Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 04 Dec 2023 04:14:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/ https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/#respond Thu, 02 Nov 2023 08:40:17 +0000 https://benh.vn/?p=55732 Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

xo_mui_cum_mua

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng thậm chí gây tử vong.

Dấu hiệu và tiến triển của bệnh cúm mùa

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Dấu hiệu cúm mùa

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, các triệu chứng ban đầu là:

  • Sốt cơn bắt đầu xuất hiện
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ bắp
  • Chóng mặt
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Buồn nôn
  • Cảm giác yếu ớt không còn sức lực
  • Đau tai
  • Có thể tiêu chảy

Tiến triển của bệnh

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong một đến hai tuần.

Điều trị và phòng bệnh cúm mùa

Bệnh Cúm mùa thường không cần phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý phòng bệnh, nhất là vào các đợt cao điểm của dịch.

Điều trị cúm mùa

Nên đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn:

  • Trong trường hợp có biến chứng: cần nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp kèm theo yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
  • Trường hợp chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện nhẹ. Nếu tình trạng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Phòng bệnh cúm mùa

Các biện pháp chung để phòng cúm mùa

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm cúm
  • Tăng cường rửa tay
  • Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
  • Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Phòng lây nhiễm cúm mùa

  • Cách ly người bệnh
  • Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
  • Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn quần áo, dụng cụ của người bệnh

Tiêm phòng vắc xin cúm

Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.

Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:

  • Nhân viên y tế
  • Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
  • Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi

Dự phòng bằng thuốc

Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc này để phòng bệnh tràn lan và cần theo chỉ định của bác sỹ.

Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.

Chống cúm mùa bằng vệ sinh tai mũi họng

Vệ sinh sạch sẽ mũi họng là biện pháp cực kỳ hiệu quả để chống cúm mùa vì niêm mạc mũi họng là nơi tập trung của virus cúm mùa, coronavirus, cúm A… Virus cần bám được vào tế bào niêm mạc họng, mũi để sinh sản và phát triển.

Sử dụng Nano bạc chuẩn hóa diệt virus trong các chế phẩm như Súc họng miệng PlasmaKareXịt mũi xoang PlasmaKare X-Spray, PlasmaKare X-Spray Light kết hợp thành phần Carrageenan kháng viurs có hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc Cúm, giảm tải lượng virus trên niêm mạc hầu họng, mũi… Từ đó giúp phòng tránh bệnh Cúm mùa hiệu quả, và giúp rút ngắn thời gian bị ốm do Cúm mùa gây ra.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/feed/ 0
Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/ https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/#respond Thu, 16 Mar 2023 07:08:39 +0000 https://benh.vn/?p=56178 Thời điểm giao mùa, lúc mưa lúc nắng, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Vì thế rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời tiết “ẩm ương” này.

Bài viết Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời điểm giao mùa, lúc mưa lúc nắng, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Vì thế rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời tiết “ẩm ương” này.

Đau mắt đỏ

Thời tiết giao mùa dễ tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát như bệnh đau mắt đỏ. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc thậm chí gây mù lòa.

Các triệu chứng thường gặp là mắt đỏ, sưng nề, ngứa, rát, nóng, đau, chảy nước mắt…

Cách xử lý: nên nghỉ học, nghỉ làm, ngừng dùng máy tính, điện thoại, tivi… để tránh chói và chảy nước mắt. Tới bệnh viện kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác. Không đắp lá dâu, lá trầu… lên mắt vì có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Cách phòng tránh:

  • Tránh chạm tay vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tay, khăn tắm.
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Khử trùng các bề mặt hay tiếp xúc như bàn ăn, bồn rửa mặt… để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Đau nhức xương khớp

Giai đoạn giao mùa cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Tình trạng này không chỉ gặp ở người cao tuổi, hiện nay phụ nữ sau 35 tuổi đều có thể mắc bệnh.

Cách xử lý: người bệnh nên đi khám chuyên khoa để xác nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là viêm phản ứng) và điều trị sớm. Tuyệt đối không được chủ quan, xem thường và tự chẩn đoán. Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa thăm khám bác sĩ. Một số loại thuốc nếu dùng không đúng chỉ định có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh:

  • Mặc đủ ấm, dùng khăn quàng, găng tay, tất. Điều quan trọng là giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối. Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt… Hạn chế rượu bia và uống đủ nước.

Cảm cúm

Hội chứng giống Cúm

Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Thời tiết lúc nóng lúc lạnh, hệ miễn dịch cơ thể suy yếu tạo điều kiện để bệnh cúm phát triển. Người bệnh bị cảm cúm thường sốt cao từ 38 – 39 độ C kèm theo mệt mỏi, đau nhức và sổ mũi.

Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị mà thường chỉ định các loại thuốc điều trị triệu chứng.

Cách xử lý: dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn uống đủ chất. Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên nếu có biểu hiện trở nên nặng hơn như sốt liên tục, đau khi nuốt, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở… hãy đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị.

Cách phòng tránh:

  • Cần chú ý sự thay đổi của thời tiết để kịp thời giữ ấm cho cơ thể và tăng cường vận động nhằm tăng sức đề kháng.
  • Về ăn uống, nên hạn chế ăn nhiều dầu mỡ; nên uống nhiều nước, ăn các món dễ tiêu, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C.

Dị ứng

Thời điểm giao mùa thường xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, lông động vật, khói…Đây là những tác nhân gây ra các bệnh dị ứng như mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…

Cách xử lý: khi có các dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị.

Cách phòng tránh:

  • Cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng.
  • Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sạch sẽ, tinh thần thoải mái.

Bài viết Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/feed/ 0
Tiêu diệt nấm mốc – kẻ thù của sức khỏe https://benh.vn/tieu-diet-nam-moc-ke-thu-cua-suc-khoe-5352/ https://benh.vn/tieu-diet-nam-moc-ke-thu-cua-suc-khoe-5352/#respond Thu, 02 Mar 2023 05:22:12 +0000 http://benh2.vn/tieu-diet-nam-moc-ke-thu-cua-suc-khoe-5352/ Đôi khi, chúng ta thấy xuất hiện nấm mốc trong nhà dưới dạng những vết bám đốm đen, loang lổ trên tường bếp, nhà tắm… gây “xấu xí” cho tổ ấm. Không những thế, nấm mốc còn làm gia tăng các căn bệnh về hô hấp, da liễu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy, có cách nào để tiêu diệt nấm mốc?

Bài viết Tiêu diệt nấm mốc – kẻ thù của sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đôi khi, chúng ta thấy xuất hiện nấm mốc trong nhà dưới dạng những vết bám đốm đen, loang lổ trên tường bếp, nhà tắm… gây “xấu xí” cho tổ ấm. Không những thế, nấm mốc còn làm gia tăng các căn bệnh về hô hấp, da liễu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy, có cách nào để tiêu diệt nấm mốc?

Nấm mốc phát triển trong điều kiện nào

  • Ẩm ướt, nhiều nước đọng.
  • Thời tiết nồm ẩm (đặc trưng của miền bắc).
  • Bụi bẩn lâu ngày.
  • Kém lưu thông không khí.
  • Khu vực thường xuất hiện nấm mốc: nhà tắm, nhà kho, nhà để xe…

nam-moc-gay-benh

Nhà tắm, nhà kho, nơi ẩm ướt thường xuất hiện nấm mốc

Các loại nấm mốc

Có 36 loại nấm mốc khác nhau và có 2 loại đặc trưng là nấm mốc trên đồ dùng và nấm mốc trên thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  • Nấm mốc trên đồ dùng: giường tủ, quần áo, bát ăn, thớt gỗ, đũa…
  • Nấm mốc trên thực phẩm: thịt, cá, rau, các loại củ quả…

Nấm mốc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

  • Tác động vào đường thở khi chúng ta hít thở (do nấm mốc có ở khắp mọi nơi, trong bụi xung quanh, trong không khí..).
  • Chứa chất độc hoặc có khả năng sản sinh ra độc tố gây nguy hại đến sức khỏe.
  • Gây kích ứng da, mũi và màng phế quản.
  • Gây các triệu chứng: nghẹt mũi, ngứa mắt, ho, hắt hơi, thở khò khè.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh hen.
  • Người mắc bệnh xơ nang, viêm phổi mãn tính, một số bệnh di truyền nếu hít phải nấm mốc có thể gây nhiễm trùng hệ miễn dịch…

benh-di-ung-do-nam-moc

Nấm mốc gây kích ứng da, mũi và màng phế quản (Ảnh minh họa)

Quá trình sinh sản nấm mốc

  • Nấm mốc sinh trưởng trong môi trường nồm, ẩm, nhiệt độ cao…tạo thành những vệt đen bám trên tường, sàn nhà…
  • Nấm mốc sinh sản theo hình thức tự phân đôi.
  • Sau khi phân đôi, nấm mốc tạo ra các bào tử và phát tán trong không khí…

Phương pháp ngăn ngừa nấm mốc

  • Tìm và xử lí những nơi ẩm ướt trong nhà.
  • Khắc phục các chỗ dột trên mái nhà, cửa sổ, những chỗ rò rỉ trong hệ thống nước …
  • Giữ thông thoáng những khu vực ẩm ướt mà nấm mốc có cơ hội phát triển.
  • Các thiết bị dùng trong phòng tắm, nhà bếp cần giữ khô ráo, lau khô nước đọng.
  • Thường xuyên mở cửa sổ, lắp đặt quạt thông gió để hạn chế tình trạng ẩm mốc.
  • Hạn chế sử dụng những chất liệu dễ hút ẩm dùng trang trí nội thất như thảm, rèm vải…
  • Phơi quần áo ngoài trời…

cham-soc-nha-cua

Thường xuyên mở cửa sổ, lắp đặt quạt thông gió để hạn chế ẩm mốc

Cách loại bỏ nấm mốc

  • Dùng miếng vải ẩm cùng với chất tẩy rửa lau sạch chỗ có nấm mốc.
  • Sử dụng giấm hoặc rượu để khử nấm mốc.
  • Sử dụng các sản phẩm diệt nấm và cọ sạch nấm trên tường (hàng đảm bảo chất lượng bán trên thị trường).

Tuy nhiên, đối với những rắc rối lớn hơn liên quan đến nấm mốc, chúng ta cần hỗ trợ từ các chuyên gia về vệ sinh và an toàn sức khỏe để loại bỏ chúng.

Lời kết

Nấm mốc là một loại nấm nhỏ, thường thấy ở những nơi ẩm ướt, bụi bẩn, kém lưu thông không khí như nhà bếp, nhà tắm, nhà kho… Nấm mốc gây ho, kích ứng da, nghẹt mũi, khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân tiếp xúc với chúng…

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc, chúng ta cần: vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ thông thoáng khu vực nhà bếp, nhà tắm, phơi quần áo ngoài trời…Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng giấm, rượu, các chất tẩy rửa để tiêu diệt nấm mốc.

Bài viết Tiêu diệt nấm mốc – kẻ thù của sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tieu-diet-nam-moc-ke-thu-cua-suc-khoe-5352/feed/ 0
Đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm https://benh.vn/de-phong-benh-hen-phe-quan-khi-thoi-tiet-nom-am-6695/ https://benh.vn/de-phong-benh-hen-phe-quan-khi-thoi-tiet-nom-am-6695/#respond Wed, 01 Mar 2023 05:51:03 +0000 http://benh2.vn/de-phong-benh-hen-phe-quan-khi-thoi-tiet-nom-am-6695/ Thời tiết nồm, ẩm ướt là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: viêm đường hô hấp, hen phế quản, cơ xương khớp…Cần làm gì để đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm .

Bài viết Đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết nồm, ẩm ướt là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: viêm đường hô hấp, hen phế quản, cơ xương khớp…Cần làm gì để đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm .

Thời tiết nồm, ẩm ướt là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: viêm đường hô hấp, hen phế quản, cơ xương khớp…Trong đó, hen phế quản mặc dù không phải là bệnh nan y nhưng những cơn hơn ho dai dẳng khiến bệnh nhân khó chịu. Đặc biệt, những cơn cấp không thở được có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Vây, cần làm gì để phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm ?

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Hen phế quản là một bệnh dị ứng, có thể gây ra do nhiều loại dị nguyên khác như: bọ nhà, phấn hoa, lông mao, nấm mốc, phấn côn trùng…

tre-bi-benh-ho-hap

          Nguyên nhân gây hen phế quản do bọ nhà, phấn hoa, nấm mốc, phấn côn trùng…

Người bệnh hen có thể khởi phát cơn hen cấp khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh như: Nhiễm cảm cúm; Ô nhiễm môi trường; Gắng sức;

Thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ…

Vì sao thời tiết nồm ẩm lại dễ tái phát hen phế quản?

Hen phế quản là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp có liên quan khá chặt chẽ đến việc thay đổi về thời tiết và khí hậu nồm, ẩm ướt. Nguyên nhân do thời tiết thay đổi (chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh, mùa thu sang mùa đông), thay đổi độ ẩm làm cho phế quản sẽ co thắt hơn. Các bệnh xuất hiện nhiều trong thời gian này là nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm. Chính vì vậy, phế quản co thắt, đáp ứng nhanh hơn, mạnh hơn.

nam-moc-phat-trien-khi-nom-am

          Nồm ẩm khiến dị nguyên nấm mốc, vi rút phát triển…gây hen phế quản

Đặc biệt, thời tiết nồm khiến nhà cửa ẩm ướt, đồ đạc, chân tường ở những nhà dưới thấp mốc meo tạo điều kiện cho dị nguyên nấm mốc, vi rút phát triển… khiến số lượng trẻ nhỏ, người già phải nhập viện điều trị khá cao.

Phương pháp đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm, ẩm

Để đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm, chúng ta cần đặc biệt lưu ý chuẩn bị.

Vệ sinh môi trường, nhà cửa sạch sẽ để loại trừ mầm bệnh

  • Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh.
  • Dùng điều hòa, máy hút ẩm trong phòng ngủ (đảm bảo phòng luôn khô ráo).
  • Thường xuyên lau dọn giường chiếu, phơi khô quần áo.
  • Thay chăn, ga, gối thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh.
  • Tránh dùng thảm trải sản (thảm hút bụi và giữ ẩm).
  • Dọn dẹp, hút bụi đồ vật bị nấm mốc để tránh nhiễm bệnh vì hít phải bụi, mốc…

Chế độ dinh dưỡng & lối sống để nâng cao đề kháng

  • Tăng cường vitamin từ các loại rau củ quả.
  • Hạn chế đồ ăn béo, nhiều đường.
  • Dọn nhà cửa sạch sẽ, phơi khô quần áo, tăng cường các loại vitamin cho cơ thể…để phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm, ẩm
  • Uống đủ lượng nước, từ 1,5 đến 2,5 lít/người/ngày.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Mặc đủ ấm khi ra đường.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với bệnh nhân đang bị cảm cúm, ho sốt.
  • Hạn chế tiếp xúc với mùi hương, hóa chất (là yêu tố kích thích hen khó thở).
  • Không được nuôi chó, mèo vì chính lông chó, mèo là nguyên nhân gây khó thở.+ Duy trì tập thể dục hàng ngày…

Bài viết Đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/de-phong-benh-hen-phe-quan-khi-thoi-tiet-nom-am-6695/feed/ 0
Chống lão hoá da đúng cách khi giao mùa cho phụ nữ 30+ https://benh.vn/chong-lao-hoa-da-dung-cach-khi-giao-mua-cho-phu-nu-30-8532/ https://benh.vn/chong-lao-hoa-da-dung-cach-khi-giao-mua-cho-phu-nu-30-8532/#respond Fri, 16 Dec 2022 14:50:31 +0000 http://benh2.vn/chong-lao-hoa-da-dung-cach-khi-giao-mua-cho-phu-nu-30-8532/ Thời điểm chuyển giao từ hè sang thu là lúc trời chuyển sang hanh khô, sự mất cân bằng về nước và chất dầu diễn ra càng nhanh và mạnh, da dễ mất nước, khô sạm và không đều màu. Mùa hè cũng là mùa tàn phá làn da của bạn khá nặng nề. Dưới tác hại của ánh nắng mặt trời, chất clo trong nước mưa, hồ bơi hay muối biển khiến da trở nên sạm đen.

Bài viết Chống lão hoá da đúng cách khi giao mùa cho phụ nữ 30+ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết giao mùa dễ khiến da bị khô sạm, sần sùi, đây là thời điểm chị em cần chăm sóc để chống lão hoá, giữ gìn làn da căng trắng, mịn màng.

da dễ bị lão hóa và cần chăm sóc

Thời tiết khi giao mùa mang tới nhiều tác động tiêu cực lên làn da phụ nữ.

Thời điểm chuyển giao từ hè sang thu là lúc trời chuyển sang hanh khô, sự mất cân bằng về nước và chất dầu diễn ra càng nhanh và mạnh, da dễ mất nước, khô sạm và không đều màu. Mùa hè cũng là mùa tàn phá làn da của bạn khá nặng nề. Dưới tác hại của ánh nắng mặt trời, chất clo trong nước mưa, hồ bơi hay muối biển khiến da trở nên sạm đen.

Thêm vào đó, những đợt nắng cuối hè gay gắt hoặc sự thay đổi bất ngờ của thời tiết (mưa, nắng thất thường) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến làn da. Collagen bị mất, các chất dưỡng ẩm tự nhiên cũng sụt giảm cả về số lượng và chất lượng, da bạn sẽ sớm bị lão hoá với các biểu hiện như nhăn, khô, sạm. Do vậy, vào mùa thu, da cần được chăm sóc tốt hơn nếu không muốn các dấu hiệu lão hoá đến sớm. Bạn có thể tham khảo 4 lưu ý dưới đây khi chăm sóc da lúc giao mùa.

Thay sữa rửa mặt

Thời tiết vào mùa thu, da bạn không quá dầu như mùa hè nên không cần những loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Thay vào đó, hãy chuyển sang các loại sữa rửa mặt có tính dịu nhẹ hơn như Cetaphill hay Physogel.

Chú ý dưỡng ẩm thường xuyên

Thời tiết hanh mát của mùa thu dễ khiến da bạn khô hơn so với cái nóng của mùa hè, do vậy, phái đẹp cần đặc biệt chú ý đến việc dưỡng ẩm cho da. Bạn nên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm hai lần mỗi ngày, buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

dưỡng ẩm cho da

Dưỡng ẩm cho da trong thời gian này đều đặn giúp gia khoẻ hơn.

Kem dưỡng da là một trong những sản phẩm được phái đẹp ưa chuộng bởi nó không chỉ chứa các thành phần giúp dưỡng ẩm và làm sáng da, mà nó còn chứa tinh chất nhau thai cừu giúp chị em, đặc biệt là phụ nữ tuổi 30 chống lão hoá da rất tốt.

Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ những lớp biểu bì chết và giúp da của bạn lấy lại sắc hồng hào tươi trẻ và giúp da có thể hấp thu các chất từ kem dưỡng nhanh hơn. Bạn chỉ nên làm điều này mỗi tuần từ một đến 2 lần.

Nuôi dưỡng làn da từ bên trong

Đối với phụ nữ tuổi 30, để dưỡng da và chống lão hoá hiệu quả, bạn có thể chọn các loại viên uống có chứa các thành phần giúp chống oxy hoá, đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất cho da. Bởi lẽ ở độ tuổi này, da bắt đầu lão hoá nhanh, quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm hoặc các sản phẩm dưỡng da từ bên ngoài không tốt.

Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa tinh chất nhau thai cừu và các hoạt chất chống lão hóa từ thiên nhiên như: dầu hạt nho, dầu hoa anh thảo, coenzym Q10, vitamin A,E…

Nhau thai cừu chứa nhiều protein, enzyme, acid amin, vitamin, khoáng chất và các yếu tố sinh trưởng tế bào như EGF, FGF… Trong đó, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi FGF giúp kích hoạt sự tăng trưởng của tế bào nguyên bào sợi, giúp tái tạo collagen và elastin tự nhiên. Từ đó làm tăng tính đàn hồi cho da, giúp làm mờ nếp nhăn, làm căng da, cải thiện tình trạng da chảy xệ.

nhau thai cừu chăm sóc da

Công thức kết hợp nhau thai cừu và các chất chống oxy hoá mạnh giúp đẩy lùi quá trình lão hoá da.

Ngoài ra, các thành phần như dầu hạt nho, dầu hoa anh thảo, coenzym Q10, vitamin A, E… đều có tác dụng chống lão hoá, duy trì cấu trúc màng tế bào da và nuôi dưỡng các tế bào. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung dưỡng chất cho da, thúc đẩy hoạt động của tế bào da, tổ chức lại các lớp da, giúp đào thải độc tố và hấp thu tốt các thành phần dinh dưỡng.

Với việc chăm sóc da cả trong lẫn ngoài, bạn sẽ sớm lấy lại được vẻ trẻ trung vốn có, duy trì sự tươi trẻ và mịn màng.

Bộ sản phẩm chăm sóc da Charmlux chứa tinh chất nhau thai cừu, là giải pháp kết hợp chăm sóc từ bên trong và bên ngoài thật sự cần thiết để nuôi dưỡng làn da được tươi trẻ.

Thực phẩm chức năng viên uống Charmlux được sản xuất bởi công nghệ Australia với các tinh chất quý của nhau thai cừu tươi, kết hợp với các thành phần chống lão hóa thiên nhiên giúp tái tạo collagen, giảm nếp nhăn, hỗ trợ điều trị nám và tàn nhang, giúp da tái sinh từ sâu bên trong cơ thể.

Bên cạnh đó, kem dưỡng trắng Charmlux chứa chiết xuất nhau thai cừu, Hentowwhite, chiết xuất củ đậu… giúp da trắng hồng tự nhiên, đồng thời phục hồi nhanh chóng những tổn thương của làn da do tác động xấu của môi trường. Sử dụng kết hợp cả bộ sản phẩm nhau thai cừu Charmlux, làn da sẽ luôn mịn màng, săn chắc, giúp phái đẹp giữ mãi được nét trẻ trung rạng ngời.

Bài viết Chống lão hoá da đúng cách khi giao mùa cho phụ nữ 30+ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chong-lao-hoa-da-dung-cach-khi-giao-mua-cho-phu-nu-30-8532/feed/ 0
Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho https://benh.vn/trieu-chung-ho-2080/ https://benh.vn/trieu-chung-ho-2080/#respond Wed, 19 May 2021 14:07:13 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-ho-2080/ Ho không phải là bệnh mà là một phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ các "dị vật" khỏi đường thở, giúp đường thở thông thoáng. Mặc dù ho thường không cần điều trị, can thiệp, tuy nhiên, nhiều trường hợp ho kéo dài, ho trong các bệnh lý cấp tính cần thiết điều trị giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, cải thiện chất lượng sống.

Bài viết Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ho không phải là bệnh mà là một phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ các “dị vật” khỏi đường thở, giúp đường thở thông thoáng. Mặc dù ho thường không cần điều trị, can thiệp, tuy nhiên, nhiều trường hợp ho kéo dài, ho trong các bệnh lý cấp tính cần thiết điều trị giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, cải thiện chất lượng sống. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về triệu chứng Ho và các nguyên nhân gây ra Ho trong bài viết sau đây.

phu_nu_bi_ho

Ho là triệu chứng thường gặp nhất trong sinh lý bệnh của con người. (ảnh minh họa)

Ho là gì?

Ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột, gồm có ba thời kỳ:

  • Hít vào sâu và nhanh.
  • Bắt đầu thở ra nhanh mạnh, có sự tham gia của các cơ thở ra cố. Lúc đó thanh môn đóng lại, làm áp lực tăng cao trong lồng ngực.
  • Thanh môn mở ra đột ngột, không khí bị ép trong phổi được tống ra ngoài gây ho.

Các dạng ho thường gặp

Phân tích tính chất ho trên lâm sàng: ho khan hay có đờm, nhịp điệu và tần số, ảnh hưởng của ho lên toàn thân, âm sắc của tiếng ho; ta có thể chia ra các loại.

  1. Ho có đờm. Sau khi ho khạc ra đờm. Có thể đờm đặc hoặc loãng, lẫn máu, mủ, bã đậu, khối lượng có thể ít hoặc nhiều.
  2. Ho khan. Không khạc ra đờm, mặc dù người bệnh có thể ho nhiều. Tuy nhiên có người nuốt đờm, hoặc vì không muốn khạc, hoặc vì không biết khạc cho nên cần phải thông dạ dày hoặc xét nghiệm phân. Biện pháp này áp dụng cho người ho khan và nhất là cho trẻ em.
  3. Ho húng hắng. Ho từng tiếng, thường không ho mạnh. Nên phân biệt với “đằng hắng”, vì động tác này  không đòi hỏi sự tham gia của các cơ thở ra mà chỉ cần cơ ở thanh quản.
  4. Ho thành cơn. Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà; người bệnh ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa. Cơn ho kéo dài thường gây tăng áp lực trong lồng ngực, gây ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, làm cho người bệnh đỏ mặt, tĩnh mạch cổ phồng, cơn ho có thể làm chảy nước mắt, đôi khi còn gây ra phản xạ nôn nữa. Người bệnh có thể đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp co bóp quá mức.
  5. Thay đổi âm sắc tiếng ho. Tiếng ông ổng trong viêm thanh quản, giọng đôi khi liệt thanh quản, khản họng trong viêm thanh quản nặng do bạch hầu.

viêm phế quản gây ho đờm

Ho trong viêm phế quản thường có đờm và bít tắc đường thở

Nguyên nhân gây ra Ho

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng ho. Tùy thuộc vào nguyên nhân ho mà có cách điều trị, chăm sóc khác nhau.

1. Nguyên nhân trên đường hô hấp

  • Viêm họng cấp hoặc mạn tính.
  • Viêm khí quản, phế quản cấp. Ở giai đoạn đầu chỉ có xung huyết phế quản, nên người bệnh ho khan, tới giai đoạn phế quản tiết dịch lại ho có đờm.
  • Viêm phế quản mạn: ho kéo dài trong nhều năm, thường nhiều đờm. Có thể khỏi ho trong một thời  gian, nhưng rất dễ tái phát khi có hội nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây viêm: lạnh, ẩm, hơi độc…
  • Giãn phế quản: có thể tiên phát, nhưng thường là hậu phát của một bệnh mạn tính  đường hô hấp: viêm phế quản mạn, áp xe, lao phổi, v.v… người bệnh thường ho nhiều về sáng sớm, nhiều đờm, đựng đờm trong cốc lắng thành 3 lớp điển hình. Người bị phế quản có thể ho ra máu.
  • Tổn thương ở nhu mô phổi.

Viêm phổi: đau ngực, ho khan, đột ngột sốt rét rồi sốt nóng. Sau đó có thể ho ra đờm màu gỉ sắt, rất quánh, cấu tạo bởi sợi tơ huyết và các hồng cầu.

Lao phổi: thường ho húng hắng có thể khạc ra đờm trắng hoặc bã đậu, hoặc máu. Toàn trạng gây sút dần, sốt âm ỉ kéo dài. Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao là động tác cần thiết cho chẩn đoán.

Apxe phổi: Tính chất ho không đặc hiệu. Ộc mủ là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng của ápxe phổi.

Bụi phổi: Ho kéo dài. Bệnh cảnh có thể giống lao phổi. Xét nghiệm đờm có thể lấy  bụi gây bệnh, chụp phổi thấy nhiều nốt mờ nhỏ rải rác hai bên phổi. Bệnh bụi phổi là nguyên nhân quan trọng gây suy hô hấp và tim phổi mạn tính trong công nghiệp.

Trung thất: Áp xe, u trung thất có thể gây ho. Không nên chẩn đoán viêm phế quản một cách quá dễ dàng trước khi kiểm tra kỹ càng đường hô hấp và trung thất.

Màng phổi: Viêm màng phổi thường gây ho và ho khan. Nhưng triệu chứng quyết định cho chẩn đoán là tiếng cọ màng phổi hoặc chọc dò có nước.

bệnh bụi phổi

Tổn thương trong phổi gây ho rất nặng, kéo dài và ho sâu

2. Ho do bệnh lý Tim mạch

Tăng áp lực tiểu tuần hoàn có thể gây khó thở, ho khan hoặc ho ra máu. Không nên kết luận vội  vã là viêm phế quản hoặc lao đối với mọi trường hợp khó thở và ho nhiều, có khi ra máu, trước khi khám toàn diện, nhất là khám tim. Các tổn thương tim mạch gây ứ trệ tuần hoàn đều có thể gây ho: hẹp van hai lá, tăng huyết áp có suy tim…

3. Nguyên nhân ở xa đường hô hấp

Ho chỉ là triệu chứng: tổn thương ở gan, tử cung có thể gây ho, lạnh đột ngột có thể gây ho. Một bệnh toàn thể như cúm, thương hàn… thường có biểu hiện hô hấp cùng với các triệu chứng  toàn thân khác.

4. Nguyên nhân tinh thần

Một số trường hợp rối loạn tinh thần có biểu hiện ho nhiều, nên không có tổn thương trên đường hô hấp. Nhưng đó là những trường hợp hiếm gặp.

Bài viết Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-ho-2080/feed/ 0
Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-ho-keo-dai-o-nguoi-cao-tuoi-4459/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-ho-keo-dai-o-nguoi-cao-tuoi-4459/#respond Tue, 14 Aug 2018 16:03:58 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-ho-keo-dai-o-nguoi-cao-tuoi-4459/ Ở người cao tuổi đáp ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh giảm dần nên dễ nhiễm bệnh. Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó […]

Bài viết Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở người cao tuổi đáp ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh giảm dần nên dễ nhiễm bệnh. Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Ho kéo dài có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất ở người cao tuổi (NCT).

Người cao tuổi bị ho

Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi có thể gặp các loại ho khác nhau như Ho húng hắng, Ho từng cơn, Ho khan, Ho có đờm và Ho kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.

Ho có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ho cấp tính thường kéo dài một vài ngày tới 1 tuần, nhưng ho mạn tính có khi kéo dài nhiều tuần, thậm chí hàng tháng, có khi tới hàng năm. Khi bị ho kéo dài, NCT nên đến bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ho kéo dài ở NCT đáng lưu tâm nhất là do bị lao phổi, u phổi, tràn dịch màng phổi. Ngày nay, lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi được nhưng cần phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Một số nguyên nhân nữa mà NCT hay gặp do ho kéo dài là bệnh Hen suyễn, đặc biệt là Hen suyễn mạn tính. Ho ở NCT bị hen suyễn mạn tính thường có đờm lỏng hoặc đặc cho nên khi ho có tiếng lọc xọc như tiếng của điếu thuốc lào khi có người hút. Nếu điều trị cắt được cơn hen thì người bệnh sẽ giảm hoặc hết cơn ho.

Một nguyên nhân gây ho ở NCT mà dễ bỏ sót là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Ho trong trào ngược dạ dày – thực quản là do dịch vị trào ngược từ dạ dày lên gây kích thích niêm mạc đường hô hấp và làm tổn thương do tác động của dịch vị dạ dày. Trong trường hợp này, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và hết bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thì hết cơn ho.

Một số loại thuốc tim mạch, hạ huyết áp phổ biến khi sử dụng lâu ngày cũng gây ho kéo dài mà không phải do bệnh lý đường hô hấp gây ra. Người bệnh cần lưu ý nếu thấy tác dụng phụ này cần báo cho thầy thuốc ngay.

Ngoài ra, một số bệnh thuộc viêm đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng gây nên cơn ho. Một số NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào… cũng bị ho kéo dài.

Khi người cao tuổi bị ho kéo dài, cần làm gì?

Ho kéo dài ở NCT có thể do nhiều bệnh khác nhau, vì vậy, cần bình tĩnh, không nên lo lắng thái quá và cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khi đã được khám bệnh và xác định được nguyên nhân thì nên theo chỉ định của bác sĩ để điều trị cho dứt điểm. Những điều sau NCT cần lưu ý khi bị ho, đặc biệt là ho kéo dài.

  • Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để điều trị. Nếu làm như vậy nhiều khi bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày bằng hình thức đánh răng và súc họng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
  • Không nên hút thuốc lá, thuốc lào bởi vì hút thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh của đường hô hấp.
  • Không nên uống nước lạnh, thậm chí nước đá.
  • Nếu bị bệnh tăng huyết áp mà bác sĩ đã có chỉ định điều trị nhưng khi dùng thuốc thấy bị rát cổ, ho, nhất là vào ban đêm thì cần báo cho bác sĩ biết để thay đổi thuốc cho phù hợp hoặc có biện pháp hỗ trợ giảm ho nếu cần thiết.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-ho-keo-dai-o-nguoi-cao-tuoi-4459/feed/ 0