Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 05 Nov 2023 10:15:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 FLUTICASON PROPIONAT https://benh.vn/thuoc/fluticason-propionat/ Sun, 23 Jul 2023 03:02:34 +0000 http://benh2.vn/thuoc/fluticason-propionat/ Fluticason propionat là một corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gắn vào khung steroid. Cơ chế tác dụng của các corticosteroid dùng tại chỗ là sự phối hợp 3 tính chất quan trọng: chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch. Tác dụng của thuốc một phần do liên kết với thụ thể […]

Bài viết FLUTICASON PROPIONAT đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Fluticason propionat là một corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gắn vào khung steroid. Cơ chế tác dụng của các corticosteroid dùng tại chỗ là sự phối hợp 3 tính chất quan trọng: chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch. Tác dụng của thuốc một phần do liên kết với thụ thể steroid.

Dạng trình bày

Kem 0,05%; thuốc mỡ 0,005%; thuốc xịt mũi 0,05%; thuốc phun sương dùng để hít mỗi liều: 44 microgam, 110 microgam và 220 microgam fluticason propionat.

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Fluticasone propionate

Dược lực học

Fluticason propionat là một corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gắn vào khung steroid. Cơ chế tác dụng của các corticosteroid dùng tại chỗ là sự phối hợp 3 tính chất quan trọng: chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch. Tác dụng của thuốc một phần do liên kết với thụ thể steroid. Các corticosteroid giảm viêm bằng cách làm ổn định màng lysosom của bạch cầu, ức chế tập trung đại thực bào trong các vùng bị viêm, giảm sự bám dính của bạch cầu với nội mô mao mạch, giảm tính thấm thành mao mạch, giảm các thành phần bổ thể, đối kháng tác dụng của histamin và sự giải phóng kinin từ các cơ chất, giảm tăng sinh các nguyên bào sợi, giảm lắng đọng colagen và sau đó giảm tạo thành sẹo ở mô.

Các corticosteroid, đặc biệt là các corticosteroid có fluor có tác dụng chống phân bào ở nguyên bào sợi da và biểu bì.

Fluticason propionat là corticosteroid dùng tại chỗ có độ thanh thải qua gan bước đầu rất lớn, dẫn đến sinh khả dụng toàn thân rất thấp. Ðiều đó làm giảm nguy cơ tác dụng phụ toàn thân sau khi dùng thuốc theo đường hít, ngay cả khi hít với liều rất cao.

Ðiều trị hen: Viêm là một yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học của hen, hiệu quả trong điều trị hen của glucocorticoid là do tác dụng chống viêm của thuốc.

Glucocorticoid không có tác dụng trong điều trị cơn hen cấp, nhưng rất cần để ngăn ngừa những cơn hen mới. Dạng phun sương dùng theo đường hít của fluticason propionat được chỉ định để điều trị duy trì phòng ngừa cơn hen. Thuốc còn được chỉ định cho những người bệnh cần phải dùng corticosteroid theo đường uống để điều trị hen; theo thời gian, nhiều người trong số họ có thể giảm liều hoặc không cần dùng corticosteroid theo đường uống.

Những người bệnh hen mà cần phải dùng chất chủ vận beta 2 – adrenergic như salbutamol hoặc terbutalin từ 4 lần/tuần trở lên, cũng cần phải điều trị lâu dài với glucocorticoid theo đường hít. Với mục đích này ta nên chọn những glucocorticoid có tác dụng toàn thân rất ít như fluticason propionat.

Những người bệnh hen đã được điều trị duy trì bằng glucocorticoid theo đường hít cho thấy triệu chứng hen được cải thiện và giảm được số lần phải điều trị cấp cứu bằng thuốc chủ vận beta-adrenergic.

Fluticason propionat có tác dụng tương đối nhanh và cải thiện được tình trạng hen trong vòng 24 giờ sau khi hít thuốc, mặc dù vẫn chưa đạt được tác dụng tối đa trong 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn sau khi bắt đầu điều trị. Sự cải thiện, có nghĩa là giảm tính tăng phản ứng của phế quản, có thể tiếp tục trong một số tháng.

Với mọi người bệnh, cần phải điều chỉnh về liều thấp nhất có hiệu quả, khi hen đã ổn định, để giảm tác dụng phụ. Những người bệnh mà không đáp ứng đủ với liều ban đầu sau 2 tuần điều trị có thể dùng liều cao hơn. Sự an toàn và hiệu quả khi hít fluticason propionat vượt quá liều khuyến cáo vẫn chưa được xác định.

Ðiều trị thất bại thường do hít không đúng kỹ thuật, vì vậy điều rất quan trọng là thầy thuốc phải huấn luyện cho người bệnh biết cách sử dụng đúng. Sử dụng buồng hít khi dùng liều cao corticosteroid theo đường hít sẽ làm giảm tác dụng phụ và cải thiện hiệu quả hít.

Ðiều trị viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa: Tác dụng của fluticason propionat trong điều trị viêm mũi dị ứng là do thuốc làm giảm giải phóng các chất trung gian gây viêm, các chất đó tạo ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi và phù.

Người bệnh phải sử dụng thuốc theo khoảng cách đều đặn như hướng dẫn vì hiệu quả điều trị tùy thuộc vào việc sử dụng thuốc đều đặn.

Các triệu chứng thường nhẹ bớt trong vòng 12 – 48 giờ sau khi bắt đầu dùng thuốc, tuy nhiên ở một số người bệnh phải tới 2 – 4 ngày sau mới đạt được hiệu quả điều trị tối đa.
Có thể cần phải điều trị thêm bằng uống các thuốc kháng histamin và/hoặc dùng tại chỗ thuốc chống ngạt mũi cho đến khi đạt được đáp ứng lâm sàng.

Ở một số người bị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, đặc biệt những người đang có bệnh hen, có thể cần phải điều trị đồng thời liên tục với corticosteroid theo đường uống hoặc hít qua vùng miệng, thuốc giãn phế quản, kháng histamin, chống ngạt mũi để đạt được hiệu quả tối đa.

Có thể xảy ra giảm nhanh tác dụng chống viêm của các corticosteroid khi dùng nhắc lại mặc dù chưa được biết rõ tầm quan trọng trên lâm sàng.

Dược động học

Khi dùng tại chỗ các corticosteroid trên da bình thường còn nguyên vẹn, chỉ một lượng nhỏ thuốc tới được chân bì và sau đó vào hệ tuần hoàn chung. Tuy nhiên, sự hấp thu tăng lên đáng kể khi da bị mất lớp keratin, bị viêm hoặc/và bị các bệnh khác ở biểu bì (như vảy nến, eczema).

Tùy theo mức độ thấm, lượng thuốc bôi và tình trạng da ở chỗ bôi thuốc, thuốc được hấp thu nhiều hơn ở bìu, hố nách, mi mắt, mặt và da đầu và được hấp thu ít hơn ở cẳng tay, đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay và gan bàn chân. Thậm chí sau khi rửa chỗ bôi thuốc, corticosteroid vẫn được hấp thu trong thời gian dài, có thể do thuốc được giữ lại ở lớp sừng.

Khả dụng sinh học tương đối của thuốc sau khi phun mũi trung bình là dưới 2%.

Qua da, niêm mạc mũi, và phổi, lượng thuốc được hấp thu sẽ phân bố vào cơ, gan, da, ruột, và thận. Một lượng nhỏ thuốc được hấp thu vào hệ tuần hoàn sẽ được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất không hoạt tính. Thuốc được thải trừ qua thận, một lượng nhỏ các chất chuyển hóa và thuốc gốc được thải trừ qua phân.

Chỉ định

Bệnh hen.

Viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa, gây ra bởi lắng đọng dị nguyên trên niêm mạc mũi dẫn đến phản ứng quá mẫn tức thì.

Eczema atopi, eczema tiết bã, eczema hình đĩa.

Viêm da, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh.

Vảy nến (ngoại trừ dạng vảy nến mảng lan rộng).

Liken phẳng, lupus ban đỏ hình đĩa.

Fluticason propionat còn được dùng theo đường uống để điều trị viêm đại tràng loét.

Chống chỉ định

Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Nhiễm nấm ở vùng bôi thuốc.

Loét ở vùng bôi thuốc.

Herpes, thủy đậu.

Không sử dụng thuốc với mục đích làm giảm co thắt phế quản cấp cho người bệnh hen.

Không dùng làm thuốc đầu tiên để điều trị cơn hen nặng hoặc những giai đoạn hen cấp khác cần phải dùng những biện pháp mạnh.

Không sử dụng thuốc vào niêm mạc mũi cho viêm mũi không dị ứng.

Không sử dụng thuốc bôi da cho trứng cá đỏ.

Liều và cách dùng

Dùng thuốc theo đường hít để điều trị hen:

Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: Liều ban đầu và liều cao nhất của thuốc được khuyến cáo dựa trên điều trị hen trước đó.

Từ 4 – 16 tuổi: 50 – 100 microgam, 2 lần hàng ngày, khi cần có thể điều chỉnh liều dùng của thuốc.

Trẻ em dưới 4 tuổi: Không nên sử dụng.

Dùng thuốc phun mũi để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm:

Người lớn: Liều ban đầu khuyến cáo là 200 microgam/ngày (100 microgam cho mỗi bên mũi) dùng một lần hàng ngày hoặc chia thành 2 liều (dùng lúc 8 giờ sáng và 8 giờ tối), sau một số ít ngày đầu dùng thuốc có thể giảm liều và duy trì ở liều 100 microgam/ngày, dùng một lần.

Tổng liều tối đa cho một ngày không nên vượt quá 400 microgam.

Dùng thuốc cho thiếu niên và trẻ em trên 12 tuổi: Liều ban đầu là 100 microgam/ngày, nếu đáp ứng không đủ hoặc bệnh nặng có thể dùng liều 200 microgam/ngày, sau đó giảm xuống 100 microgam/ngày.

Tổng liều tối đa cho một ngày không nên vượt quá 200 microgam.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên dùng.

Dùng kem hoặc thuốc mỡ để điều trị các bệnh về da:

Bôi lên vùng da bị bệnh một lớp mỏng, 1 – 2 lần mỗi ngày, tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ.

Khi cần băng kín, phải rửa sạch vùng da cần bôi thuốc, bôi thuốc rồi băng bằng loại băng thích hợp, có thể dùng miếng gạc nóng, ẩm. Không nên băng khi bôi thuốc cho trẻ em hoặc bôi trên mặt.

Thuốc kem đặc biệt thích hợp với bề mặt ẩm hoặc rỉ nước và các nếp gấp của cơ thể. Thuốc mỡ thích hợp cho loại da khô, vết thương có vảy.

Trước khi sử dụng thuốc: Ðọc kỹ và làm theo đúng những hướng dẫn sử dụng thuốc đính kèm với mỗi sản phẩm thuốc.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Có thể gây suy tuyến thượng thận khi dùng lượng lớn thuốc và bôi trên diện rộng, dài ngày hoặc băng kín.

Thận trọng với người bệnh suy giảm chức năng tế bào T hoặc những người bệnh đang điều trị bằng thuốc suy giảm miễn dịch khác.

Không dùng tra mắt vì có nguy cơ bị glôcôm gây ra bởi corticosteroid.

Khi sử dụng thuốc phun niêm mạc mũi trong điều trị viêm mũi và thuốc hít trong điều trị hen:

Những người sử dụng fluticason propionat vài tháng hoặc lâu hơn có thể bị nhiễm nấm Candida hoặc những dấu hiệu khác của ADR trên niêm mạc mũi (khi dùng thuốc phun mũi) hoặc nhiễm nấm Candida ở họng (khi dùng theo đường hít để điều trị hen). Khi nhiễm nấm phát triển, cần điều trị tại chỗ hoặc toàn thân cho người bệnh.

Nên thận trọng khi dùng corticosteroid theo đường hô hấp cho người nhiễm lao thể ẩn hoặc hoạt động ở đường hô hấp.

Vì glucocorticoid ức chế quá trình lành vết thương, những người vừa mới bị loét vách mũi, phẫu thuật mũi hoặc chấn thương mũi không nên sử dụng fluticason propionat cho đến khi lành vết thương.

Khi sử dụng thuốc trên da:

Khi dùng fluticason propionat trên mảng da rộng không nên băng kín vì tăng nguy cơ nhiễm độc toàn thân.

Những người bệnh bị vảy nến cần được theo dõi cẩn thận vì bệnh có thể nặng lên hoặc tạo vảy nến có mủ.

Dùng fluticason propionat trên các vết thương nhiễm khuẩn mà không cho thêm kháng sinh thích hợp có thể làm cho nhiễm khuẩn lan rộng.

Ðối với trẻ em:

Trẻ em dễ bị suy giảm trục tuyến yên – dưới đồi – thượng thận và mắc hội chứng dạng Cushing hơn người lớn vì tỷ lệ diện tích bề mặt da/cân nặng lớn hơn. Biểu hiện của suy tuyến vỏ thượng thận bao gồm chậm lớn, không tăng cân. Do vậy, khi dùng cho trẻ em phải hạn chế ở liều tối thiểu cần thiết đủ đạt hiệu quả điều trị.

Thời kỳ mang thai

Khi cần thiết dùng cho người mang thai có bệnh về da, nên dùng hạn chế với liều thấp nhất.

Fluticason propionat còn được sử dụng cho người mang thai bị bệnh hen vì hen gây thiếu oxy dẫn đến nguy hiểm cho bào thai. Glucocorticoid với liều điều trị bình thường có nguy cơ thấp gây quái thai ở người. Liều cao corticosteroid dùng toàn thân có thể có nguy cơ thấp gây giảm sản thượng thận ở trẻ sơ sinh, nhưng có lẽ không có nguy cơ này khi dùng bất kỳ một dạng nào theo đường hít, đặc biệt khi dùng fluticason propionat.

Thời kỳ cho con bú

Không nên bôi thuốc lên vú mẹ trước khi cho trẻ bú.

Khi điều trị thuốc tại chỗ cho người mẹ cho con bú, thuốc không gây tác hại cho trẻ bú sữa mẹ.

Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời dạng thuốc xịt mũi fluticason propionat với những corticosteroid dùng theo đường hít và/hoặc theo đường toàn thân có thể làm tăng nguy cơ cường vỏ tuyến thượng thận và/hoặc ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp

Khi phun thuốc mũi:

Chảy máu cam, nóng rát mũi, nước mũi có máu, viêm họng, kích thích mũi và ngạt mũi.

Ðau đầu.

Khi sử dụng thuốc theo đường hít để điều trị hen:

Nhiễm nấm Candida họng miệng, kích thích họng, viêm họng, giọng khàn, ngạt mũi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau xoang mũi, tổn thương ở miệng giống nhiễm Candida, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Ðau đầu.

Ít gặp

Khi phun thuốc mũi:

Hắt hơi, chảy mũi, khô mũi, viêm xoang, viêm phế quản, loét mũi, tổn thương vách mũi.

Chóng mặt, bệnh về mắt, vị khó chịu, buồn nôn, nôn, nổi mày đay.

Khi sử dụng thuốc trên da:

Teo da, vân da, nhiễm khuẩn thứ phát, nốt sần, viêm da ở mặt, da nhạy cảm, ngứa, khô da, bỏng, kích ứng, viêm nang, mụn trứng cá, trứng cá đỏ, giảm sắc tố da.

Hiếm gặp

Khi phun thuốc mũi, hoặc hít thuốc

Nhiễm nấm Candida ở mũi và/hoặc họng, co thắt phế quản.

Ðục thủy tinh thể, glôcôm.

Khi bôi thuốc trên da:

Suy vỏ thượng thận.

Nổi ban, rậm lông, nhạy cảm.

Nguy cơ tăng tác dụng phụ toàn thân và các phản ứng phụ tại chỗ nếu dùng thuốc thường xuyên, bôi trên diện rộng, hoặc dùng trong thời gian dài cũng như khi điều trị các vùng dễ bị hăm hoặc băng kín chỗ bôi thuốc.

Hít thuốc, khi đường hô hấp tăng phản ứng, có thể gây kích ứng không đặc hiệu, vì vậy cần phải hít salbutamol hoặc terbutalin để thông thoáng đường thở trước khi hít glucocorticoid.

Khản tiếng do nhiễm nấm Candida ở họng miệng là tác dụng phụ thường gặp. Có thể giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida bằng cách súc miệng và họng với nước sau mỗi lần hít thuốc và bằng cách dùng buồng hít để giảm đọng thuốc ở khoang miệng.

Cần quan tâm đặc biệt đối với những người bệnh chuyển từ dùng corticosteroid toàn thân sang dùng fluticason propionat đường hô hấp và cần theo dõi cẩn thận khả năng suy tuyến thượng thận cấp vì đã xảy ra tử vong do suy thượng thận ở người bị hen khi chuyển từ dùng corticosteroid toàn thân sang dùng corticosteroid theo đường hít ít có tác dụng toàn thân hơn.

Giống như với các thuốc khác điều trị hen dùng theo đường hít, có thể xảy ra co thắt phế quản có thở khò khè tăng lên ngay lập tức sau khi dùng fluticason propionat. Nếu xảy ra co thắt phế quản sau khi dùng thuốc, phải điều trị ngay bằng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh theo đường hít, ngừng fluticason propionat và thiết lập điều trị thay thế.

Nếu có dấu hiệu suy trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận như hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, chóng mặt hoặc yếu mệt, nên ngừng thuốc hoặc giảm số lần dùng.

Ngừng thuốc nếu thấy có kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị.

Quá liều

Quá liều mạn tính của thuốc có thể dẫn đến những biểu hiện của cường vỏ tuyến thượng thận, ức chế chức năng của trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận như mệt mỏi, yếu cơ, thay đổi tâm thần, đau cơ và khớp, tróc da, khó thở, chán ăn, buồn nôn và nôn, sốt, tăng glucose huyết, tăng huyết áp và mất nước. Trong trường hợp đó cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, ngừng dùng fluticason propionat. Có thể cần phải giảm dần liều điều trị trước khi ngừng hẳn.

 

Bài viết FLUTICASON PROPIONAT đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Chloroquine (Cloroquin) là thuốc gì? Chữa bệnh gì? https://benh.vn/thuoc/thuoc-chloroquine-cloroquin-la-thuoc-gi-chua-benh-gi/ https://benh.vn/thuoc/thuoc-chloroquine-cloroquin-la-thuoc-gi-chua-benh-gi/#respond Mon, 23 Mar 2020 14:00:39 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=74855 Thuốc Chloroquine dùng để phòng và điều trị sốt rét, amip ngoài ruột, lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp. Đây là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế, là thuốc độ bảng B nên phải sử dụng hết sức thận trọng theo chỉ dẫn của […]

Bài viết Thuốc Chloroquine (Cloroquin) là thuốc gì? Chữa bệnh gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Chloroquine dùng để phòng và điều trị sốt rét, amip ngoài ruột, lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp. Đây là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế, là thuốc độ bảng B nên phải sử dụng hết sức thận trọng theo chỉ dẫn của bác sỹ điều trị.

Thuốc Chloroquine phosphate

1. Thuốc Chloroquine, tổng quan

1.1. Nguồn gốc của thuốc Chloroquine

Tên chung quốc tế của thuốc Cloroquin: Chloroquine

Chloroquine được khám phá vào năm 1934 bởi Hans Andersag và các đồng sự tại phòng thí nghiệm Bayer và được đặt tên là “Resochin”. Tuy nhiên, sau đó thuốc không được ứng dụng trong trị bệnh vì gây độc đối với cơ thể người.

Sau đó, qua nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác dụng phòng và chữa bệnh sốt rét của Chloroquine nên thuốc bắt đầu được ứng dụng chữa sốt rét từ năm 1947. Cho tới hiện nay, thuốc còn được sử dụng trong điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, amip ngoài ruột.

1.2. Nhà sản xuất, nhà cung ứng của thuốc này trên thị trường.

Thuốc Cloroquin có nhiều nhà sản xuất trong và ngoài nước dưới dạng thuốc gốc hoặc biệt dược. Các biệt dược chứa Cloroquin như Chloroquine FNA, Resochin, Dawaquin, and Lariago, Resochin (của hãng dược phẩm Bayer)

biệt dược thuốc cloroquin

1.3. Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc

100 mg cloroquin base tương ứng 161 mg cloroquin phosphat, tương ứng 136 mg cloroquin sulfat.

Viên nén 100 mg, 150 mg và 250 mg cloroquin base.

Viên nén Cloroquin sulfat; viên nén Cloroquin phosphat; thuốc tiêm Cloroquin hydroclorid chứa khoảng 47,5 mg đến 52,5 mg Cloroquin dihydroclorid/ml.

Thuốc tiêm cloroquin sulfat; thuốc tiêm cloroquin phosphat.

2. Thành phần và công dụng thuốc Cloroquin

2.1. Thành phần của thuốc Cloroquin là gì?

Cloroquin Sulfat, Cloroquin Phosphat, Cloroquin Dihydroclorid, Cloroquin Hydroclorid, Cloroquin Base.

2.2. Chỉ định của thuốc điều trị bệnh gì?

Cloroquin được chỉ định dùng để phòng ngừa hoặc điều trị sốt rét cấp tính do P. malariae, P. vivax, P. ovale và chủng P. falciparum nhạy cảm với thuốc.

Thuốc cũng được dùng để diệt amíp ngoài ruột.

Viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.

3. Những lưu ý khí sử dụng thuốc Cloroquin

3.1. Sử dụng thuốc Cloroquin như thế nào? Khi nào? Liều dùng bao nhiêu?

Liều lượng và cách dùng

  • Liều lượng của Cloroquin thông thường được tính bằng cloroquin base.
  • 300 mg cloroquin base tương đương với 500 mg Cloroquin phosphat hoặc 400 mg Cloroquin sulfat. Cloroquin base 40 mg tương đương với 50 mg Cloroquin hydroclorid.

Ðiều trị cơn sốt rét cấp tính bằng thuốc Cloroquin

Liều uống thường dùng cho người lớn và trẻ em: Tổng liều uống trong 3 ngày thông thường tương đương với liều cloroquin base 25 mg/kg/thể trọng. Cách dùng như sau: lần đầu 10 mg/kg, sau 6 – 8 giờ: 5 mg/kg, 2 ngày sau uống 5 mg/kg/ngày. Hoặc 2 ngày đầu: 10 mg/kg/ngày, ngày thứ ba: 5 mg/kg.

Ðôi khi đối với người lớn, liều dùng không cần tính theo thể trọng, mà dùng như sau: Ngày đầu, lần thứ nhất 600 mg, sau 6 – 8 giờ 300 mg, hai ngày tiếp theo 300 mg/ngày.

Thuốc tiêm: Có thể dùng trong trường hợp rất nặng hoặc người bệnh không thể uống được. Phác đồ tiêm cho người lớn và trẻ em được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo như sau:

Cho một liều nạp tương đương với 10 mg cloroquin base/kg, tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch cùng với dung dịch natri clorid đẳng trương kéo dài ít nhất trong 8 giờ và sau đó tiêm truyền thêm 3 lần nữa trong 24 giờ sau với liều 5 mg/kg, mỗi lần truyền kéo dài 8 giờ. Một cách khác, toàn bộ quá trình điều trị có thể cho trong 30 giờ, mỗi lần truyền trong 6 giờ với liều 5 mg/kg. Phải theo dõi chặt chẽ hạ huyết áp và các dấu hiệu khác về độc tính đối với tim mạch.

Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da đã được dùng khi không thể tiêm tĩnh mạch được.

Liều tiêm bắp hoặc dưới da đối với người lớn và trẻ em: 3,5 mg/kg cách 6 giờ/1 lần hoặc 2,5 mg/kg cách 4 giờ/lần cho tới tổng liều tương đương với 25 mg cloroquin base/kg.

Khi tình trạng người bệnh cho phép, phải chuyển sang dùng thuốc uống ngay.

Liều tiêm bắp hoặc tiêm dưới da một lần không bao giờ được quá 5 mg base/kg vì trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác dụng của L4 – aminoquinolin. Phản ứng thuốc nghiêm trọng và chết đột ngột đã được báo cáo sau khi tiêm cho trẻ em.

3.2. Cách dùng thuốc Cloroquin điều trị sốt rét theo Chương trình phòng chống sốt rét Việt Nam

Chương trình phòng chống sốt rét Việt Nam dùng viên cloroquin phosphat 250 mg (tương ứng 150mg cloroquin base ngày đầu 10 mg/kg, ngày thứ hai và ba 5 mg/kg) cụ thể như sau:

  • Dưới 1 tuổi, ngày đầu 1/2 viên (chia 2 lần), ngày hai 1/4 viên, ngày ba 1/4 viên;
  • Từ 1 đến dưới 5 tuổi, ngày đầu 1 viên (chia 2 lần), ngày hai 1/2 viên, ngày ba 1/2 viên
  • Từ 5 đến dưới 12 tuổi, ngày đầu 2 viên (chia 2 lần), ngày hai 1 viên, ngày ba 1 viên.
  • Từ 12 đến 15 tuổi, ngày đầu 3 viên (chia 2 lần), ngày hai 1 và 1/2 viên, ngày ba 1 và 1/2 viên
  • Trên 15 tuổi, ngày đầu 4 viên (chia 2 lần), ngày hai 2 viên, ngày ba 2 viên.

Ðiều trị dự phòng cho khu vực miền núi phía Bắc, khu 4 cũ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, cho dân từ vùng không có sốt rét hoặc vùng có sốt rét lưu hành (SRLH) nhẹ đi vào vùng SRLH nặng trong thời gian dài: Cloroquin, viên 250 mg (150 mg cloroquin, base)

  • Người lớn: 2 viên/tuần.
  • Trẻ em: Dưới 4 tháng: 1/4 viên/tuần; 4 – 11 tháng và 1 – 2 tuổi: 1/2 viên/tuần; 3 – 4 tuổi: 3/4 viên/tuần; 5 – 10 tuổi: 1 viên/tuần; trên 11 tuổi: 2 viên/tuần. Uống ít nhất 3 – 6 tháng đầu mới vào vùng có SRLH.

3.3. Liều dùng thuốc Cloroquin cho các bệnh lý khác

  • Viêm gan do amip: Dùng phối hợp với emetin hoặc dehydroemetin khi không dùng được metronidazol. Hai ngày đầu, mỗi ngày 600 mg cloroquin base, sau đó 300 mg/ngày, trong vòng 2 đến 3 tuần. Ðối với trẻ em: Liều gợi ý: 6 mg base/kg/ngày cho trong 3 tuần. Liều tối đa một ngày: 300 mg base/ngày.
  • Luput ban đỏ hình đĩa và hệ thống: Người lớn bắt đầu dùng 150 – 300 mg đến khi triệu chứng bệnh giảm có thể dùng liều 150 mg/ngày; trẻ em dùng 3 mg/kg thể trọng.
  • Viêm khớp dạng thấp: Liều dùng 150 mg/ngày (liều tối đa 2,5 mg/kg/ngày). Dùng khoảng 6 tháng, trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng 10 tháng/năm. Nên hạn chế sử dụng vì độc tính của thuốc.
  • Phản ứng dị ứng ánh sáng: Người lớn 150 – 300 mg/ngày cloroquin base trong thời gian tiếp xúc với nắng to; trẻ em (liều tối đa) 3 mg/kg thể trọng.
  • Loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện muộn ở da: Dùng liều thấp cloroquin phosphat, mỗi lần 125 mg, 2 lần/tuần.

3.4. Những ai nên sử dụng thuốc Cloroquin

Vì thuốc Cloroquin là thuốc độc bảng B nên chỉ sử dụng thuốc nếu có bác sỹ chỉ định trong các bệnh lý Sốt rét, Lupus ban đỏ hệ thống, Viêm khớp dạng thấp, Nhiễm trùng Amip ngoài ruột.

3.5. Những ai không nên sử dụng thuốc Cloroquin hoặc phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng.

Những người quá mẫn với các hợp chất 4 – Aminoquinolin không được sử dụng.

Những người bị suy gan, suy thận hoặc bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng.

3.6. Giá bán của thuốc Cloroquin

Giá thuốc Cloroquin sản xuất ở Việt Nam

Thuốc Cloroquin sản xuất tại Việt Nam có giá bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc dưới 1,000/viên. Đây là thuốc nằm trong chương trình chống sốt rét quốc gia nên được nhà nước quản lý chặt về giá.

4. Tác dụng không mong muốn và lưu ý khi sử dụng

4.1 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Nói chung, khi sử dụng liều cao và kéo dài, cloroquin có ảnh hưởng lên thị lực của người bệnh, nhưng ảnh hưởng này thường hết khi ngừng dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc này cũng có một số ADR khác như: tác dụng trên thần kinh cơ, đường tiêu hóa, dị ứng da, trên thần kinh trung ương, và có thể có cả trên tim. Cụ thể như sau:

  • Thường gặp, ADR > 1/100
  • Toàn thân: Ðau đầu.
  • Da: Phát ban, ngứa.
  • Tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, ỉa chảy.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
  • Tâm thần: Loạn tâm thần, lo âu, thay đổi nhân cách.
  • Mắt: Nhìn mờ, bệnh giác mạc, giảm thị lực, bệnh võng mạc.
  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000
  • Toàn thân: Giảm thính lực, điếc, bệnh thần kinh cơ, bệnh cơ.
  • Tóc: Rụng tóc, biến đổi sắc tố của tóc.
  • Da: Nhạy cảm ánh sáng, bắt mầu các màng niêm dịch, màu xanh đen.
  • Máu: Suy tủy, mất bạch cầu hạt có phục hồi, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu trung tính.
  • Thần kinh trung ương: Co giật, ù tai.
  • Tuần hoàn: Ðộc tính với hệ tim mạch, ngừng tim, ngừng thở.

4.2. Quá liều thuốc Cloroquin và xử trí

Triệu chứng: Các triệu chứng quá liều có thể xuất hiện trong phút chốc như: đau đầu, choáng váng, rối loạn thị lực, nôn mửa, buồn nôn, trụy tim mạch, co giật, sau đó là ngừng tim, ngừng thở đột ngột. Ðiện tâm đồ có thể cho thấy ngừng tâm nhĩ, nhịp nút nhĩ – thất, thời gian truyền dẫn nội thất kéo dài, nhịp tim chậm dẫn tới rung tâm thất hoặc ngừng tim. Ðiều trị: Khi có triệu chứng quá liều, cần gấp rút gây nôn hoặc rửa dạ dày trước khi đưa người bệnh đến bệnh viện. Có thể dùng than hoạt với liều gấp khoảng 5 lần lượng cloroquin người bệnh đã dùng.

Nếu xuất hiện co giật, có thể dùng barbiturat tác dụng nhanh.

Trong trường hợp thiếu oxy, cần cung cấp oxy hoặc hô hấp nhân tạo, đôi khi phải áp dụng biện pháp mở thông khí quản, đặt ống khí quản, sau đó tiếp tục áp dụng biện pháp rửa dạ dày nếu cần.

Trong trường hợp tụt huyết áp, có thể dùng các thuốc nâng huyết áp. Những người bệnh đặc biệt có thể áp dụng phương pháp thẩm tách màng bụng hoặc truyền thay máu để giảm nồng độ thuốc trong máu. Người bệnh qua được cơn cấp tính và không còn triệu chứng vẫn cần theo dõi chặt chẽ ít nhất 6 giờ.

Trong trường hợp quá liều và mẫn cảm, truyền nhiều dịch và dùng 8 gam amonium clorid (cho người lớn) hàng ngày, chia nhiều lần để acid hóa nước tiểu, hỗ trợ cho quá trình lợi tiểu.

4.3. Chống chỉ định của thuốc Cloroquin

Quá mẫn với các hợp chất 4 – Aminoquinolin.

Có các thay đổi về thị lực, võng mạc gây ra bởi 4 – Aminoquinolin hoặc bất kỳ nguyên nhân khác. Tuy nhiên, trong điều trị sốt rét cấp do những chủng Plasmodium nhạy cảm, cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro đối với người bệnh.

4.4 Sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú

4.4.1. Khi mang thai

Có một vài trường hợp nghi liên quan trong việc sử dụng cloroquin gây quái thai ở phụ nữ mang thai, kể cả việc ảnh hưởng tới sức nghe và thị lực. Vì vậy, cloroquin chỉ được sử dụng để phòng sốt rét cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.

4.4.2 Khi cho con bú

Cloroquin dùng an toàn đối với phụ nữ cho con bú ở cả liều điều trị lẫn dự phòng. Tuy cloroquin và sản phẩm chuyển hóa monodesethyl được đào thải qua sữa nhưng lượng mà trẻ bú thì còn xa so với liều điều trị.

5. Những lưu ý khác khi sử dụng thuốc Cloroquin

5.1. Thận trọng

Cần khám mắt trước khi dùng thuốc dài ngày và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

Chú ý những người có bệnh về gan, thận, hoặc có những vấn đề chuyển hóa porphyrin, bệnh vẩy nến, tiền sử động kinh. Những người bệnh thiếu hụt enzym G6PD (glucose 6 phosphat dehydrogenase), cần theo dõi hiện tượng thiếu máu do tăng quá trình phá hủy hồng cầu trong thời gian dùng cloroquin.

5.2. Chú ý

Chú ý khi tiêm cloroquin tĩnh mạch cần truyền chậm vì có thể gây độc cho tim.

Cần chú ý khi sử dụng thuốc cho những người nghiện rượu, vì thuốc có khả năng tích lũy ở gan.

Nếu thấy có rối loạn máu nặng trong khi đang điều trị thì ngừng thuốc ngay.

Nếu người bệnh dùng thuốc trong một thời gian dài, cần có các xét nghiệm đều đặn về công thức máu.

6. Cơ chế tác dụng thuốc Cloroquin

6.1. Cơ chế tác dụng

Cloroquin có tác dụng tốt trên các thể hồng cầu của P. vivax, P. malariae và hầu hết các chủng P. falciparum (trừ thể giao tử). Cơ chế tác dụng chống sốt rét còn chưa rõ nhưng có thể do thuốc tác động đến quá trình tiêu hóa haemoglobin bằng cách tăng pH trong nang của tế bào ký sinh trùng sốt rét. Thuốc cũng cản trở sự tổng hợp nucleoprotein của ký sinh trùng sốt rét. Thuốc có thể ức chế một số enzym có lẽ một phần do tương tác với DNA.

Công thức hóa học thuốc Cloroquin
Công thức hóa học của thuốc Cloroquin

6.2. Dược động học

Cloroquin hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa, chỉ có một tỷ lệ nhỏ được thấy trong phân. Khoảng 55% thuốc trong huyết tương liên kết với các thành phần không khuếch tán của huyết tương. Cloroquin thải trừ chậm, nhưng tăng lên khi nước tiểu bị acid hóa. Một lượng thuốc đáng kể tích tụ trong các mô. Ở động vật, thuốc tập trung nhiều ở bạch cầu, nồng độ thuốc trong gan, thận, lách và phổi cao gấp 200 đến 700 lần trong huyết tương. Trong khi đó ở não, tủy sống thuốc tập trung chỉ cao gấp 10 đến 30 lần trong huyết tương. Cloroquin bị thoái giáng trong cơ thể, sản phẩm chuyển hóa chính là desethyl cloroquin (khoảng 1/4 hàm lượng các chất thấy có trong nước tiểu). Một dẫn chất của acid carboxylic là bisdesethylcloroquin và các sản phẩm chuyển hóa cho đến nay chưa xác định được đặc tính cũng được tìm thấy với 1 lượng nhỏ trong nước tiểu. Khoảng hơn một nửa lượng cloroquin thải trừ qua đường nước tiểu ở dạng không biến đổi. Cloroquin có thể tồn lưu nhiều tháng hoặc nhiều năm trong cơ thể.

7. Thông tin quy chế quản lý thuốc Cloroquin

7.1. Thông tin quy chế

Cloroquin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.

7.3. Phân nhóm độc

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc đặt, thuốc viên có hàm lượng tối đa là 300 mg. Siro có nồng độ tối đa là 0,1%.

Xem thêm: Thuốc Cloroquin có phòng được Covid 19 không?

Bài viết Thuốc Chloroquine (Cloroquin) là thuốc gì? Chữa bệnh gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/thuoc-chloroquine-cloroquin-la-thuoc-gi-chua-benh-gi/feed/ 0
Cetasone https://benh.vn/thuoc/cetasone/ https://benh.vn/thuoc/cetasone/#respond Mon, 06 Jan 2020 16:40:46 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=71623 Cetasone – Được chỉ định cho các bệnh miễn dịch dị ứng : Viêm khớp dạng thấp, hen phế quản, luput ban đỏ, giảm tiểu cầu tự phát,…. Dạng trình bày Hộp 1 lọ x 100 viên nén Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Betamethason………………………………………………..0,5 mg. Tá dược: lactose, cellulose vi tinh thể, […]

Bài viết Cetasone đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cetasone – Được chỉ định cho các bệnh miễn dịch dị ứng : Viêm khớp dạng thấp, hen phế quản, luput ban đỏ, giảm tiểu cầu tự phát,….

Dạng trình bày

Hộp 1 lọ x 100 viên nén

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

  • Betamethason………………………………………………..0,5 mg.
  • Tá dược: lactose, cellulose vi tinh thể, povidon K30, brilliant blue FCF, magnesi stearat………..vừa đủ 1 viên.

Dược lực học

Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng kiểu glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng kiểu mineralocorticoid không đáng kể.

Betamethason có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng. Do ít có tác dụng kiểu mineralocorticoid nên betamethason rất phù hợp trong những trường hợp bệnh lý mà tác dụng giữ nước gây bất lợi. Khi dùng liều cao betamethason có tác dụng ức chế miễn dịch. So với các corticosteroid tự nhiên, betamethason có hiệu lực mạnh hơn và tác dụng kéo dài hơn.

Dược động học

Betamethason dễ được hấp thu qua đường tiêu hoá, phân bố nhanh vào tất cả các mô trong cơ thể, qua được nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Trong máu, betamethason liên kết rộng rãi với các protein huyết tương, đặc biệt là các globulin. Betamethason được chuyển hoá chủ yếu ở gan, một phần ở thận và được bài xuất vào nước tiểu.

Chỉ định

Dùng Cetasone trong điều trị các bệnh sau:

  • Các bệnh khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp, viêm mỏm lồi cầu, viêm bao gân cấp không đặc hiệu, viêm cơ, viêm mô xơ, viêm gân, viêm khớp vảy nến.
  • Các bệnh colagen: luput ban đỏ toàn thân, bệnh xơ cứng bì.
  • Các trạng thái dị ứng: cơn hen, hen phế quản mạn, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm phế quản dị ứng nặng, viêm da dị ứng, phản ứng quá mẫn với thuốc và vết côn trùng đốt (cắn).
  • Các bệnh da: thương tổn thâm nhiễm khu trú, phì đại của liken phẳng, ban vảy nến, sẹo lồi, luput ban dạng đĩa, ban đỏ đa dạng (hội chứng Stevens-Johnson), viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc.
  • Các bệnh nội tiết: suy vỏ thượng thận tiên phát hoặc thứ phát (dùng phối hợp với mineralocorticoid), tăng sản thượng thận bẩm sinh, viêm tuyến giáp không mưng mủ và tăng calci huyết do ung thư.
  • Các bệnh mắt: các quá trình viêm và dị ứng ở mắt như: viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác.
  • Các bệnh hô hấp: bệnh Sarcoid triệu chứng, tràn khí màng phổi, xơ hoá phổi.
  • Các bệnh máu: giảm tiểu cầu tự phát hoặc thứ phát ở người lớn, thiếu máu tan máu mắc phải (tự miễn), phản ứng truyền máu.
  • Các bệnh tiêu hoá: viêm gan mạn tính tự miễn, các bệnh đại tràng, đợt tiến triển của bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu.
  • Các bệnh ung thư: điều trị tạm thời bệnh bạch cầu và u lympho ở người lớn, bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em.
  • Hội chứng thận hư: để hạ protein niệu và phù trong hội chứng thận hư không tăng urê huyết tiên phát hoặc do luput ban đỏ.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với betamethason hoặc với các corticosteroid khác, hoặc với bất kỳ thành phần nào của Cetasone.
  • Người bị bệnh tiểu đường, tâm thần, loét dạ dày và hành tá tràng.
  • Những bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân, bệnh nhân nhiễm khuẩn và nhiễm virus.

Liều và cách dùng

Liều dùng thông thường Cetasone: 0,5-5 mg/ngày tùy loại bệnh.

Trẻ em 17,5-250 mcg/kg/ngày.

  • Viêm thấp khớp & các thương tổn khác khởi đầu: 1-2,5 mg/ngày đến khi có đáp ứng (sau 3, 4 hoặc 7 ngày) thì giảm liều, còn 0,25 mg/2-3 ngày đến khi đạt liều duy trì thường là 0,5-1,5 mg/ngày.
  • Viêm màng hoạt dịch khởi đầu: 1-2,5 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
  • Tình trạng hen suyễn 3,5-4 mg/ngày x 1-2 ngày; sau đó giảm liều xuống còn 0,25-0,5 mg/cách ngày đến khi đạt liều duy trì.
  • Khí phế thũng hoặc xơ hóa phổi bắt đầu 2-3,5 mg/ngày (chia nhiều lần) trong vài ngày cho đến khi có đáp ứng; sau đó giảm 0,5 mg/2-3 ngày đến khi đạt liều duy trì là: 1-2,5 mg.
  • Viêm mũi dị ứng khó trị ngày 1: 1,5-2,5 mg/ngày, chia nhiều lần; sau đó giảm dần 0,5 mg/ngày đến khi triệu chứng phát lại. Liều được chỉnh & duy trì liều này trong suốt mùa bệnh (thường không quá 10-14 giờ).
  • Lupus ban đỏ hệ thống khởi đầu: 1-1,5 mg x 3 lần/ngày x vài ngày sau đó giảm đến liều duy trì: 1,5-3 mg/ngày.
  • Bệnh da khởi đầu: 2,5-4 mg/ngày đến khi đạt hiệu quả mong muốn, rồi giảm 0,25-0,5 mg/2-3 ngày đến khi đạt liều duy trì.
  • Viêm mắt (hậu phòng) khởi đầu: 2,5-4,5 mg/ngày, chia làm nhiều lần cho đến khi đạt mong muốn hoặc điều trị trong 7 ngày, rồi giảm 0,5 mg/ngày đến liều duy trì để điều trị các rối loạn mãn tính.

Chú ý đề phòng và thận trọng

  • Phải dùng liều thấp nhất có thể được để kiểm soát bệnh đang điều trị; khi giảm liều phải giảm dần từng bước. Do có tác dụng ức chế miễn dịch, việc sử dụng betamethason ở liều cao hơn liều cần thiết cho liệu pháp thay thế sinh lý thường làm tăng tính dễ cảm thụ đối với nhiễm khuẩn
  • Cần phải rất thận trọng trong các trường hợp: suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim mới mắc, tăng huyết áp, đái tháo đường, động kinh, glôcôm, thiểu năng tuyến giáp, suy gan, loãng xương, loét dạ dày, loạn tâm thần và suy thận. Khi dùng betamethason cho trẻ em và người cao tuổi dễ tăng nguy cơ đối với một số tác dụng không mong muốn, ngoài ra betamethason có thể gây chậm lớn ở trẻ em.
  • Trường hợp không được khuyên dùng: người bệnh bị lao tiến triển hoặc nghi lao tiềm ẩn không được dùng betamethason trừ rất hiếm trường hợp dùng để bổ trợ cho điều trị với thuốc chống lao.
  • Nguy cơ thuỷ đậu, và có thể cả nhiễm Herpes zoster nặng, tăng ở người bệnh không có khả năng đáp ứng miễn dịch khi dùng thuốc, và người bệnh phải tránh tiếp xúc với các bệnh này.
  • Trong quá trình điều trị bằng betamethason dài hạn, phải theo dõi người bệnh đều đặn. Có thể cần giảm lượng natri và bổ sung thêm calci và kali.
  • Dùng betamethason kéo dài có thể gây đục thể thuỷ tinh (đặc biệt ở trẻ em), glôcôm với khả năng gây tổn thương dây thần kinh thị giác.

Sử dụng cho phụ nữ cú thai và cho con bỳ

Phụ nữ có thai: 

Sử dụng Cetasone khi mang thai hoặc người có khả năng mang thai phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với người mẹ và phôi hoặc thai nhi. Trẻ sơ sinh mà mẹ đã dùng những liều betamethason đáng kể trong thời kỳ mang thai phải được theo dõi cẩn thận về các dấu hiệu giảm năng tuyến thượng thận.

Phụ nữ cho con bú:

Phải cân nhắc giữa lợi ích cho người mẹ với khả năng nguy hại cho trẻ nhỏ vì thuốc bài xuất vào sữa mẹ có thể ức chế sự phát triển và gây các tác dụng không mong muốn khác (ví dụ giảm năng tuyến thượng thận) cho trẻ bú sữa mẹ.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Không thấy có báo cáo nào trong các tài liệu tham khảo được.

Tương tác thuốc

Paracetamol

Betamethason cảm ứng các men gan, có thể làm tăng tạo thành một chất chuyển hoá của paracetamol độc đối với gan. Do đó, tăng nguy cơ nhiễm độc gan nếu betamethason được dùng cùng với paracetamol liều cao hoặc trường diễn.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Những thuốc này không làm bớt và có thể làm tăng các rối loạn tâm thần do betamethason gây ra; không được dùng những thuốc chống trầm cảm này để điều trị những tác dụng ngoại ý nói trên.

Các thuốc chống đái tháo đường uống hoặc insulin

Betamethason có thể làm tăng nồng độ glucose huyết, nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều của một hoặc cả hai thuốc khi dùng đồng thời; có thể cũng cần phải điều chỉnh lại liều của thuốc hạ đường huyết sau khi ngừng liệu pháp điều trị bằng betamethason.

Glycosid digitalis

Dùng đồng thời với betamethason có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc tăng độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết.

Phenobarbiton, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin

Có thể làm tăng chuyển hoá của betamethason và làm giảm tác dụng điều trị.

Estrogen

Khi dùng đồng thời với betamethason phải theo dõi về tác dụng quá mức của betamethason vì estrogen có thể làm thay đổi chuyển hóa và mức liên kết protein của betamethason, dẫn đến giảm độ thanh thải, tăng thời gian bán thải, tăng tác dụng điều trị và độc tính của betamethason.

Các thuốc chống đông loại coumarin

Khi dùng đồng thời với betamethason có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông, nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều.

Thuốc chống viêm phi steroid hoặc rượu

Khi dùng đồng thời với betamethason có thể dẫn đến tăng xuất hiện hoặc tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hoá; betamethason có thể làm tăng nồng độ salicylat trong máu; phải thận trọng khi dùng phối hợp aspirin với betamethason trong trường hợp giảm prothrombin huyết.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp

  • Chuyển hoá: mất kali, giữ natri, giữ nước.
  • Nội tiết: kinh nguyệt thất thường, hội chứng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của thai trong tử cung và của trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở người đái tháo đường.
  • Cơ xương: yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da và dưới da, áp xe vô khuẩn.

Ít gặp

  • Tâm thần: sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ.
  • Mắt: glôcôm, đục thể thuỷ tinh.
  • Tiêu hoá: loét dạ dày và sau đó có thể bị thủng và chảy máu, viêm tuỵ, trướng bụng, viêm loét thực quản.

Hiếm gặp

  • Da: viêm da dị ứng, mày đay, phù thần kinh mạch.
  • Thần kinh: tăng áp lực nội sọ lành tính.
  • Các phản ứng khác: các phản ứng dạng phản vệ hoặc quá mẫn và giảm huyết áp hoặc tương tự sốc.

Cách xử trí

Đa số các tác dụng không mong muốn có thể phục hồi hoặc giảm thiểu bằng cách giảm liều, đây là cách ưa dùng hơn ngừng thuốc.Dùng kèm với thức ăn hạn chế được chứng khó tiêu hoặc kích ứng đường tiêu hoá có thể xảy ra. Khi điều trị kéo dài với betamethason ở liều điều trị có thể phải hạn chế dùng natri và bổ sung kali, tăng khẩu phần protein trong quá trình điều trị kéo dài.

Dùng calci và vitamin D có thể giảm nguy cơ loãng xương do betamethason gây nên trong quá trình điều trị kéo dài. Những người có tiền sử hoặc có yếu tố nguy cơ loét dạ dày phải dùng thuốc chống loét. Người bệnh đang dùng glucocorticoid mà bị thiếu máu thì cần nghĩ đến nguyên nhân có thể do chảy máu dạ dày.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều

Một liều đơn Cetasone quá liều có thể không gây các triệu chứng cấp. Tác dụng do tăng corticosteroid không xuất hiện sớm trừ khi dùng liều cao liên tiếp.

Triệu chứng: Các tác dụng toàn thân do quá liều betamethason trường diễn bao gồm: tác dụng giữ natri và nước, tăng chứng thèm ăn, huy động calci và phospho kèm theo loãng xương, mất nitơ, tăng đường huyết, tác dụng giảm tái tạo mô, tăng cảm thụ với nhiễm khuẩn, suy thượng thận, tăng hoạt động vỏ thượng thận, rối loạn tâm thần và thần kinh, yếu cơ.

Xử trí

Trong trường hợp quá liều cấp, nên điều trị tức khắc bằng cách gây nôn và thụt rửa dạ dày, cần theo dõi điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu. Đặc biệt chú ý đến cân bằng natri và kali. Trong trường hợp nhiễm độc mạn, phải ngừng thuốc từ từ. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần.

Bảo quản

Trong bao bì kín,  ở nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng trực tiếp và không để đông lạnh.

Giá bán lẻ sản phẩm

40000 đồng / hộp

Bài viết Cetasone đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/cetasone/feed/ 0
METHYLPREDNISOLON https://benh.vn/thuoc/methylprednisolon/ Thu, 25 Oct 2018 03:03:34 +0000 http://benh2.vn/thuoc/methylprednisolon/ Tên chung quốc tế: Methylprednisolone. Loại thuốc: Thuốc chống viêm corticosteroid. Dạng thuốc và hàm lượng Thuốc tiêm methylprednisolon acetat: 20 mg/ml (5 ml, 10 ml), 40 mg/ml (1 ml, 5 ml, 10 ml), 80 mg/ml (1 ml, 5 ml). Thuốc tiêm methylprednisolon natri succinat: 40 mg (1 ml, 3 ml), 125 mg (2 ml, […]

Bài viết METHYLPREDNISOLON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Methylprednisolone.

Loại thuốc: Thuốc chống viêm corticosteroid.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm methylprednisolon acetat: 20 mg/ml (5 ml, 10 ml), 40 mg/ml (1 ml, 5 ml, 10 ml), 80 mg/ml (1 ml, 5 ml).

Thuốc tiêm methylprednisolon natri succinat: 40 mg (1 ml, 3 ml), 125 mg (2 ml, 5 ml), 500 mg (1 ml, 4 ml, 8 ml, 20 ml), 1.000 mg (1 ml, 8 ml, 50 ml), 2.000 mg (30,6 ml).

Viên nén methylprednisolon: 2 mg, 4 mg, 8 mg, 16 mg, 24 mg, 32 mg.

Dịch treo để thụt: methylprednisolon 40 mg/chai.

Cơ chế tác dụng

Methylprednisolon là một glucocorticoid, dẫn xuất 6 – alpha – methyl của prednisolon, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch rõ rệt.

Do methyl hóa prednisolon, tác dụng corticoid chuyển hóa muối đã được loại trừ, vì vậy có rất ít nguy cơ giữ Na+, và gây phù. Tác dụng chống viêm của methylprednisolon tăng 20% so với tác dụng của prednisolon; 4 mg methylprednisolon có hiệu lực bằng 20 mg hydrocortison.

Chứng viêm, bất kỳ thuộc bệnh căn nào đều được đặc trưng bởi sự thoát mạch và thấm của các bạch cầu vào mô (vị trí) bị viêm. Các glucocorticoid ức chế các hiện tượng này.

Glucocorticoid dùng đường toàn thân làm tăng số lượng các bạch cầu trung tính và giảm số lượng các tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên.

Bạch cầu trung tính tăng là do sự tăng huy động các bạch cầu trung tính từ dự trữ ở tủy xương ra, do nửa đời của chúng trong máu lưu thông được kéo dài và do sự thoát mạch và thâm nhiễm vào vị trí viêm bị giảm đi. Có lẽ nguyên nhân cuối cùng này là một trong những cơ chế chính về tác dụng chống viêm của glucocorticoid.

Việc giảm số lượng các tế bào lympho, các bạch cầu ưa eosin và các bạch cầu đơn nhân trong máu lưu thông là kết quả của sự chuyển vận của chúng từ mạch máu vào mô dạng lympho.

Glucocorticoid còn ức chế chức năng của các tế bào lymphô và của các đại thực bào của mô. Khả năng đáp ứng của chúng với các kháng nguyên và các chất gây gián phân bị giảm.

Tác dụng của glucocorticoid lên các đại thực bào đặc biệt rõ rệt, làm hạn chế khả năng thực bào của chúng, hạn chế khả năng diệt vi sinh vật và hạn chế việc sản sinh interferon – gama, interleukin – 1, chất gây sốt, các men collagenase và elastase, yếu tố gây hoại tử chỗ sưng và chất hoạt hóa plasminogen. Glucocorticoid tác dụng lên tế bào lympho làm giảm sản sinh interleukin – 2.

Ngoài tác dụng trên chức năng của bạch cầu, glucocorticoid còn tác động đến phản ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin do hoạt hóa phospholipase A2. Glucocorticoid làm tăng nồng độ một số phospholipid màng có tác dụng ức chế sự tổng hợp prostaglandin.

Corticosteroid cũng làm tăng nồng độ lipocortin, là protein gây giảm tính khả dụng của phospholipid, cơ chất của phospholipase A2. Cuối cùng, glucocorticoid làm giảm sự xuất hiện cyclooxygenase ở những tế bào viêm, do đó làm giảm lượng enzym để sản sinh prostaglandin.

Glucocorticoid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và các nội độc tố vi khuẩn và do làm giảm lượng histamin giải phóng bởi bạch cầu ưa base.

Tác dụng ức chế miễn dịch của glucocorticoid phần lớn do những tác dụng nêu trên. Những liều lớn thuốc có thể làm giảm sản sinh kháng thể, còn liều trung bình không có tác dụng này (ví dụ, 16 mg/ngày methylprednisolon).

Trong một số trường hợp, glucocorticoid làm chết các tế bào lympho – T. Những tế bào – T bình thường trong máu ngoại biên có tính đề kháng cao đối với tác dụng gây chết tế bào của glucocorticoid.

Tuy nhiên, những tế bào lympho không bình thường, gồm cả một số tế bào ung thư, có thể nhạy cảm hơn nhiều. Glucocorticoid có thể gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) ở những lympho bào, cùng với một số chuỗi hiện tượng hoạt hóa tế bào lympho. Những tác dụng kháng lympho bào này được khai thác trong hóa trị liệu bệnh leukemia cấp thể lympho và bệnh u hạch bạch huyết.

Corticosteroid có hiệu lực trong hen phế quản, chứng tỏ vai trò của viêm trong sinh bệnh học miễn dịch của bệnh này. Bao giờ cũng phải bắt đầu điều trị với thuốc kích thích beta. Trong những cơn hen nặng phải nằm viện, cần điều trị tấn công tiêm glucocorticoid là chủ yếu.

Tuy nhiên những người bệnh hen này vẫn cần tiếp tục dùng corticosteroid hít hoặc uống. Thường điều trị những cơn hen cấp tính ít nặng hơn bằng những đợt ngắn uống glucocorticoid. Sự ức chế chức năng tuyến thượng thận thường hết trong vòng 1 đến 2 tuần.

Trong điều trị bệnh hen phế quản mạn tính nặng mà những biện pháp khác không có hiệu quả, có thể phải sử dụng dài hạn glucocorticoid với liều thấp nhất có tác dụng để có thể cứu sống được người bệnh và cần thận trọng khi dự định ngừng thuốc.

Glucocorticoid được dùng rộng rãi trong điều trị nhiều chứng bệnh thấp khác nhau và là một liệu pháp chính trong điều trị những bệnh nặng hơn như lupus ban đỏ hệ thống và nhiều rối loạn viêm mạch như viêm quanh động mạch nốt, bệnh u hạt Wegener, và viêm động mạch tế bào khổng lồ. Ðối với những rối loạn nặng này, liều glucocorticoid bắt đầu phải đủ để làm giảm bệnh nhanh chóng và để giảm thiểu các thương tổn mô, sau đó là giai đoạn củng cố với một liều duy nhất mỗi ngày, và giảm dần tới liều tối thiểu có tác dụng.

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, dùng liều bắt đầu tương đối thấp. Trong đợt cấp tính, có thể dùng liều cao hơn, sau đó giảm dần nhanh. Có thể điều trị người có triệu chứng chính của bệnh ở một hoặc một số ít khớp bằng cách tiêm corticosteroid trong khớp.

Ở trẻ em bị viêm khớp mạn tính với những biến chứng đe dọa đời sống, đôi khi dùng methylprednisolon trong liệu pháp tấn công. Có thể tiêm corticosteroid trong khớp, như trong bệnh của người lớn, nhưng ở trẻ em những dấu hiệu đặc trưng hội chứng Cushing và chứng loãng xương với xẹp đốt sống và chậm lớn sẽ phát triển nhanh.

Glucocorticoid có tác dụng tốt ở một số người mắc bệnh viêm loét đại tràng mạn tính, và bệnh Crohn. Có thể dùng methylprednisolon dưới dạng thụt giữ trong bệnh viêm loét đại tràng loét nhẹ, và dùng uống trong những đợt cấp tính nặng hơn.

Glucocorticoid là liệu pháp hàng đầu trị hội chứng thận hư. Trong bệnh viêm cầu thận màng, áp dụng liệu pháp glucocorticoid cách ngày trong 8 đến 10 tuần, sau đó giảm dần liều trong 1 đến 2 tháng.

Có thể điều trị những biểu hiện của dị ứng thời gian ngắn, như sốt cỏ khô, bệnh huyết thanh, mày đay, viêm da tiếp xúc, phản ứng thuốc, ong đốt và phù thần kinh – mạch bằng glucocorticoid bổ sung cho liệu pháp chính.

Trong thiếu máu tan máu miễn dịch, nếu không chữa được nguyên nhân chính hoặc nếu cần can thiệp khẩn cấp, glucocorticoid là liệu pháp cơ bản. Ít khi chỉ định truyền máu vì có thể gây biến chứng tăng tan máu. Nếu tình trạng bệnh nguy hiểm đến đời sống, tiêm tĩnh mạch liều cao methylprednisolon trước khi truyền máu và cần theo dõi chặt chẽ người bệnh.

Ðiều trị bệnh sarcoid bằng corticosteroid. Do nguy cơ mắc bệnh lao thứ phát, người bệnh có biểu hiện mắc lao phải được điều trị dự phòng chống lao.

Dược động học

Khả dụng sinh học xấp xỉ 80%. Nồng độ huyết tương đạt mức tối đa 1 – 2 giờ sau khi dùng thuốc. Thời gian tác dụng sinh học (ức chế tuyến yên) khoảng 1½ ngày, có thể coi là tác dụng ngắn. Methylprednisolon được chuyển hóa trong gan, giống như chuyển hóa của hydrocortison, và các chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Nửa đời xấp xỉ 3 giờ.

Chỉ định

Chống viêm và giảm miễn dịch trong viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ toàn thân; viêm mạch; hen phế quản; viêm đại tràng mạn, thiếu máu tan máu; giảm bạch cầu; ung thư; hội chứng thận hư.

Chống chỉ định

Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não; nhiễm nấm hoặc lao, virus; đang dùng vaccin virus sống, loét dạ dày, tá tràng, đái tháo đường, rối loạn tâm thần, tăng huyết áp.

Thận trọng

Loãng xương, suy tim, trẻ đang lớn, người cao tuổi. Suy thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột. Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với sự ức chế tuyến thượng thận khi dùng thuốc bôi thời kỳ mang thai. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng

Liều uống: 6 – 40 mg mỗi ngày tuỳ theo mức độ nặng của bệnh và đáp ứng của người bệnh. Khi uống, prednison (hoặc prednisolon) thường được dùng hơn. Thuốc tiêm được dùng khi phải dùng liều cao.

Điều trị cơn hen nặng ở bệnh viện: Tiêm tĩnh mạch 60 – 120 mg/lần, cứ 6 giờ tiêm 1 lần, sau khi cắt cơn uống hàng ngày 32 – 48 mg sau khi ăn, giảm liều dần dần và ngừng trong vòng 10 ngày đến 2 tuần.

Dị ứng nặng: Tiêm tĩnh mạch 125 mg, cứ 6 giờ tiêm một lần.

Tác dụng không mong muốn

Thường do dùng liều cao, kéo dài. Thường gặp: mất ngủ, dễ kích động; tăng ngon miệng; khó tiêu, rậm lông; đái tháo đường; đau khớp, glôcôm, chảy máu cam.

Xử trí: Theo dõi điện giải, calci, dùng liều giảm dần, kết hợp dùng các thuốc kháng thụ thể H2 – histamin.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Hội chứng Cushing, loãng xương, yếu cơ do dùng kéo dài methylprednisolon.

Xử trí: Điều trị triệu chứng.

Độ ổn định và bảo quản:

Bảo quản trong lọ kín, nơi thoáng mát, nhiệt độ 15 – 30 oC hoặc ở tủ lạnh (4 oC) với hỗn hợp tiêm.

Bài viết METHYLPREDNISOLON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
AZATHIOPRIN https://benh.vn/thuoc/azathioprin/ Tue, 04 Sep 2018 03:01:01 +0000 http://benh2.vn/thuoc/azathioprin/ Azathioprin là một chất chống chuyển hóa có cấu trúc purin. Thuốc tác dụng chủ yếu là ức chế miễn dịch. Dạng trình bày Viên nén Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Azathioprine: 50mg Dược lực học Azathioprin là một dẫn xuất imidazol của 6-mercaptopurin (6-MP). In vivo thuốc chuyển hóa nhanh chóng […]

Bài viết AZATHIOPRIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Azathioprin là một chất chống chuyển hóa có cấu trúc purin. Thuốc tác dụng chủ yếu là ức chế miễn dịch.

Dạng trình bày

Viên nén

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Azathioprine: 50mg

Dược lực học

Azathioprin là một dẫn xuất imidazol của 6-mercaptopurin (6-MP). In vivo thuốc chuyển hóa nhanh chóng thành 6-MP và methylnitroimidazol. 6-MP qua màng tế bào dễ dàng và được chuyển hóa nội bào thành các đồng đẳng thiopurin bao gồm acid thioinosinic là nucleotid có hoạt tính chính. Mức độ chuyển hóa thay đổi giữa các cá thể.

Các nucleotid không qua màng tế bào và vì thế không tuần hoàn trong dịch cơ thể. Không kể là 6-MP hay dẫn xuất từ azathioprin in vivo, 6-MP được thải trừ chủ yếu ở dạng chất oxy hóa không hoạt tính acid thiouric.

Sự oxy hóa được thực hiện bởi xanthin oxidaz, một enzym bị ức chế bởi allopurinol. Hoạt tính của methylnitroimidazol chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong vài hệ thống dường như nó hỗ trợ cho hoạt tính của azathioprin khi so với 6-MP. Không dự đoán được nồng độ trong huyết tương của azathioprin hoặc 6-MP cũng như hiệu quả hoặc độc tính của những hợp chất này.

Cơ chế chính xác của thuốc chưa rõ ràng. Một số cơ chế được đề nghị bao gồm:

Giải phóng 6-MP, chất chống lại sự chuyển hóa purin.

Khóa nhóm -SH bởi alkyl hóa.

Ức chế nhiều con đường sinh tổng hợp acid nucleic, do đó ngăn sự tăng sinh tế bào bao gồm xác định và khuếch đại đáp ứng miễn dịch.

Làm hư hại DNA thông qua sự hợp nhất đồng đẳng thiopurin.

Do những cơ chế trên, hiệu quả điều trị của thuốc chỉ rõ ràng sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị.

Dược động học

Thuốc được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa trên. Những nghiên cứu ở chuột nhắt với 35S-azathioprin cho thấy không có nồng độ thuốc lớn bất thường trong bất cứ mô đặc biệt nào, nhưng có rất ít 35S tìm thấy trong não.

Nồng độ huyết tương của azathioprin và 6-mercaptopurin không tương quan nhiều với hiệu quả điều trị hoặc độc tính của thuốc.

Chỉ định

Trường hợp ghép cơ quan, viêm khớp dạng thấp nặng, lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, thiếu máu tán huyết mắc phải.

Chống chỉ định

Quá mẫn với azathioprin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân quá mẫn với 6-mercaptopurin cũng có thể quá mẫn với azathioprin, nên thận trọng ở những bệnh nhân này.

Liều và cách dùng

Liều dùng cho ghép cơ quan: Liều tấn công 5 mg/ kg thể trọng/ ngày. Liều duy trì 1 – 4 mg/ kg thể trọng/ ngày.

Liều dùng cho các chỉ định khác: Liều khởi đầu: 1- 3 mg/ kg thể trọng/ ngày. Liều duy trì dưới 1 – 3 mg/ kg thể trọng/ ngày. Nếu không có tiến triển sau 12 tuần dùng thuốc thì cần ngưng điều trị bằng thuốc này.

Liều dùng nên được điều chỉnh dựa vào đáp ứng lâm sàng và dung nạp huyết học của bệnh nhân.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Cần theo dõi cẩn thận tình trạng ban đầu các trường hợp suy gan hay suy thận, phụ nữ có thai, người lớn tuổi (theo dõi công thức máu).

Đối với các bệnh tự miễn nếu không có tiến triển sau 12 tuần dùng thuốc thì cần ngưng điều trị bằng thuốc này.

Để xa tầm tay trẻ em.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Azathioprin qua được nhau thai. Tránh dùng ở phụ nữ có thai.

Thuốc cũng có trong sữa mẹ và không dùng cho bà mẹ đang cho con bú.

TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:

Không có dữ liệu về tác dụng của thuốc trên khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm.

Tương tác thuốc

Azathioprin có thể làm tăng nguy cơ ung thư khi sử dụng dài ngày. Nguy cơ này đặc biệt tăng ở bệnh nhân có tiền sử điều trị các thuốc ức chế miễn dịch mạnh khác như cyclophosphamid, clorambucil và melphalan. Thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng. Azathioprin có thể làm giảm khả năng sinh đẻ do làm giảm số tinh trùng ở nam giới.

Vì độc tính của azathioprin tăng khi dùng cùng với thuốc điều trị gút allopurinol, cần giảm liều khi dùng đồng thời. Bạch cầu giảm nặng có thể xảy ra khi dùng với các thuốc khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc với nhóm chất ức chế ACE như quinapril và enalapril. Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả sử dụng ở trẻ em.

Tác dụng không mong muốn

Những tác dụng không mong muốn nặng hay gặp nhất của azathioprin là trên máu và hệ tiêu hóa. Azathioprin có thể làm giảm nặng bạch cầu, gây tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hậu quả này có thể phục hồi khi giảm liều hoặc ngừng thuốc tạm thời. Azathioprin có thể gây buồn nôn, nôn và chán ăn, có thể khắc phục được bằng cách giảm liều hoặc chia liều trong ngày. Thuốc có thể ức chế tủy xương, xuất hiện nguyên hồng cầu khổng lồ, hồng cầu khổng lồ, đôi khi có phản ứng dị ứng.

Azathioprin cũng có thể gây nhiễm độc gan. Tất cả những bệnh nhân dùng azathioprin cần xét nghiệm máu thường xuyên để đếm số tế bào máu và xét nghiệm chức năng gan để theo dõi. Một số tác dụng không mong muốn ít gặp khác là mệt mỏi, rụng tóc, đau khớp và tiêu chảy.

Quá liều

Triệu chứng:

Nhiễm khuẩn không giải thích được, loét họng, bầm da và chảy máu là những dấu hiệu chính quá liều azathioprin, suy tủy xương đạt tối đa sau 9 – 14 ngày. Những dấu hiệu này thể hiện rõ ràng sau khi quá liều mạn tính hơn là sau khi quá liều cấp tính. Đã có báo cáo bệnh nhân uống liều đơn 7,5 g azathioprin. Độc tính trực tiếp của quá liều là buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, sau đó giảm bạch cầu nhẹ và bất thường nhẹ chức năng gan. Bệnh nhân phục hồi không biến chứng.

Xử trí:

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Có thể tiến hành rửa dạ dày. Theo dõi sát bệnh nhân, bao gồm theo dõi huyết học để điều trị bất cứ tác dụng không mong muốn nào. Chưa rõ giá trị của thẩm tách máu mặc dù azathioprin có thể được thẩm tách một phần.

 

Bài viết AZATHIOPRIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
FLUOCINOLON ACETONID https://benh.vn/thuoc/fluocinolon-acetonid/ Thu, 01 Feb 2018 03:02:31 +0000 http://benh2.vn/thuoc/fluocinolon-acetonid/ Fluocinolon là một corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gắn vào nhân steroid. Tác dụng: Chống viêm, chống ngứa, và tác dụng co mạch. Dạng trình bày Kem, gel, thuốc mỡ, dung dịch dùng ngoài 0,01%, 0,025%, 0,05% Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Fluocinolon acetonid Một số chế phẩm phối hợp […]

Bài viết FLUOCINOLON ACETONID đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Fluocinolon là một corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gắn vào nhân steroid. Tác dụng: Chống viêm, chống ngứa, và tác dụng co mạch.

Dạng trình bày

Kem, gel, thuốc mỡ, dung dịch dùng ngoài 0,01%, 0,025%, 0,05%

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Fluocinolon acetonid

Một số chế phẩm phối hợp fluocinolon acetonid với neomycin để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da.

Dược lực học

Fluocinolon là một corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gắn vào nhân steroid. Cơ chế tác dụng của các corticosteroid dùng tại chỗ là do phối hợp 3 tính chất quan trọng: Chống viêm, chống ngứa, và tác dụng co mạch. Tác dụng của thuốc ít nhất có phần là do liên kết với thụ thể steroid. Các corticosteroid làm giảm viêm bằng ổn định màng lysosom của bạch cầu, ức chế tập trung đạị thực bào trong các vùng bị viêm, giảm sự bám dính của bạch cầu với nội mô mao mạch, giảm tính thấm thành mao mạch, giảm các thành phần bổ thể, kháng tác dụng của histamin và giải phóng kinin từ chất nền, giảm sự tăng sinh các nguyên bào sợi, lắng đọng colagen và sau đó tạo thành sẹo ở mô.

Các corticosteroid, đặc biệt là các corticosteroid có fluor có tác dụng chống hoạt động phân bào của nguyên bào sợi ở da và của biểu bì.

Tác dụng chống viêm của các corticosteroid có thể bị giảm nhanh khi dùng nhắc lại mặc dù chưa được biết rõ tầm quan trọng của tác dụng này trên lâm sàng.

Dược động học

Khi dùng tại chỗ các corticosteroid trên da bình thường còn nguyên vẹn, chỉ một lượng nhỏ thuốc tới được chân bì và sau đó vào hệ tuần hoàn chung. Tuy nhiên, hấp thu tăng lên đáng kể khi da bị mất lớp keratin, bị viêm hoặc/và bị các bệnh khác ở hàng rào biểu bì (như vảy nến, eczema).

Tùy theo mức độ thấm, lượng thuốc bôi và tình trạng da ở chỗ bôi thuốc, thuốc được hấp thu nhiều hơn ở bìu, hố nách, mi mắt, mặt và da đầu (khoảng 36%) và được hấp thu ít hơn ở cẳng tay, đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay và gan bàn chân (khoảng 1%). Thậm chí sau khi rửa chỗ bôi thuốc, corticosteroid vẫn được hấp thu trong thời gian dài, có thể do thuốc được giữ lại ở lớp sừng.

Qua da, lượng thuốc được hấp thu sẽ phân bố vào da, cơ, gan, ruột, và thận. Corticosteroid chuyển hóa bước đầu ở da, một lượng nhỏ được hấp thu vào hệ tuần hoàn và được chuyển hóa ở gan thành các chất không có tác dụng. Thuốc thải trừ qua thận chủ yếu dưới dạng glucuronid và sulfat, nhưng cũng có một lượng dưới dạng không liên hợp. Một lượng nhỏ các chất chuyển hóa thải trừ qua phân.

Chỉ định

Fluocinolon acetonid được dùng ngoài để điều trị các bệnh ngoài da khác nhau như:

Eczema: Eczema tiết bã, eczema hình đĩa, eczema dị ứng.

Viêm da: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh.

Vảy nến (ngoại trừ dạng vảy nến lan rộng).

Liken phẳng, luput ban đỏ hình đĩa.

Chống chỉ định

Tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trứng cá đỏ.

Nhiễm khuẩn ở da do vi khuẩn, nấm hoặc virút (Herpes, thủy đậu).

Hăm bẹn.

Liều và cách dùng

Bôi lên vùng da bị bệnh một lớp mỏng, 2 – 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ.

Khi cần băng kín, phải rửa sạch vùng da cần bôi thuốc, bôi thuốc rồi băng bằng một băng thích hợp, có thể dùng miếng gạc nóng, ẩm. Không nên băng khi bôi thuốc cho trẻ em hoặc trên mặt.

Thuốc dạng kem đặc biệt thích hợp với bề mặt ẩm hoặc rỉ nước và các góc hốc của cơ thể. Thuốc dạng mỡ thích hợp cho loại da khô, vết thương có vảy.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Khi dùng fluocinolon acetonid trên mảng da rộng không nên băng kín vì tăng nguy cơ nhiễm độc toàn thân.

Có thể gây suy vỏ tuyến thượng thận ở những người bệnh dùng lượng lớn thuốc và bôi trên diện rộng, dài ngày hoặc băng kín.

Những người bị vảy nến cần được theo dõi cẩn thận vì bệnh có thể nặng lên hoặc tạo vảy nến có mủ.

Thận trọng với người bệnh suy giảm chức năng tế bào T hoặc những người bệnh đang điều trị bằng thuốc suy giảm miễn dịch khác.

Dùng fluocinolon acetonid cho các vết thương nhiễm khuẩn mà không có thêm các kháng sinh điều trị thích hợp có thể làm cho nhiễm khuẩn bị lan rộng.

Không dùng nhỏ mắt vì có nguy cơ bị glôcôm gây ra bởi corticosteroid.

Ðối với trẻ em

Trẻ em dễ bị suy giảm trục tuyến yên – dưới đồi – thượng thận và hội chứng Cushing hơn người lớn vì tỷ lệ diện tích bề mặt da/cân nặng lớn hơn. Biểu hiện của suy vỏ tuyến thượng thận bao gồm chậm lớn, không tăng cân. Do vậy, hạn chế dùng cho trẻ em và giữ ở liều tối thiểu cần thiết đủ đạt hiệu quả điều trị.

Thời kỳ mang thai

Khi cần thiết dùng cho người mang thai, nên dùng với liều thấp nhất.

Thời kỳ cho con bú

Không nên bôi thuốc lên vú mẹ trước khi cho trẻ bú. Khi cần điều trị cho người cho con bú, bôi một lượng tối thiểu cần thiết và trong thời gian ngắn nhất.

Tương tác thuốc

Ít gặp

Teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát, dát sần, trứng cá đỏ, viêm da mặt, quá mẫn.

Hiếm gặp

Suy vỏ tuyến thượng thận.

Rậm lông, mẫn cảm.

Có nguy cơ tăng tác dụng phụ toàn thân và các phản ứng phụ tại chỗ nếu dùng thuốc thường xuyên, bôi trên diện rộng, hoặc dùng trong thời gian dài cũng như khi điều trị các vùng dễ bị hăm hoặc băng kín chỗ bôi thuốc.

Nếu có dấu hiệu suy vỏ tuyến thượng thận, nên ngừng thuốc, giảm số lần bôi thuốc hoặc thay bằng các corticosteroid khác tác dụng yếu hơn.

Ngừng thuốc nếu thấy kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị.

Bảo quản

Bảo quản ở 15 – 30 o C, tránh nóng trên 40 o C.

Bài viết FLUOCINOLON ACETONID đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
HYDROCORTISON https://benh.vn/thuoc/hydrocortison/ Wed, 17 Feb 2016 03:02:54 +0000 http://benh2.vn/thuoc/hydrocortison/ Mô tả thuốc Hydrocortison là corticoid tiết từ vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch. Dạng trình bày Kem: 0,5%, 1%, 2,5%. Gel: 0,5%, 1%. Thuốc xức: 0,25%, 0,5%, 1%, 2,5%. Thuốc mỡ: 0,25%, 1%, 2,5%. Dung dịch (dùng ngoài): 0,5%, […]

Bài viết HYDROCORTISON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mô tả thuốc

Hydrocortison là corticoid tiết từ vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.

Dạng trình bày

Kem: 0,5%, 1%, 2,5%.

Gel: 0,5%, 1%.

Thuốc xức: 0,25%, 0,5%, 1%, 2,5%.

Thuốc mỡ: 0,25%, 1%, 2,5%.

Dung dịch (dùng ngoài): 0,5%, 1%, 2,5%.

Viên nén (uống): 5, 10, 20 mg.

Hỗn dịch hydrocortison acetat để tiêm: 25 mg/ml và 50mg/ml (tính theo dẫn chất acetat).

Dung dịch hydrocortison natri phosphat để tiêm: 50 mg/ml (tính theo hydrocortison).

Bột hydrocortison natri sucinat để tiêm: 100 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g (tính theo hydrocortison).

Thuốc được pha để tiêm bắp hay tĩnh mạch theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, và nếu cần để truyền tĩnh mạch, thì pha loãng tiếp đến nồng độ 0,1 – 1 mg/ml bằng dung dịch dextrose 5% hoặc natri clorid 0,9%.

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Hydrocortison

Dược lực học

Hydrocortison là corticoid tiết từ vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.

Kem và mỡ hydrocortison 1% được dùng chữa các bệnh viêm da không nhiễm khuẩn và cũng được dùng cho da bỏng do nhiệt, nhưng không nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm bệnh. Hydrocortison sucinat, tan trong nước, được thủy phân nhanh thành hydrocortison hoạt tính nhờ esterase trong máu.

Dược động học

Hydrocortison hấp thu nhanh chóng từ đường dạ dày – ruột và đạt nồng độ đỉnh sau một giờ. Nửa đời sinh học khoảng 100 phút. Hơn 90% lượng thuốc liên kết với protein huyết tương. Sau khi tiêm bắp, các ester natri phosphat và natri succinat tan trong nước hấp thu nhanh và hoàn toàn, còn hydrocortison còn chức năng rượu tự do và các ester tan trong lipid hấp thu chậm.

Hydrocortison cũng hấp thu tốt qua da, đặc biệt khi da bị tổn thương.

Sau khi hấp thu, hydrocortison chuyển hóa ở gan và ở hầu hết các mô trong cơ thể thành dạng hydro hóa và giáng hóa như tetrahydrocortison và tetrahydrocortisol. Các chất này được bài tiết qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronic và một lượng nhỏ dưới dạng không biến đổi.

Chỉ định

Bôi tại chỗ (thuốc mỡ và kem): Chữa eczema cấp và mạn do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngứa hậu môn – sinh dục.

Uống và tiêm: Liệu pháp thay thế: Hydrocortison (hoặc cortison) thường là corticosteroid được lựa chọn để điều trị thay thế cho người bị suy vỏ thượng thận (suy vỏ thượng thận tiên phát và thứ phát, tăng sản thượng thận bẩm sinh hoặc hội chứng thượng thận sinh dục).

Liệu pháp tiêm bắp hoặc tĩnh mạch thường dành cho người bệnh không uống được thuốc hoặc trong tình huống cấp cứu, khi cần phải có tác dụng nhanh, như ở người bị suy thượng thận cấp (do cơn Addison hoặc sau cắt bỏ tuyến thượng thận, do ngừng thuốc đột ngột liệu pháp corticosteroid hoặc do tuyến thượng thận không đáp ứng được với stress gia tăng ở các người bệnh đó) và ở một số trường hợp cấp cứu do dị ứng: trạng thái hen và sốc, đặc biệt sốc phản vệ.

Ðể sử dụng tác dụng chống viêm hoặc ức chế miễn dịch (thí dụ trong điều trị lupus ban đỏ toàn thân, bệnh bạch cầu, u lympho bào ác tính…), các glucocorticoid tổng hợp có tác dụng mineralocorticoid tối thiểu được ưa chọn hơn.

Chống chỉ định

Người bệnh nhiễm khuẩn (đặc biệt trong lao tiến triển), nhiễm virus (thủy đậu, zona, herpes giác mạc), nhiễm nấm bệnh hay kí sinh trùng chỉ được dùng glucocorticoid sau khi đã được điều trị bằng các thuốc chống nhiễm các bệnh kể trên.

Liều và cách dùng

Cách dùng

Ðường dùng và liều lượng của hydrocortison và các dẫn chất tùy thuộc vào bệnh đang điều trị và đáp ứng của người bệnh. Liều lượng cho trẻ bé và trẻ em phải dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh và đáp ứng của người bệnh với thuốc hơn là chỉ dựa vào tuổi, thể trọng và diện tích cơ thể.

Sau khi đã đạt được đáp ứng mong muốn, nên giảm dần liều lượng đến liều thấp nhất để duy trì đáp ứng lâm sàng thỏa đáng. Nếu dùng thuốc trong thời gian dài, khi ngừng thuốc phải ngừng dần dần.

Liều lượng

Liệu pháp thay thế (uống):

Suy thượng thận tiên phát mạn, suy thượng thận thứ phát: Liều thông thường: 20 mg uống sáng sớm và 10 mg uống buổi chiều, để bắt chước nhịp sinh học 24 giờ trong cơ thể.

Tăng sản thượng thận bẩm sinh (hội chứng thượng thận – sinh dục): Liều uống thông thường: 0,6 mg/kg/ngày chia làm 2 hoặc 3 liều, cùng với fluorocortison acetat 0,05 – 0,2 mg/ngày.

Tình huống cấp cứu: Dùng thuốc tiêm hydrocortison tan trong nước:

Hen nặng cấp (trạng thái hen): Liều thông thường tiêm tĩnh mạch: 100 mg cho đến 500 mg hydrocortison, lặp lại 3 hoặc 4 lần trong 24 giờ, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và đáp ứng của người bệnh.

Trẻ em cho tới 1 năm tuổi: 25 mg; 1 – 5 tuổi: 50 mg; 6 – 12 tuổi: 100 mg.

Truyền dịch và điện giải khi cần để điều chỉnh bất cứ rối loạn chuyển hóa nào.

Cũng có thể tiêm bắp hydrocortison, nhưng đáp ứng có vẻ chậm hơn tiêm tĩnh mạch.

Sốc nhiễm khuẩn: Liều rất cao ban đầu tiêm tĩnh mạch 1 g, nhưng lợi ích còn chưa rõ ràng. Khi sốc nguy hiểm đến tính mạng, có thể tiêm 50 mg/kg ban đầu và tiêm lặp lại sau 4 giờ và/hoặc mỗi 24 giờ nếu cần. Liệu pháp liều cao được tiếp tục đến khi tình trạng người bệnh ổn định và thường không nên tiếp tục dùng quá 48 – 72 giờ để tránh tăng natri huyết.

Sốc phản vệ: Bao giờ cũng phải tiêm adrenalin đầu tiên và sau đó có thể tiêm tĩnh mạch hydrocortison với liều 100 – 300 mg.

Suy thượng thận cấp: Liều đầu tiên 100 mg, lặp lại cách 8 giờ một lần. Liều này thường giảm dần trong 5 ngày để đạt liều duy trì 20 đến 30 mg/24 giờ.

Tiêm trong khớp

Tiêm hydrocortison acetat với liều 5 – 50 mg phụ thuộc vào kích thước của khớp.

Bôi tại chỗ

Kem, thuốc mỡ hoặc thuốc xoa có nồng độ từ 0,1 đến 2,5%: bôi 1 – 4 lần/ngày (bôi 1 lớp mỏng lên vùng bị bệnh).

Chú ý đề phòng và thận trọng

Khi dùng thuốc xoa và mỡ ngoài da, tránh tiếp xúc với kết mạc mắt. Khi dùng cho trẻ nhỏ trên một diện tích rộng của thân thể, đặc biệt nếu dùng thời gian dài, thì phải quan tâm đến nguy cơ ức chế trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận, gây tác dụng không mong muốn toàn thân. Khi dùng liều cao, cần rất thận trọng ở người bệnh bị loãng xương, mới nối ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, lao, tăng huyết áp do đái tháo đường, suy tim và ở trẻ em đang lớn.

Không bao giờ được dùng glucocorticoid trong nhiễm khuẩn đang tiến triển, trừ trường hợp đã dùng thuốc chống nhiễm khuẩn trước đó. Mặt khác, vẫn có nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn do bị ức chế miễn dịch khi dùng glucocorticoid.

Thời kỳ mang thai

Thử trên động vật, glucocorticoid có tác dụng có hại trên thai. Tuy nhiên, các kết quả này không tương ứng ở người. Dù vậy, dùng thuốc kéo dài, liều cao sẽ gây nguy cơ ức chế vỏ thượng thận của thai. Dùng trước khi chuyển dạ, glucocorticoid có tác dụng bảo vệ chống lại hội chứng suy hô hấp rất nguy hiểm cho trẻ đẻ non. Ðiều trị hen cho người mang thai nên phối hợp glucocorticoid, vì bản thân hen là một nguy cơ lớn đối với thai.

Thời kỳ cho con bú

Hydrocortison bài tiết qua sữa, gây nguy cơ cho trẻ nhỏ, thậm chí ngay cả với liều bình thường.

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời corticoid với các thuốc barbiturat, carbamazepin, phenytoin, primidon, rifampicin, thì corticoid bị tăng chuyển hóa và giảm tác dụng.

Khi dùng đồng thời corticoid với các thuốc lợi tiểu làm giảm kali, như các thiazid, furosemid thì càng tăng sự thiếu hụt kali.

Dùng đồng thời corticoid và các thuốc chống viêm không steroid sẽ làm tăng tỷ lệ chảy máu và loét dạ dày – tá tràng.

Corticosteroid cũng làm thay đổi đáp ứng của người bệnh với các thuốc chống đông máu.

Corticosteroid làm tăng nhu cầu thuốc chống đái tháo đường và thuốc chống tăng huyết áp.

Corticosteroid có thể làm giảm nồng độ salicylat trong huyết thanh và làm giảm tác dụng của thuốc chống muscarin trong bệnh nhược cơ.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp

Loãng xương, teo cơ.

Hội chứng dạng Cushing ở một mức độ nào đó, chậm lớn ở trẻ em; không đáp ứng thứ phát của vỏ thượng thận và tuyến yên, đặc biệt trong thời gian stress, như khi bị chấn thương, phẫu thuật hoặc bị bệnh, tăng cân.

Ít gặp

Loét dạ dày tá tràng, chảy máu vết loét, loét ruột non…

Hưng phấn quá độ, lú lẫn, trầm cảm khi ngừng thuốc.

Hiếm gặp

Viêm da tiếp xúc, teo da, chậm lành sẹo.

Phản ứng miễn dịch, phản ứng dạng phản vệ kèm co thắt phế quản.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn cơ hội gây bệnh với độc lực thấp.

Quá liều

Rất hiếm gặp quá liều gây nên ngộ độc cấp hoặc gây chết. Trong các trường hợp quá liều, không có thuốc đối kháng điển hình, chỉ điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

 

Bài viết HYDROCORTISON đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
DIPROSPAN injection https://benh.vn/thuoc/diprospan-injection/ Mon, 12 Jan 2015 03:06:49 +0000 http://benh2.vn/thuoc/diprospan-injection/ Diprospan là một kết hợp các ester betamethasone tan được và tan yếu trong nước cho tác dụng kháng viêm, trị thấp và kháng dị ứng mạnh trong việc trị liệu các chứng bệnh đáp ứng với corticoide Dạng trình bày Thuốc tiêm Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Mỗi 1 ml: Betamethasone […]

Bài viết DIPROSPAN injection đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Diprospan là một kết hợp các ester betamethasone tan được và tan yếu trong nước cho tác dụng kháng viêm, trị thấp và kháng dị ứng mạnh trong việc trị liệu các chứng bệnh đáp ứng với corticoide

Dạng trình bày

Thuốc tiêm

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Mỗi 1 ml:

Betamethasone dipropionate tính theo betamethasone 5mg.

Betamethasone sodium phosphate tính theo betamethasone 2mg.

Dược lực học

Diprospan là một kết hợp các ester betamethasone tan được và tan yếu trong nước cho tác dụng kháng viêm, trị thấp và kháng dị ứng mạnh trong việc trị liệu các chứng bệnh đáp ứng với corticoide. Tác động trị liệu tức thời đạt được do ester tan được trong nước là bétaméthasone sodium phosphate được hấp thu nhanh sau khi tiêm.

Tác động kéo dài của thuốc được thể hiện bởi bétaméthasone dipropionate, chất này chỉ tan yếu trong nước và trở thành kho dự trữ dùng cho sự hấp thu dần dần, do đó, giúp kiểm soát được các triệu chứng trong một khoảng thời gian dài.

Kích thước tinh thể nhỏ của bétaméthasone dipropionate cho phép sử dụng kim nhỏ (cho đến số 26) dùng tiêm trong da và trong sang thương.

Các glucocorticoide như betamethasone gây những tác dụng chuyển hóa sâu sắc, đa dạng và làm sửa đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với những kích thích khác nhau. Betamethasone có đặc tính glucocorticoide cao và có đặc tính minéralocorticoide yếu.

Chỉ định

Diprospan được chỉ định điều trị các chứng bệnh cấp và mãn tính có đáp ứng với corticoide. Liệu pháp corticoide chỉ có tính cách hỗ trợ, chứ không phải là liệu pháp thay thế cho trị liệu thông thường. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:

Các bệnh hệ cơ xương và mô mềm: Viêm khớp dạng thấp; viêm xương khớp ; viêm bao hoạt dịch; viêm cứng đốt sống; viêm mỏm lồi cầu; viêm rễ thần kinh; đau xương cụt; đau dây thần kinh hông; đau lưng ; vẹo cổ; hạch nang; lồi xương; viêm cân mạc.

Bệnh dị ứng: Hen phế quản mạn (bao gồm trị liệu hỗ trợ cho những cơn hen); dị ứng bụi hay phấn hoa; phù mạch-thần kinh; viêm phế quản dị ứng; viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc kinh niên; các tương tác thuốc; bệnh huyết thanh; vết đốt của côn trùng

Bệnh da: Viêm da dị ứng (eczema hình đồng tiền); viêm thần kinh da (lichen simplex khu trú); viêm da tiếp xúc; viêm da nặng do ánh nắng; nổi mề đay; lichen phẳng phì đại; hoại tử mỡ do đái tháo đường; rụng tóc từng vùng; lupus ban đỏ dạng đĩa; vẩy nến; u sùi; bệnh pemphigus; viêm da dạng herpes; trứng cá dạng nang.

Bệnh chất tạo keo: Lupus ban đỏ rải rác; bệnh cứng bì; viêm da-cơ; viêm quanh động mạch dạng nốt.

Bệnh tân sản: Điều trị giảm tạm thời bệnh bạch cầu và u bạch huyết ở người lớn; bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em.

Những bệnh khác: Hội chứng sinh dục-thượng thận; viêm kết tràng loét; viêm hồi tràng đoạn cuối; bệnh sprue; các bệnh chân (viêm bao hoạt dịch có chai cứng; cứng ngón chân cái; năm ngón chân vẹo vào trong); các bệnh cần phải tiêm dưới kết mạc; loạn tạo máu có đáp ứng với corticoide; viêm thận và hội chứng thận hư.

Thiểu năng vỏ thượng thận nguyên phát hay thứ phát có thể được điều trị với Diprospan nhưng nên được bổ sung thêm minéralocorticoide nếu có thể được.

Diprospan được khuyến cáo tiêm bắp trong những bệnh đáp ứng với corticoide dùng toàn thân; tiêm trực tiếp vào mô mềm khi có chỉ định; tiêm vào trong khớp và quanh khớp trong bệnh khớp; tiêm vào trong sang thương trong những bệnh da; và tiêm tại chỗ trong một vài chứng viêm và nang nhất định ở bàn chân.

Chống chỉ định

Diprospan được chống chỉ định cho bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân, cho người có phản ứng nhạy cảm với bétaméthasone hay những corticoide khác hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều và cách dùng

Sử dụng toàn thân, khởi đầu 1 – 2 ml, tiêm IM sâu.

Dùng tại chỗ, hiếm khi cần gây tê tại chỗ.

Nếu phối hợp có thể pha procaine HCl 1% hoặc 2% vào ống tiêm.

Tùy vị trí khớp mà tiêm với liều khác nhau: 1 – 2 mL đối với khớp lớn, khớp trung bình 0,5 – 1 mL, khớp nhỏ 0,25 – 0,5 mL.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Thận trọng với các trường hợp nhược giáp, suy gan, nhiễm herpes simplex mắt, viêm đại tràng dạng loét không đặc hiệu, trường hợp mối nối ruột còn mới, tình trạng loét dạ dày tá tràng hoạt động, suy thận, cao huyết áp, xốp xương, nhược cơ.

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời với phénobarbital, phénytoine, rifampine hay éphédrine có thể làm tăng chuyển hóa corticoide, và do đó giảm tác dụng điều trị.

Bệnh nhân dùng cả hai thuốc corticoide và estrogène nên được theo dõi về tác động quá mức của corticoide.

Dùng đồng thời corticoide với các thuốc lợi tiểu làm mất kali có thể dẫn đến chứng hạ kali huyết. Dùng đồng thời với glycoside trợ tim có thể làm gia tăng nguy cơ loạn nhịp hay ngộ độc digitalis kèm theo giảm kali huyết.

Corticoide có thể thúc đẩy khả năng mất kali gây ra do amphotéricine B. Trên mọi bệnh nhân dùng bất cứ các kết hợp thuốc nào được kể trên, nên kiểm tra kỹ càng chất điện giải trong huyết thanh, đặc biệt là nồng độ kali.

Dùng đồng thời corticoide với những thuốc chống đông thuộc loại coumarine có thể làm tăng hay giảm tác dụng chống đông, có thể cần phải điều chỉnh liều.

Tác dụng do kết hợp thuốc kháng viêm không st roide hay rượu với các glucocorticoide có thể làm tăng tỉ lệ hay mức độ trầm trọng của loét dạ dày- ruột. Corticoide có thể làm giảm nồng độ salicylate trong máu. Nên cẩn thận khi phối hợp acide acétylsalicylique với corticoide trong trường hợp giảm prothrombine huyết.

Có thể cần phải điều chỉnh liều của thuốc tiểu đường khi dùng corticoide cho người mắc bệnh tiểu đường.

Điều trị đồng thời với glucocorticoide có thể ức chế đáp ứng với somatotropine. Tương tác của thuốc với các xét nghiệm phòng thí nghiệm : các corticoide có thể làm ảnh hưởng đến xét nghiệm nitroblue tetrazolium tìm sự nhiễm khuẩn và cho kết quả âm tính giả tạo.

Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng ngoại ý của Diprospan, cũng giống như những tác dụng ngoại ý được báo cáo xuất hiện với những corticoide khác, có liên quan tới liều lượng và thời gian dùng thuốc. Thông thường những phản ứng này là có thể hồi phục hay thuyên giảm khi giảm liều ; một cách tổng quát, tốt nhất nên ngưng thuốc trong những trường hợp này.

Rối loạn nước và chất điện giải: Giữ natri, mất kali, kiềm máu giảm kali ; giữ nước ; suy tim sung huyết trên những bệnh nhân nhạy cảm ; cao huyết áp.

Hệ cơ xương: Nhược cơ, bệnh cơ do corticoide, giảm khối cơ ; gia tăng triệu chứng nhược cơ trong bệnh nhược cơ nặng ; loãng xương ; gãy lún cột sống ; hoại tử vô khuẩn đầu xương đùi và xương cánh tay ; gãy bệnh l{ các xương dài ; bong gân ; tính không ổn định của khớp (do tiêm trong khớp lập đi lặp lại nhiều lần).

Hệ tiêu hóa: Loét dạ dày với khả năng thủng và xuất huyết sau đó; viêm tụy; trướng bụng; viêm thực quản loét.

Da: Làm chậm lành vết thương, teo da, da mõng manh; có đốm xuất huyết và mảng bầm máu; nổi ban đỏ trên mặt; tăng đổ mồ hôi; sai lệch các test thử ở da; các phản ứng như viêm da dị ứng, mề đay, phù mạch thần kinh.

Thần kinh: Co giật; tăng áp lực nội sọ cùng với phù gai thị (u não giả) thường sau khi điều trị dài hạn; chóng mặt; nhức đầu.

Nội tiết: Kinh nguyệt bất thường; hội chứng giống Cushing; trẻ em chậm phát triển hay giảm phát triển của phôi bên trong tử cung; sự không đáp ứng thứ phát thượng thận và tuyến yên, đặc biệt trong những giai đoạn stress, như chấn thương, phẫu thuật hay bệnh tật; giảm dung nạp carbonhydrate, làm lộ ra các triệu chứng của bệnh tiểu đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insuline hay các tác nhân hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường.

Mắt: Đục thủy tinh thể dưới bao; tăng áp lực nội nhãn, glaucome; lồi mắt.

Chuyển hóa: Cân bằng nitơ âm tính do dị hóa protéine.

Tâm thần: Sảng khoái, cảm giác lơ lửng ; trầm cảm nặng cho đến các biểu hiện tâm thần thực sự; thay đổi nhân cách; mất ngủ.

Các tác dụng ngoại ý khác: Phản ứng giống phản vệ hay quá mẫn và hạ huyết áp hay phản ứng giống như bị sốc.

Các phản ứng ngoại ý có liên quan đến việc sử dụng corticoide đường tiêm bao gồm những trường hợp hiếm là bị mù do việc tiêm vào trong sang thương xung quanh mặt và đầu, tăng sắc tố hay nhược sắc tố, teo da và teo dưới da, abcès vô khuẩn, sự xuất hiện vùng đỏ thương tổn sau khi tiêm (sau khi tiêm trong khớp) và bệnh khớp dạng charcot.

Quá liều

Triệu chứng

Quá liều cấp do glucocorticoide, trong đó có betamethasone, thường không đưa đến tình trạng đe dọa tính mạng. Trừ trường hợp quá liều trầm trọng, việc dùng quá mức corticoide trong vòng vài ngày hầu như không gây ra tác hại nghiêm trọng trong những trường hợp không thuộc vào loại chống chỉ định, như bệnh nhân tiểu đường, glaucome, hay loét dạ dày tiến triển, hay bệnh nhân đang dùng những thuốc như digitalis, thuốc chống đông loại coumarine hay thuốc lợi tiểu làm mất kali.

Điều trị

Các biến chứng từ những hoạt động chuyển hóa corticoide hay từ những tác động có hại của bệnh phải dùng corticoide này hay các biến chứng do những bệnh xảy ra đồng thời hoặc từ những tương tác thuốc nên được lưu

Duy trì đầy đủ lượng nước đưa vào trong cơ thể và kiểm soát các chất điện giải trong huyết thanh và trong nước tiểu, đặc biệt chú ý tới cân bằng natri và kali. Nếu cần thiết, điều chỉnh lại sự mất cân bằng điện giải.

 

Bài viết DIPROSPAN injection đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>