Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 04:28:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh Bạch hầu – triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh https://benh.vn/benh-bach-hau-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-8246/ https://benh.vn/benh-bach-hau-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-8246/#respond Thu, 20 Jul 2023 06:45:09 +0000 http://benh2.vn/benh-bach-hau-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-8246/ Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh lây do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria, vi khuẩn bạch hầu hình que, đa dạng, ít di động, nhuộm Gram dương, có 3 loại khuẩn lạc nhỏ, to và trung gian (mitis, gravis, intermedius).

Bài viết Bệnh Bạch hầu – triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm để lại nhiều biến chứng nặng nề. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có thể ngăn ngừa sớm bằng biện pháp tiêm chủng. Bệnh bạch hầu dễ lây nhiễm qua các con đường tiếp xúc thông thường và biến thành dịch. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh bạch hầu để có biện pháp xử lý kịp thời.

benh-bach-hau-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-1.jpg

1. Bệnh bạch hầu là gì

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh lây do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria, vi khuẩn bạch hầu hình que, đa dạng, ít di động, nhuộm Gram dương, có 3 loại khuẩn lạc nhỏ, to và trung gian (mitis, gravis, intermedius). Trực khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Có 2 thể bệnh bạch hầu hay gặp: bạch hầu họng và bạch hầu thanh quản. Ở vùng nhiệt đới có thể gặp bạch hầu mũi, mắt, da.

Vi khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố gây nhiễm độc, nhất là gây rối loạn thần kinh và tim mạch.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những trẻ không được tiêm chủng. Ở vùng khí hậu nhiệt đới bệnh thường gặp trong những tháng lạnh. Trong năm 2000 có khoảng 30.000 trường hợp mắc và 3000 trường hợp chết do bạch hầu đã được báo cáo trên toàn thế giới.

2. Bệnh Bạch hầu lân truyền như thế nào

Bệnh bạch hầu lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Nó có thể gây nhiễm trùng mũi họng dẫn đến khó thở và tử vong.

3. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Bạch hầu

Bệnh bạch hầu thể họng, triệu chứng gặp sớm nhất là viêm họng với chán ăn và sốt nhẹ. Trong vòng 2-3 ngày đám giả mạc trắng có màu ngà ở trong họng, lưỡi. Giả mạc trong bệnh bạch hầu có đặc điểm là dai, dính và dễ chảy máu nếu bóc giả mạc ra. Nếu có chảy máu, giả mạc có thể có màu xám hoặc đen.

Triệu chứng lâm sàng bệnh Bạch hầu

  • Thời kì ủ bệnh khoảng 5 ngày, không có biểu hiện rõ.
  • Thời kì khởi phát bệnh tiến triển từ từ, sốt nhẹ 38°C, xuất hiện đau họng.
  • Trẻ em khó chịu, không chịu chơi. Lúc này da hơi xanh, chảy nước mũi.
  • Vài ngày sau trẻ sẽ tiếp tục sốt, ho, đau họng, khó nuốt, trẻ có vẻ mặt nhiễm độc, xanh tái, miệng có mùi hôi. Hạch cổ, góc hàm thường nổi to, làm vùng cổ hai bên của trẻ hơi bạnh ra, gọi là “cổ bò”.
tre-bi-benh-bach-hau
Bệnh bạch hầu có các biểu hiện của viêm đường hô hấp
  • Soi khám thấy họng đỏ, phủ giả mạc màu trắng xám dính chặt vào amidan, xung quanh amidan, đám giả mạc có thể lan rộng tới vòm họng, bóc ra làm chảy máụ, giả mạc bóc ra cho vào nước không tan, có thể có màu đen.
  • Giả mạc bệnh Bạch hầu có thể lan rộng tới thanh quản gây ra triệu chứng bạch hầu thanh quản như: khản tiếng, ho khàn, rồi có biểu hiện khó thở thanh quản như khó thở vào, có tiếng rít thanh quản, cơ lõm khoảng trên ức và dưới ức, môi tím.
  • Ngoài các thể trên còn có thể gặp diphtheria ở ngoài da, niêm mạc âm đạo, biểu hiện loét ở da và niêm mạc.
  • Thể gặp bạch hầu mũi, với biểu hiện chảy mủ – máu một bên hay hai bên lỗ mũi.
    Độc tố do vi khuẩn bạch hầu gây độc cho thần kinh và tim mạch:
  • Liệt màn hầu, làm trẻ bị sặc, khó nuốt. Liệt cơ mắt, đặc biệt là liệt khả năng điều tiết, gây viễn thị. Liệt các chi, biểu hiện liệt này thường xuất hiện ở tuần thứ ba.

Biểu hiện viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim và trụy mạch; những rối loạn này ở tim thường xảy ra từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 40 từ khi khởi phát, thông thường hay ở tuần thứ hai; đây là một biến chứng nặng có thể gây tử vong cho trẻ.

vi-khuan-gay-benh-bach-hau
Vi khuẩn bạch hầu sau khi nhuộm và soi dưới kính hiển vi

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Bạch hầu

  • Ngoáy họng, vào đám giả mạc để chẩn đoán.
  • Nhuộm Gram, soi trực tiếp thấy trực khuẩn hình que, hình thái diphtheria. Cấy trên thạch máu Loffler, 16-48 giờ sau có thể thấy vi khuẩn mọc.
  • Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu có hạt độc, có thể có tiểu cầu giảm.
  • Điện tâm đồ: có thể thấy rối loạn nhịp, biểu hiện viêm cơ tim.

Bệnh nhân có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.

4. Biến chứng của bệnh bạch hầu

Trong giai đoạn sớm của bệnh hoặc những tuần sau đó, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim có thể gây suy tim. Một vài bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim sau nhiều năm bị bệnh tim mãn và suy tim.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bạch hầu là tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong.

5. Điều trị bệnh bạch hầu

Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu và dùng kháng sinh như erythromycin hoặc penicillin và cần cách ly tránh lây bệnh sang người khác.

Điều trị bệnh bạch hầu phải bắt đầu ngay từ rất sớm, khi nghi ngờ về lâm sàng, không cần chờ kết quả xét nghiệm vi khuẩn, nhất là khi có dịch bệnh xuất hiện. Nên chuyển bệnh nhi tới bệnh viện gần nhất.

Điều trị bệnh bạch hầu chi tiết

  • Cách li trẻ khỏi các bệnh nhi khác tại bệnh viện trong 10-14 ngày.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, nếu trẻ khó nuốt nên cho ăn qua ống sond dạ dày.
  • Cho Penicillin G 1 triệu đơn vị/lần, ngày 2 lần, trong 10 ngày; nếu dị ứng với Penicillin, thay bằng Erythromycin 25-50mg/kg/ngày, trong 10 ngày.
  • Cho kháng độc tố bạch hầu: với thể nhẹ 40.000 đơn vị, với thể trung bình 60.000 đơn vị còn với thể nặng có giả mạc lan rộng 80.000 – 1.000.000 đơn vị, để trung hòa độc tộ tuần hoàn.
  • Luôn luôn, phải thông đường hô hấp; với thể bạch hầu thanh quản có khó thở thanh quản độ 2, cần thiết phải mở khí quản.
  • Với thể có liệt, cho Vitamin B1 và điều trị vật lí phục hồi chức năng.
  • Với thể có viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, phải điều trị bằng thuốc trợ tim, Prednison

Cần nuôi cấy dịch họng để chẩn đoán. Bệnh nhân sẽ không còn khả năng lây lan sau 2 ngày điều trị kháng sinh thích hợp.

Để chẩn đoán xác định cần nuôi cấy bệnh phẩm từ họng của các trường hợp nghi ngờ. Tuy nhiên, cần bắt đầu điều trị ngay mà không đợi kết quả nuôi cấy.

benh-bach-hau-nguyen-nhan
Vaccin là biện pháp phòng bệnh bạch hầu tốt nhất

6. Phòng bệnh bạch hầu

Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu là duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong cộng đồng. Ở hầu hết các nước, vắc xin giải độc tố bạch hầu được tiêm cùng với vắc xin ho gà và giải độc tố uốn ván (vắc xin BH – HG – UV). Gần đây một số nước đã sử dụng vắc xin phối hợp gồm vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và đôi khi cả vắc xin Hib.

  • Tiêm chủng phòng bạch hầu, thực hiện đồng thời với tiêm chủng ho gà và uốn ván, 3 lần lúc trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi.
  • Cần khám và cấy dịch hầu họng cho những người trong gia đình hay tập thể có tiếp xúc với trẻ bị bạch hầu.
  • Với trẻ có triệu chứng sớm của bạch hầu, phải điều trị như bị bạch hầu.
  • Với người có mang vi khuẩn bạch hầu không có triệu chứng, cho Erythromycin uống 20-30 mg/kg/ngày, chia 4 liều; hay Benzathin Penicillin G tiêm bắp 25.000 đơn vị/kg, trong 10 ngày và khám lại hằng ngày.

Sau mỗi khoảng thời gian 10 năm, cần tiêm nhắc lại vắc xin loại dùng cho người lớn là giải độc tố uốn ván – bạch hầu (Td) để duy trì khả năng miễn dịch.

Gs. Ts Nguyễn Công Khanh – BV Nhi Trung ương

Bài viết Bệnh Bạch hầu – triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-bach-hau-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-8246/feed/ 0
Đã khống chế được ổ dịch bạch hầu tại Quảng Nam https://benh.vn/da-khong-che-duoc-o-dich-bach-hau-tai-quang-nam-7426/ https://benh.vn/da-khong-che-duoc-o-dich-bach-hau-tai-quang-nam-7426/#respond Mon, 27 Jul 2015 06:20:57 +0000 http://benh2.vn/da-khong-che-duoc-o-dich-bach-hau-tai-quang-nam-7426/ Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 7, tại xã Phước Lộc (Quảng Nam) đã có 3 người chết, 10 người phải nhập viện do bệnh bạch hầu. Điều đáng nói là phần lớn người dân ở đây chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh do những thủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, sau khi sử dụng những biện động viên, thuyết phục kể cả khống chế để giữ an toàn tính mạng cho người bệnh, ổ dịch bạch hầu cơ bản đã được dập tắt…

Bài viết Đã khống chế được ổ dịch bạch hầu tại Quảng Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 7, tại xã Phước Lộc (Quảng Nam) đã có 3 người chết, 10 người phải nhập viện do bệnh bạch hầu. Điều đáng nói là phần lớn người dân ở đây chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh do những thủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, sau khi sử dụng những biện động viên, thuyết phục kể cả khống chế để giữ an toàn tính mạng cho người bệnh, ổ dịch bạch hầu cơ bản đã được dập tắt…

Ngày 25/7, khoa kiểm soát dịch bệnh (TT Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam) cho biết: Hiện, ổ dịch bạch hầu bùng phát tại thôn 8A và 8B đã cơ bản được khống chế, không phát sinh ca bệnh mới nào. Các bệnh nhận nhiễm bệnh đã được chữa trị, tình hình sức khỏe đã tiến triển tốt. Các biện pháp khống chế dịch vẫn được triển khai đến khi dịch được dập hoàn toàn.

Dịch bạch hầu bùng phát tại Quảng Nam

Trước đó, ngày 15/7 Sở y tế Quảng Nam đã công bố ổ dịch bạch hầu bùng phát tại xã Phước Lộc sau khi có 3 người ở thôn 8A và 8B xã Phước Lộc chết, 10 người phải nhập viện với các triệu chứng đau rát cổ họng, sung cổ, ăn uống khó khăn. Kết quả xét nghiệm của Viện Paster Nha Trang, trong số 10 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm có 2 mẫu bệnh phẩm dương tính với bạch hầu.

Nguyên nhân do thủ tục lạc hậu nên đa phần người dân nơi đây thường chữa bệnh cho con theo cách đâm trâu, cúng bái tại nhà. Vì vậy, bệnh không những không khỏi mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng.

Do tập tục lạc hậu, tin vào ma quỷ nên việc chữa bệnh ở vùng ổ dịch gặp rất nhiều khó khăn

Tuy nhiên, trong vòng gần một tháng, các biện pháp dập dịch đã được Sở y tế Quảng Nam, TT y tế huyện Phước Sơn khẩn trương triển khai và cách ly vùng nhiễm bệnh. Một trạm y tế dã chiến đã được lập tại vùng ổ dịch với hơn 10 y bác sỹ, cán bộ y tế đã được thành lập nhằm khẩn trương phát hiện và chữa trị ca bệnh mới.

Khó khăn trong việc dập tắt dịch bệnh

Tập tục lạc hậu

Do tập tục lạc hậu, tin vào ma quỷ nên việc chữa bệnh ở vùng ổ dịch gặp rất nhiều khó khăn. Cá biệt có trường hợp nhiễm bệnh nặng nhưng gia đình không chịu cho bệnh nhân đi chữa trị mà kiên quyết để ở nhà để đâm trâu, cúng bái, buộc các cán bộ y tế và cán bộ xã phải vận động, thuyết phục và “cưỡng chế” mới chịu uống thuốc phòng và chữa bệnh.

Trong đó có trường hợp cá biệt vào ngày 16/7, sáu bệnh nhân trong đó có 1 bệnh nhân dương tính với bạch hậu đang chữa trị tại TT Y tế huyện Phước Sơn đã nằng nặc đòi về, buộc TT y tế phải đưa về, phát thuốc chữa trị tại nhà.

Tiêm chủng phòng bệnh

Theo Trung tâm Y tế dự phòng huyện Phước Sơn cho biết những bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu ở hai thôn 8A và 8B của xã Phước Lộc đều là những người chưa đi tiêm chủng. Hiện tại, hơn 95% người dân 2 thôn 8A, 8B đã được uống thuốc dự phòng và không có trường hợp nhiễm bệnh mới nào phát sinh – việc kiểm soát dịch bạch hầu đã được khống chế.

Được biết, kế hoạch tiêm chủng cho người dân xã Phước Lộc (Quảng Nam) sẽ được triển khai trong đầu tuần tới.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Đã khống chế được ổ dịch bạch hầu tại Quảng Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/da-khong-che-duoc-o-dich-bach-hau-tai-quang-nam-7426/feed/ 0
Những con số thống kê kinh hoàng về dịch bệnh bạch hầu https://benh.vn/nhung-con-so-thong-ke-kinh-hoang-ve-dich-benh-bach-hau-8249/ https://benh.vn/nhung-con-so-thong-ke-kinh-hoang-ve-dich-benh-bach-hau-8249/#respond Mon, 16 Feb 2015 06:45:13 +0000 http://benh2.vn/nhung-con-so-thong-ke-kinh-hoang-ve-dich-benh-bach-hau-8249/ Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ 5 trước công nguyên. Một số tài liệu cũng nói đến sự hoành hành của căn bệnh này tại Ai Cập cổ đại và Syria cổ đại.

Bài viết Những con số thống kê kinh hoàng về dịch bệnh bạch hầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ 5 trước công nguyên. Một số tài liệu cũng nói đến sự hoành hành của căn bệnh này tại Ai Cập cổ đại và Syria cổ đại.

 Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu.

Những thống kê kinh hoàng về dịch bệnh bạch hầu

Vào thế kỷ 17, căn bệnh này đã gây ra rất nhiều dịch gây chết người hàng loạt ở châu Âu. Tây Ban Nha gọi bệnh bạch hầu là “kẻ treo cổ”, còn ở Ý gọi là bệnh cổ họng.

Đến thế kỷ 18, vào khoảng năm 1735, bệnh bạch hầu lan rộng đến các nước thuộc địa ở châu Mỹ, gây nên đại dịch bệnh kinh hoàng. Chỉ trong vài tuần, cả gia đình có người mắc bệnh để lần lượt tử vong toàn bộ.

Năm 1920, ước tính có đến 100.000 đến 200.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu mỗi năm tại Mỹ, trong đó có đến 13.000 đến 15.000 ca tử vong mỗi năm, phần lớn là trẻ em. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bạch hầu nguy hiểm nhất là Nome, Alaska.

 Một học sinh được tiêm vacxin ngừa bạch hầu năm 1940 tại Brisbane.

Theo tài liệu của CDC, vào năm 1921, Mỹ ghi nhận 206.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 15.520 trường hợp đã tử vong vì căn bệnh này.

Đến những năm 1920, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu giảm nhanh chóng do việc áp dụng rộng rãi các loại vacxin. Đến giữa năm 2004 đến 2015, chỉ còn 2 trường hợp mắc bạch hầu được ghi nhận tại Mỹ. Tỷ lệ tử vong do mắc bệnh bạch hầu dao động khoảng 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, 5-10% là đối tượng từ 5-40 tuổi.

Đến năm 1943, dịch bệnh bạch hầu bùng phát ở châu Âu trong hoàn cảnh chiến tranh, ghi nhận đến hơn 1 triệu trường hợp mắc bệnh, trong đó có tới 50.000 ca tử vong.

Đến năm 2013, theo báo cáo chính thức, tổng số ca mắc bệnh bạch hầu giảm xuống còn 4.700, giảm gần 100.000 trường hợp so với năm 1980.

Vào năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo cáo đã ghi nhận 7.321 trường hợp mắc bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, con số này chưa phải là thống kê đầy đủ ở các quốc gia nên có thể sẽ còn cao hơn nữa. Gần đây nhất là 3 trường hợp tử vong vì bạch hầu ở Kedah, Malacca và Sabah, Malaysia xảy ra từ đầu năm đến nay.

Khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng

Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu ở Bình Phước khiến 3 người tử vong, 38 người nhập viện vì nhiễm và nghi nhiễm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu ở nước ta, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vacxin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Lịch tiêm chủng vắc xin

Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Benh.vn (Theo Kiến thức)

Bài viết Những con số thống kê kinh hoàng về dịch bệnh bạch hầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-con-so-thong-ke-kinh-hoang-ve-dich-benh-bach-hau-8249/feed/ 0