Viên nén: vỉ 4 viên, hộp 25 vỉ.
Viên nén: hộp 100 viên.
Cho 1 viên
Thay thế nước và chất điện giải mất trong các bệnh tiêu chảy cấp, nôn mửa và tiêu hao do biến dưỡng khi luyện tập nặng nhọc hay điền kinh.
– Viên nén pha thành dung dịch có mùi vị dễ uống.
– Hướng dẫn xác định độ mất nước và biện pháp bù nước nếu cần thiết:
Bù thiếu
Nếu mất nước đẳng trương, da lạnh và ẩm. Trong khi mất nước ưu trương, da ấm và nhão.
Bù nước trong vòng 6-8 giờ đầu tiên có mục đích bù nước và chất điện giải đã mất.
Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân còn uống được thì nên khuyến khích uống càng nhiều càng tốt. Nếu nhũ nhi có thể mút và đang còn bú, việc cho ăn này có thể xen kẽ với dung dịch uống, nước cháo cũng có ích để bổ sung liệu pháp bù nước. Liều lượng dung dịch uống hay dung dịch tiêm truyền trong liệu pháp bù thiếu có thể căn cứ trên trọng lượng cơ thể của trẻ (tính theo kg) nhân cho lượng nước (tính gần đúng theo ml) đã mất tùy theo bệnh cảnh của sự mất nước.
Nếu không có cân thì theo hướng dẫn về cách tính liều dùng Hydrite. Lượng dung dịch để bù tính được sẽ được cho uống trong vòng 6-8 giờ. Nếu việc bù nước thành công trong khoảng thời gian này, mọi dấu hiệu mất nước phải biến mất trừ lượng nước tiểu cần có thời gian để bình thường trở lại.
Liệu pháp duy trì
Khi tiêu chảy đã ngưng và thành công trong việc thay thế nước bị mất, bệnh nhân phải tiếp tục uống đủ dung dịch. Lượng dung dịch glucose-chất điện giải để duy trì là 100 ml/kg thể trọng cho nhũ nhi và 60 ml/kg thể trọng cho trẻ em cũng như người lớn và được cho uống trong vòng 24 giờ sau khi bù nước thành công. Nên tiếp tục cho bú nếu trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ bú sữa bò thì cũng có thể cho bú lại nhưng nên giới hạn khoảng 150 ml mỗi 4 tiếng và được pha loãng với nước hoặc dung dịch glucose-chất điện giải.
Tuy nhiên, nếu tiêu chảy lại xuất hiện sau mỗi lần cho bú sữa bò (đặc biệt với sữa khô đã lấy bớt chất béo) thì nên tránh cho ăn loại sữa bò đó. Cũng không nên cho ăn thức ăn rắn nếu đứa trẻ từ chối ăn hay chưa thực tỉnh táo. Khi bệnh nhân có thể ăn được rồi thì có thể bắt đầu cho ăn thức ăn rắn như vẫn ăn lúc chưa bệnh. Ngũ cốc, chuối, rau chín, khoai tây là những nguồn năng lượng tốt. Khi bắt đầu cho ăn thức ăn rắn nên cho ăn lượng nhỏ vì ăn no sẽ kích thích tiêu chảy.
Tìm hiểu thêm về bệnh tiêu chảy cấp
Thường tiêu chảy chấm dứt sau một hai ngày nhưng có thể kéo dài hơn mặc dù các dấu hiệu mất nước đã biến mất. Mục đích của biện pháp này là bù đắp tức khắc lượng nước và điện giải mất đi nếu có xảy ra. Liều lượng dịch uống bù đề nghị (xem bảng) áp dụng cho mọi trường hợp tiêu chảy với lượng lớn phân lỏng.
Nếu trọng lượng của bệnh nhân được theo dõi mỗi 8 giờ, trọng lượng cơ thể mất đi tương đương lượng nước mất liên tục. Lượng nước mất đi này cần được thay thế trong vòng 2 giờ với một lượng tương đương dung dịch glucose-chất điện giải để duy trì đủ nước.
Liều lượng đề nghị và cách uống dung dịch Hydrite
Sử dụng trọng lượng của bệnh nhân để tính thể tích cần dùng. Nếu không có cân, nên theo bảng hướng dẫn liều dùng Hydrite. Liệu pháp bù thiếu (6-8 giờ đầu tiên): Pha 2 viên Hydrite trong 200 ml nước chín để nguội, nếu cần khối lượng lớn thì dùng số viên tỷ lệ với lượng nước (ví dụ 10 viên trong 1000 ml).
Liệu pháp duy trì
(Khi tiêu chảy và ói mửa đã ngưng sau khi áp dụng liệu pháp bù thiếu).
Căn cứ trên thể trọng bệnh nhân, khối lượng cần để duy trì là:
Pha Hydrite như trong liệu pháp duy trì.
Hướng dẫn liều dùng Hydrite (Uống dung dịch Hydrite cho đến khi ngưng tiêu chảy, sau đó cần áp dụng bù nước duy trì). Liều dùng thực tế:
Có thể căn cứ trên tần số đi tiêu để tính thể tích dung dịch Hydrite cần thiết để bù:
Điều trị phòng ngừa (dùng để bù nước và chất điện giải ngay lúc bắt đầu có tiêu chảy): theo như chỉ dẫn và liều lượng như liệu pháp bù chủ động.Hoặc căn cứ trên trọng lượng mất đi (nếu theo dõi được thể trọng):Trọng lượng mất đi (ví dụ 250 g) = tình trạng mất nước; được bù bằng 250 ml dung dịch Hydrite cho uống trong vòng 2 giờ sau khi tính được trọng lượng mất.
Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, chỉ được áp dụng liệu pháp bù nước bằng đường uống khi liệu pháp tiêm truyền không có sẵn để thực hiện.
Cần tuân theo đúng cách pha và khối lượng dung dịch cho uống đã đề nghị. Một dung dịch loãng quá và/hoặc khối lượng cho uống ít hơn như đã đề nghị sẽ không cung cấp đầy đủ nước, các chất điện giải và glucose. Trong khi một dung dịch đậm đặc quá và một khối lượng cho uống nhiều hơn như yêu cầu có thể dẫn đến sự quá tải nước và chất điện giải đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em còn nhỏ tuổi.
Nếu cách pha và khối lượng dung dịch cho uống được theo đúng thì không có tác dụng không mong muốn.
]]>Bài viết Thuốc uống bù nước điện giải – ORESOL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Tên chung quốc tế: Oral rehydration salts, ORS.
Loại thuốc: Bù nước và điện giải.
Thuốc bột uống; viên nén sủi bọt.
Thành phần và hàm lượng thay đổi tùy theo nhà sản xuất.
Thành phần một gói bột (ORS của Unicef):
Cơ chế tác dụng: sự hấp thu của natri và nước ở ruột được tăng cường bởi glucose (hoặc carbohydrat khác). Glucose hấp thu tích cực ở ruột kéo theo hấp thu natri (hệ thống đồng vận chuyển glucose- natri ở ruột non).
Bù kali trong tiêu chảy cấp đặc biệt quan trọng ở trẻ em, vì trẻ mất kali trong phân cao hơn người lớn.
Bicarbonat (hoặc citrat) có tác dụng khắc phục tình trạng nhiễm toan chuyển hóa trong tiêu chảy.
Phòng và điều trị mất điện giải và nước trong ỉa chảy cấp từ nhẹ đến vừa.
– Vô niệu hoặc giảm niệu
– Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc
– Ỉa chảy nặng (khi ỉa chảy vượt quá 30 ml/kg thể trọng mỗi giờ, người bệnh có thể không uống được đủ nước để bù lượng nước bị mất liên tục).
– Nôn nhiều và kéo dài.
– Tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột.
– Thận trọng khi dùng cho người bệnh bị suy tim sung huyết, phù hoặc tình trạng giữ natri, vì dễ có nguy cơ gây tăng natri huyết, tăng kali huyết, suy tim hoặc phù.
– Người bệnh suy thận nặng hoặc xơ gan.
– Trong quá trình điều trị, cần theo dõi cẩn thận nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid base.
– Cần cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống nước giữa các lần uống dung dịch bù nước và điện giải để tránh tăng natri – huyết.
Không thấy có ảnh hưởng gì cho người mang thai. Thuốc dùng an toàn cho người mang thai.
Thuốc dùng được cho những người cho con bú.
Nôn nhẹ.
Tăng natri huyết; bù nước quá mức (mi mắt nặng).
Suy tim do bù nước quá mức.
Hòa tan các gói hoặc viên thuốc trong nước theo hướng dẫn ghi trên nhãn của từng loại chế phẩm sau đó cho uống dịch pha theo các liều như sau:
Bù nước:
Sau đó điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc tùy theo mức độ khát và đáp ứng với điều trị. Ở trẻ em, cho uống từng thìa một, uống liên tục cho đến hết liều đã quy định. Không nên cho uống một lúc quá nhiều, sẽ gây nôn.
Duy trì nước:
Liều giới hạn kê đơn cho người lớn: Tối đa 1000 ml/giờ.
Liều uống trong 4 giờ đầu, theo hướng dẫn của UNICEF, trong điều trị mất nước ở trẻ em bị ỉa chảy.
Tính liều dùng theo thể trọng cơ thể sẽ tốt hơn.
Với trẻ nhỏ cần cho uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần. Nếu chưa hết 24 giờ, trẻ đã uống hết 150 ml dịch/kg thì nên cho uống thêm nước trắng để tránh tăng natri huyết và đỡ khát.
Cần tiếp tục cho ăn uống bình thường, càng sớm càng tốt khi đã bù lại dịch thiếu và khi thèm ăn trở lại, đặc biệt trẻ bú mẹ cần phải được bú giữa các lần uống dịch. Cho người bệnh ăn kèm các thức ăn mềm, như cháo gạo, chuối, đậu, khoai tây, hoặc các thức ăn nhiều bột nhưng không có lactose.
Tránh dùng thức ăn hoặc dịch khác chứa các chất điện giải như nước quả hoặc thức ăn có muối cho tới khi ngừng điều trị, để tránh dùng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh ỉa chảy do thẩm thấu.
Dung dịch bù nước không được pha loãng với nước vì pha loãng làm giảm tính hấp thu của hệ thống đồng vận chuyển glucose – natri.
Bảo quản thuốc chưa pha ở nơi mát, nhiệt độ dưới 300C. Thuốc đã pha được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 24 giờ, sau đó vứt bỏ phần chưa dùng đến.
Triệu chứng quá liều bao gồm tăng natri – huyết (hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, cáu gắt, sốt cao…) khi uống ORS pha đậm đặc và triệu chứng thừa nước (mi mắt húp nặng, phù toàn thân, suy tim).
Benh.vn
Bài viết Thuốc uống bù nước điện giải – ORESOL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết KALEORID LP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>cho 1 viên Kaleorid LP
Potassium chloride 600 mg
Bổ sung kali:
Trên phương diện sinh lý, kali máu giảm dưới 3,6 mmol/l cho biết rằng cơ thể đang thiếu kali; việc thiếu kali có thể có nguồn gốc:
– do tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói, dùng thuốc nhuận trường kích thích.
– do thận: do tăng bài tiết qua thận, trong trường hợp có bệnh lý ở ống thận, bẩm sinh hoặc khi điều trị bằng thuốc lợi muối niệu, corticoid hay amphotericine B (IV), do dùng quá liều các chất kiềm hay các dẫn xuất của cam thảo.
– do nội tiết: tăng aldosterone nguyên phát (cần phải điều trị nguyên nhân).
Việc thiếu kali, về mặt triệu chứng, có thể gây: mỏi mệt ở các cơ, giả liệt, vọp bẻ và thay đổi điện tâm đồ, rối loạn khử cực, tăng kích thích tâm thất.
Ion Cl
– cung cấp ion Cl
– cho phép điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa thường có liên quan đến giảm kali máu.
Hoạt chất thuốc được phóng thích kéo dài làm giảm nguy cơ tăng K máu của KCl.
KCl được phóng thích kéo dài trong 6 đến 8 giờ. Nếu làm xét nghiệm quang tuyến vùng bụng, sẽ thấy được viên thuốc do cấu tạo của viên thuốc có một khuôn không tan từ đó phóng thích ra hoạt chất. Viên thuốc sau khi đã phóng thích hết hoạt chất vẫn còn nguyên dạng và được đào thải qua phân, điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng.
Hoạt chất thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, sự đào thải sẽ giảm và có thể gây tăng kali máu
Dùng cho trường hợp thiếu hụt Kali để làm tăng kali máu, nhất là khi do dùng thuốc: thuốc lợi muối niệu, corticoid, thuốc nhuận trường.
Tuyệt đối:
– Tăng kali máu hay tất cả các tình huống có thể gây tăng kali máu, đặc biệt là: suy thận, hội chứng addison, tiểu đường không kiểm soát được (do nhiễm acid chuyển hóa), rối loạn trương lực cơ bẩm sinh, dùng đồng thời với thuốc giữ kali riêng lẻ hay kết hợp với thuốc lợi muối niệu (ngoại trừ khi có kiểm tra chặt chẽ kali máu).
Tương đối:
– Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển (ngoại trừ trường hợp giảm kali máu).
– Kiểm tra kali máu trước và trong thời gian điều trị.
– Thận trọng khi sử dụng cho người già.
Chống chỉ định phối hợp:
– Thuốc lợi tiểu tăng kali máu (amiloride, canrenone, spironolactone, triamterene, dùng một mình hay phối hợp): nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu). Trong các trường hợp này phải chống chỉ định phối hợp, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
Không nên phối hợp:
– Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển: nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu): không phối hợp muối kali với một trong các thuốc trên, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
– Tăng kali máu (với nguy cơ đột tử): để tránh điều này, nên kiểm tra kali huyết thường xuyên.
– Dùng liều cao có thể gây loét dạ dày tá tràng. Nguy cơ gây lo t ruột non, ghi nhận ở một vài dạng uống, giảm do thuốc này được bào chế dưới dạng phóng thích kéo dài.
Điều trị thiếu kali đã được xác nhận: liều lượng được điều chỉnh theo giá trị kali máu định lượng trước và trong thời gian điều trị. Trường hợp chắc chắn hạ kali máu (dưới 3,6 mmol/l), bắt đầu với liều hàng ngày tương đương với 4 g KCl, tương đương với 52 mmol kali.
Liều hàng ngày được chia làm 2 đến 3 lần, nên uống thuốc vào cuối bữa ăn.
Benh.vn
Bài viết KALEORID LP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>