Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 24 Mar 2024 09:45:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chuối, món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ https://benh.vn/chuoi-mon-an-dam-bo-duong-cho-tre-5700/ https://benh.vn/chuoi-mon-an-dam-bo-duong-cho-tre-5700/#respond Tue, 26 Mar 2024 05:32:02 +0000 http://benh2.vn/chuoi-mon-an-dam-bo-duong-cho-tre-5700/ Chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và vô cùng dễ chế biến. Vậy chuối có tác dụng tốt thế nào cho trẻ và chế biến các món ăn dặm cho trẻ từ chuối ra sao hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Chuối, món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và vô cùng dễ chế biến. Vậy chuối có tác dụng tốt thế nào cho trẻ và chế biến các món ăn dặm cho trẻ từ chuối ra sao hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Lợi ích cho sức khỏe mà chuối mang lại

  • Chuối chứa hàm lượng lớn vitamin B6, C và B2, Kali
  • Một quả chuối chứa 400mg kali đủ nhu cầu kali cho trẻ trong một ngày.
  • Chuối có thể cho bé ăn ngay sau khi nghiền nhuyễn hoặc trộn vào các loại rau quả khác hoặc bột ăn dặm của trẻ.
  • Trong chuối có nhiều chất xơ có thể ngừa bệnh táo bón cho trẻ.
  • Trong chuối có rất nhiều vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể.
  • Chuối còn được biết đến như một loại thuốc kháng acid rất hiệu quả, chống tổn thương và viêm loét dạ dày.

Trong chuối có rất nhiều vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể.

Cách chọn chuối cho trẻ ăn dặm

Nên chọn chuối thế nào

  • Da quả thường có chấm màu đen.
  • Chuối có màu vàng chấm hồng, có những vạch màu đen.
  • Ngoài vỏ có nếp nhăn.

Không nên chọn những quả chuối có đặc điểm sau

Những quả có vỏ màu vàng, không tì vết vì những quả chuối này thường do người bán thúc bằng nhiều cách để chuối chín nhanh. Bởi thông thường khi thu hoạch chuối, bà con thường thu hoạch trước khi quả chín. Không những độc hại mà khi ăn những quả chuối này cũng không ngon, thường có vị chát.

Những món ăn dặm cho trẻ từ chuối dễ chế biến

Chuối nghiền trộn sữa

  • Chuẩn bị 1 quả chuối, 30ml sữa công thức.
  • Tán nhuyễn phần chuối đã được bỏ hạt và xơ vỏ, trộn đều với sữa là đã có món chuối trộn thơm ngon. Tuỳ vào tháng tuổi và khả năng ăn đặc của trẻ mà mẹ điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp.

chuoi-nuong

Chuối nướng cho trẻ ăn dặm.

Chuối nướng

  • Chuẩn bị 2 quả chuối, hai thìa bơ.
  • Đun nóng chảy 2 thìa bơ trong chảo nhỏ, cho chuối đã được thái lát mỏng/nhỏ vào đảo qua cho chuối được ngấm bơ.
  • Sau khi rán sơ qua, nếu mẹ thấy miếng còn to và bị dính thì có thể nghiền ra cho trẻ ăn. Món ăn này rất thơm ngon béo ngậy và lạ miệng giúp trẻ kích thích vị giác. Ngoài ra, mẹ có thể cho thêm táo nghiền vào cũng giúp món ăn thêm hấp dẫn.

Bánh trứng chuối

  • Chuẩn bị 2 quả chuối, 3 lòng đỏ trứng, nửa cốc sữa công thức.
  • Cho hỗn hợp trên vào máy xay đánh nhuyễn, hoặc cho vào bát rồi lấy thìa trộn đều sao cho hỗn hợp được mịn và dẻo.
  • Đổ hỗn hợp vào khuôn nướng trong 20 phút ở nhiệt độ 350 độ. Mẹ cần kiểm tra bánh 10 phút một lần, vì độ dày/mỏng của hỗn hợp được đổ ra có thể ảnh hưởng đến bánh. Khi bánh chín, bề mặt sẽ có các khe nứt. Để kiểm tra, mẹ có thể lấy dao chọc vào tâm bánh, khi rút ra nếu dao sạch không dính hỗn hợp có nghĩa món ăn đã thành công.

Bột chuối

  • Chuẩn bị 1 quả chuối chín nhỏ, 1-2 thìa bột gạo ăn dặm, 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Dùng thìa dầm cho đến khi chuối mịn. Trộn bột gạo vào sữa rồi khuấy cùng chuối. Điều chỉnh lượng sữa và bột gạo để món ăn lỏng hoặc đặc hơn.

Sinh tố bơ chuối.

Sinh tố bơ chuối

  • Chuẩn bị ¼ quả bơ, ½ quả xoài chín, ½ quả chuối chín, 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Nghiền nhuyễn hỗn hợp trên. Cho vào 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức là đã có một món ăn dặm bổ dưỡng thơm ngon cho trẻ

Sinh tố dâu tây, chuối

  • Chuối bóc vỏ và thái chuối thành nhiều miếng nhỏ. Nếu mẹ nào cẩn thận hơn thì rửa chuối với hỗn hợp gồm ba phần nước và một phần dấm trắng để loại bỏ vi khuẩn bám ngoài vỏ. Rửa chuối dưới vòi nước đang chảy, sau đó để ráo mới bóc vỏ. Nhớ cắt bỏ hai đầu nếu những chỗ ấy bị nhũn hay có màu nâu.
  • Dùng máy xay sinh tố nghiền nhuyễn chuối cho đến khi nhuyễn, mịn. Chuối sau khi xay có màu đậm hơn. Các mẹ có thể thêm sữa mẹ vào để làm loãng hỗn hợp thay vì cho nước lọc.

Sữa chua trộn chuối và mơ

  • Chuẩn bị 1 quả mơ, 2 thìa sữa chua, 1 miếng chuối chín bào nhuyễn.
  • Mơ xắt nhỏ, cho vào nồi nước, đun sôi ít phút cho bớt chua. Xay mơ nhuyễn bằng máy, thêm sữa chua, chuối và trộn đều hỗn hợp.

Lời kết

Chuối là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Bổ sung chuối vào trong thực đơn ăn dặm sẽ giúp trẻ hấp thụ nhiều vitamin cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời chuối có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn dặm phong phú kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bài viết Chuối, món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuoi-mon-an-dam-bo-duong-cho-tre-5700/feed/ 0
Bí quyết cho con ăn dặm dễ dàng https://benh.vn/bi-quyet-cho-con-an-dam-de-dang-7369/ https://benh.vn/bi-quyet-cho-con-an-dam-de-dang-7369/#respond Sat, 19 Jan 2019 14:19:51 +0000 http://benh2.vn/bi-quyet-cho-con-an-dam-de-dang-7369/ Bé nhà bạn đã đến giai đoạn ăn dặm và bạn thì luôn cảm thấy đau đầu vì nghĩ cách làm thế nào để cho con ‘ăn dặm không nước mắt’, làm thế nào để con hứng thú với mỗi bữa ăn và phát triển tốt?

Bài viết Bí quyết cho con ăn dặm dễ dàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bé nhà bạn đã đến giai đoạn ăn dặm và bạn thì luôn cảm thấy đau đầu vì nghĩ cách làm thế nào để cho con ‘ăn dặm không nước mắt’, làm thế nào để con hứng thú với mỗi bữa ăn và phát triển tốt?

Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây bạn sẽ ‘bỏ túi’ được những bí quyết vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả trong giai đoạn ăn dặm của con.

Khám sức khỏe

Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe ở chuyên khoa nhi. Nếu bé yêu của bạn khỏe mạnh, phát triển tốt và luôn vui vẻ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm mà không phải lo lắng bất kỳ điều gì.

Cho ăn khi bé có nhu cầu

Bạn nên cho bé ăn khi bé cảm thấy đói, điều này đảm bảo rằng bé sẽ có thể ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn. Lưu ý rằng, bé cũng cần có một chút không gian thư giãn, đừng cố ép khi bé chưa muốn ăn.

Trò chuyện với bé khi bé ăn

Bạn hãy ngồi cạnh bé, nói chuyện với bé một cách vui vẻ, sinh động, kích thích để bé ăn ngon miệng và thu hút sự chú ý của bé vào những món bé đang ăn.

Không cho bé ăn lặp lại món liên tục

Nếu như bạn lặp đi lặp lại món mà bé thích ăn nhiều lần, bé sẽ chuyển từ thích sang ghét món đó.

Chia làm các bữa nhỏ

Bạn hãy thử chia nhỏ các bữa ăn cho bé. Điều này sẽ mất thêm thời giàn hơn là chỉ cho bé ăn 3 bữa như một người trưởng thành. Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, giảm áp lực cho cả bạn và bé.

Thay thế bằng sữa

Không hoàn toàn thay thế cho những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhưng thỉnh thoảng sữa sẽ là sự lựa chọn không thể tốt hơn.

Nói không với đồ ăn dinh dưỡng thấp

Bạn không nên giới thiệu hay gợi ý cho bé những món ăn chứa ít dinh dưỡng. Thay vào đó hãy giúp bé làm quen và ‘chuyên tâm’ thưởng thức các loại rau củ khác nhau.

Theo Parentous

Bài viết Bí quyết cho con ăn dặm dễ dàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-quyet-cho-con-an-dam-de-dang-7369/feed/ 0
Phòng ngừa dị ứng đồ ăn: Cho trẻ ăn trứng, lạc ngay từ khi ăn dặm https://benh.vn/phong-ngua-di-ung-do-an-cho-tre-an-trung-lac-ngay-tu-khi-an-dam-9741/ https://benh.vn/phong-ngua-di-ung-do-an-cho-tre-an-trung-lac-ngay-tu-khi-an-dam-9741/#respond Fri, 24 Aug 2018 07:22:05 +0000 http://benh2.vn/phong-ngua-di-ung-do-an-cho-tre-an-trung-lac-ngay-tu-khi-an-dam-9741/ Theo thông tin trên Tạp chí American Medical Association (JAMA), khi bắt đầu ăn dặm, nếu trẻ được ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng khi lớn như trứng, lạc (đậu phộng), chúng sẽ ít có khả năng bị dị ứng thực phẩm sau này.

Bài viết Phòng ngừa dị ứng đồ ăn: Cho trẻ ăn trứng, lạc ngay từ khi ăn dặm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ nhũ nhi do cơ thể, sức đề kháng còn yếu ớt nên dễ bị dị ứng đồ ăn và các tác nhân của môi trường. Để làm quen với những thực phẩm dễ gây dị ứng khi lớn như trứng, lạc…mới đây các nhà khoa học đã khuyến cáo cho trẻ tập làm quen với đồ ăn này ngay từ tuổi ăn dặm thay vì sau 1 năm như trước đây…

Theo thông tin trên Tạp chí American Medical Association (JAMA), khi bắt đầu ăn dặm, nếu trẻ được ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng khi lớn như trứng, lạc (đậu phộng), chúng sẽ ít có khả năng bị dị ứng thực phẩm sau này.

Trước đó năm 2000, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị trẻ sơ sinh nên tránh các thực phẩm gây dị ứng cho đến khi 1 tuổi, thậm chí lớn hơn. Cảnh báo này đặc biệt dành cho những gia đình có tiền sử dị ứng.

Hai quan điểm trên trái ngược nhau, tuy nhiên quan điểm trên JAMA lại cho thấy tỉ lệ dị ứng thực phẩm sẽ tăng gấp đôi ở Hoa Kỳ trong thập kỷ tới khiến các nhà khoa học phải xem xét, nghiên cứu thấy đáo trước khi áp dụng nghiên cứu mới vào thực tế.

Cụ thể, các tác giả của nghiên cứu đã công bố bằng chứng dựa trên việc xem xét 146 nghiên cứu sẵn có. Kết quả cho thấy việc giới thiệu thực phẩm sớm hơn thực sự là tốt hơn trong phòng ngừa dị ứng thực phẩm.

Họ đã tìm thấy những bằng chứng “khá tin cậy” về việc cho trẻ ăn lạc sớm, giai đoạn 4-11 tháng tuổi, sẽ giảm nguy cơ bị dị ứng lạc sau này. Tương tự, trẻ được cho ăn trứng trong giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi cũng sẽ có tác dụng tương tự.

Ngoài ra, các thực phẩm gây dị ứng khác như cá cũng làm giảm nguy cơ dị ứng (có thể do tác dụng kháng viêm của omega-3 trong cá) dù bằng chứng về mối liên quan này chưa chắc chắn.

Được biết, việc cho trẻ làm quen sớm với thực phẩm gây dị ứng rất tốt cho trẻ nhưng không tạo ra sự khác biệt đối với các bệnh tự miễn như ăn thực phẩm có gluten không làm tăng nguy cơ mắc celiac.

Benh.vn (Theo Health & Dantri.com.vn)

Bài viết Phòng ngừa dị ứng đồ ăn: Cho trẻ ăn trứng, lạc ngay từ khi ăn dặm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-di-ung-do-an-cho-tre-an-trung-lac-ngay-tu-khi-an-dam-9741/feed/ 0
Tổng hợp các món cháo dành cho bé ăn dặm từ Bí đỏ https://benh.vn/tong-hop-cac-mon-chao-danh-cho-be-an-dam-tu-bi-do-10088/ https://benh.vn/tong-hop-cac-mon-chao-danh-cho-be-an-dam-tu-bi-do-10088/#respond Wed, 22 Aug 2018 02:28:38 +0000 http://benh2.vn/tong-hop-cac-mon-chao-danh-cho-be-an-dam-tu-bi-do-10088/ Để làm  tăng thêm vị hấp dẫn của món cháo ăn dặm, dưới đây là các món cháo được chế biến từ nguyên liệu chính là Bí đỏ kèm theo nhiều hoa quả như chuối, lê,… các mẹ hãy tham khảo ngay nhé.

Bài viết Tổng hợp các món cháo dành cho bé ăn dặm từ Bí đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi đồng hành cùng con trong giai đoạn ăn dặm, hẳn là mẹ rất sốt ruột và mong muốn được nhìn thấy bé yêu của mình ăn thật ngon, thật nhiều. Để làm  tăng thêm vị hấp dẫn của món cháo ăn dặm, dưới đây là các món cháo được chế biến từ nguyên liệu chính là Bí đỏ kèm theo nhiều hoa quả như chuối, lê,… các mẹ hãy tham khảo ngay nhé.

Bí đỏ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể. Trong bí đỏ có nhiều loại vi khoáng chất như: magie, kẽm, photpho, omega 6, đồng,…Bí đỏ lại có vị ngọt, bùi dễ ăn. Vậy nên có thể coi đây là thực phẩm lý tưởng cho quá trình ăn dặm của trẻ. Dưới đây là một số món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ bí đỏ mẹ nên nấu cho bé ăn dặm nhé.

Bí đỏ nấu táo

Nguyên liệu: 1 miếng bí đỏ được gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch; 1 miếng táo được gọt vỏ.

Thực hiện: Bí đỏ được thái dạng hạt lựu, táo xắt lát mỏng. Bỏ táo và bí đỏ vào nồi hấp cho đến khi cả hai chín mềm (không cần hấp táo nếu bé được 8 tháng tuổi). Cuối cùng, dầm nhuyễn táo và bí đỏ với nhau rồi đút cho bé ăn.

Cháo Bí đỏ nấu quả Lê

Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ và hấp chín (với bé 8 tháng tuổi thì không cần hấp, nên cho bé ăn lê tươi).

Thực hiện: Lê được xắt dạng hạt lựu (khối vuông nhỏ). Tiếp đến, dầm nhuyễn lê và trộn đều với bí đỏ và cho bé ăn.

Cháo Bí đỏ nấu với Lê và Đào

Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi); 1 miếng đào được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi).

Thực hiện: Xắn đào và lê thành dạng hạt lựu, dầm nhuyễn; sau đó trộn đều với bí đỏ rồi chia thành nhiều phần cho bé ăn dặm

Cháo Bí đỏ Chuối chín

Nguyên liệu: ½ bát nhỏ bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 2 miếng chuối chín (tùy theo khẩu phần của bé).

Thực hiện: Chuối chín dầm nhuyễn, trộn chung với bí đỏ. Trộn đều hỗn hợp chuối và bí đỏ thật kỹ trước khi cho bé ăn. Ngoài ra, có thể thêm sữa chua vào hỗn hợp trên để thêm vị; hoặc trộn hỗn hợp trên vào bột ăn dặm cho bé.

Thật hấp dẫn phải không các mẹ, vậy nên đừng bỏ qua loại thực phẩm dinh dưỡng này trong giai đoạn bé ăn dặm nhé. Chúc các mẹ thành công.

Benh.vn (Nguồn: Dinhduongchobe)

Bài viết Tổng hợp các món cháo dành cho bé ăn dặm từ Bí đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-hop-cac-mon-chao-danh-cho-be-an-dam-tu-bi-do-10088/feed/ 0
Một số lý do khiến bé từ chối ăn dặm https://benh.vn/mot-so-ly-do-khien-be-tu-choi-an-dam-8744/ https://benh.vn/mot-so-ly-do-khien-be-tu-choi-an-dam-8744/#respond Fri, 09 Mar 2018 00:54:29 +0000 http://benh2.vn/mot-so-ly-do-khien-be-tu-choi-an-dam-8744/ Dù nhiều bà mẹ đã kỳ công chế biến các món ăn ngon, chứa nhiều chất dinh duỡng cho con nhưng bé vẫn không chịu nuốt và nhè thức ăn suốt. Vậy đâu là nguyên nhân và xử lý như thế nào để con có thể dễ dàng tiếp nhận thức ăn đã nấu.

Bài viết Một số lý do khiến bé từ chối ăn dặm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dù nhiều bà mẹ đã kỳ công chế biến các món ăn ngon, chứa nhiều chất dinh duỡng cho con nhưng bé vẫn không chịu nuốt và nhè thức ăn suốt. Vậy đâu là nguyên nhân và xử lý như thế nào để con có thể dễ dàng tiếp nhận thức ăn đã nấu.

Có thể mẹ đã cho bé ăn dặm quá sớm

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, tùy vào thể trạng của trẻ, mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với các bữa ăn nhỏ, dung lượng ít từ tháng thứ 6 trở đi là tốt nhất. Bởi, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển tòan diện, nên khi ăn quá sớm bé sẽ dễ bị nôn trớ, dẫn đến tình trạng chán ăn, thậm chí hoảng sợ khi mỗi lần mẹ bưng bát đến gần. Các mẹ nên hiểu rằng, không phải cứ cho bé ăn sớm là sẽ tăng cân, mau lớn mà hãy để bé tự do phát triển theo yêu cầu của cơ thể.

Bé đang khó ở

Nếu bỗng dưng bé khóc quấy, biếng ăn, mẹ cần kiểm tra xem bé có bị nóng sốt, nổi ban….hay không. Nếu có những dấu hiệu bệnh lý kéo dài, mẹ nên đưa con đi khám.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn mọc răng, bé ngứa và sưng nướu nên chẳng muốn ăn gì. Mẹ nên tìm hiểu và làm dịu cảm giác khó chịu này. Ngoài ra, bé cũng nhạy cảm với quần áo chật, chất liệu vải thô ráp cọ vào da, tã hăm nóng, thời tiết. Tất cả những điều trên sẽ khiến trẻ không thích thú với việc ăn uống. Vì thế, mẹ hãy tinh tế quan sát và đảm bảo môi trường xung quanh không có tác nhân ảnh hưởng xấu đến con mình.

Bé không cảm thấy đói

Theo nhu cầu sinh học, cảm giác đói sẽ khiến bé ăn ngon. Nếu đến giờ ăn mà bé vẫn thờ ơ và ngoảnh mặt đi chỗ khác thì có thể là bé chưa cảm thấy đói. Cho nên, mẹ hãy xem lại thời gian biểu ăn uống của bé đã hợp lý chưa. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 4 giờ để bé kịp tiêu hóa hết thức ăn trước đó. Đặc biệt, các mẹ nên nhớ không cho bé bú sữa hay ăn vặt trước bữa ăn chính.

Tâm lý chán ăn

Một bữa ăn kéo dài quá lâu với thực phẩm nguội lạnh, nhiều hoạt động xung quanh gây xao nhãng cũng là nguyên nhân khiến bé không tha thiết với việc ăn dặm.

Vì vậy. mẹ hãy cho bé ngồi ăn dặm nghiêm chỉnh để gia tăng sự tập trung. Nếu có thể, mẹ hãy cho bé ngồi cùng bàn với gia đình để quan sát, học tập cách ăn uống của người lớn. Đừng cố bắt ép con ăn thật nhiều. Nếu món ăn có hương vị ngon, không khí xung quanh vui vẻ cùng cảm giác đói bụng thì bé sẽ chủ động ăn ngoan mà không cần mẹ phải tốn nhiều công sức.

Thức ăn chưa hấp dẫn với trẻ

Một nguyên nhân khác là trẻ đã bắt đầu ngán hương vị thức ăn. Vì thế, mẹ nên rà soát lại quy trình chế biến thực phẩm, liệu mẹ có kết hợp quá nhiều thứ vào cùng một nồi cháo hay chọn rau củ chưa đúng khẩu vị của bé.

Nhiều mẹ vì muốn cung cấp những dưỡng chất tốt nhất cho con đã kết hợp thịt heo, thịt bò, tôm, các loại rau củ cùng lúc. Điều này khiến bữa ăn quá nhiều đạm, gây khó tiêu, dễ chán ngấy.

Khẩu phần ăn nên kết hợp cân đối các nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm, bột đường, béo, xơ, vitamin và khoáng chất. Không nên cho bé ăn quá nhiều một loại thực phẩm, mà nên luân phiên đổi bữa để bé được bổ sung đủ dinh dưỡng, thay đổi hương vị, tạo sự mới mẻ, thích thú.

Lạm dụng gia vị khi bé chưa tròn 9 tháng

Thận của trẻ còn yếu, chưa quen với việc lọc muối, đường, bột nêm… Cho nên, trước khi con 9 tháng tuổi, thức ăn của trẻ không cần nêm gia vị hoặc mẹ chỉ nêm nhạt bằng muối hoặc nước mắm.

Bé không thích ăn thìa

Bé từ chối ăn bằng thìa đồng nghĩa với việc bé chưa hứng thú với thức ăn dặm. Không nên bắt ép bé, thay vào đó, mẹ hãy thử đợi vài ngày nữa rồi tiếp tục cho bé ăn bằng thìa. Khi mới ăn bằng thìa, bé có thể phản ứng bằng cách phun ra thức ăn. Các bậc làm mẹ nên xác định đây là thời điểm để bé làm quen với thìa chứ không hẳn ép bé phải ăn no.

Có một lý do khác thìa không đúng chuẩn cũng khiến bé không muốn ăn. Loại thìa không dành riêng cho bé có thể gây đau lợi và miệng bé nên bé cũng chán ăn. Bạn nên chọn loại thìa mềm với thiết kế đặc biệt dành cho bé mới tập ăn.

Bài viết Một số lý do khiến bé từ chối ăn dặm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-ly-do-khien-be-tu-choi-an-dam-8744/feed/ 0
Những điều quan trọng mẹ cần biết khi làm đồ ăn dặm cho bé https://benh.vn/nhung-dieu-quan-trong-me-can-biet-khi-lam-do-an-dam-cho-be-7450/ https://benh.vn/nhung-dieu-quan-trong-me-can-biet-khi-lam-do-an-dam-cho-be-7450/#respond Wed, 27 Sep 2017 06:21:25 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-quan-trong-me-can-biet-khi-lam-do-an-dam-cho-be-7450/ Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm sẽ rất dễ gặp phải những rắc rối về sức khỏe, vì thế, việc chọn và chế biến thực phẩm ăn dặm của con đúng cách sẽ giúp trẻ ăn uống khỏe mạnh và an toàn hơn.

Bài viết Những điều quan trọng mẹ cần biết khi làm đồ ăn dặm cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm sẽ rất dễ gặp phải những rắc rối về sức khỏe, vì thế, việc chọn và chế biến thực phẩm ăn dặm của con đúng cách sẽ giúp trẻ ăn uống khỏe mạnh và an toàn hơn.

Thực hiện những hướng dẫn sau để chọn thức ăn an toàn tại chợ, cửa hàng hoặc siêu thị

– Lưu ý những cảnh báo về thực phẩm dễ bị nhiễm độc đặc biệt là thịt lợn, thịt gà, thịt bò, đồ biển.

– Chọn thức ăn tươi, màu sắc tự nhiên, không có mùi lạ.

– Lựa chọn thực phẩm có ghi rõ thời hạn sử dụng.

– Lưu ý những hướng dẫn về an toàn trên vỏ bao bì.

– Không mua nếu bao bì đã bị biến dạng, rách tem.

– Chọn thực phẩm còn nguyên vẹn, không hư hỏng.

– Thực phẩm đã qua sơ chế cần được bảo quản đông lạnh.

– Để các loại thực phẩm khác nhau như thịt lợn, thịt gia cầm trong túi riêng.

Làm sạch và bảo quản

Làm sạch và bảo quản thức ăn đúng cách có ý nghĩa lớn trong việc giảm nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc. Bạn hãy tuân theo những quy tắc dưới đây sau khi rửa và bảo quản thực phẩm

– Rửa tay trước khi chế biến.

– Phân chia riêng thịt gia súc, gia cầm, trứng, đồ biển, rau củ để tránh bị nhiễm độc chéo.

– Bảo quản đông lạnh ngay sau khi chế biến.

Lưu ý bảo quản đối với từng loại thực phẩm:

– Thịt lợn, thịt gà và các loại gia cầm: Dùng hoặc bảo quản đông lạnh trong vòng 3-5 ngày từ lúc mua về hoặc sử dụng trước khi hết hạn. Trong vòng 2 giờ sau khi mua phải để vào tủ lạnh hoặc tủ đông.

– Đồ biển: Bảo quản ở ngăn lạnh nếu dùng hết trong 2 ngàu. Bảo quản ở ngăn đá nếu không dùng hết trong 2 ngày.

– Hoa quả và rau xanh: Bảo quản các loại rau dễ hỏng như dâu tây, rau xanh, nấm…trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4,5 độ C sau khi mua về. Rau quả đã cắt, gọt, thái nhỏ phải để vào tủ lạnh.

– Đồ ăn cho trẻ: Giữ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi mở nắp. Loại bỏ nếu không dùng hết trong vòng 3 ngày.

– Trứng: Có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-5 tuần.

Chế biến và nấu nướng

Khi nấu ăn, cần chuẩn bị và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn, vệ sinh giảm nguy cơ ngộ độc. Hãy lưu ý những hướng dẫn sau:

Thịt

– Rã đông từ từ trong ngăn lạnh nếu đủ thời gian. Bỏ vào túi chứa nước lạnh, thay nước 30 phút một lần hoặc dội nước liên tục vào thịt đựng trong túi nilon.

– Nhiệt độ tối thiểu khi nấu:

+ Thịt xay: 70 độ C

+ Thịt bò: 60 độ C

+ Thịt lợn: 60 độ C

Thịt gà và các loại gia cầm khác

– Rã đông trong ngăn mát ở nhiệt độ 4,5 độ C trong 2 giờ cho 2 kg thịt hoặc nước lạnh với 30 phút cho 0,5 kg thịt.

– Nhiệt độ món nướng không nhỏ hơn 160 độ C.

– Cánh, ức, đùi, nấu ở nhiệt độ 70 độ C.

– Giữ nguyên trong giấy bọc 20 phút trước khi cắt nhỏ.

Đồ biển

– Rã đông qua đêm hoặc ngâm nước lạnh trong túi kín.

– Nhiệt độ nấu tối thiểu 60 độ C.

Hoa quả và rau xanh

– Loại bỏ những phần hỏng, thâm tím, dập nát.

 – Rửa sạch dưới vòi nước trước khi ăn hoặc chế biến.

– Cọ rửa các loại củ, quả bằng bàn chải mềm.

– Lau khô bằng khăn sạch.

Bảo quản và hâm nóng đồ ăn đã sử dụng

Đồ biển

Để vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu.

Thịt gia súc, gia cầm

– Để vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu.

– Hâm nóng ở nhiệt độ 70 độ C.

Trứng

Để vào tủ lạnh đồ ăn có trứng trong vòng 2 giờ sau khi mua về.

Benh.vn

Bài viết Những điều quan trọng mẹ cần biết khi làm đồ ăn dặm cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-quan-trong-me-can-biet-khi-lam-do-an-dam-cho-be-7450/feed/ 0