sinh Penicillin

Các sản phẩm có hoạt chất chính là các Penicillin bao gồm 

  • Augmentin 1g: hàm lượng 875mg Amoxicillin và 125mg Clavulanic Acid
  • Opsen (Penicillin V 1.000.000 IU)
  • Ampicillin Domesco 500mg 

Giá bán 

  • Augmentin 1g: hộp 2 vỉ x 7 viên có giá 23.000VNĐ / 1 viên và 322.000VNĐ / hộp
  • Opsen: hộp 10 vỉ x 10 viên có giá 2.000VNĐ / 1 viên và 200.000VNĐ / hộp
  • Ampicillin Domesco 500mg: hộp 10 vỉ x 10 viên có giá 1.000VNĐ / viên và 100.000VNĐ / hộp
penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan-7
Các sản phẩm và giá bán của kháng sinh Penicillin

Để có sự lựa chọn đúng đắn và thích hợp với từng cá nhân, người dùng nên cân nhắc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia lâm sàng.

Bài viết Penicillin kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/penicillin-khang-sinh-trong-cac-benh-ly-nhiem-khuan/feed/ 0
PAXÉLADINE https://benh.vn/thuoc/paxeladine/ Tue, 26 Sep 2023 03:09:13 +0000 http://benh2.vn/thuoc/paxeladine/ Thuốc Paxeladine là một loại thuốc ho điều trị ho do nhiều nguyên nhân gây ra. Viên nang 40 mg: hộp 15 viên. Sirô 0,2%: chai 125 ml + muỗng lường 5 ml. THÀNH PHẦN Cho 1 viên Oxéladine citrate   40 mg Tá dược: bột talc, polyvidone, gomme laque, bột bắp, saccharose. Cho 1 muỗng […]

Bài viết PAXÉLADINE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Paxeladine là một loại thuốc ho điều trị ho do nhiều nguyên nhân gây ra.

Viên nang 40 mg: hộp 15 viên.

Sirô 0,2%: chai 125 ml + muỗng lường 5 ml.

THÀNH PHẦN

Cho 1 viên

Oxéladine citrate   40 mg

Tá dược: bột talc, polyvidone, gomme laque, bột bắp, saccharose.

Cho 1 muỗng đường

Oxéladine citrate   10 mg

Tá dược  phẩm màu vàng cam S (E 110),  rythrosine (E 127), mùi thơm cacao, saccharose (4,25 g/muỗng lường), nước tinh khiết. Chất bảo quản: méthyl parahydroxybenzoate, propyl parahydroxybenzoate

DƯỢC LỰC

Thuốc ho có tính chất làm dễ thở.

Paxéladine có hoạt chất là một chất tổng hợp, oxéladine citrate. Phân tử chống ho này không có liên hệ nào về hóa học với opium hay dẫn xuất của opium cũng như với các chất kháng histamine.

Paxéladine có tác dụng chọn lọc trên các trung tâm ho của hệ thống thần kinh trung ương. Ở liều chống ho, thuốc không ức chế trung tâm hô hấp và có tác dụng nhẹ làm dễ thở.

Paxéladine không gây buồn ngủ và có thể dùng cho người làm những công việc đòi hỏi chú ý cao.

Paxéladine không làm chậm nhu động ruột.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Nồng độ trong máu đạt đỉnh cao vào khoảng 4 đến 6 giờ và vẫn còn tìm thấy 9 giờ sau khi uống thuốc.

CHỈ ĐỊNH

Điều trị triệu chứng ho do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Ho do cảm cúm, viêm mũi họng, viêm khí quản, viêm thanh quản, bệnh phế quản phổi, ho gà và sởi

Ho triệu chứng và do phản xạ

Ho do kích thích.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Thuốc ho dùng để điều trị triệu chứng nên sử dụng ngắn hạn và uống thuốc vào các thời điểm thường xảy ra cơn ho.

Người lớn:

  • Dạng viên phóng thích kéo dài (chỉ dành cho người lớn): mỗi lần uống 1 viên nang, 2 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Sirô: 2 đến 5 muỗng lường mỗi ngày.

Trẻ em: 1 muỗng lường xirô cho 10 kg thể trọng trong 24 giờ.

  • < 4 tuổi : 1 đến 2 muỗng lường mỗi ngày.
  • Từ 4 đến 15 tuổi: 2 đến 3 muỗng lường mỗi ngày

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Không có.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Không có.

Thuốc của hãng: BEAUFOUR IPSEN

Bài viết PAXÉLADINE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Piascledine 300 – Thuốc từ quả bơ và đậu nành từ Pháp https://benh.vn/thuoc/piascledine-300/ Sun, 24 Sep 2023 03:09:17 +0000 http://benh2.vn/thuoc/piascledine-300/ PIASCLÉDINE 300 là sản phẩm chứa dầu quả bơ và dầu đậu nành không xà phòng hóa của hãng Pharmascience c/o Galien Pháp sử dụng trong các bệnh nha chu và bệnh khớp. PHARMASCIENCE c/o GALIEN Viên nang: hộp 15 viên. THÀNH PHẦN Cho 1 viên Cao toàn phần không xà phòng hóa dầu quả […]

Bài viết Piascledine 300 – Thuốc từ quả bơ và đậu nành từ Pháp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
PIASCLÉDINE 300 là sản phẩm chứa dầu quả bơ và dầu đậu nành không xà phòng hóa của hãng Pharmascience c/o Galien Pháp sử dụng trong các bệnh nha chu và bệnh khớp.

PHARMASCIENCE c/o GALIEN

Viên nang: hộp 15 viên.

THÀNH PHẦN

Cho 1 viên

Cao toàn phần không xà phòng hóa dầu quả bơ   100 mg

Cao toàn phần không xà phòng hóa dầu đậu nành   200 mg

DƯỢC LỰC

  • Bệnh hư khớp (M: hệ vận động).
  • Bệnh cận răng (A: bộ máy tiêu hóa và chuyển hóa).

Thuốc có tác động dinh dưỡng.

CHỈ ĐỊNH

Khoa miệng: Điều trị bổ trợ trong các bệnh nha chu.

Khoa thấp khớp: Điều trị bổ trợ trong các chứng đau ở khớp.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

1 viên/ngày, uống thuốc trong khi ăn.

Uống thuốc với nhiều nước.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Dữ liệu trên động vật:

Không có dữ liệu đáng tin cậy về khả năng gây quá thai khi thử nghiệm trên động vật.

Dữ liệu lâm sàng:

Trên lâm sàng, cho đến nay chưa có dữ liệu đầy đủ để đánh giá về khả năng gây dị dạng hay độc đối với bào thai của Piasclédine khi sử dụng thuốc này trong thời gian mang thai.

Do thận trọng, không nên dùng Piasclédine trong thời gian mang thai.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Hiếm khi gây ợ có mùi chất béo, có thể tránh bằng cách uống thuốc trong khi ăn.

Bài viết Piascledine 300 – Thuốc từ quả bơ và đậu nành từ Pháp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tìm hiểu chung về Panadol cảm cúm https://benh.vn/thuoc/tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum/ https://benh.vn/thuoc/tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum/#respond Sat, 16 Sep 2023 01:30:30 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=85294 Panadol Cảm Cúm là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh. Bài viết cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về thuốc và đưa đến cái nhìn tổng quan để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc trong điều […]

Bài viết Tìm hiểu chung về Panadol cảm cúm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Panadol Cảm Cúm là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh. Bài viết cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về thuốc và đưa đến cái nhìn tổng quan để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc trong điều trị.

tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum-5
Tìm hiểu chung về Panadol cảm cúm

Tổng quan về Panadol Cảm Cúm

Panadol Cảm Cúm là một loại thuốc không kê đơn được sử dụng để giảm các triệu chứng của căn bệnh cảm cúm được sản xuất bởi công ty Sanofi từ hai thành phần chính bao gồm Paracetamol, Cafein và Phenylephrine. 

Nguồn gốc của thuốc Panadol Cảm Cúm

Panadol Cảm Cúm (Panadol Cold and Flu) được sản xuất và giới thiệu lần đầu bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK). 

GSK là một trong những công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới nằm tại Ireland. GSK có trụ sở tại Luân Đôn, Anh, và là một công ty dược phẩm đa quốc gia với hoạt động rộng khắp trên nhiều quốc gia và lục địa. Công ty này có nhiều nhà máy sản xuất trên toàn cầu, đáp ứng nhu cầu cung cấp thuốc cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Quá trình sản xuất Panadol Cảm Cúm tuân theo các quy chuẩn chất lượng cao và quy định an toàn của ngành công nghiệp dược phẩm. Công ty GSK cam kết đảm bảo chất lượng và hiệu quả của sản phẩm thông qua việc kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất và sử dụng các thành phần chất lượng cao.

Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc Panadol Cảm Cúm

Đóng gói: Panadol Cảm Cúm thường được đóng gói trong hộp giấy hoặc hộp nhựa bảo vệ. Trong một hộp, có thể có một hoặc nhiều vỉ nhôm hoặc nhựa chứa các viên nén hoặc viên uống Panadol Cảm Cúm và thường mỗi vỉ chứa từ 8 – 10 viên

Dạng dùng: Panadol Cảm Cúm có thể có dạng viên nén. Viên nén thường có hình dạng hình tròn hoặc hình oval, và có thể có màu trắng 17,7mm, một mặt có hình mặt trời trong hình bầu dục 

Bảo quản và lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm

Cách bảo quản thuốc Panadol Cảm Cúm như sau: 

  • Bảo quản thuốc những nơi khô ráo với nhiệt độ dưới 30°C
  • Tránh cho thuốc tiếp dưới ánh nắng quá lâu
  • Không để trẻ em sử dụng thuốc mà không được hướng dẫn

Quá trình bảo quản thuốc cần được thực hiện đầy đủ kỹ càng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum-1
Cách bảo quản thuốc Panadol cảm cúm

Thành phần và chỉ định sử dụng của thuốc Panadol Cảm Cúm

Các thành phần và hàm lượng trong mỗi viên Panadol Cảm Cúm có thể thay đổi tùy vào từng công ty sản xuất.

Thành phần của thuốc Panadol Cảm Cúm

Thông thường, mỗi viên có thể chứa các thành phần sau: 

  • Paracetamol (Acetaminophen): hàm lượng từ 500 – 1000mg trong mỗi viên 
  • Cafein: hàm lượng 25mg mỗi viên 
  • Phenylephrine hydrochloride: hàm lượng 5mg mỗi viên 

Công dụng hoạt chất của thuốc Panadol Cảm Cúm

Paracetamol: giảm đau, hạ sốt nhưng không có khả năng kháng viêm. 

Cafein: Tăng cường tác dụng của Paracetamol.

Phenylephrine hydrochloride: Tác động trực tiếp lên thụ thể α1-adrenergic → gây co mạch + điều trị sung huyết mũi. 

Mỗi hoạt chất trong thành phần thuốc Panadol Cảm Cúm đều mang một vai trò khác nhau giúp cho thuốc đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị ở bệnh nhân.

Chỉ định của thuốc Panadol Cảm Cúm

Panadol Cảm Cúm được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Giảm đau xoang và tắc nghẽn: giảm nhanh chóng, hiệu quả điều trị tạm thời các triệu chứng viêm xoang (đau đầu xoang, nghẹt mũi,…)
  • Điều trị viêm thông mũi: giảm nhanh chóng, hiệu quả trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm (nhức đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt hoặc sổ mũi, đau họng, sốt)
tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum-3
Chỉ định của thuốc Panadol Cảm Cúm

Cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm

Liều lượng dùng thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng bệnh nhân, mục đích điều trị và cả dạng bào chế của thuốc.

Liều lượng và cách dùng thuốc Panadol Cảm Cúm

Đối tượng  Liều dùng Đường dùng
Người lớn

Người cao tuổi

Trẻ em 12 tuổi 

Uống 2 viên trong thời gian từ 4 – 6 giờ 

Liều tối đa trong ngày: 8 viên (4000mg Paracetamol)

Đường uống (PO)
Uống cùng với nước 
Trẻ em < 12 tuổi  Không khuyến nghị sử dụng 

Đối với từng đối tượng bệnh nhân, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia lâm sàng để được tư vấn kỹ càng.

Cách sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm

Một số hướng dẫn khi dùng thuốc Panadol Cảm Cúm bao gồm:

  • Dùng thuốc Panadol Cảm Cúm với lượng nước vừa đủ  
  • Khi uống các viên không được nghiền nát
  • Không sử dụng trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ vì có thể gây mất ngủ

Những thông tin trên nhằm giúp bệnh nhân đạt hiệu quả tối ưu khi dùng thuốc. 

Các lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm

Một số lưu ý khi dùng thuốc Panadol Cảm Cúm bao gồm: 

  • Thuốc chỉ sử dụng đường uống (PO).
  • Không sử dụng quá liều được chỉ định. 
  • Nên sử dụng liều thấp nhất cần thiết để đạt hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn nhất. 
  • Thời gian tự điều trị < 3 ngày, nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng đồng thời xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác thì không được tự ý tiếp tục sử dụng thuốc mà cần đến sự can thiệp từ các chuyên gia y tế.
  • Thời gian dùng thuốc tối thiểu giữa 2 liều là 4 giờ.

Người dùng cần đọc và nắm kĩ từng lưu ý để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất.

tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum-2
Cách sử dụng thuốc Panadol cảm cúm

Cơ chế tác động của thuốc Panadol Cảm Cúm

Nhóm dược lý: Thuốc giảm đau

Cơ chế tác dụng: 

  • Paracetamol là dẫn xuất para-aminophenol có tác dụng làm dịu cơn đau và hạ sốt thông qua quá trình ức chế tổng hợp Prostaglandin, chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương. 
  • Phenylephrine hydrochloride là tác nhân giao cảm có đích tác dụng là các thụ thể Adrenergic (chủ yếu là hoạt động Alpha-adrenergic) gây ra tình trạng nghẹt mũi.

Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm

Trong quá trình dùng thuốc Panadol Cảm Cúm, nên được cập nhật những cảnh báo thận trọng ở những đối tượng sau: 

  • Bệnh nhân giảm chức năng gan.
  • Bệnh nhân giảm chức năng thận.
  • Bệnh nhân sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khác có chứa Paracetamol.
  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Paracetamol hay bất kỳ thành phần tá dược nào khác. 
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt hoặc suy giảm nồng độ Glutathione (người bị suy dinh dưỡng nặng, chỉ số khối cơ thể thấp, nghiện rượu mãn tính hoặc bị nhiễm trùng huyết)
  • Bệnh nhân tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, cường giáp, phì đại tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp (tức là bệnh tăng nhãn áp), u tế bào ưa Crom và bệnh tắc mạch máu (hiện tượng Raynaud).
  • Bệnh nhân đang dùng nhóm thuốc chẹn hoặc các thuốc chống tăng huyết áp khác
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc trầm cảm ba vòng, Alkaloid (Ergotamine, Methysergide).
  • Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc kích thích giao cảm khác (thuốc thông mũi, thuốc ức chế sự thèm ăn và thuốc kích thích thần kinh như Amphetamine).

Các tác dụng không mong muốn, triệu chứng quá liều khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm

Panadol Cảm Cúm dù được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn có các tác dụng phụ: 

Tác dụng phụ xấu khi dùng Panadol Cảm Cúm

Quy ước được sử dụng để phân loại các tác dụng phụ xấu: 

  • Rất phổ biến: 1/10
  • Phổ biến: 1/100 – < 1/10
  • Không phổ biến: 1/1.000 – < 1/100
  • Hiếm (≥ 1/10.000 – < 1/1.000)
  • Rất hiếm (< 1/10.000)

Các tác dụng phụ và tần suất xuất hiện bao gồm: 

a) Với hoạt chất Paracetamol

Cơ quan cơ thể Tác dụng phụ xấu 
Hệ thống máu và bạch huyết Giảm tiểu cầu
Hệ thống miễn dịch  Sốc phản vệ

Triệu chứng quá mẫn trên da 

Hệ hô hấp

Trung thất

Vùng ngực

Co thắt đường thông khí đến phổi (đặc biệt ở những bệnh nhân ít đáp ứng với Aspirin, NSAID khác)
Gan, mật Chức năng gan bất thường

b) Với hoạt chất Phenylephrine 

Cơ quan cơ thể Tác dụng phụ xấu
Tâm lý Lo lắng
Hệ thần kinh  Đau đầu

Mất ngủ 

Choáng

Hệ tim mạch  Cao huyết áp
Hệ tiêu hóa Gây nôn, buồn nôn

c) Các phản ứng bất lợi sau quá trình đưa thuốc ra thị trường 

Cơ quan cơ thể Tác dụng phụ xấu Tần suất
Mắt Mở rộng kích thước đồng tử Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000)
Hệ tim mạch  Nhịp tim nhanh 

Đánh trống ngực 

Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000)
Da 

Tế bào dưới da

Triệu chứng dị ứng trên da Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000)
Thận 

Hệ tiết niệu 

Bí tiểu 

Tăng kích thước tuyến tiền liệt

Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000)
Hệ thống miễn dịch  Quá mẫn Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000)

Trên đây là bảng thống kê một số tác dụng phụ xấu ảnh hưởng được khảo sát và nghiên cứu nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng phụ khác ảnh hưởng sức khỏe thì nên báo ngay cho các chuyên gia y tế biết để có cách xử trí.

tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum-4
Thành phần của thuốc Panadol Cảm Cúm

Triệu chứng quá liều 

Với hoạt chất Paracetamol

  • Triệu chứng ban đầu: sau 1 ngày, bệnh nhân có các dấu hiệu xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng 
  • Sau 12 – 48 giờ: bệnh nhân có dấu hiệu bị tổn thương gan 
  • Ngộ độc kéo dài: xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng 

Với hoạt chất Cafein 

  • Đau thượng vị 
  • Tăng bài niệu 
  • Nôn 
  • Nhịp tim nhanh 
  • Kích thích thần kinh trung ương (mất ngủ, kích động, hoảng loạn, co giật)

Với hoạt chất Phenylephrine 

  • Cáu kỉnh
  • Thao thức
  • Tăng huyết áp
  • Chậm nhịp tim do phản xạ
  • Khó chịu 
  • Co giật
  • Xuất hiện ảo giác

Cách xử trí trong trường hợp dùng quá liều 

Hướng xử trí cho bệnh nhân khi dùng thuốc vượt liều chỉ định như sau: 

  • Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ hoặc các bệnh viện / trung tâm y tế gần nhất 
  • Phối hợp thêm các biện pháp hỗ trợ được chỉ định bởi các chuyên gia y tế 
tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum-6
Triệu chứng quá liều

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Panadol Cảm Cúm

Khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm, cần thận trọng đối với các tương tác thuốc có thể xảy ra như sau: 

a) Với hoạt chất Paracetamol

Khi dùng chung với thuốc  Hậu quả tương tác xảy ra
Coumarin / Warfarin Tăng nguy cơ chảy máu
Chất làm tăng khả năng làm rỗng dạ dày

(Metoclopramide)

Tăng hấp thu Paracetamol
Chất làm giảm khả năng làm rỗng dạ dày 

(Propantheline, thuốc chống trầm cảm có đặc tính kháng Cholinergic, thuốc giảm đau gây nghiện)

Giảm hấp thu Paracetamol
Cloramphenicol Nồng độ Cloramphenicol tăng lên 
Thuốc có khả năng gây độc cho gan

Thuốc gây cảm ứng enzyme microsome gan (rượu, thuốc chống co giật)

Ngộ độc Paracetamol
Cholestyramine Giảm hấp thu Paracetamol nếu dùng trong vòng 1 giờ 
Probenecid Ảnh hưởng đến sự bài tiết Paracetamol

Thay đổi nồng độ Paracetamol trong huyết tương 

b) Với hoạt chất Phenylephrine 

Khi dùng chung với thuốc  Hậu quả tương tác xảy ra
Thuốc chẹn

Thuốc hạ huyết áp (Desoquine, Guanethidine, Reserpine, Methyldopa)

Giảm hiệu quả của thuốc chẹn và thuốc hạ huyết áp
Thuốc chống trầm cảm ba vòng 

(Amitriptyline)

Tăng nguy cơ tác dụng phụ với tim mạch 
Digoxin 

Glycosid tim 

Nhịp tim không đều 

Đau tim

Ancaloit Ergot 

(Ergotamine, Methysergide)

Tăng nguy cơ mắc bệnh Ergotism

Tương tác thuốc là điều khó tránh khỏi ở những bệnh nhân đa bệnh lý nên cần được cảnh báo nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến sức khỏe bệnh nhân.

Tổng kết lại, Panadol Cảm Cúm chứa các hoạt chất Paracetamol, Cafein và Phenylephrine – thành phần được công nhận là khá an toàn và hiệu quả trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau răng và sốt. Tuy vậy, Panadol Cảm Cúm cũng có nhiều tác dụng phụ cần cẩn trọng khi dùng do đó việc sử dụng Panadol Cảm Cúm nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết Tìm hiểu chung về Panadol cảm cúm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/tim-hieu-chung-ve-panadol-cam-cum/feed/ 0
Tổng quan về Panadol Xanh https://benh.vn/thuoc/tong-quan-ve-panadol-xanh/ https://benh.vn/thuoc/tong-quan-ve-panadol-xanh/#respond Fri, 15 Sep 2023 14:52:28 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=85282 Panadol xanh là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt được rất phổ biến trên thị trường. Với thành phần chính là Paracetamol, Panadol xanh mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm các triệu chứng như đau đầu, đau răng, đau cơ và hạ sốt. Thông tin chung về Panadol Xanh  Panadol […]

Bài viết Tổng quan về Panadol Xanh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Panadol xanh là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt được rất phổ biến trên thị trường. Với thành phần chính là Paracetamol, Panadol xanh mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm các triệu chứng như đau đầu, đau răng, đau cơ và hạ sốt.

tong-quan-ve-panadol-xanh-7
Tổng quan về Panadol xanh – Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thông tin chung về Panadol Xanh 

Panadol Xanh là một loại thuốc không kê đơn được sử dụng để giảm đau và hạ sốt được tổng hợp từ thành phần chính Paracetamol.

Nguồn gốc của thuốc Panadol Xanh 

Panadol xanh là một sản phẩm thuốc giảm đau và hạ sốt được sản xuất và giới thiệu lần đầu bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK). GSK là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, có trụ sở tại Ireland. GSK không chỉ sản xuất Panadol xanh, mà còn phát triển và sản xuất một loạt các sản phẩm dược phẩm khác. Với hơn 6,5 tỷ viên Panadol được sản xuất hàng năm tại các nhà máy của GSK trên toàn cầu, công ty này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm Panadol cho người dùng trên khắp thế giới. GSK đã xây dựng một tiếng tăm vững chắc trong ngành công nghiệp dược phẩm và cam kết mang đến các sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc Panadol Xanh

Đóng gói: Panadol Xanh thường được đóng gói trong hộp giấy hoặc hộp nhựa bảo vệ. Trong một hộp, có thể có một hoặc nhiều vỉ nhôm hoặc nhựa chứa các viên nén hình viên hoặc viên nén bao phim Panadol và thường mỗi vỉ chứa từ 10 – 12 viên 

Viên Panadol xanh là dạng viên nén, màu trắng, hình tròn, hai mặt hơi lồi. Trên mặt viên thuốc có in logo Panadol màu trắng. Mỗi viên thuốc chứa 500mg paracetamol. Thuốc được uống với nước lọc, không dùng với đồ uống có cồn, nước ngọt có ga hoặc nước ép trái cây. Trẻ em dưới 12 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.

tong-quan-ve-panadol-xanh-4
Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc Panadol Xanh

Bảo quản và lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol xanh

Cách bảo quản thuốc Panadol Xanh như sau:

  • Bảo quản thuốc những nơi khô ráo với nhiệt độ dưới 25°C
  • Tránh cho thuốc để ngoài lâu dưới ánh nắng mặt trời 
  • Không để trẻ em sử dụng thuốc mà không được hướng dẫn
  • Không sử dụng thuốc hết hạn dùng trên bao bì

Quá trình bảo quản thuốc cần được thực hiện đầy đủ kỹ càng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

tong-quan-ve-panadol-xanh-1
Cách bảo quản thuốc Panadol Extra

Thành phần và chỉ định sử dụng của thuốc Panadol Xanh

Các thành phần và hàm lượng trong mỗi viên Panadol Xanh có thể thay đổi tùy vào từng công ty sản xuất. 

Thành phần của thuốc Panadol Xanh

Thông thường, mỗi viên Panadol Xanh có thể chứa các thành phần sau: 

(1) Hoạt chất chính

– Paracetamol (Acetaminophen): hàm lượng từ 500 – 1000mg trong mỗi viên 

(2) Tá dược 

  • Bột ngô (Maize starch): được sử dụng  một chất độn để tạo thành viên nén và giữ thành phần hoạt chất của thuốc.
  • Potassium sorbate (E202): là một chất bảo quản, được thêm vào để bảo quản sản phẩm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và mốc.
  • Talc tinh khiết (Purified talc): là một chất chống dính và chất độn, được sử dụng để giúp quá trình sản xuất viên nén dễ dàng và tránh việc dính chặt.
  • Acid stearic: là một chất phụ gia, có tác dụng làm mịn bề mặt viên nén và cung cấp độ bền cho sản phẩm.
  • Povidone: là một chất liên kết, được sử dụng để giữ chặt thành phần hoạt chất và tá dược lại với nhau trong quá trình sản xuất viên nén.
  • Tinh bột đã qua xử lý trước (Pregelatinized starch): là một chất chống dính và chất độn, giúp cải thiện quá trình sản xuất viên nén và tăng tính ổn định của sản phẩm.
  • Hypromellose: là một chất chống dính và chất làm mềm, được sử dụng để cải thiện quá trình sản xuất viên nén và tạo độ bền cho viên nén.
  • Triacetin: là một chất làm mềm, được sử dụng để cải thiện độ bền và độ mịn của viên nén.

Các thành phần tá dược này không có tác dụng thuốc chủ yếu nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và chất lượng của viên nén Panadol xanh.

tong-quan-ve-panadol-xanh-6
Thành phần của thuốc Panadol xanh

Chỉ định của thuốc Panadol Xanh

Thành phần chính của Panadol Xanh là Paracetamol nên thuốc có tác dụng giảm đau tạm thời và khó chịu nhanh chóng, hiệu quả điều trị liên quan đến nhức đầu, đau cơ, đau bụng kinh, viêm khớp/viêm xương khớp, đau răng, đau nửa đầu, đồng thời làm cải thiện các triệu chứng cảm lạnh và cúm, nhức đầu do căng thẳng, đau xoang/nhức đầu, đau lưng và giảm sốt.

Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Xanh

Liều dùng có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố đối tượng bệnh nhân, bệnh lý, tiền sử bệnh, mục đích điều trị và đường dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Panadol xanh

Từng đối tượng sẽ áp dụng những liều dùng khác nhau. Dưới đây một số lưu ý về đối tượng và liều dùng thuốc, mọi người cần cân nhắc để không dùng quá liều gây ra các ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. 

Đối tượng  Liều dùng Đường dùng
Người lớn

Người cao tuổi

Trẻ em 12 tuổi 

Uống từ 1 hoặc 2 viên trong thời gian từ 4 – 6 giờ (500mg – 1g Paracetamol)

Liều tối đa trong ngày: 8 viên (4000mg Paracetamol)

Đường uống (PO)
Trẻ em từ 7 – 12 tuổi Uống ½ – 1 viên trong thời gian 4 – 6 giờ một lần nếu cầu 

Liều tối đa trong ngày: 4 viên 

Không nên sử dụng quá 48 giờ cho trẻ từ 7 – 17 tuổi

Đường uống (PO)
Trẻ em < 7 tuổi  Không khuyến cáo sử dụng 

Đối với từng đối tượng bệnh nhân, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia lâm sàng để được tư vấn kỹ càng.

Cách sử dụng thuốc Panadol Xanh

Khi dùng thuốc Panadol Xanh, người dùng cần biết những thông tin về cách dùng như sau:

  • Khi uống thuốc, uống cùng với lượng nước vừa đủ
  • Có thể sử dụng thuốc chung với thức ăn hoặc đơn lẻ
  • Khi uống các viên không được nghiền nát

Những thông tin trên nhằm giúp bệnh nhân đạt hiệu quả tối ưu khi dùng thuốc. 

tong-quan-ve-panadol-xanh-2
Cách sử dụng thuốc Panadol Xanh

Các lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Xanh

Khi dùng thuốc Panadol Xanh, người dùng cần biết những thông tin lưu ý như sau:

  • Thuốc chỉ sử dụng đường uống (PO)
  • Không sử dụng quá liều được chỉ định 
  • Nên sử dụng liều thấp nhất cần thiết để đạt hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn nhất 
  • Thời gian tự điều trị < 3 ngày, nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng đồng thời xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác thì không được tự ý tiếp tục sử dụng thuốc mà cần đến sự can thiệp từ các chuyên gia y tế
  • Thời gian sử dụng thuốc tối thiểu giữa 2 liều là 4 giờ 

Người dùng cần đọc và nắm kĩ từng lưu ý để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất.

Sự khác biệt giữa Panadol Extra (Đỏ) và Panadol Xanh 

Panadol Extra (Đỏ) và Panadol Xanh là hai dạng khác nhau của loại thuốc Panadol. Dưới đây là các điểm phân biệt giữa 2 thuốc.

Phân biệt giữa 2 thuốc về thành phần 

Panadol Xanh có dạng bào chế viên nén với hàm lượng hoạt chất 500mg và hoạt chất chính là Paracetamol

Panadol Extra còn gọi là Panadol Đỏ có chứa thêm Cafein bên cạnh thành phần chính Paracetamol –  là một chất bổ trợ cho tác dụng giảm đau của Paracetamol và có thể giúp người dùng tăng cường sự tập trung, tỉnh táo khi làm việc hoặc khi mệt mỏi.

Phân biệt giữa 2 thuốc về lưu ý khi sử dụng 

Đối với Panadol Extra cần lưu ý không nên phối hợp chung với các sản phẩm chứa nhiều Cafein (trà, cà phê, nước tăng lực,…) và đặc biệt cẩn trọng khi bệnh nhân sử dụng thuốc nếu đang thực hiện chế độ ăn uống với lượng Cafein lớn, dễ dẫn đến các ảnh hưởng xấu như thao thức, chất lượng giấc ngủ giảm, khó chịu, gắt gỏng, đau đầu, bồn chồn lo lắng, rối loạn tiêu hóa khi lượng Cafein trong cơ thể vượt quá mức cho phép. Ngoài ra, Panadol Extra không được khuyến nghị sử dụng cho phụ nữ trong thời gian mang thai vì hàm lượng Cafein trong thuốc làm tỉ lệ sảy thai tự nhiên tăng lên 

Giá bán 2 loại Panadol trên thị trường

Panadol Extra 

  • Đóng gói: Một hộp chứa 15 vỉ trong mỗi vỉ có chứa 12 viên 
  • Giá tham khảo thuốc: 1.500VNĐ / viên – 270.000VNĐ / hộp 
  • Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi-Synthelabo tại Việt Nam

Panadol Xanh

  • Đóng gói: Một hộp chứa 10 vỉ trong mỗi vỉ có chứa 12 viên 
  • Giá tham khảo thuốc: 1.000VNĐ/viên – 120.000VNĐ/hộp
  • Nhà sản xuất: GlaxoSmithKline tại Ireland

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và nhà cung cấp.

tong-quan-ve-panadol-xanh-5
Sự khác biệt giữa Panadol Extra (Đỏ) và Panadol Xanh

Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng thuốc Panadol Xanh

Panadol Xanh khi dùng cần chú ý những lưu ý và thận trọng khi sử dụng.

Các đối tượng chống chỉ định khi sử dụng thuốc Panadol Xanh

Panadol Xanh chống chỉ định cho đối tượng

  • Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan. 
  • Bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận. 
  • Bệnh nhân sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khác có chứa Paracetamol.
  • Bệnh nhân có tiền sử triệu chứng dị ứng với Paracetamol hay bất cứ thành phần tá dược nào khác. 
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt Glutathione, việc sử dụng Paracetamol có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa.

Các đối tượng bệnh nhân trên không được chỉ định sử dụng nếu trường hợp cần bất đắc dĩ nên tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế.

Lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Panadol Xanh

Panadol Xanh cần thận trọng trong trường hợp

  • Các chuyên gia y tế cần cảnh báo với bệnh nhân trước về các dấu hiệu của các phản ứng trên da nghiêm trọng bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN).
  • Nếu triệu chứng đau không thuyên giảm và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác, bệnh nhân cần đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế. 

Mặc dù Panadol Xanh rất phổ biến nhưng người dùng cũng cần để ý đến các cảnh báo thận trọng khi sử dụng.

Các tác dụng không mong muốn, triệu chứng quá liều khi sử dụng thuốc Panadol Xanh

Khi sử dụng thuốc dù phổ biến nhưng vẫn tồn tại nhiều tác dụng phụ khác nhau xảy ra

Tác dụng phụ khi dùng Panadol Xanh

Quy ước được sử dụng để phân loại các tác dụng không mong muốn 

  • Rất phổ biến: 1/10
  • Phổ biến: 1/100 – < 1/10
  • Không phổ biến: 1/1.000 – < 1/100
  • Hiếm (≥ 1/10.000 – < 1/1.000)
  • Rất hiếm (dưới 1/10.000)

Các tác dụng phụ và tần suất xuất hiện như sau: 

Cơ quan cơ thể Tác dụng phụ (ADR) Tần suất
Hệ thống máu và bạch huyết Số lượng tiểu cầu giảm Rất hiếm (dưới 1/10.000)
Hệ thống miễn dịch  Phản ứng phản vệ 

Phản ứng dị ứng – quá mẫn ở da (phát ban, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson)

Nhiễm độc biểu bì 

Hoại tử biểu bì 

Rất hiếm (dưới 1/10.000)
Hệ cơ quan hô hấp  Co thắt phế quản (đặc biệt ở những bệnh nhân không đáp ứng điều trị với Aspirin, NSAID khác Rất hiếm (dưới 1/10.000)
Hệ thống gan, mật Chức năng gan bất thường Rất hiếm (dưới 1/10.000)

Trên đây là bảng thống kê một số tác dụng phụ xấu ảnh hưởng được khảo sát và nghiên cứu nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng phụ khác ảnh hưởng sức khỏe thì nên báo ngay cho các chuyên gia y tế biết để có cách xử trí.

Triệu chứng quá liều 

Khi dùng quá liều Paracetamol cho các dấu hiệu lâm sàng của tổn thương gan thường xảy ra sau 24 – 48 giờ và đạt đỉnh điểm sau 4 – 6 ngày. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gây suy gan, phải ghép gan hoặc dẫn đến tử vong, viêm tụy cấp kèm theo rối loạn chức gan và nhiễm độc gan 

tong-quan-ve-panadol-xanh-8
Triệu chứng quá liều

Cách xử trí trong trường hợp dùng quá liều 

Hướng xử trí khi bệnh nhân dùng Panadol Xanh quá liều gồm:

  • Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ hoặc các bệnh viện / trung tâm y tế gần nhất 
  • Bên cạnh đó, cần ghi lại đầy đủ và mang theo danh sách những loại thuốc bệnh nhân đã sử dụng (bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn) 
  • Bệnh nhân có thể cần phải sử dụng N-acetylcystein và ở người lớn có thể dùng than hoạt tính làm giảm sự hấp thu của thuốc nếu dùng trong vòng một giờ sau khi uống.

Các biện pháp trên thường được áp dụng nếu tình trạng quá liều Panadol Xanh xảy ra.

tong-quan-ve-panadol-xanh-3
Cách xử trí trong trường hợp dùng quá liều

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Panadol Xanh

Khi dùng thuốc Panadol Xanh, những tương tác thuốc thường gặp là:  

  • Khi dùng chung Panadol Xanh có chứa Paracetamol với các thuốc chống đông máu như Warfarin và các Coumarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu 
  • Sự hấp thu Paracetamol vào cơ thể tăng lên bởi tác động của các thuốc làm tăng khả năng làm rỗng dạ dày như Metoclopramide hoặc giảm bởi các thuốc làm giảm việc làm rỗng dạ dày như các thuốc Propantheline, thuốc chống trầm cảm có đặc tính kháng Cholinergic, thuốc giảm đau gây nghiện
  • Paracetamol khi dùng chung tăng lượng Cloramphenicol trong cơ thể
  • Khả năng ngộ độc Paracetamol có thể tăng lên khi sử dụng đồng thời với các chất gây cảm ứng enzyme như rượu hoặc thuốc chống co giật
  • Probenecid gây ảnh hưởng đến quá trình thải trừ và nồng độ Paracetamol trong huyết tương
  • Cholestyramine khi dùng chung trong 1 tiếng gây giảm hoạt tính Paracetamol do giảm hấp thu thuốc 

Tương tác thuốc là điều khó tránh khỏi ở những bệnh nhân đa bệnh lý nên cần được cảnh báo nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến sức khỏe bệnh nhân.

Tổng kết lại,  Panadol Xanh chứa hoạt chất Paracetamol, một thành phần được công nhận là an toàn và hiệu quả trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau răng và sốt. Tuy vậy, Panadol Xanh cũng có nhiều tác dụng phụ cần cẩn trọng khi dùng do đó việc sử dụng nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết Tổng quan về Panadol Xanh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/tong-quan-ve-panadol-xanh/feed/ 0
Tất tần tật những điều cần biết về Panadol Extra https://benh.vn/thuoc/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra/ https://benh.vn/thuoc/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra/#respond Thu, 14 Sep 2023 13:26:04 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=84948 Panadol Extra là một loại thuốc phổ biến được sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt. Tuy vậy, trước khi sử dụng có những thông tin cần lưu ý để đảm bảo an toàn và phù hợp cho tình trạng sức khỏe. Bài viết cung cấp những cập nhật mới nhất và […]

Bài viết Tất tần tật những điều cần biết về Panadol Extra đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Panadol Extra là một loại thuốc phổ biến được sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt. Tuy vậy, trước khi sử dụng có những thông tin cần lưu ý để đảm bảo an toàn và phù hợp cho tình trạng sức khỏe. Bài viết cung cấp những cập nhật mới nhất và đầy đủ thông tin cần thiết về Panadol Extra.

tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra-2
Tất tần tật những điều cần biết về Panadol Extra

Panadol Extra – Tổng quan về thuốc 

Panadol Extra là một loại thuốc không kê đơn được sử dụng để giảm đau và hạ sốt được tổng hợp từ hai thành phần chính là Paracetamol và Cafein.

Nguồn gốc của thuốc Panadol Extra

Thuốc được sản xuất và được giới thiệu lần đầu bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK). GSK là một trong những công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới nằm tại Ireland, phát triển và sản xuất một loạt các sản phẩm dược phẩm và là ngôi nhà toàn cầu của Panadol với số lượng khoảng gần 6,5 tỷ viên Panadol được sản xuất tại đây mỗi năm.

Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc

Đóng gói: Panadol Extra thường được đóng gói trong hộp giấy hoặc hộp nhựa bảo vệ. Trong một hộp, có thể có một hoặc nhiều vỉ nhôm hoặc nhựa chứa các viên nén hoặc viên uống Extra Panadol và thường mỗi vỉ chứa từ 10 – 12 viên.

Dạng dùng: Panadol Extra có thể có dạng viên nén hoặc viên uống. Viên nén thường có hình dạng hình tròn hoặc hình oval, và có thể có màu trắng hoặc có màu sắc khác tùy thuộc vào nhà sản xuất và phiên bản sản phẩm. Viên uống thường có hình dạng hình trụ hoặc hình oval và có thể được tráng một lớp màu để dễ dàng nhận biết.

Bảo quản và lưu ý khi dùng thuốc Panadol Extra

Cách bảo quản thuốc Panadol Extra như sau: 

  • Bảo quản thuốc những nơi khô ráo với nhiệt độ dưới 25°C.
  • Không nên cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không để trẻ em sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn.

Quá trình bảo quản thuốc cần được thực hiện đầy đủ kỹ càng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra-5
Cách bảo quản thuốc Panadol Extra

Thành phần và chỉ định sử dụng của thuốc Panadol Extra

Các thành phần và hàm lượng trong mỗi viên Panadol Extra có thể thay đổi tùy vào từng công ty sản xuất. 

Thành phần của thuốc 

Tuy nhiên, thông thường, mỗi viên Panadol Extra có thể chứa các thành phần sau: 

  • Paracetamol (Acetaminophen): hàm lượng từ 500 – 1000mg trong mỗi viên 
  • Cafein: hàm lượng khoảng 65mg trong mỗi viên 

Chỉ định của thuốc Panadol Extra

Vì trong mỗi viên Panadol Extra, hàm lượng Paracetamol chiếm nhiều nhất nên có tác dụng hạ sốt, giảm đau và bên cạnh đó Cafein cũng hỗ trợ tăng cường tác dụng giảm đau. Thuốc được cho phép sử dụng điều trị hầu hết các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa (đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, đau răng, đau khớp, đau bụng kinh) và trong trường hợp hạ sốt đồng thời làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và đau họng. 

thanh-phan-cua-thuoc-panadol-extra-1
Thành phần của thuốc Panadol Extra

Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Extra

Liều dùng của thuốc sẽ thay đổi và phụ thuộc vào đối tượng lẫn mục đích điều trị.

Liều dùng thuốc Panadol Extra

Đối tượng  Liều dùng Đường dùng
Người lớn

Người cao tuổi

Trẻ em 12 tuổi 

Uống từ 1 hoặc 2 viên trong thời gian từ 4 – 6 giờ 

Liều tối đa trong ngày: 8 viên (4000mg Paracetamol)

Đường uống (PO)
Trẻ em < 12 tuổi  Không khuyến nghị sử dụng

Đối với từng đối tượng bệnh nhân, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia lâm sàng để được tư vấn kỹ càng.

Cách sử dụng thuốc Panadol Extra

Cách dùng thuốc Panadol Extra bao gồm:

  • Trong quá trình dùng thuốc, cần uống với lượng nước vừa đủ.
  • Thuốc có thể dùng chung hoặc không dùng chung với thức ăn. 
  • Khi uống các viên không được nghiền nát.

Những thông tin trên nhằm giúp bệnh nhân đạt hiệu quả tối ưu khi dùng thuốc. 

Các lưu ý khi sử dụng thuốc 

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên để ý:

  • Thuốc chỉ sử dụng đường uống (PO).
  • Không sử dụng quá liều được chỉ định. 
  • Nên sử dụng liều thấp nhất cần thiết để đạt hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn nhất.
  • Thời gian tự điều trị < 3 ngày, nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng đồng thời xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác thì không được tự ý tiếp tục sử dụng thuốc mà cần đến sự can thiệp từ các chuyên gia y tế.
  • Thời gian tối thiểu sử dụng thuốc giữa 2 liều là 4 giờ. 

Người dùng cần đọc và nắm kĩ từng lưu ý để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất.

Cơ chế tác dụng của thuốc Panadol Extra

Khi sử dụng thuốc bằng đường uống, thuốc sẽ được hấp thu vào cơ thể theo cơ chế tác động như sau:

Paracetamol là một dẫn chất para-aminophenol hiệu quả điều trị giảm đau, hạ sốt. Nó hoạt động bằng cách ức chế men hình thành Prostaglandin ở vùng dưới đồi, năng sự tổng hợp Prostaglandin ở cột sống và ức chế sự tổng hợp Oxit Nitric cảm ứng ở đại thực bào. Cafein hoạt động như một chất bổ trợ giảm đau giúp tăng cường hiệu quả của Paracetamol.

tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra-8
Cơ chế tác dụng của Panadol Extra

Sự khác biệt giữa Panadol Extra và Panadol Extra with Optizorb

Tuy rằng 2 thuốc Panadol Extra và Panadol Extra with Optizorb có hàm lượng hoạt chất tương tự nhau nhưng vẫn có một số điểm khác biệt:

Phân biệt giữa quá trình hấp thu của Panadol Extra và Panadol Extra with Optizorb  

Panadol Extra:

  • Sản phẩm gốc không có công nghệ hấp thu đặc biệt. 
  • Hoạt chất Paracetamol và Cafein được hấp thu bình thường tiêu chuẩn trong dạ dày và ruột non. 

Panadol Extra with Optizorb:

  • Phiên bản nâng cấp của Panadol Extra, với công nghệ Optizorb.
  • Công nghệ này được thiết kế để tăng cường sự hấp thụ nhanh chóng và hiệu quả của hoạt chất. Optizorb giúp hoạt chất nhanh chóng tan chảy và hấp thụ trong dạ dày và ruột non.

Phân biệt giữa tốc độ hấp thu và hiệu quả điều trị giữa Panadol Extra và Panadol Extra with Optizorb

Panadol Extra: sản phẩm gốc có tốc độ hấp thu và hiệu quả tương đối đáng tin cậy

Extra Panadol with Optizorb: tốc độ hấp thu nhanh đồng thời cung cấp hiệu quả nhanh chóng hơn trong việc giảm đau và hạ sốt.

Giá bán của 2 loại thuốc Panadol Extra

Panadol Extra: 

  • 12 viên thuốc trong cùng 1 vỉ và một hộp chứa 15 vỉ
  • Giá tham khảo thuốc: 1.500VNĐ / viên – 270.000VNĐ / hộp 
  • Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi-Synthelabo tại Việt Nam

Panadol Extra with Optizorb:

  • 10 viên thuốc trong cùng 1 vỉ và một hộp chứa 12 vỉ.
  • Giá tham khảo thuốc: 1.800VNĐ/viên – 231.000 VNĐ/hộp.
  • Nhà sản xuất: GlaxoSmithKline tại Ireland.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và nhà cung cấp.

tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra-7
Sự khác biệt giữa Panadol Extra và Panadol Extra with Optizorb

Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng thuốc Panadol Extra

Mặc dù việc sử dụng thuốc Panadol Extra phổ biến và quen thuộc nhưng bệnh nhân cũng cần chú ý đến những cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi dùng thuốc.

Các đối tượng chống chỉ định khi sử dụng thuốc Panadol Extra

Chống chỉ định cho đối tượng sau: 

  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
  • Bệnh nhân sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khác có chứa Paracetamol.
  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Paracetamol, Cafein hay bất kỳ thành phần tá dược nào khác. 
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt hoặc suy giảm nồng độ Glutathione (người bị suy dinh dưỡng nặng, chán ăn, có chỉ số khối cơ thể thấp, nghiện rượu nặng mãn tính hoặc nhiễm trùng huyết). 

Lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Panadol Extra

Cần thận trọng khi dùng thuốc trong trường hợp sau:

  • Các chuyên gia y tế cần báo với bệnh nhân trước về các triệu chứng phản ứng dị ứng trên da nghiêm trọng bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), mụn mủ lan tỏa cấp tính (AGEP).
  • Nếu triệu chứng đau không thuyên giảm và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác, bệnh nhân cần đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế. 
  • Trong suốt thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân tránh dùng quá nhiều Cafein (các sản phẩm trà, cà phê, đồ uống có gas).

Các đối tượng bệnh nhân trên không được chỉ định sử dụng nếu trường hợp cần bất đắc dĩ nên tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế.

Các tác dụng không mong muốn, triệu chứng quá liều khi sử dụng thuốc Panadol Extra

Bên cạnh những tác dụng giảm đau hiệu quả của Panadol Extra, thuốc vẫn gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau khi sử dụng. 

Triệu chứng xấu khi dùng Panadol Extra

Khi bệnh nhân sử dụng thuốc với liều lượng khuyến cáo sẽ không có nhiều tác dụng phụ xảy ra. Tuy nhiên, các tình trạng cơ thể mẫn cảm với thuốc dễ dẫn đến mất ngủ không liên tục và các triệu chứng khác như: 

  • Số lượng tiểu cầu giảm. 
  • Phản ứng dị ứng ở da.
  • Co thắt đường thông khí đến phổi.

Trên đây là bảng thống kê một số tác dụng phụ xấu ảnh hưởng được khảo sát và nghiên cứu nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng phụ khác ảnh hưởng sức khỏe thì nên báo ngay cho các chuyên gia y tế biết để có cách xử trí.

tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra-1
Tác dụng phụ khi dùng Panadol Extra

Triệu chứng quá liều 

Triệu chứng ban đầu

  • Buồn nôn
  • Phân lỏng hoặc tiêu chảy.
  • Chướng bụng, khó chịu dạ dày.
  • Mất cảm giác thèm ăn. 

Triệu chứng sau khi tình trạng quá liều kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn bao gồm: 

  • Mệt mỏi, yếu đuối.
  • Mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể (gây sốt hoặc hạ nhiệt).
  • Đau và sưng gan.
  • Thay đổi chức năng thận.
  • Rối loạn thần kinh, có thể gây mất ý thức, loạn giọng, hoặc co giật.
  • Loạn nhịp tim.
  • Nhiễm độc gan nặng có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.
tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra-6
Triệu chứng quá liều

Cách xử trí trong trường hợp dùng quá liều 

Khi bệnh nhân dùng quá mức liều thuốc chỉ định, cần đưa bệnh nhân đến gặp chuyên gia lâm sàng hoặc các bệnh viện / trung tâm y tế gần nhất.

Bên cạnh đó, nên ghi chú lại đầy đủ và cho bác sĩ biết các loại thuốc bệnh nhân đã sử dụng. 

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Panadol Extra

Khi dùng thuốc thường sẽ dễ gặp các tương tác thuốc xảy ra với bệnh nhân như sau:

  • Khi dùng chung Panadol Extra có chứa Paracetamol với các thuốc chống đông máu như Warfarin và các Coumarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. 
  • Sự hấp thu Paracetamol vào cơ thể tăng lên bởi tác động của các thuốc làm tăng khả năng làm rỗng dạ dày như Metoclopramide hoặc giảm bởi các thuốc làm giảm việc làm rỗng dạ dày như các thuốc Propantheline, thuốc chống trầm cảm có đặc tính kháng Cholinergic, thuốc giảm đau gây nghiện.
  • Paracetamol khi dùng chung làm tăng nồng độ Chloramphenicol.
  • Khả năng ngộ độc Paracetamol có thể tăng lên khi sử dụng đồng thời với các chất gây cảm ứng enzyme như rượu hoặc thuốc chống co giật.
  • Sự bài tiết Paracetamol có thể bị ảnh hưởng và nồng độ trong huyết tương bị thay đổi khi dùng chung với Probenecid.
  • Cholestyramine làm giảm sự hấp thu của Paracetamol nếu dùng Paracetamol trong vòng 1 giờ.

Ảnh hưởng của Panadol Extra trên đối tượng phụ nữ có thai 

Paracetamol-Cafein không được chỉ định sử dụng trong thời kỳ mang thai do có thể tăng tỉ lệ sảy thai tự nhiên do sử dụng quá mức Cafein.

Ảnh hưởng của Panadol Extra trên đối tượng phụ nữ cho con bú

Paracetamol được bài tiết qua sữa mẹ nhưng với lượng không đáng kể ở liều khuyến cáo

Cafein được bài tiết qua sữa mẹ, được trẻ sơ sinh bài tiết chậm và có thể gây khó chịu và khó ngủ khi các bà mẹ đang cho con bú uống vào.

tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra-4
Ảnh hưởng của Panadol Extra trên đối tượng phụ nữ có thai

Tổng kết lại, Panadol Extra chứa 2 hoạt chất Paracetamol và Cafein, được công nhận là an toàn và hiệu quả trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau răng và sốt. Tuy vậy, Extra Panadol cũng có nhiều tác dụng phụ cần cẩn trọng khi dùng do đó việc sử dụng nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết Tất tần tật những điều cần biết về Panadol Extra đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-panadol-extra/feed/ 0
PROGYLUTON https://benh.vn/thuoc/progyluton/ Fri, 08 Sep 2023 03:09:28 +0000 http://benh2.vn/thuoc/progyluton/ Viên nén: vỉ thuốc có lịch hướng dẫn ghi trực tiếp ở mặt sau, gồm 21 viên nén, trong đó 11 viên, mỗi viên chứa 2 mg estradiol valerate và 10 viên, mỗi viên chứa hỗn hợp: 2 mg estradiol valerate và 0,5 mg norgestrel. THÀNH PHẦN cho 1 viên (trong 11 viên đầu)   Estradiol […]

Bài viết PROGYLUTON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viên nén: vỉ thuốc có lịch hướng dẫn ghi trực tiếp ở mặt sau, gồm 21 viên nén, trong đó 11 viên, mỗi viên chứa 2 mg estradiol valerate và 10 viên, mỗi viên chứa hỗn hợp: 2 mg estradiol valerate và 0,5 mg norgestrel.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên (trong 11 viên đầu)   Estradiol valerate   2 mg

cho 1 viên (trong 10 viên sau)

  • Estradiol valerate   2 mg
  • Norgestrel   0,5 mg

DƯỢC LỰC HỌC

Thành phần và hiệu quả của Progyluton được điều chỉnh theo một cách thức mà nếu uống thuốc đều đặn, sẽ tạo được một chu kỳ kinh nguyệt tương ứng với những điều kiện sinh lý của cơ thể. Hơn nữa, thuốc cũng làm mất những than phiền chủ quan do thiếu hormone, xảy ra lúc bắt đầu của thời kỳ mãn kinh hoặc đôi khi sớm hơn. Những than phiền này gồm có bốc hỏa, hay vã mồ hôi, rối loạn giấc ngủ, trạng thái trầm cảm, dễ cáu giận, nhức đầu, chóng mặt. Progyluton cũng có tác dụng đối với bàng quang dễ kích thích – một triệu chứng thường xảy ra ở hội chứng mãn kinh, những dấu hiệu của thoái triển cơ và thần kinh (đặc biệt ở vùng sinh dục) thường xảy ra ở tuổi già, và những than phiền do loãng xương.

CHỈ ĐỊNH

Triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh (hội chứng quanh mãn kinh); vô kinh nguyên phát, thứ phát; kinh nguyệt không đều; triệu chứng sau cắt bỏ buồng trứng hoặc cắt bỏ buồng trứng bằng xạ trị đối với những bệnh nhân không phải ung thư.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có thai, rối loạn chức năng gan nặng, tiền sử vàng da hoặc ngứa nhiều trong lần có thai trước, hội chứng Dubin-Johnson, hội chứng Rotor, tiền sử hoặc đang có bướu gan, tiền sử hoặc đang bị bệnh huyết khối tắc mạch (như đột quỵ, nhồi máu cơ tim), thiếu máu hồng cầu hình liềm, đã có hoặc nghi ngờ có bướu phụ thuộc nội tiết tố ở tử cung hoặc tuyến vú, lạc nội mạc tử cung, đái tháo đường nặng kèm những biến đổi ở mạch máu, rối loạn chuyển hóa lipid, tiền sử Herpes khi có thai, chứng xơ cứng tai nặng khi có thai.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Trước khi bắt đầu điều trị bằng Progyluton, nên khám tổng quát và khám phụ khoa (gồm cả khám vú và phết tế bào tử cung) và phải chắc chắn rằng không có thai.

Thận trọng: nên khám định kỳ mỗi 6 tháng khi điều trị lâu dài bằng Progyluton.

Vỉ thuốc có kèm một miếng dán có ghi các ngày trong tuần. Sau khi bóc nhãn bảo vệ, phải dán miếng này lên mặt trắng của vỉ thuốc sao cho ngày (trong tuần) bắt đầu dùng thuốc phải ở ngay dưới phần màu đỏ có chữ “Bắt đầu”; thí dụ, nếu viên thuốc đầu tiên được uống vào ngày Thứ tư, phần “Bắt đầu” phải được đặt khớp với ngày có ghi “Thứ tư”. Vì vậy mỗi viên thuốc tương ứng với một ngày trong tuần và chỉ cần nhìn thoáng qua ta có thể thấy viên thuốc của ngày đó có được uống hay chưa.

Luôn luôn bắt đầu uống thuốc từ chỗ vỉ thuốc có đánh dấu “Bắt đầu” và uống thuốc hàng ngày theo mũi tên hướng dẫn cho đến hết 21 viên. Nên nuốt nguyên viên thuốc với một ít nước.

Bắt đầu uống Progyluton từ ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt (ngày đầu tiên của đợt kinh vừa qua = ngày đầu tiên của chu kỳ)

Bệnh nhân vô kinh hoặc có kinh không đều có thể bắt đầu dùng Progyluton ngay sau khi được bác sĩ ghi toa.

Sau 21 ngày uống thuốc sẽ có một thời gian không uống thuốc 7 ngày mà trong khoảng thời gian này – khoảng 2-4 ngày sau khi uống viên thuốc cuối cùng. – xuất huyết giống như có kinh sẽ xảy ra. Nếu không được bác sĩ thay đổi liều, hãy bắt đầu vỉ thuốc Progyluton kế tiếp sau 7 ngày ngưng thuốc, cũng bắt đầu vào ngày trong tuần giống như ngày đầu tiên uống thuốc của vỉ thuốc trước. Uống thuốc vào giờ nào trong ngày không phải là vấn đề quan trọng, nhưng khi đã chọn được thời điểm thích hợp – tốt hơn nên uống thuốc sau ăn sáng hay sau ăn tối – thì nên giữ luôn giờ giấc đó. Nếu quên uống thuốc vào giờ giấc thông thường, nên uống viên thuốc này trong vòng 12 giờ sau đó.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Lưu ý đặc biệt:

Progyluton không phải là thuốc ngừa thai.

Khi dùng thuốc, nên ngừa thai bằng các phương pháp không dùng nội tiết (ngoại lệ: không dùng phương pháp tính theo chu kỳ Ogino-Knauss và theo dõi thân nhiệt). Nếu xuất huyết không xảy ra theo chu kỳ 28 ngày, nên nghĩ đến khả năng có thai dù đang áp dụng các phương pháp ngừa thai. Trường hợp này, phải ngưng điều trị cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Nếu xuất huyết “không theo lịch” xảy ra trong vòng 3 tuần từ khi uống thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ nhưng lúc này không được ngưng thuốc.

Trước khi điều trị vô kinh thứ phát bằng Progyluton phải chắc chắn rằng không có thai. Nên kiểm tra loại trừ bướu tuyến yên sản xuất prolactin, vì ngày nay người ta vẫn chưa loại trừ khả năng các macroadenoma gia tăng kích thước khi estrogen liều cao được sử dụng trong một thời gian dài.

Lợi ích của việc sử dụng các chế phẩm có chứa estrogen đã được công nhận và đã được chứng minh một cách khoa học. Tuy vậy, gần đây có ý kiến cho rằng sử dụng lâu dài estrogen đơn thuần trong giai đoạn mãn kinh có thể làm gia tăng tần xuất ung thư nội mạc tử cung. Vì không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ này, nên phải ngăn sự tăng sản nội mạc tử cung khi điều trị bằng estrogen đơn thuần. Điều này có thể đạt được tốt nhất bằng cách dùng thêm progestogen, như trong trường hợp điều trị bằng Progyluton. Ở pha thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt, progestogen làm biến đổi nội mạc tử cung ở giai đoạn chế tiết và sau đó là sự xuất huyết khi ngưng thuốc – như trong chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên.

Phải báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân đang có các bệnh sau đây: đái tháo đường, cao huyết áp, dãn tĩnh mạch, xơ cứng tai, xơ cứng rải rác, động kinh, rối loạn chuyển hóa porphyrin, co cứng cơ, múa vờn nhẹ. Những trường hợp này, và cũng như khi có tiền sử viêm tĩnh mạch cần phải được theo dõi chặt chẽ.

Trong một số hiếm trường hợp đã có bướu gan lành tính và hiếm hơn nữa ngay cả khi có bướu gan ác tính, trong một vài trường hợp có thể xảy ra xuất huyết nặng trong ổ bụng đe dọa tính mạng bệnh nhân sau khi dùng các hormone như những chất có trong Progyluton. Do đó phải báo cho bác sĩ nếu có than phiền đau bất thường phần bụng trên không tự biến mất sau một thời gian ngắn.

Lý do ngưng thuốc ngay:

Cơn đau đầu Migrain xảy ra lần đầu hoặc những cơn đau đầu dữ dội xảy ra thường xuyên hơn, rối loạn đột ngột về giác quan (thị giác hoặc thính giác), những triệu chứng đầu tiên của viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc bệnh huyết khối tắc mạch (thí dụ, đau bất thường ở chân hoặc sưng chân, cơn đau nhói lúc thở hoặc ho không có nguyên nhân rõ ràng), cảm giác căng đau ở ngực, chờ phẫu thuật (ngưng thuốc trước 6 tuần), bất động (như sau tai nạn), khởi phát vàng da, đợt viêm gan, ngứa toàn thân, tăng cơn động kinh, tăng huyết áp, có thai.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Phải báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng hàng ngày (như barbiturates, phenylbutazone, hydantoins, rifampicin, ampicillin) vì có thể làm giảm tác dụng của Progyluton.

Nhu cầu thuốc uống chống đái tháo đường và insulin có thể thay đổi.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Trong những trường hợp hiếm, có thể có cảm giác căng vú, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nhức đầu, ảnh hưởng đối với thể trọng và ham muốn tình dục, và xuất huyết “không theo lịch”.

BẢO QUẢN

Bảo quản thuốc đúng cách và để thuốc ngoài tầm tay trẻ em.

Bài viết PROGYLUTON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
PREDIAN https://benh.vn/thuoc/predian/ Tue, 05 Sep 2023 03:09:24 +0000 http://benh2.vn/thuoc/predian/ Thuốc Predian là thuốc tiểu đường được sử dụng phổ biến với thành phần Gliclzide là một sulmide giúp hạ đường huyết nhờ tác động quá trình chuyển hóa đường. Viên nén dễ bẻ 80 mg: vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ – Bảng B. Thành phần thuốc Predian: Cho 1 viên    Gliclazide   80 mg […]

Bài viết PREDIAN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Predian là thuốc tiểu đường được sử dụng phổ biến với thành phần Gliclzide là một sulmide giúp hạ đường huyết nhờ tác động quá trình chuyển hóa đường.

Viên nén dễ bẻ 80 mg: vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ – Bảng B.

Thành phần thuốc Predian: Cho 1 viên    Gliclazide   80 mg

Dược lực học

Gliclazide là sulfamide hạ đường huyết, về phương diện dược lý có 2 tác dụng: tác dụng trên sự chuyển hóa và trên vi mạch.

Những tính chất trên sự chuyển hóa:

Predian là tác nhân kích thích bài tiết insuline và làm tăng tác dụng bài tiết insuline của glucose.

Predian làm tăng đáp ứng của tụy tạng và tái lập lại đỉnh bài tiết sớm insuline sau khi ăn.

Những tính chất trên vi mạch:

  • Predian làm giảm sự kết dính và sự ngưng tập của tiểu cầu, làm bình thường hóa hoạt động phân hủy fibrine.
  • Trong bệnh lý võng mạc do tiểu đường: Predian làm chậm sự tiến triển của bệnh lý võng mạc do tiểu đường ở giai đoạn không tăng sinh.
  • Trong bệnh lý thận do tiểu đường: dùng dài lâu Predian không những không gây ra những biến đổi trên chức năng thận, mà còn làm giảm tiểu protéine song song với sự kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết.

Dược động học

Predian nhanh chóng được hấp thu qua dạ dày-ruột và đạt nồng độ tối đa trong máu trong khoảng giờ thứ 2 và thứ 6. Gắn 94,2% trên protéine huyết tương.

Thời gian bán hủy sinh học trung bình là 12 giờ.

Chuyển hóa: chất chuyển hóa chính chiếm 2-3% liều dùng và không có hoạt tính hạ đường huyết nhưng lại có những tính chất sinh hóa-máu.

Thải trừ chủ yếu qua thận: dưới 1% liều uống vào được tìm thấy dưới dạng không đổi trong nước tiểu.

Chỉ định thuốc Predian

Predian được dùng trong các trường hợp tiểu đường thực sự cần đến các thuốc điều trị tiểu đường đường uống: tiểu đường không nhiễm cétone-acide, tiểu đường không phụ thuộc insuline ở người lớn và người già, khi chỉ bằng chế độ ăn không đủ để thiết lập sự cân bằng đường huyết.

Có thể kết hợp Predian với insuline trong điều trị tiểu đường lệ thuộc insuline, nhưng cần phải theo dõi kỹ bệnh nhân trong trường hợp này.

Chống chỉ định thuốc Predian

  • Tiểu đường ở trẻ em, tiểu đường ở người trẻ.
  • Nhiễm cétone nặng, nhiễm toan.
  • Tiền hôn mê và hôn mê do tiểu đường.
  • Suy thận nặng.
  • Suy gan nặng.
  • Tiền sử dị ứng với sulfamide.
  • Kết hợp với miconazole.
  • Phụ nữ mang thai.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Trong tất cả các thể tiểu đường không kiểm soát được chỉ bằng chế độ ăn.

Tiểu đường mập phì:

Trong phần lớn các trường hợp: 2 viên/ngày, chia làm 2 lần.

Nhưng liều lượng của Predian rất linh động và có thể điều chỉnh trong tất cả các trường hợp:

  • 1 viên trong những thể tiểu đường nhẹ
  • 3 viên trong những thể tiểu đường nặng hơn.

Khi cần điều trị thay thế: ngưng điều trị thuốc cần thay thế trước, sau đó mới kê toa Predian.

Chất lượng điều trị liên quan chặt chẽ với giảm thể trọng.

Tiểu đường với thể trọng bình thường, không thiếu insuline:

Theo đuổi chế độ ăn, sau đó mới dùng Predian. Trong đa số trường hợp: 2 viên/ngày, chia làm 2 lần.

Liều lượng của Predian rất mềm dẻo và có thể điều chỉnh trong tất cả các trường hợp (xin xem tiểu đường mập phì).

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Có thể dùng kết hợp Predian với các thuốc chống đông máu, nhưng phải tăng cường kiểm tra sinh học.

Trường hợp suy thận, giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng mọi thuốc uống.

Hạ đường huyết có thể xảy ra, do:

  • Cho thuốc không đúng, khi tiểu đường đã được kiểm soát chỉ bằng chế độ ăn
  • Dùng quá liều, nhất là trên những bệnh nhân lớn tuổi
  • Ăn uống không đầy đủ hay chế độ ăn bị mất cân bằng carbone hydrate
  • Suy thận và/hay suy gan nặng.

TƯƠNG TÁC THUỐC

  • Chống chỉ định kết hợp với các sulfamide hạ đường huyết khác, với dạng uống của miconazole do làm hạ đường huyết nặng (hôn mê).
  • Giảm hoạt tính của các thuốc barbiturate.
  • Một số thuốc làm tăng đường huyết: corticoide, thuốc lợi tiểu…

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

  • Xáo trộn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
  • Các phản ứng dị ứng da-niêm, đặc biệt là ngứa sần, phát ban, mề đay, giảm khi ngưng điều trị.
  • Rối loạn về huyết học: nhìn chung có hồi phục như giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt hay giảm bạch cầu, thiếu máu.

QUÁ LIỀU

Quá liều do tai biến hay do tự ý chủ yếu biểu hiện bằng hiện tượng hạ đường huyết.

Trong trường hợp nặng, nếu như đã có rối loạn ý thức: tiêm tĩnh mạch ngay tức thì glucose ưu trương 10 hay 30%, sau đó đưa bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện.

BẢO QUẢN

Giữ nơi khô mát, nhiệt độ không quá 25oC.

SANOFI SYNTHELABO VIETNAM

Bài viết PREDIAN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
PONSTAN https://benh.vn/thuoc/ponstan/ Mon, 04 Sep 2023 03:09:23 +0000 http://benh2.vn/thuoc/ponstan/ Thuốc Ponstan là thuốc giảm đau được sử dụng trong nhiều trường hợp đau từ nhẹ tới trung bình. Viên nang 250 mg: vỉ 10 viên, hộp 50 vỉ. Viên nén bao phim 500 mg: vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ. Thành phần Cho 1 viên    Acide méfénamique   250 mg Cho 1 viên    Acide méfénamique   […]

Bài viết PONSTAN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Ponstan là thuốc giảm đau được sử dụng trong nhiều trường hợp đau từ nhẹ tới trung bình.

Viên nang 250 mg: vỉ 10 viên, hộp 50 vỉ.

Viên nén bao phim 500 mg: vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ.

Thành phần

Cho 1 viên    Acide méfénamique   250 mg

Cho 1 viên    Acide méfénamique   500 mg

Dược lực học

Kháng viêm không stéroide, giảm đau (M: hệ vận động, G: hệ tiết niệu – sinh dục).

Acide méfénamique là một thuốc kháng viêm không stéroide, thuộc nhóm fénamate, có:

  • Tác động giảm đau,
  • Tác động kháng viêm,
  • Tác động ức chế sự tổng hợp các prostaglandine.

Dược động học

Hấp thu: sau khi uống thuốc, acide mefenamique được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương khoảng sau hơn 2 giờ. Các nồng độ trong huyết tương được ghi nhận là tỷ lệ với liều dùng; không có hiện tượng tích lũy thuốc.

Phân phối : thời gian bán hủy trong huyết tương từ 2 đến 4 giờ; thuốc được khuếch tán đầu tiên đến gan và thận trước khi đến các mô khác; acide mefenamique qua được hàng rào nhau thai và có thể được bài tiết qua sữa mẹ dưới dạng vết; thuốc có khả năng liên kết cao với protéine huyết tương.

Chuyển hóa: acide méfénamique và hai chất chuyển hóa không có hoạt tính của nó (dẫn xuất hydroxyméthyl và dẫn xuất carboxyl) được chuyển hóa ở gan dưới dạng liên hợp với acide glucuronique.

Bài tiết: ở người, khoảng xấp xỉ 67% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa liên hợp và một tỷ lệ thấp (khoảng 6%) dưới dạng acide méfénamique liên hợp; 10 đến 20% liều dùng được bài tiết qua phân trong 3 ngày, dưới dạng dẫn xuất carboxyl.

Chỉ định thuốc Ponstan

  • Điều trị các triệu chứng đau từ nhẹ đến trung bình (nhức đầu, đau răng).
  • Đau ở bộ máy vận động.
  • Đau bụng kinh sau khi đã xác định bệnh căn.
  • Rong kinh chức năng.

Chống chỉ định thuốc Ponstan

Thuốc Ponstan có chống chỉ định tuyệt đối và chống chỉ định tương đối như sau.

Chống chỉ định Tuyệt đối:

– Đã biết chắc chắn bị quá mẫn cảm với acide méfénamique và với các chất có tác động tương tự như các thuốc kháng viêm không stéroide khác, aspirine.

– Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.

– Suy tế bào gan nặng.

– Suy thận nặng.

– Phụ nữ đang mang thai (từ tháng thứ 6 trở đi): xem mục Lúc có thai và Lúc nuôi con bú.

Chống chỉ định Tương đối:

Chống chỉ định tương đối khi dùng chung với:

– Các thuốc kháng viêm không stéroide khác, kể cả các salicylate liều cao, thuốc chống đông dạng uống, héparine dạng tiêm, lithium, méthotrexate liều cao và ticlopidine.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG thuốc Ponstan

Dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Điều trị đau: 0,75 đến 1,5 g/ngày, chia làm 3 lần.

Giảm liều cho người lớn tuổi.

Điều trị đau bụng kinh: 1,5 g/ngày, chia làm 3 lần.

Điều trị rong kinh chức năng: 1,5 g/ngày chia làm 3 lần uống ngay ngày đầu tiên của chu kỳ cho đến khi kinh nguyệt bình thường trở lại, không dùng quá 5 ngày.

Thuốc được uống với một ly nước, trong các bữa ăn.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

– Do đôi khi có thể gây các biểu hiện nặng ở dạ dày-ruột khi dùng cho bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chống đông, nên đặc biệt theo dõi sự xuất hiện các triệu chứng trên đường tiêu hóa.

– Trường hợp bị xuất huyết dạ dày-ruột, phải ngưng thuốc lập tức.

– Nếu xảy ra tiêu chảy có liên quan đến việc dùng thuốc, nên ngưng điều trị.

– Phải thận trọng khi sử dụng acide méfénamique trong các bệnh nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngay cả khi được kiểm soát tốt do acide méfénamique có thể làm giảm khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng và che lấp các dấu hiệu và triệu chứng thông thường của nhiễm trùng.

– Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em dưới 14 tuổi vẫn chưa được xác định.

Thận trọng lúc dùng:

– Nếu cần có thể giảm liều ở người lớn tuổi.

– Ở một số người có thể xảy ra cơn hen suyễn có thể do dị ứng với aspirine hay với các thuốc kháng viêm không stéroide. Chống chỉ định acide mefenamique trong trường hợp này.

– Khi bắt đầu điều trị, cần tăng cường theo dõi thể tích bài niệu và chức năng thận ở những bệnh nhân bị suy tim, suy gan hay suy thận mạn tính, ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, sau phẫu thuật lớn có làm giảm thể tích máu, và đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi.

Lái xe và vận hành máy móc:

Dùng thuốc này có thể gây chóng mặt và ngủ gật.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai:

Ở người, không có tác dụng gây dị dạng đặc biệt nào được ghi nhận. Tuy nhiên cần phải làm thêm nhiều nghiên cứu dịch tể học để kết luận chắc chắn là không có nguy cơ này.

Trong quý 3 của thai kỳ, tất cả các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandine đều có thể gây:

– trên bào thai: độc tính trên tim phổi (tăng áp lực phổi với đóng sớm kênh động mạch), rối loạn chức năng thận có thể đi đến suy thận với ít nước ối;

– ở mẹ và đứa trẻ: vào cuối thai kỳ, có thể kéo dài thời gian máu chảy.

Ngoài việc phải thật giới hạn khi sử dụng trong sản khoa và nếu sử dụng phải tăng cường theo dõi, chỉ nên kê toa thuốc kháng viêm không steroide trong 5 tháng đầu của thai kỳ. Chống chỉ định bắt đầu từ tháng thứ sáu.

Lúc nuôi con bú:

Thuốc kháng viêm không steroide được bài tiết qua sữa mẹ, do đó nên thận trọng tránh kê toa cho phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Dùng đồng thời acide méfénamique với các thuốc được liệt kê dưới đây cần phải tăng cường theo dõi tình trạng lâm sàng và sinh học của bệnh nhân.

Không nên phối hợp:

– Thuốc chống đông dạng uống, héparine dạng tiêm: tăng nguy cơ xuất huyết do thuốc kháng viêm không stéroide ức chế chức năng của tiểu cầu, đồng thời tấn công lên niêm mạc dạ dày tá tràng. Nếu buộc phải phối hợp, cần theo dõi lâm sàng và sinh học chặt chẽ.

– Các thuốc kháng viêm không stéroide khác, kể cả các salicylate liều cao: tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết tiêu hóa do hiệp đồng tác dụng.

– Lithium (mô tả cho rất nhiều thuốc kháng viêm không steroide): tăng lithium huyết có thể đến các giá trị gây độc, do làm giảm sự bài tiết lithium ở thận. Nếu cần, theo dõi chặt chẽ lithium huyết và chỉnh liều lithium trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng dùng thuốc kháng viêm không stéroide.

– Méthotrexate liều cao >= 15 mg/tuần: tăng độc tính trên máu của méthotrexate do làm giảm sự thanh thải chất này ở thận.

– Ticlopidine: tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết tiêu hóa do hiệp đồng tác dụng. Nếu buộc phải phối hợp, tăng cường theo dõi lâm sàng và sinh học, kể cả thời gian máu chảy.

Thận trọng khi phối hợp:

– Thuốc lợi tiểu: có nguy cơ gây suy thận cấp ở bệnh nhân bị mất nước, do giảm lọc ở cầu thận tiếp theo việc giảm tổng hợp prostaglandine ở thận. Cung cấp nước cho bệnh nhân và theo dõi chức năng thận trong thời gian đầu điều trị phối hợp.

– Méthotrexate liều thấp < 15 mg/tuần: tăng độc tính trên máu của méthotrexate do các thuốc kháng viêm không stéroide nói chung làm giảm sự thanh thải của chất này ở thận. Kiểm tra huyết đồ hàng tuần trong các tuần lễ đầu điều trị phối hợp. Tăng cường theo dõi nếu chức năng thận bị hỏng, kể cả ở mức độ nhẹ, cũng như ở người lớn tuổi.

– Pentoxifylline: tăng nguy cơ xuất huyết. Tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra thường xuyên thời gian máu chảy.

– Zidovudine: tăng độc tính trên dòng hồng cầu do tác động lên các hồng cầu lưới, với gây thiếu máu nặng xảy ra sau 8 ngày dùng thuốc kháng viêm không stéroide. Kiểm tra công thức máu và lượng hồng cầu lưới sau 8 đến 15 ngày dùng thuốc kháng viêm không stéroide.

Lưu ý khi phối hợp:

– Thuốc trị cao huyết áp như thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu (do suy luận từ indométacine): làm giảm hiệu lực của thuốc trị cao huyết áp do thuốc kháng viêm không stéroide ức chế các prostaglandine gây giãn mạch.

– Dụng cụ đặt trong tử cung: còn đang tranh cãi về khả năng có thể làm giảm tác dụng của dụng cụ đặt trong tử cung.

– Thuốc làm tan huyết khối: tăng nguy cơ xuất huyết.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Tác dụng trên dạ dày ruột:

Thường gặp một số rối loạn trên dạ dày ruột như tiêu chảy, buồn nôn kèm theo ói hoặc không, đau dạ dày, một số trường hợp nặng cần phải ngưng thuốc; chán ăn, ợ nóng, đầy hơi, táo bón, loét đường tiêu hóa có xuất huyết hoặc không. Trường hợp gây xuất huyết xảy ra thường hơn khi dùng liều cao.

Uống thuốc trong bữa ăn sẽ làm giảm khả năng xảy ra các tác dụng ngoại ý; mức độ xảy ra tác dụng ngoại ý có liên quan đến liều lượng, và thường sẽ giảm khi giảm liều và có thể ngay sau khi

ngưng thuốc.

Phản ứng quá mẫn:

– trên da: ban, mẫn, ngứa…

– đường hô hấp: có thể xảy ra cơn hen phế quản ở một số người, nhất là những người bị dị ứng với aspirine và các thuốc kháng viêm không stéroide khác.

Tác dụng trên thận: suy thận với hoại tử nhú thận đã được ghi nhận ở một số người lớn tuổi và bị mất nước. Hãn hữu có thể gặp: đái ra máu và khó tiểu tiện.

Tác dụng trên cơ quan tạo máu:

Những trường hợp thiếu máu huyết giải do tự miễn đã được ghi nhận sau khi dùng liên tục acide méfénamique trên 12 tháng, thường sẽ tự hồi phục khi ngưng thuốc.

Cũng ghi nhận thấy: giảm hematocrite trên 2 đến 5% bệnh nhân trường hợp dùng kéo dài;

ngoại lệ: giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan, ban xuất huyết tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm sản tủy.

Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: chóng mặt, ngủ gật, căng thẳng, nhức đầu, rối loạn thị giác.

Các tác dụng khác: ngứa mắt, đau tai, ra nhiều mồ hôi, bất thường chức năng gan nhẹ, tăng nhu cầu về insuline ở bệnh nhân bị tiểu đường, đánh trống ngực, khó thở và mất khả năng nhìn màu (hồi phục khi ngưng thuốc).

QUÁ LIỀU

Chuyển ngay lập tức đến bệnh viện.

Rửa dạ dày.

Dùng than hoạt tính để làm giảm sự hấp thu của acide méfénamique.

Điều trị triệu chứng.

PFIZER c/o ZUELLIG

Bài viết PONSTAN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Picoprep https://benh.vn/thuoc/picoprep/ Fri, 01 Sep 2023 03:12:38 +0000 http://benh2.vn/thuoc/picoprep/ Picoprep chứa Natri picosulfat là thuốc kích thích nhuận tràng dùng để điều trị táo bón và để thụt tháo đại tràng trước khi chụp chiếu hay phẫu thuật đại tràng. Thành phần Natri picosulfat:                      10mg Magnesi oxide, light               3,5g Acid Citric khan                     12g Tá dược: kali hydrogen carbonat, natri saccharin, hương cam phun […]

Bài viết Picoprep đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Picoprep chứa Natri picosulfat là thuốc kích thích nhuận tràng dùng để điều trị táo bón và để thụt tháo đại tràng trước khi chụp chiếu hay phẫu thuật đại tràng.

Thành phần

Natri picosulfat:                      10mg

Magnesi oxide, light               3,5g

Acid Citric khan                     12g

Tá dược: kali hydrogen carbonat, natri saccharin, hương cam phun khô tự nhiên chứa acacia gum, lactose, acid ascorbic và butylated hydroxyanisole.

Chỉ định

Ðiều trị táo bón; chuẩn bị cho chụp hay phẫu thuật đại tràng.

Làm sạch ruột trước khi nội soi đại tràng, nội soi ruột non, nội soi viên nang đường tiêu hóa

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh bị tắc ruột; người bệnh bị đau bụng mà chưa có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu.
  • Suy tim xung huyết
  • Hội chứng hồi lưu dạ dày
  • Viêm loét dạ dày ruột
  • Viêm đại tràng nhiễm độc
  • Phình đại tràng nhiễm độc
  • Buồn nôn và nôn
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Nghi ngờ tắc nghẽn hoặc thủng đường tiêu hóa
  • Ly giải cơ vân
  • Chứng tăng Magnesi huyết
  • Bệnh viêm đường ruột thể hoạt động
  • Bệnh suy thận nặng

Dược lực

Picoprep có hoạt chất Natri picosulfat là thuốc kích thích nhuận tràng giống như bisacodyl, dùng để điều trị táo bón và để thụt tháo đại tràng trước khi chụp chiếu hay phẫu thuật đại tràng. Magnesi oxide có tác dụng làm mềm phần giúp cho việc tống phân khỏi đại tràng được dễ dàng hơn. Sau khi uống, thuốc kích thích nhu động ruột sau khi được vi khuẩn đường ruột chuyển hoá. Các sản phẩm chuyển hoá tác động lên các thụ thể hoá học của các nơron trong thành ruột, gây ức chế hấp thu nước từ lòng ruột do đó làm thể tích phân tăng và kích thích nhu động ruột. Tác dụng thường xuất hiện chỉ sau 3 giờ.

Cách dùng và đường dùng

Đường dùng: uống

Một chế độ ăn dư lượng thấp được đề nghị vào ngày trước tiến hành phẫu thuật, nội soi tại bệnh viện. Để tránh mất nước trong khi dùng Picoprep, nên uống nước hoặc các chất lỏng khác khoảng 250ml/giờ khi hiệu lực tẩy rửa vẫn còn

Hướng dẫn pha dung dịch:

Cho bột thuốc trong một gói vào ly nước(khoảng 150ml). Khuấy trong 2-3 phút, dung dịch trở nên đục, có màu trắng nhạt với mùi cam nhẹ. Uống dung dịch này. Nếu dung dịch nóng, chờ đến khi nguội uống.

Ðể điều trị táo bón:

Người lớn: Uống một liều từ 5 đến 15mg, trước khi đi ngủ.

Trẻ em 2 – 5 tuổi: Uống một liều 2,5mg, trước khi đi ngủ.

Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi: Uống một liều 2,5 đến 5mg, trước khi đi ngủ.

Rửa tháo ruột trước nội soi đại tràng, nội soi ruột non hoặc phẫu thuật:

Người lớn: Một gói hòa trong nước theo chỉ dẫn, dùng trước 8h sáng vào ngày trước phẫu thuật, nội soi đại tràng, gói thứa hai dùng 6-8h sau đó. Hoặc uống một liều natri picosulfat 10mg cùng với magnesi citrat vào buổi sáng, và uống thêm một liều nữa vào buổi chiều hôm trước ngày thăm khám hoặc mổ. Hoặc uống 1 gói pha 200ml nước uống trước soi 3h, uống thêm 1 lít nước, uống tiếp 1 gói sau 2 tiếng uống cùng 2 lít nước

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn (ADR):

Đau đầu, buồn nôn, đau hậu môn

Thường gặp, ADR > 1/100:

Ðau bụng (đau thắt đại tràng), ỉa chảy, hạ kali máu. Tiêu chảy, đại tiện không tự chủ

Hiếm gặp, ADR < 1/1000:

Ngoại ban.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Bồi phụ nước và điện giải bằng cách truyền dịch đường tĩnh mạch, tùy theo kết quả điện giải đồ.

Thận trọng

Thận trọng khi có viêm nhiễm đường ruột; tránh dùng kéo dài; không dùng natri picosulfat và magnesi citrat khi người bệnh nghi có giãn đại tràng do ngộ độc; dùng thuốc kéo dài hay quá liều có thể gây ỉa chảy, mất nhiều nước và rối loạn điện giải, đặc biệt là kali; có thể bị liệt đại tràng do mất trương lực.

Thời kỳ mang thai: Chưa có cứ liệu. Không nên dùng cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú: Natri picosulfat có bài tiết vào sữa mẹ. Người mẹ nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

Tương tác

Tránh phối hợp với các thuốc có thể gây xoắn đỉnh: Bepridil, sotalol, amiodaron, vincamin.

Thận trọng khi dùng các thuốc sau đây cùng với natri picosulfat: Digitalis (hạ kali huyết có thể gây tăng độc tính của digitalis); corticoid, thuốc lợi tiểu thải kali (tăng nguy cơ hạ kali huyết do tác dụng hiệp đồng). Những trường hợp này nên dùng thuốc nhuận tràng khác.

Dược lý và cơ chế

Natri picosulfat là thuốc kích thích nhuận tràng giống như bisacodyl, dùng để điều trị táo bón và để thụt tháo đại tràng trước khi chụp chiếu hay phẫu thuật đại tràng. Sau khi uống, thuốc kích thích nhu động ruột sau khi được vi khuẩn đường ruột chuyển hóa. Các sản phẩm chuyển hóa tác động lên các thụ thể hóa học của các nơron trong thành ruột, gây ức chế hấp thu nước từ lòng ruột do đó làm thể tích phân tăng và kích thích nhu động ruột. Tác dụng thường xuất hiện sau từ 10 đến 14 giờ. Nếu dùng cùng với magnesi citrat để thụt tháo đại tràng thì tác dụng có thể xuất hiện chỉ sau 3 giờ. Natri picosulfat được chuyển hóa nhờ các vi khuẩn đường ruột thành một chất vẫn có hoạt tính là bis (p – hydroxyphenyl) – 2 – pyridylmethan và được đào thải qua phân.

Đóng gói: Hộp 2 gói x 16,1g

Công ty sản xuất

Ferring Pharmaceuticals Ltd.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Bài viết Picoprep đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>