Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 09 Oct 2023 08:03:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Thuốc ho Methorphan https://benh.vn/thuoc/thuoc-ho-methorphan/ https://benh.vn/thuoc/thuoc-ho-methorphan/#comments Sun, 25 Jun 2023 11:47:08 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=70193 Methorphan là một loại thuốc chống ho không gây buồn ngủ, được sử dụng để điều trị các trường hợp ho khan, ho do dị ứng, ho do cảm cúm, ho có đờm trong các bệnh như viêm phổi và viêm phế quản. Thông tin chung thuốc ho Methorphan Thuốc ho Methorphan được trình bày […]

Bài viết Thuốc ho Methorphan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Methorphan là một loại thuốc chống ho không gây buồn ngủ, được sử dụng để điều trị các trường hợp ho khan, ho do dị ứng, ho do cảm cúm, ho có đờm trong các bệnh như viêm phổi và viêm phế quản.

Thông tin chung thuốc ho Methorphan

Thuốc ho Methorphan được trình bày dạng hộp 1 chai x 60 ml, hộp 1 chai x 100 ml. Hộp 2 vỉ x 10 viên nén bao phim. Thuốc được đăng ký dạng Thuốc kê đơn tức là sử dụng cần đơn bác sỹ tư vấn.

thuoc_ho_methorphan
Thuốc ho Methorphan của Dược phẩm Traphaco có dạng Siro và Viên nén

Thành phần thuốc ho Methorphan

Mỗi chai 60 ml chứa:

  • Dextromethorphan hydrobromid 60 mg
  • Chlorpheniramin maleat 16,02 mg
  • Guaifenesin 120 mg
  • Tá dược (Đường trắng, Natri benzoat, Dinatri edetat, Glycerin,Hương dâu, Nước tinh khiết) vừa đủ

Mỗi viên bao phim chứa:

  • Dextromethorphan hydrobromid 10mg
  • Loratadin 2,5mg
  • Guaiphenesin 100mg

Dược lực học và Dược động học thuốc ho Methorphan

Thuốc ho Methorphan có đặc trưng về dược lực và dược động học của tổng hợp các thành phần trong đó là Dextromethorphan, Guaifenesin, Chlorpheniramin maleat.

Dược lực học thuốc ho Methorphan

  • Dextromethorphan trị ho do có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, có tác dụng tương đương với codein nhưng không gây nghiện, ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hơn, hiệu quả tác dụng kéo dài hơn (6 – 8 giờ/ 1 liều uống một lần). Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và có tác dụng trong vòng 15 – 30 phút sau khi uống. Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl, trong số đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
  • Guaifenesin làm loãng sự nhày dính của đờm và các dịch tiết khác của phế quản khiến việc tống xuất chúng được dễ dàng hơn, thuận lợi cho việc rút ngắn điều trị ho. Đồng thời làm dịu đường hô hấp đang bị kích ứng.
  • Chlorpheniramin maleat có tác dụng kháng histamin do tác động lên thụ thể H ngoại biên, chống lại sự co thắt của phế quản và có tác dụng làm1 êm dịu nên rất có ích với ho dị ứng. METHORPHAN chứa chất phụ natri benzoat cũng có tác dụng kích thích sự bài tiết ở phế quản, nên hỗ trợ tốt cho điều trị ho. METHORPHAN có hương vị dễ chịu, đặc biệt thích hợp cho trẻ em.

Dược động học thuốc ho Methorphan

Dextromethorphan

  • Hấp thu: Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và có tác dụng trong vòng 15-30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ( 12 giờ với dạng giải phóng chậm).
  • Chuyển hoá và thải trừ: thuốc được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hoá demethyl, trong số đó có dextrophan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.

Chlorpheniramin maleat

  • Hấp thu: Clopheniramin maleat hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30-60 phút. Sinh khả dụng thấp, đạt 25-50%.
  • Phân bố: Khoảng 70% thuốc trong tuần hoàn liên kết với protein. Thể tích phân bố khoảng 3,5 l/kg( người lớn ), và 7-10 l/kg ( trẻ em ).
  • Chuyển hoá: Clopheniramin maleat chuyển hoá nhanh và nhiều. Các chất chuyển hoá gồm có desmethyl – didesmethyl – clorpheniramin và một số chất chưa được xác định, một hoặc nhiều chất trong số đó có hoạt tính.
  • Thải trừ: thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hoá, sự bài tiết phụ thuộc vào pH cà lưu lượng nước tiểu. Chỉ có một lượng nhỏ được thấy trong phân. Thời gian bán thải là 12 – 15 giờ.

Tác dụng

Clopheniramin là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, clorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng phụ này khác nhau nhiều giữa các cá thể.

Tác dụng kháng histamin của clorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh thụ thể H1 của các tế bào tác động.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc ho Methorphan

Khi sử dụng thuốc ho Methorphan cần lưu ý chỉ định và chống chỉ định để dùng hiệu quả mà ít tác dụng bất lợi.

Chỉ định của thuốc ho Methorphan

  • Ho khan, ho do dị ứng, ho do cảm cúm.
  • Ho có đờm trong viêm phổi, viêm phế quản.

Chống chỉ định của thuốc ho Methorphan

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh đang cơn hen cấp.
  • Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
  • Glaucom góc hẹp.
  • Tắc cổ bàng quang.
  • Loét dạ dày chít, tắc môn vị tá tràng.
  • Người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế MAO.
  • Người cho con bú, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng và trẻ đẻ thiếu tháng.

Liều và cách dùng của thuốc ho Methorphan

Mỗi dạng bào chế của thuốc ho Methorphan có cách dùng khác nhau.

Liều dùng và cách dùng của thuốc ho Methorphan dạng bao phim

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1-2 viên/ lần x 3-4 lần /ngày.
  • Trẻ em 4-12 tuổi: 1 viên/ lần x 3 lần /ngày.

Liều dùng và cách dùng của thuốc ho Methorphan siro

  • Trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng: 1,25 – 2,5 ml/lần (tương đương 1/4 – 1/2 thìa cà phê).
  • Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 5 ml/lần (tương đương 1 thìa cà phê).
  • Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 10 ml/lần (tương đương 2 thìa cà phê).
  • Người lớn: 15 ml/lần (tương đương 3 thìa cà phê hay 1 thìa canh).
  • 6h uống 1 lần, thời gian điều trị 5-10 ngày.

Chú ý đề phòng và thận trọng khi dùng thuốc ho Methorphan

  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, mất nhanh nhẹn. Các bệnh nhân đang dùng thuốc Siro ho Methorphan không nên lái xe, vận hành máy móc.
  • Chlorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị-tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bị nhược cơ.
  • Người bệnh có nguy cơ biến chứng đường hô hấp hoặc đang bị suy giảm hô hấp và ngừng thở.
  • Có nguy cơ sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng.
  • Tránh dùng cho những người bị bệnh tăng nhãn áp như bị Glaucom.
  • Người bệnh bị ho có quá nhiều đờm và ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.
  • Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng.
  • Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan, có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.

Tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn của thuốc ho Methorphan

Khi sử dụng thuốc ho Methorphan cần lưu ý thuốc có tương tác với các loại thuốc và thực phẩm khác.

Tương tác thuốc

Tác dụng an thần của chlorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.

Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.

Dextromethorphan dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của dextromethorphan.

Tác dụng không mong muốn của thuốc ho Methorphan

  • Buồn nôn, khô miệng.
  • Mệt mỏi, chóng mặt.
  • Nhịp tim nhanh, đỏ bừng.
  • Tác dụng làm dịu, thay đổi từ lơ mơ đến ngủ li bì có thể xảy ra nhưng sẽ giảm bớt sau vài ngày khi ngừng sử dụng thuốc.
  • Ngoài ra hiếm gặp các tác dụng phụ như: nổi mày đay, ngoại ban.

Quá liều thuốc ho Methorphan gây biểu hiện gì ?

  • Triệu chứng quá liều dextromethorphan: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
  • Triệu chứng và dấu hiệu quá liều chlorpheniramin bao gồm an thần, kích thích nghịch thường hệ TKTW, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp.
  • Khi quá liều dextromethorphan: điều trị hỗ trợ, dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.
  • Khi quá liều chlorpheniramin: điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải. Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng Siro Ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu. Khi gặp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.

Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Trên đây là thông tin của thuốc ho Methorphan. Để tìm hiểu về các loại thuốc ho khác, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Top 05 loại thuốc ho tốt phổ biến nhất tại Việt Nam.

Bài viết Thuốc ho Methorphan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/thuoc-ho-methorphan/feed/ 1
Lorastad https://benh.vn/thuoc/lorastad/ Fri, 14 Dec 2018 01:56:27 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=51817 Lorastad có thành phần chính là loratadin, dùng các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, ngứa và mày đay liên quan đến histamin. Thành phần Hoạt chất: Loratadin 10mg. Tá dược vừa đủ 1 viên: Lactose monohydrat, tinh bột ngô, talc, povidon K30, magnesi stearat, màu vàng quinolin. Dược lực […]

Bài viết Lorastad đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lorastad có thành phần chính là loratadin, dùng các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, ngứa và mày đay liên quan đến histamin.

Thành phần

Hoạt chất: Loratadin 10mg.

Tá dược vừa đủ 1 viên: Lactose monohydrat, tinh bột ngô, talc, povidon K30, magnesi stearat, màu vàng quinolin.

Dược lực học

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.

Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin. Loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Thuốc kháng histamin không có vai trò trong điều trị hen.

Dược động học

Loratadin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 1 giờ.

Sinh khả dụng tăng và thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương chậm khi dùng chung thuốc với thức ăn. Loratadin bị chuyển hóa nhiều. Chất chuyển hóa chính là desloratadin có hoạt tính kháng histamin hiệu quả.

Thời gian bán thải trung bình đã được báo cáo của loratadin và desloratadin lần lượt là 8.4 và 28 giờ. Loratadin gắn kết khoảng 98% protein huyết tương; desloratadin gắn kết ít hơn. Loratadin và chất chuyển hóa của nó được phát hiện trong sữa mẹ, nhưng không qua được hàng rào máu não với lượng đáng kể. Phần lớn liều thuốc được bài tiết qua nước tiểu và phân với lượng tương đương nhau, chủ yếu ở dạng các chất chuyển hóa.

Sự phân bố của loratadin không thấy thay đổi đáng kể trên bệnh nhân suy thận nặng và thẩm tách máu không phải là biện pháp hiệu quả thải trừ loratadin hoặc chất chuyển hóa desloratadin ra khỏi cơ thể.

Chỉ định

Viêm mũi dị ứng.

Viêm kết mạc dị ứng.

Ngứa và mày đay liên quan đến histamin.

Chống chỉ định

– Bệnh nhân quá mẫn hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Trẻ em ≤ 2 tuổi.

Liều dùng và cách dùng

Lorastad được dùng bằng đường uống.

– Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: 10mg x 1 lần/ ngày.

– Trẻ em từ 2 – 12 tuổi:

  • Trọng lượng cơ thể > 30 kg: 10mg x 1 lần/ ngày.
  • Trọng lượng cơ thể < 30 kg: 5mg x 1 lần/ ngày.

Thận trọng

– Suy gan.

– Khi dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

Tương tác thuốc

– Điều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin. Điều này không có biểu hiện lâm sàng.

– Điều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Điều này không có biểu hiện lâm sàng vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.

– Điều trị đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. AUC của loratadin tăng trung bình 40% và AUC của descarboethoxyloratadln tăng trung bình 46% so với chỉ điều trị bằng loratadin. Trên điện tâm đồ không có thay đổi về khoảng QTc. Về mặt lâm sàng, không có biểu hiện sự thay đổi tính an toàn của loratadin, và không có thông báo về tác dụng an thần hoặc hiện tượng ngất khi điều trị bằng thuốc này.

Tác dụng không mong muốn

Loạn nhịp thất nặng đã xảy ra khi điều trị với một số thuốc kháng thụ thể histamin H1 thế hệ 2. Điều đó không xuất hiện khi điều trị bằng loratadin. Khi sử dụng loratadin với liều lớn hơn 10mg hàng ngày, những tác dụng phụ sau đây có thể xảy ra:

Thường gặp:

  • Thần kinh: Đau đầu.
  • Tiêu hóa: Khô miệng.

Ít gặp:

  • Thần kinh: Chóng mặt.
  • Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi.
  • Khác: Viêm kết mạc.

Hiếm gặp:

  • Thần kinh: Trầm cảm.
  • Tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn.
  • Chuyển hóa: Chức năng gan bất thường, kinh nguyệt không đều.
  • Khác: Ngoại ban, nổi mày đay và choáng phản vệ.

Quá liều

Triệu chứng:

  • Người lớn: buồn ngủ, nhịp tim nhanh và nhức đầu (dùng liều 40 – 180mg loratadin).
  • Trẻ em: biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực (dùng quá 10mg).

Điều trị:

– Điều trị quá liều loratadin thông thường bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết.

– Trường hợp quá liều loratadin cấp, nên làm rỗng dạ dày ngay bằng cách dùng Siro ipeca gây nôn. Uống than hoạt sau khi gây nôn có thể có hiệu quả ngăn chặn sự hấp thu của loratadin. Nếu gây nôn không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định (như với bệnh nhân hôn mê, đang co giật), có thể tiến hành súc rửa dạ dày bằng dung dịch NaCI 0.9% nếu có ống đặt nội khí quản để ngăn ngừa việc hít phải các chất trong dạ dày. Các thuốc tẩy muối có tác dụng pha loãng nhanh chóng các chất chứa trong ruột.

Benh.vn

Bài viết Lorastad đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
LORADIL 10 https://benh.vn/thuoc/loradil-10/ Sat, 25 Jun 2016 03:08:14 +0000 http://benh2.vn/thuoc/loradil-10/ Loradil 10 là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng điều trị các trường hợp dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay,… Dạng trình bày Viên nén; viên nén bao phim Dạng đăng kí Thuốc không kê đơn Thành phần Loratadin 10mg Dược lực học Loratadin là 1 […]

Bài viết LORADIL 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Loradil 10 là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng điều trị các trường hợp dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay,…

Dạng trình bày

Viên nén; viên nén bao phim

Dạng đăng kí

Thuốc không kê đơn

Thành phần

Loratadin 10mg

Dược lực học

Loratadin là 1 kháng histamin tricyclique mạnh có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên

Dược động học

– Hấp thu: Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Loratadin và chất chuyển hoá có hoạt tính của nó (descarboethoxy-loratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ.

– Phân bố: 97% thuốc liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố của thuốc là 80-120L/Kg.

– Chuyển hoá: Loratadin chuyển hoá nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytocrom P450, loratadin chủ yếu chuyển hoá thành descarboethoxyloratadin, chất chuyểnh oá có tác dụng dược lý.

– Thải trừ: Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyển hoá tỏng vòng 10 ngày.

Chỉ định

Điều trị triệu chứng trong các trường hợp:

– Viêm mũi dị ứng như : Hắt hơi, sổ mũi và ngứa.

– Viêm kết mạc dị ứng như : Ngứa mắt và nóng mắt.

– Triệu chứng của mề đay và các rối loạn dị ứng da.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Trẻ em dưới 6 tuổi.

Liều và cách dùng

Liều dùng:

– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/ngày.

– Trẻ 6-12 tuổi: >= 30 kg: 1 viên x 1 lần/ngày; < 30 kg: 1/2 viên x 1 lần/ngày.

– Người suy gan hoặc suy thận: 1/2 viên/ngày hoặc 1 viên/lần, mỗi 2 ngày.

Cách dùng: Đường uống

Chú ý đề phòng và thận trọng

Bệnh nhân suy gan, suy thận

Không nên dùng khi có thai & cho con bú

Tương tác thuốc

Các thuốc Cimetidine, erythromycin, ketoconazole, quinidine, fluconazole, fluoxetine làm tăng nồng độ loratadine trong máu.

Tác dụng không mong muốn

Có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, mạch nhanh, ngất, rối loạn tiêu hoá và tăng cảm giác thèm ăn

Quá liều

Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.

Bài viết LORADIL 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
LORATADIN https://benh.vn/thuoc/loratadin/ Wed, 03 Feb 2016 03:03:25 +0000 http://benh2.vn/thuoc/loratadin/ Mô tả thuốc Loratadin là một thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng để điều trị dị ứng. Dạng trình bày Viên nén loratadin 10 mg, viên nén loratadin tan rã nhanh (Claritin reditabs) 10 mg, siro loratadin 1 mg/ml. Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Loratadin Dược lực học […]

Bài viết LORATADIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mô tả thuốc

Loratadin là một thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng để điều trị dị ứng.

Dạng trình bày

Viên nén loratadin 10 mg, viên nén loratadin tan rã nhanh (Claritin reditabs) 10 mg, siro loratadin 1 mg/ml.

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Loratadin

Dược lực học

Loratadin là 1 kháng histamin tricyclique mạnh có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên

Dược động học

Hấp thu: Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (descarboethoxy-loratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ

Phân bố: 97% thuốc liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố của thuốc là 80-120L/kg

Chuyển hóa: Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytocrom P450, loratadin chủ yếu chuyển hóa thành descarboethoxy-loratadin chất chuyển hóa có tác dụng dược lí

Thải trừ: khoảng 80% tổng liều thải trừ qua nước tiểu và phân ngang nhau dưới dạng chất chuyển hóa trong vòng 10 ngày

Chỉ định

Viên nén Loratadin được chỉ định trong các triệu chứng liên quan đến các bệnh sau:

– Viêm mũi dị ứng bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi.

– Viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mắt do dị ứng.

– Ngứa, mày đay và các bệnh về da do dị ứng khác.

Chống chỉ định

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều và cách dùng

* Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

Uống loratadin ngày 1 lần 1 viên.

* Trẻ em 2 – 12 tuổi:

Cân nặng ≥ 30 kg: uống ngày 1 lần 1 viên.

Cân nặng < 30 kg: uống ngày 1 lần ½ viên.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Suy gan.

Khi dùng loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

Thời kỳ mang thai

Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng loratadin trong thai kỳ. Do đó chỉ dùng loratadin trong thai kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Thời kỳ cho con bú

Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Tương tác thuốc

Ðiều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin. Ðiều này không có biểu hiện lâm sàng.

Ðiều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Ðiều đó không có biểu hiện lâm sàng vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.

Ðiều trị đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. AUC (diện tích dưới đường cong của nồng độ theo thời gian) của loratadin, tăng trung bình 40% và AUC của descarboethoxyloratadin tăng trung bình 46% so với điều trị loratadin đơn độc.

Trên điện tâm đồ không có thay đổi về khoảng QTc. Về mặt lâm sàng, không có biểu hiện sự thay đổi tính an toàn của loratadin, và không có thông báo về tác dụng an thần hoặc hiện tượng ngất khi điều trị đồng thời 2 thuốc này.

Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng loratadin

Thường gặp

Ðau đầu.

Khô miệng.

Ít gặp

Chóng mặt.

Khô mũi và hắt hơi.

Viêm kết mạc.

Hiếm gặp

Trầm cảm.

Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.

Buồn nôn.

Chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều.

Ngoại ban, nổi mày đay, và choáng phản vệ.

Xử trí

Sử dụng loratadin với liều thấp nhất mà có hiệu quả.

Bài viết LORATADIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>