Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:52:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 STREPTOKINASE https://benh.vn/thuoc/streptokinase/ Tue, 07 May 2024 03:04:40 +0000 http://benh2.vn/thuoc/streptokinase/ Streptokinase là một protein có khối lượng phân tử 47 – kDa, do liên cầu khuẩn tan huyết – b nhóm C sinh ra có tác dụng tiêu sợi huyết giám giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, sử dụng trong các trường hợp huyết khối tĩnh mạch. Tên chung quốc tế: Streptokinase. Loại […]

Bài viết STREPTOKINASE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Streptokinase là một protein có khối lượng phân tử 47 – kDa, do liên cầu khuẩn tan huyết – b nhóm C sinh ra có tác dụng tiêu sợi huyết giám giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, sử dụng trong các trường hợp huyết khối tĩnh mạch.

Tên chung quốc tế: Streptokinase.

Loại thuốc: Thuốc tiêu huyết khối.

Dạng thuốc và hàm lượng

Tác dụng của streptokinase được biểu thị bằng đơn vị quốc tế (đvqt). Ðơn vị Christensen là lượng streptokinase có tác dụng làm tan hoàn toàn cục huyết khối chuẩn trong 10 phút và tương đương với một đơn vị quốc tế.

Lọ thuốc tiêm truyền 50 ml, chứa 1.500.000 đvqt streptokinase dưới dạng bột đông khô trắng (nhãn đỏ).

Những lọ 6,5 ml có nhãn màu tương ứng với lượng streptokinase tinh khiết như sau:

  • Xanh lá cây   : 250.000 đvqt.
  • Xanh lam       : 750.000 đvqt.
  • Ðỏ                   : 1.500.000 đvqt.

Trong mỗi lọ 50 ml hoặc lọ nhỏ còn chứa thêm 25 mg polypeptid gelatin liên kết chéo, 25 mg natri – L – glutamat, natri hydroxyd để chỉnh pH và 100 mg albumin làm chất ổn định. Chế phẩm không có chất bảo quản và được dùng theo đường tĩnh mạch hoặc đường động mạch vành.

Cơ chế tác dụng

Streptokinase là một protein có khối lượng phân tử 47 – kDa, do liên cầu khuẩn tan huyết – b nhóm C sinh ra. Nó tác động theo một cơ chế phức tạp với cả plasminogen liên kết và không liên kết với fibrin trong tuần hoàn để tạo thành một phức hợp hoạt hóa. Phức hợp này biến đổi plasminogen còn dư thành plasmin là enzym thủy phân protein, có tác dụng tiêu fibrin và có thể làm tan các cục máu đông trong lòng mạch. Plasmin giáng hóa fibrin, fibrinogen và các protein gây đông máu trong huyết tương. Mặc dù plasmin bị bất hoạt bởi các chất ức chế trong máu như: alpha2 – antiplasmin và alpha2 – macroglobulin, các chất ức chế này bị giảm đi (rất nhanh với liều cao) trong quá trình điều trị bằng streptokinase.

Liệu pháp tiêu huyết khối phải bắt đầu càng sớm càng tốt, sau khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng, vì tác dụng tiêu huyết khối giảm khi tuổi của cục huyết khối tăng lên. Ðối với huyết khối động mạch vành hoặc tắc trong nhồi máu cơ tim qua thành đang phát triển, bắt đầu điều trị sớm là tối quan trọng. Tuy vậy, các người bệnh được điều trị bằng liệu pháp này trong vòng 6 – 12 giờ sau khởi đầu của triệu chứng cũng thu được kết quả.

Thuốc có tính kháng nguyên mạnh và do đó phải sẵn sàng để cấp cứu dị ứng. Có thể xảy ra kháng với liệu pháp streptokinase do có hiệu giá kháng thể kháng streptokinase cao sau một đợt điều trị streptokinase trước đó. Nói chung, hiệu giá kháng thể đáng kể xuất hiện 5 – 7 ngày sau điều trị và có thể kéo dài trong 1 năm (ở một số người bệnh có thể tới 4 năm). Trong trường hợp này, nếu cần điều trị tiêu huyết khối tiếp có thể cho dùng alteplase hoặc urokinase để thay thế. Một số trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn mới cũng có thể gây tăng nồng độ kháng thể kháng streptokinase. Vì vậy khi tiêm tĩnh mạch streptokinase, nên tiêm một liều nạp streptokinase 250.000 đvqt, để tránh kháng thuốc nhẹ do tiếp xúc (mà không bị nhiễm khuẩn) với liên cầu khuẩn. Nếu xét nghiệm thời gian thrombin hay xét nghiệm tiêu fibrin khác, tiến hành sau 4 giờ điều trị, chứng tỏ hoạt tính tiêu fibrin không có hoặc quá ít và không có sự cải thiện rõ rệt trên lâm sàng thì có thể coi đó là sự kháng streptokinase quá mức. Phải ngừng dùng streptokinase và thay bằng một thuốc tiêu huyết khối khác (alteplase hoặc urokinase, nhưng không dùng anistreplase).

Dược động học

Sau khi truyền tĩnh mạch, streptokinase bị thanh thải nhanh chóng ra khỏi tuần hoàn bởi các kháng thể và hệ thống lưới nội mạc. Kết quả nghiên cứu, dùng streptokinase ghi dấu phóng xạ I131, đã chứng minh nồng độ giảm trong huyết tương theo hai pha với nửa đời khởi đầu là 18 phút (do tác dụng của kháng thể kháng streptokinase) và nửa đời tiếp theo là 83 phút (không có kháng thể kháng streptokinase). Vì nồng độ có tác dụng trong máu và tốc độ biến mất của thuốc phụ thuộc vào nồng độ cơ chất và kháng thể, cho nên chúng chỉ là những chỉ số tương đối về tác dụng của thuốc mà thôi. Streptokinase không qua nhau thai nhưng kháng thể kháng thuốc thì có thể qua.

Chỉ định

Huyết khối động mạch vành và nhồi máu cơ tim: Streptokinase được dùng theo đường tĩnh mạch hoặc đường động mạch vành để điều trị nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) ở người lớn, để tiêu cục huyết khối trong động mạch vành, cải thiện chức năng tâm thất và giảm tỷ lệ tử vong do NMCTC; và cả để làm giảm kích thước nhồi máu và suy tim sung huyết trong NMCTC khi dùng theo đường tĩnh mạch. Ðiều trị bằng streptokinase càng sớm thì lợi ích lâm sàng thu được càng lớn.

Bệnh nghẽn mạch phổi: Chỉ định streptokinase nhằm làm tan cục máu nghẽn ở phổi đã được chẩn đoán xác định (bằng chụp mạch hay chụp cắt lớp CT phổi), có thể là cục máu nghẽn làm tắc dòng máu chảy vào một thùy hay nhiều phân thùy có hay không có huyết động học không ổn định. Liệu pháp streptokinase nên bắt đầu càng sớm nếu có thể, không chậm hơn 7 ngày, kể từ khi bắt đầu có triệu chứng tắc nghẽn.

Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu: Chỉ định streptokinase để làm tan cục huyết khối cấp, rộng, đã được chẩn đoán xác định (bằng chụp tĩnh mạch đi lên). Huyết khối này nằm ở các tĩnh mạch sâu như tĩnh mạch khoeo và các tĩnh mạch ở gần gốc chi hơn.

Huyết khối và nghẽn động mạch: Chỉ định dùng thuốc để làm tan huyết khối và nghẽn động mạch cấp. Không dùng streptokinase trong trường hợp nghẽn động mạch bắt nguồn từ tim trái có nguy cơ nghẽn mới như tắc động mạch não.

Nghẽn cầu nối động tĩnh mạch: Thuốc được chỉ định thay cho phẫu thuật lại cầu nối động tĩnh mạch đã bị tắc hoàn toàn hoặc một phần.

Các trường hợp khác: Streptokinase còn được dùng để điều trị tắc động mạch mạn tính, huyết khối mạch võng mạc và nhiều bệnh khác có kèm theo hiện tượng nghẽn do huyết khối. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục nghiên cứu để xác định xem những bệnh này có chỉ định điều trị bằng streptokinase hay không.

Chống chỉ định

Vì điều trị làm tan huyết khối có nguy cơ gây xuất huyết nên streptokinase không được dùng cho những người bệnh: Chảy máu trong, u não hoặc u trong ổ bụng, tăng huyết áp nặng không kiểm soát được, vừa mới bị (trong vòng 2 tháng) tai biến mạch não, phẫu thuật sọ não hay tủy.

Không dùng cho người đã từng bị dị ứng nặng với thuốc hay có nguy cơ bị dị ứng.

Liều lượng và cách dùng

Pha thuốc: Nên thêm từ từ dung môi vào lọ chứa streptokinase, để nghiêng và quay tròn nhẹ nhàng, tránh lắc vì có thể tạo bọt. Dung dịch này có thể pha loãng thêm sau này.

Ðối với huyết khối động mạch vành và nhồi máu cơ tim: Sau khi khởi đầu triệu chứng của bệnh, cho dùng streptokinase càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 3 – 6 giờ. Có thể truyền tĩnh mạch hay truyền động mạch vành.

Theo đường tĩnh mạch: Truyền 1.500.000 đvqt trong vòng 60 phút.

Theo đường động mạch vành: Khởi đầu dùng một liều lớn 15.000 – 20.000 đvqt (trong giới hạn 10.000 – 30.000 đvqt) pha loãng vào một thể tích nhỏ dịch pha loãng thích hợp, rồi đưa vào đúng động mạch vành bị huyết khối trong thời gian từ 15 giây đến 2 phút, sau đó duy trì liều 2.000 – 4.000 đvqt/phút trong 60 phút.

Ðối với tắc nghẽn mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối và tắc động mạch: Sau khi khởi đầu tình trạng huyết khối, cho dùng streptokinase càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 7 ngày. Liều 250.000 đvqt cần được đưa vào trong 30 phút nhằm trung hòa các kháng thể kháng liên cầu khuẩn. Sau đó truyền liều duy trì 100.000 đvqt/giờ, trong 24 – 72 giờ để điều trị nghẽn mạch phổi (thường là 24 giờ) hay huyết khối hoặc nghẽn động mạch, hoặc trong 72 giờ để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu sau 4 giờ điều trị không có sự thay đổi đáng kể của chỉ số TT (thời gian thrombin) hay bất kỳ chỉ số tan huyết nào khác so với mức chứng bình thường là có hiện tượng kháng streptokinase và nên ngừng thuốc ngay.

Trường hợp tắc ống nối động tĩnh mạch ở người bệnh lọc máu thận nhân tạo: Trước khi dùng streptokinase nên cố gắng làm sạch ống nối bằng cách cẩn thận bơm dung dịch muối có heparin. Nếu không thành công có thể sử dụng streptokinase sau khi các thuốc chống đông điều trị trước đã hết tác dụng. Thủ thuật thông thường là truyền 250.000 đvqt streptokinase trong 2 ml dung dịch vào mỗi nhánh của ống nối bị tắc trong 25 – 35 phút qua một dụng cụ truyền định lượng. Kẹp các nhánh ống thông trong 2 giờ và theo dõi chặt chẽ người bệnh để phát hiện những tác dụng không mong muốn. Sau 2 giờ, hút các chất trong các nhánh ống thông vừa được tiêm truyền ra và bơm rửa bằng dung dịch muối sinh lý, rồi nối ống thông lại.

Thận trọng khi dùng

Streptokinase làm tan fibrin cầm máu tại nơi tiêm, nhất là khi phải truyền thuốc lâu vài giờ, có thể dẫn đến xuất huyết. Ðể giảm thiểu nguy cơ xuất huyết, cần phải rất thận trọng trong khi tiêm tĩnh mạch cũng như phải theo dõi người bệnh thường xuyên. Tuyệt đối không được tiêm bắp.

Trong quá trình điều trị nếu cần tiêm động mạch, nên chọn các động mạch chi trên. Sau khi tiêm, nên ép ít nhất 30 phút, đặt một băng ép và kiểm tra thường xuyên vị trí chọc kim để phát hiện chảy máu.

Nguy cơ gây tai biến do điều trị có thể tăng lên trong những trường hợp sau đây và nên cân nhắc với lợi ích của thuốc đã nói ở trên:

  • Vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật lớn (trong vòng 10 ngày), sinh con, sinh thiết cơ quan, chọc vào những nơi không thể đặt garo được;
  • Vừa mới bị chảy máu nặng đường tiêu hóa (trong vòng 10 ngày);
  • Vừa mới bị chấn thương kể cả hồi sức tim phổi (trong vòng 10 ngày);
  • Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu trên 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 110 mmHg;
  • Khả năng dễ bị huyết khối tim trái như hẹp van 2 lá có rung nhĩ;
  • Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn;
  • Rối loạn cầm máu bao gồm cả những rối loạn thứ phát do bệnh gan, bệnh thận nặng;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người trên 75 tuổi;
  • Bệnh mạch máu não;
  • Bệnh võng mạc xuất huyết do đái tháo đường;
  • Viêm tắc tĩnh mạch do nhiễm khuẩn hay tắc cầu nối động – tĩnh mạch tại nơi nhiễm khuẩn nặng.
  • Trường hợp có chảy máu ngẫu nhiên hay ở vị trí khó can thiệp.

Ðiều trị bằng streptokinase trong thời gian từ 5 ngày đến 12 tháng sau đợt điều trị trước bằng streptokinase hoặc anistreplase, hoặc sau nhiễm liên cầu khuẩn (viêm họng do liên cầu khuẩn, thấp khớp cấp hoặc viêm cầu thận cấp thứ phát sau khi nhiễm liên cầu khuẩn) sẽ không đem lại hiệu quả do hiện tượng kháng streptokinase.

Tiêm tĩnh mạch streptokinase sẽ gây giảm đáng kể plasminogen và fibrinogen, đồng thời làm tăng thời gian thrombin (TT), thời gian cephalin – kaolin (TTTP) và thời gian prothrombin (TP). Những chỉ số này thường trở về bình thường trong vòng 12 – 24 giờ. Sự thay đổi nói trên cũng có thể xảy ra ở một số người bệnh tiêm streptokinase vào động mạch vành.

Trước khi bắt đầu điều trị làm tan huyết khối, nên có trước các kết quả về thời gian cephalin – kaolin hoặc nồng độ fibrinogen, hematocrit và số lượng tiểu cầu. Nếu đang điều trị bằng heparin, nên cho ngưng lại; và tới khi TT hay thời gian cephalin – kaolin có giá trị nhỏ hơn giá trị chứng bình thường 2 lần, thì mới tiến hành điều trị làm tan huyết khối. Trong khi truyền thuốc, sự giảm nồng độ plasminogen và fibrinogen cũng như sự tăng nồng độ sản phẩm giáng hóa của fibrin/fibrinogen (2 yếu tố kéo dài thời gian đông máu), chứng tỏ có hiện tượng làm tan huyết khối. Vì vậy, hiệu quả điều trị bằng phương pháp này có thể được chứng minh bằng cách đo TT, thời gian cephalin – kaolin, TP hay nồng độ fibrinogen khoảng 4 giờ sau khi dùng thuốc. Nếu dùng heparin sau khi truyền streptokinase thì TT và thời gian cephalin – kaolin phải ít hơn giá trị chứng bình thường 2 lần.

Mang thai

Chưa có những công trình nghiên cứu về streptokinase trên quá trình sinh sản của súc vật. Chưa thấy có nguy cơ trực tiếp hay gián tiếp quan trọng nào của thuốc trên bào thai. Về lý thuyết có thể xảy ra những tổn hại cho thai do điều trị, song không thấy báo cáo về thai bị xuất huyết hoặc quái thai do streptokinase vì thuốc truyền qua nhau thai rất ít. Mẫn cảm của trẻ sơ sinh đối với streptokinase do kháng thể có ở tử cung chỉ có nguy cơ khi bản thân đứa trẻ bắt buộc phải điều trị. Tác dụng điều trị làm tan huyết khối trên sự bám nhau thai ở thời kỳ đầu của thai kỳ chưa được chứng minh, nhưng trên thực tế không thấy tăng nguy cơ vỡ màng ối sớm, đẻ non hay xuất huyết nhau thai. Tuy nhiên, để đề phòng bong nhau thai sớm, không nên dùng streptokinase trong 18 tuần đầu của thai kỳ và trong thời gian có thai chỉ nên điều trị bằng streptokinase khi thật cần thiết.

Cho con bú

Chưa có dữ liệu về vấn đề này. Do bản chất của các chỉ định dùng thuốc và do nửa đời rất ngắn (khoảng 23 phút đối với phức hợp streptokinase – plasminogen) cho nên cơ hội dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú và tiềm năng tiếp xúc với thuốc của trẻ đang bú là rất ít.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp

Huyết học: Chảy máu hay rỉ máu từ những vết mổ xẻ hay kim chọc. Xuất huyết nhỏ có thể xảy ra, chủ yếu ở những vị trí bị tổn thương. Xuất huyết nội tạng nặng ở đường tiêu hóa (kể cả xuất huyết gan), sinh dục, tiết niệu, sau màng bụng hoặc các vị trí trong não và đã dẫn đến tử vong.

Sốt: Có thể tăng nhiệt độ cơ thể lên 0,80C hoặc cao hơn. Rét run, có thể kèm theo tình trạng sốt.

Tim mạch: Hạ huyết áp, đôi khi nặng, xảy ra trong khi truyền tĩnh mạch, không phải thứ phát sau xuất huyết hay sau phản ứng phản vệ. Hạ huyết áp thường chỉ tạm thời và có thể do tốc độ truyền streptokinase gây ra.

Loạn nhịp tim: Loạn nhịp nhĩ và/hoặc thất liên quan đến tưới máu trở lại. Loạn nhịp có liên quan nhất đến tưới máu trở lại bao gồm nhịp riêng tâm thất tăng, phức bộ thất sớm; ít gặp hơn là rung thất, phức bộ nhĩ sớm, rung nhĩ, nhịp bộ nối nhịp nhanh thất và nhịp chậm xoang.

Ít gặp

Dị ứng bao gồm: Ðỏ mặt hay đỏ da, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, phát ban ở da, mày đay hoặc ngứa, khó thở hoặc thở khò khè.

Cầm máu: Xuất huyết dưới da (thâm tím da), nghẽn mạch do cholesterol.

Hiếm gặp

Dị ứng nặng hay phản ứng phản vệ (sắc mặt thay đổi, thở gấp hay không đều, phù kiểu dị ứng ở mí mắt, mặt, miệng, môi hay lưỡi, sưng húp ở mí mắt hoặc sưng quanh mắt, thở ngắn hơi, thở không đều, tức thở, phát ban ở da, mày đay, và/hoặc ngứa) cũng có thể bị sốc phản vệ, tụt huyết áp.

Hô hấp: Suy hô hấp.

Các hiện tượng khác: Viêm tĩnh mạch gần chỗ tiêm truyền, phù phổi không do tim, bệnh đa rễ thần kinh, tăng transaminase huyết thanh tạm thời.

Xử trí khi gặp tác dụng không mong muốn

Có thể điều trị tác dụng không mong muốn bằng các thuốc kháng histamin và corticoid; đôi khi các thuốc này được dùng kèm với streptokinase để làm giảm nguy cơ của những phản ứng đó. Khi có hiện tượng phản vệ có thể dùng adrenalin.

Khi bị nhịp tim chậm, nếu cần có thể dùng atropin.

Loạn nhịp do tưới máu trở lại: Có thể dùng 1 thuốc chống loạn nhịp thích hợp như lidocain hoặc procainamid. Ðối với nhịp nhanh thất hoặc rung thất: Ðánh sốc tim nếu cần.

Hạ huyết áp đột ngột khi truyền nhanh: Giảm tốc độ truyền; dùng dung dịch tăng thể tích máu (trừ dextran), atropin và/hoặc dopamin nếu lâm sàng cho phép.

Sốt cao: Dùng paracetamol nếu cần; không dùng aspirin.

Khi bị xuất huyết nặng không kiểm soát được, cần phải ngừng truyền streptokinase ngay. Dùng acid tranexamic, acid aminocaproic hay aprotinin có thể có lợi trong trường hợp này. Ðiều trị thay thế bằng khối hồng cầu có thể thích hợp hơn máu toàn phần; cũng có thể dùng các chế phẩm của yếu tố VIII. Tăng thể tích máu có thể cần thiết, nhưng không nên dùng dextran do có tác dụng ức chế tiểu cầu.

Tương tác thuốc

Tương tác của streptokinase với các thuốc khác chưa được nghiên cứu kỹ.

Các thuốc chống đông và kháng tiểu cầu: Dùng streptokinase kết hợp với các thuốc chống đông và/hoặc các chất ức chế tiểu cầu được chỉ định để phòng ngừa hiện tượng tắc nghẽn sau khi làm tan huyết khối ở động mạch vành. Tuy nhiên do phương pháp điều trị này chưa được chứng minh có ích lợi rõ rệt và có thể gây tăng nguy cơ biến chứng do xuất huyết, cho nên vẫn cần phải theo dõi cẩn thận.

Các thuốc có ảnh hưởng tới chức năng tiểu cầu: Trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, người ta đã chứng minh aspirin có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhồi máu lại và giảm cơn đột quỵ. Dùng kết hợp streptokinase với aspirin làm tăng chút ít nguy cơ bị xuất huyết nhỏ nhưng không tỏ ra làm tăng tỷ lệ xuất huyết lớn. Vì vậy nếu kết hợp điều trị streptokinase với aspirin hoặc các thuốc có ảnh hưởng tới chức năng của tiểu cầu (như dipyridamol) thì người bệnh phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện xuất huyết.

Các thuốc chống tiêu sợi huyết: Tác dụng hoạt hóa plasminogen của streptokinase bị ức chế bởi các chất chống tiêu sợi huyết như acid aminocaproic. Các thuốc này được dùng để chống lại tác dụng làm tiêu fibrin của streptokinase.

Bài viết STREPTOKINASE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SEPTRIN https://benh.vn/thuoc/septrin/ Sun, 21 Apr 2024 03:09:53 +0000 http://benh2.vn/thuoc/septrin/ Septrin là tên thương hiệu của một loại thuốc kháng sinh bao gồm hai thành phần khác nhau được gọi là Trimethoprim và Sulfamethoxazole. Điều trị nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bao gồm: Nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa và […]

Bài viết SEPTRIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Septrin là tên thương hiệu của một loại thuốc kháng sinh bao gồm hai thành phần khác nhau được gọi là Trimethoprim và Sulfamethoxazole. Điều trị nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa và các loại viêm khác.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận và các loại viêm khác.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa bao gồm viêm dạ dày ruột, thương hàn, lỵ và các bệnh khác.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm: áp xe, chốc lở, mụn nhọt,…
  • Nhiễm trùng bổ sung: Sốt rét, nhiễm khuẩn não,…

Septrin tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả những vi khuẩn không thể chịu đựng được các loại kháng sinh khác. Tuy nhiên, thuốc không giết được nấm, virus hoặc ký sinh trùng.

Septrin chỉ có thể mua được theo toa của bác sĩ. Thuốc có thể có dạng viên nén, viên nang, thuốc bột pha nước uống hoặc dung dịch tiêm. Loại nhiễm trùng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ quyết định liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc.

Các dạng dùng của thuốc Septrin

Septrin-S viên nén 400 mg/80 mg.

Septrin viên nang 400 mg/80 mg

Septrin viên liều gấp đôi 800 mg/160 mg.

Septrin viên cho trẻ em 100 mg/20 mg.

Septrin hỗn dịch cho trẻ em: chai 50 ml.

Thành phần thuốc Septrin

Septrin -S viên nén: cho 1 viên

  • Trimethoprime   80 mg
  • Sulfamethoxazole   400 mg

Septrin viên nang: cho 1 viên

  • Trimethoprime   80 mg
  • Sulfamethoxazole   400 mg

Septrin viên liều gấp đôi: cho 1 viên

  • Trimethoprime   160 mg
  • Sulfamethoxazole   800 mg
  • Septrin viên cho trẻ em: cho 1 viên
  • Trimethoprime   20 mg
  • Sulfamethoxazole   100 mg

Septrin hỗn dịch cho trẻ em: cho 5 ml

  • Trimethoprime   40 mg
  • Sulfamethoxazole   200 mg

Chỉ định thuốc Septrin

Septrin được chỉ định cho điều trị:

Nhiễm trùng tiết niệu (trên và dưới): nhiễm trùng cấp, dự phòng dài hạn tái phát nhiễm trùng mãn tính sau khi nước tiểu sạch khuẩn, viêm tiền liệt tuyến nhiễm khuẩn.

Nhiễm trùng hô hấp: viêm tai giữa; viêm xoang; viêm phế quản cấp, mãn; viêm phổi; điều trị và dự phòng viêm thành phế nang do Pneumocystis carinii.

Đường sinh dục: lậu, viêm vòi trứng, hạ cam, bệnh Nicolas-Favre.

Đường tiêu hóa: bệnh do Shigella, thương hàn hay phó thương hàn, người mang vi khuẩn thương hàn mãn tính.

Nhiễm trùng da và vết thương: áp-xe, trứng cá, mụn nhọt, viêm da mủ, vết thương nhiễm khuẩn.

Nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm khác: bệnh Brucella cấp, u actinomyces, bệnh do Nocardia trừ những trường hợp thực sự do nấm, viêm xương tủy cấp và mãn, nhiễm trùng huyết.

Bệnh nhiễm trùng do nấm : bệnh nấm Blastomyces Nam Mỹ.

Septrin có thể dùng trong nhiễm trùng răng và nha chu, nhiễm trùng tiêu hóa do E. coli gây bệnh đường ruột, viêm màng não do các chủng nhạy cảm trên in vitro, bệnh do Toxoplasmos.

Chống chỉ định của thuốc Septrin

Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với sulfonamide, trimethoprime hoặc co-trimoxazole.

Bệnh nhân bị tổn thương nhu mô gan nặng. Ngoại trừ có sự theo dõi của bác sỹ, Septrin chống chỉ định cho bệnh nhân có bệnh nghiêm trọng về huyết học. Dùng co-trimoxazole không có hoặc có rất ít tác dụng phụ đến tủy xương và tế bào máu ngoại vi ở những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc độc tế bào. Không được dùng Septrin cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh.

Liều lượng và cách dùng thuốc Septrin

Nên uống Septrin với thức ăn hoặc đồ uống để giảm thiểu các rối loạn tiêu hóa.

Liều chuẩn:

Septrin viên nén, viên nang:

– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 2 viên mỗi 12 giờ.

– Trẻ từ 6-12 tuổi: 1 viên mỗi 12 giờ.

Septrin viên liều gấp đôi:

– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên mỗi 12 giờ.

– Trẻ dưới 12 tuổi: không nên dùng dạng này.

Septrin viên cho trẻ em:

– Trẻ từ 6 -12 tuổi: 4 viên mỗi 12 giờ.

– Trẻ 6 tháng – 5 tuổi: 2 viên mỗi 12 giờ.

Septrin hỗn dịch cho trẻ em:

– Trẻ 6-12 tuổi: 10 ml mỗi 12 giờ.

– Trẻ 6 tháng đến 5 tuổi: 5 ml mỗi 12 giờ.

– Trẻ 6 tuần đến 5 tháng tuổi: 2,5 ml mỗi 12 giờ.

Hỗn dịch Septrin có thể pha loãng với sirô BP. Trong các nhiễm khuẩn cấp phải dùng thuốc thêm 2 ngày sau khi hết triệu chứng. Phần lớn các trường hợp cần dùng thuốc ít nhất 5 ngày.

Trong những trường nặng, ở mọi lứa tuổi có thể tăng liều gấp rưỡi.

Liều đặc biệt:

Trừ phi có những chỉ định khác, dùng liều chuẩn.

Nếu bác sĩ chỉ định viên thì được hiểu đó là viên cho người lớn. Nếu là các dạng bào chế khác phải có chỉ định cụ thể.

Dự phòng dài hạn tái phát nhiễm trùng mãn tính sau tiệt trùng nước tiểu:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Trẻ dưới 12 tuổi: dùng liều đơn 2 mg trimethoprime và 10 mg sulfamethoxazole/kg cân nặng trước khi đi ngủ.
  • Điều trị có thể kéo dài 3 -12 tháng hoặc dài hơn nữa nếu cần.

Viêm tiền liệt tuyến mãn: Thời gian đầu, nên dùng liều cao hơn liều chuẩn thông thường. Đợt điều trị nên kéo dài 3 tháng để giảm nguy cơ tái phát.

Viêm thành phế nang do Pneumocystis carini:

  • Điều trị: 20 mg trimethoprime và 100 mg sulfamethoxazole/kg cân nặng/mỗi ngày chia 2 lần hoặc hơn và kéo dài trong 2 tuần.
  • Dự phòng: dùng liều chuẩn trong suốt thời gian có nguy cơ.

Lậu: Có thể dùng những liều dưới đây thay cho liều chuẩn cho người lớn trong 5-7 ngày:

Lậu không biến chứng: 4 viên mỗi 12 giờ trong 2 ngày hoặc uống 5 viên rồi uống nhắc lại 5 viên sau 8 tiếng. Nếu bệnh nhân nghèo thì liều duy nhất 8 viên cũng có thể thích hợp nhưng cần có theo dõi của bác sỹ.

Nhiễm khuẩn hầu-họng do lậu cầu: 2 viên x 3 lần/ngày trong 7 ngày.

Bệnh hạ cam và bệnh Nicolas-Favre: Liệu trình điều trị nên kéo dài 10-15 ngày.

Bệnh Brucella cấp: Điều trị cần kéo dài ít nhất 4 tuần, và nên điều trị nhắc lại

Người mang vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn: Cần điều trị trong ít nhất 1-3 tháng

Đối với bệnh nhân suy thận:

Cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi (không có số liệu đối với trẻ dưới 12 tuổi):

Liều lượng cần điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin:

Trên 25 ml/phút: Liều chuẩn.

Từ 15-25 ml/phút: dùng liều chuẩn trong tối đa 3 ngày đầu, tiếp theo bằng nửa liều chuẩn.

Dưới 15 ml/phút: không nên dùng trừ phi có chạy thận nhân tạo thì dùng bằng nửa liều chuẩn.

Cứ 2-3 ngày một lần cần đo nồng độ sulfamethosazole trong huyết tương sau khi uống Septrin 12 tiếng. Nếu nồng độ của sulfamethoxazole cao quá 150 mg/ml thì ngừng dùng thuốc cho tới khi chỉ số xuống dưới 120 mg/ml.

Thận trọng lúc dùng thuốc Septrin

Cần thường xuyên kiểm tra công thức máu để phát hiện những biến đổi xét nghiệm máu mà không biểu hiện triệu chứng do thiếu acid folic khi dùng Septrin kéo dài. Những thay đổi này có thể hồi phục khi dùng acid folic (3-6 mg/ngày) không ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn. Cần theo dõi đặc biệt những bệnh nhân lớn tuổi hoặc nghi ngờ thiếu acid folic; cần cân nhắc dùng thêm acid folic.

Nếu dùng Septrin liều cao dài ngày cũng cần phải uống thêm acid folic.

Đối với những bệnh nhân suy thận phải theo dõi các chỉ số liên quan (xem phần trên). Cần theo dõi để duy trì lượng nước tiểu 24 tiếng. Để phát hiện tinh thể niệu, chú ý tìm tinh thể muối sulphonamide trong nước tiểu để lắng. Ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng nguy cơ này tăng lên.

Điều trị bệnh nhân viêm amiđan – họng do liên cầu tan huyết beta nhóm A bằng Septrin không hiệu quả bằng với penicillin. Kháng thuốc chéo có thể xảy ra giữa Septrin và kết hợp của pyrimethamine/sulphonamide.

Lúc có thai và cho con bú

Chưa có tài liệu kết luận về an toàn sử dụng Septrin cho phụ nữ mang thai. Ở liều lớn hơn nhiều so với liều đề nghị, trimethoprime có thể gây quái thai ở chuột với biểu hiện điển hình của các thuốc kháng acid folic, và có thể phòng tránh bằng chế độ ăn giàu acid folic.

Không có dấu hiệu nào cho thấy có sự liên quan của thuốc với dị dạng thai ở thỏ, nhưng với liều khoảng 10 lần lớn hơn liều điều trị cho người thì ghi nhận có tăng tỷ lệ thai chết.

Tương tác thuốc

Có vài báo cáo về việc dùng đồng thời co-trimoxazole với pyrimethamine như thuốc phòng sốt rét ở liều cao hơn 25 mg/tuần có thể bị thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Co-trimoxazole cho thấy có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của wafarin mặc dù cơ chế chưa rõ ràng. Theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống đông máu đồng thời dùng Septrin.

Co-trimoxazole kéo dài thời gian bán hủy của phenytoin nên thầy thuốc cần lưu ý điều này khi cho bệnh nhân dùng đồng thời 2 thứ thuốc trên. Co-trimoxazole có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp trạng nhưng ý nghĩa lâm sàng còn cần phải kiểm tra lại.

Sử dụng đồng thời Septrin với rifampicine có thể làm giảm thời gian bán hủy trong huyết tương của trimethoprime nhưng điều này không có ý nghĩa lâm sàng.

Tác dụng ngoại ý

Vì Septrin có chứa trimethoprime và sulfonamide nên có thể dự đoán được những tác dụng phụ do những thành phần này gây ra.

Những tác dụng phụ được báo cáo là buồn nôn, có nôn hoặc không và nổi mẩn.

Tiêu chảy và viêm lưỡi.

Viêm đại tràng giả mạc, và bệnh nấm monilia có thể xảy ra.

Hiếm gặp phản ứng dị ứng da nặng như ban đỏ bọng nước đa dạng (hội chứng Stevens-Johnson) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell). Có một vài báo cáo về thay đổi công thức máu chủ yếu là giảm bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và ban xuất huyết.

Người lớn tuổi bị loạn chức năng gan, thận hoặc thiếu acid folic thì có nguy cơ cao. Những bệnh nhân thiếu G6PD, dùng Septrin có thể có nguy cơ tan máu. Có một vài tài liệu về những cảm giác chủ quan như đau đầu, trầm cảm, chóng mặt, ảo giác.

Quá liều

Buồn nôn, nôn, chóng mặt, và lẫn có thể là triệu chứng của quá liều. Ngừng điều trị. Nếu chưa nôn có thể cần làm cho bệnh nhân nôn. Có thể rửa dạ dày tuy sự hấp thu từ hệ tiêu hóa thường khá nhanh và kết thúc trong vòng 2 giờ. Acid hóa nước tiểu làm tăng sự đào thải trimethoprime. Dùng thuốc lợi tiểu và kiềm hóa nước tiểu làm tăng sự đào thải sulfamethoxazole. Nhưng kiềm hóa lại làm giảm thải trimethoprime. Calci pholinate (3-6 mg/ngày) chống lại các tác dụng có hại lên tủy xương của trimethoprime. Cần làm các xét nghiệm để kiểm tra.

Cả trimethoprime và sulfamethoxazole đều có thể lọc bằng cách lọc cầu thận.

Bảo quản:

Viên nén (bao gồm cả viên nén cho trẻ em): bảo quản dưới 25oC, tránh ánh sáng. Viên nén hàm lượng gấp đôi: bảo quản dưới 35oC, tránh ánh sáng.

Bài viết SEPTRIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SECTRAL 200 https://benh.vn/thuoc/sectral-200/ Thu, 11 Apr 2024 03:09:50 +0000 http://benh2.vn/thuoc/sectral-200/ Thuốc Sectral 200 của hãng dược phẩm AVENTIS PHARMA chứa thành phần Acebutolol dạng base có tác dụng điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực. Thành phần thuốc: Viên nén 200 mg: hộp 20 viên. Cho 1 viên    Acébutolol chlorhydrate tính theo dạng base   200 mg (Lactose) Dược lực học Thuốc chẹn bêta […]

Bài viết SECTRAL 200 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Sectral 200 của hãng dược phẩm AVENTIS PHARMA chứa thành phần Acebutolol dạng base có tác dụng điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực.

Thành phần thuốc:

Viên nén 200 mg: hộp 20 viên.

Cho 1 viên    Acébutolol chlorhydrate tính theo dạng base   200 mg (Lactose)

Dược lực học

Thuốc chẹn bêta chọn lọc trên bêta-1.

Acebutolol được đặc trưng bởi ba đặc tính dược lý:

– tác động chẹn bêta chọn lọc trên bêta-1

– tác dụng chống loạn nhịp

– có khả năng chủ vận từng phần (hoặc tác động giống giao cảm nội sinh).

Dược động học

– Hấp thu: dùng đường uống, acebutolol được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn; tuy nhiên bị chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu và có sinh khả dụng là 40%; đỉnh hấp thu trong huyết tương đạt được sau khoảng 2 đến 4 giờ.

Cần lưu ý rằng ở trẻ em, khi dùng cùng một liều với người lớn, sẽ có nồng độ tối đa trong huyết tương hơi cao hơn.

– Chuyển hóa: phần lớn acebutolol được chuyển hóa ở gan thành dẫn xuất N-acétyl là diacétolol là một chất chuyển hóa có hoạt tính, chất này đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 4 giờ, chiếm gấp đôi nồng độ của acébutolol trong huyết tương.

– Phân phối:

– liên kết yếu với protéine huyết tương: 9 đến 11% đối với ac butolol, 6 đến 9% đối với diacétolol.

– thời gian bán hủy đào thải trong huyết tương của acébutolol là khoảng 4 giờ và của diacétolol là 10 giờ.

– Đào thải: acebutolol và diacetolol được đào thải chủ yếu qua thận.

Dân số có nguy cơ:

– Suy thận: đào thải qua nước tiểu giảm và tăng thời gian bán hủy của acébutolol, nhất là của diacétolol. Có sự tương quan rất đáng kể giữa thanh thải créatinine và thanh thải ở thận của diacétolol.

Có nguy cơ gây tích tụ khi bệnh nhân bị suy thận, chủ yếu khi dùng liều 2 lần/ngày. Cần giảm liều và tăng cường theo dõi lâm sàng, chẳng hạn trên tác dụng gây chậm nhịp tim (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng).

– Người già: sinh lý của chức năng thận giảm có thể dẫn đến tăng thời gian bán hủy của acébutolol và diacétolol.

– Phụ nữ có thai: acebutolol qua được nhau thai. Tỉ lệ trung bình giữa nồng độ trong máu ở dây rốn/máu người mẹ của acébutolol và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó là diacétolol là khoảng 1,6 đối với các liều từ 200 đến 400 mg.

Nồng độ tối đa được ghi nhận đối với ac butolol là 4 đến 5 giờ sau liều dùng cuối cùng, và đối với diac tolol là 5 đến 7 giờ sau đó.

– Phụ nữ nuôi con bú: acebutolol được bài tiết qua sữa mẹ ; nồng độ acebutolol đạt tối đa trong sữa mẹ từ 4 giờ 30 đến 6 giờ sau khi uống thuốc. Tỉ lệ trung bình giữa nồng độ trong sữa mẹ / máu người mẹ thay đổi từ 4 đến 5,5 đối với các liều từ 200 đến 400 mg. Đối với diacétolol, tỉ lệ này thay đổi từ 3 đến 4, nồng độ tối đa được ghi nhận là 7 giờ sau khi dùng liều 200 mg và12 giờ sau khi dùng liều 400 mg.

Chỉ định thuốc Sectral 200

Điều trị cao huyết áp.

Dự phòng cơn đau thắt ngực do cố gắng.

Điều trị một vài rối loạn nhịp: trên tâm thất (nhịp tim nhanh, cuồng động và rung nhĩ, nhịp tim nhanh bộ nối) hoặc tâm thất (ngoại tâm thu thất, nhịp tim nhanh thất).

Điều trị dài hạn sau nhồi máu cơ tim (acebutolol làm giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim và giảm tử vong, nhất là đột tử).

Chống chỉ định thuốc Sectral 200

– Hen suyễn và các bệnh phế quản-phổi mãn tính tắc nghẽn.

– Suy tim không kiểm soát.

– Sốc tim.

– Bloc nhĩ-thất bậc hai và bậc ba không được đặt máy tạo nhịp.

– Đau thắt ngực Prinzmetal.

– Bệnh ở xoang tim (kể cả bloc xoang-nhĩ).

– Nhịp tim chậm (< 40-50 lần/phút).

– Hiện tượng Raynaud và các rối loạn động mạch ngoại biên.

– U tủy thượng thận không được điều trị.

– Hạ huyết áp.

– Quá mẫn cảm với acébutolol.

– Tiền sử có phản ứng phản vệ.

– Phối hợp với floctafenine và sultopride: xem Tương tác thuốc.

– Phụ nữ nuôi con bú: xem Lúc nuôi con bú.

Chống chỉ định tương đối:

– Phối hợp với amiodarone: xem Tương tác thuốc.

Liều lượng và cách dùng thuốc Sectral 200

Cao huyết áp: 400 mg/ngày, dùng một lần vào buổi sáng hoặc chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối.

Dự phòng cơn đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim nhanh: 400 đến 800 mg/ngày.

Điều trị dài hạn sau nhồi máu cơ tim: mỗi lần 200 mg, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối.

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Sectral 200

Không được ngưng thuốc đột ngột khi điều trị bằng thuốc chẹn bêta cho bệnh nhân đau thắt ngực: ngưng thuốc đột ngột có thể gây rối loạn nhịp nặng, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.

Thận trọng lúc dùng thuốc Sectral 200

Ngưng thuốc: không được ngưng điều trị đột ngột, đặc biệt ở bệnh nhân có bệnh tim tắc nghẽn. Liều dùng phải được giảm từ từ, tốt nhất là trong một đến hai tuần, đồng thời nếu thấy cần, nên bắt đầu một liệu pháp thay thế, để tránh làm trầm trọng thêm chứng đau thắt ngực.

Hen suyễn và các bệnh phế quản-phổi mãn tính tắc nghẽn: chỉ dùng thuốc chẹn bêta khi tình trạng hen suyễn và các bệnh phế quản-phổi chỉ ở dạng nhẹ và dùng liều thấp lúc đầu. Trước khi bắt đầu điều trị nên làm các kiểm tra chức năng hô hấp.

Nếu trong quá trình điều trị có xảy ra cơn hen phế quản, có thể sử dụng thuốc làm giãn phế quản có tác động giống bêta.

Suy tim: ở bệnh nhân suy tim có kiểm soát bằng một điều trị thích hợp và trong trường hợp cần thiết, acetabutolol được sử dụng với liều rất thấp sau đó tăng dần và phải được theo dõi y khoa cẩn thận.

Nhịp tim chậm: nếu tần số giảm dưới 50-55 nhịp đập/phút lúc nghỉ ngơi và nếu bệnh nhân có những dấu hiệu liên quan đến bệnh nhịp tim chậm, cần phải giảm liều.

Bloc nhĩ-thất độ một: do đặc tính dẫn truyền trong tim âm tính, các thuốc chẹn bêta phải được sử dụng thật thận trọng ở những bệnh nhân bị bloc nhĩ-thất giai đoạn một.

Đau thắt ngực Prinzmetal: thuốc chẹn bêta có thể làm tăng số lần và thời gian kéo dài của cơn đau thắt ngực Prinzmetal. Có thể dùng thuốc chẹn bêta-1 chọn lọc trên tim trong các thể nhẹ và có phối hợp, với điều kiện phải kèm với một thuốc gây giãn mạch.

Rối loạn động mạch ngoại biên: ở bệnh nhân có những rối loạn động mạch ngoại biên (bệnh hoặc hội chứng Raynaud, viêm động mạch hoặc bệnh động mạch mãn tính tắc nghẽn ở các chi dưới), thuốc chẹn bêta có thể làm nặng thêm các rối loạn này. Trong các trường hợp này, nên ưu tiên dùng thuốc chẹn bêta chọn lọc trên tim và có khả năng chủ vận từng phần, và sử dụng một cách thận trọng.

U tủy thượng thận: dùng thuốc chẹn bêta trong điều trị cao huyết áp do u tủy thượng thận cần phải được theo dõi sát về huyết áp động mạch.

Người già: ở người già, cần nghiêm chỉnh chấp hành những điểm đã ghi trong mục Chống chỉ định. Cần bắt đầu điều trị với liều thấp và theo dõi sát.

Suy thận: điều chỉnh liều theo tình trạng của chức năng thận, kiểm tra nhịp tim, giảm liều nếu nhịp tim chậm quá mức (< 50-55 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi).

Bệnh nhân đái tháo đường: cảnh giác bệnh nhân về việc tăng cường tự theo dõi đường huyết thời gian đầu điều trị. Các dấu hiệu cho thấy hạ đường huyết có thể bị che lấp, đặc biệt là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và toát mồ hôi.

Bệnh vẩy nến : bệnh có thể bị trầm trọng lên khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chẹn bêta, do đó việc chỉ định dùng thuốc này cần phải được cân nhắc.

Phản ứng dị ứng: ở những bệnh nhân có cơ địa có thể bị phản ứng phản vệ nặng, do bất kỳ nguyên nhân gì, đặc biệt đối với các thuốc cản quang có iode hoặc floctaf nine (xem Tương tác thuốc) hoặc trong thời gian điều trị bằng các thuốc gây giải cảm ứng, việc điều trị bằng thuốc chẹn bêta có thể làm phản ứng nặng thêm và dẫn đến đề kháng với adr naline được sử dụng để điều trị dị ứng ở liều thông thường.

Thuốc gây mê: dùng thuốc chẹn bêta sẽ dẫn đến giảm phản xạ làm tim đập nhanh và tăng nguy cơ gây tụt huyết áp. Nếu duy trì việc điều trị bằng thuốc chẹn bêta sẽ giảm nguy cơ bị loạn nhịp, thiếu máu cục bộ ở cơ tim và cao huyết áp kịch phát. Cần nên thông báo cho chuyên viên gây mê biết rằng bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chẹn bêta.

– Nếu cần thiết phải ngưng điều trị, việc gián đoạn 48 giờ có thể được coi là đủ để cho bệnh nhân nhạy cảm trở lại với catécholamine.

– Trong một vài trường hợp không thể ngưng thuốc chẹn bêta:

– ở những bệnh nhân bị suy mạch vành, nên tiếp tục điều trị cho đến khi phẫu thuật, vì dễ xuất hiện các nguy cơ do ngưng đột ngột thuốc chẹn bêta

– trong trường hợp cấp cứu hoặc không thể ngưng thuốc được, bệnh nhân phải được bảo vệ ưu tiên trên dây thần kinh phế vị bằng cách sử dụng atropine trước đó để phòng ngừa và lặp lại tùy theo nhu cầu. Cần dùng thuốc gây mê ít gây suy cơ tim và nếu có mất máu phải được bù ngay.

– Nguy cơ bị sốc phản vệ cũng phải được lưu ý đến.

Tăng năng tuyến giáp: thuốc chẹn bêta có thể che lấp một số dấu hiệu tim mạch.

Vận động viên thể thao: các vận động viên thể thao cần lưu ý do sử dụng thuốc chẹn bêta có thể cho kết quả dương tính xét nghiệm sử dụng chất kích thích.

Sử dụng thuốc Sectral 200 khi có thai và cho con bú

Khi có thai

Khảo sát gây quái thai:

Thuốc không gây quái thai trên thú vật. Trên người, cho đến nay chưa ghi nhận được trường hợp gây quái thai nào do dùng thuốc và các kết quả nghiên cứu thăm dò có kiểm soát với một vài loại thuốc chẹn bêta không cho thấy có khả năng gây dị dạng ở trẻ sơ sinh.

Khảo sát trên trẻ sơ sinh:

Ở trẻ sơ sinh có mẹ được điều trị, tác động của thuốc chẹn bêta có thể kéo dài trong nhiều ngày sau khi đứa bé ra đời: sự tồn đọng này có thể không gây hậu quả gì trên lâm sàng, tuy nhiên cũng có thể gây trụy tim cần phải được nhập viện để săn sóc đặc biệt (xem Quá liều), tránh dùng các dung dịch thay thế (có thể gây phù phổi cấp tính)  mặt khác cũng ghi nhận một số trường hợp bị chậm nhịp tim, suy hô hấp, hạ đường huyết. Do đó trẻ sơ sinh cần được theo dõi đặc biệt (về tần số tim và đường huyết trong 3 đến 5 ngày đầu của cuộc sống) trong bệnh viện chuyên khoa.

Lúc cho con bú

Acebutolol được bài tiết nhiều qua sữa mẹ (xem Dược động học) và gây chẹn các thụ thể bêta ở trẻ sơ sinh (hạ đường huyết, nhịp tim chậm). Do đó chống chỉ định acébutolol cho bà mẹ nuôi con bú.

Tương tác thuốc

Chống chỉ định phối hợp:

– Floctafenine: trường hợp bị sốc hoặc tụt huyết áp do floctafénine, thuốc chẹn bêta làm giảm các phản ứng bù trừ tim mạch.

– Sultopride: rối loạn tính tự động (nhịp tim chậm quá mức) do phối hợp tác dụng làm chậm nhịp tim.

Khuyên không nên phối hợp:

– Amiodarone: rối loạn co bóp, tính tự động và dẫn truyền (hủy cơ chế bù trừ giao cảm).

Cần thận trọng khi phối hợp:

– Thuốc gây mê bay hơi dẫn xuất halogène: thuốc chẹn bêta làm giảm phản ứng bù trừ tim mạch (ức chế bêta adrénergic có thể tăng trong thời gian phẫu thuật có dùng các thuốc kích thích bêta). Về nguyên tắc chung, không được ngưng thuốc chẹn bêta, và trong mọi trường hợp, tránh ngưng thuốc đột ngột. Thông báo cho chuyên viên gây mê về việc bệnh nhân đang dùng thuốc.

– Thuốc đối kháng calcium (bébridil, diltiazem và vérapamil): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất và trụy tim (hiệp đồng các tác động).

– Thuốc chống loạn nhịp (propafénone và nhóm I a: quinidine, hydroquinine, dysopyramide): rối loạn co bóp, tính tự động và dẫn truyền (hủy cơ chế bù trừ giao cảm).

Tăng cường theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.

Bài viết SECTRAL 200 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SKENAN LP https://benh.vn/thuoc/skenan-lp/ Wed, 10 Apr 2024 03:10:01 +0000 http://benh2.vn/thuoc/skenan-lp/ Skenan LP là thuốc giảm đau hướng thần có chứa thành phần Morphine. Đây là loại thuốc kê đơn được kiểm soát đặc biệt và không thể tự ý mua mà bắt buộc phải có chỉ định của thầy thuốc theo đúng quy chế. Thành phần và dạng bào chế thuốc Skenan LP Cho 1 […]

Bài viết SKENAN LP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Skenan LP là thuốc giảm đau hướng thần có chứa thành phần Morphine. Đây là loại thuốc kê đơn được kiểm soát đặc biệt và không thể tự ý mua mà bắt buộc phải có chỉ định của thầy thuốc theo đúng quy chế.

Thành phần và dạng bào chế thuốc Skenan LP

Cho 1 viên    Morphine sulfate   10 mg

Cho 1 viên    Morphine sulfate   30 mg

Cho 1 viên    Morphine sulfate   60 mg

Cho 1 viên    Morphine sulfate   100 mg

Cho 1 viên    Morphine sulfate   200 mg

Viên nang phóng thích chậm 10 mg: hộp 14 viên – Bảng nghiện.

Viên nang phóng thích chậm 30 mg: hộp 14 viên – Bảng nghiện.

Viên nang phóng thích chậm 60 mg: hộp 14 viên – Bảng nghiện.

Viên nang phóng thích chậm 100 mg: hộp 14 viên – Bảng nghiện.

Viên nang phóng thích chậm 200 mg: hộp 28 viên – Bảng nghiện.

Dược lực và dược động học thuốc Skenan LP

Dược lực học thuốc Skenan LP

Thuốc giảm đau loại opium (N: hệ thần kinh trung ương).

Tác động trên hệ thần kinh trung ương:

Morphine có tác động giảm đau phụ thuộc vào liều. Nó có thể tác động trên hành vi tâm thần – vận động và gây trầm dịu hay kích thích, tùy thuộc vào liều dùng và cơ địa. Ngay ở liều điều trị, morphine có tác động ức chế các trung khu hô hấp và ho. Hiệu lực ức chế hô hấp của morphine giảm khi dùng kéo dài. Morphine cũng có đặc tính gây nôn do tác động lên trung khu gây nôn, có thể trên trung khu ốc tai – tiền đình và lên phản xạ gây ói mửa. Ngoài ra, morphine còn gây co đồng tử nguồn gốc thần kinh trung ương.

Tác động lên cơ trơn:

Morphine làm giảm trương lực và nhu động của các sợi cơ dọc và làm tăng trương lực của các sợi cơ vòng, gây tăng co thắt ở các cơ thắt (môn vị, van hồi – manh tràng, cơ thắt hậu môn, cơ thắt Oddi, cơ thắt bàng quang.

Dược động học thuốc Skenan LP

Dạng tác động kéo dài cho phép dùng liều uống mỗi ngày hai lần.

Hấp thu:

Morphine đạt nồng độ tối đa trong huyết thanh sau khi uống từ 2 đến 4 giờ.

Chuyển hóa khi qua gan lần đầu trên 50%.

Sinh khả dụng của dạng uống vào khoảng 50% so với dạng tiêm dưới da, và vào khoảng 30% so với dạng tiêm tĩnh mạch.

Phân phối:

Sau khi hấp thu, morphine có tỉ lệ gắn kết với protein huyết tương vào khoảng 30%.

Chuyển hóa:

Morphine được chuyển hóa nhiều thành dẫn xuất liên hợp glucuronide, sau đó phải qua chu trình gan – ruột. Dẫn xuất 6-glucuronide là chất chuyển hóa có hiệu lực mạnh gấp 50 lần so với morphine. Morphine cũng bị chuyển hóa bằng phản ứng loại gốc methyl, cho một dẫn xuất khác là normorphine.

Đào thải:

Dẫn xuất liên hợp glucuronide được đào thải chủ yếu qua đường tiểu, theo hai cơ chế thanh lọc ở cầu thận và đào thải ở ống thận.

Đào thải qua phân thấp (< 10%).

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Skenan LP

Chỉ định thuốc Skenan LP

Đau nhiều, dai dẳng hay bất trị sau khi đã dùng các thuốc giảm đau khác, nhất là đau do ung thư.

Chống chỉ định thuốc Skenan LP

  • Suy hô hấp mất bù.
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi (đối với dạng có tác động kéo dài).
  • Suy gan nặng.
  • Buprénorphine, nalbuphine và pentazocine (xem Tương tác thuốc).
  • Phụ nữ cho con bú (xem Lúc có thai và Lúc nuôi con bú).

Liều lượng và cách dùng thuốc Skenan LP

Liều lượng

Dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi.

Liều lượng:

Liều khởi đầu:

– Người lớn: thông thường, liều khởi đầu là 60 mg/ngày.

– Trẻ em: liều khởi đầu là 1 mg/kg/ngày.

– Bệnh nhân bị suy thận: cân nhắc giảm liều tùy theo chức năng thận và nhu cầu của bệnh nhân.

Chỉnh liều

Cân nhắc chỉnh liều khi liều được chỉ định trước đó tỏ ra không hiệu quả.

– Đánh giá:

Không nên để trễ quá 24-48 giờ khi một nấc liều tỏ tra không hiệu quả. Trên thực tế, vào thời gian đầu điều trị, nên đánh giá tình trạng của bệnh nhân mỗi ngày.

– Tăng liều:

Nếu không kiểm soát được chứng đau, nên tăng liều morphine khoảng 50%. Trong quá trình chỉnh liều, không có giới hạn trên của liều morphine nếu có thể kiểm soát được các tác dụng ngoại ý.

– Tương quan giữa các đường sử dụng khác nhau:

Liều dùng thay đổi tùy theo đường sử dụng.

So với đường uống, liều khi dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch phải giảm 2/3 và giảm 1/2 nếu dùng đường tiêm dưới da.

Khi chuyển từ đường sử dụng này sang đường sử dụng khác phải lưu ý đến hệ số chuyển đổi nêu trên nhằm duy trì cùng một lượng sinh khả dụng của morphine trong cơ thể.

Nếu chuyển từ morphine uống có tác dụng nhanh sang dạng uống có tác dụng kéo dài, liều hàng ngày của morphine không thay đổi.

Cách dùng:

Với dạng giải phóng kéo dài, liều hàng ngày phải chia làm 2 lần, thường cách đều nhau mỗi 12 giờ.

Trường hợp bệnh nhân không thể nuốt được viên nang, phần thuốc trong viên có thể được cho vào thức ăn sệt (thức ăn nghiền, mứt, sữa chua) hoặc cho vào ống thông dạ dày hay lỗ mở dạ dày qua da có đường kính trên 16 F.G, có đầu xa được mở hay có những lỗ bên cạnh. Ống thông được rửa với 30-50 ml nước là đủ.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

Dạng tác động k o dài không dùng trong điều trị cấp cứu.

Tăng liều, ngay cả khi đã dùng ở liều cao, thường không làm tăng tiến trình gây nghiện thuốc.

Nếu cần tăng cường điều trị hay dùng liều lặp lại, cần thường xuyên đánh giá lại tình trạng của bệnh nhân, và phải thật sự do nhu cầu dùng thuốc giảm đau, chứ không phải là do tình trạng nghiện thuốc.

Trường hợp điều trị kéo dài, nếu ngưng thuốc đột ngột sẽ gây hội chứng cai thuốc, bao gồm các triệu chứng như lo âu, bồn chồn, ớn lạnh, giãn đồng tử, nóng phừng, toát mồ hôi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, buồn nôn, nôn, co rút cơ ở vùng bụng, tiêu chảy, đau khớp. Để tránh tình trạng này, cần phải giảm liều từ từ.

Morphine là một chất gây nghiện do đó có thể dẫn đến tình trạng sử dụng sai lệch do gây lệ thuộc về thể chất và tinh thần, gây nghiện sau một thời gian dùng thuốc kéo dài.

Tuy nhiên khi có nhu cầu thật sự để điều giảm giảm đau, morphine vẫn có thể được kê toa.

Thận trọng lúc dùng:

Sử dụng morphine thận trọng trong những trường hợp sau:

– Suy thận: morphine được đào thải qua thận dưới dạng chất chuyển hóa có hoạt tính, do đó nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó điều chỉnh liều và tần số sử dụng tùy theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

– Khi nguyên nhân gây đau được điều trị đồng thời: điều chỉnh liều của morphine tùy theo kết quả của việc điều trị nguyên nhân gây đau.

– Suy hô hấp: cần đặc biệt theo dõi nhịp thở. Ngủ li bì là một dấu hiệu dự báo tình trạng mất bù.

Cần phải giảm liều morphine khi có nhiều thuốc giảm đau khác được kê toa đồng thời, vì dễ gây suy hô hấp đột ngột.

– Người già: do có nhạy cảm đặc biệt với các tác dụng ngoại ý trên thần kinh trung ương (lú lẫn) hoặc trên đường tiêu hóa, kết hợp với việc chức năng thận bị giảm, cần phải thận trọng khi chỉ định morphine, nhất là nên giảm liều khởi đầu còn phân nửa.

Kê toa đồng thời với những thuốc khác, nhất là các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, làm tăng khả năng xuất hiện các tác dụng ngoại ý như lú lẫn hay táo bón.

Người già thường có các bệnh lý ở tuyến tiền liệt, do đó dễ có nguy cơ bị bí tiểu.

Không cần phải hạn chế sử dụng morphine ở người già một khi đã tôn trọng các điểm thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này.

– Táo bón: cần phải chắc chắn rằng bệnh nhân không bị hội chứng tắc ruột trước khi tiến hành điều trị.

– Tăng áp lực nội sọ: trường hợp bị tăng áp lực nội sọ, phải thận trọng khi sử dụng morphine.

– Vận động viên thể thao: dùng morphine có thể cho kết quả dương tính xét nghiệm tìm chất kích thích.

Lái xe và vận hành máy: Do morphine làm giảm sự tập trung và cảnh giác, cần thông báo cho người phải lái tàu xe hay vận hành máy móc về nguy cơ này khi dùng thuốc.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai:

Các nghiên cứu thực hiện trên động vật không cho thấy morphine có tác động gây quái thai.

Trên lâm sàng, khảo sát trên một số khá nhiều phụ nữ có thai không cho thấy morphine có tác động gây dị dạng hay độc phôi nào đặc biệt.

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, dùng liều cao, ngay cả khi chỉ dùng ngắn hạn, có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu người mẹ dùng morphine dài hạn, dù với bất kỳ liều lượng như thế nào, cũng đều có thể gây ra hội chứng cai thuốc cho trẻ sơ sinh, với các triệu chứng như vật vã, nôn, co giật và tăng khả năng tử vong.

Tóm lại, trong những điều kiện sử dụng bình thường, có thể kê toa morphine cho phụ nữ đang mang thai nếu cần.

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nếu có dùng morphine liều cao ngắn hạn, hay điều trị mạn tính, thậm chí ở người đã bị nghiện morphine, cần phải tăng cường theo dõi trẻ trong giai đoạn chu sinh nhằm tránh nguy cơ trẻ bị suy hô hấp hay bị hội chứng cai thuốc.

Lúc nuôi con bú:

Do morphine qua được sữa mẹ, không được cho con bú trong thời gian điều trị.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chống chỉ định phối hợp:

– Các chất chủ vận – đối kháng của morphine (buprénorphine, nalbuphine, pentazocine): làm giảm tác dụng giảm đau do cạnh tranh thụ thể, với nguy cơ gây hội chứng cai thuốc.

Không nên phối hợp:

– Alcool: cồn làm tăng tác dụng gây trầm dịu của morphine. Việc giảm tập trung và cảnh giác có thể gây nguy hiểm khi lái tàu xe hay vận hành máy móc. Tránh dùng các thức uống và thuốc có chất cồn trong thời gian điều trị với morphine.

Một số phối hợp cần lưu ý:

– Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: các dẫn xuất morphine khác (giảm đau và trị ho), thuốc chống trầm cảm gây trầm dịu, kháng histamine H1 gây trầm dịu, nhóm barbiturate, nhóm benzodiazépines, thuốc giải lo âu không thuộc nhóm benzodiazépines, thuốc an thần kinh, clonidine và các thuốc cùng nhóm: tăng ức chế thần kinh trung ương (gây trầm dịu và ức chế hô hấp) có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi dùng thuốc khi đang lái tàu xe hay vận hành máy móc.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Các tác dụng ngoại ý thường gặp khi dùng ở liều thông thường gồm buồn ngủ, lẫn lộn, buồn nôn, nôn, táo bón. Các triệu chứng đầu tiên thường chỉ thoáng qua nhưng nếu dai dẳng thì phải tìm hiểu nguyên nhân. Ngược lại, triệu chứng táo bón thì vẫn kéo dài nếu duy trì điều trị. Các triệu chứng này chắc chắn sẽ xảy ra và phải được dự đoán trước nhằm tối ưu hóa việc điều trị, nhất là đối với triệu chứng táo bón. Thường có thể dùng các liệu pháp điều chỉnh.

Bài viết SKENAN LP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SALBUTAMOL – SỬ DỤNG TRONG NỘI KHOA HÔ HẤP https://benh.vn/thuoc/salbutamol-su-dung-trong-noi-khoa-ho-hap/ Mon, 05 Feb 2024 03:04:33 +0000 http://benh2.vn/thuoc/salbutamol-su-dung-trong-noi-khoa-ho-hap/ Salbutamol là thuốc ức chế co cơ trơn đặc biệt là cơ trơn đường hô hấp do đó làm thông thoáng đường thở, chống tắc nghẹt thở. Tên chung quốc tế: Salbutamol. Loại thuốc: Thuốc kích thích beta2 giao cảm. Dạng thuốc và hàm lượng Bình xịt khí dung 100 microgam/liều xịt, bình 200 liều; […]

Bài viết SALBUTAMOL – SỬ DỤNG TRONG NỘI KHOA HÔ HẤP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Salbutamol là thuốc ức chế co cơ trơn đặc biệt là cơ trơn đường hô hấp do đó làm thông thoáng đường thở, chống tắc nghẹt thở.

Tên chung quốc tế: Salbutamol.

Loại thuốc: Thuốc kích thích beta2 giao cảm.

Dạng thuốc và hàm lượng

Bình xịt khí dung 100 microgam/liều xịt, bình 200 liều; tá dược gồm các chất đẩy (CFC) và acid oleic. Nang bột để hít 200 microgam (tác dụng tương đương với 100 microgam khí dung).

Dung dịch phun sương 0,5%, lọ 10 ml; dung dịch phun sương (đơn liều) 2,5 mg và 5 mg/2,5 ml; tá dược gồm benzalkonium clorid và acid sulfuric.

Viên 2 mg, 4 mg; tá dược calci sulfat, magnesi stearat.

Lọ siro 60 mg/150 ml, kèm thìa đong chuẩn 5 ml (tương đương 2 mg salbutamol); tá dược gồm natri sacharin, acid citric ngậm 1 phân tử nước, natri citrat ngậm 2 phân tử nước, hydroxy propylmethyl celulose, natri benzoat, natri clorid.

Ống tiêm 0,5 mg/1 ml; tá dược gồm natri clorid và acid sulfuric.

Cơ chế tác dụng

Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể beta 2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể beta 1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim.

Dược động học của thuốc phụ thuộc vào cách dùng.

Nếu dùng thuốc dưới dạng khí dung, tác dụng giãn phế quản xuất hiện sau 2 – 3 phút, tối đa từ 5 đến 15 phút và kéo dài 3 – 4 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương thấp, đạt tối đa trong vòng 2 – 4 giờ. Khoảng 72% lượng thuốc hít vào đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ, trong đó 28% không biến đổi và 44% đã chuyển hóa. Nửa đời thải trừ của thuốc là 3,8 giờ. Do nồng độ thuốc trong huyết tương thấp nên dạng khí dung ít gây tác dụng phụ hơn dạng viên hoặc tiêm. Do đó, dạng khí dung có thể dùng được ở người bệnh cường giáp, loạn nhịp tim, rối loạn tuần hoàn mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bệnh đang dùng thuốc ức chế enzym monoamin oxydase.

Nếu dùng theo đường uống, một lượng thuốc lớn qua gan rồi vào máu, do đó sinh khả dụng tuyệt đối của salbutamol khoảng 40%. Nồng độ trong huyết tương đạt mức tối đa sau khi uống 2 – 3 giờ. Chỉ có 5% thuốc được gắn vào các protein huyết tương. Nửa đời của thuốc từ 5 đến 6 giờ. Khoảng 50% lượng thuốc được chuyển hóa thành các dạng sulfo liên hợp (không có hoạt tính). Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu (75 – 80%) dưới dạng còn hoạt tính và các dạng không còn hoạt tính.

Nếu tiêm thuốc vào tĩnh mạch thì nồng độ thuốc trong máu đạt ngay mức tối đa, rồi sau đó giảm dần theo dạng hàm số mũ. Gần 3/4 lượng thuốc được thải qua thận, phần lớn dưới dạng không thay đổi.

Nếu tiêm dưới da: Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương xuất hiện sớm hơn so với dùng theo đường uống. Sinh khả dụng là 100%, nửa đời của thuốc là 5 – 6 giờ. Khoảng 25 – 35% lượng thuốc đưa vào được chuyển hóa và mất tác dụng. Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính và các dạng không còn hoạt tính.

Hiện nay có dạng thuốc kết hợp salbutamol và ipratropium theo liều cố định: 3,0 mg salbutamol (= 2,5 mg salbutamol dạng base) và 0,5 mg ipratropium bromid (Combivent unit dose – Boehringer Ingelheim Pharmaceuticals). Sự kết hợp này làm tăng tác dụng giãn phế quản và vì có ipratropium nên có thể giảm liều salbutamol và do đó làm giảm các tác dụng phụ của thuốc kích thích beta2.

Chỉ định và chống chỉ định của Salbutamol

Salbutamol chủ yếu được sử dụng trong nội khoa hô hấp với tác dụng chống tắc nghẽn đường thở và chống chỉ định khi bị dị ứng với thuốc.

Chỉ định Salbutamol trong hô hấp

Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.

Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.

Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.

Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.

Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.

Chống chỉ định Salbutamol

Dị ứng với 1 trong các thành phần của thuốc.

Ðiều trị dọa sẩy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai.

Thận trọng khi sử dụng Salbutamol trong sản khoa

Salbutamol khi sử dụng trong nội khoa hô hấp cần thận trọng vì có thể gây ra những tác dụng bất lợi khi sử dụng không đúng cách.

Lưu ý khi dùng Salbutamol

Khi dùng liều thông thường mà kém tác dụng thì thường do đợt hen nặng lên. Trường hợp đó thầy thuốc cần dặn người bệnh phải trở lại khám bệnh ngay chứ không được tự ý tăng liều tối đa đã được dặn trước đó.

Trong thuốc có hoạt chất có thể gây kết quả dương tính đối với các xét nghiệm tìm chất doping ở các vận động viên thể dục thể thao.

Nếu người bệnh có nhiều đờm thì cần phải được điều trị thích hợp trước khi dùng salbutamol dạng khí dung.

Phải hết sức thận trọng khi sử dụng salbutamol uống và tiêm cho người bị cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bệnh đang dùng IMAO (thuốc ức chế enzym monoamine oxydase) hay thuốc ức chế beta. Trong các trường hợp này, có thể dùng dưới dạng khí dung.

Cần thận trọng khi dùng các dạng salbutamol đối với người mang thai để điều trị co thắt phế quản vì thuốc tác động đến cơn co tử cung nhất là trong 3 tháng đầu mang thai.

Khi chỉ định salbutamol, cần phải giảm liều thuốc kích thích beta khác nếu đang dùng.

Thời kỳ mang thai

Salbutamol đã được chứng minh gây quái thai ở chuột khi tiêm dưới da với liều tương ứng gấp 14 lần liều khí dung ở người. Chưa có công trình nghiên cứu quy mô nào ở người mang thai. Tuy vậy, khi dùng cần thận trọng cân nhắc lợi hại.

Thời kỳ cho con bú

Hiện nay chưa biết salbutamol có tiết vào sữa mẹ không, nhưng vì khả năng gây quái thai ở một số súc vật, nên cần thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Nói chung ít gặp ADR khi dùng các liều điều trị dạng khí dung.

Thường gặp, ADR >1/100

Tuần hoàn: Ðánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Cơ – xương: Run đầu ngón tay.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Hô hấp: Co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng. Chuyển hóa: Hạ kali huyết. Cơ xương: Chuột rút. Thần kinh: Dễ bị kích thích, nhức đầu. Phản ứng quá mẫn: Phù, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch.

Bài viết SALBUTAMOL – SỬ DỤNG TRONG NỘI KHOA HÔ HẤP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Singulair – Thuốc điều trị và dự phòng các cơn hen https://benh.vn/thuoc/singulair/ Wed, 27 Dec 2023 03:11:03 +0000 http://benh2.vn/thuoc/singulair/ SINGULAIR là thuốc được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, viêm mũi dị ứng, được sản xuất bởi hãng MSD. Thành phần thuốc Singulair Thành phần của thuốc Singulair gồm có hoạt chất chính là Natri Montelukast và […]

Bài viết Singulair – Thuốc điều trị và dự phòng các cơn hen đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SINGULAIR là thuốc được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, viêm mũi dị ứng, được sản xuất bởi hãng MSD.

Thành phần thuốc Singulair

Thành phần của thuốc Singulair gồm có hoạt chất chính là Natri Montelukast và các loại tá dược cấu thành sản phẩm.

Hoạt chất chính của thuốc Singulair

Mỗi viên nén bao phim 10 mg chứa 10,4 mg Natri Montelukast có tương đương phân tử với 10,0 mg gốc acid tự do.

Mỗi viên nhai 5 mg chứa 5,2 mg Natri Montelukast có tương đương phân tử với 5,0 mg gốc acid tự do.

Mỗi viên nhai 4 mg và mỗi gói cốm 4 mg chứa 4,2 mg Natri Montelukast có tương đương phân tử với 4,0 mg gốc acid tự do.

Tá dược dùng trong thuốc Singulair

Mỗi viên nén bao phim 10 mg chứa các tá dược sau: microcrytalline cellulose, lactose monohydrate, croscarmellose sodium, hydroxypropyl cellulose, and magnesium stearate. Áo bao phim chứa: hydroxypropy; methylcellulose, hydroxypropyl cellulose, tianium dioxide, ô xít sắt đỏ, ô xít sắt vàng, và carmauba wax.

Mỗi viên nhai 4 mg và 5 mg chứa các tá dược sau: mannitol, microcrystalline cellulose, hydroxypropyl cellulose, red ferric oxide, croscarmellose sodium, vị dâu, aspartame, và magnesium stearate.

Mỗi gói cốm 4 mg chứa các tá dược sau: mannitol, hydroxypropyl cellulose, và magnesium stearate.

Dạng trình bày của thuốc Singulair

Mỗi viên nén bao phim SINGULAIR 10 mg đóng trong vỉ chứa 7 viên. Mỗi hộp chứa 4 vỉ.

Mỗi viên nhai SINGULAIR 5 mg đóng trong vỉ chứa 7 viên. Mỗi hộp chứa 4 vỉ

Mỗi viên nhai SINGULAIR 4 mg đóng trong vỉ chứa 7 viên. Mỗi hộp chứa 4 vỉ

Mỗi gói cốm hạt SINGULAIR 4 mg đóng trong hộp chứa 7 hoặc 28 gói.

Dược lực học và dược động học thuốc Singulair

Thuốc Singulair có dược lực và dược động học đặc trưng của Montelukast với các đặc điểm như sau.

Dược lực học thuốc Singulair

Montelukast dạng uống là chất có tính chống viêm, cải thiện được các thông số về viêm trong hen. Dựa vào các thử nghiệm về hóa sinh và dược lý, montelukast chứng tỏ có ái lực cao và có độ chọn lọc với thụ thể CysLT (tác dụng này trội hơn ở các thụ thể khác cũng quan trọng về dược lý, như các thụ thể prostanoid, cholinergic hoặc β-adrenergic). Montelukast ức chế mạnh các tác dụng sinh lý của LTC4, LTD4, LTE4 tại thụ thể CysLT1.

Ở bệnh nhân hen, montelukast ức chế các thụ thể cysteinyl leukotriene ở đường thở chứng minh qua khả năng ức chế sự có thắt phế quản do hít LTD4. Với các liều dưới 5 mg đã phong bế được sự co thắt phế quản do LTD4. Montelukast gây giãn phế quản trong 2 giờ sau khi uống; tác dụng này hiệp đồng với thuốc giãn phế quản chủ vận β2.

Dược động học thuốc Singulair

Hấp thu của thuốc

Sau khi uống, montelukast hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn.

  • Với viên nén bao phim 10mg, nồng độ Cmax đạt được sau 3 giờ ở người lớn, uống lúc đói. Sinh khả dụng khi dùng thuốc đường uống là 64%. Sinh khả dụng và Cmax không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Với viên nén nhai 5mg, Cmax đạt sau 2 giờ đối với người lớn uống lúc đói. Sinh khả dụng khi uống là 37%. Thức ăn không có ảnh hưởng lớn trong lâm sàng khi dùng thuốc dài ngày.
  • Với viên nén nhai 4mg, Cmax đạt sau 2 giờ uống đối với bệnh nhi 2-5 tuổi, uống lúc đói.
  • Dạng cốm uống 4mg tương đương sinh học với viên nén nhai 4mg ở người lớn lúc đói.

Thức ăn không gây ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của thuốc.

Phân bố

Hơn 99% montelukast gắn kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố (Vd) trong trạng thái ổn định của montelukast là 8-11 lít. Nghiên cứu trên chuột cống với montelukast đánh dấu cho thấy thuốc rất ít phân bố qua hàng rào máu não. Hơn nữa, nồng độ của chất đánh dấu sau khi uống 24 giờ là tối thiểu trong mọi mô khác.

Chuyển hóa

Montelukast chuyển hóa rất mạnh. Trong các nghiên cứu với liều điều trị, nồng độ trong huyết tương của các chất chuyển hóa của montelukast không tìm thấy được trong trạng thái ổn định ở người lớn và trẻ em. Nghiên cứu in vitro, sử dụng microsome gan người, cho thấy cytochrome P450 3A4 và 2C9 xúc tác cho chuyển hóa của montelukast. Dựa vào các kết quả khác in vitro trên microsome gan người, thấy rằng montelukast trong huyết tương không ức chế các cytochromes P450 3A4, 2C9, 1A2, 2A6, 2C19 hay 2D6.

Thải trừ

Độ thanh thải của montelukast trong huyết tương là 45 mL/phút ở người lớn khỏe mạnh. Sau khi uống montelukast đánh dấu, 86% chất đánh dấu được tìm thấy trong phân trong 5 ngày và dưới 0,2% thải qua nước tiểu. Điều này cho thấy montelukast và các chất chuyển hóa của thuốc được thải trừ gần như hoàn toàn qua mật. Trong nhiều nghiên cứu, thời gian bán thải của montelukast là 2,7-5,5 giờ ở người trẻ tuổi khỏe mạnh. Dược động học của montelukast hầu như tuyến tính khi uống tới liều 50 mg. Không có sự khác biệt về dược động học khi uống thuốc vào buổi sáng hoặc tối. Khi uống 10 mg montelukast một lần trong ngày, hầu như rất ít tích lũy chất mẹ montelukast trong huyết tương (xấp xỉ 14%).

Chỉ định, chống chỉ định và cách dùng thuốc Singulair

Thuốc Singulair được chỉ định trong bệnh hô hấp như hen phế quản, bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính. Các chống chỉ định của thuốc Singulair hiện tại cũng chưa thực sự cụ thể.

Chỉ định của thuốc Singulair

  • Dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính bao gồm: Dự phòng triệu chứng hen ban ngày và ban đêm, dự phòng cắt cơn hen do gắng sức cho người lớn, trẻ trên 12 tháng và điều trị hen cho bệnh nhân hen nhạy cảm với Aspirin.
  • Giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm: Viêm mũi dị ứng theo mùa (cho người lớn và trẻ >2 tuổi) và viêm mũi quanh năm (cho người lớn và trẻ >6 tháng tuổi)

Liều lượng và cách dùng thuốc Singulair

Dùng SINGULAIR 1 lần/ngày. Để điều trị hen, cần uống thuốc vào buổi tối. Với viêm mũi dị ứng, thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng. Với người bệnh vừa hen vừa viêm mũi dị ứng, nên dùng mỗi ngày một liều, vào buổi tối.

  • Người lớn >= 15 tuổi bị hen và/hoặc viêm mũi dị ứng: 1 viên 10 mg/ngày uống buổi tối
  • Trẻ em 6 – 14 tuổi, bị hen và/hoặc viêm mũi dị ứng: nhai 1 viên 5mg/ngày uống buổi tối
  • Trẻ em 2 -5 tuổi bị hen và/hoặc viêm mũi dị ứng: nhai 1 viên 4 mg hoặc 1 gói 4 mg cốm hạt/ngày uống buổi tối

Lưu ý cách sử dụng cốm hạt:

  • Có thể rắc trực tiếp vào lưỡi hoặc trộn với thức ăn mềm hoặc pha với sữa mẹ
  • Sử dụng ngay sau khi mở gói, không được để quá 15 phút đối với dịch pha.

Khuyến cáo chung khi sử dụng thuốc Singulair

Hiệu lực điều trị của SINGULAIR dựa vào các thông số kiểm tra hen. Có thể uống viên nén, viên nhai và cốm hạt SINGULAIR cùng hoặc không cùng thức ăn. Cần dặn người bệnh tiếp tục dùng SINGULAIR mặc dù cơn hen đã được khống chế, cũng như trong các thời kỳ bệnh hen nặng hơn.

Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhi trong từng nhóm tuổi, cho người cao tuổi. Trên người suy thận, suy gan nhẹ và trung bình cũng không cần hiệu chỉnh liều

SINGULAIR có thể dùng phối hợp cho người bệnh đang theo các chế độ điều trị khác.

Giảm liều các thuốc phối hợp sau:

  • Thuốc giãn phế quản: Có thể thêm SINGULAIR vào chế độ điều trị cho người bệnh chưa được kiểm soát đầy đủ chỉ bằng thuốc giãn phế quản. Khi có đáp ứng lâm sàng, có thể giảm liều thuốc giãn phế quản nếu dung nạp được.
  • Corticosteroid dạng hít: dùng cùng SINGULAIR mang thêm lợi ích điều trị cho người bệnh đang dùng corticosteroid dạng hít. Có thể giảm liều corticosteroid nếu dung nạp được. Tuy nhiên, liều corticosteroid phải giảm dần dưới sự giám sát của bác sỹ. Ở một số người bệnh, liều lượng corticosteroid dạng hít có thể rút khỏi hoàn toàn. Không nên thay thế đột ngột thuốc Corticosteroid dạng hít bằng SINGULAIR.

Chống chỉ định của thuốc Singulair

Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Singulair

Thuốc Singulair mặc dù được sử dụng rất phổ biến nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ với sức khỏe mà cần thận trọng khi sử dụng kể cả đối tượng thông thường lẫn đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, cho con bú…

Thận trọng khi dùng thuốc

Chưa xác định được hiệu lực khi uống SINGULAIR trong điều trị các cơn hen cấp tính. Vì vậy, không nên dùng SINGULAIR các dạng uống để điều trị cơn hen cấp. Người bệnh cần được dặn dò dùng thuốc đúng cách.

Có thể phải giảm liều corticosteroid dạng hít dần dần với sự giám sát của bác sỹ, nhưng không được thay thế đột ngột corticosteroid dạng uống hoặc hít bằng SINGULAIR.

Khi giảm liều corticosteroid dùng đường toàn thân ở người bệnh dùng các thuốc chống hen khác, bao gồm các thuốc đối kháng thụ thể leukotriene có thể gặp một số trường hợp hiếm sau: tăng bạch cầu ưa eosin, phát ban, thở ngắn,…

Thận trọng khi dùng thuốc Singulair trong thời kỳ mang thai

Chưa có nghiên cứu SINGULAIR ở người mang thai. Chỉ dùng SINGULAIR khi mang thai khi thật cần thiết.

Trong quá trình lưu hành sản phẩm trên thị trường, đã có báo cáo hiếm gặp các trường hợp bị khuyết tật chi bẩm sinh ở con của các bà mẹ sử dụng SINGULAIR khi mang thai. Phần lớn các bà mẹ này cũng dùng kèm theo các thuốc trị hen khác trong quá trình mang thai. Mối liên hệ nhân quả của các biến cố này với việc sử dụng SINGULAIR chưa được xác lập.

Thận trọng khi dùng thuốc Singulair trong thời kỳ cho con bú

Chưa rõ sự bài tiết của SINGULAIR qua sữa mẹ. Cần thận trọng khi dùng SINGULAIR trong thời kỳ cho con bú.

Thận trọng khi dùng thuốc Singulair cho Trẻ em

SINGULAIR đã được nghiên cứu trên bệnh nhi từ 6 tháng đến 14 năm tuổi. Chưa có nghiên cứu về tính an toàn và hiệu lực của thuốc trên bệnh nhi dưới 6 tháng tuổi. Các nghiên cứu cho thấy SINGULAIR không ảnh hưởng lên tỷ lệ phát triển của trẻ em

Thận trọng khi dùng thuốc Singulair trong cho Người cao tuổi

Không có sự khác biệt về tính an toàn và hiệu quả của SINGULAIR liên quan đến tuổi tác

Tương tác thuốc Singulair

Có thể dùng SINGULAIR với các thuốc thường dùng khác trong dự phòng và điều trị các bệnh hô hấp mạn tính như bệnh hen và điều trị viêm mũi dị ứng. Trong các nghiên cứu về tương tác thuốc, liều khuyến cáo trong điều trị của montelukast không có ảnh hưởng đáng kể tới dược động học của các thuốc sau: theophylline, prednisone, prednisolone, thuốc uống ngừa thai, terfenadine, digoxin và warfarin.

Diện tích dưới đường cong của montelukast giảm khoảng 40% khi dùng cùng phenobarbital. Tuy nhiên, không cần điều chỉnh liều lượng SINGULAIR.

Các nghiên cứu in vitro cho thấy montelukast là chất ức chế CYP 2C8. Tuy nhiên dữ liệu từ các nghiên cứu tương tác thuốc trên lâm sàng của montelukast và rosiglitazone lại cho thấy montelukast không ức chế CYP2C8 in vivo, do đó, montelukast không làm thay đổi quá trình chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua enzyme này

Tác dụng không mong muốn của thuốc Singulair

Nói chung SINGULAIR dung nạp tốt. Các tác dụng ngoại ý thường nhẹ và thường không cần ngừng thuốc. Tỷ lệ chung của các tác dụng ngoại ý của SINGULAIR tương tự khi so sánh với placebo.

Người lớn từ 15 tuổi trở lên bị hen

Đánh giá SINGULAIR trên khoảng 2600 người lớn bị hen, từ 15 tuổi trở lên trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng với placebo trong 12 tuần, phản ứng có hại liên quan tới thuốc có tỷ lệ ≥ 1% ở nhóm người bệnh dùng SINGULAIR và tỷ lệ đó cao hơn so với nhóm placebo chỉ là đau bụng và nhức đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Trên các trường hợp điều trị kéo dài, các tác dụng ngoại ý không có thay đổi gì.

Trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi bị hen

Đánh giá SINGULAIR trên khoảng 475 bệnh nhi bị hen, từ 6 tới 14 tuổi thấy rằng độ an toàn của thuốc ở nhóm bệnh nhi tương tự như ở nhóm người lớn dùng thuốc và placebo. Trong thử nghiệm lâm sàng 8 tuần có đối chứng placebo, phản ứng có hại liên quan tới thuốc có tỷ lệ >1% ở nhóm người bệnh dùng SINGULAIR và tỷ lệ đó cao hơn so với nhóm placebo chỉ là nhức đầu. Tỷ lệ các hiện tượng này không khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với giả dược.

Trên các trường hợp điều trị kéo dài, các tác dụng ngoại ý không có thay đổi gì.

Trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi bị hen

Cũng có nghiên cứu đánh giá SINGULAIR trên 573 bệnh nhi bị hen, từ 2 đến 5 tuổi. Trong thử nghiệm lâm sàng 12 tuần có đối chứng placebo, phản ứng có hại liên quan tới thuốc có tỷ lệ >1% ở bệnh nhi dùng SINGULAIR và tỷ lệ đó cao hơn so với nhóm placebo chỉ là khát. Tỷ lệ khát không khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với giả dược

Khi điều trị kéo dài, các phản ứng có hại không thay đổi.

Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi bị hen

Đã nghiên cứu đánh giá SINGULAIR trên 175 bệnh nhi bị hen, tuổi từ 6 tháng đến 2 năm. Trong thử nghiệm lâm sàng 6 tuần có đối chứng placebo, những phản ứng có hại liên quan tới thuốc có tỷ lệ >1% ở bệnh nhân dùng SINGULAIR và tỷ lệ đó cao hơn so với nhóm placebo là tiêu chảy, tăng kích động, hen, viêm da thể chàm và phát ban. Tỷ lệ các phản ứng này không khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với giả dược

Người lớn từ 15 tuổi trở lên bị viêm mũi dị ứng theo mùa

Đã có nghiên cứu đánh giá SINGULAIR trên 2199 người bệnh trên 15 tuổi để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa trong các nghiên cứu lâm sàng. Dùng SINGULAIR một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều thường dung nạp tốt với thuộc tính an toàn tương đương với nhóm placebo. Trong nghiên cứu 4 tuần có đối chứng placebo trên lâm sàng, kết quả là tương tự.

Trẻ em từ 2 tuổi đến 14 tuổi bị viêm mũi dị ứng theo mùa

Đã có nghiên cứu đánh giá SINGULAIR trên 280 bệnh nhi 2-14 tuổi điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng placebo trong 2 tuần. Dùng SINGULAIR một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều thường dung nạp tốt với thuộc tính an toàn tương đương với nhóm placebo.

Người lớn từ 15 tuổi trở lên bị viêm mũi dị ứng quanh năm

Đã có hai nghiên cứu đánh giá SINGULAIR trên 3235 người lớn và vị thành niên trên 15 tuổi bị viêm mũi dị ứng quanh năm trong 6 tuần, đối chứng placebo. Dùng SINGULAIR mỗi ngày một lần nói chung dung nạp tốt, độ an toàn ở nhóm người bệnh dùng thuốc tương đương với nhóm placebo.

Sau khi đưa thuốc ra thị trường

Có thêm những tác dụng ngoại ý sau đây khi đưa thuốc ra thị trường: các phản ứng quá mẫn (bao gồm phản vệ, phù mạch, ngứa, phát ban, mày đay và rất hiếm là thâm nhiễm bạch cầu ưa eosin tại gan), giấc mộng bất thường, ảo giác, buồn ngủ, kích động bao gồm hành vi gây gổ, hiếu động, mất ngủ, dị cảm/giảm cảm giác và rất hiếm là cơn co giật; buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, tăng AST và ALT, rất hiếm gặp viêm gan ứ mật; đau khớp, đau cơ bao gồm co rút cơ; tăng khả năng chảy máu, chảy máu, đánh trống ngực và phù.

BÁO NGAY CHO BÁC SỸ HOẶC DƯỢC SỸ NẾU CÓ BẤT KỲ TRIỆU CHỨNG NÀO Ở TRÊN HAY KHÁC NỮA.

Chưa có cơ sở chứng minh SINGULAIR có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Quá liều thuốc Singulair

Không có thông tin đặc hiệu để điều trị khi quá liều SINGULAIR. Trong nghiên cứu về hen mạn tính, dùng SINGULAIR  với các liều lớn hơn 200 mg/ngày ở người lớn trong 22 tuần và nghiên cứu ngắn ngày với liều tới 900 mg mỗi ngày, dùng trong khoảng 1 tuần, không thấy có phản ứng quan trọng trong lâm sàng.

Cũng có những báo cáo về ngộ độc cấp sau khi thuốc ra thị trường và trong các TNLS. Các báo cáo này bao gồm cả ở trẻ em và người lớn với liều cao nhất lên tới 100 mg.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng 15-30oC tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Hạn dùng:

Hạn dùng của viên nén bao phim SINGULAIR 10 mg là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Hạn dùng của viên nhai và gói cốm hạt là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Được sản xuất bởi:

Merck Sharp & Dohme Limited; Shotton Lane, Cramlington, Northumbberland, NE23 3JU, United Kingdom (Anh)

Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Một số thông tin trong tờ hướng dẫn trước đây có thể đã thay đổi, Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sỹ.

Xin lưu ý rằng thuốc này được chỉ định cho cá nhân bạn. Không được đưa thuốc này cho người khác  sử dụng. Để xa tầm tay trẻ em.

Giá bán của thuốc Singulair năm 2023

Giá bán Singulair 4mg chứa 28 gói: 380,000

Giá bán Singulair 10mg chứa 28 viên nén: 420,000

Sản phẩm này hiện bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và giá bán thực tế có thể thay đổi tùy theo thời điểm mua và địa điểm mua thuốc.

Bài viết Singulair – Thuốc điều trị và dự phòng các cơn hen đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sectral 200 mg https://benh.vn/thuoc/sectral-200-mg/ https://benh.vn/thuoc/sectral-200-mg/#respond Thu, 14 Sep 2023 09:18:49 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=55205 Sectral có thành phần hoạt chất chính acebutolol là thuốc chẹn beta adrenergic,, có tác dụng trong nhiều trường hợp: tăng huyết áp, đau thắt ngực và kiểm soát nhịp tim nhanh. Dạng trình bày Viên nang: Viên nang gelatin cứng, thân màu vàng đục và vỏ màu hồng đục. Chiều dài khoảng 17mm, đường […]

Bài viết Sectral 200 mg đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sectral có thành phần hoạt chất chính acebutolol là thuốc chẹn beta adrenergic,, có tác dụng trong nhiều trường hợp: tăng huyết áp, đau thắt ngực và kiểm soát nhịp tim nhanh.

Dạng trình bày

Viên nang: Viên nang gelatin cứng, thân màu vàng đục và vỏ màu hồng đục. Chiều dài khoảng 17mm, đường kính thân khoảng 6 mm. Nang chứa bột trắng hoặc gần trắng.

Dạng đăng ký

Thuốc kê đơn

Thành phần

Mỗi viên nang chứa 222mg hoạt chất Acebutolol hydrochloride (tương đương 200mg base)

Dược lực học

Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm

Cơ chế tác dụng: Sectral là một chất đối kháng adrenoceptor beta có tính chọn lọc trên tim, tức là tác động ưu tiên trên các thụ thể adrenergic beta-1 trong tim.

Tác dụng chính của nó là làm giảm nhịp tim đặc biệt khi tập thể dục và giảm huyết áp ở các đối tượng tăng huyết áp. Sectral và chất chuyển hóa hoạt tính tương đương, diacetolol có hoạt tính chống loạn nhịp tim, thời gian bán hủy kết hợp trong huyết tương của hoạt chất và chất chuyển hóa là 7-10 giờ.

Cả hai đều có hoạt tính đối kháng 1 phần (PAA) còn được gọi là hoạt tính giao cảm nội tại (ISA). Đặc tính này đảm bảo rằng một số mức độ kích thích thụ thể beta được duy trì. Trong điều kiện nghỉ ngơi, điều này có xu hướng cân bằng giữa hiệu ứng chronotropic (thay đổi nhịp tim) âm tính và hiệu ứng inotropic (thay đổi lực co thắt cơ tim) âm tính. Sectral ngăn chặn tác động kích thích quá mức catecholamine do căng thẳng.

Dược động học

Sau khi uống, acebutolol được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn. Hấp thu dường như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong ruột.
Có sự hình thành nhanh chóng một chất chuyển hóa tương đương chính, diacetolol, có đặc điểm dược lý tương tự như acebutolol.

Nồng độ đỉnh của chất có hoạt tính trong huyết tương (tức là acebutolol cộng với diacetolol) đạt được trong vòng 2-4 giờ và thời gian bán hủy trong huyết tương cuối cùng là khoảng 8-10 giờ.

Do bài tiết qua mật và chuyển trực tiếp qua thành ruột từ tuần hoàn hệ thống đến lòng ruột, hơn 50% liều uống Sectral được thu hồi trong phân với acebutolol và diacetolol theo tỷ lệ bằng nhau; phần còn lại của liều được tái hấp thu trong nước tiểu, chủ yếu là diacetolol. Cả acebutolol và diacetolol đều ưa nước và đều thấm kém vào thần kinh trung ương.

Chỉ định

Kiểm soát tất cả các loại tăng huyết áp, đau thắt ngực và kiểm soát nhịp tim nhanh.

Chống chỉ định

Sốc tim là một chống chỉ định tuyệt đối. Cần hết sức thận trọng ở những bệnh nhân có huyết áp ở mức 100/60 mmHg hoặc thấp hơn.

Sectral cũng chống chỉ định ở những bệnh nhân bị suy tim độ hai và độ ba, hội chứng nút xoang bệnh, nhịp tim chậm (<45-50 bpm), suy tim

không kiểm soát, nhiễm toan chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn ngoại biên nghiêm trọng, quá mẫn với acebutolol, các thành phần hoặc với các

thuốc chẹn beta, và u tủy thượng thận không được điều trị.

Liều dùng và cách dùng

– Tăng huyết áp: Liều khởi đầu 400mg uống mỗi ngày một lần vào bữa sáng hoặc 200mg uống hai lần mỗi ngày. Nếu đáp ứng không đủ

trong vòng hai tuần, có thể tăng liều tới 400mg uống hai lần mỗi ngày; Nếu tăng huyết áp vẫn không được kiểm soát đầy đủ, nên cân nhắc

thêm thuốc chống tăng huyết áp thứ hai như thuốc chẹn kênh canxi nifedipine hoặc liều nhỏ thuốc lợi tiểu thiazide.

– Đau thắt ngực: Liều khởi đầu 400mg uống mỗi ngày một lần vào bữa sáng hoặc 200mg hai lần mỗi ngày. Ở thể nghiêm trọng có thể dùng lên đến 300mg ba lần mỗi ngày. Liều lên đến 1200mg mỗi ngày đã được sử dụng.

– Chứng loạn nhịp tim: Khi dùng đường uống, nên dùng liều ban đầu 200mg. Nhu cầu liều hàng ngày cho hoạt tính chống loạn nhịp dài hạn

hải nằm trong khoảng từ 400 đến 1200mg mỗi ngày. Liều có thể được đo bằng phản ứng, và kiểm soát tốt hơn có thể đạt được bằng cách

chia liều thay vì liều đơn. Có thể mất đến 3 giờ để tác dụng chống loạn nhịp tối đa trở nên rõ ràng.

– Người cao tuổi: Không có khuyến cáo về liều dùng cụ thể cho người cao tuổi với mức lọc cầu thận bình thường. Giảm liều là cần thiết nếu

suy thận từ trung bình đến nặng

– Trẻ em: Liều trẻ em chưa được thiết lập.

Đối với tất cả các chỉ định, nên sử dụng liều lượng khuyến cáo thấp nhất ban đầu.

Chú ý đề phòng và thận trọng  lúc dùng

Suy thận

Suy thận không phải là một chống chỉ định với việc sử dụng Sectral có cả con đường bài tiết qua thận và không qua thận. Cần thận trọng khi dùng liều cao cho bệnh nhân suy thận nặng vì tích lũy có thể xảy ra trong những trường hợp này.

Tần suất đưa liều không được vượt quá 1 lần mỗi ngày ở bệnh nhân suy thận. Theo hướng dẫn, nên giảm liều 50% khi mức lọc cầu thận nằm trong khoảng 25-50ml / phút và 75% khi chúng dưới 25ml / phút.

Co thắt phế quản do thuốc

Co thắt phế quản do thuốc có thể hồi phục một phần bằng cách sử dụng một chất đối kháng phù hợp.

Mặc dù các thuốc chẹn beta chọn lọc tim có thể ít ảnh hưởng đến chức năng phổi hơn các thuốc chẹn beta không chọn lọc như với tất cả các thuốc chẹn beta, tránh dùng các thuốc này ở những bệnh nhân mắc bệnh đường thở tắc nghẽn trừ khi có những lý do lâm sàng thuyết phục cho việc sử dụng. Trong trường hợp có lý do như vậy, các thuốc chẹn beta chọn lọc tim mạch nên được sử dụng với sự cẩn trọng tối đa.

Thuốc chẹn beta có thể gây nhịp tim chậm.

Trong những trường hợp như vậy, nên giảm liều.

Có thể được sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân bị suy tim có kiểm soát.

Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực thể Prinzmetal.

Thuốc chẹn beta có thể làm nặng thêm các rối loạn tuần hoàn ngoại biên. Chúng có thể che dấu các dấu hiệu của bệnh ưu nưng tuyến giáp và hạ đường huyết. Chỉ nên dùng ở những bệnh nhân bị u tủy thượng thận với liệu pháp alpha-adrenoceptor đồng thời.

Bệnh nhân bị bệnh vẩy nến

Chỉ nên dùng thuốc chẹn beta sau khi cân nhắc cẩn thận.

Thuốc chẹn beta có thể làm tăng cả độ nhạy cảm với các chất gây dị ứng và mức độ nghiêm trọng của phản ứng phản vệ.

Dừng điều trị bằng thuốc chẹn beta bằng cách giảm liều dần dần

Điều này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim.

Khi đã quyết định làm gián đoạn phong bế beta trước khi phẫu thuật, nên ngừng dùng thuốc trong ít nhất 24 giờ. Tiếp tục điều trị làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim nhưng nguy cơ hạ huyết áp có thể tăng lên. Nếu tiếp tục dùng thuốc, cần thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc gây mê. Bệnh nhân có thể được bảo vệ chống lại các phản ứng ở thần kinh phế vị bằng cách tiêm atropine tiêm tĩnh mạch.

Tương tác thuốc

– Thuốc chẹn kênh canxi:

Không nên dùng Sectral với Verapamil hoặc trong những ngày điều trị bằng Verapamil (và ngược lại). Sử dụng cẩn thận với bất kỳ chất chẹn kênh canxi nào khác, đặc biệt là Diltiazem.

– Chống loạn nhịp tim:

Thuốc chống loạn nhịp nhóm I (như disopyramide) và amiodarone có thể làm tăng thời gian dẫn truyền tâm nhĩ và gây ra tác dụng inotropic (ảnh hưởng tới lực co thắt cơ tim) âm tính khi sử dụng đồng thời với thuốc chẹn beta.

– Bệnh tiểu đường:

Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin, có thể cần phải giảm liều thuốc hạ đường huyết (ví dụ như insulin hoặc thuốc trị tiểu đường đường uống). Tuy nhiên, thuốc chẹn beta cũng đã được biết là làm giảm tác dụng của glibenclamide. Ức chế beta-adrenergic cũng có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các dấu hiệu hạ đường huyết (nhịp tim nhanh).

– Liên kết protein huyết tương:

Phản ứng chéo do sự dịch chuyển của các loại thuốc khác ra khỏi vị trí gắn protein huyết tương là không thể xảy ra do mức độ gắn kết với protein huyết tương thấp được thể hiện bởi acebutolol và diacetolol.

– Clonidin:

Nếu một thuốc chẹn beta được sử dụng đồng thời với clonidine thì không nên ngừng thuốc sau vài ngày sau khi ngừng sử dụng thuốc này.

– Thuốc giãn phế quản:

Acebutolol có thể đối kháng tác dụng với thuốc giãn phế quản giao cảm và xanthine.

– Digoxin:

Việc sử dụng đồng thời digoxin và thuốc chẹn beta đôi khi có thể gây ra nhịp tim chậm nghiêm trọng. Tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc chẹn beta có thể bị suy giảm do các thuốc chống viêm không steroid.

– Thuốc chống trầm cảm ba vòng:

Sử dụng đồng thời thuốc chống trầm cảm ba vòng, barbiturat và phenothiazin cũng như các thuốc chống tăng huyết áp khác – có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc chẹn beta.

– Các chất ức chế monoamin oxydase:

Có một rủi ro về mặt lý thuyết là sử dụng đồng thời các thuốc ức chế monoamin oxydase và thuốc chẹn beta liều cao, ngay cả khi chúng có tác dụng chọn lọc tim có thể gây tăng huyết áp.

– Gây tê:

Liệu pháp dùng Sectral nên được đưa đến sự chú ý của bác sĩ gây mê trước khi gây mê toàn thân. Nếu tiếp tục điều trị, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng các thuốc gây mê gây suy nhược cơ tim như ether, cyclopropane và trichloroethylen.

– Fingerolimod:

Việc sử dụng đồng thời với fingerolimod với thuốc chẹn beta có thể làm tăng tác dụng nhịp tim chậm và không được khuyến cáo. Trong trường hợp dùng cùng như vậy được coi là cần thiết, nên theo dõi thích hợp khi bắt đầu điều trị, tức là ít nhất là theo dõi qua đêm.

– Diltiazem:

Tăng nguy cơ trầm cảm đã được báo cáo khi thuốc chẹn beta được dùng chung với diltiazem.

Tác dụng  ngoài ý

Các phản ứng bất lợi thường xuyên và nghiêm trọng nhất của acebutolol có liên quan đến hoạt động chẹn beta-adrenergic. Các phản ứng bất lợi lâm sàng được báo cáo thường xuyên nhất là mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa.

Trong số đó, nghiêm trọng nhất là suy tim, block nhĩ thất và co thắt phế quản. Việc dừng thuốc đột ngột đối với tất cả các thuốc chẹn beta có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực và biện pháp phòng ngừa là đặc biệt cần thiết ở những bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.

– Rối loạn hệ thống miễn dịch

+ Rất phổ biến: Kháng thể kháng nhân

+ Không phổ biến: hội chứng giống Lupus

– Rối loạn tâm thần

+ Phổ biến: Trầm cảm, ác mộng

+ Không rõ: Rối loạn tâm thần, ảo giác, nhầm lẫn, mất ham muốn, rối loạn giấc ngủ

– Rối loạn hệ thần kinh

+ Rất phổ biến: Mệt mỏi

+ Phổ biến: Chóng mặt, nhức đầu

+ Không rõ: Gây tê, rối loạn hệ thần kinh trung ương

– Rối loạn mắt

+ Phổ biến: Khiếm thị

+ Không rõ: Khô mắt*

– Rối loạn tim

+ Không rõ: Suy tim, block nhĩ thất độ 1, tăng khối nhĩ thất hiện có, nhịp tim chậm

– Rối loạn mạch máu

+ Không rõ: đi khập khiễng, hội chứng Raynaud, lạnh ngoại biên và ngoại biên xanhtims, hạ huyết áp *

– Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất

+ Phổ biến: Khó thở

+ Không rõ: Viêm phổi, thâm nhiễm phổi, co thắt phế quản

– Rối loạn tiêu hóa

+ Rất phổ biến: Rối loạn tiêu hóa

+ Phổ biến: Buồn nôn, tiêu chảy

+ Không rõ: nôn

– Rối loạn da và mô dưới da

+ Phổ biến: Phát ban

– Rối loạn chung và tình trạng vị trí dùng thuốc

+ Không rõ: Hội chứng khi dừng thuốc

– Rối loạn gan mật

+ Không rõ: Men gan tăng, tổn thương gan chủ yếu là tế bào gan

Quá Liều

Trong trường hợp nhịp tim chậm hoặc hạ huyết áp quá mức, 1mg atropine sulphate tiêm tĩnh mạch nên được đưa ra nhanh chóng. Nếu không đủ thì nên theo dõi bằng cách tiêm isoprenaline tiêm tĩnh mạch chậm (5mcg mỗi phút) với sự theo dõi liên tục cho đến khi có đáp ứng.

Trong trường hợp nghiêm trọng tự ngộ độc với sụp đổ tuần hoàn không đáp ứng với atropine và catecholamine, tiêm glucagon 10-20mg tiêm tĩnh mạch có thể cải thiện đáng kể. Nhịp tim có thể được suy giảm nếu nhịp tim chậm trở nên nghiêm trọng.

Sử dụng thận trọng thuốc vận mạch, diazepam, phenytoin, lidocaine, digoxin và thuốc giãn phế quản nên được xem xét tùy thuộc vào sự tình trạng của bệnh nhân. Acebutolol có thể được loại bỏ khỏi máu bằng thẩm tách máu.

Các triệu chứng và dấu hiệu quá liều khác bao gồm sốc tim, block nhĩ thất, khiếm khuyết dẫn truyền, phù phổi, mức độ trầm cảm của ý thức, co thắt phế quản, hạ đường huyết và hiếm khi tăng kali máu.

Bài viết Sectral 200 mg đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/sectral-200-mg/feed/ 0
SPORAL https://benh.vn/thuoc/sporal/ Wed, 12 Jul 2023 03:10:07 +0000 http://benh2.vn/thuoc/sporal/ Viên nang (chứa các vi nang) 100 mg: hộp 4 viên. THÀNH PHẦN cho 1 viên   Itraconazole   100 mg DƯỢC LỰC Itraconazole, một dẫn xuất triazole, có hoạt tính đối với vi nấm dermatophytes (các chủng Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton floccosum), nấm men (Cryptococcus neoformans, các chủng Candida bao gồm C. albicans, C. glabrata và C. […]

Bài viết SPORAL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viên nang (chứa các vi nang) 100 mg: hộp 4 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên   Itraconazole   100 mg

DƯỢC LỰC

Itraconazole, một dẫn xuất triazole, có hoạt tính đối với vi nấm dermatophytes (các chủng Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton floccosum), nấm men (Cryptococcus neoformans, các chủng Candida bao gồm C. albicans, C. glabrata và C. krusei, các chủng Pityrosporum), các chủng Aspergillus, các chủng Histoplasma, Paracoccidioides brasiliensis, Sporothrix schenckii, các chủng Fonsecaea, các chủng Cladosporium, Blastomyces dermatitidis và các vi nấm và nấm men khác.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã xác nhận rằng Sporal gây rối loạn việc tổng hợp ergosterol của tế bào vi nấm. Ergosterol là một thành phần thiết yếu của màng tế bào vi nấm. Sự rối loạn việc tổng hợp chất này cuối cùng dẫn đến một tác dụng kháng nấm.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu

Khả dụng sinh học khi uống của Sporal đạt tối đa khi viên nang Sporal được uống ngay sau khi ăn no. Nồng độ đỉnh ở huyết tương đạt được 3-4 giờ sau một liều uống. Sự thải trừ thuốc khỏi huyết tương có hai pha với thời gian bán hủy sau cùng là 1 đến 1,5 ngày. Khi sử dụng dài hạn, trạng thái hằng định đạt được sau 1-2 tuần. Ba đến bốn giờ sau khi uống thuốc, nồng độ itraconazole trong huyết tương ở trạng thái hằng định là 0,4 mg/ml (với liều 100 mg một lần mỗi ngày), 1,1 mg/ml (với liều 200 mg một lần mỗi ngày) và 2,0 mg/ml (với liều 200 mg 2 lần mỗi ngày).

Phân bố

Sporal kết hợp với protein huyết tương là 99,8%. Nồng độ itraconazole trong máu toàn bộ bằng 60% nồng độ trong huyết tương. Sự xâm nhập của thuốc vào các tổ chức sừng, đặc biệt là da, đến 4 lần cao hơn ở huyết tương, và sự thải trừ Sporal liên quan với việc tái sinh biểu bì. Trái ngược với nồng độ trong huyết tương mà trở nên khó phát hiện trong vòng 7 ngày sau khi ngưng thuốc, nồng độ điều trị ở da tồn tại cho đến 2-4 tuần sau khi kết thúc một liệu trình điều trị 4 tuần bằng Sporal.

Nồng độ itraconazole đã được phát hiện ở sừng móng ngay trong tuần điều trị đầu tiên và tồn tại kéo dài ít nhất là 6 tháng sau khi kết thúc một liệu trình điều trị 3 tháng . Sporal cũng hiện diện ở chất bã nhờn và với một mức độ ít hơn ở mồ hôi.

Sporal còn được phân bố rộng rãi ở các mô có xu hướng bị nhiễm nấm. Nồng độ của thuốc ở phổi, thận, gan, xương, dạ dày, lách và cơ bắp được phát hiện là 2-3 lần cao hơn nồng độ huyết tương tương ứng. Nồng độ điều trị của Sporal ở mô âm đạo được duy trì thêm 2 ngày nữa sau khi kết thúc liệu trình 3 ngày với liều 200 mg mỗi ngày và thêm 3 ngày nữa sau khi kết thúc liệu trình điều trị 1 ngày với liều 200 mg, 2 lần/ngày.

Chuyển hóa và thải trừ

Sporal được chuyển hóa mạnh mẽ ở gan thành nhiều chất chuyển hóa. Một trong những chất chuyển hóa này là hydroxy-itraconazole và có hoạt tính kháng nấm tương đương với itraconazole trên vitro. Nồng độ thuốc kháng nấm được đo lường bằng các thử nghiệm sinh học gấp 3 lần nồng độ itraconazole được đo bằng phương pháp sắc ký lỏng kỹ thuật cao. Sự bài xuất thuốc ở dạng chưa chuyển hóa thay đổi từ 3-18% so với liều dùng. Thuốc ở dạng chưa chuyển hóa đào thải qua thận ít hơn 0,03% liều dùng. Khoảng 35% của liều uống được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa trong nước tiểu trong vòng một tuần.

CHỈ ĐỊNH

Sporal được chỉ định cho điều trị các trường hợp sau:

  • Phụ khoa: Candida âm đạo – âm hộ.
  • Ngoài da, nhãn khoa:
  • Lang ben, nhiễm nấm ngoài da, viêm giác mạc mắt do nấm và nhiễm Candida ở miệng.
  • Nấm móng do dermatophyte và/hoặc nấm men.
  • Nấm nội tạng: nhiễm nấm nội tạng do nấm Aspergillus và Candida, nhiễm nấm Cryptococcus (kể cả viêm màng não do Cryptococcus), nhiễm nấm Histoplasma, Sporothrix, Paracoccidioides, Blastomyces và các nhiễm nấm nội tạng hoặc nhiễm nấm vùng nhiệt đới hiếm gặp khác.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Không dùng Sporal ở những bệnh nhân quá mẫn với thuốc hoặc các thành phần của thuốc.

– Sporal chống chỉ định cho phụ nữ có thai trừ khi nhiễm nấm đe doạ tính mạng, và lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy cơ tiềm tàng đối với thai nhi. Nên thận trọng ngừa thai đầy đủ suốt thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ đang dùng Sporal.

– Những thuốc sau chống chỉ định dùng chung với Sporal: terfenadine, astemizole, cisapride, quinidine, pimozide, các thuốc ức chế HMG-CoA reductase được chuyển hóa bởi CYP3A4 như là simvastatin và lovastatin, các thuốc triazolame và midazolame uống.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Để đạt sự hấp thu tối đa, cần thiết phải uống Sporal ngay sau khi ăn no. Viên nang Sporal nên được uống trọn 1 lần.

Phụ khoa

– Nhiễm Candida âm đạo, âm hộ

  • 200 mg, 2 lần/ngày hoặc  1 ngày
  • 200 mg, 1 lần/ngày  3 ngày

Ngoài da / nhãn khoa

– Lang ben  200 mg, 1 lần/ngày  7 ngày

– Nhiễm nấm ngoài da (dermatophytes)

  • 200 mg, 1 lần/ngày hoặc  7 ngày
  • 100 mg, 1 lần/ngày  15 ngày

Các vùng sừng hóa cao như ở trường hợp nhiễm nấm ở lòng bàn chân, lòng bàn tay

200 mg, 2 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc 100 mg, 1 lần/ngày trong 30 ngày.

Nhiễm Candida ở miệng

100 mg, 1 lần/ngày  15 ngày

Ở một số bệnh nhân thương tổn miễn dịch như: giảm bạch cầu trung tính, bệnh nhân AIDS, bệnh nhân cấy ghép cơ quan, khả dụng sinh học đường uống của itraconazole có thể bị giảm.

Vì vậy, cần gấp đôi liều dùng.

Nhiễm nấm giác mạc mắt

200 mg, 1 lần/ngày  21 ngày

Nấm móng

Điều trị đợt cách khoảng (xem bảng phía dưới):

  • Một đợt bao gồm: 2 viên nang (200 mg), 2 lần/ngày, trong 1 tuần. Dùng 2 đợt điều trị cho nhiễm nấm móng tay, và 3 đợt điều trị cho nhiễm nấm móng chân. Các đợt điều trị luôn luôn được cách nhau bởi 1 khoảng 3 tuần không dùng thuốc. Đáp ứng lâm sàng sẽ được thấy rõ khi móng phát triển trở lại sau khi ngừng điều trị.

Điều trị liên tục: 2 viên nang mỗi ngày (200 mg, 1 lần/ngày), trong 3 tháng.

  • Sự thải trừ Sporal khỏi tổ chức da và móng chậm sự thải trừ khỏi huyết tương. Các hiệu quả tối ưu về lâm sàng đạt được 2-4 tuần sau khi kết thúc liệu trình điều trị nấm da và 6-9 tháng sau khi kết thúc liệu trình điều trị nấm móng.

Nấm nội tạng

  • Liều dùng thay đổi tùy theo loại vi nấm nhiễm:

Chỉ định                                    Liều

Nhiễm Aspergillus     200 mg, 1 lần/ngày  2-5 tháng  (1)

Nhiễm Candida          100-200 mg, 1 lần/ngày 3 tuần- 7 tháng

Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài màng não      200 mg, 1 lần/ngày 2 tháng- 1 năm (2)

Viêm màng não do Cryptococcus     200 mg, 2 lần/ngày

Nhiễm Histoplasma                       200 mg, 1-2 lần/ngày 8 tháng

Nhiễm Sporothrix schenckii                 100 mg, 1 lần/ngày  3 tháng

Nhiễm Paracoccidioides brasiliensis   100 mg, 1 lần/ngày  6 tháng

Chromomycosis (Nhiễm Cladosporium, Fonsecaea)       100-200 mg, 1 lần/ngày 6 tháng

Nhiễm Blastomyces dermatitidis               100 mg, 1 lần/ngày   6 tháng    – 200 mg, 2 lần/ngày

Tăng liều lên          200 mg, 2 lần mỗi ngày trong trường hợp xâm nhiễm hoặc lan tỏa

Điều trị duy trì cho các trường hợp viêm màng não là:        200 mg, 1 lần/ngày

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

– Sporal có khả năng gây những tương tác thuốc quan trọng trên lâm sàng (xem Tương tác thuốc).

Tính acid dạ dày giảm

Sự hấp thu thuốc sẽ kém khi tính acid dạ dày giảm. Ở những bệnh nhân đang dùng thuốc trung hòa acid (ví dụ như : hydroxyd nhôm) các thuốc này nên được uống ít nhất là 2 giờ sau khi uống Sporal. Ở bệnh nhân thiếu toan dịch vị như một số bệnh nhân AIDS và bệnh nhân dùng thuốc kháng tiết acid (như chất đối kháng H2, chất ức chế bơm proton) được khuyến cáo nên uống thuốc Sporal cùng với nước giải khát cola.

Sử dụng trong nhi khoa

Các dữ kiện lâm sàng về việc dùng Sporal ở bệnh nhi còn hạn chế, vì vậy không nên dùng Sporal ở trẻ em trừ khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có thể xảy ra.

Bệnh nhân suy giảm chức năng gan

– Nên giám sát chức năng gan ở những bệnh nhân dùng thuốc điều trị liên tục trong hơn một tháng và những bệnh nhân thấy có những triệu chứng gợi ý viêm gan như biếng ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau bụng hoặc nước tiểu sậm màu. Nếu có bất thường xảy ra, nên ngưng điều trị.

– Ở những bệnh nhân tăng men gan hay có bệnh gan tiến triển hoặc bị nhiễm độc gan do thuốc khác, không nên bắt đầu điều trị trừ khi lợi ích mong đợi nhiều hơn nguy cơ tổn thương gan.

Trong những trường hợp như vậy, theo dõi sát men gan là cần thiết.

– Suy gan: Itraconazole được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Thời gian bán hủy tận cùng của itraconazole ở bệnh nhân xơ gan hơi kéo dài . Khả dụng sinh học đường uống ở bệnh nhân xơ gan có hơi giảm. Nên giám sát nồng độ itraconazole trong huyết tương để điều chỉnh liều khi cần thiết.

– Nếu xảy ra bệnh lý thần kinh mà có thể quy cho Sporal, nên ngưng điều trị.

Suy thận

Khả dụng sinh học khi uống của Sporal giảm ở những bệnh nhân suy thận. Nên giám sát nồng độ Sporal ở huyết tương và điều chỉnh liều thích hợp.

– Không có một thông tin nào đề cập đến phản ưững chéo giữa itraconazole và các thuốc kháng nấm thuộc nhóm azole khác. Cần thận trọng trong việc kê toa Sporal cho những bệnh nhân nhạy cảm với các thuốc thuộc nhóm azole khác.

Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và điều khiển máy móc

Không ảnh hưởng.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Khi dùng liều cao itraconazole trên chuột nhắt có thai (>= 40 mg/kg/ngày) và chuột lớn có thai (>= 80 mg/kg/ngày), thấy tăng tai biến bất thường trên thai và gây ra tác dụng ngoại ý trên phôi. Hiện chưa có các nghiên cứu về việc sử dụng Sporal trên phụ nữ có thai. Vì vậy, ở những phụ nữ có thai chỉ nên dùng Sporal trong các trường hợp nhiễm nấm nội tạng đe dọa tính mạng và khi ở các trường hợp này lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có hại cho bào thai.

Chỉ một lượng rất nhỏ itraconazole được tiết ra trong sữa mẹ. Vì vậy, nên cân nhắc lợi ích điều trị bằng Sporal với nguy cơ tiềm tàng ở phụ nữ đang cho con bú. Trong trưòng hợp nghi ngờ, bệnh nhân không được cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Các thuốc ảnh hưởng trên sự chuyển hóa itraconazole

– Những nghiên cứu về tương tác thuốc đã được thực hiện với rifampicine, rifabutin, và phenytoin. Vì khả dụng sinh học của itraconazole và hydroxy-itraconazole giảm đi trong những nghiên cứu này tới một mức độ làm giảm hiệu quả điều trị rất nhiều, nên thuốc không được khuyên kết hợp với những chất cảm ứng men mạnh này. Hiện nay chưa có một số liệu nghiên cứu chính thức cho các thuốc cảm ứng men khác như là carbamazepine, phenobarbital và isoniazid, nhưng cần tiên lượng những hậu quả tương tự có thể xảy ra.

– Do itraconazole đươơc chuyển hóa chủ yếu qua CYP3A4, những chất ức chế mạnh enzyme này có thể làm tăng khả dụng sinh học của itraconazole. Những chất đó là : ritonavir, indinavir, và clarithromycine.

Tác dụng của itraconazole trên sự chuyển hóa của những thuốc khác

Itraconazole có thể ức chế sự chuyển hóa của những thuốc được chuyển hóa bởi men cytochrome họ 3A. Điều này có thể đưa đến sự gia tăng và/hoặc kéo dài tác dụng của chúng kể cả tác dụng phụ. Sau khi ngưng điều trị, nồng độ itraconazole trong huyết tương giảm dần tùy thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị (xem Tính chất dược động học). Cần quan tâm đến vấn đề này khi xem xét tác dụng ức chế của itraconazole trên những thuốc dùng chung.

Các ví dụ được biết như:

– Các thuốc không được dùng chung với itraconazole trong điều trị: terfenadine, astemizole, cisapride, triazolam, midazolam uống, quinidine, pimozide, các chất ức chế men khử HMG-CoA reductase được chuyển hóa bởi CYP3A4 như simvastatin, lovastatin.

– Những thuốc cần theo dõi sát nồng độ trong máu, tác dụng hay tác dụng phụ. Nếu điều trị phối hợp với itraconazole, các thuốc này nên giảm liều khi cần.

– Thuốc chống đông đường uống.

Bài viết SPORAL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SORBITOL https://benh.vn/thuoc/sorbitol/ Fri, 19 May 2023 03:04:37 +0000 http://benh2.vn/thuoc/sorbitol/ Tên chung quốc tế: Sorbitol. Loại thuốc: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Dạng thuốc và hàm lượng Gói 5 g (uống); dung dịch 70% để uống hoặc đặt trực tràng. Cơ chế tác dụng Sorbitol (D – glucitol) là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl, có vị ngọt bằng 1/2 đường mía (sacarose). Thuốc thúc […]

Bài viết SORBITOL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Sorbitol.

Loại thuốc: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu.

Dạng thuốc và hàm lượng

Gói 5 g (uống); dung dịch 70% để uống hoặc đặt trực tràng.

Cơ chế tác dụng

Sorbitol (D – glucitol) là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl, có vị ngọt bằng 1/2 đường mía (sacarose). Thuốc thúc đẩy sự hydrat – hoá các chất chứa trong ruột. Sorbitol kích thích tiết cholecystokinin – pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu.

Sorbitol chuyển hóa chủ yếu ở gan thành fructose, một phản ứng được xúc tác bởi sorbitol dehydrogenase. Một số sorbitol có thể chuyển đổi thẳng thành glucose nhờ aldose reductase.

Dược động học

Sorbitol được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, sau khi uống hoặc đặt trực tràng.

Một phần rất nhỏ sorbitol không chuyển hóa được đào thải qua thận. Phần còn lại đào thải dưới dạng CO2 khi thở ra trong quá trình hô hấp.

Chỉ định

Sorbitol được dùng trong điều trị triệu chứng táo bón và khó tiêu.

Chống chỉ định

Sorbitol chống chỉ định trong các bệnh thực thể viêm ruột non, viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn và hội chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

Sorbitol chống chỉ định đối với người bệnh không dung nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp).

Thận trọng

Không được dùng trong trường hợp tắc đường dẫn mật. Ở người bệnh “đại tràng kích thích” tránh dùng sorbitol khi đói và nên giảm liều.

Không nên dùng lâu dài thuốc nhuận tràng. Trị táo bón bằng sorbitol chỉ để hỗ trợ cho cách điều trị bằng chế độ ăn uống.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Có thể bị ỉa chảy và đau bụng, đặc biệt ở những người bệnh có “đại tràng kích thích” hoặc trướng bụng.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

  • Ngừng dùng thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Chỉ được dùng các thuốc nhuận tràng thẩm thấu với liều đơn và không thường xuyên.

Ðiều trị triệu chứng khó tiêu: Dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi có khó tiêu, người lớn 1 – 3 gói mỗi ngày.

Ðiều trị táo bón: Người lớn dùng 1 gói vào lúc đói, buổi sáng. Trẻ em 1/2 liều người lớn.

Ghi chú: Pha 1 gói trong 1/2 cốc nước, uống trước bữa ăn 10 phút.

Nhuận tràng: Sorbitol đặt trực tràng, liều thường dùng là 120 ml dung dịch 20 – 30% cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên; hoặc 30 – 60 ml cho trẻ em từ 2 – 11 tuổi, dưới dạng thụt.

Dung dịch 70% uống: Pha loãng tỷ lệ 1:1 với nước; dùng để tạo hỗn dịch với than hoạt, liều đầu tiên: 0,5 – 1 g/kg/lần/ngày; tối đa 50 g; liều thông thường nhuận tràng: 20 – 50 g.

Tương tác thuốc

Do làm tăng nhu động ruột, mọi thuốc nhuận tràng có thể rút ngắn thời gian di chuyển của các thuốc uống cùng, do đó làm giảm sự hấp thu của những thuốc này.

Quá liều và xử trí

Rối loạn nước và điện giải do dùng nhiều liều lặp lại. Nước và điện giải phải được bù nếu cần.

Bài viết SORBITOL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SINECOD https://benh.vn/thuoc/sinecod/ Mon, 15 May 2023 03:10:00 +0000 http://benh2.vn/thuoc/sinecod/ Sirô 7,5 mg/5 ml: chai 200 ml. Thuốc giọt 5 mg/ml: chai 20 ml. Viên bao 50 mg: hộp 1 vỉ 10 viên. THÀNH PHẦN cho 10 ml xirô             Butamirate citrate   15 mg cho 1 ml thuốc giọt     Butamirate citrate   5 mg cho 1 viên                    Butamirate citrate   50 mg DƯỢC LỰC Sinecod […]

Bài viết SINECOD đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sirô 7,5 mg/5 ml: chai 200 ml.

Thuốc giọt 5 mg/ml: chai 20 ml.

Viên bao 50 mg: hộp 1 vỉ 10 viên.

THÀNH PHẦN

cho 10 ml xirô             Butamirate citrate   15 mg

cho 1 ml thuốc giọt     Butamirate citrate   5 mg

cho 1 viên                    Butamirate citrate   50 mg

DƯỢC LỰC

Sinecod có hoạt chất chính là butamirate citrate, là thuốc chống ho có tác động trên thần kinh trung ương, không thuộc nhóm hóa học hoặc dược lý của các alcaloide của opium. Ngoài tác động chống ho đã được khẳng định, người ta cũng ghi nhận khuynh hướng làm giảm sức cản đường hô hấp, biểu hiện qua việc cải thiện các chỉ số khí dung.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Sau khi uống, butamirate được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn. Nồng độ tối đa trong huyết tương của chất chuyển hóa chính, acide phényl-2 butyrique, là 6,4 mg/ml sau khi dùng 150 mg butamirate citrate dưới dạng xirô, và 1,4 mg/ml sau khi uống viên 50 mg. Các giá trị này đạt được sau khoảng 1,5 giờ với dạng xirô và 9 giờ với dạng viên. Thời gian bán thải tương ứng khoảng 6 giờ và 13 giờ sau khi dùng dạng xirô và dạng viên. Khi dùng các liều lặp đi lặp lại, nồng độ trong huyết tương có liên quan tuyến tính với liều dùng, và không ghi nhận có hiện tượng tích lũy thuốc.

Sự thủy phân butamirate, chủ yếu thành acide phényl-2 butyrique và thành diéthylaminoéthoxyéthanol, được bắt đầu trong huyết tương. Hai chất chuyển hóa này cũng có tác dụng chống ho, và cũng như butamirate, liên kết mạnh với protéine huyết tương (khoảng 95%). Acide phényl-2 butyrique được chuyển hóa một phần bằng cách hydroxyl hóa vị trí para.

Ba chất chuyển hóa được đào thải qua nước tiểu, chủ yếu ở dạng gắn kết với acid glucuronic.

CHỈ ĐỊNH

Ho cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Làm dịu ho trước và sau phẫu thuật khi có phẫu thuật và soi phế quản. Ho gà.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với hoạt chất chính của thuốc.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Các nghiên cứu trên súc vật cho thấy thuốc không gây độc tính cho bào thai, tuy nhiên còn thiếu khảo sát trên người, do đó tránh dùng Sinecod trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời gian còn lại của thai kỳ, có thể dùng Sinecod khi có chỉ định của bác sĩ.

Không biết hoạt chất của thuốc có được bài tiết qua sữa mẹ hay không, vì vậy chỉ dùng thuốc sau khi đã cân nhắc giữa lợi và hại.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Một vài trường hợp bị ngoại ban, buồn nôn, tiêu chảy hoặc chóng mặt được ghi nhận (tỷ lệ khoảng 1%). Các dấu hiệu này tự biến mất sau khi giảm liều hoặc ngưng thuốc.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dạng giọt cho trẻ em:

  • từ 2 tháng tuổi đến 1 tuổi: 10 giọt/lần x 4 lần/ngày;
  • từ 1 đến 3 tuổi: 15 giọt/lần x 4 lần/ngày
  • trên 3 tuổi: 25 giọt/lần x 4 lần/ngày.

Xirô:

  • Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi: 5 ml, 3 lần/ngày
  • từ 6 đến 12 tuổi: 10 ml, 3 lần/ngày
  • trên 12 tuổi: 15 ml, 3 lần/ngày.
  • Người lớn: 15 ml, 4 lần/ngày.
  • Sử dụng muỗng lường có kèm theo với chai thuốc.

Dạng viên:

  • Trẻ em trên 12 tuổi: 1 hoặc 2 viên/ngày
  • Người lớn: 2 hoặc 3 viên/ngày, uống thuốc cách nhau 8-12 giờ (nuốt thuốc không nhai).

QUÁ LIỀU

Quá liều Sinecod có thể gây: ngủ li bì, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất thăng bằng và hạ huyết áp. Các biện pháp điều trị bao gồm : than hoạt tính, thuốc nhuận trường thuộc nhóm muối và dùng các biện pháp hỗ trợ tim và hô hấp thông thường.

Bài viết SINECOD đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>