Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 09 Oct 2023 08:47:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Vaccin tam liên Sởi, Quai bị và Rubella https://benh.vn/thuoc/vaccin-tam-lien-soi-quai-bi-va-rubella/ Wed, 04 Apr 2018 03:05:12 +0000 http://benh2.vn/thuoc/vaccin-tam-lien-soi-quai-bi-va-rubella/ Tên chung quốc tế: Vaccinum morbillorum – parotitidis – rubellae vivum. Loại thuốc: Vaccin gây miễn dịch chủ động. Dạng thuốc và hàm lượng Thuốc tiêm (bột thuốc đông khô và dung môi để pha vừa đủ 0,5 ml). Mỗi liều vaccin đông khô chứa ít nhất 100 liều gây nhiễm mô cấy 50% (TCID50) […]

Bài viết Vaccin tam liên Sởi, Quai bị và Rubella đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Vaccinum morbillorum – parotitidis – rubellae vivum.

Loại thuốc: Vaccin gây miễn dịch chủ động.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm (bột thuốc đông khô và dung môi để pha vừa đủ 0,5 ml).

Mỗi liều vaccin đông khô chứa ít nhất 100 liều gây nhiễm mô cấy 50% (TCID50) của virus sởi sống, chủng Schwarz, siêu giảm hoạt lực; chứa ít nhất 5000 TCID50 của virus quai bị sống, chủng Urab AM – 9, giảm hoạt lực; chứa ít nhất 1000 TCID50 của virus rubella sống, chủng Wistar RA 27/3 M, giảm hoạt lực.

Các thành phần khác: Albumin nhau thai người vừa đủ; dung môi pha loãng. Vaccin có thể chứa một vài chất kháng khuẩn thích hợp như 1 lượng rất nhỏ neomycin và kanamycin.

Cơ chế tác dụng

Trong vaccin sống sởi, quai bị, rubella, virus sởi sống giảm hoạt lực được nuôi cấy trên tế bào nguyên thủy phôi gà, virus quai bị được điều chế bằng cách nuôi cấy trong trứng gà có phôi và virus rubella được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người. Miễn dịch hình thành khoảng 15 ngày sau khi tiêm vaccin, thời gian duy trì miễn dịch của từng vaccin đơn giá ít nhất 8 năm đối với quai bị và ít nhất 18 năm đối với rubella và sởi.

Chỉ định

Phòng sởi, quai bị và rubella cho trẻ em (12 tháng tuổi hoặc lớn hơn) và cho người lớn. Nếu trẻ em dưới 12 tháng tuổi đã được tiêm phòng thì cần được tiêm vaccin nhắc lại khi được 15 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại theo thường quy được khuyên dùng cho tất cả trẻ em khi bắt đầu đi nhà trẻ và cũng có thể khi vào trường học (tiểu học, trung học).

Ðối với trẻ em nhiễm HIV, vaccin sởi – quai bị – rubella được tiêm thường lệ vào lúc 15 tháng tuổi.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với neomycin và kanamycin, lao đang tiến triển chưa điều trị, đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, các trạng thái suy giảm miễn dịch, ung thư tế bào máu và hệ lympho bào. Tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vaccin và tránh tiêm phòng trong vòng 3 tháng sau khi được truyền máu toàn phần, huyết tương hoặc gamma globulin.

Người đã biết dị ứng với protein của trứng (phản ứng phản vệ sau khi ăn trứng).

Thận trọng

Khả năng sinh miễn dịch đối với bệnh sởi bị suy giảm nếu dùng vaccin trong vòng 6 tháng sau khi tiêm globulin miễn dịch.

Nên có sẵn adrenalin trong và sau khi tiêm vaccin.

Thời kỳ mang thai

Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ không nên tiêm vaccin trừ phi không mang thai vào thời điểm tiêm, và tránh thụ thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vaccin.

Thời kỳ cho con bú

Chưa rõ các vaccin sởi và quai bị có phân bố vào trong sữa hay không.

Virus vaccin rubella có thể truyền vào trẻ qua sữa mẹ.

Chưa có một báo cáo khoa học nào nêu tác dụng có hại của vaccin đối với trẻ.

Nhà sản xuất khuyến cáo rằng vaccin sởi – quai bị – rubella nên được dùng thận trọng cho các bà mẹ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Vaccin phối hợp được dung nạp tốt ở trẻ em. Phản ứng nhẹ có thể xảy ra 5 ngày sau khi tiêm: Sốt (có thể dự phòng bằng các loại thuốc hạ nhiệt), các triệu chứng hô hấp và mũi họng thoáng qua và ngoại ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Khó chịu, đau họng, phát ban, sốt, ban đỏ và đau chỗ tiêm.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, hạch bạch huyết to từng vùng, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết, phản ứng dị ứng, viêm khớp, đau khớp, viêm đa dây thần kinh.

Rất hiếm gặp: Co giật, viêm não.

Liều lượng và cách dùng

Vaccin tiêm bắp hay dưới da. Sau khi pha, vaccin có màu từ vàng nhạt đến đỏ tím.

Sau khi pha xong vaccin cần được tiêm ngay, tuy nhiên cũng có thể lưu giữ ở nhiệt độ từ 20C đến 80C và tránh ánh sáng trong thời gian không quá 8 giờ.

Ðối với trẻ dưới 12 tháng tuổi: Nếu có nguy cơ tiếp xúc với sởi thì nên tiêm một liều đơn vaccin sởi vào 6 – 11 tháng tuổi và sau đó liều thứ hai vaccin sởi – quai bị – rubella vào thời điểm trên 12 tháng tuổi.

Tiêm dưới da vào mặt ngoài cánh tay cho các trẻ em 15 tháng tuổi hoặc lớn hơn: liều 0,5 ml cho trẻ em 15 tháng tuổi và sau đó nhắc lại vào lúc 4 – 6 tuổi. Tại một số địa phương có thể tiêm phòng vaccin sởi – quai bị – rubella cho trẻ 12 tháng tuổi.

Tương tác thuốc

Do nguy cơ bị bất hoạt nên không được tiêm vaccin trong vòng 6 tuần (nếu có thể, trong vòng 3 tháng) sau khi tiêm globulin miễn dịch hoặc sản phẩm máu có chứa globulin miễn dịch (máu toàn phần, huyết tương, v.v…).

Cũng vì lý do này, không nên tiêm globulin miễn dịch trong vòng 2 tuần sau khi tiêm vaccin.

Các kết quả dương tính của phản ứng ngoài da đối với tuberculin có thể trở thành âm tính tạm thời sau khi tiêm vaccin.

Có thể dùng đồng thời vaccin sởi – quai bị – rubella với các vaccin khác như vaccin Haemophilus influenzae typ b (Hib) dạng liên kết, vaccin viêm gan B, các giải độc tố bạch hầu, uốn ván và vaccin ho gà vô bào hấp phụ, vaccin bại liệt uống.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản vaccin ở nhiệt độ 2 độ C đến 8 độ C, tránh ánh sáng. Trong điều kiện này, hiệu lực của vaccin sẽ được bảo đảm cho đến hạn dùng đã được ghi trên nhãn. Có thể làm đông băng cho riêng vaccin mà không cho dịch pha.

Benh.vn

Bài viết Vaccin tam liên Sởi, Quai bị và Rubella đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM TĨNH MẠCH https://benh.vn/thuoc/globulin-mien-dich-tiem-tinh-mach/ Mon, 07 Mar 2016 03:02:45 +0000 http://benh2.vn/thuoc/globulin-mien-dich-tiem-tinh-mach/ Gammagard (globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IGIV)) là một chế phẩm tiệt trùng được làm từ huyết tương người. Nó chứa các kháng thể để giúp cơ thể tự bảo vệ mình chống lại nhiễm trùng từ các bệnh khác nhau. Gammagard được sử dụng để điều trị suy giảm miễn dịch tiên phát […]

Bài viết GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM TĨNH MẠCH đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gammagard (globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IGIV)) là một chế phẩm tiệt trùng được làm từ huyết tương người. Nó chứa các kháng thể để giúp cơ thể tự bảo vệ mình chống lại nhiễm trùng từ các bệnh khác nhau.

Gammagard được sử dụng để điều trị suy giảm miễn dịch tiên phát (PI), và để giảm nguy cơ nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch hoạt động kém chẳng hạn như những người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL).

Gammagard cũng được sử dụng để tăng tiểu cầu (tế bào máu đông) ở những người ITP (ITP) và để ngăn ngừa chứng phình động mạch gây ra bởi sự suy yếu của các động mạch chính kết hợp với hội chứng Kawasaki.

Gammagard cũng được sử dụng để điều trị viêm thần kinh mãn tính demyelinating (CIDP), một rối loạn thần kinh suy nhược gây yếu cơ và có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Gammagard cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.

Dạng trình bày

Dung dịch tiêm tĩnh mạch

500mg protein trong 10ml dung dịch.

1g protein trong 10ml dung dịch.

2,5g protein trong 50ml dung dịch.

5g protein trong 100ml dung dịch.

10g protein trong 100ml dung dịch.

20g protein trong 200ml dung dịch.

12,5g protein trong 250ml dung dịch

Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn

Thành phần: Globulin miễn dịch

Dược lực học

Cơ chế tác dụng:

Thuốc gây miễn dịch thụ động. Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IGIV) được dùng để tạo miễn dịch thụ động, nhờ tăng hiệu giá kháng thể của cá thể và tăng khả năng phản ứng kháng thể – kháng nguyên. Các kháng thể IgG có trong IGIV có tác dụng giúp dự phòng hoặc thay đổi một số bệnh nhiễm khuẩn ở những người dễ mắc.

Cơ chế mà IGIV làm tăng số lượng tiểu cầu trong điều trị bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát chưa được sáng tỏ đầy đủ. Có thể IGIV đã bão hòa thụ thể Fc ở tế bào của hệ nội mạc võng mô, nên đã làm giảm hiện tượng thực bào các tế bào gắn kháng thể do Fc làm trung gian.

Sự chẹn thụ thể Fc có thể xảy ra ở tủy xương, lách và các nơi khác của hệ nội võng mô và có thể xảy ra qua cạnh tranh với thụ thể Fc do tăng nồng độ IgG của huyết thanh hoặc do phức hợp miễn dịch lưu hành. Cũng có thể hoặc do ái lực của thụ thể Fc đối với IgG bị biến đổi hoặc do sản xuất kháng thể tiểu cầu bị ức chế.

Dược động học

Sau khi truyền tĩnh mạch Immunoglobulin, IgG xuất hiện tức thì ở huyết thanh. Nồng độ IgG trong huyết thanh tùy thuộc trực tiếp theo liều dùng. Nửa đời của IgG được thông báo vào khoảng 21 – 29 ngày

Chỉ định

Trong y học người ta đã sử dụng IVIG cho nhiều chuyên ngành khác nhau. Riêng chuyên ngành Da liễu đã và đang sử dụng nó cho một số trường hợp:

Bệnh thải ghép, viêm bì cơ, pemphigus thường, pemphigus vảy lá, bệnh bọng nước dạng pemphigus, ly thượng bì bọng nước mắc phải, bệnh bọng nước ở phụ nữ có thai, hồng ban đa dạng, mày đay mạn, viêm da cơ địa, viêm da mủ hoại thư, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh Kawasaki, hội chứng Stevens Johnson, hội chứng Lyell, hội chưng sốc nhiễm độc, bệnh Graves, bệnh sẩn nhầy, hội chứng Kawasaki, bệnh sởi…

Chống chỉ định

Tuyệt đối: Tiền sử phản ứng toàn thân nặng với globulin miễn dịch hay với kháng IgA, mẫn cảm với Thimerosal, thiếu IgA chọn lọc.

Tương đối: Rối loạn chức năng thận tiến triển, có thai

Liều và cách dùng

Cách dùng:

IGIV được truyền tĩnh mạch và không được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. IGIV phải được dùng qua đường truyền riêng và không được pha lẫn vào các thuốc hoặc dịch truyền tĩnh mạch khác. Nếu phản ứng không mong muốn xảy ra thì phải giảm tốc độ truyền hoặc ngừng truyền cho đến khi hết phản ứng. Sau đó lại có thể tiếp tục truyền với tốc độ mà người bệnh dung nạp được.

Liều lượng của IVIG trong điều trị bệnh lý viêm hay bệnh lý tự miễn là cao hơn nhiều so với liều lượng được dùng trong điều trị bệnh lý suy giảm miễn dịch. Liều lượng dùng thường được khuyến cáo là 2g/ kg/ 1 tháng. Với tổng liều này người ta thường dùng theo một trong hai cách sau đây:

Cách thứ nhất: 1g/kg/ngày trong 2 ngày liên tiếp hoặc

Cách thứ hai: 0,4g/ kg/ ngày/ 5 ngày liên tiếp.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Cần theo dõi người bệnh liên tục trong khi tiêm truyền và không được vượt quá tốc độ truyền đã chỉ định vì tụt huyết áp và những biểu hiện lâm sàng của phản ứng phản vệ có thể liên quan đến tốc độ truyền. Phải luôn có sẵn adrenalin để xử lí kịp thời

Tương tác thuốc

Immunoglobulin có thể dùng cùng vaccin bất hoạt virus viêm gan A, nhưng ở vị trí khác và với bộ tiêm truyền riêng.

Thời điểm có thể dùng vaccin virus sởi sống sau khi dùng IGIV là sau ít nhất 8 tháng đối với người bệnh suy giảm miễn dịch, 8- 10 tháng đối với người bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát và 11 tháng đối với người bị hội chứng Kawasaki.

Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn khi dùng IGIV thường liên quan đến tốc độ tiêm truyền hơn là do liều dùng. Đau nhẹ ở ngực, hông, lưng, khớp, chuột rút, đau sơ, buồn nôn, nôn, rét run, sốt, mệt mỏi, đau dầu, ngứa, mày đay, kích động, bốc hỏa, tăng huyết áp, khó thở, khò khè, tím xanh là những tác dụng không mong muốn thường gặp sau khi truyền IGIV.

Ngoài ra, hiếm gặp trường hợp hội chứng viêm màng não vô khuẩn ở người bệnh điều trị IGIV và chưa rõ sau khi dùng IGIV nhiều giờ cho đến 2 ngày với các triệu chứng: nhức đầu dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, nôn, ngủ lịm, sốt, đau khi cử động mắt. Phân tích dịch não tủy thường phát hiện nồng độ protein lên tới hàng trăm miligram/decilit. Hội chứng này thường mất sau 3 – 5 ngày, không để lại di chứng.

Bảo quản

Tùy theo biệt dược và từng loại thuốc dạng dung dịch bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C nếu bột đông khô bảo quản ở nhiệt độ < 25 độ C

Bài viết GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM TĨNH MẠCH đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM BẮP https://benh.vn/thuoc/globulin-mien-dich-tiem-bap/ Mon, 29 Feb 2016 03:02:45 +0000 http://benh2.vn/thuoc/globulin-mien-dich-tiem-bap/ Globulin miễn dịch tiêm bắp, được dùng để tạo miễn dịch thụ động cho những đối tượng nhạy cảm phải tiếp xúc với một số bệnh lây nhiễm, khi chưa được tiêm vắc xin phòng các bệnh đó. Dạng trình bày: Dung dịch để tiêm bắp Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn Thành phần IGIM chứa 15 […]

Bài viết GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM BẮP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Globulin miễn dịch tiêm bắp, được dùng để tạo miễn dịch thụ động cho những đối tượng nhạy cảm phải tiếp xúc với một số bệnh lây nhiễm, khi chưa được tiêm vắc xin phòng các bệnh đó.

Dạng trình bày: Dung dịch để tiêm bắp

Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn

Thành phần

IGIM chứa 15 – 18% protein, trong đó immunoglobulin G (IgG, gamma globulin) chiếm không dưới 90%. IGIM là dung dịch trong suốt hoặc hơi đục, hầu như không mùi và không màu hoặc có thể có màu nâu nhạt do sự có mặt của hemoglobin biến tính.

IGIM được điều chỉnh tới pH 6,4 – 7,2 bằng natri carbonat, natri bicarbonat, và/hoặc đệm natri acetat acid acetic. IGIM cũng còn chứa glycin như một tác nhân ổn định và thimerosal là chất bảo quản (0,3 M glycin và 100 microgam/ml thimerosal).

Dược lực học

Globulin miễn dịch tiêm bắp (IGIM) là một dung dịch vô khuẩn, không chứa chí nhiệt tố, gồm các globulin chứa nhiều loại kháng thể có mặt bình thường trong máu người trưởng thành. Các kháng thể IgG này được dùng để tạo miễn dịch thụ động nhờ sự gia tăng hiệu giá kháng thể và khả năng phản ứng kháng nguyên – kháng thể.

Các kháng thể IgG có trong globulin miễn dịch tiêm bắp có tác dụng phòng bệnh hoặc làm thay đổi diễn biến của một số bệnh nhiễm khuẩn ở những người dễ mắc.

Dược động học

Sau khi tiêm bắp globulin miễn dịch tiêm bắp, nồng độ đỉnh IgG huyết thanh đạt được trong vòng 2 ngày. IgG có trong globulin miễn dịch tiêm bắp được phân bố nhanh và ngang nhau giữa các khu vực trong và ngoài mạch máu. Nửa đời thải trừ của IgG ở những người có hàm lượng IgG bình thường khoảng 23 ngày. Thời gian tác dụng miễn dịch thường kéo dài trong vòng 3 – 4 tuần.

Chỉ định

Viêm gan A: Phơi nhiễm trong vòng 14 ngày và trước khi có biểu hiện của bệnh.

Sởi: Dự phòng cho người chưa tiêm phòng sởi, chưa mắc sởi bao giờ nhưng đã phơi nhiễm trước đó với sởi trong vòng 6 ngày. Trẻ em trên 12 tháng tuổi sau 3 tháng tiêm globulin miễn dịch tiêm bắp phải tiêm vắc xin phòng sởi vì kháng thể kháng sởi có thể đã giảm.

Thủy đậu: Khi không có globulin miễn dịch varicella zoster (VZIG); có thể thay thế bằng globulin miễn dịch tiêm bắp để dự phòng thủy đậu sau 72 giờ phơi nhiễm nhưng thường khuyến cáo dùng IGIV hơn là globulin miễn dịch tiêm bắp.

Rubella: Dự phòng sau phơi nhiễm (trong vòng 72 giờ) cho người mang thai để giảm nguy cơ lây nhiễm khi không muốn đi bệnh viện phá thai. Đây không phải là chỉ định thường lệ cho dự phòng rubella sau phơi nhiễm ở đầu thai kỳ.

Suy giảm globulin miễn dịch IgG: Liệu pháp thay thế để giúp ngăn chặn các nhiễm khuẩn nặng.

Chống chỉ định

Người đã có các phản ứng phản vệ hoặc phản ứng toàn thân nặng đối với globulin miễn dịch hay với bất kỳ thành phần nào có trong chế phẩm. Cần sẵn có adrenalin để xử trí ngay phản ứng phản vệ nếu xảy ra.

Người bị thiếu hụt IgA chọn lọc vì những người này có thể có kháng thể kháng IgA và phản ứng phản vệ có thể xảy ra sau khi tiêm globulin miễn dịch tiêm bắp hoặc các sản phẩm khác được điều chế từ máu có chứa IgA.

Giảm tiểu cầu nặng hoặc rối loạn đông máu trầm trọng.

Không được tiêm tĩnh mạch vì dễ gây sốc phản vệ.

Liều và cách dùng

Cách dùng

Globulin miễn dịch tiêm bắp (IGIM) không được tiêm dưới da, trong da hoặc tiêm tĩnh mạch.

Ở người lớn và trẻ em, tiêm globulin miễn dịch tiêm bắp vào bắp thịt tốt nhất là vùng cơ delta hoặc vào mặt trước – bên của đùi. Vì nguy cơ tổn thương dây thần kinh tọa, do đó chỉ tiêm mông khi cần, tiêm một khối lượng lớn hơn 10 ml, phải chia thành nhiều liều nhỏ để tiêm ở nhiều vị trí. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tốt hơn hết là nên tiêm globulin miễn dịch tiêm bắp vào mặt trước bên của đùi. Tổng liều một lần tiêm bắp thịt không được vượt quá 20 ml (ngay cả đối với người lớn).

Trước khi tiêm, phải kiểm tra bằng mắt để phát hiện các hạt nhỏ và sự đổi màu của dung dịch thuốc. Cần rút nhẹ piston của bơm tiêm ra một chút để đảm bảo rằng kim tiêm không xuyên vào mạch máu.

Nếu có máu hay bất cứ sự đổi màu bất thường nào xuất hiện trong bơm tiêm thì nên rút kim tiêm ra và hủy bỏ bơm tiêm đó. Một liều mới của globulin miễn dịch tiêm bắp được tiêm vào một vị trí khác, dùng một bơm tiêm và kim tiêm mới. Để đề phòng việc lây truyền virus viêm gan và các tác nhân nhiễm khuẩn khác từ người này sang người khác, mỗi người được tiêm globulin miễn dịch tiêm bắp cần được dùng cho riêng mình một bơm tiêm và kim tiêm vô khuẩn.

Liều lượng

Viêm gan A:

Dự phòng trước khi phơi nhiễm cho những người định đi du lịch vào vùng có bệnh viêm gan lưu hành (nên tiêm vắc xin phòng viêm gan A hơn): 0,02 ml/kg cho 1 liều duy nhất đối với người dự kiến phơi nhiễm dưới 3 tháng (liều này có tác dụng bảo vệ tới 3 tháng); 0,06 ml/kg cho 1 liều duy nhất đối với người dự kiến phơi nhiễm bằng hoặc trên 3 tháng. Lặp lại liều thích hợp cách 5 tháng 1 lần nếu tiếp tục phơi nhiễm.

Dự phòng sau phơi nhiễm: 0,02 ml/kg cho một liều duy nhất càng sớm càng tốt, trong vòng 14 ngày phơi nhiễm (nếu phơi nhiễm trên 2 tuần, không khuyến cáo tiêm globulin miễn dịch tiêm bắp). Không cần IgG nếu trước khi phơi nhiễm 1 tháng hay trên 1 tháng đã tiêm 1 liều vắc xin phòng viêm gan A.

Sởi:

Dự phòng cho người có khả năng đáp ứng miễn dịch: 0,2 – 0,25 ml/kg/liều (liều tối đa 15 ml) cho một liều duy nhất trong vòng 6 ngày phơi nhiễm. 5 – 6 tháng sau nếu cần, cho tiêm vắc xin sởi sống giảm độc lực cho trẻ em từ 12 tháng trở lên trừ khi có chống chỉ định. Dự phòng cho người suy giảm miễn dịch: 0,5 ml/kg (tối đa 15 ml) cho một liều duy nhất ngay sau khi phơi nhiễm.

Rubella:

Dự phòng trong khi mang thai: 0,55 ml/kg/liều cho một liều duy nhất trong vòng 72 giờ phơi nhiễm. Tuy nhiên, không khuyến cáo dùng theo thông lệ.

Thủy đậu:

Dự phòng: 0,6 – 1,2 ml/kg (nên dùng globulin miễn dịch thủy đậu Varicella zoster VZIG hơn) trong vòng 72 giờ phơi nhiễm.

Để dự phòng, nếu không có sẵn VZIG, thường được khuyến cáo dùng IGIV (không phải là globulin miễn dịch tiêm bắp).

Suy giảm IgG:

0,66 ml/kg/liều (ít nhất 100 mg/kg), cách 3 – 4 tuần 1 lần. Lúc bắt đầu điều trị, có thể cho liều gấp đôi. Một số người bệnh có thể cần phải tiêm nhiều lần hơn.

Suy giảm globulin miễn dịch cần phải duy trì nồng độ IgG trong huyết tương trên 200 mg/100 ml để ngăn chặn nhiễm khuẩn nặng. Một liều đơn tối đa globulin miễn dịch tiêm bắp đối với người lớn: 30 – 50 ml; trẻ nhỏ: 20 – 30 ml.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Cần dùng globulin miễn dịch tiêm bắp thật thận trọng cho người bị chứng giảm tiểu cầu nặng hoặc bất cứ một rối loạn đông máu nào vì xuất huyết có thể xảy ra sau khi tiêm thuốc vào bắp thịt.

Phải dùng kim tiêm nhỏ cỡ 23 hoặc nhỏ hơn, tiêm xong không day mà ấn chặt vị trí tiêm ít nhất trong vòng 2 phút. Các dữ liệu dịch tễ học và xét nghiệm chỉ ra rằng các chế phẩm globulin miễn dịch tiêm bắp hiện có không tạo ra một nguy cơ nào lan truyền virus gây bệnh suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Cùng với việc sàng lọc tất cả các mẫu máu của người cho để phát hiện kháng thể kháng HIV và loại bỏ tất cả những mẫu có phản ứng dương tính, quy trình sản xuất globulin miễn dịch tiêm bắp bao gồm các bước thanh lọc nhằm có được một hành lang an toàn tối đa để loại trừ mọi lây nhiễm.

Không nên làm test da vì có thể xảy ra kích ứng tại chỗ làm đánh giá nhầm kết quả.

Thời kỳ mang thai

Nói chung mang thai không coi là một chống chỉ định dùng globulin miễn dịch. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến sự sinh sản ở động vật chưa được thực hiện đối với globulin miễn dịch tiêm bắp. Hiện còn chưa rõ liệu globulin miễn dịch tiêm bắp có gây hại cho thai khi dùng cho người mang thai hay không.

Do đó chỉ dùng globulin miễn dịch tiêm bắp trong thời kỳ thai nghén khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu nào ở người. Hiện còn chưa rõ liệu globulin miễn dịch tiêm bắp có được phân bố vào trong sữa mẹ hay không.

Tương tác thuốc

Vắc xin sống: Các chế phẩm globulin miễn dịch không ngăn cản đáp ứng miễn dịch của vắc xin virus cúm sống nhỏ mũi, vắc xin virus sốt vàng sống, vắc xin thương hàn sống uống hoặc vắc xin uống chống virus bại liệt sống. Các vắc xin sống này có thể cho đồng thời hoặc bất cứ lúc nào, trước hay sau globulin miễn dịch.

Vắc xin sởi, quai bị, rubella và thủy đậu: Các kháng thể có trong globulin miễn dịch có thể cản trở đáp ứng miễn dịch đối với các loại vắc xin này và các vắc xin này không được cho đồng thời mà phải cho cách nhau một khoảng thời gian nhất định trước hoặc sau khi dùng globulin miễn dịch.

Vắc xin bất hoạt và giải độc tố: Dùng vắc xin bất hoạt và giải độc tố đồng thời hoặc bất cứ lúc nào, trước hay sau khi tiêm globulin miễn dịch không tác động nhiều về lâm sàng đối với đáp ứng miễn dịch.

Vắc xin virus viêm gan A bất hoạt có thể tiêm đồng thời với globulin miễn dịch nhưng ở vị trí khác và dùng bơm tiêm riêng.

Tác dụng không mong muốn

Đau, nhạy cảm đau và căng cứng cơ có thể xảy ra tại vị trí tiêm bắp và tồn tại một số giờ sau khi tiêm globulin miễn dịch tiêm bắp. Viêm tại chỗ, nổi mày đay và phù mạch đôi khi xảy ra; nhức đầu, khó chịu và hội chứng thận hư cũng đã được thông báo.

Các lần tiêm nhắc lại globulin miễn dịch tiêm bắp, đặc biệt là ở những người dị ứng có thể gây mẫn cảm thường biểu hiện sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi. Các phản ứng tại chỗ và toàn thân nặng, kể cả sốc phản vệ ở người bệnh tăng mẫn cảm đối với globulin miễn dịch tiêm bắp cũng đã được thông báo. Nếu vô ý tiêm globulin miễn dịch tiêm bắp vào tĩnh mạch có thể dẫn đến những phản ứng tăng mẫn cảm nghiêm trọng.

Chưa xác định được tỷ lệ ADR.

Tim mạch: Mặt bừng đỏ, phù mạch.

Hệ thần kinh trung ương: Rét run, li bì, sốt.

Da liễu: Ngứa, hồng ban.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.

Tại chỗ: Đau, cứng cơ ở vị trí tiêm.

Cơ xương thần kinh: Đau cơ.

Khác: Phản ứng quá mẫn.

Xử trí ADR: Cần chuẩn bị sẵn phương tiện cấp cứu khi xảy ra phản ứng phản vệ.

Bảo quản

Globulin miễn dịch tiêm bắp cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 2 – 8 độ C và không được để đông băng. Thời hạn dùng của globulin miễn dịch tiêm bắp không được quá 3 năm kể từ ngày xuất khỏi kho lạnh (5 độ C) của nhà sản xuất.

Bài viết GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM BẮP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>