Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 28 Dec 2023 03:53:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/ https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/#respond Wed, 27 Dec 2023 04:15:07 +0000 http://benh2.vn/di-vat-duong-tho-2491/ Dị vật đường thở, triệu chứng, tiên lượng, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị 

Bài viết Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị vật đường thở, triệu chứng, tiên lượng, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị. Benh.vn hướng dẫn cách chẩn đoán và xử lý dị vật đường thở thường gặp trong cuộc sống.

1. Đại cương về dị vật đường thở

Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi.

Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì… mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc…

Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cưú. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi. Trên 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (Lemariey), 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi (khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai – 1965)

2. Nguyên nhân gây dị vật đường thở

  • Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm. Người lớn trong khi làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm, đó là điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản.
  • Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười,   khóc, ngạc nhiên, sợ hãi …
  • Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng, thức ăn rơi vào đường thở.
  • Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.  Vị trí của dị vật mắc ở đường thở: thanh quản, khí quản hoặc phế quản.

3.Triệu chứng.

Trẻ em ngậm hoặc đang ăn (có khi cũng là lúc trẻ đang nhiễm khuẩn đường hô hấp) đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát. Đó là hội chứng xâm nhập xảy ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài. Hội chứng xâm nhập:

  • Đó là cơn ho kịch liệt như để tống dị vật ra ngoài, bệnh nhân khó thở dữ dội có tiếng thở rít, co kéo, tím tái, vã mồ hôi có khi ỉa đái cả ra quần.
  • Căn nguyên do hai phản xạ của thanh quản: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài.
  • Tùy theo vị trí mắc kẹt của dị vật, tính chất của dị vật và thời gian bệnh nhân đến khám, sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dị vật ở thanh quản.
  • Dị vật dài, to hoặc sù sì không đều, có thể cắm hoặc mắc vào giữa hai dây thanh âm, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, hạ thanh môn.
  • Dị vật tròn như viên thuốc (đường kính khoảng từ 5 – 8mm) ném vào mắc kẹt ở buồng Morgagni của thanh quản, trẻ bị ngạt thở và chết nếu không được xử lý ngay lập tức.
  • Dị vật xù xì như đốt sống cá: trẻ em khàn tiếng và khó thở, mức độ khó thở còn tùy thuộc phần thanh môn bị che lấp.
  • Dị vật mỏng như mang cá rô don nằm dọc đứng theo hướng trước sau của thanh môn: trẻ khản tiếng nhẹ, bứt rứt nhưng không hẳn là khó thở. Dị vật ở khí quản.  Thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản không lọt qua phế quản được. Có thể cắm vào thành khí quản, không di động, nhưng thường di động từ dưới lên trên, hoặc từ trên xuống dưới, từ cửa phân chia phế quản gốc đến hạ thanh môn.

Dị vật ở phế quản. Thường ở phế quản bên phải nhiều hơn vì phế quản này có khẩu độ to hơn và chếch hơn phế quản bên trái. Ít khi gặp dị vật phế quản di động, thường dị vật phế quản cố định khá trắc vào lòng phế quản do bản thân dị vật hút nước chương to ra, niêm mạc phế quản phản ứng phù nề giữ chặt lấy dị vật. Dị vật vào phế quản phải nhiều hơn phế quản trái.

Sau hội chứng xâm nhập ban đầu có một thời gian im lặng khoảng vài ba ngày, trẻ chỉ húng hắng ho, không sốt nhưng chỉ hâm hấp, nghe phổi không có mấy dấu hiệu, thậm chí chụp X-quang phổi, 70 – 80% trường hợp gần như bình thường. Đó là lúc dễ chẩn đoán nhầm, về sau là các triệu chứng vay mượn: xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản – phổi, áp xe phổi…

4. Chẩn đoán dị vật đường thở

4.1. Lịch sử bệnh:

Hỏi kỹ các dấu hiệu của hội chứng xâm nhập nhưng cần chú ý có khi có hội chứng xâm nhập nhưng dị vật lại đựoc tống ra ngoài rồi hoặc ngược lại có dị vật nhưng không khai thác được hội chứng xâm nhập (trẻ không ai trông nom cẩn thận hoặc khi xẩy ra hóc không ai biết).

4.2. Triệu chứng lâm sàng.

  • Khó thở thanh quản kéo dài, nếu dị vật ở thanh quản. Thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn ho sặc sụa, khó thở và nghe thấy tiếng cờ bay: nghĩ tới dị vật ở khí quản.
  • Xẹp phổi viêm phế quản – phổi: nghĩ tới dị vật phế quản.

4.3. X- quang.

Nếu là dị vật cản quang, chiếu hoặc chụp điện quang sẽ cho biết vị trí, hình dáng của dị vật. Nếu có xẹp phổi, sẽ thấy các dấu hiệu điển hình của xẹp phổi. Có khi chụp phế quản bằng cản quang có thể cho thấy được hình dạng và vị trí của dị vật mà bản thân không cản quang. X- quang rất quan trọng, không thể thiếu được nếu có điều kiện.

4.4. Nội soi khi-phế quản:

Vừa để xác định chẩn đoán vừa để điều trị.

5. Tiên lượng.

Nói chung là nguy hiểm, ở trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Tiên lượng tùy thuộc:

  • Bản chất của dị vật: dị vật là chất hữu cơ, hạt thực vật, ngấm nước trương to ra, gây nhiễm trùng và ứ đọng xuất tiết, nguy hiểm hơn dị vật kim khí nhẵn, sạch.
  • Tuổi của bệnh nhân trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Có khi dị vật được lấy ra khá nhanh chóng vẫn không cứu được bệnh nhi vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng.
  • Được khám và can thiệp sớm hay muộn, sớm thì dễ lấy dị vật, muộn có phản ứng phù nề niêm mạc, biến chứng nặng, khó lấy dị vật, sức chịu đựng của cơ thể giảm sút.

Trang bị dụng cụ nội soi và bàn tay thành thạo của kíp soi và hồi sức. Tỉ lệ biến chứng khoảng 20 – 30%, tỷ lệ tử vong khoảng 5%. 6. Điều trị. Soi nội quản để gắp dị vật là biện pháp tích cực nhất để điều trị dị vật đường thở. Trường hợp đặc biệt khó, dị vật sù sì và sắc nhọn không thể lấy ra được theo đường thở tự nhiên bằng soi nội quản (rất hiếm gặp), có khi phải mở lồng ngực, mở phế quản để lấy dị vật.Rất cần chú ý nếu có khó thở nặng thì phải mở khí quản trước khi soi. Nếu bệnh nhân mệt nhiều, cần dược hồi sức, không nên quá vội vàng soi ngay. Trường hợp bệnh nhân lúc đến khám không có khó thở lắm, nhưng có những cơn khó thở xảy ra bất thường và vì điều kiện nào đó chưa lấy được dị vật hoặc phải chuyển đi, mở khí quản có thể tránh được những cơn khó thở đột ngột bất thường.

  • Dị vật ở thanh quản: soi thanh quản để gắp dị vật.

Bài viết Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/feed/ 0
Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em: Biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa https://benh.vn/viem-amidan-hoc-mu-o-tre-em-bien-chung-nguy-hiem-va-cach-phong-ngua-87370/ https://benh.vn/viem-amidan-hoc-mu-o-tre-em-bien-chung-nguy-hiem-va-cach-phong-ngua-87370/#respond Thu, 30 Nov 2023 15:51:15 +0000 https://benh.vn/?p=87370 Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là gì? Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là tình […]

Bài viết Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em: Biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Viem-amidan-hoc-mu-o-tre-em-bien-chung-nguy-hiem-va-cach-phong-ngua

Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là gì?

Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính của amidan, gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus. Amidan là hai khối mô hình hạt nằm ở hai bên phía sau cổ họng, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Amidan là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường, do đó, dễ bị vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào amidan qua đường hô hấp, chẳng hạn như khi ho, hắt hơi, hoặc thông qua thức ăn, nước uống.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào amidan, chúng sẽ bắt đầu phát triển và gây viêm nhiễm. Viêm amidan hốc mủ thường do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra, đây là một loại vi khuẩn gram dương, có khả năng sản sinh ra các độc tố gây hại cho cơ thể.

Khi vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, các tế bào bạch cầu sẽ được huy động đến để tấn công vi khuẩn. Quá trình này sẽ dẫn đến sự hình thành của mủ. Mủ là một chất lỏng màu trắng hoặc vàng, chứa đầy tế bào bạch cầu, vi khuẩn và các mảnh vụn tế bào.

Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào amidan, chúng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch của trẻ suy yếu, các kháng thể sẽ không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn hoặc virus. Điều này dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài và hình thành các hốc mủ trên amidan.

Các hốc mủ này chứa đầy dịch mủ, bao gồm các tế bào bạch cầu, vi khuẩn hoặc virus,… Dịch mủ này có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ khó thở, khó nuốt. Ngoài ra, dịch mủ cũng có thể lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ ở trẻ em, bao gồm:

Vi khuẩn – Nguyên nhân chính gây viêm amidan hốc mủ ở trẻ em

Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm amidan hốc mủ ở trẻ em. Vi khuẩn xâm nhập vào amidan qua đường hô hấp, khi trẻ hít thở hoặc ăn uống. Sau đó, vi khuẩn sẽ phát triển và gây viêm nhiễm tại amidan.

Streptococcus pyogenes là vi khuẩn gây viêm amidan hốc mủ phổ biến nhất ở trẻ em. Vi khuẩn này tiết ra độc tố gây tổn thương các mô trong amidan, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hình thành các hốc mủ.

Virus – gây viêm amidan hốc mủ ở trẻ em

Các loại virus như virus Epstein-Barr, virus sởi, virus quai bị,… cũng có thể gây viêm amidan hốc mủ. Virus xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường hô hấp, sau đó sẽ lây lan sang amidan và gây viêm nhiễm.

Virus không gây ra các hốc mủ ở amidan như vi khuẩn, nhưng chúng vẫn có thể gây viêm nhiễm và các triệu chứng tương tự như viêm amidan hốc mủ.

Viem-amidan-hoc-mu-o-tre-em-bien-chung-nguy-hiem-va-cach-phong-ngua-01

Các yếu tố khác tăng nguy cơ viêm amidan hốc mủ ở trẻ

Ngoài vi khuẩn và virus, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan hốc mủ ở trẻ em, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Trẻ em có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng sẽ có hệ miễn dịch suy yếu, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm amidan hốc mủ.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có viêm amidan hốc mủ.
  • Sức đề kháng kém: Trẻ em có sức đề kháng kém, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính,… sẽ có nguy cơ mắc viêm amidan hốc mủ cao hơn.
  • Lây nhiễm từ người khác: Viêm amidan hốc mủ có thể lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp, khi người lành hít phải các giọt nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ ở trẻ em

Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em thường có các triệu chứng như:

  • Đau họng dữ dội: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em. Đau họng có thể khiến trẻ khó nuốt, thậm chí là không thể nuốt được.
  • Sốt cao: Sốt là một phản ứng của cơ thể để chống lại nhiễm trùng. Ở trẻ em bị viêm amidan hốc mủ, sốt thường cao từ 38-40 độ C.
  • Khó nuốt: Khó nuốt là một triệu chứng phổ biến của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em. Do đau họng dữ dội, trẻ sẽ khó nuốt, thậm chí là không thể nuốt được.
  • Họng đỏ ửng, sưng to: Amidan là hai khối mô hình hạt nằm ở hai bên phía sau cổ họng. Khi bị viêm nhiễm, amidan sẽ sưng to và đỏ ửng.
  • Có các hốc mủ màu trắng hoặc vàng trên bề mặt amidan: Đây là triệu chứng đặc trưng của viêm amidan hốc mủ. Các hốc mủ chứa đầy dịch mủ, bao gồm các tế bào bạch cầu, vi khuẩn hoặc virus,…
  • Mệt mỏi, chán ăn: Trẻ bị viêm amidan hốc mủ thường mệt mỏi, chán ăn do đau họng và sốt.
  • Chảy nước mũi: Chảy nước mũi là một triệu chứng thường gặp của viêm amidan hốc mủ.
  • Ù tai: Ù tai là một triệu chứng ít gặp của viêm amidan hốc mủ.

Viem-amidan-hoc-mu-o-tre-em-bien-chung-nguy-hiem-va-cach-phong-ngua-02

Ngoài ra, một số trẻ bị viêm amidan hốc mủ còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Nôn mửa: Nôn mửa thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
  • Ho khan: Ho khan là một triệu chứng thường gặp của viêm amidan hốc mủ.
  • Thở khò khè: Thở khò khè là một triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm amidan hốc mủ kèm theo viêm phổi.

Các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Nếu trẻ có các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán viêm amidan hốc mủ ở trẻ em

Chẩn đoán viêm amidan hốc mủ ở trẻ em thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau họng dữ dội, sốt cao, khó nuốt, hôi miệng, sưng to amidan và có các hốc mủ màu trắng hoặc vàng trên bề mặt amidan.

Để chẩn đoán chính xác viêm amidan hốc mủ, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm công thức máu có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Xét nghiệm kháng sinh đồ: Xét nghiệm kháng sinh đồ giúp xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
  • Sinh thiết amidan: Sinh thiết amidan là thủ thuật lấy một mẫu mô amidan để xét nghiệm dưới kính hiển vi. Thủ thuật này thường được thực hiện khi các xét nghiệm khác không thể xác định được nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Điều trị viêm amidan hốc mủ ở trẻ em

Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp giảm đau họng, sốt và các triệu chứng khác.

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong thời gian 7-10 ngày. Trong thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh, trẻ cần được theo dõi sát sao để phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc khác để điều trị viêm amidan hốc mủ ở trẻ em, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt giúp giảm đau họng, sốt và các triệu chứng khác. Thuốc giảm đau, hạ sốt có thể được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Thuốc giảm sưng: Thuốc giảm sưng giúp giảm sưng amidan, giúp trẻ dễ nuốt hơn. Thuốc giảm sưng có thể được sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm giúp giảm viêm nhiễm, giúp giảm đau họng và các triệu chứng khác. Thuốc kháng viêm có thể được sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

Viem-amidan-hoc-mu-o-tre-em-bien-chung-nguy-hiem-va-cach-phong-ngua-03

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan hốc mủ

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cha mẹ cũng cần chăm sóc trẻ bị viêm amidan hốc mủ đúng cách để giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc trẻ bị viêm amidan hốc mủ:

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm: Nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy trong cổ họng, giúp trẻ dễ nuốt hơn. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước ấm, nước cam, nước chanh,…
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng, dai có thể gây đau họng. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn cháo, súp, sữa,…

Viem-amidan-hoc-mu-o-tre-em-bien-chung-nguy-hiem-va-cach-phong-ngua-04

  • Giúp trẻ súc miệng bằng nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm sạch cổ họng, giảm đau họng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cha mẹ có thể pha nước muối ấm với tỉ lệ 1 thìa cà phê muối với 1 ly nước ấm.
  • Giúp trẻ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp cơ thể trẻ hồi phục sức khỏe. Cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, tránh cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất mạnh.
  • Theo dõi tình trạng của trẻ: Cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, khó thở,… cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Bài viết Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em: Biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-amidan-hoc-mu-o-tre-em-bien-chung-nguy-hiem-va-cach-phong-ngua-87370/feed/ 0
Viêm xoang ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc và phòng ngừa https://benh.vn/viem-xoang-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-va-phong-ngua-86758/ https://benh.vn/viem-xoang-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-va-phong-ngua-86758/#respond Thu, 26 Oct 2023 02:29:19 +0000 https://benh.vn/?p=86758 Viêm xoang ở trẻ em là gì? Làm thế nào để chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả?Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cẩm nang chăm sóc và phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em hiệu quả.

Bài viết Viêm xoang ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm xoang ở trẻ em là gì? Làm thế nào để chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả?Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cẩm nang chăm sóc và phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em hiệu quả.

Viêm xoang ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều xoang mặt, do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Xoang mặt là những hốc rỗng nằm trong xương mặt, xung quanh mũi. Chúng có chức năng giúp làm ẩm và sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi.

Cơ chế gây bệnh viêm xoang ở trẻ em như sau:

  • Các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào xoang: Các tác nhân gây bệnh viêm xoang có thể xâm nhập vào xoang qua đường mũi, miệng hoặc tai.
  • Các tác nhân gây bệnh gây viêm nhiễm: Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào xoang, chúng sẽ gây viêm nhiễm niêm mạc xoang.
  • Niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, phù nề: Niêm mạc xoang bị viêm nhiễm sẽ sưng phù, làm tắc nghẽn lỗ thông xoang.
  • Dịch nhầy bị ứ đọng: Dịch nhầy được sản xuất bởi niêm mạc xoang không thể thoát ra ngoài qua lỗ thông xoang bị tắc nghẽn, dẫn đến ứ đọng dịch nhầy trong xoang.
  • Các vi khuẩn, virus, nấm phát triển trong dịch nhầy: Các vi khuẩn, virus, nấm có thể phát triển trong dịch nhầy ứ đọng, gây nhiễm trùng nặng hơn.

Viem-xoang-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-va-phong-ngua-01

Các nguyên nhân viêm xoang ở trẻ em 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ em. Trong đó, chủ yếu có các nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm trùng: Virus, vi khuẩn hoặc nấm là những tác nhân gây viêm xoang phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Dị ứng: Dị ứng với phấn hoa, lông thú, bụi nhà,… cũng có thể gây viêm xoang.
  • Chấn thương: Chấn thương đầu hoặc mặt có thể làm tổn thương xoang và dẫn đến viêm xoang.
  • Bất thường về cấu trúc xoang: Một số trẻ có cấu trúc xoang bất thường, chẳng hạn như xoang bị lệch, hẹp hoặc có u xơ,… khiến các xoang dễ bị tắc nghẽn và nhiễm trùng.

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em 

Các triệu chứng viêm xoang ở trẻ em thường bao gồm:

  • Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm xoang ở trẻ em. Niêm mạc xoang bị viêm nhiễm sẽ sưng phù, làm tắc nghẽn lỗ thông xoang, dẫn đến nghẹt mũi.
  • Chảy mũi: Khi lỗ thông xoang bị tắc nghẽn, dịch nhầy được sản xuất bởi niêm mạc xoang không thể thoát ra ngoài, dẫn đến chảy mũi. Dịch mũi có thể có màu vàng, xanh, đặc hoặc loãng.
  • Đau đầu, đau mặt: Viêm xoang có thể gây đau đầu, đau mặt, đặc biệt là ở vùng trán, thái dương, má, lông mày hoặc giữa hai mắt.
  • Ho: Ho thường xuất hiện ở trẻ bị viêm xoang do vi khuẩn. Dịch nhầy từ xoang chảy xuống họng có thể gây kích thích ho.
  • Sổ mũi, chảy nước mắt: Sổ mũi, chảy nước mắt cũng là những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm xoang. Dịch nhầy từ xoang chảy xuống họng có thể chảy ra ngoài mũi và mắt.
  • Khịt mũi, không xì mũi được: Niêm mạc mũi bị viêm nhiễm sẽ sưng phù, khiến trẻ khó khăn khi xì mũi.
  • Khó thở, thở bằng miệng: Nếu nghẹt mũi nghiêm trọng, trẻ có thể khó thở và phải thở bằng miệng.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Viêm xoang có thể khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn.
  • Trẻ quấy khóc, khó ngủ: Trẻ bị viêm xoang thường quấy khóc, khó ngủ do nghẹt mũi, đau đầu, khó chịu.

Các triệu chứng viêm xoang ở trẻ em có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Viêm xoang ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Viêm nhiễm lan rộng: Viêm xoang có thể lan rộng sang các cơ quan khác, chẳng hạn như tai giữa, áp xe não,…
  • Biến chứng về mắt: Viêm xoang có thể gây viêm kết mạc, viêm màng bồ đào,…
  • Biến chứng về thần kinh: Viêm xoang có thể gây viêm màng não, viêm não,..
  • Nếu trẻ có các triệu chứng viêm xoang nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Viem-xoang-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-va-phong-ngua-02

Chẩn đoán viêm xoang ở trẻ em 

Để chẩn đoán viêm xoang ở trẻ em, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và khám sức khỏe. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang xoang để xác định chính xác mức độ viêm nhiễm.

Khám sức khỏe tổng quát

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể cho trẻ, bao gồm khám mũi, họng, tai, mắt. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng mà trẻ đang gặp phải.

Chụp X-quang xoang hoặc chụp CT-scan

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang xoang hoặc chụp CT-scan để xác định chính xác mức độ viêm nhiễm. Chụp X-quang xoang có thể giúp bác sĩ nhìn thấy tình trạng tắc nghẽn lỗ thông xoang và mức độ tích tụ dịch nhầy. Chụp CT-scan có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các xoang mặt và giúp bác sĩ phát hiện các biến chứng của viêm xoang, chẳng hạn như áp xe xoang.

Chẩn đoán phân biệt

Bác sĩ cần chẩn đoán phân biệt viêm xoang ở trẻ em với các bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như:

  • Viêm mũi họng cấp tính: Viêm mũi họng cấp tính là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, thường do virus gây ra. Các triệu chứng của viêm mũi họng cấp tính bao gồm nghẹt mũi, chảy mũi, ho, đau họng,…
  • Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng là tình trạng dị ứng với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, lông thú,… Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi,…
  • Viêm tai giữa cấp tính: Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, thường do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính bao gồm đau tai, sốt, chảy dịch tai,…

Điều trị viêm xoang ở trẻ em 

Điều trị viêm xoang ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp viêm xoang do virus, trẻ thường chỉ cần được điều trị hỗ trợ bằng thuốc giảm triệu chứng. Trong trường hợp viêm xoang do vi khuẩn, trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh.

Điều trị viêm xoang do virus

Viêm xoang do virus thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giúp giảm triệu chứng cho trẻ, chẳng hạn như:

  • Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi giúp giảm nghẹt mũi.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt giúp giảm đau đầu, sốt.
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid: Thuốc xịt mũi corticosteroid giúp giảm viêm và sưng phù niêm mạc mũi.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để giúp loãng dịch nhầy và thông thoáng lỗ thông xoang.

Điều trị viêm xoang do vi khuẩn

Viêm xoang do vi khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh thường được dùng trong vòng 7-10 ngày.

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm xoang do vi khuẩn bao gồm:

  • Amoxicillin/clavulanate: Đây là loại thuốc kháng sinh phổ biến nhất được sử dụng để điều trị viêm xoang do vi khuẩn.
  • Cefdinir: Đây là loại thuốc kháng sinh phổ biến khác được sử dụng để điều trị viêm xoang do vi khuẩn.
  • Cefuroxim: Đây là loại thuốc kháng sinh phổ biến khác được sử dụng để điều trị viêm xoang do vi khuẩn.

Viem-xoang-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-va-phong-ngua-03

Điều trị viêm xoang do nấm

Viêm xoang do nấm thường gặp ở trẻ em bị suy giảm miễn dịch. Trẻ bị viêm xoang do nấm cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm.

Thuốc kháng nấm thường được sử dụng để điều trị viêm xoang do nấm bao gồm:

  • Itraconazole: Đây là loại thuốc kháng nấm phổ biến nhất được sử dụng để điều trị viêm xoang do nấm.
  • Fluconazole: Đây là loại thuốc kháng nấm phổ biến khác được sử dụng để điều trị viêm xoang do nấm.
  • Voriconazole: Đây là loại thuốc kháng nấm phổ biến khác được sử dụng để điều trị viêm xoang do nấm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác cho trẻ bị viêm xoang, chẳng hạn như:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định cho trẻ bị viêm xoang mãn tính, không đáp ứng với điều trị nội khoa. Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ các mô viêm và tắc nghẽn lỗ thông xoang.
  • Liệu pháp oxy: Liệu pháp oxy được chỉ định cho trẻ bị viêm xoang nặng, khó thở. Liệu pháp oxy giúp cung cấp oxy cho cơ thể, cải thiện tình trạng khó thở.

Thảo dược tự nhiên chữa viêm xoang ở trẻ em 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm xoang ở trẻ em, bao gồm cả sử dụng thuốc và thảo dược. Thảo dược là một phương pháp điều trị tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho trẻ em.

Dưới đây là một số loại thảo dược hỗ trợ điều trị viêm xoang ở trẻ em:

  • Tỏi: Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở xoang. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn tỏi sống hoặc sử dụng tỏi ngâm rượu để giúp trẻ giảm các triệu chứng viêm xoang.
  • Gừng: Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp giảm đau đầu và đau mặt do viêm xoang. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng ấm hoặc ăn gừng tươi để giúp trẻ giảm các triệu chứng viêm xoang.
  • Húng quế: Húng quế có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở xoang. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước húng quế hoặc ăn rau húng quế để giúp trẻ giảm các triệu chứng viêm xoang.
  • Cúc tần: Cúc tần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở xoang. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lá cúc tần hoặc dùng lá cúc tần để xông mũi cho trẻ.
  • Lá lốt: Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở xoang. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn lá lốt hoặc dùng lá lốt để xông mũi cho trẻ.
  • Cây cối xay: Cây cối xay là một thảo dược có tính kháng viêm và kháng khuẩn nhẹ. Thảo dược này có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc xịt mũi.
  • Ngũ sắc: Ngũ sắc có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, chống dị ứng, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em.
  • Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý giúp làm sạch dịch nhầy và thông thoáng lỗ thông xoang. Nước muối sinh lý 0.9% an toàn cho trẻ em.Do đó cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ từ 3-4 lần cho trẻ. 

Viem-xoang-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-va-phong-ngua-04

Phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em 

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Vệ sinh tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn, virus gây bệnh. Cha mẹ nên cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi chơi đùa với đồ chơi,…
  • Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ: Vệ sinh mũi họng giúp loại bỏ dịch nhầy và các tác nhân gây bệnh ra khỏi mũi. Cha mẹ có thể giúp trẻ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả viêm xoang.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm xoang. Cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời.
  • Thực đơn ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ: Vào mùa đông, cha mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng: Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, cha mẹ có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ tập thể dục thường xuyên, bổ sung các thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường sức đề kháng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức về cơ chế gây viêm xoang ở trẻ em. Từ đó biết cách điều trị chăm sóc và phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em hiệu quả.

Bài viết Viêm xoang ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-xoang-o-tre-em-cam-nang-cham-soc-va-phong-ngua-86758/feed/ 0
Khám chức năng nghe phát hiện bệnh điếc https://benh.vn/kham-chuc-nang-nghe-phat-hien-benh-diec-4846/ https://benh.vn/kham-chuc-nang-nghe-phat-hien-benh-diec-4846/#respond Tue, 17 Oct 2023 04:11:41 +0000 http://benh2.vn/kham-chuc-nang-nghe-phat-hien-benh-diec-4846/ Khám chức năng nghe phát hiện bệnh điếc

Bài viết Khám chức năng nghe phát hiện bệnh điếc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khám chức năng nghe phát hiện bệnh điếc tức là trả lời hai câu hỏi: có điếc hay không, điếc thuộc về loại nào?

Muốn trả lời một cách chính xác hai câu hỏi này cần phải có dụng cụ tinh vi, khám tỉ mỉ, và tốn nhiều thì giờ.

Trong thực tế chúng ta không thể để hàng giờ khám chức năng nghe cho tất cả từng người bệnh và cũng không cần phải làm như vậy. Đối với đa số bệnh nhân không có bệnh tai chúng ta chỉ cần khám đại khái chức năng nghe cũng đủ.

Riêng đốỉ với một số người điếc chúng ta cần phải khám toàn bộ chức năng nghe thì mới tìm ra được căn bệnh. Vì vậy nên có hai cách khám chức năng nghe: khám sơ bộ và khám toàn bộ.

Khám sơ bộ

Khám sơ bộ chức năng nghe được áp dụng trong những trường hợp thông thường như viêm tai, chảy tiết nhầy, chảy mủ, rách màng nhĩ, hoặc những trường hợp nặng như viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, viêm mê đạo, viêm màng não, apxe não.

Trong trường hợp thiếu thính lực kế, phương pháp khám sơ bộ cũng có thể giúp chúng ta chỉ định phẫu thuật điếc một cách tương đối chính xác.

Mục đích của phương pháp này là đánh giá mức độ điếc và phân loại điếc trong khoảng thời gian ngắn (năm hoặc mười phút) bằng những phương tiện đơn giản như tiếng nói và âm thoa.

Bằng tiếng nói

Đây là cách khám đơn giản nhất và thiết thực nhất. Đơn giản vì nó không đòi hỏi dụng cụ, thiết thực vì nó đánh giá sự tiếp thu của tai đối với tiếng nói, điều kiện cần thiết cho sự tiếp xúc với xã hội.

Chúng ta phải tôn trọng những quy tắc sau đây:

Khám trong phòng yên tĩnh.

Để người bệnh đứng gần tường, tai hướng về phía thầy thuốc, tuyệt đối không nhìn miệng thầy thuốc.

Thầy thuốc đứng ở bên cạnh bệnh nhân để cho luồng rung động thanh âm dội thẳng góc vào màng nhĩ người bệnh.

Tai đối diện phải được bịt kín lại.

Nên bắt đầu bằng tai nghe rõ trước và sau đó đến tai điếc.

Tiếng nói thầm:

Thầy thuốc đứng cách bệnh nhân 6 mét và bảo bệnh nhân nhắc lại những lời mà họ nghe được. Nên dùng hơi thừa trong phổi để phát âm tức là phải thở ra một cách bình thường rồi hãy nói.

Chúng ta bắt đầu bằng những câu đơn giản như: ăn cơm chưa, bao nhiêu tuổi làm nghề gì, nhà ở đâu… sau đó dùng những âm cao như: bẩy, tám mươi tám, thống nhất… hoặc những âm trầm như hòa bình, hồng hà, bò con…

Nếu bệnh nhân không nghe thấy gì chúng ta bước tới 20cm và hỏi lại. Nếu bệnh nhân vẫn chưa nghe thấy thì chúng ta tiếp tục đến gần bệnh nhân từng bước 20cm cho đến khi họ nghe được.

Chúng ta tính ra bằng centimet khoảng cách từ chân thầy thuốc đến chân bệnh nhân.

Tai bình thường có thể nghe tiếng nói thầm cách 600cm. Nếu chỉ nghe có 50cm là điếc nhiều.

Những người có thính lực dưới 50cm không được lái xe có động cơ (ô tô, môtô).

Tiếng nói to:

Phương pháp này chỉ dùng cho những trường hợp điếc nặng chứ không dùng cho tai bình thường hoặc điếc nhẹ.

Nói to tức là nói với cường độ bình thường như là nói chuyện trong nhà.

Tai lành mạnh nghe tiếng to cách 50 mét. Trên thực tế chúng ta ít khi có được phòng rộng 50 mét để thử tai.

Nhưng nếu bệnh nhân bị điếc nhiều không nghe tiếng nói thầm được thì khoảng cách nói to sẽ rút ngắn lại còn dưới 10 mét và trong trường hợp này chúng ta có điều kiện để sử dụng tiếng nói to.

Cách khám bằng tiếng nói to cũng giống như cách khám bằng tiếng nói thầm.

Chúng ta sử dụng những câu đơn giản như trên. Chúng ta đánh giá thính lực bằng khoảng cách giữa chân thầy thuốc và chân bệnh nhân.

Thí dụ: nếu tiếng nói thầm là 0 cm tiếng nói to sẽ là 3 mét.

Bằng âm thoa

Âm thoa thường dùng là âm thoa 128 hoặc 256 rung động chu kỳ trong một giây. Thời gian rung động của âm thoa có thể dài hay ngắn tùy theo chất kim khí và tùy theo đánh âm thoa mạnh hay yếu, trung bình là 50 đến 60 giây. Không nên đập âm thoa vào gỗ hay sắt mà chỉ nên đập vào đầu gối hay cùi bàn tay.

Chúng ta sẽ làm những nghiệm pháp sau đây:

Nghiệm pháp Svabach (Schwabach):

Đo thời gian cốt đạo. Thầy thuốc đập âm thoa 128 vào đầu gối của mình, rồi đặt chân âm thoa vào xương chũm bệnh nhân. Khi bệnh nhân nghe tiếng kêu thì đưa ngón tay lên, lúc hết thì bỏ xuống.

Bình thường thời gian cốt đạo là 20 giây.

Điếc tai giữa: thời gian cốt đạo trên 20 giây.

Điếc tai trong: thời gian cốt đạo dưới 20 giây.

Nghiệm pháp Bing:

Nếu chúng ta đặt một cái âm thoa 256 đang kêu vào xương chũm của người bình thường, sau 20 giây đương sự không nghe tiếng kêu nữa, nhưng nếu chúng ta bịt ngay ống tai bên ấy lại, tiếng kêu của âm thoa sẽ xuất hiện trở lại.

Như vậy có nghĩa là bình thường khí đạo lấn át và làm lu mờ cốt đạo. Nếu chúng ta loại khí đạo ra thì cốt đạo sẽ nổi bật lên.

Trong trường hợp điếc tai giữa thì tiếng kêu sẽ không xuất hiện khi bịt ống tai.

Trong trường hợp điếc tai trong nhẹ thì tiếng kêu có thể xuất hiện trở lại trong thời gian ngắn.

Nghiệm pháp Rinơ (Ruine):

So sánh khí đạo với cốt đạo.

Đối với người bình thường thời gian khí đạo là 30 giây, thời gian cốt đạo là 20 giây. Như vậy khi so sánh chúng ta thấy rằng:

Khi tỷ số lớn hơn một, chúng ta gọi là dương tính.

Đốỉ với người bị điếc tai trong Rinơ cũng dương tính.

Đối với người bị điếc tai giữa tỷ số nói trên nhỏ hơn một tức là âm tính vì khí đạo bị rút ngắn lại còn cốt đạo thì dài ra.

Trong thực tế khi làm nghiệm pháp Rinơ, chúng ta không cần đến đồng hồ để đếm giây, mà chúng ta chỉ cần so sánh khí đạo với cốt đạo bằng cách đặt âm thoa 256 đang kêu vào xương chũm (cốt đạo), sau khi bệnh nhân hết nghe kêu, chúng ta để âm thoa ở trước cửa tai (khí đạo).

Nếu bệnh nhân nghe kêu trở lại tức là khí đạo lớn hơn cốt đạo (Rinơ dương tính) và có nghĩa là tai bình thường hoặc điếc tai trong. Nếu bệnh nhân không nghe trở lại tức là khí đạo nhỏ hơn cốt đạo (âm tính) có nghĩa là điếc tai giữa.

Trong trường hợp điếc tai trong một bên chúng ta có thể thấy cốt đạo bên bệnh dài hơn khí đạo, đó là hiện tượng Rinơ âm tính giả hiệu. Sở dĩ bệnh nhân nghe rõ bằng cốt đạo là vì rung động âm thanh chuyển sang tai lành bằng đường sọ và bệnh nhân nghe bằng tai đối diện. Chỉ cần loại tai tốt ra (bằng cách thổi không khí vào tai hoặc cho đeo ống nghe có phát tiếng ù) thì Rinơ sẽ dương tính.

Nghiệm pháp Vơbe (Weber):

So sánh cốt đạo hai bên.

Đặt một cái âm thoa đang kêu lên đỉnh đầu. Ở người bình thường, đương sự nghe được cả hai bên, không phân biệt được bên nào rõ hơn bên nào. Trong trường hợp điếc một bên thì sẽ nghe như sau:

Nếu điếc tai trong, tiếng kêu sẽ thiên về bên lành.

Nếu điếc tai giữa tiếng kêu sẽ thiên về bên bệnh (tức là nghe tiếng âm thoa kêu bên tai điếc).

Chú ý: trong khi thử Vơbe không nên hỏi hệnh nhân “tai nào nghe rõ” vì như vậy họ sẽ theo thói quen chỉ về bên tai lành.

Nên hỏi: khi đặt âm thoa lên đầu, nghe tiếng vang về bên nào ?

Nghiệm pháp Gơlê:

Phát hiện sự cố định của xương bàn đạp.

Nghiệm pháp Gơlê được áp dụng trong những trường hợp điếc tai giữa hoặc điếc hỗn hợp để phát biện sự cứng khớp của xương bàn đạp do xốp xơ tai (oto-spongiose).

Ở người thường nếu chúng ta ấn xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục bằng cách bơm không khí nén màng nhĩ thì thính lực sẽ giảm tức là Gơlê dương tính vì chúng ta làm trở ngại sự rung động của nội dịch.

Trái lại nếu xương bàn đạp đã bịt cứng khớp sẵn rồi, không di động được thì sau khi nén màng nhĩ thính lực sẽ không thay đổi, tức là Gơlê âm tính.

Cách làm:

Lắp cái Spêculum Sieglơ vào ống tai bệnh nhân. Đặt cái âm thoa 256 đang kêu lên xương chũm rồi bơm không khí vào ống tai. Trong khi bơm nhớ ấn kín speculum vào ống tai, không cho không khí thoát ra ngoài.

Nếu bệnh nhân nghe giảm thì chúng ta gọi là Gơlê dương tính tức là xương bàn đạp có di động.

Nếu bệnh nhân vẫn nghe tiếng âm thoa như trước khi bơm thì chúng ta gọi là Gơlê âm tính, lức là xương bàn đạp bị cố định.

KHÁM ĐẦY ĐỦ

Ta phải dùng những dụng cụ tinh vi để đánh giá chức năng nghe về hai mặt số lượng và chất lượng. Về số lượng chúng ta lìm ngưỡng thính lực của cốt đạo và khí đạo. Về chất lượng chúng ta xem bệnh nhân bị điếc về loại nào, và nếu điếc tai trong thì thương tổn ở phần nào của tai trong (ở ốc tai hay ở dây thần kinh thính giác…)

Khám toàn bộ đòi hỏi nhiều thì giờ và dụng cụ tinh vi, vì vậy phương pháp này chỉ dành cho những trường hợp quan trọng như chỉ định mổ điếc, theo dõi kết quả mổ điếc, chẩn đoán u dây thần kinh số VIII, phát hiện gian lận giả điếc, chỉ định đeo máy trợ thính …

Khám toàn bộ gồm có khám bằng tiếng nói, bằng âm thoa, bằng độc huyền cấm Struycken, bằng thính lực kế. Các phương tiện này sẽ giúp thầy thuốc định ranh giới của thính trường, nghiên cứu thính lực đồ, làm thí nghiệm pháp trên ngưỡng.

Âm thoa

Âm thoa giúp chúng ta tìm ngưỡng dưới của thính trường. Người ta dùng âm thoa thấp: 16, 32, 64 rung động trong một giây.

Đối với loại âm thoa trầm này chúng ta chỉ cần xem bệnh nhân có nghe được bằng đường không khí hay không.

Bình thường ngưỡng dưới của thính trường là 16 chu kỳ (C.K). Nếu bị điếc tai giữa ngường dưới sẽ bị đẩy lên: 128 C.K. Nếu bị điếc liên hợp ngưỡng dưới cũng bị đẩy lên. Nếu bị điếc tai trong ngưỡng dưới không bị đẩy lên hoặc bị đẩy lên rất ít: 32 C.K

Thính lực kế (audiometre)

Thính lực kế là một cái máy điện tử dùng đo đo thính lực. Máy này phát ra những âm đơn ở các tần số 128, 256, 5/2, 1024, 2048, 4096, 8192. Cường độ của mỗi âm đơn có thể thay đổi từ 100 dêxiben đến 100 đêxiben.

Đơn vị đo lường của thính lực là dexiben, tức là một sự thay đổi cường độ nhỏ nhất mà tai bình thường có thể phân biệt được. Về lý học, dexiben là 1/10 của ben; Đơn vị Ben là tương quan năng lượng giữa một tiếng âm gây ra bởi 10-15W/cm2 với ngưỡng 10 -16W/cm2 và được định nghĩa như sau: là năng lượng rung động tương xứng với ngưỡng 0 dêxiben ở tần số 1000 CK.

Cách đo

Muốn làm thính lực đồ chính xác phải có phòng cách âm thật im lặng.

Chúng ta bắt đầu đo các ngưỡng của khí đạo ở các tần số từ 128 đến 8192 bằng cách tìm cường độ tối thiểu mà tai ta có thể nghe được ở 7 tần số nói trên. Chúng ta ghi những kết quả vào bảng thính lực đồ in sẵn (kiểu mất đêxiben) và nối liền các điểm lại bằng bút chì xanh.

Điếc càng nặng thì số đêxiben càng lớn va đường biểu đồ càng xuống thấp. Sau đó chúng ta tìm các ngưỡng của đường cốt đạo tương đốỉ cũng ở các tần số bằng cách đặt ống rung vào xương chũm bên bệnh và đat ống gây ù ở tai đối diện. Chúng ta ghi kết quả vào bảng thính lực bằng bút chì đỏ, cuối cùng chúng ta tìm các ngưỡng của đường cốt đạo tuyệt đối bằng cách đặt ống rung vào xương chũm, ống ù vào tai đối diện và bảo bệnh nhân bịt kín lỗ tai có ống rung lại.

Chúng ta ghi kết quả vào bảng thính lực đồ và vẽ biểu đồ bằng bút chì đỏ, nét chấm.

Kết quả của đo thính lực là chúng ta có ba đường biểu đồ:

Đường khí đạo C A (biểu hiện bằng đường liên tục)

Đường cốt đạo tương đối COR (màu đậm nét).

Đường cốt đạo tuyệt đối COA (màu nét chấm).

Xu hướng hiện nay, chỉ đo cốt đạo tương đối (biểu diễn bằng đường chấm). Qui ước: dùng bút đỏ để vẽ thính lực đồ tai P và bút xanh để vẽ thính lực đồ tai T.

Chúng ta đựa vào hình dáng, vị trí và sự tương quan của ba đường biểu đồ này để đánh giá mức độ điếc và phân loại điếc.

Điếc tai giữa hay điếc dẫn truyền:

Đường khí đạo CA bị tut xuống dưới đường cốt đạo tương đối COR, ở các đoạn tương xứng với giọng trầm (128) và giọng cao (4096) còn giọng trung (l024) tương đối đứng vững.

Đường cốt đạo tương đối COR có hơi tụt xuống chút ít đo tăng vài đêxiben ở vùng giọng thấp và không thay đổi Ở vùng giữa, vùng cao, tức là vẫn ở gán mức không đêxiben.

Đường COR vẫn ở trên đường khí đạo CA. Vì vậy nên người ta gọi là Rinơ âm tính trên thính lực đồ.

Đường cốt đạo tụyệt đối COA không thay đổi tức là vẫn ở trên mức 0 độ 5 đêxiben ở vùng thấp. Trong trường hợp điếc tai giữa lâu ngày, đường cốt đạo có thể bị tụt xuống dưới số không, năm đến mười đêxiben nhưng vẫn nằm ngang.

Trong trường hợp có cứng khớp xương bàn đạp, hai đường cốt đạp COR và COA chập lại với nhau ngay ở vùng lần số thấp; chỉ số Sulivan (Sullivan) là 0. Chỉ số Sulivan là tổng cộng khoảng cách giữa đường cốt đạo COR và COA ở ba tần số: 512, 1024, 2048. Bình thường chỉ số này phải trên 20 đêxiben.

Nguyên nhân của điếc tai ngoài và tai giữa thường là do ráy tai, do viêm tai giữa, do tắc vòi ơxlasi, do thủng nhĩ, do cứng khớp tiểu cốt…

Điếc tai trong hay điếc tiếp nhận

Điếc tai trong thường ở mức độ khá cao.

Đường khí đạo CA ít bị giảm ở phần trầm trái lại sang giọng cao, nó tụt xuống rất nhanh (trên 60 đêxiben). Đường khí đạo CA tốt hơn đường cốt đạo COA (đường CA ở trên đường COR) do đó người ta gọi là Rinơ dương tính trên thính lực đồ.

Đường cốt đạo tương đối COR tượng trưng cho giá trị của mê nhĩ luôn luôn bị hạ thấp, nhất là ở vùng tần số cao, song song với đường khí đạo CA.

Thí dụ: mất 50 đêxiben ở 4096, 60 đêxiben ở 8192. Thỉnh thoảng lại có những lỗ thính giác tức là những tần số mà cốt đạo không tiếp thu được mặc dù chúng ta tăng cường độ lên đến tối đa.

Ở những “lỗ thính giác” này khí đạo có thể còn nghe được. Nhìn chung, chúng ta thấy đường cốt đạo tương đối bị cụp xuống ở vùng tần số cao.

Chúng ta nghĩ đến thương tổn tai trong khi thấy COR bị mất trên 10 đêxiben ở tần số 512, trên 20 đêxiben ở tần số 1024, 2048 và 4096. Tai không nghe được tần số 8192.

Đường cốt đạo tuyệt đối COA cũng bị giảm nhiều và nằm ở trên đường cốt đạo COR độ 10 đêxiben ởvùng tần số thấp. Nhưng đến vùng tần số cao thì hai đường cốt đạo trùng với nhau.

Trong trường hợp điếc tai trong người ta còn làm thêm nghiệm pháp “hồi thính” hay đuổi bắt (recrutcmenl) để định khu thương tổn. Nếu điếc tai trong mà có “hồi thính” thì thương tổn khu trú Ở ốc tai (loa đạo). Nếu điếc tai trong mà không có “hồi thính” thì thương tổn khu trú ở dây thần kinh số VlII hoặc ở trung ương.

Nguyên nhân của điếc tai trong thường ra viêm màng não, viêm não, viêm dây thần kinh, giang mai, nhiễm độc do streptomyxin, salixylat natri, quinin, chảy máu mê nhĩ, u dây thần kinh số VIII..

Điếc hỗn hợp

Đường khí đạo CA bị giảm nhiều ở hai đầu tức là ở vùng tần số cao và tần số thấp. Những tần số trung bình như 512, 1034, còn nghe được khá. Đường CA ở dưới đường cốt đạo COR.

Khoảng cách giữa đường khí đạo CA và đường cốt đạo COR rất lớn (khoảng 60 đêxiben)..

Đường cốt đạo tương đối COA bị giảm ít ở vùng tần số thấp (128, 256) và trung bình (512, l024).

Bài viết Khám chức năng nghe phát hiện bệnh điếc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kham-chuc-nang-nghe-phat-hien-benh-diec-4846/feed/ 0
Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA https://benh.vn/xit-hong-plasmakare-h-spray-cho-be-tu-06-thang-het-ho-viem-hong-viem-va-81431/ https://benh.vn/xit-hong-plasmakare-h-spray-cho-be-tu-06-thang-het-ho-viem-hong-viem-va-81431/#respond Wed, 11 Oct 2023 04:00:45 +0000 https://benh.vn/?p=81431 Mẹ đang lo lắng khi con nhỏ bị ho, viêm họng, viêm VA…nhưng có quá ít sự lựa chọn an toàn và hiệu quả cho trẻ từ 06 tháng tuổi thì bài viết này sẽ dành cho mẹ. Chuyên gia từ Benh.vn sẽ giới thiệu đến mẹ sản phẩm xịt họng PlasmaKare H-spray – một […]

Bài viết Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mẹ đang lo lắng khi con nhỏ bị ho, viêm họng, viêm VA…nhưng có quá ít sự lựa chọn an toàn và hiệu quả cho trẻ từ 06 tháng tuổi thì bài viết này sẽ dành cho mẹ. Chuyên gia từ Benh.vn sẽ giới thiệu đến mẹ sản phẩm xịt họng PlasmaKare H-spray – một giải pháp tại chỗ hạn chế kháng sinh và đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ từ 06 tháng tuổi

Vậy Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho cả gia đình có thành phần, công dụng ra sao và những bệnh lý nào ở trẻ nên dùng sản phẩm này. Cùng tìm hiểu ngay.

xit-hong-plasmakare-h-spray

Thành phần đặc biệt an toàn cho trẻ từ 06 tháng tuổi

Xịt họng PlasmaKare H-spray là một trong số rất ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn sử dụng cho trẻ 06 tháng tuổi. Để đạt tiêu chuẩn khắt khe trên, thành phần của sản phẩm được lựa chọn có chất lượng cao nhất gồm nguyên liệu sát trùng chuyên sâu – Sanicompound, Carrageenan và chiết xuất lá thường xuân nhập khẩu châu Âu.

Sanicompound – Chất sát trùng thế hệ mới chuyên sâu cho trẻ nhỏ

Hoạt chất sát trùng Sanicompound được các nhà khoa học VINNOVA nghiên cứu và phát triển chuyên sâu cho trẻ nhỏ. Sanicompound là phức hệ đặc biệt của kẽm và đồng theo tỷ lệ tương thích với nhu cầu của cơ thể. Do đó, dung dịch xịt họng PlasmaKare H-spray được nuốt, ion kẽm và đồng giải phóng và đi vào cơ thể với tỷ lệ vàng và được hấp thu hoàn toàn và không gây hại cho cơ thể.

Không chỉ là chất sát trùng thế hệ mới hiệu quả trên virus, vi khuẩn, bi nấm, Sanicompound sau hấp thu sẽ giải phóng kẽm và đồng được hấp thu và tham gia vào quá trình hình thành các enzym và củng cố bộ máy miễn dịch của cơ thể.

Dịch chiết lá thường xuân chống viêm, giảm ho, sạch đờm

Chỉ loại dịch chiết lá thường xuân nhập khẩu châu Âu với chất lượng tốt nhất mới được lựa chọn sử dụng trong dung dịch xịt họng PlasmaKare H-spray.

Lá thường xuân được dùng rộng rãi tại châu Âu cho trẻ sơ sinh. Dịch chiết lá thường xuân chứa chất kháng viêm tự nhiên vừa an toàn, vừa giúp làm giảm sưng đau họng, là dịu cơn ho và góp phần làm loãng và làm sạch đờm đặc bị vướng trong họng.

thanh-phan-xit-hong-plasmakare-h-spray-1
Xịt họng PlasmaKare H-spray gồm các thành phần cao cấp an toàn cho trẻ từ 6 tháng

Carrageenan ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập

Carrageenan là hoạt chất kháng virus nổi bật và được dùng rộng rãi trong đại dịch covid 19. Trong nghiên cứu đa trung tâm tại 10 bệnh viện ở agentina trên những cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc covid, Carrageenan được chứng minh làm giảm tỷ lệ mắc covid ở cán bộ y tế lên đến 5 lần so với sử dụng nước muối sinh lý.

Trong xịt họng PlasmaKare H-spray, Carrageen nan được sử dụng giúp tạo 1 màng bảo vệ hoàn hảo vừa ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập và lưu giữ các hoạt chất giúp kéo dài tác dụng và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.

carrageenan-tu-tao-do-trong-xit-mui-xoang-plasmakare-x-spray
carrageenan được chứng minh giúp ngăn ngừa virus xâm nhập hiệu quả

Dung dịch chiết lựu và axit hyaluronic phục hồi niêm mạc, niêm dịch tự nhiên

Ngoài các thành phần chính, xịt họng PlasmaKare H-spray có bổ sung dịch chiết lựu và axit hyaluronic. Đây là những thành phần đặc biệt tham gia vào quá trình phục hồi niêm mạc và niêm dịch tự nhiên của họng miệng.

Là công thức duy nhất chứa axit hyaluronic và dịch chiết lựu, xịt họng PlasmaKare H-spray được đánh giá cao và là lựa chọn hàng đầu trong dự phòng nhiễm trùng hô hấp trẻ nhỏ của các chuyên gia y tế.

Xịt họng 3 tác động toàn diện lên các vấn đề đường hô hấp

PlasmaKare H-spray là xịt họng cho bé đầu tiên và duy nhất tạo ra 03 tác động toàn diện trong phòng ngừa và điều trị Covid 19, cụ thể: ChốngBảo vệ Phục hồi

  • Xịt họng PlasmaKare H-spray diệt khuẩn trong 60s: Nghiên cứu tại viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy PlasmaKare H-spray diệt virus, vi khuẩn trong 60s ở nồng độ sử dụng.
  • Hiệu quả giảm ho, dịu họng, sạch đờm và khả năng làm lành loét vượt trội: Sau khi xịt, một lớp màng bảo vệ chứa các hoạt chất chống viêm bao phủ toàn bộ niêm mạc họng, tạo tác dụng chống viêm tại chỗ và tức thì. Nhờ đó, ngay sau khi xịt họng PlasmaKare H-spray, bạn sẽ thấy cổ họng dễ chịu, giảm ho và giảm vướng đờm trong cổ.
  • Phục hồi niêm mạc họng miệng, giảm tái phát viêm đường hô hấp mãn tính: Viêm nhiễm lâu ngày dẫn đến tổn thương niêm mạc họng, lớp niêm dịch mỏng. Lớp niêm mạc, niêm dịch tổn thương làm giảm khả năng chống lại tác nhân gây bệnh khiến viêm nhiễm tái phát và tạo vòng tròn bệnh lý dai dẳng. Nhờ cơ chế dưỡng ẩm và phục hồi đặc biệt, xịt họng PlasmaKare H-spray giúp tái tạo lớp niêm mạc, niêm dịch tại họng góp phần quan trọng ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.

xit-hong-plasmakare-h-spray-3

Khi nào nên dùng Xịt họng PlasmaKare H-spray

Với tác động toàn diện Chống – Bảo vệ – Phục hồi, xịt họng PlasmaKare HSpray, xịt họng cho bé, xịt họng con hươu được khuyên dùng trong nhiều trường hợp như:

  • Viêm họng, viêm amidan, viêm VA cấp và mãn tính
  • Dùng sau các đợt viêm đường hô hấp cấp và mãn tính để phục hồi niêm mạc, niêm dịch.
  • Trẻ em hoặc người lớn ho dai dẳng lâu ngày, đặc biệt ho do virus
  • Sử dụng dự phòng trong các vùng có dịch do virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp hoặc trong các đợt giao mùa

Đặc biệt, sử dụng xịt họng PlasmaKare H-spray cho những đối tượng đặc biệt như trẻ từ 06 tháng tuổi, phụ nữ có thai & cho con bú.

doi-tuong-su-dung-xit-hong-plasmakare-h-spray-1

Mua xịt họng cho bé PlasmaKare H-spray ở đâu chính hãng?

Giờ đây mẹ có thể dễ dàng tìm mua xịt họng PlasmaKare H-spray trực tiếp tại các nhà thuốc lớn, siêu thị mẹ và bé, phòng khám nhi uy tín hoặc mua tại các trang trực tuyến.

Hotline: 097 6648 102 hoặc 091 6648 102

Website: https://plasmakare.vn/sp/xit-hong-plasmakare-h-spray-30ml-tac-dong-kep-tu-tinh-chat-tao-do-va-sanicompound-cho-ho-hap-khoe/

Các sản phẩm xịt họng PlasmaKare H-spray chính hãng với đầu xịt 360 độ cao cấp hiện được bán với giá 150.000 chai 30ml.

Phòng và điều trị bệnh hô hấp cho trẻ cần an toàn, nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý thì hãy chọn ngay Xịt họng PlasmaKare H-spray mẹ nhé. 

Bài viết Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xit-hong-plasmakare-h-spray-cho-be-tu-06-thang-het-ho-viem-hong-viem-va-81431/feed/ 0
Ápxe quanh amiđan https://benh.vn/apxe-quanh-amidan-3625/ https://benh.vn/apxe-quanh-amidan-3625/#respond Mon, 09 Oct 2023 04:40:03 +0000 http://benh2.vn/apxe-quanh-amidan-3625/ Áp xe quanh amidan là tình trạng nhiễm trùng gây ra hiện tượng tích mủ quanh amidan. Đây là biểu hiện nặng của nhiễm trùng tại amidan và cần điều trị sớm. 1. Khái niệm Ápxe quanh amiđan Khoảng quanh amiđan là khoảng liên kết lỏng lẻo nằm giữa amiđan và thành bên họng. Khoảng […]

Bài viết Ápxe quanh amiđan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Áp xe quanh amidan là tình trạng nhiễm trùng gây ra hiện tượng tích mủ quanh amidan. Đây là biểu hiện nặng của nhiễm trùng tại amidan và cần điều trị sớm.

ap-xe-quanh-amidan-mu

1. Khái niệm Ápxe quanh amiđan

Khoảng quanh amiđan là khoảng liên kết lỏng lẻo nằm giữa amiđan và thành bên họng. Khoảng này khi bị nhiễm trùng gây nên tích mủ gọi là ápxe khoảng quanh amiđan, ápxe quanh amiđan thường xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, sau viêm amiđan hay do biến chứng mọc răng khôn. Vi khuẩn gây bệnh có thể cả kị khí và hiếu khí, trong đó hay gặp là liên cầu tan huyết bêta nhóm A.

Nếu ápxe quanh amiđan không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng có thể lan đến khoảng bên họng, khoảng sau họng, trung thất và phổi. Sự sưng nề có thể đẩy amiđan vào đường giữa và lưỡi gà từ đường giữa sang bên đối diện làm hẹp đường thở, trong những trường hợp nặng có thể gây ra khó thở, nhiễm trùng huyết.

2. Triệu chứng áp xe quanh amidan

Triệu chứng của áp xe quanh amidan tương đối đặc trưng với biểu hiện sốt, nóng, đau họng, amidan sưng, đỏ, có mủ trắng….

Triệu chứng áp xe quanh amidan toàn thân

  • Sốt, gai rét
  • Đau họng lan lên tai, nuốt khó, nước bọt chảy nhiều, hơi thở hôi.
  • Nói khó, giọng ngậm thị
  • Khít hàm
  • Có thể có khó thở.

Khám họng áp xe quanh amidan

  • Amiđan một bên sưng to, đỏ, bề mặt amiđan có mủ.
  • Trụ trước sưng nề, phồng, lưỡi gà mọng hoặc nề trụ sau.
  • Sưng đau hạch cổ cùng bên.

Biểm hiện cận lâm sàng của áp xe quanh amidan

  • Xét nghiệm máu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
  • Xét nghiệm chất mủ quệt họng hay chọc hút mủ tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.

4. Điều trị áp xe quanh amidan

Viêm tấy quanh amiđan: kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau.

Khi đã có mủ:

  • Chích rạch dẫn lưu mủ, giữ cho vết rạch luôn mở.
  • Kháng sinh tiêm hay truyền tĩnh mạch, chống cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí, chống viêm, giảm đau.
  • Cắt amiđan khi hết dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ và toàn thân.

5. Phòng bệnh áp xe quanh amidan

  • Cần điều trị tốt những trường hợp viêm amiđan mạn tính.
  • Khi đã hình thành ápxe: cần trạch dẫn lưu sớm.

Bài viết Ápxe quanh amiđan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/apxe-quanh-amidan-3625/feed/ 0
Đau bụng ở rốn trẻ em: Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm https://benh.vn/dau-bung-o-ron-tre-em-dau-hieu-canh-bao-cac-benh-ly-nguy-hiem-86354/ https://benh.vn/dau-bung-o-ron-tre-em-dau-hieu-canh-bao-cac-benh-ly-nguy-hiem-86354/#respond Thu, 05 Oct 2023 04:29:30 +0000 https://benh.vn/?p=86354 Đau bụng ở rốn trẻ em là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ gặp phải những cơn đau bụng quanh rốn âm ỉ, khó chịu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm các kiến thức chăm sóc sức khỏe tiêu hóa và nhận mặt ngay những cơn đau bụng quanh rốn ở trẻ em nhé.

Bài viết Đau bụng ở rốn trẻ em: Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng ở rốn trẻ em là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ gặp phải những cơn đau bụng quanh rốn âm ỉ, khó chịu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm các kiến thức chăm sóc sức khỏe tiêu hóa và nhận mặt ngay những cơn đau bụng quanh rốn ở trẻ em nhé.

Nguyên nhân gây đau bụng ở rốn trẻ em

Đau bụng ở rốn trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng ở rốn trẻ em. Các rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn các thực phẩm lạ hoặc bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng, tiêu chảy, táo bón, ợ chua, đầy hơi và buồn nôn. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng này sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị y tế.
  • Căng cơ bụng: Căng cơ bụng có thể xảy ra khi bé hoạt động quá sức hoặc bị chấn thương. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng, đau khi cử động và khó thở. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng này sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị y tế.
  • Cảm lạnh hoặc cúm: Cảm lạnh hoặc cúm có thể gây ra các triệu chứng như đau họng, hắt hơi, sổ mũi và ho. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể gây ra đau bụng ở rốn. Các triệu chứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị y tế.
Dau-bung-o-ron-tre-em-dau-hieu-canh-bao-cac-benh-ly-nguy-hiem-01
Nguyên nhân đau bụng ở rốn trẻ em

Các nguyên nhân cần được điều trị y tế

  • Ruột thừa bị viêm: Ruột thừa là một cơ quan nhỏ nằm ở phía dưới bên phải bụng. Khi ruột thừa bị viêm, nó có thể gây ra đau bụng dữ dội ở rốn và lan xuống bên phải bụng. Nếu không được điều trị, ruột thừa bị viêm có thể vỡ ra, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Nó có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, buồn nôn và nôn. Trong một số trường hợp, viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu tiêu hóa hoặc thủng dạ dày.
  • Sỏi mật: Sỏi mật là các khối rắn hình thành trong túi mật. Chúng có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn. Trong một số trường hợp, sỏi mật có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm túi mật hoặc viêm đường mật.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đau khi đi tiểu và nước tiểu đục. Trong một số trường hợp, UTI có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng thận.
  • Bệnh Crohn: Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mãn tính. Nó có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt và sụt cân. Bệnh Crohn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tắc ruột hoặc thủng ruột.
  • Viêm tụy: Viêm tụy là tình trạng viêm tụy. Nó có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn. Trong một số trường hợp, viêm tụy có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết hoặc suy đa tạng.

Vì vậy nếu trẻ bị đau bụng ở rốn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.

Dau-bung-o-ron-tre-em-dau-hieu-canh-bao-cac-benh-ly-nguy-hiem-02
Chẩn đoán đau bụng ở rốn trẻ em

Tổng hợp triệu chứng nhận biết đau bụng ở rốn trẻ em

Dấu hiệu nhận biết đau bụng vùng rốn ở trẻ em có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân gây đau. Trong đó có những dấu hiệu thường gặp và những dấu hiệu lại mang lời cảnh báo bệnh lý nguy hiểm khác.

Triệu chứng đau bụng ở rốn trẻ em thường gặp

Đau bụng ở rốn trẻ em thường có các triệu chứng và vị trí đau phổ biến như sau:

  • Đau bụng quanh rốn trẻ em: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của đau bụng vùng rốn ở trẻ em. Đau bụng có thể là âm ỉ, dữ dội, hoặc nhói.
  • Đau bụng có thể tăng lên khi bé di chuyển, ho, hoặc hắt hơi: Đây là dấu hiệu cho thấy đau bụng có thể do một tình trạng nghiêm trọng. nó có thể cảnh báo ruột thừa bị viêm hoặc tắc ruột.

Các triệu chứng đi kèm có thể giúp xác định nguyên nhân gây đau. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Tiêu chảy: Đây là triệu chứng phổ biến của các rối loạn tiêu hóa, như nhiễm trùng đường ruột.
  • Táo bón: có thể gây đau bụng ở rốn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Ợ chua: có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản.
  • Buồn nôn và nôn: Đây có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, như nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, hoặc tắc ruột.
  • Sốt: Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, viêm, hoặc bệnh mãn tính.
  • Khó thở: Khó thở có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như tắc ruột hoặc viêm tụy.
  • Đau khi đi tiểu: Đau khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Dau-bung-o-ron-tre-em-dau-hieu-canh-bao-cac-benh-ly-nguy-hiem-03
Triệu chứng đau bụng ở rốn của trẻ em

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi đau bụng vùng rốn ở trẻ em

Những cơn đau bụng dữ dội hoặc đau quặn bụng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng như ruột thừa bị viêm hoặc tắc ruột. Kèm theo đó, trẻ có thể có thêm các dấu hiệu khác như:

  • Sốt cao trên 38 độ C: Sốt cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Buồn nôn và nôn kéo dài: Buồn nôn và nôn kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như tắc ruột hoặc viêm tụy.
  • Mệt mỏi, mệt lả: Mệt mỏi, mệt lả người có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết hoặc suy đa tạng.
  • Khó thở: Khó thở có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như tắc ruột hoặc viêm tụy.
  • Đau khi đi tiểu: Đau khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau bụng lan xuống bụng dưới bên phải: Đau bụng lan xuống bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của ruột thừa bị viêm.

Những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng, cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Chẩn đoán đau bụng ở rốn trẻ em

Chẩn đoán đau bụng quanh rốn ở trẻ em thường được thực hiện dựa trên khám lâm sàng và các xét nghiệm bổ sung.

Khám lâm sàng : Khám lâm sàng là bước quan trọng để chẩn đoán đau bụng quanh rốn ở trẻ em. Thông qua khám lâm sàng, bác sĩ có thể thu thập các thông tin cần thiết về tình trạng của bé, bao gồm:

Thời gian bắt đầu đau bụng: Đau bụng cấp tính thường là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như ruột thừa bị viêm. Đau bụng mãn tính thường là dấu hiệu của các bệnh lý mãn tính như bệnh Crohn.

Tình trạng đau bụng: Đau bụng âm ỉ thường là dấu hiệu của các bệnh lý mãn tínhnhư bệnh Crohn. Đau bụng dữ dội thường là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng, như viêm ruột thừa, viêm ruột…

Các triệu chứng đi kèm: Các triệu chứng đi kèm có thể giúp xác định nguyên nhân gây đau bụng. Ví dụ, tiêu chảy và nôn mửa thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Khám vùng bụng

Khám bụng là bước quan trọng khác để chẩn đoán đau bụng quanh rốn ở trẻ em. Bác sĩ sẽ khám bụng của bé để tìm các dấu hiệu của bệnh lý, bao gồm:

  • Đau bụng: Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất của đau bụng quanh rốn ở trẻ em.
  • Sưng tấy: Sưng tấy ở bụng có thể là dấu hiệu của viêm hoặc nhiễm trùng.
  • Viêm: Viêm ở bụng có thể là dấu hiệu của viêm hoặc nhiễm trùng.
  • Khối u: Khối u ở bụng có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc các bệnh lý khác.

Xét nghiệm bổ sung

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện nhiễm trùng, viêm, hoặc các bệnh lý khác. Ví dụ, xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện bạch cầu cao, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân có thể giúp phát hiện nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Siêu âm bụng: Siêu âm bụng có thể giúp phát hiện các bất thường ở các cơ quan trong ổ bụng, chẳng hạn như ruột thừa bị viêm.
  • Chụp X-quang bụng: Chụp X-quang bụng có thể giúp phát hiện các bất thường ở các cơ quan trong ổ bụng, chẳng hạn như tắc ruột.

Điều trị đau bụng ở rốn trẻ em

Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn của trẻ em. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp cho từng nhóm bệnh.

Đau bụng ở rốn trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các nguyên nhân phổ biến như rối loạn tiêu hóa, căng cơ bụng, và các nguyên nhân nghiêm trọng hơn như ruột thừa bị viêm, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh Crohn, và viêm tụy. Điều trị đau bụng ở rốn trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau.

Điều trị đau bụng ở rốn trẻ em do rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em. Rối loạn tiêu hóa thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng, bao gồm:

  • Cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo, súp, và rau củ hấp.
  • Tránh cho bé ăn các thực phẩm gây khó tiêu, chẳng hạn như đồ chiên rán, đồ ăn cay, và đồ uống có ga.
  • Chườm nóng lên bụng của trẻ có thể giúp giảm bớt đau và co thắt. Bạn có thể dùng một chai nước nóng hoặc túi chườm nóng.

Điều trị đau bụng do căng cơ bụng

Căng cơ bụng có thể xảy ra khi bé hoạt động quá sức hoặc bị chấn thương. Căng cơ bụng thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng, bao gồm:

  • Cho bé nghỉ ngơi.
  • Chườm nóng lên bụng của bé.
  • Cho bé uống các thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Dau-bung-o-ron-tre-em-dau-hieu-canh-bao-cac-benh-ly-nguy-hiem-04
Điều trị đau bụng ở rốn trẻ em

Điều trị đau bụng do các nguyên nhân nghiêm trọng

Ruột thừa bị viêm, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh Crohn, và viêm tụy là các nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em. Các tình trạng này cần được điều trị y tế để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

  • Viêm, đau ruột thừa: Ruột thừa bị viêm là một tình trạng cấp tính cần được phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng có thể được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc kháng acid, hoặc thuốc ức chế bơm proton.
  • Sỏi mật: Sỏi mật có thể được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau, hoặc phẫu thuật để lấy sỏi mật.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Bệnh Crohn: Bệnh Crohn là một bệnh mãn tính cần được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, hoặc phẫu thuật.
  • Viêm tụy: Viêm tụy là một tình trạng cấp tính cần được điều trị tích cực, bao gồm truyền dịch, thuốc giảm đau, và thuốc kháng viêm.

Qua bài viết trên, bạn có thể nhận thấy đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là dấu hiệu “cảnh báo nguy hiểm” mà hệ tiêu hóa non nớt của trẻ gửi đến cha mẹ. Do đó, khi trẻ em đau bụng ở rốn, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Từ đó xác định nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em và các  phác đồ điều trị kịp thời.

Bài viết Đau bụng ở rốn trẻ em: Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-bung-o-ron-tre-em-dau-hieu-canh-bao-cac-benh-ly-nguy-hiem-86354/feed/ 0
Ho gà ở trẻ em – nỗi ám ảnh của cha mẹ https://benh.vn/ho-ga-o-tre-em-noi-am-anh-cua-cha-me-86341/ https://benh.vn/ho-ga-o-tre-em-noi-am-anh-cua-cha-me-86341/#respond Wed, 04 Oct 2023 02:48:56 +0000 https://benh.vn/?p=86341 Ho gà ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Việc tìm hiểu về bệnh và chủ động phát hiện, điều trị sớm giúp cha mẹ bảo vệ bé yêu cùng chủ động phòng tránh bệnh và các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết Ho gà ở trẻ em – nỗi ám ảnh của cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ho gà ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Việc tìm hiểu về bệnh và chủ động phát hiện, điều trị sớm giúp cha mẹ bảo vệ bé yêu cùng chủ động phòng tránh bệnh và các biến chứng nguy hiểm. 

Tìm hiểu về bệnh ho gà ở trẻ em

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Vi khuẩn này lây lan qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện.

Nguồn lây: Nguồn lây chính của bệnh ho gà là người bệnh. Người bệnh có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi họ chưa có các triệu chứng hoặc triệu chứng chỉ mới xuất hiện.

Đường lây: Vi khuẩn Bordetella pertussis lây lan qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Những giọt nước bọt hoặc dịch tiết này có thể lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào đường hô hấp của người lành khi hít phải.

Tần suất và xu hướng nhiễm bệnh: Ho gà là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trước khi có vaccine, ho gà là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Nhờ việc tiêm chủng vaccine ho gà, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ho gà đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bệnh ho gà vẫn có thể bùng phát ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc ở những khu vực có mức độ lưu hành cao của vi khuẩn ho gà.

Ho-ga-o-tre-em-noi-am-anh-cua-cha-me-01
Tìm hiểu bệnh ho gà ở trẻ em

Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh ho gà ở trẻ em

Nguyên nhân gây ho gà ở trẻ em là do vi khuẩn Bordetella pertussis. Vi khuẩn này là một loại vi khuẩn gram âm, có hình cầu hoặc hình que, phân bố thành đám. Vi khuẩn Bordetella pertussis có thể tồn tại trong không khí trong vài giờ và có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện.

Cơ chế gây bệnh ho gà: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Bordetella pertussis bám vào các lông mao ở đường hô hấp trên, sau đó vi khuẩn giải phóng ra độc tố, làm tổn thương nhung mao, gây viêm và hoại tử. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào các phế quản nhỏ và gây ra tình trạng viêm, dẫn đến ho.

Các triệu chứng ho gà ở trẻ em

Các triệu chứng của ho gà ở trẻ em thường xuất hiện sau 5-10 ngày từ khi nhiễm trùng.

Các triệu chứng ho gà ở trẻ em điển hình

Ho khan, kéo dài: Ho là triệu chứng điển hình nhất của ho gà. Ban đầu, ho thường là ho khan, kéo dài, có thể kèm theo sốt nhẹ, chảy nước mũi,…

Khó thở, thở khò khè: Sau 1-2 tuần, ho khan sẽ chuyển sang ho có đờm kèm theo các cơn ho dữ dội, co thắt đường hô hấp, khiến trẻ khó thở và có thể tím tái. Các cơn ho này thường xảy ra vào ban đêm và có thể khiến trẻ bị nôn mửa.

Nôn mửa: Một số trẻ có thể bị nôn mửa sau khi ho.

Sốt nhẹ: Sốt nhẹ có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.

Ho-ga-o-tre-em-noi-am-anh-cua-cha-me-02
Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em

Các giai đoạn phát triển bệnh ho gà ở trẻ em

Các triệu chứng ho gà ở trẻ em có thể được phân chia thành ba giai đoạn chính:

  • Giai đoạn khởi phát (5-10 ngày đầu): Giai đoạn này, trẻ thường có các triệu chứng như ho khan, kéo dài, có thể kèm theo sốt nhẹ, chảy nước mũi,… Các triệu chứng này thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
  • Giai đoạn ho quấy (1-2 tuần): Giai đoạn này, các triệu chứng ho khan sẽ chuyển sang ho có đờm kèm theo các cơn ho dữ dội, co thắt đường hô hấp, khiến trẻ khó thở và có thể tím tái. Các cơn ho này thường xảy ra vào ban đêm và có thể khiến trẻ bị nôn mửa.
  • Giai đoạn hồi phục (1-2 tháng): Giai đoạn này, các cơn ho sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể ho khan trong một thời gian dài.

Cách phân biệt ho gà với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác

Ho gà có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như hiện tượng ho khan ở trẻ em, cảm lạnh, cúm, viêm phế quản,… Dưới đây là một số dấu hiệu giúp phân biệt ho gà với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác:

Ho gà thường kéo dài hơn so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Ho gà thường có các cơn ho dữ dội, co thắt đường hô hấp, khiến trẻ khó thở và có thể tím tái.

Ho gà thường xảy ra vào ban đêm.

Ho gà có thể gây ra nôn mửa.

Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ ho gà, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà ở trẻ em

Ho gà là một bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em dưới 1 tuổi. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

  • Viêm phổi: Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất của ho gà. Viêm phổi do ho gà có thể do vi khuẩn Bordetella pertussis hoặc do vi khuẩn khác tấn công cơ thể khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu do ho gà.
  • Thiếu oxy: Các cơn ho dữ dội của ho gà có thể khiến trẻ bị thiếu oxy. Thiếu oxy có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, tím tái, suy hô hấp,…
  • Não úng thủy: Não úng thủy là một biến chứng nghiêm trọng của ho gà. Não úng thủy xảy ra khi dịch não tủy tích tụ trong não, gây áp lực lên não. Não úng thủy có thể gây ra các triệu chứng như co giật, liệt, chậm phát triển tâm thần,…
  • Tử vong: Ho gà là một bệnh có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em dưới 1 tuổi. Tử vong do ho gà thường xảy ra do các biến chứng như viêm phổi, thiếu oxy, não úng thủy,…

Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng ho gà ở trẻ em bao gồm:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Trẻ em dưới 1 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, do đó dễ bị biến chứng khi mắc ho gà.
  • Trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ: Trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc trẻ đã tiêm chủng nhưng chưa có phản ứng miễn dịch đầy đủ có nguy cơ mắc ho gà cao hơn và dễ bị biến chứng hơn.
  • Trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),… có nguy cơ mắc ho gà cao hơn và dễ bị biến chứng hơn.

Tìm hiểu các nhóm thuốc điều trị ho gà ở trẻ em

Thuốc điều trị ho gà ở trẻ em chủ yếu là thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Bordetella pertussis, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.

Ho-ga-o-tre-em-noi-am-anh-cua-cha-me-03
Các nhóm thuốc điều trị ho gà ở trẻ em

Thuốc kháng sinh điều trị ho gà ở trẻ em

Thuốc kháng sinh được khuyến cáo sử dụng cho trẻ bị ho gà là erythromycin, azithromycin hoặc clarithromycin. Thuốc được sử dụng trong vòng 21 ngày.

  • Erythromycin: Erythromycin là một loại thuốc kháng sinh phổ rộng, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Bordetella pertussis. Thuốc được sử dụng dưới dạng viên nén, viên nang, hỗn dịch uống hoặc tiêm. Liều lượng erythromycin cho trẻ bị ho gà là 40-50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần trong ngày.
  • Azithromycin: Azithromycin là một loại thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Bordetella pertussis. Thuốc được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc hỗn dịch uống. Liều lượng azithromycin cho trẻ bị ho gà là 10-12 mg/kg/ngày, chia làm 1 lần trong ngày.
  • Clarithromycin: Clarithromycin là một loại thuốc kháng sinh macrolide, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Bordetella pertussis. Thuốc được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc hỗn dịch uống. Liều lượng clarithromycin cho trẻ bị ho gà là 15-20 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần trong ngày.

Thuốc hỗ trợ điều trị ho ở trẻ em

Ngoài thuốc kháng sinh, trẻ bị ho gà cũng có thể được sử dụng các loại thuốc khác để hỗ trợ điều trị, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: thuốc giảm đau, hạ sốt giúp giảm đau do ho, sốt do ho gà. Thuốc được sử dụng dưới dạng viên nén, viên nang, siro hoặc thuốc đạn. Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ bị ho gà là theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc giảm đau hạ sốt thường dùng cho trẻ em là Paracetamol, ibuprofen…
  • Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho giúp giảm tần suất và cường độ ho. Đây là một trong những cách trị ho ở trẻ em nhanh chóng và hiệu quả. Thuốc được sử dụng dưới dạng viên nén, viên nang, siro hoặc thuốc ho. Thuốc giảm ho ở trẻ em có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Thuốc long đờm; Thuốc long đờm giúp làm lỏng đờm, giúp trẻ dễ ho ra đờm. Thuốc được sử dụng dưới dạng viên nén, viên nang, siro hoặc thuốc ho. Thuốc long đờm có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine giúp giảm kích ứng đường hô hấp, giúp giảm ho. Thuốc kháng histamine có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, mệt mỏi.

Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc điều trị ho gà ở trẻ em cần cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cần sát sao theo dõi tình trạng của trẻ trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu trẻ có bất kỳ phản ứng bất thường nào khi sử dụng thuốc, cần ngừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Chế độ chăm sóc trẻ bị ho gà tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, trẻ bị ho gà cũng cần được chăm sóc chu đáo tại nhà để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ho gà tại nhà.

Ho-ga-o-tre-em-noi-am-anh-cua-cha-me-04
Chế độ chăm sóc trẻ bị ho gà tại nhà

Thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ bị ho gà

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho trẻ bị ho gà bao gồm các yếu tố sau:

  • Cung cấp đầy đủ năng lượng: Trẻ bị ho gà thường mệt mỏi và khó ăn, do đó cần được cung cấp đầy đủ năng lượng để nghỉ ngơi và hồi phục.
  • Cung cấp đầy đủ chất đạm: Chất đạm là thành phần quan trọng của tế bào, giúp trẻ xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa,…
  • Cung cấp đầy đủ chất béo: Chất béo giúp cung cấp năng lượng, giúp trẻ có đủ năng lượng để hoạt động. Các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu thực vật,…
  • Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại nhiễm trùng. Bổ sung thêm trái cây và rau củ trong thực đơn hàng ngày. Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào.

Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý cho thực đơn hàng ngày:

  • Thịt, cá, trứng: Đây là nguồn cung cấp protein, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B12 và kẽm dồi dào.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa:Đây sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin A, vitamin D và vitamin B12 dồi dào.
  • Trái cây và rau củ: là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Có thể cho trẻ ăn trái cây tươi, rau củ luộc, rau củ hấp,…
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe. Cha mẹ cần lưu ý những điều trên để xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Ho gà ở trẻ em – những lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ

Ngoài việc sử dụng thuốc, để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng ho gà ở trẻ em, cha mẹ cần kết hợp thêm một số biện pháp chăm sóc trẻ ho gà tại nhà:

  • Tạo không gian thư giãn cho trẻ: Trẻ bị ho gà thường mệt mỏi và căng thẳng. Do đó, cha mẹ cần tạo không gian thư giãn cho trẻ để trẻ có thể nghỉ ngơi và hồi phục. Cha mẹ có thể cho trẻ ngủ trong phòng tối, yên tĩnh, mát mẻ…
  • Kháng vi khuẩn tự nhiên: bổ sung các loại thực phẩm có tính kháng vi khuẩn tự nhiên, như tỏi, gừng, hoặc mật ong. Những loại thực phẩm này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng ho.
  • Uống đủ nước: Ho gà có thể khiến trẻ bị mất nước do mất nước qua đường hô hấp. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Giúp trẻ vệ sinh mũi, họng thường xuyên: Ho gà có thể khiến trẻ bị chảy nước mũi, đờm dãi. Do đó, cần giúp trẻ vệ sinh mũi, họng thường xuyên để loại bỏ đờm dãi, giúp trẻ dễ thở hơn.

Bên cạnh đó, để bảo vệ trẻ và phòng tránh ho gà, cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc-xin đúng lịch và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân. Nếu trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với người khác và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Bài viết Ho gà ở trẻ em – nỗi ám ảnh của cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ho-ga-o-tre-em-noi-am-anh-cua-cha-me-86341/feed/ 0
Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa https://benh.vn/huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-85347/ https://benh.vn/huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-85347/#respond Sun, 17 Sep 2023 05:25:56 +0000 https://benh.vn/?p=85347 Polyp mũi là tình trạng xuất hiện khá nhiều ở những người bệnh viêm mũi xoang mạn tính và dị ứng. Bệnh không chỉ gây tắc mũi kéo dài mà còn tiềm ẩn không ít biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc nắm bắt cách trị polyp mũi là rất cần thiết. Bài viết sau […]

Bài viết Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Polyp mũi là tình trạng xuất hiện khá nhiều ở những người bệnh viêm mũi xoang mạn tính và dị ứng. Bệnh không chỉ gây tắc mũi kéo dài mà còn tiềm ẩn không ít biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc nắm bắt cách trị polyp mũi là rất cần thiết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn.

huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-1
Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sơ lược về tình trạng polyp mũi

Polyp mũi là tình trạng xuất hiện những u nhú giả do sự thoái hóa cục bộ ở niêm mạc mũi xoang. Tình trạng này có thể gặp ở cả hốc mũi và ở xoang. Polyp mũi có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau do căn nguyên phổ biến là các bệnh mũi xoang.

Triệu chứng của polyp mũi

Triệu chứng phổ biến của polyp mũi bao gồm:

  • Tắc mũi kéo dài.
  • Xì mũi, khạc nhổ ra mủ nhầy hoặc mủ đặc.
  • Đau nhức vùng mặt quanh xoang mũi.
  • Giảm/mất khứu giác.
  • Soi mũi thấy có khối u mềm, căng nhẵn bóng, có màu hồng nhạt.

Polyp mũi được phân loại theo kích thước thành 4 độ:

  • Độ I: Khối polyp khu trú gọn trong phức hợp lỗ ngách.
  • Độ II: Khối polyp phát triển ra ngách giữa nhưng chưa vượt quá bờ tự do của cuốn giữa.
  • Độ III: Polyp vượt quá bờ tự do của cuốn giữa đến lưng cuốn dưới.
  • Độ IV: Khối polyp che kín toàn bộ hốc mũi đến tận cửa mũi sau.
huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-2
Triệu chứng của polyp mũi

Nguyên nhân của polyp mũi

Các bệnh viêm mũi xoang là nguyên nhân phổ biến nhất của polyp mũi. Ngoài ra một số rối loạn trong cơ thể cũng góp phần gây nên tình trạng này. Những nguyên nhân cụ thể của polyp mũi:

  • Viêm mũi, viêm xoang mạn tính.
  • Viêm mũi xoang dị ứng không được kiểm soát hiệu quả, viêm do vi sinh vật (nấm/vi khuẩn).
  • Bệnh hen suyễn.
  • Rối loạn vận mạch: viêm đa mạch.
  • Xơ nang: Người mắc bệnh này có xu hướng bị viêm do bạch cầu trung tính và thường bị polyp mũi nặng mà không có nguyên nhân gây dị ứng rõ ràng.
  • Bệnh u hạt bạch cầu ái toan.
huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-3
Các bệnh viêm mũi xoang là nguyên nhân phổ biến nhất của polyp mũi

Biến chứng của polyp mũi

Những triệu chứng này làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, polyp mũi thường là biểu hiện của quá trình bệnh lý tiềm ẩn như sau:

  • Polyp mũi xuất hiện gây cản trở đường dẫn lưu của xoang cạnh mũi, tạo điều kiện cho sự hình thành các u nang nhầy niêm mạc. Các u nang này có thể chèn ép lên các cấu trúc quanh xoang mũi, gây lồi mắt, nhìn đôi, nhìn mờ.
  • Mất khứu giác không hồi phục do các kết nối với mô thần kinh khứu giác bị chặn lại.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
  • Viêm tai giữa, viêm thanh quản và viêm giãn khí phế quản.

Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi đục và giảm khứu giác kéo dài, bạn nên nghĩ ngay đến polyp mũi và đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-6
Điều trị bằng thuốc xịt mũi Corticoid và thuốc chống dị ứng

Cách trị polyp mũi tại nhà theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế

Người bệnh mắc bệnh polyp mũi cần được bác sĩ tai mũi họng đánh giá để xác định nguyên nhân cơ bản, từ đó đưa ra cách điều trị polyp mũi thích hợp nhất. Những cách trị polyp mũi được thực hiện tại nhà bao gồm:

Phòng tránh và loại bỏ các tác nhân gây viêm mũi xoang, gây dị ứng

Điều trị căn nguyên là một phần quan trọng trong điều trị polyp mũi, đặc biệt là polyp mũi do các bệnh viêm mũi xoang. Các biện pháp phòng ngừa và loại bỏ nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý gây polyp mũi cụ thể như sau:

  • Dọn dẹp nhà cửa và khu vực sinh sống sạch sẽ, hạn chế bụi bặm.
  • Đeo khẩu trang và hạn chế đi đến những nơi có các yếu tố như khói bụi, phấn hoa để giảm kích ứng mũi xoang.
  • Tránh xa thuốc lá, thuốc lào.
  • Hạn chế tiếp xúc với động vật nhiều lông như chó, mèo, gia cầm.
  • Sử dụng kháng sinh để điều trị viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn mạn tính. Người bệnh polyp mũi cần lưu ý thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa vi khuẩn kháng thuốc.
huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-4
Polyp mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Điều trị bằng thuốc xịt mũi Corticoid và thuốc chống dị ứng

Cách trị polyp mũi tại nhà bằng thuốc áp dụng khi khối polyp ở độ I và độ II. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu bao gồm Corticoid và thuốc chống dị ứng. Cụ thể:

Corticoid dạng xịt mũi

Corticoid đường hít là lựa chọn đầu tay trong điều trị polyp mũi. Các thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng nghẹt mũi và làm giảm kích thước khối polyp, thậm chí có thể gây tiêu biến khối polyp ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, duy trì corticoid tại chỗ sau phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi cũng cần được thực hiện đầy đủ để hạn chế bệnh tái phát.

Thuốc xịt corticoid trong điều trị polyp mũi bao gồm Mometasone, Beclomethasone, Budesonide, Fluticasone, Flunisolide. Các thuốc này sẽ được sử dụng 2 lần/ngày và đánh giá hiệu quả mỗi vài tuần trong vòng 2 – 3 tháng.

Nhìn chung, cách trị polyp mũi bằng thuốc corticoid dạng xịt an toàn và ít gây tác dụng phụ, thường chỉ gặp chảy máu cam và loét niêm mạc mũi.

Corticoid đường uống:

Người bệnh không đáp ứng với corticoid dạng xịt sẽ được chuyển sang corticoid đường uống như Prednison, Prednisolon hay Methylprednisolon theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc đường uống cho hiệu quả tốt hơn nhưng tỷ lệ gây tác dụng phụ toàn thân cao. Vì vậy, việc tuân thủ điều trị và thông báo cho bác sĩ khi gặp các yếu tố bất lợi là rất quan trọng.

Thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch

Thuốc chống dị ứng nhóm kháng Histamin H1 được sử dụng phối hợp với Corticoid dạng xịt khi polyp xuất phát từ viêm mũi xoang dị ứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc xịt mũi co mạch ngắn ngày để giảm bớt đau nhức và làm thông mũi cho người bệnh.

huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-5
Phòng tránh và loại bỏ các tác nhân gây viêm mũi xoang, gây dị ứng

Rửa mũi xoang hỗ trợ điều trị polyp mũi

Cùng với thuốc xịt mũi Corticoid, rửa mũi xoang là cách trị polyp mũi đầu tay khác. Không chỉ vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên rửa mũi xoang trong suốt quá trình điều trị, kể cả khi đã phẫu thuật cắt bỏ khối polyp.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch rửa mũi có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây kích ứng, dị ứng, thúc đẩy thanh thải các kháng nguyên, màng sinh học và các chất trung gian gây viêm. Đây là biện pháp rẻ tiền và có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý rửa mũi với lượng nước lớn dưới áp suất thấp.

huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-7
Rửa mũi xoang hỗ trợ điều trị polyp mũi

Khi nào cần đi cắt polyp mũi?

Phẫu thuật nội soi mũi xoang cắt polyp mũi được chỉ định trong các trường hợp:

  • Khối polyp độ I, độ II không thuyên giảm khi điều trị nội khoa.
  • Khối polyp ở độ III, IV.

Các biện pháp phẫu thuật có vai trò loại bỏ tắc nghẽn do giải phẫu và phục hồi hệ thống dẫn lưu trong niêm mạc mũi xoang. Nhờ vậy, phẫu thuật giúp giảm gánh nặng viêm nhiễm của bệnh và tăng cường tác dụng của thuốc xịt xoang tại chỗ.

Phẫu thuật polyp mũi thường là phẫu thuật nội soi hoặc mở hốc xoang mũi. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ phải tiếp tục điều trị theo phác đồ sau để hạn chế polyp mũi tái phát tối đa:

Điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng sinh: sử dụng 1 đến 2 tuần.
  • Corticoid đường uống.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng.

Điều trị tại chỗ

  • Dùng thuốc co mạch.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Sau khi hồi phục tiếp tục rửa mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Corticoid dạng xịt, dùng kéo dài.
huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-8
Phẫu thuật polyp mũi phục hồi dẫn lưu mũi xoang và tăng cường tác dụng thuốc xịt

Tình trạng polyp mũi khởi phát do nhiều nguyên nhân và điều trị thường dài ngày. Do vậy, quan trọng nhất là người bệnh phải tuân thủ những cách trị polyp mũi theo hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ích cho bạn khi điều trị polyp mũi.

Bài viết Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-cach-tri-polyp-mui-hieu-qua-chuan-y-khoa-85347/feed/ 0
Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả https://benh.vn/hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-85144/ https://benh.vn/hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-85144/#respond Fri, 15 Sep 2023 07:40:39 +0000 https://benh.vn/?p=85144 Viêm họng là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như đau họng, rát họng, ho,… Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng […]

Bài viết Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm họng là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như đau họng, rát họng, ho,… Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm họng đang trở thành vấn đề đáng báo động. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Do đó cần có các biện pháp điều trị viêm họng hợp lý.

hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-4
Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Viêm họng nguyên nhân do đâu

Viêm họng là bệnh lý thường gặp, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Để điều trị viêm họng hiệu quả, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

  • Virus: Virus gây viêm họng thường lây lan qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Khi virus xâm nhập vào niêm mạc họng, chúng sẽ nhân lên và gây viêm nhiễm. Các triệu chứng viêm họng do virus thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn gây viêm họng thường lây lan qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Khi vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng, chúng sẽ bám dính và gây viêm nhiễm. Các triệu chứng viêm họng do vi khuẩn thường xuất hiện từ từ và có thể kéo dài hơn so với viêm họng do virus.
  • Các yếu tố môi trường như Khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, phấn hoa,… cũng có thể gây viêm họng do kích ứng niêm mạc hô hấp,-.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm họng, bao gồm:

  • Tiếp xúc với người bệnh: Tiếp xúc với người bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm họng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người già, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính,…
  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm họng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vitamin và khoáng chất có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm họng
hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-6
Viêm họng nguyên nhân do đâu

Viêm họng thường có triệu chứng nổi bật nào

Các triệu chứng của viêm họng thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Một số triệu chứng phổ biến của viêm họng bao gồm:

  • Đau rát cổ họng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm họng. Người bệnh có thể cảm thấy đau rát, khó chịu khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
  • Khó nuốt: Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
  • Ho: Ho có thể khan hoặc có đờm.
  • Sốt: Sốt nhẹ hoặc trung bình là triệu chứng thường gặp của viêm họng.
  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi mắc viêm họng.

Ngoài ra, một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như: Ngứa họng, Chảy nước mũi, Nổi hạch ở cổ,…

hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-7
Viêm họng thường có triệu chứng nổi bật nào

Cách điều trị viêm họng nhanh khỏi, an toàn

Để giảm tình trạng đau rát họng, viêm nhiễm, khó chịu, các biện pháp dưới đây được phối hợp sử dụng giúp giảm nhanh triệu chứng:

Biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị viêm họng tại nhà

Cách điều trị viêm họng tại nhà thường được áp dụng:

  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, giảm ho và ngứa họng.
  • Súc họng bằng nước muối, nước súc miệng kháng khuẩn để làm sạch cổ họng, giảm viêm, kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc họng.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp làm thông thoáng đường hô hấp, giảm đau rát cổ họng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  • Tăng cường đề kháng bằng cách bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, tăng cường vitamin cho cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng.
hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-1
Biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị viêm họng tại nhà

Điều trị viêm họng bằng thảo dược tự nhiên tại nhà

Các thảo dược thường được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà bao gồm:

  • Trà gừng: Trà gừng có tác dụng giảm đau, giảm viêm, giúp làm dịu cổ họng. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách đun sôi 1 củ gừng nhỏ với 250ml nước, sau đó lọc lấy nước và uống.
  • Mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm để uống hoặc ngậm mật ong nguyên chất.
  • Lá húng chanh: Lá húng chanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng. Bạn có thể sắc nước lá húng chanh để uống hoặc ngậm lá húng chanh.
  • Củ cải trắng: Củ cải trắng có tác dụng giảm ho, làm dịu cổ họng. Bạn có thể ép nước củ cải trắng để uống hoặc cắt củ cải trắng thành lát mỏng rồi ngậm.
  • Lá bạc hà: Lá bạc hà có tác dụng giảm đau, giảm viêm, giúp làm dịu cổ họng. Bạn có thể pha trà bạc hà để uống hoặc ngậm lá bạc hà.
hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-2
Điều trị viêm họng bằng thảo dược tự nhiên tại nhà

Sử dụng xịt họng PlasmaKare h-Spray điều trị viêm họng

PlasmaKare H-Spray là sản phẩm xịt họng tiên phong ứng dụng chất sát trùng thế hệ mới Sanicompound, cùng với Carrageenan từ tảo đỏ, chiết xuất lựu và Hyaluronic acid, giúp tác động toàn diện lên các bệnh lý nhiễm khuẩn tại hầu họng.

Cụ thể, PlasmaKare H-Spray có những tác dụng sau:

  • Diệt virus, vi khuẩn trong 60 giây, hạn chế kháng sinh: Chất sát trùng Sanicompound có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm hiệu quả, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ngay tại chỗ, ngăn ngừa lây lan. Ngoài ra, Sanicompound cũng an toàn tuyệt đối cho cơ thể, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
  • Chống viêm, giảm đau rát họng, dịu cơn ho và sạch đờm: Carrageenan từ tảo đỏ có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc họng, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Chiết xuất lựu giàu Ellagic acid có tác dụng chống oxy hóa, làm lành tổn thương niêm mạc họng.
  • Phục hồi niêm mạc họng miệng tổn thương, phục hồi lớp niêm dịch bảo vệ họng miệng: Hyaluronic acid giúp tăng cường tái tạo tế bào niêm mạc họng.

PlasmaKare H-Spray là sản phẩm xịt họng an toàn và hiệu quả, có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Sản phẩm có tác dụng nhanh chóng, giúp giảm đau rát họng, dịu cơn ho, sạch đờm, và hỗ trợ phục hồi niêm mạc họng miệng tổn thương.

hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-5
Sử dụng xịt họng PlasmaKare h-Spray điều trị viêm họng

Dùng thuốc điều trị viêm họng

Các thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm họng thông thường bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt không steroid (NSAIDs): ibuprofen, acetaminophen,…
  • Thuốc kháng viêm: Chymotrypsin, prednisolone, dexamethasone,…
  • Thuốc giảm ho, long đờm: codeine, dextromethorphan, ambroxol, bromhexin,…
  • Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm họng bao gồm: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Azithromycin, Clarithromycin,… Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong trường hợp viêm họng có dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Do đó cần có hướng dẫn sử dụng từ các bác sĩ để giảm thiểu tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý.
hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-3
Dùng thuốc điều trị viêm họng

Viêm họng là bệnh lý phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Để điều trị viêm họng hiệu quả, cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm họng do vi khuẩn, cần sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị viêm họng.

Bài viết Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hieu-ro-nguyen-nhan-de-co-cach-dieu-tri-viem-hong-hieu-qua-85144/feed/ 0