Có nhiều hình giả trên siêu âm và tất cả chỉ được giải thích bằng bản chất vật lý. Một vài hình giả có thể có ích và giúp ta nhận biết tổ chức bình thường hay tổn thương, nhưng rất nhiều hình giả khác làm khó thăm khám hoặc dẫn đến đọc sai hình ảnh.
Hình do phản xạ (âm vang)
Là kết quả của một hay nhiều phản hổi của sóng siêu âm trên một mặt phân cách ngăn cách giữa hai cấu trúc có kháng trở âm khác nhau. Chùm sóng siêu âm trở về đầu dò tiếp lại đi tới mặt phân cách, có thể tiếp diễn lại nhiều lần như vậy. Mỗi lần phản hổi về sẽ tạo ra một vệt sóng xa hơn vệt sóng trước, chúng sẽ tạo ra nhiều đường song song giống nhau (H.1).
Hình phản xạ do đầu dò tìêp xúc không tốt với da (H.2,3): loại bỏ bằng cách cho thêm dịch gel để tránh khí nằm giữa đầu dò và mặt da. Hình giả cũng có thể xảy ra trong cơ quan, nhất là cấu trúc chứa khí, tham gia vào tạo ra hình ‘đuôi sao chổi’ (H.4)
Hình 2: Siêu âm hốc mắt: những vệt song Hình 3: Siêu âm gan, túi mật: những vệt song bên trái hình ảnh. Do tiếp xúc song song mau bên trái hình ảnh. Do tiếp không tốt giữa đầu dò với da.
Hình 4 : Hình giả phản xạ xảy ra ở vùng khí trong ruột: những vêt âm vang song song ở xa có cùng khoảng cách (mũi tên).
Hình "đuôi sao chổi": do phản hổi của sóng siêu âm khi gặp khí (H.5,6) (ví dụ: trong ống tiêu hoá hoặc phổi), cũng có thể được tạo thành từ cấu trúc có chất khoáng (những tinh thể cholesterol). Chùm sóng đi và về giữa mặt trước và sau của lớp khí hay cấu trúc cholesterol tạo thành đường rất sáng, ở phía sau lớp khí hay tinh thể có nhiều dải trắng đen xen kẽ toả ra hình lan hoa.
Hình 5 : đuôi sao chổi ở mặt phân cách với
Hình 6 : đuôi sao chổi của lớp khí trong dạ khí trong phổi dày ở dưới gan
Hình soi gương (H.7): được tạo từ mặt phân cách rất phản xạ và cong như: cơ hoành, màng phổi, ruột. Do những sóng âm phụ gây ra hình giả khối đối xứng với khối thât qua mặt phân cách (H.8,9).
Hình 7: soi gương trên cơ hoành: sóng siêu âm tới hoành – phản xạ về nhu mô gan – phản xạ lại tới cơ hoành -phản xạ về đầu dò. Máy siêu âm không nhân thấy hiện tượng phản xạ này và tạo ra hình có sóng siêu âm phản hổi thẳng.
Hình 8 : ‘soi gương’ của gan qua cơ h°ành (F) qua cơ hoành (DIA).
Hình do suy giảm chùm sóng siêu âm (bóng cản):
Chùm sóng siêu âm suy giảm khi tới bề mặt cấu trúc có kháng trở cao (cấu trúc có nhiều chất khoáng) làm cho bề mặt rất tăng âm, tiếp đó vùng sau cấu trúc này không có sóng âm truyền nữa, đó là ‘bóng cản’. Bóng cản có hình nón với đầu dò rẻ quạt (H.10), hình trụ với đầu dò phẳng.
Gặp trên cấu trúc vôi hoá (H.11, 12, 13, 14, 15), như: sỏi mât, sỏi tiết niệu, mảng xơ vữa thành mạch.
Có thể gặp trên cấu trúc xơ- mỡ (ví dụ: các nhánh cửa trong gan tạo hình giả huyết khối. Để tránh hình giả này, thăm khám các cấu trúc này cần đặt đầu dò ở nhiều vị trí khác nhau.
Hình 11: Sỏi bàng quang, viền tăng âm (mũi tên) và bóng cản ở phía sau (đầu ình 12: Sỏi niệu quản, niệu quản giãn (U), do sỏi (mũi tên) có bóng cản (đầu mũi
Hình 13: Sỏi mật trong gan tăng âm có bóng cản phía sau.
Hình 14: Hai sỏi bàng quang, ít chất khoáng, thấy được độ dày của sỏi do sóng âm còn truyền qua được sỏi, nên bóng cản không rõ.
Hình 15: Sỏi nhỏ túi mật có bóng cản nhẹ, có thể thấy nhiều sỏi không có bóng cản nằm ở phía bên trái.
Hình do khúc xạ:
Hình giả là hâu quả của chùm sóng đi không thẳng góc tới mặt phân cách. Dẫn đến xuất hiện những sóng khúc xạ và nhiễu xạ.
Hai trường hợp này cần phân biệt:
– Khúc xạ: xảy ra khi sóng siêu âm qua một cấu trúc có tốc độ truyền âm cao tới một cấu trúc có tốc độ truyền âm thấp.
– Nhiễu xạ: xảy ra khi sóng siêu âm qua một cấu trúc có tốc độ truyền âm thấp tới một cấu trúc có tốc độ truyền âm cao.
Hình do tăng cường truyền âm (tăng sáng phía sau):
Tổ chức đặc dưới khối dịch tăng cường âm hơn tổ chức bình thường, do sóng siêu âm ít bị suy giảm trong nước hơn trong tổ chức. Tăng cường âm phía sau là một hình giả liên quan đến tăng truyền âm trong dịch đơn thuần (H.16). Vùng tổ chức dưới khối dịch này nhân được nhiều sóng âm hơn vùng kề bên, nên hình ảnh sáng hơn (H.17,18).
Gặp trong tổ chức ở phía sau nang dịch, khối dịch, dịch ổ bụng, dịch màng tinh hoàn…
Bụng có dịch có thể tạo ra hình giả thân bệnh lý do nhu mô tăng âm.
Gan xơ tăng âm có thể gây khó khăn trong chẩn đoán u gan.
Hình 16: Chùm sóng âm truyền qua cấu trúc dịch (L) không bị suy giảm hơn chùm sóng âm qua tổ chức kề bên. Môt số lượng lớn sóng âm được truyền qua cấu trúc dịch này tới tổ chức phía dưới, làm cho nó tăng âm hơn so với tổ chức xung quanh.
Hình giả này có ích vì có thể giúp phân biệt môt cấu trúc tổ chức ít âm với môt cấu trúc dịch.
Hình 17: Tăng âm phía sau, nhu mô gan
Hình 18: Tăng âm phía sau, vùng sau bàng sau túi mât sáng âm hơn so với nhu mô quang tăng sáng làm khó quan sát các cấu bên cạnh có cùng độ sâu. trúc mạch máu, tử cung, trực tràng. Cần điều chỉnh gain để thăm khám vùng này.
Hình do chùm sóng siêu âm rộng (hiệu ứng khối từng phần):
Chùm sóng siêu âm có liên quan đổng thời với cấu trúc dịch và phần mền xung quanh. Xảy ra do âm vang trong nang dịch và mất hình bờ của nang. Giảm đô rộng của chùm sóng âm sẽ tránh được hình giả này.
Bóng cản do khúc xạ chùm sóng siêu âm ở lề bờ cấu trúc hình tròn. Sóng âm lệch hướng không truyền tiếp làm cho vùng dưới bên lề đường cong đen không có âm (H.19). Hiện tượng gặp trong tổn thương nang, túi mât, bàng quangũ(H.20, 21)
Hình 19: Hiện tượng lệch hướng của chùm sóng âm đi qua hai bờ mép của cấu trúc hình cầu (L), tạo vùng không có sóng âm đi qua (c) bên cạnh vùng tăng sáng (R) ở phía sau.
Thuỳ bên (thuỳ phụ):
Hình giả này liên quan đến phát sóng âm không phải chỉ một chùm sóng siêu âm duy nhất, mà có nhiều chùm sóng bên. Hình ảnh cơ bản được tạo thành bởi chùm sóng âm chính, trung tâm, vì những chùm sóng bên (phụ), nhanh chóng suy giảm (H.22). Tuy nhiên, trong cấu trúc kém suy giảm như dịch, hình ảnh có thể được tạo thành từ những sóng siêu âm của chùm sóng bên; máy siêu âm nhân biết một chùm sóng duy nhất, nên nó dịch hình ảnh trong đường của chùm sóng chính (H.23,24).
Hình 22: Một cấu trúc thật (r) phản hổi lại sóng siêu âm của chùm sóng bên. Đầu dò nhận được âm vang này và ghi nhận như chùm sóng chính. Hình ảnh được dịch chuyển theo đương thẳng của chùm sóng chính (a): là hình giả vì nó dịch chuyển so với vị trí thật.
Hình 23: hình giả của thuỳ phụ: một vùng lờ mờ tạo bởi vùng sâu của bàng quang (mũi tên trắng) giống hình cặn. Ngược lại với cặn thật, hình ảnh này không thấy có mức ngang (mũi tên đen: thành bàng quang).
Hình 24: hình giả của thuỳ phụ thường thấy trong bàng quang vùng sâu (a) hoặc hiếm hơn vùng nông (b). Có thể dễ dàng làm mất hình này bằng cách giảm gain.
Hình do tiêu điểm:
Vùng tiêu điểm biểu hiên bằng những giải tăng âm.
Tốc độ của sống âm trong môi trường:
Tốc độ truyền của sóng siêu âm có thể biến đổi trong môi trường sinh học, gây định vị không gian sai lệch.
Hiện tượng xóa hoặc che mất hình:
Hai cấu trúc có cùng đâm độ âm tiếp xúc với nhau thì không phân biệt được, ví dụ trong trường hợp cực trên thân và gan ở người trẻ gầy.
Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai