Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 19 Oct 2023 02:36:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Globulin miễn dịch chống uốn ván và huyết thanh chống uốn ván https://benh.vn/thuoc/globulin-mien-dich-chong-uon-van-va-huyet-thanh-chong-uon-van/ Thu, 09 Mar 2023 03:02:43 +0000 http://benh2.vn/thuoc/globulin-mien-dich-chong-uon-van-va-huyet-thanh-chong-uon-van/ Globulin miễn dịch chống uốn ván (GMDCUV) là dung dịch globulin miễn dịch đậm đặc, vô khuẩn và không có chí nhiệt tố, điều chế từ huyết tương người trưởng thành đã được tăng miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván. Huyết tương dùng để điều chế GMDCUV không chứa kháng nguyên bề mặt […]

Bài viết Globulin miễn dịch chống uốn ván và huyết thanh chống uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Globulin miễn dịch chống uốn ván (GMDCUV) là dung dịch globulin miễn dịch đậm đặc, vô khuẩn và không có chí nhiệt tố, điều chế từ huyết tương người trưởng thành đã được tăng miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván. Huyết tương dùng để điều chế GMDCUV không chứa kháng nguyên bề mặt của viêm gan B (HBsAg) và kháng thể HIV.

Ngoài ra, còn có huyết thanh chống uốn ván (ngựa) (HTCUV), một huyết thanh vô khuẩn tinh chế và cô đặc, điều chế từ huyết tương ngựa được tăng miễn dịch bằng giải độc tố và sau đó độc tố uốn ván.

Dạng trình bày

  • GMDCUV: Bơm tiêm có sẵn thuốc (tiêm bắp): 250 đơn vị/2 ml; 500 đơn vị/4 ml.
  • HTCUV: Bơm tiêm có sẵn thuốc (tiêm dưới da hoặc tiêm bắp): 1500 đvqt/ml

Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn

Thành phần

Trong một ống huyết thanh SAT gồm có:

Globulin kháng độc tố uốn ván: 1500 đvqt

N-protein ≤ 150 mg/ml

N tổng số ≤ 15 g%

Tá dược: Sodium chloride (chất đệm) 0,85 – 0,9 g%; Merthiolate (chất bảo quản) ≤ 0,01 g%

Dược lực học

Globulin miễn dịch chống uốn ván (GMDCUV) là dung dịch globulin miễn dịch đậm đặc, vô khuẩn và không có chí nhiệt tố, điều chế từ huyết tương người trưởng thành đã được tăng miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván. Huyết tương dùng để điều chế GMDCUV không chứa kháng nguyên bề mặt của viêm gan B (HBsAg) và kháng thể HIV. Ngoài ra, còn có huyết thanh chống uốn ván (ngựa) (HTCUV), một huyết thanh vô khuẩn tinh chế và cô đặc, điều chế từ huyết tương ngựa được tăng miễn dịch bằng giải độc tố và sau đó độc tố uốn ván.

GMDCUV hoặc HTCUV được dùng để tạo miễn dịch thụ động chống lại bệnh uốn ván. GMDCUV hoặc HTCUV chứa các kháng thể kháng độc tố uốn ván để trung hòa các ngoại độc tố do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. GMDCUV hoặc HTCUV không trung hòa độc tố đã tác động lên hệ thần kinh trung ương mà chỉ gắn vào độc tố lưu hành tự do trong máu.

Mặc dầu chưa xác lập được hiệu giá kháng thể trong huyết thanh là bao nhiêu thì biểu thị tính miễn dịch đối với uốn ván, nhưng nếu kháng thể có hàm lượng từ mức 0,01 đơn vị trở lên đều được coi như có đáp ứng thích hợp đối với uốn ván. Tiêm bắp 250 đơn vị GMDCUV là đã tạo được nồng độ kháng thể trong huyết thanh 0,01 đơn vị và duy trì được tới 32 ngày. Nửa đời sinh học của GMDCUV xấp xỉ 28 ngày.

Globulin miễn dịch chống uốn ván là loại thuốc chống uốn ván được ưa dùng, tuy vậy, HTCUV rẻ hơn GMDCUV. GMDCUV có nguồn gốc từ người có tác dụng không hơn so với huyết thanh chống uốn ván có nguồn gốc từ ngựa (HTCUV), nhưng có nửa đời sinh học dài hơn và ít gây ra tác dụng phụ hơn, chẳng hạn như phản ứng quá mẫn hoặc bệnh huyết thanh.

Chỉ định

Dự phòng ngay sau khi bị thương: GMDCUV chống uốn ván hoặc HTCUV được sử dụng kết hợp với tạo miễn dịch chủ động bằng giải độc tố uốn ván hoặc giải độc tố uốn ván loại hấp phụ để dự phòng cho các cá thể bị thương có nguy cơ cao bị uốn ván (vết thương bị nhiễm bụi bẩn, phân, đất hoặc nước bọt; vết thương do châm chích; nhổ răng; vết thương do vũ khí, dập nát, gãy xương hở, bỏng hoặc tổn thương giá cóng mà trước đây chưa tiêm phòng đủ 3 liều giải độc tố hoặc tiền sử tiêm phòng uốn ván không rõ.

GMDCUV hoặc HTCUV cũng được khuyên dùng cho người bị suy giảm miễn dịch nặng.

Ðiều trị bệnh uốn ván: GMDCUV hoặc HTCUV được dùng phối hợp với kháng sinh (chẳng hạn như penicilin G, tetracyclin), thuốc an thần, và thuốc giãn cơ trong điều trị bệnh uốn ván đang tiến triển; tuy nhiên, liều tối ưu có hiệu quả nhất đối với uốn ván đang tiến triển vẫn chưa được xác định.

Chống chỉ định

Không được dùng GMDCUV cho những người bị giảm tiểu cầu hoặc bị rối loạn quá trình đông máu, vì có chống chỉ định tiêm bắp, trừ phi kết quả sử dụng lợi hơn rủi ro.

Không được dùng HTCUV cho người mẫn cảm với huyết thanh ngựa hoặc người mang thai.

Liều và cách dùng

Cách dùng:

GMDCUV tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch. HTCUV tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.

Ðối với người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên, tốt nhất là tiêm GMDCUV vào vùng cơ delta. Còn đối với trẻ nhỏ hơn, nên tiêm thuốc vào mặt trước – bên của đùi. Sau khi chọc kim vào nên hút ra một chút để đảm bảo chắc chắn là đầu kim tiêm không xuyên vào mạch máu.

Nếu có máu hay bất kỳ một chất nào có màu xuất hiện cần rút kim tiêm ra và chọn một vị trí khác. Khi dùng thuốc lần sau nên chọn một điểm tiêm mới và dùng bơm tiêm và kim tiêm mới. GMDCUV và giải độc tố uốn ván hoặc giải độc tố uốn ván hấp phụ cần được tiêm bằng các bơm tiêm khác nhau và tại các vị trí khác nhau vì có thể xảy ra trung hòa giải độc tố.

Liều lượng:

Dự phòng sau khi bị thương:

Liều thường dùng của GMDCUV ở người lớn và trẻ em để dự phòng sau khi bị thương là một liều đơn 250 đơn vị. Ðối với trường hợp vết thương nặng (nhiều nguy cơ bị uốn ván) hoặc khi có sự chậm chễ trong dự phòng thì liều có thể tăng lên đến 500 đơn vị. Trong tình huống tiếp tục đe dọa bị uốn ván có thể tiêm các liều bổ sung với các khoảng cách là 4 tuần.

Nếu không có GMDCUV, có thể dùng HTCUV: Nhất thiết phải dùng phương pháp Besredka: Tiêm 0,1 ml, chờ nửa giờ, tiêm 0,25 ml, chờ 1/2 giờ, nếu không phản ứng, tiêm hết liều còn lại. Liều thông thường HTCUV ở người lớn và trẻ em để dự phòng sau khi bị thương là 1500 đvqt, tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Tăng liều gấp đôi đối với vết thương dễ gây uốn ván hoặc chậm trễ trong bắt đầu tiêm phòng hoặc ở người có thể trọng quá cao.

Ðiều trị uốn ván:

Mặc dầu liều điều trị tối ưu và liều có hiệu quả trong điều trị bệnh uốn ván còn chưa được xác định, liều khuyên dùng cho người lớn và trẻ em là 3000 – 6000 đơn vị.

Nếu không có GMDCUV, có thể dùng HTCUV:

Uốn ván sơ sinh: 5000 – 10 000 đvqt,

Trẻ em và người lớn: 50 000 – 100 000 đvqt, tiêm dưới da 1/2 liều và nửa còn lại tiêm bắp.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Hết sức thận trọng đối với người mà trước đây đã có phản ứng toàn thân dị ứng với globulin miễn dịch hoặc huyết thanh ngựa. Cần chuẩn bị sẵn adrenalin để điều trị ngay nếu phản ứng phản vệ xảy ra.

Phản ứng toàn thân nặng (như sốt cao, phản ứng tim mạch nguy hiểm, tụt huyết áp, phản ứng dạng phản vệ) đã từng xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch loại globulin miễn dịch dùng để tiêm bắp, vì thế cần tránh vô ý tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Phản ứng toàn thân nặng đã xảy ra sau khi tiêm dưới da, tiêm bắp, nhất là tiêm tĩnh mạch HTCUV.

Thời kỳ mang thai

Nói chung, không chống chỉ định dùng GMDCUV để phòng uốn ván sau khi bị thương cho người mang thai.

Không dùng HTCUV cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Hiện tại không có các dữ liệu về vấn đề này.

Tương tác thuốc

GMDCUV hoặc HTCUV không ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch đối với giải độc tố uốn ván hoặc giải độc tố uốn ván hấp phụ. Gây miễn dịch chủ động để phòng bệnh uốn ván nên tiến hành đồng thời với gây miễn dịch thụ động với vắc xin phòng uốn ván và huyết thanh kháng uốn ván SAT để tạo miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. Tuy nhiên không được trộn lẫn với nhau; phải tiêm khác bơm kim tiêm và tiêm khác vị trí.

Huyết thanh kháng uốn ván SAT có thể ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch đối với một số loại vắc xin virus sống như: sởi – quai bị – rubella… Vì vậy nên hoãn tiêm vắc xin tối thiểu 3 tháng sau khi tiêm SAT. Trong trường hợp bắt buộc phải tiêm vắc xin thì vị trí tiêm phải thật cách xa nhau. Hiệu quả tiêm vắc xin sống đồng thời với tiêm SAT có thể bị giảm. Vì vậy nên tiêm vắc xin nhắc lại.

SAT không ảnh hưởng nhiều đến miễn dịch của vắc xin uống virus bại liệt sống, vắc xin sốt vàng hoặc vắc xin thương hàn đường uống (Ty21a) nên các vắc xin này có thể dùng đồng thời với SAT.

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng không mong muốn sau khi dùng GMDCUV ít gặp và thường nhẹ hơn khi dùng HTCUV; tuy nhiên, có gặp các phản ứng toàn thân và tại chỗ, nhưng hiếm như:

Ðau, ấn đau, ban đỏ, và cứng cơ, thường xảy ra ở vị trí tiêm và có thể kéo dài trong một số giờ. Có thể gặp sốt nhẹ, phát ban, phù mạch và viêm tại chỗ. Ðã có thông báo về hội chứng thận hư và phản ứng giống sốc, nhưng hiếm.

Mẫn cảm với GMDCUV hoặc HTCUV, biểu hiện bằng các đáp ứng nặng tại chỗ và toàn thân, đã xảy ra sau khi dùng thuốc nhắc lại, nhất là đối với những người có tiền sử dị ứng.

Bài viết Globulin miễn dịch chống uốn ván và huyết thanh chống uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
VACCIN BẠCH HẦU – HO GÀ – UỐN VÁN HẤP PHỤ https://benh.vn/thuoc/vaccin-bach-hau-ho-ga-uon-van-hap-phu/ Wed, 04 Apr 2018 03:05:05 +0000 http://benh2.vn/thuoc/vaccin-bach-hau-ho-ga-uon-van-hap-phu/ Vacxin Bạch hâu, ho gà, uốn ván: Ðối với bệnh bạch hầu: có tác dụng bảo vệ. Ðối với bệnh uốn ván: Giải độc tố uốn ván có hiệu quả cao; Ðối với bệnh ho gà: cơ thể sẽ tạo được miễn dịch đối với bệnh ho gà trong 80 đến 90% các trường hợp. […]

Bài viết VACCIN BẠCH HẦU – HO GÀ – UỐN VÁN HẤP PHỤ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vacxin Bạch hâu, ho gà, uốn ván: Ðối với bệnh bạch hầu: có tác dụng bảo vệ. Ðối với bệnh uốn ván: Giải độc tố uốn ván có hiệu quả cao; Ðối với bệnh ho gà: cơ thể sẽ tạo được miễn dịch đối với bệnh ho gà trong 80 đến 90% các trường hợp.

Tên chung quốc tế: Vaccinum diphtheriae pertussis tetani adsorbatum.

Loại thuốc: Vaccin tạo miễn dịch (chủ động).

Dạng thuốc và hàm lượng

Vaccin là một hỗn dịch vô khuẩn để tiêm, được điều chế bằng cách trộn các lượng thích hợp giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván và vi khuẩn Bordetella pertussis tế bào hoặc không tế bào bất hoạt và được hấp phụ trên nhôm hydroxyd (tối đa là 1,25 mg/liều).

Các thành phần khác: Thimerosal (chất bảo quản) tối đa là 0,05 mg và dung dịch nước muối sinh lý với lượng vừa đủ 0,5 ml.

Cơ chế tác dụng

Sau khi tiêm bắp, giải độc tố bạch hầu kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgG (kháng độc tố bạch hầu).

Sau khi tiêm bắp, giải độc tố uốn ván kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgG (kháng độc tố uốn ván).

Sau khi tiêm bắp, vaccin điều chế từ vi khuẩn ho gà tế bào toàn phần hoặc không tế bào kích thích cơ thể sản sinh ra một vài kháng thể kháng ho gà có tác dụng bảo vệ về mặt lâm sàng.

So với vaccin DPT điều chế từ vi khuẩn ho gà có tế bào toàn phần chứa nhiều kháng nguyên, vaccin DTaP điều chế từ vi khuẩn ho gà không tế bào chỉ chứa một vài kháng nguyên. Do đó, DTaP chứa ít nội độc tố hơn so với DPT và về mặt sinh miễn dịch, DTaP có vẻ ít gây phản ứng hơn DPT. Các chế phẩm chứa vi khuẩn ho gà có tế bào toàn phần gây nhiều tác dụng không mong muốn hơn DTaP và DTaP thường là vaccin được ưa chọn để tiêm chủng cho trẻ 6 tuần tuổi đến 6 tuổi.

Hiệu quả bảo vệ

Ðối với bệnh bạch hầu: Hàm lượng kháng thể trong huyết thanh lớn hơn khoảng từ 0,01 đến 0,1 đơn vị trung hòa độc tố bạch hầu trong 1 ml thường được coi là có tác dụng bảo vệ.

Ðối với bệnh uốn ván: Giải độc tố uốn ván có hiệu quả cao; hàm lượng kháng độc tố trong huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 0,01 đơn vị trung hòa độc tố uốn ván trong 1 ml đạt được hiệu quả bảo vệ sau đợt tiêm chủng đầu với vaccin DPT.

Ðối với bệnh ho gà: Sau khi tiêm 3 hay nhiều mũi hơn các liều vaccin DPT, cơ thể sẽ tạo được miễn dịch đối với bệnh ho gà trong 80 đến 90% các trường hợp.

Thời gian bảo vệ

Ðối với bệnh bạch hầu: Sau đợt tạo miễn dịch cơ bản, trên 95% số người tiêm được bảo vệ chống bệnh bạch hầu, kéo dài ít nhất 10 năm.

Ðối với bệnh uốn ván: Sau đợt tiêm DPT đầu tiên, trên 95% số người tiêm được bảo vệ chống bệnh uốn ván kéo dài ít nhất là 10 năm.

Ðối với bệnh ho gà: Sau đợt tạo miễn dịch cơ bản, miễn dịch đối với bệnh ho gà thường duy trì suốt thời thơ ấu, nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Miễn dịch suốt đời có lẽ chỉ đạt được sau khi bị ho gà nhẹ.

Chỉ định

Mọi trẻ em từ 2 tháng đến 7 tuổi đều cần được tiêm vaccin phòng bạch hầu – uốn ván và ho gà, bao gồm cả:

Trẻ em đang trong giai đoạn bình phục sau khi bị mắc bệnh bạch hầu và uốn ván.

Trẻ em đang trong giai đoạn bình phục sau khi bị mắc hội chứng giống ho gà.

Trẻ em chưa được tiêm đủ liều vaccin phòng ho gà.

Người trong gia đình hoặc những đối tượng khác có tiếp xúc chặt chẽ với người mắc bệnh ho gà.

Trẻ có suy giảm miễn dịch.

Trẻ đẻ thiếu tháng.

Chống chỉ định

Không dùng vaccin cho những người có tiền sử quá mẫn toàn thân với giải độc tố bạch hầu và uốn ván hoặc vaccin ho gà, những người có tiền sử quá mẫn với thimerosal, những người bị giảm tiểu cầu hoặc bất cứ rối loạn đông máu nào không cho phép tiêm bắp.

Những người có tổn thương hệ thần kinh trung ương, đang còn tiến triển hoặc có động kinh chưa kiểm soát được. Người có tiền sử tổn thương não khi đẻ vẫn phải tiêm chủng trừ phi có chứng cứ bệnh vẫn còn tiến triển.

Sốt vừa hoặc cao (trên 40,5oC).

Thận trọng

Vaccin ho gà toàn tế bào hay gây tác dụng phụ hơn các thuốc tiêm chủng khác nên DTaP, ít gây tác dụng phụ, thường được ưa dùng cho trẻ em 6 tuần đến 6 tuổi.

Trước khi tiêm DTaP hoặc DTP liều tiếp sau, cần phải hỏi bố mẹ đứa trẻ xem có tác dụng phụ nào sau khi tiêm liều trước không. Nếu bệnh não (tổn thương nặng tri giác hoặc co giật toàn thân hoặc khu trú kéo dài vài giờ mà không hồi phục trong vòng 24 giờ) xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm chủng, phải dùng giải độc tố bạch hầu – uốn ván (DT) để hoàn tất tiêm chủng cho trẻ, nhưng tốt nhất là phải hoãn tiêm DT trong vài tháng để có thể làm rõ tình trạng thần kinh của trẻ.

Ðể giảm nguy cơ co giật do sốt cao, có thể dùng paracetamol (15 mg/kg) vào lúc tiêm và 4 giờ sau khi tiêm DTP.

Thời kỳ mang thai

Không dùng vaccin DPT cho người đang mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Không dùng vaccin DPT trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

Ápxe hoặc phản ứng tại chỗ: Sờ nắn đau, ban đỏ, rắn tại chỗ tiêm.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Sốt 39 – 40oC, thường kéo dài tới 48 giờ.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Hạch cổ, phản ứng phản vệ; co giật có sốt hoặc không, thường xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm phòng; kêu khóc kéo dài, không dỗ được thường xảy ra trong vòng 48 giờ và lâu khoảng 3 giờ hoặc hơn; bệnh não xảy ra trong vòng 7 ngày; sốt 40,50C hoặc cao hơn xảy ra trong vòng 48 giờ. Triệu chứng bệnh não cấp (kích thích, ngủ quá mức hoặc nôn nặng liên tục).

Liều lượng và cách dùng

Lắc kỹ trước khi dùng.

Chỉ dùng cho trẻ em từ 2 tháng đến 7 tuổi. Không dùng cho trẻ em trên 7 tuổi; ưu tiên cho các trẻ em từ 2 – 6 tuổi để tạo miễn dịch cơ bản, lý tưởng nhất là từ 2 đến 3 tháng tuổi.

Tạo miễn dịch cơ bản: Tiêm bắp, mỗi liều 0,5 ml, tiêm 3 lần với khoảng cách từ 4 đến 8 tuần, có một liều tăng cường vào thời điểm 15 – 18 tháng tuổi.

Tiêm nhắc lại cho những trẻ em 4 – 6 tuổi với liều 0,5 ml, tiêm bắp.

Chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam đã triển khai lịch tiêm DPT cho trẻ em từ 2 đến 4 tháng tuổi để gây miễn dịch cơ bản như sau:

Từ 2 tháng tuổi 1 liều; 3 tháng tuổi 1 liều; 4 tháng tuổi 1 liều.

Tương tác thuốc

Các thuốc ức chế miễn dịch và liệu pháp phóng xạ, tùy theo liều lượng, có thể tương tác với DPT. Vì cơ chế phòng vệ bình thường bị ức chế, dùng các chất ức chế miễn dịch hoặc liệu pháp phóng xạ đồng thời với DPT có thể làm giảm sự đáp ứng tạo kháng thể của người bệnh đối với DPT hoặc có thể dẫn đến những đáp ứng sai lệch đối với quy trình tiêm chủng. Sự thận trọng này không áp dụng cho trường hợp dùng liệu pháp corticosteroid ngắn hạn (dưới 2 tuần) đường toàn thân hoặc các đường sử dụng khác mà không gây ức chế miễn dịch. Nếu ngừng ngắn hạn liệu pháp ức chế miễn dịch, thì việc tiêm chủng DPT phải hoãn lại 1 tháng. Nếu liệu pháp ức chế miễn dịch vẫn tiếp tục, thì vẫn phải tiêm chủng theo thường quy.

DPT có thể dùng đồng thời với các vaccin liên hợp Haemophilus B, vaccin bại liệt bất hoạt, vaccin bại liệt sống dùng đường uống, vaccin viêm gan B, vaccin virus sởi sống, vaccin virus quai bị sống, và vaccin virus rubella sống.

Trước đây khuyến cáo không dùng đồng thời vaccin virus cúm trong vòng 3 ngày sau khi tiêm chủng DPT vì lo ngại các phản ứng sốt đối với các vaccin này có thể cộng hợp. Nhưng vì phản ứng sốt không phải là vấn đề lớn trong sử dụng vaccin virus cúm hiện nay ở phần lớn trẻ em, nên để đơn giản hóa các Chương trình tiêm chủng cho trẻ em, có thể tiêm vaccin virus cúm đồng thời với DPT (nhưng ở vị trí khác).

Ðộ ổn định và bảo quản

Vaccin cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8oC. Không để đông băng vaccin.

Bài viết VACCIN BẠCH HẦU – HO GÀ – UỐN VÁN HẤP PHỤ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Giải độc tố uốn ván hấp phụ https://benh.vn/thuoc/giai-doc-to-uon-van-hap-phu/ Wed, 04 Apr 2018 03:02:40 +0000 http://benh2.vn/thuoc/giai-doc-to-uon-van-hap-phu/ Tên chung quốc tế: Vaccinum tetani adsorbatum. Loại thuốc: Vaccin. Dạng thuốc và hàm lượng Dung dịch để tiêm: Lượng độc tố sản xuất từ dịch lọc nuôi cấy vi khuẩn, dao động từ 20 đến 80 Lf/ml (Lf = giới hạn độ lên bông) tùy thuộc điều kiện nuôi cấy. Ðộ tinh khiết các […]

Bài viết Giải độc tố uốn ván hấp phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Vaccinum tetani adsorbatum.

Loại thuốc: Vaccin.

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch để tiêm:

Lượng độc tố sản xuất từ dịch lọc nuôi cấy vi khuẩn, dao động từ 20 đến 80 Lf/ml (Lf = giới hạn độ lên bông) tùy thuộc điều kiện nuôi cấy. Ðộ tinh khiết các chế phẩm hiện hành dao động trong khoảng từ 1700 đến 3000 Lf/mg nitrogen – protein.

Các thành phần khác: Nhôm hydroxyd, nhôm phosphat hoặc calci phosphat, natri mercurothiolat (chất bảo quản) và dung dịch natri clorid.Cơ chế tác dụng

Giải độc tố uốn ván cũng có loại không hấp phụ, nhưng loại hấp phụ thông dụng hơn.

Giải độc tố uốn ván được điều chế bằng cách dùng formaldehyd xử lý độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani. Môi trường để sản xuất độc tố không được có các chất có nguồn gốc từ ngựa hoặc người hoặc bất cứ một thành phần nào có thể gây các phản ứng dị ứng cho người.

Vaccin uốn ván kích thích sản sinh kháng độc tố có tính chất bảo vệ. Khả năng đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh tiếp tục sản xuất kháng độc tố ít nhất trong 10 năm sau khi hoàn thành các lần tiêm chủng cơ bản. Tuy nhiên, người ta khuyên cứ 10 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần để duy trì hàm lượng kháng độc tố trong cơ thể. Khi một cá nhân đã từng được tiêm phòng vaccin uốn ván đúng theo lịch tiêm chủng mà bị thương thì cần tiến hành tiêm nhắc lại nếu như lần tiêm gần nhất cách đó đã quá 5 năm.Chỉ định

Ðược dùng để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván.

Chống chỉ định

Có tiền sử dị ứng với vaccin hay với bất cứ thành phần nào của chế phẩm

Tránh dùng cho những người đã từng xảy ra các dấu hiệu hay triệu chứng thần kinh sau lần tiêm trước.

Giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chảy máu khác.

Cần hoãn tiêm vaccin khi đang xảy ra dịch bại liệt. Trong trường hợp đang sốt vừa hoặc nặng, đang có nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các nhiễm trùng đang tiến triển khác thì có thể tạm đình chỉ tiêm vaccin lần đầu theo thường quy, nhưng vẫn phải dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

Thận trọng

Không được tiêm vào mạch máu. Không dùng vaccin để điều trị nhiễm trùng uốn ván. Những người bị suy giảm miễn dịch thì đáp ứng sinh kháng thể sẽ bị giảm, tuy nhiên vẫn có thể tiêm vaccin cho người bị nhiễm HIV có hoặc không có các triệu chứng lâm sàng. Dùng epinephrin 1:1000 để xử lý các trường hợp bị dị ứng xảy ra. Ðối với trẻ nhỏ có tiền sử rối loạn hệ thần kinh trung ương nên hoãn dùng vaccin cho đến khi trẻ lớn hơn 1 tuổi; đối với người cao tuổi, hiệu giá kháng thể có thể không tăng cao sau khi tiêm vaccin.

Thời kỳ mang thai

Vaccin uốn ván được chỉ định cho mọi người kể cả người mang thai do tính an toàn và hiệu quả của thuốc. Mặc dù không có bằng chứng về tác dụng gây quái thai của vaccin uốn ván, nên chờ sang ba tháng thứ nhì của thai kỳ mới tiêm chủng vaccin này. Ðó là sự thận trọng hợp lý để giảm thiểu bất kỳ nguy cơ nào đối với thai.

Thời kỳ cho con bú

Hiện nay không có dẫn liệu về việc dùng vaccin cho người đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Ðã có một vài thông báo về các tác dụng phụ xảy ra, nhất là sau mũi tiêm thứ hai.

Một vài phản ứng tại chỗ tiêm như nổi ban đỏ, sưng tấy, đau, ngứa, hoại tử và phù.

Các phản ứng toàn thân hiếm gặp hơn như đau đầu, mày đay, mệt mỏi, khó thở và mạch nhanh đã được thông báo.

Tại nơi tiêm loại vaccin hấp phụ có thể sờ thấy một cục nhỏ nổi lên và tồn tại trong một vài tuần. Cũng đã có trường hợp xảy ra áp xe tại nơi tiêm (6 – 10 phần triệu).

Sốt nhẹ và vừa thường gặp hơn (khoảng 50% số trẻ em được tiêm).

Tai biến chết người do sốc phản vệ cũng đã được nói tới.

Những tác dụng không mong muốn này chủ yếu là do các kháng nguyên lạ bị lẫn vào nhiều hơn là do bản thân giải độc tố uốn ván, vì thế tiêm phòng bằng loại vaccin tinh chế là cách đơn giản nhất để giảm thiểu tác dụng phụ.

Liều lượng và cách dùng

Tiêm bắp thịt hoặc sâu dưới da một liều 0,5 ml vaccin, sau 4 – 6 tuần lễ tiêm mũi thứ hai và tiếp sau 4 – 12 tháng tiêm mũi thứ 3.

Nhằm củng cố miễn dịch nên tiêm nhắc lại 10 năm một lần.

Ðối với người mang thai trước đây chưa tiêm phòng uốn ván thì tiến hành tiêm 2 mũi với khoảng cách 30 ngày. Mũi tiêm thứ 2 phải thực hiện trước khi sinh 1 tháng (đang được dùng đối với loại vaccin sản xuất tại Việt Nam).

Tương tác thuốc

Khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc liệu pháp tia xạ, cơ chế phòng vệ bình thường bị ức chế và đáp ứng tạo kháng thể của người bệnh với vaccin uốn ván có thể giảm. Nếu phải ngừng một thời gian ngắn liệu pháp ức chế miễn dịch, thì thường phải hoãn lại việc tiêm chủng vaccin uốn ván một tháng kể từ khi ngừng dùng các thuốc ức chế miễn dịch.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để đông băng. Tránh ánh sáng.=

Bài viết Giải độc tố uốn ván hấp phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>