Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 09 Oct 2023 07:14:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 FENTANYL https://benh.vn/thuoc/fentanyl/ Sun, 08 Apr 2018 03:02:25 +0000 http://benh2.vn/thuoc/fentanyl/ Tên chung quốc tế: Fentanyl. Loại thuốc: Thuốc giảm đau nhóm opioid. Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm fentanyl citrat; thuốc tiêm phối hợp fentanyl với droperidol. Ống tiêm 2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml (50 microgam/ml); lọ 20, 30 và 50 ml (50 microgam/ml). Ống tiêm 2 ml chứa 50 microgam […]

Bài viết FENTANYL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Fentanyl.

Loại thuốc: Thuốc giảm đau nhóm opioid.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm fentanyl citrat; thuốc tiêm phối hợp fentanyl với droperidol.

Ống tiêm 2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml (50 microgam/ml); lọ 20, 30 và 50 ml (50 microgam/ml).

Ống tiêm 2 ml chứa 50 microgam fentanyl và 2,5 mg droperidol/ml.

Cơ chế tác dụng

Fentanyl là thuốc giảm đau mạnh kiểu gây ngủ morphin, tác dụng giảm đau mạnh gấp 100 lần morphin. Fentanyl liều cao vẫn duy trì chức năng tim ổn định và làm giảm biến chứng nội tiết do stress. Fentanyl giảm đau nhanh tối đa khoảng 3 – 5 phút sau khi tiêm tĩnh mạch và kéo dài khoảng 1 – 2 giờ đồng thời ức chế hô hấp. Giống như các dạng opi khác, fentanyl có thể làm cơ co cứng và tim đập chậm. Fentanyl chuyển hóa ở gan và mất hoạt tính. Khoảng 10% được đào thải ở dạng không đổi qua nước tiểu. Khoảng 80% fentanyl liên kết với protein huyết tương; fentanyl phân bố một phần trong dịch não tủy, nhau thai và một lượng rất nhỏ trong sữa.

Chỉ định

Giảm đau trong và sau phẫu thuật. Phối hợp với droperidol để giảm đau, an thần.

Chống chỉ định

Ứ đọng đờm – suy hô hấp (nếu không có trang bị hỗ trợ hô hấp).

Ðau nhẹ (trong trường hợp này, nên dùng các thuốc giảm đau khác như acetaminophen, thuốc giảm đau không steroid). Bệnh nhược cơ.

Thận trọng

Các trường hợp bệnh phổi mạn tính. Chấn thương sọ não và tăng áp lực sọ não.

Bệnh tim (nhịp tim chậm). Trầm cảm. Nghiện rượu, ma túy.

Luôn luôn theo dõi đề phòng suy hô hấp, khi cần thì phải làm hô hấp nhân tạo.

Thời kỳ mang thai

Thuốc giảm đau opioid có thể gây ức chế hô hấp của thai nhi, tác dụng này có thể kéo dài. Với phụ nữ sắp sinh (2 – 3 giờ trước khi sinh), fentanyl chỉ được chỉ định trong các trường hợp thật cần và được theo dõi chặt chẽ.

Thời kỳ cho con bú

Fentanyl được chỉ định đối với phụ nữ cho con bú, mặc dù có mặt ở trong sữa mẹ, nhưng ở liều điều trị fentanyl không gây tác động đối với trẻ đang bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Khoảng 45% trường hợp điều trị với fentanyl có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn

Thường gặp, ADR >1/100

Toàn thân: Chóng mặt, ngủ lơ mơ, lú lẫn, ảo giác, ra mồ hôi, đỏ bừng mặt, sảng khoái. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, táo bón, co thắt túi mật, khô miệng. Tiết niệu: Ðái khó.

Tuần hoàn: Chậm nhịp tim, hạ huyết áp thoáng qua, đánh trống ngực, loạn nhịp, suy tâm thu. Hô hấp: Suy hô hấp, ngạt, thở nhanh.

Cơ xương: Co cứng cơ bao gồm cơ lồng ngực, giật rung cơ. Mắt: Co đồng tử

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Phản ứng dị ứng, phản vệ, co thắt phế quản, ngứa, mày đay. Hô hấp: Co thắt thanh quản.

Tuần hoàn: Giảm nhịp tim và suy tim có thể tăng nếu người bệnh đang dùng thuốc điều trị kháng cholinergic, hoặc fentanyl kết hợp với các thuốc giãn cơ (hủy thần kinh đối giao cảm).

Có thể làm giảm nguy cơ cứng cơ nếu tiêm tĩnh mạch chậm và được chỉ định dùng các thuốc benzodiazepin trước khi dùng fentanyl. Có thể xảy ra suy hô hấp thứ cấp sau mổ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nhịp tim chậm: Dùng atropin.

Suy hô hấp: Trong khi mổ, nếu suy hô hấp vẫn còn sau khi mổ thì phải hô hấp nhân tạo kéo dài. Ngoài ra có thể phải tiêm tĩnh mạch naloxon. Phải dò liều naloxon thật cẩn thận để đạt hiệu quả mong muốn mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đau sau mổ hoặc không gây tác dụng không mong muốn khác như tăng huyết áp và nhịp tim nhanh. Liều khởi đầu có thể là 0,5 microgam naloxon/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch. Phải tiếp tục theo dõi suy hô hấp để tiêm bổ sung naloxon nếu cần. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục có thể liên tục kiểm soát được các tác dụng không mong muốn của opioid.

Hạ huyết áp: Bồi phụ nước và điện giải. Ðặt người bệnh ở tư thế máu dễ trở về tim, nếu điều kiện mổ cho phép. Nếu cần thiết, tiêm thuốc tăng huyết áp (trong hoặc sau mổ) và/hoặc naloxon (chỉ tiêm sau mổ).

Cứng cơ: Tiêm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ và hỗ trợ hô hấp hoặc có thể tiêm naloxon.

Những biện pháp hỗ trợ khác cần phải sử dụng nếu cần thiết.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng dao động tùy theo phẫu thuật và đáp ứng của người bệnh.

Dùng cho tiền mê: 50 – 100 microgam có thể tiêm bắp 30 – 60 phút trước khi gây mê, tuy nhiên thường hay tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất từ 1 đến 2 phút.

Bổ trợ trong gây mê: Liều lượng có thể thay đổi tùy theo tiểu, trung hoặc đại phẫu thuật và có hỗ trợ hô hấp hay không. Với người bệnh tự thở: 50 – 200 microgam, sau đó tùy theo tình hình có thể bổ sung 50 microgam, 30 phút sau. Với liều trên 200 microgam, suy hô hấp đã có thể xảy ra. Với người bệnh được hô hấp hỗ trợ có thể dùng liều khởi đầu từ 300 – 3500 microgam (tới 50 microgam/kg thể trọng), sau đó từng thời gian bổ sung 100 – 200 microgam tùy theo đáp ứng của người bệnh. Liều cao thường áp dụng trong mổ tim và các phẫu thuật phức tạp về thần kinh và chỉnh hình có thời gian mổ kéo dài.

Giảm đau sau phẫu thuật: 0,7 – 1,4 microgam/kg thể trọng, có thể nhắc lại trong 1 – 2 giờ nếu cần.

Dùng phối hợp với droperidol để gây trạng thái giảm đau an thần (neuroleptanalgesia) để có thể thực hiện những thủ thuật chẩn đoán hoặc phẫu thuật nhỏ như nội soi, nghiên cứu X quang, băng bó vết bỏng, trong đó người bệnh có thể hợp tác làm theo lệnh thầy thuốc. Liều dùng: 1 – 2 ml (tối đa 8 ml). Loại ống tiêm chứa 50 microgam fentanyl và 2,5 mg droperidol/ml. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Với người cao tuổi phải giảm liều.

Với trẻ em (từ 2 – 12 tuổi): Trường hợp không có hỗ trợ hô hấp, liều khởi đầu từ 3 – 5 microgam/k

Bài viết FENTANYL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
DUROGESIC https://benh.vn/thuoc/durogesic/ Wed, 20 Jan 2016 03:06:56 +0000 http://benh2.vn/thuoc/durogesic/ Mô tả thuốc Durogesic là hệ thống trị liệu thấm qua da cung cấp fentanyl, thuốc giảm đau nhóm opioid mạnh, liên tục vào máu trong suốt 72 giờ. Durogesic là thuốc có dạng miếng băng dán hình chữ nhật trong suốt gồm 1 lớp màng bảo vệ và 4 lớp màng có chức năng. […]

Bài viết DUROGESIC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mô tả thuốc

Durogesic là hệ thống trị liệu thấm qua da cung cấp fentanyl, thuốc giảm đau nhóm opioid mạnh, liên tục vào máu trong suốt 72 giờ.

Durogesic là thuốc có dạng miếng băng dán hình chữ nhật trong suốt gồm 1 lớp màng bảo vệ và 4 lớp màng có chức năng. Từ mặt ngoài đến mặt trong dính vào da, các lớp này bao gồm : lớp màng sau bao phim polyester ; hệ thống dự trữ thuốc fentanyl (2,5 mg/10 cm2) và cồn tiêu chuẩn USP (0,1 ml/10 cm2) đươc gel hóa với hydroxyethylcellulose ; màng ethylenevinyl acetat polymer giúp kiểm soát tốc độ phóng thích fentanyl ; và lớp màng dính silicone.

Trước khi dùng, gở bỏ lớp màng bảo vệ ra khỏi lớp màng dính.

Miếng dán kích thước 10 và 20 cm2 đươc thiết kế để phóng thích fentanyl 25 mg và 50 mg mỗi giờ vào máu. Các thành phần khác là các chất trơ không có tác động dươc lý. Có dưới 0,2 ml alcohol đươc phóng thích từ miếng dán trong suốt 72 giờ sử dụng.

Dạng trình bày

Miếng dán ngoài da 25mcg/h; 50mcg/h

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Cho 1 miếng 10 cm2

Fentanyl 2,5 mg

Cho 1 miếng 20 cm2

Fentanyl 5 mg

Dược lực học

Fentanyl là thuốc giảm đau nhóm opioid, tác động chủ yếu trên thụ thể mc-opioid. Tác động điều trị chủ yếu là giảm đau và gây ngủ. Nồng độ Fentanyl trong huyết thanh cho hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân chưa dùng opioid bao giờ từ 0,3-1,5 ng/ml. Tác động phụ gia tăng theo tần số ở nồng độ thuốc 72 ng/ml.

Cả hai nồng độ hiệu quả tối thiểu và nồng độ gây độc tính gia tăng cùng với độ dung nạp thuốc gia tăng. Tốc độ phát triển độ dung nạp thuốc thay đổi nhiều giữa các cá thể.

Dược động học

Durogesic cung cấp thuốc Fentanyl qua da liên tục suốt 72 giờ dán miếng dán. Fentanyl đươc phóng thích ở tốc độ tương đối hằng định, nhờ bởi màng phóng thích copolymer và sự khuếch tán fentanyl qua lớp da. Sau khi bắt đầu dán Durogesic, nồng độ fentanyl trong máu gia tăng dần dần, nồng độ tăng dần trong khoảng 12 đến 24 giờ và duy trì tương đối hằng định đối với khoảng thời gian còn lại trong thời gian dán 72 giờ.

Nồng độ fentanyl trong máu tỉ lệ với kích thước miếng dán. Sau khi dán lặp lại miếng dán mỗi 72 giờ, nồng độ thuốc trong máu hằng định đạt đươc ở mỗi bệnh nhân đươc duy trì trong suốt các lần dán kế tiếp miếng dán có cùng kích thước.

Sau khi gỡ bỏ Durogesic, nồng độ fentanyl trong máu giảm dần dần, còn khoảng 50% sau 17 giờ (từ 13 đến 32 giờ).

Sự hấp thụ liên tục fentanyl từ da giải thích cho sự biến mất chậm hơn của thuốc từ huyết thanh hơn là sự biến mất của thuốc từ huyết thanh sau khi truyền tĩnh mạch. Người già, bệnh nhân bị suy nhươc có thể có độ thanh thải fentanyl giảm và do đó thuốc có thể có thời gian bán hủy dài ở những bệnh nhân này.

Fentanyl đươc chuyển hóa chủ yếu qua da. Khoảng 75% fentanyl đươc bài tiết qua nước tiểu, hầu hết ở dạng chuyển hóa, ít hơn 10% ở dạng không đổi. Khoảng 9% liều dùng đươc tìm thấy trong phân, chủ yếu ở dạng chuyển hóa. Phần không gắn kết của fentanyl trong huyết thanh trung bình ở khoảng 13% và 21%.

Chỉ định

Kiểm soát đau trong các trường hợp đau mạn tính, đau dai dẳng cần sử dụng giảm đau opioid. Thuốc thấm qua da tác động kéo dài 72 giờ.

Chống chỉ định

Nhạy cảm với fentanyl hoặc chất dính có trong thành phần miếng dán.

Liều và cách dùng

Người lớn: Liều tùy bệnh cảnh lâm sàng & tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân.

– Bệnh nhân chưa dùng opioid: khởi đầu miếng dán 25 mcg/giờ.

– Bệnh nhân đã dùng opioid: liều sẽ được tính toán dựa vào thuốc opioid đã dùng trước đó. Nên theo dõi đánh giá bệnh nhân đều đặn sau khi dán.

– Trẻ em: chỉ dùng ở trẻ đã dung nạp opioid với liều tương đương tối thiểu 45 mg/ngày.

Hướng dẫn sử dụng :

Nên dán Durogesic ở vùng da không kích ứng, bề mặt phẳng, ví dụ ngực, lưng, mạn sườn hoặc cánh tay của phần trên cơ thể. Nên tỉa bớt lông (không cạo) ở vùng da trước khi dán. Phải làm sạch vùng da trước khi dán bằng nước sạch. Không dùng xà phòng, dầu dung dịch, cồn hoặc bất kỳ tác nhân nào khác vì có thể gây kích ứng da hoặc làm thay đổi đặc tính da. Để cho da khô trước khi dán.

Durogesic nên dán liền ngay khi bóc bao bì. Nên ấn miếng dán khoảng 30 giây để đảm bảo miếng dán được bám chặt, đặc biệt xung quanh rìa. Durogesic được mang liên tục đến 72 giờ. Nếu cần giảm đau nhiều hơn 72 giờ, miếng dán mới nên được dán ở nơi khác sau khi gỡ bỏ miếng dán trước đó.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Chú ý đề phòng :

Durogesic không nên dùng trong kiểm soát cơn đau cấp và hậu phẫu bởi vì không có cơ hội chuẩn liều trong thời gian sử dụng ngắn hạn và bởi vì suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng có thể xảy ra.

Thận trọng lúc dùng :

Miếng dán Durogesic không được cắt, phân chia hay hủy bằng bất kỳ cách nào bởi vì sẽ dẫn đến sự phóng thích fentanyl không còn kiểm soát

Hủy miếng dán : Miếng dán đã sử dụng nên được gấp lại để 2 mặt tự dính vào nhau và hủy đi. Miếng dán không sử dụng nữa nên gửi lại khoa Dược bệnh viện.

Bệnh nhân đã bị tác động phụ trầm trọng nên được theo dõi suốt 24 giờ sau khi gỡ bỏ miếng dán Durogesic, bởi vì nồng độ fentanyl trong huyết tương giảm dần và giảm khoảng 50% sau 17 giờ (từ 13 đến 22 giờ).

Suy hô hấp : Như các thuốc giảm đau opioid, vài bệnh nhân có thể suy hô hấp đáng kể với Durogesic, bệnh nhân phải được quan sát các tác động phụ này. Suy hô hấp có thể kéo dài sau khi gỡ bỏ miếng dán. Tần suất suy hô hấp gia tăng khi liều Durogesic gia tăng (xem phần Quá liều liên quan suy hô hấp). Thuốc tác động hệ thần kinh trung ương có thể gia tăng suy hô hấp (xem phần Tương tác thuốc).

Bệnh phổi mãn tính : Durogesic có thể có nhiều tác động phụ nghiêm trọng trên những bệnh nhân có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh lý phổi khác. Ở những bệnh nhân này, thuốc opioid có thể làm giảm hô hấp và gia tăng đề kháng thông khí.

Lệ thuộc thuốc : Sự dung nạp và lệ thuộc thuốc về thể chất và tâm lý có thể xảy ra sau khi chỉ định lặp đi lặp lại thuốc opioid. Sự nghiện sau khi chỉ định thuốc opioid thì rất hiếm khi xảy ra.

Áp lực nội sọ gia tăng : Durogesic nên được dùng thận trọng trên bệnh nhân có thể nghi ngờ có tác động ứ đọng CO2 nội sọ, ví dụ những bệnh nhân có áp lực nội so gia tăng, ý thức thương tổn hoặc hôn mê. Durogesic nên sử dụng thận trọng trên bệnh nhân có khối u não.

Bệnh tim : Fentanyl có thể gây chậm nhịp tim và do đó nên chỉ định thận trọng trên bệnh nhân loạn nhịp tim chậm.

Bệnh gan : Vì Fentanyl được chuyển hoá thành chất chuyển hóa bất hoạt ở gan, cho nên bệnh nhân có bệnh về gan có thể giảm chuyển hóa thuốc. Trên bệnh nhân xơ gan, dược động học khi dán Durogesic đơn độc không bị thay đổi mặc dầu nồng độ huyết thanh có khuynh hướng cao hơn ở những bệnh nhân này. Bệnh nhân thương tổn gan nên được giám sát cẩn thận dấu hiệu độc tính fentanyl và nên giảm liều fentanyl.

Bệnh thận : Ít hơn 10% fentanyl được bài tiết ở dạng không đổi qua thận, và không giống morphine, có những chất chuyển hoá có hoạt tính chưa được biết được bài tiết qua thận. Dữ liệu đạt được bằng chích fentanyl trên bệnh nhân suy thận đề nghị rằng thể tích phân bố của fentanyl có thể thay đổi bởi sự thẩm phân. Điều này có thể ảnh hưởng nồng độ huyết thanh nếu bệnh nhân suy thận dùng fentanyl, họ phải được quan sát cẩn thận dấu hiệu độc tính fentanyl và nếu cần thiết nên giảm liều fentanyl.

Ứng dụng trên bệnh nhân bị sốt/ ảnh hưởng bởi nguồn ngoại nhiệt : Dược động học đề nghị rằng nồng độ fentanyl trong máu có thể gia tăng khoảng 1/3 nếu nhiệt độ da gia tăng đến 40°C. Do đó, bệnh nhân sốt nên được giám sát các tác động phụ của opioid. Và nếu cần thiết nên điều chỉnh liều Durogesic. Tất cả bệnh nhân nên được khuyên tránh để phần cơ thể được dán miếng dán tiếp xúc với nguồn nhiệt bên ngoài trực tiếp, ví dụ : đèn nhiệt, tắm nắng, chai nước nóng, tắm hơi và tắm nơi suối nước khoáng, nước xoáy nóng.

Tác động trên khả năng vận hành máy móc : Durogesic có thể gây ra ảnh hưởng khả năng trí tuệ hoặc thể lực để thực hiện các hoạt động nguy hiểm, ví dụ : lái xe hoặc vận hành máy móc.

Sử dụng trên phụ nữ có thai hoặc cho con bú : Độ an toàn của fentanyl trên phụ nữ có thai chưa được thiết lập. Durogesic không nên dùng cho phụ nữ có khả năng mang thai mà không có biện pháp tránh thai đầy đủ, trừ phi có sự cân nhắc giữa lợi ích dùng thuốc và nguy cơ có thể có của thuốc. Fentanyl được bài tiết qua sữa mẹ do đó không nên sử dụng Durogesic cho các bà mẹ cho con bú.

Sử dụng trên trẻ em : Hiệu quả và an toàn của Durogesic trên trẻ em chưa được thiết lập.

Sử dụng trên người già : Dữ liệu từ các nghiên cứu phase IV với fentanyl đề nghị rằng bệnh nhân lớn tuổi có thể giảm độ thanh thải, thời gian bán hủy dài và những bệnh nhân này có thể nhạy cảm đối với thuốc hơn người trẻ tuổi. Trong những nghiên cứu Durogesic, người lớn tuổi có dược động học fentanyl không khác biệt đáng kể so sánh với người trẻ mặc dù nồng độ thuốc trong huyết thanh có khuynh hướng cao hơn. Người lớn tuổi nên được quan sát cẩn thận dấu hiệu độc tính fentanyl và nếu cần thiết thì giảm liều.

Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương bao gồm : opioid, giải lo âu, an thần, thuốc gây mê, chống loạn thần, dãn cơ, kháng histamin gây ngủ và rượu có thể tăng thêm tác động ức chế: giảm thông khí, hạ huyết áp và ngủ sâu hay hôn mê xảy ra. Do đó, việc sử dụng bất kỳ các thuốc này phối hợp với Durogesic cần phải theo dõi và quan sát đặc biệt. Fentanyl, thuốc có độ thanh thải cao, được chuyển nhanh và hoàn toàn chủ yếu bởi men CYP 3A4.

Itraconagole (thuốc ức chế CYP 3A4 hoạt tính mạnh) làm giảm độ thanh thải của fentanyl tiêm tĩnh mạch ⅔ lần. Sử dụng đồng thời các chất ức chế CYP 3A4 hoạt tính mạnh, ví dụ ritonavir với fentanyl có thể gia tăng nồng độ fentanyl, điều này có thể gia tăng hoặc kéo dài cả hai tác động điều trị và tác động phụ và có thể gây suy hô hấp trầm trọng. Đối với tình trạng này, cần quan tâm và quan sát bệnh nhân chuyên biệt.

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng phụ trầm trọng nhất, như các thuốc opioid mạnh, là giảm thông khí. Các phản ứng phụ khác liên quan đến nhóm thuốc opioid bao gồm : buồn nôn, nôn, táo bón, hạ HA, chậm nhịp tim, buồn ngủ, nhức đầu, nhầm lẫn, ảo giác, sảng khoái, ngứa, đổ mồ hôi và bí tiểu.

Phản ứng da, ví dụ : mẩn đỏ, ban đỏ và ngứa thỉnh thoảng được ghi nhận. Các phản ứng phụ này thường giải quyết trong vòng 24 giờ sau khi gỡ bỏ miếng dán.

Triệu chứng rút lui opioid (ví dụ : buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lo lắng và cảm giác lạnh) có thể có ở vài bệnh nhân sau khi chuyển đổi từ các thuốc giảm đau opioid trước đó sang Durogesic.

Quá liều

Triệu chứng : Sự biểu hiện quá liều fentanyl thì quá rộng bởi tác động dươc lực hoc, tác động nghiêm trong nhất là suy hô hấp.

Điều trị : Để quản lý suy hô hấp, các biện pháp tức thì bao gồm gỡ bỏ miếng dán Durogesic, đánh thức bệnh nhân bằng cách goi hay lay bệnh nhân.

Sau đó có thể chỉ định thuốc đối vận opioid đặc hiệu, ví dụ : Naloxon. Suy hô hấp sau khi quá liều có thể lâu hơn thời gian tác động của thuốc đối vận. Khoảng cách giữa các liều của thuốc đối vận giải độc tiêm tĩnh mạch nên lựa chon cẩn thận bởi vì sự tái gây ngủ có khả năng xảy ra sau khi đã gỡ bỏ miếng dán. Chỉ định lập lại và truyền naloxon liên tục có thể rất cần thiết. Sự hoán đổi tác động gây mê có thể gây khởi phát cơn đau cấp và phóng thích catecholamine.

Nếu tình trạng lâm sàng đươc chứng thực, nên đươc thiết lập và duy trì đường thông khí chuyên biệt, có thể bằng đường thông khí hong miệng hoặc ống thông nội khí quản, chỉ định oxy và trơ giúp hoặc kiểm soát hô hấp, khi thích hơp. Duy trì nhiệt độ cơ thể và cung cấp dịch đầy đủ.

Nếu xảy ra hạ huyết áp trầm trong hoặc trường diễn, nên xem xét sự giảm dung lương máu và tình trạng này nên đươc quản lý bằng liệu pháp truyền dịch thích hơp.

 

Bài viết DUROGESIC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>