Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 05 Aug 2023 08:57:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm xoang mạn tính https://benh.vn/benh-viem-xoang-man-tinh-3602/ https://benh.vn/benh-viem-xoang-man-tinh-3602/#respond Wed, 14 Jun 2023 04:39:36 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-xoang-man-tinh-3602/ Là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang, gây nên loạn sản, dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ.

Bài viết Bệnh viêm xoang mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm xoang mạn tính là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang, gây nên loạn sản, dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ.

viem-xoang-man-tinh

Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính

Bệnh viêm xoang mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cơ địa là một yếu tố rất quan trọng nên bệnh cũng có tính chất gia đình.

  • Vẹo vách ngăn cao, phì đại xương xoăn giữa, dị ứng, gây nên tình trạng dẫn lưu kém, kéo dài không thoát mủ ra khỏi xoang được (vì lỗ thông tự nhiên bị tắc) hoặc sau một viêm xoang cấp tính có hoại tử xương trong 1 bệnh nhiễm trùng cúm, sởi… hoặc sau một viêm xoang mủ do răng.
  • Vai trò thể địa cũng rất quan trọng, nhất là thể địa dị ứng. Dị ứng dẫn tới nhiễm trùng phát triển và khi bị nhiễm trùng lại làm dị ứng nặng lên. Do đó điều trị bệnh thường làm bệnh thuyên giảm nhưng ít khi khỏi hẳn.

Triệu chứng viêm xoang mạn tính

Người bệnh viêm xoang mạn tính có nhiều triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng cần lưu ý như sau.

Triệu chứng cơ năng bệnh viêm xoang mạn tính

  • Đau: Viêm mạn tính thường không đau, trừ những đợt hồi viêm. Thường chỉ là cảm giác nặng đầu, vị trí tùy theo loại xoang viêm. Viêm xoang trước thường nhức quanh mắt, ở hàm trên. Viêm xoang sau thường nhức sâu hoặc ở vùng đỉnh chẩm.
  • Ngạt tắc mũi thường xuyên.
  • Chảy mũi kéo dài ra mủ xanh hoặc mủ vàng, nếu là viêm xoang trước mạn tính. Viêm xoang sau: triệu chứng âm ỉ dễ nhầm lẫn. Mủ  hoặc chất nhầy chảy xuống họng, bệnh nhân phải khịt, khạc, nhổ thường xuyên. Hay có biến chứng mắt như viêm thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm mống mắt thể mi…

Triệu chứng thực thể bệnh viêm xoang mạn tính

Triệu chứng viêm nhóm xoang trước mạn tính:

  • Ngách giữa nề và ướt hoặc mủ chảy từ ngách giữa xuống xương xoăn dưới, hoặc có ít mủ đọng khô ở bờ dưới xương xoăn giữa.
  • Xương xoăn dưới nề to.
  • Niêm mạc ngách giữa phù nề, có khi thoái hoá thành polyp mũi. Xuất hiện gờ Kauffman (do phì đại niêm mạc ở ngách giữa thành một đường gờ dài, trông như một xương xoăn thứ hai nằm ngoài xương xoăn giữa).
  • Soi mũi sau: mủ đọng ở sàn mũi hoặc ở đuôi xương xoăn dưới.

Triệu chứng viêm nhóm xoang sau mạn tính:

  • Soi mũi trước nhiều khi không thấy gì.
  • Soi mũi sau: thấy chất nhầy mủ xuất phát từ ngách trên chảy ra cửa mũi sau, tỏa xuống vòm mũi họng.
  • Khám họng: thành sau họng viêm mạn tính với nhiều tổ chức lymphô đỏ và chất nhầy đặc bám.

X-Quang bệnh nhân viêm xoang mạn tính

Blondeau và Hirtz có giá trị trong chẩn đoán xác định: hình xoang mờ đều hoặc hình vòng cung, hình polyp…

Chẩn đoán bệnh viêm xoang mạn tính

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm xoang mạn tính cần phải thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các yếu tố sau đây:

  • Triệu chứng cơ năng.
  • Triệu chứng thực thể.
  • Soi bóng mờ.
  • Chọc thông xoang hàm.
  • X-quang: tư thế Blondeau, Hirtz và C.T.Scan

Điều trị viêm xoang mạn tính

Để điều trị viêm xoang mạn tính cần xác định tinh thần điều trị bảo tồn, chống các đợt cấp, ngăn bệnh trở nặng và có mục tiêu điều trị rõ ràng, kết hợp hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà.

Phương pháp điều trị bảo tồn viêm đa xoang mạn tính

  • Kháng sinh, chống viêm, giảm đau… (nếu có hồi viêm).
  • Khí dung, Proetz…
  • Chọc dò xoang hàm để ống dẫn lưu, rửa và bơm thuốc.
  • Nhổ, chữa răng nếu do răng.
  • Vacxin chống nhiễm khuẩn.
  • Vitamin A và B.
  • Giảm mẫn cảm nếu có dị ứng.

Phương pháp điều trị phẫu thuật viêm đa xoang mạn tính

  • Mở lỗ thông xoang hàm thường xuyên ở ngách mũi dưới.
  • Phẫu thuật nội soi chức năng mũi, xoang (FESS).
  • Mổ xoang (Caldwell Luc, Delima).
  • Mổ vách ngăn (nếu nguyên nhân do dị hình vách ngăn).

Chỉ định phẫu thuật xoang:

  • Viêm xoang gây ra các biến chứng: não, mắt, xuất ngoại…
  • Viêm xoang nguyên nhân do các dị vật trong xoang.
  • Viêm xoang đã có thoái hoá dạng políp.
  • Các khối u trong xoang (khối u lành tính hoặc ác tính).
  • Viêm xoang mủ mạn tính, chọc dò xoang hàm để ống dẫn lưu và rửa nhiều lần nếu qua 10 lần không đỡ nên chuyển sang phẫu thuật.

Biến chứng của viêm xoang mạn tính

Bệnh viêm xoang mạn tính khó điều trị dứt điểm nên việc chăm sóc tại nhà rất quan trọng giúp ngăn ngừa các biến chứng. Sau đây là một số biến chứng của viêm xoang mạn tính.

Biến chứng mắt của viêm xoang mạn tính

Viêm mô tế bào ở mắt cấp tính: Phù nề mi mắt và kết mạc, có khi khó đánh giá về vận nhãn, lồi mắt. Khó khăn cơ bản là là phân biệt viêm mô tế bào đơn thuần, chỉ cần điều trị nội khoa với mủ trong hốc mắt. Cần phải dẫn lưu kịp thời tránh khỏi mù.

Cần chỉ định phẫu thuật khi có một trong ba dấu hiệu:

  • Nhãn cầu cố định.
  • Giãn đồng tử.
  • Mất nhạy cảm giác mạc.

Lồi mắt, liệt vận nhãn, viêm thần kinh thị giác có thể do viêm hoặc u nhầy các xoang sau.

Chẩn đoán xác định bằng chụp X-quang.

Biến chứng não của viêm xoang mạn tính

  • Viêm màng não mủ.
  • Áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang hang… thường do viêm xoang trán cấp tính.

Cần chú ý khi có những tình huống sau đây xuất hiện:

  • Viêm xoang trán cấp tính điều trị tích cực nhưng triệu chứng không giảm.
  • Có các triệu chứng của nhiễm khuẩn nội sọ, khi tìm nguyên nhân cần nghĩ tới viêm xoang.

Bài viết Bệnh viêm xoang mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-xoang-man-tinh-3602/feed/ 0
Người bệnh mãn tính ăn Tết như thế nào? https://benh.vn/nguoi-benh-man-tinh-an-tet-nhu-the-nao-52732/ https://benh.vn/nguoi-benh-man-tinh-an-tet-nhu-the-nao-52732/#respond Wed, 16 Jan 2019 01:08:17 +0000 https://benh.vn/?p=52732 Theo ý kiến của các bác sĩ, những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh gan, thận, cao huyết áp, gout... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những ngày Tết nhằm bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng ăn uống “quá đà” làm bệnh tình trở nên nặng thêm.

Bài viết Người bệnh mãn tính ăn Tết như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo ý kiến của các bác sĩ, những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh gan, thận, cao huyết áp, gout… cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những ngày Tết nhằm bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng ăn uống “quá đà” làm bệnh tình trở nên nặng thêm.

Người bệnh mãn tính cần có chế độ ăn hợp lý trong những ngày Tết để đảm bảo sức khỏe

Kiêng bánh chưng và các món giàu đạm

Bệnh tiểu đường

So với các loại bệnh mãn tính khác thì đây là đối tượng cần kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ nhất. Nếu sa đà vào mâm cao cỗ đầy “ăn uống thả cửa” sẽ dễ gây các biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh tiểu đường cần hạn chế các món ăn truyền thống ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu, thịt nguội,… Thực đơn ngày Tết tốt nhất cho những người bệnh tiểu đường là các loại rau xà lách, món khổ qua nhồi thịt nạc và cần nhất quyết “nói không” với các loại bánh mứt.

Người bệnh tiểu đường cần tuyệt đối kiêng các loại bánh kẹo, mứt tết

Bệnh gan

Nên hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc giàu đạm. Nguyên nhân là do gan không đủ sức chuyển hóa hết các chất nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Chưa kể lượng amoniac sinh ra từ chuyển hóa đạm không được gan xử lý hết cũng sẽ tạo urê gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh gan vẫn cần duy trì chế độ ăn nhạt, kiêng các loại đồ ngọt. Đặc biệt với những người viêm gan và xơ gan, cần kiêng rượu bia, nhất là rượu nặng.

Cao huyết áp

Người bị cao huyết áp hoặc suy tim rất dễ phát bệnh nếu ăn với chế độ nhiều muối và giàu đạm. Vì vậy, người bị huyết áp và bệnh tim nên sử dụng những món ăn nhạt, ít béo và giàu calci như cá, tép nhỏ. Đồng thời, hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao như đồ hộp, chả giò, lạp xưởng, khô mực, tương chao, cá khô.

Trong trường hợp muốn ăn dưa muối, củ kiệu kết hợp với một số món ăn, thì nên ngâm dưa và củ kiệu bằng giấm đường thay cho việc muối dưa, củ kiệu bằng muối như thông thường.

Việc hạn chế rượu bia, các món ăn nhiều thịt, nhiều mỡ (thịt kho tàu, bánh chưng,…) là điều cần thiết đối với các bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành.

Tuyệt đối không ăn trái cây, nội tạng động vật

Bệnh thận

Người bệnh thận thường bị cao huyết áp, nên cũng rất cần duy trì chế độ ăn lạt. Điều quan trọng trong bữa ăn của người bệnh thận là cần đảm bảo độ đạm khoảng 50-60 gam/ngày từ nguồn thịt động vật. Lưu ý bỏ da động vật khi chế biến.

Người bệnh thận cũng cần kiêng khem các loại trái cây nhằm tránh tình trạng tăng kali trong máu quá mức. Do đó, những loại trái cây có hàm lượng kali cao mà người bệnh thận cần tránh gồm dưa hấu, quýt, thơm (dứa), chuối, bơ, lựu…

Bệnh gout

nội tạng động vật

Bệnh gút cần tuyệt đối kiêng nội tạng động vật

Những người bị gout nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy…), thịt heo, dê, bò, cừu, gà, vịt, ngan, ngỗng, thịt hun khói, chim cút, cá chạch, cá hồi, lươn, nghêu, sò, cua, rau câu, đậu Hà Lan, nấm…

Ngoài ra, người bệnh gout cũng cần hạn chế các loại nước uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, và các phụ gia như hạt tiêu, ớt, hạt hồi, quế…

Benh.vn st

Bài viết Người bệnh mãn tính ăn Tết như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-benh-man-tinh-an-tet-nhu-the-nao-52732/feed/ 0
Bệnh viêm cầu thận mạn tính https://benh.vn/benh-viem-cau-than-man-tinh-5745/ https://benh.vn/benh-viem-cau-than-man-tinh-5745/#respond Sat, 25 Mar 2017 05:32:52 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-cau-than-man-tinh-5745/ Hầu như tất cả các dạng của viêm cầu thận cấp (VCTC) đều có tỷ lệ nhất định tiến triển thành viêm cầu thận mạn (VCTM). Tình trạng này được đặc trưng bởi cầu thận xơ hoá không hồi phục, sự tổn thương ống thận và cuối cùng dẫn đến giảm mức lọc cầu thận (MLCT). Nếu bệnh tiến triển và không ngừng lại khi đã thực hiện các biện pháp điều trị thì hậu quả là bệnh thận mạn tính (CKD), bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) và bệnh tim mạch.

Bài viết Bệnh viêm cầu thận mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hầu như tất cả các dạng của viêm cầu thận cấp (VCTC) đều có tỷ lệ nhất định tiến triển thành viêm cầu thận mạn (VCTM). Tình trạng này được đặc trưng bởi cầu thận xơ hoá không hồi phục, sự tổn thương ống thận và cuối cùng dẫn đến giảm mức lọc cầu thận (MLCT). Nếu bệnh tiến triển và không ngừng lại khi đã thực hiện các biện pháp điều trị thì hậu quả là bệnh thận mạn tính (CKD), bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) và bệnh tim mạch.

Nguyên nhân bệnh viêm cầu thận mạn

Tỷ lệ và quá trình tiến triển từ VCTC đến VCTM có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân của VCTC và hậu quả cuối cùng là bệnh thận giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế thận. Trong tất cả các nguyên nhân gây VCTC và đến VCTM thì VCTC sau nhiễm liên cầu và bệnh thận IgA được xem là có một tiến triển tương đối lành tính và tỷ lệ thấp hơn số bệnh nhân tiến triển đến bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối.

Viêm cầu thận tiến triển nhanh (viêm cầu thận với tổn thương cầu thận hình liềm)

Khoảng 90% bệnh nhân tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.

Viêm cầu thận xơ hoá cục bộ

Khoảng 80% bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn cuối trong vòng 10 năm. Bệnh nhân có tình trạng xơ hoá cầu thận ác tính dẫn đến sự tiến triển nhanh hơn trong trường hợp này có thể liên quan đến lây nhiễm HIV.

Viêm cầu thận màng

Khoảng 20-30% bệnh nhân tiến triển bệnh dẫn đến VCTM và có suy thận mạn tính (CRF) tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối trong vòng 10 năm

Viêm cầu thận màng tăng sinh

Khoảng 40% bệnh nhân tiến triển bệnh dẫn đến VCTM và có suy thận mạn tính và tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối trong vòng 10 năm.

Bệnh thận IgA

Khoảng 10% bệnh nhân có tiến triển bệnh dẫn đến VCTM và có suy thận mạn tính tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối trong vòng 10 năm.

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu

Khoảng 1-2% bệnh nhân tiến triển bệnh dẫn đến VCTM và có suy thận mạn tính tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối trong vòng 10 năm. Trẻ em lớn, người lớn có cầu thận tổn thương hình liềm có nguy cơ cao hơn.

Viêm cầu thận lupus

Khoảng 20% bệnh nhân tiến triển bệnh dẫn đến VCTM và có suy thận mạn tính tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối trong vòng 10 năm. Những bệnh nhân VCT lupus class IV có thể có suy giảm chức năng thận nhanh hơn.

Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm bệnh viêm cầu thận mạn

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của VCTC. Sau thời gian tổn thương cấp tính các triệu chứng tiếp tục tồn tại dai dẳng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị.

Triệu chứng đái máu, tăng huyết áp, phù và quá tải thể tích tuần hoàn có thể xuất hiện tái phát nhiều đợt.

Biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu.

Hội chứng tăng urê máu trong những trường hợp chức năng thận suy giảm.

Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu và /hoặc hồng cầu niệu dai dẳng.

Xét nghiệm máu có biểu hiện thiếu máu, có thể có tăng urê, creatinin máu.

Tuỳ theo bệnh chính là nguyên nhân gây VCTM bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng theo nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị bệnh viêm cầu thận mạn

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân đã bắt đầu có biểu hiện của suy giảm chức năng thận. Tuỳ từng bệnh nhân sẽ có những chế độ ăn cụ thể nhưng nhìn chung chế ăn uống điển hình là hạn chế đến 2g natri, 2g kali và 40-60 g protein một ngày.

Những hạn chế bổ sung thêm có thể được áp dụng cho bệnh nhân có đái tháo  đường, rối loạn chuyển hoá lipid máu và tình trạng quá tải thể tích tuần hoàn.

Phụ nữ có thai

Suy giảm chức năng thận và tăng huyết áp biểu hiện trầm trọng hơn trong thời gian mang thai ở những bệnh nhân đã có dấu hiệu suy thận, đặc biệt là khi mức độ creatinine huyết thanh vượt quá 200 µmol/L. Điều này dẫn đến giảm khả năng phát triển của thai nhi và tăng tình trạng nặng bệnh của mẹ ở phụ nữ mang thai suy thận. Do đó, phụ nữ có suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ rất kỹ lưỡng trước khi quyết định mang thai.

Rối loạn chức năng tình dục

Rối loạn chức năng tình dục và mất ham muốn tình dục là phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh thận, đặc biệt là người đàn ông. Bệnh nhân cần được hướng dẫn để có những chỉ định điều trị phù hợp nếu có xuất hiện triệu chứng.

Lựa chọn điều trị

Bệnh nhân cần được tư vấn về các biện pháp điều trị bệnh thận giai đoạn cuối. Các lựa chọn điều trị cụ thể của bệnh thận giai đoạn cuối bao gồm lọc máu, thẩm phân phúc mạc và ghép thận sẽ được thảo luận với từng trường hợp cụ thể để có sự lựa chọn thích hợp.

Khuyến cáo với bệnh viêm cầu thận mạn

Bệnh VCTM thường có biểu hiện bệnh kín đáo ít triệu chứng rầm rộ nên bệnh nhân thường đến bệnh viện khi bệnh đã quá muộn, đã ở giai đoạn cuối của bệnh thận. Bệnh thường được phát hiện tính cờ khi đi khám bệnh định kỳ hoặc khi đi tìm nguyên nhân của đau đầu, tăng huyết áp, thiếu máu. Do vậy, bệnh nhân nên đi khám sức khoẻ định kỳ để được phát hiện sớm bệnh thận và được điều trị kịp thời.

Những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh thận, tăng huyết áp, đái tháo đường là những người có nguy cơ cao hơn những đối tượng khác.

Những bệnh nhân đã được chẩn đoán VCTM cần được theo dõi và điều trị tại chuyên khoa thận tiết niệu.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm cầu thận mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-cau-than-man-tinh-5745/feed/ 0
Bệnh viêm thanh quản mạn tính https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-man-tinh-3698/ https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-man-tinh-3698/#respond Mon, 13 Feb 2017 04:41:28 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-thanh-quan-man-tinh-3698/ Viêm thanh quản mạn tính không có triệu chứng chức năng gì khác ngoại trừ khàn tiếng kéo dài không có xu hướng tự khỏi và phụ thuộc vào quá trình viêm thông thường không đặc hiệu, có nghĩa là không kể đến bệnh nhân lao thanh quản, giang mai, nấm thanh quản.

Bài viết Bệnh viêm thanh quản mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm thanh quản mạn tính không có triệu chứng chức năng gì khác ngoại trừ khàn tiếng kéo dài không có xu hướng tự khỏi và phụ thuộc vào quá trình viêm thông thường không đặc hiệu, có nghĩa là không kể đến bệnh nhân lao thanh quản, giang mai, nấm thanh quản.

1. Nguyên nhân

–   Do phát âm: ca sĩ, giáo viên dễ bị viêm do thanh quản làm việc quá sức, phát âm không hợp với âm vực của mình.

–   Do đường hô hấp: hít phải hơi hoá chất, viêm mũi, viêm xoang mạn tính, uống rượu, hút thuốc.

–   Do thể địa: người bị bệnh gút, đái đường… có nhiều loại viêm thanh quản mạn tính nhưng có chung một triệu chứng là khàn tiếng.

2.Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết

Thông thường là hậu quả của viêm thanh quản cấp tính tái diễn nhiều lần và sau mỗi một đợt viêm cấp tính lại khàn tiếng tăng.

2.1.Triệu chứng cơ năng

Tiếng nói không vang, bệnh nhân phải cố gắng mới nói to được và chóng mệt về sau tiếng nói rè và khàn, bệnh nhân luôn phải đằng hắng buổi sáng do tiết nhầy ở thanh quản nhiều, ngoài ra bệnh nhân hay có cảm giác ngứa, cay, khô rát trong thanh quản.

2.2.Triệu chứng thực thể

–   Tiết nhầy hay đọng ở điểm cố định ở 1/3 trước và 2/3 sau lúc bệnh nhân ho thì dịch nhầy đó sẽ rụng đi và tiếng nói được phục hồi trong trở lại.

–   Dây thanh cũng bị xung huyết ở mức độ nặng, hai dây thanh bị quá sản tròn như sợi dây thừng, niêm mạc mất bóng.

–   Các cơ căng hoặc cơ khép bị bán liệt.

2.3. Tiến triển

Bệnh kéo dài rất lâu, lúc tăng, lúc giảm nhưng không nguy hiểm.

2.4. Điều trị

–   Giải quyết ổ viêm nhiễm ở mũi, xoang, tránh những hơi hoá chất.

–   Tại chỗ: phun dung dịch kiềm, bôi Nitrat bạc vào dây thanh.

3. Viêm thanh quản quá phát

Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.

3.1.Triệu chứng cơ năng

Giống như viêm thanh quản mạn tính xuất tiết thông thường: khàn tiếng, đằng hắng, rát họng khi nói nhiều.

3.2.Triệu chứng thực thể

–   Viêm thanh đai dày toả lan: thể này hay gặp loại thanh đai bị quá phát toàn bộ biến dạng tròn giống như sợi dây thừng màu đỏ.

–   Viêm thanh quản dày từng khoảng: trên dây thanh có những nốt sần đỏ, bờ dây thanh biến thành đường ngoằn ngoèo.

4. Viêm thanh quản nghề nghiệp

Những người sống bằng nghề phải nói nhiều: ca sĩ, dạy học… thường bị viêm thanh quản nghề nghiệp do làm việc quá độ hoặc nói gào suốt ngày, trong giai đoạn đầu bệnh nhân nói không to được, bệnh nhân ráng sức thì sẽ lạc gịọng chứ không to hơn được. Soi thấy thanh quản xung huyết, về sau bệnh diễn biến theo một trong hai thể sau:

–   Viêm thanh quản mạn tính quá phát.

–   Viêm thanh quản hạt: u xơ nhỏ mọc ở bờ tự do của dây thanh (hạt xơ dây thanh).

5. Bạch sản thanh quản hay papillome

5.1.Triệu chứng

–   Bệnh tích chủ yếu là sự quá sản của các gai nhú được lớp niêm mạc sừng hoá che phủ.

–   Soi thanh quản thấy dây thanh một bên hoặc cả 2 bên có phủ lớp trắng như vôi hoặc lớp gai lổn nhổn ngắn và trắng. Bệnh này có khả năng ung thư hoá cao.

5.2.Điều trị

Nên coi là một bệnh tiền ung thư và xử trí bằng phẫu thuật mở thanh quản và cắt dây thanh.

6. Viêm thanh quản teo

Viêm thanh quản teo thường xuất hiện sau một số bệnh ở mũi và xoang nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trĩ mũi (ozen).

6.1.Triệu chứng

–   Bệnh nhân có cảm giác khô rát họng, tiếng nói khàn tăng vào buổi sáng thỉnh thoảng có ho cơn khạc ra vẩy vàng, xanh, hơi thở có mùi hôi, niêm mạc thanh quản đỏ, khô có nếp nhăn, tiết nhầy và vảy khô đọng ở mép liên phễu, dây thanh thường di động kém.

–   Bệnh diễn biến từng đợt ở phụ nữ sẽ giảm nhẹ trong thời kỳ thai nghén.

6.2.Điều trị

Phun dung dịch Beratnatri 10%. Chữa ozen mũi nếu có.

Bài viết Bệnh viêm thanh quản mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-man-tinh-3698/feed/ 0
Suy thận mạn https://benh.vn/suy-than-man-2698/ https://benh.vn/suy-than-man-2698/#respond Mon, 25 Jul 2016 04:19:14 +0000 http://benh2.vn/suy-than-man-2698/ Suy thận mạn : Đại cương , dịch tễ, nguyên nhân, cơ chế, chẩn đoán,..

Bài viết Suy thận mạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy thận mạn : Đại cương , dịch tễ, nguyên nhân, cơ chế, chẩn đoán,..

I. ĐẠI CƯƠNG VÀ DỊCH TỄ HỌC

1. Đại cương

Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận.Khi mức lọc cầu thận giàm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn: trong giai đoạn sớm, lâm sàng chỉ có một số triệu chứng rất kín  đáo, ngược lại vào giai  đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng tăng urê máu. Quá trình diễn biến của suy thận mạn có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.

2. Dịch tễ học

Xác định tỷ lệ mới mắc, mắc bệnh suy thận mạn là một vấn đề khó khăn bởi trong suy thận mạn giai đoạn đầu người bệnh thường ít đi khám bệnh vì ít hoặc không có triệu chứng lâm sàng. Suy thận mạn trước giai đoạn cuối ít được biết rỏ vì không có đăng ký và không được theo dõi, nhưng tỷ lệ mới mắc suy thận mạn giai đoạn cuối cần được điều trị thay thế thận suy thì người ta có thể biết được một cách chính xác.

Theo thống kê ở Pháp tỷ lệ mới mắc suy thận mạn giai đoạn cuối là 120 trường hợp/1 triệu dân / năm. Ở Mỹ và Nhật là 300 trường hợp / 1 triệu dân / năm (số liệu năm 2003).

– Tỷ lệ mắc bệnh suy thận mạn có khuynh hướng gia tăng theo thời gian và khác nhau giữa nước này và nước khác.

– Suy thận mạn là một bệnh lý xảy ra chủ yếu ở người lớn. Thống kê của Pháp trong số 70 bệnh nhân mới mắc suy thận mạn giai đoạn cuối thì chỉ có 5 bệnh nhân là trẻ em và thanh niên, và 65 bệnh nhân là người lớn. Suy thận mạn cũng có liên quan với giới tính, nam mắc bệnh hơn nữ hai lần (2/1).  Độ tuổi trung bình của số bệnh nhân mới bắt đầu điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối tăng dần: năm 1987 là 55 tuổi, năm 1998 là 61 tuổi.

II. NGUYÊN NHÂN

Hầu hết các bệnh lý thận mạn tính dù khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẻ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn.

1. Bệnh viêm cầu thận mạn

Thường hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 40%Viêm cầu thận mạn  ở  đây có thể là nguyên phát hay thứ phát sau các bệnh toàn thận như lupus ban đỏ hệ thống, đái đường, ban xuất huyết dạng thấp…

2. Bệnh viêm thận bể thận mạn

Chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Cần lưu ý: viêm thận bể thận mạn trên bệnh nhân có sỏi thận tiết niệu là nguyên nhân thường gặp ở Việt Nam.

3. Bệnh viêm thận kẽ

Thường do sử dụng các thuốc giảm đau lâu dài như Phénylbutazone, do tăng acid uric máu, tăng calci máu.

4. Bệnh mạch thận

– Xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính.

– Huyết khối vi mạch thận

– Viêm quanh động mạch dạng nút

– Tắc tĩnh mạch thận

5. Bệnh thận bẩm sinh do di truyền hoặc không di truyền

– Thận đa nang

– Loạn sản thận

– Hội chứng Alport

– Bệnh thận chuyển hóa (Cystinose, Oxalose).

6. Bệnh hệ thống, chuyển hoá

– Đái tháo đường

– Các bệnh lý tạo keo: Lupus Hiện nay nguyên nhân chính gây suy thận mạn ở các nước phát triển chủ yếu là các bệnh chuyển hoá và mạch máu thận (Đái tháo đường, bệnh lý mạch máu thận) trong khi các nước  đang phát triển nhóm nguyên nhân do vi trùng, sỏi thận tiết niệu vẫn còn chiếm với tỷ lệ cao

III. VÀI NÉT VỀ CƠ CHẾ SINH BỆNH

Cơ chế sinh bệnh của suy thận mạn được giải thích trên cơ sở lý luận của thuyết nephron nguyên vẹn: Mặc dù tổn thương khởi phát ở cầu thận, mạch máu thận, tổ chức ống kẽ thận thì các nephron bị thương tổn nặng cũng thường bị loại trừ khỏi vai trò chức năng sinh lý.

Chức năng của thận chỉ còn được đảm nhiệm bởi các nephron nguyên vẹn còn lại, khi số nephron nguyên vẹn còn lại này không đủ để  đảm bảo chức năng của thận là duy trì sự hằng định của nội môi thì sẽ xuất hiện các rối loạn về nước điện giải, về tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh tạo nên hội chứng suy thận mạn.

IV. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA SUY THẬN MẠN

1. Lâm sàng

1.1. Phù

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn mà bệnh nhân có thể có phù nhiều, phù ít hoặc không phù. Suy thận mạn do viêm thận bể mạn thường không phù trong giai đoạn đầu, chỉ có phù trong giai đoạn cuối. Trong khi suy thận mạn do viêm cầu thận mạn phù là triệu chứng thường gặp. Bất kỳ nguyên nhân nào, khi suy thận mạn giai đoạn cuối, phù là triệu chứng hằng định.

1.2. Thiếu máu

Thường gặp nặng hay nhẹ tùy giai đoạn, suy thận càng nặng thiếu máu càng nhiều.Đây là triệu chứng quan trọng để phân biệt với suy thận cấp.

1.3. Tăng huyết áp

Khoảng 80% bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp, cần lưu ý có từng đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh chóng gây tử vong nhanh.

1.4. Suy tim

Khi có suy tim xuất hiện thì có nghĩa là suy thận mạn  đã muộn, suy tim là do tình trạng giữ muối, giữ nước, tăng huyết áp lâu ngày và do thiếu máu.

1.5. Rối loạn tiêu hóa

Trong giai  đoạn sớm thường là chán  ăn,  ở giai  đoạn III trở  đi thì có buồn nôn,  ỉa chảy, có khi xuất huyết tiêu hóa.

1.6. Xuất huyết

Chảy máu mũi, chân răng, dưới da là thường gặp. Xuất huyết tiêu hóa nếu có thì rất nặng làm urê máu, Kali máu tăng lên nhanh.

1.7. Viêm màng ngoài tim

Là một biểu hiện trong giai đoạn cuối của suy thận mạn với triệu chứng kinh điển là tiếng cọ màng ngoài tim, đây là triệu chứng báo hiệu tử vong nếu không được điều trị lọc máu kịp thời.

1.8. Ngứa

Là biểu hiện ngoài da gặp trong suy thận mạn ở giai đoạn có cường tuyến cận giáp thứ phát với sự lắng đọng Canxi ở tổ chức dưới da.

1.9. Chuột rút

Thường xuất hiện ban đêm, có thể là do giảm Natri, giảm Calci máu.

1.10. Hôn mê

Hôn mê do tăng urê máu cao là biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn cuối của suy thận mạn. Bệnh nhân có thể có co giật, rối loạn tâm thần ở giai đoạn tiền hôn mê. Đặc điểm của hôn mê do tăng Urê máu mạn là không có triệu chứng thần kinh khu trú.Trên đây là các biểu hiện lâm sàng chung của suy thận mạn. Ngoài ra tuỳ theo nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn ở mỗi bệnh nhân mà có nhừng triệu chứng tương ứng như thận lớn trong bệnh thận đa nang, thận ứ nước,…

2. Cận lâm sàng

– Tăng urê máu, créatinine máu

– Giảm hệ số thanh thải créatinine

– Kali máu: kali máu có thể bình thường hoặc giảm. Khi Kali máu cao là có biểu hiện đợt cấp có kèm thiểu niệu hoặc vô niệu.

– Calci máu, phospho máu: trong giai đoạn đầu calci máu giảm, phospho máu tăng. Trong giai đoạn đã có cường tuyến cận giáp thứ phát thì cả calci máu và phospho máu đều tăng.

– Nước tiểu:

+ Protein niệu: tùy thuộc vào nguyên nhân, khi suy thận giai đoạn III, IV thì luôn có protein niệu nhưng không cao.

+ Hồng cầu, bạch cầu: tùy thuộc nguyên nhân gây suy thận mạn.

V. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đóan bệnh thận mạn dựa vào

a- Lâm sàng có thể có hoặc không có biểu hiện lâm sàng của bệnh thận biểu hiện bệnh thận như phù toàn thân, tiểu máu…

b- Cận lâm sàng tầm soát:

• Xét nghiệm định lượng créatinine huyết thanh: Tử créatinine huyết thanh ước đóan độ thanh lọc créatinine theo công thức Cockcroft Gault, hoặc ước đóan mức lọc cầu thận theo công thức của MDRD ( Modification of Diet in Renal Disease)

• Xét nghiệm nước tiểu tìm protein hoặc albumine trong nước tiểu : với mẫu nước tiểu bất kỳ, tốt nhất là mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng sau ngủ dậy.

Bảng 2: Kết quả xét nghiệm albumine và protein trong nước tiểu

• Xét nghiệm khảo sát cặn lắng nước tiểu (tìm cặn lắng bất thường như hồng cầu, bạch cầu, các trụ niệu), xét nghiệm điện giải đồ, và sinh thiết thận

• Xét nghiệm hình ảnh: siêu âm thận và hệ niệu (tìm sỏi, nang thận, kích thước thận), niệu ký nội tĩnh mạch.

Chẩn đoán xác định bệnh thận mạn, khi các xét nghiệm vẫn bất thường trong những lần xét nghiệm lập lại sau trong vòng 3 tháng.

Bài viết Suy thận mạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/suy-than-man-2698/feed/ 0