Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 17 May 2024 02:58:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Thực trạng chất lượng nước bể bơi ở Hà Nội https://benh.vn/thuc-trang-chat-luong-nuoc-be-boi-o-ha-noi-5302/ https://benh.vn/thuc-trang-chat-luong-nuoc-be-boi-o-ha-noi-5302/#respond Thu, 09 May 2019 05:21:13 +0000 http://benh2.vn/thuc-trang-chat-luong-nuoc-be-boi-o-ha-noi-5302/ Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội vừa phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh bể bơi trên địa bàn thành phố. Theo đánh giá chung của Trung tâm, còn một số điểm chưa đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng dịch vụ.

Bài viết Thực trạng chất lượng nước bể bơi ở Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội vừa phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh bể bơi trên địa bàn thành phố. Theo đánh giá chung của Trung tâm, còn một số điểm chưa đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng dịch vụ.

Nếu nước bể bơi không được khử trùng tốt làm gia tăng lây nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, bệnh ngoài da (Ảnh minh họa)

Trong 33 bể bơi được kiểm tra đợt này, các bể bơi được xây dựng ngoài trời, có mặt bằng thoáng rộng, có hệ thống cây xanh hoặc mái che nắng, không có rác tồn đọng xung quanh, hệ thống cống rãnh thông thoáng và đảm bảo sạch sẽ. Các bể bơi đều có cơ sở vật chất đầy đủ như phòng thay đồ, nơi tắm cho nam nữ riêng biệt, có hệ thống tắm cưỡng bức trước khi xuống bể, chế độ trực cấp cứu liên tục, đội ngũ nhân viên cứu hộ có chuyên môn nghiệp vụ…

Nguồn nước sử dụng đa số là nước máy và được lọc theo hệ thống tuần hoàn của công nghệ nước ngoài với đồng hồ báo chỉ số hoá chất khử trùng. Tại các bể bơi Công viên Tuổi trẻ, Công viên nước Hồ Tây, khách sạn Kim Liên, CLB Ba Đình, Sao Mai, làng quốc tế Thăng Long, công tác khử trùng nước bể bơi tốt… Hầu hết đều sử dụng hoá chất javel hoặc clo dưới dạng viên hoặc bột để khử trùng nước. Một vài nơi đã dùng hoá chất đặc hiệu khử cặn lắng rêu, tảo như bể bơi Kim Liên, Công ty Chỉnh hình Hà Nội, Fafilm, Sao Mai, làng quốc tế Thăng Long.

Tuy nhiên, những bể bơi thu hút nhiều người nhất lại nằm trong số những bể còn yếu về chất lượng phục vụ như Tăng Bạt Hổ, Công viên Cầu Đôi, bể bơi Nhà Văn hoá Hoàn Kiếm, Bách khoa, Xí nghiệp Cung ứng Hàng không… Ở những điểm này, khu phụ trợ như nhà tắm, nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, tồn đọng rác, rêu bám. Tại các bể bơi như Công viên Cầu Đôi, Xí nghiệp Cung ứng Hàng không, Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội, quán Trúc Sơn… công tác khử trùng chưa đều, nồng độ clo dư trong nước không có hoặc có thì lại quá cao, ảnh hưởng không tốt đến da và mắt của người bơi.

Nếu nước bể bơi không được khử trùng, một số bệnh lây lan qua đường nước có cơ hội phát triển như các bệnh về đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn), các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng), các bệnh về mắt, tai, mũi, họng và các bệnh ngoài da. Trong tổng số mẫu xét nghiệm nước tại các bể bơi có 11/38 mẫu đạt kết quả xét nghiệm hoá học, 29/36 mẫu đạt xét nghiệm vi sinh, 23/38 mẫu đạt xét nghiệm clo dư.

Để đảm bảo sức khoẻ cho người đến bơi, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội khuyến cáo bể bơi nên duy trì tốt các chế độ vệ sinh ngoại cảnh, môi trường, đặc biệt luôn quan tâm chế độ khử trùng nước bằng hoá chất kịp thời để đảm bảo hợp vệ sinh. Với những bể bơi còn dùng nước giếng khoan và thay nước toàn bộ nên thường xuyên tổng vệ sinh khu vực giếng nước dàn mưa, bể lắng lọc và nâng cấp một số bể đã xuống cấp.

Khuyến cáo người dùng

Mùa hè, bệnh dịch sẽ phát triển nhiều, khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức phòng bệnh, biết tự bảo vệ bản thân và gia đình khi tham gia các dịch vụ công cộng

Bài viết Thực trạng chất lượng nước bể bơi ở Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-trang-chat-luong-nuoc-be-boi-o-ha-noi-5302/feed/ 0
Những tác hại nguy hiểm của clo trong nước bể bơi https://benh.vn/nhung-tac-hai-nguy-hiem-cua-clo-trong-nuoc-be-boi-5703/ https://benh.vn/nhung-tac-hai-nguy-hiem-cua-clo-trong-nuoc-be-boi-5703/#respond Fri, 04 May 2018 05:32:05 +0000 http://benh2.vn/nhung-tac-hai-nguy-hiem-cua-clo-trong-nuoc-be-boi-5703/ Trong những ngày hè nóng nực, bể bơi luôn là sự lựa chọn của nhiều gia đình vì nó có thể giải tỏa cơn nóng bức và là không gian cho trẻ thoải mái vui đùa. Để làm sạch nước, các bể bơi thường sử dụng hoạt chất clo.

Bài viết Những tác hại nguy hiểm của clo trong nước bể bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong những ngày hè nóng nực, bể bơi luôn là sự lựa chọn của nhiều gia đình vì nó có thể giải tỏa cơn nóng bức và là không gian cho trẻ thoải mái vui đùa. Để làm sạch nước, các bể bơi thường sử dụng hoạt chất clo.

Vậy, thành phần hóa học có trong nước bể bơi gây ra những mối nguy hại gì cho sức khỏe, những dấu hiệu bể bơi không đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng như thế nào? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Tìm hiểu về clo

– Là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất clo được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh.

– Clo được sử dụng dưới hai dạng chủ yếu là calcium hypochlorite (rắn) và sodium hypochlorite (lỏng). Hai hợp chất này tác dụng với nước tạo thành axit hypochlorous. Axit này giết chết vi khuẩn và các mầm bệnh bằng cách phá vỡ màng lipid, tiêu diệt enzyme và ấu trùng bên trong tế bào vi khuẩn thông qua phản ứng oxy hóa.

Thực trạng nước bể bơi

Bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất. Những bể dạng này thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, các loại vi trùng, tảo bao bào tử trong nước mưa, phân chim…

tac-hai-clo-trong-be-boi

Bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất.

Ngoài ra, nguồn thải ô nhiễm ra bể bơi còn bao gồm các vi sinh vật, lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt… Do đó, bể bơi bắt buộc phải được xử lý hóa học trước khi đem vào sử dụng. Thành phần không thể thiếu trong nước bể bơi thường bao gồm clo. Đây là hóa chất dùng để khử trùng, tiêu diệt các thành phần gây ô nhiễm nước bể.

Một số bể bơi được cho thêm hóa chất làm xanh, tạo hiệu ứng cho nước bể bơi giống nước biển nhưng không gây hại cho người sử dụng.

Tác hại của clo đối với sức khỏe

Những bể bơi không được tẩy trùng kĩ sẽ là môi trường sống cho rất nhiều các loại khuẩn như Cryptosporidium – nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở người hay khuẩn Chlamydia Trachomatis – hung thủ của viêm kết mạc ở mắt. Nhưng bể bơi chứa quá nhiều clo lại gây kích ứng da, mắt và những tác hại nguy hiểm như:

– Trong môi trường nước, Clo phản ứng với mồ hôi, nước tiểu, tế bào da và các vật liệu sinh học khác để sản sinh ra đủ loại phụ phẩm. Kết quả nghiên cứu ở động vật cho thấy một vài hóa chất này có liên quan đến bệnh suyễn và ung thư bàng quang.

– Trong 2 cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học, 50 người trưởng thành khỏe mạnh được yêu cầu bơi trong vòng 40 phút. Sau đó, các chuyên gia đo liều lượng một số chất có trong máu, nước tiểu, hơi thở của người trước và sau khi bơi. Mỗi lần đo đều được xác định bằng chất đánh dấu sinh học, hoặc dấu ấn xác định chuyện gì diễn ra trong cơ thể.

ho-dai-dang

Clo trong nước bể bơi có thể gây bệnh suyễn và ung thư bàng quang.

– Một số nghiên cứu khác cho thấy những người làm công tác cứu hộ tại hồ bơi và những tay bơi chuyên nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh suyễn cao hơn. Tương tự, những người làm việc tại hồ bơi cũng có nguy cơ bị bệnh về mắt, mũi, họng cao hơn. Tuy nhiên, lần này, trong số những dấu ấn sinh học về các vấn đề hô hấp, nghiên cứu mới phát hiện hành động bơi dẫn đến sự gia tăng dấu hiệu duy nhất là tình trạng viêm nhiễm và nguy cơ mắc bệnh dị ứng dẫn đến suyễn.

Cách nhận biết bể bơi an toàn hay không?

– Nếu bể bơi có mùi clo gây sốc đặc trưng, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy thì có nghĩa là nước trong bể đã không được xử lý tốt.

– Khi màu nước trong tự nhiên, nhìn thấy rõ đáy bể, có màu xanh vừa phải, không có vẩn đục hay vật thể lạ là bể bơi đạt tiêu chuẩn. Nếu bể có màu xanh bất thường (khác với màu trời) thì cần chú ý.

– Con người cũng là 1 trong những tác nhân khiến bể bơi nhiễm “độc”. Vì vậy, nếu số lượng người xuống bể bơi quá đông, máy lọc nước tại bể sẽ không thể lọc kịp để loại bỏ các độc tố.

Lời kết

Bể bơi không được khử trùng thường xuyên khiến cơ thể chúng ta dễ mắc các bệnh do các vi khuẩn sống trong môi trường nước gây nên. Ngược lại nếu bể bơi sử dụng quá nhiều clo và các chất hóa học có hại để khử trùng cũng như tạo màu cho nước sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn như hen suyễn, ung thư bàng quang…

Vì vậy, tốt nhất khi đi bơi, bạn không nên chọn những bể bơi quá đông người, bể bơi có dấu hiệu không được khử trùng đúng quy trình đảm bảo an toàn…

Bài viết Những tác hại nguy hiểm của clo trong nước bể bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-tac-hai-nguy-hiem-cua-clo-trong-nuoc-be-boi-5703/feed/ 0
Phòng chống bệnh cho trẻ khi đi bơi https://benh.vn/phong-chong-benh-cho-tre-khi-di-boi-5300/ https://benh.vn/phong-chong-benh-cho-tre-khi-di-boi-5300/#respond Wed, 03 Jun 2015 05:21:11 +0000 http://benh2.vn/phong-chong-benh-cho-tre-khi-di-boi-5300/ Mùa hè đến thì bơi lội trở thành môn thể thao ưa thích của nhiều người để tránh nóng. Xong bạn đã biết cách phòng chống các bệnh có thể mắc khi đi bơi ?

Bài viết Phòng chống bệnh cho trẻ khi đi bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè đến thì bơi lội trở thành môn thể thao ưa thích của nhiều người để tránh nóng. Xong bạn đã biết cách phòng chống các bệnh có thể mắc khi đi bơi ?

Nhiều bệnh phát sinh từ nước bẩn

Các bệnh có thể mắc

Vào những ngày hè, khi các bé đã được nghỉ học, để hạn chế tối đa thời gian các con ngồi trước màn hình tivi, các bố mẹ thường xuyên tổ chức các hoạt động cho con và một trong những hoạt động luôn được các bé đón nhận “nồng nhiệt” đó là đi bơi.

Tuy nhiên, rất nhiều trẻ sau một vài tuần bơi đã bị sốt, xụt xịt mũi, ho thậm trí là viêm xoang cấp, viêm tai giữa.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do hầu hết các hồ bơi hiện nay đều trong tình trạng quá tải nên môi trường nước hồ bơi rất dễ bị ô nhiễm. Ở những hồ bơi không đảm bảo điều kiện vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra (như đàm dãi, nước mũi, thậm chí là cả nước tiểu…). Mùa nắng nóng cũng là mùa dịch bệnh phát triển nhiều nhất trong năm. Một số dịch bệnh có khả năng lây qua đường nước, rất nguy hiểm.

Trong khi đó mũi họng lại được xem như là cửa ngõ chính của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên mũi họng có cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý rất đặc biệt để có thể tự điều chỉnh và bảo vệ. Mũi họng có liên quan mật thiết với tai qua vòi nhĩ. Khi xuống nước, mũi họng là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên của nguồn bệnh rồi mới đến các cơ quan khác bên trong như tai, xoang, thanh khí – phế quản, phổi, đường tiêu hóa…Do đó các bệnh dễ xảy ra do nguồn bệnh từ bể bơi là viêm họng, viêm mũi xoang dẫn đến viêm tai giữa.

Đi bơi ở bể bị ô nhiễm trẻ dễ mắc viêm xoang, viêm tai giữa (Ảnh minh họa)

Triệu chứng , khắc phục

Những bệnh này có triệu chứng như ngứa mũi, chảy mũi…Chúng thường được xem là dấu hiệu nhẹ nên dễ bị bỏ qua. Do đó nhiều bệnh nhân đến viện khi tình trạng xoang lan rộng ảnh hưởng tới đồng tử, thần kinh thị giác, màng não.

Thời gian an toàn cho một lần bơi là không quá 1 tiếng, với trẻ nhỏ chỉ nên tối đa 30 phút để tránh cảm lạnh.

Để an toàn cho trẻ khi đi bơi

Trước khi bơi

Đi bơi mùa hè rất tốt cho sức khỏe vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội đi bơi vào mùa hè cho trẻ, Tuy nhiên để tránh bị vướng nguồn bệnh từ bể bơi bạn nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như đồ bơi, phao bơi, mũ bơi, kính bơi, nút tai, khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng. Khi đến bơi, tránh ăn no.

Trước khi xuống hồ, nên tắm gội sạch sẽ và khởi động làm nóng cơ thể để tránh chuột rút. Trong khi bơi cần tránh sặc nước, hạn chế nước vào tai và mũi họng. Khi mới bơi xong, nên choàng khăn ngay để tránh gió. Sau đó tắm kỹ bằng nước sạch để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ và lau khô giữ ẩm.

Sau khi bơi

Sau khi bơi, bạn cần xì mũi nhẹ cho nước trong mũi ra sạch. Hãy xì mũi đúng theo cách sau: bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia rồi làm ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc để xì mũi để tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa cấp. Lau khô vành tai và cửa tai.

Lúc này, bạn không nên dùng bông gòn, vật có đầu nhọn ngoáy tai vì sẽ gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng da ống tai ngoài. Nếu nước vào tai, bạn chỉ cần nghiêng đầu, lắc nhẹ và kéo nhẹ vành tai tạo đường thẳng cho nước chảy ra ngoài. Có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý.

Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.

Nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kính bơi, mũ bơi…để tránh lây các bệnh truyền nhiễm khi đi bơi

Những người cần “kiêng” đi bơi

Những người mắc các bệnh truyền nhiễm thì không nên đi bơi để tránh lây truyền bệnh xuống hồ. Khi bạn đến bể bơi, nếu gặp phải những người khách có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm (ghẻ, ngứa, cúm..) thì bạn cũng nên tránh đi bơi ở những nơi đó.

– Những người đang bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm xoang mũi tái phát hoặc các bệnh hô hấp mạn tính (viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn….) cũng không nên đi bơi vì bệnh sẽ có nguy cơ nặng thêm.

– Những người đang bị hen phế quản: còn gọi là suyễn, khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

– Người bị viêm da dị ứng: Hóa chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và dễ làm trầm trọng hơn bệnh dị ứng.

Benh.vn (Theo me&be)

Bài viết Phòng chống bệnh cho trẻ khi đi bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-chong-benh-cho-tre-khi-di-boi-5300/feed/ 0