Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 20 Dec 2023 02:13:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn https://benh.vn/bien-chung-cua-benh-hen-suyen-42633/ https://benh.vn/bien-chung-cua-benh-hen-suyen-42633/#respond Wed, 20 Dec 2023 02:00:37 +0000 https://benh.vn/?p=42633 Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là tình trạng đường dẫn khí (phế quản) bị viêm mãn tính gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng ho, khó thở, thở khò khè, âm thanh thở phát ra như tiếng mèo kêu rên, thậm chí có những trường hợp nguy hiểm bệnh nhân không thở được gọi là lên cơn hen, có thể dẫn đến tử vong.

Bài viết 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là tình trạng đường dẫn khí (phế quản) bị viêm mãn tính gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng ho, khó thở, thở khò khè, âm thanh thở phát ra như tiếng mèo kêu rên, thậm chí có những trường hợp nguy hiểm bệnh nhân không thở được gọi là lên cơn hen, có thể dẫn đến tử vong.

hen-suyen

Bệnh hen suyễn là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì đây là một chứng bệnh khó chữa khỏi dứt điểm, nguy hiểm và hay bị tái phát. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và xử lý sớm bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Xẹp phổi

Một biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn là xẹp phổi. Hơn 1/3 trẻ em gặp biến chứng xẹp phổi khi mắc bệnh hen suyễn. Khi hen ổn định thì tình trạng này sẽ khỏi.

2. Nhiễm khuẩn phế quản

Đây là một biến chứng của bệnh hen phế quản bội nhiễm. Bệnh thường có những biểu hiện như: Sốt, khó thở, đờm nhiều, thường có màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn.

Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi.

3. Khí phế thũng

Khi hen phế quản biến chứng thành bệnh khí phế thũng, sự đàn hồi của các phế nang ở người bệnh giảm dần thể tích khí cặn tăng khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thở ra ít, môi và các đầu chi tím tái, ho khạc đờm nhiều.

4. Tràn khí màng phổi

Lúc này các phế nang giãn rộng, tại những vùng phế nang giãn mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh ho mạnh hay hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị vỡ.

5. Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não

Tình trạng suy hô hấp kéo dài khiến não thiếu Oxy, trong các thể hen nặng, có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê và tử vong.

6. Suy hô hấp

Bệnh thường gặp ở những người mắc hen ác tính hoặc hen cấp tính, với biểu hiện khó thở, đôi khi ngừng thở, phải dùng máy hỗ trợ thở, tím tái liên tục.

Những biến chứng nặng nề của bệnh hen suyễn không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, mà còn giảm chất lượng trong công việc lẫn cuộc sống.

Do đó, chúng ta cần có sự hiểu biết sâu rộng về bệnh hen suyễn để có những phương pháp phòng tránh và điều trị đúng đắn ngay từ giai đoạn chớm bệnh.

Xem Video sau để cập nhật thêm các thông tin khác nhé.

Bài viết 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bien-chung-cua-benh-hen-suyen-42633/feed/ 0
Mèo có thể phòng bệnh hen suyễn cho trẻ https://benh.vn/meo-co-the-phong-benh-hen-suyen-cho-tre-2764/ https://benh.vn/meo-co-the-phong-benh-hen-suyen-cho-tre-2764/#respond Thu, 08 Jun 2023 04:20:30 +0000 http://benh2.vn/meo-co-the-phong-benh-hen-suyen-cho-tre-2764/ Với con mèo người ta thấy có nhiều điều kỳ lạ trong huyền thoại cũng như trong y học. Chẳng hạn người ta khẳng định, giao tiếp với mèo làm thần kinh dịu lại, kích thích hoạt động của tim.

Bài viết Mèo có thể phòng bệnh hen suyễn cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Với con mèo người ta thấy có nhiều điều kỳ lạ trong huyền thoại cũng như trong y học. Chẳng hạn người ta khẳng định, giao tiếp với mèo làm thần kinh dịu lại, kích thích hoạt động của tim.

Mèo vừa là bạn vừa có thể là “thuốc” phòng ngừa hen suyễn hiệu quả (ảnh minh họa)

Và giờ đây, các nhà khoa học Mỹ cho biết, tiếp xúc với mèo, trẻ em khả năng miễn dịch đối với bệnh hen suyễn.

Mèo có thể trao cho trẻ em khả năng miễn dịch đối với bệnh hen suyễn. Tất nhiên, không phải đối với những bé quá nhạy cảm với động vật và lông động vật.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hen suyễn và các bệnh dị ứng trường Đại học Virginia (Hoa Kỳ) đã theo dõi 200 trẻ em, trong số đó có 50 em có những triệu chứng hen suyễn. Một số em có miễn dịch đối với bệnh này được phát hiện là những em nhà nuôi mèo và thường quấn quít với chúng. Do sự tiếp xúc đó, trong cơ thể của những em này xuất hiện các kháng nguyên. Liệu có thể bảo mèo có phải là “thuốc” phòng chống hen suyễn cho trẻ?

Tất nhiên, mọi người chưa có sự nhất trí về kết luận này. Chắc chắn, các bác sĩ không dám khuyên các bậc che mẹ nên để cho trẻ em tiếp xúc với mèo từ nhỏ, nhưng những kết quả nghiên cứu thu được lại khá lạ lùng.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Thomas Platts-Mills nhấn mạnh, thông thường người ta đều nhận thấy, những em hay đùa nghịch với mèo có khả năng miễn dịch chống lại được hen suyễn và các bệnh dị ứng khác tốt hơn nhiều so với những em nhà không nuôi mèo. Nhưng ngược lại, khi sự tiếp xúc với mèo ít đi, thì ở những em này, tính miễn dịch lại giảm xuống. Ông cho biết: “Nếu các em đi khỏi nhà lâu, ví dụ đi học xa chẳng hạn thì lại trở thành những người bị dị ứng”.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng, việc đưa mèo vào danh sách “các loại thuốc chống hen suyễn” hiện là quá sớm, thế nhưng nếu khẳng định mèo là con vật có hại thì chắn chắn là không nên. Thật không xác đáng nếu khuyên các bậc cha mẹ khi mới sinh con phải lập tức mang ngay con mèo đang nuôi trong nhà đi nơi khác để con mình khỏi bị hen suyễn như người ta thường làm hiện nay.

Lời khuyên đúng sẽ là cứ để mèo ở nhà nếu quan sát thấy trẻ không có các biểu hiện của hiện tượng dị ứng mèo thì nên để mèo lại vì chính mèo sẽ “bảo vệ” đứa trẻ khỏi bị hen suyễn.

Bài viết Mèo có thể phòng bệnh hen suyễn cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-co-the-phong-benh-hen-suyen-cho-tre-2764/feed/ 0
Thuốc cắt cơn hen, phân biệt thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen https://benh.vn/thuoc-cat-con-hen-phan-biet-thuoc-cat-con-va-thuoc-du-phong-hen-51548/ https://benh.vn/thuoc-cat-con-hen-phan-biet-thuoc-cat-con-va-thuoc-du-phong-hen-51548/#respond Fri, 03 Feb 2023 02:07:40 +0000 https://benh.vn/?p=51548 Hen phế quản là tình trạng đường dẫn khí (phế quản) bị viêm mãn tính gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng ho, khó thở, khò khè, thậm chí có những trường hợp nguy hiểm bệnh nhân không thở được gọi là lên cơn hen, có thể dẫn đến tử vong.

Bài viết Thuốc cắt cơn hen, phân biệt thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hen phế quản là tình trạng đường dẫn khí (phế quản) bị viêm mãn tính gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng ho, khó thở, khò khè, thậm chí có những trường hợp nguy hiểm bệnh nhân không thở được gọi là lên cơn hen, có thể dẫn đến tử vong.

cơn hen phế quản

Cơn hen phế quản cấp xảy ra khi nào?

Cơn hen phế quản là một đợt ho, khò khè, khó thở hay đau tức ngực hoặc kết hợp các biểu hiện này, xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích. Cơn hen phế quản thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi BN gặp các yếu tố kích thích (các yếu tố khởi phát hen). Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn. Nhưng cơn hen phế quản nặng không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi…

Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi BN hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh.

Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong.

Xử trí khi lên cơn hen cấp như thế nào?

Để hạn chế tối đa việc phải nhập viện hoặc tử vong do cơn hen phế quản, BN cần xử trí đúng cơn hen phế quản ngay từ đầu.

– Bước 1: Cần tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, ví dụ như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất…

– Bước 2: Sử dụng thuốc tùy theo mức độ cơn hen.

  • Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): dùng ngay thuốc cắt cơn: Xịt họng 1 – 2 nhát (có thể thay bình xịt bằng buồng đệm/máy khí dung nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người cao tuổi). Tiếp tục theo dõi tình trạng ho, khó thở, nặng ngực; sau 20 phút nếu tình trạng không cải thiện tiếp tục xịt lần 2 (2 nhát). Sau 20 phút nữa nếu vẫn không cải thiện thì xử trí như cơn hen nặng
  • Nếu cơn hen phế quản nặng (khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu hoặc các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc giãn phế quản): Gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện và vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc cắt cơn và uống 1 liều thuốc corticoid. Corticoid uống thường được sử dụng: Prednisolone.
  • Nếu cơn hen phế quản là rất nặng (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói): gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid + xịt 2 liều thuốc cắt cơn hen.

Từ đó, có thể thấy được vai trò quan trọng của thuốc cắt cơn hen trong điều trị cơn hen cấp. Đây là bước xử trí đầu tay trong điều trị đợt cấp hen phế quản.

Thuốc cắt cơn hen là gì?

– Thuốc cắt cơn hen là các thuốc giãn đường dẫn khí (phế quản) tác dụng ngắn (nhanh). Đây là các thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn.

– Các hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng:

  • Salbutamol
  • Fenoterol
  • Terbutalin

– Lưu ý khi dùng:

  • Không dùng hàng ngày.
  • Chỉ dùng khi lên cơn hen.
  • Đảm bảo luôn mang thuốc bên người.

– Một số thuốc thường dùng hiện nay:

  • Ventolin: chứa Salbutamol
  • Berotec: chứa Fenoterol
  • Bricanyl: chứa Terbutalin

Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.

Cách phân biệt thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng hen phế quản

Thuốc dự phòng hen phế quản

– Là các thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai.

– Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, Theophylin, Tiotropium,…

– Trong đó 2 loại chính là: Corticosteroid dạng hít và các thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài.

– Các hoạt chất corticosteroid hít thường được sử dụng:

  • Beclomethasone
  • Budesonide
  • Fluticasone

– Các hoạt chất giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng:

  • Salmeterol
  • Formoterol

– Kháng thụ thể Leukotrien thường được sử dụng:

  • Montelukast

– Một số thuốc thường dùng hiện nay:

Thông thường một bệnh nhân hen phế quản sẽ dùng cả 2 loại thuốc là thuốc dự phòng hen và thuốc cắt cơn hen. Do đó, việc phân biệt 2 loại thuốc này rất quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng đúng thuốc, đúng vai trò đem đến hiệu quả phòng bệnh cao.

Cách phân biệt

Cách đơn giản nhất là hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ đâu là thuốc cắt cơn hen đâu là thuốc dự phòng hen.

Cách thứ 2 là dựa trên tên hoạt chất hoặc tên thuốc (đã nêu ở trên).

Khi đã phân biệt đúng thuốc, cần để riêng 2 loại thuốc để tránh nhầm lẫn. Trong đó, thuốc dự phòng hen cần uống hàng ngày, đều đặn và đầy đủ thì nên để ở một vị trí cố định và dễ nhìn thấy trong nhà; còn thuốc cắt cơn hen cần đảm bảo luôn mang theo bên người (cả khi ra ngoài).

Bài viết Thuốc cắt cơn hen, phân biệt thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-cat-con-hen-phan-biet-thuoc-cat-con-va-thuoc-du-phong-hen-51548/feed/ 0
Chế độ ăn cho người bị bệnh hen phế quản https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-hen-phe-quan-5995/ https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-hen-phe-quan-5995/#respond Wed, 17 Feb 2021 05:37:38 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-hen-phe-quan-5995/ Hen phế quản là loại bệnh liên quan đến các yếu tố gây dị ứng từ môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn... Người bị bệnh thường khó thở, thở gấp, các cơn cấp gây co thắt, không thở được…nếu không có thuốc kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Bài viết Chế độ ăn cho người bị bệnh hen phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hen phế quản là loại bệnh liên quan đến các yếu tố gây dị ứng từ môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn… Người bị bệnh thường khó thở, thở gấp, các cơn cấp gây co thắt, không thở được…nếu không có thuốc kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Để phòng bệnh, ngoài việc phòng tránh những yếu tố gây dị ứng thì chế độ ăn uống cho người bệnh hen có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh. Vậy, chế độ ăn uống cho người bị hen phế quản như thế nào?

Hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.

hen_phe_quan_1

Hen phế quản là loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân hen phế quản

Chế độ ăn với người hen phế quản rất quan trọng vì nó có thể góp phần ngăn ngừa nguy cơ các cơn hen suyễn cấp tính.

Thực phẩm giàu magnesium

Magnesium có tính năng cải thiện hoạt động của phổi qua tác dụng làm giãn các lớp cơ bao quanh khí quản rất tốt cho người bị hen phế quản.

Phương pháp: bổ sung thực phẩm giàu magnesium gồm các loại rau lá xanh, cà chua, các loại đậu, hạt, chuối, ngũ cốc nguyên cám, sữa và chế phẩm từ sữa, hoa atisô…

Thực phẩm có chứa acid béo Omega 3

Những thực phẩm có chứa acid béo Omega 3 giúp  tăng cường sức miễn dịch, chống viêm tự nhiên, rất hữu ích cho những người có cơ địa dị ứng để ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp.

Phương pháp: bổ sung acid béo Omega 3 trong các loại cá, rau quả, quả hạch, mè, hạt hướng dương, dầu cá thu, dầu lanh…

thuc_pham_giau_omega3_giam_nguy_co_hen

Thực phẩm chứa Omega 3 giúp ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp

Thực phẩm giàu vitamin C

Dùng vitamin C cho người bị hen phế quản giúp giảm 25% bệnh lý tắc nghẽn đường dẫn khí.

Phương pháp: bổ sung vitamin C tự nhiên trong các loại rau quả như cà chua, cà rốt, cam, quýt, bưởi và rau xanh như rau dền, rau diếp …trong thực đơn hàng ngày.

Dầu cá

Dầu cá có tác dụng giảm hiện tượng quá mẫn phế quản và cải thiện triệu chứng bệnh hen ở trẻ em. Ngoài ra, dầu cá còn có tác dụng giảm đau cho những người mắc chứng bệnh mãn tính như viêm khớp, viêm tuyến tiền liệt hay viêm bàng quang.

Phương pháp: bổ sung vitamin A (có trong dầu cá) bằng chế độ ăn nhiều cá tươi, đặc biệt là các loại cá chứa dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ… Ngoài ra, có thể ăn thêm gan động vật, trứng, sữa, các loại củ có màu vàng như chuối, đu đủ, bí ngô… các loại rau như rau ngót, rau muống, mồng tơi…

Bệnh nhân khi uống dầu cá cần có sự chỉ định của bác sỹ về liều lượng và thời gian dùng thuốc, tránh uống quá liều.

dau_ca_giup_lam_giam_nguy_co_hen

Dầu cá giảm hiện tượng quá mẫn phế quản, cải thiện triệu chứng bệnh hen ở trẻ em

Ăn ít muối

Chế độ ăn ít muối đi kèm giảm quá mẫn phế quản, giúp cải thiện triệu chứng bệnh hen và lưu lượng thở ở một số bênh nhân hen. Vì vậy, khuyến cáo người bị hen phế quản ăn nhạt.

Các thức ăn cần kiêng kỵ và lưu ý cho người bị hen phế quản

Một số đồ ăn khiến cho cơn hen dễ khởi phát và gây nguy hiểm cho người bệnh, cần lưu ý. Ngoài ra cũng cần lưu ý một số điều khi lựa chọn thực phẩm cho người bệnh hen.

Các thức ăn cần kiêng kỵ cho người bệnh hen

  • Thức ăn nhiều gia vị như các món salad.
  • Các loại nước uống giải khát, thức uống lên men.
  • Thực phẩm đóng hộp.
  • Rau cải ngâm dấm hoặc làm dưa chua.
  • Các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn.
  • Đồ ăn biển như tôm, cua, ghẹ….

Lưu ý cho người bệnh hen

  • Hạn chế ăn các thức ăn tồn trữ vì có thể có các chất phụ gia gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hen, đặc biệt đối với các chất sulfites.
  • Tránh tuyệt đối các thức ăn ăn vào mà đã có biểu hiện dị ứng.
  • Cảnh giác với một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc Aspirin…
  • Trong trường hợp trẻ sinh ra mà mẹ bị bệnh hen suyễn hoặc có cơ địa bị dị ứng, cần cho con bú sữa mẹ để tránh dị ứng với protein trong sữa bò.

rau_cu_qua_tot_cho_nguoi_benh_hen

Thực phẩm kiêng kỵ cho người bị hen phế quản gồm: salad, dưa muối, tôm, ghẹ…

Lời kết

Hen phế quản là căn bệnh khó điều trị và thường tái phát do ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu, môi trường…

Để phòng bệnh, ngoài việc phòng tránh những yếu tố gây dị ứng thì chế độ ăn uống khoa học như bổ sung các thực phẩm chứa magnesium, acid béo Omega 3, thực phẩm giàu vitamin C…kiêng kỵ các thức ăn nhiều gia vị, các món salad, các loại nước uống giải khát, thức uống lên men, thực phẩm đóng hộp…góp phần hỗ trợ điều trị bệnh, giúp bệnh nhân hạn chế các cơn hen phế quản tái phát.

Bài viết Chế độ ăn cho người bị bệnh hen phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-hen-phe-quan-5995/feed/ 0
Bệnh dị ứng hen phế quản https://benh.vn/benh-di-ung-hen-phe-quan-4791/ https://benh.vn/benh-di-ung-hen-phe-quan-4791/#respond Sun, 14 Feb 2021 05:10:37 +0000 http://benh2.vn/benh-di-ung-hen-phe-quan-4791/ Bệnh hen phế quản (còn gọi là suyễn) là một bệnh hô hấp mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở, dẫn đến phù nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhày và tăng tính phản ứng phế quản.

Bài viết Bệnh dị ứng hen phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh hen phế quản khá thường gặp hiện nay đặc biệt ở lứa tuổi nhỏ hoặc người cao tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt nghiêm trọng khi lên các cơn hen cấp tính.

hen_phe_quan_182

Tổng quan bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản thường gặp là bệnh mạn tính, không điều trị dứt điểm được do đó, cần hiểu đúng về bệnh để có cách chăm sóc đúng đắn.

Khái niệm bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản (còn gọi là suyễn) là một bệnh hô hấp mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở, dẫn đến phù nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhày và tăng tính phản ứng phế quản.

Các yếu tố này phối hợp khiến đường thở bị chít hẹp, người bệnh trong tình trạng khó thở, khò khè, thở rít. Các triệu chứng của hen diễn ra từng cơn và có thể tự hồi phục hoặc sau điều trị. Ngoài cơn hen, người bệnh thường cảm thấy bình thường, nhưng quá trình viêm vẫn diễn ra âm ỉ.

Tình hình bệnh hen phế quản hiện nay

Hen có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và tất cả các quốc gia. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, một phần được cho là do tình trạng công nghiệp hoá, đô thị hoá, ô nhiễm môi trường và những thay đổi lối sống theo phương tây… Qua mỗi thập kỷ, độ lưu hành hen trên toàn cầu ước tính tăng thêm khoảng 25 – 50%, hiện thế giới có khoảng 300 triệu người bệnh hen và có thể sẽ tăng lên 400 triệu người vào năm 2025. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 180.000 đến 250.000 trường hợp tử vong do hen, trung bình cứ 250 người tử vong thì có 1 trường hợp là do hen phế quản.

Hen phế quản là bệnh có cơ chế dị ứng trong phần lớn các trường hợp. Sự kết hợp giữa các dị nguyên gây bệnh ở trong môi trường sống (như bụi nhà, phấn hoa…) với các kháng thể dị ứng ở trong cơ thể làm khởi phát phản ứng viêm theo cơ chế dị ứng ở niêm mạc đường thở và gây ra các triệu chứng hen.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh hen phế quản

Người bệnh hen phế quản có thể trải qua các cơn hen suyễn cấp tính gây nguy hiểm nếu không được điều trị cắt cơn kịp thời. Ngoài ra, bệnh hen phế quản còn có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau.

Các triệu chứng của hen chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn người bệnh thường cảm thấy bình thường. Cơn hen hay xuất hiện về đêm hoặc sau khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích phát cơn hen. Các triệu chứng thường gặp trong cơn hen:

  • Ho khạc đờm: ho từng cơn, tăng lên khi nằm, đờm trắng dính.
  • Khó thở: chủ yếu khó thở ra, tăng lên khi nằm người bệnh cảm giác như không thể đưa được không khí vào phổi.
  • Khò khè, thở rít.
  • Tức, nặng ngực: cảm giác như bị vật nặng đè ép trên ngực.
  • Khám thực thể có thể thấy: người bệnh lo lắng, hốt hoảng, thở nhanh, lồng ngực giãn căng, co kéo hõm ức, nói câu ngắn, tím môi và đầu chi. Nghe phổi có tiếng ran rít ran ngáy.

Không phải tất cả các cơn hen đều có đầy đủ các triệu chứng trên. Các cơn hen có thể chỉ nhẹ, thoáng qua, nhưng cũng có thể rất nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bệnh hen thường mắc kèm 1 số bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, chàm, mày đay, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn…

Nguyên nhân của bệnh hen phế quản và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây bệnh hen hiện chưa được biết chính xác, nhưng được cho là do sự phối hợp của các bất thường về di truyền với sự “tấn công” của một số tác nhân từ môi trường sống.

Nguyên nhân gây hen phê quản

Bệnh có tính di truyền rõ rệt, nếu bố hoặc mẹ bị hen thì các con của họ có 25-30% nguy cơ mắc hen, nếu cả bố và mẹ cùng bị hen thì nguy cơ này tăng lên 50- 60%, nhưng nếu cả bố và mẹ đều không bị hen thì nguy cơ này chỉ khoảng 5-10%.

Các dị nguyên gây bệnh: hen phế quản là một bệnh dị ứng, có thể gây ra do nhiều loại dị nguyên khác nhau: bọ nhà, phấn hoa, biểu bì, lông súc vật, dị nguyên nghề nghiệp, nấm mốc, vẩy, phấn côn trùng, gián…

Các yếu tố kích phát cơn hen: người bệnh hen có thể bị khởi phát cơn hen cấp khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích phát không đặc hiệu sau đây:

  • Nhiễm cảm cúm.
  • Ô nhiễm môi trường: khói, bụi, hoá chất, mùi thơm.
  • Gắng sức.
  • Thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
  • Sang chấn tâm lý.
  • Một số loại thuốc như aspirin, diclofenac, naproxen…
  • Một số thức ăn và đồ uống có chứa gốc sulfite.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản

Nếu có các yếu tố sau đây thì nhiều khả năng người đó có thể mắc hen phế quản

  • Có các thành viên trong gia đình mắc hen phế quản.
  • Bản thân có mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, chàm…
  • Béo phì.
  • Nghiện thuốc lá, hít phải khói thuốc lá thụ động.
  • Mẹ nghiện thuốc lá trong thời gian mang thai.
  • Sống hoặc làm việc trong môi trường bị ô nhiễm nặng.
  • Đẻ thiếu cân, đẻ non.

Chẩn đoán bệnh hen phế quản

Không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định hen phế quản, bệnh được chẩn đoán khi người bệnh có các điều kiện sau:

  • Có cơn khó thở điển hình kiểu hen.
  • Có tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình.
  • Đo chức năng hô hấp và lưu lượng đỉnh có rối loạn thông khí tắc nghẽn, test phục hồi phế quản dương tính.
  • Loại trừ được các bệnh lý khác có biểu hiện giống hen như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

Trong những trường hợp khó chẩn đoán, cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu: test kích thích phế quản với methacholine, histamin, vận động…, định lượng nồng độ nitric oxyde trong khí thở ra, đếm số lượng bạch cầu ái toan trong đờm, các test xác định dị nguyên gây bệnh…

Chẩn đoán hen ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn, phải dựa chủ yếu vào việc hỏi bệnh và thăm khám.

Điều trị bệnh hen phế quản

Do bệnh hen phế quản không có phương pháp điều trị dứt điểm nên hiện nay các mục tiêu điều trị hen phế quản được phân chia rõ rệt, chủ yếu cắt cơn hen và dự phòng cơn hen.

Mục tiêu điều trị hen phế quản

Hen phế quản không thể điều trị khỏi nhưng có thể được kiểm soát nếu có điều trị đúng, theo dõi chặt chẽ và dùng thuốc dự phòng đều đặn.

Mục tiêu của chiến lược điều trị hen là phải đạt được kiểm soát hoàn toàn, có nghĩa là:

  • Có ≤ 2 lần triệu chứng hen về ban ngày/tuần.
  • Không hạn chế hoạt động.
  • Không thức giấc về đêm vì triệu chứng hen.
  • Phải dùng thuốc cắt cơn hen ≤ 2 lần/tuần.
  • Chức năng thông khí phổi bình thường.

Xác định và tránh các yếu tố làm nặng bệnh hen phế quản

Tất cả các yếu tố có thể làm nặng bệnh như dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích phát triệu chứng đều cần được phát hiện và tránh tiếp xúc.

Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên: với các loại bọ nhà, không dùng các vật dụng trong nhà có khả năng bắt bụi cao như thảm, rèm treo, loại bỏ các vật dụng không cần thiết trong phòng, giặt chăn ga gối đệm hàng tuần và dùng điều hoà không khí để giảm độ ẩm trong phòng… Ngoài ra, cần tạo đủ ánh sáng và giảm độ ẩm trong nhà, lau sạch các vùng ẩm thấp để hạn chế sự phát triển của nấm mốc. Với các loại phấn hoa, nên đóng kín cửa và dùng điều hoà hoặc máy lọc không khí khi phấn hoa rụng nhiều, hạn chế ra ngoài và nên mang khẩu trang khi đi ra ngoài trong khoảng từ 5 -10 giờ sáng là khoảng thời gian phấn hoa rụng nhiều nhất.

Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích phát triệu chứng: tránh tối đa việc dùng rượu bia và các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, tránh những nơi môi trường bị ô nhiễm (bụi, khói, hoá chất), tránh hoạt động gắng sức, tránh dùng các thực phẩm chứa các chất phụ gia có gốc sulfite, tránh xúc động mạnh… Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng hen như aspirin, mofen, diclofenac, propranolol cũng nên tránh sử dụng.

Ngoài ra, người bệnh hen cũng nên có lối sống lành mạnh: thường xuyên tập thể dục, duy trì một cân nặng hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả, không thức khuya…

Điều trị hen phế quản bằng thuốc

Ưu tiên sử dụng các thuốc dùng tại chỗ (dạng xịt, hít hoặc khí dung) vì có thể phân phối thuốc trực tiếp đến phổi, tác dụng cắt cơn nhanh và gây ít tác dụng phụ hơn so với đường uống hoặc tiêm truyền.

Hai nhóm thuốc cơ bản được dùng trong điều trị hen là nhóm thuốc cắt cơn và nhóm thuốc dự phòng dài hạn.

Các thuốc cắt cơn hen: được dùng để cắt cơn hen cấp, có 4 nhóm chính:

  • Cường β2 tác dụng nhanh: salbutamol, terbutalin, fenoterol
  • Kháng cholinergic: ipratropium, tiotropium.
  • Nhóm xanthyl: aminophyllin, theophyllin.
  • Corticoid đường toàn thân: prednisolon, methylprednisolon.

Các thuốc dự phòng dài hạn

Được chỉ định cho các bệnh nhân hen mức độ vừa và nặng.

Các thuốc này có tác dụng ngăn ngừa phản ứng viêm mạn tính và dự phòng được sự xuất hiện của các triệu chứng hen.

Hiện nay, có 4 nhóm thuốc chính được sử dụng trong dự phòng hen phế quản, bao gồm:

  • glucocorticoid dạng hít (fluticasone, budesonide, mometasone…)
  • thuốc cường bêta 2 tác dụng kéo dài (salmeterol và formoterol)
  • thuốc kháng leukotriene (montelukast, zafirlukast…)
  • theophyllin phóng thích chậm.

Tiếp cận điều trị hen dựa trên mức độ kiểm soát: phác đồ điều trị cụ thể được căn cứ vào mức độ kiểm soát hen của người bệnh. Nếu người bệnh chưa đạt được kiểm soát hen với mức điều trị hiện tại sau 1 tháng, cần tăng bậc điều trị để đạt được kiểm soát. Nếu đạt được kiểm soát hen trong 3 tháng liên tục, cần cân nhắc giảm bậc điều trị để giảm bớt nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và chi phí điều trị.

Theo dõi điều trị hen phế quran

Ghi nhật ký triệu chứng hen hàng ngày để đánh giá mức độ kiểm soát bệnh với điều trị hiện tại.

Theo dõi trị số lưu lượng đỉnh 2 lần mỗi ngày (sáng và chiều) bằng lưu lượng đỉnh kế Khi lưu lượng đỉnh giảm dưới 80% giá trị tốt nhất của người bệnh hoặc dao động sáng chiều lớn hơn 20%, chứng tỏ hen chưa được kiểm soát tốt, cần tái khám hoặc tình trạng hen đang xấu đi và cần được điều trị sớm.

Tái khám định kỳ: khi hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám định kỳ 1-3 tháng một lần. Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ khi tình trạng hen:

  • Đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản.
  • Khó thở tăng lên ngay cả khi có những vận động nhẹ.
  • Diễn biến nặng dần lên.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh dị ứng hen phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-di-ung-hen-phe-quan-4791/feed/ 0
Một số thuốc thường sử dụng trong điều trị bệnh Hen phế quản https://benh.vn/mot-so-thuoc-thuong-su-dung-trong-dieu-tri-benh-hen-phe-quan-51444/ https://benh.vn/mot-so-thuoc-thuong-su-dung-trong-dieu-tri-benh-hen-phe-quan-51444/#respond Wed, 10 Feb 2021 03:27:57 +0000 https://benh.vn/?p=51444 Các thuốc điều trị Hen phế quản về cơ bản chia làm 2 nhóm chính: Thuốc dùng dài hạn (thuốc dự phòng hen phế quản) và thuốc cắt cơn hen.

Bài viết Một số thuốc thường sử dụng trong điều trị bệnh Hen phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các thuốc điều trị Hen phế quản về cơ bản chia làm 2 nhóm chính: Thuốc dùng dài hạn (thuốc dự phòng hen phế quản) và thuốc cắt cơn hen.

thuoc_cat_con_hen_phe_quan

Thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, Theophylin, Tiotropium,…

Thuốc cắt cơn hen suyễn cần luôn luôn mang theo bên người để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu chứng hen suyễn xuất hiện. Thuốc cắt cơn hen là các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng ngắn.

1. Thuốc dự phòng hen phế quản

– Gồm nhiều nhóm thuốc: corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, Theophylin, Tiotropium,…

– Trong đó 2 loại chính là: Corticosteroid dạng hít và các thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài.

– Các thuốc hít corticosteroid thường được sử dụng:

  • Beclomethasone
  • Budesonide
  • Fluticasone

– Các thuốc hít làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng:

  • Salmeterol
  • Formoterol

– Kháng thụ thể Leukotrien thường được sử dụng:

  • Montelukast

Lưu ý khi dùng

  • Dùng đều đặn mỗi ngày, ngay cả khi không có triệu chứng hen suyễn
  • Ở thời điểm lên cơn hen không dùng thuốc này vì đây không phải là thuốc cắt cơn.
  • Với các thuốc chứa corticosteroid hít, cần súc miệng bằng nước sau khi hít để tránh tác dụng phụ là nấm miệng.

Một số thuốc thường dùng hiện nay

  • SERETIDE Evohaler: phối hợp Salmeterol và Fluticasone
  • SYMBICORT Turbuhaler: phối hợp Formoterol và Budesonide
  • SINGULAIR viên uống/nhai: chứa Montelukast
  • PULMICORT: chứa Budesonide

2. Thuốc cắt cơn hen

– Nhóm thuốc được sử dụng là các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng ngắn.

– Các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng:

  • Salbutamol
  • Fenoterol
  • Terbutalin

Lưu ý khi dùng

  • Không dùng hàng ngày.
  • Chỉ dùng khi lên cơn hen.
  • Đảm bảo luôn mang thuốc bên người

Một số thuốc thường dùng hiện nay

  • Ventolin: chứa Salbutamol
  • Berotec: chứa Fenoterol
  • Bricanyl: chứa Terbutalin

Việc phân biệt rõ công dụng của các thuốc điều trị hen phế quản giúp bệnh nhân sử dụng đúng thuốc với đúng vai trò của chúng, trong các hoàn cảnh phù hợp, đảm bảo việc điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó bệnh nhân cần quan tâm đến cách sử dụng các loại thuốc và thao tác dùng các dụng cụ hít bởi thao tác dùng các dụng cụ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh.

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về các loại thuốc mình đang sử dụng để từ đó dùng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

Xem thêm: Thuốc cắt cơn hen, phân biệt thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen

Bài viết Một số thuốc thường sử dụng trong điều trị bệnh Hen phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-thuoc-thuong-su-dung-trong-dieu-tri-benh-hen-phe-quan-51444/feed/ 0
Phụ nữ bị hen suyễn có nên mang thai không và cần lưu ý gì https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-mang-thai-2736/ https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-mang-thai-2736/#respond Sun, 07 Jun 2020 04:19:58 +0000 http://benh2.vn/nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-mang-thai-2736/ Các nhà chuyên môn đã đưa ra khuyến cáo phụ nữ nếu bị mắc một số bị bệnh như: tim, lao phổi, tiểu đường, viêm gan...không nên mang thai. Vậy, nếu phụ nữ bị bệnh hen suyễn thì có nên có thai?

Bài viết Phụ nữ bị hen suyễn có nên mang thai không và cần lưu ý gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các nhà chuyên môn đã đưa ra khuyến cáo phụ nữ nếu bị mắc một số bị bệnh như: tim, lao phổi, tiểu đường, viêm gan… không nên mang thai. Vậy, nếu phụ nữ bị bệnh hen suyễn có nên có thai?

phu-nu-bi-hen-co-nen-mang-thai-khong

Thai phụ bị hen suyễn sẽ rất khó khăn trong thời kỳ thai nghén

Ảnh hưởng của bệnh hen suyễn tới thai nhi

  • Thông thường, những người bị hen suyễn ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với thai nhi. Còn những thai phụ bị bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì nguy cơ gây ra chứng thiếu ôxy trong thai nhi cao hơn. Vào những lúc lên cơn hen, do hô hấp khó khăn sẽ xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu ôxy, có thể dẫn đến không đủ oxy cung cấp và gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mắc bệnh hen suyễn mạn tính, chức năng phổi bị tổn hại nghiêm trọng, do vậy thai phụ sẽ rất khó khăn trong thời thai nghén và mang thai. Theo đó, số lượng thai chết khi vừa chào đời cũng nhiều hơn.
  • Ngoài ra, hen suyễn còn là nguyên nhân gián tiếp của các bệnh khác như: chứng tổng hợp huyết áp cao, âm đạo chảy máu, nôn mửa…
  • Nếu phụ nữ mang thai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn có thể gây biến chứng cho mẹ, thậm chí là tử vong cả mẹ và con.

Hướng dẫn kiểm soát hen suyễn ở phụ nữ mang thai

Trong y học hiện nay đã có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bạn cũng phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thuốc dự phòng như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm dân gian như:

  • Dịch tỏi: dịch chiết xuất từ tỏi. Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn.
  • Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.
  • Hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.
  • Trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.
  • Pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.
  • Nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.

Đối với phụ nữ mang thai: Theo các ý kiến của Bác sĩ Mitchell P. Dombrowski, bác sĩ Michael Schatz và cộng sự thuộc Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG – The American College of Obstetricians and Gynecologists) thì hen suyễn có khả năng gây nguy hiểm trên 4 – 8% phụ nữ mang thai.

Để điều trị tối ưu hen suyễn trong lúc mang thai, các chuyên gia đã khuyến cáo cần phải: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh hoặc kiểm soát các chất kích hoạt cơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Đặc biệt, việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát hen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ trầm trọng của hen suyễn. Sau đây là một số mức độ và loại thuốc chuyên biệt:

  • Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol khi cần nhưng không cần dùng đều đặn hàng ngày.
  • Đối với suyễn nhẹ, dai dẳng: thích hợp nhất là dùng corticosteroid liều thấp. Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.
  • Đối với suyễn trung bình, dai dẳng: thích hợp nhất là dùng liều thấp corticosteroid và salmeterol hoặc dùng corticosteroid liều trung bình hoặc corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần.
  • Đối với suyễn trung bình, dai dẳng: phác đồ thay thế là corticosteroid liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.
  • Đối với suyễn nặng, dai dẳng: thích hợp nhất là liều cao corticosteroid và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần.

Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hợp nhất là budesonide. Thuốc giãn phế quản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol. Tất cả các loại thuốc nêu trên đều phải do bác sĩ kê đơn và hướng dẫn  sử dụng một cách chặt chẽ, không tự ý mua về uống.

Ngoài ra, tại Hội Thảo Quốc Tế của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 2007 các nhà nghiên cứu sau nhiều năm thí nghiệm và khảo sát đã có phát hiện thú vị về chế độ ăn của bà mẹ lúc mang thai và bệnh hen suyễn: trẻ được sinh ra từ những bà mẹ ăn nhiều táo và cá lúc mang thai dường như ít được chẩn đoán suyễn hoặc ít có triệu chứng suyễn.

Lời khuyên cho bạn

Khi phụ nữ mắc bệnh mà lại có thai sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người bình thường và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào mức độ bệnh của mình để biết có nên mang thai hay không. Nếu bị hen suyễn mãn tính thì tốt nhất không nên mang thai. Với những thai phụ bị hen suyễn khi mang thai không chỉ cần hạn chế khả năng bệnh phát tác một cách tích cực mà còn phải thường xuyên tới bệnh viện để kiểm tra tình hình thai nhi xem có phát sinh triệu trứng nào không. Một khi xuất hiện hiện tượng bất thường cần điều trị càng sớm càng tốt.

Bài viết Phụ nữ bị hen suyễn có nên mang thai không và cần lưu ý gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-mang-thai-2736/feed/ 0
Hen phế quản https://benh.vn/hen-phe-quan-2602/ https://benh.vn/hen-phe-quan-2602/#respond Mon, 18 May 2020 04:17:20 +0000 http://benh2.vn/hen-phe-quan-2602/ HPQ là tình trạng viêm mạn tính, với sự tham gia của nhiều tế bào, gây nên những triệu chứng, thường tắc nghẽn khí đạo lan toả hồi phục tự nhiên hoặc do điều trị, đồng thời gây tăng tính phản ứng PQ với nhiều tác nhân kích thích.

Bài viết Hen phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh hen phế quản là một bệnh mạn tính có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh có những đặc điểm riêng biệt so với các bệnh hô hấp khác cần được quan tâm và điều trị đúng cách.

benh_hen_phe_quan_123

Định nghĩa bệnh hen phế quản

Định nghĩa của WHO (1974): Hen phế quản là bệnh có những cơn khó thở do nhiều yếu tố, kèm theo dấu hiệu tắc nghẽn không hồi phục.

Hội phổi học Mỹ (1995): Hen phế quản (HPQ) là bệnh có tăng cường tính phản ứng đường HH do nhiều yếu tố kích thích, với khó thở ra, thay đổi ngẫu nhiên hoặc do điều trị.

Của Charpin (1984): HPQ là  HC co những cơn khó thở rít, ngẫu nhiên, xảy ra về đêm, kèm theo HC thắt nghẽn.

Chương trình Quốc gia giáo dục HPQ Mỹ (1985 –1991 ): HPQ là bệnh HH có 3 quá trình: thắt nghẽn PQ hồi phục ngẫu nhiên hoặc do điều trị. Viêm PQ và tăng tính phản ứng  PQ do nhiều yếu tố  kích thích.

Quy ước Quốc tế (1992):

HPQ là HC viêm mạn tính đường HH, có sự tham gia của nhiều loại TB. HC viêm này gây tắc nghẽn PQ có hồi phục ngẫu nhiên hoặc  o điều trị, cộng với sự tăng tính phản ứng  PQ với nhiều tác nhân kích thích.

Bộ môn dị ứng ĐHYHN (1984 – 1994):

HPQ là nhóm nhiều bệnh có chung hội chứng (khó thở, đờm, cò cử) với 3 quá trình bệnh lý trong PQ (viêm, co thắt, tăng tính phản ứng đườg HH) do vô vàn nguyên nhân và cơ chế khác nhau

HN hen quốc tế Stockhom (1994) và Madrid (1995):

HPQ là trạng thái bệnh lý đường HH, chủ yếu là quá trình viêm, kèm sự co thắt nghẽn PQ và tăng tính phản ứng PQ.

Pháp: Martinet Y. Lamarque G. (1996):

– LS: có những cơn khó thở rít, thường về đêm, hồi phục tự nhiên hoặc do điều trị.

– Chức năng: HC tắc nghẽn thay đổi theo thời gian, hồi phục > 15% sau khi hết chủ vận b2.

– Sinh lý bệnh: tăng tính phản ứng PQ.

– Mô bệnh: VPQ mạn trong biểu mô, tăng E.

– Giải phẫu: sưng viêm PQ thường xuyên, phối hợp co thắt và tăng tiết PQ, dẫn đến HC tắc nghẽn không hồi phục.

– Nguyên nhân: do nhiều yếu tố gây nên.

HN quốc tế tại Viện tim P và máu quốc gia Mỹ (1997) do Lenfant C.:

HPQ là tình trạng viêm mạn tính, với sự tham gia của nhiều tế bào, gây nên những triệu chứng, thường tắc nghẽn khí đạo lan toả hồi phục tự nhiên hoặc do điều trị, đồng thời gây tăng tính phản ứng PQ với nhiều tác nhân kích thích.

Tóm lại: Các định nghĩa đều có chung 3 đặc điểm của hen:

  • Viêm đường thở
  • Tắc nghẽn đường thở hồi phục.
  • Tăng tính phản ứng PQ.

Phân loại bệnh hen phế quản

Có nhiều cách phân loại bệnh hen phế quản khác nhau, tùy thuộc vào từng phương pháp, trường phái y khoa.

Phân loại bệnh hen phế quản theo trường phái Nga (A. Do 1976 – 1989):

HPQ không dị ứng:

  • Di truyền
  • Gắng sức.
  • Aspirin và NSAID
  • Rối loạn tâm thần
  • Rối loạn nội tiết.

HPQ dị ứng:

  • HPQ dị ứng không nhiễm trùng:
    • Bụi
    • Phấn hoa.
    • Lông vũ.
    • Biểu bì lông súc vật.
    • Thuốc
    • Nấm mốc.
  • HPQ dị ứng, nhiễm trùng:
    • Vi khuẩn.
    • Vi rút.

Phân loại bệnh hen phế quản của  Anh – Mỹ: (Rachemann, Holgate  1993):

HPQ nội sinh.

HPQ ngoại sinh (tăng Atopic và Non Atopic)

Do các yếu tố kết tủa:

  • Gắng sức.
  • Aspirin và NSAID.

Biến chứng của 1 số bệnh: viêm VR qua ĐM, Aspe.

Phân loại bệnh hen phế quản hiện nay ở VN (Bùi Xuân Tám 1999):

  • Hen ngoại sinh (dị ứng, atopi).
  • HPQ nội sinh (nhiễm khuẩn, vô căn)
  • HPQ hỗn hợp.
  • Hen vận động.
  • Hen nghề nghiệp.

Nguyên nhân gây Hen phế quản

  • Dị nguyên: Bụi nhà, phấn hoa, lông gia súc gia cầm, ngũ cốc, nấm mốc, thức ăn, mùi kích thích, thuốc NSAID, KS…
  • Nhiễm trùng đường HH trên: Các VK, trong đó Chlamydi P. và vi rút
  • Ô nhiễm môi trường: SO2, NO2.
  • Yếu tố thần kinh, tâm thần.
  • Nội tiết.
  • Di truyền: tạng Atopi: HLA – DW2 và nhiễm sắc thể 11 q.
  • Yếu tố khác: trào ngược dạ dày, gắng sức.

Cơ chế bệnh sinh của Hen phế quản

Có nhiều cơ chế: viêm tăng phản ứng PQ, thần kinh… trong đó viêm đóng vai trò chủ yếu.

Cơ chế viêm đường thở trong hen phế quản

  • Phù nề niêm mạc và  ưới niêm mạc, gây tắc nghẽn đường thở và tính phản ứng PQ.
  • Do sự tham gia của nhiều loại TB viêm: E, Basophil, N, TB Mast, Macophage, L, tiểu cầu, TB biểu mô PQ… nhiều chất trung gian hóa học: Cytokin ( IL1-10, GM-CSF, Ranter…), Histamin, Bradykinin, các hoá ứng động, các gốc tự do…
  • Các TB viêm và TGHH tương tác phức tạp lẫn nhau.
  • Viêm đường thở dẫn đến rối loạn tuổi thọ của các TB (Apoptosis) dẫn đến tái tạo lại đường thở (phì đại và tăng sản cơ trơn, bong biểu mô, xơ hoá màng nền, giãn mạch và tăng sinh mạch máu, tăng xuất tiết) tức là viêm mạn tính đường thở.
  • Hậu quả của tái tạo đường thở là: tăng tính phản ứng PQ, tắc nghẽn không hồi phục, tăng nút nhày và quánh đờm thành hen dai dẳng.

Cơ chế tăng tính phản ứng PQ:

  • Tăng tính phản ứng PQ là sự xuất hiện tắc nghẽn PQ quá mức bình thường, trước những tác nhân kích thích (mùi, lạnh, gắng sức…), ở 1 số cơ địa đặc biệt.

Tuy vậy có trường hợp Hen phế quản không có tăng tính phản ứng PQ mà gặp trong 1 số bệnh phổi

  • PQ khác.
  • Cơ chế còn phức tạp: viêm đường thở phân huỷ TB biểu mô PQ bộc lộ hệ TK tự động tăng tính phản ứng PQ.

Cơ chế thần kinh: hệ TK tự động (Autonome)

Hệ phó giao cảm (Cholinergic): trung gian hoá học là Acetylcholin ở trên các thụ thể sinap tại cơ trơn PQ, các tuyến và mao mạch PQ. Gây co thắt, tăng tiết, giãn mạch PQ.

Hệ giao cảm: Có 2 thụ thể ở ở cơ trơn PQ là a (a1: co mạch, co PQ ); và b (b2: giãn PQ) Adrenergic.

Hệ NANC 9 Non Adrenergic – non Cholinergic ) là hệ TK số 3 của đường HH. Các chất trung gian của hệ này, mpí chỉ được biết như sau;

  • Chất gây giãn PQ gồm:
    • VIP (peptide Vaso intestinal).
    • NO (Monoxyt ’azote).
  • Chất gây co cơ OQ:
    • Các purinergic = Adenosi, AMP, ADP, ATP.
    • Các Tachykinin: BustanceP,  Newrokin A và N.

Các cơ chế khác của hen phế quản

Nhiễm trùng:

  • Tăng tính phản ứng PQ.
  • Tăng chức năng BC viêm (N, E, LTCD4…)
  • Thay đổi chức năng TK tự động
  • Thay đổi cấu trúc đường thở, xơ thành PQ…

Hen vận động

  • Tăng thông khí, kích thích co thắt PQ (hoạt hoá Mast TGHH)
  • Co thắt niêm mạc PQ ( giãn mạch bù trừ ) phù màng nhày..
  • Kích thích phản xạ TK tự động co thắt.
  • Chuyển hoá yếm khí tăng axitlactic, tăng CO2, giảm pH gây tăng trương lực phó giao cảm và giảm nhận cảm của (b2 Adrenergic  gây co thắt PQ).

Hen nghề nghiệp:

  • Co thắt PQ do phản xạ, kích thích từ chất hóa học.
  • Phản ứng tăng cảm tức thì với các dị nguyên.
  • Đáp ứng phức hợp miễn dịch qua IgA bổ thể và trung gian TB.

Hen đêm:

  • Phản ứng miễn dịch IgE với dị nguyên, đạ độ đỉnh về đêm.
  • Giảm kích thích đừơng thở về đêm, theo nhịp thời sinh: giảm Cortisol nội sinh, tăng Histamin về đêm.
  • Tăng trương lực dây TK X cơ chế có thể do thay đổi áp xuất qua cơ hoành Acid dạ dày gây viêm phần dưới thực quản, cơ chế phản xạ làm tăng tính phản ứng PQ ứ trệ về đêm.
  • Lạnh và khô đường thở khi ngủ.

Các thể lâm sàng của bệnh hen phế quản

Các thể lâm sàng của bệnh hen phế quản cũng phong phú tùy theo nguyên nhân.

Hen ngoại sinh (hen dị ứng, tạng Atopi).

– Hen sớm < 30 tuổi, liên quan dị nguyên và tạng Atopi, thường theo mùa.

– Có tiền sử dị ứng gia đình và bản thân: chàm, sốt rơm ( VMDƯ do phấn hoa ), mề đay, phù Quienke, dị ứng mũi và xoang, dị ứng thức ăn, thuốc…

– IgE tăng, test da (+), E tăng, test xông dị nguyên (+).

– Điều trị hiệu quả, không phụ thuộc Corticoid, tiên lượng tốt, điều trị giải mẫn cảm.

Hen nội sinh (vô căn, nhiễm khuẩn).

– Hen muộn 30 tuổi, tiền sử nhiễm khuẩn HH, viêm xoang, polip mũi. Tam chứng: hen nội sinh, polip mũi, mẫn cảm Aspiein (tam chứng Widol).

– Cơn hen thường nặng, xu hướng mạn tính, dẫn đến COPD, TL không tốt.

– Test da (-), test KN VK (+), Em và đờm có thể tăng, liên quan bệnh tự miễn (kháng thể kháng cơ trơn (+)).

Điều trị ít hiệu quả hay phụ thuộc Corticoid.

Hen hỗn hợp: gồm triệu chứng của 2 loại trên.

– Theo triệu chứng:

  • Hen đêm: Do dị ứng vebet hoặc phản hồi D2 – TQ.
  • Hen không có triệu chứng: chỉ phát hiện bằng đo CNHH (tắc nghẽn đường thở nhỏ và thiếu oxy máu).
  • Hen chỉ biểu hiện bằng ho: ho cơn, không khó thở, không khò khè. Chẩn đoán bằng test kích thích PQ.
  • Hen tăng tiết: khạc đờm nhiều.

Những hen không tăng tiết thường có đờm hạt trai hoặc cuộn xoắn Curshman.

  • Hen gắng sức: xuất hiện sau gắng sức.
  • Hen do Aspirin:

– Sau khi TB mast hoạt hoá, màng giải phóng ra a. Arachidonied. Axit này chuyển hoá theo 2 đường:

  • Lipo oxygennaza Leucotrien
  • Cyclôxygenaza PG, Tranboxom…

HC da – hô hấp:

– Hen và viêm da dị ứng, do rối loạn  hoạt động màng, do thiếu hụt LT (ức chế tổng hợp  IgE ) làm tăng IgE.

– Bệnh xuất hiện sớm ở trẻ 6 tháng – 5 tuổi. Hen giảm thì viêm da dị ứng tăng. Điều trị giải mẫn cảm có kết quả.

Các thể khác

– Hen kèm theo sốt, hen  tăng HA, hen + TDMP, màng ngoài tim.

– Hen kèm thâm nhiễm phổi Maubay (E = 20 – 50%).

– Hen trẻ sơ sinh (có thể đột tử ) hen người già: thường nặng .

Các thể đặc biệt

Bệnh phổi-PQ dị ứng do Aspergillus:

– Thâm nhiễm phổi + hen + tăng E.

– Phản ứng huyết thanh với Aspergillus (+).

– Có thể giãn PQ và ho máu.

– Điều trị chủ yếu bằng Corticoid  (kháng sinh chống nấm không kết quả).

HC Churg – Strauss (viêm mạch dị ứng dạng u hạt): hen, sốt, E tăng, suy tim, tổn thương da và TK ngoại vi).

Bệnh Carrington: Hen, sốt, E tăng , xquang có hình ảnh lưới nốt mạn tính.

HC Carxinoid.

Chẩn đoán hen phế quản

Chẩn đoán hen phế quản gồm có chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt với các tình trạng sức khỏe khác.

Chẩn đoán xác định hen phế quản

Lâm sàng:

– Tiền sử: dị ứng, nhiễm trùng đường HH.

– Triệu chứng cơ năng và thực thể:

  • Khó thở đột ngột hoặc từ từ, cơn tái  iễn có chu kỳ, tự cắt hoặc do dùng b2 Adrenergic.
  • Các thể lâm sàng ở trên. Ho ít đờm, tức ngực…
  • Khám phổi có HC PQ tắc nghẽn và HC giãn phổi cấp.

Test kích thích PQ:

  • Không đặc hiệu: vận động (FEV1 giảm > 10% ). Hoặc phun Methacholin < 8 mg / ml hoặc Histamin (FEV120% ) để chẩn đoán hen ngoài cơn, nghi ngờ hen.
  • Test đặc hiệu: dùng dị nguyên và đo FEV1.

Xquang

  • Gián phổi.
  • Khí cạm khi thở ra.
  • Dầy thành PQ.
  • Mất mạch máu ngoại vi, các mao mạch nhỏ.

Đờm: E > 10%, tinh thể Charcotleyde, TB biểu mô.

Máu: E tăng ( 2=5.10g / lít ) 10%.

Miễn dịch: Định lượng IgE huyết thanh ( bình thường 30 – 300 mg / ml 12 – 120 UI/ml ). Kỹ thuật RAST (Radio allergo Sorbent test ) hoặc kỹ thuật Capsysteme matrix, Magiclittle phadiotop. Test phân huỷ TB Mast.

XN mất BC ái kiềm: B xuất hiện trong máu khi có KN.

Thăm dò CN HH:

  • Rối loạn TK tắc nghẽn phản hồi được: FEV1³ 20% sau phun b2
  • Adrenergic. PEFR. Giao động ³ 20% giữa sáng và chiều / tuần.

Bài viết Hen phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hen-phe-quan-2602/feed/ 0
Người bị hen suyễn nên kiêng ăn gì để bảo vệ sức khoẻ? https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-nen-kieng-an-gi-de-bao-ve-suc-khoe-74575/ https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-nen-kieng-an-gi-de-bao-ve-suc-khoe-74575/#respond Mon, 16 Mar 2020 15:22:23 +0000 https://benh.vn/?p=74575 Người bị hen suyễn nên kiêng ăn gì Một số loại thực phẩm sau nên kiêng để phòng ngừa hen tái phát, bảo vệ sức khoẻ cũng như tính mạng của chính mình. Không phải chỉ có yếu tố môi trường, các nguyên nhân mang tính nguy cơ mới khiến các cơn hen bùng phát […]

Bài viết Người bị hen suyễn nên kiêng ăn gì để bảo vệ sức khoẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người bị hen suyễn nên kiêng ăn gì Một số loại thực phẩm sau nên kiêng để phòng ngừa hen tái phát, bảo vệ sức khoẻ cũng như tính mạng của chính mình.

Không phải chỉ có yếu tố môi trường, các nguyên nhân mang tính nguy cơ mới khiến các cơn hen bùng phát ở bệnh nhân hen suyễn. Các loại thực phẩm, thức ăn hằng ngày cũng có khả năng đó. Vậy bệnh hen suyễn kiêng ăn gì thì sẽ đảm bảo không tạo ra điều kiện “kích hoạt” cơn hen? Câu trả lười sẽ có trong những chia sẻ dưới đây!

Người bị hen suyễn nên kiêng ăn gì
Người bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì để tránh bệnh bùng phát

Tại sao thực phẩm lại có thể khiến cơn hen bùng phát đột ngột?

Một loại thực phẩm nào đó có thể trở thành cơn ác mộng nếu chúng là yếu tố khởi phát cơn hen. Nguyên nhân do cơ thể dị ứng hoặc không dung nạp với 1 thành phần nào đó trong thực phẩm. Thực phẩm là một trong những yếu tố khởi phát hen phổ biến nhất. Đó là lí do vì sao lại có những lời khuyên cho người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì. Các phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm có thể là:

Dị ứng thực phẩm/thành phần thực phẩm

Đôi khi, hệ thống miễn dịch của con người sẽ phản ứng với các thành phần có trong thực ăn và gây nên các hiện tượng khó thở, phát ban, tăng huyết áp,…. Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm da để tìm hiểu xem bạn có nhạy cảm với một số loại thực phẩm nhất định không, từ đó xác định các loại thực phẩm khiến cơn hen bùng phát.

Không dung nạp thực phẩm

Khi cơ thể bạn phản ứng với thực phẩm, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không muốn dung nạp và tiêu hsoa loại thực phẩm đó. Chúng sẽ tạp ra các phản ứng để đẩy các loại thực phẩm này ra ngoài. Các phản ứng đó có thể là một cơn hen, một cơn nôn ói hoặc tiêu chảy,…

Người mắc bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?

Để hạn chế các cơn hen cấp hoặc các triệu chứng do chít hẹp đường thở, người bị hen nên kiêng ăn 1 số loại thực phẩm sau

Trái cây sấy khô chứa sulfit có thể gây hen cấp

Nhiều loại trái cây sấy khô thường chứa sulfit – chất bảo quản được thiết kế để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong những chất phụ gia có nguy cơ làm bệnh hen suyễn bùng phát bất cứ khi nào.

Tôm, cua – Hen suyễn nên kiêng ăn vì có thể gây dị ứng

Hen suyễn hạn chế ăn hải sản

Một số loại hải sản có thể khiến cơn hen bùng phát

Tôm đông lạnh và các loại hải sản cấp đông cũng chứa sulfite. Sulfite được dùng như một chất phụ gia để tránh các vết đen trên tôm. Tốt hơn hết, bạn nên dùng tôm tươi thay vì sản phẩm đông lạnh.

Đồ muối chua – người bị hen suyễn nên kiêng ăn

Thực phẩm ngâm có xu hướng chứa sulfites làm chất bảo quản, cũng như thực phẩm lên men. Do đó, người bị hen suyễn nên kiêng ăn các loại dưa chua, dưa muối hoặc đồ hộp.

Khoai tây đóng gói, đồ chế biến sẵn

Khoai tây đóng gói thuờng chứa chất bảo quản là natri bisulfite. Chất bảo quản này thường gây ra các pahrn ứng dị ứng và làm khởi phát cơn hen suyễn. Cách để hạn chế chất này là hãy nướng khoai tây chế biến sẵn thay vì chiên và dùng dĩa để ăn.

Rượu, bia – hen suyễn tuyệt đối không nên uống

Nhiều loại rượu và bia cũng chứa những sulfites pesky. Hãy từ bỏ món rượu yêu thích của bạn nếu nhận thấy mình bị ho hoặc khò khè sau khi thưởng thức. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamines trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.

Hút thuốc lá
Thuốc lá là kẻ thù của hen suyễn

Thuốc lá – kẻ thù của hen suyễn

Hút thuốc khiến cho khí quản co giật và làm cho lượng chất bài tiết tăng lên gây tổn thương thượng bì niêm mạc. Bên cạnh đó trong khói thuốc lá còn chứa nhiều độc tố như oxit nito, và andehit …là những yếu tố gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, gây ra viêm nhiễm, ho khạc, nhiều đờm… Từ đó dễ khiến chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra còn một số các loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều khả năng dị ứng nữa là trứng, cá, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, sữa henbò… đây là những loại thực phẩm mà người thắc mắc bệnh hen suyễn kiêng ăn gì nên lưu ý.

Người bị hen suyễn nên kiêng ăn Mứt anh đào ngâm

Mứt anh đào có màu sắc sặc sỡ, rất thu hút nhưng không phải ai cũng có thể được dùng món ăn này đặc biệt là những người bị hen suyễn nhạy cảm với sulfite. Một số loại nước ép trái cây đóng hộp hay nước ép trái cây đóng trong chai chứa chất bảo quản cũng là nguy cơ kích thích các cơn co thắt phế quản và gây nên triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Trên đây là tổng hợp những loại thực phẩm không tốt cho người bệnh hen. Mong rằng sau khi tham khảo, câu hỏi người bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì sẽ không còn là vấn đề nan giải đối với nhiều người nữa.

Bài viết Người bị hen suyễn nên kiêng ăn gì để bảo vệ sức khoẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-nen-kieng-an-gi-de-bao-ve-suc-khoe-74575/feed/ 0
Phân tích các nguyên nhân hen phế quản thường gặp https://benh.vn/dung-bo-lo-phan-tich-cac-nguyen-nhan-hen-phe-quan-thuong-gap-74008/ https://benh.vn/dung-bo-lo-phan-tich-cac-nguyen-nhan-hen-phe-quan-thuong-gap-74008/#respond Thu, 05 Mar 2020 05:43:14 +0000 https://benh.vn/?p=74008 Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng chít hẹp đường dẫn khí do một hoặc nhiểu nguyên nhân gây ra. Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh hen phế quản, chúng tôi xin gửi đến độc giả những phân tích chi tiết nguyên nhân hen phế quản thường gặp qua bài viết sau đây.

Bài viết Phân tích các nguyên nhân hen phế quản thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng chít hẹp đường dẫn khí do một hoặc nhiểu nguyên nhân gây ra. Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh hen phế quản, chúng tôi xin gửi đến độc giả những phân tích chi tiết nguyên nhân hen phế quản thường gặp qua bài viết sau đây.

Hen phế quản là bệnh như thế nào?

nguyên nhân hen phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản là tình trạng đường dẫn khí (phế quản) bị viêm nặng, dẫn đến chít hẹp đường thở, xuất hiện đờm, phù nề và co thắt. Những triệu chứng ấy khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, buộc phải thở gấp, hít từng hơi dài, thở khò khè… Hen phế quản thường xảy ra vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya, tần suất thay đổi tuỳ vào mức độ hen. Ngoài ra, một số người bệnh cũng thường bị lên cơn hen đột ngột sau khi tập thể dục, khi lao động hoặc khi bị dị ứng,…

Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm tới 5% dân số ước tính hơn 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là cao nhất và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 12 – 13 tuổi. Bệnh hen phế quản hiện nay chưa thể điều trị dứt điểm hoàn hoàn nên được xếp vào những bệnh nguy hiểm. Hen phế quản chỉ có thể kiểm soát bằng thuốc dự phòng hen (giảm tần suất hen, hạn chế khởi phát hen) và thuốc cắt cơn (giãn phế quản, thông khí đường thở và giảm các triệu chứng trong cơn hen cấp)

Người mắc bệnh hen phải chung sống cả đời với bệnh. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt bằng các thuốc dự phòng hen và hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây hen, bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh và sinh hoạt như người bình thường. Thuốc dự phòng hen có thể dùng thuốc tây y (như thuốc hít Corticosteroid ÍCS, thuốc động vận thủ thể Beta-2 thời gian dài (LAMA)…). Đối với biện pháp hạn chế tiếp xúc yếu tố gây hen hay nguyên nhân hen phế quản, cần nắm được các yếu tố này gồm những gì.

Phân tích nguyên nhân hen phế quản thường gặp

Hen phế quản do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự hình thành, phát triển của bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh hen phế quản ở người Việt có thể kể đến như:

Dị ứng – nguyên nhân hen phế quản phổ biến nhấ

Dị ứng dẫn tới hen phế quản là một vấn đề hết sức phổ biến. 80% những người mắc bệnh hen phế quản bị dị ứng với những thứ trong không khí, như cây, cỏ,  phấn hoa cỏ dại, nấm mốc, vẩy da động vật, mạt bụi và phân gián. Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ sống trong những ngôi nhà chứa lượng phân gián cao thường có nguy cơ mắc bệnh hen hên phế quản ở trẻ em cao gấp bốn lần so với những đứa trẻ sống trong điều kiện bình thường.

Kích ứng thực phẩm

Hải sản có thể là nguyên nhân hen phế quản

Tôm, cua là các loại thức ăn dễ gây kích ứng

Dị ứng thực phẩm có thể gây ra các phản ứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu bạn bị  dị ứng thực phẩm, hen phế quản có thể là một phần tất yếu của phản ứng đó. Người bệnh thường sẽ lơn cơn hen đột ngột, bị khó thở và thậm chí tắc ống thở. Đó được gọi là sốc phản vệ . Các loại thực phẩm phổ biến nhất liên quan đến các triệu chứng dị ứng là: ba ba, tôm và các động vật có vỏ khác, các loại trứng động vật, đậu phộng, trái cây,….

Tập thể dục, hoạt động mạnh

Đối với những người bị hen phế quản thể dục, những triệu chứng như khó thở, ngạt thở, chóng mặt,… sẽ xuất hiện khi người bệnh thực hiện các bài tập thể dục hoặc hoạt động mạnh. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng này sẽ biến mất trong khoảng 30 – 60 phút tập thể dục tiếp theo. Nhưng cũng có tới 50% những người mắc bệnh hen suyễn do tập thể dục có thể bị lên cơn hen nặng sau thời điểm đó không lâu.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

Bệnh hen phế quản gặp phải sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus có tên gọi RSV hay parainfluenza.

Ngoài ra còn một số các yếu tố khác gây nên bệnh hen phế quản như: ô nhiễm môi trường, hút thuốc chủ động và không chủ động, bệnh trào ngược dạ dày, giới tính,…

Di truyền

Gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra một số thay đổi di truyền có thể đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và xuất hiện của bệnh hen phế quản. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hen sẽ có tỉ lệ nhiễm cao hơn những người bình thường.

Tạm kết lại, bệnh hen phế quản là bệnh hô hấp mạn tính được gây ra bởi nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Việc nắm rõ được các nguyên nhân hen phế quản sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả hơn.

Xem thêm: Cách điều trị hen suyễn hiệu quả

Bài viết Phân tích các nguyên nhân hen phế quản thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-bo-lo-phan-tich-cac-nguyen-nhan-hen-phe-quan-thuong-gap-74008/feed/ 0