Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:17:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Ảnh hưởng của thuốc cho gan https://benh.vn/anh-huong-cua-thuoc-cho-gan-2063/ https://benh.vn/anh-huong-cua-thuoc-cho-gan-2063/#respond Tue, 11 Dec 2018 04:06:54 +0000 http://benh2.vn/anh-huong-cua-thuoc-cho-gan-2063/ Một trong các nguyên nhân gây tổn thương gan là do tác dụng của thuốc. Thuốc điều trị có thể gây ra nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Những thuốc thường gây tổn thương gan là: thuốc điều trị lao, thuốc trị tiểu đường thuốc điều trị nấm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau.

Bài viết Ảnh hưởng của thuốc cho gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một trong các nguyên nhân gây tổn thương gan là do tác dụng của thuốc. Thuốc điều trị có thể gây ra nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Những thuốc thường gây tổn thương gan là: thuốc điều trị lao, thuốc trị tiểu đường thuốc điều trị nấm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau.

Có những mối liên quan không chỉ do tương tác thuốc mà còn do thuốc với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Những người mắc bệnh gan mãn tính dễ bị ngộ độc thuốc hơn người bình thường. Có nghiên cứu cho thấy rằng có sự tương tác giữa thuốc và bệnh ở bệnh nhân đồng nhiễm HBV và HIV hay HCV và HIV.

I. Nhóm thuốc gây ngộ độc gan cho gan

Các triệu chứng của viêm gan do thuốc thường xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau khi dùng thuốc. Thời gian xuất hiện triệu chứng tùy thuộc vào loại thuốc sẽ gây viêm gan theo nhóm 1 hay nhóm 2.

Nhóm 1: Các thuốc được chuyển hóa ở gan gây ngộ độc gan do sử dụng quá liều lượng hoặc sử dụng kéo dài. Các thuốc này làm tổn thương hệ thống khử độc của tế bào gan, do đó làm giảm sút khả nǎng thải độc ở gan và phá hủy tế bào gan.

  • Dùng thuốc quá liều lượng do cố tình (tự tử) hoặc do nhầm lẫn các loại thuốc ngủ loại phenobacbital, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột…
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc để điều trị 1 bệnh mạn tính nào đó như các thuốc chống lao (pyrazinamid, rifamicin, rimifon), thuốc chống tǎng huyết áp loại anphamethyldopa, thuốc cảm cúm loại paracetamol, các loại thuốc chống viêm khớp, thuốc hạ mỡ máu… Vì thế những bệnh nhân đang điều trị những bệnh này cần phải được theo dõi định kỳ và làm các xét nghiệm chức nǎng gan để phát hiện biến chứng viêm gan do thuốc.

– Nhóm 2: dùng thuốc với liều lượng nhỏ, thậm chí rất ít vẫn gây viêm gan. Tổn thương gan gây ra do các loại thuốc này là do phản ứng quá mức của cơ thể với thuốc. Viêm gan theo kiểu này thường hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng hoặc trong gia đình có nhiều người bị dị ứng.

Tổn thương gan do thuốc gây ra từ sự thay đổi sinh hóa tối thiểu, không đặc hiệu đến viêm gan cấp, viêm gan mãn, suy gan cấp, bệnh đường mật kéo dài, ngay cả xơ gan và ung thư gan. Hơn nữa thuốc có thể gây ra gan thấm mỡ, u hạt gan, trong một số trường hợp xảy ra bệnh phospholipid, hay hội chứng Budd-Chiari

II. Các biểu hiện của viêm gan

Mỏi mệt, chán ǎn, sốt thường không cao, nước tiểu vàng và vàng da.

Lưu ý:

Nước tiểu vàng đậm thường xuất hiện sớm trước khi có vàng da do vậy cần đi khám ngay khi thấy nước tiểu quá vàng để được phát hiện bệnh kịp thời sớm. Tuy nhiên cũng có nhiều loại thuốc được đào thải qua đường tiểu và làm nước tiểu sẫm màu nên khó phân biệt được sự thay đổi màu sắc nước tiểu là do thuốc hay do viêm gan.

III. Những thuốc gây ngộ độc gan

Thuốc                                      Điều trị                                    Gây bệnh gan

Acetaminophen                   Giảm đau,hạ sốt                            Viêm gan

Anabolic steroids             Giúp tăng trưởng cơ                           U gan

Chlorpromozine(Thorazine)  Bệnh tâm thần       Giả -xơ gan mật nguyên phát

Cimetidine(Tagamet)   Bệnh viêm lóet dạ dày   Viêm gan cấp và bệnh đường mật

Ciprofloxin                             Kháng sinh                             Viêm gan mật

Clindamycin(Cleocin)            Kháng sinh                              Viêm gan cấp

Cocaine                                  Tâm thần                               Viêm gan cấp

Corticosteroids(Prednisone)    Kháng viêm                          Gan thấm mỡ

Coumadin                               Bệnh máu           Viêm gan cấp và bệnh đường mật

Cyclosporine A                  Ức chế miễn dịch                     Bệnh đường mật

Diazepam (Valium)             Thuốc ngủ              Viêm gan cấp và bệnh đường mật

Erythromycin estolate         Kháng sinh                            Bệnh đường mật

Estrogens và androgens    Kích thích tố sinh dục                  U gan

Halothan                           Gây mê                                Viêm gan cấp và mãn

Ibuprofen                      Giảm đau                                    Viêm gan cấp

INH                               Bệnh lao                                       Viêm gan

Methotrexate             Viêm khớp                                          Xơ gan

Methyldopa(Aldomet) Cao huyết áp                           Viêm gan tự miễn

Metronidazole (Flagyl) Kháng sinh                               Viêm gan cấp

Naproxen(Anaprox)   Giảm đau                   Viêm gan cấp và bệnh đường mật

Omeprzole                  Loét dạ dày                                Viêm gan

Thuốc ngừa thai uống Ngừa thai                                     U gan

Phenytoin                      Chống co thắt                       Viêm gan cấp

Rosiglitazone(Avandia)  Tiểu đường                             Suy gan

Salicylates(Aspirin)        Giảm đau                         Viêm gan cấp, mãn

Tamoxifen                  Ung thư vú                               Viêm gan cấp

Tetracycline                 Kháng sinh                            Gan thấm mỡ

Viêm gan do thuốc thường là cấp tính, ít khi là viêm mạn tính. Nếu ngừng dùng thuốc kết hợp với các thuốc bảo vệ tế bào gan và có một chế độ ǎn uống hợp lý, sẽ làm bệnh thuyên giảm.

Bài viết Ảnh hưởng của thuốc cho gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/anh-huong-cua-thuoc-cho-gan-2063/feed/ 0
Chất có độc tính trong thuốc cổ truyền Trung Quốc gây tổn thương gan https://benh.vn/chat-co-doc-tinh-trong-thuoc-co-truyen-trung-quoc-gay-ton-thuong-gan-2675/ https://benh.vn/chat-co-doc-tinh-trong-thuoc-co-truyen-trung-quoc-gay-ton-thuong-gan-2675/#respond Thu, 28 Jul 2016 09:18:45 +0000 http://benh2.vn/chat-co-doc-tinh-trong-thuoc-co-truyen-trung-quoc-gay-ton-thuong-gan-2675/ Chất gây ô nhiễm trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) có thể gây ra suy gan nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong, theo nghiên cứu trình bày tại Hội nghị lần thứ 22 của Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương cho nghiên cứu của gan (APASL) tổ chức tại Đài Bắc gần đây.

Bài viết Chất có độc tính trong thuốc cổ truyền Trung Quốc gây tổn thương gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chất gây ô nhiễm trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) có thể gây ra suy gan nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong, theo nghiên cứu trình bày tại Hội nghị lần thứ 22 của Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương cho nghiên cứu của gan (APASL) tổ chức tại Đài Bắc gần đây.

Một cuộc khảo sát gần đây của 26 bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) suy gan cấp tính đã tìm thấy 11 (42,3%) trong các trường hợp có liên quan với việc sử dụng các sản phẩm thuốc y học cổ truyền Trung Quốc. Bốn trong số những bệnh nhân này đã chết.

“Tổn thương gan do thuốc gây ra có một số nguyên nhân khác nhau và có bằng chứng về mức độ nghiêm trọng ở châu Á so với phương Tây, các sản phẩm thuốc của y học cổ truyền Trung Quốc là các loại thuốc phổ biến nhất liên quan đến hàng loạt trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi”, trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Lim Seng Gee, trưởng khoa tiêu hóa ở NUH. Ts. Lim nói thêm rằng các kết quả duy nhất cho châu Á, nơi sản phẩm y học cổ truyền của Trung Quốc được phổ biến rộng rãi, dữ liệu dựa trên nghiên cứu các loại thuốc thảo dược theo báo cáo hoặc thông báo nói chung.

Đánh giá trước của các thuốc y học cổ truyền Trung Quốc, mà có thể đã được các bệnh nhân uống, sau đó nhập viện NUH với tổn thương gan do thuốc đã cho thấy đến 30% được pha trộn với các sản phẩm dược như corticosteroids, beberine, metformin, phenylbutazone, paracetamol và amidopyrine.

Lim chỉ ra là một loại thảo mộc tự nhiên không nhất thiết đã an toàn hoặc hiệu quả, và trong khi nó có thể không được coi như là một ‘thuốc’, nhưng nó vẫn có thể có tác dụng dược lý có thể gây độc hại.

Để giảm nguy cơ tổn thương gan, chúng ta nên thảo luận về sản phẩm y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng ở mỗi bệnh nhân, đề nghị không sử dụng hoặc sử dụng an toàn với các sản phẩm có uy tín để tránh dùng liều tăng dần, cảnh cáo các tương tác thuốc và theo dõi bệnh nhân có tổn thương viêm gan “, ông nói. “Nguy cơ nhiễm độc gan do thảo dược và các tác dụng phụ của các loại thảo mộc có vẻ lớn hơn lợi ích.”

Benh.vn

Bài viết Chất có độc tính trong thuốc cổ truyền Trung Quốc gây tổn thương gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chat-co-doc-tinh-trong-thuoc-co-truyen-trung-quoc-gay-ton-thuong-gan-2675/feed/ 0