Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 02 Nov 2023 18:04:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 VANCOCIN CP https://benh.vn/thuoc/vancocin-cp/ Sat, 04 Aug 2018 03:10:41 +0000 http://benh2.vn/thuoc/vancocin-cp/ Mô tả thuốc Vancocin là kháng sinh thuộc nhóm B- lactam có thành phần chính là Vancomycine chlorhydrate dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng Dạng trình bày Bột pha tiêm Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Cho 1 lo Vancomycine chlorhydrate 500 mg Dược lực học Vi sinh hoc : […]

Bài viết VANCOCIN CP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mô tả thuốc

Vancocin là kháng sinh thuộc nhóm B- lactam có thành phần chính là Vancomycine chlorhydrate dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng

Dạng trình bày

Bột pha tiêm

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Cho 1 lo Vancomycine chlorhydrate 500 mg

Dược lực học

Vi sinh hoc : tác dụng diệt khuẩn của vancomycin chủ yếu do ức chế sự sinh tổng hơp của vách tế bào.

Hơn nữa vancomycin còn làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, làm thay đổi sự tổng hơp RNA của vi khuẩn. Không có đề kháng chéo giữa vancomycin và các kháng sinh khác.

Vancomycin có hoạt tính chống : tụ cầu, bao gồm tụ cầu vàng và Staphylococcus epidermidis (kể cả các chủng kháng methicillin), liên cầu bao gồm Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumoniae (kể cả các chủng kháng penicilline), Streptococcus agalactiae, nhóm viridans, Streptococcus bovis, và cầu khuẩn ruột (ví dụ, Entercoccus faecalis [trước kia là Streptococcus faecalis]), Clostridium difficile (ví dụ, dòng vi khuẩn tiết ra độc tố, nguyên nhân của bệnh viêm ruột kết màng giả) và vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.

Các vi khuẩn khác nhạy cảm với vancomycin in vitro gồm Listeria monocytogenes, các dòng Lactobacillus, Actinomyces, Clostridium, Bacillus. Vancomycin không có hiệu quả “in vitro” đối với trực khuẩn gram âm, Mycobacteria, hoặc vi nấm.

Dược động học

-Vancomycin hấp thu kém khi uống. Dùng đường tĩnh mạch để chữa nhiễm khuẩn toàn thân. Tiêm bắp gây đau.

-Khi truyền vancomycin nhiều liều 1 g (15 mg/kg thể trong) liên tục trong 60 phút ở người bệnh có chức năng thận bình thường, thì nồng độ trung bình trong huyết tương đạt đươc 63 mg/L ngay sau khi ngừng truyền ; sau 2 giờ, nồng độ trung bình trong huyết tương là 23 mg/L ; sau 11 giờ, thì nồng độ là 8 mg/L Khi truyền nhiều liều 500 mg trong 30 phút, nồng độ trung bình trong huyết tương khoảng 49 mg/L ngay sau khi kết thúc truyền ; sau 2 giờ, nồng độ trung bình trong huyết tương là 19 mg/L ; sau 6 giờ, thì nồng độ trung bình trong huyết tương khoảng 10 mg/L. Nồng độ vancomycin trong huyết tương tiêm nhiều lần tương tự như khi tiêm liều duy nhất.

Thời gian bán thải trung bình của vancomycin trong huyết tương là 4-6 giờ ở người có chức năng thận bình thường. Trong 24 giờ đầu tiên, 75% liều vancomycin thải qua nước tiểu do loc cầu thận. Độ thanh thải trung bình trong huyết tương khoảng 0,058 L/kg/giờ và độ thanh thải trung bình của thận khoảng 0,048 L/kg/giờ. Khi chức năng thận suy giảm, thải trừ vancomycin chậm lại. Đối với người bệnh suy thận nặng, thì thời gian bán thải khoảng 7,5 ngày. Hệ số phân phối từ 0,3 đến 0,43 L/kg. Không thấy có sự chuyển hóa thuốc rõ rệt. Khoảng 60% lương vancomycin khi tiêm qua màng bụng dùng trong thẩm tách màng bụng sẽ đươc hấp thu vào máu sau 6 giờ.

Khi tiêm vancomycin qua màng bụng với liều 30 mg/kg, nồng độ thuốc trong huyết tương khoảng 10 mg/L. Mặc dầu vancomycin khó đào thải qua đường thẩm tách loc máu hoặc thẩm tách màng bụng, nhưng những báo cáo cho thấy độ thanh thải vancomycin có tăng lên khi truyền và loc máu.

-Hệ số thanh thải toàn thân và thanh thải qua thận có thể giảm ở người bệnh cao tuổi.

-Khi nồng độ vancomycin trong huyết thanh khoảng từ 10 mg/L đến 100 mg/L, thì độ gắn kết vào protein huyết thanh khoảng 55%, đo đươc bằng phương pháp siêu loc.

-Sau khi truyền tĩnh mạch vancomycin hydrochloride, thì nồng độ ức chế vi khuẩn sẽ đạt đươc tại dịch màng phổi, dịch màng tim, dịch báng, hoạt dịch, trong nước tiểu, trong dịch thẩm tách màng bụng và trong mô tiểu nhĩ. Vancomycin hydrochloride không khuyếch tán qua màng não bình thường để vào dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì vancomycin thấm đươc vào dịch não tủy.

Chỉ định

-Dùng vancomycin trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng do các chủng tụ cầu kháng methicillin (kháng với b-lactam).

-Vancomycine còn có chỉ định trong trường hơp người bệnh dị ứng với penicillin, hoặc người không đáp ứng với trị liệu bằng kháng sinh khác bao gồm các penicillin và cephalosporin, và trong các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với vancomycin, nhưng đề kháng với các loại kháng sinh khác. Còn dùng vancomycin để điều trị khởi đầu khi nghi ngờ nhiễm tụ cầu kháng methicillin, sự điều chỉnh điều trị sau này tùy thuộc kết quả vi sinh học

-Vancomycin có hiệu quả trong điều trị viêm màng trong tim do tụ cầu, ngoài ra tính hiệu quả còn đươc chứng minh trong các nhiễm khuẩn khác do tụ cầu, bao gồm : nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. Khi nhiễm tụ cầu khu trú và có mủ, cần phối hơp kháng sinh với phương pháp phẫu thuật thích hơp.

-Vancomycin đươc báo cáo có hiệu quả khi dùng đơn độc hoặc phối hơp với aminoglycoside trong trường hơp viêm màng trong tim do Streptococcus viridans hay S. bovis. Trường hơp viêm màng trong tim do cầu khuẩn ruột (thí dụ E. faecalis), vancomycin đươc báo cáo chỉ có hiệu lực khi phối hơp với aminoglycoside. Vancomycin có hiệu quả trong điều trị viêm màng trong tim do vi khuẩn bạch hầu. Kết hơp vancomycin với rifampin, aminoglycoside hoặc với cả hai sẽ cho hiệu quả trong viêm màng trong tim giai đoạn sớm ở người bệnh có lắp van giả phục hình gây ra do S. epidermidis hay do vi khuẩn bạch hầu.Cần lấy bệnh phẩm để phân lập, định danh vi khuẩn và xác định tính nhạy cảm với vancomycin.

-Dạng tiêm có thể dùng đường uống trong trường hơp viêm ruột kết màng giả liên quan đến kháng sinh gây ra bởi C. difficile hay viêm ruột non-ruột kết do tụ cầu. Không có hiệu quả trong chỉ định này, nếu dùng vancomycin đường tiêm. Ngoài chỉ định trên, không có hiệu quả nào khác khi dùng vancomycin đường uống.

-Mặc dầu không có các nghiên cứu có kiểm soát về hiệu quả lâm sàng, Hiệp hội tim mạch và Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ đã đề nghị dùng vancomycin như một kháng sinh dự phòng bệnh viêm màng trong tim do vi khuẩn để thay thế penicillin khi người bệnh bị dị ứng với penicillin và có bệnh tim bẩm sinh, thấp tim, bệnh van tim mắc phải khi những người bệnh đó cần có những thủ thuật về nha khoa hoặc các phẫu thuật ở đường hô hấp trên.

Chống chỉ định

– Cho người mẫn cảm với bất cứ sản phẩm nào của thuốc

Liều và cách dùng

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị nhiễm khuẩn:

Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi và nhẹ hơn 1.200g: trẻ được tiêm tĩnh mạch 15 mg/kg cách mỗi 24 giờ;

Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi và nặng từ 1.200-2.000g: trẻ được tiêm tĩnh mạch 10-15 mg/kg cách mỗi 12-18 giờ;

Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi và nặng trên 2.000g: trẻ được tiêm tĩnh mạch 10-15 mg/kg cách mỗi 8-12 giờ;

Trẻ từ 7 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi và nhẹ hơn 1.200g: trẻ được tiêm tĩnh mạch 15 mg/kg cách mỗi 24 giờ;

Trẻ từ 7 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi và nặng từ 1.200-2.000g: trẻ được tiêm tĩnh mạch 10-15 mg/kg mỗi 8-12 giờ;

Trẻ từ 7 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi và nặng hơn 2.000g: trẻ được tiêm tĩnh mạch 10-15mg/kg tiêm tĩnh mạch cho trẻ cách mỗi 6-8 giờ;

Trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi: trẻ được tiêm tĩnh mạch 10 đến 20 mg/kg mỗi 6-8 giờ (tổng cộng 40-60 mg/kg/ngày);

Các bác sĩ khuyến dùng liều khởi đầu 15mg/kg cho trẻ sơ sinh, tiếp tục dùng liều 10 mg/kg cách mỗi 12 giờ trong tuần đầu tiên sau khi sinh và cách mỗi 8 giờ sau đó cho đến khi trẻ được 1 tháng tuổi. Các bác sĩ khuyên dùng liều tiêm tĩnh mạch 10mg/kg cách mỗi 6 giờ cho trẻ em.

Liều dùng thông thường cho trẻ em dự phòng viêm nội tâm mạc:

Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên:

Đối với trẻ dị ứng với penicillin: trẻ được tiêm tĩnh mạch 20mg/kg (tối đa 1g) một lần; việc tiêm thuốc phải được hoàn tất trong 30 phút kể từ khi bắt đầu tiêm;

Trẻ có thể được thêm liều gentamicin 1,5mg/kg (tối đa 120 mg) tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp nếu có nguy cơ mắc bệnh cao.

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị viêm phúc mạc:

Trẻ được tiêm vào màng bụng 30mg/kg hoặc 30mg/l, cách mỗi 5-7 ngày.

Liều thông thường cho trẻ em bị viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột

Trẻ từ 1-18 tuổi: bạn cho dùng 40mg/kg/ngày chia làm 3 hoặc 4 liều uống.

Liều tối đa là 2g/ngày. Thời gian điều trị kéo dài 7-10 ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em dự phòng phẫu thuật:

Trẻ được tiêm tĩnh mạch 15mg/kg một lần, dùng chung hoặc không với gentamicin. Việc tiêm thuốc phải được hoàn tất trong vòng 30 phút sau khi bắt đầu tiêm.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Vancocin® CP như thế nào?

♦ Đối với thuốc dạng uống:

Vancocin® CP cũng có thể được dùng làm dung dịch uống để điều trị các nhiễm trùng nặng có liên quan đến ruột.

Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể sử dụng hương liệu để cải thiện hương vị của thuốc.

♦ Thuốc dạng tiêm:

Bạn thường được tiêm tĩnh mạch, thường 1 hoặc 2 lần trong ngày. Thuốc nên được tiêm chậm trong 1-2 giờ. Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe, cân bằng, chức năng thận và đáp ứng với điều trị của bạn.

Nếu bạn tự dùng thuốc tại nhà, hãy tìm hiểu tất cả các bước chuẩn bị và các hướng dẫn dùng thuốc từ chuyên viên y tế. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy kiểm tra xem thuốc có cặn hoặc đổi màu hay không. Nếu có, bạn không sử dụng thuốc đó. Ngoài ra, hãy tìm hiểu cách bảo quản thuốc và loại bỏ vật dụng y tế an toàn.

Khi uống thuốc, hãy trộn mỗi liều dùng với ít nhất 30ml nước trước khi uống toàn bộ hỗn hợp.

Kháng sinh hoạt động có hiệu quả nhất khi lượng thuốc trong cơ thể được giữ ở mức không đổi. Vì vậy, bạn hãy dùng thuốc trong các khoảng thời gian đều nhau.

Bạn cần tiếp tục dùng thuốc cho đến khi dùng hết lượng thuốc được chỉ định, ngay cả khi đã hết các triệu sau vài ngày dùng thuốc. Việc ngưng dùng thuốc quá sớm có thể khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển, dẫn đến tái nhiễm trùng.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Dùng vancomycin trong một thời gian dài có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm.

– Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu có bội nhiễm trong quá trình điều trị, cần có các biện pháp điều trị thích hơp.

-Trong một số ít trường hơp, thấy người bệnh dùng vancomycin đường tĩnh mạch bị viêm ruột kết có màng giả do C. difficile.

-Để giảm bớt nguy cơ độc tính trên thận ở người bệnh có suy thận tiềm tàng hoặc có dùng kèm aminoglycoside, cần theo dõi chức năng thận liên tục và tuân thủ chặt chẽ chế độ liều lương thích hơp (xin đoc phần Liều lương).

-Làm các xét nghiệm về chức năng thính giác nhiều lần có thể giúp phát hiện bệnh lý nhằm làm giảm nguy cơ độc tính với thính giác.

-Giảm bạch cầu trung tính có hồi phục có thể xảy ra ở người bệnh dùng vancomycin hydrochloride. Người bệnh nào phải dùng vancomycin dài ngày hoặc phải dùng phối hơp với những thuốc gây giảm bạch cầu trung tính, thì nên đươc theo dõi định kỳ công thức bạch cầu.

-Vancomycin hydrochloride gây kích ứng mô, nên cần đươc truyền ở những tĩnh mạch an toàn. Tiêm bắp hoặc khi truyền thuốc trệch khỏi đường truyền do sơ ý sẽ gây viêm, đau tức và hoại tử ở nơi tiêm. Viêm tắc tĩnh mạch có thể xảy ra, tần số và mức độ nghiêm trong có thể đươc giảm nhẹ bằng cách truyền chậm thuốc, pha loãng dung dịch (2,5 đến 5 g/L) và luôn thay đổi chỗ tiêm truyền.

– Có những báo cáo cho thấy rằng tỷ lệ tai biến liên quan đến phản ứng tiêm truyền (gồm tụt huyết áp, đỏ bừng mặt, nổi ban, mề đay và ngứa) tăng lên khi dùng chung với các thuốc gây mê. Những phản ứng phụ này có thể đươc ngăn ngừa bằng cách tiêm truyền chậm vancomycin hydrochloride 60 phút trước khi khởi mê. Chưa đánh giá đươc hiệu quả và tính an toàn của thuốc khi tiêm vào dịch não tủy (qua đường tủy sống hoặc não thất).

 Sử dụng trong nhi khoa

Ở trẻ đẻ non và trẻ nhỏ, cần xác định nồng độ điều trị của vancomycin trong huyết thanh. Sử dụng ở người cao tuổi : Sự suy giảm tự nhiên về độ loc của cầu thận gia tăng theo tuổi dẫn đến gia tăng nồng độ vancomycin trong huyết thanh, nếu không chỉnh liều vancomycin thích hơp. Nên điều chỉnh liều lương cho thích hơp ở người cao tuổi (xin đoc phần Liều lương).

Khi mang thai

Những nghiên cứu về tính gây quái thai đươc thực hiện trên chuột với liều gấp 5 lần ở người và trên thỏ với liều gấp 3 lần ở người, không thấy có chứng cứ gì nguy hại cho bào thai do dùng vancomycin. Trong một nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, độc tính với thính giác, với thận của vancomycin ở trẻ em đã đươc đánh giá khi dùng thuốc cho mẹ bị nhiễm tụ cầu nặng biến chứng do lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch. Vancomycin đươc tìm thấy trong máu của dây rốn. Không ghi nhận ở thai có suy giảm thính giác do tổn thương thần kinh hoặc độc tính với thận do vancomycin. Một sản phụ có dùng vancomycin trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đã sinh ra trẻ bị điếc, nhưng không thể quy kết là do sử dụng vancomycin. Do số lương người bệnh trong cuộc nghiên cứu này còn hạn chế và chỉ dùng vancomycin trong 6 tháng cuối của thai kỳ, nên không thể khẳng định vancomycin có gây hại cho bào thai hay không. Vì các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên súc vật không thể luôn luôn suy diễn cho người, nên chỉ dùng vancomycin cho người mang thai khi thật cần thiết.

Trong thời gian cho con bú

Vancomycin bài tiết qua sữa mẹ. Cần thận trong khi dùng vancomycin trong thời kỳ cho con bú. Vì có khả năng gây phản ứng có hại, nên tùy theo mức độ trầm trong bệnh của người mẹ mà quyết định ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

Tương tác thuốc

Phối hơp vancomycin với các loại thuốc gây mê có thể gây ban đỏ, chứng đỏ bừng mặt giống phản ứng do histamin (xin đoc phần Thận trong lúc dùng) và phản ứng dạng choáng phản vệ (xin đoc phần Tác dụng ngoại ý)

– Cần theo dõi chặt khi dùng đồng thời vancomycin hoặc liên tiếp với các loại thuốc dùng trong hoặc bôi ngoài da mà có độc tính trên hệ thần kinh và/hoặc độc với thận như amphotericin B, aminoglycoside, bacitracin, polymyxin B, colistin, viomycin, cisplatin.

Tác dụng không mong muốn

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ phản ứng phụ nào sau đây:
Đau bụng;

Buồn nôn;

Ớn lạnh;

Bệnh tiêu chảy;

Nôn mửa;

Đau, sưng hoặc da đỏ nơi tiêm;

Khó nghe, chóng mặt hoặc nghe ù trong tai;

Nhịp tim không đều hoặc nhanh;

Tức ngực;

Khò khè;

Phát ban ngứa;

Chảy máu hoặc bầm tím dễ dàng hơn so với đỏ thông thường ở phần trên;

Đau và co thắt cơ ở ngực và lưng;

Mụn nước và chảy máu ở môi, mắt, miệng, mũi và bộ phận sinh dục;

Mất thính lực.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều

Cần dùng biện pháp hỗ trơ cho người bệnh cùng với duy trì độ loc cầu thận. Vancomycin đươc thải trừ rất ít qua thẩm tách màng bụng. Loc máu và truyền máu với nhựa polysulfone làm tăng độ thanh thải của vancomycin.

Liều trung bình gây chết qua đường tĩnh mạch là 319 mg/kg ở chuột cống và 400 mg/kg ở chuột nhắt. Khi xử trí quá liều, cần quan tâm đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, tương tác giữa các thuốc và dươc động hoc bất thường của người bệnh.

Bảo quản

Thuốc ở dạng bột khô, trước khi pha cần bảo quản ở nhiệt độ 15°-30°C

 

Bài viết VANCOCIN CP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>