Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 17 Aug 2023 08:27:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chẩn đoán và xử trí bệnh hen phế quản ở trẻ em https://benh.vn/chan-doan-va-xu-tri-benh-hen-phe-quan-o-tre-em-4929/ https://benh.vn/chan-doan-va-xu-tri-benh-hen-phe-quan-o-tre-em-4929/#respond Wed, 09 Aug 2023 08:00:24 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-xu-tri-benh-hen-phe-quan-o-tre-em-4929/ Những trẻ có khò khè tái phát và có cơ địa dị ứng và tiền sử gia đình có người bị hen thì thường có biểu hiện hen rõ rệt khi trẻ lên 6 tuổi. Trẻ này hay bị viêm đường hô hấp từ nhỏ và sau này thường là hen.
Điều trị bằng các thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản cho các trẻ khò khè tái phát thường có tác dụng hơn là điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng.

Bài viết Chẩn đoán và xử trí bệnh hen phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp gây ra hiện tượng tăng phản ứng phế quản. Khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, phế quản bị tắc nghẽn và hẹp lại do co thắt, tăng tiết đờm và tăng quá trình viêm. Hen phế quản thường có các đợt khò khè, thở ngắn hơi, nặng ngực và ho tái phát đặc biệt thường xảy ra về đêm và sáng sớm. tre-em-bi-hen-phe-quan

Cơ sở sinh lý bệnh và nguyên nhân khò khè của bệnh hen phế quản

Khò khè (wheezing) là tiếng thở phát ra ở thì thở ra và có thể nghe được bằng tai thường hoặc bằng ống nghe. Cần phải phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng thở rít và tiếng thở khụt khịt do tắc mũi. Tiếng thở rít chỉ nghe được ở thì thở vào còn tiếng thở khụt khịt nghe được ở cả hai thì thở vào và thở ra.

Tiếng thở khò khè phát ra khi có sự chuyển động hỗn loạn của luồng khí do tăng tốc độ qua chỗ hẹp cuả đường hô hấp. Trong các bệnh có hẹp ở đường hô hấp nhỏ như hen hoặc viêm tiểu phế quản đôi khi làm người ta có ấn tượng sai lầm rằng tiếng khò khè này phát ra từ chính chỗ hẹp ở đường hô hấp nhỏ. Điều đó không đúng vì về mặt lý thuyết tốc độ luồng khí đi qua chỗ hẹp này là quá yếu. Trong trường hợp này khò khè được phát ra ở khí và phế quản lớn bị hẹp lại thứ phát do đè ép gián tiếp trong thì thở ra. Điều này là do bệnh nhân phải cố gắng thở để đẩy không khí từ phế nang ra qua chỗ phế quản bị hẹp dẫn đến tăng áp lực trong khoang màng phổi. Chính sự tăng áp lực này lớn hơn áp lực trong lòng khí quản và phế quản lớn, do đó làm cho chúng hẹp lại do động lực gây nên tiếng khò khè.

Ở trẻ nhỏ, khí và phế quản lớn thường mềm hơn, sức kháng của các phế quản nhỏ cao hơn nên dễ dẫn đến tăng áp lực trong khoang màng phổi, vì vậy trẻ nhỏ dễ bị khò khè hơn so với trẻ lớn khi có các bệnh gây tắc nghẽn ở đường hô hấp nhỏ như viêm tiểu phế quản cấp, hen phế quản, xơ nang tuỵ, thiếu alpha 1 antitrypsin, mềm sụn phế quản…

Ngoài ra một số bệnh gây hẹp ở khí, phế quản lớn cũng gây khò khè như:

  • Dị vật rơi vào khí phế quản.
  • Hạch lao chèn ép.
  • U hoặc kén ở trung thất.
  • Mềm sụn khí quản.
  • Màng da khí quản.
  • Vòng nhẫn mạch máu.v.v..

Chẩn đoán bệnh hen phế quản ở trẻ em

Bệnh hen phế quản ở trẻ em có thể được chẩn đoán thông qua biểu hiện triệu chứng bên ngoài và một số phương pháp khám lâm sàng cụ thể.

Hen và khò khè

Trong thực hành lâm sàng chúng ta thường rất hay gặp các trẻ đến khám vì khò khè.

Vậy những trẻ nào bị khò khè được chẩn đoán là hen? Một số đặc điểm sau cần phải lưu ý:

Trẻ càng nhỏ thì càng có nhiều bệnh gây khò khè.

Khò khè ở trẻ còn bú được chia làm hai loại chính:

  • Những trẻ khò khè tái phát thường xảy ra cùng với đợt nhiễm virus đường hô hấp nhưng không có biểu hiện thể tạng dị ứng hoặc không có tiền sử gia đình có người bị dị ứng. Những trẻ này thường tự hết khò khè khi trẻ lớn lên trước tuổi đi học và thường không phải là hen.
  • Những trẻ có khò khè tái phát và có cơ địa dị ứng như chàm hoặc nổi mày đay chẳng hạn thường không tự mất đi khi trẻ lớn lên thậm chí đến tuổi trưởng thành. Trẻ này hay bị viêm đường hô hấp từ nhỏ và sau này thường là hen.

Trẻ nhỏ có khò khè tái phát nếu kèm theo các biểu hiện dị ứng khác và tiền sử gia đình có người bị hen thì thường có biểu hiện hen rõ rệt khi trẻ lên 6 tuổi.

Điều trị bằng các thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản cho các trẻ khò khè tái phát thường có tác dụng hơn là điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng.

Chẩn đoán xác định bệnh hen phế quản ở trẻ em

Triệu chứng lâm sàng

Cần phải nghĩ đến hen nếu trẻ có bất kỳ 1 trong các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Khò khè rõ nghe được bằng tai hoặc bằng ống nghe (tuy nhiên cũng cần lưu ý nếu nghe phổi bình thường cũng chưa thể loại trừ được hen).

Tiền sử có một trong các dấu hiệu sau:

  • Ho, đặc biệt ho nhiều về đêm.
  • Khò khè tái phát nhiều lần.
  • Khó thở tái phát nhiều lần.
  • Nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần.

Các triệu chứng trên thường xảy ra, nặng hơn về đêm và làm trẻ thức giấc hoặc khi:

  • Tiếp xúc với lông súc vật, tiếp xúc với bụi nhà, tiếp xúc với hoá chất.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Uống thuốc (aspirin, thuốc chẹn beta).
  • Gắng sức, chạy nhảy đùa nghịch nhiều.
  • Tiếp xúc với dị nguyên hô hấp như phấn hoa.
  • Nhiễm virus đường hô hấp.
  • Hít phải khói các loại như khói thuốc lá, bếp than, củi, dầu v.v.
  • Rối loạn cảm xúc mạnh như quá xúc động, quá buồn, quá vui v.v.

Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng như chàm, hoặc trong gia đình có người bị hen hoặc có các cơ địa dị ứng khác thì khả năng trẻ bị hen nhiều hơn.

Triệu chứng xét nghiệm

Thay đổi chức năng hô hấp (FEV1 và FVC) hoặc

Thay đổi PEF: Khi sử dụng peak flow meter để đo PEF cho trẻ thì cần nghĩ đến hen khi:

  • PEF tăng trên 15% sau 15-20 phút hít thuốc giãn phế quản kích thích β2
  • PEF thay đổi hơn 20% giữa đo buổi sáng với buổi chiều cách nhau 12 giờ đối với bệnh nhân đang được dùng thuốc giãn phế quản hoặc trên 10% đối với bệnh nhân không đang dùng thuốc giãn phế quản.
  • PEF giảm hơn 15% sau 6 phút chạy hoặc gắng sức.

Phân loại mức độ kiểm soát của hen:

Phân loại mức độ kiểm soát hen (Theo GINA 2010)

Dấu hiệu Kiểm soát hoàn toàn

(Tất cả các dấu hiệu sau)

Kiểm soát một phần

(Có bất kỳ dấu hiệu nào trong bất cứ tuần nào)

Không kiểm soát được
Triệu chứng ban ngày Không (≤2lần/tuần) >2lần/tuần Có từ 3 dấu hiệu của kiểm soát hen một phần trở lên trong bất cứ tuần nào
Hạn chế hoạt động thể lực Không
Triệu chứng và thức giấc về đêm Không
Cần dùng thuốc cắt cơn Không (≤2lần/tuần) >2lần/tuần
Chức năng phổi

(PEF hoặc FEV1)

Bình thường < 80%
Cơn cấp Không ≥1lần/năm Có 1 lần trong bất kỳ tuần nào

Khi áp dụng cho trẻ nhỏ hoặc khi không thể đo được chức năng phổi thì sử dụng các tiêu chuẩn khác mà không cần tính đến chỉ số chức năng phổi ở bảng 2.

Xử trí khò khè ở trẻ còn bú và trước tuổi đi học

Hướng dẫn này tập trung vào việc xử trí 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây khò khè ở trẻ nhỏ là viêm tiểu phế quản và hen phế quản mà đôi khi có trường hợp chúng ta không thể phân biệt được khi bệnh nhân mới đến khám lần đầu. Hướng dẫn này không đề cập tới các nguyên nhân gây khò khè ít gặp khác

Xử trí khò khè tại y tế cơ sở

Nếu trẻ xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện, cụ thể:

– Trẻ khó thở, tím, không thể nói được câu dài, phải ngồi dậy để thở.

– Thở nhanh có rút lõm lồng ngực, trẻ nhỏ quấy khóc nhiều mà gia đình chưa được hướng dẫn cách xử trí cơn hen cấp tại nhà.

– Không đáp ứng sau 6 nhát Ventolin xịt trong 1 – 2 giờ hoặc còn thở nhanh sau khi dùng 3 liều Ventolin xịt (các triệu chứng khác có thể cải thiện).

– Trẻ có các triệu chứng ho, khò khè và có 1 trong các yếu tố nguy cơ cơn hen nặng.

Chú ý: Trẻ có đáp ứng sau xử trí ban đầu bằng thuốc giãn phế quản cũng phải đến viện khám để điều trị đợt cấp và điều chỉnh phác đồ dự phòng.

Xử lý khò khè tại nhà

Cơn hen cấp tính ở trẻ có các mức độ khác nhau: nhẹ – trung bình – nặng – nguy kịch1. Mỗi lần trẻ lên cơn hen là mỗi lần trẻ có thể đối diện với nguy cơ tử vong. Vì vậy việc biết cách phát hiện dấu hiệu trẻ lên cơn (đặc biệt là những dấu hiệu cần đưa trẻ đi cấp cứu) và biết cách giúp trẻ cắt cơn hen ngay tại nhà sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ này.

Các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến là: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở.

Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng ngay thuốc cắt cơn dạng tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay phun khí dung).

Cần lưu ý là không nên dùng thuốc uống để cắt cơn hen do thuốc có tác dụng yếu, chậm và có thể có nhiều tác dụng phụ hơn.

Dù cho trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ.

Tốt nhất cần được bác sĩ tư vấn và cấp Bảng kế hoạch tự xử trí cơn hen.

Bài viết Chẩn đoán và xử trí bệnh hen phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-xu-tri-benh-hen-phe-quan-o-tre-em-4929/feed/ 0
Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-hen-o-tre-2763/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-hen-o-tre-2763/#respond Mon, 01 Oct 2018 13:00:28 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-benh-hen-o-tre-2763/ Nghiên cứu cho thấy, có đến 50-80% phát triển hen suyễn trước sinh nhật tuổi lên 3. Tuy nhiên, bé ở độ tuổi nào cũng có thể mắc hen. Nếu bạn thấy con mình thường xuyên thở khò khè, hãy đưa bé đi khám để chắc, bé có bị mắc hen suyễn hay không.

Bài viết Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nghiên cứu cho thấy, có đến 50-80% phát triển hen suyễn trước sinh nhật tuổi lên 3. Tuy nhiên, bé ở độ tuổi nào cũng có thể mắc hen. Nếu bạn thấy con mình thường xuyên thở khò khè, hãy đưa bé đi khám để chắc, bé có bị mắc hen suyễn hay không.

Bệnh hen ở trẻ em thường xuất hiện sớm, mang tính bẩm sinh, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm thấy một nhiều nguyên nhân gây hen suyễn khác nhau cho trẻ em. Một số nguyên nhân phổ biến nhất thống kê như sau, các bậc cha mẹ nên lưu ý để giúp nâng cao sức khỏe cho bé, nhất là những bé đang mắc bệnh Hen suyễn.

Di truyền: Cha mẹ hoặc thành viên trong nhà có tiền sử hen suyễn thì các bé cũng dễ bị bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ bị suyễn thì nguy cơ mắc bệnh cho bé là 1/3.

Sống ở đô thị: Những bé lười ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ mắc hen suyễn.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất.

Bé nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức; mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Các yếu tố gây dị ứng: bao gồm phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, nấm mốc…

Không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột.

Thuốc men: Dị ứng với các thuốc như aspirin và thuốc kháng viêm steroid.

Chất bảo quản trong thực phẩm: Chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia như sulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở bé.

Phản ứng dị ứng với thực phẩm: Có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò..

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-hen-o-tre-2763/feed/ 0
Nhận biết bệnh hen ở trẻ và các tác nhân gây bệnh https://benh.vn/nhan-biet-benh-hen-o-tre-va-cac-tac-nhan-gay-benh-2735/ https://benh.vn/nhan-biet-benh-hen-o-tre-va-cac-tac-nhan-gay-benh-2735/#respond Thu, 05 Jul 2018 04:19:57 +0000 http://benh2.vn/nhan-biet-benh-hen-o-tre-va-cac-tac-nhan-gay-benh-2735/ Bệnh hen suyễn là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Và thường gây cho trẻ rất nhiều khó chịu khi thở cho trẻ. Bệnh thường mắc ở một số trẻ như một bệnh lý bẩm sinh, nguyên nhân không rõ ràng cho nên việc điều trị cũng vì thế gặp nhiều khó khăn.

Bài viết Nhận biết bệnh hen ở trẻ và các tác nhân gây bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh hen suyễn là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Và thường gây cho trẻ rất nhiều khó chịu khi thở cho trẻ. Bệnh thường mắc ở một số trẻ như một bệnh lý bẩm sinh, nguyên nhân không rõ ràng cho nên việc điều trị cũng vì thế gặp nhiều khó khăn.

Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn là căn bệnh viêm phổi và đường hô hấp mãn tính. Khi trẻ bị hen suyễn, các đường hô hấp sẽ bị sưng tấy lên và gây khó khăn cho bé khi thở.

Đây là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh có thể sẽ tiến triển rất nguy hiểm nhưng nếu điều trị tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này.

Làm thế nào để biết được con mình có bị hen suyễn hay không?

Đối với trẻ dưới 2 tuổi rất khó để có thể chẩn đoán xem trẻ có bị mắc hen suyễn hay không vì hiện tượng thở khò khè, khó hở không chỉ xuất hiện khi bị hen suyễn mà còn xuất hiện trong một số bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Trong thực tế, nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ thở khò khè.

Tuy nhiên. Nếu bé thường xuyên bị ho và bị dị ứng hay eczema và trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh hen suyễn (đặc biệt là khi bố hoặc mẹ bị mắc hen suyễn) thì rất có thể bé cũng mắc phải căn bệnh này. Thời gian từ đêm đến gần sáng, triệu chứng của căn bệnh hen suyễn sẽ thể hiện rất rõ.

Nếu bé thường xuyên có các triệu chứng như trên mà bạn vẫn không xác định được bé có thật sự bị hen suyễn hay không. Hãy để các bác sĩ giúp bạn

Điều trị bệnh hen ở trẻ như thế nào?

Nếu đã xác định được con bị bệnh hen suyễn việc đầu tiên bạn nên làm là xác định được các tác nhân gây bệnh cho bé và tìm hiểu xem bé mắc bệnh hen suyễn loại nào.

Giúp trẻ tránh khỏi những tác nhân này. Ví dụ như bé có phản ứng với long động vật hay khói bụi.

Để ngăn chặn sự tấn công của căn bệnh hen suyễn, các bác sĩ sẽ kê cho con bạn một hoặc nhiều đơn thuốc. Những loại thuốc này làm giảm nhanh chóng các cơn đau trong đường hô hấp, và giúp bé thở dễ dàng hơn. Những loại thuốc này có thể là albuterol, được sử dụng kết hợp với máy khí dung ( nebulizer) hay thuốc hen dạng hít ( MDI).

Máy khí dung là một máy chạy bằng pin hoặc điện, dùng để chuyển những loại thuốc dạng lỏng thành dạng khí giúp bé có thể hít không khí vào phổi qua một mặt nạ. Điều trị bằng máy khí dung thường chỉ mất 10 phút.

Thuốc hen dạng hít nằm trong một bình phun nhỏ. Bình phun này có một ống dài và kèm theo một chiếc mặt nạ. Thuốc albuterol sẽ được phun vào ống phun, đi vào mũi của trẻ và trẻ sẽ thở dễ dàng hơn thông qua chiếc mặt nạ. Phương pháp điều trị này chỉ cần chưa đến 1 phút là trẻ có thể thở dễ dàng.

Đây là hai thiết bị rất dễ để sử dụng. Nói chung, tính hiệu quả trong việc ngăn chặn sức tấn công của hai thiết bị này là ngang nhau.

Để giảm sức tấn  công của bệnh hen ở trẻ, mẹ có thể cho bé sử dụng loại thuốc controller. Loại thuốc này bao gồm Corticoid dạng hơi, giúp giảm sưng viêm và giúp bé thở dễ dàng hơn.

Làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển của bệnh hen suyễn?

Đeo khẩu trang cho trẻ để tránh tiếp xúc với các dị nguyên trong không khí

Nếu như căn bệnh hen suyễn là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bạn sẽ không thể biết được liệu con mình có mặc phải bệnh hen suyễn hay không cho tới khi những triệu chứng nhất định xảy ra, như thở khò khè, ho liên tục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu thực hiện theo những chỉ dẫn sau:

Nếu trẻ bị dị ứng với lông thú nuôi thì không cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi.

Không để trẻ hít phải khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng khi hít vào nó sẽ gây sưng phổi.

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Những chất gây ô nhiễm không khí như ozone có thể gây sưng phổi và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn với những người có đường hô hấp nhạy cảm.

Tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò. Khói từ những chiếc bếp lò có thể gây kích thích tới hệ thống hô hấp của trẻ.

Giảm nấm mốc trong nhà. Lắp đặt những chiếc quạt  gió hoặc mở cửa sổ trong nhà bếp khi nấu ăn, nhà tắm khi tắm. Nếu cần thiết, bạn nên lắp một chiếc điều hòa hay máy chống ẩm để giữ độ ẩm ở khoảng 35-50%.

Tránh các loại phấn hoa

Tránh các loại thực phẩm bé dị ứng

Bài viết Nhận biết bệnh hen ở trẻ và các tác nhân gây bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhan-biet-benh-hen-o-tre-va-cac-tac-nhan-gay-benh-2735/feed/ 0