Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 11 Aug 2019 17:14:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bé gái bị ngứa vùng kín do đâu? https://benh.vn/be-gai-bi-ngua-vung-kin-do-dau-4475/ https://benh.vn/be-gai-bi-ngua-vung-kin-do-dau-4475/#respond Thu, 10 May 2018 05:04:18 +0000 http://benh2.vn/be-gai-bi-ngua-vung-kin-do-dau-4475/ Các mẹ, các chị vẫn hay than thở “chăm sóc con gái khó hơn con trai”. Quả thật như vậy, do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái “đặc biệt” hơn bé trai nên khi chăm sóc, vệ sinh cho bé gái thường phải rất cẩn thận, tỷ mỉ.

Bài viết Bé gái bị ngứa vùng kín do đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các mẹ, các chị vẫn hay than thở “chăm sóc con gái khó hơn con trai”. Quả thật như vậy, do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái “đặc biệt” hơn bé trai nên khi chăm sóc, vệ sinh cho bé gái thường phải rất cẩn thận, tỷ mỉ.

Hơn nữa, vùng kín của bé gái do chưa đến tuổi dậy thì dễ bị kích ứng vì thiếu các rào chắn sinh lý khiến cho vi trùng dễ phát triển gây ngứa ngáy, khó chịu…

Vậy bé gái bị ngứa vùng kín do những nguyên nhân gì? Cách vệ sinh cho bé như thế nào?

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ

Bộ phận sinh dục nữ là một hệ thống sinh lý trong cơ thể nữ giới với nhiều chức năng phức tạp: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con.

Các cơ quan sinh dục phụ nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn.

Biểu hiện khi viêm nhiễm vùng kín ở bé gái

  • Ngứa ngáy, khó chịu, kêu khóc (cũng có trẻ không có triệu chứng này)
  • Tiết dịch: xanh lá cây, màu nâu…
  • Có mùi khó chịu.
  • Rối loạn bài niệu: đái dắt, buốt hoặc đái dầm..

Các nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở bé gái

1. Do dính môi nhỏ

Dính môi nhỏ ở bé gái là do thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì, thường biểu hiện ở dạng viêm vùng da môi nhỏ.

Triệu chứng:

  • Viêm vùng da môi nhỏ và bị dính vào nhau che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu.
  • Khi đi tiểu, nước tiểu có thể chẽ ra các tia mà không thành dòng.
  • Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 20-40% bệnh nhân dính môi nhỏ.
  • Bệnh thường gặp ở các bé gái dưới 6 tuổi.

2. Do các dị vật âm đạo

Hội chứng tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo xảy ra khi âm đạo của trẻ có dị vật.

Triệu chứng:

  • Gây chảy máu âm đạo ở bé gái.
  • Dị vật phổ biến nhất trong âm đạo là giấy vệ sinh.
  • Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 8 tuổi.

3. Viêm âm đạo do virus nhóm Poxvirus

Âm đạo của trẻ có thể bị viêm do lây qua tiếp xúc từ nơi khác trên cơ thể mắc bệnh hoặc qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2-7 tuần.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Da vùng âm đạo có thể bị nhiễm trùng do một loại virus tên là Poxvirus.
  • Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh thường xảy ra ở trẻ em khoảng 5 tuổi, hoặc nhóm người từ 15 đến 29 tuổi

4 . Viêm âm đạo do giun kim

Do thói quen hay ngồi xổm, lê la dưới đất nên trẻ thường bị giun kim. Giun kim là một loại ký sinh trùng đường ruột, có thể mang vi khuẩn vào đáy chậu và gây ra viêm nhiễm thứ phát của âm hộ và âm đạo.

Triệu chứng:

  • Bệnh nhân thường bị ngứa trong khu vực hậu môn.
  • Viêm âm hộ và âm đạo phát triển trong khoảng 20% ​​các em gái có có giun kim.

Phòng tránh:

  • Không cho trẻ ngồi lê la dưới đất.
  • Tránh mặc quần vải mỏng, chất liệu nilon mà nên chọn vải thấm hút tốt.

5. Viêm âm đạo do thiếu nội tiết

Sau khi ra đời, các bé gái sẽ nhận được một lượng estrogen từ máu mẹ truyền sang. Lượng nội tiết tố này giúp âm đạo của trẻ tạo được môi trường pH trung tính.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Một số trẻ nhận được rất ít lượng estrogen, khiến âm đạo khô, dễ bị kích ứng, gây ngứa.

6. Viêm âm hộ do rối loạn sắc tố

Triệu chứng:

  • Có sự mất màu hoặc da đổi sang màu hồng, màu ngà voi tại một điểm ở vùng kín.
  • Trẻ bị teo mất môi lớn và thu hẹp âm vật cũng như thu hẹp lối vào tiền sảnh của âm đạo.
  • Bệnh thường khởi phát đối với trẻ trước 7 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có thể liên quan tới rối loạn tự miễn.

7. Viêm âm hộ vùng da tiết bã

Viêm âm hộ vùng da tiết bã có liên quan tới sự có mặt của ban hồng, khu trú từng điểm, có thể nằm trong tam giác mu.

Triệu chứng:

  • Xung quanh âm hộ có thể có vết nứt.
  • Âm hộ bị nhiễm trùng thứ cấp.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do vi khuẩn.
  • Do nấm tương gây đau và ngứa.

Viêm âm hộ vùng da tiết bã gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ (Ảnh minh họa)

8. Viêm âm hộ do viêm da dị ứng

Triệu chứng:

  • Ngứa dai dẳng, ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng.
  • Trên bề mặt của âm hộ có thể xuất hiện các điểm tróc.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do vi khuẩn.
  • Do nấm.

9. Viêm âm hộ do bệnh vẩy nến

Viêm âm hộ do bệnh vẩy nến thường đi kèm với những thay đổi ở các bộ phận khác của cơ thể.

Triệu chứng:

  • Tổn thương dày, dính.
  • Xung quanh tam giác mu có màu bạc.

10. Viêm âm đạo do chứng bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ gây xuất huyết đường tiêu hóa và dẫn đến viên âm đạo.

Triệu chứng:

  • Gây chảy máu ở đường âm đạo.

11. Viêm âm đạo do vệ sinh không đúng cách, do nguồn nước, xà phòng

Nguyên nhân:

  • Do bé gái chưa đến tuổi phát triển toàn diện thiếu các rào chắn sinh lý nên dễ nhiễm bệnh.
  • Do vệ sinh không đúng cách.
  • Do nguồn nước ô nhiễm, xà phòng…

Triệu chứng:

  • Ngứa ngáy, khó chịu.
  • Đau rát, ra huyết trắng…

Cách chăm sóc vùng kín của bé gái

Vệ sinh đúng cách cho bé gái (Ảnh minh họa)

– Dùng khăn vải mềm lau hoặc rửa vùng kín, sau đó lau khô (tối thiểu 3 lần/ 1 ngày).

– Vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh sự lây truyền những loại vi khuẩn gây hại từ hậu môn lan ra âm đạo.

– Sau khi bé đại tiện, thay bỉm cần rửa sạch, thấm khô rồi mặc tã, không để ẩm ướt mà trẻ dễ bị nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.

– Không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín của bé, vì sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ.

– Không dùng nước muối loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ (trừ khi có chỉ định của bác sỹ).

Lưu ý:

Trong trường hợp sử dụng những loại xà bông có hoạt tính dịu nhẹ phải đảm bảo không “tẩy” sạch tất cả các loại vi khuẩn “cư trú” trong vùng kín của âm đạo.

Chăm sóc vùng kín của bé khi bị ngứa

– Dặn trẻ không dùng tay gãi “vùng kín” khi bị ngứa.

– Thay quần lót cho trẻ 2 lần/ ngày.

– Không cho trẻ ngâm mình trong bồn tắm quá 15 phút để giảm khả năng lây nhiễm đến mức tối thiểu.

– Dùng nước lá trà xanh, lá trầu không pha loãng vệ sinh cho trẻ ngày 3 lần (cần tham khảo ý kiến của bác sỹ)

Ý kiến của chuyên gia

TS.BS Hồng Minh (Trung tâm chăm sóc SKSS vị thành niên, BV Phụ sản TƯ)

“Trẻ gái chưa dậy thì thiếu hẳn các rào chắn sinh lý ngăn nhiễm trùng nên dễ nhiễm bệnh. Cộng với việc vệ sinh không đúng cách sẽ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển, gây viêm nhiễm.

Hơn 70% trường hợp bị viêm là do kích ứng với hóa chất có trong xà phòng tắm, nước hoa, các chất tạo bọt, hương thơm cho nước tắm. Hoặc do mặc quần quá chật, ẩm ướt hoặc vệ sinh không sạch sau khi đi vệ sinh, với triệu chứng là ra huyết trắng, ngứa, rát, đau…

Trẻ gái còn có thể bị viêm do thiếu nội tiết, do virus nhóm Poxvirus (ở trẻ gái khoảng 5 tuổi), viêm vùng da tiết bã, viêm da dị ứng… Tình trạng vệ sinh kém, nguồn nước, bụi bẩn hay quần áo mà các bé tiếp xúc hằng ngày cũng là những nguyên nhân gây viêm nhiễm. Đặc biệt, “quần chíp” quá chật hay ẩm ướt, quần áo “sida” là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh.

Do đó không nên cho trẻ dùng quần áo sida, sắm đồ lót cho con vừa mặc, chất liệu cotton thoáng và dễ hút mồ hôi. Giấy vệ sinh, quần lót nên dùng màu trắng để dễ phát hiện huyết trắng đổi màu. Tránh các loại xà phòng, sữa tắm có chất tạo bọt, mùi”

BS Nguyễn Thị Hải (Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản Hiếu Thảo, Hà Nội)

“Trẻ em gái có thể bị mắc bệnh nhiễm trùng tiểu mà cha mẹ cần biết để phát hiện sớm.

Các triệu chứng thường mơ hồ và thay đổi theo lứa tuổi. Ở trẻ lớn có các triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu đau, tiểu đục, đái dầm, sốt cao, đau hông, đau lưng…

Khi thấy trẻ thường xuyên kêu đau, ngứa, dùng tay gãi, sờ vùng kín… thì cần cho trẻ đi khám chuyên khoa để được điều trị”

Lời kết

Viêm âm hộ và âm đạo là một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín của bé gái. Trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mãn tính gây khó chịu cho trẻ và tạo tâm lý lo lắng cho cha mẹ.

Tuy nhiên, đa số các chứng bệnh và một số dị tật ở vùng kín của trẻ gái đều dễ chữa, nhưng nếu không được điều trị, hoặc điều trị muộn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống, khả năng sinh sản và đời sống tình dục của trẻ khi trưởng thành.

Vì vậy, khi thấy bé gái có các biểu hiện tiết dịch ở vùng kín, ngứa ngáy, ra máu….các mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế chuyên khoa để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Benh.vn

Bài viết Bé gái bị ngứa vùng kín do đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/be-gai-bi-ngua-vung-kin-do-dau-4475/feed/ 0
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tuổi dậy của bạn gái https://benh.vn/cac-chat-dinh-duong-can-thiet-cho-tuoi-day-cua-ban-gai-4978/ https://benh.vn/cac-chat-dinh-duong-can-thiet-cho-tuoi-day-cua-ban-gai-4978/#respond Mon, 30 Jan 2017 05:14:28 +0000 http://benh2.vn/cac-chat-dinh-duong-can-thiet-cho-tuoi-day-cua-ban-gai-4978/ Cơ thể bạn gái đến tuổi dậy thì cần rất nhiều chất, một mặt giúp cơ thể tồn tại, mặt khác giúp cho sự những sự thay đổi của cơ thể tuổi dậy thì. Để duy trì và bổ sung những chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo sức khoẻ và giữ gìn vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ một số chất dưới đây thật sự cần thiết cho cơ thể của bạn gái

Bài viết Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tuổi dậy của bạn gái đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơ thể bạn gái đến tuổi dậy thì cần rất nhiều chất, một mặt giúp cơ thể tồn tại, mặt khác giúp cho sự những sự thay đổi của cơ thể tuổi dậy thì. Để duy trì và bổ sung những chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo sức khoẻ và giữ gìn vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ một số chất dưới đây thật sự cần thiết cho cơ thể của bạn gái

Axit Folic

Axit Folic có trong các loại ngũ cốc giúp bảo vệ tim mạch (Ảnh minh họa)

Vai trò của axit folic

Axit Folic hay vitamin B9 là chất giúp tổng hợp ADN và các protein rất cần thiết cho sự sinh sản của tế bào cấu tạo nên các tổ chức trong cơ thể. Chất này rất cần thiết cho sự mang thai sau này.

Ngoài ra, axit folic có tác dụng bảo vệ tim mạch cũng như các chức năng về thần kinh.

Bổ sung axit folic

Ngay từ thời niên thiếu, các bé gái cần tạo thói quen ăn những thực phẩm có hàm lượng axit folic cao để cung cấp đủ cho cơ thể như các loại ngũ cốc, …

Sắt

Vai trò của Sắt

Sắt là một nguyên tố cần thiết để tạo máu. 90% phụ nữ ở tuổi mang thai đều bị thiếu sắt, tỷ lệ này ở thiếu nữ là 14%. Khi thiếu sắt, sức đề kháng của cơ thể kém, cơ thể và trí óc nhanh mệt mỏi.

Ở một số bạn gái, cơ thể thiếu chất sắt âm ỉ, thường xuất hiện rõ rệt khi bắt đầu có kinh nguyệt. Vì vậy từ khi có kinh người gầy và xanh xao, hay hồi hộp, vã mồ hôi. Người ta đã nhận xét trong thực tế hầu như cứ 5 phụ nữ khỏe mạnh thì có một người bị mất tới 30mg sắt trong một kỳ hành kinh.

Bổ sung Sắt

Chính vì vậy, trong giai đoạn dậy thì, bạn gái cần khoảng 15 mg sắt mỗi ngày. Trong kỳ nguyệt san, nhu cầu về sắt của cơ thể lớn hơn, nếu cơ thể bạn thiếu chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, bạn gái nên ăn nhiều thực phẩm có màu sẫm như gan, tim, bầu dục, thịt bò, cà rốt, rau dền …

Kẽm

Kẽm giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virut, tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)

Vai trò của Kẽm

Ngoài nguyên tố sắt, những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy rõ nếu bạn gái thiếu nguyên tố kẽm, chiều cao sẽ kém phát triển và chậm dậy thì. Vì trong cơ thể người, kẽm tham gia vào cấu tạo của hơn hai mươi loại men điều khiển nhiều quá trình chuyển hóa và phát triển ở tế bào. Đặc biệt ở bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, cơ thể không thể thiếu chất kẽm, bởi kẽm có tác dụng rất quan trọng đối với hoạt động của bộ máy sinh dục.

Các nghiên cứu

Một nghiên cứu ở Iran của nhà khoa học Rôđaghi tiến hành trên 187 thanh niên lùn đã phát hiện được một cô gái đã 20 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu của tuổi dậy thì, khi kiểm tra huyết tương, hồng cầu và tóc thì thấy hàm lượng kẽm rất thấp. Một thời gian sau đó, khi cho thêm vào khẩu phần ăn của cô gái này khoảng 20-30mg kẽm/ngày, thì thấy cô gái cao lên rõ rệt và đã bắt đầu xuất hiện những biểu hiện rõ ràng của giới tính.

Một nghiên cứu khác (của J.A.Hanstit) cũng đã chứng minh thêm tình trạng cơ thể thiếu kẽm sẽ gây chậm lớn, chậm phát dục ở thanh thiếu niên. Khi thử nghiệm mười bảy nam nữ thanh niên bị chậm lớn, chậm dậy thì với chế độ ăn có nhiều protein thì không có kết quả. Nhưng đến khi cho thêm vào khẩu phần của mười bảy người này mỗi ngày 20mg kẽm thì đều khỏi bệnh một cách kỳ lạ.

Bổ sung Kẽm

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, hàng ngày cơ thể cần tới 15-20 mg kẽm. Trên thực tế, vi chất kẽm có rất nhiều trong các loại thực phẩm, vì vậy, các bạn gái cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, không nên kiêng kem để có thể cung cấp đủ hàm lượng kẽm mỗi ngày cho cơ thể.

Canxi

Vai trò của Canxi

Canxi được cơ thể hấp thụ trong suốt thời thiếu niên đều tham gia vào việc hình thành khung xương, sau thời gian này là quá muộn. Sự hấp thu canxi trong thời kỳ tuổi trẻ không đủ sẽ dẫn đến bệnh loãng xương sau này.

Tuổi dậy thì thường được gọi là “tuổi của khung xương”. Lúc này, bộ xương phát triển rất mạnh nhưng lại chưa cố định cho nên nếu không giữ gìn dễ mắc chứng cong, lệch cột sống, gù lưng, xương chậu méo mó làm cho vóc dáng của cơ thể xấu đi. Mặt khác còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (như xương chậu méo dễ dẫn đến khó đẻ).

Bổ sung Canxi

Cách phòng tránh duy nhất là hình thành tốt khung xương ở tuổi thiếu niên với lượng thức ăn có đủ 1.200mg canxi mỗi ngày bằng các sản phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, ốc hến, canh xương … và một số loại thực phẩm cung cấp có hàm lượng canxi cao như bánh quy …

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi để bộ khung xương phát triển tốt (Ảnh minh họa)

Ngoài việc ăn những thức ăn giàu canxi, bạn gái cũng cần tránh ăn những thức ăn có nhiều axít ôxalic (như lá me chua, khế…) vì a xít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi, nên ăn những thức ăn có nhiều phốt pho như trứng, cá, thịt, phủ tạng gia súc gia cầm… và những thức ăn có nhiều vitamin A, D để tăng cường việc hấp thu canxi của cơ thể.

Lipit

Vai trò của Lipit

Cơ thể cần có một lượng mỡ nhất định, nó có tác dụng điều hòa chức năng sinh dục của nữ giới. Lượng mỡ nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt và sự trao đổi hormon trong cơ thể. Nếu lượng mỡ trong cơ thể giảm đi 1/3, bạn gái dễ bị mắc bệnh não. Ðặc biệt đối với thiếu nữ đang độ tuổi lớn, bộ não cần đầy đủ chất để phát triển với một lượng máu, ôxy, glucô nhiều hơn so với người lớn.

Hơn nữa, đối với thiếu nữ, chức năng hoạt động của buồng trứng phát triển chưa hoàn thiện, nên nếu không đủ lượng mỡ cần thiết, rất dễ dẫn đến tắc kinh, hoặc thời gian tắc kinh kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến bộ máy sinh dục, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến “kích cỡ” của ngực, làm giảm những đường cong gợi cảm, hấp dẫn ở bạn gái.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng lipit trong cơ thể bạn gái lần đầu thấy kinh chỉ có 17%, thời kỳ hành kinh và thời kỳ sinh đẻ sau này, lượng lipit trong cơ thể bạn gái phải đảm bảo 22%, như thế mới đủ năng lượng duy trì hoạt động bình thường của hệ nội tiết và sẽ rất tốt cho cơ thể người phụ nữ mang thai sau này.

Bổ sung Lipit

Vì vậy, đối với bạn gái gầy yếu, nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp. Ðể cơ thể phát triển tốt và kinh nguyệt bình thường, các bạn nên ăn nhiều lòng trắng trứng gà, các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Các bạn gái 14-16 tuổi chưa thấy kinh, chớ vội lo lắng mà gây ra căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng đến sửc khỏe. Bạn cứ sinh hoạt bình thường, tinh thần thoải mái, và điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho thích hợp, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu đến 18 tuổi mà chưa thấy kinh, bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa, hoặc xem lại trong gia đình có ai thấy kinh muộn như vậy không, vì nếu có thì có thể bạn sẽ thấy kinh muộn theo di truyền.

Một số loại vitamin

Vitamin A

Vitamin A rất có lợi cho cơ thể của bạn, nó có tác dụng làm cho da mịn màng, khỏe mạnh. Ðể cung cấp vitamin A cho cơ thể bạn nên chọn những loại đồ ăn như gan, cá, sữa, đậu phụ, trứng.

Hoa quả chứa nhiều vitamin B1 giúp làn da mềm mại (Ảnh minh họa)

Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B có tác dụng làm da mềm mại. Vitamin B1 có nhiều trong các loại đậu quả, ngũ cốc. Bạn gái nên ăn nhiều hoa quả, cà rốt, lạc, vừng, dầu cá. Nếu bạn có mồ hôi dầu, nên ít ăn các loại thực phẩm nhiều chất mỡ, mà nên chú ý tới các loại rau tươi và hoa quả. Nếu da của bạn khô, thì nên ăn nhiều đậu tương, cà rốt.

Lời kết

Chế độ ăn uống liên quan mật thiết với sức khoẻ và vẻ đẹp của bạn gái. Ở tuổi dậy thì, cơ thể bạn gái cần có đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy hàng ngày bạn nên chọn những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao để cơ thể khỏe mạnh, không nên kiêng khem quá nhiều nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt.

Benh.vn

Bài viết Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tuổi dậy của bạn gái đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-chat-dinh-duong-can-thiet-cho-tuoi-day-cua-ban-gai-4978/feed/ 0