Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:32:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cảm xúc của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như nào? https://benh.vn/cam-xuc-cua-me-trong-thoi-gian-mang-thai-anh-huong-den-thai-nhi-nhu-nao-10108/ https://benh.vn/cam-xuc-cua-me-trong-thoi-gian-mang-thai-anh-huong-den-thai-nhi-nhu-nao-10108/#respond Mon, 20 May 2024 07:29:00 +0000 http://benh2.vn/cam-xuc-cua-me-trong-thoi-gian-mang-thai-anh-huong-den-thai-nhi-nhu-nao-10108/ Sự thay đổi về nội tiết làm cảm xúc của mẹ khi mang thai cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh niềm vui được làm mẹ, bạn còn phải đối mặt với lo lắng, sợ hãi, chán nản, tâm trạng của bạn không ổn định, hay khóc và suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bài viết Cảm xúc của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sự thay đổi về nội tiết làm cảm xúc của mẹ trong thời gian mang thai cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh niềm vui được làm mẹ, bạn còn phải đối mặt với lo lắng, sợ hãi, chán nản, tâm trạng của bạn không ổn định, hay khóc và suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bệnh trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy trầm cảm là một tình trạng phổ biến của phụ nữ khi mang thai. Trẻ sơ sinh được sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh lý về thần kinh trước 18 tuổi cao gấp 1,5 lần so với những trẻ có mẹ bình thường. Ngoài ra, bệnh trầm cảm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Nếu người mẹ khỏe mạnh khi mang thai nhưng bị trầm cảm sau sinh, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (ảnh minh họa)

Căng thẳng

Đây là tình trạng đa số các mẹ bầu đều trải qua khi mang thai. Điều này hoàn toàn bình thường và không tác động lâu dài tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị căng thẳng kéo dài, đây thật sự là một điều đáng lo ngại. Trong quá trình phát triển của thai nhi, nếu mẹ bầu thường căng thẳng, thai nhi trong bụng sẽ có nguy cơ bị căng thẳng mạn tính.

Cảm xúc không tốt

Trong thai kỳ, thai phụ đều cảm thấy mệt mỏi đặc biệt là vào ba tháng cuối. Bạn đừng để những vấn đề này khiến bạn chán nản, buồn bã, than khóc… Việc chán nản lâu dài khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tình cảm của bạn dành cho con sau khi chào đời. Có thể bạn nghĩ đứa bé là gánh nặng, là của nợ vì nó mà bạn khổ. Điều này rất tội nghiệp bé vì nó không có quyền lựa chọn để làm con của bạn. Do đó, bạn hãy xem việc mệt mỏi khi mang thai là bình thường và thai phụ nào cũng phải trải qua. Sau thời gian 9 tháng 10 ngày, bạn sẽ không có những triệu chứng khó chịu nữa.

Vì thế, nếu có bệnh về tâm lý làm cho tâm trạng không vui khi mang thai, bạn hãy chia sẻ với người thân. Khi bị nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện khám để được bác sĩ tư vấn. Là mẹ, ai cũng mong con khi chào đời sẽ luôn tươi cười, dễ ăn dễ ngủ hơn là suốt ngày quấy khóc, nhõng nhẽo. Muốn vậy, bạn hãy đánh bay tâm trạng buồn chán, u uất, đặc biệt là khi mang thai.

Mẹ bầu không thích việc mang thai

Theo một nghiên cứu, nếu cảm thấy khó chịu với sự phát triển của thai nhi trong bụng, mẹ bầu dễ gặp những vấn đề về tâm lý và cảm xúc. Việc mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy ngày càng tồi tệ hơn.

Lúc này, bạn không nên giữ trong lòng mà hãy chia sẻ về nguyên nhân mình không thích mang thai với người thân (chồng, mẹ chồng hay mẹ ruột, chị em gái), bạn bè để nhận được những lời khuyên hữu ích và cùng tìm ra giải pháp. Có thể do bạn mệt mỏi, lo lắng khi lần đầu làm mẹ, sợ những rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ… Tất cả đều có cách giải quyết, nếu không có cách, bạn hãy nhờ người khác giúp mình.

Bài viết Cảm xúc của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cam-xuc-cua-me-trong-thoi-gian-mang-thai-anh-huong-den-thai-nhi-nhu-nao-10108/feed/ 0
Tử cung mở sớm: Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị https://benh.vn/tu-cung-mo-som-dau-hieu-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-9340/ https://benh.vn/tu-cung-mo-som-dau-hieu-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-9340/#respond Sun, 28 Jan 2024 07:05:48 +0000 http://benh2.vn/tu-cung-mo-som-dau-hieu-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-9340/ Tử cung yếu nên không thể duy trì trạng thái đóng kín trong suốt giai đoạn mang thai và bắt đầu mở rộng ra trước thời điểm được cho phép. Điều này có thể khiến cho các bà bầu sinh sớm hoặc sảy thai.

Bài viết Tử cung mở sớm: Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tử cung yếu nên không thể duy trì trạng thái đóng kín trong suốt giai đoạn mang thai và bắt đầu mở rộng ra trước thời điểm được cho phép. Điều này có thể khiến cho các bà bầu sinh sớm hoặc sảy thai.

Tử cung mở sớm có thể khiến bà bầu sinh sớm hoặc sẩy thai (ảnh minh họa)

Biểu hiện của mở tử cung sớm

Rất khó nhận biết được các dấu hiệu này. Hầu hết, các thai phụ thường không nhận thức được về chính cơ thể mình và khó phát hiện được những biểu hiện của hiện tượng này vì nghĩ đây chỉ là những triệu chứng thai kỳ thông thường cho tới khi họ đi khám thai định kỳ.

  • Đau lưng
  • Cảm thấy áp lực nặng nề ở vùng khung chậu
  • Xuất hiện cơn gò nhẹ, hơi đau gần giống như đau bụng kinh
  • Âm đạo tiết dịch, càng ngày càng nhiều và loãng
  • Chảy máu nhẹ

Nếu phát hiện những triệu chứng trên, tốt nhất nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám và siêu âm ngay.

Nguyên nhân của hiện tượng mở tử cung sớm

Cổ tử cung gồm các mô liên kết xơ, mô cơ và mạch máu. Sự phân bố các thành phần này trong cổ tử cung không đồng đều. Có nhiều mô cơ ở lỗ trong tử cung hơn và nhiều mô liên kết ở đoạn dưới cổ tử cung hơn. Rối loạn trong thành phần cấu tạo hoặc sự phân bổ các loại mô này ở cổ tử cung được xem là nguyên nhân dẫn đến hở eo tử cung, dẫn đến cổ tử cung mở sớm. Nguyên nhân chính xác khiến cho vùng tử cung yếu thực ra chưa rõ ràng, nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ này như:

  • Dị dạng tử cung bẩm sinh
  • Có một số tế bào liên kết yếu xung quanh vùng tử cung.
  • Cổ tử cung bị chấn thương do nạo phá thai trước đó.
  • Một số phụ nữ đã từng bị rách, tổn thương nặng nề tử cung trong ca vượt cạn khó khăn trước đó.
  • Nhiễm chất Diethylstilbestrol (DES), một dạng tổng hợp của hormone estrogen, được sử dụng từ năm 1938 đến đầu những năm 1980 nhằm ngăn chặn biến chứng sẩy thai và thai kỳ.
  • Đã từ phải trải qua các cuộc phẫu thuật quanh vùng tử cung
  • Từng bị sảy thai không rõ nguyên nhân trước đó.
  • Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sinh non là khói thuốc, ốm đau… trong lúc thai nghén.

Một trong những nguyên nhân khiến tử cung mở sớm là do những bất thường ở vùng âm đạo, hoặc do tử cung quá yếu do các nguyên nhân kể trên tuy nhiên hiện nay, các bác sĩ có thể can thiệp, hạn chế việc sinh non bằng những cuộc phẫu thuật, chăm sóc riêng cho bà bầu.

Điều trị mở cổ tử cung

Không có cách điều trị hiệu quả. Điều trị bằng ba phương pháp nằm nghỉ, giảm gò, khâu eo tử cung

– Nghỉ ngơi, dưỡng sức và tránh làm việc, giảm gò

Nếu đã từng có tiền sử về việc sinh non hoặc bị sảy thai vào giai đoạn thứ ba của thai kỳ, bạn cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện mình mang thai. Nếu bác sĩ phát hiện tử cung của bạn ngắn, họ sẽ kê đơn (có thể dùng Progesterone) để phòng việc sinh non. Trường hợp tử cung ngắn và yếu, bạn nên nghỉ ngơi trọn vẹn cho tới lúc sinh em bé.

Nên nằm ngửa và kê cao hai chân để bớt các sức ép lên vùng tử cung. Ngoài ra, chị em có các vấn đề về tử cung nên tránh quan hệ tình dục lúc bầu bí. Bạn cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên cố làm để đảm bảo an toàn cho “cô nhỏ”, kể cả những công việc nhẹ nhàng như rửa rau, là quần áo…

– Phương pháp khâu vòng cổ tử cung

Thủ thuật khâu có thể được thực hiện thông qua âm đạo (được gọi là TVC) hoặc qua bụng (được gọi là TAC).

  • Kỹ thuật khâu cổ tử cung theo phương pháp McDonald: Đây là kỹ thuật khâu phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Khi chỉ khâu tiêu, có thể sinh thường qua ngả âm đạo.
  • Khâu cổ tử cung theo phương pháp Shirodkar: Chỉ khâu sẽ tự tiêu vào thời điểm cuối thai kỳ và sau đó sản phụ phải sinh mổ.
  • Khâu qua bụng: Kỹ thuật này sử dụng khi cổ tử cung quá ngắn không thể tiến hành khâu qua đó được. Đỉnh trên và dưới của cổ tử cung được khâu lại với nhau, và sau đó sản phụ buộc phải sinh mổ.
  • Buộc vòng cổ tử cung theo phương pháp Hefner: Kỹ thuật này được áp dụng khi chẩn đoán bất túc cổ tử cung quá muộn.
  • Buộc vòng cổ tử cung theo phương pháp Lash: Kỹ thuật này được sử dụng khi đã có tổn thương ở cổ tử cung hoặc các khiếm khuyết khác. Sau khâu sản phụ buộc phải sinh mổ.

Rủi ro khi khâu cổ tử cung

  • Vỡ tử cung.
  • Vỡ bàng quang.
  • Rách cổ tử cung.
  • Xuất huyết.
  • Sinh non
  • Màng ối vỡ sớm.

Phương pháp này có những rủi ro nhất định vì vậy thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện.

Bài viết Tử cung mở sớm: Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tu-cung-mo-som-dau-hieu-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-9340/feed/ 0
Những điều cần biết khi bị ung thư vú trong thời gian mang thai https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-bi-ung-thu-vu-trong-thoi-gian-mang-thai-4072/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-bi-ung-thu-vu-trong-thoi-gian-mang-thai-4072/#respond Sun, 26 Nov 2023 04:49:06 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-bi-ung-thu-vu-trong-thoi-gian-mang-thai-4072/ Ung thư vú khi đang có thai không quá hiếm nhưng ngày càng gặp nhiều hơn ở phụ nữ lớn tuổi mới mang thai và sinh đẻ. Về phương diện y học, các liệu pháp điều trị đã được chuẩn hóa nhưng chưa đủ các nghiên cứu và đánh giá về mặt cảm xúc đối với những trường hợp còn khá phức tạp này.

Bài viết Những điều cần biết khi bị ung thư vú trong thời gian mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư vú khi đang có thai không quá hiếm nhưng ngày càng gặp nhiều hơn ở phụ nữ lớn tuổi mới mang thai và sinh đẻ. Về phương diện y học, các liệu pháp điều trị đã được chuẩn hóa nhưng chưa đủ các nghiên cứu và đánh giá về mặt cảm xúc đối với những trường hợp còn khá phức tạp này.

Chiến lược đặt ra với ung thư vú ở phụ nữ có thai phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn nào của thai nghén: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối?

Chữa ung thư vú khi mang thai như thế nào

Tỷ lệ chẩn đoán ung thư vú khi mang thai ở Pháp khoảng 200-300 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, ngày nay tuổi phụ nữ sinh con lần đầu đã cao hơn và việc quản lý ung thư khi đang mang thai cũng đã có chất lượng hơn.

ung-thu-vu

Ung thư vú trong thời gian mang thai

Thai nghén không làm khó cho việc điều trị, với ung thư vú, ngày nay tiên lượng không có gì khác giữa phụ nữ có thai và không có thai. Điều này liên quan đến biểu hiện ban đầu: đó là loại ung thư của phụ nữ trẻ, nói chung xâm lấn hơn và chẩn đoán thường hơi chậm vì không ở trong môi trường phát hiện mà trong lúc sinh đẻ. Việc điều trị do thầy thuốc chuyên khoa ung thư và thầy thuốc phụ khoa cùng xây dựng và dựa trên giai đoạn mang thai, thể ung thư và kích thước khối u. Rất nhiều khi phải chỉ định hóa liệu pháp nhưng không phải thực hiện giống nhau mà theo từng giai đoạn. Thầy thuốc phải chấp nhận liệu pháp này với điều kiện phải theo dõi sát thai nghén.

Nói một cách giản lược, điều trị ung thư vú ở 3 tháng đầu của thai nghén khác hẳn với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong trường hợp phát hiện ung thư vú khi mới có thai thì vấn đề đình chỉ thai nghén được đặt ra. Việc này có thể trở nên cần thiết nếu như cần phải chỉ định khẩn cấp hóa liệu pháp, chỉ định này có thể làm cho phôi thai bị nhiễm độc vì đang ở giai đoạn tạo thành các cơ quan và tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao. Nếu người mẹ vẫn muốn giữ thai thì có 2 lựa chọn:

1) Chờ đến khi thai đã ở 3 tháng giữa (ngoài 12 tuần thai nghén) mới bắt đầu dùng hóa liệu pháp.

2) Tạm thời bằng lòng với can thiệp ngoại khoa và chờ khi đẻ xong thì bắt đầu điều trị bổ sung. Khi đã ở giai đoạn giữa của thai nghén (ít nhất đã 4 tháng) thì thầy thuốc có thể yên tâm hơn vì đã có thể chỉ định hóa liệu pháp truyền thống. Ở 3 tháng cuối cũng vậy. Điều đáng ngạc nhiên là phụ nữ mang thai bị ung thư vú dung nạp liệu pháp hormon tốt hơn nhiều, không bị nôn, trạng thái sức khỏe tổng thể vẫn ít thay đổi. Hóa liệu pháp nên ngừng trước khi sinh 2-3 tuần và sau khi sinh 2-3 tuần mới lại tiếp tục. Ngày nay, gần như không cần phải làm cho cuộc đẻ diễn ra sớm, chỉ cần thai nghén đã vượt qua tuần 37 hay 38 kể từ khi mất kinh.

Phát hiện ung thư vú khi có thai

Khối u vú thường có thể phát hiện trên lâm sàng. Ngay từ lần khám thai đầu tiên đã có thể phát hiện thấy một u nhỏ và được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh và chọc thăm dò. Không có kỹ thuật phát hiện có giá trị nào ở hoàn cảnh này. Nên thực hiện khám vú có hệ thống ngay từ khởi đầu của thai nghén, nếu cần thiết thì thêm cả siêu âm chẩn đoán.

Thuốc điều trị ung thư vú có độc hại cho thai

Cần lưu ý về mọi loại thuốc dùng trong khi đang mang thai, chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của hóa liệu pháp đến thai và trẻ sơ sinh. Vì vậy, các thầy thuốc đã sử dụng phương pháp hồi cứu để tiếp cận với những nguy cơ và lợi ích. Kết quả bước đầu cho thấy: Không có những vấn đề nghiêm trọng xét trong thời gian ngắn, chỉ có những tác dụng tạm thời đến tình trạng máu ở trẻ sơ sinh, chưa có nghiên cứu dài hạn ở những trẻ này và cần có nghiên cứu dài hơi hơn với những trẻ bị tác động của thuốc khi còn trong tử cung. Tất nhiên sẽ tốn kém, khó khăn nhưng khả thi.

Hiện cũng chưa có nhiều thông tin về taxane như là hóa liệu pháp khi có thai và cơ chế tác dụng, chưa rõ thuốc có vô hại với thai không cho nên không dùng cho phụ nữ mang thai. Với nhiều liệu pháp khác cũng vậy (herceptin, dùng kháng thể). Số lượng bệnh nhân ít cũng gây khó khăn cho nghiên cứu.

Trạng thái tâm lý khi ung thư vú kết hợp với thai nghén: Lo lắng làm cho cuộc sống bản thân nhưng mong muốn đem lại cuộc sống cho con là sức mạnh lớn với người bệnh, có ý nghĩa như một sự nâng đỡ tâm lý. Người bệnh quan tâm đến sự phát triển của con hơn cả bệnh của mình. Đôi khi cần phải đình chỉ thai nghén vì lý do liên quan đến ung thư thì đó là một khó khăn lớn về mặt tâm lý với cặp vợ chồng. Ngược lại cũng có một số người bệnh không lựa chọn giữ thai trong khi chính thầy thuốc lại không thấy có vấn đề gì. Sau đẻ cũng là một thách thức vì mẹ phải tiếp tục điều trị nên không thể cho con bú và một số bà mẹ có cảm tưởng như đã tước đoạt tuổi thơ đầu tiên của con họ.

Bài viết Những điều cần biết khi bị ung thư vú trong thời gian mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-bi-ung-thu-vu-trong-thoi-gian-mang-thai-4072/feed/ 0
Rau cài răng lược – Nguy hiểm rình rập sản phụ https://benh.vn/rau-cai-rang-luoc-nguy-hiem-rinh-rap-san-phu-2526/ https://benh.vn/rau-cai-rang-luoc-nguy-hiem-rinh-rap-san-phu-2526/#respond Thu, 04 Mar 2021 04:15:49 +0000 http://benh2.vn/rau-cai-rang-luoc-nguy-hiem-rinh-rap-san-phu-2526/ Nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp, nên trước đây thường ít được quan tâm và chẩn đoán dễ bị bỏ sót. Tuy nhiên, gần đây bệnh này đã tăng lên nhiều do chỉ định mổ lấy thai rộng rãi hơn và có những trường hợp mổ theo yêu cầu. Nhau cài răng lược góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ.

Bài viết Rau cài răng lược – Nguy hiểm rình rập sản phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp, nên trước đây thường ít được quan tâm và chẩn đoán dễ bị bỏ sót. Tuy nhiên, gần đây bệnh này đã tăng lên nhiều do chỉ định mổ lấy thai rộng rãi hơn và có những trường hợp mổ theo yêu cầu. Nhau cài răng lược góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ.

banh_rau_thai

Bánh rau (minh họa)

Về cấu trúc, tử cung là một khối cơ trơn rỗng ở giữa tạo thành buồng tử cung, được lát bởi niêm mạc tử cung. Khi có thai, bào thai nằm trong buồng tử cung, nhau là cơ quan trao đổi giữa mẹ và thai. Nhau có hai mặt:

  • Mặt phía buồng ối: láng, có dây rốn bám, dưới lớp màng ối thấy có nhiều mạch máu.
  • Mặt nhau bám vào tử cung: cấu tạo bởi nhiều múi nhỏ.

Bình thường, nhau chỉ bám vào lớp niêm mạc của tử cung ở mặt trước hoặc mặt sau đáy thân tử cung. Về mô học, nhau gồm có hai phần:

Màng rụng đáy (ngoại sản mạc tử cung – nhau) gồm có:

  • Lớp sâu, xốp nhiều mạch máu là vùng chủ yếu để nhau tróc.
  • Một lớp nông, đặc, có các sản bào.

Phần gai nhau đang phát triển trong các hồ huyết, phân nhánh nhiều cấp để tăng diện tích tiếp xúc với máu mẹ.

Sau khi sổ thai, tử cung co lại chừng 10 – 15 phút, thành tử cung dày lên không đều, mỏng ở chỗ bánh nhau. Nhau như bị đóng khung trong một vòng nơ đan xiết lại. Vì nhau không có tính đàn hồi như cơ tử cung nên bánh nhau nhăn nhúm lại và tróc ra một phần. Khi nhau bắt đầu bong, máu từ các xoang tĩnh mạch đổ vào tạo thành một bướu tụ máu sau nhau giúp cho sự tróc nhau tiến triển thêm. Khi nhau đã bong hoàn toàn thì thành tử cung trở nên dày đều khắp mọi mặt. Còn màng ối vì mỏng và đàn hồi nên có thể rút lại theo cơn co tử cung. Nhau được tống xuất xuống phần thân dưới tử cung kéo theo màng ối, dần dần được tống ra ngoài.

Nhau cài răng lược là gì?

Rau cài răng lược là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ có khả năng đe dọa đến tính mạng người mẹ và thai nhi. Mặc dù biến chứng này đã được biết từ rất lâu, trường hợp được ghi nhận đầu tiên bởi Plater vào năm 1588 (Harer, 1956). Bình thường khi thai làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung (lớp màng rụng) sẽ hình thành bánh nhau để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sau khi sanh bánh nhau sẽ bong ra một cách dễ dàng. Nhau cài răng lược là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh nhau vào lớp cơ tử cung. Về mô học cho thấy có sự thiếu vắng một phần hay toàn bộ màng rụng đáy do gai nhau bám vào cơ tử cung.

Vì trong trường hợp nhau cài răng lược, nhau không bám như bình thường, vượt quá lớp niêm mạc tử cung bám quá sâu vào tử cung, có thể bám rất chắc vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả lớp cơ tử cung, lớp thanh mạc tử cung để xâm lấn vào cơ quan lân cận như bàng quang, ruột nên nhau cài răng lược không tróc được một cách tự nhiên hay chỉ tróc một phần gây băng huyết sau sanh (chảy máu nhiều ngay sau sổ thai hay sau khi cố gắng bóc nhau bằng tay).

Tình trạng bệnh lý bánh nhau này có khả năng đe dọa đến tính mạng của sản phụ và thai nhi nhất là khi sinh ở một cơ sở không có điều kiện hồi sức, truyền máu hay phẫu thuật sản khoa.

Các dạng rau cài răng lược

Rau cài răng lược có 3 dạng dựa trên tình trạng nhau với lớp niêm mạc và nội mạc tử cung như sau.

  • Placenta accreta là gai nhau bám vào đến lớp niêm mạc căn bản của nội mạc tử cung.
  • Placenta increta: gai nhau bám vào đến lớp cơ tử cung.
  • Placenta percreta: gai nhau ăn xuyên hết lớp cơ tử cung, đến thanh mạc và có thể xâm lấn cơ quan lân cận (bàng quang, trực tràng…)

Placenta accreta

Thường gặp nhất khoảng 1/7000 cuộc sanh. Bánh nhau xâm lấn vào cơ tử cung tương đối nông. Dạng này gặp trong khoảng 1/2 sản phụ bị nhau tiền đạo và vết mổ lấy thai trước đó.

Placenta increta và placenta percreta

Ít gặp hơn, bánh nhau xâm lấn vào cơ tử cung sâu hơn. Trong nhau cài răng lược thì dạng percreta là hiếm gặp nhất, chiếm 5 – 7% tất cả các trường hợp nhau cài răng lược.

Rau cài răng lược nguy hiểm như thế nào?

Những trường hợp rau cài răng lược sau khi sanh nhau sẽ không bong và chảy máu không cầm nên có thể có những nguy cơ sau:

  • Băng huyết sau sanh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ
  • Sót nhau gây nhiễm trùng sau sanh
  • Sanh non do chảy máu nhiều
  • Cắt tử cung
  • Nếu nhau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được
  • Gây hậu quả nặng nề như dò bang quang, âm đạo, trực tràng,…

Nói chung nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đe dọa đến tính mang của thai phụ và trẻ sơ sinh. Nhau cài răng lược đã được ghi nhận chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu. Và đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ. Một vấn đề khiến cho bệnh này càng nguy hiểm hơn vì đây là bệnh khó chẩn đoán được trước mổ, thường mổ ra mới phát hiện ra. Chính vì vậy nên mọi xử trí rất bị động.

Bài viết Rau cài răng lược – Nguy hiểm rình rập sản phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/rau-cai-rang-luoc-nguy-hiem-rinh-rap-san-phu-2526/feed/ 0
Ảnh hưởng của bệnh thận đối với phụ nữ mang thai https://benh.vn/anh-huong-cua-benh-than-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2033/ https://benh.vn/anh-huong-cua-benh-than-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2033/#respond Mon, 08 Jun 2020 04:06:21 +0000 http://benh2.vn/anh-huong-cua-benh-than-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2033/ Mức độ suy thận vào thời điểm mang thai và tăng huyết áp là 2 yếu tố tiên lượng chính cho thai kỳ. Vì vậy, việc theo dõi và điều trị tích cực tăng huyết áp nếu có là một việc rất quan trọng trong suốt quá trình thai nghén.

Bài viết Ảnh hưởng của bệnh thận đối với phụ nữ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mức độ suy thận vào thời điểm mang thai và tăng huyết áp là 2 yếu tố tiên lượng chính cho thai kỳ. Vì vậy, việc theo dõi và điều trị tích cực tăng huyết áp nếu có là một việc rất quan trọng trong suốt quá trình thai nghén. Chuyên gia benh.vn hướng dẫn chị em phụ nữ bị bệnh thận khi mang thai cần lưu ý.

phu-nu-mang-thai-bi-benh-than

Phụ nữ mang thai có bệnh thận cần được theo dõi và điều trị tích cực

1. Bệnh thận do đái tháo đường

Thai nghén không làm tăng tình trạng suy thận, nhưng có khả năng nhiễm trùng niệu khá cao, tăng Proteine niệu và tăng huyết áp nhất là vào những tháng cuối. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai có thể bị bệnh thận do đái thái đường thai kỳ.

2. Bệnh lý cầu thận mạn tính

Thai nghén làm tăng huyết áp, nhưng dung nạp tốt nếu trước khi mang thai người bệnh không có tăng huyết áp và không có rối loạn chức năng thận. Nhiều tác giả cho rằng các loại bệnh cầu thận xơ hoá ổ đoạn, bệnh cầu thận IgA và bệnh cầu thận tăng sinh màng sẽ trầm trọng hơn khi mang thai.

3. Bệnh lý thận do trào ngược và viêm thận – bể thận mạn tính

Những bệnh nhân này thích nghi tốt với việc mang thai nếu không có suy thận, tuy nhiên cần cấy nước tiểu định kỳ (mỗi 2 đến 3 tuần), điều trị kháng sinh nếu cần.

4. Bệnh thận đa nang

Dung nạp rất tốt nếu không có suy thận. Trong thai kỳ các nang ở gan có thể tăng kích thước, tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp và tiền sản giật.

5. Sỏi thận khi mang thai

Dung nạp tốt, ngoại trừ việc làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu. Sỏi có thể di chuyển do giãn đường niệu. Phụ nữ khi mang thai nếu bị sỏi thận cần lưu ý uống nhiều nước, theo dõi kích thước sỏi thường xuyên trong quá trình đi siêu âm để có lời khuyên xử lý thích hợp.

6. Thai nghén ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ

Với nhóm bệnh nhân này, mặc dù được theo dõi sát thì tai biến sản khoa vẫn rất cao, với nguy cơ tử vong cho mẹ và thai, phần lớn là sẩy thai và sinh non, nếu trẻ sinh ra được thì cũng có nguy cơ cao về phát triển tinh thần (Susan H Hou). Do vậy, vấn đề tiếp tục giữ thai hay không trên nhóm bệnh nhân này thường xuyên được đặt ra.

7. Thai nghén ở những bệnh nhân ghép thận

Đối với những phụ nữ bị suy thận mạn giai đoạn cuối thì việc ghép thận là phương pháp tốt nhất đem lại cho họ hy vọng sinh con. Tuy vậy, do những bệnh nhân này thường xuyên phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch và Corticoides nên việc mang thai phải được theo dõi kỹ càng bởi các nhà Thận học.

Điều trị bệnh thận khi mang thai

1. Điều trị các bệnh thận – tiết niệu thường xảy ra trong thai kỳ

Điều trị nhiễm độc thai nghén – Tiền sản giật

  • Nhập viện, theo dõi theo chuyên khoa sản phụ.
  • Hạ huyết áp: Là vấn đề quan trọng nhất của điều trị tiền sản giật. Thường dùng loại giãn mạch hoặc Alpha methyldopa, tránh dùng thuốc lợi tiểu và các thuốc ức chế men chuyển.
  • Magne Sulphate: là loại thuốc cổ điển trong sản giật, có tác dụng làm giảm tần suất các cơn co giật và dự phòng được các cơn co giật trong sản giật.

Cách dùng: Liều tải ban đầu là 4g đến 6g truyền tĩnh mạch trong vòng khoảng 15 phút, sau đó truyền tĩnh mạch 2g mỗi giờ để duy trì nồng độ Magne máu trong khoảng 4 đến 6 mmol/l. Những trường hợp nhẹ hơn, chưa có biểu hiện sản giật, có thể dùng đường tiêm bắp.

  • Chấm dứt thai kỳ: là biện pháp cuối cùng.

Dự phòng: Khám thai định kỳ, theo dõi kỹ huyết áp, Protein niệu. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao thì phải thăm khám ít nhất 2 tuần 1 lần, sau đó nếu tình trạng nhiễm độc thai nghén vẫn còn thì phải nhập viện theo dõi trong những tháng sau của thai kỳ.

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ

  • Điều trị bệnh nhân có vi khuẩn niệu nhưng lâm sàng không có triệu chứng: dùng một đợt kháng sinh trong vòng 7 đến 10 ngày.

Điều trị viêm thận bể thận cấp

  • Nhập viện.
  • Dùng ngay kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch. Thường khởi đầu bằng Ampicilline hoặc Cephalosporine thế hệ 3 (Ceftriaxone, Cefotaxime,…). Khi tình trạng lâm sàng cải thiện, sau 1 đến 2 tuần có thể chuyển sang đường uống và phải điều trị tiếp tục kháng sinh ít nhất 2 dến 3 tuần nữa.
  • Theo dõi về sau bằng cách cấy nước tiểu mỗi 2 đến 3 tuần để dự phòng tái phát.

Điều trị suy thận cấp trong thai kỳ

Điều trị suy thận cấp trong thai kỳ về nguyên tắc không khác gì với điều trị suy thận cấp ngoài thai kỳ, bao gồm:

  • Duy trì tốt huyết động đảm bảo tưới máu thận đầy đủ.
  • Thuốc lợi tiểu: chú ý thận trọng trong những trường hợp huyết áp hạ.
  • Điều chỉnh rối loạn điện giải và cân bằng toan kiềm.
  • Lọc máu ngoài thận khi cần thiết: thường dùng thận nhân tạo vì thẩm phân phúc mạc không dùng được khi có thai.
  • Kết hợp Nội – Sản khoa để giải quyết nguyên nhân (thai chết lưu, bong bánh nhau,…).

2. Thái độ xử trí trước một thai nghén xảy ra trên bệnh thận mạn tính

Dự phòng: khuyên bệnh nhân không nên mang thai đối với những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính, đặc biệt là những bệnh nhân đã có suy thận mạn. Dùng các phương pháp ngừa thai thông thường.

Thái độ điều trị trước 1 thai nghén đã xảy ra trên 1 bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính:

  • Theo dõi và điều trị tích cực tăng huyết áp, vì tăng huyết áp và mức độ suy thận tại thời điểm mang thai là hai yếu tố tiên lượng chính cho thai kỳ
  • Đối với bệnh nhân chưa có suy thận mạn: thai kỳ có thể xảy ra hoàn toàn bình thường, tuy nhiên bệnh nhân cần được theo dõi kỹ trong môi trường Sản – Nội khoa, cần chú ý rằng các thuốc đang được dùng dài ngày để điều trị bệnh thận như Corticoides, ức chế miễn dịch, thuốc điều trị đái tháo đường, một số thuốc điều trị tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến thai.
  • Ở những bệnh nhân đã có suy thận mạn thì tuỳ thuộc vào mức độ suy thận, nhưng những bệnh nhân này thường không thể giữ được thai, nhất là khi suy thận mạn đã nặng. Ở những bệnh nhân đang được điều trị thận nhân tạo chu kỳ thì nguy cơ rất cao, cho nên không nên giữ thai.
  • Đối với những bệnh nhân đã ghép thận
  • Đối với những phụ nữ bị suy thận mạn giai đoạn cuối thì việc ghép thận là phương pháp tốt nhất đem lại cho họ hy vọng sinh con. Tuy vậy, do những bệnh nhân này thường xuyên phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch và Corticoides nên việc mang thai phải được theo dõi kỹ càng bởi các nhà Thận học.

phu-nu-benh-than-can-ghep-than-neu-can

Đối với phụ nữ bị suy thận mạn giai đoạn cuối, ghép thận là phương pháp tốt nhất đem lại hy vọng có con

Các tiêu chuẩn trước khi mang thai ở những bệnh nhân ghép thận

  • Thời gian sau ghép: 1,5 năm đối với ghép thận người sống, 2 năm đối với ghép thận người chết.
  • Không có đợt thải ghép nào trong vòng ít nhất 6 tháng.
  • Liều Prednisone < 15 mg/ ngày.
  • Liều Azathioprine < 2 mg/kg.
  • Liều Cyclosporine 2 – 4 mg/kg.
  • Nồng độ Creatinine máu < 2 mg/dl.
  • Huyết áp < 140 / 90 mmHg (có thể đang dùng thuốc hạ huyết áp).
  • Nồng độ HbA1C bình thường.
  • Cấy nước tiểu âm tính.

Tóm lại, các bệnh nhân bị bệnh thận có thể mang thai và sinh con bình thường nếu chưa có suy thận và phải được kiểm soát huyết áp kỹ. Đối với những người bị suy thận thì nguy cơ của thai kỳ càng lớn nếu suy thận càng nặng. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, chỉ nên mang thai sau khi đã ghép thận và phải được đặt dưới sự theo dõi sát của các nhà thận học và sản khoa.

Bài viết Ảnh hưởng của bệnh thận đối với phụ nữ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/anh-huong-cua-benh-than-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2033/feed/ 0
Phụ nữ bị hen suyễn có nên mang thai không và cần lưu ý gì https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-mang-thai-2736/ https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-mang-thai-2736/#respond Sun, 07 Jun 2020 04:19:58 +0000 http://benh2.vn/nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-mang-thai-2736/ Các nhà chuyên môn đã đưa ra khuyến cáo phụ nữ nếu bị mắc một số bị bệnh như: tim, lao phổi, tiểu đường, viêm gan...không nên mang thai. Vậy, nếu phụ nữ bị bệnh hen suyễn thì có nên có thai?

Bài viết Phụ nữ bị hen suyễn có nên mang thai không và cần lưu ý gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các nhà chuyên môn đã đưa ra khuyến cáo phụ nữ nếu bị mắc một số bị bệnh như: tim, lao phổi, tiểu đường, viêm gan… không nên mang thai. Vậy, nếu phụ nữ bị bệnh hen suyễn có nên có thai?

phu-nu-bi-hen-co-nen-mang-thai-khong

Thai phụ bị hen suyễn sẽ rất khó khăn trong thời kỳ thai nghén

Ảnh hưởng của bệnh hen suyễn tới thai nhi

  • Thông thường, những người bị hen suyễn ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với thai nhi. Còn những thai phụ bị bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì nguy cơ gây ra chứng thiếu ôxy trong thai nhi cao hơn. Vào những lúc lên cơn hen, do hô hấp khó khăn sẽ xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu ôxy, có thể dẫn đến không đủ oxy cung cấp và gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mắc bệnh hen suyễn mạn tính, chức năng phổi bị tổn hại nghiêm trọng, do vậy thai phụ sẽ rất khó khăn trong thời thai nghén và mang thai. Theo đó, số lượng thai chết khi vừa chào đời cũng nhiều hơn.
  • Ngoài ra, hen suyễn còn là nguyên nhân gián tiếp của các bệnh khác như: chứng tổng hợp huyết áp cao, âm đạo chảy máu, nôn mửa…
  • Nếu phụ nữ mang thai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn có thể gây biến chứng cho mẹ, thậm chí là tử vong cả mẹ và con.

Hướng dẫn kiểm soát hen suyễn ở phụ nữ mang thai

Trong y học hiện nay đã có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bạn cũng phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thuốc dự phòng như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm dân gian như:

  • Dịch tỏi: dịch chiết xuất từ tỏi. Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn.
  • Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.
  • Hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.
  • Trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.
  • Pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.
  • Nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.

Đối với phụ nữ mang thai: Theo các ý kiến của Bác sĩ Mitchell P. Dombrowski, bác sĩ Michael Schatz và cộng sự thuộc Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG – The American College of Obstetricians and Gynecologists) thì hen suyễn có khả năng gây nguy hiểm trên 4 – 8% phụ nữ mang thai.

Để điều trị tối ưu hen suyễn trong lúc mang thai, các chuyên gia đã khuyến cáo cần phải: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh hoặc kiểm soát các chất kích hoạt cơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Đặc biệt, việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát hen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ trầm trọng của hen suyễn. Sau đây là một số mức độ và loại thuốc chuyên biệt:

  • Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol khi cần nhưng không cần dùng đều đặn hàng ngày.
  • Đối với suyễn nhẹ, dai dẳng: thích hợp nhất là dùng corticosteroid liều thấp. Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.
  • Đối với suyễn trung bình, dai dẳng: thích hợp nhất là dùng liều thấp corticosteroid và salmeterol hoặc dùng corticosteroid liều trung bình hoặc corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần.
  • Đối với suyễn trung bình, dai dẳng: phác đồ thay thế là corticosteroid liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.
  • Đối với suyễn nặng, dai dẳng: thích hợp nhất là liều cao corticosteroid và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần.

Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hợp nhất là budesonide. Thuốc giãn phế quản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol. Tất cả các loại thuốc nêu trên đều phải do bác sĩ kê đơn và hướng dẫn  sử dụng một cách chặt chẽ, không tự ý mua về uống.

Ngoài ra, tại Hội Thảo Quốc Tế của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 2007 các nhà nghiên cứu sau nhiều năm thí nghiệm và khảo sát đã có phát hiện thú vị về chế độ ăn của bà mẹ lúc mang thai và bệnh hen suyễn: trẻ được sinh ra từ những bà mẹ ăn nhiều táo và cá lúc mang thai dường như ít được chẩn đoán suyễn hoặc ít có triệu chứng suyễn.

Lời khuyên cho bạn

Khi phụ nữ mắc bệnh mà lại có thai sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người bình thường và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào mức độ bệnh của mình để biết có nên mang thai hay không. Nếu bị hen suyễn mãn tính thì tốt nhất không nên mang thai. Với những thai phụ bị hen suyễn khi mang thai không chỉ cần hạn chế khả năng bệnh phát tác một cách tích cực mà còn phải thường xuyên tới bệnh viện để kiểm tra tình hình thai nhi xem có phát sinh triệu trứng nào không. Một khi xuất hiện hiện tượng bất thường cần điều trị càng sớm càng tốt.

Bài viết Phụ nữ bị hen suyễn có nên mang thai không và cần lưu ý gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-mang-thai-2736/feed/ 0
Bị bệnh trĩ khi mang thai ? Mẹo giúp bạn thoải mái hơn https://benh.vn/bi-benh-tri-khi-mang-thai-meo-giup-ban-thoai-mai-hon-66854/ https://benh.vn/bi-benh-tri-khi-mang-thai-meo-giup-ban-thoai-mai-hon-66854/#respond Wed, 28 Aug 2019 07:34:16 +0000 https://benh.vn/?p=66854 Khi mang bầu thì mọi việc càng trở nên bất tiện và khó khăn. Các bệnh nhẹ hay nặng cũng làm cho người phụ nữ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Sau đây là những điều cần chú ý với phụ nữ mang bầu và đang bị trĩ .

Bài viết Bị bệnh trĩ khi mang thai ? Mẹo giúp bạn thoải mái hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mang bầu thì mọi việc càng trở nên bất tiện và khó khăn. Các bệnh nhẹ hay nặng cũng làm cho người phụ nữ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Sau đây là những điều cần chú ý với phụ nữ mang bầu và đang bị trĩ .

Làm thế nào để giảm cảm giác đau đớn

Bệnh trĩ là các mạch máu bị sưng trong và xung quanh hậu môn và trực tràng dưới. Để giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ khi mang thai:

Ngâm mình trong nước ấm

 Đổ đầy nước vào bồn và ngâm vùng bị ảnh hưởng. Đừng để xà phòng hoặc bọt tắm trong nước.

Tránh ngồi trong thời gian dài

Ngồi gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng của bạn. Khi bạn có thể, nằm nghiêng hoặc đứng lên. Nếu bạn phải ngồi, nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi trên một chiếc gối trĩ, còn được gọi là đệm vòng hoặc bánh rán.

Sử dụng một phương thuốc không kê đơn

Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn giới thiệu một loại kem bôi trĩ hoặc thuốc đặt trực tràng an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Giảm yếu tố nguy cơ

Hãy nhớ rằng táo bón góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai. Để giảm hoặc ngăn ngừa táo bón:

  • Bao gồm đủ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Yêu cầu nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn đề nghị bổ sung chất xơ an toàn trong khi mang thai
  • Yêu cầu nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn đề nghị một chất làm mềm phân an toàn trong khi mang thai
  • Uống nhiều nước
  • Bao gồm hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày của bạn

Nếu bệnh trĩ của bạn trở nên tồi tệ hơn, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Điều trị phẫu thuật có thể được khuyến nghị sau khi mang thai của bạn.

mayoclinic.org

Bài viết Bị bệnh trĩ khi mang thai ? Mẹo giúp bạn thoải mái hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-benh-tri-khi-mang-thai-meo-giup-ban-thoai-mai-hon-66854/feed/ 0
Nguyên nhân mất ngủ khi mang bầu và các biện pháp khắc phục https://benh.vn/nguyen-nhan-mat-ngu-khi-mang-bau-va-cac-bien-phap-khac-phuc-3403/ https://benh.vn/nguyen-nhan-mat-ngu-khi-mang-bau-va-cac-bien-phap-khac-phuc-3403/#respond Tue, 15 Jan 2019 14:35:26 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-mat-ngu-khi-mang-bau-va-cac-bien-phap-khac-phuc-3403/ Thông thường khi mới mang thai bạn ngủ nhiều hơn nhưng khi em bé ngày càng lớn thì bạn lại mệt mỏi và mất ngủ. Vậy tại sao bạn khó ngủ khi mang thai?

Bài viết Nguyên nhân mất ngủ khi mang bầu và các biện pháp khắc phục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông thường khi mới mang thai bạn ngủ nhiều hơn nhưng khi em bé ngày càng lớn thì bạn lại mệt mỏi và mất ngủ. Vậy tại sao bạn khó ngủ khi mang thai?

mất ngủ khi mang bầu

Lý do chính gây mất ngủ là sự phát triển của bào thai khiến bạn khó tìm ra một tư thế ngủ phù hợp. Nếu bạn có thói quen nằm ngửa khi ngủ thì nay phải đổi tư thế khiến bạn chưa kịp thích nghi. Ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân mất ngủ khi mang bầu

Do tăng lượng urê

Thận của bạn phải làm việc thêm 30% – 50% trong suốt quá trình mang bầu kết quả là lượng urê tăng vọt. Hơn nữa dạ con ngày một lớn và chèn ép lên bàng quang khiến bạn khó chịu và phải đi tiểu khá thường xuyên. Khi con bạn càng năng động thì càng quậy giấc ngủ của bạn.

Nhịp tim tăng

Nhịp tim của bạn sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim bạn phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều.

Khó thở

Giai đoạn đầu do tác động của hormone trong quá trình mang bầu làm hơi thở bạn chậm và sâu làm bạn có cảm giác là hít thở rất khó khăn. Càng về sau càng khó thở hơn khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành).

Đau nhức chân và lưng

Lưng và chân bạn ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé. Mặt khác cơ thể tiết ra chất leraxin để chuẩn bị cho quá trình sinh con nhưng cũng làm cho bạn khó chịu.

Ợ hơi và táo bón

Nhiều phụ nữ bị ợ hơi khi dạ dày bị bào thai dồn lên phía trên. Thức ăn bị giữ lại trong dạ dày lâu hơn gây ra táo bón.

Ác mộng

Nhiều phụ nữ bị ác mộng trong suốt quá trình mang thai. Stress cũng là một nguyên nhân phổ biến. Khi mang thai bạn thường phải lo lắng nhiều hơn.

Cách khắc phục

Chọn tư thế ngủ phù hợp

Nằm nghiêng và chân hơi cong là tư thế tốt nhất trong suốt quá trình mang thai. Tư thế này giúp tim làm việc nhẹ nhàng hơn khi trọng lượng của bé không đè lên các mạch chính truyền máu từ tim tới chân và ngược lại.

Các bác sĩ khuyên bạn nên nằm nhiều hơn ở bên trái vì vị trí của gan nằm ở bên phải. Mặt khác cũng giúp máu lưu thông tới dạ con, thận tốt hơn.

Ban đầu có thể bạn sẽ trở mình và thay đổi tư thế ngủ nhưng càng về sau bạn sẽ không bị đổi vì đó là tư thế dễ chịu nhất. Nếu nằm ngửa bạn sẽ bị thức giấc vì trọng lượng của bé đè lên mạch chủ. Bạn có thể dùng một chiếc gối để cố định tư thế của mình.

Một vài mẹo để ngủ ngon hơn

  • Không uống trà, cà phê, chất kích thích, sôđa hoặc chỉ uống chúng vào buổi sáng.
  • Không ăn no trước khi đi ngủ, ăn làm nhiều bữa nhỏ.
  • Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Tránh tập luyện nhiều trước khi đi ngủ mà chỉ nên thư giãn nhẹ nhàng 15 phút trước khi ngủ như tắm nước nóng, đi dạo, uống một ly sữa…
  • Nếu bị tê chân sưng phù thì hãy bổ sung đủ canxi và massage chân thường xuyên.
  • Thực hiện một số tư thế yoga hay các bài tập thư giãn sau một ngày mệt nhọc.
  • Nếu bạn quá lo lắng về mang thai và sinh con thì hãy tham gia một lớp học làm mẹ hay thu thập thêm kiến thức để thấy an tâm hơn.

Hi vọng với vài mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp các mẹ ngủ ngon hơn

Benh.vn (Theo hiemmuon.vn)

Bài viết Nguyên nhân mất ngủ khi mang bầu và các biện pháp khắc phục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-mat-ngu-khi-mang-bau-va-cac-bien-phap-khac-phuc-3403/feed/ 0
Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm khi mang thai https://benh.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-cum-khi-mang-thai-8933/ https://benh.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-cum-khi-mang-thai-8933/#respond Tue, 16 Oct 2018 06:58:03 +0000 http://benh2.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-cum-khi-mang-thai-8933/ Bị bệnh cúm khi mang thai rất nguy hiểm, bởi những độc tố của virus cúm có thể tác động xấu đến thai nhi gây dị tật. Vì vậy mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa cũng như biết cách nhận biết và điều trị sớm tránh để lại những hậu quả đáng tiếc

Bài viết Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bị bệnh cúm khi mang thai rất nguy hiểm, bởi những độc tố của virus cúm có thể tác động xấu đến thai nhi gây dị tật. Vì vậy mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa cũng như biết cách nhận biết và điều trị sớm tránh để lại những hậu quả đáng tiếc

Theo các chuyên gia, nếu mẹ bị bệnh cúm trong thời gian mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm. Bởi đây là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành những cơ quan quan trọng, virus cúm sẽ “tấn công” làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình này. Mặt khác, việc dùng thuốc để điều trị bệnh cúm khi mang thai cũng gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các loại thuốc đều không tốt cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn thận và đặc biệt quan tâm đến sức khỏe.

cúm khi mang thai

Virus cúm thường “tấn công” gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành cũng như sự phát triển của thai nhi

Hậu quả khôn lường khi bà bầu bị cúm

Bị cúm thường lánh tính và không gây nguy hiểm gì đối với mẹ nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với quá trình hình thành và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, khi người mẹ bị sốt cao ở 39 độ C và kéo dài liên tục thì nguy cơ bé bị dị tật sẽ xuất hiện, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Những dị tật như: sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, khiếm khuyết một bộ phận hay cơ quan nào đó…

Trong 3 tháng giữa nếu mẹ bị cúm nặng thường sẽ để lại nhiều di chứng về não bộ của thai nhi. Ngoài ra, độc tính của virus cúm kết hợp với sốt cao có thể kích thích tử cung co bóp gây ra tình trạng sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Dấu hiện nhận biết bệnh cúm

Bệnh cúm là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus cúm gây ra nên thường có những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Người mẹ bị sốt từ khoảng 38-39 độ C
  • Cơ thể rét run kèm cảm giác ớn lạnh
  • Đau đầu, mệt mỏi, đau họng hoặc ho khan
  • Hắt hơi, sổ mũi liên tục và nghẹt mũi

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức đề kháng và chế độ chăm sóc nghỉ ngơi của mẹ bầu mà các triệu chứng trên sẽ hết sớm hoặc kéo dài. Thông thường từ 3-5 ngày là bệnh sẽ giảm nhưng đôi khi phải mất đến hơn 1 tuần.

Cách điều trị bệnh cúm khi mang thai

Mẹ bầu sử dụng thuốc tây để điều trị cúm cần hết sức thận trọng, nếu bệnh quá nặng bắt buộc phải dùng đến thuốc thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc mẹ hãy áp dụng những cách điều trị bằng thực phẩm biết đâu sẽ có tác dụng hiệu quả.

Tỏi trị cảm cúm

Không đơn giản là một loại gia vị, tỏi còn có công dụng điều trị bệnh cúm rất hiệu quả. Trong tỏi có thành phần Allincin, là một chất kháng sinh giúp chống lại các loại virus gây bệnh. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng, rất an toàn với phụ nữ có thai.

Cách làm: Dùng tỏi giã nhuyễn sau đó uống với nước. Hoặc nhỏ vài giọt nước cốt tỏi vào mũi, tuy sẽ khiến mẹ khó chịu nhưng các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi sẽ giảm hẳn.

tỏi trị cúm

Tỏi có tác dụng chữa cảm cúm, đồng thời rất an toàn với bà bầu

Xông hơi bằng lá thảo dược

Mẹ hãy chuẩn bị một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, sả, gừng tươi, chanh với lượng vừa đủ. Rửa sạch rồi cho vào nồi đổ ngập nước và đun sôi, sau đó chùm kín chăn lên người cùng với nồi lá, mở nắp he hé cho hơi nóng thoát ra. Nên nhớ không nên mở hết nắp nồi vì sẽ gây phỏng hơi. Ngồi như vậy khoảng 15-20 phút cho đến khi đổ mồ hôi, dùng khăn khô lau sạch là được.

Dùng cháo trứng và lá tía tô

Khi mới nhận thấy dấu hiệu bị cảm cúm mẹ bầu chỉ cần ăn cháo trứng nấu với lá tía tô là sẽ khỏi nhanh chóng. Lưu ý khi ăn phải ăn lúc cháo còn nóng và có nhiều lá tía tô, có như vậy mới giúp cơ thể toát nhiều mồ hôi.

Phòng ngừa bệnh cúm

Trong thời gian mang thai, nếu bà bầu có sức khỏe tốt và biết cách phòng ngừa thì bệnh cúm sẽ không đến “làm phiền”. Vì vậy hãy thực hiện những điều sau, mẹ nhé!

  • Tích cực bổ sung nhiều loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày.
  • Khi đi ra ngoài mẹ hãy trang bị cho mình một chiếc khẩu trang chống bụi cùng với áo mưa.
  • Bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao do hệ miễn dịch suy giảm vì thế cần tránh tiếp xúc với người đang bị cúm.
  • Hạn chế thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, không nên sờ tay lên mặt vì có thể làm vi khuẩn lây lan nhanh.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, trở lạnh. Kiêng cữ những món ăn có tính lạnh như kem, uống nước đá…
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng khi mang thai và nghỉ ngơi hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Benh.vn (Theo yhocvn.net)

Bài viết Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-cum-khi-mang-thai-8933/feed/ 0
Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào đối với bà mẹ mang thai https://benh.vn/benh-rubella-nguy-hiem-nhu-the-nao-doi-voi-ba-me-mang-thai-6723/ https://benh.vn/benh-rubella-nguy-hiem-nhu-the-nao-doi-voi-ba-me-mang-thai-6723/#respond Sat, 13 Oct 2018 05:51:34 +0000 http://benh2.vn/benh-rubella-nguy-hiem-nhu-the-nao-doi-voi-ba-me-mang-thai-6723/ Bệnh rubella do virút gây nên. Rubella thuộc họ Togavirus chủng Rubivirus, bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Thường xảy nhất ở trẻ em, trong đó có phụ nữ đang mang thai. Tuy bệnh ít có biến chứng trầm trọng, không gây chết người, nhưng để lại di chứng hết sức nặng nề, có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Bài viết Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào đối với bà mẹ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh rubella do virút gây nên. Rubella thuộc họ Togavirus chủng Rubivirus, bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Thường xảy nhất ở trẻ em, trong đó có phụ nữ đang mang thai. Tuy bệnh ít có biến chứng trầm trọng, không gây chết người, nhưng để lại di chứng hết sức nặng nề, có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Virut sống yếu ở môi trường bên ngoài, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như: formol, acid yếu, nước sôi… Bệnh lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác qua những nước bọt từ miệng khi ho, khi nói chuyện, khi hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng như: dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ chơi, qua ly chén ăn uống chung… Sự lây truyền có thể xảy ra 1 tuần trước khi phát ban và kéo dài đến 4 ngày sau khi hết ban.

tiêm phòng cho bà bầu

Tiêm chủng rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để phòng bệnh

Nguy cơ trên thai nhi ở phụ nữ có thai mắc bệnh rubella

Nếu phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh rubella, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng bao gồm sảy thai, quái thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và hội chứng rubella bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của rubella bẩm sinh là giảm sức nghe, có thể điếc, đục thủy tinh thể, có thể tổn thương mắt gây mù, bệnh tim bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần, chậm lớn.

Vì vậy trước khi mang thai, cần chủ động phòng ngừa bằng cách tạo miễn dịch chủ động. Nhưng trước hết, cần làm xét nghiệm huyết thanh để xác định cơ thể có được miễn dịch chưa?. Nếu tiêm chủng thì thời gian tối thiểu là 3 tháng sau khi tiêm vắc-xin mới được phép mang thai. Sau khi tiêm vắc-xin sẽ phòng được bệnh trong khoảng thời gian 10 – 16 năm hoặc có thể cả đời.

Biểu hiện của bệnh rubella qua 3 thời kỳ

Thời kỳ ủ bệnh

Thường kéo dài từ 10 – 20 ngày sau khi tiếp xúc với người. Thời gian này tuy nhiễm virus nhưng cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.

Thời kỳ toàn phát

Người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ trên 37,5C kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, đôi khi có đỏ mắt sau đó sẽ phát ban bắt đầu trên mặt và lan xuống dưới. Khi phát ban lan xuống người thì ở mặt thường hết. Phát ban là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, nổi từng đốm lan tỏa, xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó lan ra thân mình, thường không thấy ở lòng bàn tay và bàn chân. Người bệnh kèm theo sưng đau hạch, thường ở mé sau cổ hoặc cạnh tai, đau khớp. Các triệu chứng bệnh trên thường kéo dài từ 3 – 4 ngày rồi tự khỏi, riêng triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn.

Thời kỳ sau bệnh

Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh.

Tóm lại, di chứng do rubella để lại cho thai nhi là hết sức nặng nề. Thuốc thường dùng hiện nay là vắcxin MMR (measle, mumps, rubella), hay PRIORIX là vắc-xin tổng hợp ngừa 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm phòng bệnh trước khi có ý định mang thai và chỉ phải tiêm 1 liều duy nhất.

Benh.vn

Bài viết Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào đối với bà mẹ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-rubella-nguy-hiem-nhu-the-nao-doi-voi-ba-me-mang-thai-6723/feed/ 0