Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 11 Oct 2023 06:01:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Áp xe hậu môn trực tràng https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/ https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/#respond Wed, 11 Oct 2023 04:33:55 +0000 http://benh2.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/ Áp xe hậu môn trực tràng (anorectal abscess, abcess anorectal) là một nhiễm trùng mưng mủ khu trú ở hậu môn mà nguyên nhân của nhiễm trùng bắt đầu từ đường lược và vùng dưới đường lược. Đây không phải là bệnh hiếm gặp. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong 4 năm rưỡi […]

Bài viết Áp xe hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Áp xe hậu môn trực tràng (anorectal abscess, abcess anorectal) là một nhiễm trùng mưng mủ khu trú ở hậu môn mà nguyên nhân của nhiễm trùng bắt đầu từ đường lược và vùng dưới đường lược. Đây không phải là bệnh hiếm gặp.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong 4 năm rưỡi từ 1-7-1997 đến 31-12-2001, có 49 trường hợp.

Áp xe hậu môn trực tràng làm bệnh nhân đau đớn, khổ sở vì vùng hậu môn rất nhạy cảm với cảm giác đau. Các tư thế ngồi, đi lại và nhất là ngồi theo kiểu cưỡi ngựa, như ngồi trên xe đạp, xe máy…làm bệnh nhân rất đau, đến mức không chịu nổi. Vì vậy khi mắc áp xe hậu môn trực tràng làm cản trở gần như tất cả các hoạt động của cá nhân.

Nếu điều trị không đúng quy cách, không đúng lúc, hậu quả tất yếu của Áp xe hậu môn trực tràng là Rò hậu môn.

Vì bệnh nhân quá đau và hậu quả của nó là Rò hậu môn nên bệnh rất cần được xử trí đúng lúc và đúng kỹ thuật.

ap-xe-hau-mon-truc-trang

Nguyên nhân áp xe hậu môn trực tràng

Loại khuẩn gây bệnh của Áp xe hậu môn là các vi khuẩn đường ruột như Escherichia Coli…Cũng có thể là các vi khuẩn thường gặp trong các nhiễm trùng thông thường khác như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Theo Danis và Puy-Montbrun (1991), những nhiễm trùng mưng mủ của hậu môn vùng chung quang, liên quan tới ống hậu môn là 76%, liên quan đến vùng trên ống hậu môn là 2%, không liên quan tới hậu môn trực tràng là 22%.

Các bệnh liên quan tới ống hậu môn

Rò hậu môn   71,34%

Các tuyến dưới vùng lược   0,68%

Nứt hậu môn 4,23%

Các bệnh ở vùng trên ống hậu môn

Bệnh Crohn   0,83%

Ung thư trực tràng    0,26%

Rò trực tràng-âm đạo           0,38%

Các bệnh khác          0,34%

Các bệnh không liên quan tới hậu môn trực tràng

Xoang lông    15,65%

Bệnh viêm mủ tuyến mồ hôi          3,63%

Nang tuyến ứ nước   1,75%

Xương            0,15%

Các bệnh khác          0,71%

Thương tổn hình thành áp xe hậu môn trực tràng

Lúc đầu thương tổn là tình trạng nhiễm trùng các ống tuyến Hermann-Desfosser. Tiếp theo là tình trạng nung mủ. Các ổ nhiễm trùng này mở vào các hốc của đường lược. Mủ theo các tuyến phát triển dần ra phía nông rồi cuối cùng mở ra da ở vùng chung quanh lỗ hậu môn, ở gần hay xa lỗ hậu môn.

Vị trí hình thành thương tổn

Tùy theo vị trí của ổ mủ, người ta chia Áp xe hậu môn làm nhiều loại.

Áp xe dưới da

Ổ mủ nằm rất nông và rất gần lỗ hậu môn.

Áp xe dưới niêm mạc

Ổ mủ của áp xe nằm ngay dưới niêm mạc, ở dưới thấp nơi ống hậu môn hay ở trên cao nơi bóng trực tràng. Nguyên nhân của áp xe dưới niêm mạc thường là hậu quả của thương tổn nứt hậu môn bị nhiễm trùng hay trĩ tắc mạch bị nhiễm trùng. Về tiến triển, áp xe dưới niêm mạc không phát triển ra phía ngoài vào lớp cơ mà có xu hướng vỡ vào trong lòng ống hậu môn.

Áp xe giữa các cơ thắt

Ổ mủ của loại áp xe này nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Ổ mủ nằm ở lớp thấp hay ở lớp cao. Khi ở thấp nó sát vào bờ dưới cơ thắt ngoài và vỡ ra ngoài gần ống hậu môn. Khi ở cao, nó vỡ ra phía ngoài vào hố ngồi-trực tràng hay vào phía trong, bóng trực tràng.

Áp xe hố ngồi-trực tràng

Ở thể này, ổ mủ nằm trong hố ngồi-trực tràng, nông hay sâu: Thành trên của hố ngồi-trực tràng là cơ nâng hậu môn, thành dưới là da và mô tế bào dưới da. Ổ áp xe ở vị trí này phát triển nhanh chóng ra phía trước, ra sau và sang bên đối diện. Khi phát triển sang bên đối diện, nó tạo thành áp xe hình móng ngựa.

Áp xe trên cơ thắt

Ổ mủ nằm ở mặt dưới cơ nâng hậu môn hay trên các cơ thắt.

Áp xe khoang chậu hông-trực tràng

Ổ mủ của loại áp xe loại này nằm trên cơ nâng hậu môn. Nguyên nhân của thể áp xe này có thể là những áp xe của hố ngồi-trực tràng phá vỡ cơ nâng hậu môn để lan từ dưới lên. Cũng có thể phát sinh từ những nhiễm trùng của các tạng nằm trong ổ bụng, loại này ít gặp.

Tiến triển của áp xe hậu môn trực tràng

Khi áp xe đã hình thành, có nhiều mủ, phải can thiệp ngay bằng cách dẫn lưu mủ. Nếu không, mủ sẽ phá ra xung quanh và sau vài tuần lễ sẽ vỡ ra ngoài da hay vào trong lòng trực tràng.

Triệu chứng áp xe hậu môn trực tràng

Triệu chứng của áp xe hậu môn trực tràng có nhiều điển hình, khi thăm khám có thể phát hiện trên lâm sàng.

Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng chính là đau. Đau ở vùng hậu môn, lan ra chung quanh. Đau nhức nhối và liên tục. Đau tăng khi đi lại, khi ngồi, khi ho, khi rặn đại tiện. Với các loại áp xe ở nông, bệnh nhân không dám ngồi bằng cả hai mông, không dám ngồi trên yên xe.

Triệu chứng toàn thân

Toàn thân có các triệu chứng của một nhiễm tràng cấp tính. Bệnh nhân có thể có sốt, nhiệt độ có thể tăng cao trong một vài ngày đầu rồi hạ dần. Người mệt mỏi, bứt rứt, đêm không ngủ. Không dám ăn vì sợ phải đi đại tiện.

Triệu chứng thực thể

Áp xe dưới niêm mạc

Lúc mới bắt đầu, nhìn không thấy gì, khi áp xe vỡ, thấy một vài giọt mủ trắng loãng từ trong hậu môn chảy ra.

Áp xe hố ngồi-trực tràng

Lúc đầu, thấy một chỗ da bóng sưng phồng, không có giới hạn rõ rệt, cách lỗ hậu môn vài centimet. Vài ngày sau, chố tấy đỏ này có giới hạn rõ rệt với một chấm tráng ở giữa, mủ đã hình thành. Trong đa số các trường hợp ổ áp xe chỉ có một bên, bên phải hay bên trái. Cũng có khi ổ áp xe hố ngồi-trực tràng có ở cả hai bên làm cho ổ áp xe có hình móng ngựa.

Áp xe giữa các cơ thắt

Lúc đầu nhìn không thấy gì.

Áp xe khoang chậu hông-trực tràng

Cũng như áp xe giữa các cơ thắt, lúc đầu nhìn cũng không thấy gì. Loại này thường được chẩn đoán là áp xe hố ngồi-trực tràng. Khi rạch dẫn lưu thấy mủ từ trên cao chảy xuống. Bằng một kìm dài thăm thì thấy ổ áp xe lên khá cao, thường sờ không chạm được đáy áp xe, lúc đó mới biết là áp xe khoang chậu hông-trực tràng.

Thăm hậu môn trực tràng

Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân co, hai đùi dạng. Mọi động tác của thầy thuốc phải rất nhẹ nhàng, từ từ, vì nếu không làm bệnh nhân rất đau, không cho tiếp tục khám. Nếu đau nhiều, nhận định các triệu chứng sẽ không chính xác.

Ngón tay thăm hậu môn trực tràng luôn được bôi trơn để dễ đưa vào trong ống hậu môn.

Áp xe dưới niêm mac

Ngón tay sờ được một chỗ phồng nhỏ, nằm ở bất cứ vị trí nào của chu vi ống hậu môn. Niêm mạc chỗ sưng phồng này trơn láng, ấn nhẹ vào rất đau.

Áp xe giữa các cơ thắt và Áp xe hố ngồi-trực tràng

Cảm giác được khối sưng từ ngoài lồi vài trong lòng ống hậu môn, ấn rất đau. Thăm khám hậu môn trực tràng làm bệnh nhân rất đau. Vì vậy nên hạn chế thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay và bằng dụng cụ. Thường thì bệnh nhân từ chối, không cho thăm khám lần thứ hai.

Siêu âm nội soi

Thường thì Áp xe hậu môn trực tràng có các triệu chứng rõ rệt nên lâm sàng cũng đủ để chẩn đoán được bệnh. Trong những trường hợp khó phân biệt với các khối u hay khi xác định rõ vị trí, độ lớn và tính chất của thương tổn, có thể dùng siêu âm nội soi.

Điều trị áp xe hậu môn trực tràng

Điều trị áp xe hậu môn trực tràng là dùng kháng sinh toàn thân và rạch dẫn lưu mủ.

Khi áp xe đang hình thành

  • Hạn chế nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân, loại có tác dụng diệt tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Kháng sinh chỉ hạn chế nhiễm trùng chứ thường không ngăn chặn được quá trình làm mủ, không ngăn chặn được áp xe hình thành.
  • Giảm đau: Ban ngày, dùng thuốc giảm đau. Tối, trước khi đi ngủ, nên uống ít thuốc ngủ để có thể ngủ được.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: ngày nhiều lần ngồi vào chậu nước ấm làm bệnh nhân đỡ đau, cảm thấy dễ chịu và cũng để ổ áp xe hình thành nhanh hơn.
  • Ăn uống: Đại tiện làm bệnh nhân đau, nhất là khi táo bón, bắt bệnh nhân phải rặn. Vì vậy nên ăn nhẹ, dễ tiêu, nhuận tràng. Nếu có táo bón nên dùng ít thuốc nhuận tràng.

Khi áp xe đã hình thành

  • Điều trị áp xe là rạch thoát mủ và dẫn lưu sau mổ. Phải can thiệp đúng thời điểm. Rạch quá sớm khi mủ chưa hình thành và ổ áp xe chưa có giới hạn rõ sẽ làm nhiễm trùng lan tỏa. Can thiệp quá trễ, bệnh nhân sẽ đau đớn kéo dài và mủ sẽ phá vỡ ra vùng chung quanh làm ổ áp xe lan rộng hay ít ra cũng tạo nên những mô xơ cứng, nguyên nhân của chảy mủ kéo dài.
  • Vì đụng chạm vào ổ áp xe và vùng chung quanh bệnh nhân rất đau và ít phải phá vỡ tất cả các ngóc ngách của ổ áp xe nên phương pháp vô cảm tốt nhất là gây mê toàn thân. Ở trẻ em gây tê mặt nạ, ở người lớn gây mê tĩnh mạch cũng đủ để can thiệp vì thời gian can thiệp ngắn chỉ độ 10 phút hay ít hơn.
  • Rạch thoát mủ

Áp xe dưới niêm mạc: Đường rạch sẽ lành tự nhiên và nhanh chóng.

Áp xe giữa các cơ thắt, áp xe hố ngồi-trực tràng

  • Khi áp xe ở nông: rạch một đường ngắn ngay trên ổ áp xe ở tầng sinh môn. Vì chỉ cần rạch nông ở da, không vào tới cơ thắt nên có thể rạch theo đường nan hoa xe đạp.
  • Khi áp xe ở sâu, rạch theo đường vòng song song với các thớ cơ thắt. Rạch song song với cơ thắt vì đường rạch có thể vào sâu. Đường rạch cần đủ dài để dẫn lưu thông tốt và đê hai mép chậm khép kín. Những ổ áp xe ở sâu thường có nhiều vách ngăn, nhiều ngóc ngách. Cần thiết phải phá vỡ hết các vách ngăn, mở toang các ngóc ngách để mủ thoát ra dễ dàng.

Áp xe hình móng ngựa: Thương tổn của ổ áp xe loại này nằm ở phía sau hậu môn, ở bên phải và cả ở bên trái. Ổ áp xe thường khá lớn, nhiều ngóc ngách.

Áp xe chậu hông-trực tràng: Ổ áp xe nằm rất sâu. Dùng một kềm dài, nhờ ngón tay trong trực tràng dẫn đường, chọc tháo mủ ổ áp xe.

Với tất cả các loại xe phải mở toang, phá hết các ngóc ngách, thoát hết mủ.

Dẫn lưu

  • Kết thúc cuộc mổ bằng dẫn lưu ổ áp xe.
  • Dẫn lưu bằng một ống mềm như khi dẫn lưu áp xe khoang chậu hông-trực tràng.
  • Dẫn lưu bằng một mảnh cao su uốn sóng
  • Dẫn lưu bằng một miếng gạc bấc tẩm thuốc sát trùng. Gạc tẩm Bestadine có tác dụng tốt.
  • Khi đường rạch dài và ở thấp, có thể không cần dẫn lưu.

Săn sóc sau mổ

  • Ngay sau khi rạch thoát mủ, đau đỡ hẳn, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và tối ngày mổ có thể có một giấc ngủ ngon, sau nhiều đêm không ngủ.
  • Vệ sinh tại chỗ rất cần thiết. Mỗi ngày rửa nhiều lần bằng nước ấm có pha thuốc sát trùng. Sau mỗi lần đại tiện, bắt buộc rửa sạch.
  • Hằng ngày thay băng và lấy hết mủ.
  • Khi đã sạch mủ, mô hạt bắt đầu mọc. Mô hạt phải mọc từ đáy. Không được để đường rạch bịt kín khi mô hạt chua lấp đầy ổ vì chừng nào còn khoảng trống thì còn mủ.
  • Ăn chế độ dễ tiêu, nhuận tràng.
  • Rạch tháo mủ đúng lúc, đúng kỹ thuật, dẫn lưu tốt, săn sóc chu đáo giúp cho áp xe lành tốt, nhanh chóng và hoàn toàn sau ba tuần lễ. Nếu không, áp xe hậu hông-trực tràng sẽ dẫn tới rò hậu môn.

Bài viết Áp xe hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/feed/ 0