Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 08:38:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Trẻ em có nên ở trong môi trường quá sạch sẽ https://benh.vn/tre-em-co-nen-o-trong-moi-truong-qua-sach-se-63681/ https://benh.vn/tre-em-co-nen-o-trong-moi-truong-qua-sach-se-63681/#respond Mon, 27 Nov 2023 03:25:20 +0000 https://benh.vn/?p=63681 Bạn nghĩ rằng nếu để con có được một môi trường hoàn toàn sạch sẽ sẽ là tốt nhất cho bé ? Khi cố gắng tạo được cho con môi trường lành mạnh nhưng con vẫn hay ốm vặt ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu được môi trường như thế nào sẽ là tốt . 

Bài viết Trẻ em có nên ở trong môi trường quá sạch sẽ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn nghĩ rằng nếu để con có được một môi trường hoàn toàn sạch sẽ sẽ là tốt nhất cho bé ? Khi cố gắng tạo được cho con môi trường lành mạnh nhưng con vẫn hay ốm vặt ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu được môi trường như thế nào sẽ là tốt . 

Bloomfield là thành viên của Diễn đàn khoa học quốc tế về vệ sinh nhà cửa, đồng thời là đồng tác giả của một báo cáo mới khảo sát người lớn Anh về thái độ của họ đối với bụi bẩn và vi trùng trong nhà.

Nên vệ sinh hay không cần vệ sinh

Cuộc khảo sát năm 2018, từ Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Hoàng gia, cho thấy mọi người đang bối rối về việc có bao nhiêu bụi bẩn. Rất nhiều sự nhầm lẫn đó có lẽ xuất phát từ “giả thuyết vệ sinh” – quan niệm rằng nhà cửa ngày nay được vệ sinh quá mức và trẻ em cần tiếp xúc với vi trùng để xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Nhưng khái niệm này có thể được đưa ra quá xa, như nhóm của Bloomfield đã tìm thấy.

Trên thực tế, gần một phần tư số người được thăm dò đồng ý với tuyên bố rằng “vệ sinh trong nhà không quan trọng vì trẻ em cần phải tiếp xúc với mầm bệnh có hại để xây dựng hệ thống miễn dịch “.

Nhóm của Bloomfield phát hiện ra rằng “gần 2/3 những người chúng tôi đã khảo sát (61%) cho biết chạm vào bàn tay bẩn của một đứa trẻ sau khi chúng chơi bên ngoài có khả năng lây lan mầm bệnh có hại.”

Nhưng điều đó chỉ đơn giản là không đúng sự thật. Trên thực tế, “có rất ít bằng chứng cho thấy bụi bẩn và đất ngoài trời bị nhiễm vi khuẩn gây hại (trừ khi có động vật gần đó)”.

Vi trùng khác nhau, mối nguy hiểm khác nhau

Bloomfield, một nhà nghiên cứu tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn, cho biết điều quan trọng cần nhớ là tất cả các vi trùng không giống nhau.

Tiếp xúc với vi khuẩn khác nhau từ những người khác, vật nuôi và môi trường tự nhiên giúp xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và microbiome – các vi khuẩn khác nhau thường sống trong ruột và đường hô hấp. Tuy nhiên, tiếp xúc với 1 số các loại vi trùng có thể làm suy yếu hệ vi sinh vật và gây nhiễm trùng.

Và nếu những bệnh nhiễm trùng cần sử dụng kháng sinh , vi khuẩn “tốt” trong ruột sẽ bị tiêu diệt cùng khi vi khuẩn xấu bị tiêu diệt

Vì vậy cần cân bằng giữa việc tạo cho con một môi trường lành mạnh để hoạt động. Không cần quá kĩ lưỡng sạch sẽ , nhưng có các biện pháp phòng tránh cần thiết.

Vệ sinh có mục tiêu

Vệ sinh cho trẻ có mục tiêu rõ ràng, và điều này cần phải giải thích để trẻ hiểu và có ý thức vệ sinh chủ động, không bị thái quá.

Rửa tay

Rửa tay là một thành phần đơn giản của vệ sinh mục tiêu và nên được cố định sau một khoảng thời gian nhất định hay sau khi làm một công việc nào đó.

Cơ thể của chúng ta, thức ăn và động vật nuôi của chúng ta là những nguồn lây nhiễm có khả năng lây nhiễm cao nhất . Vì vậy thời gian quan trọng cần rửa tay  là sau khi chúng ta : Xử lý thực phẩm thô, khi chúng ta sử dụng nhà vệ sinh, khi chúng ta chăm sóc thú cưng, khi chúng ta bị nhiễm bệnh hoặc chăm sóc cho người bị nhiễm bệnh.

‘Ý thức chung’ sạch sẽ

Hầu hết – nhưng không phải tất cả – những người trưởng thành ở Anh được khảo sát dường như hiểu giá trị của việc rửa tay, vì “73% số người được hỏi cho biết họ ‘luôn’ rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và sau khi chuẩn bị thịt sống”.

Ý thức chung tốt vẫn là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn không cần rửa tay 40 lần một ngày, nhưng nếu bạn vừa ra khỏi phòng tắm hoặc chuẩn bị thức ăn, hãy rửa tay.

Khi nói đến việc dọn dẹp thường xuyên nhà bếp và phòng tắm là hai khu vực chính cần chú ý.

Thú cưng

thu-cung-cho-tre

Thú cưng có khả năng là một điểm lây truyền bệnh, nhưng nếu chúng được chăm sóc đúng cách, chúng không phải là mối quan tâm.

Bạn có thể cho thú nuôi đến bác sĩ thú y để trị liệu khi bị bệnh, tắm rửa thường xuyên cho chúng, vệ sinh khu vực ăn của chúng. Thú cưng sẽ có những tác động tích cực tới bọn trẻ hơn là những tiêu cực từ vi khuẩn của chúng.

Nhưng luôn luôn chú ý: “Trẻ em không nên để thú cưng liếm đĩa của chúng và sau đó ăn từ đó”

Th webmd.com

Bài viết Trẻ em có nên ở trong môi trường quá sạch sẽ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-em-co-nen-o-trong-moi-truong-qua-sach-se-63681/feed/ 0
Giúp trẻ tránh trải nghiệm căng thẳng https://benh.vn/giup-tre-tranh-trai-nghiem-cang-thang-3129/ https://benh.vn/giup-tre-tranh-trai-nghiem-cang-thang-3129/#respond Fri, 29 Sep 2023 08:27:23 +0000 http://benh2.vn/giup-tre-tranh-trai-nghiem-cang-thang-3129/ Nhiều sự kiện không tốt xảy ra trong tuổi thơ của trẻ có thể sẽ ám ảnh đến tuổi trưởng thành. Nếu trẻ có khả năng nhớ sâu sắc về một tuổi thơ không dễ chịu, bộ não sẽ phản ứng và ghi lại điều đó. Vì vậy khi trưởng thành, chúng sẽ nhạy cảm hơn với căng thẳng (stress).

Bài viết Giúp trẻ tránh trải nghiệm căng thẳng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều sự kiện không tốt xảy ra trong tuổi thơ của trẻ có thể sẽ ám ảnh đến tuổi trưởng thành. Nếu trẻ có khả năng nhớ sâu sắc về một tuổi thơ không dễ chịu, bộ não sẽ phản ứng và ghi lại điều đó. Vì vậy khi trưởng thành, chúng sẽ nhạy cảm hơn với căng thẳng (stress).

Trải nghiệm căng thẳng ở trẻ

Khi trải nghiệm căng thẳng, não bộ trẻ sẽ được lập trình để phản ứng mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với sự căng thẳng này và điều này sẽ làm cho trẻ có xu hướng trải nghiệm những căng thẳng lớn hơn về sau này so với những người chưa từng trải qua sự căng thẳng khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, những loại căng thẳng nào có thể khiến trẻ sẽ nhạy cảm hơn khi gặp phải ở tuổi trưởng thành? Nghiên cứu do Trung tâm stress Yale cho thấy điều khiến trẻ em có khả năng trải nghiệm stress nhất là đau đớn, bệnh tật, hoặc chấn thương mà trẻ từng trải qua. Mức độ căng thẳng của trẻ có thể tăng lên nghiêm trọng khi trẻ trải qua một loạt các xung đột gia đình như ly hôn, trải qua và chứng kiến bạo lực, khủng hoảng tài chính, cái chết của người thân, hoặc cha mẹ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe, nghiện ngập, hoặc rối loạn tâm thần.

Lo âu là một phản ứng bình thường của trẻ em đối với sự căng thẳng, nhưng một số trẻ em đã có mức độ lo lắng quá mức khi phải đối mặt với căng thẳng. Ước tính có khoảng 1 trong 8 người trải qua rối loạn lo âu quá mức. Theo Hiệp hội rối loạn lo âu của Mỹ, trẻ em như vậy được xem là có hoặc đã có giai đoạn căng thẳng sau chấn thương tinh thần. Nhiều trẻ em trải qua sự căng thẳng trước khi họ có khả năng sẵn sàng về thể chất và tâm lý để đối phó với những căng thẳng đó. Điều này sẽ làm cho họ nhạy cảm hơn khi bước vào tuổi trưởng thành.

Khi ở tuổi niên thiếu, những trẻ này sẽ có xu hướng cô lập bản thân, ăn quá nhiều, khó ngủ, thậm chí liên quan đến việc dùng ma túy. Để tránh điều này, trẻ cần sự giúp đỡ từ cha mẹ, giáo viên, hoặc các thành viên khác trong gia đình để giảm áp lực cuộc sống. “Nếu được sự hỗ trợ tinh thần, trẻ sẽ chuyển sang một loạt các kỹ năng thích nghi, sau đó chúng sẽ có nhiều khả năng tự bảo vệ và chống lại stress,” tiến sĩ Rajita Sinha, Giám đốc Trung tâm Stress Yale nói.

Đây là một số cách bạn có thể làm để bảo vệ trẻ khỏi sự căng thẳng kéo dài gây nguy hiểm khi trẻ đã trưởng thành.

1. Hỗ trợ về mặt xã hội

Sinha cho rằng, tương tác với người khác và tăng cường sự hỗ trợ của gia đình đối với trẻ bị căng thẳng, là cách chủ yếu mà cha mẹ nên làm để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xấu sau này.

2. Giáo dục và thách thức về trí tuệ

Trẻ em có nhiều khả năng học hỏi để vượt qua khó khăn khi chúng được thử thách trong một môi trường “an toàn” như trường học. Khuyến khích trẻ suy nghĩ sáng tạo để hỗ trợ phát triển của trẻ trong thời gian dài.

3. Nâng cao tinh thần lạc quan và chiến thuật kiểm soát cảm xúc của trẻ

Phụ huynh và gia đình nên tích cực quan tâm hơn cuộc sống của trẻ, giúp chúng thoát khỏi các trải nghiệm căng thẳng. Một nghiên cứu tại Đại học Wisconsin – Madison cho thấy giọng nói của người mẹ có thể sản xuất ra một phản ứng sinh hóa quan trọng và có thể làm giảm căng thẳng ở trẻ em. Ngủ đủ giấc thường xuyên cũng có thể giúp trẻ đối phó với căng thẳng hiệu quả hơn.

Bài viết Giúp trẻ tránh trải nghiệm căng thẳng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giup-tre-tranh-trai-nghiem-cang-thang-3129/feed/ 0
Cảnh báo 5 mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ cha mẹ cần biết https://benh.vn/canh-bao-5-moi-nguy-hai-anh-huong-den-suc-khoe-tre-cha-me-can-biet-9702/ https://benh.vn/canh-bao-5-moi-nguy-hai-anh-huong-den-suc-khoe-tre-cha-me-can-biet-9702/#respond Wed, 19 Jul 2023 01:21:22 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-5-moi-nguy-hai-anh-huong-den-suc-khoe-tre-cha-me-can-biet-9702/ Dưới đây là 5 lời cảnh báo về những mối nguy hại rất dễ mắc phải ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cha mẹ cần nắm rõ.

Bài viết Cảnh báo 5 mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ cha mẹ cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dưới đây là 5 lời cảnh báo về những mối nguy hại rất dễ mắc phải ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cha mẹ cần nắm rõ.

Các loại thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình LED của các thiết bị điện tử có thể gây tổn thương võng mạc, thoái hóa điểm vàng ở mắt, dẫn đến đục thủy tinh thể và mù lòa ở trẻ em.

Khi sử dụng điện thoại và máy tính bảng, trẻ đắm chìm vào thế giới ảo. Các kỹ năng vận động và độ nhạy bén các giác quan giảm hoặc kém phát triển do không có sự tương tác trực tiếp. Nếu cha mẹ cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử không hợp lý, nó sẽ ức chế sự phát triển của thùy trán, gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, tính cách, giao tiếp, phán đoán và ra quyết định ở trẻ.

Cha mẹ nên cho con sử dụng thiết bị điện tử không quá một giờ một ngày. Cho bé chơi các trò chơi trí óc trên máy tính bảng và điện thoại thông minh với trẻ trên 2 tuổi. Khi sử dụng các tiện ích khác, trẻ cần tương tác với bạn bè hoặc người lớn chứ không nên để trẻ xem một mình.

Đồ chơi sặc sỡ

Khi bắt đầu nhận thức và bước vào độ tuổi đến trường, trẻ thường thích khám phá thế giới xung quanh và chơi đồ chơi. Đồ chơi của bé góp phần quan trọng trong việc hình thành nhận thức và phản ánh sự vật, sự việc quanh bé. Cha mẹ lưu ý chọn đồ chơi cho con tránh loại: có màu sắc không tự nhiên, có âm thanh điện tử và chứa nhiều chi tiết ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và hình thành nhân cách của bé.

Đã có nhiều trường hợp phát hiện bé có hành vi hung hăng, lo sợ vô lý và trầm cảm tuổi teen do sử dụng đồ chơi bạo lực, phi thực tế trong thời gian dài. Cha mẹ nên chọn đồ chơi có màu sắc tự nhiên, vật liệu bằng gỗ hoặc vải. Đồ chơi nên mang tính chất giáo dục hơn là để giải trí.

Quần áo quá ấm

Trẻ nhỏ thường có khả năng kiểm soát thân nhiệt kém, cơ thể bé sẽ phản ứng khi bị quá nóng hoặc quá lạnh. Vào mùa đông, cha mẹ thường mặc quá nhiều quần áo cho con để giúp trẻ giữ ấm. Tuy nhiên việc này có thể khiến bé bị nóng quá, vã mồ hôi, gây ra cảm lạnh, viêm phổi, lâu dài dẫn đến hệ miễn dịch kém, hay ốm vặt.

Cha mẹ nên chọn cho bé quần áo được làm từ chất liệu tự nhiên và thoáng khí. Bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi phần bụng và ngực khô ráo, bàn chân và bàn tay sẽ hồng hào, ấm áp.

Nước ép hoa quả và sữa

Nước ép trái cây có hàm lượng vitamin thấp nhưng lại có quá nhiều đường. Các yếu tố này góp phần gây ra các vấn đề về răng miệng của bé và là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ.

Bác sĩ nhi khoa khuyên chỉ nên cho trẻ uống nước ép hoa quả tươi khi trẻ trên 1 tuổi. Thay vì cho bé uống loại nước ép đóng hộp thì cha mẹ nên ép hoa quả tươi lấy nước cho bé uống, như vậy sẽ tốt hơn.

Sữa bò nguyên chất có hàm lượng chất sắt thấp và quá nhiều chất thừa không cần thiết cho trẻ, gây hại cho thận và tình trạng thiếu máu, dị ứng, rối loạn vi khuẩn đường ruột ở trẻ.

Trẻ em trên một tuổi có thể dùng sữa bò nguyên chất, nhưng không quá 500ml một ngày. Ngoài sữa, cha mẹ có thể bổ sung cho bé bằng các loại thực phẩm giàu canxi (thức ăn chế biến từ sữa: pho mát, sữa chua; rau xanh, trái cây) và thực phẩm giàu vitamin D (trứng, gan bò).

Xe tập đi

Trên thực tế, Canada là nước đầu tiên cấm sử dụng xe lắc tròn tập đi và ghế tập đứng cho trẻ em đang trong giai đoạn tập đi do để lại nhiều bất cập và không có lợi cho sức khỏe thể chất của bé. Mỹ cũng ghi nhận mỗi năm có khoảng 8000 ca chấn thương do cha mẹ cho bé sử dụng 2 loại dụng cụ này. Các chấn thương điển hình đó là cơ phát triển không đều, xương cẳng chân và bàn chân cong bất thường, cong vẹo cột sống. Bé sẽ phụ thuộc vào xe mà không có khái niệm tự đứng độc lập bằng 2 chân của mình.

Để giảm thiểu rủi ro và các chấn thương đồng thời khuyến khích bé tự đứng độc lập, cha mẹ lưu ý theo sát bé khi cho bé dùng các loại xe lắc tập đi. 1 ngày chỉ nên cho bé dùng 2 lần và mỗi lần tối đa 15 phút hoặc tham khảo ý kiến của nhân viên y tế hoặc chuyên gia chỉnh hình trước khi quyết định cho bé dùng để tránh được mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của trẻ.

Bài viết Cảnh báo 5 mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ cha mẹ cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-5-moi-nguy-hai-anh-huong-den-suc-khoe-tre-cha-me-can-biet-9702/feed/ 0
Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm khi cho trẻ nằm phòng điều hòa https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-cho-tre-nam-phong-dieu-hoa-8763/ https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-cho-tre-nam-phong-dieu-hoa-8763/#respond Tue, 27 Jun 2023 02:54:50 +0000 http://benh2.vn/canh-giac-voi-nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-cho-tre-nam-phong-dieu-hoa-8763/ Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới nắng nóng nhiều nên hầu hết các gia đình Việt Nam đều phải sử dụng điều hòa, quạt máy. Tuy nhiên, nếu để điều hòa trong phòng ở nhiệt độ thấp, quạt chạy tốc độ cao khi ngủ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ.

Bài viết Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm khi cho trẻ nằm phòng điều hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới nắng nóng nhiều nên hầu hết các gia đình Việt Nam đều phải sử dụng điều hòa, quạt máy. Tuy nhiên, nếu để điều hòa trong phòng ở nhiệt độ thấp, quạt chạy tốc độ cao khi ngủ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ.

Nhiễm lạnh và hệ quả để lại cho các bệnh nhi

Sử dụng điều hòa liên tục có thể gây nhiễm lạnh cho cả người lớn và trẻ em, do đó, khi sử dụng điều hòa cần nắm được các nguy cơ và cách phòng tránh thích hợp.

Bé gái 2 tuổi ở Hải Phòng

Một bé gái 2 tuổi ở Hải Phòng bị méo miệng do bật quạt khi nằm ngủ đã lên tiếng cảnh báo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ. Việc bật quạt khi nằm ngủ trong thời tiết giao mùa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị liệt mặt, méo miệng…

Mẹ của bé cho biết, sáng sớm ngủ dậy, con gái chị bỗng dưng bị méo mặt. Mắt một bên mở, một bên nhắm chặt, nước mắt cứ tự chảy, miệng không khép lại được gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Sau đó bé được đưa đến bệnh viện và được phát hiện mắc phải căn bệnh liệt dây thần kinh số VII dẫn đến méo miệng.

Truy tìm nguyên nhân, chị H mẹ bé cho biết trước đó mẹ con chị bật quạt ngủ suốt đêm. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận bé Trà My bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên vì bị nhiễm lạnh. Do đó, cháu được điều trị bằng phương pháp châm cứu kết hợp với bấm huyệt đến hơn 1 tháng thì đỡ. Hiện, khuôn mặt của bé My đã gần như hồi phục hoàn toàn.

Bé gái 5 tuổi ở Trung Quốc

Ngoài trường hợp trên, một bé gái 5 tuổi (ở Giang Tô, Trung Quốc) cũng phải nhập viện với khuôn mặt hoàn toàn bị tê liệt. Miệng của bé bị đơ, góc mép lệch hẳn sang một bên, mắt nhắm hờ không khép chặt lại được. Nguyên nhân là do nằm điều hòa suốt đêm với nhiệt độ quá thấp.

Phương pháp điều trị

Cách chữa trị phổ biến hiện nay gồm cả Đông y và Tây y. Y học hiện đại có thể dùng thuốc, xoa bóp vùng mặt để chữa trị. Y học cổ truyền thường châm cứu (ôn châm, điện châm), kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện cơ…

Xét về nguyên nhân chính gây bệnh do nhiệt độ quá lạnh, dẫn đến sự co thắt dây thần kinh ở khuôn mặt, tắc mạch máu, phù nề và có triệu chứng liệt khuôn mặt. Bệnh không nguy hiểm và chỉ cần điều trị bằng châm cứu từ 7-10 ngày là có thể khỏi nhưng có trường hợp phải điều trị 2-3 đợt và rất hiếm trường hợp điều trị không khỏi.

Bệnh tiến triển nhanh nhất trong 3 ngày đầu nên càng chữa trị sớm càng tốt. Nếu để lâu thì dây thần kinh số VII đang ở thể bị kích thích sẽ chuyển sang thể kích thích và khả năng trở lại bình thường của khuôn mặt là rất khó.

Căn bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

Theo bác sĩ Lương Tài (Bệnh viện Châm cứu Trung ương), thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi gặp gió lạnh bất thường sẽ gây ra những bệnh ở trẻ như: Viêm mũi, phế quản, phổi… Thế nhưng, có một căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng mà không phải bố mẹ nào cũng biết đó là căn bệnh: Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, khiến trẻ bị liệt mặt, méo miệng ngay tức thì. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh này sẽ để lại những di chứng lâu dài về sau. Trên thực tế, có rất nhiều bố mẹ vì không cẩn thận phòng tránh cho con trong những đợt gió lạnh về đã khiến con gặp phải căn bệnh đáng sợ này.

Nguyên nhân

Ngoài nguyên nhân trên còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên như: Tai nạn, zona, viêm nhiễm các vùng quanh tai, mũi, họng, chấn thương sọ ở vùng, xương chũm… gây ra. Tuy nhiên, có đến 80% bệnh nhân liệt dây VII là do lạnh đột ngột, gây co mạch dẫn tới tổn thương nhánh ngoại biên của dây VII, không chi phối được các cơ bám da mặt. Chứng này xảy ra ở mọi thời điểm, nhưng khi giao mùa thu đông, nhiều người mắc hơn, nhất là những người có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ.

Cách phòng tránh

Giữ ấm cho trẻ

Qua đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bố mẹ cần luôn giữ cho con không bị lạnh khi đi ra ngoài trong những ngày thời tiết giao mùa, khoác áo mỏng, đội mũ cho trẻ khi đưa trẻ đến trường và lúc đón con về. Tránh nằm, ngồi nơi cửa có gió lùa, sân tập, vườn hoa, công viên nếu gió quá mạnh, quá lộng thì nên đưa con về để tránh bị trúng gió.

Sáng sớm ngủ dậy, bố mẹ không nên mở toang ngay cửa ra vào và cửa sổ để tránh cho trẻ không bị tiếp xúc đột ngột với gió lạnh ngoài trời và không nên cho trẻ chạy ra ngoài ngay khi vừa ngủ dậy.

Lưu ý khi tắm cho trẻ

Khi tắm cho trẻ cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh, mặc quần áo ấm sau đó mới cho trẻ ra ngoài để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh.

Không nhất thiết là ngày nào cũng phải tắm cho trẻ. Chỉ tắm khi trẻ khỏe mạnh. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi thì tốt nhất là chỉ lau người cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín, hoặc tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm.

Không tắm cho trẻ quá khuya. Bởi thời tiết giao mùa khi về đêm thường hạ xuống thấp. Nếu không cẩn thận cũng rất dễ làm cho trẻ bị nhiễm lạnh. Ngưỡng an toàn là tắm cho trẻ trong vòng 5 phút trở xuống. Tắm quá 5 phút hoặc lâu hơn nữa sẽ rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Trẻ bị nhiễm lạnh có thể dẫn đến sốt, cảm và liệt dây thần kinh số VII dẫn đến méo miệng…

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Ngoài ra cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho con ăn uống đủ các dưỡng chất, uống bổ sung vitamin C tổng hợp và đưa trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ…

Bài viết Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm khi cho trẻ nằm phòng điều hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-cho-tre-nam-phong-dieu-hoa-8763/feed/ 0
Trẻ nhỏ dùng màn hình cảm ứng có thể hỏng cơ tay https://benh.vn/tre-nho-dung-man-hinh-cam-ung-co-the-hong-co-tay-4647/ https://benh.vn/tre-nho-dung-man-hinh-cam-ung-co-the-hong-co-tay-4647/#respond Thu, 11 May 2023 05:07:41 +0000 http://benh2.vn/tre-nho-dung-man-hinh-cam-ung-co-the-hong-co-tay-4647/ Máy tính bảng ngày nay đã trở thành một vật dụng phổ biển trong các gia đình. Hình ảnh những bé chập chững biết đi sử dụng các máy tính bảng hoặc các điện thoại thông minh có thể gặp các vấn đề về sử dụng tay và ngón tay, các chuyên gia cảnh báo.

Bài viết Trẻ nhỏ dùng màn hình cảm ứng có thể hỏng cơ tay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Máy tính bảng ngày nay đã trở thành một vật dụng phổ biến trong các gia đình. Hình ảnh những bé chập chững biết đi sử dụng các máy tính bảng hoặc các điện thoại thông minh có thể gặp các vấn đề về sử dụng tay và ngón tay, các chuyên gia cảnh báo.

tre-dung-smart-phone

Khi trẻ em dùng màn hình cảm ứng, cơ thể chúng đã không phát triển các cơ cần để viết – điều này có nghĩa là chúng bị suy giảm sức mạnh cơ bắp

Khi các màn hình cảm ứng là mới mẻ, không ai biết rằng các hậu quả về sức khỏe có thể xảy ra là gì.

Những hướng dẫn mới cho rằng, các trẻ nhỏ cần phải bị cấm sử dụng tất cả các loại máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Các bậc phụ huynh để con nhỏ của họ chơi với iPad có thể làm tổn thương cho tay và ngón tay của chúng, các chuyên gia đã cảnh báo.

Chuyên gia trị liệu bệnh nghề nghiệp Lindsay Marzoli cho biết, thời gian tiếp xúc màn hình quá lâu sẽ gây những tổn hại lâu dài cho các bé.

Cô Marzoli thuộc tổ chức Learning and Therapy Corner tại Maryland, Mỹ, nói với đài CBS Local: “Nếu các bé thường xuyên dùng iPad và không thực sự hoạt động với giấy và bút chì mà đáng ra ở tuổi của chúng vẫn phải dùng, những cơ tay và cơ ngón tay của chúng sẽ bị yếu hơn. Đây là điều mà chúng tôi đang thấy ở rất nhiều trẻ chậm phát triển cơ, suy giảm sức mạnh của cơ bắp ở các khu vực này”.

Các chuyên gia cho biết, vấn đề ở đây là công nghệ còn quá mới và các nhà nghiên cứu không biết tổn thương gì có thể xuất hiện trong dài hạn.

Tiến sĩ Timothy Doran thuộc trung tâm Y Greater Baltimore Medical Centre, phát biểu trên CBS Local: “Sử dụng không giới hạn, cho các bé tự dùng iPad 3 tới 4 tiếng không có sự can thiệp của bố mẹ, đối với tôi thì điều đó có nghĩa là bạn đang đùa cợt với những nguy hiểm gia tăng”.

Các hướng dẫn mới của Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (American Academy of Paediatrics) khuyên, không nên cho trẻ em dùng màn hình cảm ứng hơn 2 giờ một ngày.

Họ cũng cho biết, các bé dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình cảm ứng.

Cuối cùng, các hướng dẫn cho rằng tivi, máy tính bảng và máy tính cần phải được giữ xa khỏi các phòng của trẻ.

Nghiên cứu này không phải là lần đầu tiên đưa ra cảnh báo thời gian sử dụng màn hình quá mức có thể gây nguy hại cho sức khỏe của các bé.

Lindsay Marzoli cho biết, việc sử dụng màn hình cảm ứng làm trẻ không phát triển sức mạnh cơ bắp như khi dùng bút viết.

Nghiên cứu được ủy nhiệm bởi trường đại học Abertawe Bro Morgannwg University Health Board đã cho biết, trẻ em đối mặt với đau đớn ở cổ và lưng do dùng máy vi tính, các trò chơi video và smartphone.

Nghiên cứu này đã cho thấy gần ba phần tư các học sinh tiểu học, và hai phần ba học sinh trung học cơ sở, đã báo cáo là bị đau lưng và đau mỏi cổ trong năm ngoái.

Nhà vật lý trị liệu Lorna Taylor cho hay: “Lối sống hiện đại và sự phát triển trong công nghệ đang có những ảnh hưởng bất lợi lên sức khỏe về xương khớp của con cái chúng ta, nếu không được thông báo trong trường học và tại nhà, các ảnh hưởng này sẽ có tác động xa hơn tới con cái của chúng ta, tới thế hệ lao động tương lai và tới xã hội”.

“Đó là điều thiết yếu, chúng ta khuyến khích các thói quen tốt và cung cấp các nguồn lực để trẻ em có thể thoải mái, có thể tập trung, đạt tới toàn bộ tiềm năng của chúng và làm việc, chơi thể thao như chúng lựa chọn, và không bị giới hạn bởi các khuyết tật có thể phòng tránh được và một cuộc sống trong đau đớn”.

Bài viết Trẻ nhỏ dùng màn hình cảm ứng có thể hỏng cơ tay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-nho-dung-man-hinh-cam-ung-co-the-hong-co-tay-4647/feed/ 0
Thóp đóng sớm hay muộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không https://benh.vn/thop-dong-som-hay-muon-co-anh-huong-den-suc-khoe-cua-be-khong-3077/ https://benh.vn/thop-dong-som-hay-muon-co-anh-huong-den-suc-khoe-cua-be-khong-3077/#respond Sun, 05 Sep 2021 04:26:29 +0000 http://benh2.vn/thop-dong-som-hay-muon-co-anh-huong-den-suc-khoe-cua-be-khong-3077/ Thóp trẻ khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Các bác sĩ lo lắng nhận thấy nhiều trường hợp các em bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín.

Bài viết Thóp đóng sớm hay muộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thóp thở là một bộ phận rất quan trọng và nhạy cảm với trẻ sơ sinh. Thóp thở chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn sau khi trẻ sinh ra, sau đó sẽ đóng lại tự động. Một số trẻ có thóp đóng sớm hơn, một số khác đóng muộn, điều này có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Thóp đóng sớm

Thóp trẻ khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Các bác sĩ lo lắng nhận thấy nhiều trường hợp các em bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín. Điều này sẽ tạo cho não của bé phải chịu áp lực quá lớn khi bé được sinh ra. Nguyên nhân chủ yếu là do các bà mẹ lạm dụng thuốc chứa nhiều canxi. Nhiều bà mẹ hoàn toàn có thể không cần bổ sung canxi mà chỉ cần ăn uống đầy đủ những thực phẩm chứa canxi là đủ.

Phương pháp đơn giản để biết có cần uống thêm các viên canxi không là thử nghiệm máu. Tiêu chuẩn canxi (Ca) trong máu là 2, 15 – 2,50 mmol/1. Nhưng cũng có thể do bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Thóp và xương khép lại sớm sẽ hạn chế sự phát triển của đại não, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ.

thop-tho-tre-em

Thóp đóng muộn

Ngược lại, nếu thóp và khe xương cần đóng lại mà không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.

Thóp không đóng có thể là dấu hiệu của sụt giảm chức năng tuyến giáp. Nếu khoảng một tuổi, thóp của bé chưa liền, cần đưa bé đi khám. Thóp sẽ liền lại cùng sự phát triển của xương sọ. Ngoài ra, thóp trũng có thể là triệu chứng khi mất nước. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nặng khi mất nước. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu nhẹ của mất nước ở bé là khô miệng, giảm tần suất đi tiểu.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe bé qua thóp

Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, điều đó không đúng. Trên thực tế, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.

Cần quan sát và sờ để kiểm tra tính chất và trạng thái của thóp để biết được tình hình phát triển sinh trưởng của trẻ.

Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.

Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy… Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên. Điều cần lưu ý là khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh. Nếu thấy thóp có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa bé đi khám để được giúp đỡ.

Như vậy, việc sờ vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ. Ngoài việc sờ vào thóp, bạn cũng nên quan sát bên ngoài cũng như vòng đầu của trẻ để kết hợp với thóp mà có được kết luận đúng đắn.

Tốc độ khép lại trung bình của thóp thở  2,5 mm/tháng. Tốc độ quá nhanh mách bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D.

Bài viết Thóp đóng sớm hay muộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thop-dong-som-hay-muon-co-anh-huong-den-suc-khoe-cua-be-khong-3077/feed/ 0
Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ https://benh.vn/giao-duc-ky-nang-phong-tranh-xam-hai-tinh-duc-cho-tre-4488/ https://benh.vn/giao-duc-ky-nang-phong-tranh-xam-hai-tinh-duc-cho-tre-4488/#respond Wed, 01 Sep 2021 05:04:33 +0000 http://benh2.vn/giao-duc-ky-nang-phong-tranh-xam-hai-tinh-duc-cho-tre-4488/ Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến hết năm 2012 trên cả nước trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục (XHTD) đang ngày càng ra tăng. Đối tượng bị xâm hại tình dục thường là những em gái dưới 5 tuổi…

Bài viết Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến hết năm 2012 trên cả nước trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục (XHTD) đang ngày càng ra tăng. Đối tượng bị xâm hại tình dục thường là những em gái dưới 5 tuổi…

Không ít trường hợp xâm hại tình dục gây chấn động dư luận vì người gây tội ác lại chính là những người thân thiết trong gia đình. Do đó, việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân là rất cần thiết cho trẻ.

Vậy, những dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục ra sao? Cần trang bị những kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em như nào?

Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em.

Đối tượng xâm hại

  • Người quen thân thiết: chú, bác, anh em, hàng xóm….
  • Người không quen biết.
  • Thành phần: nam, nữ mọi lứa tuổi.

Các mức độ xâm hại tình dục

  • Động chạm, sờ mó.
  • Phô trương làm thỏa mãn.
  • Kích thích.
  • Quan hệ.
  • Bị xâm hại tình dục nghiêm trọng…

Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục

  • Thái độ sợ sệt, ngượng ngùng mỗi khi giáp mặt đối tượng.
  • Hay bị giật mình.
  • Thoáng vui, thoáng buồn.
  • Khóc lóc, gặp ác mộng.

dau_hieu_tre_bi_xam_hai

Trẻ bị XHTD có thái độ sợ sệt, ngượng ngùng, sống thu mình (Ảnh minh họa)

  • Trẻ sống thu mình lại, không muốn ra ngoài, không muốn trò chuyện với mọi người…
  • Nếu bị xâm hại tình dục nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốc, có những vết cào, bầm tím, vùng kín bị sưng, chảy máu…

Tác hại của việc xâm hại tình dục

  • Làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý, sức khoẻ của trẻ.
  • Gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội.
  • Làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em, của dân tộc.
  • Làm gia tăng tệ nạn mại dâm, tệ nạn buôn bán phụ nữ, tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta.

Cách xử lý khi con bị xâm hại tình dục và biện pháp phòng ngừa

Mặc dù đã trang bị đầy đủ kỹ năng cho con để tránh bị xâm hại, tuy nhiên, nếu không may bé bị xâm hại, bạn hãy bình tĩnh gần gũi con và dần đưa con trở lại cuộc sống bình thường.

Làm gì khi con bị xâm hại tình dục?

  • Cố gắng gần gũi con, khuyến khích con cởi mở tâm trạng.
  • Tùy vào mức độ của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể nói chuyện với con về sự việc đã xảy ra ở mức độ cụ thể nhất định.
  • Không để cho con có cảm giác phải che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.
  • Đưa trẻ đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế.
  • Sử dụng các liệu pháp tâm lý để chữa trị chấn thương tâm lý cho trẻ.

cha_me_gan_gui_con_cai

Cha mẹ cần gần gũi, động viên khi trẻ bị XHTD (Ảnh minh họa)

Lưu ý:

  • Không làm ầm ĩ và quá lên mức độ trầm trọng của việc sẽ khiến cho trẻ xấu hổ và tổn thương hơn.
  • Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những trẻ em khác.

Dạy con tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục

  • Nhận dạng những hành vi xấu như: ép trẻ uống bia, rượu, hút thuốc, sờ mó, vuốt ve bộ phận sinh dục của trẻ, rủ trẻ vào chỗ tối…
  • Không nói chuyện với người lạ, nên giả vờ như không nghe thấy và đi nhanh sang nơi khác khi người lạ bắt chuyện.

day_tre_ky_nang_chong_xam_hai

Không đi theo người lạ, kêu cứu, la hét, phản đối….(Ảnh minh họa)

  • Có thể nói dối để thoát khỏi nguy hiểm.
  • Kiên quyết phản đối, có thể la hét, kêu khóc, cắn và kêu cứu hoặc tìm cách để chạy tới nơi đông người.
  • Gọi đến số điện thoại của cha mẹ, người thân hoặc điện thoại khẩn cấp như 115, 113…

Dạy con kỹ năng phòng vệ tránh bị xâm hại tình dục

  • Hướng dẫn con nhận biết những hành vi xâm hại tình dục để đề phòng .
  • Hướng dẫn con những kiến thức về giới tính ngay từ nhỏ.
  • Dạy con biết tôn trọng bản thân, chỉ rõ cho con thấy chỗ “nhạy cảm” là chỗ nào.
  • Hướng dẫn cho con biết ai là người có thể chạm vào cơ thể, vào những khu vực nhạy cảm.
  • Nhẹ nhàng và khéo léo cho con biết những bộ phận nhạy cảm không để người khác chạm vào cũng như không được chạm vào của các bạn khác hay của người lớn.
  • Dạy các bé trai không được xâm phạm các bạn nữ.

Bố mẹ cần tránh điều trị để bảo vệ con khỏi bị xâm hại

Có một số điều bố mẹ cần tránh tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho con cái, tránh bị xâm hại và lạm dụng.

Tránh tuyệt đối những điều sau để bảo vệ con

  • Không để trẻ nhỏ ở nhà, đến nơi công cộng hoặc đi ra chỗ vắng một mình.
  • Không cho trẻ ăn mặc hở hang vì dễ gây kích thích sự ham muốn đối với những kẻ có ý xấu.
  • Dạy cho con tính tự lập, mạnh mẽ để tránh kẻ xấu (con nhút nhát, tự ti, ít bạn bè thường dễ bị kẻ xấu tấn công).
  • Dạy con tránh xa những cám dỗ bởi đồ chơi, bánh kẹo…

day_tre_ky_nang_chong_Xam_hai

Cho trẻ mặc kín đáo, không hở hang, khêu gợi (Ảnh minh họa)

Ngoài ra cần lưu ý bảo vệ con khỏi xâm hại qua những điều sau

  • Quan tâm thường xuyên và để ý đến những hành vi phi ngôn ngữ của con để nhận biết những dấu hiệu con bị xâm hại tình dục.
  • Lắng nghe tâm sự, những câu chuyện của con, thuyết phục con kể tất cả những gì xảy ra với con trên đường phố giúp con tránh xa những hiểm họa xâm hại tình dục.

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH

“Hiện, cả nước có hơn 25 triệu trẻ em, chiếm 29% tổng dân số, trong đó có hơn 1,4 triệu em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 1,2 triệu em bị khuyết tật…… Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tình trạng xâm hại trẻ em diễn biến ngày càng phức tạp và trở thành vấn đề bức xúc cho toàn xã hội.

xam_hai_tre_em

            Gia đình, xã hội cần quan tâm và bảo vệ trẻ em (Ảnh minh họa)

Các vụ xâm hại trẻ em đặc biệt nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức như: hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm hại học sinh… Số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang và bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%”.

Lời kết

Xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tích cực thì việc bày bán tràn lan các loại phim ảnh đồ trụy, gợi cảm, kích dục…đã làm băng hoại đạo đức của một số người, đặc biệt là giới trẻ dẫn tới việc gia tăng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hiện nay.

Vì vậy, các vị phụ huynh nên quan tâm đến các con nhiều hơn và chủ động trang bị cho con kiến thức tự bảo vệ để tránh khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Trong trường hợp con có các biểu hiện bị xâm hại tình dục như: sợ hãi, khóc lóc, hay gặp ác mộng, sống khép mình….thì cha mẹ nên dùng tình cảm, sự yêu thương của mình động viên con nói ra sự thật từ đó giải quyết mọi vấn đề một cách bình tĩnh nhất.

Bài viết Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giao-duc-ky-nang-phong-tranh-xam-hai-tinh-duc-cho-tre-4488/feed/ 0
Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/ https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/#respond Wed, 17 Feb 2021 10:40:14 +0000 http://benh2.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/ Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh. Trong đó, trẻ em dễ mắc bệnh hơn người trưởng thành do chưa phát triển thể chất một cách đầy đủ.

Bài viết Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh. Trong đó, trẻ em dễ mắc bệnh hơn người trưởng thành do chưa phát triển thể chất một cách đầy đủ. Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch cũng còn rất khiếm khuyết để tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

phong_benh_cho_tre_mua_dong_xuan

Cẩn thận với các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy

Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ nhạy cảm với thời tiết và càng dễ mắc bệnh hơn trẻ lớn và người trưởng thành. Bệnh mùa đông – xuân hay gặp nhất ở trẻ là bệnh đường hô hấp. Bởi vì khi thời tiết chuyển mùa, cả người lớn và trẻ đều dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhưng ở trẻ khi mắc bệnh hô hấp sẽ dễ chuyển bệnh nặng. Ví dụ, người lớn khi mắc bệnh có thể chỉ bị cảm, ho thông thường nhưng ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, có thể bị bệnh viêm tiểu phế quản – một bệnh nặng và rất nặng. Theo thống kê cho thấy, bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ vào mùa đông – xuân là viêm mũi, họng, viêm VA (Vegetation Adenoide), viêm amidan, viêm xoang.

Mùa lạnh, cần giữ ấm cho trẻ để phòng bệnh hô hấp

Với trẻ đã từng mắc bệnh hen phế quản, khi mùa đông – xuân đến bệnh càng dễ tái phát và càng dễ tăng nặng, nhiều trường hợp phải cấp cứu. Đặc biệt, những trẻ có các bệnh mạn tính như hen phế quản, tim bẩm sinh… thường bị mắc bệnh nặng hơn so với những trẻ bình thường khác. Bởi vì trẻ bị bệnh hen phế quản, thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ dễ lên cơn co thắt phế quản gây khó thở dữ dội, thiếu ôxy trầm trọng. Thống kê cho thấy trong phần lớn số trẻ mắc bệnh hô hấp nặng có mặt tại khoa khi của các bệnh viện đều là trẻ có tiền sử mắc các bệnh mạn tính từ trước.

Thời tiết này, trẻ cũng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thường và cũng có thể là tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở trẻ em. Được biết rằng bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa đông – xuân. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch. Ngoài ra, mùa đông – xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát như bệnh chàm (eczema), bệnh mày đay… Với bệnh chàm, thời tiết càng lạnh càng xuất hiện nhiều và tái phát, gây ngứa, trẻ hay quấy khóc và gãi chảy máu, rất dễ nhiễm khuẩn. Bệnh mày đay gây ngứa dữ dội, trẻ quấy khóc nhiều, đôi khi gây tiêu chảy do mày đay xuất hiện ở niêm mạc ruột gây kích thích tăng nhu động ruột.

Làm gì để phòng tránh?

Khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị. Để chủ động phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc là tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm cho trẻ và cách ly những trẻ có tiền sử mắc bệnh mạn tính khỏi môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày gần đây, riêng Khoa Khám bệnh đã tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhi/ngày. Trong đó, 2/3 là những bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp. Khoa Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi TW mỗi ngày cũng đã tiếp nhận khoảng 30 trường hợp bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, phải thở máy. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, những ngày nhiệt độ giảm sâu, số trẻ đến khám tại khoa đều ở ngưỡng 200 – 300 bệnh nhi, tăng gần gấp đôi so với ngày thường, trong đó, phần lớn là những bệnh nhi bị tiêu chảy và viêm phổi.

Đối với các bệnh về đường hô hấp cần mặc ấm cho trẻ. Mỗi lần rửa ráy hoặc tắm cho trẻ, cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho trẻ sau khi tắm và nếu có điều kiện, nên chuẩn bị phòng ấm như bật lò sưởi hoặc điều hòa ấm. Cần tắm, rửa cho trẻ ở buồng không có gió lùa, tắm nhanh, không để trẻ đùa nghịch với nước trong thời gian dài. Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý thay ngay quần áo bị ướt do trẻ tè ra và luôn thay bỉm, tránh lạnh cho trẻ. Luôn luôn mặc quần áo ấm và có khăn quàng cổ. Khi ra khỏi nhà, cần mặc cho trẻ ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang, đầu đội mũ ấm, tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ, trẻ thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăn cho trẻ để tránh trẻ bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm. Nên nhỏ mũi hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý (loại này có bán sẵn ở các quầy thuốc) để làm sạch mũi, hạn chế bụi và vi sinh vật bám vào niêm mạc mũi họng.

Đối với trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho trẻ uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm. Thông thường, trẻ tiêu chảy dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho trẻ uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, nếu không, mặc dù trẻ được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha, bởi vì trong mỗi một gói orezol người ta đã cân đủ số lượng muối cần thiết để đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho trẻ. Cần cho trẻ ăn đủ về lượng và chất cũng như ăn các loại quả có nhiều vitamin C như cam, chanh, xoài…

Bài viết Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/feed/ 0
Làm gì khi bé quá ‘ranh ma’ https://benh.vn/lam-gi-khi-be-qua-ranh-ma-3429/ https://benh.vn/lam-gi-khi-be-qua-ranh-ma-3429/#respond Fri, 10 Jan 2020 03:35:59 +0000 http://benh2.vn/lam-gi-khi-be-qua-ranh-ma-3429/ Nhiều bậc phụ huynh từng “sốc” ngửa khi nghe bé con nhà mình thốt ra những câu quá người lớn, quá cụ non so với lứa tuổi. Nhiều bà mẹ trẻ từng bật khóc vì ngỡ ngàng và vì con quá “ranh ma”.

Bài viết Làm gì khi bé quá ‘ranh ma’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều bậc phụ huynh từng “sốc” ngửa khi nghe bé con nhà mình thốt ra những câu quá người lớn, quá cụ non so với lứa tuổi. Nhiều bà mẹ trẻ từng bật khóc vì ngỡ ngàng và vì con quá “ranh ma”.

Nói A để được B

Nói vòng vèo và tung hỏa mù đánh lạc hướng người nghe giờ không chỉ còn độc quyền trong cách ứng xử của người lớn. Nhiều nhóc mới 5 tuổi đã áp dụng chiêu thức này. Bé Bòn Bon, Hà Nội cứ than phiền với mẹ rằng đói quá nhưng lại từ chối mọi món mẹ đưa ra, khiến bà mẹ trẻ không biết đâu mà lần. Và cuối cùng bé thú thật rằng “Con không đói bánh chưng, không đói cơm, con cũng không đói bánh biscuit, mà con đói bánh chocolate ông ngoại mua để trong tủ lạnh cơ”.

*Mách bạn: Trường hợp bé vòi vĩnh như vậy, bạn phải hết sức tỉnh táo để nhận biết  thứ mà con bạn thực sự muốn có là gì, và khả năng mình có đáp ứng được cho con hay không. Đối với những bé đã có cân nặng quá tải, không nên đáp ứng con hoàn toàn về mọi vấn đề ăn uống, đồng thời cố gắng lái con sang một loại đồ ăn khác cùng loại nhưng giảm béo. Đối với những đòi hỏi khác của các bé như quần áo, đồ chơi…, cha mẹ cũng tùy tình huống mà nên đáp ứng hết hoặc chỉ một phần.

Bé nói hỗn

Ba của bé Bình Minh cũng rất sốc khi vừa đi làm về đã thấy vợ khóc nức nở trong khi cậu con trai mặt tỉnh bơ đang ngồi xem phim hoạt hình. Hỏi ra mới biết khi mẹ bắt đi học, bé nhất định không chịu đi, thậm chí còn dọa mẹ là “Mai mốt con lớn con sẽ mua súng bắn chết mẹ”. Kết quả là Bình Minh bị ba đập cho một trận vì tội hỗn láo và bà mẹ càng khóc hơn vì xót con.

*Mách bạn: Bé học lỏm được những câu nói người lớn từ trên phim ảnh, ti vi hoặc chịu tác động từ những bạn bè hư ở trường. Phụ huynh nên bình tĩnh để tìm hiểu ra căn nguyên thực sự. Từ đó tiến tới khuyên giải, nói lí lẽ để con hiểu rằng câu nói đó là sai trái. Cần chấm dứt không cho bé xem các phim người lớn hoặc cần có biện pháp nhờ nhà trường can thiệp kịp thời khi phát hiện ra có bạn học xấu tác động tới con mình và xúi bẩy những điều không hay.

Mê tiền

Có những bé từ nhỏ đã có những sở thích kỳ quặc là rất mê tiền. “Ba cho con tiền đi” là câu nói cửa miệng của bé Heo Con 2 tuổi mỗi ngày khi gặp bố mình. Bé xin tiền liên tục dẫu không biết tiêu và lập tức đánh lạc hướng khi bị bà và mẹ mắng. Bị con xin tiền suốt ngày, bố của bé nhiều khi cũng cho vài đồng lẻ để con đỡ quấy. Đó chính là minh chứng để bé nhận thức được việc làm mình có kết quả.

*Mách bạn: Đừng nghĩ rằng bé quá nhỏ thì dẫu cho tiền cũng không có tác động xấu. Việc làm nếu được thực hiện nhiều lần sẽ tạo thành thói quen.

Thách thức và dọa nạt

Mỗi khi đòi hỏi không được mẹ đáp ứng, bé Bảo Trân không chỉ khóc mà còn lớn tiếng tuyên bố: “Con không phải là con mẹ, con là con của bà, của bố. Con không ở với mẹnữa hay con ghét mẹ”. Và ngược lại khi bố hoặc bà không chấp nhận yêu cầu nào đó của bé, tất nhiên Bảo Trân lại lặp lại những câu nói trên với đại từ nhân xưng thay đổi. Mỗi lần chờ bố đưa đi nhà trẻ hàng sáng, bé Xuân Mai cũng vùng vằng giục: “Nhanh lên, không thì con đi xe ôm!”.

*Mách bạn: Bé thách thức vì biết mình được chiều và có khả năng được đáp ứng. Chỉ cần một lần đòi hỏi của bé được chấp thuận, bé sẽ được đà áp dụng nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn đành phải cứng rắn tới cùng, bất chấp những lời lẽ “thách thức” hoặc “dọa nạt” của bé. Chỉ cần vài lần như vậy, bé sẽ thấy cách này không hiệu quả và bỏ luôn.

Nhân nhượng

Đừng tưởng các bé không biết khi nào nên rắn, khi nào nên mềm. Lùi một bước để giữ vững quan hệ và tình cảm hiện có nhiều khi cũng được các bé áp dụng. Mẹ bé Thu Nga đang mong sinh tiếp con thứ hai, nên ra sức làm công tác tư tưởng cho bé. Tuy nhiên nói thế nào đi nữa, bé cũng không chịu. Chỉ đến khi mẹ dọa sẽ giao bé cho bố nuôi, để mẹ nuôi em bé, Thu Nga mới chịu “xuống nước” chấp nhận: “Mẹ cứ mang em bé về nuôi đi, để con nuôi em cho. Con sẽ rửa đít cho em, để mẹ đi làm”.

*Mách bạn: Nhiều khi bạn phải mạnh dạn dọa con một tí để chúng biết rõ mình không được cưng chiều và nếu chúng không chấp nhận, bố mẹ vẫn làm theo điều mà bố mẹ muốn.

Khẳng định vị trí và quyền sở hữu

Bé Nhật Quang là cháu độc tôn nên được cả họ cưng chiều. Bé thường đòi gì được nấy và luôn đòi hỏi phải “mua đồ chơi cho con, mua quần áo cho con”, luôn khẳng định mọi thứ là “của con”. Chỉ cần cô em họ cầm lấy đồ chơi của mình, Nhật Quang đã lao vào xô em ra, làm cô bé khóc ré và hai mẹ đều khó xử.

*Mách bạn: Không nên cưng con thái quá. Luôn giải thích rõ cho con về người sở hữu thật sự của từng món đồ, cái này là của bố, cái kia là của mẹ, cái nọ là của ông hoặc bà… Dạy cho bé cách mượn đồ, cám ơn và chịu ơn người khác.

 

Bài viết Làm gì khi bé quá ‘ranh ma’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-gi-khi-be-qua-ranh-ma-3429/feed/ 0
Phòng ngừa té ngã và thương tích cho trẻ https://benh.vn/phong-ngua-te-nga-va-thuong-tich-cho-tre-66849/ https://benh.vn/phong-ngua-te-nga-va-thuong-tich-cho-tre-66849/#respond Tue, 27 Aug 2019 03:50:51 +0000 https://benh.vn/?p=66849 Mọi bậc cha mẹ đều biết việc bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương liên quan đến việc ngã là khó khăn như thế nào. Khi bé tập đi, ngăn ngừa té ngã cần có sự giám sát liên tục. Hãy để những cách sau đây giúp bạn rảnh tay hơn một chút nhé.

Bài viết Phòng ngừa té ngã và thương tích cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mọi bậc cha mẹ đều biết việc bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương liên quan đến việc ngã là khó khăn như thế nào. Khi bé tập đi, ngăn ngừa té ngã cần có sự giám sát liên tục. Hãy để những cách sau đây giúp bạn rảnh tay hơn một chút nhé.

Sau đó, một đứa trẻ mới biết đi có thể ngã lăn lộn trong khi cố gắng đi đến hũ bánh quy – và một đứa trẻ lớn hơn có thể trượt trong khi phóng lên cầu thang gỗ cứng khi đi tất. Tuy nhiên, có rất nhiều điều bạn có thể làm để tăng cường an toàn khi ngã và giảm thiểu chấn thương khi ngã.

Ngăn ngừa té ngã tại nhà

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản ở những điểm nóng này có thể giúp ngăn ngừa té ngã tại nhà:

Các cửa sổ. 

Hầu hết trẻ em từ 5 tuổi trở xuống có thể vừa với lỗ mở 6 inch. Để ngăn rơi từ cửa sổ, hãy cài đặt một điểm dừng ngăn cửa sổ mở quá 4 inch. Ngoài ra, cài đặt các bộ bảo vệ cửa sổ bao phủ phần dưới của cửa sổ. Các chiến lược phòng ngừa khác bao gồm chỉ mở các cửa sổ trên cao, di chuyển đồ đạc ra khỏi cửa sổ và giám sát trẻ em trong một căn phòng có cửa sổ mở. Đừng dựa vào cánh cửa sổ để tránh ngã.

Cầu thang. 

Lắp đặt cổng an toàn ở đầu và cuối cầu thang. Đặt các tay nắm cửa trên các cánh cửa dẫn đến cầu thang, chẳng hạn như cửa tầng hầm. Lắp đặt đường ray cầu thang thấp hơn để trẻ nhỏ dễ dàng tiếp cận hơn. Đừng để lộn xộn trên cầu thang.

Hiên và ban công.

 Đừng để một đứa trẻ chơi không giám sát trên ban công, hiên nhà hoặc thoát khỏi đám cháy ngay cả khi có lan can. Khóa cửa ra vào và cửa sổ vào các khu vực này.

Nội thất và thiết bị trẻ em. 

Sử dụng dây đai an toàn được cài đặt sẵn trên bàn thay đồ hoặc ghế cao. Chọn một chiếc ghế bành có đế rộng giúp cho việc lật nghiêng ít xảy ra hơn. Đừng để một đứa trẻ không được giám sát trên bàn thay đồ hoặc trên ghế bành.

Giường ngủ.

 Lắp đặt đường ray an toàn trên giường cho trẻ mới biết đi. Giường tầng nên được sử dụng cho trẻ em từ sáu tuổi trở lên. Đường ray an toàn trên giường tầng nên ở hai bên giường và khoảng cách giữa các đường ray nên từ 4 inch trở xuống. Sử dụng đèn ngủ gần cầu thang giường tầng hoặc thang để sử dụng an toàn vào ban đêm.

Nội thất khác. 

Đặt cản hoặc bảo vệ trên các góc nhọn của đồ nội thất để bảo vệ trẻ mới biết đi khi chúng ngã.

Bồn tắm.

Đừng để con bạn không được chăm sóc trong bồn tắm. Sử dụng bồn tắm không thấm nước và làm sạch sàn ướt kịp thời.

Xe tập đi cho bé.

 Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không sử dụng xe tập đi cho bé, có thể dẫn đến té ngã. Xem xét các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như một tập đi cùng ba mẹ hoặc xe tập đi cố định bé

Đèn ngủ. 

Sử dụng đèn ngủ trong phòng ngủ của con bạn, phòng tắm và hành lang để tránh ngã vào ban đêm.

An toàn cho trẻ em khi di chuyển

Khi bạn ra ngoài, hãy cân nhắc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Xe đẩy. 

Khi mua một chiếc xe đẩy, hãy tìm một chiếc có đế rộng. Luôn luôn sử dụng dây đai an toàn khi em bé hoặc trẻ mới biết đi của bạn trong xe đẩy. Để tránh lật xe đẩy, đừng treo túi nặng vào tay cầm. Kiểm tra giới hạn trọng lượng của xe đẩy có chỗ cho trẻ lớn đứng ở phía sau.

Giỏ hàng. 

Giỏ hàng có thể trượt dễ dàng. Chỉ đặt một đứa trẻ vào ghế được chỉ định và sử dụng dây an toàn. Đừng để con bạn ngồi trong giỏ, đứng trong giỏ hàng hoặc treo từ hai bên của giỏ hàng. Người lớn nên đẩy xe đẩy khi trẻ ngồi vào ghế.

Sân chơi. 

Tìm ra sân chơi với các bề mặt hấp thụ giảm chấn động, chẳng hạn như dăm gỗ, mùn, cao su hoặc cát. Ngã trên xi măng, bụi bẩn đóng gói và cỏ có nhiều khả năng dẫn đến chấn thương. Hướng con bạn đến các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp ngăn ngừa té ngã từ thiết bị.

Mũ bảo hiểm và các thiết bị bảo vệ khác. 

Luôn luôn cho con đội mũ bảo hiểm trong khi đi xe đạp, trượt patin, trượt ván hoặc đi xe tay ga. Khi sử dụng giày trượt, xe tay ga hoặc ván trượt, con bạn nên đeo áo bảo vệ cho cổ tay, khuỷu tay và đầu gối.

Thang cuốn. 

Giữ tay con bạn khi sử dụng thang cuốn. Để ý quần áo rộng, dây giày hoặc giày như dép xỏ ngón có thể gây vấp ngã. Đừng để con bạn ngồi hoặc chơi trên thang cuốn. Đừng sử dụng xe đẩy trên thang cuốn.

Để ý bề mặt trơn trượt. 

Khuyến khích con bạn tiếp cận các khu vực ẩm ướt, tối và lát một cách thận trọng trong nhiệt độ lạnh. Hãy chắc chắn rằng con bạn đi giày hoặc ủng có lực kéo trong thời tiết xấu. Một chiếc áo khoác nặng hoặc cồng kềnh có thể cung cấp đệm trong trường hợp rơi. Dạy con bạn không chạy quanh bể bơi.

Giữ con bạn an toàn khỏi té mất nhiều hơn may mắn. Thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa này và bạn sẽ đi một chặng đường dài để ngăn ngừa thương tích.

mayoclinic.org

Bài viết Phòng ngừa té ngã và thương tích cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-te-nga-va-thuong-tich-cho-tre-66849/feed/ 0