Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 05 Nov 2023 10:34:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Omeprazole https://benh.vn/thuoc/omeprazole/ Sun, 30 Jul 2023 03:03:53 +0000 http://benh2.vn/thuoc/omeprazol/ Tên chung quốc tế: Omeprazole Loại thuốc: Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton. Dạng thuốc và hàm lượng Nang 20 mg; lọ 40 mg thuốc bột, kèm 1 ống dung môi 10 ml để pha tiêm. Dược lý học Omeprazole ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức […]

Bài viết Omeprazole đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Omeprazole

Loại thuốc: Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton.

Dạng thuốc và hàm lượng

Nang 20 mg; lọ 40 mg thuốc bột, kèm 1 ống dung môi 10 ml để pha tiêm.

Dược lý học

Omeprazole ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym hydro – kali adenosin triphosphatase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày. Tác dụng nhanh, kéo dài nhưng hồi phục được. Omeprazole không có tác dụng lên thụ thể (receptor) acetylcholin hay thụ thể histamin. Ðạt tác dụng tối đa sau khi uống thuốc 4 ngày.

Omeprazole được hấp thu hoàn toàn ở ruột non sau khi uống từ 3 đến 6 giờ. Khả dụng sinh học khoảng 60%. Thức ăn không ảnh hưởng lên sự hấp thu thuốc ở ruột.

Sự hấp thu thuốc này phụ thuộc vào liều uống. Thuốc có thể tự làm tăng hấp thu và khả dụng sinh học của nó do ức chế dạ dày bài tiết acid. Thuốc gắn nhiều vào protein huyết tương (khoảng 95%) và được phân bố ở các mô, đặc biệt là ở tế bào viền của dạ dày. Khả dụng sinh học của liều uống một lần đầu tiên là khoảng 35%, nhưng sẽ tăng lên khoảng 60% khi uống tiếp theo mỗi ngày một liều. Tuy nửa đời thải trừ ngắn (khoảng 40 phút), nhưng tác dụng ức chế bài tiết acid lại kéo dài, nên có thể dùng mỗi ngày chỉ 1 lần.

Omeprazole hầu như được chuyển hóa hoàn toàn tại gan, đào thải nhanh chóng, chủ yếu qua nước tiểu (80%), phần còn lại theo phân. Các chất chuyển hóa đều không có hoạt tính, nhưng lại tương tác với nhiều thuốc khác do tác dụng ức chế các enzym của cytochrom P450 của tế bào gan.

Dược động học của thuốc không bị thay đổi có ý nghĩa ở người cao tuổi hay người bệnh bị suy chức năng thận. Ở người bị suy chức năng gan, thì khả dụng sinh học của thuốc tăng và độ thanh thải thuốc giảm, nhưng không có tích tụ thuốc và các chất chuyển hóa của thuốc trong cơ thể.

Chỉ định

Trào ngược dịch dạ dày – thực quản.

Loét dạ dày – tá tràng.

Hội chứng Zollinger – Ellison.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thuốc.

Thận trọng

Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazole, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).

Nên tiêm thuốc vào tĩnh mạch cho người bệnh nặng và người có nhiều ổ loét để phòng ngừa chảy máu ổ loét do stress. Phải tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất là 3 phút, tốc độ tối đa là 4 ml/phút. Liều 40 mg tiêm tĩnh mạch sẽ làm giảm ngay lượng acid hydroclorid (HCl) trong dạ dày trong vòng 24 giờ.

Thời kỳ mang thai

Tuy trên thực nghiệm không thấy omeprazole có khả năng gây dị dạng và độc với bào thai, nhưng không nên dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Thời kỳ cho con bú

Không nên dùng omeprazole ở người cho con bú. Cho đến nay, chưa tài liệu nghiên cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này.

Tác dụng ngoại ý

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh: Mất ngủ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, mệt mỏi. Da: Nổi mày đay, ngứa, nổi ban. Gan: Tăng tạm thời transaminase

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Ðổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ.

Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, ngoại biên, mất bạch cầu hạt. Thần kinh: Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.

Nội tiết: Vú to ở đàn ông. Tiêu hóa: Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng. Gan: Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan. Hô hấp: Co thắt phế quản. Cơ – xương: Ðau khớp, đau cơ. Niệu – dục: Viêm thận kẽ.

Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn

Phải ngừng thuốc khi có biểu hiện tác dụng không mong muốn nặng.

Liều lượng và cách dùng

Ðể có liền sẹo lâu dài và tránh loét tái phát, cần phải loại trừ hoàn toàn H. pylori và giảm hoặc ngừng dùng thuốc chống viêm không steroid.

Ðiều trị chứng viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản: Liều thường dùng là 20 – 40 mg, uống mỗi ngày một lần, trong thời gian từ 4 đến 8 tuần; sau đó có thể điều trị duy trì với liều 20 mg một lần mỗi ngày.

Ðiều trị loét: Uống mỗi ngày một lần 20 mg (trường hợp nặng có thể dùng 40 mg) trong 4 tuần nếu là loét tá tràng, trong 8 tuần nếu là loét dạ dày. Không nên dùng kéo dài hơn thời gian trên.

Sử dụng omeprazole trong điều trị loét: Omeprazole chỉ là một trong các thuốc trong trị liệu với công thức 2 hoặc 3 thuốc (ức chế bơm proton, kháng sinh, thuốc chống acid). Cần chú ý rằng 30% số người bệnh có H. pylori kháng lại các nitro – imidazol. Ðể triệt H. pylori, thuốc thường được dùng là amoxycilin (hay tetracyclin) + metronidazol (hay tinidazol) trong 10 ngày. Nên uống omeprazole đồng thời với amoxicilin, vì nếu dùng omeprazole trước thì sẽ làm giảm tác dụng của cả hai thuốc này.

Nếu dùng liều cao thì không được ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm dần.

Ðiều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Mỗi ngày uống một lần 60 mg (20 – 120 mg mỗi ngày); nếu dùng liều cao hơn 80 mg thì chia ra 2 lần mỗi ngày. Liều lượng cần được tính theo từng trường hợp cụ thể và trị liệu có thể kéo dài tùy theo yêu cầu lâm sàng. Không được ngừng thuốc đột ngột.

Tương tác thuốc

Omeprazole không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng thức ăn, rượu, amoxycilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hay theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay metoclopramid.

Omeprazole có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu.

Omeprazole làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.

Omeprazole ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40 mg/ngày thuốc ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazole 20mg/ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Thuốc ức chế chuyển hóa warfarin, nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.

Omeprazole làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.

Omeprazole làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.

Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazole và làm cho nồng độ thuốc tăng cao gấp đôi.

Bảo quản

Dung dịch tiêm tĩnh mạch phải được dùng trong vòng 4 giờ sau khi pha. Không được tiêm nếu dung dịch đã đổi màu do bị oxy hóa hoặc dung dịch có cặn tủa. Bảo quản nơi khô ráo.

Tương kỵ

Ðể có dung dịch tiêm tĩnh mạch, phải pha bột omeprazole với dung môi bán kèm theo. Không được dùng dung môi khác.

Không được trộn, hoặc pha dung dịch omeprazole để tiêm tĩnh mạch với các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch khác.

Bài viết Omeprazole đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dafrazol https://benh.vn/thuoc/dafrazol/ https://benh.vn/thuoc/dafrazol/#respond Fri, 29 Nov 2019 07:30:43 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=70237 Dafrazol được chỉ định trong điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược, điều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison. Dạng trình bày 1 hộp x 14 viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột Dạng […]

Bài viết Dafrazol đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dafrazol được chỉ định trong điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược, điều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison.

Dạng trình bày

1 hộp x 14 viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

– Omeprazol 20 mg (dạng hạt Omeprazol bao tan trong ruột 8,5% w/w)

– Thành phần tá dược của hạt Omeprazol bao tan trong ruột: Manitol, Đường trắng, Dinatri hydrophosphat, Natri lauryl sulfat, Calci carbonat, HPMC, Methacrylic acid copolymer, Diethyl phthalat, Titan dioxyd, Talc.

Dược lực học

Omeprazol là thuốc ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế hệ enzym hydro/kali adenosin triphosphatase ( H+/K+ ATPase) còn gọi là bơm proton ở tế bào thành dạ dày. Uống hàng ngày một liều duy nhất 20 mg omeprazol tạo được sự ức chế bài tiết acid dạ dày mạnh và hiệu quả.

Tác dụng tối đa đạt được sau 4 ngày điều trị. Ở bệnh nhân loét tá tràng, có thể duy trì sự giảm 80% acid dịch vị trong 24 giờ. Omeprazol có thể kìm hãm được vi khuẩn Helicobacter pylori ở người bệnh loét tá tràng và/hoặc viêm thực quản trào ngược bị nhiễm vi khuẩn này. Phối hợp omeprazol với một số thuốc kháng sinh (như clarithromycin, amoxicilin) có thể diệt trừ H. Pylori kèm theo liền ổ loét và thuyên giảm bệnh lâu dài.

Dược động học

Thuốc được bào chế dưới dạng hạt nhỏ tan ở ruột, được hấp thu nhanh và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 – 2 giờ. Thuốc hấp thu hoàn toàn ở ruột non sau khi uống từ 3 đến 6 giờ. Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.
Sinh khả dụng đường uống với liều duy nhất khoảng 40% và tăng lên khoảng 60% khi dùng lặp lại hàng ngày. Thể tích phân bố biểu kiến của thuốc khoảng 0,3 l/kg cân nặng. Thuốc gắn khoảng 97% vào protein huyết tương.

Sau khi hấp thu, omeprazol được chuyển hóa hầu như hoàn toàn ở gan bởi hệ enzym cytochrom P450. Các chất chuyển hóa không có hoạt tính và được đào thải chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 80%) và một phần qua phân. Tuy omeprazol có nửa đời trong huyết tương ngắn hơn 1 giờ, nhưng thuốc có thời gian tác dụng dài (do sự gắn kéo dài của thuốc vào H+/K+ ATPase). Vì vậy có thể chỉ dùng thuốc mỗi ngày một lần.

Omeprazol được thải trừ hoàn toàn khỏi huyết tương giữa các liều và không có xu hướng tích lũy trong quá trình dùng thuốc.

Đối tượng đặc biệt

Người suy giảm chức năng gan: chuyển hóa của omeprazol bị suy giảm, dẫn đến tăng sinh khả dụng, nhưng không tích tụ thuốc và chất chuyển hóa trong cơ thể.

Người suy giảm chức năng thận: sinh khả dụng và tốc độ thải trừ không thay đổi.

Người cao tuổi: tốc độ chuyển hóa có phần suy giảm ở đối tượng người cao tuổi (từ 75 – 79 tuổi).

Trẻ em: trong thời gian điều trị với liều khuyến cáo cho trẻ em từ 1 tuổi, nồng độ thuốc trong huyết tương tương tự so với người trưởng thành.

Ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng, độ thanh thải của omeprazol thấp do khả năng chuyển hóa thấp.

Chỉ định

Đối với người lớn:

– Điều trị và phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng.

– Phối hợp với thuốc kháng sinh để diệt trừ H. pylori trong bệnh loét dạ dày – tá tràng.

– Điều trị và phòng ngừa loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.

– Điều trị viêm thực quản trào ngược.

– Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

– Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.

Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên và nặng trên 20 kg:

– Điều trị viêm thực quản trào ngược.

– Điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Đối với trẻ em trên 4 tuổi và nặng trên 30 kg:

– Kết hợp với kháng sinh để điều trị loét dạ dày tá tràng do H. pylori.

Chống chỉ định

– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Không dùng đồng thời omeprazol với nelfinavir.

Liều và cách dùng

*Liều dùng

Đối với người lớn:

– Điều trị loét dạ dày: Uống 1 viên/ngày trong 4 tuần. Tiếp tục điều trị 4 tuần nếu chưa được chữa lành hoàn toàn. Với bệnh nhân kém đáp ứng, uống 2 viên/ngày trong 8 tuần.

– Điều trị loét tá tràng: Uống 1 viên/ngày trong 2 tuần.Tiếp tục điều trị 2 tuần nếu chưa được chữa lành hoàn toàn. Với bệnh nhân kém đáp ứng, uống 2 viên/ngày trong 4 tuần.

– Phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng: Uống 1 viên/ngày (có thể tăng lên 2 viên/ngày nếu cần thiết).

Phối hợp với thuốc kháng sinh để diệt trừ H. pylori trong bệnh loét dạ dày – tá tràng

Phối hợp với thuốc kháng sinh trong phác đồ điều trị, trong đó liều dùng của thuốc là: uống 2 viên/ngày chia thành 1 – 2 lần. Các phác đồ này uống trong 1 tuần. Nếu bệnh nhân vẫn dương tính với H. pylori, lặp lại phác đồ điều trị.

– Điều trị và phòng ngừa loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid: Điều trị: uống 1 viên/ngày trong 4 tuần. Nếu chưa được chữa lành hoàn toàn, tiếp tục điều trị thêm 4 tuần nữa. Phòng ngừa: uống 1 viên/ngày.

– Điều trị viêm thực quản trào ngược: Uống 1 viên/ngày trong 4 tuần. Điều trị lâu hơn nếu chưa được chữa lành hoàn toàn. Trường hợp bệnh nặng, uống 2 viên/ngày trong 8 tuần.

– Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Uống 1 viên/ngày. Cần theo dõi nếu chưa kiểm soát được triệu chứng sau 4 tuần.

– Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu: 3 viên/ngày. Điều chỉnh liều nếu cần thiết nhưng với liều trên 80 mg (4 viên) phải được chia nhỏ thành 2 lần/ngày.

Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên và nặng trên 20 kg

– Điều trị viêm thực quản trào ngược: Uống 1 viên/ngày, có thể tăng lên 2 viên/ngày nếu cần thiết. Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần.

– Điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Uống 1 viên/ngày, có thể tăng lên 2 viên/ngày nếu cần thiết. Thời gian điều trị: 2 – 4 tuần. Cần theo dõi nếu chưa kiểm soát được triệu chứng.

Đối với trẻ em trên 4 tuổi và nặng trên 30 kg:

– Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét dạ dày tá tràng do H. pylori: Phối hợp với thuốc kháng sinh trong phác đồ điều trị, trong đó liều dùng của thuốc là: uống 2 viên/ngày chia thành 2 lần. Các phác đồ này uống trong 1 tuần.

*Cách dùng:

Nên uống vào buổi sáng, tốt nhất không dùng cùng với thức ăn, nuốt cả viên với một nửa ly nước. Không được nhai hay nghiền nát viên. Với bệnh nhân khó nuốt và trẻ em, có thể mở vỏ nang, trộn hạt thuốc với nước hoặc nước trái cây sau đó nuốt với một nửa ly nước, chú ý nên dùng ngay (hoặc trong vòng 30 phút) và không được nhai hạt thuốc.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Trước khi dùng thuốc cho người loét dạ dày, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).

– Sử dụng đồng thời với atazanavir không được khuyến nghị, tuy nhiên nếu bắt buộc phải sử dụng kết hợp, phải theo dõi lâm sàng khi tăng liều atazanavir tới 400 mg với ritonavir 100 mg, liều omeprazol không nên vượt quá 20 mg (1 viên).

– Sử dụng omeprazol làm giảm hấp thu vitamin B12

– Sử dụng đồng thời omeprazol với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19, cần xem xét nguy cơ tương tác thuốc, chẳng hạn tương tác của omeprazol và clopidogrel.

– Hạ magie máu nặng được báo cáo ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton như omeprazol ít nhất 3 tháng và nhiều trường hợp trong 1 năm. Triệu chứng hạ magie máu như mệt mỏi, co thắt cơ, mê sảng, co giật, rối loạn nhịp tâm thất có thể xảy ra nhưng chúng bắt đầu thầm lặng và bị bỏ qua. Để cải thiện rối loạn này, cần bổ sung magie và ngưng dùng thuốc ức chế bơm proton.

– Đối với bệnh nhân điều trị kéo dài hoặc sử dụng thuốc với digoxin hoặc thuốc gây hạ magie máu, nên xem xét đo nồng độ magie máu trước khi bắt đầu và định kỳ trong quá trình điều trị.

– Dùng liều cao và kéo dài (trên 1 năm), có thể tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống, chủ yếu ở người cao tuổi hoặc khi có mặt các yếu tố nguy cơ. Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương nên được quan tâm và bổ sung vitamin D, calci.

– Thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến trường hợp rất hiếm xảy ra của Lupus ban đỏ bán cấp, nếu tổn thương xảy ra cần tìm sự giúp đỡ y tế và xem xét dừng thuốc.

– Nên dừng điều trị bằng omeprazol ít nhất 5 ngày trước khi đo chromogranin A (xét nghiệm khối u thần kinh nội tiết) để tránh sự ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.

– Một số trẻ em mắc bệnh mãn tính có thể cần điều trị lâu dài, mặc dù điều này không được khuyến nghị.

– Sử dụng omeprazol có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

– Khi sử dụng thuốc điều trị kéo dài, đặc biệt khi vượt quá 1 năm, bệnh nhân nên được giám sát thường xuyên

– Thuốc có sử dụng tá dược sucrose, do đó bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu enzym sucrase-isomaltase không nên sử dụng thuốc này.

– Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú

Tương tác thuốc

– Ảnh hưởng của omeprazol đến dược động học của các hoạt chất khác:

Các hoạt chất hấp thu phụ thuộc vào pH: Sự giảm nồng độ acid trong dạ dày trong quá trình điều trị với omeprazol có thể làm tăng hoặc giảm sự hấp thu của các hoạt chất hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày.

– Nelfinavir, atazanavir: nồng độ trong huyết tương của nelfinavir và atazanavir giảm khi sử dụng đồng thời với omeprazol. Sử dụng phối hợp omeprazol với nelfinavir bị chống chỉ định. Việc sử dụng phối hợp với omeprazol (40 mg một lần mỗi ngày) giảm sự hấp thu nelfinavir 40% và sự hấp thu của chất chuyển hóa có hoạt tính M8 75-90%. Sự tương tác này có thể liên quan đến sự ức chế CYP2C19.Khuyến cáo không nên dùng đồng thời omeprazol và atazanavir. Dùng đồng thời omeprazol (40 mg một lần mỗi ngày) và atazanavir 300 mg/ ritonavir 100 mg ở người tình nguyện, kết quả làm giảm 75% sự hấp thu atazanavir. Tăng liều atazanavir đến 400 mg không bù lại được cho tác động của omeprazol đến sự hấp thu atazanavir. Sử dụng đồng thời omeprazol (20 mg một lần mỗi ngày) với atazanavir 400 mg/ritonavir 100 mg ở người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy sự giảm khoảng 30% sự hấp thu atazanavir so với liều atazanavir 300 mg/ritonavir 100 mg một lần mỗi ngày.

– Digoxin: điều trị đồng thời với omeprazol (20 mg mỗi ngày) và digoxin ở người khỏe mạnh làm tăng sinh khả dụng của digoxin 10%. Độc tính của digoxin hiếm khi được báo cáo. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng omeprazol liều cao ở người già. Theo dõi điều trị digoxin nên được tăng cường.

– Clopidogrel: các kết quả nghiên cứu ở những người khỏe mạnh cho thấy tương tác dược động học/dược lực học giữa clopidogrel (liều nạp 300 mg/liều duy trì 75 mg hằng ngày) và omeprazol (liều uống 80 mg hằng ngày) dẫn đến giảm phơi nhiễm chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel trung bình 46% và giảm sự ức chế kết tập tiểu cầu tối đa (do ADP gây ra) trung bình 16%. Dữ liệu không nhất quán về tác động lâm sàng của tương tác dược lực học/dược động học của omeprazol đối với các biến cố tim mạch chính đã được báo cáo từ cả các nghiên cứu quan sát và lâm sàng. Để phòng ngừa, không nên dùng đồng thời omeprazol và clopidogrel.

– Các hoạt chất khác: sự hấp thu posaconazol, erlotinib, ketoconazol và itraconazol giảm đáng kể và do đó tác dụng lâm sàng có thể bị suy giảm. Tránh sử dụng đồng thời với posaconazol và erlotinib. Các hoạt chất chuyển hóa bởi CYP2C19 Omeprazol là chất ức chế trung bình CYP2C19 – enzym chuyển hóa chính của omeprazol. Do đó, quá trình chuyển hóa của các hoạt chất sử dụng đồng thời cũng chuyển hóa bởi CYP2C9, có thể bị giảm và sự phơi nhiễm toàn thân của những chất này tăng lên. Ví dụ về các thuốc như vậy là Rwarfarin, các thuốc kháng vitamin K, cilostazol, diazepam và phenytoin.

– Cilostazol: omeprazol, được dùng ở liều 40 mg ở người khỏe mạnh ở một nghiên cứu cắt ngang, làm tăng C và AUC của cilostazol lần lượt 18% max và 26%, và một trong các chất chuyển hóa có hoạt tính lần lượt 29% và 69%.

– Phenytoin: theo dõi nồng độ phenytoin trong huyết tương được khuyến cáo trong 2 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị bằng omeprazol, và nếu điều chỉnh liều phenytoin, theo dõi và tiếp tục hiệu chỉnh liều sẽ diễn ra đến khi ngừng điều trị bằng omeprazol. Các trường hợp chưa rõ cơ chế

– Saquinavir: việc sử dụng phối hợp omeprazol với saquinavir/ritonavir dẫn đến tăng nồng độ saquinavir trong huyết tương xấp xỉ 70% liên quan đến khả năng dung nạp tốt ở bệnh nhân nhiễm HIV.

– Tacrolimus: việc dùng đồng thời với omeprazol đã được báo cáo làm tăng nồng độ tacrolimus trong huyết thanh. Cần tăng cường theo dõi nồng độ tacrolimus cũng như chức năng thận (độ thanh thải creatinin), và liều tacrolimus được hiệu chỉnh nếu cần.

– Methotrexat: khi dùng phối hợp với chất ức chế bơm proton, nồng độ methotrexat được báo cáo là tăng ở một số bệnh nhân. Khi dùng methotrexat liều cao, cần xem xét ngừng dùng omeprazol tạm thời.

Ảnh hưởng của các hoạt chất khác đến dược động học của omeprazol:

– Các chất ức chế CYP2C19 và/hoặc CYP3A4: vì omeprazol được chuyển hóa bởi CYP2C19 và CYP3A4, các hoạt chất ức chế CYP2C19 hoặc CYP3A4 (như clarithromycin và voriconazol) có thể dẫn đến tăng nồng độ omeprazol trong huyết thanh bằng cách làm giảm tốc độ chuyển hóa omeprazol. Việc điều trị phối hợp với voriconazol dẫn đến tăng gấp đôi mức độ phơi nhiễm omeprazol. Do liều cao omeprazol được thải trừ tốt, việc hiệu chỉnh liều omeprazol là không cần thiết. Tuy nhiên, cần cân nhắc hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân bị suy gan nặng và nếu được chỉ định điều trị dài hạn.

– Các chất cảm ứng CYP2C19 và/hoặc CYP3A4: các hoạt chất cảm ứng CYP2C19 hoặc CYP3A4 hoặc cả hai (như rifampicin và St John’s wort) có thể dẫn tới giảm nồng độ omeprazol trong huyết tương bằng cách tăng tốc độ chuyển hóa omeprazol.

Tác dụng không mong muốn

Có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi,…

Quá liều

Không có nhiều thông tin về ảnh hưởng khi dùng thuốc quá liều trên người. Theo y văn, liều lên tới 560 mg đã được mô tả, và theo một số báo cáo đã nhận được khi liều lên tới 2400 mg (gấp 120 lần liều điều trị), triệu chứng khi quá liều là: buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy và đau đầu, ngoài ra còn lãnh đạm, trầm cảm, lú lẫn. Các triệu chứng thoáng qua và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Cách xử trí: Điều trị triệu chứng nếu cần thiết.

Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 0C, tránh ánh sáng.

Giá bán lẻ sản phẩm

Giá bán: 25.000VND/hộp

Bài viết Dafrazol đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/dafrazol/feed/ 0