Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 23 May 2023 02:19:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 “Tắm sạch” đại tràng, loại bỏ 7kg độc tố với 5 thức uống quen thuộc https://benh.vn/tam-sach-dai-trang-loai-bo-7kg-doc-to-voi-5-thuc-uong-quen-thuoc-nay-42961/ https://benh.vn/tam-sach-dai-trang-loai-bo-7kg-doc-to-voi-5-thuc-uong-quen-thuoc-nay-42961/#respond Wed, 03 Oct 2018 04:00:41 +0000 https://benh.vn/?p=42961 Ngoài việc vận động thì các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp đào thải chất độc tự nhiên ra khỏi ruột già rất tốt. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng thường xuyên 6 loại nước uống từ rau quả giúp bạn rửa sạch được những độc tố tích tụ trong đại tràng.

Bài viết “Tắm sạch” đại tràng, loại bỏ 7kg độc tố với 5 thức uống quen thuộc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thông tin đăng trên trang healthyfoodteam, cơ quan đại tràng có khoảng 20 pounds (tương đương 7,46 kg) chất độc và đây chính là thủ phạm khiến sức khỏe sa sút. Chúng ta ai cũng biết rằng, thanh lọc cơ thể nói chung và đại tràng nói riêng thường xuyên là việc nên làm để giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn. Ngoài việc vận động thì các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp đào thải chất độc tự nhiên ra khỏi ruột già rất tốt. Dưới đây là 6 loại nước uống từ rau quả giúp bạn rửa sạch được những độc tố tích tụ trong đại tràng.

1. Nha đam và mật ong

Sự kết hợp của nha đam và mật ong như một phương thuốc nhuận trường và chống viêm rất hiệu quả. Dùng thường xuyên loại nước uống này, chứng táo bón và viêm đại tràng của bạn sẽ được kiểm soát.

Thành phần:

– 4 muỗng canh gel lô hội (60g). – 2 muỗng canh mật ong (50g). – 1/2 chén nước (100ml).

Thực hiện:

– Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay cho đến khi tạo thành hỗn hợp. – Dùng 3 hoặc 4 lần/tuần và uống khi bụng đói.

2. Nước cà rốt xay

Nước cà rốt tươi rất giàu chất xơ và các chất chống oxy hoá giúp cải thiện nhu động ruột và loại bỏ chất thải độc hại. Ngoài ra, chúng còn cung cấp cho những vi khuẩn có lợi bảo vệ đại tràng và do đó cải thiện phản ứng của đại tràng đối với các tác nhân lây nhiễm.

Thành phần:

– 3 củ cà rốt. – 1/2 chén nước (100ml).

Thực hiện:

– Rửa sạch và cắt nhỏ cà rốt. Sau đó, cho vào máy xay nhuyễn với nửa chén nước. – Rót ra ly và uống ngay. Bạn có thể dùng một ly mỗi ngày, và nên uống 30 phút trước bữa sáng.

3. Giấm táo

Bạn có biết, chỉ cần một muỗng canh giấm táo mỗi ngày cũng đủ để kích thích quá trình hoạt động của đại tràng. Giấm táo hoạt động như một chất kiềm hóa tự nhiên, giúp bảo vệ sức khỏe tiêu hóa và đường ruột của bạn.

Thành phần:

– 1 muỗng canh giấm táo (10ml). – 1 chén nước (200ml).

Thực hiện:

– Cho 1 thìa canh giấm táo vào chén nước ấm, khuấy đều và uống khi bụng đói. – Lưu ý là bạn nên uống ít nhất 3 lần/ tuần.

4. Nước lê xay

Nước ép lê có hàm lượng pectin cao – một loại chất xơ giúp nhuận tràng và chống viêm, điều hòa đường ruột.

Thành phần:

– 2 quả lê – 1/2 chén nước (100ml).

Thực hiện:

– Rửa lê sạch và cắt thành từng miếng. – Cho lê vào máy xay với nửa chén nước. – Dùng trong hai tuần liên tiếp uống khi bụng đói.

5. Chuối và sữa chua

Chuối và sữa chua Chất xơ trong chuối cùng với probiotics trong sữa chua sẽ cung cấp cho bạn một liệu pháp chống viêm tuyệt vời cho đại tràng. Hỗn hợp chuối và sữa chua còn giúp điều chỉnh độ pH đường ruột và giúp phòng chống táo bón.

Thành phần:

1 quả chuối chín. 1 hũ sữa chua (125g).

Thực hiện:

– Cho hai nguyên liệu vào máy xay và chế biến đến khi thành hỗn hợp như kem. – Ăn trước bữa sáng ít nhất 3 lần/tuần. Bạn có một dấu hiệu viêm đại tràng? Hãy thử với một trong các loại nước uống như trên và chờ hiệu quả mà chúng mang lại xem sao nhé! Bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh? Xem video để cập nhật thông tin đầy đủ!

Benh.vn

Bài viết “Tắm sạch” đại tràng, loại bỏ 7kg độc tố với 5 thức uống quen thuộc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tam-sach-dai-trang-loai-bo-7kg-doc-to-voi-5-thuc-uong-quen-thuoc-nay-42961/feed/ 0
Điều trị ngoại khoa bệnh hẹp hậu môn trực tràng https://benh.vn/dieu-tri-ngoai-khoa-benh-hep-hau-mon-truc-trang-4141/ https://benh.vn/dieu-tri-ngoai-khoa-benh-hep-hau-mon-truc-trang-4141/#respond Fri, 04 May 2018 04:50:30 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-ngoai-khoa-benh-hep-hau-mon-truc-trang-4141/ Hẹp hậu môn trực tràng (Anorectal stricture, Anorectalal stenosis, Stensose anorectale) là tình trạng hậu môn không mở hết để tống phân ra ngoài một cách dễ dàng. Hẹp hậu môn do nhiều nguyên nhân bệnh gây nên. Và có nhiều biện pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên, phổ biến nhất là điều trị ngoại khoa với các biện pháp sau đây.

Bài viết Điều trị ngoại khoa bệnh hẹp hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hẹp hậu môn trực tràng (Anorectal stricture, Anorectalal stenosis, Stensose anorectale) là tình trạng hậu môn không mở hết để tống phân ra ngoài một cách dễ dàng. Hẹp hậu môn do nhiều nguyên nhân bệnh gây nên. Và có nhiều biện pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên, phổ biến nhất là điều trị ngoại khoa với các biện pháp sau đây.

Cấu trúc các cơ phía trực tràng, hậu môn

Cắt cơ thắt trong

Cắt cơ thắt trong (internal sphincterotomy) lúc đầu được dùng để điều trị chứng nứt hậu môn. Phẫu thuật này còn được dùng phối hợp với thủ thuật cắt trĩ khi trĩ có hẹp, hậu môn hay dự đoán sau mổ sẽ có hẹp hậu môn. Cắt mở cơ thắt trong để tạo hình lại hậu môn là một phẫu thuật tuy đơn giản nhưng có hiệu quả cao.

Cơ thắt được cắt ở sau hay ở bên. Ở sau, vị trí 6h, ở vị trí này cơ thắt bám vào dải hậu môn-cụt. Sau khi cắt, hai đầu cơ được dải này giữ lại, không cách xa nhau nhiều. Một số tác giả nhận thấy sau mổ vết cắt lâu lành và có một số bị són phân. Vì những nhược điểm đó, cắt ở trên được nhiều tác giả ủng hộ.

Cắt cơ thắt trong và tạo hình da

Cắt cơ thắt trong thường kết hợp với tạo hình da. Tạo hình với vạt da trượt hay vạt da xoay. Tác dụng của tạo hình da là làm cho vết mổ chóng lành hơn và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn vì vết mổ được da che phủ. Tạo hình vạt da rất cần thiết trong những trường họp niêm mạc có một đoạn lộ ra ngoài (ectropion), mất nhiều da như trong trường hợp chiếu xạ hay sau khi cắt bỏ rộng các u ác tính.

Có kiểu tạo hình da:

Tạo hình da với vạt kiểu chữ Y-V

Phẫu thuật tạo hình vạt da trượt kiểu Y-V được thực hiện đầu tiên bởi Peen năm 1948, sau đó được nhiều phẫu thuật viên cải tiến.

Đường rạch bắt đầu từ phía trong, ở chỗ nối niêm mạc-da, khi đi ra ngoài thì tách đôi dần. Đường rạch có hình chữ Y, đàu ở phía trong và đáy ở phía ngoài. Đáy vạt da rộng, đường rạch không sâu. Cắt cơ thắt trong ở vị trí bên. Sau khi cầm máu tỉ mỉ, hai mép đường rạch khâu lại với nhau. Đường rạch hình chữ Y biến thành đường khâu hình chữ V, làm cho hậu môn được mở rộng.

Tạo hình vòng xoay kiểu chữ S

Phẫu thuật tạo hình vạt da xoay kiểu chữ S được Ferguson mô tả năm 1959 trong điều trị bệnh sa niêm mạc trực tràng.

Sử dụng 2 vạt da xoay theo hình chữ S để mở rộng lỗ hậu môn bị hẹp. Vòng sẹo hẹp ở hậu môn được cắt bỏ đến niêm mạc lành. Từ điểm giữa của ống hậu môn, rạch một đường hình chữ S. Sau đó xoay vạt da và khâu lại.

Tạo hình với một hay nhiều vạt da trượt

Phẫu thuật tạo kiểu này được Sarner chủ trương, năm 1969.

Dùng vạt da trượt che phủ vùng thiếu da giống như phương pháp trượt da đã mô tả ở trên. Khác ở chỗ nếu hậu môn bị hẹp khít thì dùng 2 hay 4 vạt da để mở rộng nhiều nơi trên chu vi ống hậu môn.

Để phẫu thuật tạo hình da có kết quả, đòi hỏi chặt chẽ các điều kiện sau:

– Dùng kháng sinh dự phòng trước, trong và sau mổ

– Không sử dụng phương pháp khi da quanh hậu môn mỏng

– Vạt da ghép đủ dầy và được nuôi dưỡng tốt

– Vạt da đủ rộng để khi khâu không bị căng

– Động tác phải nhẹ nhàng, nhất là khi cầm nắm mép vạt da ghép

– Cầm máu tỉ mỉ

– Dùng chỉ tiêu

– Khi có nhiễm trùng và thải trừ da ghép phải điều trị ngay và điều trị có hiệu quả.

Tạo hình trực tràng bằng đường sau

Phẫu thuật tạo hình trực tràng bằng đường sau được Lockhart Mummery và Lloyd-Davies mô tả năm 1935.

Rạch đường giữa phía sau hậu môn. Cắt bỏ xương cụt, bộc lộ chỗ trực tràng hẹp. Rạch một đường dọc ở trực tràng qua lỗ hẹp và khâu ngang lại, biến đường dọc thành đường ngang. Với đường khâu này, lòng trực tràng được mở rộng. Phẫu thuật này ít khi thành công do trực tràng chỗ hẹp rất đầy và xơ hóa nên đường khâu khó lành. Khi đường khâu này bị xì sẽ gây rò phân, rất khó sửa chữa.

Cắt đoạn đại trực tràng

Hẹp ở trực tràng và ở chỗ nối trực tràng-đại trực tràng chậu hông, phẫu thuật điều trị là cắt đoạn đại trực tràng. Ngày nay, các máy nối như EEA không những giúp thực hiện phẫu thuật dễ dàng hơn mà còn giúp mở rộng chỉ định phẫu thuật. Có thể nối đại tràng với hậu môn, sau khi luồn đại tràng qua ống hậu môn (pull through), miệng nối được ở ngoài ổ bụng.

Hậu môn nhân tạo

Với những trường họp hậu môn bị khép kín, các cơ thắt và vùng chung quanh lỗ hậu môn bị tổn thương nặng không thể sửa chữa được thì phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn ở đại tràng chậu hông để đại tiện, nếu cần và có thể được thì khoét bỏ hậu môn.

Hậu môn nhân tạo tạm thời được thực hiện khi muốn che chở cho vùng thương tổn ở hậu môn khỏi bị phân làm vấy bẩn. Sau khi sửa chữa, vùng hậu môn ở dưới đã lành, hậu môn nhân tạo được đóng lại.

Benh.vn

Bài viết Điều trị ngoại khoa bệnh hẹp hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-ngoai-khoa-benh-hep-hau-mon-truc-trang-4141/feed/ 0
Phình đại tràng bẩm sinh https://benh.vn/phinh-dai-trang-bam-sinh-2832/ https://benh.vn/phinh-dai-trang-bam-sinh-2832/#respond Thu, 26 Apr 2018 04:21:51 +0000 http://benh2.vn/phinh-dai-trang-bam-sinh-2832/ Bệnh phình đại tràng bẩm sinh (hình 1) có thể gặp ở tất cả trẻ nam và nữ. Tần suất bệnh được gặp trong khoảng 15% các bệnh và dị tật bẩm sinh cần phải mổ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng khó đi cầu hay chậm đi cầu ngay sau khi trẻ được sinh ra, hoặc bởi tình trạng táo bón kéo dài xen lẫn những lúc ỉa chảy ở trẻ lớn

Bài viết Phình đại tràng bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thế nào là bệnh phình đại tràng bẩm sinh?

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể gặp ở tất cả trẻ nam và nữ. Tần suất bệnh được gặp trong khoảng 15% các bệnh và dị tật bẩm sinh cần phải mổ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng khó đi cầu hay chậm đi cầu ngay sau khi trẻ được sinh ra, hoặc bởi tình trạng táo bón kéo dài xen lẫn những lúc ỉa chảy ở trẻ lớn.

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh gây nên các di chứng như trẻ chậm lớn, chậm phát triển tâm thần và cả những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột nặng và tắc ruột. Bệnh được chữa khỏi hoàn toàn nhờ phẫu thuật.

Tại sao xảy ra bệnh phình đại tràng bẩm sinh?

Trong thời kỳ bào thai, sự phát triển của ống tiêu hóa theo hướng từ trên xuống dưới, và cùng với nó là sự phát triển của hệ thống thần kinh chi phối cho ruột. Hệ thống thần kinh này nhận cảm giác có thức ăn hay phân trong lòng ruột, rồi chuyển đến cơ ở thành ruột thông qua các hạch ở hai đám rối thần kinh mang tên là Aubach và Meissner. Nhờ vậy, khi trẻ sinh ra và lớn lên, ruột có được nhu động giúp cho trẻ đi cầu bình thường. Trong quá trình phát triển này, nếu các hạch ở hai đám rối thần kinh đó không có, ruột của trẻ sẽ không co bóp và vì vậy làm cho trẻ không đi cầu được.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh phình đại tràng bẩm sinh và bệnh có tính chất di truyền.

Có thể xảy ra nhầm lẫn khi chẩn đoán bệnh phình đại tràng bẩm sinh không?

Ở một số trẻ khó đi cầu ngay sau sinh có thể không do mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh mà do dị dạng hậu môn bẩm sinh. Tuy nhiên, cả hai bệnh này đều cần can thiệp phẫu thuật nên đều phải được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có những đặc điểm gì?

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có những đặc điểm sau:

Trẻ mới sinh xuất hiện bụng chướng căng, không đi cầu phân su sau hơn 1 ngày 1 đêm hoặc chỉ đi cầu khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Khi được kích thích hậu môn bằng ống thông, trẻ đi cầu ra rất nhiều phân dạng như tháo nút tắc ở cống nước, và được gọi là dấu hiệu ‘tháo cống’. Ngoài ra do bụng chướng căng, nên trẻ nôn nhiều.

Ở trẻ lớn, bệnh thường được biểu hiện bởi tình trạng táo bón kéo dài nhiều năm xen kẻ những đợt ỉa chảy dạng ‘tháo cống’ với tính chất đặc trưng là phân rất thối và có màu đen (do phân ứ đọng lâu ngày) và bụng chướng. Kèm theo, trẻ luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và tâm thần.

Nếu trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh mà không được điều trị kịp thời thì có thể xảy ra những biến chứng gì?

– Suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí tuệ

– Viêm ruột tái đi tái lại, có thể gây nên thủng ruột.

– Tắc ruột

Lúc nào nên nghi ngờ một trẻ bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh?

Cần nghi ngờ bệnh phình đại tràng bẩm sinh khi nhận thấy một cháu bé mới sinh mà không đi phân su sau hơn 24 giờ. Đặc biệt, nếu như kích thích hậu môn trẻ bằng ống thông chất dẽo mềm gây nên dấu hiệu ‘tháo cống’ thì cần đưa trẻ đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa để có thể chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Nếu một cháu bé sau 1 tuổi có tình trạng táo bón kéo dài kèm dấu hiệu ‘tháo cống’ và bụng chướng (hình 2) thì cần nghi ngờ bệnh phình đại tràng bẩm sinh và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

Chẩn đoán bệnh phình đại tràng bẩm sinh như thế nào?

Đa số trẻ bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở nước ta nói chung và ở các địa phương nói riêng thường được phát hiện muộn. Lý do thường gặp là do bố mẹ có quá nhiều con nên không để ý đến tình trạng táo bón kéo dài của trẻ hoặc nhân viên y tế chỉ nghĩ đây là tình trạng táo bón đơn thuần do sữa hay chế độ ăn. Vì vậy, cần nghĩ đến bệnh phình đại tràng sớm để chẩn đoán và điều trị.

Lâm sàng đặc trưng bởi bụng chướng, chậm đi phân su sau 24 giờ (trẻ mới sinh) hay táo bón ở trẻ lớn trên 1 tuổi và dấu hiệu ‘tháo cống’.

Tuy nhiên, xét nghiệm X quang đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán. Chụp X quang bụng không chuẩn bị đơn thuần thấy hình ảnh các quai ruột dãn và bụng chướng. Chụp đại tràng có thuốc cản quang cho hình ảnh giống như cái ‘phễu’ đổ xăng. Tuy nhiên, do chụp đại tràng cản quang là một phương pháp chụp và đọc không dễ nên cần được thực hiện tại bệnh viện có đủ điều kiện trang thiết bị.

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh được điều trị như thế nào?

Do không có các hạch thần kinh ở đoạn ruột gần phía hậu môn (dài hay ngắn tùy từng trẻ) nên đoạn ruột đó không thể co bóp được và teo nhỏ. Hậu quả là đoạn ruột bình thường bên trên phình to ra. Điều trị bệnh bao gồm cắt bỏ đoạn ruột teo nhỏ rồi đưa đoạn ruột bình thường bên trên xuống thay thế. Hiện nay có nhiều cách mổ khác nhau, có thể mổ một lần hay nhiều lần, có thể phải mổ bụng nhưng trong phần lớn trường hợp, chỉ mổ từ dưới hậu môn lên mà không cần mổ bụng.

Hiện nay, trong các bệnh viện lớn có chuyên khoa mổ trẻ em, phẫu thuật bệnh phình đại tràng bẩm sinh qua đường hậu môn là an toàn. Cháu có thể được cho bú trở lại sau mổ 1-2 ngày và ra viện sau khoảng 1 tuần.

Benh.vn

Bài viết Phình đại tràng bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phinh-dai-trang-bam-sinh-2832/feed/ 0
Viêm đại tràng tái phát do sai lầm của bản thân https://benh.vn/viem-dai-trang-tai-phat-do-sai-lam-cua-ban-than-10014/ https://benh.vn/viem-dai-trang-tai-phat-do-sai-lam-cua-ban-than-10014/#respond Mon, 19 Mar 2018 07:27:13 +0000 http://benh2.vn/viem-dai-trang-tai-phat-do-sai-lam-cua-ban-than-10014/ Nhiều người bị viêm đại tràng tái đi tái lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài nguyên nhân khách quan, nhiều người không biết những sai lầm chủ quan do chính mình gây ra khiến họ không bao giờ thoát bệnh.

Bài viết Viêm đại tràng tái phát do sai lầm của bản thân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người bị viêm đại tràng tái phát đi tái phát lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài nguyên nhân khách quan, nhiều người không biết những sai lầm chủ quan do chính mình gây ra khiến họ không bao giờ thoát bệnh.

Không trị tận gốc mà chỉ chữa triệu chứng

Nhiều người bị viêm đại tràng tái đi tái lại do chỉ chú trọng điều trị triệu chứng như uống thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, chống viêm…mà không điều trị gốc dễ của bệnh.

Để điều trị viêm đại tràng, người bệnh cần tái tạo lớp lá chắn bằng cách bổ sung lợi khuẩn Bifido, đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột sẽ tiêu hóa ổn định.

Lạm dụng kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh sẽ khiến lớp lợi khuẩn Bifido – lợi khuẩn đắc lực bảo vệ đại tràng bị tiêu diệt hết. Thông thường, lợi khuẩn Bifido cư trú lên hệ lông nhung tiết ra dịch nhầy trám lên toàn bộ niêm mạc đại tràng tạo thành lớp lá chắn bảo vệ đại tràng.

Khi lợi khuẩn Bifido bị chết đi thì lớp lông nhung trong đại tràng cũng trơ trụi, làm mất lớp lá chắn bảo vệ nên người bệnh viêm đại tràng cứ trong vòng luẩn quẩn, tái đi tái lại không khỏi hẳn được.

Uống thập cẩm các loại thuốc

Nhiều người mách nhau uống các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y gia truyền, bài thuốc của người dân tộc… để chữa bệnh. Tuy nhiên việc uống các loại thuốc này dài ngày sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có ích cho đường ruột hay còn gọi là lợi khuẩn.

Lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường do đó nếu không còn thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa triền miên, lặp đi lặp lại liên tục.

Ăn kiêng quá bị thiếu chất

Chế độ ăn kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu chất, suy nhược cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch khiến người bệnh hay mệt mỏi, ốm vặt, uể oải.

Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo người viêm đại tràng nên ăn các loại cá, hải sản có chứa nhiều DHA và EPA là các axit béo thuộc nhóm chất béo omega-3, có tác dụng quan trọng với cơ thể. Đặc biệt là EPA là axit béo rất quý hiếm, EPA chuyển hóa thành Leucotrien có khả năng chống viêm, hỗ trợ điều trị các vết loét trong niêm mạc đại tràng. Chính vì vậy người bệnh nên bổ sung các viên uống DHA, EPA.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo Vietnamnet.vn)

Bài viết Viêm đại tràng tái phát do sai lầm của bản thân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-dai-trang-tai-phat-do-sai-lam-cua-ban-than-10014/feed/ 0
Bệnh hẹp hậu môn trực tràng https://benh.vn/benh-hep-hau-mon-truc-trang-4140/ https://benh.vn/benh-hep-hau-mon-truc-trang-4140/#respond Thu, 04 Jan 2018 04:50:29 +0000 http://benh2.vn/benh-hep-hau-mon-truc-trang-4140/ Hẹp hậu môn trực tràng (Anorectal stricture, Anorectalal stenosis, Stensose anorectale) là tình trạng hậu môn không mở hết để tống phân ra ngoài một cách dễ dàng. Hẹp hậu môn do nhiều nguyên nhân bệnh gây nên. Một số nguyên nhân được quan tâm nhiều là hậu quả của những sai sót trong điều trị các bệnh ở hậu môn trực tràng, đặc biệt là sau điều trị bệnh trĩ. 

Bài viết Bệnh hẹp hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hẹp hậu môn trực tràng (Anorectal stricture, Anorectalal stenosis, Stensose anorectale) là tình trạng hậu môn không mở hết để tống phân ra ngoài một cách dễ dàng. Hẹp hậu môn do nhiều nguyên nhân bệnh gây nên. Một số nguyên nhân được quan tâm nhiều là hậu quả của những sai sót trong điều trị các bệnh ở hậu môn trực tràng, đặc biệt là sau điều trị bệnh trĩ.

Minh họa hình ảnh hậu môn bị hẹp so với hậu môn thông thường

Nguyên nhân

Nguyên nhân của hẹp hậu môn là một thương tổn ngay ở hậu môn trực tràng (nguyên nhân bên trong) hay một thương tổn ở xung quanh hậu môn trực tràng (nguyên nhân bênh ngoài). Thương tổn là lành tính hay ác tính.

Thương tổn lành tính

Thương tổn lành tính có thể từ trong hay từ ngoài hậu môn trực tràng.

– Những nguyên nhân từ ngoài thường ít gặp, đó là những u sau trực tràng, lạc nội mạc tử cung, áp xe vùng chậu, máu tụ…

– Những nguyên nhân tại hậu môn trực tràng là dị dạng bẩm sinh, chấn thương, nhiễm trùng, chiếu xạ… Da mềm mại ở chung quanh lỗ hậu môn được thay bằng mô xơ cứng. Các cơ thắt hậu môn cũng một phần hay toàn bộ bị xơ hóa làm cho lòng hậu môn và bóng trực tràng không dãn nở ra được.

Thương tổn ác tính

Thương tổn ác tính là những u của thành ruột và những u của các tạng nằm cạnh hậu môn trực tràng.

– U thành ruột: khoảng một nửa u đại trực tràng xuất phát từ trực tràng và chỗ nối đại tràng chậu hông-trực tràng. Có tới một phần ba các trường hợp này nằm ở thấp, được phát hiện bằng các động tác thăm trực tràng. Nếu u phát tử lớp niêm mạc, khi thăm trực tràng, ngón tay chạm vào một khối u sần sùi, chiếm hết chu vi ống hậu môn hay bóng trực tràng. U cũng có thể xuất phát từ lớp niêm mạc hay lớp cơ.

– U ngoài hậu môn trực tràng, đa số từ cơ quan tiết niệu, sinh dục, khi thăm hậu môn trực tràng thấy lớp niêm mạc trơn láng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp u từ ngoài trực tràng thâm nhiễm vào trực tràng làm cho thành trực tràng dầy lên.

Dị tật bẩm sinh

Trong một báo cáo 232 trẻ em bị dị dạng hậu môn trực tràng, Partridge và Gough ghi nhận 38 em (11,8%) bị hẹp hậu môn trực tràng, tỉ lệ nam nữ là 3/1 và phần lớn là hẹp ở ống hậu môn.

Dị dạng này thường kết hợp với dị dạng khác như dị dạng xương cùng, bệnh tim bẩm sinh, lỗ đái lệch thấp, dị dạng thận…

Thiếu máu cục bộ

Trong một số trường hợp, thiếu máu đột ngột ở động mạch trực tràng sẽ gây hiện tượng ngoại tủ, xơ hóa và hậu quả làm hẹp trực tràng. Giả thuyết này đã được Wilcock chứng minh trên thực nghiệm động vật năm 1977.

Phẫu thuật

Các phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng là nguyên nhân gặp nhiều.

– Khoảng 5-10% các trường hợp cắt trĩ có biến chứng hẹp hậu môn với nhiều mức độ khác nhau. Sẹo hẹp hậu môn xảy ra nhiều sau đắp lá vào hậu môn làm rụng các búi trĩ. Trong gần 8 năm, từ 1-1993 đến 8-2000, bệnh viện Chợ Rẫy có 30 trường hợp hẹp hậu môn sau can thiệp tại chỗ bệnh trĩ, 10% do phẫu thuật cắt trĩ, 13,33% do chích thuốc xơ teo, 76,67% do đắp thuốc nam và đốt  búi trĩ.

– Sau phẫu thuật Cắt đại trực tràng-hậu môn, đặt biệt là ở những trường hợp có biến chứng rò miệng nối.

– Cắt đốt hay cắt tại chỗ các u hậu môn trực tràng cũng có thể là nguyên nhân của hẹp hậu môn.

Quan hệ tình dục

Giao hợp qua đường hậu môn có thể gây nên những vết rách hay những vết trầy ở niêm mạc mỏng mảnh hậu môn trực tràng, tạo nên một sẹo vòng hay một sẹo lan tỏa, làm hẹp hậu môn.

Chiếu xạ vùng chậu

Năm 1969, DeCose J.J.báo cáo những trường hợp thương tổn ở hậu môn trực tràng sau khi chiếu xạ vùng chậu. Những thương tổn thường xảy ra ở nhiều chỗ: 44 viêm hậu môn trực tràng, 10 loét trực tràng, 29 rò trực tràng-âm đạo, 10 hẹp trực tràng.

Năm 1976, Palmer J.A. ghi nhận sau chiếu xạ vùng chậu do ung thư cổ tử cung, 10% bệnh nhân có biến chứng hẹp hậu môn.

Viêm nhiễm

Viêm là nguyên nhân được nhắc tới nhiều nhất trong các nguyên tắc gây hẹp hậu môn. Khoảng 5-10% bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng. Đa số bệnh nhân viêm đại trực tràng do bệnh Crohn sẽ tiến dần tới hẹp hậu môn trực tàng. Ở những người bị bệnh Crohn, ngoài hẹp ở hậu môn trực tràng, còn có thể hẹp ở các giai đoạn khác của đại tràng.

Nứt hậu môn mãn tính có thể gây hẹp ở ống hậu môn do cơ thắt trong bị xơ hóa.

Những bệnh nhân lạm dụng thụt tháo bằng nước hay dầu cũng có thể có hẹp hậu môn do thuốc làm hậu môn không dãn ra được, dần gây hẹp.

Nhiễm trùng

Pseudomonas aeruginosa có thể tạo ra vết loét ở niêm mạc do nhồi máu. Một cụm các ổ loét ở chung quanh hậu môn hợp lại, tạo ra những thương tổn ở da hậu môn và quanh hậu môn. Khi loét lành, da làm sẹo, hậu môn bị hẹp.

Áp xe hậu môn hình móng ngựa diễn biến hình thành rò cũng có thể làm hẹp hậu môn.

Nhiễm amip

Bệnh amip do kí sinh trùng Entamoeba histolytica gây nên. Ở đường tiêu hóa, manh tràng, đại tràng lên, đại tràng chậu hông và trực tràng là những vùng bị tổn thương nhiều nhất. Hẹp trực tràng được thấy ở 5% bệnh nhân bị nhiễm amips. Ở bệnh nhân bị lỵ amip, amip xuyên qua niêm mạc gây hoại tử và loét từng đốm. Nhiễm trùng thứ phát gây viêm hậu môn cấp tính. Nhiễm trùng tái đi tái lại gây xơ hóa thành ruột, làm thành ruột đầy lên và gây hẹp. Hẹp do amip khó phân biệt với hẹp do ung thư dạng nhẫn. Thương tổn của nhiễm amip đôi khi khó phát triển thành u amip (ameboma) hay u hạt ở thành ruột gây tắc ruột. Đôi khi lầm chúng với ung thư niêm mạc.

Viêm hạch bạch huyết hoa liễu

Viêm hạch bạch huyết hoa liễu (lymphogranuloma venereum) là bệnh lây truyền qua đường sinh dục, do vi trùng Chlamydea trachomatis gây nên. Thương tổn thường khu trú ở vùng hậu môn trực tràng. Sau khi nhiễm, hạch bạch huyết ở trực tràng và quanh trực tràng bị xâm lấn, tân dịch tích tụ lại làm sưng nề. Nhiễm trùng thứ phát làm xơ hóa vùng hậu môn trực tràng và hẹp có thể xuất hiện. Đoạn hẹp thường rất dài, có thể từ hậu môn lên tới đại tràng góc lách.

Bệnh lậu

Lậu là bệnh lây truyền qua đường sinh dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrheae gây nên. Cũng là một trong những nguyên nhân gây hẹp hậu môn trực tràng, nhưng hiếm gặp. Sau khi nhiễm, niêm mạc trực tràng bị viêm, phù nề và loét. Ở những trường hợp viêm nặng và kéo dài, thương tổn sẽ xơ hóa và hẹp hậu môn trực tràng xuất hiện.

Lao và nấm

Lao và nấm cũng có thể gây hẹp hậu môn trực tràng nhưng nguyên nhân này rất hiếm gặp.

Thương tổn

Dựa vào cấu trúc và hình dạng chỗ hẹp, Kark phân chia 3 loại thương tổn:

Hẹp kiểu màng ngăn

Chỗ hẹp là một màng mỏng. Màng có hình lưỡi liềm, khi không chiếm hết khẩu kính của hậu môn. Thường thấy trong các bệnh nhiễm trùng của hậu môn trực tràng như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm do amip.

Hẹp hình vòng

Hẹp hình vòng là khi đoạn hẹp ngắn hơn 2 cm. Thường xảy ra sau chấn thương hay sau mổ vùng hậu môn trực tràng.

Hẹp hình ống

Hẹp hình ppngs là đoạn hẹp dài hơn 2 cm. Thường do chiếu xạ vùng chậu và bệnh lý viêm hạch bạch huyết hoa liễu.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng của hẹp hậu môn thường không tương ứng với thương tổn.

Một vài bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng. Còn đa số than phiền là thường xuyên bị táo bón. Trước khi đại tiện đau quặn bụng, khi đại tiện phải rặn nhiều và đau tức ở hậu môn. Một số khác có triệu chứng chảy máu khi đại tiện, phân nhỏ và dẹt.

Bệnh nhân thường phải dùng thuốc xổ với liều tăng dần, hay phải thụt tháo để dễ đại tiện. Chảy máu, nứt hậu môn, đau là những yếu tố giúp cho chuẩn đoán. Nếu có kèm theo sa niêm mạc thì sẽ có triệu chứng chảy dịch, làm cho vùng hậu môn luôn bị ẩm ướt.

Chẩn đoán hẹp hậu môn

Giải phậu khu vực đại tràng, trực tràng, hậu môn

Chẩn đoán tình trạng hẹp hậu môn thì không phức tạp nhưng tìm ra nguyên nhân thì nhiều khi rất khó khăn.

Trước một bệnh nhân hẹp hậu môn phải thăm khám rất tỉ mỉ. Cần hỏi bệnh sử thật kỹ lưỡng, đặc biệt chú ý tới những than phiền về tiết niệu, sinh dục, sốt, mất cân, tiết dịch ở hậu môn, tiền sử chiếu xạ, phẫu thuật, viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh Crohn, chấn thương vùng hậu môn, nhất là sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn.

Nhìn ống hậu môn có thể thấy ống hậu môn bị hẹp, có vết rách ở da vùng hậu môn, thương tổn nứt hậu môn. Ở những bệnh nhân lớn tuổi lạm dụng thuốc nhuận tràng, chỗ hẹp thường ngắn và phẳng. Trong những trường hợp hẹp do phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng, hậu môn bị biến dạng trầm trọng. Thăm trực tràng là động tác bắt buộc vì nó giúp ích nhiều cho chẩn đoán.

Nếu cần, phải soi đại trực tràng, nhưng gặp khó khăn. Khi hẹp nhiều, phải gây mê và phải dùng loại ống soi chuyên dụng cho ruột hẹp (stricturoscope). Nên phải làm sinh thiết xét nghiệm mô học. Khi nghi ngờ có thương tổn ác tính, bắt buộc phải sinh thiết.

Chụp đại tràng cản quang để đánh giá toàn bộ khung đai tràng, đặt biết trong trường hợp có nhiều chỗ hẹp trên đại tràng. Trên phim X quang, nếu là hẹp lành tính do viêm nhiễm thì đoạn hẹp dài và chiếm cả chu vi lòng ruột. Hẹp do nguyên nhân ác tính, chỗ hẹp thường ngắn và lệch một bên.

Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng. Soi tươi và cấy mủ. Tìm yếu tố lao, làm phản ứng cố định bổ thể phát hiện bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu.

Một số trường hợp hẹp do u ở vùng chậu chỉ có thể chẩn đoán được nguyên nhân khi mổ thăm dò.

Điều trị nội khoa hẹp hậu môn trực tràng

Thái độ xử trí và phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí hẹp, mức độ nặng nhẹ của thương tổn và nguyên nhân của hẹp. Hẹp do bệnh ác tính thường được xử trí bằng cách cắt bỏ. Hẹp do bệnh lành tính, nếu nhẹ và nhất thời thì đa số đáp ứng với điều trị nội khoa và xử trí tại chỗ. Với những trường hợp hẹp do xơ teo ống hậu môn, phải dùng phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt

– Chế độ ăn nhuận tràng

– Dùng thuốc làm tăng khối lượng phân

– Bơm dầu nhờn vào trực tràng

– Thụt tháo phân.

Nong hậu môn bằng tay

Thường được sử dụng cho những hẹp hậu môn ở thấp. Là một hình thức cắt cơ thắt. Nhưng vị trí cắt ở đây không chủ động. Kết quả thất thường, hay bị hẹp lại.

Nong bằng dụng cụ

Được chỉ định cho những trường hợp hẹp ở cao. Dùng que nong bằng kim loại Hegar, que nong bằng cao su, nong ống soi. Phải nong trong thời gian dài, nhiều tháng. Trong thời gian nông, tăng dần kích thước dụng cụ nong, từ nhỏ đến lớn, để chỗ hẹp dãn ra từ từ. Thủ thuật nong được sử dụng nhiều cho các trường hợp hẹp sau điều trị bệnh trĩ bằng đắp thuốc tại chỗ hay bằng phẫu thuật, nhất là những trường hợp trĩ vòng.

Benh.vn

Bài viết Bệnh hẹp hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-hep-hau-mon-truc-trang-4140/feed/ 0