Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 30 Nov 2018 08:55:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 PEFLACINE https://benh.vn/thuoc/peflacine/ Sun, 05 Aug 2018 03:09:15 +0000 http://benh2.vn/thuoc/peflacine/ Viên bao phim 400 mg: hộp 2 viên, hộp 10 viên. Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch dùng cho người lớn 400 mg/5 ml : hộp 5 ống thuốc 5 ml. Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch dùng cho người lớn 400 mg/125 ml : túi nhựa 125 ml. THÀNH PHẦN cho 1 viên Péfloxacine […]

Bài viết PEFLACINE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viên bao phim 400 mg: hộp 2 viên, hộp 10 viên.

Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch dùng cho người lớn 400 mg/5 ml : hộp 5 ống thuốc 5 ml.

Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch dùng cho người lớn 400 mg/125 ml : túi nhựa 125 ml.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên

  • Péfloxacine mésilate dihydrate   558,5 mg  ứng với: péfloxacine      400 mg

cho 1 ống thuốc

  • Péfloxacine mésilate dihydrate   558,5 mg ứng với: péfloxacine      400 mg

cho 1 túi

  • Péfloxacine mésilate dihydrate   558,5 mg ứng với: péfloxacine      400 mg

DƯỢC LỰC

Péfloxacine là kháng sinh tổng hợp thuộc họ quinolone.

PHỔ KHÁNG KHUẨN

Vi khuẩn nhạy cảm (CMI < 1 mg/ml): Escherichia coli, Klebsiella oxytoca, Proteus vulgaris, Morganella morganii, Salmonella, Shigella, Yersinia, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Neisseria, Bordetella pertussis, Campylobacter, Vibrio, Pasteurella, Staphylococus nhạy cảm với meticillin, Mycoplasma hominis, Legionella, P. acnes, Mobiluncus.

Vi khuẩn nhạy cảm trung bình: kháng sinh có hoạt tính vừa phải in vitro, hiệu quả lâm sàng tốt có thể được ghi nhận nếu nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm cao hơn CMI: Mycoplasma pneumoniae.

Vi khuẩn đề kháng (CMI > 4 mg/ml) : Staphylococcus đề kháng với méticilline, Streptococcus pneumoniae, Enterococcus, Listeria monocytogenes, Nocardia, Acinetobacter baumannii, Ureaplasma urealyticum, vi khuẩn kỵ khí ngoại trừ Propionibacterium acnes, Mobiluncus, Mycobacterium tuberculosis.

Vi khuẩn không thường xuyên nhạy cảm: Vì tỉ lệ đề kháng thụ đắc thay đổi, nên độ nhạy cảm của vi khuẩn không thể xác định nếu không thực hiện kháng sinh đồ: Enterobacter cloacae, Citrobacter freundii, K. pneumoniae, Proteus mirabilis, Providencia, Serratia, Pseudomonas aeruginosa.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

– Hấp thu:

  • Sau khi uống 400 mg péfloxacine:
  • Cường độ 90% tùy theo đối tượng.
  • Vận tốc: rất nhanh (khoảng 20 phút).

– Phân bố (nồng độ trong huyết thanh):

  • Liều duy nhất: sau khi tiêm truyền (1 giờ) hoặc 1 giờ 30 sau khi uống liều duy nhất 400 mg, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt khoảng 4 mg/ml. Thời gian bán hủy huyết thanh khoảng 12 giờ.
  • Liều lặp lại: sau khi dùng liều lặp lại mỗi 12 giờ bằng đường tiêm truyền hoặc uống, sau 9 liều, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt khoảng 10 mg/ml. Thời gian bán hủy huyết thanh khoảng 12 giờ.

– Khuếch tán vào mô:

  • Thể tích phân bố khoảng 1,7 l/kg sau khi dùng 1 liều duy nhất 400 mg.
  • Nồng độ trong mô sau khi dùng nhiều liều liên tiếp như sau:
  • Dịch tiết phế quản: Đạt nồng độ tối đa > 5 mg/ml ở giờ thứ 4. Tỉ số giữa nồng độ trong chất nhầy phế quản và trong huyết thanh biểu hiện khả năng khuếch tán của thuốc vào chất nhầy phế quản, tỉ số này gần bằng 100%.
  • Dịch não tủy: Ở 11 bệnh nhân bị viêm màng não, sau khi tiêm truyền hoặc uống 3 liều 400 mg nồng độ đạt được ở dịch não tủy là 4,5 mg/ml. Đạt 9,8 mg/ml sau khi dùng 3 liều 800 mg.

Kiểm tra:

  • Trong lúc điều trị viêm màng não do vi khuẩn cho thấy, sau lần tiêm truyền thứ 5, nồng độ péfloxacine trong dịch não tủy đạt 89% nồng độ huyết tương.
  • Nồng độ trung bình trong nhiều mô khác nhau ở thời điểm 12 giờ sau lần cuối cùng dùng thuốc: – tuyến giáp trạng 11,4 mg/g – tuyến nước bọt 7,5 mg/g – mỡ 2,2 mg/g – da 7,6 mg/g – niêm mạc miệng – hầu 6 mg/g – amygdale 9 mg/g – cơ 5,6 mg/g.

Liên kết với protéine huyết thanh khoảng 30%.

– Chuyển hóa sinh học:

  • Sự biến dưỡng chủ yếu ở gan. Hai chất chuyển hóa chính là: déméthylpéfloxacine (hay norfloxacine) và péfloxacine N-oxide.

– Bài tiết:

  • Ở những người chức năng gan và thận bình thường:
  • Thuốc được thải trừ chủ yếu dưới dạng các chất biến dưỡng và nhiều nhất qua thận. Sự thải trừ qua thận của pefloxacine dưới dạng không đổi và của hai chất biến dưỡng tương đương với 41,7% liều đã dùng, đối với thylpefloxacine tương đương 20% và đối với péfloxacine N-oxyde tương đương với 16,2% liều đã dùng.
  • Nồng độ péfloxacine dạng không đổi trong nước tiểu đạt khoảng 25 mg/ml giữa giờ thứ nhất và giờ thứ 2; nồng độ còn 15 mg/ml giữa giờ thứ 12 và giờ thứ 24.
  • Péfloxacine dạng không đổi và hai chất biến dưỡng vẫn được tìm thấy trong nước tiểu 84 giờ sau lần cuối cùng dùng thuốc.
  • Péfloxacine thải trừ qua mật chủ yếu dưới dạng không đổi, dạng liên hợp với acide glucuronique và dạng N-oxyde.

Ở người suy giảm chức năng thận:

Nồng độ huyết thanh và thời gian bán hủy của pefloxacine không thay đổi đáng kể, bất kể mức độ suy yếu của thận. Pefloxacine ít được thẩm tách (23%).

Ở người suy giảm chức năng gan:

Nghiên cứu dùng liều 8 mg/kg liều duy nhất ở bệnh nhân xơ gan cho thấy dược động học của pefloxacine có thay đổi, biểu hiện qua thanh thải huyết tương giảm nhiều, kéo theo sự gia tăng đáng kể thời gian bán hủy huyết tương (gấp 3-5 lần) và sự gia tăng dạng péfloxacine không thay đổi thải trừ trong nước tiểu (gấp 3-4 lần).

CHỈ ĐỊNH

Điều trị ngoại trú:

– Viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính, kể cả các thể nặng,

– Điều trị tiếp theo nhiễm khuẩn xương khớp.

Ở bệnh viện:

Nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gram – và tụ cầu, đặc biệt trong:

– Nhiễm trùng thận và tiết niệu

– Nhiễm trùng sinh dục

– Nhiễm trùng ổ bụng và gan mật

– Nhiễm trùng xương khớp

– Nhiễm trùng da

– Nhiễm trùng mắt

– Nhiễm trùng huyết và nội tâm mạc

– Nhiễm trùng màng não

– Nhiễm trùng hô hấp

– Nhiễm trùng tai mũi họng.

Chú ý: Vì liên cầu khuẩn và phế cầu khuẩn chỉ nhạy cảm trung gian với pefloxacine do đó không nên sử dụng tiên khởi Peflacine cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm các chủng vi khuẩn này.

Trong lúc điều trị bệnh nhiễm do Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus, có ghi nhận chủng đề kháng, nên cần phối hợp với một kháng sinh khác.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Mẫn cảm với péfloxacine và các chất khác thuộc nhóm quinolone.

– Trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng.

– Thiếu Glucose-6 phosphate déhydrogenase.

– Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.

– Tiền sử bệnh gân với một fluoroquinolone.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Ở người chức năng gan bình thường:

Trung bình 800 mg/ngày, chia làm 2 lần hoặc bằng cách tiêm truyền hoặc bằng cách uống 1 viên Péflacine sáng, 1 viên tối, giữa bữa ăn để tránh khó chịu đường tiêu hóa. Có thể dùng một liều đầu tiên 800 mg để đạt nhanh nồng độ huyết thanh hiệu nghiệm.

Ở người suy giảm chức năng gan: ở người suy gan hoặc người giảm tưới máu gan cần điều chỉnh liều bằng cách tăng khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc.

– Ngày 2 lần nếu không có vàng da, cổ trướng.

– Ngày 1 lần nếu vàng da.

– Mỗi 36 giờ nếu cổ trướng.

– Mỗi 2 ngày nếu vàng da và cổ trướng.

Bệnh nhân lớn hơn 70 tuổi:

400 mg/ngày, chia làm hai lần 200 mg (2 lần 1/2 viên hoặc 2 lần truyền 200 mg), cách nhau 12 giờ.

Cách dùng: Tiêm truyền tĩnh mạch chậm (1 giờ) dung dịch Péflacine 400 mg chứa trong túi nhựa hoặc sau khi pha loãng 1 ống Péflacine 400 mg trong 125 ml hoặc 250 ml dung dịch glucose 5% (tiêm truyền 2 lần mỗi ngày, sáng và tối).

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Tránh ra nắng hay tiếp xúc với tia cực tím ít nhất 4 ngày sau khi dùng thuốc vì có nguy cơ nhạy cảm với ánh sáng. Nguy cơ này sẽ biến mất khi hết thời hạn trên.

Viêm gân:

– Viêm gân đôi khi được nhận thấy, có thể gây đứt gân, nhất là ở gân Achille và ở người lớn tuổi.

– Viêm gân có thể xảy ra trong 48 giờ đầu điều trị và lan ra hai bên. Sự đứt gân thường xảy ra hơn ở những bệnh nhân dùng corticoide dài ngày.

– Để giới hạn nguy cơ bị viêm gân, tránh dùng thuốc ở những người già, những người có tiền sử viêm gân hoặc đang điều trị dài hạn bằng corticoide hay đang luyện tập nặng.

– Khi có triệu chứng viêm gân phải ngưng đi lại và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng péfloxacine thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bị co giật hoặc có những yếu tố thuận lợi để xảy ra cơn co giật.

Sử dụng péfloxacine thận trọng cho bệnh nhân bị nhược cơ, bị suy gan nặng.

LÚC CÓ THAI

Các nghiên cứu trên thú vật không cho thấy thuốc có tác động gây quái thai.

Mặc khác người ta ghi nhận có tổn thương ở khớp phục hồi khi ngưng dùng thuốc ở loài vật non được điều trị bằng quinolone ngay sau khi sanh.

Trong bối cảnh chưa có đủ số liệu lâm sàng, khuyên không nên điều trị bằng quinolone trong suốt thời gian có thai.

LÚC NUÔI CON BÚ

Chống chỉ định.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Cẩn thận khi sử dụng péfloxacine chung với:

– Các muối Fe (dùng đường uống): giảm khả dụng sinh học của péfloxacine, nên uống các muối Fe sau khi uống péfloxacine tối thiểu 2 giờ.

– Các muối Zn (uống với nồng độ > 30 mg/ngày): giảm sự hấp thu pefloxacine qua đường tiêu hóa, nên uống sau péfloxacine tối thiểu 2 giờ.

– Các muối, oxyde và hydroxyde aluminium, magnésium, và calcium: giảm sự hấp thu của quinolone qua đường tiêu hóa. Nên uống thuốc kháng acide cách xa péfloxacine khoảng 4 giờ.

– Các thuốc kháng vitamine K: do có vài tương tác thuốc giữa thuốc kháng vitamine K và một số fluoroquinolone, cần theo dõi đặc biệt khi dùng phối hợp.

– Th ophylline và aminophylline: tăng nồng độ théophylline trong máu gây nguy cơ quá liều (làm giảm sự biến dưỡng théophylline). Cần theo dõi về lâm sàng và theo dõi nồng độ théophylline trong máu nếu cần.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

– Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày.

– Nhạy cảm đối với ánh sáng.

– Phản ứng dị ứng, bao gồm mề đay và phù Quincke.

– Đau cơ và/hoặc đau khớp, viêm gân, đứt gân Achille, có thể xảy ra trong 48 giờ đầu và trên cả hai bên.

– Nhức đầu, rối loạn cảnh giác, mất ngủ.

– Các tác dụng phụ khác như: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính.

Những rối loạn này sẽ phục hồi khi ngưng điều trị.

Benh.vn

Bài viết PEFLACINE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>