Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:16:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những sai lầm khi ăn cơm cực có hại nhưng ai cũng mắc https://benh.vn/nhung-sai-lam-khi-an-com-cuc-co-hai-nhung-ai-cung-mac-8795/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-khi-an-com-cuc-co-hai-nhung-ai-cung-mac-8795/#respond Sun, 12 May 2024 06:55:26 +0000 http://benh2.vn/nhung-sai-lam-khi-an-com-cuc-co-hai-nhung-ai-cung-mac-8795/ Việc ăn cơm tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng thực tế nếu ăn không đúng cách cũng có thể tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe.

Bài viết Những sai lầm khi ăn cơm cực có hại nhưng ai cũng mắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc ăn cơm tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng thực tế nếu ăn không đúng cách cũng có thể tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe.

1. Ăn cơm nguội

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh, ăn cơm nguội, dù là về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.

Thủ phạm gây nên chuyện này chính là một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Loại vi khuẩn này có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa.

ăn cơm nguội

Quá trình nấu chín gạo thành cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã hình thành dạng bào tử để tự vệ.

Nếu cơm được ăn ngay sau khi nấu thì bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại, tăng dần số lượng và sản sinh ra một số độc tố.

Ths. Trần Quốc Hùng – giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết, ngộ độc do sử dụng lại cơm nguội ở gia đình ít hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít.

Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang.

Các gia đình trong mỗi bữa ăn không nên nấu thừa cơm, bởi bất kể cái gì thừa cũng không tốt, kể cả là cơm nguội đã được bảo quản trong tủ lạnh

Ngoài ra, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm nguội.

Tuyệt đối không được cho cơm nóng vào tủ lạnh để bảo quản mà phải làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

2. Ăn cơm chan canh

Thói quen ăn cơm chan canh rất phổ biến trong bữa cơm người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây là thói quen xấu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong bữa cơm cần hạn chế dùng các loại nước canh hay nước lọc, nước ngọt.

Bởi khi ăn cơm dù uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.

Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.

Việc ăn cơm chan canh, khiến cho thức ăn được nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Khi thức ăn chưa được nghiền nát đang ở dạng cứng trước khi vào dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên ăn phải nhai kỹ và nên uống nước chan canh hay bất kỳ loại nước gì sau cùng.

3. Ăn cơm sau khi ăn thức ăn

Việc trẻ ăn riêng biệt giữa cơm và thức ăn ở các hộ gia đình hiện nay không phải là hiếm. Tuy nhiên, ăn như thế sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

BS Nguyễn Liên nguyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai việc trẻ ăn thức ăn trước sau đó ăn cơm là hoàn toàn không nên bởi việc ăn thức ăn trước, đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều đạm trước sau đó mới cho trẻ ăn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như việc ăn uống lâu dài.

Thói quen ăn uống như vậy là mầm mống hình thành các bệnh mãn tính sau này, đặc biệt là bệnh gout.

Bởi, khi thức ăn vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa các chất đạm thành axit uric (tác nhân gây bệnh gout), chất này sẽ không chuyển hóa ra ngoài mà nó sẽ bám vào các khớp và tích tụ dần dần.

Ngoài ra, việc cho trẻ ăn thức ăn trước sẽ gây ra hậu quả là trẻ chán cơm, từ đó không có đủ chất tinh bột, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều đó cũng lý giải vì sao trẻ ăn nhiều đạm mà vẫn bị suy dinh dưỡng.

Vì thế không nên cho trẻ ăn riêng biệt cơm với thức ăn, dù là cho ăn cơm trước hay thức ăn trước cũng không nên, mà phải ăn cùng nhau trong một khẩu phần bữa ăn.

4. Không nhai kỹ khi ăn cơm

Do công việc nên nhiều khi chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến ăn cơm rất nhanh mà không nhai. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen này không tốt cho dạ dày.

Khi chúng ta ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Bởi miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza.

Nếu chúng ta nhận tinh bột từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân hủy và được nuốt xuống mà không cần nhai.

Các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.

Theo GS. Stephen Bloom (ĐH Imperial), việc ăn nhanh khiến bạn nuốt vội vàng, nhai không kỹ sẽ khó cảm nhận được mùi vị thức ăn. Nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn.

Việc nhai kỹ cơm của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hóa vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa.

Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.

Bài viết Những sai lầm khi ăn cơm cực có hại nhưng ai cũng mắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-khi-an-com-cuc-co-hai-nhung-ai-cung-mac-8795/feed/ 0
Cẩm nang cách làm những món cơm rang ngon khó cưỡng https://benh.vn/cam-nang-cach-lam-nhung-mon-com-rang-ngon-kho-cuong-7420/ https://benh.vn/cam-nang-cach-lam-nhung-mon-com-rang-ngon-kho-cuong-7420/#respond Tue, 28 Nov 2023 06:20:49 +0000 http://benh2.vn/cam-nang-cach-lam-nhung-mon-com-rang-ngon-kho-cuong-7420/ Cơm rang vốn dĩ là một món ăn tiện lợi bởi nó thường sử dụng những nguyên liệu còn thừa trong tủ lạnh như: cơm nguội, xúc xích, rau củ… Hãy biến tấu để cơm rang trở thành một món ăn ngon của gia đình với cẩm nang hướng dẫn cách làm các loại cơm rang ngon nhất của chúng tôi dưới đây.

Bài viết Cẩm nang cách làm những món cơm rang ngon khó cưỡng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơm rang vốn dĩ là một món ăn tiện lợi bởi nó thường sử dụng những nguyên liệu còn thừa trong tủ lạnh như: cơm nguội, xúc xích, rau củ… Hãy biến tấu để cơm rang trở thành một món ăn ngon của gia đình với cẩm nang hướng dẫn cách làm các loại cơm rang ngon nhất của chúng tôi dưới đây.

Cơm rang Dương Châu

Nguyên liệu:

  • 4 chén cơm trắng.
  • 80g thịt xá xíu
  • 1 cây lạp xưởng
  • Trứng gà
  • Tôm khô
  • Cà rốt, đậu Hà Lan, cà hộp
  • Tỏi, hành lá, ngò rí
  • Dầu điều, dầu ăn, muối, tiêu, đường, hạt nêm, nước tương

Cách làm:

  • Lạp xưởng, cà rốt, đậu Hà Lan các bạn luộc sơ, tôm khô rửa sạch, ngâm nước để tôm nở ra.
  • Cắt hạt lựu cả cà rốt lẫn lạp xưởng và xá xíu, để riêng từng nguyên liệu ra.
  • Lần lượt cho các nguyên liệu: cà rốt, đậu Hà Lan, xá xíu, cà chua hộp, dầu điều vào tô đựng cơm, nêm vào đó các gia vị gồm: 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm. Trộn đều tất cả.
  • Lạp xưởng các bạn chiên lên trước khi cho vào chiên cùng với cơm, các bạn lưu ý là chúng ta không cần cho dầu ăn vào khi chiên lạp xưởng vì bản thân lạp xưởng đã có mỡ rồi.
  • Cuối cùng là bước chiên cơm, các bạn cho một ít dầu ăn vào chảo dầu nóng, cho tỏi băm vào phi vàng lên rồi cho tôm khô vào đảo đều, nêm thêm 1 muỗng canh đường để cho tôm khô có độ bóng, giòn và có vị ngọt.
  • Sau đó cho lạp xưởng vào chiên cùng (loại bỏ phần nước mỡ đi) rồi cho tất cả vào trộn đều với hỗn hợp cơm, xá xíu và rau củ.
  • Cuối cùng cho khoảng 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, đổ trứng đánh vào chiên đến khi trứng vừa hơi chín thì cho toàn bộ hỗn hợp cơm vào, trộn đều cho đến khi chín thì tắt bếp. Rắc hành lá cắt nhỏ và ngò rí lên mặt để trang trí.

Cơm rang hải sản

Nguyên liệu:

  • 1 bát cơm trắng
  • 100g mực
  • 50g tôm
  • 35g ớt xanh
  • 25g ngô hạt luộc chín
  • 3g muối
  • 30ml sa tế (lượng cay tùy khẩu vị, bạn có thể thay thế bằng tương ớt, sốt ớt ngọt)

Cách làm:

  • Tôm lột vỏ, bỏ đầu. Ớt xanh thái miếng nhỏ. Mực tươi làm sạch, ướp với chút rượu trắng cho bớt tanh rồi đem trần sơ. Vớt ra để riêng.
  • Làm nóng dầu trong chảo, khi dầu bắt đầu nóng, đổ cơm trắng vào, đảo liên tục trên lửa nhỏ cho các hạt cơm săn lại. Đổ sa tế vào, tiếp tục đảo đều cho sa tế bao đều hạt cơm. Tùy khẩu vị mà bạn điều chỉnh lượng cay cho vừa miệng.
  • Khi các hạt cơm săn, tơi đều và không bị vón cục thì trút mực, tôm, ớt và ngô hạt, tiếp tục đảo đều trên lửa vừa cho đến khi các thành phần được nấu chín.

Nêm muối vừa ăn, đảo lại trong giây lát cho cơm thấm vị rồi tắt bếp.

Cơm rang gà

Nguyên liệu:

  • Cơm trắng
  • Thịt gà
  • Trứng
  • Cà rốt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan
  • Tỏi, gừng, ớt bột
  • Gia vị, nước mắm, mì chính, hạt tiêu

Cách làm:

  • Thái thịt gà thành từng miếng dày khoảng 2,5 cm. Cho vào bát và ướp với gia vị, mì chính, hạt tiêu, nước mắm và để vào tủ lạnh trong ít nhất một giờ.
  • Cách làm món cơm rang thịt gà đơn giản mà cực ngon miệng hấp dẫn cho bữa cơm tối của gia đình phần 2
  • Thái nhỏ cà rốt và súp lơ xanh, cho vào bát cùng với đậu Hà Lan. Băm hoặc giã nhỏ tỏi và gừng rồi cho vào một bát nhỏ khác cùng với ớt bột.
  • Đun nóng dầu, cho thịt gà vào đảo tới lúc chín, rồi múc ra khỏi chảo.
  • Rửa sạch chảo, tiếp tục đun nóng dầu rồi cho cà rốt, súp lơ và đậu vào xào khoảng 2 – 4 phút cho tới khi rau mềm. Thêm gừng, tỏi, ớt bột vào đảo đều trong khoảng 1 phút.
  • Cho cơm vào đảo cùng với rau. Thêm một ít dầu nữa nếu cần. Đập trứng luôn vào chảo cơm rang, trộn đều. Đảo luôn tay cơm, rau và trứng trong khoảng 3 phút rồi cho thịt gà cùng một ít xì dầu vào. Trộn đều và tắt bếp, dọn ra đĩa và dùng nóng.

Cơm rang kim chi

Nguyên liệu:

  • 300gr kim chi (dùng loại kim chi Hàn Quốc để có màu đẹp mắt)
  • 5 lát thịt xông khói
  • 2 bát cơm nguội
  • 2 muỗng canh nước kim chi
  • 1 muỗng cà phê dầu mè
  • 1 muỗng cà phê mè rang
  • 2 quả trứng
  • Hành lá và tiêu xay

Cách làm:

  • Đem thịt xông khói thái nhỏ và kim chi cắt khúc.
  • Phi thơm hành và chiên thịt xông khói sơ qua đến khi chuyển màu thì tắt bếp và lót giấy để thấm bớt dầu.
  • Tiếp tục cho kim chi vào chảo và xào khoảng 5 phút. Sau đó trút phần cơm vào rang đều. Đồng thời chan cả nước kim chi vào cùng. Khi cơm rang đã áo một màu đỏ đều đẹp mắt, bạn nêm nếm gia vị, cho thịt xông khói, dầu mè, mè rang và tiêu vào cùng. Dọn ra đĩa và dùng nóng sẽ rất ngon.

Bài viết Cẩm nang cách làm những món cơm rang ngon khó cưỡng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cam-nang-cach-lam-nhung-mon-com-rang-ngon-kho-cuong-7420/feed/ 0
Con 17 tháng tuổi nhiễm lỵ a mip do mẹ nhai cơm cho ăn https://benh.vn/con-17-thang-tuoi-nhiem-ly-a-mip-do-me-nhai-com-cho-an-7544/ https://benh.vn/con-17-thang-tuoi-nhiem-ly-a-mip-do-me-nhai-com-cho-an-7544/#respond Mon, 18 Sep 2023 06:23:16 +0000 http://benh2.vn/con-17-thang-tuoi-nhiem-ly-a-mip-do-me-nhai-com-cho-an-7544/ Nhiều người quan niệm nhai cơm cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn và dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên đây lại là hành động không được vệ sinh và ẩn chứa nhiều mối nguy hại cho trẻ. 

Bài viết Con 17 tháng tuổi nhiễm lỵ a mip do mẹ nhai cơm cho ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người quan niệm nhai cơm cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn và dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên đây lại là hành động không được vệ sinh và ẩn chứa nhiều mối nguy hại cho trẻ. 

Chuyện kể từ một chuyến đi công tác thực địa

Em bé gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa nhưng không rõ nguyên nhân

BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong chuyến đi thực địa gần đây, anh đã đến thăm gia đình bé Hà và rất ngạc nhiên khi mẹ bé cho biết, 4 – 5 tháng nay cháu không lên cân, thỉnh thoảng lại ho sốt, đặc biệt bé rối loạn tiêu hóa triền miên và sau đó đã tìm ra nguyên nhân của sự việc.

BS Tiến kể lại “Mẹ cháu liên hồi khẳng định con được chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù ở quê, nhưng trẻ ở thành phố ăn gì, mẹ bé Hà cũng đặt mua cho con ăn bằng được. Từ thịt, cá, trứng đến rau xanh và hoa quả, thứ gì cũng đủ cả. Tuy nhiên, khi chúng tôi gặng hỏi chị chế biến cho con bằng cách nào, thì mẹ bé thẽ thọt cho biết: Vì cháu không ăn cháo nên tôi thường nhá cơm cùng các loại thức ăn thịt, cá, tôm cho con ăn”.

Quan niệm về việc nhai cơm cho trẻ

Khi nghe đến đây, nguyên nhân khiến bé Hà không tăng một lạng nào trong gần nửa năm trờ đã được hé mở. Một số bậc phụ huynh vẫn quan niệm cho trẻ ăn cơm nhá cùng thức ăn khiến trẻ dễ tiêu hoá hơn, vì nó đã được nghiền nát và có men tiêu hoá của người nhai có trong nước bọt.

Tuy nhiên, việc làm này lại hết sức nguy hiểm “Đây là việc làm hết sức sai lầm. Bởi thói quen cho trẻ ăn cơm mớm này chắc chắn không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai vô hình dung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp”.

Lây bệnh khi ăn cơm nhai

Theo đó, trẻ sẽ rất dễ bị lây một số bệnh qua con đường này mà đặc biệt là bệnh lỵ amip. Bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amip ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai, người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.

Ngoài ra, BS Tiến cảnh báo“Trẻ cũng rất dễ lây bệnh viêm gan (lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng). Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống. Đồng thời, trẻ cũng dễ mắc bệnh màng não cầu – là một loại song cầu khuẩn khu trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh”.

Tình trạng nhai, mớm cơm cho trẻ thường xảy ra ở các vùng nông thôn

Các gia đình thường mớm cơm cho trẻ

Bs. Nguyễn Văn Tiến cho biết, ăn mớm hay nhai mớm là cách ăn mà người ăn được người khác nhai hộ. Hiện, cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn xẩy ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi. Thậm chí tình trạng này không chỉ xảy ra đối với trẻ mà xuất hiện ở cả thành niên và người cao tuổi “Với trẻ  ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường xẩy ra với các gia đình mẹ đi làm, trẻ nhỏ ở nhà với ông bà và bà là người nhai cơm cho trẻ ăn. Hiện nay, nói đến cách ăn này có lẽ nhiều người cảm thấy lạ lùng và ngỡ ngàng, nhưng điều đó vẫn xẩy ra ở một số vùng nông thôn, vùng núi”.

Nếu như trẻ ăn cơm nhá thì ở lứa tuổi thanh niên, vẫn xẩy ra hiện tượng giống như ăn nhai, ăn mớm một cách… tự nguyện. Hành động đó, thường xẩy ra với những đôi nam, nữ đang có tình cảm thân thiết với nhau, đang khẳng định họ có thể chung sống và sống chết cùng nhau. Việc làm này cũng không tốt cho sức khoẻ.

Người cao tuổi thường ăn trầu “mớm”

Đặc biệt, đối với người cao tuổi nghiện ăn trầu cau, nhưng răng đã yếu và rụng, không thể nhai được, một số người trẻ hơn có răng tốt, chắc và khoẻ đã nhai hộ cho đến khi trầu cau dập nát thì đưa cho người cao tuổi nhai tiếp. Thói quen này cũng thường xẩy ra ở những vùng nông thôn và không có lợi cho sức khoẻ.

Khi giã trầu cau dập nát phù hợp với răng của người ăn trầu thì có lấy ra từ cối để ăn. Mỗi lần giã trầu xong phải rửa sạch cối để đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, đối với các bạn thanh niên, không nên thể hiện “có thể sẵn sàng sống chết cùng nhau” bằng cách mớm cho nhau ăn phản khoa học như vậy.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hoá và hấp thu. Đối với người già, muốn ăn trầu nên có cối giã trầu riêng của mình, nếu vì tay yếu không thể nghiền trầu cau được thì có thể nhờ người khác giã hộ.

Bài viết Con 17 tháng tuổi nhiễm lỵ a mip do mẹ nhai cơm cho ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/con-17-thang-tuoi-nhiem-ly-a-mip-do-me-nhai-com-cho-an-7544/feed/ 0
Mẹo bảo quản cơm nguội và hâm lại cơm đúng cách, an toàn https://benh.vn/meo-bao-quan-com-nguoi-va-ham-lai-com-dung-cach-an-toan-9916/ https://benh.vn/meo-bao-quan-com-nguoi-va-ham-lai-com-dung-cach-an-toan-9916/#respond Sun, 30 Jul 2023 07:25:23 +0000 http://benh2.vn/meo-bao-quan-com-nguoi-va-ham-lai-com-dung-cach-an-toan-9916/ Cơm nguội khi bảo quản không đúng cách hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc mà các chị em nội trợ nên chú ý.

Bài viết Mẹo bảo quản cơm nguội và hâm lại cơm đúng cách, an toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơm nguội khi bảo quản không đúng cách hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc mà các chị em nội trợ nên chú ý.

Theo báo cáo công bổ của cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS) cho biết, việc hâm nóng cơm, rang cơm không gây ra vấn đề mà là do cách bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

ăn cơm nguội

Bảo quản cơm nguội đúng cách là cần thiết

Trong gạo có một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng bào tử – một cách “ngủ đông” – để tự bảo vệ. Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa nấu chín dưới 6 tiếng thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp bảo quản thích hợp, các vi khuẩn có trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, cơm là dạng tinh bột và khi tinh bột được làm nóng đến 60oC trở lên (hâm nóng hoặc hấp hoặc chiên lại nhiều lần) sẽ biến thành dạng bột hồ – như keo dán thủ công, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”. Lúc này cơm nguội có xu hướng dẻo hơn, mềm hơn sau khi hâm nhưng thật ra, khi ăn vào thì phần cơm đã bị “hồ hóa” này sẽ đóng cứng lại và khó tiêu hơn bình thường rất nhiều.

Cơm để ở nhiệt độ phòng càng lâu, càng nhiều khả năng gây ngộ độc. Điều đó có nghĩa là bạn cần lưu trữ cơm đúng cách nhanh chóng nếu muốn hâm nóng lại sau này.

Nấu cơm cần chú ý điều này

Để cơm nấu được ngon và lâu thiu, các bạn cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau:

  • Nhớ rửa sạch nồi và nắp trước khi nấu cơm, chú ý rửa sạch cả những bợn cơm dưới đáy và nắp nồi.
  • Cho thêm nhúm muối khi vo gạo. Nếu gạo bị mốc nên vo kĩ, tráng qua nhiều lần nước cho sạch.
  • Bạn cũng có thể nấu cơm với một chút muối, tương tự như nấu xôi. Việc này không những giúp cơm thêm đậm đà mà còn bảo quản cơm lâu thiu hơn.
  • Nếu không dùng muối, bạn có thể cho giấm vào nồi cơm khi nấu theo tỉ 2 ml giấm cho 1.5 kg gạo. Đảm bảo cơm khi nấu xong sẽ trắng muốt và rất lâu thiu.

Bảo quản cơm đúng cách

Tốt nhất, nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.

Nếu nhà bạn nấu cơm bằng nồi cơm điện thì đừng quên sử dụng chế độ “giữ nhiệt” (kí hiệu là “warm” hoặc “hâm”) – ở chế độ này sẽ giúp duy trì cơm trong nồi luôn ở mức 60 độ C để ngăn chặn vi khuẩn Bacillus cereus phát triển trở lại cũng như không để xảy ra tình trạng hồ hóa tinh bột.

Nếu đã lấy cơm ra ngoài nồi cơm điện thì bạn nên dùng hết trong vòng 5 tiếng. Còn nếu muốn bảo quản cơm cho ngày hôm sau, bạn hãy áp dụng cách sau:

  • Sau khi cơm chín, bạn hãy đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát để nguội, không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm. Lưu ý: nên dùng rổ thưa thay vì dùng nắp đậy kín nồi cơm nóng vì sẽ khiến cơm nhanh bị thiêu do hấp hơi nước
  • Khi cơm đã nguội, bạn cho cơm vào hộp đậy kín và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.
  • Hôm sau, chỉ cần lấy hộp cơm ra hâm lại với lò vi sóng hoặc hấp lại là có thể sử dụng được ngay.

Lưu ý rằng cơm đã để bên ngoài trên 6 tiếng hoặc bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 tiếng thì không nên sử dụng. Bạn cũng cần nhớ rằng: không nên hâm, chiên hoặc làm nóng cơm quá 2 lần nếu không cơm sẽ bị hồ hóa và mất chất dinh dưỡng.

Hấp cơm đúng cách

– Hấp cơm cũ với cơm mới: tuyệt đối không được đảo đều phần cơm hấp với cơm mới. Tốt nhất nên ăn hết phần cơm hấp sau đó mới xới đều phần cơm mới nên để ăn, nếu vẫn thừa thì tiếp tục hấp lại để đề phòng trường hợp cùng một lượng cơm hấp đi hấp lại nhiều lần.

Trừ trường hợp chắc chắn sẽ dùng hết cả cơm cũ và cơm mới thì chúng ta có thể sử dụng cách sau: Khi nồi cơm mới cạn, khoét một chút cơm mới vừa bằng chỗ cơm nguội. Tiếp theo đổ vào đó chút nước nóng và cho phần cơm nguội vào, sau đó lấy cơm mới vùi lấp lại. Cứ như thế, để cơm nhỏ lửa. Đối với nồi cơm điện thì dễ dàng hơn, chỉ cần cho cơm vào và bật lại nấc nấu (chú ý để cơm nức rồi hãy bật). Khi nào bốc hơi lên, nảy nấc là có được nồi cơm nguội vừa ngon vừa nóng hổi.

– Hấp bằng nồi cơm điện: Hãy cho ít nước nóng vào nồi. Cơm nguội cũng cho vào nồi, đảo đều cơm với nước, bật nút nấu và chờ sau vài phút là ta đã có được nồi cơm nóng ngon như mới nấu.

– Hấp bằng lò vi sóng: Cho cơm nguội vào bát thủy tinh, lấy màng bọc thực phẩm bọc kín lại (không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với cơm) rồi cho vào nồi vi sóng, sau vài phút ta sẽ được bát cơm rất ngon mà không bị khô.

– Có thể cho cơm nguội vào xửng hấp bánh và đừng quên cho ít muối vào nước hấp là được.

– Ngoài ra có thể chế biến cơm nguội còn thừa thành món cơm chiên tỏi hoặc cơm chiên dương châu đầy hấp dẫn, ngon miệng và an toàn.

Bài viết Mẹo bảo quản cơm nguội và hâm lại cơm đúng cách, an toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-bao-quan-com-nguoi-va-ham-lai-com-dung-cach-an-toan-9916/feed/ 0
Cơm rang nấm https://benh.vn/com-rang-nam-64253/ https://benh.vn/com-rang-nam-64253/#respond Wed, 17 Jul 2019 08:13:57 +0000 https://benh.vn/?p=64253 Bạn muốn ăn uống lành mạnh ? Sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết về món cơm rang nấm và thông tin chi tiết về dinh dưỡng của chúng. Còn chờ gì mà không bổ sung ngay một món tủ vào danh sách cơm trưa để đi làm .

Bài viết Cơm rang nấm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn muốn ăn uống lành mạnh ? Sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết về món cơm rang nấm và thông tin chi tiết về dinh dưỡng của chúng. Còn chờ gì mà không bổ sung ngay một món tủ vào danh sách cơm trưa để đi làm .

Thành phần

Dành cho 3 – 4 phần . Ít béo

  1. 2 Chén gạo lức.
  2. 1 muỗng cà phê dầu mè
  3. 1/2 chén hành tây thái hạt lựu
  4. 1/2 chén cà rốt thái hạt lựu
  5. 1/2 chén cần tây thái hạt lựu
  6. 1 chén nấm thái lát
  7. 2 muỗng canh hành lá thái lát
  8. 1/2 muỗng cà phê củ gừng tươi nghiền nhỏ
  9. 1 muỗng cà phê tỏi tươi nghiền
  10. 2 muỗng canh nước tương ít natri
  11. 1/4 chén đậu Hà Lan
  12. 1 cốc trứng thay thế

Cách làm

Nấu gạo lứt thành cơm vừa mềm ( nếu nấu quá khô sẽ không ngon khi rang lên ). Đặt cơm chín sang một bên. 

Trong một chiếc chảo chống dính lớn, làm nóng dầu trên lửa vừa.

Thêm hành tây, cà rốt và cần tây. Nấu trong 2 phút.

Thêm nấm, hành lá, gừng và tỏi. Khuấy liên tục trong 1 phút.

Thêm nước tương, đậu Hà Lan, trứng và cơm. Đun nóng kỹ.

Phân tích dinh dưỡng trên mỗi khẩu phần

Kích thước mỗi 1/2 chén cơm sẽ chứa

  • Calo ……………………………………..186
  • Tổng chất béo………………………….2 g
  • Chất béo bão hòa…………………….0 g
  • Chất béo chuyển hóa……………….0 g
  • Chất béo không bão hòa đơn…….1 g
  • Cholesterol……………………………0 mg
  • Natri………………………………….469 mg
  • Tổng carbohydrate………………….30 g
  • Chất xơ…………………………………..4 g
  • Tổng lượng đường…………………..4 g
  • Protein…………………………………..11 g

Benh.vn ( Th webmd.com )

Bài viết Cơm rang nấm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/com-rang-nam-64253/feed/ 0
Cơm trắng có liên quan đến bệnh tiểu đường https://benh.vn/com-trang-co-lien-quan-den-benh-tieu-duong-2612/ https://benh.vn/com-trang-co-lien-quan-den-benh-tieu-duong-2612/#respond Wed, 26 Dec 2018 23:17:31 +0000 http://benh2.vn/com-trang-co-lien-quan-den-benh-tieu-duong-2612/ Các nhà nghiên cứu sức khỏe Mỹ thông báo vừa phát hiện mối liên quan giữa việc ăn cơm trắng và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bài viết Cơm trắng có liên quan đến bệnh tiểu đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các nhà nghiên cứu sức khỏe Mỹ thông báo vừa phát hiện mối liên quan giữa việc ăn cơm trắng và bệnh tiểu đường tuýp 2.

“Những gì chúng tôi phát hiện là ăn cơm trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, đặc biệt ở châu Á”, nhà nghiên cứu Qi Sun tại trường Y khoa thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho biết.

Trong báo cáo được đăng trên tạp chí Y khoa Anh, nhóm nghiên cứu của ông Sun nói rằng đã phát hiện ra mối liên hệ trên sau khi phân tích bốn nghiên cứu trước đó được thực hiện tại Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Úc.

Những nghiên cứu này theo dõi 350.000 người trong thời gian từ 4-22 năm, trong đó có hơn 13.000 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Theo đó, những nghiên cứu ở Nhật và Trung Quốc cho thấy những người ăn cơm trắng nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên đến 55% so với những người ít ăn nhất.

Trong khi đó, nguy cơ này ở Mỹ và Úc, nơi tiêu thụ gạo ít hơn nhiều so với các nước châu Á, chỉ là 12%.

Những người tham gia cuộc nghiên cứu ở Nhật và Trung Quốc trung bình ăn 3-4 khẩu phần cơm mỗi ngày, so với 1 hoặc 2 khẩu phần cơm/tuần ở các nước phương Tây.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho rằng cần có thêm nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơm trắng và bệnh tiểu đường tuýp 2, đồng thời khuyến cáo tránh các thức ăn có hàm lượng đường và chất béo cao.

Benh.vn (Theo TNO)

Bài viết Cơm trắng có liên quan đến bệnh tiểu đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/com-trang-co-lien-quan-den-benh-tieu-duong-2612/feed/ 0
Quan niệm về việc nhai cơm cho trẻ tập ăn https://benh.vn/quan-niem-ve-viec-nhai-com-cho-tre-tap-an-3404/ https://benh.vn/quan-niem-ve-viec-nhai-com-cho-tre-tap-an-3404/#respond Tue, 28 Feb 2017 04:35:27 +0000 http://benh2.vn/quan-niem-ve-viec-nhai-com-cho-tre-tap-an-3404/ Trước đây, khi những chiếc máy xay sinh tố chưa xuất hiện, thì việc nhai và mớm cơm cho con khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Những người lớn tuổi thường cho rằng nhai nhuyễn thức ăn rồi bón cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Quan niệm về việc nhai cơm cho trẻ tập ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước đây, khi những chiếc máy xay sinh tố chưa xuất hiện, thì việc nhai và mớm cơm cho con khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Những người lớn tuổi thường cho rằng nhai nhuyễn thức ăn rồi bón cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu.

Lợi ích của việc nhai cơm

Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền, dưới sự nhào trộn của lưỡi với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bọt phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo.

Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới, có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tiết nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích.

Quan niệm về việc nhai cơm cho trẻ tập ăn

Nhai cơm gây ra ảnh hưởng không tốt đến trẻ

Luồng quan điểm phản đối việc nhai cơm mớn cho trẻ thì cho rằng đây là một cách nuôi dưỡng không đúng và là một thói quen không tốt. Trong miệng của người lớn thường có nhiều vi khuẩn gây bệnh, các khuẩn bệnh này có thể thông qua thức ăn, truyền từ khang miệng của người lớn sang cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng của bé còn kém, khi gặp vi khuẩn bệnh sẽ sinh bệnh. Cách nuôi dưỡng này rất có hại cho trẻ, cần sửa cách làm không vệ sinh này.

Ngoài ra thức ăn sau khi được nhai nhuyễn thì hương vị và một phần hàm lượng dinh dưỡng đã bị mất đi. Trẻ nuốt thức ăn được nhai nhuyễn không trộn qua tuyến nước bọt của mình nên không những không biết mùi vị của thức ăn ra sao mà còn làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa.

Tiếp theo đó là ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch tiêu hóa của khoang miệng, cơ nhai không được phát triển tốt. Nếu để trẻ tự nhai có thể kích thích giúp răng phát triển, đồng thời còn có thể gây ra tiết dịch tiêu hóa của dạ dày và ruột mang tính phản xạ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác muốn ăn. Nước dãi trong khoang miệng cũng được tiết ra nhiều hơn nhờ động tác nhai, làm mềm thức ăn tốt hơn và động tác nuốt được thực hiện thuân lợi hơn.

Nhai cơm giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch

Tuy nhiên ngày nay Pelto và nhiều nhà khoa học khác cho rằng phương pháp cho ăn này cùng với việc nuôi con bằng sữa mẹ, giúp xây dựng hệ miễn dịch tốt cho trẻ. Việc tiếp nhận những dấu vết vi khuẩn có trong nước bọt của mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ nhận diện và học cách đối phó với những tác nhân gây bệnh tương tự sau này. Trong quá trình này, cơ thể trẻ sẽ sản xuất các kháng thể cần thiết.

Việc này cũng có thể ngăn chặn sự khởi đầu của bệnh tự miễn dịch như hen suyễn – bệnh rất phổ biến trong xã hội công nghiệp hóa. Đây là loại bệnh tăng lên khi hệ miễn dịch tấn công nhầm chính những tế bào trong cơ thể mình, và liên quan chặt chẽ với chuyện ít tiếp xúc vi khuẩn trong thời thơ ấu.

Trẻ có thể bị lây bệnh từ người lớn khi ăn cơm nhai hay không ?

Căn cứ khiến nhiều người chống lại việc nhai thức ăn cho con là có một số trường hợp trẻ bị truyền bệnh từ nước bọt của mẹ. Chẳng hạn, những phụ nữ nhiễm HIV được khuyên là không nên mớm cơm cho trẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại chỉ ra rằng sự truyền bệnh thông qua nhai thức ăn ít phổ biến hơn là các giả định trước đây bởi vì các kháng thể tự nhiên trong nước bọt giảm đáng kể sự lây nhiễm mầm bệnh có trong đó. Nghiên cứu của nhà miễn dịch học Samuel Baron tại Trung tâm Y tế của Đại học Taxas (Mỹ) chứng minh rằng nguy cơ lây nhiễm HIV qua nước bọt thực sự rất thấp, thấp hơn sự lây truyền qua bú mẹ.

Lời kết

Như vậy việc trẻ có thể tự nhai cơm là điều tuyệt vời nhất của tạo hóa giúp trẻ cảm nhận thức ăn và rèn luyện rất nhiều kỹ năng trong quá trình nhai. Tuy nhiên quan điểm thứ nhất cũng không hoàn toàn sai. Về cơ bản thì việc nhai và mớm cơm cho trẻ nhìn chung trông cũng rất mất vệ sinh, việc này nếu được thực hiện từ mẹ của trẻ còn dễ chấp nhận hơn là được thực hiện từ ông bà hay người giúp việc. Và chúng tôi tin chắc chắn rằng các bạn cũng đồng tình với chúng tôi

Benh.vn 

Bài viết Quan niệm về việc nhai cơm cho trẻ tập ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/quan-niem-ve-viec-nhai-com-cho-tre-tap-an-3404/feed/ 0
Ăn nhiều cơm có thể gây bệnh tiểu đường? https://benh.vn/an-nhieu-com-co-the-gay-benh-tieu-duong-6816/ https://benh.vn/an-nhieu-com-co-the-gay-benh-tieu-duong-6816/#respond Sat, 03 Dec 2016 05:53:23 +0000 http://benh2.vn/an-nhieu-com-co-the-gay-benh-tieu-duong-6816/ Những ngày gần đây, thông tin gạo trắng chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường đã khiến nhiều người lo lắng. Trên thực tế, gạo trắng được xem thực phẩm là truyền thống và xuất hiện hàng ngày trong mỗi bữa cơm của người Việt. Vậy thực hư thông tin này là thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Bài viết Ăn nhiều cơm có thể gây bệnh tiểu đường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những ngày gần đây, thông tin gạo trắng chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường đã khiến nhiều người lo lắng. Trên thực tế, gạo trắng được xem thực phẩm là truyền thống và xuất hiện hàng ngày trong mỗi bữa cơm của người Việt. Vậy thực hư thông tin này là thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Dù không nằm trong nhóm gây ra bệnh tiểu đường nhưng cũng cần hạn chế ăn quá nhiều gạo trắng.

Bệnh tiểu đường hiện nay

Tỷ lệ mắc tiểu đường ở Việt Nam và các nước đang phát triển tăng cao là do đời sống được cải cải thiện, con người có xu hướng ăn uống bất hợp lý như tiêu thụ nhiều chất béo, chất đạm như thịt, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hay rượu bia…. Việc năng lượng nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây nên rối loạn chuyển hóa chất đạm, đặc biệt là chất béo. Thêm vào đó, thói quen lười vận động, ít di chuyển lại càng khiến lượng chất béo vào cơ thể khó tiêu hao.

Tất cả các yếu tố đó đã đẩy chúng ta vào tình trạng thừa cân, béo phì – hai yếu tố nguy cơ không chỉ dẫn đến tiểu đường mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, gout, sỏi mật, tiền liệt tuyến…

Ăn nhiều cơm có gây bệnh tiểu đường ?

Trên thực tế, gạo và mì là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Song, các chuyên gia khẳng định, không nhất thiết phải nhịn hoàn toàn tinh bột, vẫn có thể ăn cơm hàng ngày nhưng chỉ ở mức độ hạn chế. Theo đó, khẩu phần ăn dành cho người bình thường được khuyến nghị là 15% chất đạm, 60 – 65% chất đường bột và chất béo dưới 25%; với bệnh nhân tiểu đường, chất đường bột nên giảm xuống còn 50 – 55%, chất đạm 15 – 18%, chất béo cũng không nên vượt mức 25%.

Đến thời điểm này, Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm hoặc Viện Dinh dưỡng chưa hề có tuyên bố nào nói rằng, gạo trắng nằm trong nhóm nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người cần có chế độ ăn uống riêng phù hợp với tình trạng sức khỏe để có thể duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai…

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Ăn nhiều cơm có thể gây bệnh tiểu đường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/an-nhieu-com-co-the-gay-benh-tieu-duong-6816/feed/ 0
Nguy cơ nhiễm bệnh cao từ bữa ăn trưa giá rẻ của sinh viên https://benh.vn/nguy-co-nhiem-benh-cao-tu-bua-an-trua-gia-re-cua-sinh-vien-7755/ https://benh.vn/nguy-co-nhiem-benh-cao-tu-bua-an-trua-gia-re-cua-sinh-vien-7755/#respond Sat, 18 Jun 2016 06:27:26 +0000 http://benh2.vn/nguy-co-nhiem-benh-cao-tu-bua-an-trua-gia-re-cua-sinh-vien-7755/ Đối với sinh viên xa nhà, để duy trì cuộc sống và học tập tại các đô thị lớn với giá cả đắt đỏ, họ phải chấp nhận chọn cho mình những thực phẩm càng rẻ  càng tốt bất chấp các hiểm họa đe dọa sức khỏe của họ. Những bữa trưa đơn giản, tiết kiệm đã là hình ảnh quen thuộc tại các cổng trường đại học tại TP HCM.

Bài viết Nguy cơ nhiễm bệnh cao từ bữa ăn trưa giá rẻ của sinh viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đối với sinh viên xa nhà, để duy trì cuộc sống và học tập tại các đô thị lớn với giá cả đắt đỏ, họ phải chấp nhận chọn cho mình những thực phẩm càng rẻ  càng tốt bất chấp các hiểm họa đe dọa sức khỏe của họ. Những bữa trưa đơn giản, tiết kiệm đã là hình ảnh quen thuộc tại các cổng trường đại học tại TP HCM.

Thực trạng các bữa ăn của sinh viên

Từ quận 1

Đối diện ĐH Sài Gòn trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1) cũng có một gánh bún riêu với hàng chục lít nước lèo đựng trong can nhựa. Bún, đậu, chả để trong ni lông nằm lăn lóc dưới đất. Một phụ huynh đón con ở cổng ĐH Sài Gòn nói: “Nước lèo chứa cả ngày trong can nhựa cũ thế này thì mất vệ sinh lắm. Loại can này cũng khó để vệ sinh sạch sẽ, đồ ăn thì để trên mặt đường. Chưa kể, nếu cả tuần các em ăn thức ăn nóng đựng trong hộp nhựa tái chế thì cũng rất nguy hiểm”. Nước lèo đựng trong hàng chục can nhựa 10 lít cùng tô nhựa, hộp nhựa, túi ni lông, khói bụi bủa vây bữa ăn sinh viên. Dù biết không đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng, nhưng nhiều bạn vẫn ăn.

Nước lèo đựng trong những chiếc can nhựa cũ kỹ phơi nắng suốt ngày

Tới quận 4

Ngoài ra, trước cổng ĐH Luật TP.HCM và ĐH Nguyễn Tất Thành (Q.4), bữa trưa của sinh viên cũng có sự xuất hiện của những chảo dầu két lại, đen xì, những chai dầu ăn cùng tương ớt không nhãn mác. Sinh viên cũng phải ăn thức ăn được đựng trong hộp nhựa, múc bằng thìa nhựa.

Trước cổng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG TP.HCM, các gánh hàng rong bán bún, miến, hủ tíu, cơm đậu quanh vỉa hè. Sát bên các gánh hàng rong là trạm xe buýt liên tục luân chuyển, xả khói đen xì vào thức ăn không được che đậy. Tầm 11g trưa là lúc sinh viên tan học ùa ra cổng trường mua bữa ăn trưa.

Đâu đâu cũng thế

Cứ thế, nồi nước lèo cạn dần rồi lại tiếp thêm từ những can nhựa méo mó nổi váng. Nước lèo được đựng trong can nhựa cả buổi dưới trời nắng chỉ chờ để châm đầy nồi nước dùng. Thức ăn nóng được để trong hộp nhựa hoặc túi ni lông.

Sinh viên ăn bằng chiếc thìa nhựa có những vết bụi hoặc những đôi đũa bốc mùi. T.K.M (sinh viên năm 3, ĐH KHXH&NV) cho biết lí do chọn ăn trước cổng trường: “Dù biết hộp nhựa không tốt cho sức khỏe nhưng mỗi bữa trưa rẻ được hơn 10 ngàn so với ăn ở các chỗ khác thì một tuần cũng tiết kiệm được chút ít”. N.M.L (sinh viên năm nhất, ĐHKHXHVNV) vừa mua hộp cơm trứng ốp la được người bán mang từ nhà đến trường. Trứng ốp la trong hộp cơm của L được để trong giỏ xe, không che đậy khi đi ngoài đường. L chia sẻ: “Không phải mình không nhìn thấy điều đó, nhưng ăn quen rồi, nhanh, gọn, lẹ, rẻ là tiêu chí của mình. Ra ngay cổng trường mua không phải đi xa”.

Thức ăn nhanh để trong giỏ xe không che đậy được bán cho bữa trưa của sinh viên

Chia sẻ của chuyên gia

Trước thực trạng này, TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM khẳng định sử dụng bao bì đựng thức ăn bằng hộp xốp, can nhựa…thì rất khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những thứ đó sản xuất ra rồi qua chợ, đến thẳng nơi bán hàng chứ không có bao bì chứng tỏ đã qua kiểm nghiệm an toàn để đựng thực phẩm. Ngoài ra ăn ở lề đường có nguy cơ nhiễm bệnh cao vì nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo. Trong căn tin hay những nơi có đăng kí kinh doanh sẽ được kiểm soát thực phẩm đầu vào nên an toàn hơn. Hơn nữa, hàng quán cố định sẽ có nguồn nước đảm bảo hơn.

Lợi bất cập hại

Với những người bán hàng rong thì không thể kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm, nguồn nước, kể cả quá trình chế biến cũng không ai có thể kiểm tra. Người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận nên những cái nào có lợi thì họ bán bỏ qua việc vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiết kiệm tiền mà có hại cho sức khỏe thì… lợi bất cập hại. Hậu quả gây ra do ăn uống không hợp vệ sinh có thể sau một thời gian mới biểu hiện ra nên hậu quả sẽ lâu dài. Đến lúc đó dù có muốn khắc phục hậu quả thì cũng đã muộn. Vì vậy, nghĩ một cách sâu xa thì đó không phải là cách tiết kiệm mà có khi còn tốn kém nhiều hơn cho các chi phí thuốc men, y tế.

TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

Lời khuyên cho sinh viên

Để đảm bảo an toàn cho mình thì các bạn sinh viên nên chọn chỗ ăn uống an toàn, đó là những chỗ có đăng kí kinh doanh, có cơ sở đàng hoàng. Vẫn có những hàng quán như vậy nhưng bán giá chấp nhận được đối với sinh viên. Ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì sinh viên cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đủ và cân đối các chất bột đường, chất đạm, chất béo, các chất khoáng, và vitamin để đảm bảo sức khỏe.

Chất bột đường có trong cơm, chất đạm từ thịt, cá, trứng, các loại đậu. Vitamin và chất khoáng thì có trong trái cây, mùa nào ăn thức nấy, vừa rẻ, vừa an toàn mà lại đảm bảo dinh dưỡng. Để tăng dinh dưỡng cho bữa ăn sinh viên thì có thể trộn thêm muối mè, muối đậu phộng (dùng ít muối) vào bữa ăn.

Hãy biết trân trọng và bảo vệ sức khỏe bản thân. Đừng để những hiểm họa từ thức ăn bán rong trên đường phố làm tổn hại đến cuộc sống của bạn.

Benh.vn

Bài viết Nguy cơ nhiễm bệnh cao từ bữa ăn trưa giá rẻ của sinh viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-nhiem-benh-cao-tu-bua-an-trua-gia-re-cua-sinh-vien-7755/feed/ 0
Người mắc bệnh đái tháo đường không còn phải kiêng cơm https://benh.vn/nguoi-mac-benh-dai-thao-duong-khong-con-phai-kieng-com-8115/ https://benh.vn/nguoi-mac-benh-dai-thao-duong-khong-con-phai-kieng-com-8115/#respond Thu, 25 Feb 2016 06:34:29 +0000 http://benh2.vn/nguoi-mac-benh-dai-thao-duong-khong-con-phai-kieng-com-8115/ Những bệnh nhân đái tháo đường trước kia vẫn thường được bác sĩ khuyến cáo là nên ăn ít tinh bột mà cụ thể là cơm. Nhưng một phát hiện mới đây đã khiến cho bệnh nhân đái tháo đường không còn bị “khố khổ” vì nhịn cơm nữa. Sự kết hợp cơm với các loại thức ăn khác có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giữ được chỉ số đường máu chuẩn.

Bài viết Người mắc bệnh đái tháo đường không còn phải kiêng cơm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những bệnh nhân đái tháo đường trước kia vẫn thường được bác sĩ khuyến cáo là nên ăn ít tinh bột mà cụ thể là cơm. Nhưng một phát hiện mới đây đã khiến cho bệnh nhân đái tháo đường không còn bị “khố khổ” vì nhịn cơm nữa. Sự kết hợp cơm với các loại thức ăn khác có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giữ được chỉ số đường máu chuẩn.

Cơm là loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu rất cao chỉ số đường huyết (GI) có thể lên tới 96 – đây chính là lý do khiến các bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế cơm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, cơm là thực phẩm chính do vậy bệnh nhân tiêu đường thường rất khổ với thói quen này.

Ăn cơm gà vẫn có thể duy trì được đường huyết ?

Giáo sư Jeyakumar Henry, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Lâm sàng (CNRC) của Singapore, cho biết nghiên cứu của trung tâm được bắt đầu từ năm 2014 với món ăn phổ biến ở đây là cơm gà. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng châu Âu, cho thấy khi kết hợp cơm với lườn gà, dầu lạc và rau, chỉ số GI chỉ ở mức tốt 50.

Theo các nhà khoa học thuộc trung tâm trên, khi ăn cơm với gà, tốt nhất nên uống nước súp (nước luộc gà, canh gà…) trước khi ăn vì điều này giúp làm giảm phản ứng của cơ thể với đường. Lý do là súp gà giàu acid amino – loại acid kích thích cơ thể tiết ra insulin.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn làm thí nghiệm với nước cốt gà và phát hiện rằng thứ nước giàu axít amino này có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm lượng đường trong máu. Nếu uống nước cốt gà khoảng 15 phút trước khi ăn, lượng đường trong máu sau bữa ăn sẽ giảm khoảng 1/3.

Một vài cách kết hợp khác cho hiệu quả tương tự

Các nghiên cứu sâu hơn của CNRC đã đưa ra kết luận, ăn cơm với protein giúp làm giảm chỉ số GI. Ngoài gà thì cá và các loại thịt khác cũng rất hữu dụng. Đối với những người không thích ăn gà, cách tốt nhất là kết hợp cơm với đậu phụ. Sự kết hợp này sẽ cho kết quả GI ở mức tốt nhất.

GI có giá trị từ 0-100. Nếu GI ở mức từ 55 trở xuống, đó là mức GI tốt, từ 55-70 là trung bình, còn trên 70 là ở mức cao.

Ngoài ra, những nghiên cứu khác của CNRC còn chỉ ra rằng uống nước đậu nành hoặc sữa khi ăn cũng làm giảm lượng đường trong máu, dù nước đậu nành trong nghiên cứu của CNRC có chứa đường.

Benh.vn (Theo Vietnam+)

Bài viết Người mắc bệnh đái tháo đường không còn phải kiêng cơm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-mac-benh-dai-thao-duong-khong-con-phai-kieng-com-8115/feed/ 0