Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 19 Oct 2023 02:03:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Thuốc Chloroquine (Cloroquin) là thuốc gì? Chữa bệnh gì? https://benh.vn/thuoc/thuoc-chloroquine-cloroquin-la-thuoc-gi-chua-benh-gi/ https://benh.vn/thuoc/thuoc-chloroquine-cloroquin-la-thuoc-gi-chua-benh-gi/#respond Mon, 23 Mar 2020 14:00:39 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=74855 Thuốc Chloroquine dùng để phòng và điều trị sốt rét, amip ngoài ruột, lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp. Đây là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế, là thuốc độ bảng B nên phải sử dụng hết sức thận trọng theo chỉ dẫn của […]

Bài viết Thuốc Chloroquine (Cloroquin) là thuốc gì? Chữa bệnh gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Chloroquine dùng để phòng và điều trị sốt rét, amip ngoài ruột, lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp. Đây là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế, là thuốc độ bảng B nên phải sử dụng hết sức thận trọng theo chỉ dẫn của bác sỹ điều trị.

Thuốc Chloroquine phosphate

1. Thuốc Chloroquine, tổng quan

1.1. Nguồn gốc của thuốc Chloroquine

Tên chung quốc tế của thuốc Cloroquin: Chloroquine

Chloroquine được khám phá vào năm 1934 bởi Hans Andersag và các đồng sự tại phòng thí nghiệm Bayer và được đặt tên là “Resochin”. Tuy nhiên, sau đó thuốc không được ứng dụng trong trị bệnh vì gây độc đối với cơ thể người.

Sau đó, qua nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác dụng phòng và chữa bệnh sốt rét của Chloroquine nên thuốc bắt đầu được ứng dụng chữa sốt rét từ năm 1947. Cho tới hiện nay, thuốc còn được sử dụng trong điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, amip ngoài ruột.

1.2. Nhà sản xuất, nhà cung ứng của thuốc này trên thị trường.

Thuốc Cloroquin có nhiều nhà sản xuất trong và ngoài nước dưới dạng thuốc gốc hoặc biệt dược. Các biệt dược chứa Cloroquin như Chloroquine FNA, Resochin, Dawaquin, and Lariago, Resochin (của hãng dược phẩm Bayer)

biệt dược thuốc cloroquin

1.3. Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc

100 mg cloroquin base tương ứng 161 mg cloroquin phosphat, tương ứng 136 mg cloroquin sulfat.

Viên nén 100 mg, 150 mg và 250 mg cloroquin base.

Viên nén Cloroquin sulfat; viên nén Cloroquin phosphat; thuốc tiêm Cloroquin hydroclorid chứa khoảng 47,5 mg đến 52,5 mg Cloroquin dihydroclorid/ml.

Thuốc tiêm cloroquin sulfat; thuốc tiêm cloroquin phosphat.

2. Thành phần và công dụng thuốc Cloroquin

2.1. Thành phần của thuốc Cloroquin là gì?

Cloroquin Sulfat, Cloroquin Phosphat, Cloroquin Dihydroclorid, Cloroquin Hydroclorid, Cloroquin Base.

2.2. Chỉ định của thuốc điều trị bệnh gì?

Cloroquin được chỉ định dùng để phòng ngừa hoặc điều trị sốt rét cấp tính do P. malariae, P. vivax, P. ovale và chủng P. falciparum nhạy cảm với thuốc.

Thuốc cũng được dùng để diệt amíp ngoài ruột.

Viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.

3. Những lưu ý khí sử dụng thuốc Cloroquin

3.1. Sử dụng thuốc Cloroquin như thế nào? Khi nào? Liều dùng bao nhiêu?

Liều lượng và cách dùng

  • Liều lượng của Cloroquin thông thường được tính bằng cloroquin base.
  • 300 mg cloroquin base tương đương với 500 mg Cloroquin phosphat hoặc 400 mg Cloroquin sulfat. Cloroquin base 40 mg tương đương với 50 mg Cloroquin hydroclorid.

Ðiều trị cơn sốt rét cấp tính bằng thuốc Cloroquin

Liều uống thường dùng cho người lớn và trẻ em: Tổng liều uống trong 3 ngày thông thường tương đương với liều cloroquin base 25 mg/kg/thể trọng. Cách dùng như sau: lần đầu 10 mg/kg, sau 6 – 8 giờ: 5 mg/kg, 2 ngày sau uống 5 mg/kg/ngày. Hoặc 2 ngày đầu: 10 mg/kg/ngày, ngày thứ ba: 5 mg/kg.

Ðôi khi đối với người lớn, liều dùng không cần tính theo thể trọng, mà dùng như sau: Ngày đầu, lần thứ nhất 600 mg, sau 6 – 8 giờ 300 mg, hai ngày tiếp theo 300 mg/ngày.

Thuốc tiêm: Có thể dùng trong trường hợp rất nặng hoặc người bệnh không thể uống được. Phác đồ tiêm cho người lớn và trẻ em được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo như sau:

Cho một liều nạp tương đương với 10 mg cloroquin base/kg, tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch cùng với dung dịch natri clorid đẳng trương kéo dài ít nhất trong 8 giờ và sau đó tiêm truyền thêm 3 lần nữa trong 24 giờ sau với liều 5 mg/kg, mỗi lần truyền kéo dài 8 giờ. Một cách khác, toàn bộ quá trình điều trị có thể cho trong 30 giờ, mỗi lần truyền trong 6 giờ với liều 5 mg/kg. Phải theo dõi chặt chẽ hạ huyết áp và các dấu hiệu khác về độc tính đối với tim mạch.

Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da đã được dùng khi không thể tiêm tĩnh mạch được.

Liều tiêm bắp hoặc dưới da đối với người lớn và trẻ em: 3,5 mg/kg cách 6 giờ/1 lần hoặc 2,5 mg/kg cách 4 giờ/lần cho tới tổng liều tương đương với 25 mg cloroquin base/kg.

Khi tình trạng người bệnh cho phép, phải chuyển sang dùng thuốc uống ngay.

Liều tiêm bắp hoặc tiêm dưới da một lần không bao giờ được quá 5 mg base/kg vì trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác dụng của L4 – aminoquinolin. Phản ứng thuốc nghiêm trọng và chết đột ngột đã được báo cáo sau khi tiêm cho trẻ em.

3.2. Cách dùng thuốc Cloroquin điều trị sốt rét theo Chương trình phòng chống sốt rét Việt Nam

Chương trình phòng chống sốt rét Việt Nam dùng viên cloroquin phosphat 250 mg (tương ứng 150mg cloroquin base ngày đầu 10 mg/kg, ngày thứ hai và ba 5 mg/kg) cụ thể như sau:

  • Dưới 1 tuổi, ngày đầu 1/2 viên (chia 2 lần), ngày hai 1/4 viên, ngày ba 1/4 viên;
  • Từ 1 đến dưới 5 tuổi, ngày đầu 1 viên (chia 2 lần), ngày hai 1/2 viên, ngày ba 1/2 viên
  • Từ 5 đến dưới 12 tuổi, ngày đầu 2 viên (chia 2 lần), ngày hai 1 viên, ngày ba 1 viên.
  • Từ 12 đến 15 tuổi, ngày đầu 3 viên (chia 2 lần), ngày hai 1 và 1/2 viên, ngày ba 1 và 1/2 viên
  • Trên 15 tuổi, ngày đầu 4 viên (chia 2 lần), ngày hai 2 viên, ngày ba 2 viên.

Ðiều trị dự phòng cho khu vực miền núi phía Bắc, khu 4 cũ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, cho dân từ vùng không có sốt rét hoặc vùng có sốt rét lưu hành (SRLH) nhẹ đi vào vùng SRLH nặng trong thời gian dài: Cloroquin, viên 250 mg (150 mg cloroquin, base)

  • Người lớn: 2 viên/tuần.
  • Trẻ em: Dưới 4 tháng: 1/4 viên/tuần; 4 – 11 tháng và 1 – 2 tuổi: 1/2 viên/tuần; 3 – 4 tuổi: 3/4 viên/tuần; 5 – 10 tuổi: 1 viên/tuần; trên 11 tuổi: 2 viên/tuần. Uống ít nhất 3 – 6 tháng đầu mới vào vùng có SRLH.

3.3. Liều dùng thuốc Cloroquin cho các bệnh lý khác

  • Viêm gan do amip: Dùng phối hợp với emetin hoặc dehydroemetin khi không dùng được metronidazol. Hai ngày đầu, mỗi ngày 600 mg cloroquin base, sau đó 300 mg/ngày, trong vòng 2 đến 3 tuần. Ðối với trẻ em: Liều gợi ý: 6 mg base/kg/ngày cho trong 3 tuần. Liều tối đa một ngày: 300 mg base/ngày.
  • Luput ban đỏ hình đĩa và hệ thống: Người lớn bắt đầu dùng 150 – 300 mg đến khi triệu chứng bệnh giảm có thể dùng liều 150 mg/ngày; trẻ em dùng 3 mg/kg thể trọng.
  • Viêm khớp dạng thấp: Liều dùng 150 mg/ngày (liều tối đa 2,5 mg/kg/ngày). Dùng khoảng 6 tháng, trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng 10 tháng/năm. Nên hạn chế sử dụng vì độc tính của thuốc.
  • Phản ứng dị ứng ánh sáng: Người lớn 150 – 300 mg/ngày cloroquin base trong thời gian tiếp xúc với nắng to; trẻ em (liều tối đa) 3 mg/kg thể trọng.
  • Loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện muộn ở da: Dùng liều thấp cloroquin phosphat, mỗi lần 125 mg, 2 lần/tuần.

3.4. Những ai nên sử dụng thuốc Cloroquin

Vì thuốc Cloroquin là thuốc độc bảng B nên chỉ sử dụng thuốc nếu có bác sỹ chỉ định trong các bệnh lý Sốt rét, Lupus ban đỏ hệ thống, Viêm khớp dạng thấp, Nhiễm trùng Amip ngoài ruột.

3.5. Những ai không nên sử dụng thuốc Cloroquin hoặc phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng.

Những người quá mẫn với các hợp chất 4 – Aminoquinolin không được sử dụng.

Những người bị suy gan, suy thận hoặc bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng.

3.6. Giá bán của thuốc Cloroquin

Giá thuốc Cloroquin sản xuất ở Việt Nam

Thuốc Cloroquin sản xuất tại Việt Nam có giá bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc dưới 1,000/viên. Đây là thuốc nằm trong chương trình chống sốt rét quốc gia nên được nhà nước quản lý chặt về giá.

4. Tác dụng không mong muốn và lưu ý khi sử dụng

4.1 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Nói chung, khi sử dụng liều cao và kéo dài, cloroquin có ảnh hưởng lên thị lực của người bệnh, nhưng ảnh hưởng này thường hết khi ngừng dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc này cũng có một số ADR khác như: tác dụng trên thần kinh cơ, đường tiêu hóa, dị ứng da, trên thần kinh trung ương, và có thể có cả trên tim. Cụ thể như sau:

  • Thường gặp, ADR > 1/100
  • Toàn thân: Ðau đầu.
  • Da: Phát ban, ngứa.
  • Tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, ỉa chảy.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
  • Tâm thần: Loạn tâm thần, lo âu, thay đổi nhân cách.
  • Mắt: Nhìn mờ, bệnh giác mạc, giảm thị lực, bệnh võng mạc.
  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000
  • Toàn thân: Giảm thính lực, điếc, bệnh thần kinh cơ, bệnh cơ.
  • Tóc: Rụng tóc, biến đổi sắc tố của tóc.
  • Da: Nhạy cảm ánh sáng, bắt mầu các màng niêm dịch, màu xanh đen.
  • Máu: Suy tủy, mất bạch cầu hạt có phục hồi, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu trung tính.
  • Thần kinh trung ương: Co giật, ù tai.
  • Tuần hoàn: Ðộc tính với hệ tim mạch, ngừng tim, ngừng thở.

4.2. Quá liều thuốc Cloroquin và xử trí

Triệu chứng: Các triệu chứng quá liều có thể xuất hiện trong phút chốc như: đau đầu, choáng váng, rối loạn thị lực, nôn mửa, buồn nôn, trụy tim mạch, co giật, sau đó là ngừng tim, ngừng thở đột ngột. Ðiện tâm đồ có thể cho thấy ngừng tâm nhĩ, nhịp nút nhĩ – thất, thời gian truyền dẫn nội thất kéo dài, nhịp tim chậm dẫn tới rung tâm thất hoặc ngừng tim. Ðiều trị: Khi có triệu chứng quá liều, cần gấp rút gây nôn hoặc rửa dạ dày trước khi đưa người bệnh đến bệnh viện. Có thể dùng than hoạt với liều gấp khoảng 5 lần lượng cloroquin người bệnh đã dùng.

Nếu xuất hiện co giật, có thể dùng barbiturat tác dụng nhanh.

Trong trường hợp thiếu oxy, cần cung cấp oxy hoặc hô hấp nhân tạo, đôi khi phải áp dụng biện pháp mở thông khí quản, đặt ống khí quản, sau đó tiếp tục áp dụng biện pháp rửa dạ dày nếu cần.

Trong trường hợp tụt huyết áp, có thể dùng các thuốc nâng huyết áp. Những người bệnh đặc biệt có thể áp dụng phương pháp thẩm tách màng bụng hoặc truyền thay máu để giảm nồng độ thuốc trong máu. Người bệnh qua được cơn cấp tính và không còn triệu chứng vẫn cần theo dõi chặt chẽ ít nhất 6 giờ.

Trong trường hợp quá liều và mẫn cảm, truyền nhiều dịch và dùng 8 gam amonium clorid (cho người lớn) hàng ngày, chia nhiều lần để acid hóa nước tiểu, hỗ trợ cho quá trình lợi tiểu.

4.3. Chống chỉ định của thuốc Cloroquin

Quá mẫn với các hợp chất 4 – Aminoquinolin.

Có các thay đổi về thị lực, võng mạc gây ra bởi 4 – Aminoquinolin hoặc bất kỳ nguyên nhân khác. Tuy nhiên, trong điều trị sốt rét cấp do những chủng Plasmodium nhạy cảm, cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro đối với người bệnh.

4.4 Sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú

4.4.1. Khi mang thai

Có một vài trường hợp nghi liên quan trong việc sử dụng cloroquin gây quái thai ở phụ nữ mang thai, kể cả việc ảnh hưởng tới sức nghe và thị lực. Vì vậy, cloroquin chỉ được sử dụng để phòng sốt rét cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.

4.4.2 Khi cho con bú

Cloroquin dùng an toàn đối với phụ nữ cho con bú ở cả liều điều trị lẫn dự phòng. Tuy cloroquin và sản phẩm chuyển hóa monodesethyl được đào thải qua sữa nhưng lượng mà trẻ bú thì còn xa so với liều điều trị.

5. Những lưu ý khác khi sử dụng thuốc Cloroquin

5.1. Thận trọng

Cần khám mắt trước khi dùng thuốc dài ngày và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

Chú ý những người có bệnh về gan, thận, hoặc có những vấn đề chuyển hóa porphyrin, bệnh vẩy nến, tiền sử động kinh. Những người bệnh thiếu hụt enzym G6PD (glucose 6 phosphat dehydrogenase), cần theo dõi hiện tượng thiếu máu do tăng quá trình phá hủy hồng cầu trong thời gian dùng cloroquin.

5.2. Chú ý

Chú ý khi tiêm cloroquin tĩnh mạch cần truyền chậm vì có thể gây độc cho tim.

Cần chú ý khi sử dụng thuốc cho những người nghiện rượu, vì thuốc có khả năng tích lũy ở gan.

Nếu thấy có rối loạn máu nặng trong khi đang điều trị thì ngừng thuốc ngay.

Nếu người bệnh dùng thuốc trong một thời gian dài, cần có các xét nghiệm đều đặn về công thức máu.

6. Cơ chế tác dụng thuốc Cloroquin

6.1. Cơ chế tác dụng

Cloroquin có tác dụng tốt trên các thể hồng cầu của P. vivax, P. malariae và hầu hết các chủng P. falciparum (trừ thể giao tử). Cơ chế tác dụng chống sốt rét còn chưa rõ nhưng có thể do thuốc tác động đến quá trình tiêu hóa haemoglobin bằng cách tăng pH trong nang của tế bào ký sinh trùng sốt rét. Thuốc cũng cản trở sự tổng hợp nucleoprotein của ký sinh trùng sốt rét. Thuốc có thể ức chế một số enzym có lẽ một phần do tương tác với DNA.

Công thức hóa học thuốc Cloroquin
Công thức hóa học của thuốc Cloroquin

6.2. Dược động học

Cloroquin hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa, chỉ có một tỷ lệ nhỏ được thấy trong phân. Khoảng 55% thuốc trong huyết tương liên kết với các thành phần không khuếch tán của huyết tương. Cloroquin thải trừ chậm, nhưng tăng lên khi nước tiểu bị acid hóa. Một lượng thuốc đáng kể tích tụ trong các mô. Ở động vật, thuốc tập trung nhiều ở bạch cầu, nồng độ thuốc trong gan, thận, lách và phổi cao gấp 200 đến 700 lần trong huyết tương. Trong khi đó ở não, tủy sống thuốc tập trung chỉ cao gấp 10 đến 30 lần trong huyết tương. Cloroquin bị thoái giáng trong cơ thể, sản phẩm chuyển hóa chính là desethyl cloroquin (khoảng 1/4 hàm lượng các chất thấy có trong nước tiểu). Một dẫn chất của acid carboxylic là bisdesethylcloroquin và các sản phẩm chuyển hóa cho đến nay chưa xác định được đặc tính cũng được tìm thấy với 1 lượng nhỏ trong nước tiểu. Khoảng hơn một nửa lượng cloroquin thải trừ qua đường nước tiểu ở dạng không biến đổi. Cloroquin có thể tồn lưu nhiều tháng hoặc nhiều năm trong cơ thể.

7. Thông tin quy chế quản lý thuốc Cloroquin

7.1. Thông tin quy chế

Cloroquin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.

7.3. Phân nhóm độc

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc đặt, thuốc viên có hàm lượng tối đa là 300 mg. Siro có nồng độ tối đa là 0,1%.

Xem thêm: Thuốc Cloroquin có phòng được Covid 19 không?

Bài viết Thuốc Chloroquine (Cloroquin) là thuốc gì? Chữa bệnh gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/thuoc-chloroquine-cloroquin-la-thuoc-gi-chua-benh-gi/feed/ 0
ARTEMISININ https://benh.vn/thuoc/artemisinin/ Wed, 04 Oct 2017 03:00:58 +0000 http://benh2.vn/thuoc/artemisinin/ Artemisinin là thuốc chống sốt rét, được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.), họ Asteriaceae. Artemisinin được sử dụng trong điều trị sốt rét. Dạng trình bày Viên nén Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Artemisinin: 250 mg Dược lực học Artemisinin là thuốc chống sốt rét, được […]

Bài viết ARTEMISININ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Artemisinin là thuốc chống sốt rét, được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.), họ Asteriaceae. Artemisinin được sử dụng trong điều trị sốt rét.

Dạng trình bày

Viên nén

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Artemisinin: 250 mg

Dược lực học

Artemisinin là thuốc chống sốt rét, được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.), họ Asteriaceae. Thuốc có hiệu quả cao, thậm chí cả với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum đã kháng cloroquin. Khác với các thuốc chống sốt rét hiện đang dùng có cấu trúc dị vòng chứa nitrogen, artemisinin là một sesquiterpen lacton có cầu nối endoperoxid. Cầu nối này rất quan trọng đối với tác dụng chống sốt rét của thuốc. Artemisinin có tác dụng mạnh diệt thể phân liệt, nhưng thực tế không có tác dụng trên thể ngoại hồng cầu, thể thoa trùng và thể giao tử.

Cơ chế tác dụng của artemisinin còn chưa biết thật rõ. Thuốc tập trung chọn lọc vào tế bào nhiễm ký sinh trùng và phản ứng với hemin (hemozoin) trong ký sinh trùng. In vitro, phản ứng này hình như sinh ra các gốc hữu cơ tự do độc hại có thể phá hủy các màng của ký sinh trùng.

Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc và Việt Nam, so sánh artemisinin với nhiều thuốc sốt rét khác, kết quả cho thấy với artemisinin thời gian cắt sốt và thời gian sạch ký sinh trùng trong máu nhanh hơn so với cloroquin, quinin, mefloquin hoặc phối hợp mefloquin/ sulphadoxin/ pyrimethamin ở người bệnh sốt rét do P. falciparum không biến chứng. Kết quả rõ nhất là với sốt rét do P. falciparum kháng cloroquin và biến chứng thể não cả ở người lớn và trẻ em. Ở 141 người bệnh thể não điều trị dùng uống qua ống thông hoặc tiêm bắp, tỷ lệ tử vong là 7%. Một nghiên cứu tương tự ở trẻ em dưới 15 tuổi, thấy tỷ lệ tử vong là 9%. Những tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ được báo cáo trong một số nghiên cứu khác sử dụng cloroquin hoặc quinin.

Một trong những vấn đề chủ yếu của artemisinin và dẫn xuất là tỷ lệ tái phát cao trong vòng một tháng sau khi điều trị, nên có khuynh hướng phối hợp với mefloquin để tránh tái phát sớm.

Dược động học

Artemisinin có thể dùng uống hoặc đặt hậu môn. Sau khi uống, artemisinin hấp thu nhanh, nồng độ đỉnh đạt được trong huyết tương trong vòng 1 giờ. Sự hấp thu qua trực tràng của hỗn dịch trong nước kém và thay đổi so với dùng uống hoặc tiêm bắp dung dịch dầu. Sau khi đặt hậu môn, liều 10 mg/kg ở người, nồng độ trong máu của artemisinin là 8,6 nanogam/ml sau 30 phút, và đạt tới nồng độ tối đa trong máu khoảng 110 nanogam/ml 6 giờ sau khi dùng thuốc.

Sau khi tiêm bắp, artemisinin hấp thu chậm hơn chút ít so với khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, thời gian bán thải là 3,85 – 5,38 giờ. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 2 giờ sau khi dùng.

Sau khi tiêm tĩnh mạch artemisinin cho chuột, thấy một lượng đáng kể chất này trong não, chứng tỏ thuốc đi qua được hàng rào máu – não. Ðiều này có thể có liên quan đến tác dụng của artemisinin đối với sốt rét thể não.

Artemisinin liên kết mạnh với protein huyết tương và với hồng cầu (hemoglobin). Sự liên kết với protein huyết tương ở người là 64%. Thuốc phân bố rất rộng vào cơ thể với thể tích phân bố ở chuột cống trắng là 1,1 lít/kg. Thực nghiệm cho thấy gan là nơi chuyển hóa chính của artemisinin.

Artemisinin bị thủy phân nhanh trong cơ thể thành chất chuyển hóa còn hoạt tính là dihydroartemisinin. Người uống artemisinin sẽ cho 4 chất chuyển hóa là deoxyartemisinin, deoxydihydroartemisinin, dihydro – xydihydroartemisinin và một chất được gọi là crystal – 7 có thể phân lập được ở nước tiểu. Các chất này đều không có nhóm peroxid và đều không còn hoạt tính trên ký sinh trùng.

80% liều dùng được thải qua phân và nước tiểu trong vòng 24 giờ. Sau khi tiêm tĩnh mạch cho chuột cống trắng và thỏ, thời gian bán thải trong huyết tương của artemisinin khoảng 30 phút, còn của dihydroartemisinin là 5 – 21 giờ. Chỉ một lượng rất nhỏ artemisinin được thải nguyên dạng qua nước tiểu.

Chỉ định

Ðiều trị sốt rét do tất cả các loại Plasmodium, kể cả sốt rét nặng do chủng P. falciparum đa kháng. Artemisinin có hiệu quả trong điều trị sốt rét, nhưng chỉ dùng khi các thuốc chống sốt rét khác không có tác dụng và phải dùng đủ liều.

Chống chỉ định

Không sử dụng trên bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Liều và cách dùng

Viên nén: Viên thuốc có thể nhai và nuốt mà không có vị khó chịu. Liều người lớn và trẻ trên 6 tháng như sau:

Ngày 1: 25 mg/kg, dùng một lần duy nhất.

Ngày 2: 12,5 mg/kg, dùng một lần duy nhất cộng với mefloquin dạng base 15 – 25 mg/kg.

Ngày 3: 12,5 mg/kg, dùng một lần duy nhất.

Ở Việt Nam, liều artemisinin cho người lớn như sau: Ngày 1: 1000 mg (4 viên) chia làm 2 lần. Sau đó 500 mg/ngày, trong 4 ngày liên tiếp.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Sử dụng đúng liều theo sự chỉ định của bác sỹ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú cần cẩn trọng hơn. Nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú mà bắt buộc phải sử dụng thuốc, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Để xa tầm tay trẻ em để tránh chúng có thể đùa nghịch uống phải

Bệnh nhân không tự ý dừng thuốc mà phải làm theo sự hướng dẫn của bác sỹ, tránh tình trạng dừng thuốc đột ngột có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn

Tương tác thuốc

Có hiệp đồng tác dụng giữa artemisinin và mefloquin hoặc tetracyclin cả trên in vitro với P. falciparum và in vivo với P. berghei. Sự phối hợp giữa artemisinin với cloroquin hoặc cloroquin với pyrimethamin có tính chất đối kháng in vitro chống lại P. falciparum.

Tác dụng không mong muốn

Hàng triệu người đã dùng artemisinin, nhưng chưa thấy có khuyến cáo về các phản ứng có hại nghiêm trọng. Các tác dụng có hại thường là nhẹ và thoáng qua, gồm tác hại trên hệ tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy), nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đặc biệt là sau khi uống. Những cơn sốt ngắn do thuốc cũng đã được báo cáo trong một vài nghiên cứu. Dùng đường hậu môn, người bệnh có thể bị đau mót, đau bụng và tiêu chảy.

Quá liều

Trong trường hợp quá liều, cần điều trị khẩn cấp theo triệu chứng nhiễm độc ở các phòng cấp cứu chuyên khoa. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

Bài viết ARTEMISININ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>