Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 23 Oct 2023 03:18:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tình yêu bệnh viện https://benh.vn/tinh-yeu-benh-vien-8393/ https://benh.vn/tinh-yeu-benh-vien-8393/#respond Sat, 21 Jul 2018 06:47:54 +0000 http://benh2.vn/tinh-yeu-benh-vien-8393/ “Bệnh viện đầy vi khuẩn, bệnh tật…, anh cho con đến làm gì, ở nhà mà chơi”. Cô vợ luôn làm tôi chùn bước mỗi khi tôi muốn hai đứa con đến viện xem bố chúng làm việc như thế nào. Thực ra tôi vẫn thành công một vài lần, lén đưa chúng đến viện. […]

Bài viết Tình yêu bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Bệnh viện đầy vi khuẩn, bệnh tật…, anh cho con đến làm gì, ở nhà mà chơi”. Cô vợ luôn làm tôi chùn bước mỗi khi tôi muốn hai đứa con đến viện xem bố chúng làm việc như thế nào.

Thực ra tôi vẫn thành công một vài lần, lén đưa chúng đến viện. Có khi chúng ở phòng hành chính xem tivi, có lúc chúng xem tôi làm công việc thường ngày của mình: thay băng, tiêm chọc, khám xét. Mừng là hai đứa có vẻ thương bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhi chạy lon ton với một mắt băng kín. Cô con gái học lớp 2 có lần đã tự cho hai đôi tất, một cái mũ len vào trong túi nhờ bố gửi cho em bệnh nhân người dân tộc có hai chân tím ngắt, lạnh cóng mà bố khám vào một ngày đông. Các  công việc “máu me” khác đều làm chúng sợ hãi. Phòng làm việc của tôi chật hẹp nên chỉ dám cho các cháu lên thăm vào ngày nghỉ. Chúng sà ngay vào máy tính để chơi game, tôi hy sinh cho chúng kho thực phẩm dự trữ dành cho những đêm trực của tôi: mì tôm và trà chanh hoặc sữa…

Bs Hoàng Cương

Thăm khám cho bệnh nhi tại BV Mắt TW.

Nghĩ lại con đường chọn nghề y của tôi thì cha tôi có tác động rất lớn. Không biết ông chủ ý hay vô tình mà máu y chảy trong huyết quản của tôi từ rất sớm. Từ bé tôi không sợ ma cũng chẳng ghê mùi bệnh viện hay ngại máu me. Những năm tháng anh chị em thay nhau về quê sơ tán, bố tôi chăm tôi ở Hà Nội. Rất nhiều đêm ông cho tôi đến bệnh viện trực đêm cùng.

Tôi ngủ sớm, đôi khi tỉnh dậy giữa không gian tối thui và tĩnh mịch của bệnh viện. Bố đi mổ cấp cứu rồi, tôi phỏng đoán và sợ chết khiếp những hình thù kì dị của đồ vật trong phòng, tiếng cú đêm hay chuột khổng lồ bệnh viện di chuyển làm tôi sợ đến nghẹt thở. Dần cũng hóa quen, đi lại trong bệnh viện, qua cả nhà xác không làm tôi sợ hãi. Ban ngày thì cuộc viếng thăm bệnh viện đối với tôi như đi chơi công viên.

Tôi say mê những chiếc ghế y tế quay tròn đưa tôi lên cao rồi lại xuống thấp như đu quay thời nay. Những chiếc tay thang bằng gỗ lim bóng loáng ở bệnh viện là chiếc cầu trượt tuyệt vời của tôi mỗi khi vắng vẻ. Chiếc xe chuyển bệnh nhân đã bao lần giúp tôi thỏa ước mơ làm anh lái xe, nhún đẩy xe rồi lái chúng trong những hành lang hẹp, thật thú vị nếu người lớn không quát nạt. Viện Mắt ngày xưa khá xanh, nhiều hoa và cây cối. Sáng sớm tôi hay thu hoạch được những quả xoài rụng dưới gốc. Gốc hoa long não, hoa đào trong sân viện cung cấp mùi thơm và hương sắc cho một bệnh viện không ô nhiễm và chật chội của những năm 70-80 thế kỷ trước.

Mỗi khi được đem cơm cho bố suốt cả thời trung học, tôi đến nghiêng ngó khắp mọi nơi. Bảng thông tin có nét chữ nghiêng nghiêng của bố. Tết đến cũng lại là tranh Tết của bố với hình bánh pháo, cây đào vẽ bằng phấn màu. Mặt đường Bà Triệu ngày xưa có hai tầng quét ve vàng, hoa ti-gôn gần như phủ kín mặt trong viện. Thứ hoa giản dị màu hồng, thân leo quấn quýt, chỉ đẹp khi trên cành, ngắt xuống thì rụng sạch trong chốc lát. Bệnh viện thời bao cấp còn là nơi phân phát thực phẩm mỗi khi lễ Tết. Đúng là ngày hội của cán bộ y tế thời đó. Thịt lợn được ngả ra sân chia đều, lòng và xương cũng được chia khẩu phần đến từng người. Rồi gạo nếp, đỗ xanh, gói bánh, luộc bánh chưng trong nhà bếp của bệnh viện.

Những cô bác của thời đó cũng dần ra đi, cảnh vật đã bị thời gian cuốn sạch, chỉ còn chút ít trong cái ký ức mộng mị của tôi cho đến ngày hôm nay. Tôi không biết mình sẽ là bác sĩ nên hình bóng của cha hồi đó là người đàn ông bé nhỏ, gầy guộc trong cái áo blouse không được trắng lắm. Ông không bao giờ quát mắng bệnh nhân, làm mọi việc đều cần mẫn và cẩn thận. Thông tin khám bệnh được ông ghi lại cẩn thận, có vẽ hình, ghi chú thích. Sổ tay tiếng Anh, tiếng Pháp của ông tôi vẫn dùng được mãi đến khi ông về hưu.

Sau này khi đã là bác sĩ chuyên khoa mắt, bệnh viện còn là nơi bố tôi truyền cho từng động tác vành mi, những nhát tiêm mắt chuẩn mực, từng câu tiếng Pháp trong đơn thuốc… Càng những năm sau này, bệnh viện thay đổi càng nhanh, ngỡ ngàng và chẳng thể níu kéo. Bệnh viện có nhiều gia đình cùng làm việc bên trong và cả những người yêu thương nhau như người trong gia đình, có cả tình yêu lứa đôi và hôn nhân nữa nhờ bệnh viện mà nên.

Thời gian trôi đi nhanh quá! Bệnh viện là tình yêu của bao nhiêu người trong đó có cha con tôi, là nơi biết bao thế hệ, lớp lớp người cống hiến phần lớn đời người, đem lại bao niềm vui cho người bệnh. Trong khi lợi nhuận, thu nhập, hiệu quả kinh tế vẫn thình thịch bên tai thì một bệnh viện có tình yêu, tình người vẫn nên được tôn trọng và duy trì. Mỗi bệnh viện có một lịch sử, do vậy cần một không gian văn hóa riêng để yêu và ứng xử.

BS. Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương)

Benh.vn ( Theo SK&ĐS)

Bài viết Tình yêu bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tinh-yeu-benh-vien-8393/feed/ 0
Làm việc quá sức, một bác sĩ Trung Quốc đột tử https://benh.vn/lam-viec-qua-suc-mot-bac-si-trung-quoc-dot-tu-7295/ https://benh.vn/lam-viec-qua-suc-mot-bac-si-trung-quoc-dot-tu-7295/#respond Tue, 22 Aug 2017 06:18:23 +0000 http://benh2.vn/lam-viec-qua-suc-mot-bac-si-trung-quoc-dot-tu-7295/ Bác sĩ Lý Tinh – một bác sĩ với cương vị chủ nhiệm khoa chẩn đoán cấp cứu của bệnh viện hội chữ thập đỏ thành phố Quảng Châu do làm việc quá sức trong một thời gian dài đã đột tử vào tối ngày 29/6 vừa qua.

Bài viết Làm việc quá sức, một bác sĩ Trung Quốc đột tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bác sĩ Lý Tinh – một bác sĩ với cương vị chủ nhiệm khoa chẩn đoán cấp cứu của bệnh viện hội chữ thập đỏ thành phố Quảng Châu do làm việc quá sức trong một thời gian dài đã đột tử vào tối ngày 29/6 vừa qua.

Bác sỹ đột tử khi làm việc liên tiếp trong nhiều giờ

Được biết vào ngày 25/6, sau khi hoàn thành ca trực 24 tiếng bác sĩ Lý Tinh đã cảm thấy đau đầu, mất sức nhưng ông chủ quan nghĩ rằng chỉ là mệt mỏi thông thường nên không để ý tới. Sau đó ông đã qua đời vào tối ngày 29/6 sau khi được các đồng nghiệp tận tình cứu chữa.

Trước đó một tuần, bác sĩ Lý Tinh đã làm việc liên tục trong suốt 48 giờ liên tiếp. Kết quả khám nghiệm ban đầu cho thấy, do bác sĩ Lý Tinh làm việc liên tục dẫn tới mất sức quá độ khiến tim bị vỡ.

Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến đồng nghiệp trong bệnh viện hết sức bàng hoàng. Tuy nhiên, trên thực tế, bác sĩ Lý Tinh không phải trường hợp đầu tiên tại Trung Quốc tử vong do làm việc quá sức. Mới vào ngày 11/1 bác sĩ Lỗ Khải Ngũ – chủ nhiệm khoa Viện y học Nam Phương cũng đã tử vong vì xuất huyết não mà nguyên nhân cũng là do làm việc quá độ dẫn đến cơ thể bị suy nhược trầm trọng.

Tại Trung Quốc hiện nay do số lượng bệnh nhân quá tải, giờ nghỉ trưa của các bác sĩ đa phần không quá 30 phút. Phần lớn các bác sĩ đều phải làm việc từ 8-12 tiếng mỗi ngày, hầu hết đã từng làm 24 tiếng, một nửa quá 36 tiếng, thậm chí có người phải làm liên tiếp 48 tiếng như trường hợp của bác sĩ Lý Tinh.

Benh.vn (Theo trithuctre)

Bài viết Làm việc quá sức, một bác sĩ Trung Quốc đột tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-viec-qua-suc-mot-bac-si-trung-quoc-dot-tu-7295/feed/ 0
Lùm xùm việc Bác sĩ từ chối mổ cho bệnh nhân là nhà báo https://benh.vn/lum-xum-viec-bac-si-tu-choi-mo-cho-benh-nhan-la-nha-bao-6775/ https://benh.vn/lum-xum-viec-bac-si-tu-choi-mo-cho-benh-nhan-la-nha-bao-6775/#respond Tue, 25 Apr 2017 05:52:35 +0000 http://benh2.vn/lum-xum-viec-bac-si-tu-choi-mo-cho-benh-nhan-la-nha-bao-6775/ Ngày 20/3, bệnh nhân Trang trú tại Hà Tĩnh thấy bụng có dấu hiệu bất thường nên đã đến Phòng Khám theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương để kiểm tra sức khỏe. Sau khi thăm khám, các bác sỹ cho biết, chị Trang có khối u tại ổ bụng cần được tiến hành phẫu thuật. Chị Trang có nguyện vọng được bác sĩ Vũ Bá Quyết - Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương mổ nhưng đã bị ông từ chối.

Bài viết Lùm xùm việc Bác sĩ từ chối mổ cho bệnh nhân là nhà báo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày 20/3, bệnh nhân Trang trú tại Hà Tĩnh thấy bụng có dấu hiệu bất thường nên đã đến Phòng Khám theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương để kiểm tra sức khỏe. Sau khi thăm khám, các bác sỹ cho biết, chị Trang có khối u tại ổ bụng cần được tiến hành phẫu thuật. Chị Trang có nguyện vọng được bác sĩ Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương mổ nhưng đã bị ông từ chối.

Lời giải thích của bác sĩ Vũ Bá Quyết

Trong cuộc họp báo Bác sĩ Vũ Bá Quyết đã trần tình: “Đã là bác sĩ không ai có quyền từ chối mổ cấp cứu. Tôi từ chối là vì bệnh nhân đến khám dịch vụ và xin mổ tự nguyện yêu cầu. Ai yêu cầu tôi cũng mổ thì làm sao tôi có đủ sức, thời gian để quản lý nữa. Đấy là chưa nói đến độ an toàn. Ai cũng yêu cầu bác sĩ mổ nhưng mọi người cũng phải thông cảm cho chúng tôi.

Ông Quyết cho rằng ông đã từ chối mổ trước khi biết cô Trang là phóng viên, không như thông tin cho rằng ông từ chối sau khi đã xem hồ sơ bệnh nhân và biết cô Trang là phóng viên như báo chí đã đưa tin.

Tôi giải thích với bệnh nhân nhiều người còn đòi Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến mổ nhưng anh ấy bận không mổ được thì cũng đành chịu, tôi cũng như thế. Bệnh nhân cấp cứu của bệnh viện và công tác quản lý nhiều nên tôi không có thời gian mổ dịch vụ và bệnh không cần cấp cứu”, ông Quyết nói.

Ông Quyết cho biết thêm, một trong những lý do khiến ông từ chối mổ là ông sợ bị “đặt bẫy”. Do gần đây có người ở Hà Tĩnh giả làm bệnh nhân mời ông Quyết mổ dịch vụ ngoài giờ tại một bệnh viện TƯ, nhưng sau đó đã đưa thông tin lên báo là ông Quyết mổ với chi phí quá cao. “Cô ấy nói cháu làm ở báo Người đưa tin. Tôi mới nói với cô ấy: “Trước báo Người đưa tin đã đóng vai mời tôi mổ rồi đưa lên báo không đúng sự thực nên tôi sợ báo chí lắm. Vì mình nói một đằng, người ta đưa một nẻo chứ không phải ám chỉ chê bai bệnh nhân viết báo mà không mổ”.

Ông Quyết cũng khẳng định, không có chuyện ông đuổi cô Trang ra khỏi phòng khám.

Các nhà báo và lãnh đạo nói gì sau sự việc này

Ông Nguyễn Thế Kỷ: Đừng tự cho mình cái quyền

Trước bài báo về vụ việc bệnh nhân Trang ở Hà Tĩnh ‘tố’ bác sĩ TS. Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ dịch vụ vì cô là người viết báo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ phát biểu: “Khi mục đích đến bệnh viện để được chữa bệnh thì mình không cần phải xưng mình là ai. Ngay cả người nghèo nhất, địa vị xã hội thấp cũng không phải nói điều đó.

Phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ: Dù là nhà báo cũng không nên xưng là nhà báo

Người có chức phận càng cao thì càng không nên nói. Dù là nhà báo cũng không nên xưng là nhà báo. Nhiều khi anh nói thế, sẽ tạo cho thầy thuốc một tác động nào đó về tâm lý”.

Ông Nguyễn Thế Kỷ cũng khẳng định: “Người phóng viên khi tác nghiệp, ngoài kiến thức, kỹ năng trình độ, còn có yếu tố cảm xúc.

Với cảm xúc này, nhà báo cố gắng che giấu đi. Sự yêu – ghét sẽ tác động đến người đọc. Nên thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, công bằng.

Khi làm việc gì đó, đừng cho mình cái quyền nọ quyền kia. Có thể kiến thức, sự trải nghiệm chưa nhiều nên có nhà báo viết còn nặng về cảm tính.

Tất nhiên người làm báo có trái tim, viết báo bằng trái tim và khối óc là tốt nhất. Đối với người biên tập, sau khi phóng viên mang tin về, cần có sự trao đổi để biết được nguồn nhân chứng đã chính xác chưa.

Phóng viên khi viết phê phán cần phê phán để tốt đẹp hơn chứ không phải là soi mói để hạ bệ hoặc đánh 1 ai đó. Trong hoạt động báo chí, cần kết hợp cả yếu tố nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp”.

Ông Nguyễn Viết Tiến: Bệnh nhân cần lời nói nhẹ

Trả lời VTC News, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nói: “Chúng tôi đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí. Phóng viên không phải người trực tiếp cầm dao mổ nhưng họ tuyên truyền tránh bệnh tật giúp cho người dân hiểu hơn.

Nhưng nhìn nhận thế nào và cách xử lý thế nào theo tôi là quan trọng. Người bệnh và bác sỹ cần có sự chia sẻ, thông cảm cho nhau. Tư tưởng và cách giải quyết vấn đề nên nhìn vào màu hồng, nhìn vào cái tốt. Quyết tâm loại bỏ cái xấu cái đen, cần có cái nhìn nhân văn.

Bác sỹ Vũ Bá Quyết.

Khi xảy ra biến cố nào đó, cần nhìn nhiều góc độ để có cái nhìn biện chứng. Tôi là người cầm dao 33 năm liên tục không hề ngừng nghỉ, không có nghĩa là có thể làm được tất mọi trường hợp. Nhưng có những quy tắc ứng xử cực kỳ quan trọng. Nếu không mổ được, vì lý do nào đó, tôi sẽ giới thiệu cho người này người nọ có thể làm. Trường hợp chị không phải là cấp cứu, nếu có thể tôi sẽ sắp xếp lịch. Đó là cả một nghệ thuật.

Tôi nói với nhân viên: “Người bệnh đã rất đau khổ nên họ cần được những lời nói nhẹ nhàng. Khi đến bệnh viện phải vứt bỏ mọi bức xúc ở nhà”.

Trước đó, phản hồi về vụ việc này, TS Vũ Bá Quyết khẳng định: “Tôi từ chối mổ dịch vụ vì còn nhiều bệnh nhân nặng hơn, mổ cấp cứu đang xếp hàng chờ.Bệnh nhân này không phải là bệnh nhân cấp cứu”.

Chia sẻ về việc có phải vì là nhà báo mà bác sỹ từ chối, bác sỹ Quyết nói: “Trước đó, báo Người đưa tin đã “bẫy” tôi 1 lần rồi nên tôi có giật mình”.

Lời kết

Ngành y là ngành rất đặc thù, bố cũng không dám và không nên mổ cho con và dù có thật sự là TS Vũ Bá Quyết có từ chối cô Trang vì cô là CTV của báo Đời sống và Pháp luật hay không thì khi người thầy thuốc từ chối thì chúng ta không nên cố. Trong ngành y nếu tâm lý không ổn định vì bất cứ lý do gì cũng có thể dẫn đến ca phẫu thuật không thành công.

Như vậy tính mạng con người là quan trọng và trong trường hợp này thì người thuốc này đã làm đúng phận sự của mình. Chưa kể Ts. Vũ Bá Quyết khẳng định rằng còn quá nhiều bệnh nhân cần mổ cấp cứu khác đang chờ mà trường hợp của Chị Trang là mổ dịch vụ.

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Lùm xùm việc Bác sĩ từ chối mổ cho bệnh nhân là nhà báo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lum-xum-viec-bac-si-tu-choi-mo-cho-benh-nhan-la-nha-bao-6775/feed/ 0
‘Chỗ chúng tôi bác sĩ chẳng muốn về còn điều dưỡng chỉ muốn ra đi’ https://benh.vn/cho-chung-toi-bac-si-chang-muon-ve-con-dieu-duong-chi-muon-ra-di-9155/ https://benh.vn/cho-chung-toi-bac-si-chang-muon-ve-con-dieu-duong-chi-muon-ra-di-9155/#respond Fri, 24 Feb 2017 07:02:15 +0000 http://benh2.vn/cho-chung-toi-bac-si-chang-muon-ve-con-dieu-duong-chi-muon-ra-di-9155/ Cuộc gặp của chúng tôi với GS Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai được sắp xếp với mục đích nghe ông giải thích về công trình được trao giải thưởng Nhà nước về KHCN lần thứ 5 (2016) mà ông và các đồng nghiệp tại khoa thực hiện.

Bài viết ‘Chỗ chúng tôi bác sĩ chẳng muốn về còn điều dưỡng chỉ muốn ra đi’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuộc gặp của chúng tôi với GS Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai được sắp xếp với mục đích nghe ông giải thích về công trình được trao giải thưởng Nhà nước về KHCN lần thứ 5 (2016) mà ông và các đồng nghiệp tại khoa thực hiện.

Trong chưa tới 40 phút quý giá mà vị bác sĩ ở khoa nặng nhất của một bệnh viện lớn và luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân như Bạch Mai, phần lớn câu chuyện mà GS Bình kể là những trăn trở về nghề y.

GS Nguyễn Gia Bình cho biết, công việc tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai rất áp lực và không có nhiều bác sĩ theo được. Ảnh: Lê Văn.

GS Bình nói, nghề bác sĩ ở Việt Nam, và nhất là những bác sĩ ở Khoa Hồi sức tích cực, nơi tiếp nhận những bệnh nhân rất nặng, thường là trong tình trạng đã nguy kịch, thậm chí cận kề cái chết vô cùng áp lực.

Mỗi ngày có tới 6.000 xếp hàng tới khám, bệnh viện mở 10 cửa, có ngày 27 cửa khám vẫn không đủ, người bệnh vẫn xếp hàng dài dặng dặc. Giám đốc bệnh viện chỉ yêu cầu là không được để bệnh nhân phải ở lại qua đêm. Vì thế, từ 6 giờ sáng cho tới 8-9 giờ tối, các bác sĩ bệnh viện đều phải căng mình ra làm việc.

“Người dân đến với chúng tôi là sự tín nhiệm, cũng là uy tín của các bác sĩ và bệnh viện nhưng cũng tạo áp lực khủng khiếp cho chúng tôi” – GS Bình chia sẻ.

Khoa Hồi sức tích cực là một trong những khoa được bệnh viện đặc biệt ưu tiên về nhân lực như vẫn không giảm tải được áp lực.

“Chúng tôi làm luôn chân luôn tay không hết việc và gần như không có khái niệm nghỉ. Trên tủ đồ của khoa có mấy thùng mì tôm, ai đói thì cho nước sôi vào ăn rồi đứng dậy đi tiếp chứ cũng chẳng có gì hơn cả” – GS Bình tâm sự.

“Mọi người cứ chờ ngày lễ, ngày tết để nghỉ ngơi chứ bác sĩ cứ ngày tết ngày nghỉ là sợ lắm, càng nghỉ dài càng sợ vì những ngày ấy, bệnh nhân dồn về bệnh viện rất đông”.

“Vợ chúng tôi bao giờ cũng biết rồi, sáng mồng 1 Tết là ông này ông ấy đi vào bệnh viện chứ chẳng bao giờ xông đát ở nhà” – GS Bình nói.

Công việc áp lực, gần như từ sáng tới tối không có giờ nghỉ, với nhiệm vụ là cứu sống những người bệnh nặng, nhiều rủi ro tai nạn nghề nghiệp nên rất ít bác sĩ có thể chịu được áp lực công việc tại khoa.

Không chỉ riêng bác sĩ, ngay cả các điều dưỡng ở khoa công việc cũng rất nặng. “Mỗi ca làm việc tại khoa có 10 điều dưỡng mà phải phụ trách tới 40 giường bệnh, đều là những bệnh nhân rất nặng. Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, một điều dưỡng chỉ đi kèm một giường, một ngày 3 ca thì 4 kíp làm việc” – GS Bình nói.

“Khoa chúng tôi bác sĩ thì không muốn về còn điều dưỡng thì chỉ muốn ra đi” – GS Bình trải lòng. “Không phải là vấn đề chuyên môn mà công việc cực kỳ áp lực. Nhiều người về được vài tháng rồi lại đi”.

Đối với ông, những lúc giành giật sinh mạng của bệnh nhân là những giờ căng thẳng nhưng hạnh phúc.

Ông kể, năm 2002, Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận một bệnh nhân suy tim, toàn người căng mọng, nguy cơ tử vong rất lớn. Trong trường hợp này, muốn cứu bệnh nhân buộc phải bỏ lượng nước thừa trong người song dùng thuốc lợi tiểu thì không đáp ứng. Dùng máy thận nhân tạo thì dòng máu phải đủ, hơn nữa, máy chạy thận chỉ chạy được 3-4 tiếng sau đó phải 2 ngày sau mới làm lại.

Trong tình huống đó, GS Bình và các đồng nghiệp để cứu sống bệnh nhân chỉ có cách là dùng phương pháp lọc máu nhân tạo. Bởi chỉ có phương pháp này thì mới thực hiện tách nước liên tục 24 giờ. Đó cũng là lần đầu tiên GS Bình và các bác sĩ thực hiện kỹ thuật này.

Rất may mắn, sau 24 giờ lọc, bệnh nhân từ chỗ thoi thóp, phải kích thích đau mới mở mắt được thì hôm sau đã có thể mở mắt và bắt tay bác sĩ.

Đó cũng là ca bệnh đầu tiên thuộc đề tài “Ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm” do GS Bình và các bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực thực hiện đã được trao giải thưởng Nhà nước về KHCN.

Đây cũng là công trình duy nhất được trao giải Nhà nước trong lĩnh vực y tế.

GS bác sĩ Nguyễn Gia Bình đang thăm một bệnh nhâp được cứu chữa bằng kỹ thuật lọc máu do ông và các bác sĩ tại khoa thực hiện. Ảnh: Lê Văn.

Một ca khác cũng khiến GS Bình nhớ mãi đó là trường hợp của thai phụ Bùi Thị Hương, công nhân nhà máy xi măng Cẩm Phả, Quảng Ninh hồi năm 2014.

GS Bình kể, khi đó, bệnh viện Quảng Ninh báo lên là chị Hương bị cúm A/H1N1, tình trạng đã rất nguy kịch, viêm phổi nặng, nguy cơ tử vong rất lớn. “Phía Quảng Ninh nói không khéo bệnh nhân sẽ tử vong nhưng tôi đề nghị duy trì cho bệnh nhân và tìm cách chuyển lên Bạch Mai” – GS Bình nhớ lại.

Khi đó, một số các bác sĩ siêu âm còn nói là em bé có thể sẽ không bình thường. Người nhà nghe được chuyện này, thấy người mẹ nguy cơ tử vong rất cao, còn con lại không bình thường nên xin thôi, không đồng ý chuyển lên tuyến trên nữa.

Sau khi thuyết phục, người nhà cũng đồng ý chuyển lên. “Chúng tôi kết hợp với khoa sản hội chẩn rất nhanh, quyết định lấy em bé ra. Sau đó, lắp máy tim phổi nhân tạo vào để cứu người mẹ” – GS Bình kể.

Lúc đó, nồng độ oxy trong máu của chị Hương xuống rất thấp, chỉ số oxy chỉ khoảng 33, chỉ chậm một vài phút nữa là có thể tử vong. Giải pháp cuối cùng lúc này là sử dụng kỹ thuật trao đổi ôxy qua màng ngoài cơ thể. Kỹ thuật này đã được thực hiện để hỗ trợ suy tim cấp tính, không còn khả năng bơm đủ máu đi nuôi cơ thể nhưng kỹ thuật áp dụng với phổi khác với tim và khó hơn.

GS Bình cùng các đồng nghiệp thực hiện điều trị cho chị Hương bằng cách: lấy máu ra qua đường tĩnh mạch lớn bơm qua hệ thống ly tâm (tim nhân tạo) rồi trộn ôxy và thải CO2 ở màng trao đổi (phổi nhân tạo), sau đó đưa dòng máu trở về tĩnh mạch chủ về tim phải, rồi được bơm vào hệ thống tuần hoàn nhờ tim. Việc này phải thực hiện liên tục 24/24 giờ theo các quy trình kỹ thuật chặt chẽ.

Sau một tuần thì bệnh nhân bắt đầu bỏ được máy tim, phổi nhân tạo và sau 3 tuần điều trị thì hai mẹ con đã bình phục và ra viện. “Đó là một ca kỷ lục vì trên thế giới, ca nặng nhất thì chỉ số oxy chỉ xuống đến mức 43 trong khi bệnh nhân khi đưa tới bệnh viện đã xuống tới 33” – GS Bình nhớ lại.

Kể đến đây, ông nói: “Đấy, các bác sĩ ở khoa chúng tôi chỉ dựa vào những ca như vậy để sống”.

Rồi ông nói đùa: “Chúng tôi nói đùa với nhau rằng, những bác sĩ vào đây thì chỉ số IQ (chỉ số thông minh) chỉ là thứ yếu còn chỉ số hạnh phúc, chỉ số AQ phải cao. Điều quan trọng thứ hai phải là những người có “thân cư thê” (sống nhờ ở vợ)”.

Khi viết những dòng này, chúng tôi đã liên lạc lại với GS Bình nhưng có lẽ vì quá bận rộn, ông không bắt máy. Hy vọng, ông và các đồng nghiệp tại Khoa Hồi sức tích cực sẽ cứu chữa thành công cho nhiều người bệnh để ông có đủ niềm vui giúp ông tiếp tục cuộc sống và công việc của mình.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết ‘Chỗ chúng tôi bác sĩ chẳng muốn về còn điều dưỡng chỉ muốn ra đi’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cho-chung-toi-bac-si-chang-muon-ve-con-dieu-duong-chi-muon-ra-di-9155/feed/ 0
Quan niệm đào tạo y khoa của một bác sĩ sau trận ốm ‘thập tử thất sinh’ https://benh.vn/quan-niem-dao-tao-y-khoa-cua-mot-bac-si-sau-tran-om-thap-tu-that-sinh-9776/ https://benh.vn/quan-niem-dao-tao-y-khoa-cua-mot-bac-si-sau-tran-om-thap-tu-that-sinh-9776/#respond Thu, 24 Nov 2016 07:22:45 +0000 http://benh2.vn/quan-niem-dao-tao-y-khoa-cua-mot-bac-si-sau-tran-om-thap-tu-that-sinh-9776/ Đối với nhiều người đi tìm kiếm cho mình một sự nghiệp thì việc trở thành bác sĩ là ước mơ của cả cuộc đời. Còn với nhiều bệnh nhân, nếu tìm được bác sĩ giỏi có thể giúp họ thay đổi cuộc sống chỉ trong tích tắc. Là một bác sĩ, nếu cho tôi quay trở lại thời học sinh, tôi sẽ không theo học y khoa tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Là một người bệnh, nếu biết trước, tôi sẽ không chọn một bác sĩ tốt nghiệp ở trường này để chữa bệnh cho mình.

Bài viết Quan niệm đào tạo y khoa của một bác sĩ sau trận ốm ‘thập tử thất sinh’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đối với nhiều người đi tìm kiếm cho mình một sự nghiệp thì việc trở thành bác sĩ là ước mơ của cả cuộc đời. Còn với nhiều bệnh nhân, nếu tìm được bác sĩ giỏi có thể giúp họ thay đổi cuộc sống chỉ trong tích tắc. Là một bác sĩ, nếu cho tôi quay trở lại thời học sinh, tôi sẽ không theo học y khoa tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Là một người bệnh, nếu biết trước, tôi sẽ không chọn một bác sĩ tốt nghiệp ở trường này để chữa bệnh cho mình.

Năm 10 tuổi, tôi bị một trận ốm “thập tử nhất sinh”! Bố tôi đã đi tìm một bác sĩ cầu xin ông cứu tôi. Người đó đã yêu cầu bố tôi làm mướn không công ba tháng với lời hứa hẹn sau đó sẽ tiêm miễn phí thuốc “xít tép” vào mông tôi đúng ba tháng. Bố tôi chỉ đủ sức theo làm hai tháng thì phải bỏ về để kiếm tiền nuôi con. Ông bác sĩ cũng chẳng đoái hoài gì đến tôi đang trong cảnh da bọc xương.

Ảnh minh họa

Khi đã là bác sĩ, tôi mới hiểu ngày đó mình bị viêm gan virus A trên nền suy dinh dưỡng nặng. Thần chết đã tha mạng cho tôi, nhưng điều may mắn nhất là ông bác sĩ đã từ chối tiêm thuốc “xít tép” vào mông. Chứ nếu ông giữ đúng lời hứa thì tôi sẽ chẳng thể sống được đến hôm nay để viết những dòng này!

Ông bác sĩ ấy đã tốt nghiệp hệ chuyên tu ở một trường vừa mới được phép đào tạo bác sĩ y khoa. Thế hệ ông có không ít bác sĩ chỉ biết tiêm thuốc “xít tép” vào mông để “chữa bách bệnh”. Cho nên khi nghe tin Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – một cơ sở đào tạo đa ngành không chuyên về y khoa, lại được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo y khoa ở bậc đại học thì tôi cảm thấy có nhiều điều không ổn.

Những vấn đề hạn chế khi đào tạo y khoa ở trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Môi trường đào tạo không thực sự tốt

Điều không ổn đầu tiên là Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội rất khó để có được môi trường đào tạo y khoa thật sự tốt. Môi trường đào tạo y khoa không chỉ là giảng đường, là thư viện, là labo xét nghiệm, là bệnh viện thực hành mà còn là phong trào học tập của sinh viên.

Hãy thử đến khuôn viên Đại học Y Hà Nội vào những ngày nghỉ mà không phải kỳ thi sẽ thấy ngay sự khác biệt so với các trường khác. Rất khó để tìm thấy một cặp đôi yêu nhau ngồi tâm sự, mà thay vào đó là hình ảnh các sinh viên tranh thủ ngồi học dưới chân cột đèn, là những nhóm nhỏ sinh viên ngồi truy bài, bất kể chỗ nào có ánh sáng các em đều tận dụng.

Thời gian với sinh viên trường y quý hơn vàng, không quá khi nói các em tiết kiệm đến từng phút, để mất 30 phút thời giờ lãng phí thì với nhiều em là cả một vấn đề. Và trong môi trường ấy, em nào lười học sẽ trở thành bất thường, sẽ tự mình đào thải. Ngược lại, với các trường đại học khác, sinh viên chỉ lao đầu vào học khi kỳ thi đến, em nào chăm chỉ quá sẽ trở thành bất thường.

Số lượng đội ngũ giáo viên không đủ

Điều không ổn thứ hai là số lượng đội ngũ giáo viên. Với chỉ tiêu vài chục sinh viên mỗi khóa, lại là cơ sở đào tạo ngoài công lập phải hạch toán kinh doanh, thì nhà trường sẽ có bao nhiêu giáo viên? Thời tôi đi học Đại học Y Hà Nội, mỗi khóa có từ 120 đến 250 sinh viên, vậy mà nhà trường có tới gần 1.500 giáo viên chính thức, chưa kể đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng là những bác sĩ ở các bệnh viện cũng nhiều vô kể.

Tại sao giáo dục y khoa lại cần nhiều giáo viên đến vậy? Xin thưa, đào tạo y khoa giống như một cuốn sách khổng lồ, mà mỗi người thầy chỉ là một trang trong cuốn sách đó. Thực tế có thầy là bác sĩ rất giỏi, nhưng khi đứng trên bục giảng lý thuyết chỉ giảng đúng một bài. Vậy với đội ngũ giáo viên vài chục người thì không khó để nhận ra sinh viên chỉ học được có vài chục trang sách mà thôi. Sinh viên y khoa có cần mẫn nghiên cứu sách vở cả năm cũng không thể bằng có thầy giỏi hướng dẫn chỉ một giờ.

Chất lượng đội ngũ giáo viên không đảm bảo

Điều không ổn thứ ba là chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt nhấn mạnh là giáo viên dạy thực hành lâm sàng. Thực tế ở thời điểm hiện tại, ngay cả những cơ sở đào tạo y khoa có uy tín như Đại học Y Hà Nội (chưa kể các trường khác như Y Dược Thái Bình, Y Dược Hải Phòng, Y Dược Thái Nguyên…) thì vấn đề chất lượng giảng dạy lâm sàng đang là một thách thức không hề nhỏ. Người thầy khi giảng bài phải có sự kết hợp giữa hiểu biết khoa học và nghệ thuật thực hành khám chữa bệnh. Giáo viên tốt phải hội tụ đủ những yếu tố gồm: kiến thức chuyên môn tốt, khả năng nghiên cứu và lý luận, khả năng tạo ra môi trường học tập, kỹ năng giao tiếp tốt, nhiệt tình giảng dạy, chủ nghĩa nhân đạo, tính chuyên nghiệp, khả năng nhận thức về các vấn đề tác động xã hội.

Về chuyên môn, ở những cơ sở đào tạo chuyên y lớn sẽ hội tụ được nhiều bác sĩ có kinh nghiệm, luôn biết cách phát triển những hiểu biết về khoa học cơ bản một cách sâu sắc, những trải nghiệm thực tiễn cho phép họ đúc rút để họ nhận ra những đặc điểm chung nhất của người bệnh; từ đó họ có được sự hiểu biết thấu đáo về người bệnh, biết được bản chất chính xác của từng triệu chứng để có thể hướng dẫn sinh viên một cách tốt nhất.

Hiện tượng “lý thuyết hóa thực hành”

Điều không ổn thứ tư, cũng là hệ quả của việc thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng giảng viên, sẽ dẫn tới hiện tượng chú trọng đến lý thuyết trong khi thực hành không đảm bảo, thậm chí là lý thuyết hóa thực hành. Đào tạo y khoa mà chỉ chú ý đến lý thuyết, thì sẽ không thể tạo ra được những bác sĩ có tay nghề thực hành giỏi. Nếu chỉ học trên sách vở và giảng đường, dựa trên lý luận suy diễn, thì dù có sử dụng các phương phát lập luận quy nạp tiến bộ đến thế nào chăng nữa thì kiến thức cũng vẫn rất hạn chế, khả năng tiếp cận với tình trạng bệnh nhân luôn bị thu hẹp.

Bởi vậy mà chương trình đào tạo y khoa tập trung 2 năm đầu cho các môn khoa học cơ bản, giáo dục tiền lâm sàng, từ năm thứ 3 trở đi sinh viên học chủ yếu ở bên giường bệnh. Trong thực tế, những bệnh viện đủ điều kiện cho sinh viên thực tập không nhiều, số lượng thầy giảng lại ít trong khi số sinh viên quá đông, nên không thiếu hình ảnh những áo trắng “vật vờ” ngoài hành lang. Để các em đỡ lang thang, thỉnh thoảng các thầy “lôi” vài chục em sinh viên vào giường bệnh để giảng lại lý thuyết.

Bác sĩ Trần Văn Phúc

Bài viết Quan niệm đào tạo y khoa của một bác sĩ sau trận ốm ‘thập tử thất sinh’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/quan-niem-dao-tao-y-khoa-cua-mot-bac-si-sau-tran-om-thap-tu-that-sinh-9776/feed/ 0
Nỗ lực xuyên đêm cứu vị giám đốc người Nhật bị nhồi máu tủy https://benh.vn/no-luc-xuyen-dem-cuu-vi-giam-doc-nguoi-nhat-bi-nhoi-mau-tuy-8349/ https://benh.vn/no-luc-xuyen-dem-cuu-vi-giam-doc-nguoi-nhat-bi-nhoi-mau-tuy-8349/#respond Fri, 02 Sep 2016 06:47:04 +0000 http://benh2.vn/no-luc-xuyen-dem-cuu-vi-giam-doc-nguoi-nhat-bi-nhoi-mau-tuy-8349/ Ông Nakamura, 43 tuổi là giám đốc một công ty của Nhật Bản có trụ sở tại tỉnh Long An. Một tuần trước vị giám đốc đang khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện FV thì đột ngột đau lưng dữ dội, 30 phút sau bị yếu hai chân không đi lại bình thường được và bí tiểu. Các bác sĩ cấp cứu chụp MSCT thì phát hiện bệnh nhân bị bệnh lý động mạch chủ cấp nên lập tức chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM điều trị.

Bài viết Nỗ lực xuyên đêm cứu vị giám đốc người Nhật bị nhồi máu tủy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ông Nakamura, 43 tuổi là giám đốc một công ty của Nhật Bản có trụ sở tại tỉnh Long An. Một tuần trước vị giám đốc đang khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện FV thì đột ngột đau lưng dữ dội, 30 phút sau bị yếu hai chân không đi lại bình thường được và bí tiểu. Các bác sĩ cấp cứu chụp MSCT thì phát hiện bệnh nhân bị bệnh lý động mạch chủ cấp nên lập tức chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM điều trị.

Xử trí của các bác sĩ

Bác sĩ ghi nhận người bệnh có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị, huyết áp tâm thu thường ở mức 160 mmHg, bệnh nhân có thể trạng dư cân, hai chân còn cử động được nhưng sức cơ rất yếu kèm theo bí tiểu. Sau khi thăm khám, phân tích MSCT và hội chẩn, các bác sĩ kết luận đây là trường hợp bóc tách động mạch chủ ngực cấp với lỗ vào ngay sau chỗ chia động mạch dưới đòn trái, kèm huyết khối nội thành toàn bộ động mạch chủ ngực xuống và động mạch chủ bụng. Bệnh đã tiến triển gây biến chứng nhồi máu tủy dẫn đến bệnh nhân liệt 2 chi dưới trung ương cấp tính, nếu không điều trị kịp thời có thể liệt 2 chân vĩnh viễn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Vì bệnh nhân là người nước ngoài lại không có thân nhân bên cạnh nên các bác sĩ khoa Phẫu thuật tim mạch vừa tiến hành các bước xử trí vừa xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh viện và tìm mọi cách liên hệ với thân nhân tại Nhật đồng ý cho phẫu thuật. Được sự đồng ý của Ban giám đốc và sự đồng thuận của người nhà, ê kip phẫu thuật gồm nhiều chuyên khoa khác nhau đã được huy động mổ cấp cứu ngay trong đêm cho bệnh nhân.

Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ảnh: NP.

Đưa ra phương án điều trị

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Định, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch cho biết phương án điều trị cho bệnh nhân là đặt dẫn lưu dịch não tủy, sau đó đặt ống ghép nội mạch động mạch chủ để bít lỗ vào của bóc tách. Khó khăn là lỗ vào nằm ngang vị trí xuất phát của động mạch dưới đòn trái nên nhiều nguy cơ ống ghép khi đặt vào sẽ che phủ lỗ xuất phát của động mạch này. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định áp dụng kỹ thuật Hybrid, tức là phối hợp phẫu thuật và can thiệp nội mạch. Bước đầu tiên là cắt và chuyển vị trí động mạch dưới đòn trái nối vào động mạch cảnh chung trái. Sau đó đặt ống ghép nội mạch động mạch chủ ngực xuống và điều trị hạ huyết áp cho người bệnh.

Ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng đồng hồ, kết thúc lúc 6h sáng. Hiện người bệnh qua cơn nguy cấp và hồi phục nhanh. Sức cơ của hai chân cải thiện nhiều, chỉ còn yếu nhẹ, đánh giá thang điểm vận động đã tăng lên 4/5 (ban đầu một chân bị liệt hoàn toàn chỉ còn 0/5, bên còn lại là 1/5). Người bệnh đã có thể tiêu tiểu tự chủ, theo dõi tại phòng hồi sức tim mạch.

Chia sẻ của bác sĩ Trương Quang Bình, Giám đốc Trung tâm tinh mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Theo phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Bình, Giám đốc Trung tâm tinh mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, hội chứng động mạch chủ cấp là tình trạng cấp tính của động mạch chủ ngực gây nên bởi sự mất liên kết của lớp nội mạc và trung mạc động mạch. Hậu quả là làm bóc tách động mạch chủ cấp, loét xuyên thành hoặc huyết khối nội thành.

Các trường hợp bệnh nhân bị thành động mạch chủ yếu hơn so với bình thường, giảm khả năng chịu đựng lực căng thành có thể gây ra bệnh động mạch chủ cấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải, thường gặp nhất ở nhóm bệnh nhân bị tăng huyết áp và có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, rối loạn lipid máu.

Hội chứng động mạch chủ cấp xảy ra ở nam giới với tần suất cao hơn nữ. Được phân thành type A nếu có liên quan đến động mạch chủ ngực lên, type B nếu không liên quan đến động mạch chủ ngực lên. Trong đó biến chứng của type B rất nguy hiểm bao gồm vỡ lòng giả, tưới máu sai lòng và huyết khối gây thiếu máu các cơ quan đích. Vỡ lòng giả gây tràn dịch màng phổi, nặng có thể choáng mất máu. Thiếu máu thận gây suy thận cấp. Thiếu máu ruột gây hoại tử ruột. Thiếu máu chân gây hoại tử chân. Thiếu máu nuôi tủy gây nhồi máu tủy.

Biến chứng hiếm gặp

Bác sĩ Định cho biết trường hợp bị nhồi máu tủy như bệnh nhân Nakamura là biến chứng hiếm gặp nhất, chiếm dưới 1%, hậu quả cuối cùng là liệt chi vĩnh viễn, càng để lâu, khả năng phục hồi chi càng giảm. Trong trường hợp trên rất may bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nên hồi phục nhanh.

Bệnh động mạch chủ ngực cấp type B tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 10% và 25% nếu có biến chứng, tỷ lệ tử vong khi phẫu thuật cũng rất cao. Do đó can thiệp nội mạch cấp cứu là lựa chọn tối ưu. Can thiệp nội mạch cấp cứu được chỉ định cho hội chứng động mạch chủ ngực cấp type B có biến chứng dẫn đến triệu chứng đau và huyết áp không cải thiện ngay cả khi điều trị nội khoa tối ưu, gia tăng đường kính lòng giả trên phim chụp kế tiếp, giảm tưới máu cơ quan đích, vỡ lòng giả.

Lời khuyên cho tất cả mọi người

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh lý động mạch chủ cấp tiến triển âm thầm mà để lại hậu quả rất nặng nề, do đó mọi người cần nâng cao ý thức phòng và phát hiện bệnh sớm. Can thiệp kịp thời đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng sống còn của người bệnh. Một trong những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh này là đau đầu nhiều, đau như xé ở sau lưng.

Bác sĩ Định khuyên những người có nguy cơ như nam từ 40 tuổi trở lên, có thói quen hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid cần phải cảnh giác trước những dấu hiệu nghi ngờ. Khi đó cần đến bệnh viện chụp MSCT động mạch chủ cản quang để chẩn đoán, nếu nghi ngờ bị hội chứng động mạch chủ cấp nên chuyển ngay đến cơ sở y tế có khoa phẫu thuật tim mạch để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết Nỗ lực xuyên đêm cứu vị giám đốc người Nhật bị nhồi máu tủy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/no-luc-xuyen-dem-cuu-vi-giam-doc-nguoi-nhat-bi-nhoi-mau-tuy-8349/feed/ 0
Bác sỹ cũng ra nước ngoài chữa bệnh! https://benh.vn/bac-sy-cung-ra-nuoc-ngoai-chua-benh-3000/ https://benh.vn/bac-sy-cung-ra-nuoc-ngoai-chua-benh-3000/#respond Sat, 27 Aug 2016 07:25:04 +0000 http://benh2.vn/bac-sy-cung-ra-nuoc-ngoai-chua-benh-3000/ Vì nhiều lý do khác nhau, không ít người Việt Nam có điều kiện kinh tế tốt đã chọn cách ra nước ngoài chữa bệnh. Trong số đó có những trường hợp vẫn phải “khăn gói” về nước do phác đồ chữa trị là như nhau nhưng giá thành thì khác nhau một trời một vực.

Bài viết Bác sỹ cũng ra nước ngoài chữa bệnh! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vì nhiều lý do khác nhau, không ít người Việt Nam có điều kiện kinh tế tốt đã chọn cách ra nước ngoài chữa bệnh. Trong số đó có những trường hợp vẫn phải “khăn gói” về nước do phác đồ chữa trị là như nhau nhưng giá thành thì khác nhau một trời một vực.

Bán 2 căn nhà tiền tỷ để sang Singapore chữa bệnh

Bác sỹ Trần Thanh Tú, Trưởng khoa Điều trị tự nguyện A (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, trong thời gian vừa qua, khoa Điều trị tự nguyện A đã tiếp nhận khoảng gần chục trường hợp bệnh nhi vào khám, chữa bệnh sau khi trở về từ đợt khám bệnh ở nước ngoài.

Chủ yếu số bệnh nhân này tìm đến các Bệnh viện ở Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, … Trong đó, có những gia đình đã “hi sinh” 2 căn nhà tiền tỷ giữa lòng Hà Nội để đưa con sang Singapore chữa bệnh.

Đây là trường hợp bệnh nhân mắc ung thư máu (bạch cầu cấp). Với mức chi phí dành cho một giường nằm của bệnh nhân nhi ở Singapore từ 600-800 USD/ngày (chưa tính các chi phí khác), gia đình này đã hi sinh khá nhiều về tiền của để cứu chữa cho con.

Tuy nhiên, sau một thời gian xem xét, gia đình thấy rằng phác đồ và hiệu quả điều trị cũng tương tự như khi điều trị ở Việt Nam, chỉ hơn hẳn khâu chất lượng dịch vụ, nên đã quyết định đưa con trở về để tiết giảm chi phí.

Hiện nay, bệnh nhi này đang được điều trị ngoại trú tại khoa điều trị tự nguyện A – Bệnh viện Nhi Trung ương với tình trạng sức khỏe ổn định cùng mức chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với bệnh viện ở Singapore.

Theo PGS. TS, bác sĩ Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) thì hiện nay, phương pháp điều trị ung thư tại Việt Nam đều tuân thủ quy trình chuẩn quốc tế. Với mỗi quy trình, các cơ sở điều trị ung thư trong nước đã áp dụng các phương pháp và máy móc tiên tiến.

Về điều trị, các cơ sở điều trị ung thư trong nước cũng đã làm chủ các phương pháp mới. Do đó, về trình độ chuyên môn và hiệu quả điều trị thì không có sự khác biệt nhiều giữa bệnh viện Việt Nam với bệnh viện ở các nước lân cận.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức Hà Nội cũng cho biết, ông đã tiếp nhận không ít bệnh nhân xuất ngoại trở về lại tìm vào bệnh viện Việt Nam để chữa trị tiếp vì chi phí ở nước ngoài quá đắt song hiệu quả thì không khác nhau là bao.

Bác sỹ Việt Nam cũng xuất ngoại chữa bệnh!

Tuy nhiên, bất chấp những lý giải của những chuyên gia đầu ngành, xu hướng người bệnh đổ ra nước ngoài dường như vẫn không dừng lại.

Theo tìm hiểu của VietNamNet, điểm đáng chú ý là không chỉ có người dân bình thường có điều kiện kinh tế tốt nhắm tới các bệnh viện nước ngoài để chữa bệnh mà theo tiết lộ của “người trong ngành” thì ngay cả chính các bác sỹ của Việt Nam cũng có xu hướng ra nước ngoài chữa bệnh để được nhận lại dịch vụ tốt.

Trong thời gian vừa qua, dưới hình thức đi du lịch hoặc công tác, nhiều bác sỹ Việt Nam đã đưa chồng/vợ, con, bố mẹ sang Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, … để chữa các bệnh mãn tính.

Là người trong ngành, họ hiểu và nắm được đầy đủ các thông tin về trình độ chuyên môn của các bệnh viện này và biết rằng sẽ phải chi trả một khoản lớn. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn sàng đi!

Sự thất bại của bệnh viện nội?

Vì sao bệnh viện nước ngoài lại “hút” bệnh nhân Việt Nam nhiều như vậy? Đây là câu hỏi mà lãnh đạo Bộ Y tế đã đưa ra và cũng theo đánh giá của Bộ Y tế, thì nguyên nhân chủ yếu là do người Việt sính ngoại. Nhưng thực tế, có phải người bệnh nào đi nước ngoài chữa bệnh cũng là sính ngoại?

Anh Triệu Văn T., người từng sang bệnh viện M.Elizabeth của Singapore chữa bệnh ung thư gan cho biết: “Vào Bạch Mai và sang bệnh viện này, kết quả chẩn đoán và hướng điều trị không khác nhau nhiều. Nhưng sang bệnh viện ở Singapore, tôi mới thấy mình được là… người”.

Anh kể: Bệnh nhân sang bệnh viện nước ngoài được đón tiếp chu đáo, phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, không có cái không khí ngột ngạt, 3 – 4 người mắc trọng bệnh phải nằm chung một giường. Họ không bị “cò” bủa vây, không bị bác sỹ quát mắng, được trả lời tường tận mọi thắc mắc đưa ra, được tư vấn đầy đủ về thuốc thang, tâm lý, vv…

Ngoài ra, bác sỹ không dọa bệnh nhân, khiến bệnh nhân thêm sợ hãi, lo lắng. Người nhà bệnh nhân cũng không bị thủ tục hành chính “hành hạ”. Họ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là động viên người thân, ngoài ra các phần khác đã có bệnh viện lo. Ngoài ra, điểm nổi bật tại các bệnh viện nước ngoài là mọi dịch vụ đều minh bạch.

“Không có những khoản “không có hóa đơn” như ở bệnh viện Việt Nam. Vì thế, nếu có đủ tiền, tôi vẫn qua nước ngoài chữa bệnh để được đối xử như một con người”, anh T. cho biết.

Một cán bộ từng là lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận với tình trạng khám chữa bệnh ở các bệnh viện công lập hiện nay tại Việt Nam thì việc ngành y tế Việt Nam để mất bệnh nhân là tất yếu.

Ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết điều kiện cơ sở vật chất trong các bệnh viện hiện nay đã xuống cấp trầm trọng. Nếu bệnh viện nào cũng được xây dựng đẹp đẽ như khách sạn, được phục vụ tốt, chuyên môn tốt thì bệnh nhân tất yếu sẽ tìm đến.

Mỗi năm có khoảng 40.000 người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh với khoảng 1 tỉ USD viện phí.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm người bệnh VN đã chi tới 1 tỉ USD chữa bệnh riêng tại các bệnh viện ở Singapore. Ngoài ra, các bệnh viện ở Thái Lan, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng rất đông bệnh nhân Việt Nam đến khám, điều trị nội trú.

Benh.vn (theo VNnet)

Bài viết Bác sỹ cũng ra nước ngoài chữa bệnh! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bac-sy-cung-ra-nuoc-ngoai-chua-benh-3000/feed/ 0
Sẽ có thay đổi trong đào tạo bác sĩ https://benh.vn/se-co-thay-doi-trong-dao-tao-bac-si-8595/ https://benh.vn/se-co-thay-doi-trong-dao-tao-bac-si-8595/#respond Mon, 22 Aug 2016 06:51:44 +0000 http://benh2.vn/se-co-thay-doi-trong-dao-tao-bac-si-8595/ Thay đổi trong đào tạo bác sĩ , đó là một trong những nội dung tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế được tổ chức hôm qua, tại Hà Nội.

Bài viết Sẽ có thay đổi trong đào tạo bác sĩ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đó là một trong những nội dung tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế được tổ chức hôm qua, tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, trong bối cảnh cần nâng cao trình độ nhân lực ngành y tế, mô hình đào tạo hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập đúng lúc bước vào giai đoạn phát triển “nóng”. Trước năm 2000 cả nước chỉ có 8 trường thì nay đã là 24 trường tham gia đào tạo ngành y.

Tiêu chí mở ngành rất đơn giản và chưa tiếp cận vai trò của cơ sở thực hành trong đào tạo y khoa (bệnh viện thực hành). Chưa có chuẩn chung đánh giá sinh viên trên mặt bằng quốc gia, lại còn nặng về kiến thức chứ chưa tiếp cận theo năng lực.

Nhiều bất cập

Đào tạo sau ĐH có 2 hệ thống song song. Hệ nghiên cứu có các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GD-ĐT quản lý. Hệ hành nghề khám và chữa bệnh có các chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1 (CK1), CK2 do Bộ Y tế quản lý. “Vấn đề bất cập là hiện chưa phân định rõ ràng 2 hệ này. Lẽ ra, chương trình tiến sĩ phải có mục tiêu phục vụ việc nghiên cứu là chính nhưng thực tế người có bằng tiến sĩ được sử dụng như bác sĩ chuyên khoa”, ông Lợi nhận xét.

Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM thực tập tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới

Hiện nay, dưới sự giúp đỡ của hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y, Bộ Y tế đã đề xuất lên Chính phủ một mô hình đào tạo. Theo đó, đào tạo y đa khoa sẽ theo mô hình 4 + 2. Trong đó 4 năm đầu là đào tạo cử nhân y khoa, sau đó phân luồng thành 2 nhánh. Nhánh một được cấp bằng cử nhân và có thể đi làm các công việc trong ngành y (chẳng hạn y tế công cộng) nhưng không được khám chữa bệnh, nhánh hai học thêm 2 năm để thành bác sĩ đa khoa.

Ngân hàng đề thi quốc gia đánh giá năng lực

Ngoài ra, ngành y tế mong muốn tổ chức thi kiểm tra năng lực cho người đã có bằng bác sĩ đa khoa, do một tổ chức độc lập thực hiện (chứ không phải do các trường ĐH tổ chức thi). “Hiện nay các trường ĐH tổ chức thi theo cách lý thuyết, hoặc lý thuyết lâm sàng chứ chưa phải là đánh giá năng lực. Như vậy, điểm cao phụ thuộc vào việc thầy cho điểm dễ hay khó.

Trong thời gian tới, chúng tôi dự kiến xây dựng bộ ngân hàng đề thi quốc gia theo hướng đánh giá năng lực, yêu cầu các trường áp bộ ngân hàng đó để mà thi. Qua đó sẽ thấy trường nào đào tạo năng lực thật, trường nào chủ yếu lý thuyết mà năng lực không có mấy”, ông Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Thách thức của ngành Y

Tại hội thảo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu đào tạo nhân lực ngành y ở VN cần được hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, ông Đam cũng đặt ra một thách thức mà ngành y buộc phải giải quyết là nhu cầu cần phải tăng về số lượng bác sĩ đa khoa. “Đừng quên VN mới có 7,8 bác sĩ/vạn dân, thế giới là 20. Như vậy chúng ta kém về chất lượng và thiếu số lượng nghiêm trọng”, ông Đam cảnh báo.

Benh.vn. ( Theo TNO)

Bài viết Sẽ có thay đổi trong đào tạo bác sĩ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/se-co-thay-doi-trong-dao-tao-bac-si-8595/feed/ 0
Sản phụ sinh mổ bị bác sĩ cắt nhầm niệu quản https://benh.vn/san-phu-sinh-mo-bi-bac-si-cat-nham-nieu-quan-8331/ https://benh.vn/san-phu-sinh-mo-bi-bac-si-cat-nham-nieu-quan-8331/#respond Tue, 02 Aug 2016 06:46:43 +0000 http://benh2.vn/san-phu-sinh-mo-bi-bac-si-cat-nham-nieu-quan-8331/ Một sản phụ trong quá trình sinh con ở bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống đã bị bác sĩ cắt nhầm niệu quản dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe.

Bài viết Sản phụ sinh mổ bị bác sĩ cắt nhầm niệu quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một sản phụ trong quá trình sinh con ở bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống đã bị bác sĩ cắt nhầm niệu quản dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe.

Sản phụ bị cắt nhầm niệu quản khi sinh con

Chồng chị Oanh là anh Trần Văn Hiền cho biết, ngày 23/6 anh đưa vợ đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống để sinh con. Khuya cùng ngày, bác sĩ chỉ định sản phụ phải sinh mổ. Trong quá trình mổ bắt con, chị Oanh ra máu nhiều. Bác sĩ thông báo phải cắt bỏ tử cung sản phụ để cầm máu tránh nguy cơ tử vong và được gia đình chấp thuận. Sau mổ, chị Oanh tê liệu hoàn toàn về tiết niệu dẫn đến ứ niệu phù nề.

Ngày 24/6 anh Hiền đưa vợ tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu và bất ngờ khi được bác sĩ thông báo chị Oanh đã bị bác sĩ Bệnh viện huyện Nông Cống cắt đứt toàn phần niệu quản. Anh Hiền yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Nông Cống nhận trách nhiệm và bồi thường thiệt hại, song bị từ chối.

“Lãnh đạo bệnh viện giải thích sức khỏe của vợ tôi sẽ ổn định dần. Họ nói hiện bệnh viện không có quỹ để bồi thường, cái không may tổn thất đã có bảo hiểm lo”, anh Hiền thuật lại.

Chị Oanh suy giảm sức khỏe sau ca mổ sinh và bị cắt nhầm niệu quản. Ảnh: Lam Sơn.

Bệnh viện nhận trách nhiệm nhưng từ chối bồi thường

Ông Lê Nguyên Khanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống thừa nhận việc bác sĩ cắt nhầm niệu quản của sản phụ Oanh. “Đây là trường hợp hy hữu nằm ngoài ý muốn”, ông Khanh nói. Ông cho hay, sau khi phát hiện bác sĩ cắt nhầm niệu quản sản phụ, viện đã chủ động giới thiệu chị Oanh đi điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh và đề nghị dùng phương pháp tốt nhất để chữa trị cho sản phụ.

“Cá nhân sai sót trong vụ việc sẽ bị bệnh viện kỷ luật. Đây là bài học để chúng tôi rút kinh nghiệm cho lần sau. Bệnh viện sẽ tạo điều kiện hết mức cho chị Oanh trong việc chăm sóc sức khỏe”, ông Khanh nhấn mạnh.

Vẫn còn lo lắng sau ca sinh mổ, chị Oanh cho hay rất bàng hoàng khi biết tin mình bị cắt mất niệu quản. “Sức khỏe tôi suy giảm khá nhiều so với trước đây. Tôi đề nghị Bệnh viện Đa khoa Nông Cống có trách nhiệm khi đã để xảy ra sai sót”, sản phụ nói.

Benh.vn (Theo vnexpress)

Bài viết Sản phụ sinh mổ bị bác sĩ cắt nhầm niệu quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/san-phu-sinh-mo-bi-bac-si-cat-nham-nieu-quan-8331/feed/ 0
Bác sĩ quyến rũ nhất hành tinh tự đấu giá cuộc hẹn https://benh.vn/bac-si-quyen-ru-nhat-hanh-tinh-tu-dau-gia-cuoc-hen-7901/ https://benh.vn/bac-si-quyen-ru-nhat-hanh-tinh-tu-dau-gia-cuoc-hen-7901/#respond Fri, 22 Jul 2016 06:30:17 +0000 http://benh2.vn/bac-si-quyen-ru-nhat-hanh-tinh-tu-dau-gia-cuoc-hen-7901/ Nam bác sĩ gốc Nga đang làm việc tại một trung tâm y tế ở New Jersey, Mỹ, chuyên chữa trị các vấn đề về xương, khớp và cột sống là bác sĩ hấp dẫn nhất hành tinh với 1,2 triệu người theo dõi Instagram. Anh chàng bác sĩ này đang đấu giá chính mình để gây quỹ từ thiện.

Bài viết Bác sĩ quyến rũ nhất hành tinh tự đấu giá cuộc hẹn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nam bác sĩ gốc Nga đang làm việc tại một trung tâm y tế ở New Jersey, Mỹ, chuyên chữa trị các vấn đề về xương, khớp và cột sống là bác sĩ hấp dẫn nhất hành tinh với 1,2 triệu người theo dõi Instagram. Anh chàng bác sĩ này đang đấu giá chính mình để gây quỹ từ thiện.

Thông tin về bác sĩ điển trai

Theo Nextshark, bác sĩ điển trai Mikhail Varshavski 26 tuổi, còn được gọi tên là Dr.Mike, có 1,2 triệu người theo dõi từng gây sốt Instagram bởi loạt ảnh chụp chung với chú chó cưng Roxy. Với vẻ ngoài nam tính, học thức, bác sĩ trẻ tuổi trở thành chàng trai độc thân hấp dẫn phái đẹp khắp thế giới.

Danh tiếng chàng bác sĩ ngày càng vang xa khi anh được tạp chí People trao tặng danh hiệu “Bác sĩ hấp dẫn nhất hành tinh”. Hiện Dr.Mike là bác sĩ, nhà từ thiện và doanh nhân, sở hữu lượng fan hùng hậu chẳng kém các diễn viên điện ảnh. Quỹ từ thiện Limitless Tomorrow Foundation của anh trao cơ hội cho những cá nhân đặc biệt là sinh viên phá bỏ trở ngại về tài chính để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Đấu giá hẹn hò gây quỹ từ thiện

Cũng như nhiều chàng trai khác, Mikhail thích tennis, boxing và mê du lịch trải nghiệm. Vừa qua, nam bác sĩ này gây chú ý khi tự đấu giá mình qua một ứng dụng hẹn hò để gây quỹ từ thiện. Chàng trai kêu gọi mọi người quyên góp một số tiền cho quỹ Limitless Tomorrow Foundation, người thắng cuộc sẽ có cơ hội được hẹn hò cùng Mike. Cuộc hẹn bao gồm một chuyến đi đến New York, ở khách sạn 4 sao và dùng bữa tối ở một nhà hàng sang trọng. Mọi chi phí sẽ do chàng bác sĩ điển trai này chi trả. Cuộc đấu giá sẽ khép lại và cô gái may mắn được hò hẹn với nam bác sĩ sẽ lộ diện vào ngày 27/1.

Benh.vn (Theo VNE)

Bài viết Bác sĩ quyến rũ nhất hành tinh tự đấu giá cuộc hẹn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bac-si-quyen-ru-nhat-hanh-tinh-tu-dau-gia-cuoc-hen-7901/feed/ 0