Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 05 Nov 2023 10:29:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tobradex https://benh.vn/thuoc/tobradex/ Mon, 25 Sep 2023 03:10:24 +0000 http://benh2.vn/thuoc/tobradex/ Thuốc mỡ và Huyền dịch Tobradex được chỉ định cho những tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và có chỉ định dùng corticosteroid; khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt. Các loại steroid nhỏ mắt được chỉ định trong những tình trạng viêm kết […]

Bài viết Tobradex đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc mỡ và Huyền dịch Tobradex được chỉ định cho những tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và có chỉ định dùng corticosteroid; khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.

Các loại steroid nhỏ mắt được chỉ định trong những tình trạng viêm kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu, viêm kết mạc và bán phần trước nhãn cầu. Trong các trường hợp như vậy, người ta chấp nhận nguy cơ vốn có của việc sử dụng steroid để nhằm giảm được phù nề và tình trạng viêm.

Huyền dịch nhỏ mắt: lọ 5 ml – Bảng B.

Thuốc mỡ tra mắt: tube 3,5 g – Bảng B.

Thành phần

Cho 1 ml Huyền dịch

  • Tobramycine   3 mg
  • Dexamethasone   1 mg
  • Chất bảo quản: benzalkonium chloride.
  • Tá dược: tyloxapol, edetate disodium, sodium chloride, hydroxyethyl cellulose, sodium sulfate, acid sulfuric và/hay sodium hydroxide (để điều chỉnh pH) và nước tinh khiết.

Cho 1 g thuốc mỡ

  • Tobramycine   3 m
  • Dexamethasone   1 mg
  • Chất bảo quản: chlorobutanol
  • Tá dược: dầu khoáng chất và mỡ petrolatum trắng.

Mô tả

Thuốc mỡ và Huyền dịch nhỏ mắt Tobradex (tobramycin và dexamethasone) là những dạng thuốc kết hợp kháng sinh và steroid đa liều và vô trùng dùng tại chỗ ở mắt.

Dược lý lâm sàng

Cơ chế

Corticoid làm giảm đáp ứng viêm của nhiều loại tác nhân khác nhau. Bên cạnh đó chúng có thể trì hoãn hay làm chậm liền vết thương. Vì corticoid có thể ức chế cơ chế đề kháng của cơ thể chống lại nhiễm trùng cho nên có thể sử dụng đồng thời với thuốc kháng khuẩn khi thấy rằng tác dụng ức chế đó có ý nghĩa quan trọng về mặt lâm sàng. Dexamethasone là một loại corticoid mạnh.

Phổ tác dụng của Tobramycin

Trong hỗn hợp bao gồm cả thành phần kháng sinh (tobramycin) để có tác dụng chống lại những vi khuẩn nhạy cảm. Những nghiên cứu in vitro cho thấy rằng tobramycin có tác dụng chống lại những chủng nhạy cảm của các loại vi khuẩn sau đây:

Các Staphylococcus, bao gồm S. aureus và S. epidermidis (coagulase dương tính và coagulase âm tính), kể cả những chủng đề kháng với penicillin.

Các Streptococcus, bao gồm một số loại liên cầu tan máu nhóm A, vài chủng không tan máu và một vài chủng Streptococcus pneumoniae. Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter aerogenes, Proteus mirabilis, Morganella morganii, hầu hết các chủng Proteus vulgaris, Hemophilus influenzae và một vài loại Neisseria.

Những nghiên cứu về tính nhạy cảm của vi khuẩn cho thấy rằng trong một vài trường hợp những vi khuẩn đề kháng với gentamicin vẫn còn nhạy cảm với tobramycin. Hiện nay chưa xuất hiện một quần thể vi khuẩn lớn đề kháng với tobramycin: tuy nhiên sự đề kháng của vi khuẩn có thể phát triển khi sử dụng thuốc kéo dài.

Dược động học

Chưa có số liệu về mức độ hấp thu toàn thân của thuốc mỡ và huyền dịch nhỏ mắt Tobradex. Tuy nhiên, người ta biết rằng có thể có hấp thu toàn thân đối với các thuốc dùng tại chỗ ở mắt.

Nếu cho huyền dịch nhỏ mắt Tobradex với liều lượng tối đa trong 48 giờ đầu (nhỏ hai giọt vào mỗi mắt mỗi 2 giờ) và nếu có hấp thu toàn thân hoàn toàn (điều này rất ít khả năng xảy ra) thì khi có liều lượng dexamethasone hàng ngày sẽ là 2,4 mg. Liều thay thế sinh lý thông thường là 0,75 mg/ngày. Sau 48 giờ đầu nếu cho huyền dịch nhỏ mắt Tobradex với liều 2 giọt vào mỗi mắt mỗi 4 giờ, khi đó liều dexamethasone đã cho sẽ là 1,2 mg/ngày. Dùng thuốc mỡ tra mắt Tobradex 4 lần mỗi ngày ở cả hai mắt thì liều dexamethasone là 0,4 mg/ngày.

Chỉ định

Thuốc mỡ và Huyền dịch Tobradex được chỉ định cho những tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và có chỉ định dùng corticosteroid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt. Các loại steroid nhỏ mắt được chỉ định trong những tình trạng viêm kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu, viêm kết mạc và bán phần trước nhãn cầu khi người ta chấp nhận nguy cơ vốn có của việc sử dụng steroid để nhằm giảm được phù nề và tình trạng viêm.

Chúng cũng được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm màng bồ đào trước mãn tính và tổn thương giác mạc do hóa chất, tia xạ hay bỏng nhiệt do dị vật. Việc sử dụng một loại thuốc hỗn hợp có thành phần chống nhiễm trùng được chỉ định khi nguy cơ nhiễm khuẩn nông ở mắt cao hay khi thấy có khả năng hiện diện một số vi khuẩn nguy hiểm ở mắt.

Chống chỉ định

Viêm biểu mô giác mạc do Herpes simplex (viêm giác mạc dạng cành cây), bệnh đậu bò, thủy đậu và nhiều bệnh khác của kết mạc và giác mạc do virus gây ra. Nhiễm Mycobacterium ở mắt.

Bệnh do nấm gây ra ở các bộ phận của mắt. Quá mẫn với một số thành phần của thuốc.

Tuyệt đối chống chỉ định sử dụng loại thuốc phối hợp này sau khi mổ lấy dị vật giác mạc không có biến chứng.

Liều lượng và cách dùng

Huyền dịch: nhỏ vào túi cùng kết mạc 1 hay 2 giọt mỗi 4-6 giờ. Trong 24 đến 48 giờ đầu có thể tăng liều lên đến 1 hay 2 giọt mỗi 2 giờ. Nên giảm dần số lần nhỏ thuốc khi có cải thiện các dấu hiệu lâm sàng. Thận trọng không nên ngưng điều trị quá sớm.

Thuốc mỡ: tra một lượng nhỏ (dài khoảng 1/2 inch, khoảng 1 cm) vào túi cùng kết mạc 3-4 lần/ngày.

Có thể dùng Thuốc mỡ tra mắt Tobradex trước khi đi ngủ kết hợp với huyền dịch nhỏ mắt Tobradex trong ngày. Ban đầu không nên kê toa quá 20 ml hay 8 g và không nên kê toa lại mà không có đánh giá thêm như đã phác họa ở trên trong phần Thận trọng lúc dùng.

Chú ý khi dùng

Không dùng để tiêm vào mắt. Đối với một số bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng mẫn cảm với các loại aminoglycoside sử dụng tại chỗ. Ngưng thuốc nếu xảy ra phản ứng mẫn cảm.

Sử dụng steroid kéo dài có thể dẫn đến glaucome, kèm theo tổn thương thần kinh thị giác, khiếm khuyết thị lực và thị trường và cataract dưới bao sau. Nên theo dõi nhãn áp một cách thường quy mặc dù biện pháp này khó thực hiện ở trẻ em và những bệnh nhân không hợp tác.

Sử dụng thuốc dài ngày có thể làm giảm đáp ứng của cơ thể và vì vậy tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát ở mắt. Trong trường hợp bệnh làm mỏng giác mạc hay củng mạc, đã có trường hợp thủng nhãn cầu khi sử dụng các steroid tại chỗ. Trong những bệnh nung mủ cấp tính ở mắt, các steroid có thể che lấp dấu hiệu nhiễm trùng hay làm nặng thêm nhiễm trùng hiện có.

Thận trọng lúc dùng

Nên đề phòng khả năng nhiễm nấm giác mạc sau khi sử dụng steroid kéo dài. Cũng như các chế phẩm kháng sinh khác, dùng thuốc này kéo dài có thể dẫn đến bội tăng vi sinh vật không nhạy cảm bao gồm cả nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, nên bắt đầu điều trị thích hợp. Khi cần kê toa nhiều lần, hay bất cứ khi nào khám lâm sàng thấy cần nên khám bệnh nhân với sự hỗ trợ của các dụng cụ phóng đại như đèn khe và khi cần nên nhuộm hùynh quang.

Lúc có thai

Chỉ nên sử dụng Thuốc mỡ và Huyền dịch nhỏ mắt Tobradex trong thời kỳ thai nghén nếu thấy khả năng có lợi nhiều hơn nguy cơ đối với thai.

Lúc cho con bú

Không biết được thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì có rất nhiều loại thuốc bài tiết qua sữa. Do đó nên quyết định tạm thời ngưng nuôi con bú khi sử dụng Tobradex.

Tác dụng ngoại ý

Đã xảy ra những tác dụng ngoại ý khi sử dụng những thuốc phối hợp steroid và kháng khuẩn. Những phản ứng này có thể là do thành phần steroid, thành phần kháng khuẩn hay do cả hỗn hợp. Chưa có số liệu chính xác về tần suất các tác dụng ngoại ý.

Những tác dụng ngoại ý thường gặp nhất đối với tobramycin nhỏ mắt (Tobrex) là những phản ứng độc tại chỗ đối với mắt và quá mẫn, bao gồm ngứa và phù mi mắt, và đỏ kết mạc. Những phản ứng này xảy ra chưa đến 4% số bệnh nhân. Những tác dụng ngoại ý khác chưa được báo cáo. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng thời tobramycin tại chỗ ở mắt và những kháng sinh toàn thân khác thuộc nhóm aminoglycoside thì nên thận trọng theo dõi tổng nồng độ thuốc trong huyết thanh. Những phản ứng do thành phần steroid là: tăng nhãn áp (IOP) có khả năng tiến triển đến glaucome, tổn thương thần kinh thị không thường xuyên; cataract dưới bao sau; và chậm liền vết thương.

Nhiễm khuẩn thứ phát: nhiễm khuẩn thứ phát đã có xảy ra sau khi sử dụng những thuốc chứa steroid và kháng sinh. Nhiễm nấm ở giác mạc đặc biệt dễ xảy ra sau khi sử dụng steroid dài ngày. Khi đã điều trị bằng steroid phải xem xét khả năng nhiễm nấm trong bất kỳ trường hợp nào có loét giác mạc kéo dài.

Nhiễm khuẩn thứ phát cũng xảy ra do giảm đáp ứng của cơ thể.

Bảo quản

Giữ ở nhiệt độ 46 đến 80oF (27oC).

Giữ lọ huyền dịch đứng thẳng và lắc kỹ trước khi dùng.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Bài viết Tobradex đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
CORTIBION https://benh.vn/thuoc/cortibion/ Sat, 25 Sep 2021 03:06:26 +0000 http://benh2.vn/thuoc/cortibion/ Cortibion là thuốc kê đơn do Công ty Roussel Việt Nam sản xuất. Thuốc có dạng kem bôi da, được dùng để kháng khuẩn và giảm sưng, viêm, ngứa tại chỗ trong các bệnh lý về da như nhiễm trùng ngoài da, chàm bội nhiễm, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, côn trùng […]

Bài viết CORTIBION đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cortibion là thuốc kê đơn do Công ty Roussel Việt Nam sản xuất. Thuốc có dạng kem bôi da, được dùng để kháng khuẩn và giảm sưng, viêm, ngứa tại chỗ trong các bệnh lý về da như nhiễm trùng ngoài da, chàm bội nhiễm, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn…

cortibion_thuoc

Thông tin chung thuốc Cortibion

Dạng trình bày thuốc Cortibion: Kem bôi da

Dạng đăng kí thuốc Cortibion: Thuốc kê đơn

Thành phần thuốc Cortibion: Dexamethason acetat 4 mg,  Cloramphenicol 0,16 g, Tá dược (Excipient GM 946, lanette E, methyl parahydroxybenzoat, propyl parahydroxybenzoat, propylen glycol, eutanol G) vừa đủ 8 g

Dược lực học và dược động học thuốc Cortibion

Thuốc Cortibion có dược động học và dược lực học của hai thành phần chính là Dexamethason và Cloramphenicol.

Dược lực học thuốc Cortibion

Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở nhũng vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom.

Thuốc có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin. Cloramphenicol gần như không có tác dụng đối với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít có tác dụng đối với Streptococcus pyogenos.Cloramphenicol không có tác dungjddoois với nấm. Dexamethason là fluomethylprednisolon, glucocorticoid tổng hợp.

Các glucocorticoid tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến 1 số gen được dịch mã. Các glucocorticoid cũng còn có một số tác dụng trực tiếp, có thể không qua trung gian gắn kết vào thụ thể.

Dexamethason có các tác dụng chính của glucocorticoid là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, còn tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về hoạt lực chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7 lần.

Dược động học thuốc Cortibion

Cloramphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Cloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl transferase. Cloramphenicol thải trừ chủ yếu trong nước tiểu.

Một lượng nhỏ cloramphenicol dưới dạng không đổi bài tiết trong mật và phân sau khi uống thuốc. Các corticoid được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa, và cũng được hấp thu tốt ở ngay vị trí dùng thuốc và sau đó được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể. Dexamethason qua nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa.

Dexamethason cũng liên kết với protein huyết tương (tới 77%) và chủ yếu là albumin. Thuốc được hấp thu cao ở gan, thận và các tuyến thượng thận. Chuyển hóa ở gan chậm và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, hầu hết ở dạng steroid không liên hợp.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cortibion

Thuốc Cortibion có chỉ định cho các trường hợp viêm nhiễm tại chỗ trên da và chống chỉ định cho những trường hợp mẫn cảm cụ thể.

Chỉ định thuốc Cortibion

Các bệnh ngoài da đáp ứng với corticoid tại chỗ và có bội nhiễm như: chàm, vết côn trùng cắn, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, viêm da dị ứng.

Chống chỉ định thuốc Cortibion

– Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn.

– Khớp bị hủy hoại nặng.

– Tổn thương có loét, mụn trúng cá, chứng mũi đỏ.

– Tăng cảm với dexamethason hay cloramphenicol hoặc những thành phần khác của công thức.

– Trẻ sơ sính, nhũ nhi.

Liều và cách dùng thuốc Cortibion

Thoa lớp mỏng 1-2 lần/ ngày.

Không dùng quá 8 ngày cho một đợt điều trị.

Chú ý đề phòng và thận trọng khi dùng thuốc Cortibion

Thuốc Cortibion dùng ngoài da nói chung tương đối an toàn, tuy nhiên vẫn cần phải thận trọng trong nhiều trường hợp.

Chú ý khi dùng thuốc Cortibion

– Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn.

– Khớp bị hủy hoại nặng.

– Tổn thương có loét, mụn trúng cá, chứng mũi đỏ.

– Tăng cảm với dexamethason hay cloramphenicol hoặc những thành phần khác của công thức.

– Trẻ sơ sính, nhũ nhi.

Tương tác thuốc Cortibion

Chưa ghi nhận trường hợp nào.

ĐỂ TRÁNH CÁC TƯƠNG TÁC CÓ THỂ XẢY RA, PHẢI LUÔN LUỒN BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ MỌI THUỐC KHÁC ĐANG DÙNG

Tác dụng không mong muốn của thuốc Cortibion

Nếu dùng thuốc lâu ngày, những tác dụng phụ không mong muốn có thể là:

Thường gặp: Rối loạn điện giải: hạ kali huyết, giữ natri và phù nề; Nội tiết và chuyển hóa: hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rối loạn kinh nguyệt; Cơ xương: teo cơ hồi phục, loãng xương; Tiêu hóa: nôn, ỉa chảy, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy cấp; Da: teo da, ban đỏ, rậm lông; thần kinh: mất ngủ, sảng khoái.

Ít gặp: mề đay, nhức đầu, giảm bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn.

THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ MỌI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC

Quá liều thuốc Cortibion

Vì thuốc dùng ngoài da nên chưa thấy trường hợp quá liều nào xảy ra. Trừ trường hợp người bệnh quá nhạy cảm với corticosteroid, gây bệnh lý; lúc đó cần điều trị các triệu chứng.

Giá bán của thuốc Cortibion năm 2021:

Mỗi lọ thuốc Cortibion 8g có giá bán tham khảo là 12,000 đ/lọ.

Sản phẩm này có thể có giá bán chênh lệch tùy theo thời điểm mua và địa điểm mua trên toàn quốc.

Bài viết CORTIBION đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quimodex https://benh.vn/thuoc/quimodex/ https://benh.vn/thuoc/quimodex/#respond Sun, 24 Nov 2019 16:24:36 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=70203 Quimodex được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt gây ra bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm và phòng ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở mắt. Dạng trình bày Hộp 1 lọ dung dịch nhỏ mắt 5ml Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần – Moxifloxacin […]

Bài viết Quimodex đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quimodex được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt gây ra bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm và phòng ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở mắt.

Dạng trình bày

Hộp 1 lọ dung dịch nhỏ mắt 5ml

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

– Moxifloxacin 25 mg (tương đương Moxifloxacin hydroclorid: 27,25 mg)

– Dexamethason phosphat 5 mg (tương đương Dexamethason natri phosphat: 5,5 mg)

Tá dược: Acid boric, Natri borat, Thimerosal, Dinatri edetat,Natri clorid

Dược lực học

– Moxifloxacin (Moxifloxacin hydroclorid): là một kháng sinh nhóm fluoroquinolon thế hệ thứ 4. Cơ chế tác dụng là ức chế enzym DNA gyrase và topoisomerase IV, là những enzym cần thiết cho sự sao chép, phiên mã và tu sửa ADN của vi khuẩn.

– Dexamethason (Dexamethason natri phosphat): là glucocorticoid tổng hợp , tác dụng bằng cách gắn vào thụ thể ở tế bào , chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến 1 số gen đươc dịch mã.

Dexamethason có các tác dụng chính cuả glucocorticoid là chống viêm , chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Dexamethason có tác dụng chống viêm thông qua sự giảm giải phóng acid arachidonic, ức chế sự kết dính phân tử các tế bào nội mô mạch máu, giảm tác dụng của cyclooxygenase và cytokin.Tác dụng này dẫn tới giảm giải phóng các chất trung gian hóa học gây viêm, giảm sự kết dính của bạch cầu lưu thông vào nội mô mạch máu, ngăn ngừa sự di chuyển của chúng tới các tổ chức bị viêm ở mắt. Hơn nữa ức chế cyclooxygenase sẽ làm giảm prostaglandin gây viêm, một chất được biết là gây tổn hại hàng rào máu-thủy dịch, làm cho các protein huyết tương thấm vào các tổ chức ở mắt. Về tác dụng chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7 lần.

Dược động học

Moxifloxacin hydroclorid và dexamethason natri phosphat được hấp thu với lượng rất nhỏ khi dùng qua đường nhỏ mắt

Chỉ định

– Điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt gây ra bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm.

– Phòng ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở mắt.

Chống chỉ định

– Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Bệnh nhân bị glôcôm hoặc các bệnh ở mắt có thể gây mỏng giác mạc hoặc màng cứng của mắt.

– Bệnh nhân bị bệnh ở mắt do nấm, virus hoặc khuẩn mycobacteria.

Liều và cách dùng

Liều dùng cho người lớn (bao gồm cả người cao tuổi) và trẻ em trên 2 tuổi:

– Điều trị nhiễm khuẩn ở mắt gây ra do các vi khuẩn nhạy cảm: nhỏ 1giọt/lần, 4 lần/ngày trong 7 ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Phòng ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở mắt: nhỏ 1giọt/lần, 4 lần/ngày vào bên mắt phẫu thuật, bắt đầu 1 ngày trước phẫu thuật và kéo dài thêm 15 ngày sau phẫu thuật.

+Với bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể: nhỏ thuốc ngay sau khi phẫu thuật xong.

+ Với bệnh nhân phẫu thuật khúc xạ bằng LASIK: nhỏ thuốc trong vòng 15 phút sau phẫu thuật.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Chỉ dùng tại chỗ ở mắt, không dùng để tiêm.

– Như các kháng sinh khác, khi dùng kéo dài có thể tạo ra các chủng vi sinh đề kháng, bao gồm cả nấm. Nếu có bội nhiễm xảy ra, nên ngưng dùng thuốc và áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.

– Khi dùng corticoid trong thời gian dài phải cân nhắc đến việc nhiễm nấm giác mạc.

– Bệnh nhân không nên đeo kính áp tròng khi khi điều trị bệnh ở mắt với corticoid do tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Sản phẩm chứa thimerosal, có thể gây phản ứng dị ứng.

– Đối với phụ nữ có thai: chưa có đầy đủ dữ liệu về an toàn của thuốc, vì thế không nên sử dụng thuốc này khi đang mang thai, trừ khi cân nhắc thấy lợi ích mang lại vượt trội nguy cơ của thuốc đối với thai nhi.

– Đối với phụ nữ cho con bú: không nên sử dụng thuốc này với người đang cho con bú. Trong trường hợp cần thiết phải dùng, cân nhắc tầm quan trọng để quyết định (nếu dùng thuốc thì ngưng cho trẻ bú mẹ).

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc: Nhìn mờ thoáng qua khi vừa nhỏ thuốc.Không lái xe hay vận hành máy móc nguy hiểm cho tới khi tầm nhìn rõ ràng.

Tương tác thuốc

Chưa có dữ liệu về tương tác thuốc.

Tác dụng không mong muốn

* Tại mắt:

– Tác dụng không mong muốn khi sử dụng moxifloxacin hydroclorid nhỏ mắt gồm:

+ Thường gặp (>=1/100 đến <1/10): ngứa và đau mắt.

+ Ít gặp (>=1/1000 đến <1/100): viêm giác mạc, khô mắt, xuất huyết kết mạc, sung huyết mắt, ngứa mắt, phù mí mắt, khó chịu ở mắt.

+ Hiếm gặp (>=1/10.000 đến <1/1.000): tổn thương biểu mô giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt, sưng mắt, nhìn mờ, giảm tầm nhìn, mỏi mắt.

– Tác dụng không mong muốn khi sử dụng corticoid gồm:

+ Rất thường gặp (>=1/10): tăng áp lực nội nhãn.

+ Thường gặp (>=1/100 đến <1/10): ngứa mắt và thị lực mờ. Những triệu chứng này rất nhẹ và thoáng qua.

+ Ít gặp (>=1/1000 đến <1/100): có thể xảy ra các dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng thứ phát ở mắt do giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

+ Hiếm gặp (>=1/10.000 đến <1/1.000): viêm kết mạc, phù mắt, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, loét giác mạc.

* Ngoài mắt:

Chưa rõ tần suất: sốt, tăng ho, viêm tai giữa,viêm hầu họng, ngứa và viêm mũi.

Quá liều

Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dùng quá liều chỉ định của thuốc. Trường họp dùng quá liều tại chỗ thì nên rửa mắt ngay bằng nước sạch và cần tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời

Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

 

Bài viết Quimodex đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/quimodex/feed/ 0
Corbiton https://benh.vn/thuoc/corbiton/ https://benh.vn/thuoc/corbiton/#respond Tue, 26 Feb 2019 10:12:58 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=56137 Corbiton với thành phần chính là Dexamethason acetat và Cloramphenicol có tác dụng điều trị bệnh ngoài da có kèm bội nhiễm. Dạng trình bày Lọ 8 g thuốc kem. Dạng đăng ký Thuốc kê đơn Thành phần Dexamethason acetat 4 mg Cloramphenicol 0,16 g Tá dược (Excipient GM 946, lanette E, methyl parahydroxybenzoat, propyl […]

Bài viết Corbiton đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Corbiton với thành phần chính là Dexamethason acetat và Cloramphenicol có tác dụng điều trị bệnh ngoài da có kèm bội nhiễm.

Dạng trình bày

Lọ 8 g thuốc kem.

Dạng đăng ký

Thuốc kê đơn

Thành phần

Dexamethason acetat 4 mg

Cloramphenicol 0,16 g

Tá dược (Excipient GM 946, lanette E, methyl parahydroxybenzoat, propyl parahydroxybenzoat, propylen glycol, eutanol G) vừa đủ 8 g

Dược lực học

Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin. Cloramphenicol gần như không có tác dụng đối với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít có tác dụng đối với Streptococcus pyogenos.
Cloramphenicol không có tác dụng đối với nấm.

Dexamethason là fluomethylprednisolon, glucocorticoid tổng hợp. Các glucocorticoid tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến 1 số gen được dịch mã. Các glucocorticoid cũng còn có một số tác dụng trực tiếp, có thể không qua trung gian gắn kết vào thụ thể. Dexamethason có các tác dụng chính của glucocorticoid là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, còn tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về hoạt lực chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7 lần.

Dược động học

Cloramphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa.

Cloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl transferase. Cloramphenicol thải trừ chủ yếu trong nước tiểu. Một lượng nhỏ

Cloramphenicol dưới dạng không đổi bài tiết trong mật và phân sau khi uống thuốc.

Các corticoid được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa, và cũng được hấp thu tốt ở ngay vị trí dùng thuốc và sau đó được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể. Dexamethason qua nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa. Dexamethason cũng liên kết với protein huyết tương (tới 77%) và chủ yếu là albumin.

Thuốc được hấp thu tốt ở gan, thận và các tuyến thượng thận. Chuyển hóa ở gan chậm và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, hầu hết ở dạng steroid không liên hợp.

Chỉ định

Các bệnh ngoài da đáp ứng với corticoid tại chỗ và có bội nhiễm như: chàm, vết côn trùng cắn, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, viêm da dị ứng.

Chống chỉ định

– Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn.

– Khớp bị hủy hoại nặng.

– Tổn thương có loét, mụn trứng cá, chứng mũi đỏ.

– Tăng nhạy cảm với dexamethason hay cloramphenicol hoặc những thành phần khác của công thức.

– Trẻ sơ sinh, nhũ nhi.

Liều dùng và cách dùng

Thoa lớp mỏng 1-2 lần/ ngày.

Không dùng quá 8 ngày cho một đợt điều trị.

Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng

– Không nên thoa lớp dày, trên diện rộng, nơi băng kín, mí mắt, vùng vú ở phụ nữ cho con bú.

– Không nên bôi lên mặt trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

– Cloramphenicol dùng tại chỗ cũng có thể gây các phản ứng có hại nghiêm trọng do vậy cần tránh lạm dụng và tránh dùng dài ngày.

Tương tác thuốc

Chưa ghi nhận trường hợp nào.

Để tránh các tương tác có thể xảy ra, phải luôn báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả thuốc khác đang dùng

Tác dụng ngoài ý

Nếu dùng thuốc lâu ngày, những tác dụng phụ không mong muốn có thể là:

– Thường gặp:

+ Rối loạn điện giải: hạ kali huyết, giữ natri và phù nề;

+ Nội tiết và chuyển hóa: hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rối loạn kinh nguyệt;

+ Cơ xương: teo cơ hồi phục, loãng xương;

+ Tiêu hóa: nôn, ỉa chảy, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy cấp;

+ Da: teo da, ban đỏ, rậm lông;

+ Thần kinh: mất ngủ, sảng khoái.

– Ít gặp:

Mề đay, nhức đầu, giảm bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn.

Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ mọi tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

– Phụ nữ mang thai:

Cloramphenicol dễ dàng đi qua nhau thai. Không dùng cloramphenicol cho phụ nữ mang thai gần đến kỳ sinh nở hoặc trong khi chuyển dạ vì có thể xảy ra những tác dụng độc đối với thai nhi (thí dụ hội chứng xám là một thể trụy tim mạch xảy ra ở trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh khi dùng cloramphenicol). Glucocorticoid cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng thuốc kéo dài.

– Phụ nữ cho con bú:

Cloramphenicol được phân bố vào trong sữa. Phải dùng thận trọng cho bà mẹ cho con bú vì những tác dụng độc đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa mẹ. Dexamethason vào sữa mẹ và có nguy cơ đối với trẻ bú mẹ.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng

Quá liều

Vì thuốc dùng ngoài da nên chưa thấy trường hợp quá liều nào xảy ra. Trừ trường hợp người bệnh quá nhạy cảm với corticosteroid, gây bệnh lý; lúc đó cần điều trị các triệu chứng.

Bài viết Corbiton đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/corbiton/feed/ 0
POLYDEXA A LA PHÉNYLÉPHRINE https://benh.vn/thuoc/polydexa-a-la-phenylephrine/ Wed, 04 Jul 2018 03:09:21 +0000 http://benh2.vn/thuoc/polydexa-a-la-phenylephrine/ Polydexa (pô-ly-đề-xa) là thuốc được dùng trong các trường hợp viêm nhiễm ở mắt: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc, viêm bờ mi. Dạng trình bày Chai xịt Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Neomycin sulfate 1 g Polymyxin B sulfate 1 MIU Dexamethasone Na […]

Bài viết POLYDEXA A LA PHÉNYLÉPHRINE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Polydexa (pô-ly-đề-xa) là thuốc được dùng trong các trường hợp viêm nhiễm ở mắt: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc, viêm bờ mi.

Dạng trình bày

Chai xịt

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Neomycin sulfate 1 g

Polymyxin B sulfate 1 MIU

Dexamethasone Na metasulfobenzoate 25 mg

Phenylephrine 250 mg.

Dược lực học

Neomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có cơ chế và phổ tác dụng tương tự gentamicin sulfat. Khi phối hợp với bacitracin, thuốc có tác dụng với phần lớn các vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây nên các nhiễm khuẩn ngoài da.

Những vi khuẩn nhạy cảm với neomycin như: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Heamophilus influ-
enzae, Klebsiella, Enterobacter các loại, Neisseria các loại.

Neomycin không có tác dụng với Pseudomonas aeruginosa, Serratia marcescens, Streptococci bao gồm cả Streptococcus pneumoniae hoặc Streptococcus tan máu.

Neomycin không được dùng đường tiêm hoặc toàn thân vì độc tính của thuốc. Thuốc thường được dùng tại chỗ trong điều trị các nhiễm khuẩn ở tai, mắt, da hoặc dùng uống để sát khuẩn đường tiêu hóa trước khi phẫu thuật. Nhưng ngay cả khi dùng các đường này (uống, nhỏ giọt vào ổ bụng, đắp tại chỗ các vết thương ở da) thuốc cũng có thể được hấp thụ đủ để gây điếc không hồi phục một phần hay toàn bộ. Neomycin có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh – cơ tương tự như các aminoglycosid khác nhưng mạnh hơn, nên khi nhỏ giọt neomycin vào trong màng bụng có thể gây ức chế hô hấp hoặc ngừng thở.

Vì thuốc được dùng tại chỗ khá phổ biến nên đã có thông báo kháng thuốc tương đối rộng, trong đó điển hình là các tụ cầu Staphylococcus, một số dòng Salmonella, Shigella và Escherichia coli. Sự kháng chéo với kanamicin, framycetin và paromomycin đã xảy ra.

Dược động học

Neomycin được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, khoảng 97% liều uống được bài tiết dưới dạng không đổi qua phân. Sau khi uống 3 g, nồng độ đỉnh huyết thanh đạt được khoảng 4 microgam/ml và khi thụt thuốc sự hấp thu cũng tương tự.

Hấp thu thuốc có thể tăng lên khi niêm mạc bị viêm hoặc tổn thương.

Khi được hấp thu, thuốc sẽ thải trừ nhanh qua thận dưới dạng hoạt tính.

Nửa đời của thuốc khoảng 2 – 3 giờ.

Chỉ định

Điều trị triệu chứng tại chỗ gây co mạch, kháng khuẩn & kháng viêm trong các bệnh ở niêm mạc mũi, vùng mũi hầu & các xoang.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Glaucoma góc đóng.

Bí tiểu do tiền liệt tuyến.

Nhiễm siêu vi như zona, thủy đậu, herpes.

Có thai 3 tháng đầu & cho con bú.

Trẻ dưới 12 tuổi.

Không dùng với các thuốc gây nhịp xoắn đỉnh

Liều và cách dùng

Người lớn: xịt 3-5 lần/ngày, trong 5-10 ngày.

Trẻ > 12 tuổi: xịt 3 lần/ngày trong 5-10 ngày.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch và cường giáp.

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời neomycin với tác nhân ức chế thần kinh – cơ có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh – cơ và dẫn đến liệt hô hấp. Do vậy, tránh dùng neomycin cho người bệnh đang dùng các thuốc này hoặc người bệnh bị nhược cơ.

Không nên dùng Polydexa nasal với các IMAO, bromocriptine, guanethidine.

Tác dụng không mong muốn

Tại chỗ: khô mũi, dị ứng tại chỗ (rất hiếm).

Toàn thân: nhức đầu, mất ngủ, tăng huyết áp, đánh trống ngực, run rẩy & tái xanh có thể xảy ra nếu dùng liều cao hoặc kéo dài.

Quá liều

Theo dõi các triệu chứng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để hỏi ý kiến bác sỹ

Bài viết POLYDEXA A LA PHÉNYLÉPHRINE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
DEXAMETHASON https://benh.vn/thuoc/dexamethason/ Tue, 03 Jul 2018 03:01:54 +0000 http://benh2.vn/thuoc/dexamethason/ Tên chung quốc tế: Dexamethasone. Loại thuốc: Glucocorticoid. Dạng thuốc và hàm lượng Cồn ngọt: 0,1 mg/ml. Viên nén: 0,5 mg, 0,75 mg, 4 mg. Dung dịch tiêm dexamethason natri phosphat: 4 mg/ml tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm vào khớp, tiêm vào thương tổn, tiêm vào mô mềm. Dung dịch tiêm dexamethason natri phosphat […]

Bài viết DEXAMETHASON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Dexamethasone.

Loại thuốc: Glucocorticoid.

Dạng thuốc và hàm lượng

Cồn ngọt: 0,1 mg/ml. Viên nén: 0,5 mg, 0,75 mg, 4 mg.

Dung dịch tiêm dexamethason natri phosphat: 4 mg/ml tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm vào khớp, tiêm vào thương tổn, tiêm vào mô mềm. Dung dịch tiêm dexamethason natri phosphat 24 mg/ml, chỉ dùng tiêm tĩnh mạch.

Hỗn dịch tiêm dexamethason acetat 8 mg/ml, chỉ dùng tiêm bắp, tiêm vào khớp, tiêm vào thương tổn, tiêm vào mô mềm. Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch.

Thuốc tra mắt: Dung dịch dexamethason natri phosphat 0,1%. Thuốc mỡ 0,05%.

Thuốc tai – mũi – họng: Dung dịch nhỏ tai 0,1%, dung dịch phun mũi 0,25%.

Thuốc dùng ngoài da: Kem dexamethason natri phosphat 1 mg/1 g.

Thuốc phun 10 mg/25 g.

Chú ý:

  • Hàm lượng và liều lượng của dexamethason natri phosphat được tính theo dexamethason phosphat; 4 mg dexamethason phosphat tương ứng với 3,33 mg dexamethason base.
  • Hàm lượng và liều lượng của dexamethason acetat được tính theo dexamethason base.

Dược lực học

Dexamethason là fluomethylprednisolon, glucocorticoid tổng hợp, hầu như không tan trong nước. Các glucocorticoid tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến 1 số gen được dịch mã. Các glucocorticoid cũng còn có một số tác dụng trực tiếp, có thể không qua trung gian gắn kết vào thụ thể. Dexamethason có các tác dụng chính của glucocorticoid là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, còn tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về hoạt lực chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7 lần.

Dexamethason được dùng uống, tiêm bắp, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi tại chỗ, để điều trị các bệnh mà corticosteroid được chỉ định (trừ suy tuyến thượng thận) như sốc do chảy máu, do chấn thương, do phẫu thuật, hoặc do nhiễm khuẩn, phù não do u não, các bệnh viêm khớp và mô mềm như viêm khớp dạng thấp, điều trị ngắn ngày dị ứng cấp tính tự khỏi, như phù thần kinh – mạch, hoặc các giai đoạn cấp, nặng lên của các bệnh dị ứng mạn tính, như hen phế quản hoặc bệnh huyết thanh. Dùng dexamethason phải kết hợp với điều trị kháng sinh toàn thân và các biện pháp hỗ trợ, khi cần. Dexamethason cũng được dùng tại chỗ để bôi vào kết mạc, ống tai ngoài hoặc niêm mạc mũi để điều trị triệu chứng viêm hay dị ứng ở ống tai ngoài hoặc mắt. Liệu pháp corticosteroid tra mắt không chữa khỏi bệnh nên cần xác định hoặc loại trừ nguyên nhân viêm, nếu có thể.

Với liều tác dụng dược lý, dexamethason dùng toàn thân gây ức chế tuyến yên giải phóng corticotropin (ACTH), làm cho vỏ tuyến thượng thận ngừng tiết hormon corticosteroid nội sinh (gây suy vỏ tuyến thượng thận thứ phát). Nếu cần thiết phải điều trị bằng glucocorticoid lâu dài, chỉ dùng thuốc với liều thấp nhất có thể và thường chỉ dùng như một thuốc hỗ trợ cho điều trị khác. Khi ngừng liệu pháp toàn thân với liều dược lý, phải giảm liều dần, cho đến khi chức năng của trục dưới đồi – yên – thượng thận được hồi phục.

Dược động học

Nhìn chung, các corticoid được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa, và cũng được hấp thu tốt ở ngay vị trí dùng thuốc và sau đó được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa. Sau khi tiêm, dexamethason natri photphat thủy phân nhanh thành dexamethason. Khi tiêm tĩnh mạch liều 20 mg, nồng độ đỉnh xuất hiện trong huyết tương sau 5 phút. Thuốc cũng liên kết với protein huyết tương (tới 77%) và chủ yếu là albumin. Thuốc được hấp thu cao ở gan, thận và các tuyến thượng thận. Chuyển hóa ở gan chậm và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, hầu hết ở dạng steroid không liên hợp. Nửa đời huyết tương là 3,5 – 4,5 giờ, nhưng khi nói đến tác dụng, thường dùng nửa đời sinh học. Nửa đời sinh học của dexamethason là 36 – 54 giờ, do vậy thuốc đặc biệt thích hợp với các bệnh cần có glucocorticoid tác dụng liên tục.

Chỉ định

Liệu pháp không đặc hiệu bằng steroid, khi cần điều trị tích cực, như điều trị trạng thái hen, bệnh dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, viêm thanh quản rít.

Dùng phối hợp với các cách điều trị khác trong phù não, trong sốc do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Phòng ngừa bằng steroid trong phẫu thuật khi dự trữ glucocorticoid được coi là không đủ, trừ suy vỏ tuyến thượng thận tiên phát (bệnh Addison).

Dùng dexamethason trước khi sinh trong chuyển dạ trước kỳ hạn (giữa 24 và 34 tuần) để thúc đẩy quá trình trưởng thành thai (ví dụ phổi, mạch máu não).

Liệu pháp bổ trợ bằng dexamethason trong điều trị viêm màng não phế cầu.

Ðiều trị tại chỗ: Tiêm trong và quanh khớp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, viêm quanh khớp, viêm mỏm lồi cầu. Còn được dùng tại chỗ trong một số trường hợp bệnh lý tai mũi họng, nhãn khoa, ngoài da.

Chống chỉ định

Quá mẫn với dexamethason hoặc các hợp phần khác của chế phẩm; nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn và khớp bị hủy hoại nặng.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Rối loạn điện giải: Hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rối loạn kinh nguyệt.
  • Cơ xương: Teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt sống, hoại tử xương vô khuẩn.
  • Tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu, loét thủng, viêm tụy cấp.
  • Da: Teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông.
  • Thần kinh: Mất ngủ, sảng khoái.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn.
  • Triệu chứng và các dấu hiệu ngừng thuốc: Giảm quá nhanh liều thuốc sau khi điều trị kéo dài có thể dẫn tới suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và chết. Ngừng thuốc đôi khi giống như tái phát bệnh.

Tương tác

Các barbiturat, phenytoin, rifampicin, rifabutin, carbamazepin, ephedrin, aminoglutethimid có thể làm tăng thanh thải corticosteroid nên làm giảm tác dụng điều trị.

Corticoid đối kháng tác dụng của các tác nhân gây hạ đường huyết (kể cả insulin), thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu. Corticosteroid làm tăng tác dụng hạ kali huyết của acetazolamid, các thiazid lợi tiểu quai, carbenoxolon.

Hiệu lực của các dẫn chất cumarin chống đông máu có thể tăng khi dùng đồng thời với corticoid, nên cần kiểm tra chặt chẽ thời gian prothrombin để tránh chảy máu tự phát.

Sự thanh thải salicylat tăng khi dùng đồng thời với corticoid, vì vậy khi ngừng corticoid dễ bị ngộ độc salicylat.

Các thuốc lợi tiểu làm giảm kali huyết (ví dụ thiazid, furosemid) và amphotericin B có thể làm tăng tác dụng giảm kali huyết của glucocorticoid.

Liều lượng và cách dùng

Hoạt tính chống viêm của 750 microgam dexamethason tương đương vào khoảng 5 mg prednisolon

Dexamethason: Viên, cồn ngọt, dung dịch hoặc dung dịch đậm đặc.

  • Liều ban đầu người lớn: Uống 0,75 – 9 mg/ngày, tùy theo bệnh và thường chia làm 2 – 4 liều.
  • Trẻ em: Uống 0,024 – 0,34 mg/kg/ngày, hoặc 0,66 – 10 mg/m2/ngày chia làm 4 liều.

Dexamethason acetat: Tiêm bắp, trong khớp, trong tổn thương hoặc trong mô mềm. Không tiêm bắp khi cần có tác dụng ngay và ngắn.

  • Liều tiêm bắp ban đầu thông thường ở người lớn: 8 – 16 mg. Nếu cần, có thể cho thêm liều cách nhau 1 – 3 tuần.
  • Tiêm trong tổn thương: Liều thông thường là 0,8 – 1,6 mg/nơi tiêm.
  • Tiêm trong khớp hoặc mô mềm: Liều thường dùng 4 – 16 mg, tùy theo vị trí vùng bệnh và mức độ viêm. Liều có thể lặp lại, cách nhau 1 – 3 tuần.
  • Liều dexamethason acetat cho trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định.

Dexamethason natri phosphat: Hít qua miệng, tiêm trong khớp, trong bao hoạt dịch, trong tổn thương mô mềm, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch.

  • Khi truyền tĩnh mạch, thuốc có thể được hòa loãng trong dung dịch tiêm dextrose hoặc natri clorid.
  • Liều lượng dexamethason natri phosphat được tính theo dexamethason phosphat.
  • Liều tiêm bắp hoặc tĩnh mạch tùy thuộc vào bệnh và đáp ứng của người bệnh, nhưng thường trong phạm vi từ 0,5 đến 24 mg/ngày.
  • Trẻ em có thể dùng 6 – 40 microgam/kg hoặc 0,235 – 1,2 mg/m2, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, 1 hoặc 2 lần/ngày.
  • Sốc (do các nguyên nhân): Liều 1 – 6 mg/kg dexamethason phosphat tiêm tĩnh mạch 1 lần hoặc 40 mg tiêm tĩnh mạch cách nhau 2 – 6 giờ/lần, nếu cần. Một cách khác, lúc đầu tiêm tĩnh mạch 20 mg, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 3 mg/kg/24 giờ. Liệu pháp liều cao phải được tiếp tục cho tới khi người bệnh ổn định và thường không được vượt quá 48 – 72 giờ.
  • Phù não: Tiêm tĩnh mạch 10 mg dexamethason phosphat, tiếp theo tiêm bắp 4 mg cách nhau 6 giờ/lần, cho tới khi hết triệu chứng phù não. Ðáp ứng thường rõ trong vòng 12 – 24 giờ và liều lượng có thể giảm sau 2 – 4 ngày và ngừng dần trong thời gian từ 5 – 7 ngày. Khi có thể, thay tiêm bắp bằng uống dexamethason (1 – 3 mg/lần, uống 3 lần mỗi ngày). Ðối với người bệnh có u não không mổ được hoặc tái phát, liều duy trì dexamethason phosphat 2 mg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, có thể có hiệu quả làm giảm triệu chứng tăng áp lực nội sọ.
  • Ðề phòng mất thính lực và di chứng thần kinh trong viêm màng não do H. influenzae hoặc phế cầu: 0,15 mg/kg dexamethason phosphat, tiêm tĩnh mạch 4 lần/ngày, tiêm cùng lúc hoặc trong vòng 20 phút trước khi dùng liều kháng sinh đầu tiên và tiếp tục trong 4 ngày.
  • Dự phòng hội chứng suy thở ở trẻ sơ sinh: Tiêm bắp cho mẹ, bắt đầu ít nhất 24 giờ hoặc sớm hơn (tốt nhất 48 – 72 giờ) trước khi chuyển dạ đẻ sớm: 6 mg cách nhau 12 giờ/lần, trong 2 ngày.
  • Bệnh dị ứng: Dị ứng cấp tính tự ổn định hoặc đợt cấp tính của dị ứng mạn. Ngày đầu, tiêm bắp dexamethason phosphat 4 – 8 mg; ngày thứ 2 và 3, uống dexamethason 3 mg chia làm 2 liều; ngày thứ tư, uống 1 mg chia làm 2 liều; ngày thứ năm và sáu, uống mỗi ngày 1 liều duy nhất 0,75 mg, sau đó ngừng.
  • Bệnh do viêm: Tiêm trong khớp: Khớp gối 2 – 4 mg. Khớp nhỏ hơn: 0,8 – 1 mg. Bao hoạt dịch: 2 – 3 mg. Hạch: 1 – 2 mg. Bao gân: 0,4 – 1 mg. Mô mềm: 2 – 6 mg. Có thể tiêm lặp lại cách 3 – 5 ngày/lần (bao hoạt dịch) hoặc cách 2 – 3 tuần/lần (khớp).

Nguyên tắc chung: Liều dùng cần thay đổi tùy theo từng người bệnh, dựa trên bệnh tật và đáp ứng của người bệnh. Ðể giảm thiểu các tác dụng phụ, nên dùng liều nhỏ nhất có hiệu quả điều trị.

Chứng suy thượng thận thứ cấp vì thuốc, có thể do ngừng thuốc quá nhanh, và có thể được hạn chế bằng cách giảm liều từ từ sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng tùy thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị, nhưng vẫn có thể còn tồn tại nhiều tháng sau khi đã ngừng thuốc.

Ðối với các thuốc dùng tại chỗ như cho mắt, tai mũi họng, ngoài da … cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng của từng chế phẩm.

Thận trọng khi dùng

ở người bệnh nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, phải đặc biệt chú ý và điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu là cần thiết trước tiên, do tác dụng ức chế miễn dịch nên dexamethason có thể gây nên những cơn kịch phát và lan rộng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người viêm màng não nhiễm khuẩn cần phải dùng dexamethason trước khi dùng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu để đề phòng viêm não do phản ứng với các mảnh xác vi khuẩn đã bị thuốc kháng khuẩn hủy diệt. ở người loãng xương, hoặc mới phẫu thuật ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, lao, thì cần phải theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực các bệnh đó nếu cần phải dùng dexamethason.

Thời kỳ mang thai

Các glucocorticoid có khả năng gây quái thai ở động vật. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng với người. Thuốc có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng lượng thai nhi. Thuốc cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng thuốc kéo dài. Dùng glucocorticoid trước khi đẻ non đã chứng minh có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi – phế quản do đẻ non.

Thời kỳ cho con bú

Dexamethason vào sữa mẹ và có nguy cơ đối với trẻ bú mẹ.

Ðộ ổn định và bảo quản

Dexamethason natri phosphat tiêm rất nhạy cảm với nhiệt độ, nên không được tiệt trùng thuốc trong nồi hấp. Bảo quản dưới 250C, tránh ánh sáng, không để đông lạnh. Chỉ được pha loãng với natri clorid và glucose tiêm khi truyền tĩnh mạch và dịch truyền đã pha chỉ dùng trong vòng 24 giờ.

Quá liều và xử trí

Quá liều glucocorticoid gây ngộ độc cấp hoặc gây chết rất hiếm. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Không có chỉ định cho việc điều trị ngộ độc mạn, trừ trường hợp người bệnh quá nhạy cảm với corticosteroid, gây bệnh lý; lúc đó cần điều trị các triệu chứng. Choáng phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn có thể được điều trị bằng epinephrin, hô hấp nhân tạo và aminophylin. Người bệnh nên được giữ ấm và yên tĩnh.

Tương kỵ

Dexamethason natri phosphat tương kỵ với daunorubicin, doxorubicin, vancomycin, không dùng phối hợp với các thuốc này. Dexamethason cũng tương kỵ với doxapram hydroclorid và glycopyrolat trong bơm tiêm.

Bài viết DEXAMETHASON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
ACCUTOD D – Thuốc chữa viêm mắt – nhiễm khuẩn https://benh.vn/thuoc/accutod-d-an-do-thuoc-chua-viem-mat-nhiem-khuan/ Mon, 03 Oct 2016 03:12:04 +0000 http://benh2.vn/thuoc/accutod-d-an-do-thuoc-chua-viem-mat-nhiem-khuan/ ACCUTOD – D là thuốc nhỏ mắt có thành phần chính là Tobramycin, dexamethason được chỉ định trong các bệnh viêm mắt nhiễm khuẩn. Dạng trình bày Lọ thuốc nhỏ mắt 5ml/15mg tobramycin, 5mg dexamethason Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần 5ml/15mg tobramycin, 5mg dexamethason: 1 lọ Dược lực học Tobramycin + dexamethasone […]

Bài viết ACCUTOD D – Thuốc chữa viêm mắt – nhiễm khuẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
ACCUTOD – D là thuốc nhỏ mắt có thành phần chính là Tobramycin, dexamethason được chỉ định trong các bệnh viêm mắt nhiễm khuẩn.

Dạng trình bày

Lọ thuốc nhỏ mắt 5ml/15mg tobramycin, 5mg dexamethason

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

5ml/15mg tobramycin, 5mg dexamethason: 1 lọ

Dược lực học

Tobramycin + dexamethasone được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng mắt. Thuốc bao gồm hai loại hoạt chất.

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycoside. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn thông qua sự ức chế tổng hợp protein

Dexamethasone thuộc nhóm thuốc corticosteroid để chống viêm.

Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm sưng tấy.

Dược động học

-Tobramycin: chưa tìm thấy các đặc tính dược động học của dạng thuốc nhỏ mắt trong Dược thư.

– Dexamethason: khi dùng tại chỗ có thể ngấm vào bao hoạt dịch, kết mạc, qua da. Chuyển hoá ở gan, đào thải qua thận.

Chỉ định

– Tỉnh trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và các bệnh về mắt.

– Nhiễm khuẩn biểu bì, viêm mi mắt, viêm nhẵn cầu, viêm kết mạc, giác mạc vùng trước nhãn cẩu, viêm màng bổ đào mạn tính, tổn thương giác mạc do hóa chất, tia xạ hay bỏng nhiệt, do di vật.

Chống chỉ định

– Quá mẫn với thuốc.

– Viêm Herpes giác mạc, đậu bò, đậu mùa, nhiễm khuẩn giác mạc & kết mạc, u lao mắt, nhiễm nấm ở mắt.

Liều và cách dùng

– Người lớn: nhỏ 1 hay 2 giọt mỗi 4 đến 6 giờ.

Trong 24-48 giờ đẩu có thể tăng liều lên đến 1-2 giọt mỗi 2 giờ.

Nên giảm dẩn số lẩn nhỏ thuốc khi có cải thiện.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Thận trọng không nên ngưng điều trị quá sớm.

– Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy có bất thường phải ngừng sử dụng và thông báo với bác sĩ về liều lượng đã sử dụng và tình trạng hiện tại

– Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em

Tương tác thuốc

Chưa có các nghiên cứu tương tác đặc hiệu nào đối với tobramycin và dẽamethason

Tuy nhiên , sau khi nhỏ mắt , lượng Tobramycin và dexamethason hấp thu vào tuần hoàn rất nhỏ nên nguy cơ xảy ra tương tác rất thấp

Sử dụng đồng thời hoặc nối tiếp các thuốc chứa Tobramycin có nguy cơ gây độc trên thính giác cao nên cần tránh các phối hợp này

Tác dụng không mong muốn

– Bạn có thể không gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc này. Tuy nhiên, một số số tình trạng như nóng rát, châm chích, kích ứng, ngứa, đỏ, mờ mắt, ngứa mi mắt, sưng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng có thể xảy ra.

-Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều

– Thông báo với bác sĩ về liều lượng đã sử dụng và tình trạng về sức khỏe hiện tại trong thời gian sớm nhất để có các biện pháp xử lí kịp thời để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra

– Nếu xuất hiện các tình trạng kích ứng nặng phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp xử trí kịp thời

Bảo quản

– Đảm bảo các điều kiện bảo quản thuốc như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo quy định bảo quản thuốc
– Không tự ý co thuốc vào toilet, cống rãnh,… khi chưa sử dụng hết thuốc

Bài viết ACCUTOD D – Thuốc chữa viêm mắt – nhiễm khuẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SPERSADEXOLINE https://benh.vn/thuoc/spersadexoline/ Fri, 04 Mar 2016 03:10:06 +0000 http://benh2.vn/thuoc/spersadexoline/ Spersadexoline có thành phần chính là Dexamethasone và cloramphenicol được sử dụng trong các trường hợp viêm kết mạc cấp tính, viêm loét giác mạc, nhiễm trùng tuyến lệ, viêm mí mắt, khử nhiễm trước & sau khi phẫu thuật mắt. Dạng trình bày Thuốc nhỏ mắt Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần […]

Bài viết SPERSADEXOLINE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Spersadexoline có thành phần chính là Dexamethasone và cloramphenicol được sử dụng trong các trường hợp viêm kết mạc cấp tính, viêm loét giác mạc, nhiễm trùng tuyến lệ, viêm mí mắt, khử nhiễm trước & sau khi phẫu thuật mắt.

Dạng trình bày

Thuốc nhỏ mắt

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Mỗi 1 ml.

Chloramphenicol 5mg.

Dexamethasone sodium phosphate 1mg.

Tetryzoline chlorhydrate 0,25mg.

(Methylhydroxypropylcellulose)

Thiomersal 0,02mg

Dược lực học

Dexamethasone có tác dụng kháng viêm gấp 25 lần hydrocortisone. Giống như các kháng viêm glucocorticoid khác, một trong những tác động của dexamethasone là ức chế phospholipase A2, giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp prostaglandin. Dexamethasone cũng ngăn chận hiện tượng hóa ứng động của bạch cầu đa nhân trung tính tiến về ổ viêm.

Chloramphenicol là kháng sinh có trọng lượng phân tử thấp, chủ yếu tan trong mỡ, tác dụng trên vi khuẩn gram dương, gram âm, xoắn khuẩn, salmonella, rickettsiae và chlamydiae (mắt hột). Cơ chế tác dụng của chloramphenicol là ức chế có chọn lọc quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.

Tính kháng thuốc đã biết đối với chloramphenicol không thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Các vi khuẩn sau có tính kháng một phần đối với chloramphenicol: Proteus (20-50% kháng), Serratia (30-70%), Klebsiella (60-70%), Enterobacter (20-50%), E. coli (20%), Staph. aureus (20-30%), Enterococci (30-35%), Streptococci (2%), Salmonella (4-9%), Haemophilus influenzae (0-1%), và Diplococci (0-1%). Chloramphenicol không hiệu quả đối với Pseudomonas, Mycobacterium, nấm, và Protozoa.

Tetryzoline là thuốc giống giao cảm loại a, có tác dụng gây co mạch tại chỗ. Tetryzoline nhanh chóng làm giảm các triệu chứng phù nề, sung huyết và kích thích kết mạc.

Dược động học

Trong vòng 10 đến 20 phút sau khi nhỏ 1 liều dexamethasone vào mắt, thuốc này sẽ hiện diện với nồng độ cao ở kết mạc, giác mạc và tiền phòng.

Thử nghiệm trên động vật và kinh nghiệm lâm sàng cho thấy chloramphenicol ngấm vào giác mạc hoàn toàn, và nồng độ hiệu quả về mặt điều trị đạt được trong thủy dịch sau nhỏ thuốc chỉ 15 đến 30 phút. Thời gian bán hủy của chloramphenicol là 3-5 giờ. Ở mắt bị viêm, thời gian này sẽ ngắn hơn.

Hiện tại, chưa có số liệu về mức độ hấp thu vào toàn thân của chloramphenicol, dexamethasone, và tetryzoline sau khi nhỏ mắt.

Chỉ định

Viêm kết mạc, giác mạc cấp và mạn do nguyên nhân nhiễm trùng có phù nề và sung huyết nhiều.

Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi). Viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc và viêm cơ (vận nhãn). Nhãn viêm giao cảm. Chloramphenicol được chỉ định khi tác nhân gây nhiễm trùng kháng với các kháng sinh khác.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.

Chấn thương (trầy xướt) hay loét giác mạc. Nhiễm Herpes simplex, hay các virus khác ở mắt. Bệnh đậu bò, các nhiễm trùng nung mủ chưa được điều trị, lao.

Glaucoma.

Rối loạn chức năng gan nặng và bệnh về máu nặng do suy tủy xương. Rối loạn chuyển hoá porphyrin cấp từng cơn.

Tiền sử gia đình có suy tủy xương.

Trẻ sơ sinh.

Khô mắt, đặc biệt trong trường hợp viêm kết giác mạc khô mắt (hội chứng Sjogren).

Liều và cách dùng

Nhỏ 1 giọt x 4 lần/ngày vào túi kết mạc. Trường hợp cấp tính: Có thể nhỏ mỗi giờ 1 giọt.

Để hạn chế thuốc hấp thu vào toàn thân càng ít càng tốt, cần làm nghẽn đường dẫn nước mắt bằng cách ấn vào cánh mũi gần góc trong của mắt 1-2 phút sau khi nhỏ thuốc. Giống như với tất cả các corticoid khác, liều dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi cần phải được cân nhắc cẩn thận.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Corticoid có thể che lấp, kích hoạt hay làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng của mắt. Nếu tình trạng mắt không cải thiện sau 7-8 ngày điều trị, cần cân nhắc chọn lựa một biện pháp điều trị khác.

Chloramphenicol có nguy cơ gây thiếu máu bất sản hay các loạn sản máu khác. Vì thế, cần phải cân nhắc đánh giá lợi hại khi dùng cho từng bệnh nhân. Chỉ nên dùng thuốc này khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả hay có chống chỉ định.

Không nên dùng chloramphenicol lâu quá 10 ngày.

Trong các nhiễm trùng có tổn hại nhu mô của giác mạc và củng mạc, các corticoid nhỏ tại chỗ có thể làm thủng các mô này.

Do nguy hiểm của các phản ứng toàn thân, không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc bệnh nhân cao huyết áp hay có huyết áp thấp.

Không nên dùng thuốc cho bệnh nhân viêm mũi khô, cường giáp, tiểu đường, bệnh tim, và đục thủy tinh thể.

Đối với bệnh nhân mang kính tiếp xúc :

Không nên mang kính tiếp xúc khi có nhiễm trùng mắt.

Tương tác thuốc

Không nên dùng đồng thời chloramphenicol với các thuốc diệt khuẩn (penicillin, cephalosporin, gentamicin, tetracyclin, polymyxin B, vancomycin hoặc sulphadiazine). Cũng không nên dùng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân có tác dụng phụ trên hệ tạo máu, các thuốc sulphonylurea, các dẫn xuất của coumarin, thuốc hydantoins và methotrexate.

Mặc dù ít quan trọng, cũng nên cân nhắc các tương tác thuốc đã biết đối với các corticoid dùng toàn thân.

Tác dụng không mong muốn

Cảm giác xót nhẹ thoáng qua ngay sau khi nhỏ thuốc. Thuốc có thể xuống miệng gây vị đắng. Phản ứng dị ứng dưới dạng chàm mí mắt hoặc viêm giác mạc chấm có thể xảy ra ở một số hiếm trường hợp.

Loạn sản máu bất hồi phục một phần (thiếu máu bất sản, giảm 3 dòng tế bào máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, không có bạch cầu hạt) đã xảy ra ở một vài trường hợp riêng lẻ sau điều trị bằng chloramphenicol nhỏ mắt. Tuy nhiên, độ nặng và thời điểm xuất hiện không tương quan với liều dùng cao và thường xuyên trong các thử nghiệm này.

Mặc dù thuốc co mạch được dùng với liều thấp trong các thuốc nhỏ tại chỗ, tác động giống giao cảm toàn thân vẫn có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ em và người già. Trống ngực, loạn nhịp tim, tăng trương lực, nhức đầu vùng chẩm, tái nhợt, run, đổ mồ hôi, tăng nhãn áp (góc đóng), và sung huyết phản ứng có thể xảy ra.

Quá liều

Việc uống nhầm thuốc có thể gây nên các triệu chứng sau: Loạn nhịp tim, tái nhợt, toát mồ hôi, giãn đồng tử, và tăng huyết áp.

Bài viết SPERSADEXOLINE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>