Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 20 Dec 2023 02:14:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/ https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/#respond Tue, 19 Dec 2023 04:18:32 +0000 http://benh2.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/ Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu là một thuật ngữ chung cho một loạt các điều kiện ảnh hưởng đến gan ở những người uống ít hoặc không uống rượu. Bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tiến triển của bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh lý gan nhiễm mỡ nhưng nguyên nhân không phải do uống rượu. Những trường hợp mắc gan nhiễm mỡ không do rượu có thể có các biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.

benh-gan-nhiem-mo23

Tìm hiểu về giải phẫu – sinh lý tế bào gan

Tế bào gan trong cơ thể đảm nhiệm rất nhiều chứng năng với khả năng tái tạo phi thường, do đó, các tế bào gan cũng có giải phẫu khác biệt.

Vai trò của lipid trong tế bào

  • Tế bào tự chuyển hóa, tự sinh sản, tự thích nghi, tự điều hòa
  • Trong tế bào: màng chiếm 80% khối lượng, gồm màng bào tương, màng lưới nội nguyên sinh chất, màng ty lạp thể, màng Golgi, màng nhân.
  • Cấu tạo phân tử của màng tế bào: protein và lipid, lượng nhỏ glycoprotein và glycolipid
  • Thành phần hóa học của màng tế bào bao gồm có 3 phần: (1) Phospholipid: Phosphatidyl cholin (PC), p. serin (PS), p. ethacholamine (PE), p. inositol (PI), (2) Sphingomyelin, (3) Cholesterol dạng este hóa.
  • Cấu tạo màng: hệ thống 2 lớp phospholipid giữ vai trò quan trọng trong chức năng tế bào

Vai trò màng tế bào

  • Phospho lipid là công tắc điều khiển hoạt động màng tế bào
  • Màng tế bào điều khiển các hoạt động tế bào
  • Đường vào chất dinh dưỡng, đường ra các chất thải
  • Di chuyển các phân tử tích điện bên trong tế bào: cân bằng gốc tự do, chất chống oxy hóa, cân bằng acid – base và độ pH ở tế bào.

Phospholipid hoạt động

  • Ổn định màng tế bào
  • Nhận và truyền tín hiệu
  • Nhận diện tế bào
  • Truyền đạt thông tin giữa các tế bào

Vai trò của gan trong chuyển hóa lipid

Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid, thậm chí là vai trò trung tâm. Nhờ có hệ thống gan mật mà lipid trong cơ thể được chuyển hóa, hấp thu hiệu quả.

Nhiệm vụ của gan trong chuyển hóa lipid

  • Thoái biến acid béo tự do sang thể cetonic tế bào sử dụng tạo năng lượng
  • Tổng hợp acid béo và triglycerid từ glucid và protid
  • Tổng hợp lipid – cholesterol, phospholipid từ triglycerid
  • Sản xuất protein chuyển chở lipid – apo protein – phức hợp lipoprotein là thành phần quan trọng màng tế bào.

Rối loạn chuyển hóa lipid

  • Là sự mất cân bằng giữa cung cấp lipid(do hấp thụ, tổng hợp) với tiêu thụ, dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid
  • Ăn quá nhiều chất béo đặc biệt mỡ động vật
  • Tăng lipid do huy động hoặc do thoái hóa chậm, ví dụ như đái tháo đường typ 2, thận hư, suy vỏ thượng thận, suy giáp,…
  • Viêm gan cấp và mạn

Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu

Gan nhiễm mỡ không do rượu là một bệnh lý gan phổ biến không liên quan tới rượu, nên ai cũng có thể mắc phải dù không sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn

Dịch tễ học bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có lẽ là rối loạn ở gan thường gặp nhất trên thế giới (2,8-24% tổng dân số)
  • Các nghiên cứu gần đây cho thấy gan nhiễm mỡ là một vấ đề đang phát sinh trong vùng châu á – Thái bình dương
  • Tần suất lưu hành tại vùng châu Á – Thái bình dương tương đương Bắc Mỹ (10 – 45% các phân nhóm cộng đồng)
  • Có bằng chứng rõ rệt tần suất lưu hành tăng theo xu thế chung trong khu vực có dinh dưỡng quá mức, béo phì, đái tháo đường typ 2 và hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Một số nguyên nhân chính dẫn tới gan nhiễm mỡ không do rượu phải kể tới như: Béo phì, Tiểu đường typ 2, Rối loạn tăng lipid máu.
  • Ngày nay người ta cộng nhận gan nhiễm mỡ là biểu hiện tại gan trong hội chứng chuyển hóa
  • Diễn biến bệnh gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ 25%, Viêm gan nhiễm mỡ 50%, Xơ hóa 15%, Xơ gan  4%, Ung thư gan.
  • Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân: 60% là nữ giới, 90% béo phì, 25% có tăng triglycerid máu, 25% tiểu đường.

Cơ chế bệnh sinh gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Tăng acid béo và đề kháng với insulin là yếu tố tác động tiên phát gây ra gan nhiễm mỡ. Stress oxy hóa, quá trình peroxide hóa lipid và yếu tố Cytokine tiền viêm(TNF-α) là các yếu tố tác động thứ phát lên gan nhiễm mỡ gây xơ hóa, tế bào gan chết, hoại tử.
  • Theo thuyết 2 tác động: đó là do tác động ban đầu của rối loạn điều hòa quá trình chuyển hóa acid béo kết hợp với sự thích nghi của tế bào và các con đường tín hiệu bị thay đổi làm cho gan dễ bị tổn thương thứ phát. Tác động thứ phát xảy ra một hay nhiều thay đổi về môi trường hay di truyền làm hoại tử tế bào gan và quá trình viêm dẫn đến xơ hóa.

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ không do rượu

Triệu chứng lâm sàng: Các dấu hiệu mơ hồ, không đặc hiệu, có thể gặp triệu chứng đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, gan to mềm.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm có thể thấy men gan (AST, ALT) tăng. Ferritin, tranferin tăng. Triglycerid, cholesterol, đường huyết tăng.
  • Siêu âm là phương pháp có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 62% giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ rất rõ qua hình ảnh: gan tăng sáng đồng nhất hoặc từng vùng, cấu trúc mạch vùng ngoại vi thường mất, mất âm vang thành tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch trên gan và cơ hoành. Giảm âm vùng phía sau.

Phân loại

Theo phân loại của Hagen-Ansert (1986) dựa trên độ hồi âm và độ hút âm gia tăng chia gan nhiễm mỡ thành 3 mức độ:

  • Độ 1: tăng nhẹ độ hồi âm lan tỏa nhu mô, mức hút âm nhỏ, xác định được cơ hoành và bờ đường tĩnh mạch trong gan.
  • Độ 2: Lan tỏa độ hồi âm gia tăng và độ hút âm nên khả năng nhìn thấy bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành giảm.
  • Độ 3: gia tăng độ hồi âm, tăng độ hút âm, không thấy rõ bờ đường tĩnh mạch gan và cơ hoành.

Theo một phân loại khác về gan nhiễm mỡ của Lalwani (1998)

  • Độ 0: không có hình ảnh gan tăng sáng
  • Độ 1: Gan tăng sáng nhẹ so với thận
  • Độ 3: Mất âm vang thành tĩnh mạch cửa vùng ngoại vi, gan tăng sáng nhiều so với thận, giảm âm vang phía sau.
  • Độ 5: giảm âm vang phía sau, mất âm vang của thành tĩnh mạch, gan tăng sáng nhiều so với thận.
  • Độ 2 và độ 4: là trung gian gian giữa độ 1, độ 3 và độ 5

Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm người đọc, chẩn đoán chỉ có giá trị gợi ý.

Xét nghiệm mô bệnh học

  • Tế bào gan nhiễm mỡ to hơn bình thường, chứa nhiều hốc mỡ hay hạt mỡ >5% tổng số tế bào trên 1 vi trường. Nhiễm mỡ có 2 loại: hạt to và hạt nhỏ.
  • Viêm gan thoái hóa mỡ: hoại tử tế bào, xâm nhập tế bào viêm, tăng sinh xơ khoảng cửa
  • Mức độ nhiễm mỡ được chia thành 3 mức: nhẹ (5-25% TB gan), vừa(25-50%) và nặng(>50%)

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ nguy cơ xơ hóa cao

  • > 50 tuổi
  • Béo phì
  • Đái thào đường typ 2
  • AST/ALT > 1
  • ALT huyết thanh > 2 lần giới hạn trên ngưỡng bình thường
  • Nồng độ triglycerid > 1,7mmol/L
  • Dấu hiệu tăng áp mạch cửa hay xơ hóa gan tiến triển trên chẩn đoán hình ảnh.

Điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu

Điều trị các yếu tố nguy cơ

  • Béo phì: giảm cân
  • Tiểu đường: chế độ ăn tiểu đường, kiểm soát đường chặt chẽ hơn, tập luyện thể dục
  • Tăng cholesterol máu: dùng thuốc hạ lipid máu, chế độ ăn ít chất béo
  • Không uống rượu bia
  • Loại bỏ các thuốc và độc chất gây hại

Điều trị giảm cân

  • Chế độ ăn giảm chất béo, đường
  • Luyện tập thể dục thể thao
  • Tập yoga
  • Có thể dùng thuốc

Các thuốc điều trị gan nhiễm mỡ

Chưa có điều trị đặc hiệu

  • Các chất chống oxy hóa: Vitamin E, Betaine là chất chuyển hóa cholin
  • Thuốc tăng độ nhạy cảm với insulin: Metformin, thuốc đối vận PPAR-γ (thiazolindinedione)
  • Thuốc hạ lipid máu: nhóm fibrate, statin và các resin chelat hóa
  • Thuốc bảo vệ gan: Silymarin, Urodeoxycholic acid.

Điều trị phẫu thuật

  • Chỉ định: BMI > 35kg/m2
  • Điều trị nội khoa không kết quả
  • Các phương pháp thường dùng: nối tắt dạ dày, đặt bóng, ghép gan

Bài viết Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/feed/ 0
Phòng và điều trị men gan tăng https://benh.vn/phong-va-dieu-tri-men-gan-tang-6632/ https://benh.vn/phong-va-dieu-tri-men-gan-tang-6632/#respond Mon, 18 Dec 2023 05:49:50 +0000 http://benh2.vn/phong-va-dieu-tri-men-gan-tang-6632/ Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da) và đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, gan không hoàn toàn là một bộ phận “siêu việt”, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác.

Bài viết Phòng và điều trị men gan tăng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da) và đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, gan không hoàn toàn là một bộ phận “siêu việt”, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, “vô tổ chức” là nguyên nhân lớn dẫn đến men gan tăng.

Với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài. Song, chúng ta cũng không thể lơ là mà bỏ qua việc đề phòng cũng như điều trị kịp thời viêm gan – một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng men gan và nhiều nguy hại khác.

Đề phòng men gan tăng

Để phòng ngừa men gan tăng cao, cần bảo vệ tốt lá gan bằng việc thực hiện những nguyên tắc sau đây:

– Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý; hạn chế sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn; không hút thuốc lá, thuốc lào; không ăn da, mỡ động vật, các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tránh các gia vị cay nóng.

– Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, không nên thức khuya, không nên làm các công việc nặng nhọc nhiều.

– Với những người có nguy cơ tăng men gan (thường là những người uống rượu bia nhiều, thừa cân, béo phì…), cần đặc biệt chú ý hạn chế uống rượu bia tối đa trong các bữa tiệc bởi có thể “tích tiểu thành đại”, chỉ nên nhấp môi, ăn nhiều rau củ và hành tỏi trong tiệc.

Gan là bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể con người, đóng nhiều vai trò trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta

Điều trị men gan tăng

Khi đã biết mình bị tăng men gan, nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức, đồng thời phải nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.

Khi phát hiện thấy men gan tăng cao, cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm định lượng gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật. Trong trường hợp phát hiện tình trạng GGT tăng cao thì điều cần thiết là phải ngưng ngay việc uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn cũng như thuốc lá. Nếu xảy ra ở những người có tình trạng thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào; nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm.

Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có tình trạng tăng men gan để tránh dùng những thuốc có hại cho gan.

Tóm lại, ở những người có chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm được điều trị, theo dõi và xét nghiệm định kỳ vì nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không được điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan…

Xem thêm: Nguy hiểm khi men gan tăng cao

Bài viết Phòng và điều trị men gan tăng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-va-dieu-tri-men-gan-tang-6632/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm tuỵ cấp có nhiễm khuẩn của Bộ Y tế https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-tuy-cap-co-nhiem-khuan-cua-bo-y-te-7307/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-tuy-cap-co-nhiem-khuan-cua-bo-y-te-7307/#respond Sun, 18 Jun 2023 06:18:38 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-tuy-cap-co-nhiem-khuan-cua-bo-y-te-7307/ Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của nhu mô tụy. Có thể có những biến chứng nặng và gây tỉ lệ tử vong cao. Viêm tụy cấp có 2 thể: thể phù nề và viêm tụy cấp hoại tử, khoảng 1/3 số trường hợp viêm tụy cấp là thể hoại tử. Viêm tụy cấp nhiễm khuẩn chủ yếu gặp trong trường hợp viêm tụy cấp hoại tử nặng hoặc do giun và sỏi mật.

Bài viết Điều trị bệnh viêm tuỵ cấp có nhiễm khuẩn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của nhu mô tụy. Có thể có những biến chứng nặng và gây tỉ lệ tử vong cao.

Viêm tụy cấp có 2 thể: thể phù nề và viêm tụy cấp hoại tử, khoảng 1/3 số trường hợp viêm tụy cấp là thể hoại tử. Viêm tụy cấp nhiễm khuẩn chủ yếu gặp trong trường hợp viêm tụy cấp hoại tử nặng hoặc do giun và sỏi mật.

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp

Một loạt các nguyên nhân thường gặp có thể gây ra viêm tụy cấp, trong đó có thể kể tới như sau.

  1. Rượu.
  2. Sỏi mật.
  3. Rối loạn chuyển hóa: Tăng triglycerid, tăng canxi máu, viêm tụy cấp do di truyền.
  4. Sau chụp mật tụy ngược dòng (ERCP).
  5. Loét hành tá tràng.
  6. Các nguyên nhân ác tính như: u tụy, u bóng vater.
  7. Thuốc: Steroid, sulfonamid, furosemid, thiazid.
  8. Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: Giun, sởi, virus Coxsackievirus, Mycoplasma pneumoniae, sán lá gan nhỏ.
  9. Tụy phân chia (divisum), nang ống mật chủ.
  10. Nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm tụy là do rượu và sỏi mật. Viêm tụy cấp nhiễm khuẩn hay gặp nguyên nhân là do sỏi mật và giun hoặc viêm tụy cấp hoại tử nặng do các nguyên nhân.

Triệu chứng viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khá đặc trưng, do đó người bệnh nếu thấy các dấu hiệu sau thì cần lưu ý.

Triệu chứng lâm sàng viêm tụy cấp

  • Đột ngột đau bụng dữ dội tại vùng thượng vị, đau thường lan ra sau lưng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt: Sốt cao rét run.
  • Có thể có ỉa chảy, hay gặp trong trường hợp viêm tụy nặng.
  • Trường hợp nặng có thể biểu hiện có sốc hoặc suy các tạng: khó thở, mạch nhanh huyết áp tụt, đái ít.
  • Dấu hiệu Grey Turner: Những mảng bầm tím trên da tại mạng sườn, gặp trong viêm tụy nặng.
  • Dấu hiệu Cullen: Những mảng bầm tím trên da ở vùng quanh rốn, gặp trong viêm tụy nặng.
  • Trong viêm tụy có thể có vàng da do tắc mật: Sỏi, giun hoặc do chèn ép của tụy vào ống mật chủ.

Triệu chứng cận lâm sàng viêm tụy cấp

Xét nghiệm:

  • Amylase máu tăng, lipase máu tăng.
  • Xét nghiệm cho thấy có biểu hiện viêm và nhiễm khuẩn: bạch cầu tăng đặc biệt đa nhân trung tính, CRP tăng, Pro Calcitonin tăng.
  • P02 giảm, creatinin tăng, canxi máu giảm, đường máu tăng, AST tăng.

Cấy vi khuẩn: Thấy có vi khuẩn từ dịch chọc hút qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc C.T, hoặc chọc hút dưới siêu âm nội soi. Đối với nhiễm khuẩn Gram-dương hay gặp là tụ cầu.

Chẩn đoán hình ảnh: Trên siêu âm thường khó quan sát. Trên C.T hoặc cộng hưởng từ (MRI) thấy tụy phù nề hoặc hoại tử, có thể thấy nguyên nhân như sỏi ống mật chủ, giun…

Bảng II.17. Điểm Balthazar đánh giá mức độ nặng trên CT

muc-do-viem-tuy-cap

Điều trị viêm tụy cấp bằng kháng sinh

Điều trị viêm tụy cấp có nhiễm khuẩn bằng kháng sinh cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc trong quá trình điều trị và lựa chọn kháng sinh thích hợp.

Nguyên tắc điều trị viêm tụy cấp bằng kháng sinh

  • Cấy vi khuẩn: Chọc hút dịch hoại tử qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc C.T, hoặc chọc hút dưới siêu âm nội soi.
  • Dẫn lưu dịch hoại tử bị nhiễm khuẩn qua da hoặc qua dạ dày, chỉ phẫu thuật trong trường hợp các biện pháp dẫn lưu này không có hiệu quả hoặc không có khả năng tiến hành.
  • Điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn do tắc mật như: sỏi mật, giun chui ống mật hoặc ống tụy.
  • Điều trị kháng sinh dự phòng trong viêm tụy cấp hoại tử mức độ nhiều (trên 30%) là vấn đề đang còn bàn luận.

Điều trị viêm tụy cấp bằng kháng sinh cụ thể

Tốt nhất là dựa theo kết quả kháng sinh đồ. Trong khi chờ kết quả kháng sinh đồ có thể dùng:

  • Carbapenem: imipenem/cilastatin hoặc meropenem tiêm TM 1g/8 giờ.
  • Hoặc ciprofloxacin 400mg TM/12 giờ phối hợp metronidazol 500mg TM /8 giờ.

Bài viết Điều trị bệnh viêm tuỵ cấp có nhiễm khuẩn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-tuy-cap-co-nhiem-khuan-cua-bo-y-te-7307/feed/ 0
Ảnh hưởng của bệnh gan tới cách dùng thuốc https://benh.vn/anh-huong-cua-benh-gan-toi-cach-dung-thuoc-1920/ https://benh.vn/anh-huong-cua-benh-gan-toi-cach-dung-thuoc-1920/#respond Tue, 09 May 2023 04:34:12 +0000 http://benh2.vn/anh-huong-cua-benh-gan-toi-cach-dung-thuoc-1920/ Rối loạn dược động học của thuốc có thể là hậu quả của bệnh gan, vì gan là cơ quan quan trọng nhất để loại thải chuyển hóa thuốc. Suy giảm chức năng tế bào gan sẽ làm giảm khả năng thực hiện quá trình chuyển hóa bình thường của gan.

Bài viết Ảnh hưởng của bệnh gan tới cách dùng thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Gan là cơ quan chuyển hóa, thải độc lớn nhất trong cơ thể, do đó bệnh gan ảnh hưởng rất lớn tới cách dùng thuốc, thậm chí quyết định có sử dụng được hay không sử dụng được thuốc nào đó. Hãy cùng tìm hiểu xem ảnh hưởng của bệnh gan tới cách dùng thuốc như thế nào. Rối loạn chức năng gan có thể ảnh hưởng đến đáp ứng của thuốc và sử dụng thuốc, bằng nhiều đường:

  1. Thông qua rối loạn dược động học với tăng khả̉ dụng sinh học do giảm chuyển hóa qua gan bước đầu: hoặc do giảm hoạt hóa bước đầ̀u củ̉a các thuốc tiền thân.
  2. Có thể do giảm khả năng gắn kết protein và giảm thải trừ thuốc.
  3. Có nguy cơ làm thay đổi tác dụng củ̉a thuốc.
  4. Có nguy cơ làm tình trạng chuyển hóa của người bệnh xấu đi.

Bệnh gan làm thay đổi dược động học của thuốc

Rối loạn dược động học của thuốc có thể là hậu quả của bệnh gan, vì gan là cơ quan quan trọng nhất để loại thải chuyển hóa thuốc. Suy giảm chức năng tế bào gan sẽ làm giảm khả năng thực hiện quá trình chuyển hóa bình thường của gan. Các bệnh có tác động xấu đến tuần hoàn hệ tĩnh mạch cửa cũng có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc do hấp thu thuốc qua đường tĩnh mạch tắt, không cho thuốc đến vị trí chuyển hoá. Cả hai tác động đó đều ảnh hưởng mạnh tới chuyển hóa của thuốc ở người bệnh bị xơ gan nặng. Hiểu rõ được thuốc nào chuyển hóa qua gan bước đầu là rất quan trọng vì bệnh lý hoặc phối hợp thuốc không chuẩn có thể làm giảm chuyển hóa lúc đầu gây nên tương tác chuyển hóa.

Bệnh gan làm thay đổi Sinh khả dụng thuốc

Khả dụng sinh học (F) là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ phần trăm của một liều thuốc được hấp thu vào hệ tuần hoàn máu. Trong phương trình trên của chúng tôi ký hiệu đó là F và biểu thị tỷ lệ % của liều thuốc đã cho. F có thể là từ 0% – 100%. Sau tiêm tĩnh mạch khả dụng sinh học được coi là hoàn toàn. Sau những liều uống chức năng gan quyết định mức độ khả dụng sinh học của nhiều thuốc thông qua hiệu quả của chuyển hóa qua gan bước đầu. Hiệu quả bước đầu hay chuyển hóa bước đầu là chuyển hóa của thuốc được hấp thu trên đường đi sau khi thuốc hòa tan trong lòng ruột qua gan để vào hệ tuần hoàn. Phần lớn thuốc uống đều được hấp thu từ đoạn ống tiêu hóa được dẫn lưu theo hệ thống tĩnh mạch cửa – gan. Do đó ngay một thuốc được hấp thu tốt cũng phải đi qua và thoát khỏi gan trước khi vào hệ thống tuần hoàn. Đối với các thuốc nhạy cảm với chuyển hóa gan một phần lớn liều uống có thể bị chuyển hóa và biến mất ngay trước khi đến vị trí tác dụng. Ví dụ một số thuốc được thải trừ cao bước đầu bao gồm các thuốc giảm đau: acid acetylsalicylic, morphin, paracetamol, pentazocin, pethidin, các thuốc tim mạch: glyceryl trinitrat, isoprenalin, isosorbid dinitrat, labetalol, lignocain, metoprolol, nifedipin, prazosin, propranolol, verapamil, các thuốc trên hệ thần kinh trung ương: clomethiazol, clorpromazin, imipramin, levodopa, nortriptylin, các thuốc về hô hấp: salbutamol, terbutalin.

Tầm quan trọng của chuyển hóa bước đầu của thuốc

  1. Chuyển hóa bước đầu là lý do quan trọng nhất để giải thích sự khác nhau về hấp thu thuốc giữa các cá thể. Ngay những người khỏe mạnh cũng có mức độ khả năng chuyển hóa của gan và chuyển hóa bước đầu rất khác nhau.
  2. Ở người bị bệnh gan nặng chuyển hóa bước đầu có thể bị giảm mạnh, thường dẫn đến hấp thu một lượng thuốc cao hơn bình thường, hậu quả là bị nhiễm độc và chịu các tác dụng có hại ngay cả với những liều bình thường.

Nếu chuyển hóa bước đầu bị ức chế hoặc giảm sút, ví dụ do bệnh gan, thì hậu quả rõ nét là thuốc thoát khỏi chuyển hóa của gan nhiều hơn vào hệ tuần hoàn và từ đó đi đến vị trí tác dụng. Các ví dụ về hiệu quả của thuốc do ảnh hưởng của sự tăng quá mức khả dụng sinh học do xơ gan bao gồm các thuốc clomethiazol (khả dụng sinh học tăng 1000%), labetalol (khả dụng sinh học tăng 90%), metoprolol (khả dụng sinh học tăng 65%), nicardipin (khả dụng sinh học tăng 500%), paracetamol (khả dụng sịnh học tăng 50%), propra-nolol (khả dụng sinh học tăng 42%), verapamil (khả dụng sinh học tăng 140%). Sự tăng khả dụng sinh học này là trực tiếp do xơ gan gây giảm sự phân hủy thuốc qua chuyển hóa gan xảy ra bình thường khi thuốc đi qua gan. Như vậy xơ gan làm tăng mức hấp thu và do đó nồng độ thuốc trong máu có tỷ lệ cao hơn người khỏe mạnh. Ngược lại hoạt hóa chuyển hóa bước đầu của thuốc tiền thân thành dạng hoạt động cũng bị ức chế. Điều này ảnh hưởng đến nhiều thuốc ức chế enzym chuyển như enalapril, do đó hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm.

Bệnh gan và sự giảm chuyển hóa ở gan

Các thuốc có mức chiết xuất cao ở gan: Gan chuyển hóa những thuốc này với một mức độ rất cao. Do đó khả dụng sinh học của các thuốc này thấp và độ thanh thải phụ thuộc chủ yếu vào mức độ thuốc được tải đến các enzym gan. Do đó độ thanh thải các thuốc này tương đối nhạy cảm với các yếu tố ảnh hưởng đến dòng máu qua gan, ví dụ trong suy tim sung huyết. Tuy nhiên các thuốc này lại tương đối ít nhạy cảm với lượng enzym, hoạt tính của enzym hoặc khả năng gắn kết protein.

Ví dụ về các thuốc có chuyển hóa cao ở gan bao gồm alprenolol, desipramin, labetalol, lidocain, metoprolol, morphin, glyceryl trinitrat, pentazocin, propoxyphen, propranolol, pethidin, nortriptylin và verapamil. Các thuốc có mức chiết xuất thấp ở gan: Trong trường hợp này, mức độ chuyển hóa thuốc đủ thấp để độ thanh thải ở gan tương đối ít nhạy cảm với dòng máu qua gan mà chủ yếu phụ thuộc vào các enzym của gan. Ví dụ về loại này bao gồm cloramphenicol, paracetamol và theophylin. Các thuốc trong nhóm này, nhóm có gắn kết nhiều với protein, như carbamazin, diazepam, indomethacin, naproxen, nitrazepam, phe-nobarbital, tolbutamid, phenytoin, procainamid, acid salicylic, theophylin, acid valproic, và warfarin, có độ thanh thải chuyển hóa phụ thuộc cả vào khả năng của các enzym gan và cả vào gắn kết protein và phần tự do của thuốc. Do bệnh gan thường kết hợp với giảm nồng độ albumin huyết thanh nên thường cũng có tăng phần tự do của các thuốc đó thành thử khó mà dự đoán được ảnh hưởng của bệnh gan trên nồng độ toàn phần của thuốc. Do đó phải thận trọng trong việc lý giải mối tương quan giữa nồng độ và hiệu quả của liều thuốc đối với các thuốc có liên kết protein cao như phenytoin.

Ảnh hưởng của bệnh gan đối với thải trừ thuốc cũng phức tạp.

Loại bệnh gan có tính quyết định.

Trong viêm gan virus cấp, thay đổi chủ yếu là chức năng tế bào gan nhưng khả năng chuyển hóa thuốc của gan thường còn giữ được nguyên vẹn và dòng máu qua gan có thể còn tăng lên. Xơ gan nhẹ và vừa có khuynh hướng gây giảm dòng máu qua gan và có mạch tắt cửa – chủ, còn trong xơ gan nặng thì thường cả chức năng tế bào gan và dòng máu qua gan đều giảm. Khác với đo độ thanh thải creatinin trong bệnh thận, ở người bệnh gan không có test nào có thể dự đoán được mức độ chuyển hóa thuốc. Tuy nhiên sự giảm albumin huyết thanh, tăng bilirubin máu và kéo dài thời gian prothrombin có thể cho phép đánh giá sơ bộ mức độ bệnh của gan. Trong thực tế, một thuốc được chuyển hóa do gan không nhất thiết có nghĩa là dược động học của thuốc bị rối loạn bởi bệnh gan, do đó không dễ suy đoán từ kết quả của một thuốc này để áp dụng cho một thuốc khác. Điều đó một phần cũng là do chuyển hóa của thuốc có thể được xúc tác bởi nhiều enzym cytochrom P450 khác nhau và những hệ thống enzym liên hợp khác nhau.

Nếu trong lâm sàng cần sử dụng một thuốc được thải loại qua chuyển hóa gan cho người bệnh xơ gan thì liều lượng ban đầu phải rất thấp rồi tăng dần từng bước và phải theo dõi cẩn thận, chặt chẽ hiệu quả và tác dụng phụ. Cũng có một số thuốc ảnh hưởng đến các enzym gan. Việc hiểu rõ loại thuốc nào có thể ức chế các enzym chuyển hóa thuốc của gan là rất quan trọng. Ví dụ như allopurinol, azapropazon, cloramphenicol, cimetidin, ciprofloxacin, disulfiram, erythromycin, và isoniazid đều là những thuốc ức chế mạnh enzym gan: Cimetidin có thể minh chứng điều này về mặt lâm sàng. Cime-tidin ức chế chuyển hóa của theophylin, dẫn đến các tác dụng phụ rất nguy hiểm, bao gồm loạn nhịp tim đe dọa mạng sống của người bệnh. Rối loạn tác dụng của thuốc: Bệnh gan ở giai đoạn nặng thường kèm theo những rối loạn chức năng của não và cuối cùng có thể dẫn đến hội chứng bệnh não do gan.

Ngay trước khi xuất hiện bệnh não thì não bộ cũng đã rất nhạy cảm với tác dụng của các thuốc có tác dụng trung ương. ở người có bệnh gan nặng sử dụng liều bình thường các thuốc ngủ barbiturat, thuốc phiện cũng có thể dẫn đến hôn mê. Giảm các yếu tố đông máu cũng là một vấn đề ở người bị bệnh gan. Những người bệnh này tỏ ra tăng nhạy cảm với thuốc chống đông loại uống. Tác dụng của các thuốc này là làm giảm tổng hợp các yếu tố đông máu (II, VII, IX, và X) phụ thuộc vitamin K. Khi việc sản xuất các yếu tố này bị giảm do bệnh gan thì một liều thuốc chống đông uống có hiệu quả nhiều hơn là ở người có chức năng gan bình thường. Cũng cần nhớ rằng ở những người bệnh này nếu dùng quá liều thuốc chống đông coumarin thì có khi không thể chữa trị được bằng vitamin K vì gan ở trạng thái này không đáp ứng với vitamin K để tăng tổng hợp các yếu tố đông máu. Cũng giống như thế, hiệu quả của heparin không như bình thường, do thiếu antithrombin III. Do đó phải xem xét rất cẩn thận ở người bị bệnh gan vì có nguy cơ biến chứng xuất huyết do thuốc có khả năng gây chảy máu.

Rối loạn tình trạng chuyển hóa do thuốc

Nhiễm kiềm do thuốc có thể xảy ra do dùng quá nhiều thuốc lợi tiểu. Từ đó thúc đẩy gây bệnh não. Cơ chế là tình trạng nhiễm kiềm giảm kali, hậu quả là chuyển ion NH4 + thành NH3 dễ dàng đi qua hàng rào máu – não thúc đẩy hoặc làm cho bệnh não nặng thêm. Giữ nước quá mức ở người bị bệnh gan giai đoạn nặng thường gây phù và cổ trướng do giảm albumin huyết tương và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng này có thể xấu đi do dùng thuốc gây giữ nước như carbeno-xolon, antacid có chứa nhiều natri và thuốc giảm đau không steroid. Cần nhớ nên tránh dùng thuốc giảm đau không steroid cho người bị bệnh gan vì ngoài nguy cơ giữ nước quá mức còn có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa.

Các thuốc gây độc cho gan

Khi có thuốc thay thế chấp nhận được thì luôn luôn nên tránh dùng các thuốc có thể gây hủy hoại gan như các sulphonamid, rifampicin và dùng nhiều lần thuốc mê họ halogen. Các thuốc gây độc kiểu viêm gan bao gồm halothan, isoniazid, methyldopa, phenelzin và paracetamol. Các thuốc có thể gây ứ mật bao gồm phenothiazin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc giảm đau không steroid (đặc biệt là phenylbutazon), rifampicin, ethambutol, pyrazinamid, sulfonylurea, sulfonamid, ampicilin, nitrofurantoin, erythromycin estolat. Riêng methotrexat có thể gây xơ gan. Đối với các thuốc có độc tính cao với gan cần xem danh mục thuốc trong Dược thư quốc gia Việt Nam. Các thông tin quốc tế tập hợp được về nguy cơ các tác dụng phụ khác nhau bao gồm nhiễm độc gan được trình bày một cách có hệ thống cho từng thuốc. Cũng cần xem cả biện pháp điều trị đặc hiệu nhiễm độc gan do nhiễm độc paracetamol và do quá liều.

Bài viết Ảnh hưởng của bệnh gan tới cách dùng thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/anh-huong-cua-benh-gan-toi-cach-dung-thuoc-1920/feed/ 0
Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://benh.vn/gan-nhiem-mo-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-75982/ https://benh.vn/gan-nhiem-mo-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-75982/#respond Thu, 23 Apr 2020 16:06:49 +0000 https://benh.vn/?p=75982 Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Lượng mỡ trong gan ở người bình thường chiếm từ 2-4%, còn ở người bị gan nhiễm mỡ thì con số này từ 5%. Liệu có phải cứ ăn mỡ nhiều là gan bị nhiễm mỡ hay nguyên nhân là gì? […]

Bài viết Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Lượng mỡ trong gan ở người bình thường chiếm từ 2-4%, còn ở người bị gan nhiễm mỡ thì con số này từ 5%. Liệu có phải cứ ăn mỡ nhiều là gan bị nhiễm mỡ hay nguyên nhân là gì? Làm sao để biết đã bị bệnh và điều trị ra sao? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu trong bài viết sau.

gan-khoe-manh-va-gan-nhiem-mo-1

Phân loại Gan nhiễm mỡ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ như rượu bia, bệnh chuyển hóa, mỡ máu, tiểu đường…. Tuy nhiên, khoa học chia nguyên nhân bệnh này thành 2 loại, tương ứng với 2 loại là gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và gan nhiễm mỡ do rượu.

Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)

NAFLD là loại gan nhiễm mỡ không liên quan đến tình trạng uống nhiều rượu bia. Điều này có nghĩa rằng, dù bạn có là người ăn chay, không sử dụng rượu bia thì bạn vẫn có thể bị bệnh. Có 2 loại gan nhiễm mỡ không do rượu.

Gan nhiễm mỡ không kèm viêm: Đây đơn giản chỉ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan, không liên quan hoặc liên quan rất ít đến tình trạng viêm hay tổn thương tế bào gan. Gan bị nhiễm mỡ thông thường không gây tổn thương gan hay dẫn tới các biến chứng.

Gan nhiễm mỡ kèm viêm (NASH) là tình trạng mỡ gan kèm viêm, tổn thương tế bào gan hay tích tụ các mô mỡ ở gan. Viêm và tổn thương ở gan thường dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan.

gan-nhiem-mo-khong-phai-do-ruou
Ngay cả khi không uống rượu bia, vẫn có nhiều nguyên nhân khiến gan bị nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ do rượu

Gan nhiễm mỡ do rượu là tình trạng gan bị tích lũy mỡ do uống nhiều bia rượu. Gan làm nhiệm vụ chuyển hóa phần lớn lượng bia rượu đưa vào cơ thể, nhưng quá trình chuyển hóa thường giải phóng ra một số chất có hại cho gan. Những chất này có thể gây tổn thương các tế bào gan kích thích viêm và làm suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể. Uống càng nhiều bia rượu càng khiến cho gan bị tổn thương nhiều.

do-uong-co-con-ruou
Đồ uống có cồn là thủ phạm khiến cho gan bị nhiễm mỡ do rượu

Gan nhiễm mỡ do rượu là giai đoạn đầu tiên của các bệnh về gan liên quan đến bia rượu. Bệnh thường tiến triển thành viêm gan và xơ gan. Tình trạng này có thể dễ dàng ngăn chặn chỉ bằng cách ngừng uống, bệnh có thể cải thiện ngay sau khi bệnh nhân ngừng uống. Nhưng nếu tiếp tục uống, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng sau đây:

  • Gan to: Bệnh không thường gây ra các triệu chứng, nhưng đôi khi gây đau hoặc tức phần bụng trên phía bên phải.
  • Viêm gan do rượu: Đây là tình trạng phình lên ở gan gây sốt, buồn nôn, đau bụng, vàng da, vàng mắt.
  • Xơ gan: Đây là tình trạng hình thành các mô xơ ở gan, bệnh thường gây ra các triệu chứng giống với bệnh viêm gan do rượu nhưng thêm vào đó các triệu chứng như:
  • Huyết áp cao ở gan
  • Chảy máu trong
  • Mê sảng và rối loạn hành vi
  • Lách to
  • Suy gan có thể dẫn đến tử vong

Gan nhiễm mỡ do rượu thường là giai đoạn sớm nhất của các bệnh liên quan đến gan sau đó tiến triển thành viêm gan và xơ gan do rượu. Bệnh nhân nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để kiểm soát thói quen uống.

Nguyên nhân và quá trình hình thành gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ thường hình thành khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ hoặc do không thể chuyển hóa được hết dẫn đến tích tụ mỡ ở các tế bào gan gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ có thể do uống quá nhiều bia rượu, trường hợp này sẽ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, còn ở những người không uống nhiều bia rượu, nguyên nhân hiện vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh gan nhiễm mỡ (NAFLD) phổ biến nhất ở những đối tượng dưới có đặc điểm sau đây.

tieu-duong-tuyp-2
Bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 có nguy cơ gan nhiễm mỡ cao
  • Mắc tiểu đường loại 2 hoặc trong tình trạng tiền tiểu đường
  • Béo phì
  • Ở độ tuổi trung niên hoặc già (mặc dù trẻ em cũng có thể mắc)
  • Có gốc Mỹ La tinh hoặc Mỹ Ănglê (người da trắng nói chung). Bệnh thường ít phổ biến ở người Mỹ gốc Phi.
  • Có chỉ số lipid trong máu cao
  • Huyết áp cao
  • Sử dụng các loại thuốc như corticosteroid và một số loại thuốc điều trị ung thư
  • Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như hội chứng chuyển hóa
  • Giảm cân quá nhanh
  • Mắc một số bệnh như viêm gan siêu vi C
  • Nhiễm một số loại chất độc

NAFLD ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số trên toàn thế giới, tương đương với tỉ lệ mắc béo phì, tiểu đường loại 2 và rối loạn chuyển hóa lipid máu đang gia tăng tại Mỹ. NAFLD là bệnh mãn tính về gan phổ biến nhất tại Mỹ. Gan nhiễm mỡ thường chỉ gặp ở những người uống nhiều rượu bia, đặc biệt là những người nghiện rượu trong một thời gian dài. Nguy cơ này còn cao hơn nếu bệnh nhân còn mắc các bệnh khác như béo phì hoặc ung thư hay mang giới tính nữ.

Gan nhiễm mỡ có những biểu hiện thế nào?

Thông thường, gan nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng bệnh nhân có thể cảm thấy mệt hoặc khó chịu ở bên phải bụng trên. Một số người bị gan nhiễm mỡ có các biến chứng như xơ gan. Dưới đây là một số biểu hiện của xơ gan, dạng tiến triển nặng của quá trình gan bị nhiễm mỡ kéo dài.

suy-gian-tinh-mac-chi-duoi

Giãn tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi gan bị nhiễm mỡ (ảnh minh họa)

  • Mất sự thèm ăn
  • Sụt cân
  • Yếu mệt
  • Mệt mỏi
  • Chảy máu
  • Mẩn ngứa
  • Vàng mắt, vàng da
  • Giãn tĩnh mạch
  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Phù chân
  • Vú căng ở nam giới
  • Mê sảng

Cách điều trị gan nhiễm mỡ

Hiện chưa có bất kỳ loại thuốc nào được thông qua để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Nhiều nghiên cứu đang cho thấy tác dụng của các loại thuốc trị tiểu đường và vitamin E trong điều trị, tuy nhiên chưa hoàn toàn xác thực. Vì thế, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần kết hợp giữa một chế độ ăn uống hợp lý, vận động sinh hoạt thích hợp, điều trị tốt các bệnh lý đi kèm, sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung và thăm khám định kỳ.

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát bệnh lý gan nhiễm mỡ thông qua thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Không sử dụng rượu bia: Một trong những việc quan trọng nhất trong việc điều trị gan nhiễm mỡ do rượu là ngừng uống bia rượu. Có một số loại thuốc giúp bệnh nhân giảm cơn thèm bia rượu, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ngừng hút thuốc: Bỏ thuốc là một trong những việc làm quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim và đột quỵ thường gây ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân mắc bệnh.
  • Giảm cân: đây là một trong những lời khuyên dành cho những người bị gan nhiễm mỡ. Giảm cân giúp giảm mỡ ở gan giúp giảm tình trạng viêm gan và xơ gan. Giảm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày và tăng cường hoạt động thể chất nếu bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì. Giảm lượng calo tiêu thụ là việc làm quan trọng nhất trong việc giảm cân và kiểm soát bệnh.
  • Thay đổi thuốc: Nếu nguyên nhân gây bệnh mỡ gan do một số loại thuốc, bệnh nhân cần ngừng uống những loại thuốc này lại, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó. Bệnh nhân nên giảm uống những loại thuốc này từ từ thay vì chuyển ngay sang một loại thuốc khác.
  • Ăn một chế độ ăn lành mạnh: Ăn một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc nguyên cám có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
  • Tập luyện thường xuyên: Bệnh nhân mỡ gan nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ luôn giữ cho lượng đường huyết ở mức ổn định và uống thuốc đều đặn.
  • Giảm nồng độ cholesterol: Một chế độ ăn bao gồm nhiều loại rau củ và trái cây hoặc thuốc giảm nồng độ cholesterol có thể giúp duy trì nồng độ cholesterol và lượng chất béo trung tính ở mức ổn định.
  • Bảo vệ gan: Tránh những loại đồ ăn gây nhiều sức ép cho gan như uống nhiều bia rượu. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ như uống thuốc đầy đủ và kiểm tra định kỳ.

    Kiểm soát bệnh tiểu đường để giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Sử dụng thực phẩm chức năng cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện không có các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ. Nhưng các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu tác dụng điều trị mỡ gan của một số hợp chất tự nhiên. Tuy nhiên, vì chưa có đầy đủ các bằng chứng lâm sàng hoàn chỉnh chứng minh khả năng điều trị bệnh nên một số trong đó vẫn được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng. Các chuyên gia khuyến cáo, người gan nhiễm mỡ có thể sử dụng bổ sung hai loại sau.

  • Vitamin E: Về mặt lý thuyết, vitamin E và các loại vitamin khác có tính chống oxy hóa giúp bảo vệ gan bằng cách làm giảm hoặc trung hòa các chất gây tổn thương cho gan gây ra bởi viêm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin E tốt cho người bị tổn thương gan do gan nhiễm mỡ không do rượu gây ra. Nhưng mặt khác vitamin E lại làm tăng nguy cơ tử vong và làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Caffeine: Trong nhiều nghiên cứu trên những người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu thường có thói quen uống 2 hoặc nhiều hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày có ít nguy cơ bị tổn thương gan hơn những người không uống cà phê hoặc uống ít cà phê. Nguyên nhân cho điều này chưa được xác định, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cà phê có chứa một số hợp chất nhất định đóng một vai trò quan trọng trong việc chống viêm.

Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý phổ biến, có nguy cơ dẫn tới xơ gan, ung thư gan mà hiện vẫn chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách hạn chế các yếu tố gây bệnh như không uống bia rượu, giảm cân, duy trì đường huyết ổn định và ăn chế độ ăn ít chất béo. Nếu được chẩn đoán bệnh, bạn cần tích cực điều chỉnh lối sống để chữa khỏi tình trạng này, ngăn ngừa các biến chứng trên gan.

Bài viết Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gan-nhiem-mo-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-75982/feed/ 0
Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/ https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/#respond Thu, 13 Feb 2020 03:23:26 +0000 http://benh2.vn/benh-xo-gan-4833/ Xơ gan là bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (1978) thì tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước dao động từ 10-20/100000 dân.

Bài viết Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh xơ gan là hậu quả nghiêm trọng của nhiều bệnh lý gan. Bệnh xơ gan cực kỳ nguy hiểm bởi những tổn thương không phục hồi ở cấu trúc gan. Tỷ lệ tử vong của xơ gan này lên đến 40-60%.

tien-trien-benh-gan-toi-xo-gan-ung-thu-gan
Xơ gan là 1 con đường dẫn thẳng tới Ung thư gan

Bệnh xơ gan, hậu quả nặng nề của nhiều bệnh gan mạn tính

Bệnh xơ gan là gì?

Bệnh xơ gan (Cirrhosis) là quá trình tổn thương có tính chất lan toả, kéo dài ở gan dẫn tới xơ hoá, đảo lộn cấu trúc bình thường của gan. Hậu quả dẫn tới hình thành các u cục (nodule) có cấu trúc không bình thường và cuối cùng là ung thư gan.

Quá trình hình thành bệnh xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào đều do sự phát triển của 3 loại tổn thương:

  • Tổn thương tế bào gan
  • Tăng sinh mô liên kết
  • Tái tạo tế bào gan

3 loại tổn thương này phối hợp và tác động lẫn nhau, khiến gan ngày càng tổn thương và không thể phục hồi. Cần lưu ý rằng tế bào gan là tế bào có khả năng phục hồi tốt nhất trong cơ thể, nếu nó không thể tự phục hồi được thì đó là dạng tổn thương rất nặng trên gan.

Bệnh xơ gan có tỷ lệ tử vong cao báo động tại Việt Nam

Xơ gan không phải bệnh mà là hội chứng lâm sàng. Nó là hậu quả của nhiều bệnh lý gan mạn tính như viêm gan virus, viêm gan mạn, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ…

ty-le-xo-gan-viem-gan-o-viet-nam
Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do bệnh gan đáng báo động

Viêm gan và xơ gan là vấn đề sức khoẻ đáng báo động tại Việt Nam. Việt Nam có tỷ lệ mắc xơ gan cao và tiếp tục có xu hướng gia tăng, đặc biệt xơ gan do rượu. Tỷ lệ xơ gan khoảng 5%. Trong đó xơ gan do virus là 40%, do bia rượu là 18%.

Tỷ lệ tử vong đối với bệnh này khoảng 33%-66% trong 10 năm, phụ thuộc vào nguyên nhân: xơ gan do rượu, xơ gan do virus (viêm gan), xơ gan mật… Trong đó, xơ gan do bia rượu hoặc xơ gan do virus có uống rượu đều có tỷ lệ tử vong cao.

Cách phân biệt gan khoẻ mạnh và Xơ gan

gan-bi-xo-va-gan-khoe-manh

Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể. Ở mỗi tiểu thuỳ, tế bào gan xếp thành hình nan hoa. Những “nan hoa tế bào gan” này gặp nhau ở tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ. 4-5 tiểu thuỳ gặp nhau ở khoảng cửa (nơi tập trung của tổ chức liên kết, hệ thống động mạch gan, bạch huyết, đường mật và tĩnh mạch.

Gan khoẻ mạnh: Khi lá gan khoẻ mạnh, gan có hình thái mềm mại, màu nâu đỏ, mặt nhẵn. Cân nặng của gan ở người trưởng thành dao động từ 1,2-1,5kg. Gan gồm 2 thuỳ: Thuỳ trái và thuỳ phải. Mỗi thuỳ lại chia thành nhiều tiểu thuỳ nhỏ.

Xơ gan: Gan bị xơ có thể to hoặc teo lại (có thể chỉ còn 500g), mật độ chắc, hình thái cứng, bề mặt gồ ghề, sần sùi. Màu gan thường đỏ nhạt hoặc vàng. Bề mặt gan có nhiều hạt (cục nodule) to hoặc nhỏ, đều hoặc không đều. Chức năng gan bị thay đổi hoặc mất.

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan, trong đó nguyên nhân do rượu bia và do virus là 2 nguyên nhân phổ biến nhất

nguyen-nhan-dan-toi-xo-gan
Nhiều nguyên nhân dẫn tới xơ gan

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan liên quan đến bệnh về gan

  • Xơ gan do viêm gan virus: có hai loại virus được xác định là virus viêm gan B và C có tỷ lệ người nhiễm đưa đến bệnh xơ gan cao nhất.
  • Xơ gan do rượu.
  • Xơ gan do ứ mật kéo dài: sỏi mật, viêm chít đường mật, hội chứng Hanot.
  • Viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari) tắc tĩnh mạch gan.
  • Trong suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick).
  • Bệnh xơ gan do rối loạn chuyển hoá: nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), rối loạn chuyển hoá đồng, thoái hoá gan nhân đậu (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hoá porphyrin.
  • Xơ gan do ký sinh trùng: Sán lá gan, sán máng (schistosomia mansonia).

Xơ gan do các yếu tố ngoài gan

  • Các bệnh hồng cầu hình liềm gặp ở châu Phi.
  • Xơ gan do nhiễm độc hoá chất và do thuốc: Hoá chất: thuốc DDT, methotrexat, urethan, phospho, tetraclorua carbon, 6 mercaptopurin… Do thuốc: clopromazin, INH, rifampicin, sulfamid, phenylbutazon, aspirin, methyldopa…
  • Xơ gan do rối loạn di truyền: thiếu hụt alfa-1 antitrypsin, thiếu hụt bẩm sinh enzym 1-phosphat aldolase, tích glycogen trong các tổ chức do thiếu máu.
  • Bệnh xơ gan lách to kiểu Banti, xơ gan do suy dinh dưỡng.

Triệu chứng xơ gan đa dạng trên lâm sàng

Trên thực tế, triệu chứng của bệnh xơ gan rất đa dạng. Triệu chứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn phát triển bệnh và tính chất phức tạp trong chẩn đoán bệnh. Các triệu chứng của xơ gan được chia thành 2 giai đoạn:

Bệnh xơ gan giai đoạn còn bù – làm việc bình thường, triệu chứng nhẹ

Bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn còn bù có rất ít triệu chứng. Các triệu chứng nhẹ không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu có tiền sử bênh lý gan, bạn nên thận trọng nếu thường xuyên xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau nhẹ vùng hạ sườn phải
  • Có thể gan to (sờ được), lách to
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Rối loạn tiêu hoá, phân lỏng, chướng bụng
  • Mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu
  • Có nốt sao mạch ở da mặt, cổ, ngực, long bàn tay son.

Nếu có những dấu hiệu trên, cần đến cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm sinh hoá thăm dò chức năng để chẩn đoán chính xác bệnh.

Bệnh xơ gan giai đoạn mất bù – cấp tính và nguy hiểm tính mạng

Các triệu chứng chính của giai đoạn này biểu hiện rõ rệt với 2 hội chứng chính: Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và hội chứng suy tế bào gan.

xo-gan-co-chuong-phinh-bung
Hình ảnh xơ gan cổ chương giai đoạn mất bù

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: 

  • Cổ trướng toàn thể, dịch thấm, số lượng nhiều (3-10 lít). Dịch cổ trướng có màu vàng chanh
  • Tuần hoàn bàng hệ cửa-chủ
  • Lách to (mấp mé bờ sườn hoặc dưới bờ sườn vài cm)

Hội chứng suy tế bào gan

  • Sút cân nhanh, mất khả năng làm việc
  • Phù nhẹ, phù mềm, ấn lõm. Chủ yếu ở 2 chi dưới
  • Cổ trướng tái phát nhanh, biểu hiện của suy tế bào gan
  • Rối loạn nội tiết: sạm da, trứng cá, vú to ở nam
  • Rối loạn tiêu hoá, chướng hơi, ăn uống kém
  • Có thể xuất huyết dưới da, niêm mach, chảy máu chân răng, chảy máu cam
  • Có thể sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan
  • Có thể vàng da, lòng bàn tay son, sao mạch

Khám gan để kết luận chính xác và tiên lượng bệnh.

Biến chứng khi mắc xơ gan

Bệnh xơ gan có nhiều biến chứng và bệnh nhân thường tử vong vì các biến chứng này:

Xuất huyết tiêu hoá: Xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở nhiều nơi: Ngoài da, chân răng lợi, hoặc chảy máu lan tràn ống tiêu hoá gây đi ngoài phân đen và đỏ. Đây là tình trạng nặng. Nếu chức năng gan còn bù được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể qua khỏi, nếu chức năng gan mất bù bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong.

Bệnh xơ gan ung thư hoá: có đến 70 – 80% bệnh nhân ung thư gan trên nền gan xơ.

Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn: Viêm phổi, lao phổi, nhiễm khuẩn đường ruột gây ỉa chảy.

Hôn mê gan: Hôn mê gan thường xảy ra sau các yếu tố thuận lợi như: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, xuất huyết tiêu hoá hoặc chỉ là giai đoạn cuối cùng của suy gan.

hoi-chung-nao-gan
Hội chứng não gan khi bị xơ gan

Nhiễm trùng dịch cổ trướng.

Hội chứng gan thận.

Cách chẩn đoán mắc xơ gan

Muốn chẩn đoán xơ gan cần phải làm các xét nghiệm sinh hoá, huyết học thấy có biến loạn rõ rệt. Trong trường hợp bệnh xơ gan giai đoạn sớm có thể phải làm sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc qua soi ổ bụng để xác định xơ gan. Một số xét nghiệm sinh hoá và thăm dò chức năng có thể được thực hiện.

Xét nghiệm máu ngoại vi chẩn đoán xơ gan

Xét nghiệm máu ngoại vi trong bệnh xơ gan cho kết quả thiếu máu. Nếu có xuất hiện xuất huyết tiêu hoá, xét nghiệm xơ gan cho kết quả thiếu máu nhược sắc, giảm tiểu cầu, huyết sắc tố giảm.

Xét nghiệm chức năng gan chẩn đoán xơ gan

Chức năng gan bị suy giảm rõ rệt, 1 số chất/enzym gan tăng giảm đặc trưng:

  • Albumin huyết tương giảm <40%, gamma Globulin tăng. Tỷ lệ A/G<1 (Dùng phương pháp điện di protein)
  • Men gan (AST, ALT) tăng rõ rêt, nhất là trong đợt tiến triển của bệnh xơ gan.
  • Ứ mật: Bilirubin máu tăng cao, cả bilirubin liên hợp và tự do.
  • ALP kiềm trong huyết thanh tăng.
  • Tỷ lệ Prothrobin giảm

Siêu âm gan tìm bất thường chẩn đoán xơ gan

Siêu âm gan có thể phát hiện 1 số bất thường tại gan như:

  • Nhu mô gan không đồng nhất
  • Đường kính tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa giãn rộng
  • Lách to
  • Cổ trướng

Soi ổ bụng và sinh thiết gan

sinh-thiet-gan
Sinh thiết tế bào gan giúp chẩn đoán chính xác nhiều bệnh gan

Bệnh xơ gan điển hình bởi hình thái gan xơ hoá, bề mặt không nhẵn bóng, mất tính đồng nhất, nổi u cục… màu sắc lá gan cũng thay đổi từ đỏ nhạt sang vàng. Bờ gan mấp mô.

Có thể soi ổ bụng đồng thời lấy mẫu sinh thiết làm mô bệnh học

Điều trị bệnh xơ gan cần phối hợp nhiều biện pháp

Điều trị bệnh xơ gan cần tránh các yếu tố gây hại cho gan như: Rượu, một số thuốc và hoá chất độc cho gan. Duy trì và bồi dưỡng chức năng gan thường xuyên.

Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khi điều trị xơ gan

Trong giai đoạn xơ gan tiến triển: Cần nghỉ ngơi tuyệt đối làm giảm sự đòi hỏi của cơ thể với các hoạt động chức năng gan.

Chế độ ăn:

  • Cần ăn nhiều chất đạm (100g/ngày) nhiều hoa quả tươi để cung cấp vitamin, đảm bảo cung cấp 2500-3000 calo/ngày, chỉ nên hạn chế chất đạm khi có dấu hiệu não gan (tiền hôn mê gan),
  • Hạn chế ăn mỡ
  • Ăn lạt. Giai đoạn phù cổ trướng ăn lạt tuyệt đối.
  • Không uống rượu
ruou-bia-gay-xo-gan
Cần tuyệt đối tránh rượu bia khi đang điều trị xơ gan

Ngoài ra, bệnh nhân không được uống rượu tuyệt đối và không sử dụng các thuốc độc cho gan

Điều trị các nguyên nhân gây bệnh

Để điều trị bệnh, đặc biệt trong giai đoạn xơ gan còn bù, cần sử dụng các thuốc điều trị căn nguyên gây bệnh

Bệnh xơ gan do virus: căn nguyên là các bệnh viêm gan do virus. Các thuốc được sử dụng tuỳ thuộc vào loại virus (A,B,C,D,E):

  • Viêm gan do Virus A và E tiên lượng nhẹ, chỉ cần điều trị triệu chứng
  • Viêm gan virus B: Cytokine (Interferon, interleukin) và các thuốc chống virus (amivudine, ribavirin, adefovir…)
  • Viêm gan virus C: Interferon hoặc Peginterferon. Ribavirin 800-1200mg/ngày phối hợp với Interferon hoặc peginterferon
  • Viêm gan Virus D: Dự phòng và điều trị HBV cũng có thể chống lại HDV.

Bệnh xơ gan do mật: Điều trị nguyên nhân gây tắc mật, ứ máu tại gan

Thuốc điều trị triệu chứng xơ gan

Các thuốc điều trị triệu chứng xơ gan bao gồm:

  • Thuốc cải thiện chuyển hoá tế bào gan: Glucose (uống hoặc tiêm tĩnh mạch), Vitamin (B,C), acid folic, acid lipoic, actiso (tăng chuyển hoá gan mật)
  • Thuốc điều trị cổ trướng: Thuốc lợi tiểu. Chỉ khi cổ trướng quá to mới chọc hút dịch
  • Điều trị xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản: Gồm các thuốc Cầm máu (Vasopressin, somatostatin..), cầm máu nội soi (tiêm thuốc gây xơ qua ống nội soi mềm bằng polydocanol, truyền máu truyền dịch.
  • Glucocorticoid: Dùng trong giai đoạn tiến triển xơ gan. Không dùng khi đã cố trướng, phù to, vàng da, viêm loét đường tiêu hoá.

thuoc-tri-benh

Bạn sẽ phải uống rất nhiều thuốc điều trị xơ gan và biến chứng xơ gan

Các thuốc bổ sung thành phần bị thiếu hụt do bệnh xơ gan

  • Testoteron: tăng cường đồng hoá đạm
  • Truyền albumin: Chỉ định truyền khi tỷ lệ albumin huyết tương giảm (<40g/L). Khi có hội chứng não gan (hôm mê gan) cần dùng các dịch đạm có acid amin để vận chuyển bớt NH3 máu
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm máu khi có rối loạn đông máu (do tỷ lệ prothrombin giảm, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu răng…)

Điều trị các biến chứng xơ gan

Điều trị biến chứng xơ gan cổ chướng: sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu cổ trướng căng gây khó thở sẽ chọc tháo dịch cổ trướng phối hợp với thuốc lợi tiểu.

Điều trị biến chứng xuất huyết tiêu hoá: do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ được thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, còn do giãn vỡ tĩnh mạch ở dạ dày sẽ được tiêm xơ bằng thuốc hisatocryl để cầm máu và phối hợp với các thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.

Điều trị nhiễm trùng dịch ổ bụng: kháng sinh và truyền albumin.

Điều trị hôn mê gan: dinh dưỡng, các thuốc hạ amoniac máu, kháng sinh.

Điều trị ung thư gan: phẫu thuật cắt khối u nếu còn chỉ định, các phương pháp phá huỷ khối u gan.

Phòng ngừa bệnh xơ gan sớm

Bệnh xơ gan nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Để phòng ngừa căn bệnh này, cần thiết thực hiện các hành động bảo vệ gan sớm, điều trị triệt để các bệnh về gan.

che-do-dinh-duong-xo-gan
Chế độ dinh dưỡng cho người xơ gan cần tính toán kỹ

Thay đổi lối sống:

  • Chế độ dinh dưỡng hạn chế mỡ đặc biệt là trans fat.
  • Chế độ ăn lạt ít muối, ít đường.
  • Bổ sung vừa đủ các Vitamin bằng thực phẩm
  • Không sử dụng các thuốc độc cho gan. Luôn hỏi bác sỹ trước khi sử dụng. Thông thường, bác sỹ sẽ kê cho bạn thêm 1 thuốc bổ gan, giải độc gan
  • Tăng cường vận động
  • Hạn chế bia rượu

Điều trị triệt để các bệnh lý gan có thể dẫn đến xơ hoá.

  • Viêm gan virus
  • Tắc mật, sỏi mật
  • Gan nhiễm mỡ
  • Viêm gan do rượu

Kết luận

Bệnh xơ gan là hội chứng do nhiều bệnh lý gan gây nên. Tỷ lệ tử vong của bệnh cao, chủ yếu là xơ gan do rượu và xơ gan do virus.

Triệu chứng xơ gan đa dạng, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Giai đoạn xơ gan còn bù có thể diễn ra âm thầm trong vài năm. Chủ yếu bệnh nhân phát hiện xơ gan ở giai đoạn mất bù, bệnh khó chữa khỏi.

Điều trị xơ gan cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sỹ. Thuốc điều trị phối hợp điều trị nguyên nhân bệnh, các bệnh lý căn nguyên và bổ sung các chất bị tăng giảm do xơ gan gây ra.

Phòng ngừa bệnh xơ gan bằng cách thay đổi lối sống, nói không với bia rượu và điều trị triệt để các bệnh lý về gan ngay từ đầu.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/feed/ 0
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng https://benh.vn/huong-dan-cach-cham-soc-benh-nhan-xo-gan-co-truong-7246/ https://benh.vn/huong-dan-cach-cham-soc-benh-nhan-xo-gan-co-truong-7246/#respond Tue, 01 Oct 2019 06:17:23 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-cach-cham-soc-benh-nhan-xo-gan-co-truong-7246/ Xơ gan cổ trướng là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Trong xơ gan có 3 loại tổn thương: Thoái hóa nhu mô gan; xơ hóa tổ chức liên kết; tăng sản tế bào gan, cấu tạo nên những hạt tái tạo, làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan.

Bài viết Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xơ gan cổ trướng là biến chứng nghiêm trọng tại giai đoạn cuối của xơ gan. Lúc này bệnh nhân hoàn toàn phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân và các thiết bị y tế.

Sau đây, benh.vn sẽ hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn và ngăn ngừa tiến triển của bệnh

Xơ gan, xơ gan cổ trướng
Hình ảnh xơ gan và gan khoẻ mạnh

Xơ gan cổ trướng thuộc giai đoạn nào của Xơ gan

Xơ gan là hậu quả nhiều nhiều bệnh lý gan khác nhau. Đây là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, gây tỷ lệ tử vong cao và khó điều trị. Hầu hết các bệnh lý gan đều tiến triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan. Bệnh xơ gan phát triển theo 3 giai đoạn

Giai đoạn xơ gan tiềm tàng

Bệnh không có dấu hiệu bệnh lý, thường được phát hiện một cách tình cờ khi phẫu thuật hoặc mổ tử thi do chết vì một bệnh khác. Giai đoạn xơ gan tiềm tàng có thể phát hiện ngay trong các bệnh lý khác về gan như viêm gan do rượu, viêm gan virus, viêm gan tắc mật, gan nhiễm mỡ, suy gan…

Giai đoạn xơ gan còn bù, chưa có biến chứng

Bệnh nhân thấy yếu mệt, chán ăn sợ mỡ, khó tiêu trong một thời gian dài, có khi vài năm. 1 số biểu hiện rõ hơn trong các triệu chứng:

  • Suy nhược, ăn kém, bụng trướng, ỉa chảy: bệnh nhân thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá. Các triệu chứng không rõ ràng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác đường tiêu hoá
  • Phù nhẹ chi dưới: Bệnh nhân bị phù, chủ yếu 2 chi dưới. Tình trạng phù trắng (phù nước), mềm, ấn lõm
  • Chảy máu cam, chân răng: Bệnh nhân dễ bị xuất huyết niêm mạc mà biểu hiện dễ nhận là chảy máu khi đánh răng, chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
  • Đau tức vùng Hạ sườn phải: Bệnh nhân có thể thấy đau tức hạ sườn phải do gan phình to, xơ hoá. Dùng tay có thể sờ thấy gan tại vị trí này
  • Khám thấy gan to lách to

Giai đoạn xơ gan mất bù

Giai đoạn xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của xơ gan đặc trưng bởi 2 hội chứng:

* Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch

  • Cổ trướng, dịch nhiều, màu vàng có ít albumin (màu vàng chanh)
  • Xuất hiện tuần hoàn bàng hệ
  • Giãn tĩnh mạch thực quản phát hiện qua nội soi hoặc X quang
  • Lách to

* Hội chứng suy tế bào gan

  • Thể trạng suy nhược, chán ăn chậm tiêu…
  • Phù cổ trướng
  • Vàng da
  • Chảy máu chân răng
  • Thiếu máu
  • Clucose máu hạ, có khi dẫn tới hôn mê hạ đường huyết
  • Tỷ lệ Prothrombin hạ
  • Các chức năng gan bị rối loạn

Như vậy Xơ gan cổ trướng thuộc giai đoạn cuối của xơ gan và là 1 phần của hội chứng suy tế bào gan

Bệnh xơ gan cổ trướng
Xơ gan cổ trướng giai đoạn mất bù

Xơ gan cổ trướng – biến chứng nghiêm trọng và phổ biến trong xơ gan

Tại giai đoạn cuối của xơ gan (xơ gan mất bù), một trong những biến chứng thường gặp là xơ gan cổ trướng. Tại giai đoạn này, các tế bào gan bị tổn thương nặng nề, không có khả năng hồi phục. Chức năng gan suy giảm đến mức kiệt quệ.

Triệu chứng của xơ gan cổ trướng

Bệnh lý xơ gan cổ trướng đặc trưng bởi hình ảnh bụng phình to do tràn dịch màng bụng, kèm vàng da…

  • Bụng phình to: Bệnh nhân xơ gan cổ trướng có bụng phình to bất thường. Nguyên nhân chính do hiện tượng tràn dịch màng bụng (thông thường khoang bụng chỉ chứa 1 ít dịch dể bôi trơn). Bụng trương lên, nổi nhiều mạch máu (sao mạch). Dịch cổ trướng có màu vàng chanh.
  • Vàng da, vàng mắt: Tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến ứ đọng billirubin trong máu, gây hiện tượng vàng da, vàng mắt. Đồng thời nước tiểu có màu sậm hơn. Phân nhạt màu đi
  • Mệt mỏi, uể oải: Giai đoạn xơ gan cổ trướng, gan mất hoàn toàn chức năng thải độc. Cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại gây suy nhược, mệt mỏi, thậm chí là sốt do hoại tử tế bào gan và nhiễm độc máu.
  • Đau nhức ở khu vực gan: Giai đoạn này dễ hình thành ung thư gan. Các khối u tăng trưởng nhanh khiến gan bị kéo lại, cơ hoành tổn thương, Từ đó gây đau nhức đột ngột ở vùng quanh gan.

Nguyên nhân bệnh xơ gan cổ trướng

Xơ gan nói chung, xơ gan cổ trướng là hậu quả của hành loạt bệnh lý gan nghiêm trọng gồm:

  • Viêm gan do vi rút: A, B, C, D, E: bệnh viêm gan do các chủng virus gây ra. Tại Việt Nam, viêm gan do virus B và viêm gan Virus C phổ biến và dễ gây biến chứng xơ gan.
  • Nghiện rượu nặng và kéo dài: Người uống rượu liên tục trong 10 năm, mỗi ngày >150ml rượu có nguy cơ cao bị xơ gan gan. Ngoài ra người uống rượu thường xuyên nhưng lượng ít hơn, không liên tục vẫn có thể viêm gan và dẫn đến xơ gan nhưng tỷ lệ thấp hơn
  • Viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari) tắc tĩnh mạch gan.
  • Viêm gan tự miễn: viêm gan do hệ thống miễn dịch gặp trục trặc, tấn công trực tiếp tế bào gan gây viêm gan
Nguyên nhân gây xơ gan
1 số nguyên nhân phổ biến gây xơ gan

Ngoài các yếu tố bệnh lý từ gan, xơ gan cổ trướng còn là hậu quả của tình trạng khác như:

  • Xơ gan do ứ mật kéo dài: sỏi mật, viêm chít đường mật, hội chứng Hanot.
  • Trong suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick).
  • Bệnh xơ gan do rối loạn chuyển hoá: thoái hoá gan nhân đậu (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hoá porphyrin, nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), rối loạn chuyển hoá đồng.
  • Xơ gan do ký sinh trùng: Sán lá gan, sán máng (schistosomia mansonia).

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng

Xơ gan cố trướng thường không xuất hiện đơn độc. Tại giai đoạn này, bệnh nhân có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều biến chứng khác như: Xuất huyết tiêu hoá, hội chứng não gan (hôn mê gan), hội chứng suy tế bào gan. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối (xơ gan cổ trướng) bao gồm chăm sóc chung, và chăm sóc trên từng triệu chứng mắc kèm.

Những biện pháp chung cho bệnh nhân xơ gan

  • Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi khi bệnh tiến triển, không làm các công việc nặng nhọc
  • Chế độ ăn đảm bảo đạm, đường, vitamin. Chức năng tổng hợp và dự trữ glucose giảm mạnh, do đó cần bổ sung đường để cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ thể. Bổ sung các vitamin quan trọng đặc biệt vitamin B12 (liên quan đến sản xuất của máu). Bổ sung đạm (100g/ngày). Lượng calo cần cho bệnh nhân xơ gan vào khoảng 2500-3000 calo/ngày.
  • Hạn chế mỡ: Không ăn nhiều thức ăn có nhiều dầu mỡ do chức năng gan giảm, dễ gây máu nhiễm mỡ, mỡ gan, xơ vữa động mạch…
  • Hạn chế muối hoặc ăn nhạt khi có phù và cổ trướng. Đến giai đoạn xơ gan cổ trướng cần tuyệt đối ăn lạt để giảm dịch màng bụng và hiện tượng phù chi dưới.
  • Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù có xuất hiện hôn mê gan (hội chứng não gan)
  • Tuyệt đối không được uống rượu: Rượu vừa là nguyên nhân xơ gan vừa làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh này. Tuyệt đối tránh rượu, đồ uống có cồn và cả nước uống có ga nếu phát hiện xơ gan.

Chăm sóc phù và cổ trướng

  • Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi một cách tương đối, không lao động nặng
  • Ăn nhạt hoàn toàn, hạn chế mỡ, ăn tăng đường và thịt
  • Theo dõi lượng nước vào ra: lượng nước uống vào vả đo lượng nước tiểu 24h
  • Chuẩn bị đầy đủ bệnh nhân, dụng cụ thuốc men, phụ giúp thầy thuốc chọc hút dịch màng bụng làm phản ứng Rivalta
  • Quan sát màu sắc dịch cổ trướng
  • Đo số lượng dịch
  • Đảm bảo vô khuẩn khi phụ giúp thày thuốc. Chọc hút màng bụng đề phòng nhiễm khuẩn ruột và dịch màng bụng
  • Chuẩn bị bệnh nhân chu đáo khi có chỉ định chụp XQ thực quản hoặc nội soi thực quản bằng ống soi mềm

Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Hướng dẫn bệnh nhân xơ gan, xơ gan cổ trướng

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn khi bệnh tiến triển
  • Tránh lao động nặng
  • Tuyệt đối không được uống rượu
  • Chế độ ăn nên hạn chế mỡ, tăng đạm, tăng vitamin.
  • Hạn chế ăn muối hoặc ăn nhạt khi có phù, cổ trướng
  • Tiến hành hút dịch cổ trướng khi cần, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ
  • Theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan có hội chứng suy tế bào gan

  • Cân bệnh nhân hàng tuần: Đảm bảo mức cân nặng tiêu chuẩn và theo dõi tình trạng sút cân trong xơ gan.
  • Phát hiện những biểu hiện chán ăn, chậm tiêu để có biện pháp nuôi dưỡng phù hợp
  • Đo lượng nước tiểu 24h
  • Vệ sinh mũi miệng khi bệnh nhân có chảy máu cam, chảy máu chân răng. Thực hiện thuốc theo y lệnh chính xác kịp thời
  • Tiêm hoặc uống Vitamin B1, B6, B12, C, K nhằm bổ sung các viatmin quan trọng cho cơ thể.
  • Sử dụng 1 số loại dược liệu mát gan, giải độc gan làm nước uống như nhân trần, cao actiso
  • Thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng cho bệnh nhân trong giai đoạn này

Chăm sóc biến chứng chảy máu tiêu hóa do xơ gan mất bù

  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, đầu thấp gối mỏng dưới vai kê chân cao
  • Tạm ngừng cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng
  • Ú ấm cho bệnh nhân
  • Phụ giúp thày thuốc đặt catheter theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm
  • Truyền dịch, truyền máu khẩn trương theo y lệnh
  • Đề phòng hôn mê gan:
    • Đặt sonde dạ dày hút hết máu còn ứ đọng trong dạ dày
    • Sau đó rửa dạ dày bằng nước lạnh
    • Thụt tháo phân để loại trừ nhanh chóng chảy máu đã xuống ruột ra ngoài

Theo dõi đề phòng hôn mê gan do xơ gan mất bù

Hôn mê gan hay hội chứng não gan là một trong những biến chứng nặng nề nhất trong giai đoạn xơ gan mất bù. Hôn mê gan đặc trưng bởi tính trạng:

  • Theo dõi sự thay đổi về tính tình: trạng thái vui buồn thờ ơ
  • Các biểu hiện rối loạn về trí nhớ
  • Mất phương hướng vẻ thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng
  • Bàn tay run rẩy do rối loạn trương lực cơ. Nếu đặt thẳng góc với cánh tay và mặt giường, sẽ thấy bàn tay run, giật và không đều
  • Khi phát hiện có dấu hiệu này, người điều dưỡng phải báo ngayvới bác sỹ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Bệnh xơ gan
Hướng dẫn cán bộ y tế nhận định, đánh giá về xơ gan

Thông tin thêm cho các cán bộ y tế trước khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Đứng trước một bệnh nhân xơ gan, điều dưỡng viên cần định bệnh nhân ở giai đoạn nào của bệnh, từ đó lập kế hoạch sóc cho thích hợp

Giai đoạn xơ gan còn bù

* Quan sát

  • Da, mắt có vàng không
  • Bụng có cổ trướng không
  • Hai chi có phù hay không
  • Bệnh nhân có những rối loạn tiêu hóa như: chán ăn, cơ mỡ, khó tiêu, tiêu chảy
  • Có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, chân răng

* Hỏi

  • Bệnh nhân có đau tức hạ sườn phải
  • Ăn không ngon
  • Hỏi xem bệnh nhân có bị viêm gan do virut không hay nghiện rượu không

Giai đoạn xơ gan mất bù

Cần theo dõi sát hai hội chứng sau:

* Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

  • Đầu tiên bệnh nhân thấy đầy hơi, bụng trướng sau đó có cổ trướng
  • Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng có khi thấy rõ, Song có khi nằm chỉ thấy lờ mờ, khi bệnh nhân ngồi dậy thì thấy rõ hơn tuần hoàn bàng hệ
  • Giãn tĩnh mạch thực quản: phát hiện bằng chụp XQ thực quản cản quang, soi dạ dày thực quản.
  • Lách to

* Hội chứng suy gan

  • Dấu hiệu phù: chủ yếu ở hai chi dưới
  • Dấu hiệu cổ trướng
  • Vàng da
  • Bệnh nhân có chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da không
  • Bên cạnh các dấu hiệu trên cần tìm hiểu về các triệu chứng sinh học như thiếu máu, Glucose máu hạ, các chức năng gan bị rối loạn để có thái độ xử trí, chăm sóc kịp thời

Đánh giá

Xơ gan là bệnh khá phổ biến. Biểu hiện bởi hai hội chứng suy gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Do đó việc chăm sóc có hiệu quả khi có dấu hiệu sau:

  • Cổ trướng giảm
  • Vàng da không còn
  • Không có chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da
  • Bệnh nhân ăn ngon miệng và không sụt cân
  • Bệnh nhân không được uống rượu nếu uống thì phải bỏ
  • Không để xảy ra các biến chứng
  • Bệnh nhân được yên tâm, thoải mái khi nằm viện và có sự hiểu biết nhất định về bệnh để phòng bệnh tiến triển khi về nhà.

Kết luận:

Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, chức năng gan suy kiệt, biến chứng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Người bị xơ gan không thể tự chăm sóc bản thân. Xơ gan cổ trướng là biến chứng ở trong hội chứng suy tế bào gan ở giai đoạn xơ gan mất bù. Xơ gan cổ trướng không phải biến chứng đơn độc mà đi kèm 1 số biến chứng nguy hiểm khác như: Xuất huyết tiêu hoá, suy tế bào gan, hội chứng não gan.

Mục tiêu chăm sóc và điều trị với bệnh nhân xơ gan nhằm duy trì sự sống cho bệnh nhân càng lâu càng tốt.

Người thân cần lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh, giảm đau đớn và duy trì sự sống cho bệnh nhân xơ gan. Mọi chế độ chăm sóc cần thông qua cán bộ y tế nhằm đảm bảo chăm sóc đúng cách

Với cán bộ y tế, cần nhận định và đánh giá đúng tiến triển của bệnh, tình trạng của bệnh nhân để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan phù hợp.

Bài viết Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-cach-cham-soc-benh-nhan-xo-gan-co-truong-7246/feed/ 0
Gan của bạn có thể bị bệnh do đâu ? https://benh.vn/gan-cua-ban-co-the-bi-benh-do-dau-68669/ https://benh.vn/gan-cua-ban-co-the-bi-benh-do-dau-68669/#respond Sat, 28 Sep 2019 07:59:00 +0000 https://benh.vn/?p=68669 Bạn có thể mắc bệnh gan do đâu ? Từ những vấn đề đơn giản như những gì bạn ăn uống hàng ngày tới những vấn đề phức tạp hơn. Cùng những thứ đó là gì để cùng tìm cách giúp lá gan hoạt động khỏe mạnh hơn nhé.

Bài viết Gan của bạn có thể bị bệnh do đâu ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn có thể mắc bệnh gan do đâu ? Từ những vấn đề đơn giản như những gì bạn ăn uống hàng ngày tới những vấn đề phức tạp hơn. Cùng những thứ đó là gì để cùng tìm cách giúp lá gan hoạt động khỏe mạnh hơn nhé.

Đường

Đổ đường

Quá nhiều đường không chỉ làm xấu răng của bạn. Nó cũng có thể gây hại cho gan của bạn. Các cơ quan sử dụng một loại đường, gọi là fructose, để chuyển thành chất béo. Quá nhiều đường tinh luyện và xi-rô ngô hàm lượng cao fructose gây ra sự tích tụ chất béo có thể dẫn đến bệnh gan. Một số nghiên cứu cho thấy đường có thể gây hại cho gan như rượu, ngay cả khi bạn không thừa cân. Đó là một lý do nữa để hạn chế thực phẩm có thêm đường, chẳng hạn như soda, bánh ngọt và kẹo.

Bổ sung thảo dược

Bổ sung thảo dược

Ngay cả khi nhãn hiệu thực phẩm chức năng nói rằng nó có nguồn gốc tự nhiên, thì nó vẫn không phù hợp với bạn. Ví dụ, một số người dùng một loại thảo mộc gọi là kava kava cho các triệu chứng mãn kinh hoặc để giúp họ thư giãn. Nhưng các nghiên cứu cho thấy nó không thể giữ cho gan hoạt động tốt. Điều đó có thể dẫn đến viêm gan và suy gan. Một số quốc gia đã cấm hoặc hạn chế thảo dược, nhưng nó vẫn có sẵn ở Hoa Kỳ Bạn phải luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào để đảm bảo chúng an toàn.

Tăng cân

Bụng phình ra

Chất béo dư thừa có thể tích tụ trong các tế bào gan của bạn và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Kết quả là gan của bạn có thể sưng lên. Theo thời gian, nó có thể chuyển sang cứng và sẹo mô gan (các bác sĩ gọi đây là xơ gan). Bạn có nhiều khả năng bị NAFLD nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, trung niên hoặc mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể có thể xoay chuyển mọi thứ. Chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể ngăn chặn bệnh tật.

Quá nhiều vitamin A từ thực phẩm bổ sung

Cơ thể bạn cần vitamin A, và thật tốt để có được nó từ thực vật như trái cây và rau quả tươi, đặc biệt là những loại có màu đỏ, cam và vàng. Nhưng nếu bạn dùng thực phẩm bổ sung có liều vitamin A cao, đó có thể là vấn đề cho gan của bạn. Kiểm tra với bác sĩ trước khi bạn dùng thêm vitamin A vì có thể bạn không cần nó.

Nước ngọt

Soda có thể

Nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước ngọt có nhiều khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Các nghiên cứu không chứng minh rằng đồ uống là nguyên nhân. Nhưng nếu bạn uống nhiều soda và có ý định cắt giảm, đây có thể là một lý do tốt để chuyển đổi những gì bạn uống.

Acetaminophen – Paracetamol

thuốc giảm đau

Bạn bị đau lưng, đau đầu hoặc cảm lạnh và bạn dùng thuốc giảm đau. Hãy chắc chắn để lấy đúng số lượng! Nếu bạn vô tình uống quá nhiều bất cứ thứ gì có acetaminophen – ví dụ, một viên thuốc trị đau đầu và một thứ khác cho bệnh cảm lạnh của bạn, và cả hai đều có acetaminophen trong đó – nó có thể gây hại cho gan của bạn. Kiểm tra liều lượng và dùng bao nhiêu là ổn trong một ngày. Bám sát những giới hạn đó, và bạn sẽ ổn thôi.

Chất béo chuyển hóa

Bánh rán

Chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo trong một số thực phẩm đóng gói và đồ nướng. (Bạn sẽ thấy chúng được liệt kê là các thành phần của hydro được hydro hóa một phần). Một chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa khiến bạn có nhiều khả năng tăng cân. Điều đó không tốt cho gan của bạn. Kiểm tra danh sách thành phần. Ngay cả khi nó nói rằng chứa 0 gram gram chất béo chuyển hóa, nó vẫn có thể có một lượng nhỏ

Sai lầm y tế

cây kim

Một bác sĩ hoặc y tá vô tình chạm vào bởi một cây kim họ đã sử dụng trên bệnh nhân. Hoặc những người tiêm chích ma túy bất hợp pháp dùng chung một cây kim. Kim tiêm không phải là vấn đề. Vấn đề là những gì trên đó. Viêm gan C có thể lây lan qua máu. Ngay cả khi nó chỉ xảy ra một lần, hoặc bạn có nguy cơ cao vì những lý do khác (như nếu bạn bị nhiễm HIV hoặc mẹ bạn bị viêm gan C khi mang thai bạn), bạn nên đi xét nghiệm. 

Ít rượu hơn bạn nghĩ

bánh mì nướng

Bạn có thể đã biết rằng uống quá nhiều có hại cho gan. Nhưng bạn có thể không nhận ra rằng thật dễ dàng để uống nhiều hơn bạn nghĩ. Nhiều ly có thể chứa nhiều hơn một khẩu phần tiêu chuẩn, đó là 5 ounce rượu vang (tức là hơn một nửa cốc), 12 ounce bia thông thường hoặc 1,5 ounce rượu. Nếu bạn uống, hãy chắc chắn giữ nó ở mức vừa phải – đó là một ly mỗi ngày cho phụ nữ và tối đa 2 mỗi ngày cho nam giới.

Bài viết Gan của bạn có thể bị bệnh do đâu ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gan-cua-ban-co-the-bi-benh-do-dau-68669/feed/ 0
5 dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang chứa đầy chất độc https://benh.vn/5-dau-hieu-cho-thay-gan-cua-ban-dang-chua-day-chat-doc-43406/ https://benh.vn/5-dau-hieu-cho-thay-gan-cua-ban-dang-chua-day-chat-doc-43406/#respond Thu, 01 Aug 2019 02:29:42 +0000 https://benh.vn/?p=43406 Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể (nếu không tính da), đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Nếu gan có bệnh, cơ thể sẽ gặp rắc rối.

Bài viết 5 dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang chứa đầy chất độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể (nếu không tính da), đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Khi gan không khoẻ, gan chứa nhiều chất độc, sức khoẻ kiệt quệ, nhiều cơ quan rối loạn chức năng do nhiễm độc. 

Gan có chức năng hàng đầu là loại bỏ chất độc hại. Thói quen sinh hoạt và sử dụng thuốc hàng ngày có thể gây độc cho gan. Nếu gan suy yếu thì cơ thể sẽ dễ dàng bị nhiễm độc và mắc các bệnh nguy hiểm

Nếu có 5 dấu hiệu sau sẽ cho bạn biết gan đang chứa đầy chất độc và cần xử lý ngay trước khi quá muộn.

bảo vệ gan

1. Tăng cân không rõ lý do

Ngày nay, việc kết hợp giữa những bữa ăn lành mạnh cùng với việc tập thể dục ngày càng trở nên phổ biến, thế nhưng vẫn có những người gặp các vấn đề về cân nặng dù đã áp dụng ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Nếu cân nặng của bạn tăng lên dù không ăn quá nhiều thì có thể gan của bạn đang gặp một số vấn đề. Vì gan là cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa chất béo, nếu hoạt động không đúng thì nó có thể dẫn đến việc tích trữ các chất béo, làm tăng cân đột ngột.

2. Dị ứng

Dị ứng gây hại gan

Dị ứng thường là kết quả của việc gan hoạt động quá tải. Khi cơ thể nạp quá nhiều chất độc mà gan không thể lọc hết thì não sẽ nhận ra chúng như các chất gây dị ứng và giải phóng các kháng thể, hóa chất (histamines…) gây ra ngứa, dị ứng.

Một lá gan khỏe mạnh sẽ tạo ra kháng thể và tấn công các chất gây dị ứng. Khi chức năng gan giảm, cơ thể sẽ lưu trữ các chất đó, dẫn dẫn đến các triệu chứng như ngứa, chóng mặt và nhức đầu.

3. Mệt mỏi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, trong đó có vấn đề từ gan. Khác với mệt mỏi do stress, hay hoạt động quá sức, mệt mỏi do gan tích tụ độc tố đột ngộ và thường kéo dài. Người bệnh không làm gì cũng có thể cảm thấy mệt mỏi. Chất độc ngăn cản sự trao đổi chất của cơ thể và làm đau cơ, mệt mỏi, dẫn đến tâm trạng bất ổn, trầm cảm và tức giận. Đây là một trong những dấu hiệu hàng đầu cho thấy gan đang của bạn đang gặp rắc rối do tích tụ nhiều chất độc trong cơ thể.

4. Đổ mồ hôi

Gan yếu dẫn đến dễ đổ mồ hôi

Khi gan bị quá tải thì chức năng của nó sẽ giảm làm gan trở nên nóng hơn. Lúc đó, gan sẽ truyền nhiệt cho phần còn lại của cơ thể và dẫn đến việc đổ mồ hôi quá nhiều.

5. Mụn trứng cá

MunCác chất độc trong gan có thể gây ra sự mất cân bằng hooc-môn và xuất hiện mụn trứng cá. Vấn đề về da này là do chức năng gan suy giảm trầm trọng, không có cách nào giúp bạn loại bỏ mụn trứng cá cho đến khi chức năng gan được cải thiện.

Nếu có các dấu hiệu trên cần đi kiểm tra chức năng gan và điều trị càng sớm càng tốt. Chỉ cần gan khoẻ mạnh, tự nhiên cả cơ thể sẽ khoẻ mạnh, dồi dào năng lượng và không có mụn, nám…

Xem thêm video để cập nhật các thông tin khác

Bài viết 5 dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang chứa đầy chất độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-dau-hieu-cho-thay-gan-cua-ban-dang-chua-day-chat-doc-43406/feed/ 0
Tại sao bị nóng gan và những lưu ý trong ăn uống https://benh.vn/tai-sao-bi-nong-gan-va-nhung-luu-y-trong-an-uong-59035/ https://benh.vn/tai-sao-bi-nong-gan-va-nhung-luu-y-trong-an-uong-59035/#respond Wed, 20 Mar 2019 02:30:50 +0000 https://benh.vn/?p=59035 Nóng gan là một biểu hiện bệnh lý ở những người đang mắc bệnh gan. Nguyên nhân là do chức năng thải độc của gan và chức năng bài tiết của thận bị suy giảm.

Bài viết Tại sao bị nóng gan và những lưu ý trong ăn uống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nóng gan (hay nóng trong) là một biểu hiện bệnh lý ở những người đang mắc bệnh gan. Nguyên nhân là do chức năng thải độc của gan và chức năng bài tiết của thận bị suy giảm.

Các triệu chứng điển hình của bệnh nóng gan

Người ta thường dùng từ nóng trong hoặc nóng gan để chỉ tình trạng hoạt động chức năng gan giảm hiệu quả, gây nên các biểu hiện bệnh lý bên ngoài như nhiệt miệng, phát ban, nổi mụn…

Nóng gan gồm nhiều triệu chứng biểu hiện ra ngoài, chủ yếu trên da

● Nổi mẩn đỏ và ngứa: Trên da xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ và ngứa như dị ứng. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và biến mất sau một vài giờ khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại

● Nổi mề đay: Các nốt mề đay nổi lên trên bề mặt da, sần cục, dày. Triệu chứng này có thể gây ngứa ít hoặc không ngứa.

● Bạn bị nổi mụn ở mặt, ngực hay lưng. Điều này xảy ra khi chức năng gan giảm, khả năng thải loại độc tố kém gây mụn nhọt kèm ngứa. Gan yếu cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mụn hiện nay.

● Thay đổi màu da: Nóng gan, chức năng gan suy giảm khiến Bilirubin không được chuyển hoá, tích tụ trong máu và làm da chuyển sang màu vàng.

● Hơi thở có mùi khó chịu: Gan tổn thương sẽ sản sinh nhiều Ammonia – chất làm hơi thở có mùi hôi.

● Phân và nước tiểu thay đổi: Người bệnh nóng gan thường có nước tiểu màu vàng đậm, phân có màu bạc hơn do bilirubin không được chuyển hoá và lọc chủ yếu qua thận xuống bàng quang và hoà vào nước tiểu.

● Triệu chứng khác: Khô môi, môi đỏ, chảy máu chân răng bất thường, mất ngủ về đêm, nhiệt miệng…

Nguyên nhân khiến nóng gan thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây nóng gan, thường chia thành 2 nhóm

Nguyên nhân nóng gan từ bên trong

Do hoạt động của các cơ quan quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Gan và thận suy yếu khiến chức năng thanh lọc không đủ khả năng giải độc. Điều này khiến chất độc tích tụ làm phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.

Nguyên nhân nóng gan từ bên ngoài

  • Sử dụng nhiều loại hóa chất (ví dụ phải sử dụng nhiều thuốc do bị bệnh).
  • Uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá: Khi sử dụng quá nhiều chất kích thích sẽ dẫn đến các bệnh về gan như men gan tăng, viêm gan…
  • Ăn uống không điều độ, ăn những thức ăn quá nhiều năng lượng như: thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, đồ ngọt,… Năng lượng thừa bị đốt cháy làm tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể gây nóng
  • Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức…

Những lưu ý trong ăn uống phòng ngừa nóng gan

Để phòng ngừa bệnh nóng gan, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nguyên tắc, nên ăn nhiều thức ăn thanh đạm mát gan, phòng ngừa các loại đồ khó tiêu, đầu nhiều dầu mỡ…

Mất cân bằng dinh dưỡng gây nóng gan
Cân bằng dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh nóng gan. Mất cân bằng dinh dưỡng gây nóng gan

Chất đạm – Ăn 1 lượng vừa đủ tránh áp lực quá sức lên gan

Đây là dưỡng chất thiết yếu đối với người bệnh viêm gan. Mỗi người cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp. Vì thế chỉ còn 50% là lấy từ nguồn đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như đậu phụ, đậu nành…

Như vậy đồng nghĩa, mỗi ngày chỉ cần ăn 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.

Chất béo, thủ phạm hàng đâu gây nóng gan

Người bệnh gan nên giảm chất béo, kiêng các món xào rán, nhưng không có nghĩa là kiêng hẳn. Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm gia tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan C. Trong khi đó, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè chứa nhiều acid béo, omega 3 rất tốt cho người mắc bệnh viêm gan mạn tính.

Trứng gà tốt cho bệnh gan, người bị nóng gan

Trứng gà tốt cho người nóng gan
Ăn trứng gà tốt cho người bị nóng gan

Có nhiều ý kiến cho rằng nên kiêng trứng. Tuy nhiên thực tế, lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin có tác dụng bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng giàu phosphatidylcholin (lecithin) rất tốt cho gan. Bên cạnh đó trứng chứa lượng vitamin nhóm B dồi dào, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà có nghĩa là đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Trừ những người bị dị ứng trứng, người viêm gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc.

Vitamin và khoáng chất rất cần cho gan

Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần đảm bảo đủ rau quả tươi (rau xanh 200g + củ quả non 1.000g + quả chín tươi 200g).

Cần tránh

  • Đồ uống nhiều cồn (rượu, bia…), thuốc lá
  • Tránh ăn những thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất
  • Tránh lao động quá sức.

Người bệnh gan cần chú ý ăn uống hợp lý, không được ăn dư thừa hoặc đưa các chất độc vào cơ thể. Nguyên tắc ăn uống là chọn thức ăn dễ tiêu và không kiêng quá mức bởi sẽ dẫn đến suy kiệt cơ thể.

Benh.vn 

Bài viết Tại sao bị nóng gan và những lưu ý trong ăn uống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-bi-nong-gan-va-nhung-luu-y-trong-an-uong-59035/feed/ 0