Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 17 May 2024 02:58:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/ https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/#respond Thu, 16 May 2024 00:20:39 +0000 http://benh2.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/ Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Bài viết Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sơ cứu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trường hợp bệnh nhân bị bỏng. Nếu được sơ cứu đúng cách, bác sỹ cấp cứu sẽ dễ dàng điều trị cho bệnh nhân, việc hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng cũng vì thế mà rõ rệt hơn.

Sơ cứu cánh tay bị bỏng

Sơ cứu rất quan trọng đối với vết bỏng mọi cấp độ (Ảnh minh họa)

Bỏng được chia làm 3 cấp độ phụ thuộc vào 3 yếu tố

  • Độ sâu của bỏng.
  • Diện tích của vết bỏng.
  • Vị trí vết bỏng trên cơ thể.

Ba cấp độ bỏng

Bỏng độ 1

Chỉ bị tổn thương lớp ngoài cùng của da làm cho vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.

Bỏng độ 2

lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương.  Xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:

  • Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
  • Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Bỏng độ 3

Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.

3-cap-do-vet-bong

Tổn thương ở 3 cấp độ bỏng khác nhau.

Phương pháp sơ cứu khẩn cấp vết bỏng

  • Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
  • Khi bị bỏng ở cấp độ 1, nhìn chung sẽ không nguy hiểm.  Nên lập tức ngâm ngay chỗ bỏng vào nước lạnh, sạch vì nước lạnh sẽ giúp làm giảm độ nóng tại vùng da đang bị bỏng, làm mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. Đây là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay bỏng nhẹ.
  • Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi… thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, ngâm trong nước lạnh vài phút rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Trường hợp bỏng độ 2, độ 3 có thể bôi kem bôi chứa Bạc sulfadiazine để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Đối với các vết bỏng rộp tuyệt đối không chọc túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Hãy để nó tự vỡ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Khi túi vỡ có thể dùng nước đun sôi hoặc nước sát khuẩn rửa vết thương rồi băng lại với gạc mềm.
  • Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
  • Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm vì nó gây tác động đến nhịp tim. Vết bỏng thể hiện ra bên ngoài thường trông rất nhẹ nhưng nguy cơ phá hủy khi bỏng điện là rất, có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp… do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.

Bài viết Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/feed/ 0
Những dấu hiệu của bệnh thể hiện trên móng tay https://benh.vn/nhung-dau-hieu-cua-benh-the-hien-tren-mong-tay-5618/ https://benh.vn/nhung-dau-hieu-cua-benh-the-hien-tren-mong-tay-5618/#respond Thu, 04 Apr 2024 01:27:20 +0000 http://benh2.vn/nhung-dau-hieu-cua-benh-the-hien-tren-mong-tay-5618/ Có khoảng 30 dấu hiệu trên móng tay có liên quan tới vấn đề sức khỏe. Tất cả mọi thứ như chế độ ăn không hợp lý, cẳng thẳng đến vấn đề nghiêm trọng về thận đều được thể hiện trên móng tay.

Bài viết Những dấu hiệu của bệnh thể hiện trên móng tay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo Tiến sĩ Amy Derick, giảng viên lâm sàng của khoa da liễu, Đại học Northwestern, Mỹ. Có khoảng 30 dấu hiệu trên móng tay có liên quan tới vấn đề sức khỏe. Tất cả mọi thứ như chế độ ăn không hợp lý, cẳng thẳng đến vấn đề nghiêm trọng về thận đều được thể hiện trên móng tay.

Dưới đây là 8 trong số những bệnh mà bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua biểu hiện trên móng tay:

1. Những người có bệnh liên quan tới phổi khác thường có móng tay cong cụp vào. Khi điều này xảy ra, các đầu ngón tay trở nên tròn và đường cong của móng tay sẽ thay đổi, phát triển vồng lên và cụp xuống.

2. Những hố nhỏ hoặc vết lõm xuất hiện trên móng tay có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, vảy nến, hoặc eczema.

3. Những người có chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ có móng tay mỏng hơn và dễ gãy hơn những người bình thường.

4. Các dòng kẻ ngang, hay còn gọi là đường của Beau, trên móng tay cho thấy bạn đang bị căng thẳng nghiêm trọng về thể chất. Chúng trông giống như những dòng thụt xuống và thường xuyên xuất hiện trên những người đã từng trải qua hóa trị liệu. Chúng cũng có thể xuất hiện sau khi bạn trải qua bệnh tật, thương tích hoặc suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Chúng cũng xuất hiện trên những người sống trên độ cao trên 300 mét và những người đã từng tham gia thám hiểm Everest.

5. Những đường kẻ dọc trên móng tay có thể là dấu hiệu của sự lão hóa. Chúng đôi khi còn xuất hiện trên những người bị suy dinh dưỡng.

6. Khi một người bị thiếu sắt, móng tay của họ sẽ bị biến dạng giống như một chiếc muỗng. Thay vì uốn cong xuống và bao trùm như những ngón tay bình thường, hai sườn và phía trước của nó sẽ mọc cao lên, để biến từ hình dạng lồi bình thường thành một hình dạng lõm hơn, như một phần của một chiếc muỗng.

7. Móng tay của những người có vấn đề về thận và gan có thể có móng tay bị chia đôi, với một nửa màu trắng và một nửa màu hồng. Vấn đề về gan và thận thường xuyên gây ra sự đổi màu của móng tay và da.

8. Người có móng tay bị bật khỏi khung móng sẽ có những vấn đề về thận hoặc tuyến giáp.

Quá trình chẩn đoán bệnh rất phức tạp các dấu hiệu trên chỉ là cách nhận biết thông thường. Nếu thấy những triệu chứng bất thường khác hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán điều trị.

Bài viết Những dấu hiệu của bệnh thể hiện trên móng tay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dau-hieu-cua-benh-the-hien-tren-mong-tay-5618/feed/ 0
Bệnh dị ứng mày đay và phù mạch https://benh.vn/benh-di-ung-may-day-va-phu-mach-4781/ https://benh.vn/benh-di-ung-may-day-va-phu-mach-4781/#respond Fri, 02 Feb 2024 05:10:25 +0000 http://benh2.vn/benh-di-ung-may-day-va-phu-mach-4781/ Bệnh dị ứng mày đay và phù mạch gây ngứa, nóng dát sẩn đỏ trên mặt da do nhiều nguyên nhân

Bài viết Bệnh dị ứng mày đay và phù mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mày đay và phù mạch là tình trạng bệnh lý phổ biến nhất và khoảng 15 đến 20% dân số có ít nhất một lần bị mày đay – phù mạch trong đời. Điều này có nghĩa cứ 5 người lại có ít nhất một người bị mày đay, phù mạch hoặc cả hai tình trạng này trong suốt cuộc đời.

benh-may-day

Mày đay (Urticaria) được hiểu là tình trạng phát ban (hives) trên da với biểu hiện đặc trưng là các sẩn phù hoặc những ban dát đỏ trên da, ngứa nhiều, cảm giác nóng dát trên bề mặt da và thường tiến triển từng đợt. Đặc điểm quan trọng để chúng ta phân biệt với các tình trạng bệnh lý của da khác là đặc tính ngứa và thoáng qua của các tổn thương mày đay. Các tổn thương may đay thường kéo dài không quá 24 giờ và biến mất mà không để lại bất cứ biến chứng nào trên da.

Phù mạch (Angioederma) hay còn có tên gọi khác là phù Quincke là tình trạng sưng phù thoáng qua của tổ chức mô dưới da và niêm mạc và có cơ chế tương tự mày đay nhưng vị trí sâu hơn. Phù mạch có thể phối hợp hoặc xuất hiện riêng rẽ với tình trạng mày đay. Khoảng 40% số bệnh nhân xuất hiện phù mạch cùng với mày đay, 40% mày đay riêng rẽ và khoảng 20% số bệnh nhân chỉ có phù mạch mà không có ban mày đay. Có kèm phù mạch thì tiên lượng thường xấu hơn những bệnh nhân chỉ có mày đay đơn thuần.

Phân loại mày đay và phù mạch

Phân loại theo thời gian kéo dài của triệu chứng

Mày đay được chia ra 2 loại là mày đay cấp và mạn. Mày đay cấp là tình trạng mày đay kéo dài dưới 6 tuần và chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân có yếu tố cơ địa và phổ biến ở trẻ em.. Mày đay mạn là tình trạng mày đay kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng trên 6 tuần và thường gặp ở lứa tuổi trung niên và nữ mắc nhiều hơn nam.

Phân loại dựa trên tình trạng có hay không xuất hiện đồng thời tình trạng mày đay và phù mạch

Sự hiện diện của phù mạch làm cho tình trạng bệnh xấu hơn và thường kéo dài.

Phân loại theo cơ chế bệnh sinh

  • Mày đay vô căn. Không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Đây là tình trạng hay gặp nhất của mày đay mạn tính.
  • Mày đay và phù mạch liên quan với thức ăn
  • Mày đay vật lý: mày đay do lạnh, đè ép hoặc mày đay cholinergic
  • Mày đay liên quan với bệnh lý nền như viêm tuyến giáp tự miễn, lupus…
  • Di truyền

Tổn thương mô bệnh học phụ thuộc vào các dạng mày đay, phù mạch khác nhau. Biểu hiện chủ yếu là tình trạng giãn các mạch nhỏ và giãn mạch bạch huyết ở dưới da và có sự xâm nhập của tế vào viêm một nhân và bạch cầu ưa acid trong mày đay cấp. Trong mày đay mạn có sự xâm nhập nhiều hơn của tế bào viêm một nhân, không có lắng đọng phức hợp miễn dịch và bổ thể. Ngược lại mày đay liên quan đến viêm mạch có sự lắng đọng immunoglobulin đặc biệt là IgM, bổ thể và sợi tơ fibrin trên thành mạch máu.

Cơ chế sinh bệnh mày đay và phù mạch

Vai trò trung tâm là tế bào mast. Sự gia tăng số lượng hiện diện trong tổn thương mô bệnh học, sự hoạt hóa tế bào mast dẫn đến tình trạng giải phóng các hóa chất trung gian (đặc biệt là histamin) là nguyên nhân gây ra những biểu hiện lâm sàng của mày đay và phù mạch. Có nhiều cơ chế gây ra tình trạng hoạt hóa tế bào mast và giải phóng các hóa chất trung gian do quá trình thoát bọng. Các cơ chế này có thể được phân chia: cơ chế miễn dịch, cơ chế không qua trung gian miễn dịch và cơ chế do rối loạn tương tác giữa kháng thể IgE và thụ thể của nó.

Biểu hiện lâm sàng khi bị mày đay và phù mạch

Mày đay thường biểu hiện tình trạng ngứa nhiều, nóng dát trên da và thường kéo dài dưới 4 giờ mỗi đợt tổn thương (không quá 24 giờ trừ mày đay viêm mạch). Kích thước mày đay rất khác nhau có thể dạng chấm hoặc lan rộng dạng bản đồ kích thước vài centimet. Phân bố của mày đay có thể toàn thân hoặc khu trú tuỳ thuộc vào các loại mày đay khác nhau. Nếu mày đay do tiếp xúc thường gặp vùng tiếp xúc, mày đay do ánh nắng thường gặp vùng da hở và một số loại mày đay vật lý như mày đay do đè ép thì thường gặp vùng đè ép. Mày đay thường không có biểu hiện toàn thân ngoài cảm giác khó chịu. Một số trường hợp có kèm theo đau khớp thường liên quan đến bệnh lý nền nào đó.

Phù mạch thường gây ra tình trạng khó chịu hoặc gây đau khi xuất hiện ở đường ruột. Có thể gây khó thở nếu phù thanh quản. Mày đay cấp và phù mạch có thể là triệu chứng của sốc phản vệ và khi đó bệnh cảnh lâm sàng sẽ rất trầm trọng.

Tình trạng nổi ban ngứa liên quan đến thai nghén (PUPP – Pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy) là tình trạng nổi ban, dát ngứa liên quan đến thai kỳ đặc biệt ở 3 tháng cuối và sau sinh. Nguyên nhân chưa rõ.

Mày đay vật lý bao gồm: mày đay do lạnh, mày đay do đè ép xuất hiện chậm sau 3 – 12 giờ, chứng vẽ nổi da (dermatographisim), mày đay cholinergic với kích thước nhỏ từ 2-3mm, mày đay do ánh mặt trời, mày đay do nước và mày đay và phù mạch do gắng sức có tình trạng tăng histamin sau vận động gắng sức và ăn một số thức ăn nhất định như chuối, bột mì.

Chẩn đoán bệnh mày đay và phù mạch

Chẩn đoán mày đay và phù mạch thường được dựa trên hình ảnh lâm sàng và khai thác kỹ tiền sử. Tuy nhiên, việc tìm ra nguyên nhân và các bệnh lý kèm theo là hết sức cần thiết nhằm trả lời cho bệnh nhân và tạo cho họ niềm tin, sự hài lòng và điều trị đặc hiệu. Trong mày đay mạn thì rất khó tìm nguyên nhân, 70% vô căn.

Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm xét nghiệm IgE đặc hiệu, test lẩy da với các dị nguyên nghi ngờ như dị nguyên đường hô hấp, thức ăn, côn trùng đốt và thuốc. Các biểu hiện mày đay vật lý sử dụng một số test kích thích để chẩn đoán. Đối với mày đay do đè ép thì tạo lại tổn thương bằng cách vạch vẽ lên da bệnh nhân, mày đay do lạnh làm test áp đá, mày đay do cholinergic dùng methacolin làm chất kích thích, mày đay do gắng sức cho bệnh nhân tập thể dục gắng sức… Ngoài ra còn các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý nền ở bệnh nhân mày đay và phù mạch.

Nguyên nhân gây mày đay cấp bao gồm:

  • Thuốc: một số thuốc thường gây dị ứng biểu hiện mày đay, phù mạch bao gồm kháng sinh penicillin, các thuốc giảm viêm chống đau – NSAIDs (ibuprofen, aspirin…). Các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển (ACE inhibitors) có thể gây phù mạch mà không có mày đay.
  • Thức ăn: các thức ăn có thể là nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng và biểu hiện mày đay, phù mạch. Các thức ăn dị ứng qua trung gian IgE như lạc, hạt điều, trứng, cá, các loại nhuyễn thể…
  • Các dị nguyên đường hô hấp: bọ nhà, phấn hoa, lông chó, mèo thường gây ra triệu chứng dị ứng ở đường hô hấp nhưng có thể biểu hiện mày đay, phù mạch.
  • Nhiễm trùng: nhiễm virus cấp tính là nguyên nhân phổ biến gây mày đay, phù mạch đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù không được phân lập thường xuyên nhưng người ta thấy rằng các virus liên quan như viêm gan, nhiễm đơn bào hoặc Coxsackie.

Nguyên nhân mày đay mạn bao gồm:

  • Thuốc: các thuốc giảm viêm chống đau – NSAIDs (ibuprofen, aspirin…) 20 – 40% số bệnh nhân có triệu chứng nặng lên sau uống các thuốc NSAIDs.
  • Thức ăn: Vai trò của thức ăn gây mày đay mạn vẫn còn tranh cãi và tỷ lệ được báo cáo dao động từ 1% cho đến 67%.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm nấm, ký sinh trùng. Các bệnh lý nền: các bệnh lý tự miễn hệ thống như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên…, 50% số bệnh nhân mày đay mạn liên quan đến bệnh lý tuyến giáp đặc biệt là viêm tuyến giáp Hasimoto. Ngoài ra, mày đay mạn còn gặp trong bệnh lý ác tính và rối loạn di truyền.

Điều trị bệnh mày đay và phù mạch

Điều trị mày đay cấp:

Điều trị mày đay, phù mạch tốt nhất là tránh dị nguyên nếu đã xác định được và điều trị các triệu chứng. Bệnh nhân nên tránh uống các chất chứa cồn và sử dụng các thuốc thường hay gây nặng bệnh như aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Mày đay cấp hoặc phù mạch có thể điều trị bằng thuốc kháng histamin.

Điều trị bằng menthol 1% có thể làm giảm ngứa. Nếu mày đay xuất hiện do quần áo quá chật, do tiếp xúc với da nên nới lỏng quần áo để giảm triệu chứng. Nếu như mày đay và phù mạch xuất hiện trong bệnh cảnh của sốc phản vệ thì adrenaline cần được điều trị ngay lập tức và bệnh nhân cần được cấp cứu tại trung tâm y tế. Nếu bệnh nhân có adrenalin tiêm tự động thì có thể tiêm ngay vào mặt ngoài cơ đùi và gọi hỗ trợ sau.

Điều trị mày đay vật lý:

Các rối loạn như mày đay do lạnh, cholinergic (do nhiệt) và chứng vẽ nổi da có thể được điều trị bằng kháng histamin như levocertrizine, fexofenadine, cetirizine hoặc loratadine. Nếu không đáp ứng với liều thông thường có thể tăng liều như fexofenadine 180 mg/ngày, certrizine 10mg ngày 3 lần. Bước tiếp theo có thể thêm các thuốc như hydroxyzine hoặc diphenydramine với liều 25-50 mg 4 lần một ngày.

Trong một số trường hợp đặc biệt một số thuốc có thể thử nếu tình trạng mày đay không cải thiện như ciproheptidine 4-8 mg, 3-4 lần một ngày để điều trị mày đay do lạnh. Hydroxyzine đặc biệt hiệu quả trong điều trị mày đay do nhiệt (mày đay cholinergic). Mày đay do ánh nắng được điều trị bằng kháng histamin và kem chống nắng đặc biệt nếu cơ địa nhạy cảm tia cực tím. Các trường hợp mày đay do đè ép khởi phát muộn thường đáp ứng rất kém với thuốc kháng histamin.

Điều trị mày đay mạn vô căn hoặc liên quan bệnh tự miễn

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng và bệnh lý nền có liên quan. Cần lưu ý cân bằng giữa hiệu quả điều trị kiểm soát triệu chứng và những tác dụng gây độc của liệu pháp điều trị. Kháng histamin thể hệ sau không gây buồn ngủ là lựa chọn hàng đầu, sau đó đến kháng histamin thể hệ 1, corticoid liều thấp cách ngày hoặc hàng ngày và giảm liều chậm 2,5 – 5mg mỗi 2-3 tuần.

Nếu không đỡ, kháng leukotriene, kháng histamin H2 và có thể cân nhắc các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như doxepin và cả nifedipin trong một số trường hợp. Nếu trong trường hợp chống chỉ định tuyệt đối corticoid hoặc tác dụng phụ hoặc không đáp ứng với các điều trị thông thường thì cyclosporin được chỉ định với liều trung bình 200-300mg/ngày. Khi điều trị bằng cyclosporin cần theo dõi huyết áp và chức năng thận. Trong trường hợp mày đay viêm mạch, kháng sốt rét tổng hợp có nhiều lợi ích trong điều trị và cải thiện tình trạng viêm mạch.

Cẩm nang  truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh dị ứng mày đay và phù mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-di-ung-may-day-va-phu-mach-4781/feed/ 0
Ngứa xuất hiện từ đâu https://benh.vn/ngua-xuat-hien-tu-dau-2939/ https://benh.vn/ngua-xuat-hien-tu-dau-2939/#respond Tue, 23 Jan 2024 04:23:52 +0000 http://benh2.vn/ngua-xuat-hien-tu-dau-2939/ Ngứa là cảm giác khó chịu khi xuất hiện bắt chúng ta phải gãi hoặc trà sát. Khi da bị ngứa, nó kích động lên bộ não khiến chúng ta phải gãi, kể cả khi ngủ. Nhưng cơ chế đằng sau những cơn ngứa khó chịu này vẫn chưa được hiểu rõ và một phát […]

Bài viết Ngứa xuất hiện từ đâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngứa là cảm giác khó chịu khi xuất hiện bắt chúng ta phải gãi hoặc trà sát. Khi da bị ngứa, nó kích động lên bộ não khiến chúng ta phải gãi, kể cả khi ngủ. Nhưng cơ chế đằng sau những cơn ngứa khó chịu này vẫn chưa được hiểu rõ và một phát hiện mới đã khiến vấn đề càng trở nên phức tạp.

Một trong những thủ phạm tồi tệ nhất của sự ngứa là chứng viêm da – một tình trạng do bất cứ thứ gì như bột giặt hay tác nhân nào khác gây ra, khiến da bị kích thích. Ở Mỹ, 6,4 triệu người bị chứng viêm da và phải đi khám mỗi năm.

“Chất lượng cuộc sống bị những cơn ngứa làm giảm không kém gì những cơn đau”, Martin Schmelz, nhà bệnh học thần kinh tại Đại học Mannheim ở Đức nói. “Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ nhận được sự đồng cảm nhiều hơn khi bị đau so với bị ngứa”.

Histamine, một protein được tạo ra từ phản ứng dị ứng, điều khiển một số dây thần kinh để truyền thông tới não. Vùng não được kích hoạt khi bị ngứa cũng tương tự với vùng não khi chúng ta bị đau. Với trường hợp này, những thuốc kháng histamine sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, histamine không phải là hoá chất duy nhất trong cơ thể gây ra những cơn ngứa khó chịu.

Gần đây, Schmelz đã tìm thấy sự tồn tại của những dây thần kinh gây ra cảm giác ngứa theo cách khác với dây thần kinh nhạy cảm với histamine. “Đó là bằng chứng cho thấy không chỉ có một loại hệ thần kinh liên quan tới cảm giác ngứa”, Schmelz nói.

Đằng sau sự ngứa

Ngứa là một triệu chứng của rất nhiều tình trạng. Những phản ứng với thực vật, động vật và kim loại đều tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thời tiết cũng đóng một vai trò, cùng với vi khuẩn, bệnh tật và vật ký sinh. Stress cũng làm tăng thêm sự ngứa.

Sau đây là một số thứ khiến chúng ta ngứa:

  • Muỗi, rệp, chấy
  • Cây sồi độc, cây tầm ma
  • Da khô
  • Đồ trang sức
  • Herpes
  • Stress và sự lo lắng
  • Nhiễm trùng khuẩn tụ cầu
  • Bệnh vẩy nến
  • Cháy da
  • Xà phòng và các chất tẩy rửa

Theo Hiệp hội y khoa Mỹ, mọi người thường lạm dụng xà phòng. Thông thường chỉ cần nước rửa tay thông thường hoặc nước không cũng đủ để giữ sạch da.

Năm 1660, Samuel Hafenreffer đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về sự ngứa – “một cảm giác thèm gãi không mấy thú vị”. Gãi có thể là một cách chữa trị nhanh nhưng cũng có thể làm tình trạng tồi tệ thêm. Gãi mạnh quá có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

Nhưng vì sao gãi lại khiến ta dễ chịu? Các nhà khoa học cho rằng gãi có thể làm kích hoạt một số dây thần kinh kích thích cảm giác hài lòng trong não.

Bài viết Ngứa xuất hiện từ đâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngua-xuat-hien-tu-dau-2939/feed/ 0
Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả https://benh.vn/cach-chua-hat-com-mun-coc-don-gian-ma-hieu-qua-4016/ https://benh.vn/cach-chua-hat-com-mun-coc-don-gian-ma-hieu-qua-4016/#comments Sat, 30 Dec 2023 02:47:57 +0000 http://benh2.vn/cach-chua-hat-com-mun-coc-don-gian-ma-hieu-qua-4016/ Hạt cơm, mụn cóc là tổn thương lành tính do vi rút HPV gây ra, không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bệnh này có lây nhiễm chứ không phải như nhiều người nghĩ. Bệnh có thể điều trị bằng nhiều biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Bài viết Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hạt cơm và mụn cóc là những dạng sừng khu trú gây ra bởi virus sùi mào gà ở con người (human papillomavirus – HPV). Chúng bao gồm các tổn thương trên da và niêm mạc. Bệnh mụn cóc và hạt cơm có thể lây nhiễm giữa các khu vực khác nhau trên cơ thể hoặc từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch tiết từ các tổn thương này.

Hạt cơm, mụn cóc là gì

Hạt cơm, mụn cóc là tổn thương lành tính do virus HPV gây ra. Có hơn 100 types virus HPV và chúng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gây nên những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Biểu hiện bệnh hạt cơm, mụn cóc

Hạt cơm bàn chân

Thường gặp là dạng Myrmecie (do HPV types 1 gây nên).

Tổn thương cơ bản là một điểm dầy sừng hình tròn sùi vào sâu, đau nhất là khi vận động hoặc đụng chạm vào, thường đơn độc hoặc có một vài tổn thương đơn lẻ. Tổn thương dạng đĩa xung quanh vòng bởi một hình nhẫn dầy sừng, phần trung tâm dầy sừng mà bề mặt tạo thành những điểm đen (có thể do mao mạch bị tắc hoặc bị bít bởi bụi). Đây là loại tổn thương thường gặp.

hat_com_o_ban_chanHạt cơm ở bàn chân (Ảnh minh họa)

Hạt cơm thường

Do virus HPV types 2 gây ra.

Thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, đường kính từ vài mm đến 1-2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, khía. Quanh các đám dầy sừng lại có những đám dầy sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại.

Vị trí thường gặp là ở mu bàn tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay.

hat_com_mun_coc_ban_tay

Hạt cơm thường gặp ở bàn tay (Ảnh minh họa)

Hạt cơm filiformes

Vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.

Hạt cơm phẳng

Do HPV types 3, 10 gây ra.

Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mu bàn tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân.

Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.

Đối tượng bị bệnh hạt cơm, mụn cóc

  • Nam giới, nữ giới, trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị hạt cơm, mụn cóc.
  • Tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn người lớn vì trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát, lê la dưới đất…
  • Phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay, cũng là nguyên nhân gây mụn cóc.

Bệnh hạt cơm, mụn cóc có lây nhiễm không

Các tổn thương này có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên một cơ thể hay sang các cá thể khác khi có sự tiếp xúc các dịch tiết của tổn thương. Điều này giải thích vì sao một người ban đầu chỉ bị hạt cơm ở chân, sau lại thấy một tổn thương ở trán, mũi, vành tai hay những người khác trong gia đình cũng bị tương tự.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian còn truyền lại nhiều phương pháp điều trị hạt cơm, mụn cóc rất hiệu quả và an toàn mà không cần can thiệp chuyên sâu. Những phương pháp sau đây chỉ sử dụng thủ công, các loại lá cây quen thuộc.

Dùng lá tía tô điều trị mụn cơm, hạt cóc

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhấ trong điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Lấy một chiếc khăn sạch dùng nước ấm lau chỗ có mụn, trà đi trà lại (tránh để trầy xước, chảy máu). Mục đích để khi đắp lá, dung dịch từ lá sẽ thẩm thấu vào hạt cơm, mụn cóc một cách nhanh nhất.
  • Rửa sạch lá tía tô (cả cuống lá) sau đó giã nát hoặc vò nát rồi đắp vào chỗ có mụn cóc.
  • Dùng vải quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp lá.
  • Thời gian đắp lá tốt nhất là buổi tối để tránh nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp.
  • Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian cũng sẽ biến mất.

la_tia_to_benhvn

Lá tía tô chữa bệnh hạt cơm, mụn cóc (Ảnh minh họa)

Dùng tỏi điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Lấy một nhánh tỏi tươi, cắt ra thành nhiều lát sau đó trà đi, trà lại lên chỗ mụn cóc sao cho nước tỏi ngấm lên mụn cóc càng nhiều càng nhanh khỏi.
  • Đắp trực tiếp nhánh tỏi lên chỗ có mụn nhưng không để lâu quá 10 phút vì tỏi có thể làm da bị dộp lên.
  • Hàng ngày đắp hoặc trà tỏi từ 1 đến 2 lần.
  • Tránh tiếp xúc với nước.

Dùng vỏ chuối điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Đắp vỏ chuối lên mụn cóc (mặt trong quả chuối).
  • Hoạt chất trong vỏ quả chuối có thể làm mụn cóc tiêu đi từ từ.
  • Đắp nhiều lần trong ngày.
  • Lưu ý tránh nước.

Dùng đu đủ xanh điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Cắt những vết cắt cạn trên vỏ một trái đu đủ xanh, sẽ thấy nhựa trắng chảy ra.
  • Pha một chút nước với chất nhựa từ vỏ đu đủ, sau đó bôi lên chỗ có mụn. Chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết.
  • Bôi hỗn hợp nước trên một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Lưu ý tránh nước.

Lô hội điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Dùng một miếng bông hay một miếng vải mềm nhỏ thấm lấy chất nhựa của cây lô hội bằng cách tách đôi lá lô hội.
  • Sau đó thấm lên nốt mụn cơm trong vòng khoảng 1 phút hoặc có thể dùng dây buộc miếng vải hoặc bông có nhựa cây lô hội lên nốt mụn mỗi ngày vài giờ.
  • Lưu ý tránh nước.

lo_hoi_dieu_tri_mun_coc

Cây lô hội chữa bệnh hạt cơm, mụn cóc (Ảnh minh họa)

Tinh chất trà xanh điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Bôi trực tiếp tinh chất dầu xanh lên chỗ bị mụn.
  • Ngày bôi 2 đến 3 lần. Hiệu quả nhất là bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Lưu ý tránh nước.

Kết quả từ thực tiễn điều trị mụn cóc, hạt cơm bằng mẹo trên

Anh Nguyễn Trường Sinh 32 tuổi ở Mai Động Hà Nội

Đầu năm 2012, bị mụn cóc ở bàn chân, thời gian đầu không biết nên anh dùng dao lam cắt. Không ngờ càng cắt mụn càng to gây khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt là chơi thể thao. Sau khi áp dụng phương pháp dân gian là dùng lá tía tô rửa sạch rồi giã nát đắp vào chỗ có mụn ở lòng bàn chân trong vòng nửa tháng thì các đầu mụn nhỏ se lại rồi biến mất, mụn to cũng bong dần. Sau 1,5 tháng khi tháo bỏ các lớp lá và rửa chân bằng nước ấm, anh dùng tay lay mụn, không ngờ rút được cả một chân dễ dài bên trong. Đến nay tại lòng bàn chân vết sẹo đã lành hẳn.

Chị Nguyễn Minh Hương, Đồng Nhân Hà Nội

Là nhân viên phòng tổ chức Hành chính, liên tục phải sử dụng máy vi tính và đi tiếp khách nên bị mụn cơm ở bàn tay là một điều “bất lợi” trong cả công việc lẫn khi giao tiếp. Nghe bạn bè mách chị đã mua một số loại thuốc để bôi nhưng không có kết quả. Sau hơn một năm do ngứa, gãi nhiều nên hạt cơm mọc ra nhiều hơn. Nhiều lúc tự ti chị có ý định xin chuyển đổi công việc khác.

Tình cờ có người anh họ ở Yên Bái hướng dẫn cách chữa bằng lá tía tô. Bán tín bán nghi chị vẫn làm theo.. Tối tối sau khi rửa sạch tay, chị dùng lá tía tô đã rửa sạch vò nát đắp lên các hạt cơm. Kỳ lạ thay, sau hơn một tháng các hạt cơm nhỏ dần rồi lặn hẳn.

Anh Lê Quang Hải 27 tuổi ở Hưng Yên

Là người làm ăn kinh doanh nên khi bị hạt cơm ở trên mặt (phần để râu) khiến anh rất ngứa ngáy, khó chịu. Lúc đầu tưởng con gì đốt, ngứa nên anh tự ý mua thuốc rồi bôi. Không ngờ chỗ ngứa càng gãi càng lan rộng. Tá hỏa đi khám thì phát hiện bị bệnh mụn cơm. Sau khi điều trị bằng một số thuốc bôi mụn cơm cũng khỏi, tuy nhiên sau vài tháng anh bị lại.

Được bạn bè mách cách chữa bằng lá tía tô vừa hiệu nghiệm, lại đỡ tốn tiền khám, chi phí thuốc men tại viện nên anh làm theo ngay. Để điều trị bằng phương pháp này, anh phải hy sinh bộ ria mép đẹp đẽ của mình. Buổi tối trước khi đi ngủ, anh dùng lá tía tô đã giã nát đắp nên chỗ có mụn. Sau 2 tuần các đầu mụn se lại và nhỏ dần. Sau một tháng mụn cơm biến mất.

Bài học lần thứ hai cho anh kinh nghiệm về cách giữ gìn vệ sinh tránh virus lây lan và phương pháp chữa mụn cơm bằng lá tía tô thật an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra nhiều người đã áp dụng chữa bệnh hạt cơm, mụn cóc bằng tỏi, vỏ chuối, tinh trà xanh, lô hội… cũng rất thành công.

Cách điều trị mụn cóc, hạt cơm bằng phương pháp hiện đại

Các phương pháp hiện đại cũng có thể điều trị mụn cóc, hạt cơm hiệu quả, dứt điểm, tuy nhiên, thường sẽ tốn nhiều công sức hơn.

Điều trị tại chỗ mụn cóc, hạt cơm

Loại bỏ tổn thương bằng các biện pháp sau

  • Dùng thuốc phá huỷ tổ chức bệnh: Axit salicylique 10-20%, podophylline 15-20% bôi 2 lần mỗi tuần, rửa sạch sau 6 giờ; dung dịch glutiradehyde 20%, axit trichloracetique bão hoà, thận trọng khi dùng phương pháp này ở mặt. Có thể dùng axit retinoique dạng crem hoặc nhũ tương trong 3- 6 tuần. Dùng dung dịch bléomycine 0,1% tiêm trong tổn thương điều trị các hạt cơm ở da. Hoặc có thể dùng retinoide tiêm trong tổn thương.
  • Dùng phương pháp vật lí: Làm lạnh phá huỷ tổ chức bệnh bằng Nitơ lỏng. Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là phá huỷ thương tổn bằng lazer CO2, đốt điện siêu cao tần hoặc plasma.

Điều trị toàn thân mụn cóc, hạt cơm

Liệu pháp miễn dịch tại chỗ hoặc toàn thân (lévamyzole). Dùng trong trường hợp kháng những điều trị trên, kết quả thay đổi, hoặc tiêm bắp interferon- anpha2.

Những phương pháp phòng bệnh mụn cóc, hạt cơm

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Không cạy, tẩy, bóc các tổn thương.
  • Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đầy đủ các chất khoáng và vitamin nâng cao đề kháng.
  • Điều trị càng sớm càng tốt.

Lời kết

Áp dụng biện pháp dân gian điều trị mụn cóc, hạt cơm cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn sẽ cho kết quả tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp trên chỉ phù hợp với những hạt cơm, mụn cóc ở vị trí dễ xử lý và khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.

Những trường hợp hạt cơm, mụn cóc ở vị trí nhạy cảm, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng phương pháp này mà nên đến các bệnh viên chuyên khoa da liễu để điều trị một cách khoa học, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Bài viết Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-chua-hat-com-mun-coc-don-gian-ma-hieu-qua-4016/feed/ 5
Phương pháp điều trị triệt để mụn cóc hiện nay https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-triet-de-mun-coc-hien-nay-9174/ https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-triet-de-mun-coc-hien-nay-9174/#respond Tue, 19 Dec 2023 07:02:38 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-dieu-tri-triet-de-muc-coc-hien-nay-9174/ Mụn cóc hay dân gian còn gọi là hạt cơm là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virut HPV. HPV xâm nhập da qua những vết trầy xước bên ngoài.

Bài viết Phương pháp điều trị triệt để mụn cóc hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mụn cóc hay dân gian còn gọi là hạt cơm là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virut HPV. HPV xâm nhập da qua những vết trầy xước bên ngoài.

mụn cóc

Có hai dạng mụn cóc (hạt cơm) thường gặp: Dạng mụn cóc thông thường là những cục sẩn cứng nhô trên da, mặt sần sùi, hình tròn, kích thước từ 2 đến vài chục mm, màu xám.

Có thể gặp mụn cóc này ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn tay do chung đụng nhiều. Dạng mụn cóc phẳng sờ kỹ mới phát hiện được. Loại mụn cóc này thường lây lan nhanh nên thường có vài chục đến hàng trăm cái mọc trên da, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt, cổ.

Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần, rất mất thời gian. Vì đây là bệnh do virus gây ra, trong quá trình bệnh có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, trường hợp này cũng ít xảy ra, chủ yếu là gặp ở trẻ em. Càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó nên điều trị càng sớm càng tốt.

Bạn nên đến khám tại chuyên khoa da liễu, nếu mụn cóc nhỏ dưới 0,5 cm có thể chấm axit hoặc nitơ lỏng, đốt điện. Nếu mụn cóc to có thể gây tê để cắt hoặc tiêm bleomycin tại chỗ hoặc tiêm interferon trong trường hợp mụn cóc khó điều trị. Có nhiều phương pháp gọi là “chữa mẹo” trong dân gian nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy hoàn toàn vì đã nhiều người áp dụng nhưng không thấy có kết quả.

Xem thêm: Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả

Theo BS Vũ Lan Anh

Bài viết Phương pháp điều trị triệt để mụn cóc hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-triet-de-mun-coc-hien-nay-9174/feed/ 0
Hắc lào ở trẻ em: Những điều cần biết https://benh.vn/hac-lao-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-87135/ https://benh.vn/hac-lao-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-87135/#respond Sun, 12 Nov 2023 22:08:16 +0000 https://benh.vn/?p=87135 Hắc lào ở trẻ em? Tên bệnh nghe quen mà lạ. Vậy, hắc lào ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa hắc lào cho trẻ? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Bài viết Hắc lào ở trẻ em: Những điều cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hắc lào ở trẻ em? Tên bệnh nghe quen mà lạ. Vậy, hắc lào ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa hắc lào cho trẻ? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bị hắc lào ở trẻ em

Hắc lào là một bệnh lý da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Vậy, hắc lào ở trẻ em là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hắc lào?

Nguyên nhân “mang mầm bệnh” hắc lào ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây hắc lào ở trẻ em là do vi nấm Dermatophytes. Vi nấm này có thể sống ký sinh trên da, lông, móng của người và động vật. Vi nấm này có thể lây lan từ người sang người, từ động vật sang người hoặc từ đất sang người.

Lây lan từ người sang người: Vi nấm Dermatophytes có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da bị nhiễm nấm của người khác. Điều này có thể xảy ra khi trẻ Chơi đùa với người bị hắc lào. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị hắc lào, chẳng hạn như quần áo, khăn tắm, khăn mặt,…

Hac-lao-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-01

Lây lan từ động vật sang người: Vi nấm Dermatophytes cũng có thể lây lan từ động vật sang người. Các động vật có thể bị nhiễm nấm Dermatophytes bao gồm chó, mèo, chuột, lợn,…Trẻ có thể bị nhiễm nấm từ động vật khi chơi đùa với chúng

Lây lan từ đất sang người: Vi nấm Dermatophytes có thể tồn tại trong đất trong thời gian dài. Trẻ có thể bị nhiễm nấm khi: Đi chân trần trên đất hay chơi đùa ở những nơi đất bẩn, có vi nấm Dermatophytes trong đất.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hắc lào ở trẻ em

Ngoài nguyên nhân chính là do vi nấm Dermatophytes, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hắc lào ở trẻ em bao gồm:

  • Trẻ em có sức đề kháng kém: Trẻ em có sức đề kháng kém sẽ dễ bị nhiễm vi nấm hơn trẻ em có sức đề kháng tốt. Điều này là do trẻ em có sức đề kháng kém sẽ khó chống lại sự xâm nhập của vi nấm.
  • Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật bị hắc lào: Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật bị hắc lào sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm hơn. Điều này là do vi nấm có thể lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp.
  • Trẻ em có thói quen gãi ngứa: Trẻ em có thói quen gãi ngứa sẽ làm cho các vết thương do hắc lào trở nên trầm trọng hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Trẻ em có làn da ẩm ướt: Trẻ em có làn da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và lây lan.

Dựa vào nguyên nhân và con đường lây bệnh, có thê thấy hắc lào ở trẻ em là bệnh da liễu phổ biến. Bệnh có nhiều đường lây và có thể lây lan dễ dàng. Cha mẹ cần lưu ý các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hắc lào ở trẻ em để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Dấu hiệu bị hắc lào ở trẻ em

Triệu chứng hắc lào ở trẻ em thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, kẽ ngón tay, kẽ chân, háng,… Các triệu chứng điển hình của hắc lào ở trẻ em bao gồm:

  • Mảng da nổi mụn nước, mụn mủ, hoặc vảy tiết: có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, nhưng thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, kẽ ngón tay, kẽ chân, háng,… Mảng da có thể có kích thước từ vài mm đến vài cm.
  • Mảng da thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính khoảng 1-2 cm. Viền mảng da có màu đỏ hoặc đỏ sậm, trung tâm mảng da có màu nhạt hơn.
  • Viền mảng da có màu đỏ hoặc đỏ sậm: Viền mảng da có màu đỏ hoặc đỏ sậm, trung tâm mảng da có màu nhạt hơn.
  • Mảng da ngứa ngáy, khó chịu: Mảng da bị hắc lào thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Trẻ có thể gãi ngứa nhiều, khiến các vết thương trở nên trầm trọng hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Hac-lao-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-02

Ngoài ra, trẻ em bị hắc lào có thể có các triệu chứng khác như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, tăng bạch cầu…

Hắc lào ở trẻ em là bệnh da liễu phổ biến, có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bị hắc lào ở trẻ em để có biện pháp điều trị kịp thời.

Chẩn đoán hắc lào ở trẻ em

Chẩn đoán hắc lào ở trẻ em dựa trên các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý. Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán hắc lào ở trẻ em.

Chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ em bằng triệu chứng lâm sàng

 Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của trẻ, bao gồm các triệu chứng, các loại thuốc đang dùng và các yếu tố nguy cơ mắc hắc lào. Bác sĩ cũng sẽ khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra da của trẻ. Đồng thời tiến hành chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh.

Chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ em dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình:

  • Mảng da đỏ, ngứa ngáy, có viền rõ ràng
  • Mảng da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở cổ, nách, bẹn, háng,…
  • Nếu trẻ gãi nhiều, da có thể bị trầy xước, nhiễm trùng.

Hac-lao-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-03

Chẩn đoán hắc lào dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng

Để chẩn đoán xác định hắc lào, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Sàng lọc da: Sàng lọc da là phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán hắc lào. Bác sĩ sẽ dùng một miếng kính lúp để soi da của trẻ. Nếu thấy các sợi nấm (mốc nấm) trên da, đó là dấu hiệu của hắc lào.
  • Kỹ thuật nhuộm KOH: Kỹ thuật nhuộm KOH là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các bào tử nấm trên da. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu da của trẻ và nhuộm bằng dung dịch KOH. Nếu thấy các bào tử nấm dưới kính hiển vi, đó là dấu hiệu của hắc lào.
  • Xét nghiệm nuôi cấy nấm: Xét nghiệm nuôi cấy nấm là phương pháp xét nghiệm giúp xác định chính xác loại nấm gây bệnh. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu da của trẻ và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau một thời gian, nếu thấy nấm phát triển, bác sĩ sẽ xác định được loại nấm gây bệnh.

Chẩn đoán hắc lào ở trẻ em không khó khăn. Bác sĩ có thể chẩn đoán hắc lào dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết.

Điều trị hắc lào ở trẻ em

Hắc lào ở trẻ em có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống nấm bôi ngoài da hoặc thuốc uống.

Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi ngoài da là phương pháp điều trị hắc lào phổ biến và hiệu quả ở trẻ em. Các loại thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng để điều trị hắc lào ở trẻ em bao gồm:

  • Miconazol
  • Clotrimazole
  • Ketoconazole
  • Terbinafine

Thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng 2-3 lần/ngày trong 2-4 tuần. Cha mẹ nên bôi thuốc lên vùng da bị hắc lào và lan rộng ra xung quanh khoảng 2 cm. Sau khi bôi thuốc, cha mẹ nên rửa tay sạch để tránh lây lan nấm sang các vùng da khác.

Hac-lao-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-04

Thuốc uống: Thuốc uống thường được sử dụng trong trường hợp hắc lào nặng hoặc không đáp ứng với thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc uống thường được sử dụng để điều trị hắc lào ở trẻ em bao gồm:

  • Itraconazole
  • Fluconazole

Thuốc uống thường được sử dụng trong 1-2 tuần. Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc trẻ bị hắc lào tại nhà

Để chăm sóc trẻ bị hắc lào tại nhà, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi, thuốc uống hoặc cả hai.
  • Bôi thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ nên bôi thuốc 2-3 lần/ngày, và bôi toàn bộ vùng da bị hắc lào, bao gồm cả vùng da xung quanh.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ. Cha mẹ nên tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn. Sau khi tắm, cha mẹ nên lau khô da cho trẻ và thoa thuốc chống nấm ngay lập tức.
  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ. Việc này sẽ giúp ngăn trẻ gãi gây tổn thương da.
  • Thay quần áo cho trẻ thường xuyên. Quần áo của trẻ nên được giặt sạch bằng nước nóng.
  • Giặt sạch quần áo, chăn màn, đồ chơi của trẻ. Nấm gây hắc lào có thể sống sót trong môi trường ẩm ướt, vì vậy cần giặt sạch các đồ dùng của trẻ để tránh lây lan bệnh.
  • Sử dụng kem bôi chống nấm dành riêng cho trẻ em. Kem bôi dành cho trẻ em thường có mùi thơm nhẹ, không gây kích ứng da. Nếu trẻ bị hắc lào ở vùng da đầu, cha mẹ có thể gội đầu cho trẻ bằng dầu gội chống nấm.

Với sự chăm sóc cẩn thận, trẻ bị hắc lào sẽ khỏi bệnh trong vòng vài tuần

Bài viết Hắc lào ở trẻ em: Những điều cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hac-lao-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-87135/feed/ 0
Các thể lâm sàng và chữa bệnh mụn trứng cá https://benh.vn/cac-the-lam-sang-va-chua-benh-mun-trung-ca-4751/ https://benh.vn/cac-the-lam-sang-va-chua-benh-mun-trung-ca-4751/#respond Sun, 12 Nov 2023 05:09:51 +0000 http://benh2.vn/cac-the-lam-sang-va-chua-benh-mun-trung-ca-4751/ Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được thể hiện dưới nhiều hình thái tổn thương đa dạng như: nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ, cục..v..v. Bệnh có thể để lại hậu quả khác nhau như vết thâm, sẹo lõm, sẹo lồi...

Bài viết Các thể lâm sàng và chữa bệnh mụn trứng cá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mụn trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được thể hiện dưới nhiều hình thái tổn thương đa dạng như: nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ, cục..v..v. Bệnh có thể để lại hậu quả khác nhau như vết thâm, sẹo lõm, sẹo lồi…

Bệnh mụn trứng cá xuất hiện nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì (90% ở lứa tuổi từ 13 -19 tuổi cho đến 30 – 40 tuổi). Nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới. Bệnh mụn trứng cá nếu không được điều trị kịp thời phù hợp sẽ để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

mụn trứng cá

Các thể lâm sàng và Chẩn đoán mụn trứng cá

Triệu chứng lâm sàng

  • Trứng cá thông thường: Là thể rất phổ biến ở cả hai giới, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Các thương tổn cư trú đặc biệt ở vùng da mỡ gồm mặt (má, trán, cầm), ở vùng giữa ngực, lưng, vai. Tổn thương đa dạng: nhân trứng cá, sẩn, sẩn mụn, mụn mủ, u viêm tấy, áp xe.
  • Trứng cá đỏ: thường gặp ở người da trắng từ 30 – 50 tuổi, đa số gặp ở nữ, nhất là người có cơ địa da dầu, những người sử dụng thuốc bôi có corticoid. Vị trí tổn thương ở vùng mặt, mũi, xung quanh miệng. Bệnh kèm theo cảm giác nóng bừng ở mặt trên nền da đỏ xuất hiện từng đợt sẩn mủ, sau nhiều đợt tiến triển nhất là ở nam giới thường có phản ứng phì đại, xơ hoá ở vùng mũi tạo thành mũi sư tử. Nguyên nhân thường có vai trò của ropionibacterium acnes và demodex folliculorum.
  • Trứng cá mạch lươn: bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, bắt đầu sau tuổi dậy thì và tiếp tục kéo dài trong những năm về sau. Vị trí tổn thương ở ngực, mặt, lưng, vai và cổ…Tổn thương bắt đầu bằng mụn mủ ở nang lông, các ổ mủ to dần đi vằn vèo thành hang hốc với nhiều lỗ đào, nhiều cầu da. Bệnh tiến triển dai dẳng và khó chữa
  • Trứng cá sẹo lồi: thường gặp ở nam giới, khu trú ở vùng ngực, gáy, vùng rìa tóc…tổn thương giống sẹo lồi, trên bề mặt có vài mụn mủ tiến triển lâu dài và để lại sẹo
  • Trứng cá hoại tử: nguyên nhân có thể do mẫn cảm của người bệnh với vi khuẩn, bệnh thường gặp ở nam giới, tổn thương khu trú đối xứng ở trán, thái dương, dìa tóc. Tổn thương để lại sẹo lõm tồn tại vĩnh viễn.
  • Trứng cá do thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây nên thương tổn dạng trứng cá khó có thể phân biệt với trứng cá thực sự, các thuốc nội tiết, thuốc chống lao, corticoid…
  • Trứng cá nghề nghiệp: Nguyên nhân thường do tiếp xúc với hoá chất, dầu mỡ, thương tổn gần giống trứng cá thường : nhân, mụn mủ, sần, nang…
  • Mũi sư tử: Do tuyến bã hai bên mũi quá sản, khiến chất bã bài tiết rất nhiều kèm theo thói quen nặn làm cho tổ chức tuyến bã bị phì đại, quá sản thành lỗ chân lông quá rộng làm mũi bị biến dạng, khi nặn sẽ thấy chất bã phụt ra.

Nguyên nhân của bệnh

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng có 3 cơ chế chính gây nên bệnh trứng cá:

  • Sự tăng tiết bã nhờn: Sự hoạt động của tuyến bã có sự biến đổi liên quan với các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam và trong đó testosteron là hormon có tác dụng kích thích sự phát triển và bài tiết chất bã, đồng thời làm giãn rộng và làm tăng thể tích tuyến bã ở mặt.
  • Sự ứ đọng chất bã: Sừng hoá cổ nang lông tuyến bã.
  • Sự sản xuất quá mức các chất bã kết hợp với dày sừng ở phễu nang lông gây nên hiện tượng ứ đọng chất bã. Nguyên nhân của dày sừng này là do tác dụng kích thích của chất bã lên thành nang lông.
  • Sự viêm nhiễm: vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acne, vi khuẩn này có khả năng phân huỷ lipid, giải phóng acid béo tự do gây viêm mạnh.

Điều trị bệnh trứng cá

Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá

  • Thuốc làm giảm bã nhờn: Rửa mặt hoặc bôi tại chỗ: Acneaid, Isotrétinoine
  • Thuốc ngăn chặn ứ đọng chất bã: Vitamin A acid tại chỗ, Isotrétinoine, Peroxyde de benzoyle
  • Thuốc hạn chế viêm: Peroxyde de benzoyle
  • Chống nhiễm trùng: sử dụng Kháng sinh tại chỗ: erythromycine, clindamycine…, hoặc có thể sử dụng Kháng sinh uống: tetracycline, erythromycine…

Cách phòng chống bệnh trứng cá

  • Loại bỏ nguyên nhân
  • Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, hạn chế ăn chất cay nóng, dầu mỡ…
  • Vệ sinh da mặt hàng ngày, tránh nặn mụn, chà xát tổn thương.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Các thể lâm sàng và chữa bệnh mụn trứng cá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-the-lam-sang-va-chua-benh-mun-trung-ca-4751/feed/ 0
Nguy cơ bệnh nhiễm trùng máu vì viêm da, mụn nhọt ngày hè https://benh.vn/nguy-co-benh-nhiem-trung-mau-vi-viem-da-mun-nhot-ngay-he-5405/ https://benh.vn/nguy-co-benh-nhiem-trung-mau-vi-viem-da-mun-nhot-ngay-he-5405/#respond Mon, 06 Nov 2023 05:23:16 +0000 http://benh2.vn/nguy-co-benh-nhiem-trung-mau-vi-viem-da-mun-nhot-ngay-he-5405/ Hè đến, nền nhiệt cao, thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi ra nhiều gây ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt các loại hoa quả ngọt mùa hè như: vải, nhãn, chôm chôm, đào, …, đa phần là những loại quả nóng càng làm da tăng hiện tượng mẩn ngứa, nổi rôm, mụn.

Bài viết Nguy cơ bệnh nhiễm trùng máu vì viêm da, mụn nhọt ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hè đến, nền nhiệt cao, thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi ra nhiều gây ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt các loại hoa quả ngọt mùa hè như: vải, nhãn, chôm chôm, đào, …, đa phần là những loại quả nóng càng làm da tăng hiện tượng mẩn ngứa, nổi rôm, mụn.

Đối với người lớn, việc phòng bệnh và chữa bệnh có thể tự chủ được, tuy nhiên, ở trẻ em ngứa ngáy, nổi rôm, mụn khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng do các em chưa ý thức được việc phòng bênh. Không ít trường hợp chỉ từ những nốt mụn, viêm da mà trẻ bị nhiễm trùng máu, phải nhập viện điều trị.

Vậy, phương pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ như thế nào?

Bệnh da liễu gia tăng trong mùa hè

  • Mẩn ngứa.
  • Người nổi rôm, mụn nhọt.
  • Nổi mề đay.
  • Viêm da.
  • Viêm da lo liên cầu.
  • Viêm da cơ địa…

Các bệnh da liễu gia tăng trong mùa hè: mẩn ngứa, viêm da, nổi mề đay, rôm sảy…

Nguyên nhân

  • Do nắng nóng kéo dài (nền nhiệt thường xuyên ở mức 37 đến 39 0 C).
  • Do mồ hôi ra nhiều khiến da ẩm, tạo điều kiện thuận cho nấm, vi khuẩn phát triển.
  • Do chế độ ăn thiếu vitamin, khoáng chất.
  • Do ăn nhiều đồ nóng.
  • Do trẻ gãi gây trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng…

Nguy cơ từ các bệnh da liễu

  • Bội nhiễm.
  • Nhiễm trùng da.
  • Nhiễm trùng huyết…

Phương pháp phòng ngừa bệnh da liễu cho trẻ

  • Tắm, vệ sinh cho trẻ thường xuyên để giữ sạch da cho trẻ.
  • Không cho trẻ chơi đùa ở những khu vực gần cống rãnh, nơi ô nhiễm, nghịch đất cát…
  • Cắt móng tay cho trẻ (tránh gãi khiến khu vực viêm nhiễm bị chày xước).
  • Tăng cường chế độ ăn nhiều vitamin, khoáng chất có trong rau xanh, hoa quả .
  • Tránh những đồ ăn gây nóng trong (thức ăn nhiều đạm, giàu mỡ…).

Hạn chế ăn những đồ ăn gây nóng trong (thức ăn nhiều đạm, giàu mỡ…)

  • Mặc quần áo thoáng, sạch sẽ cho trẻ.
  • Bôi thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ đề phòng nhiễm trùng (khi trẻ bị nổi mụn, viêm da…).
  • Khi tổn thương trên da có hiện tượng bội nhiễm, tấy đỏ, nổi mủ, trẻ bị sốt… cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị vì có thể đó là những dấu hiệu viêm da bội nhiễm, cần có bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh toàn thân…

Ý kiến của chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai): “Mùa hè nóng nực, số trẻ đến khám vì mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm da lo liên cầu… tăng lên. Nguyên nhân do nắng nóng kéo dài, mồ hôi ra nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển khiến trẻ nổi mề đay khắp người,  gây ngứa ngáy và gãi xước da dẫn đến nguy cơ bị viêm da…Bên cạnh đó, do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, công với việc vệ sinh da không sạch sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, sự chống đỡ với kháng thể yếu nên vi khuẩn dễ tung hoành gây viêm da. Thói quen đi bơi ở hồ ao nước bẩn, nghịch đất …cũng khiến nguy cơ nhiễm trùng da càng tăng.

  Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày giúp đề phòng tốt các bệnh mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng

Để phòng các bệnh mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da ngày hè, việc giữ vệ sinh da là vô cùng quan trọng như: vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày bằng xà phòng, sữa tắm, khi cơ thể xuất hiện các nốt mẩn ngứa, mụn nhọt hạn chế gãi làm trầy xước khiến cho vi khuẩn, nấm càng có cơ hội phát triển. Trẻ em, cần cắt móng tay để hạn chế gãi, gây trầy xước, dễ dẫn tới nhiễm trùng da…”

Lời kết

Mùa hè, thời tiết nắng nóng nên số bệnh nhân mắc các bệnh về da liễu đến khám, nhập viện gia tăng từ 1.000 – 1.200 bệnh nhân mỗi ngày, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho những bệnh viêm da cơ địa có cơ hội bùng phát, có những trường hợp nhiễm trùng huyết vì nhiễm trùng da…

Nguyên nhân khiến các bệnh da liễu gia tăng do thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra nhiều khiến da ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, để da không sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng ít rau xanh, khoáng chất, vitamin, gãi gây trày xước …cũng dẫn đến nhiễm trùng da.

Vì vậy, để tránh bộ nhiễm, gây ra những vét lở loét dẫn đến nhiễm trùng da…cha mẹ cần: giữ móng tay ngắn, không để trẻ gãi dẫn đến chày xước, cháy máu da, không cho trẻ nghịch đất bẩn, cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ lượng nước từ 1 đến 1,5 lít/ngày, vệ sinh thân thể hàng ngày cho trẻ.

Bài viết Nguy cơ bệnh nhiễm trùng máu vì viêm da, mụn nhọt ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-benh-nhiem-trung-mau-vi-viem-da-mun-nhot-ngay-he-5405/feed/ 0
Hiểu đúng về chốc lở ở trẻ em để phòng tránh và điều trị kịp thời https://benh.vn/hieu-dung-ve-choc-lo-o-tre-em-de-phong-tranh-va-dieu-tri-kip-thoi-87074/ https://benh.vn/hieu-dung-ve-choc-lo-o-tre-em-de-phong-tranh-va-dieu-tri-kip-thoi-87074/#respond Sun, 05 Nov 2023 13:40:02 +0000 https://benh.vn/?p=87074 Chốc lở là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh gây ra những tổn thương da dạng mụn mủ, bọng nước, có thể lây lan nhanh chóng. Do đó, cha mẹ cần hiểu đúng về chốc lở ở trẻ em để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết Hiểu đúng về chốc lở ở trẻ em để phòng tránh và điều trị kịp thời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chốc lở là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh gây ra những tổn thương da dạng mụn mủ, bọng nước, có thể lây lan nhanh chóng. Do đó, cha mẹ cần hiểu đúng về chốc lở ở trẻ em để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở ở trẻ em

Nguyên nhân gây chốc lở ở trẻ em chủ yếu là do sự xâm nhập của các vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) hoặc liên cầu khuẩn (Streptococcus pyogenes) vào da. Những vi khuẩn này thường có sẵn trên da, nhưng chỉ gây bệnh khi có cơ hội xâm nhập vào da thông qua các vết xước, nứt da, vết côn trùng cắn, hoặc các vết thương hở.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc lở ở trẻ em:

  • Độ tuổi: Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chốc lở cao nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
  • Thời tiết: Thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Vệ sinh kém: Trẻ em có thói quen gãi, cào khiến da bị tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Trẻ có bệnh da liễu khác: Trẻ có bệnh da liễu khác như chàm, ghẻ, eczema,… thường dễ bị chốc lở hơn.
  • Trẻ có sức đề kháng kém: Trẻ có sức đề kháng kém do mắc các bệnh lý khác như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin,… cũng có nguy cơ mắc bệnh chốc lở cao hơn.

Để phòng tránh bệnh chốc lở ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý vệ sinh da cho trẻ thường xuyên, giữ cho da của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Đồng thời, cha mẹ cũng cần dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân, không gãi, cào khi da bị tổn thương.

Hieu-dung-ve-choc-lo-o-tre-em-de-phong-tranh-va-dieu-tri-kip-thoi-01

Triệu chứng chốc lở ở trẻ em

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ em. 

Các triệu chứng chốc lở thường gặp ở trẻ em

Bệnh có thể gây ra các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Vết đỏ, sưng, ngứa: Đây là triệu chứng đầu tiên của chốc lở. Các vết đỏ thường xuất hiện ở những vùng da mềm như mặt, cổ, tay, chân,… Các vết đỏ có thể có kích thước từ nhỏ đến lớn, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng đám. Các vết đỏ thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
  • Các mụn nước: Sau khi các vết đỏ xuất hiện, chúng có thể phát triển thành các mụn nước nhỏ, tròn, căng mọng. Các mụn nước này thường có đường kính từ 1-2 mm, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng đám. Các mụn nước thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
  • Các vết trầy đóng vảy: Khi mụn nước vỡ ra, chúng sẽ tạo thành các vết trợt đóng vảy. Các vết trợt này có thể tiết dịch, gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Các vết trợt này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở mặt, cổ, tay, chân,…

Ngoài ra, chốc lở ở trẻ em cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Đau: Các vết mụn nước có thể gây đau khi bị va chạm.
  • Sốt: Sốt có thể xảy ra ở trẻ bị chốc lở nặng, có nhiều tổn thương da.
  • Tăng bạch cầu: Tăng bạch cầu là một dấu hiệu của nhiễm trùng.

Chốc lở ở trẻ em có thể lây lan rất nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da của người bệnh. Các giọt nước bọt, dịch mũi, dịch tiết từ các mụn nước có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và lây lan sang người khác khi tiếp xúc.

Hieu-dung-ve-choc-lo-o-tre-em-de-phong-tranh-va-dieu-tri-kip-thoi-02

Phân loại các dạng bệnh chốc lở ở trẻ em

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, chốc lở ở trẻ em có thể được phân thành các dạng sau:

Chốc lở ở trẻ em được phân loại theo hình thái thương tổn, bao gồm:

  • Chốc không có bọng nước: Đây là dạng chốc lở nhẹ nhất, chỉ có biểu hiện là các mảng đỏ, sưng, ngứa và có thể bị chảy dịch.
  • Chốc có bọng nước: Đây là dạng chốc lở phổ biến hơn, có biểu hiện là các mụn nước nhỏ, tròn, căng mọng, thường xuất hiện ở các vùng da mềm như mặt, cổ, tay, chân,… Mụn nước này có thể vỡ ra, đóng vảy và tiết dịch.
  • Chốc loét: Đây là dạng chốc lở nặng nhất, có biểu hiện là các mụn nước lớn, vỡ ra và gây ra các vết loét sâu, có thể để lại sẹo.
  • Chốc khu trú: Chốc chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ, giới hạn trong một khu vực.
  • Chốc lan tỏa: Chốc xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, thậm chí có thể lan ra toàn thân.

Ngoài ra, chốc lở ở trẻ em còn có thể được phân loại theo mức độ lan rộng, bao gồm:

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh chốc lở ở trẻ em

Bệnh chốc lở ở trẻ em có thể lây lan rất nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, chốc lở có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của chốc lở, có thể dẫn đến tử vong. Nhiễm trùng huyết là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng toàn thân. Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết bao gồm sốt cao, rét run, ớn lạnh, mệt mỏi,…
  • Viêm cầu thận cấp: Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em bị chốc lở do liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm các cầu thận trong thận. Các triệu chứng của viêm cầu thận cấp bao gồm sốt, đau khớp, tiểu ít,…
  • Viêm phổi: Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em bị chốc lở nặng, có nhiều tổn thương da. Viêm phổi là tình trạng viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn. Các triệu chứng của viêm phổi bao gồm sốt, ho, khó thở,…
  • Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nhiễm trùng sâu, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào lớp mô dưới da. Viêm mô tế bào có thể gây đau đớn, sưng tấy, đỏ da,…
  • Chàm hóa: Đây là tình trạng da bị tổn thương do gãi. Chàm hóa có thể gây ra các vết sẹo trên da.

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của chốc lở ở trẻ em, khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh chốc lở, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.

Hieu-dung-ve-choc-lo-o-tre-em-de-phong-tranh-va-dieu-tri-kip-thoi-03

Điều trị chốc lở ở trẻ em

Cách chữa chốc lở ở trẻ em rất đơn giản. Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc bôi ngoài da,… Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm các loại thuốc khác như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,…

Các nhóm thuốc điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính của bệnh chốc lở. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa lây lan và giúp vết thương nhanh lành.
  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi ngoài da có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp giảm ngứa và giúp vết thương nhanh lành.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Trẻ bị chốc lở có thể sốt, đau. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ em. Bên cạnh đó, chốc lở là một bệnh có thể lây lan rất nhanh chóng. Do đó, cần cách ly trẻ bị chốc lở với những người khác để tránh lây lan bệnh.

Hieu-dung-ve-choc-lo-o-tre-em-de-phong-tranh-va-dieu-tri-kip-thoi-04

Bài thuốc dân gian trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Bài thuốc dân gian trị bệnh chốc lở ở trẻ em có thể giúp làm giảm các triệu chứng ngứa, sưng và giúp vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc điều trị của bác sĩ.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh chốc lở ở trẻ em:

  • Rửa lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp giảm ngứa và giúp vết thương nhanh lành. Cha mẹ có thể rửa lá trầu không sạch, giã nát và đắp lên các vết chốc lở cho trẻ.
  • Tắm nước lá trà xanh: Lá trà xanh có tác dụng sát khuẩn, giúp làm sạch da và ngăn ngừa lây lan bệnh. Cha mẹ có thể nấu nước lá trà xanh để tắm và lau rửa vết chốc lở cho trẻ hàng ngày.
  • Bôi mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giúp làm lành vết thương. Cha mẹ có thể bôi mật ong lên các vết chốc lở cho trẻ. Thời gian bôi khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
  • Bôi nước cốt chanh: Nước cốt chanh có tác dụng sát khuẩn, giúp làm sạch da và giúp vết thương nhanh lành. Cha mẹ có thể bôi nước cốt chanh lên các vết chốc lở cho trẻ.
  • Bôi dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, giúp làm mềm da và giúp vết thương nhanh lành. Cha mẹ có thể bôi dầu dừa lên các vết chốc lở cho trẻ sau khi tắm.

Nếu trẻ bị chốc lở nặng hoặc có các triệu chứng như sốt, đau,… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị chốc lở tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị chốc lở tại nhà cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh da cho trẻ thường xuyên: Vệ sinh da cho trẻ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa lây lan. Cha mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Sau khi tắm, cha mẹ cần thấm khô da trẻ bằng khăn mềm, sạch.
  • Thay quần áo, chăn màn cho trẻ thường xuyên: Quần áo, chăn màn bẩn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần thay quần áo, chăn màn cho trẻ thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày.
  • Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân: Cha mẹ cần dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân, không gãi, cào khi da bị tổn thương. Gãi, cào sẽ khiến các tổn thương da trở nên nặng hơn và có thể lây lan sang các vùng da khác.
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ: Thuốc bôi ngoài da có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp giảm ngứa và giúp vết thương nhanh lành. Cha mẹ cần sử dụng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Cách ly trẻ bị chốc lở với những người khác: Chốc lở là một bệnh có thể lây lan rất nhanh chóng. Do đó, cần cách ly trẻ bị chốc lở với những người khác để tránh lây lan bệnh.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị mắc bệnh chốc lở hơn. Cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, cân đối, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Khi cha mẹ thực hiện đúng cách chăm sóc trẻ bị chốc lở tại nhà, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi và không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt, đau,… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bài viết Hiểu đúng về chốc lở ở trẻ em để phòng tránh và điều trị kịp thời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hieu-dung-ve-choc-lo-o-tre-em-de-phong-tranh-va-dieu-tri-kip-thoi-87074/feed/ 0