Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 07 Sep 2023 03:26:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh Kawasaki và các biến chứng nặng ở trẻ https://benh.vn/can-trong-voi-can-benh-kawasaki-voi-bien-chung-nang-o-tre-10032/ https://benh.vn/can-trong-voi-can-benh-kawasaki-voi-bien-chung-nang-o-tre-10032/#respond Wed, 06 Sep 2023 07:27:33 +0000 http://benh2.vn/can-trong-voi-can-benh-kawasaki-voi-bien-chung-nang-o-tre-10032/ Kawasaki là tên của một căn bệnh được phát hiện ở Nhật. Tuy nhiên có một điều lạ là thời gian gần đây trẻ mắc bệnh này nhiều hơn và trường hợp bị biến chứng có dấu hiệu gia tăng.

Bài viết Bệnh Kawasaki và các biến chứng nặng ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kawasaki là tên của một căn bệnh được phát hiện ở Nhật. Tuy nhiên có một điều lạ là thời gian gần đây trẻ mắc bệnh này nhiều hơn và trường hợp bị biến chứng có dấu hiệu gia tăng.

Lịch sử bệnh Kawasaki

Với dự án nghiên cứu từ năm 1961 đến 1967, Kawasaki được phát hiện bởi một bác sĩ người Nhật tên là Tomisaku Kawasaki. Về mặt dịch tể học, bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi tuy nhiên vẫn có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tại nhật bản, tổng số các trường hợp được chẩn đoán là mắc bệnh Kawasaki tính từ thời điểm phát hiện ra căn bệnh này đến năm 2.000 là khoảng hơn 150.000 trường hợp.Trong khi đó ở Mỹ, cứ mỗi năm lại phát hiện khoảng 3.000 trường hợp. Tuy nhiên Việt Nam chưa có con số thông kê cụ thể về căn bệnh này.

Bệnh Kawasaki là bệnh gì

Bệnh Kawasaki là loại viêm mạch máu hay còn được gọi là hội chứng Hạch-Da niêm (mucocutaneous lymph node syndrome:MLNS). Về mặt giải phẫu học, người ta tìm thấy tổn thương dạng nốt ở nhiều động mạch có kích thước trung bình, đặc biệt ở động mạch vành(coronary artery) cung cấp máu nuôi tim. Trên lâm sàng là tình trạng viêm mạch máu có sốt cấp tính ở trẻ em. Bệnh Kawasaki gây viêm tất cả các mạch máu nhưng nó ảnh hưởng nặng nề nhất lên lớp áo giữa động mạch(thành động mạch luôn có 3 lớp: nội mạc trong cùng, cơ ở giữa và thanh mạc ngoài cùng). Điều trị càng sớm càng tốt chủ yếu bằng Globulin miễn dịch và Aspirin

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki vẫn đang là một ẩn số nhưng người ta nghĩ nhiều đến yếu tố nhiễm khuẩn và rối loạn miễn dịch.

Bệnh Kawasaki gây tổn thương nhiều nơi như mắt, miệng, da nhưng tổn thương mạch vành và cơ tim là nguyên nhân có thể dẫn đến tử vong của trẻ hoặc bệnh lý tim mạch sau này.

Các triệu chứng của bệnh Kawasaki

Triệu chứng điển hình của bệnh là biến đổi khoang miệng, môi của trẻ bị đỏ lên, lưỡi đỏ, có trường hợp bị viêm loét trong miệng; mắt đỏ mà không có gỉ; xuất hiện ban ở ngoài da; có hạch ở cổ; phù nề mu bàn tay, bàn chân.

Đặc biệt, căn bệnh này khi bị nặng sẽ gây tổn thương động mạch vành, phình giãn động mạch vành, tạo cục máu đông gây tắc động mạch vành, có thể gây tử vong.

Tâm sự của gia đình các bệnh nhi

Mẹ cháu bé 4 tuổi ở Hưng Hà, Thái Bình chia sẻ: Lúc đầu cháu sốt 38,5 độ, có những ngày sốt lên tới 39,5 độ. Bé ăn ít đi, quấy khóc, môi, mắt cháu bé đỏ lên, tuy nhiên 2 ngày sau lại hết triệu chứng đỏ. Bé sốt được 3 ngày, gia đình cho lên Bệnh viện Nhi Trương ương khám thì được biết con mắc bệnh Kawasaki nên rất lo lắng cho con và không biết căn bệnh lạ này là gì.

Tương tự, cháu bé 2 tuổi ở Hải Dương cũng bị sốt đến ngày thứ 3, cha mẹ cho lên bệnh viện tỉnh Hải Dương khám. Khi sốt, môi, mắt của cháu đỏ lên, sang đến ngày thứ 4 vừa đỏ và rộp, không ăn được nhiều. Khi sốt đến ngày thứ 6, gia đình đã cho bé lên Bệnh viện Nhi Trương ương khám, sau khi làm các xét nghiệm, gia đình mới biết con mắc bệnh Kawasaki.

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Lê Hồng Quang, Trưởng khoa HSCC Tim mạch tổng hợp, BV Nhi Trung ương cho biết: Gần đây, bệnh Kawasaki xuất hiện nhiều hơn ở trẻ, một phần là do các bệnh viện tuyến dưới phát hiện ra bệnh sớm hơn và một phần cũng là do các mẹ thấy con bị sốt, cho đi khám sớm nên đã chẩn đoán sớm căn bệnh này.

Tuy nhiên, “Trong khoảng 2 tháng gần đây, chúng tôi gặp những bệnh nhân mắc Kawasaki có diễn biến bất thường hơn, biến chứng xuất hiện nặng hơn, như bị giãn động mạch vành, thậm chí có bệnh nhân bị giãn to ra làm tăng khả năng đông máu trong động mạch vành, làm cản trở luồng máu vào trong tim gây thiếu máu cơ tim cục bộ, có nguy cơ gây suy tim cấp”

Qua đó các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy con có những biều hiện như trên cần đưa bé đi khám để phát hiện bệnh sớm, hạn chế những biến chứng nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, làm tắc động mạch vành, gây thiếu máu vành dẫn tới suy tim cấp, nguy cơ tử vong tăng lên.

Bài viết Bệnh Kawasaki và các biến chứng nặng ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/can-trong-voi-can-benh-kawasaki-voi-bien-chung-nang-o-tre-10032/feed/ 0
Bệnh Kawasaki và nguyên nhân gây bệnh https://benh.vn/benh-kawasaki-va-nguyen-nhan-gay-benh-2550/ https://benh.vn/benh-kawasaki-va-nguyen-nhan-gay-benh-2550/#respond Wed, 04 Apr 2018 04:16:17 +0000 http://benh2.vn/benh-kawasaki-va-nguyen-nhan-gay-benh-2550/ Với dự án nghiên cứu từ năm 1961 đến 1967, Kawasaki được phát hiện bởi một bác sĩ người Nhật tên là Tomisaku Kawasaki. Về mặt dịch tể học, bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi tuy nhiên vẫn có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Bài viết Bệnh Kawasaki và nguyên nhân gây bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Kawasaki là loại viêm mạch máu hay còn được gọi là hội chứng Hạch-Da niêm (mucocutaneous lymph node syndrome:MLNS)

Lịch sử bệnh Kawasaki

Với dự án nghiên cứu từ năm 1961 đến 1967, Kawasaki được phát hiện bởi một bác sĩ người Nhật tên là Tomisaku Kawasaki. Về mặt dịch tể học, bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi tuy nhiên vẫn có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tại nhật bản, tổng số các trường hợp được chẩn đoán là mắc bệnh Kawasaki tính từ thời điểm phát hiện ra căn bệnh này đến năm 2.000 là khoảng hơn 150.000 trường hợp.Trong khi đó ở Mỹ, cứ mỗi năm lại phát hiện khoảng 3.000 trường hợp. Tuy nhiên Việt Nam chưa có con số thông kê cụ thể về căn bệnh này.

Hình ảnh dấu hiệu bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki là bệnh gì

Bệnh Kawasaki là loại viêm mạch máu hay còn được gọi là hội chứng Hạch-Da niêm (mucocutaneous lymph node syndrome:MLNS). Về mặt giải phẫu học, người ta tìm thấy tổn thương dạng nốt ở nhiều động mạch có kích thước trung bình, đặc biệt ở động mạch vành(coronary artery) cung cấp máu nuôi tim. Trên lâm sàng là tình trạng viêm mạch máu có sốt cấp tính ở trẻ em. Bệnh Kawasaki gây viêm tất cả các mạch máu nhưng nó ảnh hưởng nặng nề nhất lên lớp áo giữa động mạch(thành động mạch luôn có 3 lớp: nội mạc trong cùng, cơ ở giữa và thanh mạc ngoài cùng). Điều trị càng sớm càng tốt chủ yếu bằng Globulin miễn dịch và Aspirin

Nguyên nhân bệnh Kawasaki

Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng dịch tể học và hình ảnh lâm sàng cho thấy nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến nhiễm vi trùng hay siêu vi trùng. Những hiểu biết hiện nay trên thế giới cho thấy bệnh này không lây nhiễm và không phải bệnh di truyền. 80% trường hợp xảy ra ở trẻ < 5 tuổi, chỉ có ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Bé trai chiếm tỉ lệ # 60 %.

Bệnh có thể tái phát nhưng tỉ lệ này thấp: chỉ 1-3%.

Bệnh thường xảy ra nhiều ở trẻ em các nước châu Á hoặc gốc Châu Á.

Benh.vn

Bài viết Bệnh Kawasaki và nguyên nhân gây bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-kawasaki-va-nguyen-nhan-gay-benh-2550/feed/ 0
Xuất hiện nhiều bệnh nhi mắc bệnh hiếm Kawasaki https://benh.vn/xuat-hien-nhieu-benh-nhi-mac-benh-hiem-kawasaki-8995/ https://benh.vn/xuat-hien-nhieu-benh-nhi-mac-benh-hiem-kawasaki-8995/#respond Mon, 30 Jan 2017 06:59:12 +0000 http://benh2.vn/xuat-hien-nhieu-benh-nhi-mac-benh-hiem-kawasaki-8995/ Ngoài những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như sởi, ho gà, viêm phổi, phế quản...căn bệnh cực hiếm gặp - Kawasaki gần đây đã bắt đầu xuất hiện trở lại Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới.

Bài viết Xuất hiện nhiều bệnh nhi mắc bệnh hiếm Kawasaki đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngoài những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như sởi, ho gà, viêm phổi, phế quản…căn bệnh cực hiếm gặp – Kawasaki gần đây đã bắt đầu xuất hiện trở lại Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới.

Theo thống kê trong quý IV, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận nhiều bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc bệnh hiếm gặp – Kawasaki nâng tổng số ca mắc bệnh là 16 bệnh nhi Kawasaki nhập viện trong năm 2016.

Bệnh Kawasaki là gì?

Kawasaki là căn bệnh được đặt theo tên của vị bác sĩ đầu tiên xác định được loại bệnh này. Kawasaki còn được gọi là hội chứng da niêm mạc hạch bạch huyết vì nó ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, da và màng nhầy trong mũi, miệng và cổ họng. Chứng bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em, có thể gây viêm các bức thành của các động mạch nhỏ và vừa trên toàn cơ thể.

Triệu chứng của bệnh kawasaki

Bệnh kawasaki được chia ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau.

Giai đoạn 1 gồm cáctriệu chứng sốt kéo dài, nhiệt độ cao hơn 38,50C và thời gian sốt có thể lên đến 1 – 2 tuần. Bị đỏ mắt nhưng lại không có rỉ. Phát ban trên thân người và bộ phận sinh dục. Lưỡi bị sưng, môi khô và nứt nẻ. da lòng bàn chân và bàn tay bị đỏ tấy. Cuối cùng là sưng hạch bạch huyết ở cổ và một số nơi khác.

Giai đoạn thứ haiphát triển cao hơn, các triệu chứng thường gặp là lột da lòng bàn chân và lòng bàn tay. Đau khớp, đau bụng, tiêu chảy, ói mửa.Giai đoạn thứ bacác triệu chứng trên sẽ từ từ biến mất nhưng không hết bệnh mà sinh ra biến chứng.

Khuyến cáo từ các chuyên gia

Bác sĩ Hà Anh Tuấn – trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ – cho biết do đây là căn bệnh hiếm nên hầu hết phụ huynh chưa hề biết về bệnh này. Do đó, khi thấy con em sốt cao, nổi ban họ tưởng là bị ban đỏ nên dễ nhầm với bệnh khác.

Bệnh thường khởi phát cấp tính, với những triệu chứng điển hình thường thấy là: sốt cao kéo dài, phát ban đỏ khắp cơ thể, hai mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ rực, bong rộp ở miệng, bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân, nổi hạch ở cổ. Một số trường hợp có thể kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân… Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa; trẻ đau bụng, nôn ói.

Gần đây nhất, bé N.T.T.Kh. (27 tháng tuổi, ở huyện Kế Sách, Sóc Trăng) nhập viện cấp cứu do sốt cao 4 ngày, kèm theo sưng to góc hàm trái. Gia đình nghĩ bé bị bệnh quai bị nên đưa đến một phòng khám tư để điều trị, sau đó sốt không giảm mới chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Tại khoa hồi sức tích cực – chống độc, các bác sĩ ghi nhận bé sốt cao, môi đỏ, nứt nẻ, lưỡi đỏ lấm chấm như trái dâu tây, chân tay có dấu hiệu sưng phù, hồng ban trên cơ thể nổi thành từng mảng đỏ ở ngực và bụng ngày một nhiều hơn… Xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao, kết quả siêu âm ghi nhận hạch cổ trái to, siêu âm tim ghi nhận giãn động mạch vành.

Bác sĩ Hà Anh Tuấn cho biết: “Đây là bệnh rất khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn, bằng kinh nghiệm lâm sàng và sau khi loại trừ các bệnh lý khác, chúng tôi xác định đây là bệnh Kawasaki. Chỉ định truyền ngay Gamma Globulin kết hợp uống Aspirin cho bệnh nhi, sau 1 ngày sốt bắt đầu giảm”.

Từ trường hợp trên có thể thấy, nếu không phát hiện điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng lên tim mạch, gây biến chứng phình động mạch vành hoặc viêm tắc và giãn động mạch vành (là mạch máu chính nuôi tim), do hậu quả của viêm mạch. Có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử tức thì cho trẻ.Hiện, chưa có thuốc đặc trị bệnh nên mục tiêu đầu tiên khi điều trị là giảm sốt, ngăn viêm nhiễm và phòng tránh gây tổn thương đến tim.

Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo khi thấy con có các triệu chứng trên thì đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những điều đáng tiếc có thể sẽ xảy ra.

Benh.vn (Theo ( Theo TPO)

Bài viết Xuất hiện nhiều bệnh nhi mắc bệnh hiếm Kawasaki đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xuat-hien-nhieu-benh-nhi-mac-benh-hiem-kawasaki-8995/feed/ 0