Bài viết Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Theo thư bạn chúng tôi nghĩ đúng là bạn có thể bị mắc bệnh luput ban đỏ hệ thống, một bệnh trong nhóm bệnh tự miễn đấy.
Bệnh tự miễn dịch là những bệnh mà những tổn thương bệnh lý gây ra do sự đáp ứng miễn dịch chống lại các tổ chức, cơ quan của bản thân mình. Nói cách khác là trong cơ thể người bệnh xuất hiện những tự kháng thể chống lại các thành phần của các bộ phận trong cơ thể gây nên tổn thương ở các bộ phận đó.
Ngoài bệnh luput ban đỏ hệ thống, các bệnh khác trong nhóm này bao gồm: xơ cứng bì toàn thể, viêm da và cơ hay viêm đa cơ, viêm nút quanh động mạch. Các bệnh này có những đặc điểm chung là có tổn thương ở rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng là có một quá trình nhiễm khuẩn tiềm tàng (vi khuẩn, virut) tác động trên một cơ địa nhất định: bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, trung niên, một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình. Trong nhóm bệnh tự miễn (còn gọi là bệnh hệ thống) thì bệnh Luput ban đỏ hệ thống là bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện vô cùng đa dạng và có thể nhầm với rất nhiều bệnh khác nhau thuộc các chuyên khoa khác nhau. Những biểu hiện cơ xương khớp rất phong phú từ đau mỏi khớp, đau xương đến viêm khớp, tràn dịch khớp, hoại tử xương…
Viêm khớp có đặc điểm gần giống như bệnh viêm khớp dạng thấp như viêm các khớp nhỏ và nhỡ ở bàn tay, bàn chân, viêm khớp mang tính chất đối xứng 2 bên…Nhưng bệnh có đặc điểm khác là hầu như không có tổn thương bào mòn đầu xương, dính khớp trên phim Xquang như trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài các biểu hiện ở khớp, bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng của các cơ quan bộ phận khác như tổn thương ở da, niêm mạc (ban cánh bướm ở mặt, ban dạng dạng đĩa ở thân mình, loét niêm mạc miệng mũi, tăng nhạy cảm của da với ánh sáng); tổn thương tim và phổi (tràn dịch màng tim, rối loạn nhịp, tràn dịch màng phổi, xơ phổi); tổn thương thận (protêin niệu, hội chứng thận hư, suy thận); tổn thương tâm thần, thần kinh; tổn thuơng cơ quan tạo máu (giảm một hay 3 dòng tế bào máu)…Trong bệnh xơ cứng bì toàn thể, ngoài viêm khớp nhỏ và nhỡ còn có các tổn thương xơ cứng da và tổ chức dưới da, co thắt mạch đầu chi (hội chứng Raynaud), nuốt nghẹn, xơ phổi…
Các bệnh khác trong nhóm như viêm đa cơ và da và cơ, viêm nút quanh động mạch ít gặp hơn hai bệnh kể trên. Ngoài các xét nghiệm thường qui, người ta phải tiến hành các xét nghiệm về miễn dịch để tìm các kháng thể kháng nhân, kháng histon…
Rất ít trường hợp bệnh khỏi hẳn. Đa số là bệnh có thể thuyên giảm và ổn định khi tuân thủ tốt chế độ điều trị và phối hợp tốt giữa thày thuốc và bệnh nhân. Nếu không điều trị tốt bệnh nặng dần khi tổn thương các cơ quan quan trọng như thận, não, tim, thần kinh …
Các thuốc có tác dụng ổn định bệnh là các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, cyclophosphamide, methotrexate; thuốc chống sốt rét tổng hợp, thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, nâng cao thể trạng…Các thuốc phải dùng kéo dài, có thể suốt đời nên phải có sự hợp tác thật tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân để điều chỉnh thuốc cho thích hợp.
Ngoài dùng thuốc điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ nhàng, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung chất khoáng và sinh tố. Tăng cường vệ sinh răng miệng và phòng các nhiễm trùng răng miệng.
Với các bệnh nhân có nhậy cảm da với ánh sáng thì phải đội mũ, đi găng, đeo kính, mặc các quần áo bằng chất liệu chống nắng, dùng các loại kem chống nắng khi buộc phải ra ngoài. Về sức khoẻ sinh sản, các bác sĩ thường khuyên người bệnh chỉ có thể mang thai khi trong 6 tháng trước không có các đợt tiến triển bệnh.Vì bệnh có xu hướng nặng lên khi mang thai do đó khi có thai cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc chuyên khoa.
TS. Đào Hùng Hạnh (Bệnh viện Bạch Mai)
Bài viết Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Các triệu chứng của bệnh nhược cơ, cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Mỏi mệt, khó thở bất thường có thể là triệu chứng của nhược cơ (Ảnh minh họa)
Bệnh nhược cơ ở người lớn thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Từ tuổi 15 đến 30, tỷ lệ nam/nữ là 3/1; độ tuổi 50 tỷ lệ nam nữ là ngang nhau.
Hiện tượng chóng mỏi, yếu cơ xảy ra khi gắng sức là triệu chứng chủ yếu của bệnh nhược cơ, và sẽ hết khi nghỉ ngơi. Triệu chứng này thay đổi trong ngày: nhẹ vào buổi sáng, gia tăng vào buổi chiều; thường gặp nhất là hiện tượng sụp mi và liệt các cơ vận nhãn, mức độ liệt từ nhẹ đến nặng, một bên hoặc hai bên, có khi không đối xứng. Khi ảnh hưởng các cơ ở thân, tứ chi, các cơ hô hấp gây khó thở và hạn chế vận động tứ chi.
Cơn nhược cơ có thể tiến triển nặng đột ngột, yếu cơ tăng lên nhanh, vật vã, đặc biệt xuất hiện rối loạn hô hấp, nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.
Nguyên nhân gây nhược cơ hiện nay chưa rõ ràng, người ta cho rằng do bệnh tự miễn và do phì đại tuyến ức. Tùy thuộc vào nguyên nhân được xác định, bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc) hay phẫu thuật.
Phẫu thuật tuyến ức thường áp dụng ở bệnh nhân nhược cơ tuổi từ 20 đến 60 có u tuyến ức. Tỷ lệ u tuyến ức trong bệnh nhược cơ chiếm 15%. Kết quả phẫu thuật tương đối khả quan nhưng điều trị hậu phẫu rất vất vả, vì vậy cần phải thực hiện ở những trung tâm có kinh nghiệm và hồi sức tốt. Sau khi điều trị phẫu thuật, bệnh nhân vẫn tiếp tục điều trị bằng Prednisolon liều trung bình, nhất là đối với các bệnh nhân trẻ tuổi.
Nhược cơ là một bệnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có nguy cơ gây tử vong khi bệnh ở giai đoạn nặng. Do đó khi có triệu chứng bất thường như sụp mi, yếu cơ, nói khàn, khó thở… bệnh nhân nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết Các triệu chứng của bệnh nhược cơ, cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Chấn thương khuỷu tay ở người chơi tennis và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến nguyên nhân và cách điều trị chấn thương khuỷu tay cho những người chơi môn thể thao này.
Cụ thể:
Chấn thương khuỷu tay thường gặp khi chơi tennis, đặc biệt là những người thời gian đầu làm quen với môn thể thao quý tộc này.
Để tránh chấn thương khuỷu tay, người chơi cần khởi động đúng, nhẹ nhàng trước khi chơi, giảm độ căng dây xuống dưới 24 kg cho các bắp tay làm quen dần với trọng lực của bóng, tuân thủ các động tác chuyển động, xoay vai, đập bóng… để tránh chấn thương.
Ngoài ra, khi bị chấn thương khuỷu tay cần nghỉ chơi ít nhất 3 tuần kèm theo các bài tập về cơ để cơ khuỷu tay ổn định trở lại.
Bài viết Chấn thương khuỷu tay ở người chơi tennis và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Sử dụng thuốc Glucocorticoid gây bệnh loãng xương: tầm quan trọng và thực trạng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Sự mất xương và loãng xương do Glucocorticoid đã được biến đến từ năm 1932, Harvey Cushing đã mô tả một trường hợp đầu tiên bị lún xẹp đốt sống do bệnh loãng xương do sử dụng Gluococorticod.
Tình trạng mất xương do Glucocorticoid có thể xảy ra ngay từ vài tuần đầu sử dụng thuốc, là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương thứ phát. Khối xương có thể mất từ 10 – 51% sau điều trị Glucocorticoid 6 đến 12 tháng và có thể gây gãy xương, vị trí gãy thường gặp là đốt sống và xương sườn, có tới 30% trường hợp bị lún xẹp đốt sống do sử dụng Glucocorticoid kéo dài.
Một số yếu tố khác cũng làm gia tăng tình trạng mất xương và loãng xương do Glucocorticoid là tình trạng mãn kinh, hút thuốc, ít vận động và các bệnh lý như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Kahler, các bệnh ung thư máu, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thồng ….), bệnh hen phế quản (tỷ lệ loãng xương do Glucocorticoid là 62%). Cho tới nay không có liều an toàn đối với nguy cơ loãng xương vì thực tế những bệnh nhân dùng liều 5mg hoặc đường khí dung đều có nguy cơ mất xương.
Những bằng chứng mới đây cho thấy có sự liên quan giữa việc sử dụng Glucocorticoid dạng hít với các Marker chu chuyển xương.
Van Staa và CS đã thu thập thông tin của 66 bài báo về mật độ xương (MĐX), và 23 bài về tình trạng gãy xương do loãng xương do sử dụng Glucocorticoid đường uống, thấy có mối liên quan giữa tổng liều Glucocorticoid và liều hàng ngày trong 6 tháng với sự mất xương và tỷ lệ này giảm khi ngừng thuốc.
Nghiên cứu của Klinik Fur Innere Medicin cho thấy sự mất xương chủ yếu ở xương trục và cổ xương đùi, sớm nhất tại vị trí cột sống, tác giả còn nếu rằng với liều 5mg/ngày là nguy cơ mất xương và gẫy xương. Sự mất xương có thể xảy ra ngay từ tuần đầu và tốc độ mất xương nhanh nhất là trong năm đầu. Với liều uống > 7,5mg prednisolon/ngày hoặc > 1mg/ngày dạng xịt mũi (đặc biệt là betamethasone/budesonide từ 6 tháng trở lên có nguy cơ bệnh loãng xương rõ ràng.
Các nghiên cứu khẳng định những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến loãng xương do Glucocorticoid là: liều hàng ngày, tổng liều, thời gian sử dụng, tuổi, yếu tố mãn kinh, suy giảm sinh dục ở nam giới, các bệnh đi kèm
Tuy nhiên, theo Gudbjornsson B và CS (Ann Rheum Dis 2002), chỉ có 14% – 51% trường hợp sử dụng các thuốc để dự phòng bệnh loãng xương do Glucocorticoid ở Iceland.
Ở Việt Nam, vấn đề loãng xương do GC đã là vấn đề báo động do chỉ định chưa đúng tại các sơ sở y tế và hầu hết chưa quan tâm để dự phòng căn bệnh này. Môt số nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân sử dụng Glucocorticoid không đúng chỉ định là khá cao: 74 – 95% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và bệnh Gout đã tự sử dụng GC trước khi vào viện; chỉ có 22,7% bệnh nhân sử dụng Glucocorticoid theo chỉ định của bác sĩ.
Các nghiên cứu tại khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai đều cho thấy tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương ở những bệnh nhân cơ sử dụng GC giảm nhiều so với nhóm chứng. Bên cạnh đó là các tác dụng phụ khác do sử dụng GC kéo dài cũng rất cần được quan tâm như hội chứng giả Cushing 28%, Hội chứng phụ thuộc thuốc 14,6%, tăng đường huyết 26,9%, bệnh suy thượng thận 30%, hạ Kali máu.
Có nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế bệnh sinh loãng xương do Gluococorticod. Một vài yếu tố ảnh hưởng có tính độc lập, một số yếu tố khác có tác động hợp lực.
Những liên quan đến tế bào và sinh học phân tử đã được thấy rõ trong vai trò ức chế tạo cốt bào và kích thích hủy cốt bào.
Tác động lên các yếu tố tại chỗ
Tác động lên các yếu tố hệ thống
Khai thác tiền sử, bao gồm:
Cần chẩn đoán bệnh sớm để có thể dự phòng sớm
Để điều trị bệnh loãng xương do Corticoid gây ra cần xác định rõ mục tiêu điều trị, từ đó có phương án điều trị cụ thể.
Lưu ý: cần theo dõi định kỳ calci niệu, nếu tăng cần được điều trị bằng lợi tiểu có đào thải calci.
PGS.Ts. Vũ Thị Thanh Thủy – Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội
Bài viết Sử dụng thuốc Glucocorticoid gây bệnh loãng xương: tầm quan trọng và thực trạng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương như yếu tố cá thể, tuổi, yếu tố dinh dưỡng, vận động, tình trạng mãn kinh, sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến mật độ xương, các bệnh lý làm ảnh hưởng đến mật độ xương trong đó có hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là tổ hợp của một số yếu tố như béo phì (béo bụng), kém dung nạp glucose, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu (tăng triglycerides, giảm HDL cholesterol).
Trong những năm gần đây, hội chứng chuyển hóa cũng là một vấn đề quang trọng của y tế cộng đồng ở cả các nước đã và đang phát triển do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng (5-25% dân số trưởng thành) và hậu quả nặng nề của bệnh. Người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường type 2 cao gấp 3 và 5 lần tương ứng so với người không mắc hội chứng chuyển hóa.
Nghiên cứu về mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên kết quả những nghiên cứu này còn rất khác nhau, đặc biệt thể hiện qua mối liên quan rất phức tạp giữa khối mỡ và mật độ xương.
Từ trước đến nay, tình trạng thừa cân, bệnh béo phì vẫn được biết đến như là một yếu tố bảo vệ xương do tác dụng của lực đè nén kích thích tạo xương, là nguồn cung cấp một số hormon có tác dụng tạo xương (estrogen). Tuy nhiên, gần đây một số nghiên cứu dịch tễ học đã quan sát thấy hiện tượng ngược lại. Nguy cơ loãng xương, thiếu xương và gãy xương ngoài cột sống tăng lên ở những người có tỷ lệ mỡ cao.
Một số cơ chế được đề cập đến là bởi vì tế bào mỡ và tạo cốt bào được sinh ra cùng nhau từ tế bào mầm đa năng; bệnh béo phì có thể làm tăng biệt hóa của tế bào mỡ và tăng tích tụ tổ chức mỡ trong khi đó làm giảm sự biệt hóa của tạo cốt bào và giảm quá trình tạo xương. Bệnh béo phì phối hợp với tình trạng viêm mạn tính. Sự gia tăng của các cytokine tiền viêm (IL1, IL6, TNF-α) được sinh ra từ tổ chức mỡ làm kích hoạt hủy cốt bào và gia tăng quá trình hủy xương thông qua biến đổi hoạt động thụ thể của NF – KB (con đường RANK/RANK ligand/OPG). Hơn nữa, tăng bài tiết Leptin và/ hoặc giảm bài Adiponectin từ tế bào mỡ, tăng tổ chức mỡ trong tủy xương có liên quan nghịch chiều với giảm thể thích bè xương.
TS.Bs. Đào Hùng Hạnh – BV Bạch Mai
Bài viết Mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Biến chứng từ bệnh áp xe cơ – Nguy hiểm chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Áp-xe là một vùng tụ mủ ở bất cứ nơi nào trên cơ thể con người do vi trùng, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên.
Có những ổ áp-xe ngoài da rất dễ nhận thấy (áp-xe da), ngược lại, có những ổ áp-xe nằm trong cơ thể (áp-xe cơ) có thể âm thầm gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Áp-xe là vùng tụ mủ do vi trùng, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên.
Triệu chứng của áp xe sẽ khác nhau ở từng giai đoạn bệnh, cụ thể như sau.
Lưu ý phân biệt: Viêm cơ thắt lưng chậu đau ở vùng hạ sườn, không duỗi được chân bên có cơ bị viêm, (xảy ra sau nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu sinh dục hoặc các phẫu thuật ở vùng bụng) hay bị nhầm với viêm khớp háng.
Nguyên nhân gây áp-xe do vết thương hở, thủ thuật châm cứu…không đảm bảo vô khuẩn.
Áp xe cơ gây ra biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể hơn các loại áp xe khác. Do đó, điều trị cần lưu ý tiến hành sớm và nên có các biện pháp phòng ngừa.
Ngoài ra cần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng giàu đạm, bổ sung vitamin C, nhóm B…
Khám và điều trị tích cực các ổ viêm nhiễm.
Bệnh áp-xe cơ thường gặp vào mùa hè, ở trẻ em và người già do nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da phát triển và gây bệnh. Mặt khác, nguyên nhân gây áp-xe cơ do không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình tiêm, truyền, châm cứu cho bệnh nhân…
Vì vậy, những người đang trong thời gian điều trị bệnh theo phương pháp tiêm chích, châm cứu… cần đảm bảo vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn và áp-xe cơ qua vết tiêm hay châm cứu. Trẻ em và người già trong những ngày nắng nóng cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tắm rửa hàng ngày để giữ sạch da, tránh mụn nhọt phát triển.
Đặc biệt, đối với những người đang có vết thương trên da, người bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu, đái tháo đường… cần điều trị bệnh tích cực và tăng cường sức khỏe để phòng tránh áp-xe cơ.
Bài viết Biến chứng từ bệnh áp xe cơ – Nguy hiểm chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Tại sao xương có thể tự liền sau khi gãy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Thì ra, ở trên bề mặt của xương được phủ một lớp màng mà chúng ta gọi là “màng xương”. Chức năng của nó là cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triền đồng thời kích thước xương sản sinh ra tế bào xương mới.
Sau khi xương bị gãy, màng xương ở bề mặt chất kích thích trở nên năng động, hưng phấn, nhanh chóng điều tiết chất dinh dưỡng ở các bộ phận của cơ thể tập trung lại chỗ bị thương. Nó liên tục sản sinh ra tế bào xương mới, gắn liền bộ phận bị gãy lại với nhau. Xương mới dần dần lấp đầy chỗ trống từ ngoài vào trong. Lúc này, xương đã hoàn toàn được nối lại.
Tại sao xương có thể tự liền sau khi gãy
Mặc dù, công việc hồi phục sau khi xương gãy là do tự bản thân xương hoàn thành, nhưng chúng ta có thể dùng những kiến thức nắm được để thúc đẩy sự gắn kết của xương. Sau khi xương gãy, các bác sỹ thường dùng thanh kẹp và thạch cao để gắn cố định chỗ xương gãy. Thời gian cố định dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố.
Thứ nhất là độ tuổi của người bị thương. Thông thường, tốc độ liền xương bị gãy của thiếu niên, nhi đồng nhanh hơn của người trưởng thành. Bởi vì, thiếu niên, nhi đồng đang ở vào giai đoạn phát triển, tốc độ phát triền của xương nhanh, trong khi đó xương của người trưởng thành không phát triển nữa hoặc phát triển rất chậm. Vì thê, tốc độ liền xương tương đối chậm. Với người già, tốc độ liền xương sau khi gẫy là rất chậm.
Thứ hai là bộ phận xương bị gãy. Tốc độ liền xương bị gãy ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng khác nhau. Ví dụ, xương ở tay gẫy sẽ liền nhanh hơn xương ở chân. Ngoài ra, vị trí bị gãy trên cùng một xương khác nhau, tốc độ liền xương cũng nhanh chậm khác nhau. Vị trí gẫy càng gần ở hai đầu xương thì tốc độ liền càng nhanh. Nếu như phần bị gãy nằm ở giữa thì tốc độ lại chậm rất nhiều.
Có thể bạn nghĩ rằng, cố định giúp cho xương mau liền, vậy thời gian cố định dài một chút có tốt không? Đương nhiên là không tốt.
Bởi vì, cố định xương trong một thời gian dài, cơ bắp ở chỗ bị gãy không được hoạt động, không được rèn luyện sẽ teo dần. Các khớp xương trở nên kém linh hoạt. Xương đã khỏi nhưng cơ bắp lại không hoạt động nữa.
Do đó, nếu bị gãy xương, chúng ta cần phải áp dụng những kiến thức trên một cách chuẩn xác, tích cực điều trị để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.
Bài viết Tại sao xương có thể tự liền sau khi gãy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Bệnh thoái hóa khớp và cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Thoái hóa khớp là một bệnh khớp không do viêm, nguyên nhân chưa rõ, khởi phát dần dần ở một hay nhiều khớp, đặc trưng bởi tổn thương sụn khớp, tạo gai xương và đặc xương dưới sụn.
Khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1.5 – 2 lần).
Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết: trong thoái hóa khớp, xét nghiệm máu không có hội chứng viêm. Tốc độ máu lắng, protein C phản ứng, bạch cầu máu bình thường. Chụp Xquang khớp phát hiện thấy hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương hoặc kén Baker được quan sát thấy trên siêu âm hoặc cộng hưởng từ.
Thoái hóa khớp có nhiều nguyên nhân khác nhau, chẩn đoán cũng cần phải thận trọng để đảm bảo tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi phần lớn không có nguyên nhân rõ rệt. Các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa bao gồm tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lão hóa, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễ hư hỏng khi khớp cử động. Thêm vào đó, các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm do khuân vác đồ nặng, cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hóa thêm trầm trọng. Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và Xquang hoặc cộng hưởng từ. Thường áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ ARC 1991 đối với thoái hóa khớp các khớp ngoại biên. Đối với thoái hóa khớp gối là bệnh hay gặp nhất có 4 tiêu chuẩn chẩn đoán, bao gồm: 1 Mọc gai xương ở rìa khớp (Xquang); 2. Dịch khớp là dịch thoái hóa; 3. tuổi trên 3;4. Cứng khớp dưới 30 phút; 5. Lạo xạo khi cử động. Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.
Cần căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Bệnh nhân thường cần giảm triệu chứng kết hợp điều trị nguyên nhân.
Điều trị không dùng thuốc: vật lý trị liệu. Có nhiều biện pháp vật lý trị liệu khác nhau. Các liệu pháp tác động cơ học bao gồm xoa bóp, kéo nắn, bấm huyệt, có tác dụng giãn cơ, giảm đau. Các biện pháp dùng nhiệt như hồng ngoại, đắp bùn nóng, parafin làm giãn cơ, giảm đau và tăng cường tưới máu giúp khớp bị tổn thương phục hồi. thủy liệu pháp bao gồm sử dụng nhiều loại nước có nguồn gốc tự nhiên nhưng có khả năng chữa bệnh như tắm nước khoáng, nước nóng, bơi lội. Có thể dùng các biện pháp khác như kích thích điện thần kinh qua da, châm cứu. Ngoài ra, có thể dùng các biện pháp khác như kích thích điện thần kinh qua da, châm cứu. Ngoài ra, có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ khớp, cột sống như dụng cụ chỉnh hình, nẹp đai lưng.
Các thuốc trị bệnh khớp thường có nhiều tác dụng bất lợi.
Điều trị bằng thuốc: thuốc giảm đau đơn thuẩn paracetamol, acetaminophen. Các thuốc kháng viêm không steroid như nhóm meloxicam, nhóm coxib… thường được chỉ định trong đợt cấp và ngừng khi triệu chứng đau giảm để tránh tác dụng phụ của thuốc. Trong những đợt cấp có tràn dịch khớp tiêm Corticosteroid cũng được chỉ định và cho kết quả tốt nhưng phải thực hiện trọng điều kiện vô trùng nghiêm ngặt và không nên lạm dụng.
Ngoài ra, nhóm thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm có thể cải thiện được tiến triển của bệnh thoái hóa khớp như glucosamine sulfate dạng tinh thể, diacerein, acid hyaluronic… các thuốc này đều cần được điều trị đủ liều theo hướng dẫn của các thầy thuốc.
Cấy tế bào gốc: là phương pháp điều trị mới hiện áp dụng đối với thoái hóa khớp gối. trong thoái hóa khớp, khi đưa các tế bào gốc vào khớp bị thoái hóa, các tế bào gốc sẽ biệt hóa thành các tế bào sinh sụn, từ đó tạo ra các tế bào sụn để hàn gắn, tái tạo sụn lành tại sụn khớp bị tổn thương. Kích hoạt tế bào gốc từ một loại tế bào không chuyên biệt biến chuyển thành tế bào chuyên biệt tương ứng với mô, cơ quan tổn thương, từ đó sửa chữa, tái tạo những tổn thương tại chỗ bằng cách xây dựng các mô lành mạnh thay thế. Nguồn tế bào gốc có thể từ tủy xương, tế bào gốc chiết suất từ mô mỡ hoặc từ huyết tương giàu tiểu cầu.
Phẫu thuật: trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa: nội soi để cắt loại bỏ dị vật, sửa trục khớp; mổ thay khớp nhân tạo khi khớp bị mất chức năng nhiều.
Để đề phòng và hạn chế thoái hóa khớp, ngay khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị thừa cân, tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Tập vận động thường xuyên và vừa sức tăng cường sức mạnh cơ (tứ đầu đùi, cơ cạnh cột sống) giúp lưu thông máu dễ dàng, là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động; giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.
Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức đối đa vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp. Nên sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức: khi nâng hay xách đồ nặng, cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối.
Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên tận dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ. Ngoài ra, cần giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế, không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp và để tránh thoái hóa khớp thứ phát cần điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp đã mắc phải.
Bài viết Bệnh thoái hóa khớp và cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Các loại thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Theo Tổ chức Viêm khớp, một số loại thực phẩm có đặc tính chống viêm có thể giúp làm giảm các triệu chứng cũng như tăng cường sự chắc khỏe cho xương, cơ và khớp, giúp cơ thể chống lại viêm và bệnh tật. Bên cạnh đó, một chế độ ăn đúng còn mang lại nhiều lợi ích khác.
Một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể ngăn chặn các tổn thương ở khớp, điều này đặc biệt quan trọng với những người bị thoái hóa khớp. Một số loại thực phẩm được biết với công dụng giảm viêm trong cơ thể nhờ vào các đặc tính chống viêm tự nhiên. Những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, C và E giúp làm chậm các tổn thương ở khớp do tuổi tác.
Những người bị thoái hóa khớp thường có nồng độ cholesterol trong máu cao, giảm cholesterol đồng nghĩa với việc giảm các triệu chứng của bệnh. Một chế độ ăn phù hợp có thể giúp cải thiện nhanh chóng nồng độ cholesterol.
Thừa cân thường gây sức ép cho các khớp, mỡ thừa tích tụ trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm. Duy trì một cân nặng ổn định có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp. Điều này có thể khó với những người đang mắc các bệnh cần nằm hay ngồi tại chỗ như bệnh nhân thoái hóa khớp, bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Những loại thực phẩm tốt cho thoái hóa khớp, giúp giảm đau, chống oxy hóa, ngăn ngừa tiến triển của thoái hóa khớp bao gồm acid béo không no, chất chống oxy hóa…
Cá béo có chứa nhiều omega 3, một axit béo có lợi có các đặc tính chống viêm, đặc biệt tốt cho những người bị thoái hóa khớp. Những người bị thoái hóa khớp nên ăn ít nhất 1 khẩu phần cá béo mỗi tuần. Những loại cá béo phổ biến bao gồm: cá mòi, cá thu, cá hồi và cá ngừ. Những người không thích ăn cá có thể chọn uống các loại viên uống bổ sung omega 3 thay vì lấy từ cá như dầu cá, dầu nhuyễn thể, dầu hạt lanh, dầu hạt chia hay dầu hạt óc chó. Tất cả những loại này đều có đặc tính chống viêm giúp bảo vệ bệnh nhân thoái hóa khớp.
Bên cạnh cá béo, một số loại dầu đến từ thực vật cũng có công dụng giảm viêm, ví dụ, dầu oliu có chứa hàm lượng cao hoạt chất oleocanthal. Hoạt chất oleocanthal có những đặc tính chống viêm tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Dầu bơ và hoa rum cũng có công dụng làm giảm cholesterol.
Sữa tươi, sữa chua và phô mai rất giàu canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe và cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, protein trong sữa còn giúp tạo cơ bắp giúp cơ thể săn chắc hơn. Sữa ít béo là sự lựa chọn lý tưởng.
Các loại rau xanh đậm rất giàu vitamin D, các hợp chất tự nhiên chống lại căng thẳng và các chất chống oxy hóa. Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi và tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các xâm nhiễm từ bên ngoài. Một số loại rau xanh đậm bao gồm: rau bina, cải xoăn, cải cầu vồng và cải rổ.
Súp lơ có chứa một hợp chất có tên là sulforaphane, chất này được các nhà nghiên cứu đánh giá là có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Loại rau này cũng giàu các loại vitamin như vitamin K và C cũng như canxi.
Polyphenol là một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm và làm chậm tốc độ tổn thương của sụn.
Các nhà khoa học tin rằng hợp chất diallyl disulfide có trong tỏi giúp ức chế các enzyme tổn thương sụn trong cơ thể.
Các loại hạt rất tốt cho tim mạch và có chứa hàm lượng cao các chất như canxi, magie, kẽm, vitamin E và chất xơ. Các loại hạt đồng thời cũng có chứa một loại axit béo có tên là alpha-linolenic (ALA), chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch ở người bị thoái hóa khớp.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thoái hóa khớp và các loại thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp, bên cạnh đó bệnh nhân cần duy trì một lối sống lành mạnh và kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
Bài viết Các loại thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Những phương pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bệnh thoái hoá khớp (còn gọi là bệnh hư khớp) là một bệnh mạn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp – dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể.
Thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp: Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp trong đó thoái hóa khớp do tuổi tác là phổ biến nhất. Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể kể tới như.
Thoái hóa do lão hóa là quá trình không thể đảo ngược, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này hoặc có thể làm cho bệnh lý thoái hóa khớp trở nên bớt trầm trọng hơn. Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp cũng giúp làm giảm bớt biến chứng do thoái hóa khớp gây ra.
Nguyên nhân: Khi dư thừa trọng lượng ( béo phì), sức nặng cơ thể sẽ đè lên vùng lưng, khớp háng, khớp gối, bàn chân… khiến khớp luôn trong tình trạng quá tải.
Mục đích: Trọng lượng cân bằng với chiều cao để giảm thiểu sức nặng lên các khớp.
Nguyên nhân: Lười vận động khiến các cơ khớp yếu, dễ bị chấn thương.
Mục đích:
Vận động thường xuyên để ngăn ngừa thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân: Tư thế không thẳng sẽ ảnh hưởng đến các khớp.
Mục đích:
Nguyên nhân: Sử dụng các khớp không hợp lý khi mang vác nặng dễ dẫn đến chấn thương.
Mục đích:
Sử dụng các khớp lớn khi mang vác nặng để tránh chấn thương cho khớp (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân: Ngồi, đứng lâu một chỗ sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp.
Mục đích: Thay đổi tư thế thường xuyên để tránh thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người làm việc tại các văn phòng.
Nguyên nhân: Công việc quá tải, lặp đi lặp lại ở một tư thế khiến các khớp bị tổn thương.
Mục đích:
Nguyên nhân: Lao động quá sức: mang vác quá nặng…khiến cơ thể phải gồng hết sức mình, tăng sự đè nén nên các khớp xương gây đau nhức, dễ làm tồn thương các khớp.
Mục đích: Không cố gắng làm một việc gì đó quá sức. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người trợ giúp.
Không lao động quá sức (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân: Khi cơ thể có biểu hiện: rệu rã, mỏi mệt, đau đớn…. là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị bệnh tật.
Mục đích: Dừng vận động để tránh chấn thương hoặc tổn thương đến các khớp.
Nguyên nhân: Khi chơi các môn thể thao thì việc vấp ngã, chấn thương…không thể tránh khỏi.
Mục đích: Đối với các môn thể thao đối kháng (đá bóng) hoặc tennis cần có những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, để đề phòng chấn thương.
Sử dụng dụng cụ bảo vệ cổ tay, khớp gối…khi chơi thể thao (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân: Luyện tập quá sức khiến các khớp mệt mỏi, dễ bị tổn thương.
Mục đích:
Nguyên nhân: Thời tiết nóng lạnh đột ngột khiến các khớp đau nhức, dễ bị tổn thương.
Mục đích: Giữ ấm và bảo vệ các khớp khi thay đổi thời tiết.
Lời kết
Khớp là căn bệnh phổ biến của người Việt Nam do: khí hậu thay đổi đột ngột, khớp làm việc quá tải, lão hóa, béo phì…Bệnh khớp tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau đớn, mệt mỏi…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là khi trái nắng, trở trời.
Vì vậy, để bảo vệ và ngăn ngừa các căn bệnh về khớp chúng ta cần: tránh thừa cân, béo phì, vận động thường xuyên, sử dụng các khớp lớn khi mang vác nặng, bảo vệ các khớp khi thay đổi thời tiết, khi chơi thể thao…
Bài viết Những phương pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>