Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 12 Oct 2023 03:07:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 ASPÉGIC https://benh.vn/thuoc/aspegic/ Sun, 12 Nov 2017 03:05:45 +0000 http://benh2.vn/thuoc/aspegic/ ASPÉGIC là thuốc có thành phần chính là acid acetylsalicyclic được sử dụng trong điều trị dự phòng cơn nhồi máu cơ tim và các cơn đau nhẹ và đau vừa. Dạng trình bày Bột pha dung dịch uống Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Acid acetylsalicyclic Dược lực học Thuốc thuộc nhóm […]

Bài viết ASPÉGIC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
ASPÉGIC là thuốc có thành phần chính là acid acetylsalicyclic được sử dụng trong điều trị dự phòng cơn nhồi máu cơ tim và các cơn đau nhẹ và đau vừa.

Dạng trình bày

Bột pha dung dịch uống

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Acid acetylsalicyclic

Dược lực học

Thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid (NSAIDs) có tác dụng ức chế enzym cox ức chế tổng hợp prostaglandin là chất gây đau

Thuốc có tác dụng thông qua 3 cơ chế :

– Thuốc giảm đau salicylat.

– Thuốc hạ sốt , chống viêm không steroid.

– Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu do ức chế enzym COX trên bề mặt tiểu cầu

Dược động học

– Hấp thu: qua đường tiêu hoá, sau khi uống 30phút bắt đầu phát huy tác dụng, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2h, duy trì tác dụng điều trị khoảng 4h. Lysine acetylsalicylate vào cơ thể chuyển thành Lysine và acid acetylsalicylic.

– Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 70 – 80%. Phân bố tới hầu hết các mô, qua hàng rào máu não và nhau thai, thể tích phân bố khoảng 0,5L/Kg.

– Chuyển hoá: chủ yếu qua gan.

– Thải trừ: qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá là cid salicyluric và acid gentisic. Thời gian bán thải khoảng 6h. Thời gian bán thải của aspirin còn tuỳ thuộc vào pH nước tiểu( nếu pH nước tiểu kiềm thuốc thải trừ nhanh hơn và ngược lại). Độ thanh thải là 39L/h

Chỉ định

– Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim & đột quỵ.

– Điều trị các cơn đau nhẹ & vừa, hạ sốt, viêm xương khớp, thấp khớp.

Chống chỉ định

– Dị ứng đã biết với dẫn xuất salicylate và các chất cùng nhóm, nhất là các kháng viêm không stéroide.

– Phụ nữ 3 tháng cuối thai kì

– Loét dạ dày – tá tràng tiến triển.

– Bệnh chảy máu do thể tạng hoặc mắc phải.

– Nguy cơ xuất huyết.

Liều và cách dùng

* Dạng uống

– Trẻ em: 25-50 mg/kg/ngày aspirine chia làm nhiều lần trong ngày. Không cho > 80 mg/kg/ngày đối với trẻ em dưới 30 tháng tuổi và > 100 mg/kg/ngày đối với trẻ từ 30 tháng tuổi đến 15 tuổi. Người lớn : 500-1000 mg mỗi lần, tối đa 3 g/ngày.

– Người lớn tuổi: 500-1000 mg mỗi lần, tối đa 2 g/ngày. Bệnh thấp khớp :

– Người lớn: 4-6 g/ngày, chia làm 3 đến 4 lần. Trẻ em : 50-100 mg/kg/ngày, chia làm 4 đến 6 lần.

* Dạng tiêm

– Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch, có thể tiêm tĩnh mạch trực tiếp hoặc pha trong dung môi tương hợp để tiêm truyền (dung dịch NaCl, glucose hoặc sorbitol). Không nên pha Aspégic với một loại thuốc tiêm khác trong cùng một ống tiêm. Các lần dùng thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ.

– Dùng cho người lớn:

– Người lớn: 0,5-1 g mỗi lần, 2-3 lần nếu thấy cần thiết, tối đa 4 g aspirine/ngày.

– Người lớn tuổi: 0,5-1 g mỗi lần, tối đa 2 g aspirine/ngày.

– Bệnh thấp khớp: Tối đa 6 g/ngày.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Thận trọng khi sử dụng trong những trường hợp có tiền sử bị loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa, suy thận, hen phế quản (trường hợp bị dị ứng với thuốc kháng viêm không stéroide hay aspirine, có thể gây ra cơn hen phế quản), rong huyết / băng huyết, bệnh do virus ở trẻ em dưới 12 tuổi (có thể gây hội chứng Reye).

– Không nên dùng trong bệnh thống phong.

– Khi dùng liều cao trong các bệnh thấp khớp, cần theo dõi các dấu hiệu như ù tai, giảm thính lực hay chóng mặt : nếu xảy ra các triệu chứng này, phải lập tức giảm liều.

Tương tác thuốc

* Chống chỉ định phối hợp

– Méthotrexate ở liều ≥ 15 mg/tuần : tăng độc tính trên máu của méthotrexate (do thuốc kháng viêm làm giảm thanh thải của méthotrexate ở thận, ngoài ra nhóm salicylate còn cắt liên kết của méthotrexate với protéine huyết tương).

– Salicylate liều cao (≥ 3 g/ngày ở người lớn) với các thuốc uống chống đông máu: Tăng nguy cơ xuất huyết do ức chế chức năng của tiểu cầu, tấn công lên niêm mạc dạ dày-tá tràng và cắt liên kết của thuốc uống chống đông máu với protéine huyết tương.

* Không nên phối hợp

– Héparine dạng tiêm: Tăng nguy cơ xuất huyết do dẫn xuất salicylate gây ức chế chức năng tiểu cầu và tấn công lên niêm mạc dạ dày-tá tràng.

– Thay bằng một thuốc giảm đau hạ sốt khác (như paracetamol).

– Các thuốc kháng viêm không stéroide với salicylate liều cao: Tăng nguy cơ gây lo t và xuất huyết đường tiêu hóa do hiệp đồng tác dụng.

– Các thuốc chống đông máu với salicylate liều thấp: Tăng nguy cơ xuất huyết do dẫn xuất salicylate gây ức chế chức năng của tiểu cầu và tấn công lên niêm mạc dạ dày-tá tràng. Cần đặc biệt kiểm tra thời gian máu chảy.

– Ticlopidine: Tăng nguy cơ xuất huyết do hiệp đồng tác dụng chống kết tập tiểu cầu cộng với tác dụng tấn công lên niêm mạc dạ dày-tá tràng của dẫn xuất salicylate. Nếu bắt buộc phải phối hợp thuốc, nên tăng cường theo dõi lâm sàng và sinh học, đặc biệt là thời gian máu chảy.

– Các thuốc thải acide urique niệu như benzbromarone, prob n cide : giảm tác dụng thải acide urique do cạnh tranh sự đào thải acide urique ở ống thận.

* Thận trọng khi phối hợp

– Thuốc trị tiểu đường (insuline, chlorpropamide): Tăng tác dụng hạ đường huyết với acide acétylsalicyque liều cao (acide acétylsalicylique có tác dụng hạ đường huyết và cắt sulfamide ra khỏi liên kết với protéine huyết tương).

– Báo cho bệnh nhân biết điều này và tăng cường tự theo dõi đường huyết.

– Glucocorticoide đường toàn thân: Giảm nồng độ salicylate trong máu trong thời gian điều trị bằng corticoide với nguy cơ quá liều salicylate sau ngưng phối hợp do corticoide làm tăng đào thải salicylate.

Điều chỉnh liều salicylate trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng phối hợp với glucocorticoide.

– Interferon a: Nguy cơ gây ức chế tác dụng của thuốc này. Nên thay bằng một thuốc giảm đau hạ sốt khác không thuộc nhóm salicylate.

– Méthotrexate liều thấp, dưới 15 mg/tuần: Tăng độc tính trên máu của méthotrexate (do thuốc kháng viêm làm giảm thanh thải của méthotrexate ở thận, ngoài ra nhóm salicylate còn cắt liên kết của méthotrexate với protéine huyết tương).

– Kiểm tra huyết đồ hàng tuần trong các tuần lễ đầu điều trị phối hợp.

– Tăng cường theo dõi trường hợp chức năng thận của bệnh nhân bị hư hại, dù nhẹ, cũng như tăng cường theo dõi ở người già.

– Pentoxifylline: Tăng nguy cơ xuất huyết.

– Tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra thường hơn thời gian máu chảy.

– Salicylate liều cao với thuốc lợi tiểu : gây suy thận cấp ở bệnh nhân bị mất nước do giảm độ thanh lọc ở tiểu cầu tiếp theo sau sự giảm tổng hợp prostaglandine ở thận. Bù nước cho bệnh nhân và theo dõi chức năng thận trong thời gian đầu phối hợp.

*Lưu ý khi phối hợp

– Dụng cụ đặt trong tử cung: Nguy cơ (còn đang tranh luận) giảm hiệu lực tránh thai.

– Thuốc làm tan huyết khối: Tăng nguy cơ xuất huyết.

-Thuốc băng niêm mạc dạ dày-ruột (muối, oxyde và hydroxyde của Mg, Al và Ca): tăng bài tiết salicylate ở thận do kiềm hóa nước tiểu.

Tác dụng không mong muốn

– Ù tai, giảm thính lực, nhức đầu, thường là dấu hiệu của sự quá liều.

– Loét dạ dày.

– Xuất huyết tiêu hóa rõ ràng (nôn ra máu, đi cầu ra máu…) hoặc tiềm ẩn đưa đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

– Hội chứng xuất huyết (chảy máu cam, chảy máu lợi, ban xuất huyết), với sự gia tăng thời gian máu chảy. Tác động này còn k o dài đến 4 hoặc 8 ngày sau khi ngưng dùng aspirine. Có thể gây nguy cơ xuất huyết trong phẫu thuật.

– Tai biến do mẫn cảm (phù Quincke, nổi mày đay, hen suyễn, tai biến phản vệ).

– Đau bụng.

Quá liều

– Không được lơ là khi thấy có dấu hiệu ngộ độc aspirine nhất là ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ do thường có tính chất trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

* Dấu hiệu lâm sàng

– Ngộ độc vừa phải: Ù tai, giảm thính lực, nhức đầu, chóng mặt, nôn, đây là những dấu hiệu cho thấy quá liều, cần phải giảm liều.

– Ngộ độc nặng: Sốt, thở gấp, tích cétone, nhiễm kiềm đường hô hấp, nhiễm acide chuyển hóa, hôn mê, trụy tim mạch, suy hô hấp, hạ đường huyết nhiều.

* Điều trị

– Chuyển lập tức đến bệnh viện chuyên khoa.

– Rửa dạ dày để loại chất nuốt vào bao tử.

– Kiểm tra cân bằng acide-kiềm; tăng bài niệu; có thể làm thẩm phân lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc nếu cần thiết.

-Điều trị triệu chứng.

Bảo quản

– Đảm bảo về các điều kiện bảo quản thuốc như ánh sáng, nhiệt độ , độ ẩm,…theo đúng quy định bảo quản thuốc

– Không tự ý xử lí thuốc khi chưa sử dụng hết thuốc như cho thuốc vào toilet, cống rãnh…..

* GIÁ BÁN LẺ SẢN PHẨM

180 000 đ / 1 hộp

Bài viết ASPÉGIC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
ABCIXIMAB -thuốc phòng tai biến https://benh.vn/thuoc/abciximab-thuoc-phong-tai-bien/ Mon, 08 May 2017 03:11:52 +0000 http://benh2.vn/thuoc/abciximab-thuoc-phong-tai-bien/ Abciximab là một chất ức chế kết tập tiểu cầu, dùng để phòng các tai biến xung huyết ở tim của những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc huyết khối mạch vành cấp, cần thực hiệp can thiệp động mạch vành qua da. Dạng trình bày Thuốc tiêm tĩnh mạch đóng lọ thủy tinh […]

Bài viết ABCIXIMAB -thuốc phòng tai biến đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Abciximab là một chất ức chế kết tập tiểu cầu, dùng để phòng các tai biến xung huyết ở tim của những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc huyết khối mạch vành cấp, cần thực hiệp can thiệp động mạch vành qua da.

Dạng trình bày

Thuốc tiêm tĩnh mạch đóng lọ thủy tinh 5ml chứa 10mg

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Abciximab…………10mg

tá dược …………….vừa đủ

Dược lực học

Là mảnh Fab của kháng thể đơn dòng ảo (monoclonal chimérique) 7E3, có tác dụng chống kết tập tiễu cầu, do ngăn cản sự liên hệ fìbrinogen, yếu tố von Willebrand vào các thụ thể GPU b/íll a của các tiểu cầu đã được hoạt hóa.

Dược động học

Thời gian bắt đầu tác dụng: Nhanh; kết tập tiểu cầu giảm xuống <20% giá trị ban đầu sau 10 phút

Thời gian có tác dụng kéo dài: Lên đến 72 giờ để khôi phục quá trình cầm máu bình thường

Hấp thu: Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương: Khoảng 30 phút( ức chế tiểu cầu)

Phân bố: Thể tích phân bố: 0.07L/kg.Gắn kết với protein huyết tương: Phần lớn gắn với thụ thể GP IIb/IIIa trên bề mặt tiểu cầu

Chuyển hóa : Thuốc không gắn kết được chuyển hóa qua quá trình thủy phân protein

Thải trừ: Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 30 phút

Chỉ định

Dùng bổ trợ cho heparin và aspirin để phòng các tai biến xung huyết ở tim của những bệnh nhân có nguy cơ cao huyết khối mạch vành cấp, cần tạo hỉnh mạch vành xuyên da (viết tắt là ACTP: angioplastie coronarienne transluminale percutanée).

Chống chỉ định

Mẫn cảm đã biết với thuốc, với một thành phần của thuốc hoặc với các kháng thể đơn dòng ở chuột; thuốc chứa các cặn papain nên có chống chỉ định với người có mẫn cảm với papain.

Do tăng nguy cơ chảy máu nên có chống chỉ định với: có xuất huyết nội tạng; tiền sử tai biến mạch não; mới phẫu thuật hoặc có chấn thương sọ não; u hoặc dị tật nội sọ; tăng huyết áp nặng không ổn định; bệnh võng mạc ở ngươi tăng huyết áp hoặc đái tháo đường; suy gan hoặc thận nặng

Liều và cách dùng

Cách dùng: Tiêm tĩnh mạch

Liều dùng:Tiêm tĩnh mạch với đợt dưy nhất ở người lớn theo liều 0,25mg/kg làm một lần tiêm tĩnh mạch 10 phút trước khi tiến hành ACTP và tiếp theo là tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục với tốc độ 10mcg/phút trong 12 giờ.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến quá trình phát triển cùa bào thai và tiết vào sữa. Cần theo dõi chặt chẽ vì tai biến rất dễ xảy ra trong vòng 36 giờ là cháy máu (nhất là ở những bệnh nhân có khối lượng cơ thể thấp và phụ nữ trên 65 tuổi.

Tương tác thuốc

Không có nghiên cứu tương tác thuốc chính thức cho đến nay

Chú ý khi kết hợp với:

– Thuốc chống đông máu-Tiềm năng tăng nguy cơ chảy máu- Sử dụng thận trọng

-Dextran- Tăng nguy cơ chảy máu- Sử dụng đồng thời chống chỉ định

-Heparin- Tăng nguy cơ chảy máu- theo dõi aPTT hoặc ACT trong khi điều trị

-NSAIA- Tiềm năng tăng nguy cơ chảy máu- Sử dụng thận trọng

Tác dụng không mong muốn

Chảy máu;

Mờ mắt;

Nhầm lẫn, chóng mặt, muốn ngất;

Hoặc chóng mặt khi đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi;

Ra mồ hôi;

Mệt mỏi bất thường hoặc yếu.

Quá liều

Trong trường hợp quá liều, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng

Bài viết ABCIXIMAB -thuốc phòng tai biến đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
LOVASTATIN https://benh.vn/thuoc/lovastatin/ Tue, 02 Feb 2016 03:03:26 +0000 http://benh2.vn/thuoc/lovastatin/ Mô tả thuốc Lovastatin là một loại thuốc statin, để điều trị cholesterol trong máu cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó được sử dụng cùng với việc thay đổi lối sống. Dạng trình bày Viên nén Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Mỗi viên nén chứa: Lovastatin 20mg Tá […]

Bài viết LOVASTATIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mô tả thuốc

Lovastatin là một loại thuốc statin, để điều trị cholesterol trong máu cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó được sử dụng cùng với việc thay đổi lối sống.

Dạng trình bày

Viên nén

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Mỗi viên nén chứa:

Lovastatin 20mg

Tá dược vừa đủ 1 viên nén

Dược lực học

Lovastatin là thuốc chống tăng lipid máu thuộc nhóm chất ức chế HMG-CoA reductase.

Lovastatin là chất ức chế cạnh tranh với hydroxy-methylglutaryl coenzym (HMG-CoA) reductase làm ngăn cản chuyển HMG-CoA thành mevalonat, tiền chất của cholesteron, làm giảm cholesteron trong tế bào gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL và qua đó làm tăng vận chuyển LDL từ máu

Dược động học

Hấp thu

Qua đường tiêu hóa. Thuốc trải qua chuyển hóa lần đầu ở gan, là nơi tác động đầu tiên. Do đó sinh khả dụng của thuốc trong vòng tuần hoàn lớn là thấp và thay đổi. Độ hấp thu của lovastatin được ước lượng liên quan đến liều tiêm tĩnh mạch trung bình khoảng 30% liều uống. Độ hấp thu giảm khoảng 30% khi uống lúc dạ dày rỗng so với khi có thức ăn. Khả năng gắn với pr huyết tương cao (95%)

Chuyển hóa sinh học

Lovastatin bị thủy phân ở gan thành chất chuyển hóa acid beta-hydroxy có hoạt tính. Còn có 3 chất chuyển hóa khác cũng được phân lập

Thời gian bán hủy: 3 giờ

Thời gian đạt nồng độ đỉnh: 24 giờ

Thời gian tác động: 4 đến 6 tuần sau khi ngưng điều trị liên tục

Thải trừ

Chủ yếu qua phân là phần thuốc chủ yếu không hấp thụ chiếm 83% liều dùng theo đường uống. 10% thuốc được thải trừ qua đường thận.

Chỉ định

– Tăng cholesterol máu

Các chất ức chế HMG-CoA reductase được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống để giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ở người tăng cholesterol máu tiên phát (typ IIa và IIb) triglycerid giảm ít.

– Dự phòng tiên phát (cấp 1) biến cố mạch vành

Ở người tăng cholesterol máu mà không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt về mạch vành, chỉ định các chất ức chế HMG-CoA reductase nhằm:

+ Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

+ Giảm nguy cơ phải làm các thủ thuật tái tạo mạch vành tim.

+ Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

– Xơ vữa động mạch

Ở người bệnh tăng cholesterol máu có biểu hiện lâm sàng về bệnh mạch vành, kể cả nhồi máu cơ tim trước đó, chỉ định các chất ức chế HMG-CoA reductase nhằm:

+ Làm chậm tiến triển vữa xơ mạch vành.

+ Giảm nguy cơ biến cố mạch vành cấp.

Chống chỉ định

– Quá mẫn cảm với các chất ức chế HMG-CoA reductase hoặc với bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.

– Bệnh gan hoặc transaminase huyết thanh tăng dai dẳng mà không giải thích được.

– Thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Liều và cách dùng

Liều dùng

– Liều thông thường người lớn: khởi đầu 20 mg/lần, mỗi ngày, vào bữa ăn tối. Điều chỉnh liều 4 tuần một lần, nếu cần và nếu dung nạp được. Liều duy trì 20 – 80 mg, mỗi ngày uống 1 lần hoặc 2 lần, vào bữa ăn.

– Liều tối đa không quá 80 mg/ngày.

Cách dùng

Dùng uống: Nên uống vào bữa ăn để hấp thu tối đa.

* Khuyến cáo bắt đầu điều trị với liều thấp nhất mà thuốc có tác dụng, sau đó nếu cần thiết, có thể điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bằng cách tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần và phải theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, đặc biệt là các phản ứng có hại đối với hệ cơ.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Trước khi điều trị

– Trước khi bắt đầu điều trị với statin, cần phải loại trừ các nguyên nhân gây tăng cholesterol máu (như đái tháo đường kém kiểm soát, thiểu năng giáp, hội chứng thận hư, rối loạn protein máu, bệnh gan tắc mật, do dùng một số thuốc khác, nghiện rượu) và cần định lượng cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và triglycerid.

Phải tiến hành định lượng lipid định kỳ với khoảng cách không dưới 4 tuần và điều chỉnh liều lượng theo đáp ứng của người bệnh với thuốc. Mục tiêu điều trị là giảm cholesterol LDL, vì vậy phải sử dụng nồng độ cholesterol LDL để bắt đầu điều trị và đánh giá đáp ứng điều trị.

Chỉ khi không xét nghiệm được cholesterol LDL, mới sử dụng cholesterol toàn phần để theo dõi điều trị.

Khi uống thuốc

– Trong các thử nghiệm lâm sàng, một số ít người bệnh trưởng thành uống statin thấy tăng rõ rệt transaminase huyết thanh (> 3 lần giới hạn bình thường).

Khi ngừng thuốc ở những người bệnh này, nồng độ transaminase thường hạ từ từ trở về mức trước khi điều trị. Một vài người trong số người bệnh này trước khi điều trị với statin đã có những kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường và /hoặc uống nhiều rượu. Vì vậy cần tiến hành các xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu điều trị và theo định kỳ sau đó ở mọi người bệnh.

Cần sử dụng thuốc thận trọng ở người bệnh uống nhiều rượu và /hoặc có tiền sử bệnh gan.

Đối tượng đặc biệt

– Liệu pháp statin phải tạm ngừng hoặc thôi hẳn ở bất cứ người bệnh nào có biểu hiện bị bệnh cơ cấp và nặng hoặc có yếu tố nguy cơ dễ bị suy thận cấp do tiêu cơ vân, thí dụ như nhiễm khuẩn cấp nặng, hạ huyết áp, phẫu thuật và chấn thương lớn, bất thường về chuyển hóa, nội tiết, điện giải hoặc co giật không kiểm soát được.

– Chỉ dùng statin cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khi họ chắc chắn không mang thai và chỉ trong trường hợp điều trị tăng cholesterol máu rất cao mà không đáp ứng với các thuốc khác.

Trường hợp cân nhắc

* Cần cân nhắc khi dùng thuốc thuộc nhóm statin đối với bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương cơ. Thuốc thuộc nhóm statin có nguy cơ gây ra các phản ứng có hại đối với hệ cơ như teo cơ, viêm cơ, đặc biệt đối với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân bị bệnh thiểu năng tuyến giáp không được kiểm soát, bệnh nhân bị bệnh thận.

Cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng có hại trong quá trình dùng thuốc.

Tương tác thuốc

– Chất chống đông, dẫn xuất coumarine hoặc indandione: sử dụng đồng thời với chất ức chế men khử HMG-CoA có thể làm tăng thời gian chảy máu hoặc thời gian prothrombin, cần theo dõi thời gian prothrombin ở bệnh nhân dùng chất ức chế men khử HMG-CoA cùng với chất chống đông

– Cyclosporin hoặc Erythromycin hoặc Gemfibrozil hoặc thuốc ức chế miễn dịch hoặc Niacin. Sử dụng đồng thời với lovastatin có thể liên quan với nguy cơ gia tăng chứng globin cơ niệu kịch phát và suy thận cấp, điều trị kết hợp chất ức chế men khử HMG-CoA và gemfibrozil, chất ức chế miễn dịch hoặc niacin nên theo dõi cẩn thận để phát hiện các triệu chứng bệnh cơ hoặc globin cơ niệu kịch phát

Tác dụng không mong muốn

Tiêu hóa

Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và nôn là những tác dụng ngoại ý thường được gặp nhất. Các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khác nhau như đau bụng, co thắt, chứng khó tiêu, ợ nóng và rối loạn vị giác

Cơ xương

Bệnh cơ đặc trưng bằng cơn đau cơ, yếu cơ. Cũng có thể xảy ra globin cơ niệu kịch phát kèm suy thận cấp. Tăng nồng độ isozyme cơ của creatine phosphokinase trong huyết thanh không có triệu chứng có thể xảy ra ở 11% bệnh nhân sử dụng lovastatin

Mắt

Có thể xảy ra nhìn mờ. Đục thủy tinh thể có thể nặng lên trong quá trình điều trị lovastatin

Ngoài ra

Nhức đầu, chóng mặt, phát ban/ngứa, bất lực, mất ngủ

Quá liều

Có thông báo về 1 vài ca quá liều lovastatin nhưng không người bệnh nào có triệu chứng đặc biệt và mọi người bệnh đều hồi phục không để lại di chứng

Nếu xảy ra quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ khu cần thiết

 

Bài viết LOVASTATIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>