Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 09 Oct 2023 08:33:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 GANCICLOVIR https://benh.vn/thuoc/ganciclovir/ Tue, 05 Apr 2016 03:02:38 +0000 http://benh2.vn/thuoc/ganciclovir/ Ganciclovir có tác dụng chống virus Herpes simplex typ I (HSV – 1), Herpes simplex typ II (HSV – 2), virus cự bào ở người (CMV). Virus Epstein – Barr, virus Varicella zoster và virus Herpes simplex 6 cũng nhạy cảm. Dạng trình bày Viên nang: 250 mg Lọ bột pha tiêm: 500 mg ganciclovir […]

Bài viết GANCICLOVIR đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ganciclovir có tác dụng chống virus Herpes simplex typ I (HSV – 1), Herpes simplex typ II (HSV – 2), virus cự bào ở người (CMV). Virus Epstein – Barr, virus Varicella zoster và virus Herpes simplex 6 cũng nhạy cảm.

Dạng trình bày

Viên nang: 250 mg

Lọ bột pha tiêm: 500 mg ganciclovir natri.

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Ganciclovir

Dược lực học

Ganciclovir là một nucleosid tổng hợp tương tự guanin có cấu trúc giống aciclovir. Ganciclovir có tác dụng chống virus Herpes simplex typ I (HSV – 1), Herpes simplex typ II (HSV – 2), virus cự bào ở người (CMV). Virus Epstein – Barr, virus Varicella zoster và virus Herpes simplex 6 cũng nhạy cảm. Ðể có tác dụng, ganciclovir phải được phosphoryl hóa bởi enzym thymidin kinase (trong tế bào nhiễm Varicella zoster và Herpes simplex) hoặc bởi deoxyguanosin kinase (trong tế bào nhiễm virus cự bào hay virus Epstein- Barr) thành dạng ganciclovir monophosphat, sau đó chuyển tiếp thành dạng diphosphat và dạng hoạt động triphosphat.

Nồng độ ganciclovir triphosphat có thể nhiều gấp 100 lần ở tế bào nhiễm CMV so với tế bào không bị nhiễm, chứng tỏ phosphoryl hóa ưa xảy ra trong tế bào nhiễm virus. Ganciclovir triphosphat ức chế tổng hợp DNA của virus bằng cách ức chế polymerase DNA và cũng sát nhập cả vào DNA của virus. Quá trình này xảy ra một cách chọn lọc trong các tế bào nhiễm vi-rút.

Ganciclovir có phổ tác dụng giống aciclovir, tác dụng tốt nhất trên Herpes simplex 1 và 2. Tuy nhiên, cytomegalovirus nhạy cảm với ganciclovir hơn aciclovir.

Dược động học

Khả dụng sinh học của ganciclovir từ 6% đến 9% khi uống trong bữa ăn, và từ 28 tới 31% nếu bữa ăn có nhiều chất béo.

Nồng độ thuốc trong huyết tương cao nhất sau khi tiêm truyền trong 1 giờ với liều 5 mg/kg trung bình là 32 micromol/lít; 11 giờ sau khi tiêm, nồng độ trong huyết tương giảm xuống còn khoảng 2 micromol/lít. Nồng độ của ganciclovir trong dịch não tủy biến thiên trong khoảng 7 – 70% nồng độ trong huyết tương. Liên kết với protein từ 1 đến 2%.

Nửa đời thải trừ là 2 – 6 giờ, với độ thanh thải là 3 – 4 ml/phút/kg ở người bệnh có chức năng thận bình thường.

Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, phần lớn thải trừ ở dạng không đổi trong nước tiểu (94 – 99%). Ở người bệnh có chức năng thận giảm, phải điều chỉnh liều.

Chỉ định

Ðiều trị viêm võng mạc do virus cự bào ở người bệnh suy giảm miễn dịch, bao gồm cả các người bệnh AIDS, và một số bệnh nhiễm virus cự bào khác bao gồm viêm phổi, viêm đại tràng và viêm thực quản. Phòng nhiễm bệnh do CMV ở những người bệnh ghép cơ quan có nguy cơ nhiễm bệnh này.

Chống chỉ định

Quá mẫn với aciclovir hoặc ganciclovir.

Số lượng tuyệt đối bạch cầu đa nhân trung tính dưới 500/mm3, số lượng tiểu cầu dưới 25.000/mm3.

Liều và cách dùng

Cách dùng

Ganciclovir chỉ được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch; nếu tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, mô sẽ bị kích ứng nặng vì pH của ganciclovir cao (khoảng 11). Phải truyền tĩnh mạch chậm với tốc độ hằng định trong ít nhất 1 giờ, dùng dung dịch có nồng độ không quá 10 mg/ml, và người bệnh cần được cung cấp nước đầy đủ để tránh tăng độc tính. Dùng thiết bị tiêm truyền có màng lọc với lỗ xốp 0,22 – 5 micromet. Thuốc viên ganciclovir phải uống vào bữa ăn.

Ðiều trị người bệnh viêm võng mạc do CMV, có chức năng thận bình thường.

Ðiều trị khởi đầu

Tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ, với tốc độ không đổi: 5 mg/kg, 12 giờ/lần, dùng trong 14 – 21 ngày, sau đó điều trị duy trì.

Không dùng đường uống khi điều trị khởi đầu.

Ðiều trị duy trì

Tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ: 5 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày, dùng trong 7 ngày/tuần hoặc 6 mg/kg/ngày, dùng 5 ngày/tuần.

Uống: 1000 mg, 3 lần/ngày, uống vào bữa ăn hoặc 500 mg/lần, 6 lần/ngày, cách nhau 3 giờ/lần, cùng với thức ăn.

Ðối với người bệnh đang điều trị duy trì mà viêm võng mạc do CMV tiến triển hoặc tái phát thì nên bắt đầu lại bằng một đợt khác bằng tiêm truyền tĩnh mạch như đã làm trong điều trị khởi đầu.

Phòng bệnh nhiễm CMV cho người bệnh bị nhiễm HIV giai đoạn cuối, chức năng thận bình thường.

Uống: 1000 mg, 3 lần/ngày, cùng với thức ăn.

Phòng bệnh nhiễm CMV cho người bệnh ghép cơ quan, có chức năng thận bình thường: Liều đầu tiên và liều duy trì giống như điều trị viêm võng mạc do CMV, trừ liệu trình khởi đầu 7 – 14 ngày. Thời gian dùng liều duy trì phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và mức độ suy giảm miễn dịch (như phòng cho người bệnh ghép cơ quan có huyết thanh dương tính với CMV, thời gian điều trị cần ít nhất 1 tháng).

Người bệnh suy thận

Tiêm truyền tĩnh mạch:

Uống:

Ðộ thanh thải creatinin là 50 – 69 ml/phút: 1500 mg/ngày một lần hoặc 500 mg, 3 lần/ngày

Ðộ thanh thải creatinin là 25 – 49 ml/phút: 1000 mg/ngày một lần hoặc 500 mg, 2 lần/ngày;

Ðộ thanh thải creatinin là 10 – 24 ml/phút: 500 mg/ngày một lần.

Ðộ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút: 500 mg /lần, 3 lần/tuần sau khi thẩm tách máu.

Thẩm tách phúc mạc: Liều như liều dùng với độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút.

Lọc máu động – tĩnh mạch hoặc tĩnh – tĩnh mạch liên tục: Dùng với liều 2,5 mg/kg/lần, 24 giờ/lần.

Chú ý: Tiêm truyền thuốc trong 1 giờ, vào tĩnh mạch có lưu lượng máu cao vì thuốc có pH khá cao.

Pha dung dịch tiêm truyền

Ganciclovir tiêm truyền tĩnh mạch được hòa tan trong 10 ml nước cất pha tiêm (50 mg/ml), và sau đó được pha loãng bằng dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9%, hoặc dung dịch dextrose 5%, hoặc dung dịch tiêm truyền Ringer hoặc Ringer lactat để có dung dịch chứa không quá 10 mg/ml. Không được dùng nước pha tiêm có chất bảo quản paraben vì có thể gây tủa.

Dung dịch tiêm truyền phải dùng trong vòng 24 giờ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Chú ý đề phòng và thận trọng

Thận trọng với người bệnh suy thận, liều dùng phải điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin huyết thanh. Không được tiêm tĩnh mạch nhanh hoặc tiêm cả liều ngay một lúc. Thận trọng với người bệnh bị giảm bạch cầu, hoặc có tiền sử phản ứng giảm bạch cầu khi dùng thuốc, người bệnh điều trị bằng các thuốc ức chế tủy xương, điều trị phóng xạ.

Cần chú ý dùng liều thích hợp đối với người cao tuổi.

Thời kỳ mang thai

Ganciclovir có thể gây quái thai hay độc cho phôi khi dùng với liều dùng cho người. Kinh nghiệm về việc sử dụng ở người mang thai còn rất ít. Ganciclovir chỉ sử dụng trong thời kỳ có thai khi lợi ích hơn hẳn rủi ro có thể xảy ra với bào thai. Do khả năng tiềm ẩn gây đột biến của ganciclovir, phụ nữ ở tuổi sinh đẻ nên dùng biện pháp tránh thai khi điều trị bằng ganciclovir. Cũng vì lý do đó, nam giới cũng được khuyên dùng biện pháp tránh thai khi điều trị và trong 90 ngày sau khi ngừng điều trị.

Thời kỳ cho con bú

Không biết ganciclovir có thải trừ qua sữa mẹ không. Tuy vậy, do có nhiều thuốc bài tiết vào sữa và do ganciclovir gây quái thai hay ung thư trên động vật thực nghiệm, nên có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng ở trẻ đang bú khi người mẹ dùng ganciclovir. Cần chỉ dẫn người mẹ ngừng cho con bú nếu họ đang dùng ganciclovir. Không được cho con bú trước 72 giờ sau liều cuối cùng.

Tương tác thuốc

Giảm tác dụng: Dùng didanosin 2 giờ trước khi dùng ganciclovir làm giảm diện tích dưới đường cong (AUC) ở nồng độ ổn định của ganciclovir.

Probenecid làm giảm thải trừ ganciclovir qua thận.

Zidovudin và ganciclovir đều có tiềm năng giảm bạch cầu trung tính và gây thiếu máu, do đó gây tác dụng hiệp đồng có hại.

Dùng đồng thời ganciclovir và imipenem – cilastatin có thể gây co giật.

Ganciclovir được khuyến cáo không dùng cùng với các thuốc sau: Dapson, pentamidin, flucytosin, vincristin, vinblastin, adriamycin, amphotericin B, cotrimoxazol, vì có thể làm tăng độc tính của thuốc.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp

Sốt.

Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Ngoại ban.

Tăng transaminase.

Ít gặp

Run rẩy, chán ăn, chóng mặt, đau đầu.

Tăng bạch cầu ưa eosin.

Loạn nhịp, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp.

Suy nghĩ không bình thường, mộng, mất điều vận, hôn mê, lú lẫn, mất ngủ, run, dễ kích động.

Táo bón, ỉa chảy, chảy máu, đau bụng, buồn nôn.

Rụng tóc, ngứa, mày đay.

Khó thở.

Tổn thương võng mạc ở người bệnh AIDS, bị viêm võng mạc do nhiễm CMV.

Ðau và viêm tĩnh mạch ở vùng tiêm, urê và creatinin huyết cao, giảm glucose huyết.

Quá liều

Triệu chứng: Giảm bạch cầu trung tính, nôn, tăng tiết nước bọt, ỉa có máu, giảm tế bào máu, teo tinh hoàn.

Xử trí: Ðiều trị hỗ trợ; thẩm tách máu (có thể loại khoảng 50% số thuốc); ngừng thuốc và truyền dịch nếu cần thiết. Có thể xét đến việc dùng yếu tố tăng trưởng tạo máu.

Bài viết GANCICLOVIR đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>