Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 02 Oct 2023 10:21:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 VACCIN RUBELLA – Biện pháp tốt nhất phòng bệnh Rubella https://benh.vn/thuoc/vaccin-rubella/ Sat, 20 Aug 2022 03:05:10 +0000 http://benh2.vn/thuoc/vaccin-rubella/ Vaccin rubella được chỉ định để tạo miễn dịch phòng rubella. Tạo miễn dịch phòng rubella để ngăn lây nhiễm thai nhi trong tử cung, có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non hoặc thai chết lưu, hoặc hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Tên chung quốc tế: Rubella vaccine, live attenuated. […]

Bài viết VACCIN RUBELLA – Biện pháp tốt nhất phòng bệnh Rubella đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vaccin rubella được chỉ định để tạo miễn dịch phòng rubella. Tạo miễn dịch phòng rubella để ngăn lây nhiễm thai nhi trong tử cung, có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non hoặc thai chết lưu, hoặc hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Tên chung quốc tế: Rubella vaccine, live attenuated.

Loại thuốc: Thuốc tạo miễn dịch chủ động (vaccin).

vaccine_rubella

Dạng thuốc và hàm lượng vắc xin rubella

Thuốc tiêm (mỗi lọ chứa một liều đơn dạng bột đông khô để pha thành 0,5 ml): Chế phẩm chứa chủng Wistar RA 27/3 của virus rubella đã làm giảm độc lực. Mỗi liều chứa ³ 1000 liều gây nhiễm mô cấy 50% (TCID50). Có thể điều chế vaccin từ nuôi cấy tế bào thận thỏ hoặc phôi vịt hay các dòng tế bào lưỡng bội của người. Các thành phần khác: Sorbitol, natri carbonat, môi trường 199 Parker, môi trường thiết yếu tối thiểu Eagle, gelatin thủy phân, natri hydrophosphat, chất chỉ thị pH (đỏ phenol), và 25 microgram neomycin.

Cơ chế tác dụng của vắc xin Rubella

Vaccin rubella là loại vaccin virus sống, giảm độc lực, dạng đông khô. Ðã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để sản xuất vaccin này.

Sau khi tiêm một liều vaccin, hơn 95% người tiêm chủng được bảo vệ chống lây nhiễm rubella. Miễn dịch hữu hiệu xuất hiện trong vòng từ 2 đến 6 tuần (sau khi tiêm). Tác dụng tạo miễn dịch của vaccin kéo dài ít nhất 15 năm và có thể suốt đời.

Chỉ định và chống chỉ định của vắc xin Rubella

Vắc xin Rubella được chỉ định để phòng bệnh Rubella và chống chỉ định với nhiều đối tượng mẫn cảm khác nhau cần kiểm tra kỹ trước khi quyết định tiêm.

Chỉ định của vắc xin Rubella

Vaccin rubella được chỉ định để tạo miễn dịch phòng rubella. Mục đích chủ yếu tạo miễn dịch phòng rubella để ngăn lây nhiễm thai nhi trong tử cung, có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non hoặc thai chết lưu, hoặc hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Chính sách chọn lọc nhằm bảo vệ phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tránh các nguy cơ do rubella khi mang thai đã được thay thế bằng chính sách loại trừ rubella ở trẻ em. Tiêm phòng thường được khuyến cáo thực hiện thường quy cho mọi người từ 12 tháng tuổi đến tuổi dậy thì.

Vaccin tam liên sởi – quai bị – rubella là thuốc tạo miễn dịch được ưa dùng đối với phần lớn trẻ em và nhiều người lớn.

Chống chỉ định của vắc xin Rubella

Mẫn cảm với neomycin.

Suy giảm chức năng miễn dịch.

Cần tránh mang thai trong 3 tháng sau khi tiêm vaccin.

Không được tiêm vaccin rubella trong vòng 3 tháng sau khi truyền máu, huyết tương hoặc gammaglobulin.

Chống chỉ định tương đối với nhiễm khuẩn cấp hoặc các bệnh hô hấp.

Liều lượng và cách dùng Vắc xin Rubella

Tiêm vaccin dưới da, tốt nhất là vùng trước cánh tay. Trước khi tiêm, pha vaccin với dịch kèm theo. Người lớn và trẻ em: Mỗi liều 0,5 ml. Trẻ em đã được tiêm phòng trước 12 tháng tuổi cần được tiêm nhắc lại.

Thận trọng khi sử dụng vắc xin Rubella

Ðối với người bị bệnh cấp tính có sốt và người bệnh lao cấp, phải hoãn tiêm vaccin cho đến khi hết bệnh. Ðối với trẻ em bị viêm khớp dạng thấp, trước khi tiêm vaccin, cần điều tra tình trạng miễn dịch đối với rubella. Trẻ em có huyết thanh dương tính đối với bệnh này thì không tiêm vaccin, mặc dầu hiện nay chưa có bằng chứng rõ rệt chứng tỏ vaccin làm viêm khớp dạng thấp thiếu niên nặng lên.

Không được dùng vaccin rubella cho người có các triệu chứng bệnh AIDS, nhưng có thể dùng cho người có huyết thanh dương tính đối với HIV mà chưa có biểu hiện bệnh AIDS.

Thời kỳ mang thai có dùng được vắc xin Rubella không

Không dùng vaccin rubella cho người đang mang thai. Trước khi tiêm cho phụ nữ trưởng thành, cần phải loại trừ khả năng mang thai, và phải dùng thuốc tránh thai trong 3 tháng tiếp theo tiêm vaccin.

Hội nghị lần thứ 2 của Tổ chức y tế thế giới về chính sách tiêm chủng đã đi đến kết luận rằng, có hơn 300 phụ nữ đã được tiêm vaccin trước hoặc sau 3 tháng mang thai và đã mang thai đến khi sinh nở, không ai trong số họ sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh có liên quan đến rubella, mặc dầu ở một số trẻ, xét nghiệm huyết thanh học chứng tỏ đã nhiễm rubella trong tử cung mẹ.

Dẫn liệu này đã chỉ ra rằng tiêm vaccin rubella ngẫu nhiên khi mang thai không nên coi là nguyên nhân tất yếu gây sẩy thai. Tuy nhiên, số liệu này còn chưa đủ lớn để tuyên bố rằng tiêm chủng phòng rubella là an toàn trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú có dùng được vắc xin Rubella không

Virus trong vaccin có thể truyền sang trẻ em qua sữa mẹ. Không có báo cáo nào đề cập đến tác dụng có hại đối với trẻ đang bú mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR) của vắc xin Rubella

Ðau khớp có thể bắt đầu vào ngày 3 – 25 sau khi tiêm vaccin và kéo dài 1 – 11 ngày với tỷ lệ 13 – 25% ở phụ nữ trưởng thành tiêm vaccin rubella, và với tỷ lệ thấp hơn nhiều ở trẻ em, ở tuổi vị thành niên và ở nam giới trưởng thành.

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Sốt, đau đầu, đau họng, khó ở. Da: Phát ban trên da tương tự rubella xung quanh vị trí tiêm dưới da, mày đay. Cơ, xương: Ðau khớp. Bộ phận khác: Nổi hạch từng vùng.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Rất hiếm gặp viêm não, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết. Chú ý: Sốt, phát ban và đau khớp, gợi nhớ triệu chứng khi mắc rubella, có thể gặp sau khi tiêm vaccin.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Không nên coi các tác dụng không mong muốn hiếm và nhẹ là chứng cớ để chống dùng vaccin. Lợi ích tiêm vaccin rubella hơn hẳn so với nguy cơ rất thấp của tác dụng không mong muốn.

Trường hợp người bệnh có cơ địa rất dễ bị dị ứng thì nên tiến hành kiểm tra nguy cơ dị ứng với vaccin trước khi tiêm. Luôn chuẩn bị sẵn adrenalin tiêm, corticoid tiêm và kháng histamin tiêm (các chất đối kháng thụ thể H1 và H2) cùng với thiết bị cần thiết khác để điều trị trong trường hợp sốc phản vệ.

Tương tác thuốc của vắc xin Rubella

Không phối hợp đồng thời vaccin rubella với các vaccin sốt vàng và BCG. Khoảng cách giữa tiêm vaccin rubella và các vaccin khác nói trên phải ít nhất 3 tháng.

Các chế phẩm tiêm khác như globulin miễn dịch, huyết tương hay truyền máu đều coi là không thích hợp để dùng phối hợp với vaccin rubella. Lý do là các chế phẩm có nguồn gốc từ máu này có khả năng cung cấp các kháng thể có tác dụng chống lại và làm bất hoạt virus rubella. Ðiều đó có thể làm tổn hại tới sự sinh trưởng của các virus có trong vaccin và làm giảm hiệu quả của vaccin. Vì vậy, ít nhất là 3 tháng sau khi dùng các chế phẩm này mới được phép tiêm vaccin rubella. Sau khi tiêm vaccin rubella, cần phải chờ đợi ít nhất 2 tuần mới được tiêm globulin miễn dịch cho người bệnh.

Tuy vaccin sởi, quai bị và rubella có trên thị trường dưới dạng phối hợp (vaccin tam liên sởi – quai bị – rubella), và được tiêm một mũi đơn, nhưng với các loại vaccin nói trên mà được cung cấp riêng rẽ trên thị trường thì không được trộn trong cùng một bơm tiêm hoặc tiêm vào cùng một chỗ trên cơ thể. Vaccin sởi có chứa vết protein của nguyên bào sợi phôi gà trong đó tiến hành nhân giống virus nên phải hết sức thận trọng khi tiêm phòng cho người có phản ứng phản vệ với trứng gà. Phần lớn các loại vaccin chết như vaccin bại liệt, vaccin uốn ván và bạch hầu có thể dùng cùng lúc với vaccin rubella, nhưng phải tiêm ở những vị trí khác nhau.

Vaccin rubella cũng không chống chỉ định cho những người trước đây đã mắc bệnh rubella hoặc cho những ai đã từng được tiêm loại vaccin này từ trước.

Không được dùng đồng thời vaccin rubella với thuốc ức chế miễn dịch hoặc chiếu tia. Khoảng cách ngừng giữa các loại thuốc biến thiên từ 3 tháng đến 1 năm, phụ thuộc vào liều và loại thuốc ức chế miễn dịch đã dùng, bệnh cơ bản và các yếu tố khác.

Bài viết VACCIN RUBELLA – Biện pháp tốt nhất phòng bệnh Rubella đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
VACCIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN – Jevax https://benh.vn/thuoc/vaccin-viem-nao-nhat-ban/ Mon, 01 Jun 2020 03:05:14 +0000 http://benh2.vn/thuoc/vaccin-viem-nao-nhat-ban/ Vaccin được dùng để thúc đẩy miễn dịch chủ động chống viêm não nhật bản ở trẻ em sống tại các vùng có nguy cơ tiếp xúc cao với virus viêm não Nhật Bản. Tên chung quốc tế: Vaccinum encephalitidis japonicae. Loại thuốc: Vaccin. Dạng thuốc và hàm lượng Thuốc tiêm: Lọ vaccin lỏng hoặc […]

Bài viết VACCIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN – Jevax đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vaccin được dùng để thúc đẩy miễn dịch chủ động chống viêm não nhật bản ở trẻ em sống tại các vùng có nguy cơ tiếp xúc cao với virus viêm não Nhật Bản.

Tên chung quốc tế: Vaccinum encephalitidis japonicae.

Loại thuốc: Vaccin.

jevax-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-hien-nay

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm: Lọ vaccin lỏng hoặc lọ bột đông khô, kèm theo dung môi (nước cất vô khuẩn).

Vaccin viêm não Nhật bản (VNNB) thương phẩm hiện dùng là loại vaccin bất hoạt do Viện Nghiên cứu các bệnh do vi sinh vật gây ra thuộc trường đại học Osaka (Biken), điều chế từ não chuột đã cấy chủng virus Nakayama – NIH. Chủng này được phân lập đầu tiên từ một người bệnh bị nhiễm virus vào năm 1935. Vaccin đã được bán ở Nhật từ năm 1954 và là loại vaccin VNNB được dùng rộng rãi nhất. Não chuột nhiễm virus được thu thập và đồng nhất rồi đưa vào dây chuyền sản xuất bao gồm ly tâm, xử lý bằng protamin sulfat (để loại lipid), bất hoạt virus bằng formaldehyd, siêu lọc và kết tủa bằng amoni sulfat. Tiếp sau đó, vaccin được tinh khiết bằng siêu ly tâm nhờ chênh lệch tỷ trọng với một dung dịch đường sacarose 40% (kl/tt) và được ổn định bằng gelatin thông qua một vài công đoạn trong quy trình. Không được có chất MBP, một protein cơ bản của myelin não chuột trong vaccin, phát hiện bằng thử nghiệm giới hạn MBP (giới hạn 2 nanogam/ml).

Vaccin VNNB là một dịch không màu, trong suốt hay hơi đục trắng và được đóng 0,5 ml/lọ, 1 ml/lọ, 5 ml/lọ, 10 ml/lọ. Chế phẩm đông khô là bột trắng hơi vàng nhạt và được đóng vào các lọ 1 hoặc 10 ml.

Các thành phần khác:

Kali phosphat, natri monobasic và dibasic phosphat (chất đệm); natri clorid (chất đẳng trương); gelatin tinh khiết hoặc tween 80 (chất ổn định); thimerosal 0,01% (kl/tt) (chất bảo quản) và nước cất để pha tiêm.

Cơ chế tác dụng của vắc xin viêm não Nhật Bản

Vaccin viêm não Nhật Bản (VNNB) bất hoạt có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch đối với loại virus gây bệnh bằng cách tạo kháng thể trung hòa đặc hiệu. Nồng độ kháng thể trung hòa trong huyết thanh ở mức thấp nhất 1:10 được coi là có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm tự nhiên virus. Tuy nhiên, điều phỏng đoán này là dựa vào cơ sở thực nghiệm gây bệnh trên động vật, tại đó mức kháng thể thụ động có được ấy đã chứng tỏ có tác dụng bảo vệ chuột chống lại nhiễm virus VNNB với liều virus bằng 105 lần LD50; lượng virus này là lượng mà một con muỗi bị nhiễm virus có thể truyền cho người.

Mục đích tiêm phòng là tạo kháng thể trung hòa trong huyết thanh ở người được tiêm phòng trước mùa dịch VNNB và duy trì được kháng thể càng lâu càng tốt để bảo vệ dân chúng không mắc bệnh.

Kinh nghiệm của những người cư trú ở Mỹ và ở Anh cho thấy, vaccin viêm não Nhật Bản tạo miễn dịch ở quần thể người phương tây kém hơn so với người châu Á, rất có thể vì những quần thể người châu Á này đã tiếp xúc trước với virus VNNB hoặc các flavivirus khác như virus Tây sông Nile hay virus dengue. Trong khi hầu hết cư dân từ khi còn nhỏ tuổi ở các nước đang phát triển của châu Á đã tiếp xúc với flavivirus thì sự tiếp xúc tương tự lại hiếm gặp ở Bắc Mỹ và hầu khắp châu Âu.

Trong 2 nghiên cứu có kiểm chứng trên các trẻ em cư trú ở Thái Lan và Ðài Loan đã được gây miễn dịch cơ bản bằng vaccin VNNB tương tự như loại vaccin được bán hiện nay tại Mỹ, đã thu được hiệu quả miễn dịch xấp xỉ 80 – 90% sau 1 – 2 năm.

Nếu gây miễn dịch cơ bản bằng tiêm đủ 3 mũi thì kháng thể sẽ lưu giữ được một thời gian khá lâu và sẽ gia tăng hiệu quả kháng thể sau khi tiêm củng cố. Kết quả của một khảo sát, có theo dõi về hiệu quả kháng thể sau khi tiêm củng cố cho thấy mức kháng thể có hiệu quả chống lại nhiễm virus sẽ được kéo dài nếu cứ 2 đến 4 năm, tiêm củng cố (tiêm nhắc lại) một lần. Một du khách đã tiêm đủ vaccin VNNB để tạo miễn dịch cơ bản, khi đi tới một vùng có virus đang lưu hành, nếu tiêm chủng củng cố 1 – 2 tuần trước khi lên đường sẽ được coi có đủ khả năng bảo vệ chống nhiễm virus.

Hiệu giá kháng thể trung hòa có khả năng bảo vệ thường tồn lưu ít nhất 2 năm sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản loại bất hoạt đủ 3 mũi.

Chỉ định của vắc xin viêm não nhật bản

Vắc xin viêm não Nhật Bản được dùng để thúc đẩy miễn dịch chủ động chống viêm não nhật bản ở trẻ em sống tại các vùng có nguy cơ tiếp xúc cao với virus VNNB.

Vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt còn được dùng để tạo miễn dịch chủ động cho nhân viên phòng thí nghiệm có nguy cơ tiếp xúc cao với virus.

Chống chỉ định của vắc xin viêm não nhật bản

Sốt hoặc suy dinh dưỡng nặng, các bệnh tim mạch, các bệnh về gan và thận cấp tính hoặc đang tiến triển, quá mẫn với bất cứ một thành phần nào đó trong vaccin. Người mang thai.

Thận trọng khi tiêm vắc xin viêm não nhật bản

Vắc xin viêm não nhật bản bất hoạt là một chất có khả năng gây các phản ứng, nhưng tỷ lệ phản ứng quá mẫn trầm trọng (như nổi mày đay toàn thể, phù mạch) thấp (0,1 – 1,0%). Những người sẽ được tiêm vaccin, mà có tiền sử nổi mày đay khi dùng thuốc, dùng kích thích vật lý hoặc kích thích khác hoặc bị sâu cánh màng đốt hoặc vì nguyên do đặc ứng, có thể tăng nguy cơ quá mẫn đối với vaccin VNNB, và cần được cảnh báo về nguy cơ này, đồng thời cần được theo dõi và giám sát một cách phù hợp.

Các nhà sản xuất thông báo, không nên dùng cho những người có nghi vấn hoặc có bằng chứng mẫn cảm với protein của loài gậm nhấm hay protein mô thần kinh và tử vong đã xảy ra, tuy rất hiếm, do dùng vaccin cho người viêm não tủy. Tần suất các sự cố này là 1 – 2,3 phần triệu người tiêm phòng. Mối liên quan nhân quả giữa vaccin và các biến cố thần kinh còn chưa được xác lập. Không được dùng vắc xin viêm não nhật bản cho người đã bị quá mẫn với thimerosal.

Thời kỳ mang thai

Hiện không có số liệu về vấn đề này. Có tài liệu nói nên chống chỉ định.

Thời kỳ cho con bú

Hiện không có số liệu về vấn đề này.

Tác dụng không mong muốn của vắc xin viêm não nhật bản

Không có tác dụng không mong muốn nào nghiêm trọng được báo cáo trong số 21.396 trường hợp được tiêm chủng bao gồm 18.401 thiếu niên và trẻ em dưới 18 tuổi. Một vài phản ứng nhẹ (sốt, khó chịu, các triệu chứng ở bụng, sưng đỏ tại chỗ tiêm, đau, lạnh run, nhức đầu) thấy ở 1,2% người tiêm vaccin. Sử dụng một mạng lưới các cơ sở y tế rộng lớn ở nông thôn, đội ngũ điều tra viên đã nghiên cứu bất cứ một căn bệnh về thần kinh nào xảy ra trong vòng 1 tháng sau khi được tiêm vaccin. Trong khoảng các năm từ 1957 đến 1966 đã có 26 ca (9 ca viêm màng não, 10 ca co giật, 5 ca viêm đa thần kinh và 2 ca thoái hóa myelin) đã được phân tích. Không có bằng chứng chứng tỏ có mối liên quan bệnh căn giữa các hội chứng lâm sàng này và việc gây miễn dịch bằng vaccin VNNB. Tỷ lệ bệnh thần kinh được xem là nhỏ nếu so sánh với hàng triệu liều vaccin đã được phân phối hàng năm tại Nhật. Một báo cáo chi tiết bổ sung về 2 trường hợp viêm não tủy cấp tính lan toả sau khi tiêm vaccin VNNB đã được nước này cung cấp. Một bé gái 6 tuổi và một bé trai 5 tuổi đã có các biểu hiện ngủ gà, dị cảm và rối loạn dáng đi, thấy sau khi tiêm vaccin 14 và 17 ngày, tương ứng. Ðiều trị bằng prednisolon đã cải thiện các biểu hiện lâm sàng này.

Phản ứng mẫn cảm sau khi dùng vaccin VNNB đã được thông báo ở một vài nước. Chưa xác định được thành phần có trong vaccin đã gây ra các phản ứng này. Người được tiêm vaccin phải được theo dõi 30 phút sau khi tiêm. Phải luôn sẵn có thuốc để xử lý phản vệ nếu xảy ra. Ðối với người có tiền sử dị ứng, cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích khi tiêm vaccin để quyết định có nên tiêm hay không. Cũng không nên dùng vaccin VNNB cho những người mà trước đây đã có phản ứng không mong muốn với vaccin này hoặc đã có phản ứng quá mẫn với một vaccin khác có nguồn gốc từ mô thần kinh.

Liều lượng và cách dùng vắc xin viêm não nhật bản

Vaccin VNNB loại bất hoạt được tiêm dưới da. Với loại vaccin đông khô, sau khi đã thêm dung môi, lọ chứa vaccin cần được lắc thật kỹ cho đến khi hòa tan hết các thành phần có trong đó; vaccin sau khi hồi nguyên cần bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ 2 – 8oC và chỉ dùng trong vòng 8 giờ.

Liều dùng cho các lần tạo miễn dịch cơ bản loại vaccin VNNB bất hoạt là 1 ml cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi, 0,5 ml cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi; tiêm vào các ngày 0, 7, và 30, cả thảy 3 lần tiêm.

Ðối với người ở châu Á, chỉ cần tiêm 2 liều là đủ cho việc tạo miễn dịch cơ bản (tiêm cách nhau 1 tuần); tuy nhiên khả năng sinh miễn dịch vẫn tốt hơn so với người phương tây.

Ðối với khách du lịch thì mặc dù họ là ai, liều tiêm cuối cùng của vaccin VNNB loại bất hoạt tốt hơn cả là được tiến hành 10 ngày trước khi khởi hành để đảm bảo có được một đáp ứng miễn dịch phù hợp và để có được một sự chăm sóc y tế thích hợp nếu như có phản ứng không mong muốn muộn (chẳng hạn như phản ứng quá mẫn) do vaccin.

Vaccin VNNB loại bất hoạt không được dùng trong mùa có dịch bệnh (từ tháng 5 đến cuối tháng 9 ở Việt Nam). Tiêm chủng nên được thực hiện 1 tháng trước mùa có dịch VNNB.

Thời gian miễn dịch sau khi tiêm chủng lần đầu và số liều tiêm nhắc lại vẫn còn cần được làm sáng tỏ thêm. Trong lúc chờ có khuyến cáo dứt khoát hơn, có thể tiêm nhắc lại 1 ml cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi, và liều 0,5 ml cho trẻ từ 1 – 3 tuổi, vào thời điểm 2 năm sau khi đã thực hiện các mũi tiêm cơ bản.

Tương tác thuốc của vắc xin viêm não nhật bản

Các dữ liệu ít ỏi cho thấy khả năng sinh miễn dịch và độ an toàn của vaccin không bị ảnh hưởng khi tiêm chủng đồng thời tại các vị trí khác nhau, với các loại vaccin khác như giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vaccin ho gà.

Ðộ ổn định và bảo quản

Vaccin cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 4oC đến 8oC và không được để đông băng.

Bài viết VACCIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN – Jevax đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vaccin dại https://benh.vn/thuoc/vaccin-dai/ Fri, 27 Jul 2018 03:05:06 +0000 http://benh2.vn/thuoc/vaccin-dai/ Vaccin dại được dùng để kích thích khả năng miễn dịch chủ động ở những người tiếp xúc với bệnh dại hoặc virus dại.  Tên chung quốc tế: Rabies vaccine, inactivated, whole virus. Loại thuốc: Vaccin. Dạng thuốc và hàm lượng Có 2 dạng thuốc được dùng: Dạng đông khô và dạng hỗn dịch tiêm. […]

Bài viết Vaccin dại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vaccin dại được dùng để kích thích khả năng miễn dịch chủ động ở những người tiếp xúc với bệnh dại hoặc virus dại. 

Tên chung quốc tế: Rabies vaccine, inactivated, whole virus.

Loại thuốc: Vaccin.

Dạng thuốc và hàm lượng

Có 2 dạng thuốc được dùng: Dạng đông khô và dạng hỗn dịch tiêm.

Dạng đông khô: Là một liều tạo miễn dịch có hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc lớn hơn 2,5 đơn vị quốc tế, trước và sau khi ủ ở 37oC trong vòng 1 tháng. Virus dại (chủng dại Wistar PM/WI 38 – 1503) thu được do nuôi cấy dòng tế bào thường trực Vero, dùng beta propiolacton để bất hoạt. Thêm maltose và albumin người vừa đủ cho 1 liều tạo miễn dịch. Dung môi pha loãng natri clorid 0,4%, 0,5 ml.

Dạng hỗn dịch: Vaccin được điều chế từ chủng CVS kissling/MDPH virus dại phát triển trong dòng tế bào lưỡng bội bắt nguồn từ tế bào phổi bào thai khỉ rhesus. Vaccin virus được bất hoạt bằng beta propiolacton và cô đặc bằng hấp phụ với nhôm phosphat.

Các thành phần khác: Neomycin; gentamicin, amphotericin B.

Cơ chế tác dụng

Vaccin dại được dùng để kích thích khả năng miễn dịch chủ động ở những người tiếp xúc với bệnh dại hoặc virus dại. Virus dại bất hoạt, có trong vaccin dại loại điều chế từ tế bào lưỡng bội người (HDCV) và vaccin dại loại hấp phụ (RVA), có tác dụng thúc đẩy sản sinh kháng thể chống virus dại (lớp IgG); đã có bằng chứng là kháng thể kháng virus dại có khả năng trung hòa virus dại, làm cho sự khuếch tán của virus bị chậm lại, tính chất gây nhiễm và sinh bệnh bị ức chế.

Cả hai vaccin được coi là an toàn và hiệu quả như nhau. Hiệu giá kháng thể thu nhận được sau khi tiêm phòng trước hoặc sau tiếp xúc đã được chứng minh bằng sự trung hòa hoàn toàn virus ở độ pha loãng huyết thanh 1:25 (huyết thanh được lấy sau 2 – 4 tuần điều trị) bằng phản ứng ức chế tập trung hùynh quang nhanh (RFFIT). Ðộ pha loãng này gần tương đương với hiệu giá tối thiểu 0,5 đơn vị quốc tế do Tổ chức y tế thế giới khuyến nghị.

Khi tiêm nhắc lại các liều vaccin dại thì hiệu giá kháng thể tối thiểu chấp nhận được phải là trung hòa hoàn toàn virus, thử ở mức pha loãng huyết thanh là 1:5, theo phản ứng RFFIT.

Thời gian xuất hiện tác dụng bảo vệ: Bắt đầu hình thành kháng thể chủ động sau 7 – 10 ngày.

Thời lượng duy trì hiệu lực bảo vệ: 2 năm hoặc lâu hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 2 năm sau liều thứ 3 theo chế độ tiêm phòng vaccin dại, huyết thanh pha loãng 1:5 không còn khả năng trung hòa hoàn toàn virus (thử bằng phản ứng RFFIT) ở 2 – 7% người được tiêm vaccin theo đường tiêm bắp và 5 – 17% người được tiêm vaccin theo đường trong da.

Chỉ định

Tạo miễn dịch trước khi nhiễm: Tiêm vaccin cho những người có nguy cơ cao hơn bình thường vì lý do nghề nghiệp như nhân viên thú y, kiểm lâm, huấn luyện thú, nhân viên một số phòng thí nghiệm, và những người sống hoặc đi đến các nước có bệnh dại lưu hành và lưu lại đó trên 1 tháng. Trẻ em đặc biệt có nhiều nguy cơ tiếp xúc với bệnh dại.

Phòng bệnh sau khi nhiễm: Trong trường hợp bị một con vật cắn nếu không bắt được nó để theo dõi, thì cần phải tiêm ngay globulin miễn dịch kháng dại và vaccin dại. Ðối với người đã tiêm phòng bệnh dại từ trước không tiêm globulin miễn dịch dại vì có thể ức chế đáp ứng ký ức, mà chỉ tiêm phòng dại sau nhiễm.

Thận trọng

Các phản ứng dị ứng toàn thân từ phát ban cho đến sốc phản vệ hiếm gặp sau khi tiêm HDCV hay RVA. Nên dùng vaccin thận trọng cho những người có tiền sử dị ứng hoặc những người đã biểu hiện phản ứng dị ứng toàn thân với HDCV, RVA hay bất kỳ một thành phần nào có trong vaccin (ví dụ neomycin). Các phản ứng quá mẫn nếu nặng, có thể điều trị bằng kháng histamin hay epinephrin.

Các biến chứng thần kinh sau khi tiêm vaccin dại thế hệ 3, nuôi cấy trong các mô không phải là thần kinh, được xem là rất hiếm. Các trường hợp viêm tủy và các biến chứng thần kinh khác đã được công bố là do tiêm vaccin dại điều chế từ mô não.

Thời kỳ mang thai

Chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trên người. Nhưng vì hậu quả nặng khi nhiễm virus dại và vì không có biểu hiện bất thường nào đối với bào thai liên quan đến việc dùng vaccin dại ở người mang thai, nên việc tiêm phòng dại sau khi nhiễm không được coi là chống chỉ định đối với người mang thai. Hơn nữa, nếu có nguy cơ thực sự tiếp xúc dại thì việc tiêm phòng bệnh trước khi nhiễm cũng có thể được chỉ định trong khi mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Các vấn đề trên người chưa có tài liệu.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

Ðau bụng; ớn lạnh; chóng mặt, mệt mỏi; sốt; nhức đầu, ngứa, đau; sưng đỏ tại chỗ tiêm; khó chịu; đau cơ hoặc khớp, buồn nôn.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Phản ứng kiểu phức hợp miễn dịch (phát ban ngoài da); ít gặp hơn đối với các liều nhắc lại.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng

Vaccin dại tế bào lưỡng bội người (HDCV) tiêm bắp hoặc tiêm trong da để phòng bệnh dại trước nhiễm. Phòng bệnh sau nhiễm thường được khuyến cáo chỉ nên dùng theo đường tiêm bắp đối với HDCV.

Vaccin dại hấp phụ (RVA) chỉ được tiêm bắp. Vì chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả, RVA không được tiêm trong da.

Ở trẻ em lớn và người lớn, HDCV hoặc RVA phải tiêm bắp vào vùng cơ delta. Ở trẻ nhỏ, có thể tiêm bắp vào mặt trước bên đùi. HDCV và RVA được khuyến cáo không nên tiêm vào mông…, không được tiêm vào trong hay gần mạch máu.

Phòng bệnh trước khi nhiễm: Với Imovax dùng 1 ml, tiêm bắp hoặc 0,1 ml tiêm trong da, vào các ngày 0, 7 và 21 hoặc ngày 28 (tổng cộng 3 liều).

Cần lưu ý: Việc kéo dài khoảng cách giữa các liều không ảnh hưởng gì đến tình trạng miễn dịch thu được sau lần tiêm cuối cùng của lịch trình tiêm chủng cơ bản.

Với Verorab dùng 0,5 ml tiêm bắp.

Phòng bệnh sau khi nhiễm: Việc xử lý sau khi nhiễm cần bắt đầu bằng việc rửa sạch ngay vết thương bằng xà phòng và nước.

Ðối với những người trước đây không được tiêm vaccin: Cần tiêm globulin miễn dịch kháng dại (RIG) với liều 20 đơn vị/kg thể trọng, nếu có thể thì tiêm một nửa vào chỗ bị cắn, phần còn lại tiêm bắp; và đồng thời tiêm 5 liều vaccin dại, mỗi liều 1 ml với Imovax hoặc 0,5 ml với Verorab, tiêm bắp, mỗi ngày một lần vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28.

Với những người trước đây đã được tiêm phòng vaccin dại, tiêm: 1 ml Imovax hoặc 0,5 ml Verorab, tiêm bắp, vào những ngày 0 và 3, không tiêm globulin miễn dịch kháng dại.

Tiêm nhắc lại (cho những người do nguy cơ nghề nghiệp hoặc nguy cơ lây nhiễm khác): 1 ml Imovax hoặc 0,5 ml Verorab tiêm bắp hoặc 0,1 ml Imovax tiêm trong da, 2 – 5 năm một lần hoặc dựa vào hiệu giá kháng thể.

Ðối với vaccin Fuenzalida sản xuất tại Việt Nam

Vaccin đông khô: Tiêm trong da. Hòa với 0,7 ml dung môi pha loãng kèm theo. Vaccin sau khi pha là một dung dịch đồng nhất không có bất cứ một tiểu phân nào không tan. Vaccin sau khi pha xong phải dùng ngay. Bơm tiêm vaccin phải hủy ngay sau khi dùng.

  • Với những người trên 15 tuổi: 0,2 ml tiêm trong da, cứ 2 ngày một lần; tất cả 6 mũi tiêm.
  • Ðối với trẻ em dưới 15 tuổi: Tiêm trong da 0,1 ml, cứ 2 ngày một lần, tổng số 6 mũi tiêm.
  • Tìm hiểu thêm về bệnh dại

Tương tác thuốc

Những tương tác thuốc dưới đây và những vấn đề có liên quan đã được chọn lọc trên cơ sở ý nghĩa lâm sàng của chúng:

Dùng đồng thời cloroquin với vaccin dại, loại tế bào lưỡng bội người sẽ làm giảm đáp ứng sinh kháng thể.

Các loại corticosteroid và các thuốc ức chế miễn dịch có thể ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng sinh kháng thể chủ động của vaccin dại và dẫn đến bị dại; bởi vậy, nên tránh dùng những loại thuốc này trong khi tiêm phòng sau khi nhiễm, trừ phi chúng là thiết yếu để điều trị các trường hợp nghiêm trọng khác.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ giữa + 2oC và + 8oC. Không được để đông lạnh.

Benh.vn

Bài viết Vaccin dại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
VACCIN bại liệt uống https://benh.vn/thuoc/vaccin-bai-liet-uong/ Mon, 25 Jun 2018 03:05:06 +0000 http://benh2.vn/thuoc/vaccin-bai-liet-uong/ Vaccin phòng bại liệt uống là tạo ra được miễn dịch tại ruột đối với virus bại liệt. Vì vậy, trẻ em được miễn dịch bằng vaccin này sẽ không còn khả năng lan truyền virus bại liệt hoang dại cho trẻ em khác. Tên chung quốc tế: Poliomyelitis vaccine oral, trivalent, live attenuated. Loại […]

Bài viết VACCIN bại liệt uống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vaccin phòng bại liệt uống là tạo ra được miễn dịch tại ruột đối với virus bại liệt. Vì vậy, trẻ em được miễn dịch bằng vaccin này sẽ không còn khả năng lan truyền virus bại liệt hoang dại cho trẻ em khác.

Tên chung quốc tế: Poliomyelitis vaccine oral, trivalent, live attenuated.

Loại thuốc: Vaccin bại liệt uống.

Dạng thuốc và hàm lượng

Hỗn dịch dùng để uống.

Vaccin uống chứa một hỗn hợp virus sống giảm độc lực, gồm 3 chủng typ 1, 2 và 3.

Thành phần khác: Có vết kháng sinh kanamycin và neomycin. Màu hồng của vaccin là màu của đỏ phenol, albumin người, magnesi clorid. Môi trường nuôi cấy: Tế bào thận khỉ Macaca mulata hoặc tế bào VERO (một dòng tế bào thường trực).

Cơ chế tác dụng

Vaccin Sabin phòng bệnh bại liệt là một hỗn dịch gồm có 3 typ 1, 2, 3 virus bại liệt sống, giảm độc lực. Các virus này được nhân lên trong môi trường nuôi cấy là các tế bào thận khỉ hoặc tế bào VERO.

Ưu điểm nổi bật nhất của vaccin phòng bại liệt uống là tạo ra được miễn dịch tại ruột đối với virus bại liệt. Vì vậy, trẻ em được miễn dịch bằng vaccin này sẽ không còn khả năng lan truyền virus bại liệt hoang dại cho trẻ em khác. Cho uống trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng, vaccin có thể ngăn chặn được sự lan truyền virus bại liệt hoang dại trong cộng đồng. Dùng 3 – 4 liều vaccin sẽ có hiệu quả 100% phòng bệnh bại liệt. Vaccin Sabin là loại vaccin được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng. Tại các nước có virus bại liệt hoang dại đang lưu hành mà con đường lây nhiễm chủ yếu vẫn là phân – miệng thì việc sử dụng vaccin Sabin là biện pháp tốt nhất.

Do bệnh bại liệt là một bệnh chỉ có ở người và không có nguồn virus nào khác trong tự nhiên, cho nên việc thanh toán căn bệnh này là hoàn toàn có thể được. Bước đầu tiên nhằm thanh toán bệnh bại liệt là thực hiện được việc uống vaccin với tỷ lệ cao trong cộng đồng.

Chỉ định

  • Ðể tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh bại liệt.
  • Phòng bại liệt cho trẻ em (6 – 12 tuần tuổi) và cho tất cả trẻ em và trẻ vị thành niên tới 18 tuổi đã được miễn dịch để dự phòng thường xuyên.
  • Dùng cho du khách đi tới vùng có bệnh bại liệt lưu hành hay thành dịch và một số cán bộ y tế.

Chống chỉ định

Bệnh bạch cầu, u lympho, và các bệnh ác tính toàn thân khác; các bệnh suy giảm hoặc không có miễn dịch tế bào (giảm hoặc không có gamaglobulin huyết); dùng các thuốc ức chế miễn dịch; nôn; ỉa chảy; có tiền sử dị ứng với vaccin.

Ðối với các bệnh cấp sốt cao, bệnh mạn tính nặng, nhiễm khuẩn cấp kèm sốt, nên hoãn dùng vaccin.

Thận trọng

Trước khi cho uống vaccin, cần kiểm tra tình trạng sức khoẻ bằng cách hỏi, quan sát cũng như các phương pháp cần thiết khác để thực hiện chống chỉ định.

Cẩn thận khi dùng cho người dị ứng với neomycin (vì trong vaccin có neomycin).

Thời kỳ mang thai

Không nên dùng vaccin khi mang thai, mặc dù dùng vaccin khi mang thai cũng không gây tác hại trên thai và nhau thai (không tăng chết thai và sẩy thai tự nhiên, không có dị tật bẩm sinh cao hơn so với chứng).

Thời kỳ cho con bú

Sữa mẹ có kháng thể chống virus bại liệt có liên quan gián tiếp đến hiệu giá thấy trong huyết thanh người mẹ. Khi cho trẻ bú mẹ uống vaccin Sabin ngay sau khi mới sinh, những kháng thể này, đạt mức cao nhất trong sữa non, có thể ngăn cản nhiễm và phát triển miễn dịch tiếp theo với virus bại liệt.

Ðể ngăn vaccin mất tác dụng, cần ngừng cho bú trước và sau khi uống vaccin 6 giờ. Một vài tác giả đề nghị thời gian này có thể rút ngắn hơn.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Khi uống vaccin Sabin, virus có thể đến được hệ thần kinh trung ương và gây liệt, tuy rất hiếm. Ở những người trên 30 tuổi, tai biến này dễ xảy ra hơn so với những người trẻ tuổi. Ngoài ra, virus có thể bị đột biến trong quá trình nhân lên, và trở lại dạng có độc lực cao đối với thần kinh. Ðặc biệt, các virus typ 3 rồi đến typ 2, do giảm độc lực không ổn định nên có thể gây tai biến bại liệt do virus của vaccin. Tai biến gây ra liệt xảy ra sau khi uống liều vaccin tam liên đầu tiên với tỷ lệ rất thấp (một trong hơn một triệu trường hợp).

Liều lượng và cách dùng

Vaccin phải cho uống. Liều mỗi lần được ghi trên nhãn: 0,1 – 0,5 ml. Ở Việt Nam, mỗi liều thường dùng 2 giọt (0,1 ml):

  • Lần thứ nhất uống lúc mới đẻ: Sabin 0.
  • Lần thứ hai khi 2 tháng tuổi: Sabin 1.
  • Lần thứ ba khi 3 tháng tuổi: Sabin 2.
  • Lần thứ tư khi 4 tháng tuổi: Sabin 3.

Lịch cho uống có thể thay đổi, nhưng khoảng cách giữa 2 lần ít nhất phải 30 ngày.

Miễn dịch bổ sung được tiến hành cho trẻ em dưới 5 tuổi: Uống 2 lần, mỗi lần 2 giọt, cách nhau khoảng 1 tháng, trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Ðộ ổn định và bảo quản

Vaccin phải được bảo quản ở nhiệt độ – 20oC trong suốt thời gian còn hạn dùng ghi trên nhãn hộp. Sau khi làm tan băng, vaccin cần để tủ lạnh ở nhiệt độ + 2oC đến +8oC trong thời gian không quá 6 tháng. Tránh ánh sáng.

Tương kỵ

Vaccin Sabin có thể dùng phối hợp với các loại vaccin khác như vaccin bạch hầu – uốn ván, vaccin bạch hầu – ho gà – uốn ván, vaccin BCG, vaccin sởi, vaccin rubella, vaccin quai bị và vaccin sốt vàng. Không được dùng kết hợp với các vaccin thương hàn và vaccin tả.

Ðối với những người đã dùng các loại thuốc có tác động đến hệ thống miễn dịch như các loại steroid, các thuốc chống ung thư, chiếu tia xạ hoặc phải trải qua phẫu thuật nặng hoặc quá mệt nhọc, đều không nên dùng vaccin Sabin.

Bài viết VACCIN bại liệt uống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>