Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 24 Mar 2024 09:26:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 AMPICILLIN VÀ SULBACTAM https://benh.vn/thuoc/ampicillin-va-sulbactam/ Sat, 23 Mar 2024 03:00:57 +0000 http://benh2.vn/thuoc/ampicilin-va-sulbactam/ Thuốc Amipicilline là kháng sinh nhóm beta lactam kết hợp cùng Subactam là một chất chống vi khuẩn kháng kháng sinh beta lactam để giúp thuốc có hiệu quả hơn trong tiêu diệt vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn kháng thuốc. Tên chung quốc tế: Ampicillin and sulbactam. Loại thuốc: Kháng khuẩn (toàn thân). […]

Bài viết AMPICILLIN VÀ SULBACTAM đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Amipicilline là kháng sinh nhóm beta lactam kết hợp cùng Subactam là một chất chống vi khuẩn kháng kháng sinh beta lactam để giúp thuốc có hiệu quả hơn trong tiêu diệt vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn kháng thuốc.

Tên chung quốc tế: Ampicillin and sulbactam.

Loại thuốc: Kháng khuẩn (toàn thân).

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên nén 375 mg.
  • Bột pha hỗn dịch (dạng sultamicilin) 250 mg/ml để uống.
  • Bột pha tiêm (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch) 1,5 g hoặc 3 g.

Mỗi dạng chứa ampicillin và sulbactam. Trong dạng uống, ampicillin và sulbactam liên kết với nhau bằng cầu nối methylen, tạo ra sultamicilin. Sultamicilin là một ester oxymethylpenicilinat sulfon của ampicillin. Mỗi viên có chứa dạng muối tosylat tương đương với 375 mg sultamicilin (147 mg sulbactam và 220 mg ampicillin). Dạng dùng ngoài đường tiêu hóa (tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch) chứa sulbactam và ampicillin tương ứng 500 mg + 1000 mg (cho ống tiêm 1,5 g) và 1 g + 2 g (cho ống tiêm 3 g).

Cơ chế tác dụng

Natri ampicillin và natri sulbactam (ampicillin/sulbactam) là một thuốc phối hợp cố định (tỷ lệ 2: 1 ampicillin/sulbactam).

ampicillin là kháng sinh bán tổng hợp có phổ tác dụng rộng với hoạt tính kháng khuẩn tác dụng trên nhiều vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) do khả năng ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Tuy vậy, ampicillin bị beta – lactamase phá vỡ vòng beta – lactam, nên bình thường phổ tác dụng không bao gồm các vi khuẩn sản xuất enzym này.

Sulbactam là một acid sulfon penicilamic, chất ức chế không thuận nghịch beta – lactamase. Sulbactam chỉ có hoạt tính kháng khuẩn yếu khi sử dụng đơn độc. Sulbactam có hoạt tính ức chế tốt cả 2 loại beta – lactamase qua trung gian plasmid và nhiễm sắc thể.

Do sulbactam có ái lực cao và gắn với một số beta – lactamase là những enzym làm bất hoạt ampicillin bằng cách thủy phân vòng beta – lactam, nên phối hợp sulbactam với ampicillin tạo ra một tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn, giúp mở rộng phổ kháng khuẩn của ampicillin đối với nhiều loại vi khuẩn sinh beta – lactamase đã kháng lại ampicillin dùng đơn độc.

Phổ tác dụng:

Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus (cả loại sinh beta – lactamase và không sinh beta – lactamase), Staphylococcus epidermidis (cả loại sinh beta – lactamase và không sinh beta – lactamase), Staphylococcus faecalis (Enterococcus), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans.

Vi khuẩn Gram âm: Haemophilus influenzae (cả loài sinh beta – lactamase và không sinh beta – lactamase), Moraxella catarrhalis (cả loài sinh beta – lactamase và không sinh beta – lactamase), Klebsiella sp. (tất cả các loài này đều sinh beta – lactamase), Proteus mirabilis (cả loài sinh beta – lactamase và không sinh beta – lactamase), Proteus vulgaris, Providencia rettgeri và Neisseria gonorrhoeae (cả loài sinh beta – lactamase và không sinh beta – lactamase).

Vi khuẩn kỵ khí:các loài Clostridium, các loài Peptococcus, các loại Bacteroides bao gồm cả Bacteroides fragilis.

Trực khuẩn ưa khí Gram âm sinh beta – lactamase typ I (thí dụ Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter…) thường kháng lại ampicillin/sulbactam, vì sulbactam không ức chế phần lớn beta – lactamase typ I.

Vi khuẩn kháng thuốc: Tụ cầu kháng methicilin, oxacilin hoặc nafcilin phải coi là cũng kháng lại cả ampicillin/sulbactam.

Một số chủng Klebsiella, E. coli, và Acinetobacter và một số hiếm chủng Neisseria gonorrhoeae kháng lại thuốc.

Dược động học

Dược động học của cả hai thành phần trong công thức đều tương tự nhau và không thay đổi khi dùng kết hợp. Natri sulbactam không hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa nên được dùng bằng đường tiêm truyền. Mặc dù vậy, trên thị trường vẫn có dạng uống (sultamicilin).

Nồng độ đỉnh của ampicillin và sulbactam đạt được ngay khoảng 15 phút sau khi truyền tĩnh mạch ampicillin/sulbactam. Ở người lớn có chức năng thận bình thường, nồng độ đỉnh của ampicillin đạt được dao động trong khoảng 40 – 71 microgam/ml sau khi tiêm 1 g ampicillin và 0,5 g sulbactam hoặc 109 – 150 microgam/ml sau khi tiêm 1 liều 3 g (2 g ampicillin và 1 g sulbactam); nồng độ đỉnh sulbactam trong huyết thanh sau các liều đó tương ứng là 21 – 40 hoặc 48 – 88 microgam/ml. Nửa đời thải trừ trung bình trong huyết tương của cả hai thuốc xấp xỉ 1 giờ, ở người tình nguyện khỏe mạnh.

Sau khi uống, sultamicilin bị thủy phân trong khi hấp thu để cho ampicillin và sulbactam với tỷ lệ 1:1 trong tuần hoàn chung. Khả dụng sinh học của dạng uống là 80%. Thức ăn không ảnh hưởng đến khả dụng sinh học toàn thân của thuốc.

Sau khi tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch, cả hai thuốc được phân bố tốt đến các mô và dịch của cơ thể. Nồng độ hai thuốc ở tất cả các mô và dịch cơ thể đạt khoảng 53 – 100% nồng độ trong huyết tương. ở người trưởng thành có chức năng thận bình thường, thể tích phân bố (Vd) của ampicillin khoảng 0,28 – 0,331 lít/kg và của sulbactam là 0,24 – 0,4 lít/kg. Sau khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cả ampicillin và sulbactam phân bố vào dịch não tủy với nồng độ thấp, trừ khi màng não bị viêm. Cả hai thuốc đều qua được nhau thai với nồng độ tương tự nồng độ trong huyết tương. Chúng cũng phân bố vào sữa với nồng độ thấp. ampicillin liên kết với protein huyết tương khoảng 15 – 28%, còn sulbactam khoảng 38%.

Với những người có chức năng thận bình thường, khoảng 75 – 85% cả hai thuốc thải trừ qua thận dưới dạng nguyên vẹn trong vòng 8 giờ đầu sau khi tiêm thuốc và khoảng 50 – 75% sau khi uống thuốc. Nồng độ của ampicillin và sulbactam trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn khi dùng cùng với probenecid uống. ở người suy thận, nồng độ trong huyết tương của cả 2 thuốc cao hơn và nửa đời kéo dài hơn.

Chỉ định

ampicillin/sulbactam phải dành để điều trị các nhiễm khuẩn do, hoặc nghi do các vi khuẩn sinh beta – lactamase gây ra, mà một aminopenicilin dùng đơn độc không có tác dụng.

Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, bao gồm viêm xoang, viêm tai giữa và viêm nắp thanh quản, viêm phổi vi khuẩn; nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm thận – bể thận; nhiễm khuẩn trong ổ bụng hoặc bệnh phụ khoa nghi do vi khuẩn kỵ khí; viêm màng não; nhiễm khuẩn da, cơ, xương, khớp; và lậu không biến chứng.

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng cho người quá mẫn với bất kỳ penicilin nào. Cần thận trọng về khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh beta – lactam khác (ví dụ cephalosporin)

Thận trọng

ampicillin/sulbactam cũng như penicilin có thể gây ra sốc quá mẫn của thuốc nên các thận trọng thông thường với liệu pháp penicilin cần được thực hiện. Trước khi khởi đầu điều trị nên thận trọng tìm hiểu tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các thuốc khác

Do các kháng sinh, kể cả ampicillin/sulbactam, có khả năng gây viêm đại tràng màng giả, nên cần phải chẩn đoán phân biệt khi người bệnh bị ỉa chảy trong quá trình điều trị. Do người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân có tỷ lệ cao phát ban đỏ da trong quá trình điều trị bằng aminopenicilin, cần tránh sử dụng ampicillin/sulbactam cho những người bệnh này.

Cũng như các kháng sinh khác, sử dụng ampicillin/sulbactam có thể gây ra hiện tượng một số vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc, đặc biệt Pseudomonas và Candida, nên cần theo dõi thận trọng người bệnh. Nếu thấy biểu hiện bội nhiễm, cần ngừng thuốc và sử dụng các biện pháp điều trị thích hợp.

Thời kỳ mang thai

Tính an toàn của ampicillin/sulbactam trong thời kỳ thai nghén còn chưa được xác lập đầy đủ. Nghiên cứu trên quá trình sinh sản ở chuột nhắt, chuột cống và thỏ sử dụng liều cao gấp 10 lần liều sử dụng trên người, không thấy một bằng chứng nào về sự thụ tinh bất thường cũng như độc tính trên bào thai.

Thời kỳ cho con bú

Một lượng nhỏ ampicillin và sulbactam được bài tiết qua sữa, do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cho con bú. Có 3 vấn đề tiềm tàng đối với trẻ bú mẹ: Biến đổi vi khuẩn chí ở ruột; tác dụng trực tiếp (thí dụ dị ứng…) cản trở phân tích kết quả nuôi cấy khi trẻ sốt cần làm xét nghiệm.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

ampicillin/sulbactam nhìn chung được dung nạp tốt. Các phản ứng có hại sau đây đã được thông báo:

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Tiêu hoá: Ỉa chảy (3%).
  • Da: Phát ban (2%).
  • Tại chỗ: Ðau tại vị trí tiêm: 16 % (tiêm bắp) và 3% (tiêm tĩnh mạch).
  • Tim mạch: Viêm tĩnh mạch huyết khối (3%).

Ít gặp, 1/1000 <ADR <1/100

  • Toàn thân: Mẩn ngứa, buồn nôn, nôn, nhiễm Candida, mệt mỏi, đau đầu, đau ngực, phù.
  • Tiêu hóa: Viêm dạ dày, viêm đại tràng màng giả.
  • Quá mẫn: Mày đay, hồng ban đa dạng, sốc phản vệ.
  • Huyết học: Giảm bạch cầu hạt.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

ADR phổ biến nhất được thông báo là những phản ứng quá mẫn bao gồm ỉa chảy, ngứa, phát ban… Phải ngừng thuốc và có thể điều trị các phản ứng này bằng thuốc kháng histamin và nếu cần, corticosteroid tác dụng toàn thân.

Phản ứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong (sốc phản vệ) có thể xảy ra và cần phải điều trị cấp cứu bằng adrenalin, oxygen, tiêm tĩnh mạch corticosteroid, truyền dịch tĩnh mạch và dùng thuốc tăng huyết áp nếu cần, giữ thông đường hô hấp kể cả việc đặt nội khí quản.

Viêm đại tràng màng giả nhẹ thường khỏi khi ngừng thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Uống: Viên nén và bột để pha hỗn dịch

  • Người lớn và trẻ em trên 30 kg: Uống 375 – 750 mg/lần, hai lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 30 kg: Uống 25 – 50 mg/kg/ngày, chia làm hai lần.
  • Trị lậu không biến chứng: Uống liều duy nhất 2,25 g (6 viên 375 mg) cùng với 1 g probenecid.

Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch:

Liều dùng có thể được tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 10 – 15 phút hoặc có thể được pha loãng với 50 – 100 ml dịch pha loãng tương hợp để truyền tĩnh mạch trong vòng 15 – 30 phút.

Thuốc có thể được tiêm bắp sâu sau khi hòa tan với 3,2 ml (đối với lọ 1,5 g) hoặc 6,4 ml (đối với lọ 3 g) nước cất để tiêm hoặc dung dịch lidocain hydroclorid 0,5% hay 2%.

Liều cho người lớn là 1,5 g (1 g ampicillin và 0,5 g sulbactam dưới dạng muối natri) đến 3 g (2 g ampicillin và 1 g sulbactam dưới dạng muối natri) cứ 6 giờ một lần.

Tổng liều của sulbactam không vượt quá 4 g/ngày.

Liều sử dụng tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn như sau:

Trị lậu không biến chứng: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 1,5 g hoặc 3 g hoặc phối hợp với uống 1 g probenecid.

Liều tiêm cho trẻ em:

Mặc dù độ an toàn và tính hiệu quả của ampicillin/sulbactam ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác lập, có thể tiêm 100 mg ampicillin + 50 mg sulbactam/ngày cho trẻ, chia thành các liều nhỏ, tiêm cách nhau 6 – 8 giờ. Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi trở xuống có thể sử dụng liều hàng ngày tương tự, nhưng chia thành liều nhỏ, tiêm cách nhau 12 giờ.

Ở cả người lớn và trẻ em, điều trị uống hoặc tiêm thường tiếp tục cho tới khi hết sốt 48 giờ. Thời gian điều trị thường từ 5 – 14 ngày, nhưng có thể kéo dài nếu cần.

Liều dùng ở người bệnh suy thận: Liều dùng và khoảng cách liều cần được điều chỉnh theo mức độ suy thận, độ trầm trọng của nhiễm khuẩn và chủng gây bệnh. Liều khuyến cáo ở người bệnh suy thận và khoảng cách liều dựa trên độ thanh thải creatinin, có thể tính từ creatinin huyết thanh theo công thức sau:

Với nam giới

Thể trọng (kg) x (140 – số tuổi)
Clcr (ml/phút) = ———————————————

72 x creatinin huyết thanh (mg/dl)

Với nữ giới: 0,85 x giá trị trên

Tương tác thuốc

Cả ampicillin và sulbactam đều tương kỵ rõ rệt về mặt lý – hóa với aminoglycosid và có thể làm mất hoạt tính của aminoglycosid in vitro.
Probenecid uống ức chế cạnh tranh sự thải trừ của cả ampicillin và sulbactam qua ống thận, do đó kéo dài và làm tăng nồng độ của cả hai thuốc trong huyết thanh.

Sự gia tăng tần suất phát ban trên người bệnh có acid uric máu cao đang được điều trị đồng thời bằng alopurinol và ampicillin đã được thông báo.

ampicillin được thông báo là có ảnh hưởng đến xét nghiệm tìm glucose trong nước tiểu bằng phương pháp đồng sulfat (Clinitest), nhưng không ảnh hưởng đến xét nghiệm bằng phương pháp glucose oxydase (Clinistix).

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản lọ nguyên vẹn chứa bột thuốc để pha tiêm, màu trắng hoặc trắng ngà ở 300C hoặc thấp hơn. Dung dịch để tiêm bắp nên được sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi pha. Thời gian sử dụng các dung dịch đã pha loãng khác nhau để truyền tĩnh mạch như sau:

Phải bảo quản hỗn dịch để uống sau khi pha trong tủ lạnh và loại bỏ sau 14 ngày.

Tương kỵ

Sulbactam natri tương hợp với tất cả các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, nhưng ampicillin thì kém bền vững hơn trong các dung dịch chứa dextrose hoặc các carbohydrat khác. Không nên pha trộn dung dịch có ampicillin với các chế phẩm của máu hoặc dịch đạm thủy phân. ampicillin tương kỵ với các aminoglycosid, nên không được trộn chung trong cùng một bơm tiêm hoặc bình chứa.

Quá liều và xử trí

Các phản ứng thần kinh, kể cả co giật có thể xuất hiện khi nồng độ beta – lactam cao trong dịch não tủy. ampicillin và sulbactam có thể được loại bỏ ra khỏi tuần hoàn chung bằng thẩm phân máu, quá trình này có thể làm gia tăng sự thải trừ của thuốc trong trường hợp quá liều ở những người bệnh suy thận.

Bài viết AMPICILLIN VÀ SULBACTAM đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
UNASYN https://benh.vn/thuoc/unasyn/ Mon, 02 Oct 2023 03:10:36 +0000 http://benh2.vn/thuoc/unasyn/ Thuốc Unasyn uống trong những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy với thuốc: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm viêm xoang, viêm tai giữa và viêm amiđan; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm viêm phổi và viêm phế quản do vi khuẩn; nhiễm khuẩn đường tiểu và viêm đài bể thận; […]

Bài viết UNASYN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Unasyn uống trong những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy với thuốc: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm viêm xoang, viêm tai giữa và viêm amiđan; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm viêm phổi và viêm phế quản do vi khuẩn; nhiễm khuẩn đường tiểu và viêm đài bể thận; nhiễm khuẩn da và phần mềm; nhiễm lậu cầu.

Viên nén bao phim 375 mg : hộp 10 viên.

Bột pha huyền dịch uống : hộp 1 lọ 30 ml.

Bột pha tiêm bắp, tĩnh mạch 500 mg/1 g : hộp 1 lọ bột.

Thành phần

Cho 1 viên    Sultamicilin tosylate, tính theo sultamicilin   375 mg

Cho 5 ml huyền dịch Sultamicilin base hoàn nguyên với nước, tính theo sultamicilin 250 mg

Cho 1 lọ thuốc tiêm 500 mg/1 g

Sulbactam sodium, tính theo sulbactam   500 mg

Ampicillin sodium, tính theo ampicillin   1000 mg

Dược lực

Sultamicilin là một ester đôi, trong đó ampicillin và chất ức chế bêta-lactamase sulbactam được gắn qua nhóm methylen. Về mặt hóa học, sultamicilin là ester sulphone oxymethylpenicillinate của ampicillin và có trọng lượng phân tử là 594,7.

Ở người trong quá trình hấp thu sultamicilline sẽ thủy phân cho ra sulbactam và ampicillin tỷ lệ phân tử 1:1 lưu hành trong hệ tuần hoàn. Sinh khả dụng khi sử dụng đường uống đạt tới 80% so với dùng đường tĩnh mạch liều tương đương của sulbactam và ampicillin.

Những nghiên cứu sinh hóa học với các hệ vi khuẩn không tế bào (cell-free bacterial systems) đã chứng minh sulbactam có khả năng làm bất hoạt không hồi phục phần lớn các men bêta-lactamase quan trọng của các vi khuẩn kháng penicillin. Sulbactam có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể đối với Neisseriaceae, Acinetobacter calcoaceticus, Bacteroides spp., Branhamella catarrhalis và Pseudomonas cepacia. Những nghiên cứu vi sinh học trên các dòng vi khuẩn kháng thuốc xác nhận sulbactam có khả năng bảo vệ penicillin và cephalosporin không bị vi khuẩn phá hủy và có tác dụng đồng vận rõ rệt với penicillin và cephalosporin. Do sulbactam cũng gắn với một số protein gắn kết penicillin, cho nên đối với một số dòng vi khuẩn nhạy cảm, sử dụng kết hợp sulbactam-ampicillin sẽ hiệu quả hơn là chỉ dùng một loại bêta-lactam.

Thành phần kết hợp với sulbactam trong Unasyn là ampicillin có tính năng diệt những dòng vi khuẩn nhạy với thuốc bằng cách ức chế sinh tổng hợp mucopeptide của vách tế bào.

Unasyn có phổ kháng khuẩn rộng đối với cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, gồm có Staphylococcus aureus và S. epidermidis (gồm cả những vi khuẩn đề kháng penicillin và một số vi khuẩn đề kháng methicillin), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus faecalis và các chủng Streptococcus khác, Haemophilus influenzae và parainfluenzae (cả hai dòng vi khuẩn sinh bêta-lactamase và không sinh bêta-lactamase), Branhamella catarrhalis, vi khuẩn yếm khí gồm cả Bacteroides fragilis và những vi khuẩn cùng họ, Escherichia coli, Klebsiella, Proteus gồm cả hai loại indole (+) và indole (-), Morganella morganii, Citrobacter, Enterobacter, Neisseria meningitidis và Neisseria gonorrhoeae.

Dược động học

Uống sultamicillin sau khi ăn không làm ảnh hưởng sinh khả dụng toàn thân. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của ampicillin sau khi uống sultamicillin đạt cao gấp hai lần so với dùng liều tương đương ampicillin uống. Ở người tình nguyện khỏe mạnh, thời gian bán thải (elimination half-life) của sulbactam là 0,75 giờ và của ampicillin là 1 giờ, với ưu điểm là có từ 50% tới 75% lượng thuốc thải trừ nguyên vẹn qua nước tiểu. Thời gian bán thải tăng lên ở người già và người bị suy thận. Probenecid làm giảm khả năng bài tiết qua ống thận của cả ampicillin và sulbactam. Do đó, sử dụng đồng thời probenecid và sultamicillin làm tăng và k o dài nồng độ ampicillin và sulbactam trong máu.

Sulbactam/ampicillin khuếch tán dễ dàng vào hầu hết các mô và dịch cơ thể. Thuốc ít thâm nhập vào não và dịch não tủy trừ khi có viêm màng não. Nồng độ của sulbactam và ampicillin cao trong máu sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp và cả sulbactam lẫn ampicillin đều có thời gian bán hủy khoảng một giờ. Hầu hết sulbactam/ampicillin được thải trừ nguyên vẹn qua nước tiểu.

Chỉ định

Chỉ định sử dụng Unasyn uống trong những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy với thuốc. Chỉ định điển hình là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm viêm xoang, viêm tai giữa và viêm amiđan; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm viêm phổi và viêm phế quản do vi khuẩn; nhiễm khuẩn đường tiểu và viêm đài bể thận; nhiễm khuẩn da và phần mềm; nhiễm lậu cầu.

Sultamicillin cũng có thể dùng ở những bệnh nhân cần điều trị bằng sulbactam/ampicillin sau khi đã điều trị khởi đầu bằng Unasyn tiêm.

Chỉ định sử dụng Unasyn tiêm trong những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy với thuốc. Chỉ định điển hình là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới gồm viêm xoang, viêm tai giữa và viêm tiểu thiệt, viêm phổi do vi khuẩn; nhiễm khuẩn đường tiểu và viêm đài bể thận; nhiễm khuẩn trong ổ bụng gồm viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu; nhiễm khuẩn huyết; nhiễm khuẩn da, phần mềm, xương và khớp và nhiễm lậu cầu.

Unasyn tiêm cũng có thể được dùng để dự phòng ở những bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng hoặc vùng chậu nhằm mục đích tránh nhiễm khuẩn vết thương hậu phẫu do nhiễm khuẩn phúc mạc.

Dùng dự phòng nhiễm khuẩn hậu sản trong những trường hợp chấm dứt thai kỳ chủ động hoặc mổ lấy thai. Unasyn tiêm cũng được dùng để phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu.

Chống chỉ định

Chống chỉ định ở những người có tiền căn dị ứng với nhóm penicillin.

Chú ý đề phòng và thận trọng khi dùng

Chú ý đề phòng:

Những phản ứng quá mẫn (phản vệ) trầm trọng đôi khi gây tử vong đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng penicillin. Các phản ứng này thường xảy ra ở người có tiền căn dị ứng pencicillin và/hoặc nhạy cảm với nhiều dị ứng nguyên. Đã có những báo cáo về những người có tiền căn dị ứng với penicillin có thể bị dị ứng khi dùng cephalosporin. Trước khi dùng pencicillin phải hỏi kỹ tiền căn dị ứng trước đó, đặc biệt là dị ứng với pencillin, cephalosporin, và các dị ứng nguyên khác. Khi điều trị nếu có dị ứng phải ngưng thuốc ngay và đổi sang loại thuốc khác thích hợp.

Trong những trường hợp phản ứng phản vệ nặng, cần cấp cứu ngay với adrenaline. Nếu cần cho thở oxy, tiêm steroid, làm thông đường thở bao gồm cả việc đặt nội khí quản.

Thận trọng lúc dùng:

Như với mọi kháng sinh khác, cần theo dõi liên tục các dấu hiệu của tình trạng quá sản của các vi sinh vật không nhạy với thuốc kể cả nấm. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm phải ngưng thuốc ngay và điều trị với loại thích hợp hơn.

Như với mọi thuốc có tác dụng toàn thân khác, nên kiểm tra định kỳ chức năng thận, gan và các cơ quan tạo máu trong thời gian điều trị. Điều này rất quan trọng ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ non tháng, và những trẻ nhũ nhi khác.

Sử dụng cho trẻ em:

Đường thải trừ chủ yếu của sulbactam và ampicillin sau khi uống sultamicillin là qua nước tiểu.

Vì chức năng thận ở trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, cần lưu ý khi sử dụng sultamicillin ở trẻ sơ sinh.

Lúc có thai và cho con bú

Nghiên cứu sinh sản trên thú vật thí nghiệm cho thấy thuốc không có ảnh hưởng trên khả năng sinh sản và không tác hại cho thai. Tuy nhiên, tính an toàn trong thời kì mang thai và cho con bú chưa được xác định.

Ampicillin và sultamicillin bài tiết một ít qua sữa. Do đó, nên lưu { khi sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Khi sử dụng allopurinol và ampicillin cùng lúc dễ bị nỗi mẩn đỏ hơn là chỉ dùng ampicillin đơn thuần. Cho đến nay chưa có dữ liệu để xác định tương tác thuốc giữa sultamicillin và allopurinol.

Tác dụng ngoại ý

Dạng uống:

Sultamicillin là thuốc được dung nạp tốt. Đa số các tác dụng ngoại ý nếu có xảy ra chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và sẽ dung nạp bình thường khi dùng tiếp tục.

Đường tiêu hóa: tác dụng ngoại ý thường gặp nhất là tiêu chảy hoặc đi phân lỏng. Cũng có thể buồn ói, nôn mửa, nóng rát vùng thượng vị, đau bụng/co thắt cơ bụng. Như với các kháng sinh nhóm ampicillin khác, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc hiếm khi xảy ra.

Da và cấu trúc da : đôi khi gây mẩn đỏ và ngứa.

Tác dụng ngoại ý khác: hiếm khi xảy ra như lờ đờ/buồn ngủ, mệt mỏi/khó chịu và nhức đầu.

Tác dụng ngoại ý của ampicillin hiếm khi xảy ra.

Vì bệnh nhiễm bạch cầu đơn nhân là do virus, không nên sử dụng ampicillin để điều trị. Có một tỷ lệ cao bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân bị nổi mẩn đỏ khi sử dụng ampicillin để điều trị.

Dạng tiêm:

Giống như những kháng sinh đường tiêm khác, tác dụng ngoại ý chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, nhất là khi tiêm bắp. Một số ít bệnh nhân có thể bị viêm tĩnh mạch.

Đường tiêu hóa: thường gặp là buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Da và cấu trúc da: thường gặp là nổi mẫn đỏ, ngứa và các phản ứng da khác.

Hệ tạo máu và bạch huyết: đã có báo cáo về thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan và giảm số lượng bạch cầu. Những phản ứng này có thể hồi phục khi ngưng dùng thuốc, được cho là do phản ứng nhạy cảm.

Gan: tăng tạm thời men SGOT và SGPT.

Tác dụng ngoại ý của ampicillin đôi khi có thể xảy ra.

Vì bệnh nhiễm bạch cầu đơn nhân là do virus, không nên sử dụng ampicillin để điều trị. Có một tỷ lệ cao bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân bị nổi mẩn đỏ khi sử dụng ampicillin để điều trị.

Liều lượng và Cách dùng

Dạng uống:

Liều sultamicillin khuyến cáo ở người lớn (gồm cả người già) là 375 mg tới 750 mg hai lần mỗi ngày.

Trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn ở trẻ em cân nặng dưới 30 kg, liều sultamicillin là 25-50 mg/kg/ngày chia thành hai lần tùy thuộc mức độ nhiễm khuẩn và đánh giá của bác sĩ. Đối với trẻ em cân nặng 30 kg trở lên, dùng liều như người lớn.

Cả người lớn và trẻ em, sau khi hết sốt và những dấu hiệu bất thường phải điều trị tiếp tục 48 giờ nữa. Thời gian điều trị thường là từ 5 tới 14 ngày, nhưng có thể kéo dài thêm nếu cần thiết.

Điều trị nhiễm lậu cầu không triệu chứng, dùng sultamicillin liều duy nhất 2,25 g (6 viên 375 mg). Có thể kết hợp với probenecid 1 g để kéo dài nồng độ sulbactam và ampicillin trong huyết tương.

Trường hợp nhiễm lậu cầu mà có tổn thương nghi ngờ giang mai, nên xét nghiệm bằng kính hiển vi nền đen trước khi cho điều trị bằng sultamicillin và phải xét nghiệm huyết thanh học hàng tháng ít nhất trong 4 tháng liên tiếp.

Bất cứ trường hợp nhiễm khuẩn nào do liên cầu tan huyết (hemolytic streptococci) phải điều trị ít nhất là 10 ngày để ngăn ngừa sốt thấp hoặc viêm vi cầu thận cấp.

Ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinine nhỏ hơn 30 ml/phút), khả năng thải trừ sulbactam và ampicillin cùng bị ảnh hưởng như nhau. Do đó, tỷ lệ nồng độ của hai thuốc trong huyết tương không thay đổi. Phải giảm liều và số lần dùng sultamicillin ở những bệnh nhân này giống như khi sử dụng ampicillin thông thường.

Hỗn dịch uống sau khi đã pha nếu muốn để lại dùng tiếp phải giữ lạnh và hủy bỏ nếu để lâu quá 14 ngày.

Dạng tiêm:

Unasyn tiêm có thể được dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Có thể pha thuốc như sau:

Tổng liều (g) Liều tương đương với Sulbactam-Ampicillin (g) Lọ Thể tích hòa tan (ml) Nồng độ tối đa sau khi pha (mg/ml)
1,5 0,5-1,0 Lọ 20 ml 3,2 125-250

Khi tiêm truyền tĩnh mạch, Unasyn tiêm nên được pha với nước pha tiêm vô khuẩn hoặc dung dịch thích hợp sao cho hỗn dịch sử dụng không có cặn và hòa tan hoàn toàn. Tiêm tĩnh mạch thật chậm tối thiểu là 3 phút hoặc có thể pha loãng để tiêm tĩnh mạch hay tiêm truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút. Sulbactam/ampicillin sodium cũng có thể được sử dụng bằng cách tiêm bắp sâu; nếu bị đau, có thể pha thuốc với dung dịch pha tiêm vô khuẩn lignocaine 0,5%.

Tổng liều Unasyn tiêm thường dùng từ 1,5 g tới 12 g mỗi ngày, được chia ra mỗi 6 giờ hoặc 8 giờ cho tới liều tối đa mỗi ngày của sulbactam là 4 g. Những trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ có thể chia liều mỗi 12 giờ.

Mức độ nhiễm khuẩn  Liều Unasyn tiêm mỗi ngày (g)

Nhẹ                              1,5-3 (0,5+1 đến 1+2)

Trung bình                          lên đến 6 (2+4)

Nặng  lên đến                          12 (4+8)

Liều dùng Unasyn tiêm cho hầu hết nhiễm khuẩn ở trẻ em, nhũ nhi và trẻ sơ sinh là 150 mg/kg/ngày (tương ứng với sulbactam là 50 mg/kg/ngày và ampicillin là 100 mg/kg/ngày). Ở trẻ em, nhũ nhi và trẻ sơ sinh liều thường được chia thành mỗi 6 giờ hoặc 8 giờ tương tự như dùng ampicillin thông thường. Đối với trẻ sơ sinh một tuần tuổi (đặc biệt là trẻ non tháng) liều thường được chia thành mỗi 12 giờ. Số lần tiêm trong ngày phụ thuộc vào mức độ bệnh và chức năng thận của bệnh nhân.

Sau khi bệnh nhân hết sốt và không còn những dấu hiệu bất thường phải tiếp tục dùng thêm 48 giờ nữa. Thời gian điều trị thường từ 5 đến 14 ngày nhưng có thể kéo dài hoặc dùng thêm ampicillin trong những trường hợp quá nặng.

Bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinine nhỏ hơn 30 ml/phút), khả năng thải trừ sulbactam và ampicillin cùng bị ảnh hưởng như nhau. Do đó, tỷ lệ nồng độ của hai thuốc trong huyết tương không thay đổi. Nên giảm số lần tiêm giống như khi sử dụng ampicillin ở những bệnh nhân này. Ở bệnh nhân phải hạn chế dùng sodium, khi điều trị bằng Unasyn tiêm phải lưu ý rằng trong 1500 mg Unasyn tiêm có khoảng 115 mg (5 mmol) sodium.

Để dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật, dùng từ 1,5 g đến 3 g Unasyn tiêm lúc tiền mê để thuốc đủ thời gian đạt nồng độ hiệu quả trong huyết tương và mô khi tiến hành phẫu thuật. Có thể lặp lại liều trên mỗi 6 giờ hoặc 8 giờ ; thường ngưng thuốc 24 giờ sau phẫu thuật trừ khi có chỉ định dùng thêm. Điều trị nhiễm lậu cầu không biến chứng, Unasyn tiêm có thể dùng liều duy nhất 1,5 g. Có thể đồng thời uống thêm 1 g Probenecid để kéo dài nồng độ sulbactam và ampicillin trong huyết tương.

Tính ổn định và tương hợp

Sulbactam sodium tương hợp với hầu hết dịch truyền tĩnh mạch nhưng vì ampicillin sodium (và vì vậy Unasyn tiêm) ít ổn định trong dung dịch dextrose hoặc các dung dịch chứa carbohydrate khác, không nên pha chung Unasyn với những dung dịch chứa sản phẩm từ máu hoặc ly giải đạm. Ampicillin (và vì vậy Unasyn tiêm) không tương hợp với các aminoglycoside và không nên pha trộn trong cùng một vật chứa. Dung dịch đậm đặc để tiêm bắp, sau khi pha nên dùng trong vòng một giờ. Thời gian sử dụng nếu truyền tĩnh mạch đối với những dung dịch pha thuốc khác nhau như sau:

Dung dịch pha loãng  Nồng độ sulbactam + ampicillin Thời gian sử dụng (giờ) 25oC.

Bài viết UNASYN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>