Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 05 Nov 2023 10:29:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Quimodex https://benh.vn/thuoc/quimodex/ https://benh.vn/thuoc/quimodex/#respond Sun, 24 Nov 2019 16:24:36 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=70203 Quimodex được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt gây ra bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm và phòng ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở mắt. Dạng trình bày Hộp 1 lọ dung dịch nhỏ mắt 5ml Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần – Moxifloxacin […]

Bài viết Quimodex đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quimodex được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt gây ra bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm và phòng ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở mắt.

Dạng trình bày

Hộp 1 lọ dung dịch nhỏ mắt 5ml

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

– Moxifloxacin 25 mg (tương đương Moxifloxacin hydroclorid: 27,25 mg)

– Dexamethason phosphat 5 mg (tương đương Dexamethason natri phosphat: 5,5 mg)

Tá dược: Acid boric, Natri borat, Thimerosal, Dinatri edetat,Natri clorid

Dược lực học

– Moxifloxacin (Moxifloxacin hydroclorid): là một kháng sinh nhóm fluoroquinolon thế hệ thứ 4. Cơ chế tác dụng là ức chế enzym DNA gyrase và topoisomerase IV, là những enzym cần thiết cho sự sao chép, phiên mã và tu sửa ADN của vi khuẩn.

– Dexamethason (Dexamethason natri phosphat): là glucocorticoid tổng hợp , tác dụng bằng cách gắn vào thụ thể ở tế bào , chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến 1 số gen đươc dịch mã.

Dexamethason có các tác dụng chính cuả glucocorticoid là chống viêm , chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Dexamethason có tác dụng chống viêm thông qua sự giảm giải phóng acid arachidonic, ức chế sự kết dính phân tử các tế bào nội mô mạch máu, giảm tác dụng của cyclooxygenase và cytokin.Tác dụng này dẫn tới giảm giải phóng các chất trung gian hóa học gây viêm, giảm sự kết dính của bạch cầu lưu thông vào nội mô mạch máu, ngăn ngừa sự di chuyển của chúng tới các tổ chức bị viêm ở mắt. Hơn nữa ức chế cyclooxygenase sẽ làm giảm prostaglandin gây viêm, một chất được biết là gây tổn hại hàng rào máu-thủy dịch, làm cho các protein huyết tương thấm vào các tổ chức ở mắt. Về tác dụng chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7 lần.

Dược động học

Moxifloxacin hydroclorid và dexamethason natri phosphat được hấp thu với lượng rất nhỏ khi dùng qua đường nhỏ mắt

Chỉ định

– Điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt gây ra bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm.

– Phòng ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở mắt.

Chống chỉ định

– Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Bệnh nhân bị glôcôm hoặc các bệnh ở mắt có thể gây mỏng giác mạc hoặc màng cứng của mắt.

– Bệnh nhân bị bệnh ở mắt do nấm, virus hoặc khuẩn mycobacteria.

Liều và cách dùng

Liều dùng cho người lớn (bao gồm cả người cao tuổi) và trẻ em trên 2 tuổi:

– Điều trị nhiễm khuẩn ở mắt gây ra do các vi khuẩn nhạy cảm: nhỏ 1giọt/lần, 4 lần/ngày trong 7 ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Phòng ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở mắt: nhỏ 1giọt/lần, 4 lần/ngày vào bên mắt phẫu thuật, bắt đầu 1 ngày trước phẫu thuật và kéo dài thêm 15 ngày sau phẫu thuật.

+Với bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể: nhỏ thuốc ngay sau khi phẫu thuật xong.

+ Với bệnh nhân phẫu thuật khúc xạ bằng LASIK: nhỏ thuốc trong vòng 15 phút sau phẫu thuật.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Chỉ dùng tại chỗ ở mắt, không dùng để tiêm.

– Như các kháng sinh khác, khi dùng kéo dài có thể tạo ra các chủng vi sinh đề kháng, bao gồm cả nấm. Nếu có bội nhiễm xảy ra, nên ngưng dùng thuốc và áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.

– Khi dùng corticoid trong thời gian dài phải cân nhắc đến việc nhiễm nấm giác mạc.

– Bệnh nhân không nên đeo kính áp tròng khi khi điều trị bệnh ở mắt với corticoid do tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Sản phẩm chứa thimerosal, có thể gây phản ứng dị ứng.

– Đối với phụ nữ có thai: chưa có đầy đủ dữ liệu về an toàn của thuốc, vì thế không nên sử dụng thuốc này khi đang mang thai, trừ khi cân nhắc thấy lợi ích mang lại vượt trội nguy cơ của thuốc đối với thai nhi.

– Đối với phụ nữ cho con bú: không nên sử dụng thuốc này với người đang cho con bú. Trong trường hợp cần thiết phải dùng, cân nhắc tầm quan trọng để quyết định (nếu dùng thuốc thì ngưng cho trẻ bú mẹ).

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc: Nhìn mờ thoáng qua khi vừa nhỏ thuốc.Không lái xe hay vận hành máy móc nguy hiểm cho tới khi tầm nhìn rõ ràng.

Tương tác thuốc

Chưa có dữ liệu về tương tác thuốc.

Tác dụng không mong muốn

* Tại mắt:

– Tác dụng không mong muốn khi sử dụng moxifloxacin hydroclorid nhỏ mắt gồm:

+ Thường gặp (>=1/100 đến <1/10): ngứa và đau mắt.

+ Ít gặp (>=1/1000 đến <1/100): viêm giác mạc, khô mắt, xuất huyết kết mạc, sung huyết mắt, ngứa mắt, phù mí mắt, khó chịu ở mắt.

+ Hiếm gặp (>=1/10.000 đến <1/1.000): tổn thương biểu mô giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt, sưng mắt, nhìn mờ, giảm tầm nhìn, mỏi mắt.

– Tác dụng không mong muốn khi sử dụng corticoid gồm:

+ Rất thường gặp (>=1/10): tăng áp lực nội nhãn.

+ Thường gặp (>=1/100 đến <1/10): ngứa mắt và thị lực mờ. Những triệu chứng này rất nhẹ và thoáng qua.

+ Ít gặp (>=1/1000 đến <1/100): có thể xảy ra các dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng thứ phát ở mắt do giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

+ Hiếm gặp (>=1/10.000 đến <1/1.000): viêm kết mạc, phù mắt, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, loét giác mạc.

* Ngoài mắt:

Chưa rõ tần suất: sốt, tăng ho, viêm tai giữa,viêm hầu họng, ngứa và viêm mũi.

Quá liều

Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dùng quá liều chỉ định của thuốc. Trường họp dùng quá liều tại chỗ thì nên rửa mắt ngay bằng nước sạch và cần tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời

Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

 

Bài viết Quimodex đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/quimodex/feed/ 0
Quimoxi https://benh.vn/thuoc/quimoxi/ https://benh.vn/thuoc/quimoxi/#respond Sun, 24 Nov 2019 16:20:43 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=70200 Quimox là thuốc nhỏ mắt được chỉ định điều trị viêm kết mạc do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với moxifloxacin gây ra. Dạng trình bày Hộp 1 lọ 5ml hoặc 7ml dung dịch thuốc nhỏ mắt Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần 1 lọ 5 ml chứa: – Moxifloxacin 25 mg […]

Bài viết Quimoxi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quimox là thuốc nhỏ mắt được chỉ định điều trị viêm kết mạc do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với moxifloxacin gây ra.

Dạng trình bày

Hộp 1 lọ 5ml hoặc 7ml dung dịch thuốc nhỏ mắt

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

1 lọ 5 ml chứa:

– Moxifloxacin 25 mg (Tương đương Moxifloxacin hydroclorid: 27,25 mg)

– Tá dược: Acid boric, Natri borat, Thimerosal, Dinatri edetat, Nước cất vừa đủ

1 lọ 7 ml chứa:

– Moxifloxacin……..35 mg (Tương đương Moxifloxacin hydroclorid: 38,15 mg)

– Tá dược: Acid boric, Natri borat, Thimerosal, Dinatri edetat, Nước cất vừa đủ

Dược lực học

Kháng sinh nhỏ mắt nhóm fluoroquinolon. Moxifloxacin là một kháng sinh nhóm fluoroquinolon thế hệ thứ 4. Cơ chế tác dụng là ức chế enzym DNA gyrase và topoisomerase IV, là những enzym cần thiết cho sự sao chép, phiên mã và tu sửa ADN của vi khuẩn. Moxifloxacin có hoạt tính chống lại hầu hết các chủng của các vi sinh vật dưới đây:

Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Bao gồm các loài Corynebacterium; Corynebacterium diphtheriae; Staphylococcus aureus (chủng nhạy với methicillin); Streptococcus pneumoniae; Streptococcus pyogenes; Nhóm Streptococcus viridans.

Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Enterobacter cloacae; Haemophilus influenzae; Klebsiella oxytoca; Moraxella catarrhalis; Serratia marcescens.

Vi khuẩn kỵ khí: Proprionibacterium acnes.

Vi sinh vật khác: Chlamydia trachomatis.

Dược động học

Moxifloxacin được hấp thu với lượng rất nhỏ khi dùng qua đường nhỏ mắt.

Chỉ định

Điều trị viêm kết mạc do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với moxifloxacin gây ra.

Chống chỉ định

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với moxifloxacin, các kháng sinh quinolon khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều và cách dùng

Liều dùng cho người lớn (bao gồm cả người cao tuổi), trẻ em và người suy gan thận:

– Nhỏ vào mắt bị bệnh 1 giọt/lần, 3 lần/ngày

– Các nhiễm trùng thường cải thiện trong vòng 5 ngày và sau đó tiếp tục nhỏ thêm 2 – 3 ngày.

Cần xem lại phác đồ điều trị nếu bệnh không đỡ sau 5 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trên lâm sàng và loại vi khuẩn lây nhiễm

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Chỉ dùng tại chỗ ở mắt, không dùng để tiêm.

– Như các kháng sinh khác, khi dùng kéo dài có thể tạo ra các chủng vi khuẩn đề kháng, kể cả nấm. Nếu có bội nhiễm xảy ra, nên ngưng dùng thuốc và áp dụng trị liệu thích hợp.

– Bệnh nhân không nên đeo kính áp tròng nếu có các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn ở mắt.

– Sản phẩm chứa thimerosal, có thể gây phản ứng dị ứng.

– Phụ nữ có thai:

Không có đủ dữ liệu đầy đủ về sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa moxifloxacin trên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, ảnh hưởng trên phụ nữ mang thai được tiên lượng trước là không đáng kể. Thuốc nhỏ mắt này có thể được sử dụng khi đang mang thai.

– Phụ nữ cho con bú:

Chưa biết moxifloxacin hoặc chất chuyển hóa của nó có được bài tiết vào sữa hay không. Nghiên cứu trên động vật đã thể hiện sự bài tiết ở mức độ chậm vào sữa sau khi uống moxifloxacin. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt moxifloxacin được tiên lượng không ảnh hưởng đến trẻ em khi bú. Thuốc nhỏ mắt này có thể được sử dụng trong thời gian cho con bú.

– Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:

Thuốc không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Nhìn mờ tạm thời hoặc rối loạn thị giác khác có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc sử dụng máy móc. Không lái xe hay vận hành máy móc nguy hiểm cho tới khi tầm nhìn rõ ràng.

Tương tác thuốc

Chưa có dữ liệu về tương tác thuốc.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp ( ≥ 1/100 đến <1/10): ngứa và đau mắt.

– Ít gặp ( ≥ 1/1000 đến <1/100 ): đau đầu, viêm giác mạc đốm, khô mắt, xuất huyết kết mạc, sung huyết mắt, ngứa mắt, phù mí mắt, khó chịu ở mắt.

– Hiếm gặp ( ≥ 1/10.000 đến <1/1.000): tổn thương biểu mô giác mạc, rối loạn giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt, sưng mắt, phù kết mạc, nhìn mờ, giảm tầm nhìn, mỏi mắt, ban đỏ mí mắt

Quá liều

– Chưa có báo cáo về triệu chứng quá liều xảy ra khi dùng moxifloxacin 0,5 % nhỏ mắt do:

+ Khả năng giữ thuốc hạn chế của túi kết mạc ngăn ngừa hiện tượng quá liều của thuốc.

+ Tổng lượng moxifloxacin trong lọ là quá nhỏ để gây ra quá liều sau khi nuốt phải.

– Khi dùng quá liều tại chỗ thì nên rửa mắt ngay bằng nước sạch và cần tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.

Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

Giá bán lẻ sản phẩm

Giá bán: 35.000VND

Bài viết Quimoxi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/quimoxi/feed/ 0
AVELOX https://benh.vn/thuoc/avelox/ Mon, 12 Oct 2015 03:05:48 +0000 http://benh2.vn/thuoc/avelox/ Avelox là thuôc có thành phần chính là Moxifloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt khuẩn được chỉ định trong một số bệnh như viêm phế quản mãn, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.. Dạng trình bày Viên nén bao phim Dạng đăng kí Thuốc […]

Bài viết AVELOX đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Avelox là thuôc có thành phần chính là Moxifloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt khuẩn được chỉ định trong một số bệnh như viêm phế quản mãn, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng..

Dạng trình bày

Viên nén bao phim

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Moxifloxacin 400mg

Dược lực học

– Moxifloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt khuẩn.

– Tác dụng diệt khuẩn do cản trở men topoisomerase II và IV.

Topoisomerase là những men chủ yếu kiểm soát về định khu (topology) của DNA và giúp sự tái tạo, sửa chữa và sao chép DNA.

Dược động học

* Sự hấp thu

Viên moxifloxacin được hấp thu tốt và nhanh chóng ở đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học tuyệt đối khoảng 90% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các sản phẩm sữa.

* Phân bố

Với liều 400 mg uống mỗi ngày một lần, nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương ở giai đoạn ổn định khoảng 3,2 mg/l, có được sau khi uống thuốc từ 0,5 đến 4 giờ. Nồng độ đáy trung bình là 0,6 mg/l. Nồng độ thuốc trong huyết tương tăng tỉ lệ với liều lượng lên đến liều cao nhất đã thử nghiệmlà 800 mg. Giai đoạn ổn định có được trong vòng 3 ngày với liều 400 mg uống mỗi ngày một lần.

Tỉ lệ gắn kết với protein trong máu trung bình khoảng 50% và không phụ thuộc nồng độ. Moxifloxacin phân bố rộng khắp cơ thể, với nồng độ trong mô thường vượt quá nồng độ trong máu

* Chuyển hóa

Moxifloxacin được chuyển hóa bằng cách kết hợp. Hệ thống cytochrome P450 không liên quan đến chuyển hóa moxifloxacin. dạng kết hợp với sulfat (M1) chiếm khoảng 38% liều, được bài tiết chủ yếu trong phân. Khoảng 14% liều uống hoặc tiêm tĩnh mạch biến đổi thành dạng kết hợp glucuronide (M2), được bài tiết hoàn toàn trong nước tiểu.

* Bài tiết

Thời gian bán hủy thuốc trong huyết tương khoảng 12 giờ. Khoảng 45% liều moxifloxacin uống hoặc tiêm tĩnh mạch được bài tiết dưới dạng không đổi (khoảng 20% trong nước tiểu và khoảng 25% trong phân).

Chỉ định

– Điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở người lớn (trên 18 tuổi) do những dòng vi khuẩn nhạy cảm:

– Viêm xoang cấp do vi khuẩn gây bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae hoặc Moraxella catarrhalis.

– Đợt cấp của viêm phế quản mãn do vi khuẩn gây bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus hoặc Moraxella catarrhalis.

– Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng (với mức độ từ nhẹ đến trung bình) gây bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae hoặc Moraxella catarrhalis.

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong viên thuốc hay với các quinolones khác.

– Chống chỉ định dùng viên Avelox ở trẻ em, thiếu niên đang tăng trưởng và phụ nữ có thai. Quinolones cũng phân bố tốt qua sữa ở các phụ nữ đang cho con bú. Những bằng chứng tiền lâm sàng cho thấy một lượng nhỏ moxifloxacin có thể được tiết qua sữa mẹ. Chưa có dữ kiện về sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú. Do đó, chống chỉ định sử dụng moxifloxacin ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều và cách dùng

– Trong tất cả các chỉ định, liều được khuyến cáo đối với moxifloxacin là 1 viên (400 mg) uống mỗi ngày một lần.

Nên uống trọn viên thuốc với một ly nước. Có thể uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.

– Thời gian điều trị

Nên xác định thời gian điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh hay đáp ứng lâm sàng. Khuyến cáo chung sau đây dành cho điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới:

Đợt cấp của viêm phế quản mãn: 5 ngày.

Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: 10 ngày.

Viêm xoang cấp: 7 ngày.

– Viên Avelox 400 mg đã được nghiên cứu trong những thử nghiệm lâm sàng ké o dài đến 14 ngày điều trị.

* Người già

Không cần chỉnh liều.

* Trẻ em

Không sử dụng moxifloxacin ở trẻ em và thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng.

* Suy gan

Không cần phải chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ. Không có dữ kiện về dược  động học trên bệnh nhân suy gan nặng.

* Suy thận

Không cần phải chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận ở bất kỳ mức độ nào (gồm cả thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút/1,73 m2). Không có dữ kiện về dược  động học trên bệnh nhân đang điều trị lọc máu ngoài cơ thể.

* Sự khác biệt theo chủng tộc: Không cần chỉnh liều trong các nhóm chủng tộc.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Động kinh có thể xảy ra khi điều trị bằng quinolones. Moxifloxacin nên được sử dụng một cách thận trọng trên những bệnh nhân đã có hay đang nghi ngờ có những bệnh lý hệ thần kinh trung ương có thể làm khởi phát động kinh hay hạ thấp ngưỡng động kinh.

– Vì không có dữ kiện về dược động học trong những trường hợp suy gan nặng, nên sử dụng moxifloxacin một cách thận trọng trong nhóm bệnh nhân này.

– Moxifloxacin, cũng như vài loại quinolones khác và macrolides, có thể làm kéo dài khoảng QTc. Mặc dù mức độ kéo dài QTc nhỏ (1,2%), moxifloxacin nên được sử dụng thận trọng trên những bệnh nhân có hội chứng QTc dài bẩm sinh hay mắc phải hoặc trên những bệnh nhân đang dùng những thuốc có khả năng ké o dài khoảng QTc (thí dụ như những thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia và III).

– Viêm gân và đứt gân có thể xảy ra khi điều trị bằng quinolones, đặc biệt trên bệnh nhân già và những người đang điều trị với corticosteroids. Khi có những dấu hiệu đầu tiên của đau hay viêm, bệnh nhân phải được ngưng thuốc và bất động chi bị ảnh hưởng. Chưa thấy báo cáo về đứt gân trong những nghiên cứu lâm sàng với moxifloxacin.

– Viêm đại tràng có giả mạc đã được báo cáo khi sử dụng những kháng sinh phổ rộng; do đó, điều quan trọng là phải nghô tới chẩn đoán này ở những bệnh nhân bị tiêu chảy trầm trọng khi dùng kháng sinh. Trong tình huống này, nên tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp. Không ghi nhận trường hợp nào bị viêm đại tràng có giả mạc trong những chương trình nghiên cứu lâm sàng.

Tương tác thuốc

– Thực phẩm và các sản phẩm sữa: Sự hấp thu moxifloxacin không bị thay đổi khi sử dụng chung với thức ăn. Do đó, có thể dùng moxifloxacin không phụ thuộc vào bữa ăn.

– Ranitidine: Sử dụng đồng thời với ranitidine không làm thay đổi đáng kể’ khả năng hấp thu của moxifloxacin. Các thông số’ về hấp thu (Cmax, tmax, AUC) rất giống nhau, điều này cho thấy pH dạ dày không ảnh hưởng lên sự hấp thu moxifloxacin ở đường tiêu hóa.

– Thuốc kháng acid, chất khoáng và đa sinh tố’: Sử dụng chung moxifloxacin với thuốc kháng acid, chất khoáng và đa sinh tố’ có thể’ làm giảm hấp thu thuốc do sự hình thành những phức hợp chelate hóa với những cation đa hóa trị có trong những chế’ phẩm này. Điều này có thể’ làm cho nồng độ trong huyết tương thấp hơn đáng kể’ so với mong muốn. Do đó, thuốc kháng acid, các thuốc chống retrovirus và những chế’ phẩm khác chứa magnesium, nhôm và những chất khoáng khác như sắt nên được sử dụng ít nhất 4 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống moxifloxacin.

– Warfarin: Không ghi nhận có tương tác thuốc khi điều trị đồng thời với warfarin trên thời gian prothrombin và các thông số về đông máu khác.

– Digoxin: Dược động học của digoxin không bị ảnh hưởng đáng kể’ bởi moxifloxacin (và ngược lại).

– Theophylline: Moxifloxacin không ảnh hưởng lên dược động học của theophylline ở giai đoạn ổn định (và ngược lại), cho thấy moxifloxacin không ảnh hưởng phân nhóm 1A2 của các men cytochrome P450; nồng độ theophyNine không tăng ở giai đoạn ổn định khi điều trị phối hợp moxifloxacin (Cmax 10,5 so với 10,1 mg/l, không có và có theophyNine). Do đó, không cần chỉnh liều theophylline.

– Probenecid: Trong một nghiên cứu lâm sàng khảo sát tác dụng của probenecid lên sự bài tiết qua thận cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể trên độ thanh thải toàn cơ thể và qua thận của moxifloxacin. Do đó, không cần chỉnh liều khi sử dụng đồng thời hai thuốc.

– Thuốc tiểu đường: Không có tương tác thuốc quan trọng về lâm sàng giữa glibenclamide và moxifloxacin.

– Nhạy cảm với ánh sáng: Gây độc với ánh sáng đã được báo cáo với những quinolones khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên người tình nguyện đã kết luận moxifloxacin không có tiềm năng gây độc với ánh sáng

Tác dụng không mong muốn

Trong những thử nghiệm lâm sàng với moxifloxacin, đa số các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ ngưng thuốc moxifloxacin do tác dụng phụ là 3,8%. Tác dụng phụ thường gặp nhất (tùy theo mức độ có thể, có khả năng hay không thể đánh giá được) dựa trên những thử nghiệm lâm sàng với moxifloxacin được liệt kê dưới đây

* Tần suất ≥ 1% < 10%:

– Toàn thân: đau bụng, nhức đầu.

– Hệ tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, nôn, khó tiêu, bất thường trên các xét nghiệm chức năng gan.

– Giác quan: rối loạn vị giác.

– Hệ thần kinh: chóng mặt.

* Tần suất ≥ 0,1% < 1%:

– Toàn thân: suy nhược, nhiễm nấm Candida, đau, đau lưng, mệt mỏi, bất thường về xét nghiệm, đau ngực, phản ứng dị ứng, đau chân.

– Hệ tim mạch: tim nhanh, phù ngoại biên, cao huyết áp, hồi hộp.

– Hệ tiêu hóa: khô miệng, buồn nôn và nôn, đầy hơi, táo bón, nhiễm nấm Candida ở miệng, biếng ăn, viêm miệng, rối loạn dạ dày ruột, viêm lưỡi, tăng g- GT.

– Hệ máu và bạch huyết: giảm bạch cầu, giảm prothrombin, tăng bạch cầu ái toan, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.

– Chuyển hóa và dinh dưỡng: tăng amylase.

– Hệ cơ xương: đau khớp, đau cơ.

– Hệ thần kinh: mất ngủ, chóng mặt, bứt rứt, buồn ngủ, lo âu, run, dị cảm, lẫn lộn, trầm cảm.

– Da và phần phụ: nổi ban, ngứa, đổ mồ hôi, mề đay.

– Ngũ quan: quáng gà.

– Hệ niệu sinh dục: nhiễm nấm Candida ở âm đạo, viêm âm đạo.

* Tần suất ≥ 0,01% < 0,1%:

– Toàn thân: đau vùng chậu, phù mặt.

– Hệ tim mạch: hạ huyết áp, giãn mạch.

– Hệ tiêu hóa: viêm dạ dày, đổi màu lưỡi, khó nuốt, vàng da, tiêu chảy (gây bởi Clostridium difficile).

– Hệ máu và bạch huyết: giảm thromboplastin, tăng prothrombin.

– Chuyển hóa và dinh dưỡng: tăng đường huyết, tăng lipid máu, tăng uric máu.

– Hệ cơ xương: viêm khớp, rối loạn về gân.

– Hệ thần kinh: ảo giác, rối loạn nhân cách, tăng trương lực, mất điều hợp, kích động, điếc ngôn từ, mất ngôn ngữ, bất ổn về cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, rối loạn phát âm, bất thường về tư duy, giảm cảm giác, giấc mơ bất thường, co giật.

– Hệ hô hấp: hen phế quản, khó thở.

– Da và phần phụ: nổi ban (dát sẩn, ban xuất huyết, mụn mủ).

– Ngũ quan: ù tai, bất thường về thị giác, mất vị giác, loạn khứu.

– Hệ niệu sinh dục: bất thường chức năng thận.

Những thay đổi xét nghiệm thường gặp nhất không liên quan với việc sử dụng thuốc và không được xem như là tác dụng phụ của moxifloxacin, gồm: tăng và giảm hematocrit, tăng bạch cầu, tăng và giảm hồng cầu, giảm đường huyết, giảm hemoglobulin, tăng alkaline phosphatase, tăng SGOT/AST, tăng SGPT/ALT, tăng bilirubin, tăng urea, tăng creatinin, tăng BUN.

Hiện chưa kết luận được những bất thường này gây ra do thuốc hoặc do những bệnh lý gốc đang được điều trị.

Quá liều

Chỉ có một số giới hạn những dữ kiện về quá liều. Liều duy nhất dưới 800 mg và những liều liên tục 600 mg trên 10 ngày đã được sử dụng trên người khỏe mạnh mà không có tác dụng phụ đáng kể nào. Trong trường hợp quá liều, nên tiến hành các biện pháp điều trị nâng đỡ thích hợp tùy theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Bảo quản

– Đảm bảo các yêu cầu về bảo quản thuốc như nhiệt độ , độ ẩm , ánh sáng… theo đúng yêu cầu quy định bảo quản thuốc

– Không tự ý xử lí thuốc như cho thuốc vào toilet, cống rãnh… khi chưa sử dụng hết thuốc

* GIÁ BÁN LẺ SẢN PHẨM NĂM

315000vnd/1 hộp

Bài viết AVELOX đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>