Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 05 Nov 2023 10:21:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tegretol https://benh.vn/thuoc/tegretol/ Mon, 04 Sep 2023 03:05:24 +0000 http://benh2.vn/thuoc/tegretol/ Tegretol là thuốc chữa bệnh động kinh, được dùng đơn trị hay kết hợp với các loại thuốc chống co giật khác. Tegretol thường không có hiệu quả trong cơn vắng ý thức, điều trị hưng cảm và phòng ngừa cơn hưng trầm cảm. Dạng bào chế: viên nén bao phim tác dụng chậm Quy […]

Bài viết Tegretol đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tegretol là thuốc chữa bệnh động kinh, được dùng đơn trị hay kết hợp với các loại thuốc chống co giật khác. Tegretol thường không có hiệu quả trong cơn vắng ý thức, điều trị hưng cảm và phòng ngừa cơn hưng trầm cảm.

Dạng bào chế: viên nén bao phim tác dụng chậm

Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên

Thành phần: Carbamazepin 200 mg

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Interpharma Manufacturing

Chỉ định

Động kinh:

  • Động kinh cục bộ phức tạp hay đơn giản.
  • Động kinh toàn thể nguyên phát hoặc thứ phát kèm theo cơn co giật tonic-clonic.
  • Hỗn hợp các loại trên.

Tegretol có thể được dùng đơn trị hay kết hợp với các loại thuốc chống co giật khác.

  • Tegretol thường không có hiệu quả trong cơn vắng ý thức (petit mal)
  • Điều trị hưng cảm và phòng ngừa cơn hưng trầm cảm (lưỡng cực)
  • Hội chứng cai nghiện rượu
  • Đau dây thần kinh V tự phát và do bệnh xơ cứng rải rác.
  • Đau dây thần kinh lưỡi hầu tự phát.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với Carbamazepine và các thuốc có cấu trúc tương tự, block nhĩ thất, tiền sử giảm sản huyết, tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp. Không nên dùng Tegretol kèm với thuốc ức chế monoamine oxidasa (IMAO), phải ngưng thuốc IMAO tối thiểu 2 tuần trước khi dùng Tegretol.

Chú ý đề phòng

Tegretol phải được dùng dưới sự giám sát y tế. Đặc biệt lưu ý những bệnh nhân có cơn động kinh hỗn hợp. Nếu tình trạng động kinh trở nên nặng hơn phải ngưng Tegretol
Bệnh nhân nên được thông báo về những dấu hiệu ngộ độc và các triệu chứng về huyết học, các biểu hiện về da hay gan. Người bệnh được khuyên nên gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, viêm họng, nổi ban, loét miệng, nổi vết thâm tím, đốm xuất huyết, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát.

Với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, gan, thận, hoặc có phản ứng huyết học với các loại thuốc khác, nên cân nhắc giữa lợi ích điều trị với nguy cơ và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
Các xét nghiệm chức năng gan căn bản cần được tiến hành trước khi bắt đầu điều trị với Tegretol
Các xét nghiệm này phải được thực hiện đều đặn trong quá trình điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan và người lớn tuổi. Đánh giá đầy đủ các thông số về nước tiểu và định kỳ trong thời gian điều trị.

Tegretol được ghi nhận làm mất bạch cầu hạt và thiếu máu bất sản nhưng rất khó xác định chính xác do tần số xuất hiện rất thấp.

Cần ngưng Tegretol nếu xuất hiện các ức chế tủy xương hay các biểu hiện nặng về da như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell’s.

Phụ nữ dùng thuốc tránh thai uống cùng với Tegretol có thể bị chảy máu, độ tin cậy của thuốc tránh thai có thể bị giảm

Lúc có thai

Phụ nữ động kinh có thai phải được theo dõi y tế nghiêm ngặt. Nên dùng Tegretol đơn trị liệu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và tỉ lệ dị dạng bẩm sinh ở phụ nữ dùng phối hợp thuốc cao hơn người dùng đơn trị liệu. Để đề phòng biến chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh, cần bổ sung vitamin K1 cho người mẹ vài tuần cuối trước khi sinh và cho trẻ sơ sinh.
Carbamazepine qua được sữa mẹ với nồng độ khoảng 25-60 % nồng độ trong máu. Cần cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng sữa mẹ và khả năng gây tác dụng phụ ở trẻ nhỏ.
Người mẹ dùng Tegretol có thể cho con bú miễn là trẻ nhỏ được theo dõi kỹ để tránh các tác dụng phụ như ngủ li bì.

Liều lượng và cách sử dụng

Loại viên nén có thể uống trong, sau hoặc giữa các bữa ăn. Loại CR phóng thích từ từ phải nuốt không được nhai.

Liều lượng và cách dùng trong trường hợp động kinh

Tegretol nên được chỉ định đơn trị liệu bất cứ khi nào có thể được. Điều trị phải được bắt đầu với liều thấp sau đó tăng từ từ cho đến khi đạt được tác dụng tối đa. Khi cơn động kinh được kiềm chế tốt có thể giảm liều tới 100-200 mg × 1-2 lần/ngày, tăng liều dần cho đến khi đạt liều đáp ứng tối đa (thường 400 mg × 2-3 lần/ngày) có thể chỉ định cho một vài bệnh nhân.

  • Trẻ em: 10-20 mg/kg cân nặng hàng ngày.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: 100 – 200 mg/ngày.
  • Từ 1-5 tuổi: 200-400 mg/ngày.
  • Từ 6-10 tuổi: 400-600 mg/ngày.
  • Từ 11-15 tuổi: 600-1000 mg/ngày.

Trẻ em 4 tuổi trở xuống nên bắt đầu điều trị với liều 20-60 mg/ngày.

Liều lượng và cách dùng khi đau dây thần kinh

200-400 mg/ngày, tăng liều từ từ cho đến khi hết triệu chứng đau (thường 200 mg × 3-4 lần/ngày). Sau đó nên giảm liều dần cho đến liều duy trì thấp nhất. Liều bắt đầu 100 mg × 2 lần/ngày có thể áp dụng đối với người cao tuổi.Hội chứng cai nghiện rượu:
Liều trung bình 200 mg × 3-4 lần/ngày.

Trường hợp nặng cần tăng liều trong những ngày đầu (400 mg × 3 lần/ngày)
Điều trị các ca nặng cần phối hợp với thuốc an thần, thuốc ngủ như clomethiazol, chlordiazepoxide.
Cơn hưng cảm và phòng ngừa trạng thái hưng trầm cảm: Thường dùng 400-600 mg/ngày chia 2-3 lần.

Tương tác thuốc

Do tác dụng tới hệ enzym mono-oxygenase của gan, carbamazepine có thể làm giảm nồng độ hoặc làm mất tác dụng của một số thuốc chuyển hóa qua đường này như: clobazam, clonazepam, ethosuximide, primidone, valproic acid, alprazolam, corticosteroid, cyclosporin, digoxin, doxycycline, felodipine, haloperidol, imipramine, methadone, thuốc tránh thai uống, theophylline, thuốc chống đông uống. Một số thuốc làm tăng nồng độ carbamazepine trong máu dẫn tới các phản ứng phụ do đó cần điều chỉnh liều Tegretol cho phù hợp: erythromycin, troleandomycin, josamycin, isoniazid, verapamil, diltiazem, dextropropoxyphene, viloxazine, fluoxeline, cimetidine, acetaxolamide, danazol, desipramine và nicotinamid.

Như các thuốc hướng thần kinh khác, Tegretol có thể làm giảm sự dung nạp rượu trong khi điều trị.

Tác dụng ngoại ý

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện thường xuyên nếu liều dùng ban đầu quá cao hoặc khi dùng Tegretol cho người lớn tuổi. Các phản ứng phụ này thường giảm sau vài ngày hay sau khi giảm liều. Nên theo dõi nồng độ thuốc và giảm liều hằng ngày hoặc chia thành 3-4 liều nhỏ.

Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi:

Hay gặp: chóng mặt, mất điều vận, ngủ gà, mệt mỏi.

Đôi khi: đau đầu, song thị, rối loạn thị trường (mù màu)

Hiếm gặp: cử động vô thức (như run, loạn giữ tư thế, loạn vận động miệng mặt, múa giật, loạn trương lực cơ, máy cơ) rung giật nhãn cầu.

Cá biệt: ảo giác, trầm cảm, không ăn ngon, bồn chồn, hành vi kích thích, kích động, lú lẫn, sự kích hoạt các rối loạn tâm thần.

Da: Đôi khi hoặc khá thường: dị ứng da, nổi mề đay

Hiếm gặp: viêm da tróc vẩy và đỏ da, hội chứng Stevens-Johnson, Lupus ban đỏ hệ thống.
Cá biệt: nhiễm độc hoại tử biểu bì, phản ứng quá mẫn với ánh sáng, hồng ban đa dạng, ban nổi cục, thay đổi sắc tố da, ban xuất huyết, ngứa, trứng cá, ra mồ hôi, rụng tóc, rụng lông (nữ)

Máu: Đôi khi hoặc khá thường: giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu.
Hiếm gặp: tăng bạch cầu, bệnh hạch bạch huyết.

Cá biệt: mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, cơn rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, chứng tăng hồng cầu, thiếu acid folic, thiếu máu huyết tán.

Gan:Hay gặp: tăng lượng gamma GT (do giảm enzym gan), thường không có ý nghĩa lớn về lâm sàng.

Đôi khi: phosphatase kiềm tăng.

Hiếm gặp: Transaminase tăng, vàng da, ứ mật, viêm nhu mô (tế bào gan)

Cá biệt: viêm gan u hạt

Tiêu hóa: Đôi khi hoặc khá thường: buồn nôn, nôn, khô miệng.

Hiếm gặp: tiêu chảy hoặc táo bón

Cá biệt: đau bụng, viêm lưỡi, viêm miệng

Phản ứng quá mẫn:

Hiếm gặp: quá mẫn muộn của các cơ quan

Cá biệt: phản ứng phản vệ, viêm màng não vô trùng với rung giật cơ và tăng bạch cầu ưa eosin. Cần ngưng điều trị nếu các triệu chứng quá mẫn trên xuất hiện.

Tim mạch: Hiếm gặp: rối loạn dẫn truyền nhịp tim

Cá biệt: nhịp tim chậm, loạn nhịp, block nhĩ thất với triệu chứng ngất, trụy mạch, suy tim sưng huyết, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp, suy mạch vành, viêm huyết khối tĩnh mạch, bệnh huyết khối tắc mạch.

Hệ nội tiết và chuyển hóa:

Đôi khi: phù, giữ nước tăng cân, giảm natri huyết và hạ nồng độ dịch do tác dụng giống ADH.
Cá biệt: chứng vú to hoặc tiết sữa ở nam, xét nghiệm chức năng tuyến giáp không bình thường, rối loạn chuyển hóa ở xương, tăng cholesterol.

Tiết niệu, sinh dục:

Cá biệt: viêm thận kẽ và suy thận, các dấu hiệu suy giảm chức năng thận (albumin niệu, đái máu, thiểu niệu, tăng urê máu), đái gắt, bí tiểu, rối loạn tình dục, bất lực

Giác quan:

Cá biệt: rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, ù tai, hạ thấp ngưỡng nghe.
Cơ xương:

Cá biệt: đau khớp, đau cơ hay chuột rút

Hô hấp:

Cá biệt: quá mẫn cảm ở phổi, biểu hiện sốt, khó thở, viêm phổi.

Bài viết Tegretol đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ethosuximide – Thuốc chống động kinh https://benh.vn/thuoc/ethosuximid/ Sat, 02 Sep 2023 03:02:22 +0000 http://benh2.vn/thuoc/ethosuximid/ Ethosuximide là thuốc chống động kinh đặc hiệu với các cơn động kinh nhỏ. Đây là loại thuốc kê đơn, chỉ sử dụng theo đơn của bác sỹ. Tên chung quốc tế: Ethosuximide. Loại thuốc: Thuốc chống động kinh nhóm sucinimid. Dạng thuốc và hàm lượng Nang 250mg; lọ siro 200ml: 10g ethosuximid (tức 250 […]

Bài viết Ethosuximide – Thuốc chống động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ethosuximide là thuốc chống động kinh đặc hiệu với các cơn động kinh nhỏ. Đây là loại thuốc kê đơn, chỉ sử dụng theo đơn của bác sỹ.

Tên chung quốc tế: Ethosuximide.

Loại thuốc: Thuốc chống động kinh nhóm sucinimid.

Dạng thuốc và hàm lượng

Nang 250mg; lọ siro 200ml: 10g ethosuximid (tức 250 mg/5 ml siro ethosuximid).

ethosuximide-zarontin

Cơ chế tác dụng thuốc Ethosuximide

Ethosuximid là một sucinimid có tác dụng chống động kinh đặc hiệu đối với động kinh cơn nhỏ. Cơ chế tác dụng là do ức chế kênh calci trong các tế bào thần kinh vùng đồi thị, vì vậy, cản trở chức năng tế bào thần kinh tại một trong các đường vòng thần kinh liên quan đến động kinh cơn vắng ý thức.

Tác dụng làm giảm tần số cơn động kinh của thuốc là do ức chế vùng vỏ não vận động và nâng ngưỡng của hệ thần kinh trung ương với các kích thích gây co giật. So sánh với các sucinimid chống co giật khác, ethosuximid có tác dụng đặc hiệu hơn đối với các cơn vắng đơn thuần. Do khả năng gây độc thấp trong trường hợp dùng kéo dài và vì hiệu lực của thuốc, nên thuốc được chọn dùng đối với động kinh cơn vắng.

Những người bệnh có cơn vắng thường có hoặc sẽ có các cơn co giật toàn bộ (động kinh cơn lớn), thì ethosuximid không phòng được. Do vậy, trong trường hợp này, nên cho người bệnh dùng loại thuốc có tác dụng đối với cơn toàn bộ như phenytoin, carbamazepin, hoặc barbiturat và dùng thêm ethosuximid.

Trường hợp đồng thời có cả động kinh cơn nhỏ và cơn lớn thì có thể dùng ethosuximid phối hợp với phenobarbital và phenytoin.

Dược động học thuốc Ethosuximide

Ethosuximid được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được sau 3 – 7 giờ ở trẻ em và người lớn. Thuốc phân bố rộng khắp cơ thể, khoảng 0,69 lít/kg, nhưng liên kết với protein huyết tương không đáng kể (dưới 10%). Ethosuximid chuyển hóa trong gan thành 3 chất chuyển hóa không có tác dụng. Thuốc bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa, ở dạng tự do và kết hợp, nhưng cũng có khoảng 20% dưới dạng không đổi. Nửa đời của thuốc khoảng 60 giờ ở người lớn và 30 giờ ở trẻ em. Thuốc qua hàng rào nhau – thai và được bài tiết qua sữa.

Thuốc có tác dụng khi nồng độ trong huyết tương đạt khoảng 280 – 700 micromol/lít. Nồng độ thuốc trong huyết tương thường ổn định sau 7 – 10 ngày điều trị, và có liên quan đến liều dùng, nhưng khác nhau rất nhiều giữa các cá thể. Nói chung, khi tăng liều thì nồng độ thuốc trong huyết tương ở trẻ nhỏ tăng ít hơn ở trẻ lớn và người lớn. Theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ giúp cho việc xác định khoảng điều trị, nhưng cần kết hợp xem xét toàn bộ tình trạng lâm sàng để làm sao kiểm soát được bệnh và hạn chế phản ứng phụ ở mức thấp nhất.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Ethosuximide

Thuốc Ethosuximide thuộc nhóm thuốc chống động kinh có thể sử dụng đơn độc hoặc sử dụng kết hợp các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sỹ.

Chỉ định thuốc Ethosuximide

Các cơn động kinh vắng ý thức, cơn mất trương lực (động kinh cơn nhỏ), động kinh giật cơ.

Phối hợp với các thuốc chống động kinh khác như phenobarbital, phenytoin, primidon hoặc natri valproat khi có động kinh cơn lớn hoặc các thể khác của động kinh.

Chống chỉ định thuốc Ethosuximide

Quá mẫn với sucinimid.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Ethosuximide

Phụ nữ có thai và cho con bú. Người bệnh có bệnh gan hoặc thận.

Cơn động kinh co giật toàn bộ có thể xảy ra ở những người bệnh có cơn động kinh phức hợp mà chỉ điều trị bằng ethosuximid đơn độc.  Ngừng thuốc đột ngột có thể gây động kinh cơn vắng liên tục.

Thời kỳ mang thai

Có một số bằng chứng về nguy cơ dị tật bẩm sinh tăng lên sau khi dùng các thuốc chống động kinh cho phụ nữ có thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Phối hợp các thuốc chống động kinh càng tăng nguy cơ này.

Nhưng nếu các cơn động kinh không được kiểm soát tốt, cũng có thể gây tăng nguy cơ khuyết tật thậm chí gây chết bào thai. Chính nguy cơ này còn cao hơn cả nguy cơ do thuốc.

Thuốc chống động kinh thường vẫn được chỉ định trong thời kỳ có thai, nhưng cần phải hết sức thận trọng để tránh và hạn chế các nguy cơ. Nên cho người bệnh dùng bổ sung acid folic.

Thời kỳ cho con bú

Ethosuximid được bài tiết qua sữa và nồng độ ethosuximid trong huyết tương của trẻ bú có thể đạt đến gần khoảng điều trị, một số trẻ nhỏ có thể biểu hiện dấu hiệu ngủ gà hoặc hốt hoảng. Cần thận trọng với bà mẹ cho con bú. Nồng độ thuốc trong huyết tương người mẹ cần phải giữ càng thấp càng tốt mà vẫn duy trì ở khoảng điều trị. Cần theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương của trẻ bú mẹ.

Tác dụng không mong muốn thuốc Ethosuximide (ADR)

Các tác dụng không mong muốn thường gặp trong khi điều trị với ethosuximid là giảm tập trung và ngủ gà, tác dụng không mong muốn thường gặp nhất phụ thuộc vào liều dùng.

Thường gặp, ADR >1/100

Toàn thân: Chán ăn, buồn ngủ. Tiêu hóa: Buồn nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Ðau đầu, chóng mặt. Thần kinh trung ương: Mất điều hòa, trầm cảm, sảng khoái, nấc.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Máu: Mất bạch cầu hạt, suy tủy, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu, tăng bạch cầu đơn nhân. Thần kinh trung ương: Rối loạn tâm thần, thường gặp ở người bệnh có tiền sử về tâm thần.

Da: Ngoại ban, luput ban đỏ rải rác.

Chú ý: Hiện tượng buồn nôn xảy ra ở tuần điều trị đầu tiên, thường chỉ thoáng qua.

Liều lượng và cách dùng thuốc Ethosuximide

Liều lượng phải cho theo từng người bệnh vì có nhiều thay đổi lớn về dược động học giữa các người bệnh.

Thuốc được nuốt nguyên cả viên nang và dùng cùng thức ăn hoặc sữa để giảm rối loạn dạ dày.

Khi muốn ngừng điều trị, phải giảm liều dần.

Ðiều trị cần dựa theo kết quả phân tích nồng độ thuốc trong máu định kỳ (7 – 12 ngày) để giúp đánh giá hiệu quả điều trị hoặc khả năng gây tác dụng không mong muốn. Nồng độ trong huyết thanh có tác dụng điều trị: 280 – 700 micromol/lít.

Cần định kỳ xét nghiệm công thức máu, nước tiểu và chức năng gan trong suốt quá trình điều trị.

Bài viết Ethosuximide – Thuốc chống động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tegretol https://benh.vn/thuoc/tegretol-3/ https://benh.vn/thuoc/tegretol-3/#respond Tue, 05 Mar 2019 10:36:51 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=57521 Tegretol có hoạt chất là Carbamazepine, là một thuốc chống động kinh, dùng trong các trường hợp: cơn động kinh cục bộ (đơn thuần và phức hợp), có hoặc không phát triển toàn thể thứ phát, cơn động kinh co cứng-giật rung phát triển toàn thể, cũng như kết hợp của các dạng động kinh […]

Bài viết Tegretol đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tegretol có hoạt chất là Carbamazepine, là một thuốc chống động kinh, dùng trong các trường hợp: cơn động kinh cục bộ (đơn thuần và phức hợp), có hoặc không phát triển toàn thể thứ phát, cơn động kinh co cứng-giật rung phát triển toàn thể, cũng như kết hợp của các dạng động kinh này.

Dạng trình bày

Tegretol 200: Hộp 5 vỉ x 10 viên nén.

Dạng đăng ký

Thuốc kê đơn

Thành phần

– Hoạt chất

Carbamazepine 200mg

Một số hàm lượng và dạng bào chế có thể không có sẵn ở tất cả các nước.

– Tá dược

Viên nén: Aerosil 200 (silic dạng keo khan), Avicel PH 101 (cellulose), magnesi stearat, Nymcel ZSB – 10 thay đổi (carmellose nattri, thể ít).
Công thức dược phẩm có thể khác nhau giữa các nước.

Dược lực học

Tegretol có hiệu quả lâm sàng trong một số rối loạn thần kinh, ví dụ phòng ngừa các cơn đau kịch phát trong đau dây thần kinh sinh ba tự phát và thứ phát; giảm đau do thần kinh trong các tình trạng khác nhau, bao gồm bệnh tabet, dị cảm sau chấn thương và đau dây thần kinh sau nhiễm herpes

Trong hội chứng cai rượu, thuốc làm giảm ngưỡng co giật và cải thiện các triệu chứng do cai rượu (ví dụ quá kích động, run, dáng đi yếu); trong đái tháo nhạt trung ương, Tegretol làm giảm thể tích nước tiểu và giảm cảm giác khát.

Tegretol còn được chứng minh có hiệu quả lâm sàng trong các rối loạn cảm xúc, tức là điều trị cơn hưng cảm cấp cũng như điều trị duy trì các rối loạn cảm xúc lưỡng cực (hưng cảm-trầm cảm), khi được dùng dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, hoặc lithium, trong rối loạn phân liệt cảm xúc dạng kích động và cơn hưng cảm dạng kích động kết hợp với các thuốc an thần khác và trong các giai đoạn tái phát theo chu kỳ nhanh.

Dược động học

– Hấp thu

+ Viên nén thông thường và viên nén nhai có nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc không đổi trong vòng 12 giờ và 6 giờ sau khi dùng các liều uống theo thứ tự. Sau khi dùng một liều đơn 400mg carbamazepine (viên nén), nồng độ đỉnh của carbamazepine dạng không biến đổi trong huyết tương khoảng 4,5 microgam/ml.

+ Nồng độ carbamazepine trong huyết tương ở trạng thái ổn định đạt được trong vòng khoảng 1-2 tuần.

+ Đối với đa số bệnh nhân, nồng độ từ 4-12 microgam/ml tương ứng với 17-50 micromol/lít đã được báo cáo. Nồng độ carbamazepine-10,11-epoxid (chất chuyển hóa có hoạt tính): khoảng 30% nồng độ carbamazepine.

+ Dùng thức ăn không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ và mức độ hấp thu, bất kể dạng bào chế của Tegretol.

– Phân bố

+ Thể tích phân bố biểu kiến từ 0,8-1,9 lít/kg.

+ Carbamazepine đi qua nhau thai.

+ Carbamazepine gắn kết với protein huyết thanh ở mức độ 70 – 80%.. Nồng độ trong sữa mẹ tương đương 25 – 60% nồng độ tương ứng trong huyết tương.

– Chuyển hóa

Carbamazepine được chuyển hóa ở gan tạo ra chất dẫn xuất 10,11-transdiol và glucuronid là các chất chuyển hóa chính. Cytochrom P450 3A4 là enzym chuyển hóa chính.

– Thải trừ

Thời gian bán thải của carbamazepine dạng không đổi trung bình khoảng 36 giờ sau khi uống một liều đơn, trong khi sau khi dùng lặp lại, trung bình chỉ từ 16-24 giờ; ở những bệnh nhân đang điều trị đồng thời với các thuốc gây cảm ứng enzym gan khác (ví dụ phenytoin, phenobarbiton), có thời gian bán thải trung bình từ 9 – 10 giờ.

Thời gian bán thải trung bình của chất chuyển hóa 10,11-epoxid trong huyết tương khoảng 6 giờ sau khi dùng các liều đơn epoxid đường uống.
Sau khi uống một liều đơn carbamazepine 400mg, 72% liều dùng được bài tiết trong nước tiểu và 28% trong phân.

Chỉ định

– Bệnh động kinh

– Cơn động kinh cục bộ kết hợp hoặc đơn thuần (có hoặc không mất ý thức) có hoặc không phát triển toàn thể thứ phát.

– Cơn động kinh co cứng – giật rung phát triển toàn thể. Các dạng động kinh hỗn hợp.

– Tegretol thích hợp cho cả đơn trị liệu và trị liệu phối hợp.

– Tegretol thường không hiệu quả trong cơn vắng ý thức (động kinh cơn nhỏ) và cơn động kinh giật rung cơ.

– Cơn hưng cảm cấp và điều trị duy trì các rối loạn cảm xúc lưỡng cực để phòng ngừa hoặc làm giảm sự tái phát.

– Hội chứng cai rượu.

– Đau dây thần kinh sinh ba tự phát và đau dây thần kinh sinh ba do bệnh xơ cứng rải rác (điển hình hoặc không điển hình). Đau dây thần kinh lưỡi-hầu tự phát.

– Bệnh thần kinh do đái tháo đường gây đau.

– Đái tháo nhạt trung ương. Đa niệu và khát nhiều có nguồn gốc hormon thần kinh.

Chống chỉ định

– Quá mẫn với carbamazepine hoặc các thuốc có liên quan về cấu trúc (ví dụ thuốc chống trầm cảm 3 vòng) hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Bệnh nhân block nhĩ thất

– Bệnh nhân có tiền sử suy tủy xương

– Bệnh nhân có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin gan (ví dụ rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng cơn, rối loạn chuyển hóa porphyrin hỗn hợp, rối loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện da muộn).

– Chống chỉ định sử dụng Tegretol kết hợp với thuốc ức chế monoamine – oxidase (MAOI)

Liều dùng và cách dùng

– Bệnh động kinh

+ Khi có thể, nên kê đơn Tegretol dưới dạng đơn trị liệu.

+ Nên bắt đầu điều trị với liều thấp mỗi ngày, tăng từ từ cho đến khi đạt được
hiệu quả tối ưu.

+ Nên điều chỉnh liều carbamazepine theo nhu cầu của từng bệnh nhân để đạt được sự kiểm soát đầy đủ các cơn động kinh. Liều carbamazepine thường đòi hỏi tổng nồng độ carbamazepine trong huyết tương khoảng 4 – 12 microgam/ml (17 – 50 micromol/lít).

+ Cần thêm Tegretol từ từ trong khi đang điều trị chống động kinh, hoặc nếu cần thiết, điều chỉnh liều của thuốc chống động kinh khác.

– Người lớn:

+ Liều dùng trong bệnh động kinh:

*Khởi đầu dùng 100mg đến 200mg, 1 lần hoặc 2 lần/ngày; nên tăng liều dùng từ từ – nói chung ở mức 400mg, 2 – 3 lần/ngày – cho đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

+ Liều dùng trong cơn hưng cảm cấp và điều trị duy trì các rối loạn cảm xúc lưỡng cực

*Mức liều: khoảng 400 – 1600mg/ngày, liều dùng thông thường là 400 – 600mg/ngày chia làm 2 – 3 lần.

+ Liều dùng trong hội chứng cai rượu

*Liều trung bình: 200mg, 3 lần/ngày. Trong trường hợp nặng liều có thể tăng lên trong vài ngày đầu (ví dụ đến 400mg, 3 lần/ngày). Lúc bắt đầu điều trị các biểu hiện nặng do cai rượu, nên kết hợp Tegretol với các thuốc an thần – gây ngủ (ví dụ clomethiazol, chlordiazepoxid). Sau khi giai đoạn cấp đã giảm, có thể tiếp tục dùng Tegretol đơn trị liệu.

+ Liều dùng trong đau dây thần kinh sinh ba

*Liều khởi đầu 200 – 400mg nên tăng từ từ mỗi ngày cho đến khi hết đau (thông thường là 200mg, 3 – 4 lần/ngày). Sau đó nên giảm liều dần cho đến mức liều duy trì thấp nhất có thể được. Liều tối đa được khuyến cáo là 1200mg/ngày. Khi đã đạt được giảm đau, nên cố gắng ngừng điều trị dần dần, cho đến khi cơn đau khác xảy ra.

+ Liều dùng trong bệnh thần kinh do đái tháo đường gây đau

*Liều trung bình: 200mg, 2 – 4 lần/ngày.

+ Liều dùng trong đái tháo nhạt trung ương

*Liều trung bình cho người lớn: 200mg, 2 – 3 lần/ngày. Ở trẻ em nên giảm liều tương ứng với tuổi và thể trọng của trẻ.

– Các nhóm bệnh nhân đặc biệt

+ Suy thận / Suy gan: Hiện không có dữ liệu

+ Bệnh nhi / Trẻ em và thiếu niên

*Liều dùng trong bệnh động kinh
Đối với trẻ em từ 4 tuổi trở xuống, khuyến cáo dùng liều khởi đầu 20 – 60mg/ngày, tăng lên từng 20mg đến 60mg, 2 ngày một lần. Đối với trẻ em trên 4 tuổi, có thể bắt đầu điều trị với 100mg/ngày, tăng lên từng 100mg cách nhau mỗi tuần.
Liều duy trì: 10 – 20mg/kg thể trọng/ngày chia làm nhiều lần.

*Liều dùng trong đái tháo nhạt trung ương
Ở trẻ em nên giảm liều tương ứng với tuổi và thể trọng của trẻ.

+ Người cao tuổi
*Liều dùng trong đau dây thần kinh sinh ba
Khuyến cáo dùng liều khởi đầu 100mg, 2 lần/ngày. Liều khởi đầu 100mg, 2 lần/ngày nên tăng từ từ mỗi ngày cho đến khi hết đau (thông thường là 200mg, 3 – 4 lần/ngày). Sau đó nên giảm liều dần cho đến mức liều duy trì thấp nhất có thể được. Liều tối đa được khuyến cáo là 1200mg/ngày. Khi đã đạt được giảm đau, nên cố gắng ngừng điều trị dần dần, cho đến khi cơn đau khác xảy ra.

– Cách dùng

+ Uống trong khi ăn, sau khi ăn hoặc giữa các bữa ăn. Nên dùng các viên nén với một ít thức uống.

+ Viên nén CR (cả viên hoặc nếu được kê đơn chỉ nửa viên) nên nuốt không nhai với một ít thức uống.

Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng

– Tác dụng về huyết học

+ Mất bạch cầu hạt và thiếu máu bất sản, giảm số lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu có liên quan với Tegretol

+ Nếu số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu thấp rõ hoặc giảm rõ trong thời gian điều trị, cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân và đếm huyết cấu toàn bộ. Phải ngừng Tegretol nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về suy tủy xương đáng kể.

– Phản ứng da nghiêm trọng:

Bao gồm hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN, còn được gọi là hội chứng Lyell) và hội chứng Stevens-Johnson (SJS) đã được báo cáo rất hiếm gặp với Tegretol, hầu hết xuất hiện trong vài tháng đầu điều trị bằng Tegretol. Phải ngừng dùng Tegretol ngay lập tức và nên xem xét điều trị thay thế.

– Các phản ứng khác ở da

Các phản ứng da nhẹ như ban da rải rác hoặc ban da dạng dát sần cũng có thể xảy ra, hầu hết đều thoáng qua và không nguy hiểm.

– Quá mẫn

+ Tegretol có thể gây ra các phản ứng quá mẫn bao gồm phát ban do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân (DRESS), rối loạn quá mẫn chậm đa cơ quan với sốt, phát ban, viêm mạch, bệnh hạch bạch huyết, giả u lympho, đau khớp, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, gan lách to, xét nghiệm chức năng gan bất thường và hội chứng ống mật biến mất (phá hủy và biến mất các ống mật trong gan)

+ Quá mẫn chéo có thể xảy ra giữa carbamazepine và phenytoin.

– Cơn động kinh

Cần thận trọng khi dùng Tegretol cho những bệnh nhân bị các cơn động kinh
hỗn hợp bao gồm vắng ý thức, điển hình hoặc không điển hình.

– Chức năng gan

Phải tiến hành đánh giá chức năng gan lúc khởi đầu điều trị và định kỳ trong thời gian điều trị bằng Tegretol, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan và ở bệnh nhân cao tuổi.

– Chức năng thận

Khuyến cáo xét nghiệm phân tích nước tiểu toàn phẩn và kiểm tra nitơ urê máu (BUN) lúc khởi đầu điều trị và định kỳ.

– Giảm natri huyết

Ở những bệnh nhân có các tình trạng bệnh về thận từ trước liên quan với natri thấp hoặc những bệnh nhân được điều trị đồng thời với các thuốc làm giảm natri (ví dụ thuốc lợi tiểu, các thuốc liên quan với sự tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp), nên đo nồng độ natri trước khi khởi đầu điều trị bằng carbamazepine. Sau đó, nên đo nồng độ natri sau khoảng 2 tuần rồi ở mỗi tháng cho 3 tháng đầu của liệu trình hoặc theo nhu cầu lâm sàng.

– Thiểu năng tuyến giáp

Carbamazepine có thể làm giảm nồng độ hormon tuyến giáp trong huyết thanh thông qua sự cảm ứng enzym. Vì vậy cần theo dõi chức năng tuyến giáp để điều chỉnh liều liệu pháp thay thế hormon tuyến giáp.

– Tác dụng kháng cholinergic

Tegretol có hoạt tính kháng cholinergic nhẹ. Vì vậy bệnh nhân bị tăng áp suất nội nhãn và bí tiểu nên được theo dõi chặt chẽ trong thời gian điều trị.

– Tác dụng về tâm thần

Cần lưu ý khả năng kích hoạt chứng loạn tâm thần tiềm tàng và ở bệnh nhân
cao tuổi.

– Ý nghĩ tự tử và hành vi tự tử

Đã có báo cáo về ý nghĩ tự tử và hành vi tự tử ở bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống động kinh trong một số chỉ định. Cần phải theo dõi bệnh nhân về các dấu hiệu của ý nghĩ tự tử và hành vi tự tử.

– Tác dụng về nội tiết

Chảy máu giữa chu kỳ đã được báo cáo ở phụ nữ dùng Tegretol trong khi đang dùng thuốc tránh thai nhóm hormon. Nên khuyên các phụ nữ có khả năng mang thai xem xét sử dụng các dạng tránh thai khác trong khi đang dùng Tegretol.

– Tác dụng khi giảm liều và ngừng thuốc

Ngừng đột ngột Tegretol có thể làm khởi phát cơn động kinh, vì vậy cần ngừng thuốc dần dần trong thời gian 6 tháng. Nếu phải ngừng Tegretol đột ngột ở bệnh nhân bị động kinh, việc chuyển sang dùng một hợp chất chống động kinh mới nên được thực hiện bằng một loại thuốc phù hợp.

– Lái xe và vận hành máy móc

Khả năng phản ứng của bệnh nhân có thể bị giảm do tình trạng bệnh dẫn đến
các cơn động kinh và các phản ứng bất lợi bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, mất điều hòa, song thị, giảm điều tiết và nhìn mờ đã được báo cáo với Tegretol. Vì vậy bệnh nhân cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

– Phụ nữ có thai

Cần lưu ý đến những điều sau đây:

+ Thận trọng với những phụ nữ mang thai bị động kinh.

+ Nếu người phụ nữ đang dùng Tegretol có thai hoặc dự định có thai, hoặc nếu việc bắt đầu điều trị Tegretol phát sinh trong khi có thai, phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích dự tính khi dùng thuốc so với nguy cơ có thể có, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

+ Ở những phụ nữ có khả năng mang thai, bất cứ khi nào có thể, nên kê đơn Tegretol dưới dạng đơn trị liệu, vì tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở con của những phụ nữ được điều trị kết hợp các thuốc chống động kinh cao hơn so với ở con của những phụ nữ được dùng các thuốc riêng rẽ dưới dạng đơn trị liệu.

Nguy cơ dị tật

Sau khi sử dụng carbamazepine dưới dạng đa trị liệu có thể thay đổi tùy thuộc vào các loại thuốc đặc hiệu được sử dụng và có thể cao hơn ở dạng phối hợp đa trị liệu có bao gồm valproate.

+ Khuyến cáo nên dùng liều thấp nhất mà có hiệu quả và theo dõi nồng độ trong huyết tương. Có thể duy trì nồng độ trong huyết tương ở mức thấp của phạm vi điều trị 4 – 12 microgam/ml miễn là duy trì được sự kiểm soát cơn động kinh.

+ Bệnh nhân phải được tư vấn về khả năng tăng nguy cơ dị tật và được cung cấp cơ hội sàng lọc trước khi sinh.

+ Trong thời kỳ mang thai, không được gián đoạn việc điều trị bằng một thuốc chống động kinh có hiệu quả vì sự tăng nặng bệnh sẽ có hại cho cả người mẹ và thai nhi.

 Theo dõi và phòng ngừa

Thiếu hụt acid folic đã được biết xảy ra trong khi có thai, làm tăng tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh ở con của những phụ nữ động kinh được điều trị. Vì vậy khuyến cáo bổ sung acid folic trước và trong thời kỳ mang thai.

– Ở trẻ sơ sinh: Để phòng ngừa các rối loạn chảy máu ở con, cũng có khuyến cáo dùng vitamin K cho người mẹ trong các tuần cuối của thai kỳ cũng như cho trẻ sơ sinh.

– Phụ nữ có khả năng mang thai và các biện pháp tránh thai

Do sự cảm ứng enzym, Tegretol có thể làm mất hiệu quả điều trị của các thuốc tránh thai dạng uống chứa oestrogen và/hoặc progesteron. Nên khuyên các phụ nữ có khả nang mang thai sử dụng các phương pháp tránh thai khác
trong khi đang điều trị bằng Tegretol.

– Phụ nữ cho con bú

Carbamazepine đi vào sữa mẹ (khoảng 25 – 60% nồng độ trong huyết tương). Cần cân nhắc lợi ích của việc cho con bú so với khả năng có các tác dụng bất lợi không đáng kể xảy ra cho trẻ.

– Khả năng sinh sản

Đã có báo cáo các trường hợp rất hiếm gặp về suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới và/hoặc sinh tinh trùng bất thường.

Tương tác thuốc

– Cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) là enzym chủ yếu xúc tác sự tạo thành chất chuyển hoá carbamazepine-10,11-epoxid.

Dùng đồng thời với thuốc ức chế CYP3A4 có thể dẫn đến tăng nồng độ carbamazepine trong huyết tương, gây ra các phản ứng bất lợi.

Dùng đồng thời với thuốc gây cảm ứng CYP3A4 có thể làm tăng tốc độ chuyển hóa carbamazepine, vì vậy dẫn đến giảm nồng độ carbamazepine huyết thanh và giảm hiệu quả điều trị.

Tương tự, ngừng dùng thuốc gây cảm ứng CYP3A4 có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa carbamazepine dẫn đến tăng nồng độ carbamazepine trong huyết tương.

Carbamazepine là thuốc gây cảm ứng mạnh CYP3A4 và hệ enzyme khác pha I và II ở gan, vì vậy có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của các thuốc dùng đồng thời được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP3A4

Dùng đồng thời với thuốc ức chế epoxid hydrolase ở microsom người có thể dẫn đến tăng nồng độ carbamazepine-10,11 epoxid trong huyết tương.

– Các tương tác dẫn đến chống chỉ định

+ Chống chỉ định sử dụng Tegretol kết hợp với thuốc ức chế monoamine-oxidase (IMAO); trước khi dùng Tegretol phải ngừng thuốc ức chế MAO trong ít nhất 2 tuần hoặc lâu hơn nếu tình trạng lâm sàng cho phép

+ Các thuốc có thể làm tăng nồng độ carbamazepine trong huyết tương:

*Thuốc giảm đau, chống viêm: dextropropoxyphen, ibuprofen.

*Androgen: danazol.

*Kháng sinh: các kháng sinh nhóm macrolid (ví dụ erythromycin, troleandomycin, josamycin, clarithromycin), ciprofloxacin.

*Thuốc chống trầm cảm: có thể là desipramin, fluoxetin, fluvoxamin, nefazodon, paroxetin, trazodon, viloxazin.

*Thuốc chống động kinh: stiripentol, vigabatrin.

*Thuốc kháng nấm: các azol (ví dụ itraconazol, ketoconazol, fluconazol, voriconazol). Các thuốc chống động kinh thay thế có thể được khuyến cáo ở bệnh nhân được điều trị bằng voriconazol hoặc itraconazol.

*Thuốc kháng histamin: loratadin, terfenadin.

*Thuốc chống loạn thần: olanzapin.

*Thuốc chống lao: isoniazid.

*Thuốc chống virus: các thuốc ức chế protease để điều trị virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) (ví dụ: ritonavir).

*Thuốc ức chế anhydrase carbonic: acetazolamid.*Thuốc trị bệnh tim mạch: diltiazem, verapamil.

*Thuốc trị bệnh đường tiêu hóa: có thể là cimetidin, omeprazol.

*Thuốc giãn cơ: oxybutynin, dantrolen.

*Thuốc ức chế ngưng kết tiểu cầu: ticlopidin.

*Các tương tác khác: nước bưởi, nicotinamid (chỉ với liều cao).

+ Các thuốc có thể làm tăng nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính carpamazepine-10, 11-epoxid trong huyết tương.

*Loxapin, quetiapin, primidon, progabid, acid valproic, valnoctamid và valpromid.

+ Các thuốc có thể làm giảm nồng độ carbamazepine trong huyết tương:

*Thuốc chống động kinh: felbamat, methsuximid, oxcarbazepin, phenobarbital, phensuximid, phenytoin (để tránh ngộ độc phenytoin và nồng độ carbamazepine dưới mức điều trị, khuyến cáo điều chỉnh nồng độ phenytoin trong huyết tương còn 13 microgam/ml trước khi dùng thêm carbamazepine vào điều trị), fosphenytoin, primidon, cũng có thể là clonazepam.

*Thuốc chống khối u tân sinh: cisplatin hoặc doxorubicin

*Thuốc chống lao: rifampicin.

*Thuốc giãn phế quản hoặc thuốc trị hen: theophyllin, aminophyllin.

*Thuốc da liễu: isotretinoin.

*Các tương tác khác: các chế phẩm dược thảo chứa cỏ St John’s wort (Hypericum perforatum).

– Carbamazepine có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương, hoặc ngay cả làm mất hoạt tính của một số thuốc:

*Thuốc giảm đau, chống viêm: buprenorphin, methadon, paracetamol (dùng dài hạn carbamazepine và paracetamol (acetaminophen) có thể liên quan với độc tính đối với gan), phenazon (antipyrin), tramadol.

*Kháng sinh: doxycydin, rifabutin.

*Thuốc chống đông: các thuốc chống đông dạng uống (ví dụ warfarin, phenprocoumon, dicoumarol và acenocốumarốl).

*Thuốc chống trầm cảm: bupropion, citalopram, mianserin, nefazodon, sertralin, trazodon, thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ imipramin, amitriptylin, nortriptylin, domipramin).

*Thuốc chống nôn: aprepitant

*Thuốc chống động kinh: clobazam, clonazepam, ethosuximid, felbamat, lamotrigin, oxcarbazepin, primidon, tiagabin, topiramat, acid valproic, zonisamid. để tránh ngộ độc phenytoin và nồng độ carbamazepine dưới mức điều trị, khuyến cáo điều chỉnh nồng độ phenytoin trong huyết tương còn 13 microgam/ ml trước khi dùng thêm carbamazepine vào điều trị.

Đã có báo cáo hiếm gặp về tăng nồng độ mephenytoin trong huyết tương.

*Thuốc kháng nấm: itraconazol, voriconazol. Các thuốc chống động kinh thay thế có thể được khuyến cáo ở bệnh nhân được điều trị bằng voriconazol hoặc itraconazol.

*Thuốc trị giun: praziquantel, albendazol.

*Thuốc chống khối u tân sinh: imatinib, cydophosphamid, lapatinib, temsirolimus.

*Thuốc chống loạn thần: dozapin, haloperidol và bromperidol, olanzapin, quetiapin, risperidon, ziprasidon, aripiprazol, paliperidon.

*Thuốc chống virus: các thuốc ức chế protease để điều trị virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) (ví dụ: indinavir, ritonavir, saquinavir).

*Thuốc chống lo âu: alprazolam, midazolam.

*Thuốc giãn phế quản hoặc thuốc trị hen: theophyllin.

*Thuốc tránh thai: thuốc tránh thai hormon (nên xem xét các phương pháp tránh thai thay thế).

*Thuốc trị bệnh tim mạch: thuốc chẹn kênh calci (nhóm dihydropyridin) ví dụ felodipin, digoxin, simvastatin, atorvastatin, lovastatin, cerivastatin, ivabradin.

*Corticosteroid: các corticosteroid (ví dụ prednisolon, dexamethason).

*Thuốc ức chế miễn dich: cidosporin, everolimus, tacrolimus, sirolimus.

*Thuốc tuyến giáp: levothyroxin.

*Các tương tác khác: các sản phẩm chứa oestrogen và/hoặc progesteron.

– Các sự kết hợp cần xem xét

+ Levetiracetam làm tăng độc tính do carbamazepine.

+ Carbamazepine làm tăng độc tính đối với gan do isoniazid.

+ Dùng kết hợp carbamazepine với lithium hoặc metodopramid, và dùng kết hợp carbamazepine với thuốc an thần (haloperidol, thioridazin) có thể làm tăng các phản ứng bất lợi về thần kinh.

+ Dùng đồng thời Tegretol và một số thuốc lợi tiểu (hydrochlorothiazid, furosemid) có thể dẫn đến giảm natri huyết triệu chứng.

+ Carbamazepine có thể đối kháng tác dụng của các thuốc giãn cơ không khử cực (ví dụ pancuronium). Có thể cần phải tăng liều dùng của những thuốc này và nên theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.

+ Carbamazepine, giống như các thuốc hoạt hóa tâm thần khác, có thể làm giảm sự dung nạp rượu. Vì vậy nên khuyên bệnh nhân kiêng rượu.

– Can thiệp vào xét nghiệm huyết thanh học

+ Carbamazepine có thể dẫn đến nồng độ perphenazin dương tính giả trong phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

+ Carbamazepine và chất chuyển hóa 10,11-epoxid có thể dẫn đến nồng độ chất chống trầm cảm 3 vòng dương tính giả trong phương pháp thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang phân cực.

Tác dụng ngoài ý

– Rối loạn máu và hệ bạch huyết

+ Rất thường gặp: giảm bạch cầu

+ Thường gặp: giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin

+ Hiếm gặp: tăng bạch cầu, bệnh hạch bạch huyết

+ Rất hiếm gặp: mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm toàn thể huyết cầu, bất sản đơn thuần dòng hồng cầu, thiếu máu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, tăng hồng cầu lưới, thiếu máu tan máu.

– Rối loạn hệ miễn dịch

+ Hiếm gặp: rối loạn quá mẫn chậm đa cơ quan với sốt, phát ban, viêm mạch, bệnh hạch bạch huyết, giả u lympho, đau khớp, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, gán lách to, xét nghiệm chức năng gan bất thường và hội chứng ống mật biến mất (phá hủy và biến mất các ong mật trong gan) xảy ra trong nhiều sự kết hợp thuốc khác nhau. Các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng (ví dụ phổi, thận, tụy, cơ tim, đại tràng).

+ Rất hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù mạch, giảm gammaglobulin huyết

– Rối loạn nội tiết

+ Thường gặp: phù, ứ dịch, tăng cân, giảm natri huyết và giảm áp lực thẩm thấu máu do tác dụng giống hormon chống bài niệu (ADH) dẫn đến những trường hợp hiếm gặp với ngộ độc nước kèm theo ngủ lịm, nôn, nhức đầu, tình trạng lú lẫn, các rối loạn thần kinh.

+ Rất hiếm gặp: tiết nhiều sữa, chứng vú to ở đàn ông.

– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

+ Hiếm gặp: thiếu hụt folate, chán ăn

+ Rất hiếm gặp: rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính (rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng cơn và rối loạn chuyển hóa porphyrin hỗn hợp), rối loạn chuyển hóa porphyrin không cấp tính (rối loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện da muộn)

– Rối loạn tâm thần

+ Hiếm gặp: ảo giác (thị giác hoặc thính giác), trầm cảm, gây hấn, kích động, bồn chồn, tình trạng lú lẫn

+ Rất hiếm gặp: kích hoạt chứng loạn tâm thần

– Rối loạn hệ thần kinh

+ Rất thường gặp: mất điều hòa, chóng mặt, buồn ngủ

+ Thường gặp: song thị, nhức đầu

+ Ít gặp: cử động tự ý bất thường (ví dụ run, loạn giữ tư thế, loạn trương lực cơ, máy cơ), rung giật nhãn cầu

+ Hiếm gặp: rối loạn vận động, rối loạn cử động mắt, rối loạn phát âm (ví dụ loạn vận ngôn, nói lắp), múa giật-múa vờn, bệnh thần kinh ngoại biên, dị cảm, liệt nhẹ
Rất hiếm gặp: hội chứng ác tính do thuốc an thần, viêm màng não vô khuẩn với giật rung cơ và tăng bạch cầu ưa eosin ở ngoại biên, loạn vị giác

– Rối loạn mắt

+ Thường gặp: rối loạn điều tiết (ví dụ nhìn mờ)

+ Rất hiếm gặp: đục thủy tinh thể, viêm kết mạc

– Rối loạn tai và mê đạo

+ Rất hiếm gặp: rối loạn thính giác, ví dụ ù tai, tăng thính lực, giảm thính lực, thay đổi sự nhận biết độ cao của âm

– Rối loạn tim

+ Hiếm gặp: rối loạn dẫn truyền tim

+ Rất hiếm gặp: loạn nhịp, block nhĩ thất với ngất, nhịp tim chậm, suy tim sung huyết, bệnh động mạch vành nặng thêm

– Rối loạn mạch

+ Hiếm gặp: tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp

+ Rất hiếm gặp: trụy tuần hoàn, thuyên tắc mạch (ví dụ thuyên tắc phổi), viêm tĩnh mạch huyết khối.

– Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất

+ Rất hiếm gặp: Quá mẫn phổi đặc trưng ví dụ bởi sốt, khó thở, viêm thành phế nang hoặc viêm phổi

– Rối loạn tiêu hóa

+ Rất thường gặp: nôn, buồn nôn

+ Thường gặp: khô miệng; kích thích trực tràng có thể xảy ra với dạng thuốc đạn

+ Ít gặp: tiêu chảy, táo bón

+ Hiếm gặp: đau bụng

+ Rất hiếm gặp: viêm tụy, viêm lưỡi, viêm miệng

– Rối loạn gan mật

+ Hiếm gặp: viêm gan ứ mật, viêm nhu mô gan (tế bào gan) hoặc viêm gan hỗn hợp, hội chứng ống mật biến mất, vàng da

+ Rất hiếm gặp: suy gan, bệnh gan u hạt

– Rối loạn da và mô dưới da

+ Rất thường gặp: mề đay có thể nghiêm trọng, viêm da dị ứng

+ Ít gặp: viêm da tróc vảy

+ Hiếm gặp: lupus ban đỏ hệ thống, ngứa

+ Rất hiếm gặp: hội chứng Steven-Johnson*, hoại tử biểu bì nhiễm độc, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, ban đỏ đa dạng, ban đỏ nốt, rối loạn sắc tổ, ban xuất huyết, mụn trứng cá, tăng tiết mồ hôi, rụng tóc, rậm lông

– Rối loạn hệ cơ xương, mô liên kết và xương

+ Hiếm gặp: yếu cơ

+ Rất hiếm gặp: rối loạn chuyển hóa xương (giảm calci trong huyết tương và giảm 25-hydroxy-cholecalciferol trong máu) dẫn đến nhuyễn xương/loãng xương, đau khớp, đau cơ, co thắt cơ

– Rối loạn thận và tiết niệu

+ Rất hiếm gặp: viêm ống thận kẽ, suy thận, suy giảm chức năng thận (ví dụ albumin niệu, huyết niệu, thiểu niệu và urê huyết/nitơ huyết tăng), bí tiểu, tiểu nhiều lần

– Hệ sinh sản

+ Rất hiếm gặp: rối loạn chức năng tình dục/rối loạn chức năng cương, bất thường về sinh tinh trùng (với số lượng và/hoặc cử động của tinh trùng giảm)

– Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ dùng thuốc

+ Rất thường gặp: mệt mỏi

– Xét nghiệm

+ Rất thường gặp: tăng gamma-glutamyltransferase (do cảm ứng enzym gan), thường không có ý nghĩa lâm sàng

+ Thường gặp: tăng phosphatase kiềm trong máu

+ Ít gặp: tăng transaminase

+ Rất hiếm gặp: tăng áp suất trong mắt, tăng cholesterol huyết, tăng lipoprotein tỷ trọng cao, tăng triglycerid huyết. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bất thường: giảm L-Thyroxin (thyroxin tự do, thyroxin, tri-iodothyronin) và tăng hormon kích tuyến giáp trong máu, thường không có biểu hiện lâm sàng, tăng prolactin huyết.

– Các phản ứng phụ của thuốc từ các báo cáo tự phát (tần suất không rõ)

+ Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Tái hoạt nhiễm virus herpes 6 ở người

+ Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Suy tủy xương.

+ Rối loạn hệ thần kinh: Buồn ngủ, suy giảm trí nhớ.

+ Rối loạn tiêu hóa: Viêm đại tràng.

+ Rối loạn hệ miễn dịch: Phát ban do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân (DRESS).

+ Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), dày sừng dạng liken, mất móng.

+ Rối loạn hệ cơ xương và mô liên kết: Gãy xương.

+ Xét nghiệm: Giảm mật độ xương.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều

– Dấu hiệu và triệu chứng

+ Hệ thần kinh trung ương: Suy nhược hệ thần kinh trung ương, mất định hướng, mức độ ý thức giảm, buồn ngủ, kích động, ảo giác, hôn mê, nhìn mờ, nói lấp, loạn vận ngôn, rung giật nhãn cầu, mất điều hòa, rối loạn vận động, tăng phản xạ ban đầu sau đó giảm phản xạ, co giật, rối loạn tâm thần – vận động, giật rung cơ, giảm thân nhiệt, giãn đồng tử.

+ Hệ hô hấp Suy hô hấp, phù phổi.

+ Hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, thỉnh thoảng tăng huyết áp, rối loạn dẫn truyền với phức hợp QRS rộng, ngất liên quan với ngừng tim.

+ Hệ tiêu hóa: Nôn, chậm làm rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột.

+ Hệ cơ xương: Đã có một số trường hợp tiêu cơ vân được báo cáo liên quan với ngộ độc carbamazepine.

+ Chức năng thận: Bí tiểu, thiểu niệu hoặc vô niệu, ứ dịch, ngộ độc nước do tác dụng giống hormon chống bài niệu (ADH) của carbamazepine.

+ Các kết quả xét nghiệm: Giảm natri huyết, có thể có nhiễm toan chuyển hóa, có thể có tăng đường huyết, tăng creatin phosphokinase ở cơ.

– Điều trị

+ Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

+ Cần tiến hành xử trí căn cứ vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân; nhập viện.

+ Đo nồng độ thuốc trong huyết tương để xác nhận sự ngộ độc carbamazepine và xác minh mức độ quá liều.

+ Rửa dạ dày và dùng than hoạt. Chậm trễ rửa dạ dày có thể làm trì hoãn sự hấp thu, dẫn đến tái phát trong khi đang phục hồi sau ngộ độc. Chăm sóc y tế hỗ trợ tại các đơn vị điều trị tích cực, theo dõi tim và điều chỉnh cẩn thận sự mất cân bằng điện giải.

– Khuyến cáo đặc biệt

+ Khuyến cáo loại bỏ chất độc ra khỏi máu bằng than hoạt. Thẩm phân máu là phương pháp điều trị có hiệu quả trong xử trí quá liều carbamazepine.

+ Cần tiên lượng trước sự tái phát và tăng nặng triệu chứng vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau khi bị quá liều do sự hấp thu bị trì hoãn.

Bài viết Tegretol đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/tegretol-3/feed/ 0
DEPAMIDE https://benh.vn/thuoc/depamide/ Mon, 19 Jan 2015 03:06:39 +0000 http://benh2.vn/thuoc/depamide/ Depamide là thuốc điều trị hỗ trợ các trường hợp động kinh với biểu hiện tâm thần. Phòng ngừa cơn hưng trầm cảm ở bệnh nhân chống chỉ định dùng lithium. Dạng trình bày Viên bao tan trong ruột Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Mỗi 1 viên: Valpromide 300mg. Dược lực học […]

Bài viết DEPAMIDE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Depamide là thuốc điều trị hỗ trợ các trường hợp động kinh với biểu hiện tâm thần. Phòng ngừa cơn hưng trầm cảm ở bệnh nhân chống chỉ định dùng lithium.

Dạng trình bày

Viên bao tan trong ruột

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Mỗi 1 viên: Valpromide 300mg.

Dược lực học

Valproate tác dụng chủ yếu trên thần kinh trung ương

Tác dụng an thần.

Chống động kinh.

Điều hòa khí sắc.

Dược động học

Nồng độ huyết tương tối đa đạt sau khi uống thuốc 4 giờ. Thời gian bán hủy của chất chuyển hóa chính 8-20 giờ.

Nồng độ huyết tương ổn định đạt sau 48 giờ. Thuốc khuếch tán tốt vào não. Thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không chuyển hóa hay acid valproic và các chất chuyển hóa khác.

Chỉ định

Điều trị hỗ trợ các trường hợp động kinh với biểu hiện tâm thần. Phòng ngừa cơn hưng trầm cảm ở bệnh nhân chống chỉ định dùng lithium.

Trạng thái gây hấn do các nguồn gốc khác nhau.

Chống chỉ định

Viêm gan cấp.

Viêm gan mãn.

Tiền sử cá nhân hay gia đình viêm gan nặng, nhất là viêm gan do thuốc.

Tăng nhạy cảm với valpromide hay các chất chuyển hóa.

Tiểu Porphyri.

Liều và cách dùng

Với hàm lượng viên 300 mg bao tan trong ruột, Depamide được chỉ định điều trị cho người thành niên và trưởng thành.

Liều đề nghị theo từng chỉ định

Rối loạn khí sắc:

Cơn hưng cảm: Liều khởi đầu : 4-6 viên. Liều duy trì: 2-4 viên.

Cơn trầm cảm: Liều khởi đầu: 1-3 viên. Liều duy trì: 2-4 viên.

Điều trị hỗ trợ động kinh với biểu hiện tâm thần:

Trạng thái gây hấn: Trung bình 2-6 viên, liều chia làm 2 lần mỗi ngày, sáng và tối, tốt nhất là uống vào bữa ăn.

Khởi đầu điều trị:

Nếu Depamide được kê toa đơn độc, có thể cho liều cao ngay từ đầu hay tăng liều dần mỗi 23 ngày.

Nếu bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc hướng thần khác, phải tăng liều Depamide từ thấp đến liều đa sau 2 tuần, đồng thời giảm dần liều của thuốc kia xuống còn 1/2 hay 1/3 liều khởi đầu.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Thận trọng ở người già, nhất là khi có phối hợp thuốc hướng thần hay chống động kinh khác.

Không được dùng thức uống có rượu khi uống Depamide.

Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, phải thử chức năng gan.

Lái xe và vận hành máy móc: Nguy cơ ngủ gà khi điều trị chống động kinh đa liệu pháp hay khi phối hợp với benzodiazepines.

Có thai và cho con bú

Lúc có thai

Cho tới hiện tại, chưa có dữ liệu nào về việc dùng Depamide trên người mang thai, nhưng do phần lớn Depamide được chuyển thành acid valproic, do vậy cần thận trọng như khi dùng sodium valproate:

Nguy cơ khi bị động kinh và dùng thuốc chống động kinh: Tỉ lệ trẻ bị dị dạng (sứt môi, dị dạng tim mạch) khi mẹ dùng thuốc chống động kinh khoảng 3% (2 đến 3 lần cao hơn bình thường). Tỉ lệ này càng tăng cao khi phối hợp nhiều thuốc. Ngưng thuốc đột ngột có thể làm xấu đi bệnh động kinh của mẹ và gây tác hại đến con.

Nguy cơ do valproate sodium: Tỉ lệ dị dạng khi dùng valproate sodium không cao hơn so với các thuốc chống động kinh khác. Thường gặp là dị dạng ở mặt, đa dị dạng, dị dạng ở chi, khiếm khuyết ống thần kinh: Thoát vị màng não tủy, gai sống tách đôi (tỉ lệ 1-2%).

Nguy cơ cho trẻ sơ sinh: Hội chứng xuất huyết do giảm fibrine.

Do những nguy cơ kể trên, cần cân nhắc việc dùng Depamide cho phụ nữ mang thai. Khi cần thiết phải dùng thuốc, nên dùng đơn liệu pháp với liều tối thiểu có hiệu quả, nếu cần bổ sung thêm folate, cần theo dõi thai để phát hiện dị dạng, kiểm soát tiểu cầu, fibrinogen và các chức năng đông máu.

Lúc nuôi con bú

Sodium valproate qua sữa từ 1-10%. Chưa ghi nhận có biểu hiện lâm sàng nào ở trẻ bú mẹ có điều trị sodium valproate.

Tương tác thuốc

Depamide làm tăng hiệu lực các thuốc hướng thần, thuốc an thần, hay thuốc chống trầm cảm, do vậy làm tăng tác dụng phụ nếu không giảm liều dùng.

Phối hợp Depamide và lithium không làm ảnh hưởng tới nồng độ lithium huyết tương.

Phenobarbital, primidone: Phối hợp với phenobarbital và primidone sẽ đưa đến tác dụng an thần. Cần kiểm soát lâm sàng trong 15 ngày đầu để chỉnh liều

Phenytoin: Depamide làm giảm nồng độ phenytoin toàn phần huyết tương, làm tăng phenytoin tự do có thể đưa đến triệu chứng quá liều.

Carbamazepine: Valpromide làm tăng tác dụng độc của carbamazepine. Cần kiểm tra lâm sàng khi bắt đầu phối hợp thuốc và chỉnh liều khi cần.

Lamotrigine: Valproic acid làm giảm chuyển hóa và tăng thời gian bán hủy trung bình của lamotrigine, do vậy phải chỉnh liều lamotrigine.

Zidovudine: Valpromide làm tăng nồng độ zidovudine trong huyết thanh và tăng độc tính của zidovudine.

Các thuốc chống động kinh có tác dụng cảm ứng men (phenytoin, phenobarbital, carbamazepine) làm giảm nồng độ acid valproic huyết tương. Cần chỉnh liều khi phối hợp thuốc.

Felbamate: Làm tăng nồng độ acid valproic huyết tương, do vậy phải chỉnh liều valpromide.

Mefloquine: Làm tăng chuyển hóa acid valproic và có khả năng gây động kinh, do vậy khi phối hợp chúng có khả năng gây cơn động kinh.

Phối hợp với các chất gắn kết mạnh với protein (aspirin) làm tăng nồng độ acid valproic tự do trong huyết tương.

Cần kiểm soát prothrombine khi dùng chung với các kháng đông lệ thuộc vitamine K.

Cimetidine hay erythromycin làm tăng nồng độ acid valproic trong huyết tương (do giảm chuyển hóa tại gan).

Tác dụng không mong muốn

Vì chất biến dưỡng chính của valpromide là acid valproic, nên tác dụng phụ của valproate sodium có thể xảy ra trong lúc dùng Depamide.

Các tác dụng phụ về gan rất hiếm: Tăng nhẹ các men gan thoáng qua và đơn thuần không kèm theo triệu chứng lâm sàng. Cũng có vài trường hợp gây viêm gan.

Nguy cơ gây quái thai (xem phần Lúc có thai).

Rối loạn thần kinh: Lú lẫn, mộng mị, hôn mê, an thần, nhược trương lực, run rẩy.

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đau thượng vị, thường biến mất sau vài ngày điều trị.

Hệ máu: Giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu hay giảm cả ba dòng.

Tăng amoniac máu: Trung bình và đơn thuần, không kèm theo thay đổi chức năng gan, không cần ngưng điều trị.

Phản ứng da: Nổi ban, hoại tử thượng bì, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng.

Rụng tóc, tăng cân nặng.

Quá liều

Triệu chứng quá liều bao gồm hôn mê từ nhẹ đến hôn mê sâu, nhược trương lực cơ, giảm phản xạ, co đồng tử, suy hô hấp.

Các triệu chứng này có thể thay đổi và khi quá liều nặng có thể có co giật. Điều trị triệu chứng – rửa dạ dày vẫn có ích sau khi dùng thuốc 10-12 giờ, giám sát tim và hô hấp. Thường thì quá liều có thể qua khỏi trừ trường hợp ngộ độc với liều quá cao có thể đưa đến tử vong.

 

Bài viết DEPAMIDE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
DÉPAKINE CHRONO https://benh.vn/thuoc/depakine-chrono/ Sun, 18 Jan 2015 03:06:39 +0000 http://benh2.vn/thuoc/depakine-chrono/ Thuốc DEPAKINE 500MG CHRONO chỉ định động kinh toàn thể hoặc cục bộ, đặc biệt với cơn vắng ý thức, rung giật cơ, giật cơ tăng trương lực, mất trương lực, các thể phối hợp, động kinh cục bộ toàn thể hóa Dạng trình bày Viên nén bao phim phóng thích kéo dài Dạng đăng […]

Bài viết DÉPAKINE CHRONO đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc DEPAKINE 500MG CHRONO chỉ định động kinh toàn thể hoặc cục bộ, đặc biệt với cơn vắng ý thức, rung giật cơ, giật cơ tăng trương lực, mất trương lực, các thể phối hợp, động kinh cục bộ toàn thể hóa

Dạng trình bày

Viên nén bao phim phóng thích kéo dài

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Cho 1 viên

Acide valproic 145 mg

Valproate sodium 333 mg

Tương đương : Valproate sodium 500 mg

Dược lực học

Thuốc chống động kinh, có tác dụng chủ yếu trên hệ thống thần kinh trung ương.

Thực nghiệm và lâm sàng cho thấy có 2 kiểu tác dụng chống co giật :

– Tác dụng trực tiếp liên quan đến nồng độ valproate trong huyết tương và trong não.

– Tác dụng gián tiếp thông qua các chất chuyển hóa của valproate trong não bằng cách tác động lên các chất trung gian dẫn truyền thần kinh hoặc tác dụng trực tiếp trên màng tế bào.

Giả thuyết thường được chấp nhận nhất là giả thuyết về GABA (gamma-amino butyric acide) theo đó có hiện tượng tăng tỷ lệ GABA sau khi dùng valproate sodium. Valproate làm giảm các giai đoạn trung gian của giấc ngủ cùng với sự gia tăng giấc ngủ chậm.

Dược động học

So với viên bao tan trong ruột, Dépakine Chrono có ưu điểm :

– Không có thời gian chờ tác dụng sau khi uống.

– Hấp thu tốt hơn.

– Khả dụng sinh học tương đương viên bao tan.

– Nồng độ đỉnh trong huyết tương thấp hơn (Cmax giảm 25%, nhưng giữ ổn định dạng bình nguyên kéo dài từ 4 đến 14 giờ sau khi dùng thuốc). Do việc hạ thấp nồng độ đỉnh, nồng độ acide valprọque ổn định và phân bố đồng nhất cả ngày lẫn đêm : nếu uống cùng một liều 2 lần một ngày, sự dao động nồng độ sẽ giảm đi một nửa.

– Nồng độ huyết thanh (toàn phần và tự do) tăng theo liều (tương quan tuyến tính).

Chỉ định

Động kinh toàn thể hay từng phần :

– toàn thể nguyên phát :

– cơn vắng ý thức (cơn nhỏ),

– rung giật tăng trương lực (cơn lớn),

– rung giật cơ,

– mất trương lực,

– phối hợp,

– từng phần : với triệu chứng đơn giản hay phức tạp,

– thứ phát toàn thể hóa,

– các thể hỗn hợp.

Co giật do sốt cao ở trẻ em : trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ có nguy cơ cao và đã có ít nhất một cơn co giật. Tic ở trẻ em.

Chống chỉ định

– Viêm gan cấp.

– Viêm gan mạn.

– Tiền sử gia đình có viêm gan nặng, nhất là viêm gan do thuốc.

– Quá mẫn với valproate sodium.

– Loạn chuyển hóa porphyrin.

– Bệnh Porphyria.

Liều và cách dùng

Liều hàng ngày thay đổi tùy theo tuổi và cân nặng của từng bệnh nhân. Liều tối ưu được xác định dựa vào đáp ứng của bệnh nhân trên lâm sàng. Đo nồng độ acide valprọque trong huyết tương góp phần theo dõi trên lâm sàng nhất là trong trường hợp không kiểm soát được cơn động kinh hay nghi ngờ có tác dụng ngọai ý. Nồng độ hiệu quả trong huyết thanh trong khoảng 40-100 mg/l (300-700 micromole/l).

Khởi đầu điều trị :

– Khi bệnh nhân chưa được điều trị bằng một thuốc chống động kinh khác, liều dùng khởi đầu là liều thấp và tăng dần lên mỗi 2-3 ngày để đạt được liều tối đa trong 1 tuần

– Khi bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc khác trước đó, việc thay đổi thuốc phải được thực hiện từ từ. Liều Dépakine tối ưu sẽ đạt được trong khoảng 2 tuần, trong khi thuốc cũ sẽ được giảm dần trước khi ngưng hẳn.

– Có thể phối hợp với các thuốc chống động kinh khác khi cần.

Liều dùng :

– Liều khởi đầu thường là 10-15 mg/kg/ngày và tăng dần đến liều tối ưu. Liều tối ưu khoảng 20-30 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được cơn động kinh với liều này, thì có thể tăng liều lên đến trên 50 mg/kg và bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận.

Trẻ em : liều thông thường là 30 mg/kg/ngày.

Người già : dược động học của Dépakine có thay đổi, do vậy liều được điều chỉnh dựa vào việc kiểm soát được cơn hay không.

Cách dùng :

Dépakine Chrono có thể uống ngày 1 lần mà không cần chia liều.

Dépakine Chrono có thể dùng cho trẻ em, nếu liều thích hợp với mục đích điều trị.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Bệnh gan :

Điều kiện xảy ra :

Đã có những báo cáo hiếm hoi về những tổn thương gan tiến triển nặng, đôi khi gây tử vong.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 3 tuổi được điều trị đa liệu pháp có bệnh động kinh nặng và nhất là một động kinh kết hợp với các sang thương não, chậm phát triển tâm thần và/hay một bệnh chuyển hóa hay thoái hóa có nguồn gốc di truyền, là những bệnh nhân có nhiều nguy cơ. Trên 3 tuổi nguy cơ xảy ra bệnh gan giảm có ý nghĩa.

Trong đa số trường hợp, các tổn thương gan này thường gặp trong vòng 6 tháng đầu điều trị.

Dấu hiệu gợi ý :

Chẩn đoán sớm dựa chủ yếu vào lâm sàng. Có 2 kiểu biểu hiện có thể xuất hiện trước khi vàng da :

– Các dấu hiệu toàn thân không đặc hiệu, xuất hiện đột ngột như mệt nhọc, chán ăn, ủ rũ, ngầy ngật, đôi khi kèm với ói mửa và đau bụng,

– Tái xuất hiện những cơn động kinh.

Cần phải thông báo cho bệnh nhân hay người nhà của bệnh nhi biết và khi xuất hiện một bệnh cảnh như vậy phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện, bệnh nhân cần được khám và làm ngay các xét nghiệm chức năng gan.

Phát hiện :

Trong 6 tháng đầu điều trị, việc theo dõi chức năng gan phải được thực hiện định kỳ trong đó các xét nghiệm phản ánh sự tổng hợp protéine và nhất là tỷ lệ prothrombine là có giá trị nhất.

Khi tỷ lệ prothrombine hạ thấp bất thường, nhất là khi có kèm với những bất thường sinh học khác như giảm fibrinogène và các yếu tố đông máu, tăng bilirubine và các men transaminase thì phải ngưng điều trị Dépakine ngay (kể cả khi có điều trị kèm với các dẫn xuất salicylés do có cùng con đường chuyển hóa).

Thận trọng lúc dùng

– Thực hiện việc kiểm tra sinh hóa về chức năng gan trước khi khởi đầu điều trị và theo dõi định kỳ trong 6 tháng đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao.

– Cũng giống như đa số các thuốc chống động kinh khác, nhất là lúc bắt đầu điều trị, người ta thấy có tăng tạm thời và riêng lẻ của các men transaminase mà không có biểu hiện lâm sàng nào. Trong trường hợp này nên thực hiện một tổng kê sinh học đầy đủ (đặc biệt là tỷ lệ prothrombine), chỉnh lại liều dùng, và làm lại các xét nghiệm tùy theo kết quả của các thông số sinh học.

– Ở trẻ dưới 3 tuổi, chỉ nên dùng Dépakine đơn liệu pháp khi đã đánh giá lợi ích điều trị so với nguy cơ bị bệnh gan.

– Xét nghiệm máu (công thức máu bao gồm cả đếm tiểu cầu, thời gian máu chảy và xét nghiệm đông máu toàn bộ) cần được thực hiện trước khi điều trị, cũng như trước phẫu thuật hay trong trường hợp có vết bầm máu hoặc chảy máu tự phát.

– Trong trường hợp suy thận, cần lưu ý đến sự gia tăng nồng độ acide valprọque tự do trong huyết thanh và khi đó phải giảm liều.

– Khi có hội chứng đau bụng cấp, cần định lượng amylase máu trước khi nghĩ đến phẫu thuật vì đã có báo cáo về những trường hợp hiếm hoi bị viêm tụy cấp.

– Ở trẻ em nên tránh ghi toa đồng thời với các dẫn xuất salicylate.

– Nên cân nhắc lợi ích/nguy cơ khi dùng valproate cho bệnh nhân bị lupus ban đỏ rải rác.

Lúc có thai

Nguy cơ liên quan đến bệnh động kinh và thuốc chống động kinh :

Người ta nhận thấy ở những người mẹ được điều trị bằng thuốc chống động kinh sẽ sinh con với tỷ lệ dị dạng từ 2 đến 3 lần cao hơn tỷ lệ dị dạng trong dân số chung (3%). Tuy nhiên, mặc dù có sự gia tăng tỷ lệ trẻ dị dạng khi dùng đa liệu pháp, nhưng mối tương quan giữa bệnh và điều trị vẫn không có gì rõ ràng để giải thích sự gia tăng này. Các dị dạng thường gặp là sứt môi hở hàm ếch và những dị dạng về tim mạch.

Việc ngưng đột ngột một điều trị chống động kinh ở người mẹ có thể làm bệnh nặng hơn từ đó gây nguy hại cho con.

Nguy cơ liên quan đến valproate :

Ở súc vật : thuốc có thể gây sinh quái thai ở chuột, mèo, thỏ.

Ở người : nguy cơ bị dị dạng khi dùng thuốc trong 3 tháng đầu không cao hơn các thuốc chống động kinh khác. Dựa trên những nghiên cứu riêng rẽ, valproate dường như gây ra những bất thường về đóng ống thần kinh, thoát vị màng não tủy, gai sống tách đôi… là những dị dạng có thể phát hiện trước khi sinh, với tần suất là 1%.

Từ những dữ liệu nêu trên :

– Khi muốn có thai, phải cân nhắc lại chỉ định điều trị thuốc chống động kinh, nên bổ sung thêm acide folique.

– Trong lúc mang thai, không được ngưng thuốc chống động kinh đang có hiệu quả. Nên dùng đơn liệu pháp, dùng liều thấp nhất có hiệu quả và chia làm nhiều lần trong ngày.

Phải đặc biệt theo dõi trước khi sinh để phát hiện những bất thường của ống thần kinh.

Lúc nuôi con bú

Thuốc có thể vào được sữa mẹ với nồng độ thấp (1-10% nồng độ trong máu), nhưng cho tới nay những trẻ bú mẹ được theo dõi vẫn không thấy có biểu hiện lâm sàng nào.

Tương tác thuốc

Ảnh hưởng của valproate lên các thuốc khác :

– Các thuốc an thần kinh, ức chế MAO, chống trầm cảm : Dépakine làm tăng hiệu quả các thuốc trên, do đó phải giảm liều các thuốc này khi cần.

– Phénobarbital : Dépakine làm tăng nồng độ phénobarbital. Cần theo dõi lâm sàng trong 15 ngày đầu phối hợp thuốc và giảm liều phénobarbital khi có triệu chứng an thần.

– Primidone : Dépakine làm tăng nồng độ của primidone và làm tăng tác dụng phụ của nó. Theo dõi lâm sàng và chỉnh liều khi cần.

– Phénytọne : Dépakine làm tăng nồng độ phénytọne toàn phần trong huyết tương và phénytọne tự do.

– Lamotrigine : Dépakine làm giảm chuyển hóa lamotrigine, do vậy cần phải chỉnh liều.

Ảnh hưởng của các thuốc khác lên Dépakine :

– Phénobarbital, phénytọne, carbamazépine làm giảm nồng độ của valproate do đó phải giảm liều theo nồng độ trong huyết tương khi điều trị phối hợp.

– Méfloquine làm tăng chuyển hóa Dépakine và có tác dụng gây động kinh.

– Khi dùng phối hợp valproate với các chất gắn kết protéine mạnh như aspirine sẽ làm tăng nồng độ valproate tự do.

– Nồng độ valproate tăng (do làm giảm chuyển hóa tại gan) khi dùng phối hợp với érythromycine hoặc cimétidine.

Tác dụng không mong muốn

– Bệnh gan

– Nguy cơ gây quái thai.

– Đã có những trường hợp hiếm hoi bị viêm tụy đã được báo cáo.

– Trạng thái lú lẫn và co giật : vài trường hợp có trạng thái sững sờ riêng biệt hay đi kèm với sự xuất hiện trở lại các cơn động kinh, sẽ giảm khi ngưng điều trị hay giảm liều. Hiện tượng này thường xảy ra khi dùng đa liệu pháp hay tăng liều đột ngột.

– Một số bệnh nhân, khi khởi đầu điều trị, có những rối loạn tiêu hóa như : buồn nôn, đau dạ dày, mất sau vài ngày điều trị mà không cần phải ngưng thuốc.

– Một vài tác dụng phụ thoáng qua và phụ thuộc liều : rụng tóc, run rẩy với biên độ nhỏ, giảm tiểu cầu, tăng ammoniaque máu mà không có sự thay đổi các xét nghiệm sinh hóa về gan.

– Vài trường hợp có hiện tượng giảm riêng rẽ fibrinogène, kéo dài thời gian chảy máu mà thường không có biểu hiện trên lâm sàng.

– Giảm tiểu cầu, có vài trường hợp thiếu máu, giảm bạch cầu hay giảm cả 3 dòng máu.

– Tăng cân, mất kinh hay kinh nguyệt không đều.

Quá liều

Triệu chứng : hôn mê nhẹ đến sâu, giảm trương lực cơ, giảm phản xạ, đồng tử co nhỏ, giảm tự chủ hô hấp.

Xử trí : rửa dạ dày, gây lợi tiểu thẩm thấu, kiểm soát tim mạch, hô hấp. Chạy thận nhân tạo hay thay máu khi nặng.

Tiên lượng nói chung thuận lợi.

 

Bài viết DÉPAKINE CHRONO đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>