Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 Apr 2020 03:11:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh lõm lồng ngực và các phương pháp phẫu thuật https://benh.vn/benh-lom-long-nguc-va-cac-phuong-phap-phau-thuat-9503/ https://benh.vn/benh-lom-long-nguc-va-cac-phuong-phap-phau-thuat-9503/#comments Fri, 04 May 2018 07:08:54 +0000 http://benh2.vn/benh-lom-long-nguc-va-cac-phuong-phap-phau-thuat-9503/ Bệnh lõm lồng ngực là một dị tật bẩm sinh chủ yếu do dị tật bẩm sinh khi xương ức bị đè ép trong quá trình hình thành bào thai, do dính chặt xương ức với cơ hoành, do bệnh loạn sản sụn, do rối loạn cấu tạo bào thai và có yếu tố di truyền gia đình. Bệnh có thể được điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật hiện đại.

Bài viết Bệnh lõm lồng ngực và các phương pháp phẫu thuật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh lõm lồng ngực ngực bẩm sinh là biến dạng lồng ngực bẩm sinh do sự phát triển bất thường của một số xương sườn và xương ức làm cho lồng ngực bị lõm xuống.

Nguyên nhân

– Chủ yếu do dị tật bẩm sinh: Do xương ức bị đè ép trong quá trình hình thành bào thai, do dính chặt xương ức với cơ hoành, do bệnh loạn sản sụn, do rối loạn cấu tạo bào thai.

– Có yếu tố di truyền gia đình.

– Nam giới mắc nhiều hơn nữ 4 lần.

Chẩn đoán

a. Cơ năng:

– Trẻ ho, khó thở do hạn chế hô hấp.

– Khó thở khi gắng sức.

b. Toàn thân:

– Thường gầy gò, ốm yếu.

– Hay mắc bệnh viêm phổi.

c. Thực thể:

– Hai vai vươn về phía trước.

– Lưng hình cung.

– Ngực lõm xuống: Phân độ

  • Độ 1: “Phễu” sâu không quá 2 cm.
  • Độ 2: “phễu” sâu > 2 cm.
  • Độ 3: “phễu” sâu > 4 cm

– Bụng ưỡn ra

– Khám tim: Mỏm tim lệch trái, tiếng thổi tâm thu do sa van 2 lá, tiếng thổi tâm trương của ổ động mạch chủ ( hội chứng Marfan)…

– Khám phổi, cột sống tìm các tổn thương bất thường kèm theo.

d. Cận lâm sàng:

– XQ ngực thẳng nghiêng: Cho hình ảnh bất thường về lồng ngực, độ lõm của xương ức, tim thường bị đẩy lệch về bên trái…

– CT ngực: Đánh giá chính xác các chỉ số về xương ức, các tổn thương tạng trong lồng ngực. Chỉ số Haller ( bình thường là 2,5) là tỉ lệ giữa khoảng cách ngang lớn nhất mặt trong khung sườn với khoảng cách ngắn nhất giữa xương ức và đốt sống. Nếu Haller > 3,25 thì được coi là lõm lồng ngực năng.

– Đo chức năng hô hấp, điện tim

Điều trị

– Tập phục hồi chức năng và dùng dụng cụ chỉnh hình do các chuyên gia chỉnh hình và phục hồi chức năng  khi trẻ còn nhỏ, lõm lồng ngực nhẹ.

– Chỉ định bắt buộc phải phẫu thuật: Khi bị “phễu” độ 3 hoặc độ 2 có các biến chứng như: mệt mỏi tăng, giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn, viêm đường hô hấp.

– Lứa tuổi có thể phẫu thuật: Lớn hơn 3 tuổi và không nên quá 14 tuổi. Đối với trẻ dưới 3 tuổi mà có những rối loạn tuần hoàn hô hấp nặng do “phễu” quá sâu thì cần phẫu thuật nhưng phải hết sức thận trọng ở khâu gây mê hồi sức và cần có sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa.

– Hiện nay mổ lõm lồng ngực cũng rất hiệu quả trên bệnh nhân > 18 tuổi.

– Tập thở sau phẫu thuật: Tránh biến chứng xẹp phổi, dầy dính màng phổi…

benh-lom-long-nguc

– Các kỹ thuật mổ lõm lồng ngực:

a. Phẫu thuật Ravitch:

Phẫu thuật viên rạch 2 đường ngang qua xương ức, ở 2 bên của lồng ngực để đặt 1 thanh cong bằng thép dưới xương ức. Phẫu thuật viên sẽ thực hiện lấy các phần sụn biến dạng.

Lớp bao xương sườn được để lại tại chỗ cho sụn mới tái tạo. Xương ức sẽ được chỉnh lại, thanh giằng bằng kim loại được đặt ở phía sau và đưa ra ngoài qua lớp cơ, da để sau đó được bắt chặt vào một cái kẹp, và ở nguyên vị trí đó trong từ 6 đến 12 tuần.

kham-lom-long-nguc

Thanh giằng kim loại được cố định vào xương sườn 2 bên, vết rạch da sẽ được may và băng kín lại. Một bản kim loại nhỏ bằng thép có rãnh có thể được dùng ở đầu của thanh kim loại để giúp giữ nó cố định vào xương sườn.

Không cần truyền máu trong lúc phẫu thuật. Phẫu thuật viên có thể đặt một ống thông ngực tạm thời để giúp phổi dãn nở trở lại nếu màng phổi bị xuyên thủng.

b.  Phẫu thuật Nuss:

Là một phương pháp thường dùng, được Dr. Donald Nuss, một phẫu thuật viên nhi tại Norfolk, Virginia thực hiện vào năm 1987. Phẫu thuật này có tính xâm lấn tối thiểu, mất rất ít máu và thời gian hồi phục ngắn.

– Các giai đoạn của Phẫu thuật Nuss: A.Xuyên clamp, B.Xuyên thanh giá đỡ bằng kim loại, C.Đặt thanh kim loại vào sau xương ức, D.Xoay thanh kim loại 180 độ và cố định thanh kim loại vào 2 bên sườn để nâng xương ức

Trong phẫu thuật Nuss can thiệp tối thiểu chỉnh sửa lại chứng ngực lõm, 2 đường rạch da được thực hiện ở 2 vị trí đối diện của lồng ngực. Clamp được đưa vào dưới xương ức để tạo ra một đường hầm cho thanh kim loại (A), sau đó sẽ được kéo rút qua (B). Thanh kim loại cong sẽ được xoay 180 độ lên trên để đẩy xương ức phồng lên (C and D) và sau đó được bắt chặt vào khung sườn.

C-Phẫu thuật Leonard: Triển khai bởi Dr. Alfred Leonard, một phẫu thuật viên lồng ngực nhi ở Minneapolis. Phẫu thuật này không xâm phạm vào lồng ngực, có kết hợp với kỹ thuật dùng khung giá đỡ.

Bài viết Bệnh lõm lồng ngực và các phương pháp phẫu thuật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-lom-long-nguc-va-cac-phuong-phap-phau-thuat-9503/feed/ 2
Bệnh lõm ngực bẩm sinh, giải pháp giành cho các bậc cha mẹ https://benh.vn/benh-lom-nguc-bam-sinh-giai-phap-gianh-cho-cac-bac-cha-me-9486/ https://benh.vn/benh-lom-nguc-bam-sinh-giai-phap-gianh-cho-cac-bac-cha-me-9486/#respond Tue, 20 Sep 2016 07:08:35 +0000 http://benh2.vn/benh-lom-nguc-bam-sinh-giai-phap-gianh-cho-cac-bac-cha-me-9486/ Lõm ngực là một căn bệnh bẩm sinh ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thống tim mạch... Vậy, giải pháp nào ưu việt nhất để điều trị căn bệnh này? Chúng ta hãy cùng các chuyên gia nghiên cứu vấn đề này.

Bài viết Bệnh lõm ngực bẩm sinh, giải pháp giành cho các bậc cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lõm ngực là một căn bệnh bẩm sinh ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thống tim mạch… Vậy, giải pháp nào ưu việt nhất để điều trị căn bệnh này? Chúng ta hãy cùng các chuyên gia nghiên cứu vấn đề này.

Theo ghi nhận của BS Đặng Khải Minh – Khoa chấn thương chỉnh hình BV Nhi đồng 1, trước đây mỗi năm bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị 8 ca về bệnh lõm ngực. Tuy nhiên, gần đây số lượng bệnh nhân tăng lên đột biến – 150 ca/năm.

Lõm ngực bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bệnh lý lõm ngực là bệnh bẩm sinh và chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Trung bình cứ 1.000 trẻ sinh ra có 2 – 3 trẻ bị biến dạng ngực (lồi hoặc lõm). Theo thống kê, đa phần bệnh nhân và trẻ em bị dị tật đều là nam giới. Tỉ lệ nam giới trong bệnh là 75%, trong khi đó, tỉ lệ nữ giới chỉ khoảng 25%.

Khi trẻ bị lõm ngực, tim sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường, có thể lệch trái, lệch phải hoặc bị ép ở chính giữa, gây thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn và hoạt động phát nhịp tim có thể bị nhanh lên hoặc chậm đi bất thường.

Dị tật lõm ngực cũng khiến thể tích lồng ngực bị giảm rất lớn làm phổi không thể giãn ra được dẫn đến chức năng hô hấp không đảm bảo.

Ngoài ra, bệnh lõm ngực bẩm sinh còn gây biến dạng về mặt thẩm mỹ, các hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Đặc biệt, tâm lý mặc cảm với hình thức dị dạng khi trẻ lớn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ như thiếu tự tin, chậm phát triển.

Lời khuyên của chuyên gia

BS Lê Hữu Phúc – Phụ trách Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nhi Đồng 1 cho biết thông thường trẻ mới sinh ra đã phát hiện ngực bị lõm, tuy nhiên cũng có khi đến 3 – 4 tuổi, thậm chí 13 tuổi mới nhận ra.

Đối với trẻ từ 3 – 4 tuổi các bác sĩ thường không can thiệp phẫu thuật nếu nhận thấy không quá nặng, mà chỉ cần theo dõi. Do đó, phụ huynh cần cho trẻ tập những động tác thể dục tăng hô hấp, nhất là đi bơi. Thời gian, phẫu thuật tốt nhất cho trẻ là ở tuổi từ 7 – 12 với phương pháp phẫu thuật đặt thanh nâng ngực để nắn xương phát triển theo hướng mới.

Sau 2 đến 3 năm sau phẫu thuật sẽ mổ lại để lấy thanh nâng ngực ra. BS Phúc chia sẻ “Khi xương phát triển cứng, chắc thì trở lại bệnh viện để mổ lấy thanh nâng ngực ra. Khoảng thời gian chờ thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm tùy tình trạng phát triển của xương”.

Benh.vn (Theo Vietnamnet.vn)

Bài viết Bệnh lõm ngực bẩm sinh, giải pháp giành cho các bậc cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-lom-nguc-bam-sinh-giai-phap-gianh-cho-cac-bac-cha-me-9486/feed/ 0
Những băn khoăn của gia đình có con mắc bệnh lõm ngực bẩm sinh https://benh.vn/nhung-ban-khoan-cua-gia-dinh-co-con-mac-benh-lom-nguc-ban-sinh-9502/ https://benh.vn/nhung-ban-khoan-cua-gia-dinh-co-con-mac-benh-lom-nguc-ban-sinh-9502/#respond Thu, 08 Sep 2016 07:08:53 +0000 http://benh2.vn/nhung-ban-khoan-cua-gia-dinh-co-con-mac-benh-lom-nguc-ban-sinh-9502/ Bệnh lõm ngực bẩm sinh là một loại bệnh gây biến dạng lồng ngực bẩm sinh. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh không cao nhưng tỉ lệ biến chứng lại rất cao. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lõm ngực bẩm sinh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển.

Bài viết Những băn khoăn của gia đình có con mắc bệnh lõm ngực bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh lõm ngực bẩm sinh là một loại bệnh gây biến dạng lồng ngực bẩm sinh. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh không cao nhưng tỉ lệ biến chứng lại rất cao. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lõm ngực bẩm sinh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển.

Cơ chế gây bệnh

Bệnh lõm ngực bẩm sinh là một bệnh thuộc dạng dị tật xuất hiện từ bào thai. Sinh ra đứa trẻ đã mang sẵn nguyên nhân gây bệnh. Cơ chế bệnh sinh là do tăng sản quá mức các sụn sườn, xương ức trong quá trình phát triển của trẻ đẩy xương ức lõm vào trong lồng ngực.

Nguyên nhân gây bệnh

Mặc dù chưa có bằng chứng về gen liên quan tới bệnh, yếu tố  di truyền cũng được ghi nhận ở bệnh này. Khoảng 35% người lõm ngực có người thân trong gia đình cùng bị bệnh. Người ta ghi nhận có thể có sự liên quan giữa bệnh lý này và hội chứng Marfant, Poland.

Bệnh lõm ngực bẩm sinh là một bệnh có tỉ lệ gặp không cao, chỉ vào khoảng 0,25 – 0,30%, Theo các nghiên cứu tại Mỹ, tỉ lệ dị tật này chiếm từ  1/400 – 1/300 trẻ sinh sống. Tuy nhiên nó lại là dạng dị tật thuộc hàng phổ biến nhất trong các dị tật ở ngực. Trẻ trai chiếm ưu thế so với trẻ gái với tỷ lệ 3:1.

Bệnh có thể tự hết?

Diễn tiến tự nhiên của dị tật không tự khỏi, mức độ lõm ngực có thể giữ nguyên như sau khi sinh đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, đa số các trường hợp diễn tiến nặng dần, diễn tiến chậm từ sau sinh đến tuổi dậy thì và nặng lên rất nhanh trong giai đoạn dậy thì.

Ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe?

Thay đổi về thẩm mỹ

Trong bệnh lõm ngực bẩm sinh, bản chất bệnh ở xương nhưng biến chứng lại ở ngoài xương.

Biến chứng tác động mạnh nhất là những thay đổi về mặt thẩm mỹ. Bộ ngực bị biến dạng, càng lớn, càng dậy thì, càng đến tuổi làm đẹp thì ngực càng bị biến dạng mạnh. Ngực trở nên gù vẹo, lõm sâu, co kéo. Đa phần các đối tượng đều cảm thấy xấu hổ, mất tự tin và ngại giao tiếp. Việc khoe ngực, diện những bộ đồ thời trang có lẽ chỉ là ước mơ xa vời.

Tiêu cực về sức khỏe

Bên cạnh những biến đổi về mặt thẩm mỹ là những ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khỏe.

Đầu tiên chúng làm đảo lộn vị trí và thay đổi hoạt động chức năng của tim. Tùy vào thể lõm ngực là chính tâm hay lệch tâm mà nó tác động tới tim như thế nào. Nhưng thường thì tim sẽ bị di đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Điều này là thực sự không có lợi vì sự di đẩy của tim kéo theo sự xoắn vặn và kéo đẩy của mạch máu lớn. Sự tác động này thường làm thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn. Tim có thể lệch trái, lệch phải hoặc có khi bị ép ở chính giữa. Hoạt động phát nhịp tim có thể bị nhanh lên hoặc chậm đi bất thường.

Thứ hai đó là sự tác động tiêu cực lên phổi. Lồng ngực lẽ ra cần phải “căng” và nở nang để nở ra trong mỗi thì hô hấp. Nhưng do dị tật, thể tích lồng ngực bị giảm rất lớn. Hiện tượng này làm phổi không thể giãn ra được và do đó chức năng hô hấp không đảm bảo. Thường xuyên, người bệnh bị chứng thiếu khí thở, thiếu máu, giảm nồng độ ôxy trong máu, tăng nồng độ khí carbonic trong máu. Thể lực bị suy giảm và hầu như bị giảm phát triển. Nạn nhân khó có sự phát triển thể lực vạm vỡ nếu như không được điều trị sớm.

Điều đáng ngại hơn, nếu những nạn nhân này bị các bệnh lý cấp tính khác như viêm phổi, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết thì tai biến rất dễ xảy ra và nguy cơ tử vong rất cao.

Phẫu thuật mổ lõm ngực

Chỉ định khi nào ?

Chỉ định phẫu thuật dựa vào triệu chứng mệt khi vận động gắng sức, dấu hiệu đẩy lệch tim và yêu cầu về thẩm mỹ của bệnh nhân.

Tuổi thích hợp phẫu thuật

Từ 4 tuổi trở lên là có thể phẫu thuật được nhưng còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân.

Các phương pháp được dùng trước kia

Trước đây, phẫu thuật Ravitch (bằng cách lấy bỏ sụn sườn quá phát nhưng giữ lại màng sụn và cố định xương ức ở vị trí bình thường. Các sụn sườn sau đó sẽ phát triển theo các màng sụn để lại và tạo một khung mới giữ xương ức ở vị trí đã được chỉnh sửa và cố định) là phẫu thuật duy nhất và chuẩn mực để sửa chữa dị dạng lõm ngực bẩm sinh. Tuy nhiên đây là phẫu thuật gây tàn phá, để lại sẹo lớn và một lồng ngực tuy không lõm nhưng cũng không đẹp.

Phương pháp phẫu thuật hiện nay

Năm 1987, tác giả Donald Nuss giới thiệu một phẫu thuật mới gọi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Nuss procedure), luồn một thanh kim loại qua ngực để nâng phần ngực lõm lên . Phẫu thuật này ngày càng được chấp nhận như một phương pháp thay thế cho kỹ thuật của Ravitch với ưu điểm lớn là xâm lấn tối thiểu, ít tàn phá, thời gian phẫu thuật nhanh, ít mất máu, trẻ nhanh chóng hồi phục về với cuộc sống bình thường do thời gian nằm viện ngắn (2-3 ngày).

Cách thức phẫu thuật

Trước những biến chứng có thể xảy ra, việc điều trị là bắt buộc. Với bệnh lõm ngực bẩm sinh, phẫu thuật tạo hình là ưu thế lớn nhất. Phẫu thuật sẽ làm thay đổi chiều hướng phát triển và hạn chế sự lấn chiếm vào trong lồng ngực của khối xương biến dạng.

Trong phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cưa đứt những xương sườn biến dạng. Sau đó, luồn một thanh kim loại cứng làm giá đỡ vào sau xương ức và xương sườn. Thanh kim loại này có tác dụng nâng khối xương lên, trả về vị trí cũ và định hướng cho khối xương phát triển ra ngoài mà không phát triển vào trong. Lồng ngực được giải phóng.

Đây là một kỹ thuật toàn diện và đạt hiệu quả tối ưu. Vì nó không làm mất đi phần xương nào của cơ thể nhưng lại bảo toàn được thể tích của lồng ngực.

Các biến chứng sau phẫu thuật

Biến chứng sớm (xảy ra trong tháng đầu tiên)

– Tràn khí màng phổi 6.9%

– Tụ dịch vết mổ 3.3%

– Di lệch thanh kim loại 2.4%

– Thủng tim

Biến chứng muộn

– Viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng ngoài tim 1.5%

– Di lệch thanh kim loại 1.2%

– Tràn máu màng phổi 0.9%

Thời gian lấy thanh kim loại ra?  Khoảng 2-3 năm sau mổ.

Điều quan trọng là phát hiện sớm để điều trị sớm, điều trị trước dậy thì sẽ đem lại cơ hội phát triển bình thường cho các em.

Chi phí cho cuộc mổ

Nếu có thể bảo hiểm bé sẽ được hưởng phần bảo hiểm của bé. Nhưng tiền mua thanh kim loại nâng ngực lõm thì gia đình phải thanh toán, giá khoảng 12-13 triệu đồng/thanh. Bé có thể được đặt 1 hoặc 2 thanh tùy theo mức độ lõm của ngực. Chi phí cuộc mổ nếu bé có giấy chuyển viện đúng thủ tục sẽ được bảo hiểm thanh toán.

Benh.vn

Bài viết Những băn khoăn của gia đình có con mắc bệnh lõm ngực bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-ban-khoan-cua-gia-dinh-co-con-mac-benh-lom-nguc-ban-sinh-9502/feed/ 0