Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 28 Dec 2023 03:56:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Medrol – Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng https://benh.vn/thuoc/thuoc-medrol/ Sat, 23 Dec 2023 20:11:50 +0000 http://benh2.vn/thuoc/thuoc-medrol/ Medrol là một loại thuốc của hãng Pfizer, thuộc nhóm GlucoCorticoid, có khả năng chống viêm, ức chế hệ miễn dịch và chống dị ứng mạnh mẽ. Thuốc này được sử dụng trong nhiều bệnh lý viêm nhiễm và dị ứng. Thuốc Medrol của hãng dược phẩm Pfizer, Mỹ Thuốc Medrol – tổng quan về […]

Bài viết Medrol – Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Medrol là một loại thuốc của hãng Pfizer, thuộc nhóm GlucoCorticoid, có khả năng chống viêm, ức chế hệ miễn dịch và chống dị ứng mạnh mẽ. Thuốc này được sử dụng trong nhiều bệnh lý viêm nhiễm và dị ứng.

logo-hang-duoc-pham-pfizer-san-xuat-thuoc-medrol
Thuốc Medrol của hãng dược phẩm Pfizer, Mỹ

Thuốc Medrol – tổng quan về thuốc

Thuốc Medrol có thành phần là Methyl-prednisolon giống hormon trong cơ thể nhưng được tổng hợp nhân tạo và đưa vào trong cơ thể để điều trị một số bệnh.

Nguồn gốc của thuốc Medrol

Thuốc Medrol có nguồn gốc tổng hợp từ Glucocorticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm và chống dị ứng.

Nhà sản xuất thuốc Medrol

Thuốc được sản xuất bởi hãng dược phẩm Pfizer, Hoa Kỳ và phân phối tại Việt Nam qua công ty phân phối Zuellig Pharma.

Bảo quản thuốc Medrol ở nhiệt độ phòng (20-25 °C). Tránh xa trẻ em.

Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc Medrol

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén: hình elip, màu trắng, mặt khắc dòng chữ nổi.

Hai hàm lượng tương ứng với 2 biệt dược trên thị trường là Medrol 4mg và Medrol 16mg. Hộp có 1 hoặc 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

cau-truc-hoa-hoc-Methylprednisolone-thuoc-medrol
Methylprednisolon có cấu trúc hóa học của một Glucocorticoid

Thành phần và chỉ định của thuốc Medrol

Thuốc Medrol có thành phần Methylprednisolon với các hàm lượng khác nhau như Medrol 4mg, Medrol 16mg, được chỉ định cho người lớn, trẻ em để chống viêm, giảm dị ứng…

Thành phần của thuốc Medrol

Mỗi viên thuốc Medrol có chứa thành phần

  • Methyl Prednisolone. Hàm lượng: 4 mg hoặc 16 mg tùy biệt dược
  • Tá dược: tinh bột ngô và bột bắp khô, stearat canxi, sucrose và lactose.

Chỉ định của thuốc Medrol là gì?

Thuốc Medrol là một corticosteroid mạnh có hoạt tính kháng viêm lớn hơn ít nhất năm lần so với hydrocortisone. Sự tăng cường hoạt tính glucocorticoid và mineralocorticoid giúp giảm tỷ lệ giữ natri và nước. Thuốc được chỉ định cụ thể như sau.

Thuốc Medrol điều trị rối loạn nội tiết

  • Suy thượng thận nguyên phát và thứ phát
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh

Thuốc Medrol sử dụng trong một số bệnh khớp

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp mãn tính vị thành niên
  • Viêm cột sống dính khớp

Thuốc Medrol dùng cho bệnh tự miễn / viêm động mạch

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm da toàn thân
  • Sốt thấp khớp với viêm thể nặng
  • Viêm động mạch khổng lồ / đau đa cơ thấp khớp

Thuốc Medrol dùng cho bệnh da liễu

  • Bệnh vảy nến
  • Bệnh viêm da bọng nước
  • Herpes
  • Viêm da tróc vảy
  • Viêm da tiết bã nhờn
  • U sùi dạng nấm
  • Hồng ban đa dạng thể nặng…

Thuốc Medrol dùng cho dị ứng

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc lâu năm nghiêm trọng
  • Phản ứng quá mẫn thuốc
  • Bệnh huyết thanh
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Hen phế quản

Thuốc Medrol điều trị các bệnh về mắt

  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm dây thần kinh thị giác

Thuốc Medrol điều trị các bệnh đường hô hấp

  • U phổi
  • Lao nặng hoặc bệnh lao thông thường (với hóa trị liệu chống lao phù hợp)
  • Sặc dịch dạ dày

Thuốc Medrol điều trị rối loạn huyết học

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
  • Thiếu máu tan máu (tự miễn dịch)

Sử dụng thuốc Medrol trong bệnh máu ác tính

  • Bệnh bạch cầu (cấp tính và bạch huyết)
  • U lympho ác tính

Thuốc Medrol chỉ định cho bệnh đường ruột

  • Viêm đại tràng
  • Bệnh Crohn

Một số trường hợp khác chỉ định thuốc Medrol

  • Viêm màng não do lao (có hóa trị kháng lao phù hợp)
  • Cấy ghép…

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Medrol

Medrol là thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp. Cần lưu ý về liều dùng, đối tượng sử dụng cho hiệu quả điều trị tích cực.

thuoc_medrol

Sử dụng thuốc Medrol như thế nào

Thuốc Medrol nên được dùng bằng đường uống. Nên dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng khoảng 9h sau khi ăn no để hạn chế tác dụng phụ.

Khởi đầu thuốc Medrol với liều 4- 8 mg/ngày, tùy thuộc bệnh cần điều trị. Liều cao hàng ngày sử dụng trong một số trường hợp như: bao vây bệnh, cấy ghép nội tạng,… Ví dụ: Đa xơ cứng: 200 mg/ngày, phù não: 200-1000 mg/ngày, ghép cơ quan: tới 7 mg/kg/ngày.

Sau khi có đáp ứng tốt, xác định liều duy trì bằng cách giảm liều khởi đầu thuốc từng nấc nhỏ, với khoảng cách thích hợp cho tới liều thấp nhất có hiệu quả.

Điều trị xen kẽ: dùng gấp đôi liều thuốc Medrol thường dùng hàng ngày dùng vào buổi sáng, lúc 8 giờ sáng sau ăn.

Nếu sau một thời gian chưa có đáp ứng đầy đủ: ngừng thuốc Medrol và chuyển sang liệu pháp thích hợp hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngừng thuốc và chuyển sang liệu pháp khác.

Liều thuốc dùng cho trẻ em được xác định tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể hoặc diện tích bề mặt và từng thể bệnh khác nhau. Chỉ dùng thuốc Medrol trên trẻ em khi lợi ích vượt trội với nguy cơ.

Những ai nên sử dụng thuốc Medrol?

Những người không dị ứng với các thành phần của thuốc được bác sỹ kê đơn sử dụng thuốc Medrol với chỉ định chống viêm, ức chế miễn dịch, giảm sưng phù nề… đều nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, sử dụng đúng liều, đúng cách để phát huy hiệu quả tối ưu và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

Giá bán của thuốc và cách phân biệt thuốc Medrol thật và thuốc Medrol giả

Giá bán của thuốc Medrol

Giá bán của thuốc Medrol 4mg (năm 2020): 39,000 đ/ hộp 3 vỉ x 10 viên

Giá bán của thuốc Medrol 16mg (năm 2020): 120,000 đ/ hộp 3 vỉ x 10 viên

Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Phân biệt thuốc Medrol thật giả

Thuốc Medrol thật luôn có màu sắc bao bì tươi tắn, khôn bị nhàu nát, vỉ thuốc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và viên thuốc cứng cáp, có in nổi trên mỗi viên. Thuốc Medrol giả sẽ không có các 1 trong các đặc điểm trên đây. Trong trường hợp thuốc được làm giả tinh vi sẽ cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng hoặc nhà phân phối tại Việt Nam để xác định cụ thể. Khuyến cáo người mua thuốc chỉ mua tại các địa chỉ uy tín được cấp phép.

Tác dụng không mong muốn và lưu ý khi sử dụng thuốc Medrol

Mặc dù thuốc Medrol được đánh giá là tương đối an toàn khi dùng trên người, tuy nhiên, cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn của thuốc cũng như cách dùng cho an toàn nhất.

Tác dụng phụ của thuốc Medrol

Chuyển hóa: thuốc Medrol có thể gây tăng huyết áp, suy tim mạn tính, giữ nước trong cơ thể, cân bằng nitơ âm do dị hóa protein, mất kali, nhiễm kiềm hạ kali-máu.

Hệ thống nội tiết: sử dụng thuốc kéo dài có thể gây rậm lông, rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Cushing, bệnh đái tháo đường tiềm ẩn, giảm dung nạp carbohydrate, ức chế trục tuyến yên-thượng thận, chậm phát triển ở trẻ em, làm tăng nhu cầu đối với thuốc hạ đường huyết uống hoặc insulin ở bệnh nhân đái tháo đường.

Hệ thống tiêu hóa: Thuốc có thể gây viêm thực quản, viêm tụy, thủng ruột, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng có thể thủng và xuất huyết, tăng hoạt động alanine aminotransferase, aspartate aminotransferase và alkaline phosphatase trong huyết thanh.

Hệ thống cơ xương: bệnh nhân sử dụng thuốc liều cao kéo dài có thể bị loãng xương, yếu cơ, gãy xương bệnh lý, bệnh cơ steroid, gãy xương nén của các đốt sống, đứt gân (đặc biệt là gân Achilles), hoại tử vô trùng xương dài,

Hệ thần kinh: thuốc medrol có thể gây rối loạn tâm thần, giả u não, co giật, tăng áp lực nội sọ.

Thuốc Medrol có thể gây: tăng nhãn áp có nguy cơ tổn thương thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể dưới bao sau, lồi mắt .

Phản ứng cho da: thuốc Medrol có thể làm giảm sức mạnh và mỏng da, ban xuất huyết, vết thương lâu lành, bầm máu,

Phản ứng dị ứng: phản ứng quá mẫn (bao gồm cả phản ứng dị ứng toàn thân).

Khác: dùng thuốc Medrol có thể che dấu hội chứng glucocorticosteroid, kích hoạt các nhiễm trùng tiềm ẩn, che dấu các triệu chứng lâm sàng của các bệnh truyền nhiễm, sự xuất hiện của bệnh nhiễm trùng do các mầm bệnh cơ hội.

Tac-dung-phu-cua-thuoc-medrol1
Sử dụng thuốc Medrol kéo dài có thể gây tích nước, phù

Chống chỉ định và thận trọng khi dùng thuốc Medrol

Các chống chỉ định tuyệt đối của thuốc Medrol

  • Nhạy cảm với các thành phần của thuốc.
  • Không dùng cho nhiễm nấm toàn thân.

Thuốc Medrol thận trọng sử dụng trong những trường hợp như sau

  • Bệnh tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, Viêm dạ dày, Viêm thực quản, miệng nối ruột, loét dạ dày cấp, viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng là nguy cơ của thủng hoặc áp xe
  • Bệnh tim mạch: Tăng mỡ máu, Bệnh tiểu đường, Nhồi máu cơ tim cấp, Tăng huyết áp, Suy tim sung huyết
  • Bệnh nội tiết: Suy giáp, Cường giáp, loãng xương, Nhược cơ
  • Tâm thần kinh: rối loạn tâm thần cấp tính
  • Bệnh gan, Suy thận nặng, rối loạn chức năng gan nặng đặc biệt có giảm albumin đồng thời
  • Bệnh truyền nhiễm: Thủy đậu, Bệnh sởi, herpes, bệnh lao hoạt động và thể ngủ, nhiễm virus và vi khuẩn nghiêm trọng
  • Bệnh về mắt: Glaucom Góc mở
  • Suy giảm miễn dịch, AIDS.

Sử dụng thuốc Medrol khi mang thai và cho con bú

Thuốc Medrol khi mang thai

Tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai.

FDA phân nhóm thuốc dựa trên đặc tính an toàn của thuốc sử dụng trong quá trình mang thai. Có 5 nhóm là A, B, C, D, và X, được sử dụng trong phân loại này dựa theo nguy cơ đối với thai nhi nếu sử dụng thuốc khi mang thai.

Thuốc Medrol nằm trong nhóm C. Có nghĩa là phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng thuốc này dưới sự tư vấn của bác sỹ nếu bác sỹ đánh giá lợi ích cao hơn nguy cơ.

Cho tới hiện tại, chưa có bằng chứng chứng minh rằng thuốc Medrol có gây hại cho thai nhi không.

Thuốc Medrol khi cho con bú

Bạn nhất định cần được bác sỹ tư vấn nếu phải sử dụng thuốc Medrol khi cho con bú. Bạn không nên sử dụng thuốc Medrol nếu đang cho con bú. Thuốc Medrol có thể vào trong sữa mẹ và gây hại cho em bé.

phu-nu-mang-thai
Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sỹ khi dùng bất kỳ loại thuốc gì

Những lưu ý khác khi sử dụng thuốc Medrol

  • Các biến chứng phụ thuộc vào liều dùng Glucocorticosteroid và thời gian điều trị. Do đó, sẽ được xác định riêng cho từng trường hợp, sau khi đánh giá những lợi ích kỳ vọng và rủi ro có thể.
  • Thuốc Medrol nên được dùng ở liều thấp nhất có hiệu quả. giảm liều dùng nên được thực hiện dần dần.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân stress.
  • Thận trọng khi tiêm vaccin trong thời gian dùng medrol.
  • Giống như tất cả các steroid, Medrol làm tăng thải canxi ra khỏi cơ thể.
  • Methylprednisolone (Thuốc Medrol), dùng liều lượng cao, có thể gây giữ nước và các ion natri, tăng huyết áp và tăng bài tiết kali.
  • Ở trẻ em uống Medrol có thể dẫn đến thấp còi. Do đó, chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Xen kẽ trị liệu giúp giảm thiểu tác dụng phụ này, hoặc thậm chí tránh nó.
  • Điều trị xen kẽ là một chế độ dùng thuốc đặc biệt, trong đó dùng gấp đôi liều hàng ngày vào buổi sáng và dùng xen kẽ. Mục đích của điều trị như vậy – để đạt được trong bệnh nhân nhận thuốc trong một thời gian dài, tối đa hóa hiệu quả lâm sàng và giảm thiểu một số tác dụng phụ như chậm phát triển ở trẻ em, hội chứng Cushing, ức chế của hệ thống tuyến yên-thượng thận.

Thuốc Medrol tương tác với thuốc khác và thực phẩm

Thuốc Medrol khi sử dụng cùng một số loại thuốc khác có thể gây tương tác cần lưu ý. Đối với thực phẩm, cho tới nay không quan sát thấy tương tác nào đáng kể.

Tương tác giữa thuốc Medrol với các thuốc khác

  • Thuốc Medrol có thể tương tác với thuốc chẹn thần kinh cơ, thuốc kháng cholinesterase, aminoglutethimid, NSAID, aspirin liều cao.
  • Methylprednisolon được chuyển hóa bởi enzym CYP3A4, bị ảnh hưởng bởi
  • Các cơ chất của CYP3A4 (thuốc chống co giật, aprepitant, fosaprepitant, itraconazol, ketoconazol, thuốc ức chế HIV-Protease, diltiazem, ethinylestradiol, norethindron, cyclosporin, cyclophosphamid, tacrolimus, clarithromycin, erythromycin) tương tác với thuốc Medrol
  • Chất ức chế CYP3A4 (isoniazid, aprepitant, fosaprepitant, itraconazol, ketoconazol, thuốc ức chế HIV-Protease, diltiazem, ethinylestradiol, norethindron, nước ép bưởi, cyclosporin, clarithromycin, erythromycin, troleandomycin)
  • Chất cảm ứng CYP3A4 (rifampin, thuốc chống co giật)
  • Thận trọng dùng đồng thời thuốc Medrol với thuốc chống đông đường uống, thuốc trị tiểu đường, thuốc làm giảm kali.

Tương tác giữa thuốc Medrol với các loại đồ ăn, thức uống.

Thuốc Medrol không có tương tác với loại thực phẩm đặc biệt nào, bạn không thực sự cần lưu ý về loại thực phẩm nào khi sử dụng thuốc Medrol.

Lưu ý: Mọi thông tin về thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc Medrol chỉ được phép sử dụng khi có sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ.

Giá bán của thuốc Medrol cập nhật năm 2023

Thuốc Medrol 4mg có giá bán tham khảo là 35,000 / hộp 3 vỉ x 10 viên nén.

Thuốc Medrol 16mg có giá bán tham khảo là 120,000 / hộp 3 vỉ x 10 viên.

Bài viết Medrol – Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cách dùng thuốc Medrol đúng cách, hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ https://benh.vn/thuoc/cach-dung-thuoc-medrol-dung-cach-hieu-qua-han-che-tac-dung-phu/ Wed, 28 Jun 2023 09:38:30 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=51998 Medrol là một GlucoCorticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng mạnh được sử dụng trong nhiều bệnh lý viêm nhiễm, dị ứng. Thành phần chính: Methylprednisolone Hàm lượng: 4mg, 16mg. Sản xuất bởi: Hãng dược phẩm Pfizer Tác dụng và chỉ định của Medrol Medrol là một corticosteroid […]

Bài viết Cách dùng thuốc Medrol đúng cách, hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Medrol là một GlucoCorticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng mạnh được sử dụng trong nhiều bệnh lý viêm nhiễm, dị ứng.

thuoc-medrol

Thành phần chính: Methylprednisolone

Hàm lượng: 4mg, 16mg.

Sản xuất bởi: Hãng dược phẩm Pfizer

Tác dụng và chỉ định của Medrol

Medrol là một corticosteroid mạnh có hoạt tính kháng viêm lớn hơn ít nhất năm lần so với hydrocortisone. Sự tăng cường hoạt tính glucocorticoid và mineralocorticoid giúp giảm tỷ lệ giữ natri và nước. Medrol được chỉ định trong điều trị.

Thuốc Medrol dùng trong rối loạn nội tiết

  • Suy thượng thận nguyên phát và thứ phát
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh

Medrol dùng cho bệnh khớp

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp mãn tính vị thành niên
  • Viêm cột sống dính khớp

Medrol dùng cho bệnh collagen / viêm động mạch

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm da toàn thân (polymyositis)
  • Sốt thấp khớp với viêm thể nặng
  • Viêm động mạch khổng lồ / đau đa cơ thấp khớp

Medrol dùng cho bệnh da liễu

  • Pemphigus vulgaris

Thuốc Medrol điều trị dị ứng

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa và lâu năm nghiêm trọng
  • Phản ứng quá mẫn thuốc
  • Bệnh huyết thanh
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Hen phế quản

Thuốc Medrol điều trị bệnh về mắt

  • Viêm màng bồ đào trước
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm dây thần kinh thị giác

Thuốc Medrol điều trị bệnh đường hô hấp

  • U phổi
  • Lao nặng hoặc bệnh lao thông thường (với hóa trị liệu chống lao phù hợp)
  • Sặc dịch dạ dày

Thuốc Medrol rối loạn huyết học

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
  • Thiếu máu tan máu (tự miễn dịch)

Thuốc Medrol cho bệnh Neoplastic

  • Bệnh bạch cầu (cấp tính và bạch huyết)
  • U lympho ác tính

Thuốc Medrol cho bệnh đường ruột

  • Viêm đại tràng
  • Bệnh Crohn

Thuốc Medrol sử dụng trong các trường hợp khác

  • Viêm màng não do lao (có hóa trị kháng lao phù hợp)
  • Cấy ghép

Chống chỉ định

Có hai dạng chống chỉ định là chống chỉ định tuyệt đối và chống chỉ định tương đối (thận trọng). Trong đó chống chỉ định tuyệt đối là hoàn toàn không được dùng.

Các chống chỉ định tuyệt đối của thuốc Medrol

  • Nhạy cảm với các thành phần của thuốc.
  • Nhiễm nấm toàn thân.

Thuốc Medrol thận trọng sử dụng trong những trường hợp

  • Bệnh tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng; viêm dạ dày; viêm thực quản; miệng nối ruột; loét dạ dày cấp; viêm ruột thừa; viêm loét đại tràng là nguy cơ của thủng hoặc áp xe
  • Bệnh tim mạch: Tăng mỡ máu; Bệnh tiểu đường; Nhồi máu cơ tim cấp; Tăng huyết áp; Suy tim sung huyết
  • Bệnh nội tiết: Suy giáp; Cường giáp; loãng xương; Nhược cơ
  • Tâm thần kinh: rối loạn tâm thần cấp tính
  • Bệnh gan; Suy thận nặng; rối loạn chức năng gan nặng đặc biệt có giảm albumine đồng thời
  • Bệnh truyền nhiễm: Thủy đậu; Bệnh sởi; herpes simplex; bệnh lao hoạt động và thể ngủ; nhiễm virus và vi khuẩn nghiêm trọng
  • Bệnh về mắt: Glaucom Góc mở
  • Suy giảm miễn dịch; AIDS.

Liều dùng và cách dùng thuốc Medrol

  • Medrol nên được dùng bằng đường uống
  • Liều khởi đầu của thuốc Medrol có thể bắt đầu từ 4-48 mg/ngày, tùy thuộc bệnh cần điều trị. Ví dụ: Đa xơ cứng: 200 mg/ngày, phù não: 200-1000 mg/ngày, ghép cơ quan: tới 7 mg/kg/ngày.
  • Sau khi có đáp ứng tốt, xác định liều duy trì bằng cách giảm liều khởi đầu từng nấc nhỏ, với khoảng cách thích hợp cho tới liều thấp nhất có hiệu quả.
  • Điều trị xen kẽ: dùng gấp đôi liều Medrol thường dùng hàng ngày dùng vào buổi sáng, lúc 8 giờ sáng sau ăn (giúp hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn).
  • Nếu sau một thời gian chưa có đáp ứng đầy đủ: ngừng thuốc và chuyển sang liệu pháp thích hợp hơn.

Lưu ý khi dùng thuốc Medrol

1. Giảm liều từ từ

Medrol nên được dùng ở liều thấp nhất có hiệu quả. giảm liều dùng nên được thực hiện dần dần.

2. Thời điểm dùng thuốc Medrol

  • Cortisol là hormon được tiết ra từ tuyến thượng thận. Bình thường, hormon này tiết ra nhiều nhất vào khoảng 7-8 giờ sáng. Khi dùng thuốc Medrol, cần dùng vào thời điểm trùng với thời gian cơ thể tiết ra cortisol nhiều nhất để tránh tuyến thượng thận bị suy.
  • Lời khuyên: Nên dùng thuốc vào khoảng 7-8 giờ sáng.
  • Medrol có tác dụng gây giữ muối, nước; hậu quả có thể gây phù, tăng cân vì vậy khẩu phần ăn cần hạn chế muối nhưng tăng thêm lượng protein.
  • Medrol có rất nhiều tác dụng phụ. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước và trong quá trình sử dụng.

Tác dụng phụ của thuốc Medrol

  • Chuyển hóa: tăng huyết áp, suy tim mạn tính, giữ nước trong cơ thể, cân bằng nitơ âm do dị hóa protein, mất kali, nhiễm kiềm hạ kali-máu.
  • Hệ thống nội tiết: rậm lông, rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Cushing, bệnh đái tháo đường tiềm ẩn, giảm dung nạp carbohydrate, ức chế trục tuyến yên-thượng thận, chậm phát triển ở trẻ em, làm tăng nhu cầu đối với thuốc hạ đường huyết uống hoặc insulin ở bệnh nhân đái tháo đường;
  • Hệ thống tiêu hóa: viêm thực quản, viêm tụy, thủng ruột, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng có thể thủng và xuất huyết, tăng hoạt động alanine aminotransferase, aspartate aminotransferase và alkaline phosphatase trong huyết thanh.
  • Hệ thống cơ xương: loãng xương, yếu cơ, gãy xương bệnh lý, bệnh cơ steroid, gãy xương nén của các đốt sống, đứt gân (đặc biệt là gân Achilles), hoại tử vô trùng xương dài;
  • Hệ thần kinh: rối loạn tâm thần, giả u não, co giật, tăng áp lực nội sọ;
  • Tổn thương thị giác: tăng nhãn áp có nguy cơ tổn thương thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể dưới bao sau, lồi mắt
  • Phản ứng cho da: giảm sức mạnh và mỏng da, ban xuất huyết, vết thương lâu lành, bầm máu;
  • Phản ứng dị ứng: phản ứng quá mẫn (bao gồm cả phản ứng dị ứng toàn thân).
  • Khác: che dấu hội chứng glucocorticosteroid, kích hoạt các nhiễm trùng tiềm ẩn, che dấu các triệu chứng lâm sàng của các bệnh truyền nhiễm, sự xuất hiện của bệnh nhiễm trùng do các mầm bệnh cơ hội.

Medrol sử dụng cho bệnh nhân COVID-19

Tương tự như Prednisolon, Medrol cũng được khuyến cáo trong đơn thuốc điều trị của bệnh nhân COVID-19, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc này mà cần tuân thủ theo phác đồ, hướng dẫn của chuyên gia y tế. Lý do là vì Medrol có tác dụng ức chế miễn dịch, nên nếu tự ý sử dụng khi cần nâng cao miễn dịch có thể gây tác hại cho cơ thể chứ không giúp ích trong việc điều trị.

Hiện nay chưa có một phương pháp nào đảm bảo điều trị COVID-19 hiệu quả chắc chắn, nên người bệnh hãy tuân thủ khuyến cáo của BYT, cập nhật thường xuyên vì các khuyến cáo có thể sẽ thay đổi theo thời gian khi có các loại thuốc mới nghiên cứu mới.

Bài viết Cách dùng thuốc Medrol đúng cách, hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
METHYLPREDNISOLON https://benh.vn/thuoc/methylprednisolon/ Thu, 25 Oct 2018 03:03:34 +0000 http://benh2.vn/thuoc/methylprednisolon/ Tên chung quốc tế: Methylprednisolone. Loại thuốc: Thuốc chống viêm corticosteroid. Dạng thuốc và hàm lượng Thuốc tiêm methylprednisolon acetat: 20 mg/ml (5 ml, 10 ml), 40 mg/ml (1 ml, 5 ml, 10 ml), 80 mg/ml (1 ml, 5 ml). Thuốc tiêm methylprednisolon natri succinat: 40 mg (1 ml, 3 ml), 125 mg (2 ml, […]

Bài viết METHYLPREDNISOLON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Methylprednisolone.

Loại thuốc: Thuốc chống viêm corticosteroid.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm methylprednisolon acetat: 20 mg/ml (5 ml, 10 ml), 40 mg/ml (1 ml, 5 ml, 10 ml), 80 mg/ml (1 ml, 5 ml).

Thuốc tiêm methylprednisolon natri succinat: 40 mg (1 ml, 3 ml), 125 mg (2 ml, 5 ml), 500 mg (1 ml, 4 ml, 8 ml, 20 ml), 1.000 mg (1 ml, 8 ml, 50 ml), 2.000 mg (30,6 ml).

Viên nén methylprednisolon: 2 mg, 4 mg, 8 mg, 16 mg, 24 mg, 32 mg.

Dịch treo để thụt: methylprednisolon 40 mg/chai.

Cơ chế tác dụng

Methylprednisolon là một glucocorticoid, dẫn xuất 6 – alpha – methyl của prednisolon, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch rõ rệt.

Do methyl hóa prednisolon, tác dụng corticoid chuyển hóa muối đã được loại trừ, vì vậy có rất ít nguy cơ giữ Na+, và gây phù. Tác dụng chống viêm của methylprednisolon tăng 20% so với tác dụng của prednisolon; 4 mg methylprednisolon có hiệu lực bằng 20 mg hydrocortison.

Chứng viêm, bất kỳ thuộc bệnh căn nào đều được đặc trưng bởi sự thoát mạch và thấm của các bạch cầu vào mô (vị trí) bị viêm. Các glucocorticoid ức chế các hiện tượng này.

Glucocorticoid dùng đường toàn thân làm tăng số lượng các bạch cầu trung tính và giảm số lượng các tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên.

Bạch cầu trung tính tăng là do sự tăng huy động các bạch cầu trung tính từ dự trữ ở tủy xương ra, do nửa đời của chúng trong máu lưu thông được kéo dài và do sự thoát mạch và thâm nhiễm vào vị trí viêm bị giảm đi. Có lẽ nguyên nhân cuối cùng này là một trong những cơ chế chính về tác dụng chống viêm của glucocorticoid.

Việc giảm số lượng các tế bào lympho, các bạch cầu ưa eosin và các bạch cầu đơn nhân trong máu lưu thông là kết quả của sự chuyển vận của chúng từ mạch máu vào mô dạng lympho.

Glucocorticoid còn ức chế chức năng của các tế bào lymphô và của các đại thực bào của mô. Khả năng đáp ứng của chúng với các kháng nguyên và các chất gây gián phân bị giảm.

Tác dụng của glucocorticoid lên các đại thực bào đặc biệt rõ rệt, làm hạn chế khả năng thực bào của chúng, hạn chế khả năng diệt vi sinh vật và hạn chế việc sản sinh interferon – gama, interleukin – 1, chất gây sốt, các men collagenase và elastase, yếu tố gây hoại tử chỗ sưng và chất hoạt hóa plasminogen. Glucocorticoid tác dụng lên tế bào lympho làm giảm sản sinh interleukin – 2.

Ngoài tác dụng trên chức năng của bạch cầu, glucocorticoid còn tác động đến phản ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin do hoạt hóa phospholipase A2. Glucocorticoid làm tăng nồng độ một số phospholipid màng có tác dụng ức chế sự tổng hợp prostaglandin.

Corticosteroid cũng làm tăng nồng độ lipocortin, là protein gây giảm tính khả dụng của phospholipid, cơ chất của phospholipase A2. Cuối cùng, glucocorticoid làm giảm sự xuất hiện cyclooxygenase ở những tế bào viêm, do đó làm giảm lượng enzym để sản sinh prostaglandin.

Glucocorticoid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và các nội độc tố vi khuẩn và do làm giảm lượng histamin giải phóng bởi bạch cầu ưa base.

Tác dụng ức chế miễn dịch của glucocorticoid phần lớn do những tác dụng nêu trên. Những liều lớn thuốc có thể làm giảm sản sinh kháng thể, còn liều trung bình không có tác dụng này (ví dụ, 16 mg/ngày methylprednisolon).

Trong một số trường hợp, glucocorticoid làm chết các tế bào lympho – T. Những tế bào – T bình thường trong máu ngoại biên có tính đề kháng cao đối với tác dụng gây chết tế bào của glucocorticoid.

Tuy nhiên, những tế bào lympho không bình thường, gồm cả một số tế bào ung thư, có thể nhạy cảm hơn nhiều. Glucocorticoid có thể gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) ở những lympho bào, cùng với một số chuỗi hiện tượng hoạt hóa tế bào lympho. Những tác dụng kháng lympho bào này được khai thác trong hóa trị liệu bệnh leukemia cấp thể lympho và bệnh u hạch bạch huyết.

Corticosteroid có hiệu lực trong hen phế quản, chứng tỏ vai trò của viêm trong sinh bệnh học miễn dịch của bệnh này. Bao giờ cũng phải bắt đầu điều trị với thuốc kích thích beta. Trong những cơn hen nặng phải nằm viện, cần điều trị tấn công tiêm glucocorticoid là chủ yếu.

Tuy nhiên những người bệnh hen này vẫn cần tiếp tục dùng corticosteroid hít hoặc uống. Thường điều trị những cơn hen cấp tính ít nặng hơn bằng những đợt ngắn uống glucocorticoid. Sự ức chế chức năng tuyến thượng thận thường hết trong vòng 1 đến 2 tuần.

Trong điều trị bệnh hen phế quản mạn tính nặng mà những biện pháp khác không có hiệu quả, có thể phải sử dụng dài hạn glucocorticoid với liều thấp nhất có tác dụng để có thể cứu sống được người bệnh và cần thận trọng khi dự định ngừng thuốc.

Glucocorticoid được dùng rộng rãi trong điều trị nhiều chứng bệnh thấp khác nhau và là một liệu pháp chính trong điều trị những bệnh nặng hơn như lupus ban đỏ hệ thống và nhiều rối loạn viêm mạch như viêm quanh động mạch nốt, bệnh u hạt Wegener, và viêm động mạch tế bào khổng lồ. Ðối với những rối loạn nặng này, liều glucocorticoid bắt đầu phải đủ để làm giảm bệnh nhanh chóng và để giảm thiểu các thương tổn mô, sau đó là giai đoạn củng cố với một liều duy nhất mỗi ngày, và giảm dần tới liều tối thiểu có tác dụng.

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, dùng liều bắt đầu tương đối thấp. Trong đợt cấp tính, có thể dùng liều cao hơn, sau đó giảm dần nhanh. Có thể điều trị người có triệu chứng chính của bệnh ở một hoặc một số ít khớp bằng cách tiêm corticosteroid trong khớp.

Ở trẻ em bị viêm khớp mạn tính với những biến chứng đe dọa đời sống, đôi khi dùng methylprednisolon trong liệu pháp tấn công. Có thể tiêm corticosteroid trong khớp, như trong bệnh của người lớn, nhưng ở trẻ em những dấu hiệu đặc trưng hội chứng Cushing và chứng loãng xương với xẹp đốt sống và chậm lớn sẽ phát triển nhanh.

Glucocorticoid có tác dụng tốt ở một số người mắc bệnh viêm loét đại tràng mạn tính, và bệnh Crohn. Có thể dùng methylprednisolon dưới dạng thụt giữ trong bệnh viêm loét đại tràng loét nhẹ, và dùng uống trong những đợt cấp tính nặng hơn.

Glucocorticoid là liệu pháp hàng đầu trị hội chứng thận hư. Trong bệnh viêm cầu thận màng, áp dụng liệu pháp glucocorticoid cách ngày trong 8 đến 10 tuần, sau đó giảm dần liều trong 1 đến 2 tháng.

Có thể điều trị những biểu hiện của dị ứng thời gian ngắn, như sốt cỏ khô, bệnh huyết thanh, mày đay, viêm da tiếp xúc, phản ứng thuốc, ong đốt và phù thần kinh – mạch bằng glucocorticoid bổ sung cho liệu pháp chính.

Trong thiếu máu tan máu miễn dịch, nếu không chữa được nguyên nhân chính hoặc nếu cần can thiệp khẩn cấp, glucocorticoid là liệu pháp cơ bản. Ít khi chỉ định truyền máu vì có thể gây biến chứng tăng tan máu. Nếu tình trạng bệnh nguy hiểm đến đời sống, tiêm tĩnh mạch liều cao methylprednisolon trước khi truyền máu và cần theo dõi chặt chẽ người bệnh.

Ðiều trị bệnh sarcoid bằng corticosteroid. Do nguy cơ mắc bệnh lao thứ phát, người bệnh có biểu hiện mắc lao phải được điều trị dự phòng chống lao.

Dược động học

Khả dụng sinh học xấp xỉ 80%. Nồng độ huyết tương đạt mức tối đa 1 – 2 giờ sau khi dùng thuốc. Thời gian tác dụng sinh học (ức chế tuyến yên) khoảng 1½ ngày, có thể coi là tác dụng ngắn. Methylprednisolon được chuyển hóa trong gan, giống như chuyển hóa của hydrocortison, và các chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Nửa đời xấp xỉ 3 giờ.

Chỉ định

Chống viêm và giảm miễn dịch trong viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ toàn thân; viêm mạch; hen phế quản; viêm đại tràng mạn, thiếu máu tan máu; giảm bạch cầu; ung thư; hội chứng thận hư.

Chống chỉ định

Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não; nhiễm nấm hoặc lao, virus; đang dùng vaccin virus sống, loét dạ dày, tá tràng, đái tháo đường, rối loạn tâm thần, tăng huyết áp.

Thận trọng

Loãng xương, suy tim, trẻ đang lớn, người cao tuổi. Suy thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột. Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với sự ức chế tuyến thượng thận khi dùng thuốc bôi thời kỳ mang thai. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng

Liều uống: 6 – 40 mg mỗi ngày tuỳ theo mức độ nặng của bệnh và đáp ứng của người bệnh. Khi uống, prednison (hoặc prednisolon) thường được dùng hơn. Thuốc tiêm được dùng khi phải dùng liều cao.

Điều trị cơn hen nặng ở bệnh viện: Tiêm tĩnh mạch 60 – 120 mg/lần, cứ 6 giờ tiêm 1 lần, sau khi cắt cơn uống hàng ngày 32 – 48 mg sau khi ăn, giảm liều dần dần và ngừng trong vòng 10 ngày đến 2 tuần.

Dị ứng nặng: Tiêm tĩnh mạch 125 mg, cứ 6 giờ tiêm một lần.

Tác dụng không mong muốn

Thường do dùng liều cao, kéo dài. Thường gặp: mất ngủ, dễ kích động; tăng ngon miệng; khó tiêu, rậm lông; đái tháo đường; đau khớp, glôcôm, chảy máu cam.

Xử trí: Theo dõi điện giải, calci, dùng liều giảm dần, kết hợp dùng các thuốc kháng thụ thể H2 – histamin.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Hội chứng Cushing, loãng xương, yếu cơ do dùng kéo dài methylprednisolon.

Xử trí: Điều trị triệu chứng.

Độ ổn định và bảo quản:

Bảo quản trong lọ kín, nơi thoáng mát, nhiệt độ 15 – 30 oC hoặc ở tủ lạnh (4 oC) với hỗn hợp tiêm.

Bài viết METHYLPREDNISOLON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>