Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:35:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu https://benh.vn/benh-roi-loan-tam-than-lien-quan-su-dung-ruou-5048/ https://benh.vn/benh-roi-loan-tam-than-lien-quan-su-dung-ruou-5048/#respond Tue, 21 May 2024 05:15:55 +0000 http://benh2.vn/benh-roi-loan-tam-than-lien-quan-su-dung-ruou-5048/ Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu - Chẩn đoán , điều trị và dự phòng.

Bài viết Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu – Chẩn đoán , điều trị và dự phòng. Bài viết tập trung phân tích về nguyên nhân gây rối loạn tâm thần do nghiện rượu, các cách điều trị và dự phòng hiện tại.

Rối loạn tâm thần do nghiện rượu là gì ?

Nghiện rượu chiếm 2-3% dân số trưởng thành, khoảng 10% người nghiện rượu sẽ có rối loạn tâm thần trong cuộc đời. Bệnh rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả tác động trực tiếp và kéo dài của rượu lên não.

Các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu thường gặp là: nghiện rượu, loạn thần do rượu (sảng, hoang tưởng do rượu, ảo giác do rượu), rối loạn nhân cách do rượu…

Để chẩn đoán xác định các bệnh lý tâm thần do rượu phải xác định chắc chắn người bệnh có nghiện rượu.

Chẩn đoán nghiện rượu

Các triệu chứng lâm sàng nghiện rượu

Nghiện rượu là một bệnh lý nghiện chất và có đủ các triệu chứng cơ bản đặc trưng cho nhóm bệnh này. Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện rượu khi có từ ba biểu hiện trở lên  trong các biểu hiện sau đây:

– Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu.

– Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.

– Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng rượu.

– Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) rượu như: cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu rượu gây ra.

– Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây.

– Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.

Hội chứng cai

Là biểu hiện chủ yếu của nghiện, hội chứng này xuất hiện khi ngừng hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ:

– Khí sắc trầm, bồn chồn, bứt rứt khó chịu, đứng ngồi không yên.

– Lo âu sợ hãi một cách mơ hồ.

– Rối loạn giấc ngủ như: giấc ngủ nông, ác mộng, đôi khi mất ngủ hoàn toàn.

– Run.

– Rối loạn thần kinh thực vật (vã mồ hôi, tim đập nhanh…).

– Có thể xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh cũng như các ảo giác về thị giác hay thính giác, đặc bịệt về chiều tối và ban đêm.

Các triệu chứng xét nghiệm

– Thang AUDIT giúp nhận dạng các rối loạn do sử dụng rượu.

– Tăng men Gamma-GT (có thể gấp 50-60 lần giới hạn bình thường).

Chẩn đoán loạn thần do rượu

Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác… Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu.

Sảng rượu (sảng run)

Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương…). Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi cai rượu tương đối, tuyệt đối hoặc sau khi sử dụng số lượng lớn.

Dấu hiệu lâm sàng

Giai đoạn khởi phát:

– Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ. Trong giai đoạn này chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, rối loạn thần kinh thực vật.

– Thay đổi cảm xúc biểu hiện bằng hoảng hốt, lo âu. Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng thị giác, hồi ức…

Giai đoạn toàn phát:

– Tam chứng cổ điển bao gồm: Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn; Các ảo tưởng và ảo giác sinh động và triệu chứng run nặng. Ngoài ra cũng thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặc đảo lộn nhịp thức ngủ và hoạt động thần kinh tự trị gia tăng.

– Rối loạn năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc, định hướng bản thân còn giữ được. Người bệnh nhận thức xung quanh như là ảo ảnh, mất khả năng phê phán. Mức độ mù mờ ý thức thường nặng lên về chiều tối.

– Các ảo giác như: ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác chiếm vị trí chủ yếu, thường xuất hiện vào buổi chiều tối với các nội dung làm cho người bệnh ghê sợ, hốt hoảng. Thấy rắn rết, sau bọ bò trên da, trong nhà. Hành vi, tính cách người bệnh phù hợp với nội dung của ảo giác.

– Hoang tưởng cũng rất thường gặp và thường là các hoang tưởng cảm thụ, nội dung có liên quan đến tính chất và sự biến đổi của ảo giác.

– Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ…

– Song song với các rối loạn tâm thần còn có các rối loạn toàn thân rõ rệt như: run chân tay (run rẩy ở cuối chi, nhỏ, nhanh và tăng lên khi hoạt động; run lưỡi (làm cho bệnh nhân nói khó); ra nhiều mồ hôi, sốt nhẹ…

– Bệnh kéo dài thường không quá 1 tuần.

Ảo giác do rượu

Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do nghiện rượu. Thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính sau 10 năm. Lâm sàng: Hình ảnh lâm sàng nổi bật là các loại ảo giác, thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên một bệnh nhân, bao gồm: ảo thính, ảo thị, ảo giác xúc giác…

– Ảo thính: thường là ảo thính thật, nghe thấy nhiều tiếng nói bàn bạc thảo luận, doạ nạt, chửi rủa, nhạo báng người bệnh. Có thể thấy biểu hiện lo âu, lo lắng chờ đợi một điều gì đó đang đến với người bệnh. Nội dung của ảo giác chi phối hành vi của người bệnh. Đặc biệt chú ý đến các ảo thanh ra lệnh, rất nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh và những người xung quanh. Họ có thể phá phách, đốt nhà, giết người… Khi ảo thính hết hẳn thì người bệnh có thể phê phán được trạng thái loạn thần đã qua.

– Ảo thị: ít gặp hơn ảo thanh, nội dung thường phù hợp với ảo thanh và hoang tưởng đi kèm. Thường gặp nhất là ảo thị thô sơ.

– Ảo giác xúc giác: ít gặp hơn ảo thính và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị. Người bệnh cảm thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gặm nhấm chân tay mình gây cảm giác khó chịu. Đôi khi người bệnh cảm thấy như có mạng nhện bám trên da nên họ có hành động lấy tay phủi đi hoặc cảm giác những vật lạ trong miệng và họng.

Hoang tưởng do rượu

Hoang tưởng do rượu là một hội chứng hay một thể bệnh của loạn thần do rượu. Hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị hại là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của hoang tưởng do rượu. Lâm sàng:

Hoang tưởng ghen tuông

– Lúc đầu hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện trong trạng thái say, về sau trở thành thường xuyên và có nội dung vô lý. Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ mình không chung thuỷ. Người bệnh theo dõi vợ mình, chú ý từ những điều nhỏ nhặt, đánh đập vợ…

– Hoang tưởng ghen tuông có thể kèm theo các ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc.

Hoang tưởng bị hại

Hoang tưởng bị hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông. Nội dung của hoang tưởng chi phối hành vi và tính cách của người bệnh và thường họ có hành vi mang tính chất xung động.

Ngoài ra, ở người bệnh loạn thần do rượu còn thấy một số hoang tưởng khác như hoang tưởng liên hệ, tự cao, nghi bệnh… nhưng với tỷ lệ thấp. Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảch lâm sàng của loạn thần do rượu.

Trầm cảm do rượu

Trầm cảm ở người nghiện rượu và loạn thần do rượu (trầm cảm thứ phát) rất thường gặp. Tuy nhiên bệnh cảnh thường không điển hình, triệu chứng giảm khí sắc ít gặp mà thường biểu hiện bằng khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích. Ngoài ra, trầm cảm do rượu cũng thường biểu hiện bằng mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú và giảm hoạt động.

Mất ngủ và ác mộng cũng là triệu chứng rất thường gặp ở người bệnh trầm cảm do rượu.

Bệnh loạn thần Korsakov

– Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu. Hội chứng mất nhớ và viêm đa dây thần kinh là dấu hiệu chủ yếu của bệnh. Mất nhớ hoàn toàn hoặc một phần, người bệnh không thể ghi nhận được các thông tin mới. Khi trả lời câu hỏi người bệnh bịa ra những sự kiện thay thế cho sự khuyết hổng trí nhớ.

– Bệnh loạn thần Korsakov xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh nghiện rượu.

Điều trị các bệnh tâm thần do nghiện rượu

Điều trị nghiện rượu

Nguyên tắc điều trị

– Sử dụng dược lý kết hợp liệu pháp tâm lý và liệu pháp môi trường.

– Các liệu pháp dược lý:

+ Các phương pháp giải độc và điều trị hội chứng cai bằng thuốc.

+ Tạo phản xạ ghét sợ rượu bằng thuốc.

+ Quan tâm điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo.

Điều trị cụ thể

– Người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú.

– Điều trị hội chứng cai bằng các thuốc bình thản benzodiazepine (seduxen 10-20mg/ngày) và thuốc chống loạn thần (haloperidol 5-10mg/ngày) nếu có biến chứng mê sảng, bổ sung vitamin nhóm B.

– Sau khi hết hội chứng cai (thường là 5-7 ngày) tiến hành liệu pháp gây phản ứng sợ rượu bằng disulfiram (Antabuse, Esperal…) liều điều trị 250 – 500 mg/ ngày, nên dùng buổi tối trước khi đi ngủ. Thường dùng liều trên trong 1-2 tuần đầu, trong giai đoạn này tiến hành 1-2 lần gây phản ứng “rượu-Disulfiram” (sau 2 giờ uống Disulfiram, cho người bệnh uống 30 ml rượu, ít phút sau sẽ xuất hiện các triệu chứng không dung nạp rượu: khó chịu, mệt, tăng tiết mồ hôi, xung huyết dưới da, chóng mặt, khó thở…).

– Giai đoạn tiếp theo có thể cho điều trị ngoại trú Disulfiram với liều 125-250 mg/ ngày trong vòng nhiều tháng, thậm chí hàng năm, cho đến lúc chắc chắn người nghiện đã bỏ được rượu.

– Ngừng disulfiram khi có biến chứng.

– Không sử dụng disulfiram trong các trường hợp: viêm nhiều dây thần kinh, tăng huyết áp vừa và nặng, các bệnh mạch máu nặng, lao tiến triển, người trên 60 tuổi, di chứng sau đột quỵ.

– Điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo, bồi phụ nước và điện giải.

– Bổ sung vitamin B 1 liều cao.

Điều trị loạn thần do rượu

Điều trị sảng rượu

– Điều trị sảng rượu cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp, đặc biệt là các bệnh nhân có rối loạn cơ thể nặng. Nguyên tắc chung là giải độc, sử dụng vitamin liều cao (nhất là vitamin nhóm B) và thuốc hướng thần.

– Sử dụng các thuốc chống loạn thần để điều trị trạng thái kích động, hoang tưởng, ảo giác. – Loại thuốc được khuyến cáo sử dụng là haloperidol 5-10mg/ngày. Có thể sử dụng risperdal 2-4mg/ngày

– Điều trị các cơn co giật do rượu: tốt nhất là seduxen tiêm bắp 10-20mg/ngày hoặc dùng phenobarbital tiêp bắp100-200mg/ngày.

– Vitamin B1 liều cao 1-2g/ngày, truyền các dung dịch ringer lactat, glucose .

Điều trị loạn thần do rượu

– Phương thức điều trị tương tự như điều trị sảng rượu: haloperidol tiêm bắp 5-10mg/ngày hoặc risperdal 2-4mg/ngày. Phối hợp seduxen 10-20mg/ngày.

– Trầm cảm là nguyên nhân dẫn đến tái nghiện . Sử dụng các thuốc chống trầm cảm khi cần: amitriptylin 25-50mg/ngày, zolofl 50-100mg/ngày.

Dự phòng bệnh tâm thần do rượu

Dự phòng nghiện rượu

– Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng về những tác hại của rượu đối với cơ thể, tâm thần và xã hội.

– Có quy định chặt chẽ trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng rượu. Hướng thanh thiếu niên vào cuộc sống lành mạnh.

– Hướng dẫn sử dụng rượu an toàn (Một ngày không quá 30g rượu đối với nam, 20g đối với nữ; một tuần có ít nhất 2 ngày không sử dụng đồ uống có cồn).

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-roi-loan-tam-than-lien-quan-su-dung-ruou-5048/feed/ 0
Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/ https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/#respond Thu, 16 May 2024 00:20:39 +0000 http://benh2.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/ Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Bài viết Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sơ cứu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trường hợp bệnh nhân bị bỏng. Nếu được sơ cứu đúng cách, bác sỹ cấp cứu sẽ dễ dàng điều trị cho bệnh nhân, việc hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng cũng vì thế mà rõ rệt hơn.

Sơ cứu cánh tay bị bỏng

Sơ cứu rất quan trọng đối với vết bỏng mọi cấp độ (Ảnh minh họa)

Bỏng được chia làm 3 cấp độ phụ thuộc vào 3 yếu tố

  • Độ sâu của bỏng.
  • Diện tích của vết bỏng.
  • Vị trí vết bỏng trên cơ thể.

Ba cấp độ bỏng

Bỏng độ 1

Chỉ bị tổn thương lớp ngoài cùng của da làm cho vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.

Bỏng độ 2

lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương.  Xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:

  • Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
  • Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Bỏng độ 3

Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.

3-cap-do-vet-bong

Tổn thương ở 3 cấp độ bỏng khác nhau.

Phương pháp sơ cứu khẩn cấp vết bỏng

  • Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
  • Khi bị bỏng ở cấp độ 1, nhìn chung sẽ không nguy hiểm.  Nên lập tức ngâm ngay chỗ bỏng vào nước lạnh, sạch vì nước lạnh sẽ giúp làm giảm độ nóng tại vùng da đang bị bỏng, làm mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. Đây là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay bỏng nhẹ.
  • Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi… thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, ngâm trong nước lạnh vài phút rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Trường hợp bỏng độ 2, độ 3 có thể bôi kem bôi chứa Bạc sulfadiazine để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Đối với các vết bỏng rộp tuyệt đối không chọc túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Hãy để nó tự vỡ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Khi túi vỡ có thể dùng nước đun sôi hoặc nước sát khuẩn rửa vết thương rồi băng lại với gạc mềm.
  • Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
  • Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm vì nó gây tác động đến nhịp tim. Vết bỏng thể hiện ra bên ngoài thường trông rất nhẹ nhưng nguy cơ phá hủy khi bỏng điện là rất, có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp… do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.

Bài viết Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/feed/ 0
Bệnh viêm gan virus B cấp tính https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/#respond Sun, 12 May 2024 05:21:02 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Dịch tễ học

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 400 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính trong đó chủ yếu là các nước châu Phi, châu Á với tỷ lệ mang trên 8%. Tỷ lệ mang virus viêm gan B trung bình từ 2 – 7%, chủ yếu ở các nước Đông Âu, và tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B thấp chủ yếu là ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc dưới 2%. Người ta biết rằng khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư gan nguyên phát.

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 8 – 25%

Đường lây truyền của virus viêm gan B gồm mẹ sang con, đường tình dục và đường máu.

virus-viem-gan-b

Căn nguyên lây bệnh viêm gan virus B (Viêm gan B)

Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc ADN, là virus gây bệnh cho người nhưng cũng có thể gây bệnh trên một số loài linh trưởng khác. Hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp đó là lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg) và lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymerase, protein kinase v.v..

Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm gan virus B

Trong viêm gan virus B cấp biểu hiện lâm sàng rất thay đổi, có thể không triệu chứng với men gan tăng cao, có thể có triệu chứng với biểu hiện vàng da, vàng mắt rõ hoặc biểu hiện nặng nguy hiểm nhất là thể tối cấp. Tuỳ theo thể lâm sàng có các triệu chứng khác nhau. Thể điển hình diễn biến qua 4 giai đoạn.

Ủ bệnh

Trung bình 60 – 90 ngày (thay đổi 30 – 180 ngày).

Khởi phát

Triệu chứng ban đầu của viêm gan virus B thường không đặc hiệu. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải. Triệu chứng này kéo dài 3 – 10 ngày, sau đó xuất hiện nước tiểu vàng sẫm và vàng mắt. Một số bệnh nhân có triệu chứng giả cúm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc phát ban, đau khớp. Thời kỳ này sốt thường không rõ, triệu chứng sốt sẽ hết khi bệnh nhân xuất hiện vàng mắt.

Toàn phát

Còn gọi là thời kỳ vàng da. Bệnh nhân xuất hiện vàng mắt. Thăm khám thấy củng mạc mắt vàng, vàng niêm mạc dưới lưỡi, gan to nhẹ, mềm. Nước tiểu sẫm màu, số lượng giảm. Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm gan nặng và hôn mê gan trong vòng vài ngày, vài tuần. Thông thường giai đoạn này kéo dài trong vòng 1 tháng, sau đó các triệu chứng giảm dần và người bệnh xuất hiện tiểu nhiều, bệnh thuyên giảm.

Hồi phục các triệu chứng giảm dần. Dấu hiệu vàng da, vàng mắt giảm, bệnh nhân cảm giác ăn ngon, nước tiểu trong. Với những trường hợp diễn biến kéo dài trên 6 tháng và các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm không trở về bình thường thì người bệnh đó sẽ được chẩn đoán là viêm gan mạn tính.

Các triệu chứng xét nghiệm

Trong viêm gan virus B cấp nhiều xét nghiệm được thực hiện như huyết học, sinh hoá, virus học….

Xét nghiệm sinh hoá

AST (aspartate amino transferase), ALT (alanine amino transferase) bắt đầu tăng trong giai đoạn khởi phát, trước khi bilirubin tăng, kéo dài suốt thời kỳ vàng da, vàng mắt, trở về bình thường trong giai đoạn hồi phục. Tăng AST và ALT ≥ 5 lần so với trị số bình thường.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu vàng mắt, nồng độ bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp.

Phosphatase kiềm trong huyết thanh có thể bình thường hay tăng nhẹ.

Albumin máu chỉ giảm trong những trường hợp nặng.

Xét nghiệm huyết học

Công thức máu: Giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm bạch cầu lymphocyte.

Xác định thời giam và tỷ lệ prothrombin rất quan trọng trong viêm gan virus cấp. Khi tỷ lệ prothrombin <60% thường tiên lượng nặng.

Xét nghiệm virus

HBsAg

Là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm phát hiện đầu tiên sau khi nhiễm HBV, xuất hiện trước khi transaminase tăng và trước khi có biểu hiện lâm sàng, tồn tại kéo dài suốt thời gian có triệu chứng. Sau khi HbsAg biến mất, kháng thể anti-Hbs xuất hiện và kéo dài nhiều năm.

Anti HBs

Được hình thành để chống lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Anti HBs dương tính khi người bệnh được tiêm phòng vacxin virus viêm gan B hoặc người bệnh qua khỏi viêm gan B cấp. Sự xuất hiện anti-HBs có nghĩa là người đó có khả năng bảo vệ, không bị nhiễm HBV.

HBcAg

Nằm trong tế bào gan, không phát hiện được trong huyết thanh, do đó xác định sự có mặt của HBcAg bằng sự lưu hành của kháng thể anti HBc. AntiHBc có 2 loại IgM và IgG, thông thường IgM anti-Hbc tồn tại khoảng 6 tháng, trong khi đó IgG tồn tại trong nhiều năm. Do đó IgM anti-HBc xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan virus B cấp, đặc biệt ở bệnh nhân mất HBsAg sớm.

HBeAg

Được xem như là dấu ấn biểu thị sự nhân lên của virus và liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh. Anti HBe xuất hiện khi HBeAg mất đi, nhưng thường thì có một khoảng thời gian ngắn tồn tại song song cả hai dấu ấn này. Một số bệnh nhân có hiện tượng virus nhân lên và kèm theo các biểu hiện bệnh nhưng không tìm thấy HBeAg. Hiện nay các nghiên cứu đã cho ta thấy rằng đó là do nguyên nhân đột biến gen ở vùng tiền nhân.

Xác định HBV DNA trong huyết thanh

Là phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhân viêm gan virus B mạn. Nồng độ của nó là một trong những yếu tố giúp tiên lượng tiến triển bệnh và tiên lượng điều trị. Nồng độ HBV DNA là dấu hiệu trực tiếp biểu hiện sự nhân lên của virus ở tế bào gan.

Chẩn đoán bệnh viêm gan virus B cấp tính

Chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng sau:

  • Hội chứng vàng da: Biểu hiện bilirubin trong máu tăng, chủ yếu là trực tiếp.
  • Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: men AST, ALT tăng cao.
  • Hội chứng suy tế bào gan: tỷ lệ prothrombin giảm, Albumin máu giảm.
  • Xét nghiệm huyết thanh xuất hiện anti HBc IgM (+).

Điều trị bệnh viêm gan virus B cấp tính

Viêm gan virus B cấp không có chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi. Chú ý một số thuốc cần tránh dùng trong giai đoạn cấp như corticoid, rượu, oestrogen.

Các thuốc điều trị không đặc hiệu: Truyền các dung dịch đẳng trương như dung dịch glucose 5%, ringer lactat, natriclorua 0,9%…… Vitamin nhóm B như B1, B6 và B12 uống hoăc tiêm bắp, các thuốc bổ gan, lợi mật, morihepamin truyền tĩnh mạch. Trong những trường hợp nặng, giảm albumin máu có thể truyền human albumin tuỳ theo mức độ giảm albumin.

Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.: Có vai trò rất quan trọng trong viêm gan virus B cấp. Uống đường glucose, ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm và đường. Nghỉ ngơi, tránh lao động hoặc làm việc gắng sức.

Theo dõi: Bệnh nhân viêm gan virus B cấp tính, có các dấu hiệu sau đây cần nhập viện cấp cứu để theo dõi và điều trị tránh chuyển sang thể viêm gan nặng (hôn mê gan): Tình trạng mệt mỏi dữ dội, không ăn uống được, nôn nhiều, biểu hiện xuất huyết, rối loạn tri giác, rối loạn hô hấp và truỵ tim mạch…

Phòng bệnh viêm gan virus B cấp tính

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất đối với virus viêm gan B. Vacxin viêm gan B đã sản xuất trên 10 năm và hiện nay người ta đã sản xuất được vacxin viêm gan B theo phương pháp tái tổ hợp cho phép đạt hiệu quả bảo vệ và tính an toàn cao:

Những ai cần tiêm phòng?

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B nếu có thể. Tuy nhiên, cần chú ý: Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+) cần phải tiêm globulin miễn dịch và vacxin viêm gan virus B, cán bộ y tế, người thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh suy thận có nguy cơ phải chạy thận nhân tạo…

Sàng lọc, kiểm tra máu và chế phẩm máu trước khi sử dụng, sử dụng kim bơm tiêm một lần. Khử khuẩn tốt các dụng cụ y khoa.

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/feed/ 0
Lời khuyên cần thiết phòng chống bệnh ung thư https://benh.vn/loi-khuyen-can-thiet-phong-chong-benh-ung-thu-5149/ https://benh.vn/loi-khuyen-can-thiet-phong-chong-benh-ung-thu-5149/#respond Tue, 07 May 2024 05:17:56 +0000 http://benh2.vn/loi-khuyen-can-thiet-phong-chong-benh-ung-thu-5149/ Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Hiện nay, ung thư là một bệnh lý thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Bài viết Lời khuyên cần thiết phòng chống bệnh ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Hiện nay, ung thư là một bệnh lý thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, bệnh ung thư cũng có xu hướng ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc và trở thành một trong những gánh nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung về kinh tế, xã hội và sức khoẻ con người. Việc chẩn đoán và điều trị ung thư luôn là những vấn đề mà cả thế giới quan tâm và đầu tư nghiên cứu.

phòng bệnh ung thư

Phòng chống bệnh ung thư (ảnh minh họa)

Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư

Ung thư là một bệnh lý phức tạp có yếu tố khởi phát thường không rõ ràng và thường là kết hợp nhiều nguyên nhân, do đó cần nắm được các yếu tố nguy cơ của ung thư để có kết luận và theo dõi phù hợp.

Các yếu tố liên quan đến gen, di truyền

Một số loại ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú… có tính chất gia đình nghĩa là có nhiều người trong gia đình mắc cùng một loại bệnh ung thư. Do vậy, những thành viên gia đình này nên đi khám sức khoẻ định kỳ để sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư, từ đó điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn.

Bức xạ ion hoá

Những người bị chiếu bởi các bức xạ ion hoá có thể tổn thương ADN trong nhân tế bào và dẫn đến ung thư. Nguy cơ tổn thương ADN phụ thuộc vào mức độ chiếu xạ nhiều hay ít. Do đó, chúng ta cần có các biện pháp hạn chế nguy cơ bị chiếu xạ cho cơ thể. Đối với những người làm trong môi trường có tiếp xúc với phóng xạ cần có các phương tiện bảo hộ lao động, che chắn phù hợp… để hạn chế mức độ ảnh hưởng của bức xạ ion hoá.

Bức xạ tia cực tím

Là bức xạ từ mặt trời đi tới trái đất. Loại bức xạ có hại nhất là loại có tần số cao, tức những tia cực tím B có khả năng làm tổn thương ADN. Những tia bức xạ cực tím này là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư da.

Mức độ nguy hiểm của tia cực tím theo từng giờ trong ngày

Vì vậy, cần có các phương tiện bảo hộ thích hợp, nên bôi kem chống nắng và tránh bị phơi nắng quá nhiều.

Hoá chất gây ung thư

Có nhiều loại hoá chất gây ung thư. Các chất này thường có ở trong đất, nước, thực phẩm, ví dụ như các thuốc trừ sâu, diệt cỏ…

Để phòng bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm ướp muối, nướng, hun khói; không ăn thực phẩm có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trọng. Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh, các thực phẩm có nhiều caroten, vitamin C…

Yếu tố nội tiết

Những phụ nữ sử dụng nhiều các chế phẩm, thuốc có chứa estrogen sẽ có nhiều nguy cơ bị một số ung thư: ung thư vú, tử cung…

Phụ nữ có kinh lần đầu sớm và mãn kinh muộn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Cần thường xuyên vận động, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không uống rượu, không nên sinh con quá muộn… sẽ làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói chung và các ung thư liên quan đến yếu tố nội tiết.

Thuốc lá

Trong khói thuốc lá có nhiều chất gây ra ung thư: phổi, đường hô hấp trên, thực quản, bàng quang, tuỵ, dạ dày, gan, thận, đại tràng và trực tràng…

Hít phải khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ bị các loại ung thư nói trên.

Rượu

Là một trong các nguyên nhân gây ung thư. Những người uống nhiều rượu có nguy cơ cao bị ung thư miệng, họng, thực quản, dạ dày và gan.

Thực phẩm gây ung thư

Có một số loại thực phẩm có thể gây ung thư như: thực phẩm ướp muối, ủ chua, ngâm dấm, thực phẩm bị nấm mốc; thịt, cá hun khói, thịt nướng, dưa muối, thực phẩm đóng hộp…

Chế độ ăn nhiều mỡ động vật có liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư đại tràng, trực tràng và tuyến tiền liệt.

Để phòng bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm ướp muối, nướng, hun khói; không ăn thực phẩm có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trọng. Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh, các thực phẩm có nhiều caroten, vitamin C….

Chế độ ăn ít mỡ, thức ăn làm từ đậu tương, nhiều chất xơ, rau quả có thể phòng ngừa được ung thư vì chúng có tính chống oxy hoá, ngăn cản được các yếu tố nguy cơ phát triển thành ung thư.

Gốc tự do

Gốc tự do có thể gây tổn thương ADN và dẫn đến ung thư. Do đó, chúng ta cần bổ sung các chất chống oxy hoá có tác dụng kìm hãm, ngăn cản sự tạo thành các gốc tự do. Vitamin C và A là những chất chống oxy hoá tốt nhất, vì thế cần bổ sung hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều hai loại vitamin này.

Các triệu chứng cần đi khám để phát hiện sớm ung thư

phòng chống bệnh ung thư

Vàng da là một dấu hiệu của bệnh ung thư gan

Việc chẩn đoán sớm bệnh ung thư giúp điều trị hiệu quả và có thể điều trị khỏi bệnh. Những dấu hiệu sau đây có thể là sự báo động của bệnh ung thư:

  • Ho dai dẳng, ho ra máu kéo dài, đau ngực đặc biệt trên những người nghiện thuốc lá và rượu thì cần phải nghĩ tới bệnh ung thư phổi và cần phải đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Khàn tiếng thường xuyên và kéo dài không do viêm họng hay cảm lạnh, thì có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.
  • Rối loạn tiêu hoá dai dẳng, khi táo bón, khi tiêu chảy, đi ngoài có nhầy máu lẫn theo phân; ở tuổi trên 40 thường xuyên ăn không tiêu, đầy bụng, táo bón, hay bị tiêu chảy… là những dấu hiệu hướng tới bệnh ung thư đại tràng, trực tràng.
  • Chán ăn, đầy hơi, đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua… cần nghĩ tới ung thư dạ dày.
  • Vết thương bị lở loét lâu lành ở vùng miệng, dù đã điều trị tích cực từ 2-3 tuần mà không khỏi, và nếu trong miệng có những vùng trắng dày lên, những khối sùi loét có thể là biểu hiện của ung thư khoang miệng.
  • Nuốt nghẹn, nuốt vướng, nuốt khó, có cảm giác vướng víu ngay vùng cổ khi ăn, đó có thể là dấu hiệu ung thư thực quản.
  • Đau hạ sườn phải, vàng mắt, vàng da có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư gan.
  • Đi tiểu ra máu, đi tiểu buốt, dắt, tiểu nhiều lần hoặc khó đi tiểu… cần đi khám để phát hiện ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt.
  • Ra máu âm đạo bất thường: sau khi có quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh, sau mãn kinh… có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tử cung.
  • Đầu vú có tiết dịch hoặc rỉ máu, sờ thấy khối bất thường tại vú có thể là ung thư vú. Phụ nữ không sinh con, không cho con bú, những phụ nữ mà gia đình có mẹ, chị gái bị ung thư vú và phụ nữ trên 40 tuổi cần phải đi khám kiểm tra vú định kỳ 6 tháng -1 năm/lần để phát hiện sớm ung thư vú.
  • Nốt ruồi đột nhiên phát triển nhanh, đau, ngứa, dễ chảy máu khi va chạm; các vết loét nhỏ trên da lâu ngày không khỏi… có thể là dấu hiệu ung thư hắc tố, ung thư da.
  • Khối u ở chân tay, thành bụng và lưng có dạng cục tròn, hơi cứng và di động, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phần mềm…
  • Vết xuất huyết dưới da, nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn… có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, u lympho.
  • Đau đầu, mờ mắt, co giật, giảm trí nhớ, yếu nửa người… có thể là dấu hiệu của u não

Tóm lại

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường chúng ta cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, phát hiện sớm ung thư. Đối với bệnh ung thư, phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả và tỷ lệ khỏi bệnh càng cao.

Chúng ta cần có lối sống lành mạnh, chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để  tránh các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh ung thư.

Để phát hiện sớm và điều trị ung thư có hiệu quả chúng ta cần thực hiện khám sức khoẻ định kỳ và chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Lời khuyên cần thiết phòng chống bệnh ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-khuyen-can-thiet-phong-chong-benh-ung-thu-5149/feed/ 0
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực https://benh.vn/benh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-5084/ https://benh.vn/benh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-5084/#respond Sat, 04 May 2024 05:16:39 +0000 http://benh2.vn/benh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-5084/ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.

Bài viết Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp với tỷ lệ 1,5% – 2,5% dân số, thường khởi phát ở tuổi trẻ (20- 30 tuổi). Có khoảng 50% bị chẩn đoán nhầm là trầm cảm đơn cực. Sự chậm trễ từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi được chẩn đoán và điều trị đúng thường từ 8 đến 10 năm.

Các biểu hiện lâm sàng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có biểu hiện lâm sàng tương đối phức tạp tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Chính vì vậy cần nắm rõ chi tiết giai đoạn bệnh và theo dõi trong 1 thời gian để có các kết luận chính xác.

Giai đoạn hưng cảm

Một thời kỳ rõ rệt với khí sắc tăng, với các biểu hiện:

– Tự đánh giá cao bản thân hay tự cao.

– Giảm nhu cầu ngủ.

– Nói nhiều hơn thường lệ hay bị thôi thúc phải nói.

– Tư duy phi tán hoặc cảm thấy các ý nghĩ xuất hiện dồn dập.

– Đãng trí.

– Gia tăng hoạt động có mục đích hay kích động tâm thần vận động.

– Bị lôi cuốn quá mức vào những hoạt động mang lại thích thú song lại có nhiều khả năng đề lại hậu quả đau khổ.

Các rối loạn khí sắc trên phải:

– Đủ nặng để gây ra suy giảm rõ rệt trong hoạt động nghề nghiệp hoặc các hoạt động xã hội thường ngày hoặc các mối quan hệ với những người khac.

– Cần phải nhập viện để ngăn ngừa sự thiệt hại cho bản thân hay những người khác.

– Có các biểu hiện loạn thần.

Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.

Giai đoạn trầm cảm

– Khí sắc trầm cảm hầu như suốt ngày thể hiện qua lời khai của người bệnh hay qua sự quan sát của người khác.

– Giảm rõ sự quan tâm thích thú trong các hoạt động và gần như suốt ngày.

– Sụt cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân.

– Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

– Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động.

– Mệt mỏi hoặc mất sinh lực.

– Cảm gác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hay không hợp lý.

– Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc thường do dự.

– Suy nghĩ về cái chết, ý tưởng muốn tự tử tái diễn nhiều lần (có hoặc không có một kế hoạch cụ thể cho việc tự tử).

– Các triệu chứng gây ra nỗi đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, suy giảm rõ các hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.

– Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.

– Các triệu chứng không phải là sự đau buồn do tang tóc.

Nguyên tắc chẩn đoán bệnh rối loạn cảm xúc

Để chẩn đoán rối loạn này cần có:

– Có đầy đủ các tiêu chẩn của một giai đoạn trầm cảm (F32) hoặc hưng cảm (F30).

– Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác trong quá khứ: nếu hiện tại là giai đoạn trầm cảm thì trong quá khứ phải có ít nhất một giai đoạn hưng cảm. Nếu hiện tại là giai đoạn hưng cảm thì trong quá khứ có một giai đoạn hưng cảm khác hoặc trầm cảm.

– Giữa 2 giai đoạn phải có thời gian hoàn toàn ổn định.

– Loại trừ các rối loạn tâm thần khác có trước: tâm thần phân liệt, phân liệt cảm xúc…(F20; F25).

– Loại trừ các nguyên nhân do tổn thương thực thể tại não hay bệnh cơ thể ảnh hưởng tới não (F0X), hay do sử dụng chất (F1X): rượu, amphetamin…

Điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Giai đoạn hưng cảm

* Đơn trị liệu: Trong trường hợp hưng cảm chỉ ở mức nhẹ đến trung bình

– Các thuốc chỉnh khí sắc: chọn một trong các thuốc sau

+ Valproate: depakin 200 – 600mg/ngày hoặc

+ Carbamazepine: 200 – 600mg/ngày

– Các thuốc chống loạn thần: chọn một trong các thuốc sau

+ Olanzapine: 20- 30mg/ngày

+ Chlorpromazine: 200- 400mg/ngày

+ Haloperidone: 10- 20mg/ngày

+ Risperidone: 2- 6mg/ngày

+ Amisulpride: 400- 800mg/ngày

* Đa trị liệu: Trong trường hợp hưng cảm mức độ nặng hoặc có biểu hiện loạn thần.

Có thể phối hợp thuốc chống co giật (valproate,carbamazepam) với thuốc chống loạn thần.

Giai đoạn trầm cảm

Có thể phối hợp thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần không điển hình với thuốc chống trầm cảm.

* Điều trị cụ thể: chọn một trong các thuốc sau

– Lamotrigine: 200- 400mg/ngày

– Valproate: depakin 200- 400mg/ngày

– Carbamazepine: 200- 400mg/ngày

Phối hợp với các thuốc chống loạn thần:

– Quetiapine: 100- 300mg/ngày hoặc

– Olanzapine: 10- 30mh/ngày

Phối hợp với các thuốc chống trầm cảm:

– Amitriptylin: 50- 100mg/ngày

– Sertaline: 50- 100mg/ngày

– Mirtazapine: 30- 60mg/ngày

Trong trường hợp trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát mãnh liệt hoặc không đáp ứng trị liệu, cần nhập viện điều trị nội trú và sử dụng liệu pháp sốc điện kết hợp sẽ cho kết quả tốt..

Phòng bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực cần điều trị dự phòng tái cơn (đặc biệt là những cơn hư¬ng cảm) bằng thuốc ổn định cảm xúc carbamazepin hoặc valproat.  Khuyến cáo thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm.

Cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, công tác, nghỉ ngơi của người bệnh, đặc biệt tránh căng thẳng về cảm xúc.

Phát hiện và điều trị sớm ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên: rối loạn giấc ngủ, tăng hoạt động, tăng nhu cầu giao tiếp, tăng sức mạnh và nghị lực rõ rệt so với trạng thái thông thường.

Giáo dục cho gia đình và bệnh nhân hiểu biết, quan tâm về tầm quan trọng của điều trị thuốc lâu dài rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-5084/feed/ 0
Điều trị, theo dõi và kiểm soát ung thư đại trực tràng https://benh.vn/dieu-tri-theo-doi-va-kiem-soat-ung-thu-dai-truc-trang-2727/ https://benh.vn/dieu-tri-theo-doi-va-kiem-soat-ung-thu-dai-truc-trang-2727/#respond Tue, 30 Apr 2024 04:19:47 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-theo-doi-va-kiem-soat-ung-thu-dai-truc-trang-2727/ Ung thư đại tràng là ung thư phần cuối của hệ thống ống tiêu hóa. Ung thư trực tràng là ung thư của một vài cm cuối của đại tràng. Cùng nhau, chúng thường được gọi là ung thư đại trực tràng.

Bài viết Điều trị, theo dõi và kiểm soát ung thư đại trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư đại tràng là ung thư phần cuối của hệ thống ống tiêu hóa. Ung thư trực tràng là ung thư của một vài cm cuối của đại tràng. Cùng nhau, chúng thường được gọi là ung thư đại trực tràng.

ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng (ảnh minh họa)

Phương pháp điều trị Ung thư đại trực tràng

Điều trị phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn của ung thư. Ba lựa chọn điều trị chủ yếu là: phẫu thuật, hóa trị và xạ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Nếu ung thư nhỏ, trong polyp và trong giai đoạn rất sớm, bác sĩ có thể loại bỏ nó hoàn toàn bằng nội soi. Nếu nghiên cứu bệnh học xác định bệnh ung thư ở polyp không liên quan đến gốc, nơi polyp gắn vào thành ruột, loại bỏ polyp có nghĩa ung thư đã được hoàn toàn loại bỏ.

Một số khối u lớn hơn có thể được gỡ bỏ bằng cách sử dụng phẫu thuật nội soi. Trong thủ tục này, bác sĩ phẫu thuật thực hiện qua một vài vết mổ nhỏ ở thành bụng, chèn dụng cụ gắn liền với máy ảnh hiển thị đại tràng trên một màn hình video. Cũng có thể lấy mẫu từ các hạch bạch huyết ở khu vực nơi có vị trí ung thư.

Phẫu thuật ung thư đại tràng xâm lấn

Nếu ung thư đại tràng đã phát triển qua thành đại tràng, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị một phẫu thuật để loại bỏ các phần đại tràng chứa ung thư, cùng với các mô bình thường ở hai bên cạnh ung thư. Các hạch bạch huyết gần đó thường cũng bị loại bỏ và thử nghiệm bệnh ung thư.

Bác sĩ phẫu thuật thường có thể kết nối lại các phần lành của đại tràng hoặc trực tràng. Nhưng khi đó là không thể, ví dụ như bệnh ung thư tại các cửa của trực tràng, có thể cần phải có phẫu thuật tạm thời. Điều này liên quan đến việc tạo hậu môn nhân tạo. Đôi khi phẫu thuật chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phẫu thuật có thể được vĩnh viễn.

Phẫu thuật điều trị triệu chứng ung thư tiến triển

Nếu ung thư hoặc sức khỏe tổng thể rất kém, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị làm giảm tắc nghẽn đại tràng hoặc các điều kiện khác để cải thiện các triệu chứng. Mục đích của phẫu thuật không phải là để chữa bệnh ung thư, nhưng để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như chảy máu và đau đớn.

Trong trường hợp cụ thể, ung thư đã lan tới gan và nếu sức khỏe tổng thể không tốt, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương ung thư từ gan. Hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật này. Điều trị này giúp cải thiện tiên lượng.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được dùng để tiêu diệt tế bào ung thư sau khi phẫu thuật, để kiểm soát sự tăng trưởng khối u hoặc để làm giảm triệu chứng của ung thư đại tràng. Bác sĩ có thể khuyên nên hóa trị nếu ung thư đã lan ra ngoài thành của đại tràng hoặc nếu bệnh ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Ở những người bị ung thư trực tràng, hóa trị liệu thường được sử dụng cùng với xạ trị.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng các nguồn năng lượng mạnh để diệt tế bào ung thư có thể vẫn còn sau khi phẫu thuật, để thu nhỏ khối u lớn trước khi phẫu thuật hoặc làm giảm triệu chứng bệnh ung thư đại tràng và ung thư trực tràng.

Liệu pháp bức xạ rất hiếm khi được sử dụng trong ung thư đại tràng giai đoạn đầu, nhưng là bình thường của điều trị ung thư trực tràng, đặc biệt nếu ung thư đã xâm nhập qua thành của trực tràng hoặc đến các hạch bạch huyết gần đó. Xạ trị thường kết hợp với hóa trị liệu, có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái diễn

Điều trị đích

Các thuốc điều trị đích có thể sử dụng trong ung thư đại tràng giai đoạn muộn, bao gồm bevacizumab, cetuximab và panitumumab. Thuốc điều trị đích có thể được dùng cùng với hóa trị hoặc một mình. Loại thuốc này được dành riêng cho người mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn muộn.

Các nhà nghiên cứu đang làm việc để xác định ai được hưởng lợi nhiều nhất từ các loại thuốc nhắm đích này. Cho đến lúc đó, các bác sĩ cẩn thận cân nhắc các lợi ích-hạn chế của các loại thuốc điều trị đích so với nguy cơ tác dụng phụ và chi phí tốn kém khi sử dụng phương pháp này.

Điều trị thay thế

Gần như tất cả những người mắc bệnh ung thư, đều gặp phải dấu hiệu và triệu chứng của đau khổ sau khi có chẩn đoán bao gồm buồn phiền, tức giận, khó tập trung, khó ngủ và chán ăn. Phương pháp điều trị thay thế có thể giúp suy nghĩ tích cực hơn, vượt qua nỗi sợ hãi, ít nhất là tạm thời.

Phương pháp điều trị thay thế có thể bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu.
  • Dance hoặc bài tập trị liệu.
  • Tập thể dục.
  • Thiền.
  • Âm nhạc trị liệu.
  • Bài tập thư giãn.

Bác sĩ có thể giới thiệu các chuyên gia để giúp bạn tìm hiểu và thử những phương pháp điều trị thay thế.

Phòng bệnh

Bệnh ung thư đại trực tràng có thể phòng được nếu mỗi người đều biết cách chăm sóc và phòng bệnh hợp lý.

Sàng lọc ung thư đại trực tràng

Tầm soát ung thư đại tràng nên bắt đầu ở tuổi 50 đối với người có nguy cơ trung bình bao gồm:

  • Xét nghiệm máu hàng năm.
  • Soi đại tràng sigma mỗi năm
  • Soi đại tràng mỗi 10 năm.
  • CT mỗi năm.
  • Thử nghiệm DNA – cách tiếp cận kiểm tra mới.

Kiểm tra thường xuyên hoặc sàng lọc sớm hơn nên được áp dụng nếu tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Thảo luận về những lợi ích và rủi ro của mỗi lựa chọn sàng lọc với bác sĩ. Có thể quyết định một hoặc nhiều xét nghiệm thích hợp.

Thay đổi lối sống

Có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ ung thư đại tràng:

  • Ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc. Trái cây, rau và ngũ cốc có chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể phòng chống ung thư.
  • Hạn chế uống rượu. Nếu uống rượu, hạn chế số lượng rượu uống, không vượt quá một ly một ngày với phụ nữ và hai ly với cho nam giới.
  • Ngưng hút thuốc lá. Nói chuyện với bác sĩ về cách để bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên. It nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục hàng ngày. Nếu cần phải giảm cân, hãy hỏi bác sĩ về những cách phù hợp để đạt được mục tiêu.

Phòng chống ung thư đại tràng cho những người có nguy cơ cao

Một số phương pháp điều trị, bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật có thể giảm nguy cơ khối u tiền ung thư hoặc ung thư đại tràng ở những người có nguy cơ cao:

Aspirin: Một số bằng chứng cho thấy khi sử dụng aspirin thường xuyên giúp giảm nguy cơ khối u và ung thư đại tràng. Tuy nhiên mối liên quan này chỉ đúng khi dùng liều cao aspirin trong một khoảng thời gian dài. Nhưng khi dùng liều cao kéo dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đặc biệt là trên tiêu hóa

Kháng viêm không steroid (NSAIDs) khác aspirin: Các thuốc giảm đau, bao gồm các thuốc như ibuprofen và naproxen. Một số nghiên cứu đã tìm thấy NSAIDs có thể làm giảm nguy cơ khối u tiền ung thư và ung thư đại tràng. Nhưng lại gây ra tác dụng phụ bao gồm viêm loét và chảy máu đường tiêu hóa.

Celecoxib: Celecoxib và các loại thuốc ức chế COX – 2 có thể giảm nguy cơ khối u tiền ung thư ở những người đã được chẩn đoán có các khối u trong quá khứ. Nhưng COX – 2 mang đến nguy cơ về các vấn đề tim mạch. Hai chất ức chế COX – 2 đã phải rút khỏi thị trường vì những rủi ro này.

Phẫu thuật để ngăn chặn bệnh ung thư: trong một số trường hợp hiếm gặp, hội chứng di truyền như polyp u tuyến gia đình, hoặc bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng, bác sĩ có thể khuyên nên loại bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng để ngăn ngừa ung thư xảy ra trong tương lai.

Bài viết Điều trị, theo dõi và kiểm soát ung thư đại trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-theo-doi-va-kiem-soat-ung-thu-dai-truc-trang-2727/feed/ 0
Chẩn đoán, xử trí vết thương sọ não hở https://benh.vn/chan-doan-xu-tri-vet-thuong-so-nao-ho-4201/ https://benh.vn/chan-doan-xu-tri-vet-thuong-so-nao-ho-4201/#respond Mon, 29 Apr 2024 04:51:42 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-xu-tri-vet-thuong-so-nao-ho-4201/ Vết thương sọ não hở là loại vết thương gặp cả trong chiến tranh và trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng từ 7-10% các loại vết thương do chiến tranh).  So với chấn thương sọ não kín thì vết thương sọ não hở dễ chẩn đoán hơn khi […]

Bài viết Chẩn đoán, xử trí vết thương sọ não hở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vết thương sọ não hở là loại vết thương gặp cả trong chiến tranh và trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng từ 7-10% các loại vết thương do chiến tranh). 

So với chấn thương sọ não kín thì vết thương sọ não hở dễ chẩn đoán hơn khi có dịch não tủy hoặc tổ chức não lòi qua vết thương. Tuy nhiên cũng có những trường hợp khó chẩn đoán nhất là các vết thương đi qua phía sàn sọ hoặc thông với xoang mũi. Thái độ xử trí thường là có chỉ định mổ.

vet_thuong_so_nao

Phân loại

Có nhiều cách phân loại vết thương sọ não hở trong đó có thể phân theo nguyên nhân, vị trí và tình trạng vết thương.

Theo tác nhân

Vết thương do hỏa khí thường là do các mảnh đạn, bom. Những vết thương do đạn thường là những vết thương đơn thuần nhưng gây thương tổn lớn và các chất não hủy hoại và dịch não tủy thoát ra ngoài, đặc biệt các mảnh bom bi thường gây những vết thương thấu não, thương tổn nhiều tổ chức não và mạch máu, lỗ thủng da và xương sọ nhỏ, thường tự bít lại dịch não tủy và máu không chảy ra ngoài được dễ gây ra máu tụ hộp sọ.

Theo vị trí giải phẫu của sọ

Vùng trán, vùng đỉnh, vùng thái dương thường chiếm tỷ lệ cao từ 21- 23%. Các vết thương vùng sọ hố sau và vùng chẩm, các vết thương xoang tĩnh mạch chiếm từ 1-5% có tỷ lệ tử vong cao.

Phân loại theo độ sâu

  • Vết thương thấu não: là những vết thương gây tổn thương da, xương sọ và màng cứng trở vào. Là vết thương chỉ có một lỗ và dị vật nằm trong hộp sọ.
  • Vết thương xuyên não: Là những vết thương xuyên cả hai thành của hộp sọ, thường do đạn bắn, miệng vết thương thường có dịch não tủy chảy ra, các mảnh xương sọ nằm văng ra ngoài da hoặc còn dính cốt mạc nằm ngay vết thương.
  • Vết thương thấu não tiếp tuyến: là những vết thương mà đường đi tiếp tuyến với hộp sọ có thể do đạn hoặc do mã tấu chém.
  • Vết thương sọ não thông với xoang hơi: thường là xoang hàm, xoang trán, xoang sàn, xoang bướm hoặc xoang chủm.
  • Vết thương sọ não thông với xoang tĩnh mạch: thường gặp là xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang ngang. Loại vết thương này nặng, bệnh nhân thường nặng có tỷ lệ tử vong cao trước, trong và sau mổ.
  • Vết thương sọ não hở nhiễm trùng: là những vết thương sọ não hở đến muộn, thấy rõ tổ chức não lòi ra vết thương hoại tử. Bệnh nhân ở trong bệnh cảnh của viêm màng não.

Giải phẫu bệnh lysveets thương sọ não hở

Trên đại thể có thể thấy từ ngoài vào trong của một vết thương sọ não hở điển hình như sau:

  • Da đầu bị rách, có khi có một ít tổ chức não dính vào tóc trông như bã đậu, có hình cái nấm nằm ngay giữa vết thương, chung quanh có thể thấy máu hoặc dịch não tủy chảy ra.
  • Xương sọ bị vỡ, có thể có nhiều mảnh sọ cắm sâu vào tổ chức não được nhận diện trên lâm sàng hoặc Xquang. Thường xương sọ tổn thương rộng hơn phần mềm.
  • Màng não bị thủng mép lỗ thủng có thể nham nhở hoặc sắc gọn tùy theo tác nhân.
  • Tổ chức não bên trong bị giập nát, phù nề, nếu vết thương đến muộn có thể có những ngách mủ ở bên trong hoặc tổ chức não giập nát xen kẻ với máu tụ rải rác.

Triệu chứng của vết thương sọ não hở

Vết thương sọ não hở có thể nhận biết dễ dàng cho việc xét nghiệm cận lâm sàng, chụp x quang, tuy nhiên cũng có thể qua thăm khám lâm sàng.

Lâm sàng

Đối với vết thương sọ não hở thùy theo loại tổn thương như đã phân loại ở trên và bệnh nhân vào viện sớm hoặc muộn mà triệu chứng toàn thân tại chỗ và dấu hiệu thần kinh có khác nhau.

Nếu đến sớm ngay sau khi bị thương bệnh nhân có thể mê 10-15 phút sau đó tỉnh lại, bệnh nhân có thể liệt hoặc không tùy theo vị trí của vết thương. Đối với loại vết thương này thường gặp đang chảy máu dịch não tủy hoặc tổ chức não trắng bệch chưa nhiễm trùng.

Nếu đến muộn thường bệnh nhân trong tình trạng nhiễm trùng viêm màng não, sốt cao, cứng gáy, tại chỗ vết thương có mủ và những lớp màng giả bao bọc lên tổ chức não bị lòi ra. Nếu xét nghiệm dịch não tủy cũng sẽ thấy bạch cầu tăng theo trong dịch não tủy.

Khám xét và chẩn đoán một bệnh nhân chấn thương sọ não hở gồm các bước sau:

1. Khám hộp sọ

Nên cạo tóc để dễ khám hơn, xác định vị trí và kích thước của các vết thương. Cần xác định mức độ thương tổn xương sọ, mức độ thương tổn có chất não và dịch não tủy lòi qua vết thương không, tuyệt đối không được dùng que thăm dò để chẩn đoán vết thương sọ não hở vì sẽ gây tổn thương thêm tổ chức não và nhiễm trùng.

2. Khám xét thần kinh

  • Cần khám xét tình trạng ý thức, chức phận thần kinh chính.
  • Khám tri giác: cần đánh giá chính xác độ hôn mê có thang điểm Glasgow.

Khám các chức phận thần kinh:

  • Khám vận động xem bệnh nhân có yếu liệt không: làm các nghiệm pháp Baree tay, Baree chân, Mingazigni từ đó xác định mức độ rối loạn của hệ vận động hoặc bại liệt.
  • Khám cảm giác xem có rối loạn các cảm giác nông sâu xúc giác tinh tế.

Do vậy nên khám cảm giác đau.

  • Khám phản xạ gân xương tứ chi so sánh hai bên và xác định bên nào thay đổi tăng hoặc giảm.
  • Khám các dây thần kinh sọ: khám toàn bộ các dây thần kinh trong giai đoạn cấp tính là việc làm khó khăn, cho nên chỉ khám một số dây thần kinh chính như dây II, III, IV, VI.

Cận lâm sàng

X quang là phương tiện chẩn đoán chính xác cho thấy rõ vị trí và hình ảnh tổn thương xương sọ kích thước và vị trí các mảnh xương rời giúp phẫu thuật lấy bỏ triệt để các mẫu xương này. X quang còn cho biết được kích thước và vị trí các dị vật nằm trong hộp sọ.

Đối với chụp cắt lớp vi tính ngoài phát hiện tổn thương của cấu trúc xương, cấu trúc xoang, các dị vật trong hộp sọ có tính cản quang, nó còn cho thấy rõ hình ảnh của não giập, máu tụ tình trạng phù nề của nhu mô não hoặc những ổ abcès trong những trường hợp vết thương sọ não hở đến muộn.

Tiến triển của vết thương sọ não

  • Giai đoạn 1: giai đoạn cấp tính, 3 ngày đầu sau khi bị thương có thể gặp một số biến chứng sau: rối loạn hô hấp và tim mạch, choáng chấn thương và mất máu, chèn ép não do máu tụ nội sọ.
  • Giai đoạn 2: giai đoạn biến chứng sớm, giai đoạn này kéo dài từ ngày thứ 3 đến hết tháng đầu sau bị thương bệnh nhân dần dần thoát khỏi tình trạng hôn mê và biểu hiện rõ rệt các dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú.
  • Giai đoạn 3: giai đoạn trung gian, giảm dần các biến chứng sớm, giai đoạn này kéo dài từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6, bệnh nhân được hồi phục dần, giảm dần các biến chứng sớm, ý thức bệnh nhân ngày được hồi phục.
  • Giai đoạn 4: giai đoạn biến chứng muộn, từ tháng thứ 6 đến 2 năm, ở giai đoạn này có thể gặp một số biến chứng như abcès não, viêm xương sọ, dò dịch não tủy.
  • Giai đoạn 5: giai đoạn di chứng, kéo dài từ năm thứ hai trở đi, phục hồi các chức phận thần kinh, chỉ còn để lại các di chứng thực thể của não.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị vết thương sọ não hở cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây.

Nguyên tắc

Vết thương sọ não hở là có chỉ định mổ, mổ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu vết thương sọ não có não lòi ra ngoài nhiều hoặc có biểu hiện tổn thương thân não, nạn nhân trong tình trạng mê sâu, rối loạn hô hấp và tim mạch cần phải hồi sức trước mổ. Xử trí một vết thương sọ não hở: lấy hết xương vụn và não giập, loại bỏ các dị vật nếu được và sau đó biến vết thương sọ não hở thành kín từ trong ra ngoài. Có những trường hợp do mảnh hỏa khí hoặc dị vật nằm sâu ở nền sọ ví dụ mảnh bom bi nếu bệnh nhân vẫn tỉnh táo và vết thương tự cầm máu thì có thể không cần phải mổ cấp cứu.

Sơ cứu và cấp cứu

Cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Phải theo dõi tri giác bệnh nhân nếu bệnh nhân mê dần hoặc có một khoảng tỉnh thì cần thiết phải có những bước chẩn đoán tiếp về hình ảnh để theo dõi tình trạng chèn ép não thường do máu tụ hoặc phù não đây là một công tác cấp cứu.
  • Cần cho kháng sinh tiêm hoặc uống với liều cao để tránh tình trạng viêm màng não và phải sử dụng sớm hạn chế tình trạng vấy bẩn lên vết thương và lòi não.
  • Nếu bệnh nhân có rối loạn hô hấp khó thở thì có thể phải mở khí quản đặt nội khí quản tùy theo điều kiện hoàn cảnh từng nơi thông khí.
  • Các động tác thăm dò vết thương bằng dụng cụ, dùng thuốc sát trùng mạnh như cồn iốt là những việc không nên làm.

Dự phòng

  • Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về luật giao thông. Đội mũ bảo hiểm trong giao thông
  • Đưa vào chương trình giảng dạy cấp cơ sở luật giao thông
  • Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông
  • Thực hiện tốt luật an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất và xây dựng.

Bài viết Chẩn đoán, xử trí vết thương sọ não hở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-xu-tri-vet-thuong-so-nao-ho-4201/feed/ 0
Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/ https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/#respond Thu, 25 Apr 2024 03:05:23 +0000 https://benh.vn/?p=77714 Ở nước ta, bệnh chân tay miệng có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 -12. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, bởi trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Vậy triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em như thế nào. Cách điều trị và phòng tránh ra sao. Mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bài viết Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở nước ta, bệnh chân tay miệng có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 -12. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, bởi trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Vậy triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em như thế nào. Cách điều trị và phòng tránh ra sao. Mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn

 Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh gì?

Trẻ em là những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus và mắc bệnh chân tay miệng nhiều hơn so với người lớn. Bởi trẻ em thường có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu, khả năng chống lại sự tấn của của virus là rất yếu cho nên rất dễ bị virus tấn công. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em chủ yếu do hai loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Khi trẻ bị nhiễm virus Enterovirus typ 71 (EV71) quá trình điều trị thường lâu hơn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.  Trong khi đó, trẻ em nhiễm virus virus Coxsackie A16, quá trình điều trị thường đơn giản hơn, sau 5 – 7 ngày điều trị, trẻ khỏi hoàn toàn, không gây biến chứng cho cơ thể. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra

Ngoài ra, bệnh chân tay miệng ở trẻ em có thể lây truyền dễ dàng qua nước bọt, dịch hầu họng, phân, đồ dùng chung của người bệnh. 

 Bệnh chân tay miệng ở trẻ em chia thành các cấp độ từ 1 đến 4 dựa trên những triệu chứng lâm sàng của bệnh. Đối với những trẻ mắc chân tay miệng cấp độ 1 có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tái khám sau 1-2 ngày tại các cơ sở y tế. Trẻ mắc chân tay miệng cấp độ 2 trở đi, sẽ được điều trị nội trú tại bệnh viện để tránh những biến chứng xảy ra. 

Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn

Khi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng thường có các triệu chứng như sốt, đau họng, loét miệng, mệt mỏi, nổi bọng nước trên da, giật mình, quấy khóc, chán ăn, sụt cân.. Các triệu chứng chân tay miệng thay đổi theo từng giai đoạn ủ bệnh, khởi phát và toàn phát.

 Giai đoạn ủ bệnh 

Trẻ em khi bị mắc bệnh chân tay miệng thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 – 6 ngày. Các triệu chứng của giai đoạn này thường không rõ rệt và hay nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như cảm cúm, phát ban. Triệu chứng bao gồm sốt nhẹ ở chiều hoặc tối, đau họng, miệng tiết nhiều nước bọt, chán ăn, tiêu chảy nhẹ, mệt mỏi không muốn chơi đùa. Trong một số trường hợp các bậc phụ huynh có thể sờ thấy ở cổ có hạch và dưới hàm.

 Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này trẻ thường có các triệu chứng sau: 

Sốt: Thường sau 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như sốt, dao động từ 38 – 39 độ C hoặc sốt cao 40 độ C, đau họng, bỏ ăn, mệt mỏi, trong ngày tiêu chảy vài lần.  

Loét miệng: ở các vị như lợi, lưỡi và niêm mạc má xuất hiện các bóng nước có đường kính từ 1 – 2 mm, có thể vỡ nếu đụng đến, tạo thành các vết loét, dẫn đến trẻ bị tăng tiết nước bọt. Các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, khó chịu, ăn không ngon miệng, bỏ ăn, quấy khóc thường xuyên trong ngày. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Loét miệng là một trong những triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Tổn thương da xuất hiện: Tại các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông xuất hiện nhiều bóng nước với đường kính dao động từ 2 – 10mm, hình bầu dục, màu xám. Khi ấn tay hoặc sờ vào có cảm giác cộm, lồi trên da hoặc ẩn dưới da, không đau, không ngứa

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn thường kéo dài từ 3- 10 ngày, các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ có dấu hiệu nặng hơn như sốt cao trên 30 độ C, uống thuốc hạ sốt không giảm, tình trạng loét miệng rộng hơn ở các vị trí trong má, lợi, lưỡi, các nốt phát ban ở dạng phỏng nước lan ra khắp người, nôn nhiều, khó thở, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, lờ đờ, đi lại loạng choạng, không vững. 

Đây là giai đoạn khả năng gây ra các biến chứng là rất cao nếu như không được điều trị kịp thời. Các biến chứng chủ yếu bao gồm: 

Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: suy tim, viêm cơ tim, phù phổi cấp, huyết áp tăng cao, trụy mạch,…

Biến chứng thần kinh bao gồm: viêm màng não, viêm não, , viêm thân não, viêm não tủy.

Co giật toàn thân, cơ giật cơ, giật mình ngay cả khi ngủ hoặc chơi 1-2 giây.

Ngủ li bì, ngủ gà gậy, đi không vững, cơ thể mất thăng bằng, run chi, mắt nhìn ngược, run giật nhãn cầu.

Hôn mê, thân tím tái đây là những triệu chứng nặng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em, đi kèm với biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn. Trẻ phải sử dụng bằng máy thở. 

Giai đoạn lui bệnh

Thời gian lui bệnh của trẻ thường sau 3 – 5 ngày điều trị tích cực bằng các phương pháp khác nhau nếu không có biến chứng nào xảy ra.

Cách điều trị chân tay miệng triệu chứng ở trẻ em 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nhưng hiện nay vẫn chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh và điều trị các biến chứng do virus gây ra. 

Điều trị bằng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị chân tay miệng ở giai đoạn khởi phát, sốt là một trong những triệu chứng điển hình, trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C. 

Do vậy, các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg, với mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 tiếng. Đối với những trẻ quá nhỏ, không sử dụng được thuốc hạ sốt paracetamol, có thể thay thế bằng viên hạ sốt đặt vào hậu môn trẻ. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Điều trị chân tay miệng triệu chứng ở trẻ em bằng thuốc hạ sốt paracetamol

Việc sử dụng viên đạn hạ sốt giúp tránh được tương tác với bộ máy tiêu hóa, giảm được hiện tượng nôn ói, co giật. Cần chú ý, nên đặt thuốc sau khi trẻ đã đi đại tiện. 

Nếu còn sốt, sau 6 giờ có thể đặt viên khác, nhưng không được quá 4 viên/ngày. Không dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng một lúc để tránh quá liều có hại cho gan.

Điều trị bằng bổ sung nước

Trẻ thường mất nước khi bị chân tay miệng, nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể sốt cao trẻ đổ mồ hôi nhiều dẫn tới mất nước, khô miệng, đôi mắt trũng xuống, độ tập trung kém, táo bón.

Để bổ sung nước các bậc phụ huynh có thể cho trẻ bú thường xuyên với tần suất nhiều lần trong ngày, hoặc uống dung dịch điện giải Oresol và Hydrite.  Tại các bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền nước biển cho trẻ để tránh những biến chứng như đông máu, tắc nghẽn mạch, mệt mỏi,… 

Bên cạnh đó cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, bổ sung các loại nước ép trái cây nhiều nước như dưa hấu, cam, nước dừa, sữa chua.  Mặc quần áo thông quá cho trẻ để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi. 

Điều trị bằng dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn

Các loại dung dịch sát khuẩn được dùng cho trẻ bao gồm các loại dung dịch glycerin borat, Gel rơ miệng (kamistad, zyttee…) để lau sạch miệng cho trẻ trước và sau ăn, giúp trẻ ăn thuận tiện hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại gel cho trẻ như: Lidocain, xịt miệng benzydamin, súc miệng benzydamin, hoặc cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%). 

Đối với các loại quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ các bậc phụ huynh dùng các loại dung dịch khử khuẩn cloramin 2%  để ngăn chăn sự xâm nhập của virus từ các đồ dùng này. 

Điều trị bằng tắm lá

Bên cạnh các phương pháp điều trị như dùng thuốc hạ sốt paracetamol, bổ sung các dung dịch điện giải… để làm sạch da cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể kết hợp sử dụng một số loại cây cỏ như: rau sam, lá bạc hà, lá chè xanh, cỏ mực… để tắm cho trẻ ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh. Các loại lá này có tác dụng thanh nhiệt, làm mát da, kháng viêm, sát khuẩn, giúp giảm nhiễm trùng đối với các mụn nước, vết loét trên da. 

Ngoài ra, đối với những trẻ có biến chứng nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số các loại thuốc như:

Biến chứng não, màng não dùng thuốc chống co giật như phenobarbital.

Biến chứng viêm não, kèm liệt, rối loạn tri giác, co giật dùng thuốc chống phù não, chống co giật và kháng sinh phòng bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác…

Biến chứng hô hấp, suy tim mạch được thở oxy, thở máy, truyền dịch chống sốc, dobutamin, kháng sinh phòng bội nhiễm, truyền tĩnh mạch lmmunoglobulin (gammaglobulin)…

Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là loại bệnh truyền nhiễm do  các virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra.  Các loại virus lây từ người sang người và thường tồn tại trong đường tiêu hóa trong thời gian dài. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh chân tay miệng. Do đó việc phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở cả người lớn và trẻ em là điều hết sức quan trọng. 

Để chủ động phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau: 

Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ

Rửa tay bằng xà phòng, gel rửa tay khô thường xuyên trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc rửa tay khi làm vệ sinh, thay tã cho trẻ em. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng chống bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, thực hiện ăn chín, uống sôi. Các đồ dùng ăn uống như bát, đũa, thìa phải được tráng qua bằng nước sôi hoặc nước muối trước khi sử dụng cho trẻ. 

Các loại nguồn nước sinh hoạt, nước uống hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ 

Khử khuẩn các đồ dùng trong nhà

Các loại quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ không được dùng chung, phải được được ngâm bằng dung dịch sát khuẩn, phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Các loại bề mặt như sàn nhà, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, các loại đồ chơi của trẻ phải được rửa sạch bằng xà phòng thường xuyên hoặc rửa bằng các loại chất chuyên tẩy rửa để đảm sạch sẽ khi cho trẻ chơi.

Các loại rác thải trong gia đình, trường học phải được thu gom thường xuyên, không để rác thải ứ đọng. 

Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh chân tay miệng các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người qua người thông qua tiếp xúc cho nên tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với  những trẻ mắc chân tay miệng hoặc người lớn mắc chân tay miệng. 

Không cho trẻ gãi, sử dụng các dụng cụ để chọc mụn nước trên cơ thể của trẻ, vì điều này sẽ gây nhiễm trùng, khó khăn cho việc điều trị.

Không được kiêng tắm, bởi việc việc kiêng tắm sẽ gây ra một số bệnh truyền nhiễm như ghẻ lở…

Không được kiêng gió và ủ ẩm quá mức, bởi việc ủ ấm quá mức sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị đặc biệt khi trẻ sốt cao sẽ gây ra những biến chứng như co giật.

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng cần cách ly trẻ tại nhà, tuyệt đối không được đưa trẻ đến các cơ sở trường học.

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng sức đề kháng rất yếu cho nên cần phải bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thức ăn lỏng, loãng như cháo, súp, sinh tố hoặc bổ sung nước cho trẻ bằng các loại trái cây, rau xanh.  Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa cách nhau 4- 6 giờ ( 3- 5 bữa/ ngày). Không cố gắng ép trẻ ăn, để tránh gây tâm lý sợ ăn. 

Không tự ý mua thuốc chữa trị cho trẻ, các loại thuốc dùng uống hoặc bôi cho trẻ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Cần có môi trường sinh sống sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí và nước bẩn.

Các bậc phu huynh tuyệt đối không sử dụng các loại chanh, thuốc liền da hoặc muối để giảm các mụn bọng nước khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. 

Điều quan nhất các bậc phụ huynh cần ghi nhớ khi có bất kỳ triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đây là cách an toàn nhất, bảo đảm sức khỏe cho trẻ, người thân trong gia đình, tránh làm lây lan ra cộng đồng.

 

Bài viết Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/feed/ 0
Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/ https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/#respond Wed, 24 Apr 2024 03:05:04 +0000 https://benh.vn/?p=77260 Bệnh chân tay miệng như thế nào còn là một thắc mắc lớn với nhiều người. Có thể bạn đã từng nghe qua về loại bệnh này nhưng lại không hề biết rõ nó là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tính lây lan như thế nào? Triệu chứng đặc trưng ra sao? Để hiểu rõ tất cả các vấn đề trên, mời bạn tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây.

Bài viết Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chân tay miệng như thế nào còn là một thắc mắc lớn với nhiều người. Có thể bạn đã từng nghe qua về loại bệnh này nhưng lại không hề biết rõ nó là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tính lây lan như thế nào? Triệu chứng đặc trưng ra sao? Để hiểu rõ tất cả các vấn đề trên, mời bạn tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh chân tay miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng hay phân của người bệnh và dễ gây thành dịch.

Trong ngành y học, bệnh chân tay miệng không được xếp vào bệnh thông thường mà thuộc vào loại bệnh đặc biệt. Vì bệnh không dễ gặp phải như các bệnh: ho, cảm sốt, cảm cúm,… Chúng thường xuất hiện đột ngột khi thời tiết quá nóng cộng với độ ẩm trong không khí cao.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, phần lớn số ca mắc bệnh đều ở trẻ từ 0 -10 tuổi, ít khi xuất hiện ở người lớn. Nguyên nhân là vì trẻ nhỏ có cơ địa yếu hơn người lớn. Vì thế kháng thể của trẻ không có khả năng tiêu diệt được toàn bộ virus.

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Phần lớn các ca nhiễm bệnh chân tay miệng chủ yếu tập trung vào trẻ từ 0-10 tuổi, người lớn ít mắc bệnh

Thêm vào đó, các bé có thói quen hay nghịch ngợm, làm chất bẩn dính trên chân tay. Đây là điều kiện  thuận lợi để virus thâm nhập vào hệ tiêu hóa và tạo thành bệnh.

Ban đầu khi mới có dấu hiệu bệnh chân tay miệng, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn.

Bệnh tay chân miệng có 2 thể là thể nhẹ và thể nặng:

– Ở thể nhẹ, bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây ra sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày, không cần điều trị.

– Còn đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng, lúc này bệnh nhân cần được điều trị đúng và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Các loại virus có khả năng lây lan nhanh thông qua đường miệng, phân hay nước bọt của bệnh nhân, qua các chất tiết từ mũi, miệng. Theo đó, khi các virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết sau khoảng 24h, gây nên các tổn thương da và niêm mạc trên miệng, tay chân, hậu môn…

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Nếu được nhập viện từ sớm, bệnh chân tay miệng có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc. Tuỳ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, thời gian tiêu tốn để điều trị bệnh nằm trong khoảng từ 4 đến 10 ngày.

Các nghiên cứu khoa học cho rằng nếu bạn đã từng bị bệnh trước đó, cơ thể sẽ tự tạo ra các chất để kháng lại virus, tránh bị tái phát bệnh về sau. Nhưng vì có nhiều loại virus khác nhau có thể gây nên bệnh chân tay miệng nên bạn vẫn có thể tái phát bệnh nếu gặp một loại virus khác không giống với virus cũ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu về cách thức hoạt động của từng loại virus, enterovirus 71 có độ nguy hiểm cao hơn các loại khác. Nguyên nhân là vì chúng hoạt động rất nhanh và có khả năng để lại biến chứng cao.

Trong giai đoạn ủ bệnh và khởi phát bệnh, cơ thể chỉ xuất hiện các triệu chứng rất nhẹ. Bạn sẽ bị lầm tưởng với bệnh cảm cúm thông thường. Thời gian này, bệnh khá dễ điều trị và không có khả năng để lại biến chứng.

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn nặng nhất, khi đó mụn nước đã phát triển, xâm lấn lên các mô mềm. Chúng sẽ nhanh chóng lan rộng, gây mất thẩm mỹ và làm lở loét trên da. Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 1 tuần kể từ khi bắt đầu giai đoạn toàn phát, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng rất nguy hiểm.

Khi virus phát triển và đi đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể, người bệnh có thể gặp phải một trong số các biến chứng sau:

  • Các bệnh về hô hấp: Viêm phổi, tràn dịch lên các nang phổi, viêm phế quản,..

    Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
    Bệnh chân tay miệng nếu không được chữa trị kịp thời gây biến chứng suy hô hấp
  • Các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, vỡ thành mạch máu, viêm cơ tim,…
  • Các bệnh về thần kinh: Viêm dây thần kinh, viêm màng não giữa, viêm vỏ não, viêm não tủy,…
  • Hoại tử da.
  • Áp xe.
  • Tử vong.

Tuy nhiên, mỗi độ tuổi có khả năng gặp biến chứng, thời gian diễn biến bệnh khác nhau. Bạn có thể tham khảo cụ thể trong từng phần thông tin dưới đây.

Độ nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng thường gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ nhiều hơn là người lớn. Vì cấu trúc cơ thể của trẻ rất yếu ớt, cần thời gian điều trị dài và dễ để lại biến chứng. Thêm vào đó, trẻ nhỏ không có khả năng khai báo rõ triệu chứng mà thường chỉ quấy khóc, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tuổi. Từ đó phụ huynh chỉ thấy bé sốt nên nhầm tưởng là hiện tượng bình thường và tự điều trị tại nhà.

Vì thế, virus có cơ hội tiếp tục phát triển thành giai đoạn toàn phát. Với trẻ nhỏ, kể từ khi mọc mụn nước ở giai đoạn toàn phát, các đốm mụn to lên và dễ bị vỡ ra gây lở loét. Thêm vào đó bé không có được ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh như người lớn. Chúng có thói quen hay gãi, mút tay, cầm thức ăn khi tay bẩn,…. Điều này làm số lượng virus xâm nhập vào cơ thể tăng cao, chúng nhanh chóng xâm nhập vào máu, dần rút ngắn thời gian xảy ra biến chứng.

Độ nguy hiểm ở người lớn

Người lớn có thể trạng và sức đề kháng cao hơn trẻ nhỏ rất nhiều nên khó nhiễm bệnh hơn. Thông thường, khi người trưởng thành bị virus xâm nhập, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể và tiêu diệt chúng trong thời gian ngắn. Từ đó, bạn không hề có bất cứ triệu chứng nào mà tự khỏi sau vài ngày.

Ngược lại, một khi đã có triệu chứng nổi mụn nước ở người lớn đây là vấn đề khá nghiêm trọng. Chỉ khi virus xâm nhập với số lượng quá lớn, vượt qua được kháng thể mới có khả năng tấn công và phá hủy các tế bào, tạo thành triệu chứng.

Kể từ khi xuất hiện mụn nước đầu tiên, sau 1 đêm chúng nhanh chóng mọc toàn bộ cánh tay và chân, gây lở loét trong khoang miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, khả năng người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm là rất cao.

Tuy nhiên, số ca người trưởng thành mắc bệnh chân tay miệng là rất hiếm. Thêm vào đó, họ đều có ý thức đi khám và điều trị kịp thời, nên đến nay chưa có trường hợp hy hữu nào xảy ra ở độ tuổi này.

Con đường lây lan của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là do nhiễm phải 1 trong số các virus đặc biệt, chúng cùng một chủng họ virus Picornaviridae. Có nhiều loại virus thuộc chủng này gây nên bệnh, nhưng 2 loại thường gặp nhất là coxsackievirus A16 và enterovirus 71.

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Bệnh chân tay miệng do virus enterovirus 71 gây ra

Virus gây nên bệnh chân tay miệng sau khi xâm nhập không làm cơ thể có dấu hiệu gì đặc biệt trong suốt 3-7 ngày đầu. Thời gian này chúng ủ bệnh và chưa hoạt động, chưa tấn công các tế bào nào trong cơ thể. Vì thế, nếu không may mắc bệnh, trong tuần đầu cơ thể vẫn rất bình thường, hoàn toàn giống như một người khỏe mạnh. Người bệnh không thể tự phát hiện được mà cần đến các xét nghiệm máu để kiểm tra có dương tính với virus hay không.

Phải sau 1 tuần, người bệnh mới có biểu hiện sốt, đau họng,… Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường như ho, cảm cúm,…. Sau 1 ngày bị sốt cơ thể mới phát ban, nổi mụn nước. Đây mới là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết được một người đã mắc bệnh chân tay miệng hay chưa. Theo nghiên cứu của ngành y học thế giới, giai đoạn ủ bệnh là khoảng thời gian có tỷ lệ lây lan bệnh cao nhất.

Từ các chất dịch tiết ra từ người bệnh

Chính vì có thời gian ủ bệnh lâu nên virus dễ lây lan sang nhiều người. Do người bệnh không ý thức được mình đang nhiễm virus cho đến khi có những triệu chứng rõ rệt. Chúng sẽ tồn tại trong hệ bài tiết của người bệnh như: Nước bọt, nước tiểu, phân, dịch nhầy ở mũi, chất dịch ở bọc mụn nước khi bể ra,…

Vì vậy, nếu bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp những thành phần trên, không may để chúng dính vào thức ăn, mũi, miệng sẽ có khả năng bị bệnh rất cao.

Do đó, khi điều trị các bác sĩ thường khuyên người thân đeo khẩu trang, rửa sạch tay chân bằng xà phòng sau khi chăm sóc người bệnh. Thêm vào đó, các vật dụng cá nhân của người bệnh cũng cần được giặt ủi, lau chùi, sấy khô để diệt hoàn toàn nơi trú ngụ của virus.

Từ mẹ sang con khi mang thai

Ngoài trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, các bà mẹ đang mang thai là đối tượng thứ 2 có khả năng mắc bệnh cao. Virus sẽ xâm nhập và ủ trong cơ thể người mẹ, chúng không bị kháng thể tiêu diệt đi hoàn toàn mà còn ẩn trong hệ tiêu hóa của bà bầu.

Người mẹ sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng nhẹ ở giai đoạn khởi phát như sốt, đau họng, mệt mỏi,… Họ không biết rằng mình đang nhiễm virus chân tay miệng. Từ đó virus sẽ theo đường dinh dưỡng của người mẹ lây sang thai nhi.

Khi trẻ vừa sinh ra nhiễm bệnh qua đường này, đa số các trường hợp được điều trị kịp thời và không ảnh hưởng đến thể trạng về sau. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ số ca nhập viện có triệu chứng ở mức độ nặng. Nguyên nhân là vì người mẹ đã nhiễm virus khá lâu trước thời điểm sinh nở. Virus có thời gian xâm nhập và đã phát triển mạnh trên cơ thể thai nhi. Khi đó, việc điều trị khá phức tạp và tốn rất nhiều thời gian.

Các triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Dựa vào sự hoạt động của virus, bệnh được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau, độ nguy hiểm của triệu chứng cũng từ đó mà tăng dần. Dưới đây là thống kê chi tiết về tất cả các triệu chứng theo từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

Triệu chứng ở giai đoạn ủ bệnh

Virus chỉ vừa xâm nhập vào hệ tiêu hóa, từ từ đi theo đường máu tới toàn cơ thể. Thời gian này mất khoảng 3 – 7 ngày, tùy vào thể trạng của người bệnh. Trong thời gian virus đang làm quen và bắt đầu xâm nhập như vậy, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát

  • Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy đau đầu, mệt mỏi toàn cơ thể. Ngoài ra, bạn thường buồn ngủ cả ngày, có thể bất chợt ngủ gật khoảng 20 phút.

    Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
    Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng luôn trong tình trạng mệt mỏi
  • Đau cổ họng: Tại vùng vòm họng, sát với thực quản có cảm giác hơi đau khi nuốt nước bọt. Đặc biệt là khi bạn ăn các loại thức ăn có bị cay, mặn hoặc đồ ăn quá cứng, cơn đau xuất hiện rõ rệt hơn một chút.
  • Cứng cổ: Triệu chứng này xuất hiện sau khi bị đau họng khoảng 1 ngày. Việc cử động cổ lên xuống, trái, phải sẽ gặp phải những cơn đau trong vòng họng.
  • Thường nhiễu nhiều nước miếng: Cơ thể có phản xạ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường để xoa dịu cơn đau.
  • Đau cơ bắp: Bạn sẽ cảm thấy mỏi một số bó cơ trên cơ thể, đặc biệt là vai, cánh tay và bắp đùi. Mỗi lần cử động chân tay có cảm giác bị đuối sức, hết năng lượng.
  • Sốt nhẹ: Người bệnh chỉ bị sốt vào một vài thời điểm ngắn trong ngày. Khi đó nhiệt độ chỉ giao động từ 38-39 độ.
  • Ngủ chập chờn: Tuy thường bị ngủ gà vào ban ngày, nhưng vào buổi tối bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, người bệnh còn thường bị giật mình thức dậy vào giữa đêm.
  • Hay bị giật mình: Khi đang sinh hoạt, vận động bình thường, các bó cơ có thể đột ngột bị giật nhẹ.

Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát

Nổi nốt đỏ: Một vài điểm trên chân tay, miệng có màu đỏ, chưa bị sưng, hình tròn, bán kính khoảng 1-2mm.

Mọc mụn nước: Các nốt mụn đỏ dần to ra, có bọng nước ở giữa và nổi cộm lên trên bề mặt da. Bóng nước rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ gây nên cảm giác đau rát. Ở mức độ nhẹ, chúng có thể tự biến mất sau 1-2 tuần.

Loét khoang miệng: Các vết mụn nước ở miệng dễ bị thức ăn va chạm, bể ra và lở loét. Bạn có thể thấy nốt mụn bị lõm dưới da sau khi bể. Ở mức độ nặng hơn sẽ thấy một chấm vàng ở giữa, xung quanh có màu đỏ rực.

Chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng

Chủ động ngừa bệnh tay chân miệng bằng cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh…

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Phòng tránh bệnh chân tay miệng bằng việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống hay cầm vào đồ chơi chưa được khử trùng

Khử trùng thường xuyên các dụng cụ hay bề mặt tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh

Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà vệ sinh sau đó làm sạch với các chất tẩy rửa, đảm bảo an toàn không lây lan bệnh.

Trên đây là các thông tin chi tiết giúp bạn hiểu được bệnh chân tay miệng như thế nào. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm phải loại bệnh này, tuy có thể chữa khỏi nhưng chúng sẽ mang lại rất nhiều phiền toái. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ gặp phải những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 

Bài viết Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/feed/ 0
Viêm kết mạc https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/ https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/#respond Sun, 21 Apr 2024 04:24:41 +0000 http://benh2.vn/viem-ket-mac-2981/ Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc có hột.

Bài viết Viêm kết mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm màng kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ, là do viêm của lớp màng mỏng trong suốt bao phủ mặt trong và phần trước của nhãn cầu của mí mắt. Viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và là một bệnh rất phổ biến. Bệnh thường lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của bệnh nhân.

Nguyên nhân viêm kết mạc

1. Viêm kết mạc do Vi khuẩn, virus

– Ngoại lai: Theo bụi bặm, dụng cụ, tay bẩn ô nhiễm vào mắt.

– Tại ổ kết mạc: Rối loạn cân bằng sinh thái tại chỗ (sử dụng thuốc tra mắt không đúng chỉ định, nhất là thuốc kháng sinh, sang chấn bội nhiễm thêm).

Các tổng kết về vi sinh vật cho thấy tụ cầu chiếm hàng đầu trong tổng số các tác nhân vi khuẩn gây viêm kết mạc (57% các trường hợp), đặc biệt là chúng có khả năng kháng lại kháng sinh và có sắc tố đặc trưng cho từng từng loài. Lậu cầu (Neisseria gonorrheae) một loại vi khuẩn Gram (-) có thể lây từ đường sinh dục, từ tay thầy thuốc đỡ đẻ sang mắt trẻ sơ sinh hoặc lây từ bể bơi. Viêm kết mạc do lậu cầu thường nhanh chóng dẫn đến biến chứng loét giác mạc và rất nhanh thủng mắt. Virus APC (Adeno-pharyngo-conjontivitis) có thể gây thành các vụ dịch viêm kết mạc, họng, hạch.

2. Viêm kết mạc do tác nhân lý học

Gió, bụi, khói, các chất axit, kiềm, tia tử ngoại, chất độc hoá học đều là những tác nhân gây kích thích mạnh, gây viêm kết mạc thậm chí tổn thương cả giác mạc.

3. Viêm kết mạc do dị ứng

Có thể gặp các dạng viêm kết mạc do hai kiểu phản ứng dị ứng.

– Tăng cảm ứng tức thì: Thường gặp do thuốc, tá dược,…

– Tăng mẫn cảm muộn: Viêm kết mạc bọng, viêm kết mạc mùa xuân là những ví dụ về bệnh ở nhóm này.

viem-ket-mac

Triệu chứng viêm kết mạc

1. Triệu chứng cơ năng

– Ngứa rát cộm. Bệnh nhân thường ví như có cát rắc vào mắt.

– Sợ ánh sáng (không nặng lắm).

– Nhiều dử kèm nhèm. Buổi sáng ngủ dậy rất khó mở mắt vì dử dính chặt hai mi với nhau.

– Chảy nước mắt (ít).

– Dịch tễ: Bệnh thường lây lan ở gia đình, đơn vị.

2. Triệu chứng thực thể

– Mi sưng nề, có thể mọng đỏ nếu là viêm cấp. Kết mạc cương tụ đỏ trên diện rộng, mất sắc bóng, dày lên như miếng thạch.

– Kết mạc: Phù nề và có thể phòi qua khe mi (viêm do lậu rất hay gặp dấu hiệu này). Trên kết mạc còn thấy các hình ảnh tổn thương cơ bản khác như:

  • Hột: Rõ nhất ở cùng đồ dưới và ở hai góc trong, ngoài của kết mạc mi trên những hột này có đặc điểm là to, trong, kẹp không vỡ)
  • Gai máu: Thấy rõ hơn ở kết mạc mi, trông như những lấm chấm đỏ, dày chi chít, nặng hơn có thể có xuất huyết.
  • Nhú gai: Làm cho kết mạc sần sùi, thấy rõ ở kết mạc sụn mi trên trong bệnh viêm kết mạc mùa xuân.
  • Bọng kết mạc: Hay có trong viêm kết mạc dị ứng do sự nề phù của kết mạc.

– Dử mắt: Nhiều dử nhưng tùy theo tác nhân mà dử có đặc điểm khác nhau, ví dụ: viêm do tụ cầu có dử màu vàng; viêm do lậu dử mắt giống như mủ; viêm do liên cầu tan huyết, bạch hầu là những vi khuẩn có độc tính cao thường gây giãn mạch, tạo màng giả bám chặt vào kết mạc mi khi bóc sẽ chảy máu; viêm kết mạc mùa xuân dử mắt có đặc điểm là trong, dai, dính,có thể kéo ra thành sợi…

– Hạch: Ở trước tai, dưới hàm, to bằng hạt lạc, hạt đậu đen, di động, đau.

– Triệu chứng âm tính: Các dấu hiệu này cần được xác định để giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với những bệnh có tổn thương giác mạc.

  • Thị lực không giảm (chú ý lau kỹ dử trước khi đo thị lực).
  • Giác mạc trong.

– Xét nghiệm cận lâm sàng: Cấy khuẩn, soi tươi tiết tố tìm vi khuẩn, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang tìm virus, xét nghiệm máu thấy bạch cầu Eo tăng trong viêm dị ứng…

Điều trị và dự phòng viêm kết mạc

Cần xác định nguyên nhân, tác nhân gây viêm thì việc điều trị mới đạt hiệu quả. Tuy vậy trong điều trị có những điểm chung cho mọi loại viêm kết mạc:

1. Dùng thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng

Thuốc nước:

  • Chloromicetin  4%o
  • Sulfat kẽm       1%o.
  • Sulfaxylum      10-20%
  • Có thể dùng đơn độc một loại hoặc phối hợp hai loại, rỏ luân phiên nhiều lần trong ngày (10-20 lần).

Thuốc mỡ:

  • Tetraxyclin 1%
  • Gentamicin …
  • Các thuốc này tra 1lần/ tối (trước khi đi ngủ)

Cho dù là viêm do virus, dị ứng,…thì dùng kháng sinh vẫn có giá trị là chống bội nhiễm. Riêng trong viêm kết mạc do lậu phải rỏ thuốc rất nhiều lần trong ngày, cách quãng 10 phút –15 phút rỏ một lần thậm chí phải tiến hành rỏ giọt liên tục, nên kết hợp 2,3 loại thuốc kháng sinh.

2. Chống viêm

– Corticoid dùng dưới dạng thuốc rỏ mắt hoặc tiêm dưới kết mạc nhưng chỉ định phải hết sức thận trọng. Trên thị trường hiện nay rất hay gặp loại thuốc rỏ mắt phối hợp kháng sinh với corticoid. Sự phối hợp này tạo ra thuận tiện cho người bệnh nhưng nếu phải dùng kéo dài thì cần được theo dõi nhãn áp vì corticoid có thể gây tăng nhãn áp và đục thể thuỷ tinh. Một nguy cơ cần được nhắc tới khi dùng corticoid rỏ mắt kéo dài là gây giảm sức đề kháng, dễ dẫn tới bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus herpes…, những bệnh rất nguy hiểm cho mắt.

– Các thuốc tác dụng ổn định dưỡng bào như Lodoxamide, Olopatadin, Cromoglycate… hoặc kháng thụ thể histamin như Antazoline, Emadastine hoặc kháng histamin như Naphazoline, Chlopheniramine,… có tác dụng tốt đối với những trường hợp viêm kết mạc dị ứng. Đặc biệt, nhóm thuốc ổn định dưỡng bào nên được chỉ định dùng cho viêm kết mạc mùa xuân vì thường phải điều trị kéo dài.

3. Nâng đỡ cơ thể, tăng tái tạo biểu mô

Các vitamin A, B, C dùng đường uống, rỏ mắt… băng che để mắt đỡ bị kích thích.

Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc có hột.

Nhiều khi còn thêm cả biến chứng do thuốc điều trị chứng. Có loại viêm kết mạc nhanh chóng dẫn đến tổn thương giác mạc như viêm do cầu khuẩn lậu hoặc ít gặp hơn như viêm do adenovirus. Điều đó cho ta thấy cũng không nên xem nhẹ mặt bệnh này. Khi khám bệnh cần kiểm tra tình trạng thị lực, giác mạc… để tránh có những sự bỏ sót hoặc biến chứng đáng tiếc.

Phòng bệnh

– Cách ly người bệnh không cho dùng chung chậu, khăn mặt. Khăn mặt của người bệnh cần được giặt xà phòng và phơi nắng.

– Tra thuốc phòng bệnh cho người lành.

– Thầy thuốc: Vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành trung gian truyền bệnh.

Xem thêm: Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế

Bài viết Viêm kết mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/feed/ 0