Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 19 Oct 2023 01:57:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 AZITHROMYCIN viên nang 250mg https://benh.vn/thuoc/azithromycin/ Sun, 09 Jul 2017 03:01:02 +0000 http://benh2.vn/thuoc/azithromycin/ Azithromycin là một kháng sinh mới có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid, được gọi là azalid. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh. Dạng trình bày và đăng ký thuốc Azithromycin Viên nang Thuốc kê đơn Thành phần Azithromycin dihydrat (Tương đương Azithromycin … 250 […]

Bài viết AZITHROMYCIN viên nang 250mg đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Azithromycin là một kháng sinh mới có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid, được gọi là azalid. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh.

Dạng trình bày và đăng ký thuốc Azithromycin

Viên nang

Thuốc kê đơn

Thành phần

Azithromycin dihydrat (Tương đương Azithromycin … 250 mg)

Tá dược (Lactose, Talc, Magnesi stearate) … vừa đủ

Dược lực học

Azithromycin là một kháng sinh có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom 50s của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng.

Azithromycin có tác dụng tốt trên nhiều chủng vi khuẩn Gram dương, Gram âm như Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus aureus, Clostridium, Corynebacterium, Peptostreptococcus, Propionibacterium, Heamophilus, Moraxella catarrhalis, Acinebacter, Yersinia, Legionella pneumophilia, Bordeteella pertussis, Neisseria gonorrhoeae, Campytobater sp., Mycobacterium, Mycoplasma, Listeria, Chlamydia…

Dược động học

Azithromycin sau khi uống được phân bố rộng rãi trong cơ thể, sinh khả dụng khoảng 40%. Thức ăn làm giảm hấp thu azithromycin khoảng 50%. Sau khi dùng thuốc, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong vòng 2-3 giờ. Thuốc được phân bố chủ yếu trong các mô: phổi, amidan, tiền liệt tuyến, bạch cầu hạt và đại thực bào,… cao hơn trong máu nhiều lần (khoảng 50 lần nồng độ tối đa tìm thấy trong huyết tương).

Tuy nhiên, nồng độ thuốc trong hệ thống thần kinh trung ương rất thấp. Một lượng nhỏ azithromycin bị khử methyl ở gan. Thuốc thải trừ qua mật, thận ở dạng chuyển hoá hoặc không biến đổi. Khoảng 6 liều uống thải trừ qua nước tiểu trong vòng 72 giờ dưới dạng không biến đổi. Nửa đời thải trừ cuối cùng ở huyết tương tương đương nửa đời thải trừ trong các mô mềm đạt được sau khi dùng thuốc từ 2-4 ngày.

Chỉ định

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.

– Nhiễm khuẩn da, mô mềm, viêm tai giữa.

– Nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae không đa kháng.

Chống chỉ định

Người quá mẫn với Azithromycin hoặc bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid.

Liều và cách dùng

Dùng một lần mỗi ngày, uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.

* Người lớn: Nếu không có chỉ dẫn khác của Bác sĩ, dùng theo hướng dẫn sau:

– Điều trị bệnh lây qua đường sinh dục do Chlamydia trachomatis: liều duy nhất 4 viên.

– Điều trị các nhiễm khuẩn khác: 2 viên/ ngày x 3 ngày hoặc ngày đầu tiên uống một liều 2 viên, 4 ngày tiếp theo uống 1 viên/ ngày.

* Trẻ em: Theo chỉ dẫn của thầy thuốc

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Thận trọng khi sử dụng cho người mắc bệnh gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú.

– Đề phòng bội nhiễm nấm, vi khuẩn không nhạy cảm.

– Theo dõi phản ứng dị ứng thuốc có thể xảy ra.

Tương tác thuốc

– Nếu phải dùng đồng thời với các thuốc antacid, cimetidin nên dùng Azithromycin trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ để tránh tương tác.

– Không dùng cùng với các dẫn chất ergotamin vì có khả năng ngộ độc.

– Theo dõi khi dùng cùng với Cyclosporin, Digoxin do Azithromycin ảnh hưởng tới chuyển hoá của những thuốc này.

Tác dụng không mong muốn

Ít gặp tác dụng không mong muốn khi dùng Azithromycin, hầu hết các tác dụng phụ thường gặp ở mức độ nhẹ đến vừa.

– Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, ỉa chảy. Hiếm khi gây tăng men gan.

– phản ứng quá mẫn với Azithromycin bao gồm: phát ban, mẩn ngứa, mày đay, hiếm khi gây hội chứng Steven- Johnson.

– Có thể gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lơ mơ.

– Dùng lâu dài liều cao có thể làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh.

Quá liều

– Chưa có tư liệu về quá liều Azithromycin, triệu chứng điển hình quá liều kháng sinh Macrolid thường là giảm sức nghe, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

– Xử lý quá liều bằng cách rửa dạ dày, áp dụng các biện pháp điều trị nâng đỡ.

Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

Bài viết AZITHROMYCIN viên nang 250mg đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
CEDAX https://benh.vn/thuoc/cedax/ Mon, 01 Feb 2016 03:06:07 +0000 http://benh2.vn/thuoc/cedax/ Mô tả thuốc Ceftibuten là một loại kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ ba Dạng trình bày Viên nang Dạng đăng kí Thuốc kê đơn Thành phần Cho 1 viên: Ceftibuten 400mg Dược lực học Giống như hầu hết các kháng sinh beta-lactam, tác động diệt khuẩn của ceftibuten là kết quả của sự ức […]

Bài viết CEDAX đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mô tả thuốc

Ceftibuten là một loại kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ ba

Dạng trình bày

Viên nang

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Cho 1 viên: Ceftibuten 400mg

Dược lực học

Giống như hầu hết các kháng sinh beta-lactam, tác động diệt khuẩn của ceftibuten là kết quả của sự ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Do đặc tính của cấu trúc hóa học, ceftibuten bền vững với các beta-lactamase. Nhiều vi khuẩn sinh b-lactamase đề kháng với penicilline hay các céphalosporine có thể bị ức chế bởi ceftibuten.

Ceftibuten-trans hình thành do sự isomere hóa ceftibuten (dạng cis) chỉ có 1/4 – 1/8 hoạt tính của ceftibuten.

Tác dụng :

Ceftibuten có tính bền vững cao với các pénicillinase và céphalosporinase qua trung gian plasmide. Tuy nhiên chất này không bền vững với một vài céphalosporinase qua trung gian nhiễm sắc thể ở các vi khuẩn như Citrobacter, Enterobacter và Bacteroides.

Cũng như những b-lactam khác, ceftibuten không nên sử dụng cho các dòng đề kháng với b-lactam bằng cơ chế tổng quát như qua tính thẩm thấu hay các protéine gắn kết pénicilline (PBP) ví dụ như dòng S. pneumoniae đề kháng penicilline. Ceftibuten ưu tiên gắn kết với PBP-3 của E. coli là kết quả của sự hình thành các thể sợi ở 1/4 – 1/2 nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và phân giải ở nồng độ gấp 2 lần MIC. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) cho dòng E. coli nhạy cảm và đề kháng pénicillinase cũng gần bằng MIC.

Ceftibuten đã được chứng minh in vitro và trên lâm sàng có tác dụng trên hầu hết các dòng vi khuẩn sau :

Gram dương : Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae (trừ các dòng đề kháng penicilline).

Gram âm : Haemophilus influenzae (cả hai dòng b-lactamase dương tính và âm tính) ; Hemophilus para-influenzae (b-lactamase dương tính và âm tính) ; Moraxella (Branhamella) catarrhalis (hầu hết là b-lactamase dương tính) ; Escherichia coli ; Klebsiella sp. (bao gồm K. pneumoniae và K. oxytoca) ; Proteus indol dương tính (bao gồm P. vulgaris) cũng như các loài Proteus khác, như Providencia ; P. mirabilis ; Enterobacter sp (bao gồm E. cloacae và E. aerogenes), Salmonella sp ; Shigella sp.

Ceftibuten đã chứng minh in vitro có hoạt tính chống lại hầu hết các dòng vi khuẩn sau ; tuy nhiên, vẫn chưa xác định được tính hữu hiệu trên lâm sàng :

Gram dương : Streptococcus nhóm C và nhóm G.

Gram âm : Brucella, Neiserria, Aeromonas hydrophilia, Yersinia enterocotilica, Providencia rettgeri, Providencia stuartii và các dòng Citrobacter, Morganella và Serratia không đa tiết céphalosporinase qua trung gian nhiễm sắc thể.

Ceftibuten không có hoạt tính trên Staphylococcus, Enterococcus, Acinetobacter, Listeria, Flavobacteria và Pseudomonas spp. Thuốc cho thấy có tác dụng rất ít trên hầu hết các vi khuẩn kỵ khí, bao gồm hầu hết các dòng Bacteroides. Ceftibuten-trans không có hoạt tính trên vi khuẩn in vitro và in vivo với các dòng này.

Chỉ định

Ðợt cấp viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm họng, viêm amidan. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Chống chỉ định

Quá mẫn với nhóm cephalosporin.

Liều và cách dùng

– Người lớn & trẻ >= 12 tuổi: 400 mg x 1 lần/ngày x 10 ngày.

– Trẻ 6 tháng – 12 tuổi: 9 mg/kg x 1 lần/ngày x 10 ngày. Liều tối đa 400 mg/ngày.

– Suy thận ClCr 30 – 49 mL/phút: 4,5 mg/kg hoặc 200 mg/ngày.

– ClCr 5 – 29 mL/phút: 2,25 mg/kg hoặc 100 mg/ngày.

– Ðang thẩm phân máu: 9 mg/kg hoặc 400 mg/ngày vào cuối mỗi lần thẩm phân.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Dị ứng với penicillin. Bệnh nhân suy thận: giảm liều. Trẻ < 6 tháng.

Tác dụng không mong muốn

– Buồn nôn, nôn, ban đỏ.

– Rất hiếm: hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm đại tràng giả mạc, vàng da, giảm huyết cầu, giảm bạch cầu.

Bài viết CEDAX đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>