Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 04 Dec 2023 04:15:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/ https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/#respond Sat, 04 Nov 2023 02:30:37 +0000 https://benh.vn/?p=74181 Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm phổi - Pneumonia : nguyên nhân gây ra , triệu chứng bệnh , điều trị như thế nào , và đặc biệt là chúng ta có thể phòng ngừa như thế nào ?

Bài viết Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là bệnh lý phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và thế giới. Bệnh lý này giết chết hàng triệu người mỗi năm, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Nhận biết được bệnh và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị là cách duy nhất để chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm phổi (Pneumonia): nguyên nhân gây ra, triệu chứng bệnh, điều trị như thế nào, các dạng viêm phổi, cách điều trị và đặc biệt là chúng ta có thể phòng ngừa như thế nào?

Viêm phổi, bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới

Bệnh lý viêm phổi được xếp vào nhóm bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus dễ dàng lây lan trong cộng đồng trở thành dịch và đại dịch.

Viêm phổi là gì

Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng nhu mô phổi (phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi. Khi các phế nang chứa nhiều dịch sẽ gây ra khó thở, ho kèm các triệu chứng do nhiễm trùng đường hô hấp

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về phương pháp chẩn đoán và sự ra đời của nhiều loại kháng sinh mới nhưng cho đến nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp.

viem-phoi-1
Viêm phổi là bệnh lý gây tử vong hàng đầu

Bệnh viêm phổi nguy hiểm đến mức nào

Viêm phổi là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Mặc dù sự tiến bộ không ngừng ở trong các biện pháp kháng khuẩn, xét nghiệm chẩn đoán vi sinh và các biện pháp phòng ngừa bệnh, viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh truyền nhiễm trên thế giới. Ở trẻ em, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất toàn thế giới. Năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, và chiếm tới 15% tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.

II. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây viêm phổi

Viêm phổi có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn và virus. Trong đó virus gây bệnh dễ dàng chuyển thành dịch, đại dịch, nhưng nguyên nhân vi khuẩn lại nguy cấp hơn.

Nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu do vi khuẩn và virus

Về mặt lý thuyết thì bất cứ loại vi trùng nào cũng có thể gây ra viêm phổi, nhưng trong thực tế lâm sàng chúng ta chỉ thường gặp một số chủng gây bệnh nhất định. Phổ biến nhất là vi khuẩn và virus trong không khí chúng ta hít thở. Cơ thể có hệ thống lá chắn tuyệt với nhằm chống lại những vi trùng này xâm nhập và gây bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng hoạt động hiệu quả. Hoặc 1 điều kiện thuận lợi nào đó khiến vi trùng xâm nhập, phát triển mạnh, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây bệnh.

Trong những thập kỷ gần đây một số nguyên nhân gây viêm phổi mới đã được tìm thấy và đặc biệt là có sự gia tăng chủng vi khuẩn kháng các loại kháng sinh đã nhạy cảm trước đây. Gần đây chủng virus cúm A gây các triệu chứng trầm trọng trong đó có viêm phổi như virus cúm A / H5N1, H1N1 hay chủng virus Corona đã gây những dịch bệnh viêm phổi lớn như SARS, Mers, Covid…

Vi sinh vật gây viêm phổi xâm nhập khi chúng ta hít thở từ môi trường bên ngoài vào phổi. Chúng gây nhiễm trùng đường hô hấp trên sau đó sẽ lan dần vào phổi. Viêm phổi cũng có thể do 1 ổ nhiễm khuẩn xa, theo máu vào phổi.

Phân loại viêm phổi theo loại vi trùng xâm nhiễm

Người ta có thể phân loại viêm phổi do loại vi trùng xâm nhiễm. Các vi trùng có thể gây viêm phổi gồm: virus, vi khuẩn, nấm. ký sinh trùng (amip, san lá phổi, giun, sán). 1 số nhóm không do vi trùng xâm nhiễm gồm tác nhân vật lý, hoá học, hoặc các dị nguyên do bệnh nhân hít vào.

Vi khuẩn – Nguyên nhân gây viêm phổi nguy hiểm

phe-cau-gay-viem-phoi

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phổi do vi khuẩn là loài Streptococcus pneumoniae. Loại viêm phổi này có thể tự xảy ra hoặc sau khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Chúng có thể ảnh hưởng đến một phần (thùy) của phổi, gây nên một tình trạng gọi là viêm phổi thùy.

Các nguyên nhân gây viêm phổi do vi khuẩn phổ biến khác bao gồm:

  • Viêm phổi do Mycoplasma
  • Legionella pneumophila
  • Haemophilusenzae

Virus – Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em

virus-gay-viem-phoi

Có một số loại virus gây nên cảm lạnh, cúm có thể gây bệnh viêm phổi. Virus là nguyên nhân đứng đầu gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Viêm phổi do virus thường nhẹ hơn và có thể cải thiện sau 1 tới 3 tuần tự chăm sóc mà không cần tới thuốc điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể trở nên rất nghiêm trọng.

Virus đường hô hấp thường là nguyên nhân gây viêm phổi. Một số ví dụ bao gồm:

  • Virus cúm A ( cúm )
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Virut mũi (cảm lạnh thông thường)

Nấm là nguyên nhân viêm phổi chủ yếu ở người có miễn dịch kém hoặc bệnh mạn tính

Viêm phổi do nấm là loại viêm phổi phổ biến nhất ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc vấn đề về sức khỏe mãn tính và ở những người đã hít phải liều lượng lớn vi các sinh vật. Các loại nấm có thể đến từ đất, phân chim, hoặc những vị trí ẩm thấp ,…

Ví dụ về các loại nấm có thể gây viêm phổi bao gồm:

vi-nam-gay-viem-phoi

  • Loài Cryptococcus
  • Loài histoplasmosis
  • Pneumocystis jirovecii

Ngoài ra viêm phổi còn có thể do hít phải các thành phần trào ngược từ dạ dày trong lúc ngủ hoặc hôn mê do mắc hội chứng hồi lưu thực quản, tổn thương nhu mô phổi do acid dịch vị và enzym tiêu hóa trong dịch dạ dày gây ra có thể phổi hợp với nhiễm trùng.

Phân loại viêm phổi theo nơi mắc

Viêm phổi có thể mắc tại cộng đồng hoặc mắc tại bệnh viện. Dựa vào nơi mắc để phân biệt loại viêm phổi và có hướng điều trị phù hợp.

Viêm phổi mắc tại cộng đồng

Viêm phổi mắc tại cộng đồng có nghĩa là nguyên nhân viêm phổi tới từ môi trường sống lao động hàng ngày của bạn. Những vi khuẩn hàng đầu gây ra viêm phổi mắc tại cộng đồng là: Streptococcus pneumoniea, Heamophilus influenzae , Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila, Virus cúm A ( H5N1 , H1N1, H3N2) , virus sởi, thủy đậu.

viem-phoi-mac-tai-cong-dong

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện có nghĩa là người bệnh bị mắc bệnh viêm phổi trong thời gian nhập viện để điều trị bệnh khác, triệu chứng xuất hiện sau 48h nhập viện. Viêm phổi tại bệnh viện thường nguy hiểm hơn do các tác nhân thường có nguy cơ kháng kháng sinh nhiều hơn so với viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Những bệnh nhân thường phải sử dụng máy thở lâu dài trong bệnh viện có nguy cơ mắc viêm phổi này cao hơn.

Những vi khuẩn thường gây ra viêm phổi mắc tại bệnh viện: Staphylococcus aureus, Psedomonas aeruginosa, Vi khuẩn E.coli, Klebsialla proteus…

viem-phoi-mac-tai-benh-vien

Viêm phổi do nhiễm trùng cơ hội

Đây là viêm phổi xuất hiện khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, khi đó các yếu tố nguyên nhân bệnh dễ dàng xâm nhập gây bệnh viêm phổi. Nguyễn nguyên nhân thường gặp là: Pneumocytis carinii ( ở bệnh nhân AIDS ), Respiratory syncytial virus, Aspergilus fumigatus, Candida,…

viem-phoi-tre-em
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phổi, tỷ lệ tử vong cao

Điều kiện thuận lợi khiến gia tăng bệnh viêm phổi

Cơ thể của chúng ta có hệ thống rào chắn miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi vi trùng xâm nhập kèm một số điều kiện thuận lợi sau, xâm nhiễm có thể tiển triển thành bệnh và hậu quả nghiêm trọng

  • Thời tiết lạnh, cơ thể nhiễm lạnh đột ngột
  • Sau khi bị cúm, sởi, viêm xoang,…
  • Cơ thể suy yếu: Người già, người suy dinh dưỡng,…
  • Do nằm lâu khiến ứ đọng phổi ở người hôn mê, bệnh nhân tai biến mạch máu não
  • Biến dạng lồng ngực :  Gù, vẹo cột sống
  • Tắc nghẽn đường hô hấp : Hen suyễn, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
  • Hút thuốc : Hút thuốc lâu dài làm suy giảm hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể đặc biệt là ở đường hô hấp

Triệu chứng của viêm phổi

Triệu chứng của viêm phổi được xem xét trên từng dạng bệnh khác nhau. Đối chiếu với những triệu chứng dưới đây để sơ bộ đánh giá loại viêm phổi bạn đang mắc phải.

Triệu chứng của viêm phổi điển hình

trieu-chung-viem-phoi

Triệu chứng lâm sàng

  • Bệnh khởi phát bằng triệu chứng sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C ngay từ đầu
  • Ho khan, ho khạc nhiều đờm mủ xanh, vàng
  • Đau ngực vùng tổn thương, đau tăng khi ho
  • Khó thở nhiều mức độ xu hướng ngày càng tăng lên

Trẻ có triệu chứng của viêm phổi, viêm phổi nặng nếu có thêm các triệu chứng sau: Tím tái nặng, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, co giật hoặc hôn mê, suy dinh dưỡng nặng

Khi bác sĩ khám phổi cho bạn: Viêm phổi thùy (Hội chứng đông đặc, ran ẩm ran nổ tập trung vùng tổn thương, có thể có tiếng thổi ống), Phế quản phế viên ( Không có hội chứng đông đặc, ran nổ, ran ẩm rải rác hai bên phổi)

Các triệu chứng qua xét nghiệm, chụp chiếu

Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng

Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh: Soi cấy đờm, dịch phế quản, máu hoặc dịch màng phổi,… tìm vi khuẩn gây bệnh

ho-do-viem-phoi
Người bị viêm phổi thường ho nhiều

Triệu chứng của viêm phổi không điển hình

Nguyên nhân thường do virus, vi khuẩn nội bào

Thường xảy ra khi bạn có viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng

  • Mệt mỏi toàn thân, đau đầu, sốt nhẹ < 39 độ C
  • Ho khan có đờm nhầy
  • Không khó thở
  • Khi bác sĩ khám phổi nghe phổi thấy ít có tiếng ran nổ ran rít
  • Khi xét nghiệm máu không thấy bạch cầu tăng

Triệu chứng Viêm phổi mắc tại bệnh viện

Bệnh nhân thường hôn mê nên phản xạ ho kém, gây ứ đọng chất tiết ở phổi

Thường bệnh nhân phải đặt nội khí quản hoặc thở bằng máy

Điều trị kháng sinh thường kém hiệu quả do vi khuẩn kháng thuốc vì vậy dự phòng mắc viêm phổi bệnh viện là rất quan trọng

Triệu chứng Viêm phổi do virus cúm

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 7 ngày

Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, chán ăn,… trước khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp

Bệnh nhân ho, sốt cao, khó thở, có thể kèm theo suy đa phủ tạng

Chẩn đoán bệnh viêm phổi

Để chẩn đoán chính xác dạng viêm phổi và nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị, bác sỹ sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng và hướng dẫn bạn làm 1 số xét nghiệm cần thiết.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn những gì khi nghi ngờ bạn bị viêm phổi

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, bạn cảm thấy chúng như thế nào, mô tả cảm giác của bạn và bắt đầu từ khi nào bạn cảm thấy chúng. Để giúp tìm hiểu xem nhiễm trùng của bạn có có nguyên nhân từ đâu, là do vi khuẩn, vi rút hay nấm gây ra, bạn có thể được hỏi một số câu hỏi về cách bạn có thể bị nhiễm bệnh chẳng hạn như:

  • Gần đây bạn có đi du lịch ở đâu không?
  • Bạn làm nghề gì?
  • Bạn có nuôi thú cưng hay gần đây có tiếp xúc với thú cưng không?
  • Bạn có đến thăm bất cứ ai ở bệnh viện, hay tiếp xúc với người bị bệnh về hô hấp không?
  • Gần đây bạn có bị bệnh gì không ?

Khám phổi

bac-sy-nghe-phoi

Bác sĩ sẽ nghe phổi của bạn bằng ống nghe. Nếu bạn bị viêm phổi, phổi của bạn có thể tạo ra tiếng ran ẩm, ran rít,… đặc trưng khi bạn hít thở. Điều đó sẽ giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phổi, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán và tìm hiểu thêm về nhiễm trùng của bạn. Chúng có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm đờm đờm được lấy sau khi bạn ho mạnh và sâu để nuôi cấy, soi
  • Chụp ảnh X-quang ngực để tìm vị trí và mức độ viêm phổi của bạn qua hình ảnh.
  • Nhiễm oxy xung để đo mức oxy trong máu của bạn. Viêm phổi có thể ngăn phổi của bạn di chuyển đủ oxy vào máu.
  • Xét nghiệm máu để xác nhận nhiễm trùng và cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh cho bạn.
x-quang-nguoi-viem-phoi
Hình ảnh X-quang trong viêm phổi

Các xét nghiệm bổ sung khi bệnh nhân viêm phổi có nguy cơ cao

Nếu bạn được coi là bệnh nhân có nguy cơ cao nếu bạn là người cao tuổi hay bạn bị bệnh làm suy giảm miễn dịch, hoặc nếu bạn nhập viện, các bác sĩ có thể muốn bạn làm một số xét nghiệm bổ sung khác, bao gồm:

  • CT scan ngực để có cái nhìn rõ hơn về phổi và tìm kiếm áp xe hoặc các biến chứng khác có thể xảy ra.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch , để đo lượng oxy trong mẫu máu lấy từ động mạch, thường là ở cổ tay của bạn. Điều này là chính xác hơn so với oxy hóa xung.
  • Nội soi phế quản , bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để nhìn vào đường thở của phổi. Nếu bạn nhập viện và điều trị mà các bác sĩ đưa ra không có tác dụng tích cực, các bác sĩ có thể muốn xem liệu còn có điều gì khác ảnh hưởng đến đường thở của bạn hay không, chẳng hạn như tắc nghẽn đường thở. Họ cũng có thể lấy mẫu chất lỏng hoặc sinh thiết nhu mô phổi để xét nghiệm.
  • Nuôi cấy dịch màng phổi , lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ các mô xung quanh phổi, để phân tích và xác định vi khuẩn gây viêm phổi.

Biến chứng viêm phổi 

Đừng chủ quan, viêm phổi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.

Những người dễ bị biến chứng viêm phổi

1 số đối tượng nhạy cảm có thể bị biến chứng viêm phổi. Đây đều là những đối tượng có miễn dịch suy yếu hoặc phát triển chưa hoàn thiện

  • Người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ.
  • Những người mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác như tiểu đường hoặc xơ gan.
  • Những người có hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt.
suy-ho-hap
Bệnh nhân có thể suy hô hấp và tử vong do viêm phổi

Các biến chứng Viêm phổi rất nghiêm trọng

Bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời theo phác đồ chuẩn của bác sỹ, bệnh có thể tiến triển rất nhanh và gây ra các biến chứng đáng tiếc.

  • Nhiễm trùng huyết, một tình trạng trong đó có tình trạng viêm không kiểm soát được trong cơ thể, có thể dẫn đến suy tạng lan rộng.
  • Suy hô hấp, cần có máy thở hoặc máy thở.
  • Áp xe phổi, không thường xuyên, nhưng đây là một biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi. Chúng xảy ra khi túi mủ hình thành bên trong hoặc xung quanh phổi. Những điều này đôi khi có thể cần phải được dẫn lưu bằng phẫu thuật.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) , một dạng suy hô hấp nặng.

Điều trị Viêm phổi

Để điều trị bệnh viêm phổi, người bệnh cần tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị chặt chẽ của các thầy thuốc. Nhiều trường hợp nặng có thể điều trị tích cực tại các bệnh viện.

Nguyên tắc điều trị viêm phổi

  • Sử dụng thuốc điều trị đúng nguyên nhân (nguyên nhân gây bệnh là gì thì sử dụng thuốc điều trị tương ứng)
  • Sử dụng kháng sinh khi nguyên nhân gây bệnh là viêm phổi, đối với các trẻ em bị viêm phổi ( <2 tuổi) sử dụng kháng sinh để điều trị đúng phác đồ bác sỹ. Không tự ý mua và sử dụng kháng sinh ngoài đơn
  • Sử dụng thêm các thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh gây ra
  • Bệnh nhân cần nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch
  • 1 Đơn thuốc chỉ được sử dụng 1 lần.

Điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn tuân theo đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra cho bạn và không dừng lại khi cảm thấy đã đỡ các triệu chứng khó chịu như ho hay sốt mà phải uống đúng và đủ liều.

Viêm phổi mắc tại cộng đồng

uong-thuoc

Bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn chủ yếu là các kháng sinh sử dụng đường uống, trong 7 tới 10 ngày

Ngoài ra bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc để giảm đi các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của bạn.

Người bệnh cần tránh xa các yếu tố kích thích như khói bụi, khói thuốc,… Uống nhiều nước, ăn uống các đồ ăn đồ uống ấm và đầy đủ dinh dưỡng. Và nghỉ ngơi tại giường

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

Các bác sĩ sẽ xem xét kĩ để sử dụng kháng sinh cho bạn theo phác đồ để tránh tình trạng kháng kháng sinh. Kháng sinh được đưa ra chủ yếu bằng đường tiêm.

Ngoài ra người bệnh cũng được kê các thuốc giảm triệu chứng và phải kết hợp ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Trong khi bạn đang điều trị bệnh, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với gia đình và bạn bè của mình, để vi trùng của bạn không lây lan sang người khác. Che miệng và mũi khi bạn ho, sau đó vứt bỏ khăn giấy trong thùng chứa chất thải có nắp kín và rửa tay thường xuyên.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, chúng ta cần áp dụng các biện pháp kết hợp nâng cao sức đề kháng và duy trì một lối sống tích cực, tránh xa các tác nhân gây bệnh thường gặp.

Tiêm phòng vaccine cúm và 1 số bệnh liên quan viêm phổi

tiem-phong-viem-phoi1

Cúm là nguyên nhân phổ biến gây miễn dịch kém, tạo cơ hội cho vi khuẩn có thể xâm nhập gây viêm phổi. Vì thế tiêm phòng cúm là một cách hiệu quả để ngăn viêm phổi

Ngoài ra có một số loại vi khuẩn, virus cũng nằm trong số các nguyên nhân có thể gây viêm phổi mà bạn có thể phòng ngừa nhờ vaccin như: ho gà, thủy đậu, sởi

Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên nên được tiêm vắc-xin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn gây viêm phổi phổ biến

Rửa tay đúng cách

Rửa tay thường xuyên và đúng cách. Đặc biệt là sau khi xì mũi, đi vệ sinh, mặc tã và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.

Không hút thuốc lá để phòng chống viêm phổi cho bản thân và gia đình

Những người hút thuốc được coi là một trong những nhóm có nguy cơ cao. Hút thuốc lá lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hàng rào miễn dịch của bạn, Nhớ rằng, khi bạn hút thuốc, 85% khói thuốc là vợ con hít phải chứ không phải bạn

hut-thuoc-la-gay-viem-phoi
Ngừng ngay thói quen hút thuốc lá

Để ý tới các dấu hiếu sức khỏe

  • Giữ chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, tập thể dục đều đặn, v.v … Giúp bạn khỏi bị nhiễm virut và các bệnh về đường hô hấp. Chúng cũng giúp thúc đẩy phục hồi nhanh khi bạn bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.

Nếu bạn có con, hãy hỏi bác sĩ về

  • Vắc-xin HIB để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em do Haemophilus cúm loại b
  • Một loại thuốc gọi là Synagis (palivizumab), được dùng cho một số trẻ dưới 24 tháng tuổi để ngăn ngừa viêm phổi do virus hợp bào hô hấp (RSV) .

Nếu bạn bị ung thư hoặc HIV gây ra suy giảm miễn dịch, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách để ngăn ngừa viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác.

Hy vọng với các kiến thức trên đây Benh.vn đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh viêm phổi và cách phòng ngừa căn bệnh này cũng như cách tuân thủ điều trị nếu như lỡ mắc phải.

Bài viết Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/feed/ 0
Phác đồ chẩn đoán điều trị và phòng bệnh cúm A H7N9 của Bộ Y tế https://benh.vn/phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-cum-a-h7n9-cua-bo-y-te-3858/ https://benh.vn/phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-cum-a-h7n9-cua-bo-y-te-3858/#respond Fri, 03 Nov 2023 04:44:45 +0000 http://benh2.vn/phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-cum-a-h7n9-cua-bo-y-te-3858/ Bộ Y tế đã ban hành phác đồ chẩn đoán điều trị bệnh cúm A/H7N9. Vi rút A/H7N9 là chủng mới có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng và tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao.

Bài viết Phác đồ chẩn đoán điều trị và phòng bệnh cúm A H7N9 của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bộ Y tế đã ban hành phác đồ chẩn đoán điều trị bệnh cúm A/H7N9. Vi rút A/H7N9 là chủng mới có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng và tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao.

Tổng quan về bệnh cúm A H7N9

Các ca bệnh nghi ngờ là trường hợp tiếp xúc với gia cầm, chim bị bệnh, chết (nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển, chế biến giết thịt); có tiếp xúc gần với ca nghi ngờ hoặc ca bệnh nhiễm vi rút cúm A/H7N9.

Bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp:

  • Ho
  • Sốt
  • Khó thở
  • Tổn thương phổi tiến triển nhanh không tìm thấy do các căn nguyên khác gây viêm phổi

Các ca bệnh nghi ngờ đều cần được khám tại bệnh viện, cách ly và làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán. Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc kháng vi rút Oseltamivir hoặc Zanamivir càng sớm càng tốt. Bệnh nhân có thể diễn biến nặng: suy hô hấp, suy đa tạng. Chỉ được xuất viện sau 3-5 ngày khi toàn trạng tốt.

Lưu ý, sau xuất viện bệnh nhân cần tự tiếp tục theo dõi thân nhiệt 12 giờ/lần. Nếu nhiệt độ hơn 38 độ C trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, cần tái khám ngay. Có thể dự phòng bệnh bằng vệ sinh cá nhân, rửa tay, nhỏ mũi, súc miệng – họng bằng các thuốc sát khuẩn.

Hướng dẫn cụ thể về Chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A H7N9 ở người

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1176 /Q§-BYT ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Vi rút cúm A (H7N9) là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao. Đường lây truyền của vi rút cúm A (H7N9) hiện tại chưa được hiểu rõ và chưa có bằng chứng về sự lây truyền vi rút từ người sang người.

CHẨN ĐOÁN CA BỆNH CÚM A (H7N9)

1. Ca bệnh nghi ngờ:

Có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với cúm A (H7N9) trong vòng 2 tuần:

  • Tiền sử đi vào vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ có ca bệnh cúm A (H7N9)
  • Tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn tiết canh, thịt gia cầm bị bệnh chưa nấu chín, v.v…)
  • Tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A (H7N9)

Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, bao gồm: sốt, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) tiến triển nhanh dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh Xquang)

Không tìm được bằng chứng nhiễm trùng do các căn nguyên khác gây viêm phổi.

2. Ca bệnh xác định:

Là ca bệnh nghi ngờ có biểu hiện lâm sàng như đã nêu trên và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR/giải trình tự gen /phân lập vi rút cúm A (H7N9).

Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản, dịch phế nang, mô bệnh được bảo quản trong môi trường vận chuyển vi rút.

Lưu ý: đối với các trường hợp đầu tiên nghi nhiễm vi rút cúm A (H7N9), các đơn vị cần lưu mẫu và chuyển mẫu đến các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép khẳng định.

3. Chẩn đoán phân biệt:

Bệnh cảnh lâm sàng do vi rút cúm A (H7N9) gây ra chủ yếu là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển với tỉ lệ tử vong cao, vì vậy cần phải phân biệt với các trường hợp sau:

  • Cúm nặng khác (cúm A/H1N1 hoặc A/H5N1…)
  • Viêm phổi do các vi rút khác
  • Bệnh tay chân miệng có biến chứng suy hô hấp
  • Viêm phổi nặng do vi khuẩn

Điều trị cúm A H7N9

1. Nguyên tắc điều trị:

– Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.

– Ca bệnh xác định cần nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

– Sử dụng thuốc kháng vi rút (oseltamivir hoặc zanamivir) càng sớm càng tốt.

– Hồi sức hô hấp là cơ bản để đảm bảo giữ SpO2 ≥ 92%.

– Điều trị suy đa tạng (nếu có).

2. Điều trị cụ thể:

2.1. Điều trị thuốc kháng vi rút:

Các khuyến cáo sau đây dựa trên những hiểu biết về hiệu quả của thuốc kháng vi rút trong điều trị cúm A (H1N1) đại dịch và cúm A (H5N1):

* Oseltamivir:   

– Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

– Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể

+ <15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

+ 16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

+ 24-40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

+ > 40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

– Trẻ em dưới 12 tháng:

+ < 3 tháng: 12 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

+ 3-5 tháng: 20 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

+ 6-11 tháng: 25 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

* Zanamivir: dạng hít định liều.

Sử dụng trong các trường hợp: Không có oseltamivir, trường hợp chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir.

– Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

– Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 1 lần/ngày x 7 ngày.

Zanamivir dạng truyền tĩnh mạch, với liều khuyến cáo 300 – 600 mg/ngày (nếu có).

Lưu ý:

– Trường hợp nặng, đáp ứng chậm với thuốc kháng vi rút có thể dùng liều gấp đôi và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc đến khi xét nghiệm vi rút trở về âm tính.

– Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

2.2. Điều trị suy hô hấp:

a) Mức độ nhẹ:

– Nằm đầu cao 30o – 45o

– Cung cấp oxy: Khi SpO2 ≤ 92% hay PaO2 ≤ 65mmHg hoặc khi có khó thở (thở gắng sức, thở nhanh, rút lõm ngực).

– Thở oxy qua gọng mũi: 1-5 lít/phút sao cho SpO2 > 92%.

– Thở oxy qua mặt nạ đơn giản: oxy 6-12 lít/phút khi thở oxy qua gọng mũi không giữ được SpO2 >92%.

– Thở oxy qua mặt nạ có túi không thở lại: lưu lượng oxy đủ cao để không xẹp túi khí ở thì thở vào, khi mặt nạ đơn giản không hiệu quả.

b) Mức độ trung bình:

* Thở CPAP: Được chỉ định khi tình trạng giảm oxy máu không được cải thiện bằng các biện pháp thở oxy, SpO2 <92%. Nếu có điều kiện, ở trẻ em nên chỉ định thở CPAP ngay khi thất bại với thở oxy qua gọng mũi.

– Mục tiêu: SpO2 >92% với FiO2 bằng hoặc dưới 0,6

– Nếu không đạt được mục tiêu trên có thể chấp nhận mức SpO2 > 85%.

* Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP: Chỉ định khi người bệnh có suy hô hấp còn tỉnh, hợp tác tốt, khả năng ho khạc tốt.

c) Mức độ nặng:

* Thông khí nhân tạo xâm nhập:

– Chỉ định khi người bệnh có suy hô hấp nặng và không đáp ứng với thông khí nhân tạo không xâm nhập.

– Bắt đầu bằng phương thức thở kiểm soát áp lực hoặc thể tích và điều chỉnh thông số máy thở để đạt được SpO2 >92%.

– Nếu tiến triển thành ARDS, tiến hành thở máy theo phác đồ thông khí nhân tạo.

– Tùy tình trạng người bệnh để điều chỉnh các thông số máy thở phù hợp.

* Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ECMO (Extra-Corporeal Membrane Oxygenation):

– ECMO có thể cân nhắc sử dụng cho người bệnh ARDS không đáp ứng với các điều trị tối ưu ở trên sau 6-12 giờ.

– Do ECMO chỉ có thể được thực hiện tại một số cơ sở tuyến cuối, nên trong trường hợp cân nhắc chỉ định ECMO, các tuyến dưới nên quyết định chuyển người bệnh sớm và tuân thủ quy trình vận chuyển người bệnh do Bộ Y tế quy định.

2.3. Điều trị suy đa tạng (nếu có):

– Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp, lợi tiểu.

– Lọc máu khi có chỉ định.

2.4. Điều trị hỗ trợ:

– Hạ sốt: Nếu sốt trên 38,5º C thì cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10-15 mg/kg ở trẻ em, với người lớn không quá 2 g/ngày.

– Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải và thăng bằng kiềm toan

– Trường hợp bội nhiễm phế quản phổi nên dùng kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

3. Tiêu chuẩn xuất viện:

Người bệnh được xuất viện khi có đủ các tiêu chuẩn sau:

– Hết sốt 3-5 ngày, toàn trạng tốt: Mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường; X-quang phổi cải thiện.

4. Sau khi xuất viện:

Người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38º C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.

PHÒNG LÂY NHIỄM VI RÚT CÚM A (H7N9)

1. Nguyên tắc:

– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.

– Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ mắc cúm A (H7N9) phải khám, và cách ly kịp thời.

– Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa trên đường lây truyền.

– Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.

2. Phòng lây nhiễm cúm A (H7N9) sang người

– Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về tác hại của bệnh cúm A (H7N9).

– Không buôn, bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng thịt gia cầm chưa được kiểm dịch đúng quy định.

– Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, xì mũi bằng khăn hoặc giấy và vệ sinh tay

– Sử dụng các biện pháp phòng hộ lao động và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh sau khi tiếp xúc với gia cầm.

– Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đường hô hấp cấp

– Áp dụng các biện pháp chủ động phòng, chống dịch khác theo quy định.

3. Tổ chức khu vực cách ly trong bệnh viện

– Tổ chức các khu vực cách ly như đối với các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác.

– Thường xuyên khử khuẩn buồng bệnh theo quy định.

4. Phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm bệnh viện

– Phát hiện sớm và cách ly ngay những người bệnh nghi ngờ mắc cúm A (H7N9). Không xếp chung người bệnh nghi ngờ với các người bệnh khác.

– Người bệnh đã xác định bệnh được tập trung tại khoa có đủ điều kiện cách ly và điều trị.

– Khi tình trạng người bệnh cho phép, tất cả người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh phải mang khẩu trang ngoại khoa khi ở trong buồng bệnh cũng như khi đi ra ngoài buồng bệnh.

– Người bệnh cần chụp Xquang, làm các xét nghiệm, khám chuyên khoa cần được tiến hành tại giường. Nếu không có điều kiện, khi chuyển người bệnh đi chụp chiếu, xét nghiệm… phải thông báo trước cho các khoa liên quan để nhân viên y tế tại các khoa tiếp nhận người bệnh chiếu chụp, xét nghiệm biết để thực hiện các biện pháp dự phòng cần thiết. Người bệnh phải đeo khẩu trang và mặc áo choàng khi vận chuyển trong bệnh viện.

– Hạn chế người nhà và khách thăm vào khu cách ly. Trường hợp người nhà chăm sóc người bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh phải được hướng dẫn và áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm như nhân viên y tế.

5. Phòng ngừa cho nhân viên y tế

– Dùng khẩu trang ngoại khoa, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng. Khi làm thủ thuật can thiệp đường thở, hồi sinh hoặc thủ thuật tạo khí dung nên sử dụng khẩu trang N95.

– Bệnh phẩm xét nghiệm phải được đặt trong túi nylon hoặc hộp vận chuyển.

– Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp, dụng cụ bẩn, chăm sóc người bệnh, sau khi tháo găng tay, khẩu trang và trước khi rời buồng bệnh, khu vực cách ly. Những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh ở khu vực cách ly đặc biệt phải tắm, thay quần áo trước khi ra khỏi bệnh viện

– Khi ra khỏi buồng cách ly phải thải bỏ các phương tiện phòng hộ vào thùng thu gom chất thải và xử lý như chất thải y tế lây nhiễm và phải tắm, thay quần áo trước khi ra khỏi bệnh viện.

– Giám sát: lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc điều trị và nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh. Những nhân viên có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh cần được khám, làm các xét nghiệm và theo dõi như người bệnh nghi ngờ bị cúm nặng.

6. Xử lý dụng cụ, đồ vải và đồ dùng sinh hoạt cho người bệnh

Thực hiện theo quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế.

7. Xử lý môi trường và chất thải bệnh viện

Tuân thủ quy trình về xử lý môi trường, chất thải theo quy định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác.

8. Vận chuyển người bệnh

Hạn chế vận chuyển người bệnh, trừ những trường hợp nặng, vượt quá khả năng điều trị của cơ sở. Nhân viên vận chuyển phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Làm sạch và khử khuẩn xe cứu thương sau mỗi lần vận chuyển.

Phải báo trước cho cơ sở tiếp nhận trước khi chuyển người bệnh

9. Xử lý người bệnh tử vong

Người bệnh tử vong phải được khâm liệm tại chỗ, phải khử khuẩn bằng các hoá chất Chloramin B, amonium bậc 4 hoặc propanol. Chuyển tử thi đến nơi chôn cất hay hỏa táng bằng xe chuyên dụng. Tử thi phải được hỏa táng hoặc chôn cất trong vòng 24 giờ, tốt nhất là hoả táng.

10. Các biện pháp phòng bệnh chung

Vệ sinh cá nhân, rửa tay, nhỏ mũi, súc miệng-họng bằng các thuốc sát khuẩn

11. Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu

Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu với vi rút cúm A (H7N9) dùng cho người.

Bài viết Phác đồ chẩn đoán điều trị và phòng bệnh cúm A H7N9 của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-cum-a-h7n9-cua-bo-y-te-3858/feed/ 0
Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/ https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/#respond Thu, 02 Nov 2023 08:40:17 +0000 https://benh.vn/?p=55732 Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

xo_mui_cum_mua

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng thậm chí gây tử vong.

Dấu hiệu và tiến triển của bệnh cúm mùa

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Dấu hiệu cúm mùa

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, các triệu chứng ban đầu là:

  • Sốt cơn bắt đầu xuất hiện
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ bắp
  • Chóng mặt
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Buồn nôn
  • Cảm giác yếu ớt không còn sức lực
  • Đau tai
  • Có thể tiêu chảy

Tiến triển của bệnh

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong một đến hai tuần.

Điều trị và phòng bệnh cúm mùa

Bệnh Cúm mùa thường không cần phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý phòng bệnh, nhất là vào các đợt cao điểm của dịch.

Điều trị cúm mùa

Nên đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn:

  • Trong trường hợp có biến chứng: cần nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp kèm theo yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
  • Trường hợp chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện nhẹ. Nếu tình trạng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Phòng bệnh cúm mùa

Các biện pháp chung để phòng cúm mùa

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm cúm
  • Tăng cường rửa tay
  • Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
  • Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Phòng lây nhiễm cúm mùa

  • Cách ly người bệnh
  • Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
  • Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn quần áo, dụng cụ của người bệnh

Tiêm phòng vắc xin cúm

Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.

Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:

  • Nhân viên y tế
  • Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
  • Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi

Dự phòng bằng thuốc

Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc này để phòng bệnh tràn lan và cần theo chỉ định của bác sỹ.

Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.

Chống cúm mùa bằng vệ sinh tai mũi họng

Vệ sinh sạch sẽ mũi họng là biện pháp cực kỳ hiệu quả để chống cúm mùa vì niêm mạc mũi họng là nơi tập trung của virus cúm mùa, coronavirus, cúm A… Virus cần bám được vào tế bào niêm mạc họng, mũi để sinh sản và phát triển.

Sử dụng Nano bạc chuẩn hóa diệt virus trong các chế phẩm như Súc họng miệng PlasmaKareXịt mũi xoang PlasmaKare X-Spray, PlasmaKare X-Spray Light kết hợp thành phần Carrageenan kháng viurs có hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc Cúm, giảm tải lượng virus trên niêm mạc hầu họng, mũi… Từ đó giúp phòng tránh bệnh Cúm mùa hiệu quả, và giúp rút ngắn thời gian bị ốm do Cúm mùa gây ra.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/feed/ 0
Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/ https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/#respond Thu, 02 Nov 2023 01:48:22 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/ Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) chỉ ra kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1, chuyên gia và cộng đồng nắm được để có biện pháp bảo vệ bản thân cùng người thân trước nguy cơ dịch Cúm bùng phát.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) chỉ ra kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1, chuyên gia và cộng đồng nắm được để có biện pháp bảo vệ bản thân cùng người thân trước nguy cơ dịch Cúm bùng phát.

virus_cum_a_h5n1

Mở đầu về Cúm A H5N1

– Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) là Viện đầu ngành về bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới. Năm 2003, Viện đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ điều trị các bệnh nhân SARS và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, góp phần quan trọng vào việc khống chế thành công dịch SARS ở Việt Nam.

– Từ đầu năm 2004 đến nay, với nhiệm vụ điều trị bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A H5N1, Viện YHLSCBNĐ đã tiếp nhận 41 trong tổng số 93 trường hợp nhiễm virus Cúm A H5N1, nỗ lực điều trị hạ tỷ lệ tử vong của căn bệnh này tại Viện xuống còn 19,5%, thấp hơn rất nhiều so với trên thế giới.

– Qua thực tiễn lâm sàng khi giải quyết các ca bệnh này, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A H5N1. Cùng với Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Viêm phổi virus Cúm A (H5N1) do Bộ Y tế ban hành, những kinh nghiệm này có thể sẽ giúp ích phần nào trong việc tiếp cận bệnh nhân viêm phổi virus ở các tuyến điều trị.

Các biểu hiện lâm sàng của viêm phổi virus cúm A H5N1

– Các bệnh nhân nhập viện chúng tôi đều là người lớn với tuổi trung bình 39,1 ± 16,6 (khoảng tuổi 14-75), trong đó nam giới chiếm 58,5% và nữ giới chiếm 41,5%. Các bệnh nhân đến rải rác từ 15 tỉnh/thành phố với 24 ổ dịch gia cầm. Phần lớn các bệnh nhân đều là nông dân. Có một bệnh nhân là nhân viên y tế.

– Một số bệnh nhân có bệnh lý nền từ trước. Đó là COPD (9,8%), áp-xe phổi trước đó (2,4%), xơ gan (4,9%), đái tháo đường (7,3%), tâm thần phân liệt (2,4%) và bệnh hệ thống (2,4%).

– Khi khai thác các bệnh nhân này, chúng tôi nhận thấy có các yếu tố phơi nhiễm sau:

  • Khu vực cư trú đang có dịch cúm gia cầm: 58,5%
  • Tiếp xúc trực tiếp (nuôi, chuyên chở, làm thịt…) gia cầm ốm hoặc chết: 41,5%
  • Ăn tiết canh vịt, ngan: 12,2%
  • Tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus Cúm A (H5N1) hoặc viêm phổi nặng đã tử vong 26,8%
  • Không phát hiện yếu tố phơi nhiễm nào 14,6%.

– Tuy các ca bệnh tản phát nhưng có xu hướng nhóm ca bệnh gia đình. Có 4 nhóm ca bệnh gia đình, trong mỗi nhóm có ít nhất 2 ca bệnh. Đây là những người có cùng huyết thống như anh chị em ruột, mẹ con nhưng chưa thấy vợ chồng cùng nhiễm.

– Thời gian ủ bệnh của bệnh nhân còn đang được tiếp tục nghiên cứu đánh giá. Nói chung thì thời gian ủ bệnh là 2-4 ngày, có trường hợp có thể kéo dài tới 14 ngày.

– Triệu chứng ban đầu của các bệnh nhân là sốt, có thể sốt cao rét run, thường kèm theo đau đầu, đau mỏi người, ho, đau tức ngực. Ít thấy triệu chứng hô hấp trên như ngạt mũi, chảy mũi. Một số bệnh nhân có đau bụng thượng vị và ỉa chảy phân lỏng nhiều nước không nhày máu.

– Bệnh nhân chủ yếu nhập viện vào cuối tuần thứ nhất. Khi nhập viện phần lớn bệnh nhân nghe phổi có ran ẩm hoặc ran nổ. Một số trường hợp thấy gan to. Hơn một nửa các trường hợp có suy hô hấp, trong đó có 5 bệnh nhân (12,2%) diễn biến suy đa tạng. Có thể có các biến chứng hô hấp như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi. Có hai trường hợp sảng và một bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết não.

Bảng 1. Biểu hiện lâm sàng (N = 41)

Triệu chứng                     Tần suất (%)

Sốt                                       97,6

Sốt rét run                           43,9

Đau cơ                                8,1

Đau đầu                              4,2

Ho                                       70,8

Ho đờm                               29,3

Ho khan                               41,5

Chảy mũi                             9,8

Ỉa chảy                                 7,3

Đau ngực                             63,4

Phổi có ran                          82,9

Tràn dịch màng phổi            9,8

Tràn khí màng phổi              4,9

Suy hô hấp                           51,2

Gan to                                  24,4

Sảng                                    4,9

Xuất huyết não                    2,4

Suy đa tạng                         12,2

– Tổn thương X quang thường xuất hiện trung bình vào ngày thứ 4 sau khởi phát bệnh. Hình ảnh X quang phổi tiến triển nhanh, thường nặng nhất vào cuối tuần thứ nhất rồi thoái lui cho tới tuần thứ ba. Trong những trường hợp nặng tổn thương phổi có thể kéo dài hàng tháng. Những trường hợp tổn thương phổi lan rộng thì bệnh thường nặng và bệnh nhân dễ tử vong.

Bảng 2. Phân loại tổn thương X quang phổi (N = 41)

Tổn thương                                        Số ca bệnh

Thâm nhiễm lan tỏa hai bên phổi        10 (7 chết)

Khu trú cả hai bên phổi                        5 (1 chết)

Một bên                                                20

Không rõ                                               4

Không thấy tổn thương                         2

  • Xét nghiệm huyết học thấy 34,1% trường hợp có giảm bạch cầu, chủ yếu trong tuần thứ I và phục hồi dần trong tuần II. Số lympho bào giảm tương ứng với mức độ giảm bạch cầu. Một số trường hợp có giảm TCD4 rõ rệt. Tiểu cầu giảm mức độ vừa. Phần lớn bệnh nhân tiểu cầu về bình thường sau tuần thứ I. Những tuần sau có thể thấy bạch cầu tăng, tăng thành phần bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Xét nghiệm sinh hóa thấy một số bệnh nhân có tăng đường huyết. Men gan tăng mức độ trung bình. Những trường hợp suy thận có tăng urê, creatinin. Một số trường hợp tăng LDH, CK. Những trường hợp nặng albumin máu giảm.
  • Một số trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Kết quả cấy bệnh phẩm đường hô hấp có Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa… Những vi khuẩn này đa kháng kháng sinh khi thử kháng sinh đồ.

Chẩn đoán viêm phổi do mắc Cúm A H5N1

Chẩn đoán bệnh sơ bộ dựa trên việc kết hợp các yếu tố dịch tễ học, lâm sàng và xét nghiệm:

  • Sốt > 380C
  • Triệu chứng hô hấp (ho, tức ngực, khó thở)
  • X quang phổi: tổn thương thâm nhiễm lan tỏa
  • Bạch cầu máu không tăng
  • Có yếu tố dịch tễ học

Việc khẳng định ca bệnh dựa vào xét nghiệm virus học. Tất cả các trường hợp đều được chúng tôi lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

  • Bệnh phẩm: dịch họng, dịch phế quản, dịch màng phổi, dịch hút xuyên thành ngực (bệnh nhân tử vong).
  • Hầu hết các mẫu bệnh phẩm được lấy từ cuối tuần I đến đầu tuần II.
  • Một số trường hợp xét nghiệm dịch họng âm tính nhưng dịch phế quản lại dương tính.
  • Có một trường hợp kết quả còn dương tính tới 1 tháng sau khi bị bệnh.

Các bệnh nhân được phân độ nặng nhẹ trên lâm sàng để tiện cho việc phân loại-xử trí-theo dõi. Việc phân độ căn cứ vào tình trạng khó thở, mức độ thiếu oxy máu và tổn thương X quang phổi.

  • Nặng (31,7%): bệnh nhân khó thở, tím, SpO2 < 88%, PaO2 < 60 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm lan toả hai bên, có thể suy đa tạng, sốc.
  • Trung bình (19,5%): bệnh nhân khó thở, SpO2 từ 88-92%, PaO2 từ 60-80 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm khu trú hai bên hoặc lan toả một bên.
  • Nhẹ (46,4%): bệnh nhân không khó thở, SpO2 > 92%, PaO2 > 80 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm khu trú một bên hoặc tổn thương không rõ rệt.
  • Nhiễm không triệu chứng (2,4%).

Xử trí mắc viêm phổi do Cúm A H5N1

Việc hỗ trợ hô hấp và chăm sóc toàn diện giữ vai trò hết sức quan trọng trong xử trí bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A (H5N1). Tất cả các bệnh nhân đều được cách ly. Kháng sinh và thuốc kháng virus dùng theo các hướng dẫn điều trị hiện hành.

Hỗ trợ hô hấp

1. Hỗ trợ hô hấp chiếm vị trí quan trọng trong xử trí bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A/H5N1. Việc hỗ trợ hô hấp cũng được áp dụng tùy theo mức độ thiếu oxy máu của bệnh nhân:

  • Nhẹ: thở oxy qua kính mũi 1-5 l/ph hoặc không
  • Trung bình: thở oxy qua mask 6-10 l/ph
  • Nặng: thông khí không xâm nhập, nếu không hiệu quả thì đặt ống nội khí quản, rồi mở khí quản và thở máy xâm nhập.

2. Trong nhiều trường hợp, hỗ trợ hô hấp chỉ đơn giản cho thở oxy qua kính mũi là đủ. Tuy nhiên, nếu mức độ khó thở và thiếu oxy máu của bệnh nhân tăng dần thì cần quyết định cho thở oxy qua mask, thở máy BiPAP hoặc thậm chí thở máy xâm nhập.

  • Có 73,2% các trường hợp thở oxy.
  • Thở máy không xâm nhập có 8 trường hợp. Sau đó đều phải chuyển sang thở máy xâm nhập.
  • Thở máy xâm nhập có 10 trường hợp. Mở khí quản 2 trường hợp và 2 trường hợp này đều sống sót, trong đó 1 trường hợp áp dụng phương thức thở PCV.

Khác với SARS là bệnh mà thở máy không xâm nhập tỏ rõ ưu thế và hiệu quả, trong viêm phổi virus Cúm A/H5N1, thở máy BiPAP có vẻ không hiệu quả, nói chung cần phải thở máy xâm nhập.

Như những trường hợp ARDS khác, trong viêm phổi virus cúm A/H5N1, việc hỗ trợ thở máy cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn. Áp lực đường thở tăng cao, dễ xảy ra chấn thương áp lực và rối loạn thông khí nặng. Rất khó khống chế áp lực đường thở dù thiết lập chế độ thở theo ARDSnetwork khuyến cáo. Bên cạnh đó, bội nhiễm phổi càng làm bệnh trầm trọng thêm.

Thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu)

  • Cho sớm tất cả các ca bệnh nghi ngờ với liều: 75 mg x 2 viên/ngày trong 5-7 ngày.
  • Cho dự phòng những người tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân với liều: 75 mg x 1 viên/ngày trong 5 ngày.
  • Chưa đánh giá được tác dụng của Tamiflu vì các bệnh nhân thường điều trị ở giai đoạn muộn.

Kháng sinh

  • Mục đích của việc dùng thuốc kháng sinh là nhằm điều trị viêm phổi trong giai đoạn chưa khẳng định xét nghiệm virus, đồng thời chống bội nhiễm vi khuẩn.
  • Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng dùng các kháng sinh: Doxycyclin hoặc Gatifloxacin hoặc Levofloxacin hoặc kết hợp nhóm macrolid và cephalosporin thế hệ II, III.
  • Một số kháng sinh thường dùng điều trị những trường hợp nặng có nhiễm trùng bệnh viện: Tazocin, Timentin, Sulperazone, Tienam, Amikacine.

Corticosteroid

  • 16/41 trường hợp (39%) dùng methylprednisolon
  • Chỉ định: các thể nặng và một số trường hợp sốt cao liên tục
  • Liều dùng: 1-2 mg/kg/ngày. Thời gian bắt đầu dùng từ cuối tuần thứ nhất và dùng kéo dài 5-7 ngày.
  • Rất khó đánh giá được hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên một số trường hợp sau khi dùng methylprednisolon, bệnh nhân có tiến triển tốt lên rõ rệt.

Các điều trị hỗ trợ khác

  • Tuần hoàn: đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù dịch duy trì ALTMTT 7-10 cmH2O (cao hơn ở người bệnh có thở máy), sử dụng thuốc vận mạch nếu có huyết áp tụt khi đã duy trì đủ dịch.
  • Hỗ trợ suy đa tạng: Lọc máu với quả lọc có khả năng hấp phụ cytokine (như quả lọc PMX có chất liệu là polymycine B, hoặc các loại khác) cho đến khi chức năng trao đổi khí của phổi được cải thiện (P/F ≥ 300) thì ngừng. Lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVH) với thể tích dịch thay thế lớn (≥45 ml/kg/giờ). Tiêu chuẩn ngừng lọc máu khi tiến hành cai thở máy hoặc chỉ số oxy hóa máu ≥ 300, chuyển lọc máu ngắt quãng nếu có chỉ định cho suy thận cấp.
  • Điều trị hỗ trợ suy gan nếu có: truyền huyết tương tươi, gan nhân tạo (MARS) hoặc thay huyết tương (PEX) nếu có chỉ định.
  • Duy trì hemoglobin 90 -100g/L bằng truyền khối hồng cầu.
  • Điều trị rối loạn đông máu (DIC) nếu có: truyền cryo, khối tiểu cầu, thuốc chống đông … nếu có chỉ định.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/feed/ 0
Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em: Đừng chủ quan https://benh.vn/viem-phe-quan-dang-hen-o-tre-em-dung-chu-quan-86552/ https://benh.vn/viem-phe-quan-dang-hen-o-tre-em-dung-chu-quan-86552/#respond Thu, 12 Oct 2023 02:49:24 +0000 https://benh.vn/?p=86552 Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em là một biến thể của viêm phế quản. Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Dưới đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em.

Bài viết Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em: Đừng chủ quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em là một biến thể của viêm phế quản. Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Dưới đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em.

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em là gì?

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp của cơ thể trẻ, kết nối với khí quản và chia thành các nhánh nhỏ bên trong phổi, tạo thành cây phế quản. Chức năng chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ, còn được gọi là viêm phế quản co thắt, là một tình trạng tạm thời khi lòng phế quản của trẻ bị thu hẹp do sự co thắt của cơ trơn trong thành phế quản. Khi niêm mạc của phế quản bị viêm, nó sẽ sưng phồng và tạo ra dịch nhầy, gây nghẹt nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng khó thở, ho khan và khó thở khè ở trẻ.

Viem-phe-quan-dang-hen-o-tre-em-dung-chu-quan-01

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em thường gây nhầm lẫn với bệnh hen phế quản do hai bệnh này có nhiều triệu chứng tương đồng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm phế quản dạng hen có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, thậm chí gây nguy cơ tử vong.

Viêm phế quản dạng hen có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu mắc viêm phế quản dạng hen, nên đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Có các nguyên nhân chính gây viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

  • Nhiễm trùng: Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản thể hen ở trẻ em, chiếm khoảng 85% các trường hợp. Các loại virus phổ biến gây viêm phế quản thể hen bao gồm virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus corona, rhinovirus. Khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, các virus hoặc vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường thở và gây viêm. Viêm sẽ kích thích cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ở một số trẻ, các kháng thể này lại có thể gây ra phản ứng viêm quá mức, dẫn đến co thắt phế quản.
  • Dị ứng: Dị ứng cũng có thể là một nguyên nhân gây viêm phế quản thể hen ở trẻ em. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm phấn hoa, lông động vật, bụi, nấm mốc, khói thuốc lá. Ngoài ra, dị ứng cũng có thể gây viêm phế quản thể hen ở trẻ em. Khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ sản xuất các kháng thể IgE để chống lại tác nhân gây bệnh. Các kháng thể IgE sẽ kết hợp với các tế bào mast trong đường thở, giải phóng các chất trung gian gây viêm, dẫn đến co thắt phế quản.
  • Gia đình có tiền sử hen suyễn: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột của trẻ bị hen suyễn, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá: Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá trước hoặc sau khi sinh có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn.

Viem-phe-quan-dang-hen-o-tre-em-dung-chu-quan-02

Triệu chứng viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Các triệu chứng của viêm phế quản dạng hen ở trẻ em thường bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng có thể nặng hơn vào ban đêm và có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.

Các triệu chứng phổ biến của viêm phế quản dạng hen ở trẻ em bao gồm:

  • Khó thở: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm phế quản thể hen ở trẻ em. Trẻ có thể thở khò khè, thở nhanh, thở nông hoặc thở gắng sức.
  • Ho: Ho là một triệu chứng khác thường gặp ở trẻ bị viêm phế quản thể hen. Ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
  • Thở rít: Trẻ có thể thở rít khi thở vào hoặc thở ra. Thở rít là một âm thanh rít phát ra khi không khí đi qua đường thở bị tắc nghẽn.
  • Thở nhanh: Trẻ có thể thở nhanh hơn so với bình thường.
  • Thở nặng ngực: Trẻ có thể cảm thấy nặng ngực hoặc khó thở.

Viem-phe-quan-dang-hen-o-tre-em-dung-chu-quan-03

Trong một số trường hợp, trẻ bị viêm phế quản thể hen có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Sốt cao: Trẻ có thể bị sốt cao trên 39 độ C.
  • Suy hô hấp: Trẻ có thể khó thở nghiêm trọng, dẫn đến suy hô hấp.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Trẻ có thể bị viêm phổi hoặc xẹp phổi.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của viêm phế quản dạng hen, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Viêm phế quản thể hen ở trẻ, tương tự như các bệnh lý viêm đường hô hấp khác. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em nếu không được can thiệp kịp thời. Nó thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Sau đây là một số biến chứng mà trẻ có thể gặp phải khi bị viêm phế quản dạng thể hen kéo dài.

  • Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một trong những biến chứng từ bệnh viêm phế quản dạng hen. Triệu chứng nhận biết là trẻ hay ngứa tai, có dịch chảy ra từ tai. Một số trẻ có thể cảm thấy khó chịu hoặc quấy khóc do đai tai. Đặc biệt, viêm tai giữa nếu không được điều trị dứt điểm có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ và thính giác của trẻ sau này.
  • Viêm phổi: Phế quản – phổi là cặp đôi song hành. Phế quản được ví như là con đường mang khí đến với phổi. Khi hiện tượng nhiễm trùng xảy ra ở phế quản, nó có thể nhanh chóng lan xuống phổi và gây viêm phổi.
  • Suy hô hấp: Suy hô hấp khiến hệ hô hấp mất cân bằng trong quá trình cung cấp khí oxy và đào thải CO2 ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, cơ thể sẽ không thể đào thải CO2 và nhận lại khí oxy mới. Từ đó có thể gây suy giảm chức năng gan, thận, não, phổi…Từ đó dẫn đến tử vong.
  • Xẹp phổi: Suy hô hấp kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương và xẹp phổi. Cha mẹ có thể nhận biết xẹp phổi thông qua các triệu chứng điển hình như da, môi tím tái, thở khó, thở nhanh, chân tay run…

Vì vậy, khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các triệu chứng nghi viêm phế quản dạng hen cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

Viem-phe-quan-dang-hen-o-tre-em-dung-chu-quan-04

Điều trị viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm. Nó có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ như viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp. Do đó, việc nhận biết và có phương pháp điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Tùy theo mức độ biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp nhẹ, trẻ có thể được điều trị ngoại trú bằng thuốc. Trường hợp nặng, trẻ cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị tích cực.

Để điều trị dứt điểm, cha mẹ cần thực hiện chế độ chăm sóc trẻ ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Đối với viêm phế quản dạng thể hen ở trẻ em, cách điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đặc biệt.

Điều trị triệu chứng viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Khi mắc viêm phế quản dạng thể hen, trẻ thường có triệu chứng sốt, ho kèm theo khó thở, ho có đờm, mệt mỏi, chán ăn. Do đó, các nhóm thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc hạ sốt: Dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen, chỉ khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm ho: Sử dụng thuốc giảm ho như dextromethorphan, terpin codein. Nhưng không nên lạm dụng vì có thể làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
  • Thuốc long đờm: Sử dụng thuốc loãng đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein, giúp dễ đẩy đờm ra khỏi đường dẫn khí hơn.Từ đó giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Thuốc giãn phế quản: Sử dụng thuốc giãn phế quản như theophyllin, salbutamol, dạng khí dung. Thuốc giãn phế quản giúp trẻ dễ thở và giảm cảm giác mệt mỏi.

Để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng, cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ trong việc điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà.

Cách chăm sóc trẻ viêm phế quản dạng hen tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số phương pháp chăm sóc trẻ sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Nước giúp loãng đờm, giảm ho và khó thở. Mỗi ngày, trẻ nên uống ít nhất 2 lít nước, có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước rau.
  • Nâng cao đầu khi ngủ: Điều này giúp trẻ dễ thở hơn, đặc biệt là khi trẻ bị khó thở.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý giúp làm sạch mũi, loại bỏ đờm nhầy và vi khuẩn.
  • Hạ sốt bằng cách chườm ấm toàn thân: Chườm ấm giúp hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tại nhà

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh và hoa quả: Chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt: Ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Thịt gia cầm, cá và các loại đậu để bổ sung protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể.

Sử dụng các loại sữa ít béo hoặc sữa thực vật: Sữa ít béo hoặc sữa thực vật giúp cung cấp canxi và vitamin D cho trẻ.

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, trẻ mắc viêm phế quản nên tránh những thực phẩm sau:

  • Tránh đồ uống có ga và thức ăn chứa nhiều đường: Đồ uống có ga và thức ăn chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh mãn tính khác.
  • Hạn chế dùng thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Thực phẩm chứa nhiều sữa, chất béo, phô mai hoặc thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, chứa nhiều gia vị: Những thực phẩm này có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó thở.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng sản xuất chất nhầy, khiến đờm trở nên đặc và gây kích ứng.

Tóm lại, để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sau khi mắc viêm phế quản dạng hen, cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ trong việc điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà.

Phòng tránh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Để phòng tránh bệnh, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ: bệnh thường do virus gây nên, vì vậy, việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ:  thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát:  thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… để hạn chế các tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường: Đây là những tác nhân kích thích đường hô hấp, khiến trẻ dễ mắc bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Một số chất gây dị ứng thường gặp ở trẻ em như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những chất này để tránh gây kích ứng đường hô hấp.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em như ho, khó thở, thở khò khè, sốt,…

Bài viết Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em: Đừng chủ quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-phe-quan-dang-hen-o-tre-em-dung-chu-quan-86552/feed/ 0
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc từ A – Z https://benh.vn/viem-phe-quan-co-that-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-tu-a-z-86543/ https://benh.vn/viem-phe-quan-co-that-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-tu-a-z-86543/#respond Sun, 08 Oct 2023 02:15:42 +0000 https://benh.vn/?p=86543 Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.Do đó cha mẹ cần tìm hiểu về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em để chủ động phòng bệnh cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ mang đến một “cẩm nang chăm sóc” sức khỏe đường hô hấp cho cha mẹ.

Bài viết Viêm phế quản co thắt ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc từ A – Z đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.Do đó cha mẹ cần tìm hiểu về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em để chủ động phòng bệnh cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ mang đến một “cẩm nang chăm sóc” sức khỏe đường hô hấp cho cha mẹ.

Nguyên nhân viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản co thắt ở trẻ em là do virus, cụ thể là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus parainfluenza,… Khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ, chúng sẽ gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, chẳng hạn như ho, sổ mũi, hắt hơi. Sau đó, virus có thể lây lan xuống đường hô hấp dưới, gây viêm phế quản. Viêm phế quản làm tăng sản xuất chất nhầy, khiến các phế quản bị tắc nghẽn. Ngoài ra, viêm phế quản cũng có thể làm co thắt các cơ trơn phế quản, khiến trẻ khó thở.

Viem-phe-quan-co-that-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-tu-A-Z-01

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, do đó dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm viêm phế quản co thắt.
  • Trẻ có tiền sử gia đình bị hen suyễn hoặc viêm phế quản co thắt: Trẻ có tiền sử gia đình bị hen suyễn hoặc viêm phế quản co thắt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ bình thường.
  • Trẻ có sức đề kháng yếu: Trẻ có sức đề kháng yếu, chẳng hạn như trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc các bệnh mạn tính,… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ bình thường.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí: Khói thuốc lá và ô nhiễm không khí có thể làm tổn thương đường hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản co thắt.

Triệu chứng viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Các triệu chứng của viêm phế quản co thắt ở trẻ em thường xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như ho, sổ mũi, hắt hơi. Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh, bao gồm:

  • Ho nặng, khò khè: Ho là triệu chứng thường gặp nhất của viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Những cơn ho dần dần trở nên nặng hơn. Khi trẻ ho, có thể phát ra tiếng khò khè do các cơ trơn phế quản bị co thắt.
  • Khó thở, thở nông: Đây là một triệu chứng nghiêm trọng của viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Trẻ có thể thở nông, thở nhanh, thở rít. Trong một số trường hợp, trẻ có thể thở co lõm ngực.
  • Thở nhanh: Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường. Tốc độ thở bình thường của trẻ sơ sinh là 30-60 nhịp/phút, trẻ em dưới 5 tuổi là 20-30 nhịp/phút.
  • Thở rít: Trẻ có thể thở rít khi hít vào hoặc thở ra. Tiếng rít là do các cơ trơn phế quản bị co thắt và chất nhầy tích tụ trong đường thở.
  • Sốt: Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt thường là do nhiễm trùng virus.
  • Mệt mỏi: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, không muốn chơi đùa.

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Do đó, cha mẹ cần lưu ý theo dõi các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Viem-phe-quan-co-that-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-tu-A-Z-02

Phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời do co thắt các cơ trơn phế quản bị viêm. Ngoài ra còn làm tăng bài tiết chất nhầy làm cản trở lưu thông khí trong phổi. Bệnh thường trải qua 2 giai đoạn là giai đoạn cấp tính và giai đoạn phục hồi.

Vì vậy, quá trình điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em thường được chia thành hai giai đoạn

  • Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này thường kéo dài từ 3-7 ngày. Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
  • Giai đoạn phục hồi: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-2 tuần. Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là giúp trẻ hồi phục sức khỏe và phòng ngừa tái phát.

Viem-phe-quan-co-that-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-tu-A-Z-03

Điều trị giai đoạn cấp tính bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Trong giai đoạn cấp tính, trẻ thường được điều trị bằng các thuốc sau:

  • Thuốc hạ sốt: Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt thường là do nhiễm trùng virus. Thuốc hạ sốt có thể giúp giảm sốt và làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc hạ sốt thường được sử dụng cho trẻ là paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Thuốc long đờm: Thuốc long đờm có thể giúp làm loãng và tống xuất chất nhầy ra khỏi đường thở. Điều này có thể giúp trẻ dễ thở hơn. Thuốc long đờm thường được sử dụng cho trẻ là ambroxol hoặc guaifenesin.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản được sử dụng để giúp thư giãn các cơ trơn phế quản, giúp giảm co thắt phế quản và cải thiện tình trạng khó thở.Nó có thể giúp trẻ dễ thở hơn, đặc biệt là ở những trẻ bị khó thở nặng.Thuốc giãn phế quản thường được sử dụng cho trẻ là salbutamol hoặc terbutaline.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường không được chỉ định sử dụng trong trong trường hợp viêm phế quản co thắt do virus. Tuy nhiên, nếu trẻ có thêm các triệu chứng do vi khuẩn gây nên ví dụ như có đờm đặc, đờm màu xanh hoặc vàng, có mùi tanh…thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị bệnh với kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường dùng như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, quinolone,…

Ngoài ra, trẻ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và bổ sung chất dinh dưỡng. Cha mẹ cần theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các biểu hiện khó thở nặng, thở rít, sốt cao, da xanh xao, tím tái…

Giai đoạn phục hồi sức khỏe cho trẻ

Trong giai đoạn phục hồi, trẻ cần được tiếp tục nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và tăng cường sức đề kháng. Cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Trẻ cần được nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian phục hồi. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ vận động mạnh, chơi đùa nhiều.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và hồi phục sức khỏe. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Bổ sung nước: Trẻ cần được uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Cha mẹ nên cho trẻ uống nước lọc, nước ép trái cây,…
  • Tăng cường sức đề kháng: Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ sung, chẳng hạn như vitamin C, kẽm,… để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc và ô nhiễm không khí: Khói thuốc và ô nhiễm không khí có thể làm tổn thương đường hô hấp của trẻ, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân này.
  • Theo dõi các triệu chứng của trẻ: Cha mẹ cần theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao, khó thở, thở rít,… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Với sự chăm sóc và theo dõi sát sao của cha mẹ, trẻ viêm phế quản co thắt thường sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn trong khoảng 2 tuần.

Các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm phế quản từ thiên nhiên thường có tác dụng giải cảm, giảm ho, long đờm, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số bài thuốc phổ biến bao gồm:

  • Trà gừng: Gừng có tác dụng giải cảm, giảm ho, long đờm. Để làm trà gừng, bạn lấy gừng rửa sạch, thái lát mỏng. Cho gừng vào ấm hãm với nước nóng trong vòng 30 phút. Thêm chút đường phèn hoặc mật ong. Cho trẻ uống nước gừng ấm vào buổi sang và trước khi đi ngủ giúp trẻ làm ấm cơ thể, giảm ho hiệu quả.
  • Nước chanh – mật ong: Chanh có tác dụng bổ sung vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Mật ong có tác dụng long đờm. Để làm trà chanh, mật ong bạn chỉ cần thêm 10ml nước cốt chanh vào 100ml nước ấm, thêm mật ong. Trà chanh nên cho trẻ uống khi còn ấm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Húng chanh – đường phèn: Húng chanh là một loại thảo dược có tác dụng giải cảm, tiêu đờm, giảm ho. Bạn chỉ cần lấy lá húng chanh rửa sạch, đem chưng cách thủy với đường phèn. Cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày.
  • Trà hoa đu đủ đực: Hoa đu đủ đực là một loại thảo dược có tác dụng giải cảm, tiêu đờm, giảm ho. Cách làm: 50g hoa đu đủ đực rửa sạch. Cho hoa đu đủ vào nước sôi và hãm trong vòng 30 phút. Để nước trà nguội bớt, thêm mật ong và cho trẻ uống ấm.

Viem-phe-quan-co-that-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-tu-A-Z-04

Phương pháp phòng bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Dưới đây là một số phương pháp phòng bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em:

  • Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm viêm phế quản co thắt. Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh hô hấp như vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, viêm phổi,…
  • Tăng cường sức đề kháng: Trẻ em có sức đề kháng tốt sẽ ít bị mắc bệnh hơn. Cần chú ý chăm sóc sức khỏe tổng thể cho trẻ, giúp trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, và thường xuyên tập thể dục.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: đặc biệt là tay chân nhằm tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các vật dụng bẩn.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống: Môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Cha mẹ cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ các vật dụng bẩn, và giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ ít bị mắc bệnh hơn.

Nếu trẻ có các biểu hiện như ho khan, ho có đờm, khó thở, sốt,… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết Viêm phế quản co thắt ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc từ A – Z đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-phe-quan-co-that-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-tu-a-z-86543/feed/ 0
Phổi kẽ – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm https://benh.vn/phoi-ke-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-6238/ https://benh.vn/phoi-ke-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-6238/#respond Sun, 09 Jul 2023 12:00:11 +0000 http://benh2.vn/phoi-ke-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-6238/ Lâu nay chúng ta thường biết đến các bệnh về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi... Tuy nhiên bệnh về phổi kẽ thường ít được quan tâm và cũng hiếm người hiểu rõ về bệnh này. Vậy, bệnh phổi kẽ có những biểu hiện nhận biết như thế nào? Bệnh gây ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?

Bài viết Phổi kẽ – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lâu nay chúng ta thường biết đến các bệnh về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi… Tuy nhiên bệnh về phổi kẽ thường ít được quan tâm và cũng hiếm người hiểu rõ về bệnh này. Vậy, bệnh phổi kẽ có những biểu hiện nhận biết như thế nào? Bệnh gây ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?

benh-phoi-ke

Tìm hiểu về bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ được mô tả là một nhóm các rối loạn khác nhau. Hầu hết trong số đó gây ra sẹo tiến triển của mô phổi.

Sẹo là thủ phạm gây ảnh hưởng đến khả năng để thở và có đủ oxy vào máu.

Triệu chứng của bệnh phổi kẽ

  • Ho khan.
  • Thở khò khè.
  • Đau ngực.
  • Móng tay có đường cong trên các đỉnh (club).
  • Khó thở khi làm các việc thông thường như ăn uống, nói chuyện.
  • Khó thở ở nhiều mức độtừ nhẹ đến nặng…

Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các tổn thương cho tới các yếu tố nghề nghiệp.

Do sẹo của túi không khí nhỏ

Trong bệnh phổi kẽ, các bức thành của các túi khí có thể bị viêm, và các mô (interstitium) đường và hỗ trợ các túi trở nên ngày càng dày lên và sẹo. Sẹo xơ hóa dẫn đến các mô, kẽ mỏng trở nên cứng và dày hơn, làm cho túi không khí ít linh hoạt hơn. Túi khí sẹo dẫn đến khó thở và gây khó khăn cho oxy vào máu qua những bức thành dày.

Phản ứng bất thường chữa bệnh

  • Sẹo ở bệnh phổi kẽ xảy ra khi một thương tích cho phổi gây ra một phản ứng chữa bệnh bất thường.
  • Thông thường, cơ thể tạo ra một lượng mô để sửa chữa thiệt hại. Nhưng trong bệnh phổi kẽ, quá trình sửa chữa đi xiên, tạo mô sẹo mà ngày càng gây trở ngại cho chức năng phổi.

Lao động và các yếu tố môi trường gây bệnh phổi kẽ

  • Khi con người tiếp xúc lâu dài với một số độc tố hoặc các chất ô nhiễm có thể dẫn đến tổn thương phổi nghiêm trọng.
  • Những người thường xuyên hít bụi silic, bụi kim loại cứng có nguy cơ gây bệnh
  • Những người thường xuyên hít bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại cứng đặc biệt có nguy cơ bị bệnh phổi nghiêm trọng. Tiếp xúc với các chất kinh niên như ngũ cốc, mía đường, và bụi từ phân chim và động vật hoặc bị ẩm mốc cũng gây ra một phản ứng quá mẫn ở phổi…

Phổi kẽ do nhiễm trùng

Chứng nhiễm trùng bao gồm nhiễm virus như cytomegalovirus. Một số vi khuẩn lây nhiễm bao gồm viêm phổi, nấm bệnh truyền nhiễm như histoplasmosis và nhiễm ký sinh trùng…

Phổi kẽ do ảnh hưởng từ bức xạ

Một số người sau khi trị liệu bức xạ đối (bệnh ung thư phổi hoặc ung thư vú) có dấu hiệu tổn thương phổi lâu sau khi kết thúc điều trị phóng xạ.

Các mức độ nghiêm trọng của thiệt hại có thể phụ thuộc vào thời gian phổi tiếp xúc với bức xạ, tổng số nhận được bức xạ, hóa trị liệu…

Bệnh phổi kẽ do ảnh hưởng từ thuốc

Một số loại thuốc có thể làm hỏng các đường dây mô phổi như thuốc hóa trị, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, các vấn đề tim, thuốc tâm thần nhất định và một số thuốc kháng sinh.

Mắc bệnh phổi kẽ do các điều kiện y tế khác

Bệnh phổi kẽ có thể xảy ra với các rối loạn khác. Thông thường, những điều kiện không trực tiếp tấn công phổi, nhưng gây ảnh hưởng đến các tế bào khắp cơ thể như lupus, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, dermatomyositis, polymyositis, hội chứng Sjogren và sarcoidosis.

Bệnh phổi kẽ nguy hiểm như thế nào

Bệnh phổi kẽ hình thành mô sẹo trong phổi và dẫn đến một loạt các biến chứng đe dọa tính mạng.

Phổi kẽ gây thiếu ô xy (mức độ ô xy trong máu thấp)

Bệnh phổi kẽ làm giảm lượng oxy đi vào máu, có khả năng phát triển thấp hơn nồng độ ôxy trong máu bình thường. Thiếu oxy nghiêm trọng có thể phá vỡ chức năng cơ bản của cơ thể.

Phổi kẽ gây cao huyết áp ở phổi

Bệnh phổi kẽ ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi. Nó bắt đầu khi mô sẹo hạn chế các mạch máu nhỏ nhất, hạn chế lưu lượng máu trong phổi và làm tăng áp suất trong động mạch phổi.

Tăng huyết áp động mạch phổi là nghiêm trọng, khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

Phổi kẽ gây suy hô hấp

Trong giai đoạn cuối của bệnh mãn tính về phổi kẽ, suy hô hấp xảy ra khi nồng độ ôxy trong máu thấp cùng với áp lực gia tăng ở các động mạch phổi gây suy tim.

benh-phoi-ke

Suy tim do phổi kẽ

Tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi buồng bên phải trái tim yếu hơn – ít cơ bắp hơn so với trái – phải bơm mạnh hơn bình thường để di chuyển máu qua động mạch phổi bị tắc nghẽn. Cuối cùng, tâm thất phải cũng căng thẳng thêm.

Những người dễ mắc bệnh phổi kẽ

  • Người viêm khớp dạng thấp.
  • Người bị Lupus, xơ cứng bì.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính và xơ hóa phổi.
  • Người bị nhiễm virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
  • Người bị viêm tiểu phế quản.
  • Những người trên 50 tuổi, người hút thuốc lá thuốc lào, hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, hít khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo…

Phương pháp phòng bệnh phổi kẽ

  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Khám và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi.
  • Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hoá chất, bụi hữu cơ, chăn nuôi…
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời.
  • Những vùng giá rét cần mặc ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh…

Lời kết

Bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân như tình trạng thiếu ôxy trong máu; gây suy tim phải, suy hô hấp; tăng huyết áp ở mạch máu phổi; làm hạn chế lưu lượng máu trong phổi…

Vì vậy, để hạn chế số lượng bệnh nhân bị phổi kẽ chúng ta cần bỏ thuốc lá, sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại…Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời. Đặc biệt cần mặc ấm, quàng khăn, giữ ấm cổ, ngực khi trời lạnh…

Bài viết Phổi kẽ – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phoi-ke-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-6238/feed/ 0
Chẩn đoán nguyên nhân bệnh và điều trị ho https://benh.vn/kham-chan-doan-nguyen-nhan-benh-va-dieu-tri-ho-4397/ https://benh.vn/kham-chan-doan-nguyen-nhan-benh-va-dieu-tri-ho-4397/#respond Tue, 27 Jun 2023 05:02:49 +0000 http://benh2.vn/kham-chan-doan-nguyen-nhan-benh-va-dieu-tri-ho-4397/ Ho không phải là một bệnh, đó là một phản xạ của cơ thể để tống các dị vật trong đường thở ra ngoài giúp đường thở thông thoáng. Do đó, khi bị ho, cần chú ý tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp. Đôi khi ho có thể tự khỏi mà không cần điều trị...

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân bệnh và điều trị ho đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ho là một nhát thở ra mạnh và đột ngột, nhằm đẩy những chất tiết và dị vật ra khỏi khí phế quản. Ho không phải là bệnh, tuy nhiên nếu không thăm khám và xử lý phù hợp sẽ ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sức khỏe.

Ho-chan-doan-nguyen-nhan-dieu-tri

Cách khám bệnh ho

Khi gặp người bị ho thì thầy thuốc không chỉ đơn thuần yêu cầu các xét nghiệm mà cần có đầy đủ thông tin chẩn đoán bệnh, đặc biệt là tìm nguyên nhân gốc rễ gây ho.

Hỏi bệnh khi khám ho

Hỏi bệnh khi khám cho bệnh nhân bị ho rất giá trị. Chú ý hỏi xem:

  • Ho cấp (mới ho) hay mạn (đã lâu)?
  • Có sốt không?
  • Có đờm không? Mô tả đờm
  • Có theo mùa không?
  • Có nhân tố nguy cơ không? Thuốc lá, tiêm ma túy, tình dục đồng giới, nằm bất động lâu, môi trường …
  • Tiền sử có gì đặc biệt: bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, cơ địa dị ứng, đang uống thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

Khám thực thể khi khám ho

Trước hết tìm suy tim: có bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…

Nghe phổi có giá trị, thí dụ:

  • Tiếng thở rít, thở khò khè trong bệnh thanh quản.
  • Nhiều ran rít, ran ngáy trong cơn hen phế quản.
  • Ran ẩm một vùng trong viêm phổi.
  • Ran ẩm nhỏ hạt hai đáy phổi trong suy tim.

Gõ phổi, sờ rung thanh cũng giúp chẩn đoán các hội chứng tràn dịch (ba giảm), hoặc hội chứng đông đặc (gõ đục, rung thanh tăng, ran ẩm).

Chụp X quang phổi có thể cho thấy viêm phổi, u phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, hoặc hạch rốn phổi. Nhưng chỉ cần chụp phổi khi nào mà khám lâm sàng không chẩn đoán được bệnh gây ho, nhất là ở những cơ sở thiếu phương tiện

Khảo sát đờm khi khám ho

Rất cần, thầy thuốc phải tự mình nhìn đờm bệnh nhân (hỏi không đủ) xem đặc hay loãng, trong hay đục, ít hay nhiều, có rớm máu không, có mùi vị gì lạ không? Sau đó, đưa xét nghiệm tìm các vi sinh vật gây bệnh, Nên nhớ rằng ở phụ nữ, trẻ em và người yếu quá, nhiều khi nuốt đờm chứ không khạc ra ngoài.

Những khám chuyên khoa sâu hơn: như soi phế quản, đo chức chức năng phổi chỉ cần làm trong một số trường hợp khó và nặng.

Tìm nguyên nhân ho

Bởi vì ho là phản xạ tốt của cơ thể để tống dị vật đường thở ra ngoài cho nên khi bị ho, phải tìm hiểu nguyên nhân thực sự dẫn tới ho mới có hướng giải quyết chính xác.

Trường hợp ho cấp tính, xem có nhiễm khuẩn không

Nếu có nhiễm khuẩn, nguyên nhân có thể là:

– Viêm họng cấp: ho ít đờm, họng đỏ và đau, có thể sưng hạch cổ và dưới hàm. Đa số do virus, nên không cần kháng sinh.

  • Nếu do liên cầu hoặc các vi khuẩn khác, cho uống phenoxymethylpenicilin (penicilin V) 500mg mỗi lần dùng 2 lần/ 24 giờ. Trẻ em: uống 25-50mg/kg/24 giờ, chia làm 4 lần. Uống trong 10 ngày liền.
  • Hoặc: erythromycin 500mg x 2 lần/24 giờ, uống trong 10 ngày.
  • WHO khuyên tiêm bắp benzathin-penicilin một liều duy nhất 1.200.000 đơn vị.

– Viêm phế quản cấp: ho đờm mới đầu ít, sau tăng dần, phổi nhiều ran phế quản. Đa số do virus, nên không cần kháng sinh. Khi có bội nhiễm, thì dùng kháng sinh như trên.

– Viêm phổi: sốt, ho, đau ngực, khó thở, khám thấy hội chứng đông đặc. Ở trẻ em và người cao tuổi, thì tiên lượng xấu. Cần cho kháng sinh:

  • Benzylpenicilin, 1 triệu đơn vị mỗi lần, tiêm bắp 4-6 lần trong 24 giờ. Có thể thay bằng cotrimoxazol, erythromycin, amoxicilin. Trong những ca nặng, phải dùng gentamicin, cephalothin…

– Áp xe phổi: lâm sàng rất giống viêm phổi, khi khạc ra rủ hoặc khi có phim X quang mới phân biệt được. Chữa bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc dùng:

  • Benzylpenicilin tiêm bắp như trên, phối hợp với metronidazil tiêm tĩnh mạch 500mg mỗi lần, tiêm 3 lần/24 giờ, dùng trong 1-2 ngày đầu, sau đó uống 200-400mg mỗi lần, uống 3 lần trong 24 giờ.

Nếu không có biểu hiện nhiễm khuẩn, nên nghĩ đến:

  • Hít phải vật là vào đường thở như viên bi, nhân lạc…
  • Phù phổi cấp: ho có rất nhiều đờm, kèm theo khó thở dữ dội và nhiều dấu hiệu tim mạch.

Trường hợp ho mạnh tính, nên nghĩ đến:

  • Viêm phế quản mạn: ho khạc đờm ít nhất 3 tháng, có khi 2 năm. Nên ít dùng thuốc ho, mà chủ yếu là làm long đờm.
  • Giãn phế quản: đờm nhiều hơn
  • Lao phổi: sốt nhẹ, gầy sút, khạc ra máu.
  • Ung thư phế quản, trung thất …
  • Viêm họng mạn: ho không có đờm
  • Nghiện thuốc lá, thuốc lào
  • Suy tim: ho ít đờm, tăng lên khi làm nặng hoặc khi nằm.
  • Dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin: nếu ho nhiều, phải ngừng thuốc loại này.
  • Ho do tâm lý.

Điều trị ho

Trước một người bệnh ho, điều trị cốt yếu là phải tìm xem ho do bệnh gì, rồi chữa bệnh đó thật tốt. Về triệu chứng ho, có nên chữa hay không, còn tùy từng trường hợp.

Khi nào cần điều trị ho

Có những trường hợp không nên chữa ho, mà chỉ chữa nguyên nhân gây bệnh. Đó là vì ho khi đó còn có ích: ho tống ra khỏi bộ máy hô hấp những vật “gây phiền hà” cho cơ thể như các dị vật (do sặc, hóc … ), xác vi khuẩn và bạch cầu (mủ trong viêm phế quản cấp hoặc mạn), các chất nhày do tăng tiết (hen phế quản …). Chấm dứt ho bằng thuốc trong những trường hợp này chỉ làm bệnh nặng và kéo dài thêm, vì giữ lại các vật có hại và cản trở thông khí.

Nhưng có khi cần phải dùng thuốc chống ho: ho khan (ví dụ ho do suy tim, do kích thích đường thở), ho đêm làm mất ngủ, ho nhiều kéo dài làm mệt người…

Những thuốc thường dùng để chữa ho

  • Codein: viên 10mg: người lớn mỗi lần uống một viên, dùng 2-4 lần/24 giờ.
  • Thuốc cũng tác dụng trung ương như codein: Opi trong các viên ho giảm thống, ho long đờm và trong nhiều chế phẩm khác cũng có tác dụng chữa ho.

Lưu ý: khi dùng những thuốc trên, như codein giảm ho, codethylin, morphin (hoặc chế phẩm có thuốc phiện), thầy thuốc và dược sĩ cần phải tuân thủ triệt để mọi nguyên tắc của bảo quản và sử dụng loại thuốc gây nghiện.

  • Các thuốc làm loãng đờm như acetylcystein, bromhexin cũng giảm ho bằng cách làm đờm loãng ra và dễ được tống ra ngoài.
  • Một số thuốc dân gian như viên bạc hà, cao bách bộ, viên cam thảo cũng có ích trong những cơn ho nhẹ.
  • Nước uống nhiều cũng làm loãng đờm và bớt ho.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân bệnh và điều trị ho đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kham-chan-doan-nguyen-nhan-benh-va-dieu-tri-ho-4397/feed/ 0
Hiểu đúng về viêm phổi như thế nào https://benh.vn/hieu-dung-ve-viem-phoi-nhu-the-nao-46768/ https://benh.vn/hieu-dung-ve-viem-phoi-nhu-the-nao-46768/#respond Sun, 18 Jun 2023 14:07:47 +0000 https://benh.vn/?p=46768 Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

Bài viết Hiểu đúng về viêm phổi như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

viêm phổi

Hình ảnh viêm phổi

Viêm phổi là gì

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi. Các túi khí trong phổi (được gọi là phế nang) chứa đầy mủ và chất dịch khác, khiến cho ôxy khó tiếp cận với dòng máu. Người bị viêm phổi có thể bị sốt, ho hoặc khó thở.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân gây ra viêm phổi, nhưng có thể bao gồm: thở rất nhanh (trong một số trường hợp, đây là triệu chứng duy nhất); thở rên hoặc thở khò khè, thở gắng sức (trong y học dùng thuật ngữ phập phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp để chỉ triệu chứng này); sốt, ho, nghẹt mũi, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, tưc ngực, đau bụng (vì trẻ bị ho và khó thở).

Ít xuất hiện hơn là các triệu chứng: mất cảm giác thèm ăn (ở trẻ lớn hơn) hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh), có thể dẫn đến mất nước trong trường hợp nặng, tím môi và đầu ngón tay.

tre-bi-ho-nang

Trẻ bị ho gà

Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi do nhiều loại vi trùng (vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng) gây ra. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nguyên nhân là do virus. Chúng bao gồm adenovirus, rhinovirus, virut cúm (cúm A, B), virus hợp bào đường hô hấp (RSV), và virus parainfluenza.

Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường bị bệnh khá nhanh, bắt đầu với sốt cao đột ngột và thở nhanh bất thường.

Trẻ bị viêm phổi do vi-rút có thể sẽ có các triệu chứng xuất hiện dần dần và ít nghiêm trọng hơn, mặc dù thở khò khè có thể phổ biến hơn.

Một số triệu chứng đưa ra những gợi ý quan trọng về vi trùng gây ra bệnh viêm phổi. Ví dụ, ở trẻ lớn và thiếu niên, viêm phổi do Mycoplasma là rất phổ biến và gây đau họng, đau đầu và phát ban ngoài các triệu chứng viêm phổi thông thường.

Ở trẻ sơ sinh, viêm phổi do chlamydia có thể gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và không sốt. Khi viêm phổi là do vi khuẩn ho gà, một đứa trẻ có thể có những cơn ho kéo dài, da niêm mạc chuyển sang màu tím vì thiếu không khí. Hiện nay, vắc-xin ho gà có thể giúp bảo vệ trẻ em chống vi khuẩn ho gà.

Khoảng thời gian giữa tiếp xúc với vi trùng và khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng là khác nhau với mỗi người, tùy thuộc vào vi-rút hoặc vi khuẩn gây viêm phổi (ví dụ, 4 đến 6 ngày đối với RSV, nhưng chỉ từ 18 đến 72 giờ đối với bệnh cúm).

Bệnh viêm phổi được điều trị như thế nào

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phổi là do vi-rút nên không cần kháng sinh; nếu viêm phổi do vi khuẩn thì điều trị bằng thuốc kháng sinh uống tại nhà. Loại kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào loại vi khuẩn được gây ra viêm phổi.

Thuốc kháng vi-rút hiện có sẵn, nhưng được dành riêng cho bệnh cúm khi được phát hiện sớm trong quá trình bệnh.

Trẻ có thể cần điều trị tại bệnh viện nếu viêm phổi gây sốt cao kéo dài, khó thở hoặc nếu:

  • Cần liệu pháp oxy
  • Nặng lên thành nhiễm trùng huyết
  • Có bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
  • Nôn mửa quá nhiều đến mức không thể uống thuốc
  • Viêm phổi tái diễn nhiều lần
  • Nghi ngờ do vi khuẩn ho gà

Điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, truyền dịch bù nước và các chất điện giải, liệu pháp hô hấp (phương pháp thở máy hoặc thở mask). Trường hợp nặng hơn có thể được điều trị trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

viem-phoi-tre-em

Có thể phòng ngừa viêm phổi không

Một số loại viêm phổi có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Trẻ em thường được tiêm chủng chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà bắt đầu lúc 2 tháng tuổi. Vắc-xin cúm được khuyến cáo cho tất cả trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng đến 19 tuổi, nhưng đặc biệt là đối với những trẻ mắc bệnh mãn tính như rối loạn tim phổi hoặc hen suyễn vì có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. Trẻ sinh non có thể được điều trị tạm thời bảo vệ chống lại RSV vì nó có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ có thể cung cấp thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em đã tiếp xúc với một người bị viêm phổi nào đó, chẳng hạn như ho gà.

Những người bị nhiễm HIV có thể được dùng kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi do Pneumocystis jirovecii gây ra. Nếu một người nào đó trong nhà bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng cổ họng, hãy giữ ly uống và dụng cụ ăn uống riêng biệt với những người khác trong gia đình, đặc biệt cần chú ý rửa tay thường xuyên.

Bài viết Hiểu đúng về viêm phổi như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hieu-dung-ve-viem-phoi-nhu-the-nao-46768/feed/ 0
Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/ https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/#respond Sat, 17 Jun 2023 05:17:50 +0000 http://benh2.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/ Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Sau đây là hướng dẫn mới nhất của Bộ y tế về điều trị, chăm sóc và phòng bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng.

Bài viết Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

viem-phoi-tre-em

Bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng rất thường gặp trong mùa lạnh (ảnh minh họa)

Phân loại Viêm phổi mắc tại cộng đồng ở trẻ em

Phân loại viêm phổi mắc tại cộng đồng ở trẻ em theo mức độ từ nặng tới nhẹ theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới.

1. Không viêm phổi – Ho, cảm lạnh

Trẻ CÓ các dấu hiệu sau:

  • Ho
  • Chảy mũi
  • Ngạt mũi
  • Sốt hoặc không

Và KHÔNG có các dấu hiệu sau:

  • Thở nhanh
  • Rút lõm lồng ngực
  • Thở rít khi nằm yên
  • Và các dấu hiệu nguy hiểm khác

2. Viêm phổi nhẹ

Trẻ có các triệu chứng:

  • Ho hoặc khó thở nhẹ
  • Sốt
  • Thở nhanh
  • Có thể nghe thấy ran ẩm hoặc không

Và KHÔNG có các triệu chứng của viêm phổi nặng như:

  • Rút lõm lồng ngực
  • Phập phồng cánh mũi
  • Thở rên: ở trẻ < 2 tháng tuổi
  • Tím tái và các dấu hiệu nguy hiểm khác

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi tất cả các trường hợp viêm phổi ở lứa tuổi này đều là nặng và phải vào bệnh viện để điều trị và theo dõi.

Viêm phổi nặng

– Trẻ có các dấu hiệu:

  • Ho
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Rút lõm lồng ngực
  • Phập phồng cánh mũi
  • Thở rên (trẻ < 2 tháng tuổi)
  • Có thể có dấu hiệu tím tái nhẹ
  • Có ran ẩm hoặc không
  • X-quang phổi có thể thấy tổn thƣơng hoặc không

– Và KHÔNG có các dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi rất nặng

  • Tím tái nặng.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Không uống được.
  • Ngủ li bì khó đánh thức.
  • Co giật hoặc hôn mê.

Viêm phổi rất nặng

Trẻ có thể có các triệu chứng của viêm phổi hoặc viêm phổi nặng và Có thêm 1 trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

  • Tím tái nặng
  • Không uống được
  • Ngủ li bì khó đánh thức
  • Thở rít khi nằm yên
  • Co giật hoặc hôn mê
  • Tình trạng suy dinh dưỡng nặng

Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các biến chứng, nghe phổi để phát hiện ran ẩm nhỏ hạt, tiếng thổi ống, rì rào phế nang giảm, tiếng cọ màng phổi… Và chụp X quang phổi để phát hiện các tổn thương nặng của viêm phổi và biến chứng như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, áp xe phổi… để điều trị kịp thời.

Điều trị Viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng

Điều trị viêm phổi do vi khuẩn chủ yếu là sử dụng kháng sinh sau đó là các điều trị hỗ trợ khác. Trong đó sử dụng kháng sinh là nguyên tắc bắt buộc.

Vì sao phải dùng kháng sinh cho tất cả các trẻ viêm phổi

  • Về nguyên tắc viêm phổi do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị, viêm phổi do virus đơn thuần thì kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên trong thực tế rất khó phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay virus hoặc có sự kết hợp giữa virus với vi khuẩn kể cả dựa vào lâm sàng, X-quang hay xét nghiệm khác.
  • Ngay cả khi cấy vi khuẩn âm tính cũng khó có thể loại trừ được viêm phổi do vi khuẩn. Vì vậy WHO khuyến cáo nên dùng kháng sinh để điều trị cho tất cả các trường hợp viêm phổi ở trẻ em. (Khuyến cáo 5.6 – Phụ lục 1).

Cơ sở để lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở cộng đồng

Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi lý tưởng nhất là dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên trong thực tế khó thực hiện vì:

  • Việc lấy bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ rất khó khăn, đặc biệt là tại cộng đồng.
  • Thời gian chờ kết quả xét nghiệm mới quyết định điều trị là không kịp thời, nhất là những trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị cấp cứu.

Vì vậy việc lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng, lứa tuổi, tình trạng miễn dịch, mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp để có quyết định thích hợp.

Lựa chọn kháng sinh theo tuổi và nguyên nhân:

  • Đối với trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi: Nguyên nhân thƣờng gặp là liên cầu B, tụ cầu, vi khuẩn Gram-âm, phế cầu (S. pneumoniae) và H. influenzae.
  • Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nguyên nhân hay gặp là phế cầu (S. pneumoniae) và H. influenzae.
  • Trẻ trên 5 tuổi ngoài S. pneumoniae và H. influenzae còn có thêm Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila… (6).

Lựa chọn kháng sinh theo tình trạng miễn dịch:

Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải đặc biệt là trẻ bị HIV – AIDS thường bị viêm phổi do kí sinh trùng như Pneumocystis carini., Toxoplasma, do nấm như Candida spp, Cryptococcus spp, hoặc do virus như Cytomegalo virus, Herpes simplex hoặc do vi khuẩn như S. aureus, các vi khuẩn Gram-âm và Legionella spp.

Lựa chọn kháng sinh theo mức độ nặng nhẹ của bệnh:

Các trường hợp viêm phổi nặng và rất nặng (suy hô hấp, sốc, tím tái, bỏ bú, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, co giật, hôn mê hoặc tình trạng suy dinh dưỡng nặng…thƣờng là do các vi khuẩn Gram-âm hoặc tụ cầu nhiều hơn là do phế cầu và H. influenzae.

Lựa chọn kháng sinh theo mức độ kháng thuốc

Mức độ kháng kháng sinh tùy theo từng địa phương, từng vùng (thành thị có tỷ lệ kháng kháng sinh cao hơn ở nông thôn, ở bệnh viện tỷ lệ kháng thuốc cao hơn ở cộng đồng, ở nơi lạm dụng sử dụng kháng sinh có tỷ lệ kháng thuốc cao hơn nơi sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý…) (6).

Ở Việt Nam tình hình kháng kháng sinh của 3 vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em (xem Bảng II.5 – ASTS 2003 – 2004).

Mặc dù nghiên cứu trong phòng xét nghiệm thì tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em là khá cao, nhưng trong thực tế lâm sàng nghiên cứu y học bằng chứng thì một số kháng sinh như penicilin, ampicilin, gentamycin và chloramphenicol…vẫn có tác dụng trong điều trị viêm phổi cộng đồng, kể cả Co-trimoxazol (1,4). Vì vậy các thầy thuốc cần phân tích các đặc điểm nói trên để lựa chọn kháng sinh phù hợp.

Bảng II.5. Tình hình kháng kháng sinh của 3 vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em

Kháng sinh

S. pneumoniae (%)

H. influenzae (%)

M. catarrhalis

Penicilin Ampicilin Cephalothin Cefuroxime Erythromycin Cefortaxim Gentamycin Cotrimoxazole Chloramphenicol

8,4%

0

14,5

64,

6 0

62,9

31,9

84,6

64,3

50,0

13,2

2,6

35,1

88,6

73,2

24,2

6,8

1,7

17,3

4,9

8,3

65,8

65,8

Hướng lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em

a) Viêm phổi trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi

Ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi, tất cả các trƣờng hợp viêm phổi đều là nặng và phải đƣa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị:

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/ngày (TM) chia 4 lần hoặc
  • Ampicilin 100 – 150 mg/kg/ngày kết hợp với gentamycin 5-7,5 mg/kg/ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày. Một đợt điều trị từ 5 -10 ngày.

Trong trường hợp viêm phổi rất nặng có thể dùng: Cefotaxim 100 – 150 mg/kg/ngày (tiêm TM) chia 3-4 lần trong ngày.

b) Viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi

– Viêm phổi nhẹ

Kháng sinh uống vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em kể cả một số trƣờng hợp nặng. (Khuyến cáo 5.8 – Phụ lục 1). Lúc đầu có thể dùng:

  • Co-trimoxazol 50mg/kg/ngày chia 2 lần (uống) ở nơi vi khuẩn S. pneumoniae chƣa kháng nhiều với thuốc này.
  • Amoxycilin 45mg/kg/ngày (uống) chia làm 3 lần. Theo dõi 2 – 3 ngày nếu tình trạng bệnh đỡ thì tiếp tục điều trị đủ từ 5 – 7 ngày. Thời gian dùng kháng sinh cho trẻ viêm phổi ít nhất là 5 ngày (Khuyến cáo 5.10 – Phụ lục 1). Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị nhƣ viêm phổi nặng.

Ở những nơi tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn S. pneumoniae cao có thể tăng liều lƣợng amoxycilin lên 75mg/kg/ngày hoặc 90mg/kg/ngày chia 2 lần trong ngày.

  • Trường hợp vi khuẩn H. influenzae và B. catarrhalis sinh beta- lactamase cao có thể thay thế bằng amoxicillin-clavulanat.

– Viêm phổi nặng

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4-6 lần. + Ampicilin 100 – 150 mg/kg/ngày.
  • Theo dõi sau 2-3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị đủ 5 – 10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì phải điều trị nhƣ viêm phổi rất nặng. Trẻ đang đƣợc dùng kháng sinh đƣờng tiêm để điều trị viêm phổi cộng đồng có thể chuyển sang đƣờng uống khi có bằng chứng bệnh đã cải thiện nhiều và tình trạng chung trẻ có thể dùng thuốc đƣợc theo đƣờng uống (Khuyến cáo 5.9 – Phụ lục 1).

– Viêm phổi rất nặng

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4-6 lần phối hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày
  • Hoặc chloramphenicol 100mg/kg/ngày (tối đa không quá 2g/ngày). Một đợt dùng từ 5- 10 ngày. Theo dõi sau 2-3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ 7 -10 ngày hoặc có thể dùng ampicilin 100 – 150mg/kg/ngày kết hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.

Nếu không đỡ hãy đổi 2 công thức trên cho nhau hoặc dùng cefuroxim 75 – 150 mg/kg/ ngày (TM) chia 3 lần (6).

– Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu hãy dùng:

  • Oxacilin 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3-4 lần kết hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.
  • Nếu không có oxacilin thay bằng: Cephalothin 100mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3-4 lần kết hợp với gentamycin liều như trên. Nếu tụ cầu kháng methicilin cao có thể sử dụng:
  • Vancomycin 10mg/kg/lần ngày 4 lần (12) (Khuyến cáo 5.8 – Phụ lục 1).

c) Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi

Ở lứa tuổi này nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi thƣờng gặp vẫn là S. pneumoniae và H. influenzae. Sau đó là các vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình là Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Legionella pneumophila…Vì vậy có thể dùng các kháng sinh sau:

  • Benzyl penicilin: 50mg/kg/lần (TM) ngày 4-6 lần
  • Hoặc cephalothin: 50 – 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 3-4 lần + Hoặc cefuroxim: 50 – 75 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 3 lần
  • Hoặc ceftriazon: 50 – 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 1- 2 lần.

Nếu nơi có tỷ lệ H. influenzae sinh beta-lactamase cao thì có thể thay thế bằng amoxycilin-clavulanat hoặc ampicilin-sulbactam (Unacin) TB hoặc TM. (6,12).

Nếu là nguyên nhân do các vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia, Legionella… gây viêm phổi không điển hình có thể dùng:

  • Erythromycin: 40 -50 mg/kg/ngày chia 4 lần uống trong 10 ngày (13)
  • Hoặc azithromycin: 10mg/kg/trong ngày đầu sau đó 5mg/kg trong 4 ngày tiếp theo. Trong một số trƣờng hợp có thể dùng tới 7 – 10 ngày (11). (Khuyến cáo 5.7 – Phụ lục 1)

Phòng bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng

  • Vệ sinh môi trường nhà ở sạch sẽ.
  • Tránh đun bếp than, giảm khói bếp, khói thuốc là trong nhà.
  • Giảm tỷ lệ mang vi khuẩn ở tỵ hầu, phòng và điều trị kịp thời các trường hợp viêm mũi, họng, cảm cúm…
  • Tăng cường vệ sinh tay.
  • Bảo đảm tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ em theo chương trình tiêm chủng. Các vaccine cần thiết để phòng các bệnh đường hô hấp ở trẻ em là H. influenzae type b (Hib), ho gà, phế cầu, cúm…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Igor Rudan et al. Epidemiology and Etiology of childhood pneumoniae. Bulletin of the World Health Organization Volum 86, Number 5, May 2008, 321-416

2. Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan. Nghiên cứu dịch tễ học và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành số 391, 2000,tr 166-169

3. Trần Quỵ, N.T.Dũng, N.V.Tiêm, Kiều Mạnh Thắng. Kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại cộng đồng. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai (1991-1992) T1, tr 113 – 119.

4. Trần Quỵ, Nguyễn Tiến Dũng: Đặc điểm lâm sàng và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 1 tuổi. Đề tài nhánh cấp nhà nƣớc KY01-06 – 03B – 1995.

5. UNICEF/WHO – Pneumonia. The forgotten killer of the children – 2006

6. Cameron Grant – Pneumonia acute in infants and children starship childrens health

clinical Guideline – Reviewed September 2005.

7. Bristish Thoracic society of Standards of care committee. Bristish Thoracic society Guidelines for the management of community acquired pneumonia in childhood. Thorax 2002 57 Suppl 1, i 124.

8. WHO – Antibiotic in the treatment of acute respiratory infections in young children. WHO/ARI 90 – 10

9. Nelson John D- Community acquired pneumonia in children guidelines for treatment. Pediatr Infect. Dis.J.Volum 19 (3) March 2000 . 251- 253

10. Watanabe.K, Anh ĐĐ, Hƣơng Ple T et al. Drug Resistant pneumococci in children with acute lover respiratory infection in Vietnam. Pediatr. Int 2008 – Aug 50 (4) 514, 8

11. Lee P.I, Wu M.H, Huang L.M, et al – An open randomized comparative study of clarithromycin and Erythromycin in the treatment of children with community acquired pneumonia. J. Microbial. Immunol, Infect. 2008 Feb. 41 (1) 54-61

12. Kogan. R, Martinez MA, Rubila. L et al. Comparative randomized trial of azithromycin versus erythromycin and amoxycilin for treatment of community acquired pneumonia in children. Pediatr pulmonol 2003, Feb 35 (2) 91-8

13. Mc. Intosh. K, Community Acquired pneumonia in children N. Engl. J. Med. 2002, 346,429 -37

14. Harris M, Clark.J, Coote. N, et al – Bristish Thoracic society standart of care commitee Bristish Thoracic Society guidelines for the mannagement of community acquired pneumonia in children update 2011- Thorax 2011 oct 66 Suppl 2ii 1-23.

15. Hazir T, Fox LM, Nisar YB et al. New outpatient short course home oral therapy for severe pneumonia study group ambulatory short course high dose oral amoxicilin for treatment of severe pneumonia in children a randomized equivalency. Lanet 2008 Jan 5, 371 (9606) 49 – 56

16. Nguyễn Tiến Dũng – Trần Quỵ, May Mya Sein, Nghiên cứu tác dụng của Cefuroxim sodium tiêm và Cefuroxim acetyl uống trong điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em. Y học Việt Nam 1997, 7 (218) 21 -26

17. Đỗ Thanh Xuân: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm phổi do vi khuẩn kháng kháng sinh ở trẻ em. Luận án tiến sĩ y học năm 2000.

18. Anh ĐĐ, Hƣơng Ple.T, Watanabe. K et al. Increased rate intense nasopharyngeal bacterial colonization of Vietnamese children with radiological pneumonia. Tohoku.J.Exp. Med 2007 Oct. 213 (2) 167 – 72.

19. Sinha. A, Levine.O, Knoll N.D, et al . Cost effecti veness of pneumonia conjugate vaccination in the prevention of child mortality: an international economic analysis. Lancer 2007, 269, 359 – 69.

20. World Health Organization. The global burden of disease: 2004 update. Geneva, World Health Organization 2008. Http://www.who.int/evidence/bod.

21. Hội lao và bệnh phổi Việt Nam. Hướng dẫn xử trí các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới không do lao. Nhà xuất bản Y học – 2012. Trang 111-133.

Theo sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em – Bộ Y tế ban hành

Bài viết Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/feed/ 0