Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 15 Sep 2023 08:49:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 SANDOSTATIN https://benh.vn/thuoc/sandostatin/ Sun, 04 Sep 2016 03:09:48 +0000 http://benh2.vn/thuoc/sandostatin/ Thuốc Sandostatin® chứa hoạt chất octreotide có tác dụng kiểm soát triệu chứng và giảm nồng độ hormone tăng trưởng (GH). Dạng trình bày: Dung dịch tiêm / truyền Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn Thành phần: Octreotide acetate, tương ứng với octreotide (peptide tự do) 50mg, 100mg, 500mg (Lactic acid, mannitol) Dược lực học Octreotide là chất […]

Bài viết SANDOSTATIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Sandostatin® chứa hoạt chất octreotide có tác dụng kiểm soát triệu chứng và giảm nồng độ hormone tăng trưởng (GH).

Dạng trình bày: Dung dịch tiêm / truyền

Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn

Thành phần: Octreotide acetate, tương ứng với octreotide (peptide tự do) 50mg, 100mg, 500mg (Lactic acid, mannitol)

Dược lực học

Octreotide là chất octapeptide tổng hợp có tác dụng dược lý tương tự như somatostatin tự nhiên, nhưng có thời gian tác dụng dài hơn đáng kể. Thuốc ức chế sự bài tiết của các peptide của hệ nội tiết dạ dày – ruột – tụy (GEP: gastroenteropancreatic) và hormone tăng trưởng (GH). Ở động vật, octreotide có tác dụng ức chế hormone tăng trưởng, ức chế sự giải phóng glucagon và insulin mạnh hơn somatostatin, cũng như có tác dụng chọn lọc hơn trong việc ức chế GH và glucagon.

Dùng thuốc trong thời gian dài (26 tuần) với liều lên tới 1 mg/kg/ngày (tiêm màng bụng) đối với chuột và tới 0,5 mg/kg/ngày (đường tĩnh mạch) ở chó cho thấy dung nạp tốt. Ở người tình nguyện khỏe mạnh, Sandostatin cho thấy các tác dụng ức chế đối với : – Sự giải phóng hormone tăng trưởng (GH) kích thích bởi arginine, giảm đường huyết do hoạt động thể dục hoặc do insulin.

Sự giải phóng insulin, glucagon, gastrin, các peptide khác thuộc hệ GEP sau bữa ăn và sự giải phóng insulin và glucagon kích hoạt bởi arginine.

Sự giải phóng kích giáp tố (TSH: thyroid stimulating hormone) trong đáp ứng với TRH (thyrotropine-releasing hormone).

Ở bệnh nhân to viễn cực, bao gồm cả những người không đáp ứng với điều trị phẫu thuật, tia xạ hay dùng chủ vận dopamine, Sandostatin làm giảm nồng độ hormone tăng trưởng và/hoặc somatomedin-C. Việc giảm đáng kể lượng GH trên lâm sàng (50% hoặc hơn) diễn ra trên hầu hết bệnh nhân, và sự bình thường hóa (lượng GH trong máu < 5 ng/ml) đạt được với khoảng 50% trường hợp. Trên hầu hết bệnh nhân, có sự giảm đáng kể các triệu chứng lâm sàng của bệnh, ví dụ như đau đầu, sưng nề da và các mô mềm, tăng tiết mồ hôi, đau khớp và dị cảm. Ở những bệnh nhân có khối u tuyến yên lớn, điều trị Sandostatine có thể làm khối u nhỏ lại. Với những bệnh nhân có khối u thuộc hệ nội tiết dạ dày – ruột – tụy (GEP), Sandostatin, do tác dụng nhiều mặt về nội tiết, làm thay đổi nhiều bệnh cảnh lâm sàng.

Do vậy các bệnh nhân với các triệu chứng nặng do khối u mặc dù trước đó đã được điều trị bằng phẫu thuật, làm tắc động mạch gan, hóa trị liệu (như streptozotocin và 5-fluorouracil) v.v… có thể cho thấy sự cải thiện đáng kể về lâm sàng.

Dược động học

Sau khi tiêm dưới da, Sandostatin được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 30 phút. Quá trình đào thải thuốc sau khi tiêm dưới da có thời gian bán hủy là 100 phút. Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc được thải trừ qua 2 pha với thời gian bán hủy theo thứ tự là 10 phút và 90 phút. Lượng thuốc được phân phối là 0,27 l/kg và hệ số thanh thải toàn bộ là 160 ml/phút. Tỉ lệ gắn với protein huyết tương lên tới 65%. Lượng Sandostatin gắn với tế bào máu là không đáng kể.

Dược động học ở bệnh nhân suy gan: Xơ gan, nhưng không phải là gan nhiễm mỡ, đi kèm với hiện tượng giảm thải trừ octreotide 30%.

Chỉ định

Kiểm soát triệu chứng và giảm nồng độ hormone tăng trưởng (GH) và huyết tương IGF-1 ở những bệnh nhân bị bệnh to cực không được kiểm soát đầy đủ bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Sandostatin cũng được chỉ định cho bệnh nhân acromgalic không hoặc không muốn phẫu thuật, hoặc trong thời gian tạm thời cho đến khi xạ trị có hiệu quả hoàn toàn.

Giảm các triệu chứng liên quan đến các khối u nội tiết dạ dày-ruột (GEP) chức năng, ví dụ như khối u carcinoid với các đặc điểm của hội chứng carcinoid (xem phần 5.1).

Sandostatin không phải là một liệu pháp chống khối u và không thể chữa khỏi ở những bệnh nhân này.

Phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật tuyến tụy.

Xử trí cấp cứu để cầm máu và bảo vệ khỏi chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan. Sandostatin sẽ được sử dụng kết hợp với điều trị cụ thể như liệu pháp xơ cứng nội soi.

Điều trị u tuyến yên tiết TSH:

  • Khi bài tiết không được bình thường hóa sau phẫu thuật và / hoặc xạ trị
  • Ở những bệnh nhân phẫu thuật không phù hợp;
  • Ở những bệnh nhân được chiếu xạ, cho đến khi xạ trị có hiệu quả.

Chống chỉ định

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Liều và cách dùng

Bệnh to viễn cực

Liều ban đầu 0,05-0,1 mg tiêm dưới da mỗi 8 giờ, sau đó điều chỉnh liều tùy theo đánh giá về lượng GH hàng tháng và các triệu chứng lâm sàng, và khả năng dung nạp thuốc. Đối với hầu hết bệnh nhân, liều dùng hàng ngày tốt nhất là 0,2-0,3 mg. Không nên dùng quá liều 1,5 mg/ngày. Có thể giảm liều sau vài tháng điều trị kết hợp với theo dõi nồng độ GH trong huyết tương. Nếu lượng GH không giảm và các triệu chứng lâm sàng không được cải thiện sau một tháng điều trị, cần nghĩ tới việc ngừng điều trị.

Khối u thuộc hệ nội tiết đường dạ dày – ruột – tụy

Liều dùng ban đầu 0,05 mg, 1-2 lần/ngày, tiêm dưới da, tăng dần liều tới 0,2 mg, 3 lần/ngày tùy theo tình trạng dung nạp và đáp ứng với điều trị (đáp ứng lâm sàng, nồng độ của các hormone do khối u tiết ra). Có thể cần dùng liều cao hơn trong một số trường hợp. Liều duy trì cần được điều chỉnh tùy theo từng trường hợp.

Các biến chứng sau phẫu thuật tụy

0,1 mg x 3 lần hàng ngày tiêm dưới da trong 7 ngày liên tiếp, bắt đầu vào ngày trước phẫu thuật ít nhất 1 giờ trước mổ.

Xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

0,025 mg/giờ truyền tĩnh mạch liên tục tối đa 5 ngày. Sandostatin có thể được pha loãng với nước muối sinh l{ (xem Hướng dẫn sử dụng).

Hiện chưa có chứng cứ về khả năng dung nạp bị giảm hay cần thay đổi liều dùng ở người già được điều trị với Sandostatin.

Kinh nghiệm điều trị Sandostatine ở trẻ em còn rất hạn chế.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Do khối u tuyến yên bài tiết GH đôi khi có thể phát triển gây các biến chứng nặng (như giảm thị trường), cần theo dõi tất cả các bệnh nhân cẩn thận. Nếu có các dấu hiệu khối u tăng kích thước, có thể lựa chọn phương thức điều trị khác.

Sự hình thành sỏi mật được ghi nhận từ 10-20% bệnh nhân dùng Sandostatin trong thời gian dài. Kiểm tra siêu âm túi mật trước và trong quá trình điều trị Sandostatin mỗi 6-12 tháng là cần thiết.

Ở một vài bệnh nhân có khối u thuộc hệ nội tiết dạ dày – ruột-tụy điều trị Sandostatin có gặp trường hợp bột phát không kiềm chế được các triệu chứng với biểu hiện tái phát các triệu chứng nặng.

Ở những bệnh nhân u đảo tụy, Sandostatin có thể làm tăng tình trạng hạ đường huyết và kéo dài do có tác dụng ức chế bài tiết hormone tăng trưởng và glucagon tương đối mạnh hơn là insulin. Những bệnh nhân này cần được theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị với Sandostatin và mỗi khi thay đổi liều dùng. Những biến đổi về nồng độ glucose trong máu có thể được hạn chế bằng việc dùng những liều nhỏ và thường xuyên hơn.

Đối với những bệnh nhân đái đường phụ thuộc insulin, có thể cần điều chỉnh lượng insulin điều trị khi dùng kết hợp với Sandostatin. Ở bệnh nhân xơ gan trong trường hợp xuất huyết làm tăng nguy cơ đái đường phụ thuộc insulin hoặc các thay đổi về nhu cầu dùng insulin ở những người đã mắc bệnh đái đường từ trước, việc theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose trong máu là cần thiết.

Tương tác thuốc

Sandostatin làm giảm hấp thu ciclosporin đường tiêu hóa và làm hấp thu chậm cimetidine.

Tác dụng không mong muốn

Rối loạn tiêu hóa

Rất phổ biến: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, táo bón, đầy hơi.

Chung: Khó tiêu, nôn mửa, đầy hơi bụng, nhiễm mỡ, đi ngoài phân lỏng, mất màu phân.

Rối loạn hệ thần kinh

Rất phổ biến: Đau đầu.

Chung: Chóng mặt.

Rối loạn nội tiết

Chung: Suy giáp, rối loạn tuyến giáp (ví dụ giảm TSH, giảm tổng T4 và giảm T4 tự do).Rối loạn gan mật

Rất phổ biến: Bệnh sỏi đường mật.

Chung: Viêm túi mật, bùn mật, tăng bilirubin máu.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Rất phổ biến: Tăng đường huyết.

Chung: Hạ đường huyết, suy giảm dung nạp glucose, chán ăn.

Không phổ biến: Mất nước.

Rối loạn chung

Rất phổ biến: Phản ứng tại chỗ tiêm.

Chung: Suy nhược.

Rối loạn da và mô dưới da

Chung: Ngứa, nổi mẩn, rụng tóc.

Rối loạn hô hấp

Chung: Khó thở.

Rối loạn tim

Chung: Rối loạn nhịp tim

Không phổ biến: Nhịp tim nhanh.

Quá liều

Một số lượng hạn chế do quá liều Sandostatin ở người lớn và trẻ em đã được báo cáo. Ở người lớn, liều dao động từ 2.400-6.000 microgam / ngày khi tiêm truyền liên tục (100-250 microgam / giờ) hoặc tiêm dưới da (1.500 microgam ba lần một ngày). Các tác dụng phụ được báo cáo là rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, ngừng tim, thiếu oxy não, viêm tụy, gan nhiễm mỡ, tiêu chảy, yếu cơ, thờ ơ, sụt cân, gan to và nhiễm axit lactic.

Ở trẻ em, liều dao động từ 50-3.000 microgam / ngày khi tiêm truyền liên tục (2.1-500 microgam / giờ) hoặc tiêm dưới da (50-100 microgam). Sự kiện bất lợi duy nhất được báo cáo là tăng đường huyết nhẹ.

Không có tác dụng phụ bất ngờ nào được báo cáo ở những bệnh nhân ung thư dùng Sandostatin với liều 3.000-30.000 microgam / ngày với liều chia dưới da.

Bài viết SANDOSTATIN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>