Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:55:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/#respond Sun, 05 May 2024 02:17:49 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi. Việc điều trị bệnh cần căn cứ nguyên nhân cụ thể và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Đại cương

Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

Bảng II.2. Tỷ lệ mới mắc viêm phổi cộng đồng hàng năm ở trẻ < 5 tuổi theo khu vực trên thế giới (WHO)

Địa dư Số trẻ < 5 tuổi (triệu) Tỷ lệ mới mắc (Đợt/trẻ/năm) Số trẻ mắc /năm (triệu)
Châu Phi 105,62 0,33 35,13
Châu Mĩ 75,78 0,10 7,84
Trung Đông 69,77 0,28 19,67
Châu Âu 51,96 0,06 3,03
Đông Nam châu Á 168,74

 

0,36

 

60,95

 

Tây Thái Bình Dương 133,05

 

0,22

 

29,07

 

Các nước đang phát triển 523,31

 

0,29

 

151,76

 

Các nước phát triển 81,61

 

0,05

 

4,08

 

Như vậy ở các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc cao gấp 5 lần các nước phát triển.

Nếu chọn 15 nước có tỷ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất thì đứng hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Việt Nam đứng thứ 9 (9) (Bảng II.3).

Ước tính tử vong do viêm phổi ở trẻ em < 5 tuổi trên thế giới là 0,26 trẻ/1000 trẻ sơ sinh sống. Như vậy hàng năm có khoảng 1,8 triệu trẻ tử vong do viêm phổi (không kể viêm phổi sơ sinh: Ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh viêm phổi tử vong hàng năm) (15).

Sau đây là bảng thống kê 15 nước có tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất (Bảng II.3 và Bảng II.4).

Bảng II.3. 15 nước có số trẻ mắc viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ mới mắc (triệu) Tỷ lệ đợt/trẻ/năm
Ấn Độ

Trung Quốc

Pakistan

Bangladesh

Nigeria

Indonesia

Ethiopia

CHDCND Congo

Việt Nam

Philippines

Sudan

Afganistan

Tanzania

Myanma

Brazil

 

43,0

21,1

9,8

6,4

6,1

6,0

3,9

3,9

2,9

2,7

2,0

2,0

1,9

1,8

1,8

 

0,37

0,22

0,41

0,41

0,34

0,28

0,35

0,39

0,35

0,27

0,48

0,45

0,33

0,43

0,11

 

Bảng II.4. 15 nước có số trẻ tử vong do viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ tử vong (nghìn) Tỷ lệ tử vong/ 10.000 trẻ
Ấn độ

Nigeria

CHDCND Congo Ethiopia

Pakistan

Afganistan

Trung Quốc

Bangladesh

Angola

Nigeria

Uganda

Tanzania

Mali

Kenya

Bunkina Faso

 

408

204

126

112

91

87

74

50

47

46

38

36

32

30

25

 

32,2

84,7

110,1

84,6

48,1

185,9

8,6

26,6

157,1

173,9

67,6

52,6

147,8

50,3

99,4

 

Ở Việt Nam theo thống kê của các cơ sở y tế viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số tử vong ở trẻ em.

Theo số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO thì nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi và với tỷ lệ tử vong chung là 23‰ thì mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do viêm phổi (5)

NGUYÊN NHÂN

Vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em đặc biệt ở các nước đang phát triển là vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu) chiếm khoảng 30 – 35% trường hợp. Tiếp đến là Hemophilus influenzae (khoảng 10 – 30%), sau đó là các loại vi khuẩn khác (Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogens…) (5,16).

– Ở trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi còn có thể do các vi khuẩn Gram âm đường ruột như Klebsiella pneumoniae, E. coli, Proteus…

– Ở trẻ lớn 5 – 15 tuổi có thể do Mycoplasma pneumoniae, Clammydia pneumoniae, Legionella pneumophila…(thường gây viêm phổi không điển hình)

Virus

Những virus thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitral virus = RSV), sau đó là các virus cúm A,B, á cúm Adenovirus, Metapneumovirus, Severe acute Respiratory Syndrome = SARS). Nhiễm virus đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn hoặc có thể kết hợp viêm phổi do virus và vi khuẩn (tỷ lệ này vào khoảng 20 – 30%).

Ký sinh trùng và nấm

Viêm phổi ở trẻ em có thể do Pneumocystis carinii, Toxoplasma, Histoplasma, Candida spp…

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng kết hợp X-quang phổi và một số xét nghiệm khác nếu có điều kiện.

Dựa vào lâm sàng

Theo ngiên cứu của TCYTTG viêm phổi cộng đồng ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau: (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1).

– Sốt: Dấu hiệu thường gặp nhưng độ đặc hiệu không cao vì sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể có ở nhiều bệnh, chứng tỏ trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn trong đó có viêm phổi.

– Ho: Dấu hiệu thường gặp và có độ đặc hiệu cao trong các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi

– Thở nhanh: Dấu hiệu thường gặp và là dấu hiệu sớm để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em tại cộng đồng vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1). Theo TCYTTG ngưỡng thở nhanh của trẻ em được quy định như sau:

  • Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút là thở nhanh.
  • Đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút là thở nhanh.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút là thở nhanh.

Cần lưu ý: Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc lúc ngủ, phải đếm trọn 1 phút. Đối với trẻ < 2 tháng tuổi phải đếm 2 lần vì trẻ nhỏ thở không đều, nếu cả 2 lần đếm mà nhịp thở đều ≥ 60 lần/phút thì mới có giá trị.

– Rút lõm lồng ngực: Là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dƣới) thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ thở vào. Nếu chỉ phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì chưa phải rút lõm lồng ngực.

Ở trẻ < 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm nhẹ thì chưa có giá trị vì lồng ngực ở trẻ nhỏ lứa tuổi này còn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy ở lứa tuổi này khi rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị chẩn đoán (8).

– Ran ẩm nhỏ hạt: Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt là dấu hiệu của viêm phổi tuy nhiên độ nhạy thấp so với viêm phổi được xác định bằng hình ảnh X-quang.

Hình ảnh X-quang phổi

Chụp X-quang phổi là phương pháp để xác định các tổn thương phổi trong đó có viêm phổi. Tuy nhiên không phải các trƣờng hợp viêm phổi được chẩn đoán trên lâm sàng nào cũng có dấu hiệu tổn thương trên phim X-quang phổi tương ứng và ngược lại. Vì vậy không nhất thiết các trường hợp viêm phổi cộng đồng nào cũng cần chụp X-quang phổi mà chỉ chụp X-quang phổi khi cần thiết (trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị tại bệnh viện) (Khuyến cáo 5.2 – Phụ lục 1).

Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (nếu có điều kiện):

Cấy máu, cấy dịch tỵ hầu, đờm, dịch màng phổi, dịch khí – phế quản qua ống nội khí quản, qua nội soi phế quản để tìm vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ; xét nghiệm PCR tìm nguyên nhân virus, nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình như M. pneumoniae, Chlamydia…

– Các xét nghiệm này chỉ có thể làm được tại các bệnh viện có điều kiện. (Khuyến cáo 5.4 và khuyến cáo 5.5 – Phụ lục 1)

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/feed/ 0
Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/ https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/#respond Fri, 05 Jan 2024 13:58:26 +0000 https://benh.vn/?p=46678 Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng gây ra. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh và dần dần trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, gai người, ho, khò khè, đau ngực, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu và khó thở.

Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Cung cấp đủ dịch

Bồi phụ đầy đủ dịch là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ em viêm phổi. Cần phải đảm bảo trẻ uống đủ nước và không bị mất nước.

Tre-em-uong-nuoc

Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc sữa bột. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, sữa nguyên chất là thức uống được khuyên dùng. Các loại thức uống khác như nước lọc, nước trái cây, siro hoa quả, nước ngọt không có ga…nên được cho trẻ uống thường xuyên. Đặc biệt nước chanh, nước táo và nước gà rất có tác dụng trong việc long đờm và giãn cơ hô hấp. Khi trẻ ăn uống nhiều sẽ dễ khiến trẻ mệt mỏi, vì vậy, nên cho trẻ ăn đầy đủ và kịp thời.

Chế độ ăn giàu năng lượng

Theo Hiệp hội dinh dưỡng hoa kì, chế độ ăn giàu protein sẽ giúp cung cấp cho trẻ đầy đủ năng lượng, phòng ngừa tình trạng sụt cân, giúp cơ thể phục hồi và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn ít nhất 6 bữa 1 ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Các loại đồ uống có hàm lượng calo cao như sữa nguyên nhất, nước trái cây nguyên chất, nước giải khát không có ga nên được sử dụng. Một số nơi trên thế giới có thể thêm bột protein vào đồ uống của trẻ.

Nên chọn cá loại thực phẩm giàu chất béo và đạm như thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, phô mai. Hoặc có thể bổ sung calo và thức ăn bằng cách sử dụng dầu thực vật, bơ thực vật, mayonnaise…

thuc-pham

Trái cây, rau quả và ngũ cốc

Trái cây, rau quả và ngũ cốc cung cấp rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa thiết yếu cho cơ thể. Chọn các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, ớt chuông, cam, táo và dưa hấu. Quercetin, chất làm các loại hoa quả có màu sắc rực rỡ, đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng ức chế sản xuất và giải phóng histamine (chất chịu trách nhiệm về các triệu chứng dị ứng).

Ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, bánh mỳ đen, lúa mạch, gạo cung cấp cho trẻ các nguyên tố vi lượng như selen, kẽm, có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do sinh ra trong quá trình mang bệnh.

Các nguồn thực phẩm khác

Nên cho trẻ uống các thức uống giàu calo như sữa nguyên chất. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và trứng cung cấp cho cơ trẻ trẻ các lợi khuẩn và vitamin E. Trong khi các lợi khuẩn giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể, thì vitamin E là một chất chống oxy hóa rất quan trọng.

Một số phương pháp trị liệu khác

Trung tâm y tế trường đại học Marryland Hoa Kỳ đã đưa ra một số liệu pháp tiềm năng.

Cho trẻ dùng mật ong là một cách hiệu quả giúp giảm ho và đau họng. Có thể thêm mật ong vào các loại trà thảo mộc hoặc chỉ đơn giản pha nước mật ong. Tuy nhiên, mật ong không được khuyên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

mat-ong-chanh

Các loại thảo mộc khác như bạc hà, cỏ xạ hương, bạch đàn cũng được biết đến với tác dụng giảm các triệu chứng hô hấp. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc cho trẻ bị viêm phổi.

Xem thêm: Bệnh viêm phổi trẻ em

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/feed/ 0
6 biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn https://benh.vn/bien-chung-cua-benh-hen-suyen-42633/ https://benh.vn/bien-chung-cua-benh-hen-suyen-42633/#respond Wed, 20 Dec 2023 02:00:37 +0000 https://benh.vn/?p=42633 Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là tình trạng đường dẫn khí (phế quản) bị viêm mãn tính gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng ho, khó thở, thở khò khè, âm thanh thở phát ra như tiếng mèo kêu rên, thậm chí có những trường hợp nguy hiểm bệnh nhân không thở được gọi là lên cơn hen, có thể dẫn đến tử vong.

Bài viết 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là tình trạng đường dẫn khí (phế quản) bị viêm mãn tính gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng ho, khó thở, thở khò khè, âm thanh thở phát ra như tiếng mèo kêu rên, thậm chí có những trường hợp nguy hiểm bệnh nhân không thở được gọi là lên cơn hen, có thể dẫn đến tử vong.

hen-suyen

Bệnh hen suyễn là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì đây là một chứng bệnh khó chữa khỏi dứt điểm, nguy hiểm và hay bị tái phát. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và xử lý sớm bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Xẹp phổi

Một biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn là xẹp phổi. Hơn 1/3 trẻ em gặp biến chứng xẹp phổi khi mắc bệnh hen suyễn. Khi hen ổn định thì tình trạng này sẽ khỏi.

2. Nhiễm khuẩn phế quản

Đây là một biến chứng của bệnh hen phế quản bội nhiễm. Bệnh thường có những biểu hiện như: Sốt, khó thở, đờm nhiều, thường có màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn.

Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi.

3. Khí phế thũng

Khi hen phế quản biến chứng thành bệnh khí phế thũng, sự đàn hồi của các phế nang ở người bệnh giảm dần thể tích khí cặn tăng khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thở ra ít, môi và các đầu chi tím tái, ho khạc đờm nhiều.

4. Tràn khí màng phổi

Lúc này các phế nang giãn rộng, tại những vùng phế nang giãn mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh ho mạnh hay hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị vỡ.

5. Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não

Tình trạng suy hô hấp kéo dài khiến não thiếu Oxy, trong các thể hen nặng, có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê và tử vong.

6. Suy hô hấp

Bệnh thường gặp ở những người mắc hen ác tính hoặc hen cấp tính, với biểu hiện khó thở, đôi khi ngừng thở, phải dùng máy hỗ trợ thở, tím tái liên tục.

Những biến chứng nặng nề của bệnh hen suyễn không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, mà còn giảm chất lượng trong công việc lẫn cuộc sống.

Do đó, chúng ta cần có sự hiểu biết sâu rộng về bệnh hen suyễn để có những phương pháp phòng tránh và điều trị đúng đắn ngay từ giai đoạn chớm bệnh.

Xem Video sau để cập nhật thêm các thông tin khác nhé.

Bài viết 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bien-chung-cua-benh-hen-suyen-42633/feed/ 0
Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/ https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/#respond Sat, 04 Nov 2023 02:30:37 +0000 https://benh.vn/?p=74181 Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm phổi - Pneumonia : nguyên nhân gây ra , triệu chứng bệnh , điều trị như thế nào , và đặc biệt là chúng ta có thể phòng ngừa như thế nào ?

Bài viết Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là bệnh lý phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và thế giới. Bệnh lý này giết chết hàng triệu người mỗi năm, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Nhận biết được bệnh và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị là cách duy nhất để chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm phổi (Pneumonia): nguyên nhân gây ra, triệu chứng bệnh, điều trị như thế nào, các dạng viêm phổi, cách điều trị và đặc biệt là chúng ta có thể phòng ngừa như thế nào?

Viêm phổi, bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới

Bệnh lý viêm phổi được xếp vào nhóm bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus dễ dàng lây lan trong cộng đồng trở thành dịch và đại dịch.

Viêm phổi là gì

Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng nhu mô phổi (phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi. Khi các phế nang chứa nhiều dịch sẽ gây ra khó thở, ho kèm các triệu chứng do nhiễm trùng đường hô hấp

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về phương pháp chẩn đoán và sự ra đời của nhiều loại kháng sinh mới nhưng cho đến nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp.

viem-phoi-1
Viêm phổi là bệnh lý gây tử vong hàng đầu

Bệnh viêm phổi nguy hiểm đến mức nào

Viêm phổi là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Mặc dù sự tiến bộ không ngừng ở trong các biện pháp kháng khuẩn, xét nghiệm chẩn đoán vi sinh và các biện pháp phòng ngừa bệnh, viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh truyền nhiễm trên thế giới. Ở trẻ em, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất toàn thế giới. Năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, và chiếm tới 15% tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.

II. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây viêm phổi

Viêm phổi có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn và virus. Trong đó virus gây bệnh dễ dàng chuyển thành dịch, đại dịch, nhưng nguyên nhân vi khuẩn lại nguy cấp hơn.

Nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu do vi khuẩn và virus

Về mặt lý thuyết thì bất cứ loại vi trùng nào cũng có thể gây ra viêm phổi, nhưng trong thực tế lâm sàng chúng ta chỉ thường gặp một số chủng gây bệnh nhất định. Phổ biến nhất là vi khuẩn và virus trong không khí chúng ta hít thở. Cơ thể có hệ thống lá chắn tuyệt với nhằm chống lại những vi trùng này xâm nhập và gây bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng hoạt động hiệu quả. Hoặc 1 điều kiện thuận lợi nào đó khiến vi trùng xâm nhập, phát triển mạnh, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây bệnh.

Trong những thập kỷ gần đây một số nguyên nhân gây viêm phổi mới đã được tìm thấy và đặc biệt là có sự gia tăng chủng vi khuẩn kháng các loại kháng sinh đã nhạy cảm trước đây. Gần đây chủng virus cúm A gây các triệu chứng trầm trọng trong đó có viêm phổi như virus cúm A / H5N1, H1N1 hay chủng virus Corona đã gây những dịch bệnh viêm phổi lớn như SARS, Mers, Covid…

Vi sinh vật gây viêm phổi xâm nhập khi chúng ta hít thở từ môi trường bên ngoài vào phổi. Chúng gây nhiễm trùng đường hô hấp trên sau đó sẽ lan dần vào phổi. Viêm phổi cũng có thể do 1 ổ nhiễm khuẩn xa, theo máu vào phổi.

Phân loại viêm phổi theo loại vi trùng xâm nhiễm

Người ta có thể phân loại viêm phổi do loại vi trùng xâm nhiễm. Các vi trùng có thể gây viêm phổi gồm: virus, vi khuẩn, nấm. ký sinh trùng (amip, san lá phổi, giun, sán). 1 số nhóm không do vi trùng xâm nhiễm gồm tác nhân vật lý, hoá học, hoặc các dị nguyên do bệnh nhân hít vào.

Vi khuẩn – Nguyên nhân gây viêm phổi nguy hiểm

phe-cau-gay-viem-phoi

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phổi do vi khuẩn là loài Streptococcus pneumoniae. Loại viêm phổi này có thể tự xảy ra hoặc sau khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Chúng có thể ảnh hưởng đến một phần (thùy) của phổi, gây nên một tình trạng gọi là viêm phổi thùy.

Các nguyên nhân gây viêm phổi do vi khuẩn phổ biến khác bao gồm:

  • Viêm phổi do Mycoplasma
  • Legionella pneumophila
  • Haemophilusenzae

Virus – Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em

virus-gay-viem-phoi

Có một số loại virus gây nên cảm lạnh, cúm có thể gây bệnh viêm phổi. Virus là nguyên nhân đứng đầu gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Viêm phổi do virus thường nhẹ hơn và có thể cải thiện sau 1 tới 3 tuần tự chăm sóc mà không cần tới thuốc điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể trở nên rất nghiêm trọng.

Virus đường hô hấp thường là nguyên nhân gây viêm phổi. Một số ví dụ bao gồm:

  • Virus cúm A ( cúm )
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Virut mũi (cảm lạnh thông thường)

Nấm là nguyên nhân viêm phổi chủ yếu ở người có miễn dịch kém hoặc bệnh mạn tính

Viêm phổi do nấm là loại viêm phổi phổ biến nhất ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc vấn đề về sức khỏe mãn tính và ở những người đã hít phải liều lượng lớn vi các sinh vật. Các loại nấm có thể đến từ đất, phân chim, hoặc những vị trí ẩm thấp ,…

Ví dụ về các loại nấm có thể gây viêm phổi bao gồm:

vi-nam-gay-viem-phoi

  • Loài Cryptococcus
  • Loài histoplasmosis
  • Pneumocystis jirovecii

Ngoài ra viêm phổi còn có thể do hít phải các thành phần trào ngược từ dạ dày trong lúc ngủ hoặc hôn mê do mắc hội chứng hồi lưu thực quản, tổn thương nhu mô phổi do acid dịch vị và enzym tiêu hóa trong dịch dạ dày gây ra có thể phổi hợp với nhiễm trùng.

Phân loại viêm phổi theo nơi mắc

Viêm phổi có thể mắc tại cộng đồng hoặc mắc tại bệnh viện. Dựa vào nơi mắc để phân biệt loại viêm phổi và có hướng điều trị phù hợp.

Viêm phổi mắc tại cộng đồng

Viêm phổi mắc tại cộng đồng có nghĩa là nguyên nhân viêm phổi tới từ môi trường sống lao động hàng ngày của bạn. Những vi khuẩn hàng đầu gây ra viêm phổi mắc tại cộng đồng là: Streptococcus pneumoniea, Heamophilus influenzae , Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila, Virus cúm A ( H5N1 , H1N1, H3N2) , virus sởi, thủy đậu.

viem-phoi-mac-tai-cong-dong

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện có nghĩa là người bệnh bị mắc bệnh viêm phổi trong thời gian nhập viện để điều trị bệnh khác, triệu chứng xuất hiện sau 48h nhập viện. Viêm phổi tại bệnh viện thường nguy hiểm hơn do các tác nhân thường có nguy cơ kháng kháng sinh nhiều hơn so với viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Những bệnh nhân thường phải sử dụng máy thở lâu dài trong bệnh viện có nguy cơ mắc viêm phổi này cao hơn.

Những vi khuẩn thường gây ra viêm phổi mắc tại bệnh viện: Staphylococcus aureus, Psedomonas aeruginosa, Vi khuẩn E.coli, Klebsialla proteus…

viem-phoi-mac-tai-benh-vien

Viêm phổi do nhiễm trùng cơ hội

Đây là viêm phổi xuất hiện khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, khi đó các yếu tố nguyên nhân bệnh dễ dàng xâm nhập gây bệnh viêm phổi. Nguyễn nguyên nhân thường gặp là: Pneumocytis carinii ( ở bệnh nhân AIDS ), Respiratory syncytial virus, Aspergilus fumigatus, Candida,…

viem-phoi-tre-em
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phổi, tỷ lệ tử vong cao

Điều kiện thuận lợi khiến gia tăng bệnh viêm phổi

Cơ thể của chúng ta có hệ thống rào chắn miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi vi trùng xâm nhập kèm một số điều kiện thuận lợi sau, xâm nhiễm có thể tiển triển thành bệnh và hậu quả nghiêm trọng

  • Thời tiết lạnh, cơ thể nhiễm lạnh đột ngột
  • Sau khi bị cúm, sởi, viêm xoang,…
  • Cơ thể suy yếu: Người già, người suy dinh dưỡng,…
  • Do nằm lâu khiến ứ đọng phổi ở người hôn mê, bệnh nhân tai biến mạch máu não
  • Biến dạng lồng ngực :  Gù, vẹo cột sống
  • Tắc nghẽn đường hô hấp : Hen suyễn, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
  • Hút thuốc : Hút thuốc lâu dài làm suy giảm hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể đặc biệt là ở đường hô hấp

Triệu chứng của viêm phổi

Triệu chứng của viêm phổi được xem xét trên từng dạng bệnh khác nhau. Đối chiếu với những triệu chứng dưới đây để sơ bộ đánh giá loại viêm phổi bạn đang mắc phải.

Triệu chứng của viêm phổi điển hình

trieu-chung-viem-phoi

Triệu chứng lâm sàng

  • Bệnh khởi phát bằng triệu chứng sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C ngay từ đầu
  • Ho khan, ho khạc nhiều đờm mủ xanh, vàng
  • Đau ngực vùng tổn thương, đau tăng khi ho
  • Khó thở nhiều mức độ xu hướng ngày càng tăng lên

Trẻ có triệu chứng của viêm phổi, viêm phổi nặng nếu có thêm các triệu chứng sau: Tím tái nặng, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, co giật hoặc hôn mê, suy dinh dưỡng nặng

Khi bác sĩ khám phổi cho bạn: Viêm phổi thùy (Hội chứng đông đặc, ran ẩm ran nổ tập trung vùng tổn thương, có thể có tiếng thổi ống), Phế quản phế viên ( Không có hội chứng đông đặc, ran nổ, ran ẩm rải rác hai bên phổi)

Các triệu chứng qua xét nghiệm, chụp chiếu

Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng

Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh: Soi cấy đờm, dịch phế quản, máu hoặc dịch màng phổi,… tìm vi khuẩn gây bệnh

ho-do-viem-phoi
Người bị viêm phổi thường ho nhiều

Triệu chứng của viêm phổi không điển hình

Nguyên nhân thường do virus, vi khuẩn nội bào

Thường xảy ra khi bạn có viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng

  • Mệt mỏi toàn thân, đau đầu, sốt nhẹ < 39 độ C
  • Ho khan có đờm nhầy
  • Không khó thở
  • Khi bác sĩ khám phổi nghe phổi thấy ít có tiếng ran nổ ran rít
  • Khi xét nghiệm máu không thấy bạch cầu tăng

Triệu chứng Viêm phổi mắc tại bệnh viện

Bệnh nhân thường hôn mê nên phản xạ ho kém, gây ứ đọng chất tiết ở phổi

Thường bệnh nhân phải đặt nội khí quản hoặc thở bằng máy

Điều trị kháng sinh thường kém hiệu quả do vi khuẩn kháng thuốc vì vậy dự phòng mắc viêm phổi bệnh viện là rất quan trọng

Triệu chứng Viêm phổi do virus cúm

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 7 ngày

Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, chán ăn,… trước khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp

Bệnh nhân ho, sốt cao, khó thở, có thể kèm theo suy đa phủ tạng

Chẩn đoán bệnh viêm phổi

Để chẩn đoán chính xác dạng viêm phổi và nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị, bác sỹ sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng và hướng dẫn bạn làm 1 số xét nghiệm cần thiết.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn những gì khi nghi ngờ bạn bị viêm phổi

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, bạn cảm thấy chúng như thế nào, mô tả cảm giác của bạn và bắt đầu từ khi nào bạn cảm thấy chúng. Để giúp tìm hiểu xem nhiễm trùng của bạn có có nguyên nhân từ đâu, là do vi khuẩn, vi rút hay nấm gây ra, bạn có thể được hỏi một số câu hỏi về cách bạn có thể bị nhiễm bệnh chẳng hạn như:

  • Gần đây bạn có đi du lịch ở đâu không?
  • Bạn làm nghề gì?
  • Bạn có nuôi thú cưng hay gần đây có tiếp xúc với thú cưng không?
  • Bạn có đến thăm bất cứ ai ở bệnh viện, hay tiếp xúc với người bị bệnh về hô hấp không?
  • Gần đây bạn có bị bệnh gì không ?

Khám phổi

bac-sy-nghe-phoi

Bác sĩ sẽ nghe phổi của bạn bằng ống nghe. Nếu bạn bị viêm phổi, phổi của bạn có thể tạo ra tiếng ran ẩm, ran rít,… đặc trưng khi bạn hít thở. Điều đó sẽ giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phổi, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán và tìm hiểu thêm về nhiễm trùng của bạn. Chúng có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm đờm đờm được lấy sau khi bạn ho mạnh và sâu để nuôi cấy, soi
  • Chụp ảnh X-quang ngực để tìm vị trí và mức độ viêm phổi của bạn qua hình ảnh.
  • Nhiễm oxy xung để đo mức oxy trong máu của bạn. Viêm phổi có thể ngăn phổi của bạn di chuyển đủ oxy vào máu.
  • Xét nghiệm máu để xác nhận nhiễm trùng và cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh cho bạn.
x-quang-nguoi-viem-phoi
Hình ảnh X-quang trong viêm phổi

Các xét nghiệm bổ sung khi bệnh nhân viêm phổi có nguy cơ cao

Nếu bạn được coi là bệnh nhân có nguy cơ cao nếu bạn là người cao tuổi hay bạn bị bệnh làm suy giảm miễn dịch, hoặc nếu bạn nhập viện, các bác sĩ có thể muốn bạn làm một số xét nghiệm bổ sung khác, bao gồm:

  • CT scan ngực để có cái nhìn rõ hơn về phổi và tìm kiếm áp xe hoặc các biến chứng khác có thể xảy ra.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch , để đo lượng oxy trong mẫu máu lấy từ động mạch, thường là ở cổ tay của bạn. Điều này là chính xác hơn so với oxy hóa xung.
  • Nội soi phế quản , bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để nhìn vào đường thở của phổi. Nếu bạn nhập viện và điều trị mà các bác sĩ đưa ra không có tác dụng tích cực, các bác sĩ có thể muốn xem liệu còn có điều gì khác ảnh hưởng đến đường thở của bạn hay không, chẳng hạn như tắc nghẽn đường thở. Họ cũng có thể lấy mẫu chất lỏng hoặc sinh thiết nhu mô phổi để xét nghiệm.
  • Nuôi cấy dịch màng phổi , lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ các mô xung quanh phổi, để phân tích và xác định vi khuẩn gây viêm phổi.

Biến chứng viêm phổi 

Đừng chủ quan, viêm phổi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.

Những người dễ bị biến chứng viêm phổi

1 số đối tượng nhạy cảm có thể bị biến chứng viêm phổi. Đây đều là những đối tượng có miễn dịch suy yếu hoặc phát triển chưa hoàn thiện

  • Người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ.
  • Những người mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác như tiểu đường hoặc xơ gan.
  • Những người có hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt.
suy-ho-hap
Bệnh nhân có thể suy hô hấp và tử vong do viêm phổi

Các biến chứng Viêm phổi rất nghiêm trọng

Bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời theo phác đồ chuẩn của bác sỹ, bệnh có thể tiến triển rất nhanh và gây ra các biến chứng đáng tiếc.

  • Nhiễm trùng huyết, một tình trạng trong đó có tình trạng viêm không kiểm soát được trong cơ thể, có thể dẫn đến suy tạng lan rộng.
  • Suy hô hấp, cần có máy thở hoặc máy thở.
  • Áp xe phổi, không thường xuyên, nhưng đây là một biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi. Chúng xảy ra khi túi mủ hình thành bên trong hoặc xung quanh phổi. Những điều này đôi khi có thể cần phải được dẫn lưu bằng phẫu thuật.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) , một dạng suy hô hấp nặng.

Điều trị Viêm phổi

Để điều trị bệnh viêm phổi, người bệnh cần tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị chặt chẽ của các thầy thuốc. Nhiều trường hợp nặng có thể điều trị tích cực tại các bệnh viện.

Nguyên tắc điều trị viêm phổi

  • Sử dụng thuốc điều trị đúng nguyên nhân (nguyên nhân gây bệnh là gì thì sử dụng thuốc điều trị tương ứng)
  • Sử dụng kháng sinh khi nguyên nhân gây bệnh là viêm phổi, đối với các trẻ em bị viêm phổi ( <2 tuổi) sử dụng kháng sinh để điều trị đúng phác đồ bác sỹ. Không tự ý mua và sử dụng kháng sinh ngoài đơn
  • Sử dụng thêm các thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh gây ra
  • Bệnh nhân cần nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch
  • 1 Đơn thuốc chỉ được sử dụng 1 lần.

Điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn tuân theo đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra cho bạn và không dừng lại khi cảm thấy đã đỡ các triệu chứng khó chịu như ho hay sốt mà phải uống đúng và đủ liều.

Viêm phổi mắc tại cộng đồng

uong-thuoc

Bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn chủ yếu là các kháng sinh sử dụng đường uống, trong 7 tới 10 ngày

Ngoài ra bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc để giảm đi các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của bạn.

Người bệnh cần tránh xa các yếu tố kích thích như khói bụi, khói thuốc,… Uống nhiều nước, ăn uống các đồ ăn đồ uống ấm và đầy đủ dinh dưỡng. Và nghỉ ngơi tại giường

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

Các bác sĩ sẽ xem xét kĩ để sử dụng kháng sinh cho bạn theo phác đồ để tránh tình trạng kháng kháng sinh. Kháng sinh được đưa ra chủ yếu bằng đường tiêm.

Ngoài ra người bệnh cũng được kê các thuốc giảm triệu chứng và phải kết hợp ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Trong khi bạn đang điều trị bệnh, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với gia đình và bạn bè của mình, để vi trùng của bạn không lây lan sang người khác. Che miệng và mũi khi bạn ho, sau đó vứt bỏ khăn giấy trong thùng chứa chất thải có nắp kín và rửa tay thường xuyên.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, chúng ta cần áp dụng các biện pháp kết hợp nâng cao sức đề kháng và duy trì một lối sống tích cực, tránh xa các tác nhân gây bệnh thường gặp.

Tiêm phòng vaccine cúm và 1 số bệnh liên quan viêm phổi

tiem-phong-viem-phoi1

Cúm là nguyên nhân phổ biến gây miễn dịch kém, tạo cơ hội cho vi khuẩn có thể xâm nhập gây viêm phổi. Vì thế tiêm phòng cúm là một cách hiệu quả để ngăn viêm phổi

Ngoài ra có một số loại vi khuẩn, virus cũng nằm trong số các nguyên nhân có thể gây viêm phổi mà bạn có thể phòng ngừa nhờ vaccin như: ho gà, thủy đậu, sởi

Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên nên được tiêm vắc-xin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn gây viêm phổi phổ biến

Rửa tay đúng cách

Rửa tay thường xuyên và đúng cách. Đặc biệt là sau khi xì mũi, đi vệ sinh, mặc tã và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.

Không hút thuốc lá để phòng chống viêm phổi cho bản thân và gia đình

Những người hút thuốc được coi là một trong những nhóm có nguy cơ cao. Hút thuốc lá lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hàng rào miễn dịch của bạn, Nhớ rằng, khi bạn hút thuốc, 85% khói thuốc là vợ con hít phải chứ không phải bạn

hut-thuoc-la-gay-viem-phoi
Ngừng ngay thói quen hút thuốc lá

Để ý tới các dấu hiếu sức khỏe

  • Giữ chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, tập thể dục đều đặn, v.v … Giúp bạn khỏi bị nhiễm virut và các bệnh về đường hô hấp. Chúng cũng giúp thúc đẩy phục hồi nhanh khi bạn bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.

Nếu bạn có con, hãy hỏi bác sĩ về

  • Vắc-xin HIB để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em do Haemophilus cúm loại b
  • Một loại thuốc gọi là Synagis (palivizumab), được dùng cho một số trẻ dưới 24 tháng tuổi để ngăn ngừa viêm phổi do virus hợp bào hô hấp (RSV) .

Nếu bạn bị ung thư hoặc HIV gây ra suy giảm miễn dịch, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách để ngăn ngừa viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác.

Hy vọng với các kiến thức trên đây Benh.vn đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh viêm phổi và cách phòng ngừa căn bệnh này cũng như cách tuân thủ điều trị nếu như lỡ mắc phải.

Bài viết Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/feed/ 0
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/#respond Fri, 03 Nov 2023 01:41:08 +0000 https://benh.vn/?p=46693 Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

Bài viết Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

tre-bi-viem-phe-quan

Ảnh 1. Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Nguyên nhân viêm phế quản

Các loại vi-rút phổ biến nhất liên quan đến viêm phế quản là các loại vi rút type A và B gây ra bệnh cúm; rhinovirus, parainfluenza, và coronavirus, gây cảm lạnh thông thường. Nhiễm virus có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiễm vi khuẩn với Mycoplasma pneumoniae, viêm phổi do Chlamydia, và ho gà Bordetella, đặc biệt ở người trẻ tuổi, có thể dẫn đến viêm phế quản cấp tính (ảnh 1)

Virus hợp bào đường hô hấp (RSV) rất dễ lây và có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc vật lý (ho, hắt hơi, bắt tay…) hoặc tiếp xúc với vật dụng (bàn ghế, quần áo, đồ chơi…) mà một người bị nhiễm đã chạm vào.

RSV có thể tồn tại trong 30 phút trên bàn tay của một người và trong vòng 5 giờ đối với vật dụng (ví dụ: cốc, nắm cửa, điện thoại). Nó có thể tồn tại trong không khí khi một người bệnh hắt hơi, ho hoặc cười, và thường đi vào cơ thể qua mắt hoặc mũi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị nhiễm bệnh bởi các thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc bạn cùng đi nhà trẻ. (ảnh 2)

viem-phe-quan-tre-em

Ảnh 2. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh từ những người xung quanh

  • Adenovirus (virus gây cảm lạnh thông thường và cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, có xu hướng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng)
  • Chlamydia (cũng có thể gây viêm phổi)
  • Vi rút Parainfluenza (thường gây bệnh vào đầu năm và gây bệnh mọi năm)
  • Human metapneumovirus (nhiễm trùng có thể không gây ra triệu chứng)
  • Mycoplasma pneumoniae (cũng có thể gây viêm phổi)
  • Enterovirus (ví dụ: coxsackievirus)
  • Rhinovirus (thường xuyên gây ra cảm lạnh thông thường)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản

khoi-thuoc-la

Ảnh 3. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ nắng viêm phế quản ở trẻ em

Tuy nguyên nhân gây viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp nói chung đa phần bắt nguồn từ virus và vi khuẩn, nhưng trong những điều kiện khác nhau thì tình trạng nhiễm bệnh và diễn biến bệnh của mỗi người cũng không giống nhau. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, cũng như khiến viêm phế quản diễn biến nặng nề, cụ thể bao gồm:

  • Khói thuốc lá: Những người hút thuốc hoặc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. (ảnh 3)
  • Sức đề kháng thấp: Có thể do một căn bệnh cấp tính khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên hoặc từ một tình trạng mãn tính làm tổn thương hệ miễn dịch. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: Nguy cơ phát triển viêm phế quản sẽ lớn hơn nếu bạn làm việc xung quanh một số chất kích thích đường hô hấp, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc dệt may, hoặc tiếp xúc với hóa chất khói.
  • Trào ngược dạ dày: Sự lặp đi lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua có thể kích thích cổ họng của bạn và làm cho bạn dễ bị phát triển thành viêm phế quản.
  • Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch: Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những nơi có điều kiện sống thấp, mức thu nhập kém trẻ em cũng như người lớn có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn so với môi trường thông thoáng và điều kiện vệ sinh đảm bảo. (ảnh 4)

ve-sinh-nguon-nuoc

Ảnh 4. Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp

Trong những yếu tố nguy cơ kể trên, khói thuốc lá là nguy cơ đáng lo ngại nhất, song cũng là nguy cơ dễ phòng tránh nhất. Một môi trường không khói thuốc sẽ bảo vệ bạn và những người xung quanh không chỉ mắc bệnh viêm phế quản nói riêng mà còn cả những bệnh về đường hô hấp nói chung.

Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Theo Mayoclinic.org

Bài viết Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/feed/ 0
Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/ https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/#respond Thu, 02 Nov 2023 08:40:17 +0000 https://benh.vn/?p=55732 Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

xo_mui_cum_mua

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng thậm chí gây tử vong.

Dấu hiệu và tiến triển của bệnh cúm mùa

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Dấu hiệu cúm mùa

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, các triệu chứng ban đầu là:

  • Sốt cơn bắt đầu xuất hiện
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ bắp
  • Chóng mặt
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Buồn nôn
  • Cảm giác yếu ớt không còn sức lực
  • Đau tai
  • Có thể tiêu chảy

Tiến triển của bệnh

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong một đến hai tuần.

Điều trị và phòng bệnh cúm mùa

Bệnh Cúm mùa thường không cần phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý phòng bệnh, nhất là vào các đợt cao điểm của dịch.

Điều trị cúm mùa

Nên đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn:

  • Trong trường hợp có biến chứng: cần nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp kèm theo yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
  • Trường hợp chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện nhẹ. Nếu tình trạng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Phòng bệnh cúm mùa

Các biện pháp chung để phòng cúm mùa

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm cúm
  • Tăng cường rửa tay
  • Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
  • Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Phòng lây nhiễm cúm mùa

  • Cách ly người bệnh
  • Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
  • Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn quần áo, dụng cụ của người bệnh

Tiêm phòng vắc xin cúm

Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.

Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:

  • Nhân viên y tế
  • Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
  • Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi

Dự phòng bằng thuốc

Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc này để phòng bệnh tràn lan và cần theo chỉ định của bác sỹ.

Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.

Chống cúm mùa bằng vệ sinh tai mũi họng

Vệ sinh sạch sẽ mũi họng là biện pháp cực kỳ hiệu quả để chống cúm mùa vì niêm mạc mũi họng là nơi tập trung của virus cúm mùa, coronavirus, cúm A… Virus cần bám được vào tế bào niêm mạc họng, mũi để sinh sản và phát triển.

Sử dụng Nano bạc chuẩn hóa diệt virus trong các chế phẩm như Súc họng miệng PlasmaKareXịt mũi xoang PlasmaKare X-Spray, PlasmaKare X-Spray Light kết hợp thành phần Carrageenan kháng viurs có hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc Cúm, giảm tải lượng virus trên niêm mạc hầu họng, mũi… Từ đó giúp phòng tránh bệnh Cúm mùa hiệu quả, và giúp rút ngắn thời gian bị ốm do Cúm mùa gây ra.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/feed/ 0
Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/ https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/#respond Thu, 02 Nov 2023 01:48:22 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/ Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) chỉ ra kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1, chuyên gia và cộng đồng nắm được để có biện pháp bảo vệ bản thân cùng người thân trước nguy cơ dịch Cúm bùng phát.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) chỉ ra kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1, chuyên gia và cộng đồng nắm được để có biện pháp bảo vệ bản thân cùng người thân trước nguy cơ dịch Cúm bùng phát.

virus_cum_a_h5n1

Mở đầu về Cúm A H5N1

– Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) là Viện đầu ngành về bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới. Năm 2003, Viện đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ điều trị các bệnh nhân SARS và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, góp phần quan trọng vào việc khống chế thành công dịch SARS ở Việt Nam.

– Từ đầu năm 2004 đến nay, với nhiệm vụ điều trị bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A H5N1, Viện YHLSCBNĐ đã tiếp nhận 41 trong tổng số 93 trường hợp nhiễm virus Cúm A H5N1, nỗ lực điều trị hạ tỷ lệ tử vong của căn bệnh này tại Viện xuống còn 19,5%, thấp hơn rất nhiều so với trên thế giới.

– Qua thực tiễn lâm sàng khi giải quyết các ca bệnh này, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A H5N1. Cùng với Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Viêm phổi virus Cúm A (H5N1) do Bộ Y tế ban hành, những kinh nghiệm này có thể sẽ giúp ích phần nào trong việc tiếp cận bệnh nhân viêm phổi virus ở các tuyến điều trị.

Các biểu hiện lâm sàng của viêm phổi virus cúm A H5N1

– Các bệnh nhân nhập viện chúng tôi đều là người lớn với tuổi trung bình 39,1 ± 16,6 (khoảng tuổi 14-75), trong đó nam giới chiếm 58,5% và nữ giới chiếm 41,5%. Các bệnh nhân đến rải rác từ 15 tỉnh/thành phố với 24 ổ dịch gia cầm. Phần lớn các bệnh nhân đều là nông dân. Có một bệnh nhân là nhân viên y tế.

– Một số bệnh nhân có bệnh lý nền từ trước. Đó là COPD (9,8%), áp-xe phổi trước đó (2,4%), xơ gan (4,9%), đái tháo đường (7,3%), tâm thần phân liệt (2,4%) và bệnh hệ thống (2,4%).

– Khi khai thác các bệnh nhân này, chúng tôi nhận thấy có các yếu tố phơi nhiễm sau:

  • Khu vực cư trú đang có dịch cúm gia cầm: 58,5%
  • Tiếp xúc trực tiếp (nuôi, chuyên chở, làm thịt…) gia cầm ốm hoặc chết: 41,5%
  • Ăn tiết canh vịt, ngan: 12,2%
  • Tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus Cúm A (H5N1) hoặc viêm phổi nặng đã tử vong 26,8%
  • Không phát hiện yếu tố phơi nhiễm nào 14,6%.

– Tuy các ca bệnh tản phát nhưng có xu hướng nhóm ca bệnh gia đình. Có 4 nhóm ca bệnh gia đình, trong mỗi nhóm có ít nhất 2 ca bệnh. Đây là những người có cùng huyết thống như anh chị em ruột, mẹ con nhưng chưa thấy vợ chồng cùng nhiễm.

– Thời gian ủ bệnh của bệnh nhân còn đang được tiếp tục nghiên cứu đánh giá. Nói chung thì thời gian ủ bệnh là 2-4 ngày, có trường hợp có thể kéo dài tới 14 ngày.

– Triệu chứng ban đầu của các bệnh nhân là sốt, có thể sốt cao rét run, thường kèm theo đau đầu, đau mỏi người, ho, đau tức ngực. Ít thấy triệu chứng hô hấp trên như ngạt mũi, chảy mũi. Một số bệnh nhân có đau bụng thượng vị và ỉa chảy phân lỏng nhiều nước không nhày máu.

– Bệnh nhân chủ yếu nhập viện vào cuối tuần thứ nhất. Khi nhập viện phần lớn bệnh nhân nghe phổi có ran ẩm hoặc ran nổ. Một số trường hợp thấy gan to. Hơn một nửa các trường hợp có suy hô hấp, trong đó có 5 bệnh nhân (12,2%) diễn biến suy đa tạng. Có thể có các biến chứng hô hấp như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi. Có hai trường hợp sảng và một bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết não.

Bảng 1. Biểu hiện lâm sàng (N = 41)

Triệu chứng                     Tần suất (%)

Sốt                                       97,6

Sốt rét run                           43,9

Đau cơ                                8,1

Đau đầu                              4,2

Ho                                       70,8

Ho đờm                               29,3

Ho khan                               41,5

Chảy mũi                             9,8

Ỉa chảy                                 7,3

Đau ngực                             63,4

Phổi có ran                          82,9

Tràn dịch màng phổi            9,8

Tràn khí màng phổi              4,9

Suy hô hấp                           51,2

Gan to                                  24,4

Sảng                                    4,9

Xuất huyết não                    2,4

Suy đa tạng                         12,2

– Tổn thương X quang thường xuất hiện trung bình vào ngày thứ 4 sau khởi phát bệnh. Hình ảnh X quang phổi tiến triển nhanh, thường nặng nhất vào cuối tuần thứ nhất rồi thoái lui cho tới tuần thứ ba. Trong những trường hợp nặng tổn thương phổi có thể kéo dài hàng tháng. Những trường hợp tổn thương phổi lan rộng thì bệnh thường nặng và bệnh nhân dễ tử vong.

Bảng 2. Phân loại tổn thương X quang phổi (N = 41)

Tổn thương                                        Số ca bệnh

Thâm nhiễm lan tỏa hai bên phổi        10 (7 chết)

Khu trú cả hai bên phổi                        5 (1 chết)

Một bên                                                20

Không rõ                                               4

Không thấy tổn thương                         2

  • Xét nghiệm huyết học thấy 34,1% trường hợp có giảm bạch cầu, chủ yếu trong tuần thứ I và phục hồi dần trong tuần II. Số lympho bào giảm tương ứng với mức độ giảm bạch cầu. Một số trường hợp có giảm TCD4 rõ rệt. Tiểu cầu giảm mức độ vừa. Phần lớn bệnh nhân tiểu cầu về bình thường sau tuần thứ I. Những tuần sau có thể thấy bạch cầu tăng, tăng thành phần bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Xét nghiệm sinh hóa thấy một số bệnh nhân có tăng đường huyết. Men gan tăng mức độ trung bình. Những trường hợp suy thận có tăng urê, creatinin. Một số trường hợp tăng LDH, CK. Những trường hợp nặng albumin máu giảm.
  • Một số trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Kết quả cấy bệnh phẩm đường hô hấp có Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa… Những vi khuẩn này đa kháng kháng sinh khi thử kháng sinh đồ.

Chẩn đoán viêm phổi do mắc Cúm A H5N1

Chẩn đoán bệnh sơ bộ dựa trên việc kết hợp các yếu tố dịch tễ học, lâm sàng và xét nghiệm:

  • Sốt > 380C
  • Triệu chứng hô hấp (ho, tức ngực, khó thở)
  • X quang phổi: tổn thương thâm nhiễm lan tỏa
  • Bạch cầu máu không tăng
  • Có yếu tố dịch tễ học

Việc khẳng định ca bệnh dựa vào xét nghiệm virus học. Tất cả các trường hợp đều được chúng tôi lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

  • Bệnh phẩm: dịch họng, dịch phế quản, dịch màng phổi, dịch hút xuyên thành ngực (bệnh nhân tử vong).
  • Hầu hết các mẫu bệnh phẩm được lấy từ cuối tuần I đến đầu tuần II.
  • Một số trường hợp xét nghiệm dịch họng âm tính nhưng dịch phế quản lại dương tính.
  • Có một trường hợp kết quả còn dương tính tới 1 tháng sau khi bị bệnh.

Các bệnh nhân được phân độ nặng nhẹ trên lâm sàng để tiện cho việc phân loại-xử trí-theo dõi. Việc phân độ căn cứ vào tình trạng khó thở, mức độ thiếu oxy máu và tổn thương X quang phổi.

  • Nặng (31,7%): bệnh nhân khó thở, tím, SpO2 < 88%, PaO2 < 60 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm lan toả hai bên, có thể suy đa tạng, sốc.
  • Trung bình (19,5%): bệnh nhân khó thở, SpO2 từ 88-92%, PaO2 từ 60-80 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm khu trú hai bên hoặc lan toả một bên.
  • Nhẹ (46,4%): bệnh nhân không khó thở, SpO2 > 92%, PaO2 > 80 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm khu trú một bên hoặc tổn thương không rõ rệt.
  • Nhiễm không triệu chứng (2,4%).

Xử trí mắc viêm phổi do Cúm A H5N1

Việc hỗ trợ hô hấp và chăm sóc toàn diện giữ vai trò hết sức quan trọng trong xử trí bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A (H5N1). Tất cả các bệnh nhân đều được cách ly. Kháng sinh và thuốc kháng virus dùng theo các hướng dẫn điều trị hiện hành.

Hỗ trợ hô hấp

1. Hỗ trợ hô hấp chiếm vị trí quan trọng trong xử trí bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A/H5N1. Việc hỗ trợ hô hấp cũng được áp dụng tùy theo mức độ thiếu oxy máu của bệnh nhân:

  • Nhẹ: thở oxy qua kính mũi 1-5 l/ph hoặc không
  • Trung bình: thở oxy qua mask 6-10 l/ph
  • Nặng: thông khí không xâm nhập, nếu không hiệu quả thì đặt ống nội khí quản, rồi mở khí quản và thở máy xâm nhập.

2. Trong nhiều trường hợp, hỗ trợ hô hấp chỉ đơn giản cho thở oxy qua kính mũi là đủ. Tuy nhiên, nếu mức độ khó thở và thiếu oxy máu của bệnh nhân tăng dần thì cần quyết định cho thở oxy qua mask, thở máy BiPAP hoặc thậm chí thở máy xâm nhập.

  • Có 73,2% các trường hợp thở oxy.
  • Thở máy không xâm nhập có 8 trường hợp. Sau đó đều phải chuyển sang thở máy xâm nhập.
  • Thở máy xâm nhập có 10 trường hợp. Mở khí quản 2 trường hợp và 2 trường hợp này đều sống sót, trong đó 1 trường hợp áp dụng phương thức thở PCV.

Khác với SARS là bệnh mà thở máy không xâm nhập tỏ rõ ưu thế và hiệu quả, trong viêm phổi virus Cúm A/H5N1, thở máy BiPAP có vẻ không hiệu quả, nói chung cần phải thở máy xâm nhập.

Như những trường hợp ARDS khác, trong viêm phổi virus cúm A/H5N1, việc hỗ trợ thở máy cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn. Áp lực đường thở tăng cao, dễ xảy ra chấn thương áp lực và rối loạn thông khí nặng. Rất khó khống chế áp lực đường thở dù thiết lập chế độ thở theo ARDSnetwork khuyến cáo. Bên cạnh đó, bội nhiễm phổi càng làm bệnh trầm trọng thêm.

Thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu)

  • Cho sớm tất cả các ca bệnh nghi ngờ với liều: 75 mg x 2 viên/ngày trong 5-7 ngày.
  • Cho dự phòng những người tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân với liều: 75 mg x 1 viên/ngày trong 5 ngày.
  • Chưa đánh giá được tác dụng của Tamiflu vì các bệnh nhân thường điều trị ở giai đoạn muộn.

Kháng sinh

  • Mục đích của việc dùng thuốc kháng sinh là nhằm điều trị viêm phổi trong giai đoạn chưa khẳng định xét nghiệm virus, đồng thời chống bội nhiễm vi khuẩn.
  • Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng dùng các kháng sinh: Doxycyclin hoặc Gatifloxacin hoặc Levofloxacin hoặc kết hợp nhóm macrolid và cephalosporin thế hệ II, III.
  • Một số kháng sinh thường dùng điều trị những trường hợp nặng có nhiễm trùng bệnh viện: Tazocin, Timentin, Sulperazone, Tienam, Amikacine.

Corticosteroid

  • 16/41 trường hợp (39%) dùng methylprednisolon
  • Chỉ định: các thể nặng và một số trường hợp sốt cao liên tục
  • Liều dùng: 1-2 mg/kg/ngày. Thời gian bắt đầu dùng từ cuối tuần thứ nhất và dùng kéo dài 5-7 ngày.
  • Rất khó đánh giá được hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên một số trường hợp sau khi dùng methylprednisolon, bệnh nhân có tiến triển tốt lên rõ rệt.

Các điều trị hỗ trợ khác

  • Tuần hoàn: đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù dịch duy trì ALTMTT 7-10 cmH2O (cao hơn ở người bệnh có thở máy), sử dụng thuốc vận mạch nếu có huyết áp tụt khi đã duy trì đủ dịch.
  • Hỗ trợ suy đa tạng: Lọc máu với quả lọc có khả năng hấp phụ cytokine (như quả lọc PMX có chất liệu là polymycine B, hoặc các loại khác) cho đến khi chức năng trao đổi khí của phổi được cải thiện (P/F ≥ 300) thì ngừng. Lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVH) với thể tích dịch thay thế lớn (≥45 ml/kg/giờ). Tiêu chuẩn ngừng lọc máu khi tiến hành cai thở máy hoặc chỉ số oxy hóa máu ≥ 300, chuyển lọc máu ngắt quãng nếu có chỉ định cho suy thận cấp.
  • Điều trị hỗ trợ suy gan nếu có: truyền huyết tương tươi, gan nhân tạo (MARS) hoặc thay huyết tương (PEX) nếu có chỉ định.
  • Duy trì hemoglobin 90 -100g/L bằng truyền khối hồng cầu.
  • Điều trị rối loạn đông máu (DIC) nếu có: truyền cryo, khối tiểu cầu, thuốc chống đông … nếu có chỉ định.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/feed/ 0
Đầu lọc thuốc lá – có lợi hay có hại https://benh.vn/dau-loc-thuoc-la-co-loi-hay-co-hai-6170/ https://benh.vn/dau-loc-thuoc-la-co-loi-hay-co-hai-6170/#respond Sat, 07 Oct 2023 17:00:56 +0000 http://benh2.vn/dau-loc-thuoc-la-co-loi-hay-co-hai-6170/ Vì có chứa những chất ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nên hiện tại, có khá nhiều “tiểu xảo” khi hút thuốc dành cho những ai nghiện loại sản phẩm độc hại này. Trong đó, đầu lọc thuốc lá bằng nhựa có lẽ là phương pháp phổ biến nhất được những người hút thuốc lá ưa chuộng bởi họ nghĩ, đầu lọc có tác dụng lọc bớt chất độc hại của thuốc lá vào cơ thể.

Bài viết Đầu lọc thuốc lá – có lợi hay có hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vì có chứa những chất ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nên hiện tại, có khá nhiều “tiểu xảo” khi hút thuốc dành cho những ai nghiện loại sản phẩm độc hại này. Trong đó, đầu lọc thuốc lá bằng nhựa có lẽ là phương pháp phổ biến nhất được những người hút thuốc lá ưa chuộng bởi họ nghĩ, đầu lọc có tác dụng lọc bớt chất độc hại của thuốc lá vào cơ thể. Vậy suy nghĩ này có phải là chính xác?

dau-loc-thuoc-la-nhua
Nhiều người tin rằng đầu lọc thuốc lá bằng nhựa giúp lọc bớt chất độc

Tỷ lệ hút thuốc lá đáng báo động

Tại Việt Nam, 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế giới), đứng ở vị trí cao nhất châu Á. Trong khi đó, 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24, trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá.

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam (nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam) sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế giới, tới năm 2020, số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại…

hut-thuoc-la-gay-ung-thu-phoi
Thuốc lá tàn phá lá phổi của người Việt

Lý do người ta nghiện hút thuốc lá

Thực tế, chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Do vậy, khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hơn hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn.

Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol. Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tĩnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng.

Lịch sử phát triển của thuốc lá và đầu lọc thuốc lá

Quá trình phát triển đầu lọc thuốc lá

dau-loc-thuoc-la-thong-thuong

Trước những năm 1950, trên thế giới chưa có loại thuốc lá đầu lọc hoặc nếu có, cũng không ai hút nó. Nguyên nhân là vì thời điểm đó, mặc dù con người đã có nhận thức rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, thế nhưng vẫn chưa có một bằng chứng nào thuyết phục.

Các công ty thuốc lá thời kỳ này đã bỏ ra rất nhiều tiền quảng cáo nhằm cố gắng thuyết phục mọi người rằng nhờ có đầu lọc, thuốc lá đã hoàn toàn được loại bỏ những chất gây hại. Thế nhưng, điều này đã thay đổi vào thập niên 1950 vì thế giới đã công bố các kết quả nghiên cứu y tế đầu tiên, kết luận rằng hút thuốc có liên quan chặt chẽ tới bệnh ung thư phổi.

Như một phản ứng đối với các nghiên cứu y tế, hàng loạt các đợt tiếp thị của các công ty thuốc lá đã quảng bá cho một loại thuốc mới có đầu lọc ở một đầu điếu thuốc. Theo họ, chiếc đầu lọc này là để lọc ra các loại nhựa trong khói thuốc lá và chất nicotine để làm cho việc hút thuốc lá được “an toàn hơn”.

Đầu lọc thuốc lá thực sự có tác dụng gì

Chiếc đầu lọc thuốc lá chủ yếu là bằng nhựa cellulo – acetat, được cấu tạo bởi công nghệ đục thủng những lỗ tí hon, gần như vô hình trong bộ lọc. Khi khói thuốc đi qua bộ lọc, có một chút không khí đi qua những lỗ đục nhỏ này và trộn với khói thuốc. Cho đến ngày nay, các công ty thuốc lá danh tiếng vẫn quảng cáo thuốc lá có đầu lọc sẽ hạn chế đến mức thấp nhất nhựa khói thuốc và chất nicotine. Với mỗi đầu lọc, người hút thuốc hút vào nhiều không khí hơn và ít khói thuốc hơn, do đó cũng đưa vào cơ thể ít nhựa khói và chất nicotine hơn.

dau-loc-thuoc-la-nhat-ban
Nhiều loại đầu lọc thuốc lá nhựa mới ra đời được quảng cáo có thể bảo vệ bạn khỏi chất độc do hút thuốc lá gây ra

Tuy nhiên, xét cho cùng, đầu lọc của một điếu thuốc không thực sự làm giảm tác hại của việc hút thuốc vì khi hút bằng đầu lọc, người ta sẽ hút sâu hơn với lượng hơi lớn hơn. Đồng thời, những người nghiện thuốc sẽ hít vào phổi đủ số lượng nicotine mà cơ thể họ cần. Bên cạnh đó, những bằng chứng khoa học mới đây cũng cho thấy rằng, hơn 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá mà con người thải ra trong môi trường phải mất hơn 10 năm mới phân hủy được, do đó, gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho các động vật nhỏ.

Từ những thực tế trên, các nhà khoa học khẳng định việc sử dụng đầu lọc trong thuốc lá với sự bùng phát bệnh ung thư phổi có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Theo đó, đầu lọc làm cho người hút thuốc hít những hơi sâu hơn và lớn hơn, do đó lượng độc tố đi vào phổi nhiều hơn.

Bài viết Đầu lọc thuốc lá – có lợi hay có hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-loc-thuoc-la-co-loi-hay-co-hai-6170/feed/ 0
Hướng dẫn điều trị tràn mủ màng phổi của Bộ Y tế https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-tran-mu-mang-phoi-cua-bo-y-te-7274/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-tran-mu-mang-phoi-cua-bo-y-te-7274/#respond Sun, 03 Sep 2023 06:17:57 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-tran-mu-mang-phoi-cua-bo-y-te-7274/ Hướng dẫn điều trị tràn mủ màng phổi của Bộ Y tế

Bài viết Hướng dẫn điều trị tràn mủ màng phổi của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tràn mủ màng phổi (empyema) là sự tích tụ mủ trong khoang màng phổi. Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ diễn biến xấu hoặc để lại di chứng nặng cho người bệnh.

Nguyên nhân tràn mủ màng phổi

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: Viêm màng phổi, viêm phổi, áp xe phổi, phẫu thuật lồng ngực, chấn thương ngực, áp xe dưới hoành (áp xe gan, viêm phúc mạc khu trú…) vỡ vào khoang màng phổi hoặc kết hợp nhiều yếu tố gây nên. Vi khuẩn thƣờng gặp: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Escheria coli, Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae…, có thể do nấm hoặc amíp.

Triệu chứng tràn mủ màng phổi

3.1. Lâm sàng

– Người bệnh có thể có tiền sử bệnh trước đó: Viêm phổi, áp xe phổi hoặc phẫu thuật lồng ngực…

– Sốt: Đột ngột sốt cao, dao động. Sốt nhẹ kéo dài thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch hoặc đã dùng kháng sinh.

– Ho khan hoặc khạc đờm, mủ.

– Khó thở.

– Đau ngực bên tổn thương.

– Thăm khám: Hội chứng nhiễm khuẩn, thiếu máu, dấu hiệu mất nước: Da khô, tiểu ít…

– Khám có thể thấy thành ngực bên bệnh lý phồng, kém hoặc không di động, gõ đục, rung thanh giảm hoặc mất, rì rào phế nang giảm.

– Chọc thăm dò dịch màng phổi điển hình thấy mủ, đôi khi có màu đục, vàng, xanh hoặc màu nâu; mùi thối (gợi ý vi khuẩn kỵ khí) hoặc không.

3.2. Cận lâm sàng

– Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng, CRP tăng.

– Chụp X-quang lồng ngực: Có hình ảnh tràn dịch màng phổi.

– Siêu âm khoang màng phổi: Hình ảnh tràn dịch, dịch tăng tỷ trọng, hình ảnh tràn dịch với nhiều vách ngăn.

– Chụp cắt lớp vi tính: giúp xác định rõ vị trí, mức độ bệnh, tổn thương nhu mô phổi, vị trí và đường vào ổ mủ màng phổi đặc biệt trong trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đa ổ.

– Xét nghiệm dịch màng phổi: tế bào học (nhiều bạch cầu đa nhân, thường > 60%, có tế bào thoái hoá), vi khuẩn học (soi tươi, nhuộm Gram, cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ).

– Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.

4. Điều trị tràn mủ màng phổi

4.1. Nguyên tắc điều trị

– Mọi trường hợp chẩn đoán mủ màng phổi phải được điều trị nội trú tại bệnh viện, ở các khoa có điều kiện đặt ống dẫn lưu màng phổi.

– Dẫn lưu mủ sớm, hút áp lực âm liên tục và rửa màng phổi hàng ngày với Natri clorua 0,9%. Khi mủ đặc, dẫn lưu kém, hoặc có hình ảnh vách hóa khoang màng phổi có chỉ định bơm streptokinase vào khoang màng phổi.

– Kháng sinh đường toàn thân.

– Điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng, bồi phụ nước điện giải.

– Phát hiện và điều trị các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, các bệnh phối hợp nếu có.

– Có thể nội soi can thiệp khoang màng phổi sớm để giải phóng ổ mủ, bơm rửa khoang màng phổi, phát hiện và xử lý lỗ rò phế quản – màng phổi và có thể bóc vỏ màng phổi qua nội soi.

– Vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp sớm.

4.2. Điều trị kháng sinh

a) Nguyên tắc dùng kháng sinh

– Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm ngay sau khi lấy bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh vật.

– Phối hợp từ 2 kháng sinh trở lên, theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

– Liều cao ngay từ đầu.

– Thay đổi kháng sinh dựa theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có.

– Thời gian dùng kháng sinh từ 4 – 6 tuần.

b) Các loại kháng sinh có thể dùng khi chưa có kết quả xét nghiệm vi sinh vật và kháng sinh đồ như sau:

– Penicilin G 1 triệu đơn vị, liều 10 – 50 triệu đơn vị/ngày tuỳ theo tình trạng và cân nặng của người bệnh, pha truyền tĩnh mạch chia 3 – 4 lần/ngày, kết hợp với 1 kháng sinh nhóm aminoglycosid:

+ Gentamicin 80mg: 3-5 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần

+ Hoặc amikacin 500mg: 15 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc pha truyền tĩnh mạch trong 250ml Natri clorid 0,9%.

Hoặc kết hợp với 1 kháng sinh nhóm quinolon:

+ Levofloxacin 750mg/ngày truyền tĩnh mạch.

+ Moxifloxacin 400mg/ngày.

+ Ciprofloxacin 800mg/ngày.

– Nếu nghi vi khuẩn tiết beta-lactamase, lựa chọn các kháng sinh sau và kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid nhƣ ở trên:

+ Amoxicilin-clavulanat: 3 – 6g/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 3 – 6 lần

+ Hoặc ampicilin-sulbactam: 3 – 6g/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 3 – 6 lần.

– Nếu nghi ngờ do vi khuẩn Gram-âm thì dùng cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid, lựa chọn:

+ Cefotaxim 3 – 6 g/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 3 đến 6 lần

+ Hoặc ceftazidim 3 – 6 g/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 3 đến 6 lần.

– Nếu nghi ngờ do vi khuẩn kỵ khí lựa chọn kết hợp kháng sinh nhóm beta-lactam như trên với metronidazol hoặc clindamycin:

+ Metronidazol liều 1- 1,5g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 2-3 lần/ngày

+ Hoặc clindamycin 1,8g/ngày truyền tĩnh mạch chia 3 lần.

– Nếu tràn mủ màng phổi do nhiễm khuẩn mắc phải bệnh viện, khi chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể dùng kháng sinh:

+ Ceftazidim 3-6g/ngày chia 3 – 6 lần

+ Hoặc piperacilin-tazobactam 4,5g x 3 lần/ngày

+ Hoặc imipenem 2-4g/ngày chia 4 lần/ngày

+ Hoặc meropenem 3-6g/ngày chia 3-6 lần/ngày.

Kết hợp kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc quinolon, metronidazol với liều lượng như trên. Điều chỉnh kháng sinh theo diễn biến lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ.

– Nếu nghi ngờ do tụ cầu, lựa chọn:

+ Oxacilin 6 – 12g/ngày

+ Hoặc vancomycin 1-2 g/ngày.

Kết hợp với amikacin (15 mg/kg/ngày) khi nghi do tụ cầu kháng thuốc.

– Nếu do amíp thì dùng metronidazol 1,5g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 3 lần mỗi ngày kết hợp với kháng sinh khác.

– Chú ý xét nghiệm creatinin máu 2 lần trong một tuần đối với người bệnh có sử dụng thuốc nhóm aminoglycosid để theo dõi tác dụng phụ trên thận và điều chỉnh liều thuốc kháng sinh.

4.3. Đánh giá điều trị

– Tiến triển tốt: Người bệnh hết sốt, lượng mủ qua ống dẫn lưu giảm, tổn thương trên X-quang phổi thuyên giảm → tiếp tục kháng sinh cho đủ 4 – 6 tuần.

– Tiến triển không tốt: Còn sốt, ống dẫn lưu màng phổi ra mủ kéo dài, X- quang phổi không cải thiện → thay kháng sinh (dựa vào kết quả cấy vi khuẩn mủ màng phổi và kháng sinh đồ nếu có), tìm các ổ mủ khác trong khoang màng phổi chưa được dẫn lưu.

5. Dự phòng tràn mủ màng phổi

– Điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng hàm mặt.

– Tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm 1 lần, phòng phế cầu 5 năm 1 lần cho những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 hoặc đã cắt lách.

– Không hút thuốc lá, thuốc lào.

– Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.

Tài liệu tham khảo

1. Tràn mủ màng phổi. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản y học, 2011, 383-386.

2. Guidelines for antimicrobial usage. Cleverland Clinic, 2011-2012.

3. Sahn SA (2007).“Diagnosis and management of parapneumonic effusions and

empyema”, Clin Infect Dis, 45(11):1480-6.

4. Davies HE, Davies RJ, Davies CW. BTS Pleural Disease Guideline Group. Management of pleural infection in adults: British Thoracic Society Pleural Disease Guideline 2010. Thorax. 2010;65(Suppl 2):ii41–ii53.

5. Ahmed AE, Yacoub TE. Empyema thoracis. Clin Med Insights Circ Respir Pulm Med. 2010 Jun 17;4:1-8.

Bài viết Hướng dẫn điều trị tràn mủ màng phổi của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-tran-mu-mang-phoi-cua-bo-y-te-7274/feed/ 0
Chẩn đoán và xử trí bệnh hen phế quản ở trẻ em https://benh.vn/chan-doan-va-xu-tri-benh-hen-phe-quan-o-tre-em-4929/ https://benh.vn/chan-doan-va-xu-tri-benh-hen-phe-quan-o-tre-em-4929/#respond Wed, 09 Aug 2023 08:00:24 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-xu-tri-benh-hen-phe-quan-o-tre-em-4929/ Những trẻ có khò khè tái phát và có cơ địa dị ứng và tiền sử gia đình có người bị hen thì thường có biểu hiện hen rõ rệt khi trẻ lên 6 tuổi. Trẻ này hay bị viêm đường hô hấp từ nhỏ và sau này thường là hen.
Điều trị bằng các thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản cho các trẻ khò khè tái phát thường có tác dụng hơn là điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng.

Bài viết Chẩn đoán và xử trí bệnh hen phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp gây ra hiện tượng tăng phản ứng phế quản. Khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, phế quản bị tắc nghẽn và hẹp lại do co thắt, tăng tiết đờm và tăng quá trình viêm. Hen phế quản thường có các đợt khò khè, thở ngắn hơi, nặng ngực và ho tái phát đặc biệt thường xảy ra về đêm và sáng sớm. tre-em-bi-hen-phe-quan

Cơ sở sinh lý bệnh và nguyên nhân khò khè của bệnh hen phế quản

Khò khè (wheezing) là tiếng thở phát ra ở thì thở ra và có thể nghe được bằng tai thường hoặc bằng ống nghe. Cần phải phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng thở rít và tiếng thở khụt khịt do tắc mũi. Tiếng thở rít chỉ nghe được ở thì thở vào còn tiếng thở khụt khịt nghe được ở cả hai thì thở vào và thở ra.

Tiếng thở khò khè phát ra khi có sự chuyển động hỗn loạn của luồng khí do tăng tốc độ qua chỗ hẹp cuả đường hô hấp. Trong các bệnh có hẹp ở đường hô hấp nhỏ như hen hoặc viêm tiểu phế quản đôi khi làm người ta có ấn tượng sai lầm rằng tiếng khò khè này phát ra từ chính chỗ hẹp ở đường hô hấp nhỏ. Điều đó không đúng vì về mặt lý thuyết tốc độ luồng khí đi qua chỗ hẹp này là quá yếu. Trong trường hợp này khò khè được phát ra ở khí và phế quản lớn bị hẹp lại thứ phát do đè ép gián tiếp trong thì thở ra. Điều này là do bệnh nhân phải cố gắng thở để đẩy không khí từ phế nang ra qua chỗ phế quản bị hẹp dẫn đến tăng áp lực trong khoang màng phổi. Chính sự tăng áp lực này lớn hơn áp lực trong lòng khí quản và phế quản lớn, do đó làm cho chúng hẹp lại do động lực gây nên tiếng khò khè.

Ở trẻ nhỏ, khí và phế quản lớn thường mềm hơn, sức kháng của các phế quản nhỏ cao hơn nên dễ dẫn đến tăng áp lực trong khoang màng phổi, vì vậy trẻ nhỏ dễ bị khò khè hơn so với trẻ lớn khi có các bệnh gây tắc nghẽn ở đường hô hấp nhỏ như viêm tiểu phế quản cấp, hen phế quản, xơ nang tuỵ, thiếu alpha 1 antitrypsin, mềm sụn phế quản…

Ngoài ra một số bệnh gây hẹp ở khí, phế quản lớn cũng gây khò khè như:

  • Dị vật rơi vào khí phế quản.
  • Hạch lao chèn ép.
  • U hoặc kén ở trung thất.
  • Mềm sụn khí quản.
  • Màng da khí quản.
  • Vòng nhẫn mạch máu.v.v..

Chẩn đoán bệnh hen phế quản ở trẻ em

Bệnh hen phế quản ở trẻ em có thể được chẩn đoán thông qua biểu hiện triệu chứng bên ngoài và một số phương pháp khám lâm sàng cụ thể.

Hen và khò khè

Trong thực hành lâm sàng chúng ta thường rất hay gặp các trẻ đến khám vì khò khè.

Vậy những trẻ nào bị khò khè được chẩn đoán là hen? Một số đặc điểm sau cần phải lưu ý:

Trẻ càng nhỏ thì càng có nhiều bệnh gây khò khè.

Khò khè ở trẻ còn bú được chia làm hai loại chính:

  • Những trẻ khò khè tái phát thường xảy ra cùng với đợt nhiễm virus đường hô hấp nhưng không có biểu hiện thể tạng dị ứng hoặc không có tiền sử gia đình có người bị dị ứng. Những trẻ này thường tự hết khò khè khi trẻ lớn lên trước tuổi đi học và thường không phải là hen.
  • Những trẻ có khò khè tái phát và có cơ địa dị ứng như chàm hoặc nổi mày đay chẳng hạn thường không tự mất đi khi trẻ lớn lên thậm chí đến tuổi trưởng thành. Trẻ này hay bị viêm đường hô hấp từ nhỏ và sau này thường là hen.

Trẻ nhỏ có khò khè tái phát nếu kèm theo các biểu hiện dị ứng khác và tiền sử gia đình có người bị hen thì thường có biểu hiện hen rõ rệt khi trẻ lên 6 tuổi.

Điều trị bằng các thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản cho các trẻ khò khè tái phát thường có tác dụng hơn là điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng.

Chẩn đoán xác định bệnh hen phế quản ở trẻ em

Triệu chứng lâm sàng

Cần phải nghĩ đến hen nếu trẻ có bất kỳ 1 trong các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Khò khè rõ nghe được bằng tai hoặc bằng ống nghe (tuy nhiên cũng cần lưu ý nếu nghe phổi bình thường cũng chưa thể loại trừ được hen).

Tiền sử có một trong các dấu hiệu sau:

  • Ho, đặc biệt ho nhiều về đêm.
  • Khò khè tái phát nhiều lần.
  • Khó thở tái phát nhiều lần.
  • Nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần.

Các triệu chứng trên thường xảy ra, nặng hơn về đêm và làm trẻ thức giấc hoặc khi:

  • Tiếp xúc với lông súc vật, tiếp xúc với bụi nhà, tiếp xúc với hoá chất.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Uống thuốc (aspirin, thuốc chẹn beta).
  • Gắng sức, chạy nhảy đùa nghịch nhiều.
  • Tiếp xúc với dị nguyên hô hấp như phấn hoa.
  • Nhiễm virus đường hô hấp.
  • Hít phải khói các loại như khói thuốc lá, bếp than, củi, dầu v.v.
  • Rối loạn cảm xúc mạnh như quá xúc động, quá buồn, quá vui v.v.

Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng như chàm, hoặc trong gia đình có người bị hen hoặc có các cơ địa dị ứng khác thì khả năng trẻ bị hen nhiều hơn.

Triệu chứng xét nghiệm

Thay đổi chức năng hô hấp (FEV1 và FVC) hoặc

Thay đổi PEF: Khi sử dụng peak flow meter để đo PEF cho trẻ thì cần nghĩ đến hen khi:

  • PEF tăng trên 15% sau 15-20 phút hít thuốc giãn phế quản kích thích β2
  • PEF thay đổi hơn 20% giữa đo buổi sáng với buổi chiều cách nhau 12 giờ đối với bệnh nhân đang được dùng thuốc giãn phế quản hoặc trên 10% đối với bệnh nhân không đang dùng thuốc giãn phế quản.
  • PEF giảm hơn 15% sau 6 phút chạy hoặc gắng sức.

Phân loại mức độ kiểm soát của hen:

Phân loại mức độ kiểm soát hen (Theo GINA 2010)

Dấu hiệu Kiểm soát hoàn toàn

(Tất cả các dấu hiệu sau)

Kiểm soát một phần

(Có bất kỳ dấu hiệu nào trong bất cứ tuần nào)

Không kiểm soát được
Triệu chứng ban ngày Không (≤2lần/tuần) >2lần/tuần Có từ 3 dấu hiệu của kiểm soát hen một phần trở lên trong bất cứ tuần nào
Hạn chế hoạt động thể lực Không
Triệu chứng và thức giấc về đêm Không
Cần dùng thuốc cắt cơn Không (≤2lần/tuần) >2lần/tuần
Chức năng phổi

(PEF hoặc FEV1)

Bình thường < 80%
Cơn cấp Không ≥1lần/năm Có 1 lần trong bất kỳ tuần nào

Khi áp dụng cho trẻ nhỏ hoặc khi không thể đo được chức năng phổi thì sử dụng các tiêu chuẩn khác mà không cần tính đến chỉ số chức năng phổi ở bảng 2.

Xử trí khò khè ở trẻ còn bú và trước tuổi đi học

Hướng dẫn này tập trung vào việc xử trí 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây khò khè ở trẻ nhỏ là viêm tiểu phế quản và hen phế quản mà đôi khi có trường hợp chúng ta không thể phân biệt được khi bệnh nhân mới đến khám lần đầu. Hướng dẫn này không đề cập tới các nguyên nhân gây khò khè ít gặp khác

Xử trí khò khè tại y tế cơ sở

Nếu trẻ xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện, cụ thể:

– Trẻ khó thở, tím, không thể nói được câu dài, phải ngồi dậy để thở.

– Thở nhanh có rút lõm lồng ngực, trẻ nhỏ quấy khóc nhiều mà gia đình chưa được hướng dẫn cách xử trí cơn hen cấp tại nhà.

– Không đáp ứng sau 6 nhát Ventolin xịt trong 1 – 2 giờ hoặc còn thở nhanh sau khi dùng 3 liều Ventolin xịt (các triệu chứng khác có thể cải thiện).

– Trẻ có các triệu chứng ho, khò khè và có 1 trong các yếu tố nguy cơ cơn hen nặng.

Chú ý: Trẻ có đáp ứng sau xử trí ban đầu bằng thuốc giãn phế quản cũng phải đến viện khám để điều trị đợt cấp và điều chỉnh phác đồ dự phòng.

Xử lý khò khè tại nhà

Cơn hen cấp tính ở trẻ có các mức độ khác nhau: nhẹ – trung bình – nặng – nguy kịch1. Mỗi lần trẻ lên cơn hen là mỗi lần trẻ có thể đối diện với nguy cơ tử vong. Vì vậy việc biết cách phát hiện dấu hiệu trẻ lên cơn (đặc biệt là những dấu hiệu cần đưa trẻ đi cấp cứu) và biết cách giúp trẻ cắt cơn hen ngay tại nhà sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ này.

Các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến là: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở.

Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng ngay thuốc cắt cơn dạng tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay phun khí dung).

Cần lưu ý là không nên dùng thuốc uống để cắt cơn hen do thuốc có tác dụng yếu, chậm và có thể có nhiều tác dụng phụ hơn.

Dù cho trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ.

Tốt nhất cần được bác sĩ tư vấn và cấp Bảng kế hoạch tự xử trí cơn hen.

Bài viết Chẩn đoán và xử trí bệnh hen phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-xu-tri-benh-hen-phe-quan-o-tre-em-4929/feed/ 0