Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 04 Nov 2023 17:49:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Delfina https://benh.vn/thuoc/delfina/ https://benh.vn/thuoc/delfina/#respond Sun, 29 Dec 2019 19:15:12 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=71204 Delfina – Bồi bổ từ bên trong cho da sáng, giảm nám, tàn nhang, chống lão hóa giúp da hồng hào trẻ trung Dạng trình bày Hộp 1 lọ 40, 80, 120 viên nén bao phim Dạng đăng kí Thực phẩm chức năng Thành phần Hỗn hợp cao dược liệu (tương ứng nguyên liệu) sau: […]

Bài viết Delfina đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Delfina – Bồi bổ từ bên trong cho da sáng, giảm nám, tàn nhang, chống lão hóa giúp da hồng hào trẻ trung

Dạng trình bày

Hộp 1 lọ 40, 80, 120 viên nén bao phim

Dạng đăng kí

Thực phẩm chức năng

Thành phần

Hỗn hợp cao dược liệu (tương ứng nguyên liệu) sau: Thục địa 1,1g, Đương quy 0,6g, Chi tử 0,55g, Bạch linh 0,5g, Diệp hạ châu 0,55g, Liên kiều 0,4g, Thiên hoa phấn 0,5g, Tang bạch bì 0,5g, Hoàng bá 0,5g, Sơn thù 0,45g, Mạch môn 0,7g, Cam thảo 0,4g, Kim ngân hoa 0,7g. Phụ liệu vừa đủ 1 viên.

Chỉ định

  • Bổ huyết, dưỡng nhan, bổ thận, bổ gan, thanh nhiệt giải độc, tăng cường đề kháng, hạn chế gốc tự do, làm chậm lão hóa da.
  • Cải thiện đào thải sắc tố da, giảm nám, sạm da, tàn nhang.
  • Giúp dưỡng da hồng hào, tươi nhuận, trẻ trung.
  • Nuôi dưỡng tóc mượt mà.

Liều và cách dùng

ngày 2 lần x 4 viên. Tốt nhất uống lúc đói: 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn). Đợt dùng 2 tháng. Dùng 1 vài đợt, sau đó dùng duy trì để dưỡng sáng mịn da 2-4 viên/ngày.

Tương tác thuốc

Không nên sử dụng cùng thức ăn

Chú ý đề phòng và Thận trọng

Để phát huy hiệu quả của sản phẩm, ngoài việc ăn uống hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và nước, hạn chế các chất kích thích, cay nóng, tránh da tiếp xúc trực tiếp với nắng, bụi bẩn, hóa chất độc hại, cần dùng bổ sung sản phẩm bổ thận, bổ gan, mát gan, thanh nhiệt giải độc, cân bằng nội tiết, dưỡng da. Có thể sử dụng Delfina lâu dài.

Bảo quản

Nơi khô mát, để xa tầm tay trẻ em.

Giá bán lẻ sản phẩm

280000đ/ lọ 80 viên

Bài viết Delfina đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/delfina/feed/ 0
Amanda https://benh.vn/thuoc/amanda/ https://benh.vn/thuoc/amanda/#respond Sun, 29 Dec 2019 19:04:02 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=71198 Kích thích sản sinh nội tiết tố nữ estrogen giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh. Dành cho nữ giới ở tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Dạng trình bày Hộp 1, 2, 3 vỉ x10 viên; Lọ 30, 60, 100 viên. Dạng đăng kí […]

Bài viết Amanda đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kích thích sản sinh nội tiết tố nữ estrogen giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh. Dành cho nữ giới ở tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Dạng trình bày

Hộp 1, 2, 3 vỉ x10 viên; Lọ 30, 60, 100 viên.

Dạng đăng kí

Thực phẩm chức năng

Thành phần

Hỗn hợp cao dược liệu (tương ứng nguyên liệu sau): Kacip Fatimah 166mg, Sữa ong chúa tươi 20mg, Đông trùng hạ thảo 5mg, Isoflavon 5mg, Đương quy 90mg, Ích mẫu 90mg. Phụ liệu vừa đủ một viên.

Chỉ định

Amanda Giúp kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt, tăng cường sinh lực.

Hạn chế lão hóa, giúp da tóc mượt mà, mịn màng, mang lại sự hoạt bát, trẻ trung cho nữ giới.

Liều và cách dùng

Ngày uống Amanda 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Có thể dùng thường xuyên lâu dài.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Giá bán lẻ sản phẩm

178000 đồng / hộp Amanda 30 viên

Bài viết Amanda đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/amanda/feed/ 0
Berlthyrox https://benh.vn/thuoc/berlthyrox/ Thu, 13 Dec 2018 03:05:34 +0000 http://benh2.vn/thuoc/berlthyrox/ Thuốc Berlthyrox chứa Levothyroxine dùng điều trị thay thế trong các trường hợp thiếu hormone giáp trạng ở các bệnh nhân suy tuyến giáp, ngăn ngừa sự phì đại trở lại của tuyến giáp sau phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp, điều trị bệnh Goitre nhẹ trong các trường hợp chức năng tuyến giáp bình […]

Bài viết Berlthyrox đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Berlthyrox chứa Levothyroxine dùng điều trị thay thế trong các trường hợp thiếu hormone giáp trạng ở các bệnh nhân suy tuyến giáp, ngăn ngừa sự phì đại trở lại của tuyến giáp sau phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp, điều trị bệnh Goitre nhẹ trong các trường hợp chức năng tuyến giáp bình thường…

Viên nén 100 mcg : hộp 50 viên và 100 viên – Bảng B.

Thành phần

Mỗi viên nén Berlthyrox chứa: Levothyroxine sodium  100 mcg (Lactose)

Dược lực

Thuốc có hoạt chất chính là thyroxine ở dạng đồng phân L. Đây là một dạng đồng phân tự nhiên, đồng thời có hoạt tính cao hơn dạng đồng phân DL là dạng hay thường được sử dụng.

Dùng Levothyroxine sẽ cho các tác động :

  • Tăng tiêu thụ oxy ở mô.
  • Tăng chuyển hóa cơ bản.
  • Tăng nhịp tim.

Dược động học

Levothyroxine được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và vào máu toàn bộ, một phần lớn liên kết với protéine huyết tương. Phân đoạn không liên kết là phân đoạn thực sự gây tác động điều trị. Levothyroxine có thời gian bán hủy sinh học khoảng 7 giờ.

Levothyroxine không qua được nhau thai.

Chỉ định

  • Dùng điều trị thay thế trong các trường hợp thiếu hormone giáp trạng ở các bệnh nhân suy tuyến giáp (suy giáp tiên phát hoặc thứ phát, sau phẫu thuật cắt bỏ bướu, hoặc trong các trường hợp điều trị bằng iode đồng vị phóng xạ).
  • Ngăn ngừa sự phì đại trở lại của tuyến giáp sau phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp (ngăn ngừa bướu giáp tái phát) mặc dù thấy chức năng tuyến giáp là bình thường.
  • Điều trị bệnh Goitre nhẹ trong các trường hợp chức năng tuyến giáp bình thường.
  • Điều trị hỗ trợ trong các điều trị cường giáp với các thuốc kháng giáp tổng hợp sau khi tình trạng chuyển hóa đã được điều chỉnh về mức bình thường.
  • Trong các trường hợp bướu giáp ác tính, nhất là sau phẫu thuật, dùng L-thyroxine để ngăn chặn bướu tái phát và điều trị thay thế trong các trường hợp thiếu hormone tuyến giáp.

Chống chỉ định

Tuyệt đối

  • Cường giáp không được điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp.
  • Sau nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân lớn tuổi có bướu giáp, trong những trường hợp viêm cơ tim và những rối loạn chức năng vỏ thượng thận chưa được điều trị.

Tương đối

  • Suy mạch vành.
  • Loạn nhịp tim.

Chú ý đề phòng

  • Không chỉ định trong chứng béo phì không do thiểu năng tuyến giáp. Liều thấp không có tác dụng và liều quá cao thì nguy hiểm, nhất là khi kết hợp với các chất loại Amphetamine (gây chán ăn).
  • Hoạt tính của Levothyroxine (L-T4) cũng như các dấu hiệu không dung nạp thuốc có thể có và chỉ xuất hiện sau một giai đoạn từ 15 ngày đến 1 tháng.

Thận trọng lúc dùng

  • Trong trường hợp có tiền sử bệnh tim mạch, phải cho đo điện tâm đồ.
  • Theo dõi chặt chẽ trong trường hợp rối loạn mạch vành hoặc loạn nhịp tim.
  • Cẩn thận khi dùng trong trường hợp cao huyết áp, suy vỏ thượng thận, tình trạng chán ăn kèm suy dinh dưỡng, lao.
  • Ở bệnh nhân tiểu đường, do hormone tuyến giáp có thể gây tăng đường huyết, nên cần điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết.
  • Ở bệnh nhân lớn tuổi, việc kiểm tra tim mạch là rất cần thiết.

Có thai và cho con bú

Thời kỳ có thai và cho con bú phải cung cấp một lượng Levothyroxine thích hợp và nên được điều trị liên tục. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ, Levothyroxine không nên cho kèm theo với các thuốc kháng giáp (những thuốc dùng để điều trị cường giáp) vì nếu dùng chung thì phải tăng liều thuốc kháng giáp lên. Khác với Levothyroxine, các thuốc kháng giáp đi qua được hàng rào nhau thai và có thể gây suy giáp bào thai.

Tìm hiểu thêm về bệnh suy giáp

Tương tác thuốc

Liên quan đến hormone tuyến giáp:

Thận trọng khi phối hợp:

  • Thuốc uống chống đông máu: tăng tác dụng chống đông máu và nguy cơ xuất huyết (do làm tăng sự chuyển hóa của các yếu tố của phức hợp prothrombine). Nên kiểm tra thường hơn nồng độ prothrombine và theo dõi chỉ số INR. Điều chỉnh liều của thuốc uống chống đông máu khi bắt đầu điều trị thiểu năng tuyến giáp hoặc khi có quá liều hormone tuyến giáp.
  • Colestyramine: giảm tác động của hormone tuyến giáp (do giảm sự hấp thu qua ruột). Dùng các thuốc này cách xa nhau, tối thiểu 2 giờ nếu có thể.
  • Các thuốc gây cảm ứng men : ph nytoine, rifampicine và carbamaz pine : nguy cơ gây thiểu năng tuyến giáp lâm sàng khi có phối hợp do làm tăng sự chuyển hóa của T3 và T4. Theo dõi nồng độ của T3 và T4 trong huyết thanh và nếu cần, điều chỉnh liều của hormone tuyến giáp trong thời gian điều trị phối hợp với thuốc gây cảm ứng men và sau khi ngưng điều trị bằng thuốc này.
  • Muối sắt (đường uống) : giảm hấp thu thyroxine và gây hạ thyroxine huyết. Dùng các thuốc này cách xa nhau, tối thiểu 2 giờ nếu có thể.

Tác dụng ngoại ý

  • Làm nặng thêm bệnh lý tim có sẵn.
  • Dấu hiệu cường giáp : đánh trống ngực, loạn nhịp tim, run tay, hồi hộp, mất ngủ, vã mồ hôi, sụt cân, tiêu chảy ; khi xuất hiện các dấu hiệu này phải ngưng điều trị vài ngày rồi bắt đầu lại với liều thấp hơn.
  • Có khả năng tăng calci niệu ở trẻ còn bú và trẻ em.

Liều lượng và cách dùng

Thiểu năng tuyến giáp:

  • Người lớn: liều khởi đầu 25-100 mcg Levothyroxine sodium/ngày, liều duy trì 125-250 mcg Levothyroxine sodium/ ngày.
  • Trẻ em: liều khởi đầu 12,5-50 mcg Levothyroxine sodium/ngày, liều duy trì thay đổi theo cân nặng, 100-150 mcg Levothyroxine sodium/m2 bề mặt da/ngày.

Dự phòng tái phát bệnh Goitre: 75-200 mcg Levothyroxine sodium/ngày.

Hỗ trợ trong điều trị cùng với các chế phẩm tuyến giáp khác: 50-100 mcg Levothyroxine sodium/ngày.

Điều trị sau phẫu thuật tuyến giáp do bướu ác tính: 150-300 mcg Levothyroxine sodium/ngày.

Ghi chú: Thuốc chỉ dùng theo đơn của bác sỹ.

Sản phẩm của Berlin Chemie AG – CHLB Đức.

Tìm hiểu thêm về bệnh suy giáp

Bài viết Berlthyrox đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
METFORMIN https://benh.vn/thuoc/metformin/ Mon, 01 Oct 2018 03:03:32 +0000 http://benh2.vn/thuoc/metformin/ Tên quốc tế: Metformin. Loại thuốc: Thuốc chống đái tháo đường (uống) nhóm biguanid Hàm lượng Viên nén chứa 500 mg hoặc 850 mg metformin hydroclorid. Cơ chế tác dụng Metformin là một thuốc chống đái tháo đường nhóm biguanid, có cơ chế tác dụng khác với các thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylurê. […]

Bài viết METFORMIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên quốc tế: Metformin.

Loại thuốc: Thuốc chống đái tháo đường (uống) nhóm biguanid

Hàm lượng

Viên nén chứa 500 mg hoặc 850 mg metformin hydroclorid.

Cơ chế tác dụng

Metformin là một thuốc chống đái tháo đường nhóm biguanid, có cơ chế tác dụng khác với các thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylurê. Không giống sulfonylurê, metformin không kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Thuốc không có tác dụng hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường. Ở người đái tháo đường, metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác dụng). Vì vậy trước đây cả biguanid và sulfonylurê đều được coi là thuốc hạ đường huyết, nhưng thực ra biguanid (thí dụ như metformin) phải được coi là thuốc chống tăng đường huyết mới thích hợp.

Metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương, khi đói và sau bữa ăn, ở người bệnh đái tháo đường typ II (không phụ thuộc insulin). Cơ chế tác dụng ngoại biên của metformin là làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải thiện liên kết của insulin với thụ thể và có lẽ cả tác dụng sau thụ thể, ức chế tổng hợp glucose ở gan và giảm hấp thu glucose ở ruột. Ngoài tác dụng chống đái tháo đường, metformin phần nào có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprotein, thường bị rối loạn ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Trái với các sulfonylurê, thể trọng của người được điều trị bằng metformin có xu hướng ổn định hoặc có thể hơi giảm.

Dùng metformin đơn trị liệu có thể có hiệu quả tốt đối với những người bệnh không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần với sulfonylurê hoặc những người không còn đáp ứng với sulfonylurê. Ở những người bệnh này, nếu với metformin đơn trị liệu mà đường huyết vẫn không được khống chế theo yêu cầu thì phối hợp metformin với một sulfonylurê có thể có tác dụng hiệp đồng, vì cả hai thuốc cải thiện dung nạp glucose bằng những cơ chế khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.

Dược động học

Metformin hấp thu chậm và không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học tuyệt đối của 500mg metformin uống lúc đói xấp xỉ 50 – 60%. Không có sự tỷ lệ với liều khi tăng liều, do hấp thụ giảm. Thức ăn làm giảm mức độ hấp thụ và làm chậm sự hấp thụ metformin. Metformin liên kết với protein huyết tương mức độ không đáng kể. Metformin phân bố nhanh chóng vào các mô và dịch. Thuốc cũng phân bố vào trong hồng cầu.

Metformin không bị chuyển hóa ở gan, và không bài tiết qua mật. Bài tiết ở ống thận là đường thải trừ chủ yếu của metformin. Sau khi uống, khoảng 90% lượng thuốc hấp thụ được thải trừ qua đường thận trong vòng 24 giờ đầu ở dạng không chuyển hóa. Nửa đời trong huyết tương là 1,5 – 4,5 giờ.

Có thể có nguy cơ tích lũy trong trường hợp suy giảm chức năng thận. Ðộ thanh thải metformin qua thận giảm ở người bệnh suy thận và người cao tuổi.

Chỉ định

Ðiều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): Ðơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.

Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurê khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylurê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.

Chống chỉ định

Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương (phải được điều trị đái tháo đường bằng insulin).

Giảm chức năng thận do bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 1,5 mg/decilít ở nam giới, hoặc lớn hơn hoặc bằng 1,4 mg/decilít ở phụ nữ), hoặc có thể do những tình trạng bệnh lý như trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính và nhiễm khuẩn huyết gây nên.

Quá mẫn với metformin hoặc các thành phần khác.

Nhiễm acid chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, có hoặc không có hôn mê (kể cả nhiễm acid – ceton do đái tháo đường).

Bệnh gan nặng, bệnh tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết.

Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.

Bệnh phổi thiếu oxygen mạn tính.

Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.

Những trường hợp mất bù chuyển hóa cấp tính, ví dụ những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.

Người mang thai (phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin).

Phải ngừng tạm thời metformin cho người bệnh chiếu chụp X quang có tiêm các chất cản quang có iod vì sử dụng những chất này có thể ảnh hưởng cấp tính chức năng thận.

Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.

Liều dùng và cách dùng

Người lớn

Viên nén 500 mg: Bắt đầu uống 500 mg/lần, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối). Tăng liều thêm một viên mỗi ngày, mỗi tuần tăng 1 lần, tới mức tối đa là 2.500 mg/ngày. Những liều tới 2.000 mg/ngày có thể uống làm 2 lần trong ngày. Nếu cần dùng liều 2.500 mg/ngày, chia làm 3 lần trong ngày (uống vào bữa ăn), để dung nạp thuốc tốt hơn.

Viên nén 850 mg: Bắt đầu uống 850 mg/ngày, uống 1 lần (uống vào bữa ăn sáng). Tăng liều thêm 1 viên 1 ngày, cách 1 tuần tăng 1 lần, cho tới mức tối đa là 2.550 mg/ngày.

Liều duy trì thường dùng là 850 mg/lần, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối). Một số người bệnh có thể dùng 850 mg/lần, ngày 3 lần (vào các bữa ăn).

Người cao tuổi

Liều bắt đầu và liều duy trì cần dè dặt, vì có thể có suy giảm chức năng thận. Nói chung, những người bệnh cao tuổi không nên điều trị tới liều tối đa metformin.

Chuyển từ những thuốc chống đái tháo đường khác sang

Nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp, trừ khi chuyển từ clorpropamid sang. Khi chuyển từ clorpropamid sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.

Ðiều trị đồng thời bằng metformin và sulfonylurê uống

Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin trong liệu pháp đơn, cần thêm dần một sulfonylurê uống trong khi tiếp tục dùng metformin với liều tối đa, dù là trước đó đã có sự thất bại nguyên phát hoặc thứ phát với một sulfonylurê. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc, mà người bệnh không đáp ứng trong 1 – 3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống đái tháo đường và bắt đầu dùng insulin.

Người bị tổn thương thận hoặc gan

Do nguy cơ nhiễm acid lactic thường gây tử vong, nên không được dùng metformin cho người có bệnh thận hoặc suy thận và phải tránh dùng metformin cho người có biểu hiện rõ bệnh gan về lâm sàng và xét nghiệm.

Thận trọng khi dùng

Ðối với người bệnh dùng metformin, cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Người bệnh cần được thông tin về nguy cơ nhiễm acid lactic và các hoàn cảnh dễ dẫn đến tình trạng này.

Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh đái tháo đường. Ðiều trị bằng metformin chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.

Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, nguy cơ tích lũy và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận.

Metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, thường có suy giảm chức năng thận; do đó phải kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị.

Phải ngừng điều trị với metformin 2 – 3 ngày trước khi chiếu chụp X quang có sử dụng các chất cản quang chứa iod, và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá lại chức năng thận thấy bình thường.

Có thông báo là việc dùng các thuốc uống điều trị đái tháo đường làm tăng tỷ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp insulin với chế độ ăn.

Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự phân bố metformin.

Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành các phẫu thuật.

Không dùng metformin ở người bệnh suy giảm chức năng gan.

Thời kỳ mang thai

Metformin chống chỉ định đối với người mang thai. Trong thời kỳ mang thai bao giờ cũng phải điều trị đái tháo đường bằng insulin.

Thời kỳ cho con bú

Không thấy có tư liệu về sử dụng metformin đối với người cho con bú, hoặc xác định lượng thuốc bài tiết trong sữa mẹ. Metformin được bài tiết trong sữa của chuột cống trắng cái cho con bú, với nồng độ có thể ngang nồng độ trong huyết tương. Vì có trọng lượng phân tử thấp (khoảng 166), metformin có thể bài tiết trong sữa mẹ. Cần cân nhắc nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, căn cứ vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Những ADR thường gặp nhất của metformin là về tiêu hóa. Những tác dụng này liên quan với liều, và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị, nhưng thường là nhất thời.

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
  • Da: Ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng.
  • Chuyển hóa: Giảm nồng độ vitamin B12.

Ít gặp 1/1000 < ADR < 1/100

  • Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
  • Nhiễm acid lactic.

Tương tác thuốc

Tương tác giảm tác dụng của metformin

Những thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết (ví dụ, thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin, những chế phẩm tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thụ thai uống, phenytoin, acid nicotinic, những thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, những thuốc chẹn kênh calci, isoniazid, có thể dẫn đến giảm sự kiểm soát glucose huyết.

Tương tác tăng tác dụng của metformin

Furosemid làm tăng nồng độ tối đa metformin trong huyết tương và trong máu, mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận của metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.

Tăng độc tính

Những thuốc cationic (ví dụ amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin, triamteren, trimethoprim, và vancomycin) được thải trừ nhờ bài tiết qua ống thận có thể có khả năng tương tác với metformin bằng cách cạnh tranh với những hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận.

Cimetidin làm tăng (60%) nồng độ đỉnh của metformin trong huyết tương và máu toàn phần, do đó tránh dùng phối hợp metformin với cimetidin.

Benh.vn

Bài viết METFORMIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
TORENTAL https://benh.vn/thuoc/torental/ Tue, 12 Jun 2018 03:10:26 +0000 http://benh2.vn/thuoc/torental/ Dung dịch tiêm để tiêm truyền tĩnh mạch 100 mg/5 ml: hộp 6 ống thuốc 5 ml. Viên bao tác động kéo dài 400 mg: hộp 20 viên. THÀNH PHẦN Torental 100 mg/5 ml: cho 1 ống    Pentoxifylline   100 mg Torental LP 400 mg: cho 1 viên    Pentoxifylline   400 mg DƯỢC LỰC Pentoxifylline phục hồi […]

Bài viết TORENTAL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dung dịch tiêm để tiêm truyền tĩnh mạch 100 mg/5 ml: hộp 6 ống thuốc 5 ml.

Viên bao tác động kéo dài 400 mg: hộp 20 viên.

THÀNH PHẦN

Torental 100 mg/5 ml: cho 1 ống    Pentoxifylline   100 mg

Torental LP 400 mg: cho 1 viên    Pentoxifylline   400 mg

DƯỢC LỰC

Pentoxifylline phục hồi khả năng thay đổi hình dạng cho hồng cầu đã bị suy giảm trong viêm động mạch, hỗ trợ cho chúng đi qua các mao mạch có đường kính nhỏ và do đó làm tăng sự tưới máu cho những mô bị thiếu máu.

Ở người, dưới ảnh hưởng của pentoxifylline, khả năng thay đổi hình dạng của hồng cầu tăng, có thể đo trực tiếp bằng cách lọc qua những lỗ có đường kính nhỏ hơn đường kính của hồng cầu hay gián tiếp bằng cách khảo sát độ nhớt của máu toàn phần. Điều này đã được nghiên cứu ở người khoẻ mạnh và ở bệnh nhân bị suy tuần hoàn ngoại biên.

Như vậy, pentoxifylline chống lại sự giảm khả năng thay đổi hình dạng của hồng cầu, một rối loạn sinh lý bệnh mà vai trò đã được chứng minh trong nhiều quá trình bệnh lý (đặc biệt là trong các bệnh động mạch chi dưới).

Kết quả là hồng cầu có đường kính từ 7 đến 8 microns có thể đi qua dễ dàng các mao mạch có đường kính từ 3 đến 5 microns. Vi tuần hoàn được cải thiện mà không làm tăng lưu lượng tại các vùng bình thường, không lợi cho các vùng bị thiếu máu.

  • Pentoxifylline làm giảm nồng độ fibrinogène trong máu nhưng vẫn còn trong giới hạn bình thường; theo sự hiểu biết cho đến nay, không thể gán một ý nghĩa lâm sàng cho hiện tượng giảm không đáng kể này.
  • Thêm nữa, in vitro, pentoxifylline chống lại tác dụng của Interleukine 1 và Tumor Necrosis Factor trên bạch cầu đa nhân trung tính, gồm làm chậm sự di chuyển, tăng độ gắn dính và phóng thích quá mức ion superoxyd và hydrogen peroxyd. Lợi ích lâm sàng của các kết quả thí nghiệm này phải được xác định bởi những công trình bổ sung.
  • Pentoxifylline cũng có tác dụng làm dãn cơ trơn thành mạch máu.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Pentoxifylline không gắn vào các protéine huyết tương. Nó được chuyển hóa mạnh. 7 chất chuyển hóa đã được xác định trong đó một số có hoạt tính. Những biến đổi sinh hóa xảy ra chủ yếu trên chuỗi hexyle bên.

Thuốc được thải chủ yếu trong nước tiểu (trên 95% sau 24 giờ) và dưới dạng chuyển hóa. Thời gian bán hủy khoảng 1 giờ. Các sản phẩm chuyển hóa có thể tích tụ trong suy thận nặng.

Ở người lớn tuổi, vận tốc thải chậm hơn là ở người trẻ.

Torental LP 400 mg được bào chế dưới dạng viên bao giải phóng hoạt chất chậm. Sinh khả dụng gần 100%. Nồng độ tối đa trong máu đạt được khoảng 2 đến 3 giờ sau khi uống thuốc, 2 giờ tiếp theo nồng độ giảm còn phân nửa và duy trì ổn định trong vòng 13 giờ sau khi uống thuốc.

Uống thuốc 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối, đủ để duy trì hiệu lực của thuốc trong vòng 1 ngày đêm.

CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh tắc động mạch ngoại vi do xơ cứng động mạch hoặc tiểu đường (đau cách hồi, đau lúc nghỉ).
  • Tổn thương thuộc dinh dưỡng (loét và hoại thư chân).
  • Bệnh lý mạch máu não.
  • Rối loạn tuần hoàn ở mắt do thoái hóa mạch máu.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tăng cảm với pentoxifylline, các methylxanthines khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Xuất huyết nặng.
  • Xuất huyết võng mạc lan rộng.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều và đường dùng tùy thuộc loại và mức độ nặng của rối loạn tuần hoàn và dung nạp của bệnh nhân.

Thuốc viên:

  • Liều thông thường là 400 mg x 2-3 lần/ngày hay 600 mg x 2 lần/ngày. Nuốt nguyên viên thuốc giữa hoặc ngay sau bữa ăn với nửa ly nước.

Thuốc tiêm:

  • Pha thuốc vào trong một dung dịch thích hợp để truyền tĩnh mạch. Truyền chậm 100 mg pentoxifylline trong ít nhất 60 phút.
  • Bệnh tắc động mạch ngoại vi giai đoạn II (đau cách hồi) và rối loạn tuần hoàn mắt : 100-600 mg x truyền tĩnh mạch 1-2 lần/ngày. Nếu dùng phối hợp với thuốc viên pentoxifylline, tổng liều cho cả hai dạng thuốc là 1200 mg/ngày.
  • Bệnh tắc động mạch ngoại vi giai đoạn III và IV : 1200 mg/ngày hoặc truyền liên tục 24 giờ hoặc chia ra 2 lần mỗi lần 600 mg truyền trong ít nhất 6 giờ.

Bệnh nhân suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinine <= 30 ml/phút) : giảm 30-50% liều.

Bệnh nhân suy gan nặng : giảm liều tùy theo dung nạp của bệnh nhân.

Bệnh nhân có huyết áp thấp hay dễ bị hạ huyết áp (bệnh mạch vành nặng, hẹp mạch máu nuôi não) : khởi đầu bằng liều thấp và tăng dần dần.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

  • Không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
  • Phải theo dõi cẩn thận khi dùng cho bệnh nhân loạn nhịp tim nặng, nhồi máu cơ tim, huyết áp thấp, suy thận, suy gan nặng, dễ xuất huyết (đang dùng thuốc kháng đông hay có rối loạn đông máu).
  • Đối với dạng tiêm: phải cẩn thận theo dõi ở bệnh nhân đặc biệt có nguy cơ hạ huyết áp (bệnh mạch vành nặng hay hẹp mạch máu nuôi não).

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai: thử nghiệm trên súc vật không cho thấy tác dụng gây quái thai. Với người, không rõ nguy cơ vì thiếu dữ liệu chính xác. Không nên dùng trong thời gian mang thai.

TƯƠNG TÁC THUỐC

  • Có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của insulin và các thuốc hạ đường huyết uống.
  • Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc hạ áp và các thuốc có tiềm năng hạ áp.
  • Có thể làm giảm nồng độ theophylline trong huyết thanh.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

  • Đặc biệt khi dùng liều cao hay truyền tĩnh mạch quá nhanh, các triệu chứng sau đây có thể xảy ra: thường gặp: nóng bừng mặt, tức bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn hay tiêu chảy; thỉnh thoảng: nhịp tim bất thường (thí dụ nhịp tim nhanh).
  • Da : thỉnh thoảng có ngứa, đỏ da và nổi mề đay.
  • Hệ thần kinh trung ương: thỉnh thoảng có chóng mặt, nhức đầu, bứt rứt và rối loạn giấc ngủ.
  • Phản vệ: trong vài trường hợp riêng lẻ, phản ứng phản vệ hay giống phản vệ thí dụ như phù mạch – thần kinh, có thắt phế quản và đôi khi sốc. Ngay khi vừa xuất hiện một triệu chứng phản vệ hay giống phản vệ, phải lập tức ngưng ngay pentoxifylline và báo bác sĩ.
  • Gan: trong vài trường hợp riêng lẻ, ứ mật trong gan và tăng men transaminase.
  • Tim mạch: hiếm, đau thắt ngực, hạ huyết áp và đặc biệt ở bệnh nhân dễ xuất huyết, có thể xuất huyết.
  • Huyết học: trong vài trường hợp riêng lẻ, giảm tiểu cầu.

QUÁ LIỀU

Triệu chứng:

  • Các triệu chứng đầu tiên của quá liều cấp pentoxifylline là buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh hay hạ huyết áp.
  • Sau đó có thể sốt, kích động, nóng bừng mặt, hôn mê, mất phản xạ, co giật và ói nâu (xuất huyết tiêu hóa).

Điều trị:

Không có thuốc giải độc. Nếu mới uống thuốc, rửa bao tử và cho than hoạt. Dùng các biện pháp trị liệu tổng quát và đặc hiệu tích cực để điều trị quá liều cấp và phòng ngừa biến chứng.

Bài viết TORENTAL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SANDOSTATIN https://benh.vn/thuoc/sandostatin/ Sun, 04 Sep 2016 03:09:48 +0000 http://benh2.vn/thuoc/sandostatin/ Thuốc Sandostatin® chứa hoạt chất octreotide có tác dụng kiểm soát triệu chứng và giảm nồng độ hormone tăng trưởng (GH). Dạng trình bày: Dung dịch tiêm / truyền Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn Thành phần: Octreotide acetate, tương ứng với octreotide (peptide tự do) 50mg, 100mg, 500mg (Lactic acid, mannitol) Dược lực học Octreotide là chất […]

Bài viết SANDOSTATIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Sandostatin® chứa hoạt chất octreotide có tác dụng kiểm soát triệu chứng và giảm nồng độ hormone tăng trưởng (GH).

Dạng trình bày: Dung dịch tiêm / truyền

Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn

Thành phần: Octreotide acetate, tương ứng với octreotide (peptide tự do) 50mg, 100mg, 500mg (Lactic acid, mannitol)

Dược lực học

Octreotide là chất octapeptide tổng hợp có tác dụng dược lý tương tự như somatostatin tự nhiên, nhưng có thời gian tác dụng dài hơn đáng kể. Thuốc ức chế sự bài tiết của các peptide của hệ nội tiết dạ dày – ruột – tụy (GEP: gastroenteropancreatic) và hormone tăng trưởng (GH). Ở động vật, octreotide có tác dụng ức chế hormone tăng trưởng, ức chế sự giải phóng glucagon và insulin mạnh hơn somatostatin, cũng như có tác dụng chọn lọc hơn trong việc ức chế GH và glucagon.

Dùng thuốc trong thời gian dài (26 tuần) với liều lên tới 1 mg/kg/ngày (tiêm màng bụng) đối với chuột và tới 0,5 mg/kg/ngày (đường tĩnh mạch) ở chó cho thấy dung nạp tốt. Ở người tình nguyện khỏe mạnh, Sandostatin cho thấy các tác dụng ức chế đối với : – Sự giải phóng hormone tăng trưởng (GH) kích thích bởi arginine, giảm đường huyết do hoạt động thể dục hoặc do insulin.

Sự giải phóng insulin, glucagon, gastrin, các peptide khác thuộc hệ GEP sau bữa ăn và sự giải phóng insulin và glucagon kích hoạt bởi arginine.

Sự giải phóng kích giáp tố (TSH: thyroid stimulating hormone) trong đáp ứng với TRH (thyrotropine-releasing hormone).

Ở bệnh nhân to viễn cực, bao gồm cả những người không đáp ứng với điều trị phẫu thuật, tia xạ hay dùng chủ vận dopamine, Sandostatin làm giảm nồng độ hormone tăng trưởng và/hoặc somatomedin-C. Việc giảm đáng kể lượng GH trên lâm sàng (50% hoặc hơn) diễn ra trên hầu hết bệnh nhân, và sự bình thường hóa (lượng GH trong máu < 5 ng/ml) đạt được với khoảng 50% trường hợp. Trên hầu hết bệnh nhân, có sự giảm đáng kể các triệu chứng lâm sàng của bệnh, ví dụ như đau đầu, sưng nề da và các mô mềm, tăng tiết mồ hôi, đau khớp và dị cảm. Ở những bệnh nhân có khối u tuyến yên lớn, điều trị Sandostatine có thể làm khối u nhỏ lại. Với những bệnh nhân có khối u thuộc hệ nội tiết dạ dày – ruột – tụy (GEP), Sandostatin, do tác dụng nhiều mặt về nội tiết, làm thay đổi nhiều bệnh cảnh lâm sàng.

Do vậy các bệnh nhân với các triệu chứng nặng do khối u mặc dù trước đó đã được điều trị bằng phẫu thuật, làm tắc động mạch gan, hóa trị liệu (như streptozotocin và 5-fluorouracil) v.v… có thể cho thấy sự cải thiện đáng kể về lâm sàng.

Dược động học

Sau khi tiêm dưới da, Sandostatin được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 30 phút. Quá trình đào thải thuốc sau khi tiêm dưới da có thời gian bán hủy là 100 phút. Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc được thải trừ qua 2 pha với thời gian bán hủy theo thứ tự là 10 phút và 90 phút. Lượng thuốc được phân phối là 0,27 l/kg và hệ số thanh thải toàn bộ là 160 ml/phút. Tỉ lệ gắn với protein huyết tương lên tới 65%. Lượng Sandostatin gắn với tế bào máu là không đáng kể.

Dược động học ở bệnh nhân suy gan: Xơ gan, nhưng không phải là gan nhiễm mỡ, đi kèm với hiện tượng giảm thải trừ octreotide 30%.

Chỉ định

Kiểm soát triệu chứng và giảm nồng độ hormone tăng trưởng (GH) và huyết tương IGF-1 ở những bệnh nhân bị bệnh to cực không được kiểm soát đầy đủ bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Sandostatin cũng được chỉ định cho bệnh nhân acromgalic không hoặc không muốn phẫu thuật, hoặc trong thời gian tạm thời cho đến khi xạ trị có hiệu quả hoàn toàn.

Giảm các triệu chứng liên quan đến các khối u nội tiết dạ dày-ruột (GEP) chức năng, ví dụ như khối u carcinoid với các đặc điểm của hội chứng carcinoid (xem phần 5.1).

Sandostatin không phải là một liệu pháp chống khối u và không thể chữa khỏi ở những bệnh nhân này.

Phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật tuyến tụy.

Xử trí cấp cứu để cầm máu và bảo vệ khỏi chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan. Sandostatin sẽ được sử dụng kết hợp với điều trị cụ thể như liệu pháp xơ cứng nội soi.

Điều trị u tuyến yên tiết TSH:

  • Khi bài tiết không được bình thường hóa sau phẫu thuật và / hoặc xạ trị
  • Ở những bệnh nhân phẫu thuật không phù hợp;
  • Ở những bệnh nhân được chiếu xạ, cho đến khi xạ trị có hiệu quả.

Chống chỉ định

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Liều và cách dùng

Bệnh to viễn cực

Liều ban đầu 0,05-0,1 mg tiêm dưới da mỗi 8 giờ, sau đó điều chỉnh liều tùy theo đánh giá về lượng GH hàng tháng và các triệu chứng lâm sàng, và khả năng dung nạp thuốc. Đối với hầu hết bệnh nhân, liều dùng hàng ngày tốt nhất là 0,2-0,3 mg. Không nên dùng quá liều 1,5 mg/ngày. Có thể giảm liều sau vài tháng điều trị kết hợp với theo dõi nồng độ GH trong huyết tương. Nếu lượng GH không giảm và các triệu chứng lâm sàng không được cải thiện sau một tháng điều trị, cần nghĩ tới việc ngừng điều trị.

Khối u thuộc hệ nội tiết đường dạ dày – ruột – tụy

Liều dùng ban đầu 0,05 mg, 1-2 lần/ngày, tiêm dưới da, tăng dần liều tới 0,2 mg, 3 lần/ngày tùy theo tình trạng dung nạp và đáp ứng với điều trị (đáp ứng lâm sàng, nồng độ của các hormone do khối u tiết ra). Có thể cần dùng liều cao hơn trong một số trường hợp. Liều duy trì cần được điều chỉnh tùy theo từng trường hợp.

Các biến chứng sau phẫu thuật tụy

0,1 mg x 3 lần hàng ngày tiêm dưới da trong 7 ngày liên tiếp, bắt đầu vào ngày trước phẫu thuật ít nhất 1 giờ trước mổ.

Xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

0,025 mg/giờ truyền tĩnh mạch liên tục tối đa 5 ngày. Sandostatin có thể được pha loãng với nước muối sinh l{ (xem Hướng dẫn sử dụng).

Hiện chưa có chứng cứ về khả năng dung nạp bị giảm hay cần thay đổi liều dùng ở người già được điều trị với Sandostatin.

Kinh nghiệm điều trị Sandostatine ở trẻ em còn rất hạn chế.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Do khối u tuyến yên bài tiết GH đôi khi có thể phát triển gây các biến chứng nặng (như giảm thị trường), cần theo dõi tất cả các bệnh nhân cẩn thận. Nếu có các dấu hiệu khối u tăng kích thước, có thể lựa chọn phương thức điều trị khác.

Sự hình thành sỏi mật được ghi nhận từ 10-20% bệnh nhân dùng Sandostatin trong thời gian dài. Kiểm tra siêu âm túi mật trước và trong quá trình điều trị Sandostatin mỗi 6-12 tháng là cần thiết.

Ở một vài bệnh nhân có khối u thuộc hệ nội tiết dạ dày – ruột-tụy điều trị Sandostatin có gặp trường hợp bột phát không kiềm chế được các triệu chứng với biểu hiện tái phát các triệu chứng nặng.

Ở những bệnh nhân u đảo tụy, Sandostatin có thể làm tăng tình trạng hạ đường huyết và kéo dài do có tác dụng ức chế bài tiết hormone tăng trưởng và glucagon tương đối mạnh hơn là insulin. Những bệnh nhân này cần được theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị với Sandostatin và mỗi khi thay đổi liều dùng. Những biến đổi về nồng độ glucose trong máu có thể được hạn chế bằng việc dùng những liều nhỏ và thường xuyên hơn.

Đối với những bệnh nhân đái đường phụ thuộc insulin, có thể cần điều chỉnh lượng insulin điều trị khi dùng kết hợp với Sandostatin. Ở bệnh nhân xơ gan trong trường hợp xuất huyết làm tăng nguy cơ đái đường phụ thuộc insulin hoặc các thay đổi về nhu cầu dùng insulin ở những người đã mắc bệnh đái đường từ trước, việc theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose trong máu là cần thiết.

Tương tác thuốc

Sandostatin làm giảm hấp thu ciclosporin đường tiêu hóa và làm hấp thu chậm cimetidine.

Tác dụng không mong muốn

Rối loạn tiêu hóa

Rất phổ biến: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, táo bón, đầy hơi.

Chung: Khó tiêu, nôn mửa, đầy hơi bụng, nhiễm mỡ, đi ngoài phân lỏng, mất màu phân.

Rối loạn hệ thần kinh

Rất phổ biến: Đau đầu.

Chung: Chóng mặt.

Rối loạn nội tiết

Chung: Suy giáp, rối loạn tuyến giáp (ví dụ giảm TSH, giảm tổng T4 và giảm T4 tự do).Rối loạn gan mật

Rất phổ biến: Bệnh sỏi đường mật.

Chung: Viêm túi mật, bùn mật, tăng bilirubin máu.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Rất phổ biến: Tăng đường huyết.

Chung: Hạ đường huyết, suy giảm dung nạp glucose, chán ăn.

Không phổ biến: Mất nước.

Rối loạn chung

Rất phổ biến: Phản ứng tại chỗ tiêm.

Chung: Suy nhược.

Rối loạn da và mô dưới da

Chung: Ngứa, nổi mẩn, rụng tóc.

Rối loạn hô hấp

Chung: Khó thở.

Rối loạn tim

Chung: Rối loạn nhịp tim

Không phổ biến: Nhịp tim nhanh.

Quá liều

Một số lượng hạn chế do quá liều Sandostatin ở người lớn và trẻ em đã được báo cáo. Ở người lớn, liều dao động từ 2.400-6.000 microgam / ngày khi tiêm truyền liên tục (100-250 microgam / giờ) hoặc tiêm dưới da (1.500 microgam ba lần một ngày). Các tác dụng phụ được báo cáo là rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, ngừng tim, thiếu oxy não, viêm tụy, gan nhiễm mỡ, tiêu chảy, yếu cơ, thờ ơ, sụt cân, gan to và nhiễm axit lactic.

Ở trẻ em, liều dao động từ 50-3.000 microgam / ngày khi tiêm truyền liên tục (2.1-500 microgam / giờ) hoặc tiêm dưới da (50-100 microgam). Sự kiện bất lợi duy nhất được báo cáo là tăng đường huyết nhẹ.

Không có tác dụng phụ bất ngờ nào được báo cáo ở những bệnh nhân ung thư dùng Sandostatin với liều 3.000-30.000 microgam / ngày với liều chia dưới da.

Bài viết SANDOSTATIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>