Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Apr 2024 08:57:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm kết mạc https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/ https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/#respond Sun, 21 Apr 2024 04:24:41 +0000 http://benh2.vn/viem-ket-mac-2981/ Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc có hột.

Bài viết Viêm kết mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm màng kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ, là do viêm của lớp màng mỏng trong suốt bao phủ mặt trong và phần trước của nhãn cầu của mí mắt. Viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và là một bệnh rất phổ biến. Bệnh thường lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của bệnh nhân.

Nguyên nhân viêm kết mạc

1. Viêm kết mạc do Vi khuẩn, virus

– Ngoại lai: Theo bụi bặm, dụng cụ, tay bẩn ô nhiễm vào mắt.

– Tại ổ kết mạc: Rối loạn cân bằng sinh thái tại chỗ (sử dụng thuốc tra mắt không đúng chỉ định, nhất là thuốc kháng sinh, sang chấn bội nhiễm thêm).

Các tổng kết về vi sinh vật cho thấy tụ cầu chiếm hàng đầu trong tổng số các tác nhân vi khuẩn gây viêm kết mạc (57% các trường hợp), đặc biệt là chúng có khả năng kháng lại kháng sinh và có sắc tố đặc trưng cho từng từng loài. Lậu cầu (Neisseria gonorrheae) một loại vi khuẩn Gram (-) có thể lây từ đường sinh dục, từ tay thầy thuốc đỡ đẻ sang mắt trẻ sơ sinh hoặc lây từ bể bơi. Viêm kết mạc do lậu cầu thường nhanh chóng dẫn đến biến chứng loét giác mạc và rất nhanh thủng mắt. Virus APC (Adeno-pharyngo-conjontivitis) có thể gây thành các vụ dịch viêm kết mạc, họng, hạch.

2. Viêm kết mạc do tác nhân lý học

Gió, bụi, khói, các chất axit, kiềm, tia tử ngoại, chất độc hoá học đều là những tác nhân gây kích thích mạnh, gây viêm kết mạc thậm chí tổn thương cả giác mạc.

3. Viêm kết mạc do dị ứng

Có thể gặp các dạng viêm kết mạc do hai kiểu phản ứng dị ứng.

– Tăng cảm ứng tức thì: Thường gặp do thuốc, tá dược,…

– Tăng mẫn cảm muộn: Viêm kết mạc bọng, viêm kết mạc mùa xuân là những ví dụ về bệnh ở nhóm này.

viem-ket-mac

Triệu chứng viêm kết mạc

1. Triệu chứng cơ năng

– Ngứa rát cộm. Bệnh nhân thường ví như có cát rắc vào mắt.

– Sợ ánh sáng (không nặng lắm).

– Nhiều dử kèm nhèm. Buổi sáng ngủ dậy rất khó mở mắt vì dử dính chặt hai mi với nhau.

– Chảy nước mắt (ít).

– Dịch tễ: Bệnh thường lây lan ở gia đình, đơn vị.

2. Triệu chứng thực thể

– Mi sưng nề, có thể mọng đỏ nếu là viêm cấp. Kết mạc cương tụ đỏ trên diện rộng, mất sắc bóng, dày lên như miếng thạch.

– Kết mạc: Phù nề và có thể phòi qua khe mi (viêm do lậu rất hay gặp dấu hiệu này). Trên kết mạc còn thấy các hình ảnh tổn thương cơ bản khác như:

  • Hột: Rõ nhất ở cùng đồ dưới và ở hai góc trong, ngoài của kết mạc mi trên những hột này có đặc điểm là to, trong, kẹp không vỡ)
  • Gai máu: Thấy rõ hơn ở kết mạc mi, trông như những lấm chấm đỏ, dày chi chít, nặng hơn có thể có xuất huyết.
  • Nhú gai: Làm cho kết mạc sần sùi, thấy rõ ở kết mạc sụn mi trên trong bệnh viêm kết mạc mùa xuân.
  • Bọng kết mạc: Hay có trong viêm kết mạc dị ứng do sự nề phù của kết mạc.

– Dử mắt: Nhiều dử nhưng tùy theo tác nhân mà dử có đặc điểm khác nhau, ví dụ: viêm do tụ cầu có dử màu vàng; viêm do lậu dử mắt giống như mủ; viêm do liên cầu tan huyết, bạch hầu là những vi khuẩn có độc tính cao thường gây giãn mạch, tạo màng giả bám chặt vào kết mạc mi khi bóc sẽ chảy máu; viêm kết mạc mùa xuân dử mắt có đặc điểm là trong, dai, dính,có thể kéo ra thành sợi…

– Hạch: Ở trước tai, dưới hàm, to bằng hạt lạc, hạt đậu đen, di động, đau.

– Triệu chứng âm tính: Các dấu hiệu này cần được xác định để giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với những bệnh có tổn thương giác mạc.

  • Thị lực không giảm (chú ý lau kỹ dử trước khi đo thị lực).
  • Giác mạc trong.

– Xét nghiệm cận lâm sàng: Cấy khuẩn, soi tươi tiết tố tìm vi khuẩn, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang tìm virus, xét nghiệm máu thấy bạch cầu Eo tăng trong viêm dị ứng…

Điều trị và dự phòng viêm kết mạc

Cần xác định nguyên nhân, tác nhân gây viêm thì việc điều trị mới đạt hiệu quả. Tuy vậy trong điều trị có những điểm chung cho mọi loại viêm kết mạc:

1. Dùng thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng

Thuốc nước:

  • Chloromicetin  4%o
  • Sulfat kẽm       1%o.
  • Sulfaxylum      10-20%
  • Có thể dùng đơn độc một loại hoặc phối hợp hai loại, rỏ luân phiên nhiều lần trong ngày (10-20 lần).

Thuốc mỡ:

  • Tetraxyclin 1%
  • Gentamicin …
  • Các thuốc này tra 1lần/ tối (trước khi đi ngủ)

Cho dù là viêm do virus, dị ứng,…thì dùng kháng sinh vẫn có giá trị là chống bội nhiễm. Riêng trong viêm kết mạc do lậu phải rỏ thuốc rất nhiều lần trong ngày, cách quãng 10 phút –15 phút rỏ một lần thậm chí phải tiến hành rỏ giọt liên tục, nên kết hợp 2,3 loại thuốc kháng sinh.

2. Chống viêm

– Corticoid dùng dưới dạng thuốc rỏ mắt hoặc tiêm dưới kết mạc nhưng chỉ định phải hết sức thận trọng. Trên thị trường hiện nay rất hay gặp loại thuốc rỏ mắt phối hợp kháng sinh với corticoid. Sự phối hợp này tạo ra thuận tiện cho người bệnh nhưng nếu phải dùng kéo dài thì cần được theo dõi nhãn áp vì corticoid có thể gây tăng nhãn áp và đục thể thuỷ tinh. Một nguy cơ cần được nhắc tới khi dùng corticoid rỏ mắt kéo dài là gây giảm sức đề kháng, dễ dẫn tới bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus herpes…, những bệnh rất nguy hiểm cho mắt.

– Các thuốc tác dụng ổn định dưỡng bào như Lodoxamide, Olopatadin, Cromoglycate… hoặc kháng thụ thể histamin như Antazoline, Emadastine hoặc kháng histamin như Naphazoline, Chlopheniramine,… có tác dụng tốt đối với những trường hợp viêm kết mạc dị ứng. Đặc biệt, nhóm thuốc ổn định dưỡng bào nên được chỉ định dùng cho viêm kết mạc mùa xuân vì thường phải điều trị kéo dài.

3. Nâng đỡ cơ thể, tăng tái tạo biểu mô

Các vitamin A, B, C dùng đường uống, rỏ mắt… băng che để mắt đỡ bị kích thích.

Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc có hột.

Nhiều khi còn thêm cả biến chứng do thuốc điều trị chứng. Có loại viêm kết mạc nhanh chóng dẫn đến tổn thương giác mạc như viêm do cầu khuẩn lậu hoặc ít gặp hơn như viêm do adenovirus. Điều đó cho ta thấy cũng không nên xem nhẹ mặt bệnh này. Khi khám bệnh cần kiểm tra tình trạng thị lực, giác mạc… để tránh có những sự bỏ sót hoặc biến chứng đáng tiếc.

Phòng bệnh

– Cách ly người bệnh không cho dùng chung chậu, khăn mặt. Khăn mặt của người bệnh cần được giặt xà phòng và phơi nắng.

– Tra thuốc phòng bệnh cho người lành.

– Thầy thuốc: Vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành trung gian truyền bệnh.

Xem thêm: Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế

Bài viết Viêm kết mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/feed/ 0
Nước mắt nhân tạo và những lưu ý khi sử dụng https://benh.vn/nuoc-mat-nhan-tao-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6333/ https://benh.vn/nuoc-mat-nhan-tao-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6333/#respond Tue, 09 Apr 2024 05:44:01 +0000 http://benh2.vn/nuoc-mat-nhan-tao-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6333/ Sở dĩ mắt chúng ta thường có được vẻ long lanh là nhờ lớp nước mắt rất mỏng bao phủ bề mặt nhãn cầu, còn được gọi là phim nước mắt. Nó có vai trò làm sạch mắt, diệt khuẩn, đảm bảo cho giác mạc được trong suốt, duy trì chức năng thị giác.

Bài viết Nước mắt nhân tạo và những lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sở dĩ mắt chúng ta thường có được vẻ long lanh là nhờ lớp nước mắt rất mỏng bao phủ bề mặt nhãn cầu, còn được gọi là phim nước mắt. Nó có vai trò làm sạch mắt, diệt khuẩn, đảm bảo cho giác mạc được trong suốt, duy trì chức năng thị giác.

Tuy nhiên, một vài vấn đề nho nhỏ có thể khiến cho lượng nước mắt tiết ra không đủ để hình thành nên lớp phim đặc biệt này, gây hiện tượng khô mắt (khô, xốn mắt, ngứa mắt, nhìn mờ…).

nuoc-mat-nhan-tao

Thành phần của nước mắt nhân tạo

Hydrogel là thành phần chính để tăng độ nhầy, giúp nước mắt nhân tạo lưu giữ lâu hơn trên bề mặt nhãn cầu. Với bản chất là polymer, hydrogel hút nước, giữ nước và duy trì độ ẩm trên bề mặt nhãn cầu, tránh tình trạng khô mắt. Một số loại hydrogel thường gặp là: hydroxypropyl methylcellulose (HPMC); Carboxy methylcellulose (CMC);  polyethylene glycol; hyaluronic acid (hyaluronic acid còn có tác dụng thúc đẩy quá trình lành vết thương biểu mô giác mạc và phòng ngừa bệnh khô giác mạc); carbomer (polyacrylic acid); polyvidon K25…

Chất bảo quản (Preservative): Có mặt trong một số nước mắt nhân tạo để tăng thời hạn sử dụng. Các chất bảo quản thường dùng là:

Benzalkonium chloride (BAC) 0,005 – 0,01%: Đây là chất bảo quản rất thông dụng. Tuy nhiên, BAC gây phá vỡ biểu mô giác mạc, tăng tính thấm giác mạc nên nếu dùng kéo dài sẽ gây tích luỹ BAC trên bề mặt nhãn cầu, phá vỡ cấu trúc lipid và làm mất tính bền vững của màng phim nước mắt. Đặc biệt, bệnh nhân glôcôm có sự giảm chế tiết nước mắt cơ bản, cần tra thuốc suốt đời thì những chế phẩm nước mắt nhân tạo chứa BAC lại gây ra khô mắt.

Khi bị khô mắt, sẽ có một số triệu chứng như: cảm giác khô, rát bỏng, có dị vật trong mắt, ngứa mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ…

Cetrimonium chloride (Cetrimide): có tác dụng sát khuẩn tốt, tuy nhiên gây sừng hoá, thẩm lậu viêm vùng rìa và giữa biểu mô, nhu mô kết mạc.

GenAqua (Sodium perborate), Purite, Polyquad (Polyquaternium -1): ít gây hại trên bề mặt nhãn cầu, phân tách thành nước và oxy hoặc phức hợp ion có sẵn trong phim nước mắt.

Ngoài ra, trong nước mắt nhân tạo còn có thành phần kết dính sinh học (tăng độ nhầy của nước mắt, tăng thời gian lưu trữ trên bề mặt nhãn cầu), các muối: muối lactat, muối borat, muối kali, muối magiê, muối kẽm, glycerin, chất kháng khuẩn nhẹ… là những thành phần có trong nước mắt tự nhiên cũng có trong một số chế phẩm nước mắt nhân tạo.

Nước mắt nhân tạo sử dụng khi nào?

Khô mắt do sự thiếu hụt hoặc không ổn định bất cứ một thành phần nào của phim nước mắt hoặc sự tương tác không tốt giữa lớp nhầy với màng tế bào biểu mô kết – giác mạc, gây ra sự biến đổi cấu trúc và chức năng bề mặt nhãn cầu.

Triệu chứng:

Khi bị khô mắt, sẽ có một số triệu chứng như: cảm giác khô, rát bỏng, có dị vật trong mắt, ngứa mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ…

Đối tượng có nguy cơ phải sử dụng nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo không giúp trị khô mắt đến từ những nguyên nhân bệnh lý như viêm kết mạc, viêm giác mạc.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị khô mắt là nhân viên văn phòng (do sử dụng thường xuyên máy tính), người già, phụ nữ tiền mãn kinh, người đeo kính tiếp xúc, người đã mổ LASIK điều trị cận thị, một số bệnh lý về kết giác mạc hoặc tuyến lệ… Để điều trị khô mắt, ngoài việc điều trị nguyên nhân gây khô, điều quan trọng là phải bổ sung chế phẩm thuốc thay thế một phần nước mắt tự nhiên, hay còn gọi là nước mắt nhân tạo.

Tuy nhiên, nước mắt nhân tạo không giúp trị khô mắt đến từ những nguyên nhân bệnh lý như viêm kết mạc, viêm giác mạc… Bởi vậy, nó chỉ được coi là giải pháp tình thế, tạm thời làm dịu những kích ứng.

Cách sử dụng an toàn, hợp lý

Hiện nay, thị trường có nhiều loại nước mắt nhân tạo nhưng người bệnh nên sử dụng loại không chứa chất bảo quản – nhất là trong trường hợp phải dùng kéo dài. Nhìn chung nước mắt nhân tạo là khá an toàn tuy nhiên đây vẫn là chế phẩm sử dụng theo đơn, ít tác dụng phụ nhưng có nhược điểm là giá thành đắt. Trên nhiều bệnh nhân, độ nhầy chế phẩm nước mắt nhân tạo càng cao thì cũng có tác dụng phụ làm mờ mắt, dính mắt lâu hơn giống như khi dùng thuốc mỡ.

Tác dụng phụ có thể gặp ở các loại nước mắt nhân tạo là kích ứng mắt, ngứa mi mắt, xung huyết kết mạc, viêm bờ mi, dính bờ mi, có cảm giác nóng bỏng thoáng qua… Nguyên nhân của các phản ứng nói trên thường đến từ chất bảo quản, carboxymethyl và các chất bôi trơn khác có trong nước mắt nhân tạo. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 72 tiếng, bạn nên ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp ở các loại nước mắt nhân tạo là kích ứng mắt, ngứa mi mắt, xung huyết kết mạc, viêm bờ mi, dính bờ mi.

Về liều dùng và quá trình điều trị, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, đáp ứng điều trị và mức độ khô mắt. Trong khi sử dụng thuốc, không để đầu lọ chạm vào bất cứ bề mặt nào để tránh nhiễm bẩn và đậy nắp lại ngay sau khi dùng. Ngừng dùng ngay nếu quan sát thấy thuốc bị đổi màu hoặc trở nên vẩn đục.

Bệnh lý khô mắt có đặc điểm là nguyên nhân gây khô khác nhau, những dấu hiệu khô mắt thường giống một số bệnh lý khác như viêm kết mạc, giác mạc

Điều trị khô mắt là một quá trình lâu dài – thậm chí cả đời. Nước mắt nhân tạo chỉ là một thuốc hỗ trợ trong phác đồ điều trị. Người bệnh không được chủ quan, không nên tự ý dùng thuốc mà cần sớm đến các cơ sở nhãn khoa có uy tín để trước hết là chẩn đoán đúng bệnh, tiếp theo là khám, tái khám sau mỗi đợt điều trị.

Lưu ý

  • Liều dùng: 4 lần/ngày; nếu bị khô mắt nặng nhỏ 10 -12 lần/ngày.
  • Khi sử dụng cùng lúc với thuốc nhỏ mắt khác, nên nhỏ cách nhau 5 phút; nhỏ nước mắt nhân tạo trước khi tra thuốc mỡ mắt 10 phút để không làm rửa trôi thuốc.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15-30 độC.
  • Không sử dụng nếu thuốc đổi màu hay vẩn đục; vứt bỏ sản phẩm sau 15 ngày kể từ khi mở hộp.

Nước mắt nhân tạo không nên sử dụng tuỳ tiện. Sự thiếu hiểu biết và lạm dụng nước mắt nhân tạo có thể tạo ra những nguy cơ cho người tiêu dùng.

Theo Ths.Ds.Vũ Hồng Minh

Bài viết Nước mắt nhân tạo và những lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nuoc-mat-nhan-tao-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6333/feed/ 0
Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc https://benh.vn/benh-tac-dong-mach-trung-tam-vong-mac-3716/ https://benh.vn/benh-tac-dong-mach-trung-tam-vong-mac-3716/#respond Sat, 13 Jan 2024 02:00:49 +0000 http://benh2.vn/benh-tac-dong-mach-trung-tam-vong-mac-3716/ Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một cấp cứu tối khẩn cấp trong nhãn khoa, cần phải xử trí ngay trong những phút đầu tiên. Bệnh xuất hiện không có triệu chứng báo hiệu với: mất thị lực một mắt đột ngột, trầm trọng và không đau nhức mắt.

Bài viết Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một cấp cứu tối khẩn cấp trong nhãn khoa, cần phải xử trí ngay trong những phút đầu tiên.

Bệnh nặng vì:

  • Sẽ dẫn tới mù khó hồi phục.
  • Là một biểu hiện của một bệnh toàn thân.

tắc động mạch trung tâm võng mạc

1. Triệu chứng

Cơ năng: Bệnh xuất hiện không có triệu chứng báo hiệu với: mất thị lực một mắt đột ngột, trầm trọng và không đau nhức mắt.

Khám mắt:

  • Đồng tử mắt bệnh giãn, mất phản xạ ánh sáng trực tiếp, còn phản xạ liên ứng (đồng tử còn phản xạ khi chiếu sáng vào mắt kia).
  • Bán phần trước bình thường.

Khám đáy mắt:

  • Ở giai đoạn đầu thấy những động mạch bị co hẹp nhiều, nhỏ như sợi chỉ, không chứa máu. Tại thân mạch lớn có hình ảnh cột máu bị đứt đoạn thành nhiều quãng.
  • Tiếp đó, trong những giờ đầu, kèm theo sự co hẹp mạch máu là hiện tượng phù võng mạc do thiếu máu cục bộ: võng mạc không được tưới máu trở thành màu trắng đục, soi ánh đồng tử có màu xám. Hiện tượng này điển hình ở cực sau vì lớp sợi thần kinh dày. Do thiếu máu, thiếu oxy, áp lực thẩm thấu thay đổi, thoát dịch. Các sợi trục tế bào hạch và tổ chức thần kinh đệm ngấm nước phù nề làm cho võng mạc có màu trắng sữa. Ngược lại, hoàng điểm có màu đỏ tươi (do hoàng điểm được cấp máu bởi mao mạch hắc mạc) tạo nên hình ảnh “quả anh đào đặt trên đĩa sữa”.

Chụp mạch huỳnh quang có thể thấy:

  • Thì tay – võng mạc kéo dài (bình thường dưới 12 giây).
  • Chậm lấp đầy động mạch (hình ảnh cây chết).
  • Trường hợp tuần hoàn được tái lưu thông, chụp mạch huỳnh quang có thể bình thường.

Không có thấm huỳnh quang ở thì muộn vào các mô nên phù võng mạc là loại phù nội bào.

2. Bệnh căn

2.1. Huyết khối

  • Bệnh Horton: Ngoài bệnh cảnh tắc động mạch trung tâm võng mạc, bệnh còn gây thiếu máu thị thần kinh cấp. Cần làm xét nghiệm tốc độ máu lắng và sinh thiết động mạch thái dương để xác định bệnh.
  • Huyết khối do các viêm nhiễm khác: Luput ban đỏ rải rác, viêm quanh động mạch dạng nút, bệnh xơ cứng bì, bệnh Kawasaki, giang mai kỳ ba…
  • Huyết khối trên cơ địa mạch máu: Vữa xơ động mạch là bệnh căn thường gặp nhất.

2.2. Nghẽn mạch

  • Do cục máu đông từ tim, động mạch cảnh tới.
  • Do Cholesterol là những mảng vữa động mạch bị bong ra, tạo nên những vật nghẽn mạch.
  • Do canxi: Chất canxi có thể từ van hai lá, van động mạch chủ bong ra.
  • Do tiểu cầu: Thường gây mù một mắt thoảng qua và tắc nhánh động mạch.

2.3. Những căn nguyên khác

Co thắt mạch, giảm lưu lượng máu võng mạc, khối phát triển chèn ép động mạch mắt.

3. Các hình thái lâm sàng

3.1. Mù một mắt thoáng qua – co thắt động mạch

Bệnh khởi phát đột ngột, mù hoàn toàn một mắt, kéo dài trong vài phút, ngoài cơn thị lực và đáy mắt hoàn toàn bình thường. Cần làm những khám nghiệm về tim mạch (nhất là động mạch cảnh).

3.2. Tắc nhánh động mạch trung tâm võng mạc

Hay gặp hơn tắc thân động mạch, bệnh cảnh lâm sàng khác nhau tùy thuộc vị trí tắc.

  • Giảm thị lực đột ngột, khuyết thị trường tương ứng với khu vực động mạch bị tổn thương.
  • Đáy mắt: phù võng mạc khu vực tắc do thiếu tưới máu. Đôi khi thấy được vật nghẽn là mảnh cholesterol hoặc canxi.
  • Chụp mạch huỳnh quang xác định mức độ tắc, thời gian tay – võng mạc và các thì tuần hoàn võng mạc.

3.3. Tắc động mạch trung tâm ở người có động mạch mi – võng mạc

Khoảng 20% số người có thêm động mạch mi – võng mạc có nguồn gốc từ hắc mạc, nuôi dưỡng cho vùng giữa gai thị và hoàng điểm. Trong trường hợp này, thị lực có thể giảm ít hoặc nhiều, nhưng thị trường hẹp còn hình ống.

Soi đáy mắt còn thấy một vùng võng mạc hồng hình tam giác ở giữa gai thị và hoàng điểm lọt giữa võng mạc cực sau bị phù tràn ngập.

3.4. Tắc động mạch mi – võng mạc đơn độc

Thị lực giảm: Đáy mắt có phù trắng một vùng giữa gai thị và hoàng điểm. Võng mạc xung quanh không tổn thương.

Tắc tiểu động mạch: Nốt dạng bông không gây triệu chứng trên lâm sàng nhưng khi khám đáy mắt thấy những đám xuất tiết trắng mềm như bông bờ mờ, ở nông, che lấp các mạch máu, nằm trong lớp sợi thị giác.

4. Tiến triển – tiên lượng

Tiến triển thường không tốt mặc dù đã được điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đến sớm trong vòng 2 giờ sau khi bị bệnh, thị lực có thể phục hồi.

Đáy mắt: Phù võng mạc mất đi sau vài ngày, động mạch lưu thông lại bình thường.

Trường hợp tắc nhánh động mạch, các tổn thương ổn định, khuyết thị trường ở vùng tương ứng. Cũng có trường hợp tắc lan rộng ra toàn bộ.

Thường bệnh nhân đến muộn, vì vậy tiến triển không tốt. Thị lực mất hoàn toàn, teo gai thị sau một tháng, co hẹp các động mạch võng mạc, mạch máu có thể xơ trắng.

5. Điều trị

Hạ nhãn áp và làm biến đổi áp lực động mạch trung tâm võng mạc để di chuyển vật nghẽn đi xa, thu hẹp phạm vi thiếu máu lại bằng cách:

  • Chọc tiền phòng.
  • Day nắn nhãn cầu trong vài phút.
  • Acetazolamid 0,5g x 1 ống tiêm tĩnh mạch.
  • Nằm đầu thấp lợi cho tuần hoàn.
  • Tiêm thuốc giãn mạch cạnh nhãn cầu (Divascol 0,1g ngày dùng 2 – 3 ống) trong tuần đầu, tuần thứ hai dùng ngày 1-2 ống
  • Thuốc giãn mạch uống: Vastarel, Nospa, Papaverin…
  • Truyền tĩnh mạch Mannitol 20%, truyền với tốc độ nhanh

Điều trị toàn thân:

  • Hít thở qua mặt nạ hỗn hợp 95% O2 + 5% CO2 (CO2 làm giãn động mạch võng mạc và kích thích trung khu hô hấp )
  • Dùng những thuốc chống đông để giảm sự phát triển của huyết khối.
  •  Các thuốc tiêu fibrin (loại Urokinase) nếu không có chống chỉ định, dùng cho người trẻ, được khám sớm, sức khoẻ tốt.
  • Dùng các thuốc chống kết tụ tiểu cầu để dự phòng.

Điều trị bệnh căn:

  • Bệnh Horton: Dùng liệu pháp corticoid khẩn cấp, với liều cao.
  • Nếu là cao huyết áp: Điều trị cao huyết áp.
  • Điều trị phẫu thuật khi có bệnh mạch máu hoặc tim.
  • Điều trị các ổ viêm nhiễm toàn thân và tại mắt

Bài viết Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tac-dong-mach-trung-tam-vong-mac-3716/feed/ 0
Điều trị bệnh tắc lệ đạo https://benh.vn/dieu-tri-benh-tac-le-dao-3676/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-tac-le-dao-3676/#respond Wed, 29 Nov 2023 08:41:03 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-tac-le-dao-3676/ Điều trị bảo tồn tắc lệ đạo là phương pháp điều trị không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu và sinh lý bình thường của lệ đạo. Thường áp dụng cho tắc lệ đạo bẩm sinh, còn tắc lệ đạo mắc phải ít có kết quả.

Bài viết Điều trị bệnh tắc lệ đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tắc lệ đạo ở trẻ em khiến quá trình bài tiết nước mắt bị chèn ép có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe thậm chí gây nguy cơ nhiễm trùng, viêm mắt mạn tính, giảm thị lực. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng cách giúp phòng ngừa các nguy cơ với sức khỏe thị lực cho người bệnh.

1. Điều trị bảo tồn tắc lệ đạo

Điều trị bảo tồn tắc lệ đạo là phương pháp điều trị không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu và sinh lý bình thường của lệ đạo. Thường áp dụng cho tắc lệ đạo bẩm sinh, còn tắc lệ đạo mắc phải ít có kết quả.

tac-le-dao

Điều trị bảo tồn gồm có: Nhỏ thuốc kháng sinh, day nắn túi lệ, bơm rửa lệ đạo, thông lệ đạo, đặt ống Silicon, nong ống lệ mũi, điện đông ống lệ mũi.

Day nắn túi lệ, nhỏ thuốc kháng sinh bệnh nhân tắc lệ đạo

Phương pháp này được Crigler mô tả lần đầu tiên vào năm 1923. Đối với tắc lệ đạo bẩm sinh, day nắn túi lệ kết hợp với tra thuốc kháng sinh tại chỗ và thuốc chống xung huyết mũi có tỷ lệkhỏi cao với trẻ  ưới 12 tháng tuổi. Với trẻ lớn phương pháp này ít kết quả hơn.

Chỉ định:

Day nắn, nhỏ thuốc kháng sinh có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp tắc ống lệ mũi bẩm sinh dưới 1 tuổi.

Chống chỉ định

Viêm túi lệ cấp.

Phương pháp này thường được lựa chọn đầu tiên để điều trị tắc ống lệ mũi bẩm sinh, nhất là những trường hợp trẻ còn quá nhỏ. Do tính an toàn, rẻ tiền, đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện nên đa số các tác giả áp dụng điều trị với thời gian khá dài. Mỗi liệu trình điều trị thường từ 6 – 12 tháng.

Day nắn làm tăng áp lực trong lòng túi lệ và đẩy về phía ống lệ mũi làm thông thoáng chỗ tắc.

Thao tác:

Phương pháp này thường được hướng dẫn cho cha mẹ bệnh nhân thực hiện hàng ngày. Quy trình của thao tác này gồm: Đặt ngón tay trỏ lên phía trên lệ quản chung để ngăn chặn dịch thoát ra từ túi lệ (Lưu ý không chạm tay vào nhãn cầu). Sau đó miết ngón tay dọc sống mũi qua vùng túi lệ về phía cánh mũi. Day nắn như vậy 10 đến 15 lần. Nên áp dụng 3 – 4 đợt day nắn mỗi ngày. Việc điều trị thường do cha mẹ bệnh nhân thực hiện tại nhà nên thầy thuốc cần hướng dẫn chu đáo, tỷ mỉ để đảm bảo đúng kỹ thuật.

Ciftci F, Akman A và cs (2000) điều trị bằng day nắn và nhỏ kháng sinh trong vòng 6 tháng ở trẻ ≤ 6 tháng tuổi có tỷ lệ khỏi 91,8%, trẻ 7 – 12 tháng tỷ lệ khỏi 60%.

Bơm rửa lệ đạo

Bơm rửa lệ đạo là dùng bơm tiêm có gắn kim lệ đạo đưa vào lệ quản  ưới hoặc lệ quản trên để bơm dung dịch nước muối sinh lý vào đường lệ. Bơm rửa có tác dụng rửa sạch các chất dịch ứ đọng trong lệ đạo (Thủ thuật này cũng thường được tiến hành sau khi thông lệ đạo để khẳng định lệ đạo đã thông). Sau khi rửa sạch lệ đạo, người ta tiến hành bơm kháng sinh vào lệ đạo  ưới áp lực bằng cách dùng một miếng gạc chèn điểm lệ đối diện hoặc dùng que nong đầu tù để bịt lệ quản đối diện nhằm mục đích không cho dung dịch kháng sinh trào ngược ra.

Ngoài tác dụng đưa kháng sinh vào lệ đạo để điều trị viêm nhiễm, phương pháp này còn có thể giải phóng chỗ tắc nhờ áp lực bơm từ ngoài vào.

Bơm lệ đạo dưới áp lực đòi hỏi phải tiến hành nhiều lần với thời gian khá dài (Thường từ 1 – 2 tháng) nên ít tác giả áp dụng.

Thông tắc lệ đạo

Anel D (1713) là tác giả đầu tiên áp dụng phương pháp điều trị tắc lệ đạo bằng cách dùng một que thông từ điểm lệ xuống ống lệ mũi để giải phóng chỗ tắc, phương pháp này được Bowman hoàn thiện năm 1857 và từ đó trở nên thông dụng để điều trị tắc ống lệ mũi bẩm sinh.

Chỉ định

Những trường hợp tắc ống lệ mũi bẩm sinh đã điều trị bằng day nắn không kết quả.

Chống chỉ định

Viêm túi lệ cấp.

Các trường hợp tắc ống lệ mũi bẩm sinh điều trị bằng thông lệ đạo có 90% khỏi sau lần thông thứ nhất và thêm 6% nữa ở lần thông thứ hai (Cách nhau 1 tuần). Còn những trường hợp thất bại thường là do ống lệ mũi có cấu trúc giải phẫu bất thường và có thể phát hiện trong khi thông lệ đạo. Những trường hợp này phải điều trị phẫu thuật nối thông túi lệ mũi khi trẻ được 3 – 4 tuổi.

Thời gian thông lệ đạo

Nhiều tác giả còn chưa thống nhất về thời gian tốt nhất để thông lệ đạo. Đa số đều cho rằng không nên thông trước 6 tháng tuổi vì ở thời kỳ này tắc ống lệ mũi bẩm sinh còn đáp ứng cao với điều trị day nắn và để tránh những nguy cơ khi gây mê ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên điều trị day nắn không nên kéo dài quá với những trường hợp không đáp ứng, nếu để lâu ngày tỷ lệ thành công càng giảm khi áp dụng các phương pháp điều trị khác.

Đa số các tác giả đều cho rằng nên thông lệ đạo trước 12 tháng tuổi vì tắc ống lệ mũi lâu ngày, hiện tượng viêm nhiễm kéo dài làm cho ống lệ mũi hẹp lại bởi thâm nhiễm và phù nề. Mủ nhiều trong túi lệ dẫn tới giãn túi lệ, mất trương lực làm giảm sút hiệu quả của bơm nước mắt. Biến chứng áp xe quanh túi lệ cũng gây biến đổi mô tế bào, chèn ép vào đường lệ. Các yếu tố đó làm cho việc chữa trị những trường hợp tắc ống lệ mũi bẩm sinh lâu ngày trở nên khó khăn hơn.

Phương pháp thông lệ đạo

Trong quá trình thông lệ đạo, qua nội soi mũi có thể phát hiện được những trường hợp bất thường như: ống lệ mũi kéo dài dọc theo thành bên của ngách mũi tới sàn mũi nên không có lỗ dưới ống lệ mũi. Những trường hợp này cần phải trích rạch thành ống để tạo mới lỗ dưới ống lệ mũi. Còn với hẹp ngách mũi dưới hoặc cuốn dưới chèn ép gây bít tắc lỗ dưới của ống lệ mũi thì phải tiến hành bẻ cuốn mũi dưới.

Trường hợp phải thông nhiều lần nên thông qua lệ quản trên để bảo vệ lệ quản dưới.

Đối với tắc ống lệ mũi, một số tác giả chủ trương thông ngược từ dưới lên qua đường mũi để bảo vệ lệ quản khỏi tổn thương nhưng phương pháp này khó thực hiện nên ít áp dụng.

Đặt vật ngăn cách trong lệ đạo

Đối với một số hình thái tắc lệ đạo như: Tắc lệ quản, tắc hỗn hợp, hẹp ống lệ mũi… điều trị bằng bơm rửa, thông lệ đạo ít có kết quả. Những trường hợp này cần được điều trị bằng đặt vật ngăn cách trong lệ đạo.

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều tác giả đã nghiên cứu những chất liệu khác nhau đặt trong lệ đạo. Berry J.C (1909) dùng chỉ lụa, Veirs E.R (1952) dùng ống Polyethylène. Sử dụng các chất liệu này tuy có đem lại kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số nhược điểm nhất định về độ cứng, sự dung nạp của tổ chức… Vì vậy người ta đã nghiên cứu những chất liệu khác nhau để thay thế như: Cao su, chỉ kim loại, ống Silicon.

Trong đó ống Silicon là có ưu điểm hơn cả. Năm 1967 Gibbs D.S sử dụng ống Silicon để điều trị những trường hợp đứt lệ quản. Quickert M.H, Dryen R.M (1970) là những tác giả đầu tiên dùng ống Silicon luồn qua lệ đạo xuống hốc mũi để điều trị tắc ống lệ mũi. Từ đó đến nay ống Silicon được sử dụng rất rộng rãi.

Chỉ định

Đặt ống Silicon được áp dụng cho tất cả các trường hợp tắc ống lệ mũi sau khi điều trị thông lệ đạo không kết quả, tắc ống lệ mũi có kèm theo hẹp hoặc tăc lệ quản.

Kỹ thuật:

Sau khi gây mê với trẻ em (ở người lớn chỉ cần gây tê), tiến hành nong điểm lệ bằng que nong, ống Silicon được luồn vào một que kim loại dẻo (Thường làm bằng bạc) để dẫn đường vào đưa vào lệ đạo giống như kỹ thuật thông lệ đạo. Sau đó que  ẫn đường được rút bỏ qua ngách mũi dưới kéo theo ống Silicon. Lặp lại thao tác kỹ thuật như trên để luồn ống Silicon còn lại xuống ngách mũi. Hai đầu ống được buộc chặt và cố định ở ngách mũi  ưới. Hiện nay nhờ có sự trợ giúp của nội soi mũi mà thủ thuật được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn. Ống Silicon thường được rút bỏ sau khi đặt trong lệ đạo khoảng 3 – 6 tháng qua đường lệ quản hoặc đường mũi.

Nhược điểm của ống Silicon: Có thể gây rách điểm lệ, kích thích kết mạc, giác mạc, nhiễm trùng, phản ứng tạo u hạt vùng góc trong mắt, sót ống silicon trong đường lệ khi rút bỏ, viêm xoang, chảy máu mũi.

Từ trước đến nay đã có nhiều tác giả sử dụng ống Silicon đặt vào đường lệ cho kết quả khả quan: Migliori M.E (1988) có tỷ lệ thành công là 100% Pe M.R (1998) thành công 94% với tắc lệ mũi bẩm sinh. Người ta có thể đặt ống silicon từ trên lệ quản xuống hoặc từ dưới mũi lên (Ngược  òng). Đặc biệt là với sự trợ giúp của nội soi mũi cho tỷ lệ thành công cao.

Nong ống lệ mũi

Chỉ định: Các trường hợp tắc ống lệ mũi bẩm sinh đã điều trị thông lệ đạo hoặc đặt ống Silicon thất bại.

Kỹ thuật: Luồn một ống thông đặc biệt (Có thể co giãn được) vào ống lệ mũi, sau đó bơm khí vào để nong ống lệ mũi trong thời gian là 90 giây.

Điện đông ống lệ mũi (Electrocoagulation of the nasolacrimal duct)

Dùng điện cực đặc biệt đưa vào lệ đạo đến chỗ tắc. Sức nóng của điện cực sẽ làm thông chỗ tắc.

2. Điều trị phẫu thuật tắc lệ đạo

Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị tắc lệ đạo. Tùy thuộc vào từng vị trí tắc, từ đơn giản đến phức tạp.

Phẫu thuật tắc trước túi lệ

  • Mở rộng điểm lệ.
  • Cắt chỗ hẹp lệ quản.
  • Nối thông hồ lệ – miệng: Tạo một đường hầm từ hồ lệ xuống miệng.
  • Nối thông kết mạc – xoang hàm.
  • Nối thông kết mạc – túi lệ.
  • Nối thông kết mạc – túi lệ – mũi.

Phẫu thuật tắc sau túi lệ

Chủ yếu là phẫu thuật nối thông túi lệ mũi.

Nguyên lý là tạo một đường dẫn nước mắt mới từ túi lệ sang hốc mũi không qua ống lệ mũi bị tắc. Đây là phương pháp chính điều trị tắc ống lệ mũi mắc phải. Có hai phương pháp phẫu thuật, đó là: Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường mũi và phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường rạch da.

  • Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường mũi: Có ưu điểm là thời gian phẫu thuật ngắn, ít sang chấn mô lành xung quanh đường lệ, không để lại sẹo nhưng kết quả thường thấp hơn phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường rạch da.
  • Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường rạch da: Hiện nay có hai phẫu thuật chính thường áp dụng là phẫu thuật Taumi và phẫu thuật Dupuy-Dutemps.

Bài viết Điều trị bệnh tắc lệ đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-tac-le-dao-3676/feed/ 0
Khi nào cần mổ đục thủy tinh thể https://benh.vn/khi-nao-can-mo-duc-thuy-tinh-the-2631/ https://benh.vn/khi-nao-can-mo-duc-thuy-tinh-the-2631/#respond Tue, 28 Nov 2023 04:17:53 +0000 http://benh2.vn/khi-nao-can-mo-duc-thuy-tinh-the-2631/ Đục thủy tinh thể rất thường gặp hiện nay, nhất là ở những người cao tuổi. Khi nghĩ tới việc điều trị đục thủy tinh thể nhiều người nghĩ ngay tới phẫu thuật. Vậy khi nào cần mổ đục thủy tinh thể và cần chuẩn bị gì khi phẫu thuật?

Bài viết Khi nào cần mổ đục thủy tinh thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đục thủy tinh thể rất thường gặp hiện nay, nhất là ở những người cao tuổi. Khi nghĩ tới việc điều trị đục thủy tinh thể nhiều người nghĩ ngay tới phẫu thuật. Vậy khi nào cần mổ đục thủy tinh thể và cần chuẩn bị gì khi phẫu thuật?

duc-thuy-tinh-the

Thế nào là đục thể thuỷ tinh?

Thể thuỷ tinh là một thấu kính trong suốt ở bên trong con mắt. Nó góp 1/3 vào năng lực hội tụ của nhãn cầu. Công suất hội tụ của thể thuỷ tinh được đảm bảo khi nó còn trong suốt, các mặt cong và độ dầy còn nằm trong giới hạn sinh lý. Ngoài ra thể thuỷ tinh còn có chức năng lọc tia tử ngoại – tia có hại có trong phổ bức xạ của mặt trời. Khi các phân tử protein không hoà tan bị tích tụ trong thể thuỷ tinh cùng với tuổi tác thì tính trong suốt của nó không còn nữa. Các tia sáng khi đi qua vùng bị đục sẽ bị tán xạ mạnh gây giảm thị lực. Đục thể thuỷ tinh được coi là đáng kể khi nó làm giảm thị lực xuống còn < 3/10.

Đục thể thủy tinh là nguyên nhân thứ hai gây giảm thị lực trên phạm vi toàn cầu, chỉ sau tật khúc xạ. Nỗ lực điều trị căn bệnh này bằng phẫu thuật. Những tiến bộ về kỹ thuật và phương tiện phát triển như vũ bão đã làm số lượng các ca phẫu thuật loại này tăng đến chóng mặt. Đây là loại phẫu thuật được tiến hành nhiều nhất, nhanh nhất và ít chảy máu nhất. Ở Pháp có khoảng 400.000 ngàn người được phẫu thuật thể thủy tinh mỗi năm, ở nước ta con số này là khoảng 500.000 người ứng với 1 triệu con mắt đã tìm lại được ánh sáng hàng năm.

Từ một kỹ thuật cao chỉ có ở tuyến trung ương nay loại phẫu thuật này đã phổ biến xuống tuyến tỉnh, thậm chí là tuyến huyện. Việc phổ cập loại hình phẫu thuật này là thành công lớn của ngành nhãn khoa, của nền kinh tế thị trường, của đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế và sự hỗ trợ kinh phí rất lớn của quĩ bảo hiểm y tế. Một bệnh nhân bị đục thể thủy tinh luôn đi kèm với một dịch vụ y tế cần cung cấp. Sẽ có rất nhiều lời chào mời, hứa hẹn đến với họ. Thế nhưng người bệnh luôn là người thiếu thông tin nhất, ít được quyền lựa chọn và dễ bị tổn thương nhất.

Ðiều trị bằng phẫu thuật

Cho đến nay phương pháp điều trị có hiệu quả duy nhất vẫn là phẫu thuật. Phẫu thuật thể thuỷ tinh đã có chừng hai thế kỷ nay, nhưng phương pháp đặt kính nội nhãn (thể thuỷ tinh nhân tạo) mới chỉ có từ năm 1949. Sau này, về phương diện vật liệu học, thể thuỷ tinh nhân tạo đã dần dần được cải biên sao cho dung nạp tốt, bền vững, lọc được tia tử ngoại, ưa nước. Ngày nay, loại chế từ silicone, gấp được và chịu nước được đa số các phẫu thuật viên ưa dùng. Một số loại thể thủy tinh nhân tạo mới ra đời còn chỉnh được loạn thị có sẵn của bệnh nhân, loại đa tiêu cự giúp bệnh nhân không còn phải đeo kính lão khi nhìn gần. Tuy vậy giá cả của chúng vẫn còn là điều bệnh nhân còn e ngại.

Lĩnh vực phẫu thuật này được ứng dụng sôi nổi nhất những thành tựu mới của ngành nhãn khoa thế giới. Hàng loạt các kỹ thuật mổ mới đi kèm với nó là các máy móc, phương tiện, vật tư tiêu hao ra đời trong vòng 20 năm trở lại đây. Đến giờ phút này, tại các trung tâm nhãn khoa lớn của nước ta, kỹ thuật mổ PHACO đã trở thành phổ biến. Ưu điểm của nó đã quá rõ ràng: vết mổ nhỏ, đặc biệt trong kỹ thuật PHACO lạnh chỉ còn là 2mm thị lực phục hồi nhanh chóng, xuất viện trong ngày, tỷ lệ biến chứng ít. Chính vì vậy số lượng bệnh nhân được mổ đục thể thuỷ tinh theo phương pháp này ngày càng tăng. Tất nhiên cũng cần nhắc tới một vài yếu tố khác như tuổi thọ tăng và chỉ định mổ đã rộng rãi hơn nhiều so với trước.

Cần chuẩn bị gì khi phẫu thuật

Chỉ định mổ đục thủy tinh thể chủ yếu dựa vào mức độ giảm thị lực. Nhưng cần xác định rõ ràng đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân chính gây giảm thị lực chứ không phải là những yếu tố bệnh lý khác. Khi khám bệnh các bác sĩ sẽ phải luôn cân nhắc có sự tương hợp hay không giữa tính chất và mức độ đục thể thuỷ tinh với mức độ giảm thị lực. Tựu trung, thị lực kém hơn 4/10 sẽ được xem xét để chỉ định phẫu thuật. Cũng cần quan tâm đến những yếu tố khác như tuổi của người bệnh, tính chất công việc, điều kiện sống, nhu cầu dùng mắt hàng ngày… để thúc đẩy hay trì hoãn can thiệp phẫu thuật.

Một bệnh nhân trước khi phẫu thuật, ngoài việc được thăm khám về chuyên khoa mắt kỹ càng, còn được truy tìm bệnh toàn thân. Điều này rất cần thiết cho quyết định mổ, tiên lượng thị lực sau mổ, ngăn ngừa các biến chứng cũng như điều trị dự phòng. Tại mắt chúng ta sẽ đi tìm những bệnh có liên quan đến tuổi tác như thoái hoá hoàng điểm người già, bệnh võng mạc tiểu đường, cận thị… Trên toàn thân chúng ta cần phát hiện các bệnh nội khoa như: tăng huyết áp, tiểu đường, các ổ viêm nhiễm. Điều này giải thích tại sao trước khi mổ chúng ta lại cầm trong tay tới 7-8 tờ xét nghiệm.

Đây là loại phẫu thuật can thiệp tối thiểu, gần như không chảy máu, rất ít hoặc không đau đớn. Một số bệnh nhân đặc biệt như bệnh nhân tâm thần hoặc rung giật nhãn cầu có thể cần gây mê để phẫu thuật, còn lại là gây tê tại chỗ, xuất viện trong ngày.

Trước khi mổ bệnh nhân nên tắm gội sạch sẽ, cắt tóc, nếu có búi tóc thì nên tháo xuôi búi tóc, ăn nhẹ. Một giờ trước khi vào phòng mổ bệnh nhân sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng tử, thuốc tê, thuốc sát trùng. Nếu có các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, hen suyễn thì nên dùng các thuốc toàn thân như bình thường. Bên cạnh đó vẫn sẽ có các bác sĩ gây mê hồi sức theo dõi cho bạn trong suốt quá trình phẫu thuật.

Sau khi gây tê thì gần như bạn không có cảm giác đau, nhưng khó chịu nhất là cứ phải nhìn thẳng vào ánh đèn khá chói của máy sinh hiển vi. Bạn nên tuân thủ chính xác các yêu cầu của phẫu thuật viên về tư thế đầu, tư thế mắt.

Khâu chuẩn bị khá công phu và căng thẳng như vậy thế nhưng thời gian phẫu thuật trung bình chỉ là 20-30 phút, khá nhanh chóng và êm ái.

Nếu không có các bệnh tại mắt khác thì có khoảng 95% bệnh nhân thu được thị lực >5/10. Ngoài việc thị lực được cải thiện, còn có những lợi ích đáng kể khác cho bệnh nhân: cải thiện khả năng nhận biết màu sắc, tăng khả năng đọc và nhìn gần, tăng khả năng lao động, di chuyển và lái xe. Các biến chứng viêm nhiễm thường nhẹ và kiểm soát được. Đáng ngại nhất là biến chứng xuất huyết nội nhãn và viêm nội nhãn, tuy không gặp nhiều. Biến chứng muộn đục bao sau phải giải quyết bằng laser YAG dần dần đã trở thành phổ biến cùng với số lượng đông đảo bệnh nhân được mổ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo.

Chăm sóc sau mổ

Khi phẫu thuật đục thủy tinh thể bệnh nhân thường xuất viện sớm nên rất ít có cơ hội được giải thích, chăm sóc tỷ mỉ. Khi về nhà bạn có thể thấy mình có những biến đổi và khó chịu sau đây: mi mắt bị phù, chút xuất huyết trên lòng trắng, mắt cộm và chói, lòng đen có đám phù đục…

Những vấn đề trên, với các thuốc mà bạn đã được bác sĩ kê đơn về sử dụng sẽ biến mất trong vòng 3-5 ngày. Các cảm giác như chảy nước mắt, cộm mắt, đỏ mắt nhẹ có thể tồn tại đến tuần thứ 6 sau phẫu thuật.  Những biến chứng nặng tuy rất hiếm gặp như: nghẽn đồng tử, xuất huyết và viêm nội nhãn sẽ gây những triệu chứng cấp tính, rầm rộ khiến bạn phải quay lại bệnh viện ngay đó là: đau nhức, nhìn mờ nhanh, đỏ mắt nhiều, có thấy chớp sáng hoặc nhiều ruồi muỗi bay trước mắt.

Bạn nên lưu ý thực hiện những chỉ dẫn sau đây trong thời gian hậu phẫu:

  • Thực hiện y lệnh thuốc men chính xác,  rửa tay sạch sẽ trước khi tra nhỏ thuốc, tự học cách tra nhỏ thuốc. Các thuốc nước nên nhỏ cách nhau 5 phút, thuốc mỡ tra sau cùng, sau nhỏ đậy ngay nắp thuốc để chống nhiễm bẩn lọ thuốc.
  • Trong vài ngày đầu đừng để xà phòng vào mắt, vì vậy nên kiêng tắm gội. Chỉ nên lau mặt nhẹ nhàng bằng khăn ẩm đã giặt sạch.
  • Có thể cạo râu như bình thường, có thể tắm phần dưới cổ sau một ngày, tắm toàn thân trong bồn hoặc tắm dưới vòi hoa sen sau một tuần.
  • Ăn uống như bình thường, tuy vậy nên kiêng các đồ ăn quá cứng phải nhai mạnh và nhiều.
  • Không day dụi hoặc gãi mắt, băng mắt trong một tuần hoặc dùng khiên che mắt vào ban đêm. Ban ngày có thể đeo kính râm, vừa làm êm dịu mắt, vừa tránh nhiễm bẩn cho mắt.
  • Không mang vác nặng hay cúi đầu nhiều, có thể xem ti vi như thường lệ.
  • Trang điểm, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, lái xe ô tô và quay về công việc như thường sau một tháng.

ThS. BS. Hoàng Cương

Bài viết Khi nào cần mổ đục thủy tinh thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khi-nao-can-mo-duc-thuy-tinh-the-2631/feed/ 0
Giải pháp phòng ngứa mắt khi đông về https://benh.vn/giai-phap-phong-ngua-mat-khi-dong-ve-8803/ https://benh.vn/giai-phap-phong-ngua-mat-khi-dong-ve-8803/#respond Mon, 27 Nov 2023 16:55:36 +0000 http://benh2.vn/giai-phap-phong-ngua-mat-khi-dong-ve-8803/ Ngứa mắt là tình trạng phổ biến thường xảy ra vào mùa thu đông gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, ngứa mắt thường xuyên còn ảnh hưởng tới thị lực của mắt. Vậy, làm thế nào để phòng tránh ngứa mắt?

Bài viết Giải pháp phòng ngứa mắt khi đông về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngứa mắt là tình trạng phổ biến thường xảy ra vào mùa thu đông gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, ngứa mắt thường xuyên còn ảnh hưởng tới thị lực của mắt. Vậy, làm thế nào để phòng tránh ngứa mắt?

ngua-mat

Thông thường, ngứa mắt là dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng do cơ thể phản ứng với một số chất gây dị ứng, từ thực phẩm hay môi trường xung quanh. Đôi khi cũng có trường hợp có thể bị ngứa mắt chỉ vì tiếp xúc với một con mèo hay chó.

Khi mắt bị ngứa, những vết cọ xát có thể giải phóng nhiều histamin và làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, giải pháp lúc này là sử dụng thuốc kháng dị ứng có tác dụng xoa dịu các phản ứng dị ứng và giảm ngứa.

Nguyên nhân khiến mí mắt bị ngứa và giải pháp?

Ngứa mắt không chỉ đơn thuần là cảm giác, hay vấn đề dị ứng thông thường, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Viêm mí gây ngứa mắt

Viêm mí thực chất là viêm bờ mi. Căn bệnh này gây ra tình trạng ngứa, đỏ, chảy nước mắt, bề mặt nhãn cầu sưng, khô. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây mờ mắt, viêm mô mắt (đặc biệt là giác mạc), hoặc rụng hết lông mi.

Khô mắt gây ngứa mắt

Khô mắt là tình trạng không có đủ nước để bôi trơn và nuôi dưỡng mắt, thường gặp phải ở người lớn tuổi, là một tình trạng mạn tính khá phổ biến và cần được điều trị. Ngứa mắt gây nóng, ngứa hoặc đau nhức mắt, mờ tầm nhìn liên tục và chảy nước mắt.

Giải pháp, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo và tránh thuốc nhỏ mắt để giúp mắt được bôi trơn và giảm ngứa.

Mỏi mắt vì sử dụng các thiết bị điện tử gây ngứa mắt

Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật số. Quá trình tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính làm cho mắt căng thẳng và cảm thấy ngứa nhiều hơn bình thường.

Không chỉ vậy, mắt căng thẳng có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, lâu dài có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Vì vậy, cần áp dụng quy tắc 20-20-20: Nhìn vào vật gì đó cách khoảng 20 feet (tương đương hơn 6 mét) trong 20 giây sau 20 phút sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Có vật thể trong mắt gây ngứa mắt

Khi bị một hạt cát, bụi hay bất cứ vật thể nhỏ nào khác bay vào mắt khiến mắt trở nên  ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, không vì thế mà đưa tay lên gãi để đẩy nó ra ngoài. Điều này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mài mòn giác mạc, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Lời khuyên, bạn nên dùng nước hoặc nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt nhằm bôi trơn nhãn cầu, đẩy vật thể ra ngoài. Nếu tình trạng trên không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chữa trị kịp thời.

Kính áp tròng gây ngứa mắt

Lạm dụng kính áp tròng cũng là nguyên nhân gây ngứa mắt. Lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng khiến đôi mắt nhạy cảm, đỏ và ngứa.

Do đó, bạn nên vệ sinh kính áp tròng đúng quy định, đặc biệt, đối với người có tiền sử bị dị ứng hoặc các bệnh như hen, eczema hay viêm mũi cần xem xét có nên sử dụng loại kính này hay không.

Bài viết Giải pháp phòng ngứa mắt khi đông về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-phap-phong-ngua-mat-khi-dong-ve-8803/feed/ 0
Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/ https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/#respond Sat, 25 Nov 2023 04:11:44 +0000 http://benh2.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/ Bệnh cận thị trẻ em ngày nay phổ biến tới mức cứ 2 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ đang phải sử dụng kính cận, chưa kể nhiều trường hợp trẻ cận thị chưa được phát hiện và chưa dùng kính. Sau đây là 10 câu hỏi thường gặp về tật cận thị ở trẻ em và được BS. Bệnh viện Mắt TW giải đáp.

Bài viết Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cận thị trẻ em ngày nay phổ biến tới mức cứ 2 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ đang phải sử dụng kính cận, chưa kể nhiều trường hợp trẻ cận thị chưa được phát hiện và chưa dùng kính. Sau đây là 10 câu hỏi thường gặp về tật cận thị ở trẻ em và được BS. Bệnh viện Mắt TW giải đáp.

tre-bi-can-thi

1/ Cận thị là một bệnh lý như thế nào? Cận thị trẻ em khác gì cận thị ở người lớn?

Cận thị sự suy giảm khả năng nhìn xa, trong đó ảnh của sự vật không rơi đúng vào võng mạc mà rơi ra phía trước VM, phải dùng một thấu kính phân kỳ để nhìn được nét.

Cận thị học đường hay cận thị trên người trẻ (từ 8 đến 22 tuổi) bắt đầu hình thành đầu cấp II, tăng số dần theo năm tháng đi học, mỗi năm 0.5-1 độ, dừng lại khỏang 6 D.

Cá biệt cũng có những trường hợp cận bệnh lý(cận thị thoái hóa): có yếu tố di truyền, số kính tiếp tục gia tăng sau tuổi trưởng thành, cận đến 10 độ hoặc hơn, không thể đeo đúng số, nhiều biến chứng, thị lực khó đạt mức tối đa mặc dù đã cố gắng chỉnh kính.

Một thực tế ở nước ta là nhiều người không hề cận thị khi còn đi học, là sinh viên nhưng khi đi ra trường, đi làm lại bị cận thị. Họ đều ở môi trường làm việc bằng mắt nhiều ở cự ly gần, với máy tính chẳng hạn.

2/ Khi bị cận thị trẻ thường có những biểu hiện như thế nào?

Đa phần sẽ bắt đầu biểu hiện vào cấp II, trẻ thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu, có xu hướng thích tiến gần đến nguồn tài liệu. Học tập kém tập trung, kết quả giảm sút do chép đầu bài không kịp, hỏi han bạn bè… Thời lượng học tập cũng thể như trẻ bình thường, nhanh mỏi mắt,  có thể dẫn tới đau nhức mắt và đau đầu.

3/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ?

Muốn có thị lực hòan hảo về yếu tố tiên thiên cần có: đôi mắt( nhãn cầu) hoàn chỉnh, các cơ điều khiển mắt hoạt động tốt, đường dẫn truyền ảnh lên não hoàn hảo, não bộ không có bệnh lý.

Về điều kiện ngoại cảnh: chiếu sáng tốt là điều tối quan trọng, bên cạnh đó là độ tương phản, màu sắc… cũng ảnh hưởng đến kết quả thị lực

4/ Các phương pháp thăm khám bệnh cận thị hiện nay?

Phát hiện cận thị không khó, trừ một số trường hợp giả cận thị hoặc cận thị gắn liền với các hội chứng bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Thông thường chỉ bằng việc thử thị lực, đo khúc xạ, thử kính thấy thị lực đạt tối đa là có thể kết luận trẻ có bị cận thị hay không. Các trường hợp khác cận thị kèm với loạn thị, cận thị giả, cận thị là một biểu hiện của hội chứng nào đó…sẽ phức tạp hơn, cần có bác sĩ chuyên khoa khám xét cẩn thận

5/ Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị cận qua các dấu hiệu như thế nào?

Cha mẹ chủ yếu bằng quan sát có thể phát hiện ra trẻ bị cận thị: nheo mắt, nghiêng đầu, ngồi gần, ở lớp: ghi chép trên bảng khó khăn, hay phải nhờ bạn bè chi viện…

6/ Nhiều người cho rằng, khi mới phát hiện trẻ bị cận không nên cho đeo kính vì như vậy độ cận của trẻ sẽ bị tăng nhanh. Như vậy có đúng không?

Để trả lời câu hỏi trên người ta đã làm nghiên cứu hai nhóm đối chứng, nhóm có đeo và không đeo. Hàng năm có đánh giá lại tình trạng khúc xạ thì thấy đeo hay không đeo không ảnh hưởng đến độ gia tăng cận thị. Có một điều chắc chắn là: không đeo nhất định sẽ gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt, nhìn gần cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm tăng số cận

7/ Trẻ em đôi khi hiếu động không tập trung nên việc đo thị lực có thể không chính xác.

Vậy làm thế nào để có thể chọn đúng số kính cho trẻ? Trẻ không tập trung, nói dối, không hợp tác có thể gây khó khăn cho việc thử thị lực, thử kính nhưng với các chuyên gia, môi trường chuyên khoa sâu thì những khó khăn trên không thành vấn đề gì.  Do vậy chúng tôi luôn có cách để cấp được kính chính xác cho trẻ.

8/ Trẻ đã bị cận thị thì cần kiểm tra lại mắt và số kính sau thời gian bao lâu?

Tùy số cận của trẻ, độ thỏa mãn khi dùng kính, tình trạng bệnh lý kèm theo mà chúng tôi sẽ đặt lịch khám lại cho trẻ. Cận thị nhỏ hơn 6 D khỏang 1 năm khám 1 lần. Trên 6 D khoảng 6 tháng khám mắt 1 lần

9/ Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng thế nào đối với mắt trẻ?

Cho trẻ học tập điều độ, kết hợp với vui  chơi, hoạt động thể lực tích cực sẽ làm hạn chế gia tăng cận thị. Tuy nhiên dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng, dùng đủ vitamine A-C-E kèm theo các khoáng chất kẽm- selene- đồng được cho là hạn chế tăng số cận cùng với những thoái hóa do cận thị. Các yếu tố dinh dưỡng trên có nhiều rau xanh đậm, hoa quả màu đỏ, cá biển và một số loài nhuyễn thể.

10/ Lời khuyên của bác sỹ đối với các bậc phụ huynh để kiểm soát tốt độ cận cho trẻ?

Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. Vẫn  chưa thể có những khuyến cáo mạnh mẽ và chính xác với công chúng. Tuy nhiên giới chuyên môn đều thống nhất rằng chúng ta nên

  • Đảm bảo cho trẻ vệ sinh mắt tốt: chiếu sáng, cự ly, khoảng cách học tập, học kết hợp với vui chơi và hoạt động ngoại khóa…
  • Cung cấp dinh dưỡng đúng và đủ: vitamin ACE, khoáng chất.
  • Chăm sóc đặc biệt cho trẻ cận thị số cao: tránh chấn thương, khám mắt đều đặn, phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Ts.Bs. Hoàng Cương

Bài viết Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/feed/ 0
Đục thủy tinh thể https://benh.vn/duc-thuy-tinh-the-1873/ https://benh.vn/duc-thuy-tinh-the-1873/#respond Sat, 25 Nov 2023 04:03:21 +0000 http://benh2.vn/duc-thuy-tinh-the-1873/ Ở tuổi 45 chúng ta tạm hài lòng với đôi kính đọc sách. Đến tuổi 60 rất nhiều người cần thêm một đôi kính nhìn xa nữa. Có vẻ phiền phức hơn nhiều. Nhưng không lâu sau đó việc đeo kính không còn tác dụng nữa. Sức nhìn ngày càng giảm sút. Đục thể thuỷ tinh bắt đầu quấy rầy chúng ta rồi đấy.

Bài viết Đục thủy tinh thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Sinh- bệnh-lão- tử” dẫu biết là không bao giờ tránh được thế nhưng con người với trí tuệ, suy nghĩ và ước mơ của mình luôn tìm cách chống lại những gì gọi là “thiên cưỡng”. Ước mơ trường thọ có người tiên đoán là năm 2020 sẽ có bí kíp để thành hiện thực. Trong khi chúng ta chờ tới ngày đó thì sống thọ, sống có chất lượng vẫn ao ước của bao nhiêu người già.

Khoa học mà cụ thể là y khoa hiện đại đã giúp cho người cao tuổi giải quyết được rất nhiều phiền toái của lão hóa. Chống chọi có hiệu quả với hai hung thần : bệnh tim mạch và ung thư, giúp người cao tuổi có trí tuệ minh mẫn hơn, tai nghe rõ hơn, bớt đau xương khớp và đi lại dễ dàng hơn… đó là tất cả những minh chứng cho thành công của công cuộc chống lão hóa, duy trì chất lượng sống. Trên hết vẫn là thành tựu ngoạn mục của ngành nhãn khoa trong công cuộc chống mù lòa do bệnh đục thể thủy tinh gây ra. Rất nhiều người đã có đôi mắt tinh tường như tuổi 30 sau phẫu thuật đục thể thủy tinh, chuyện như đùa…mà có thật.

duc-thuy-tinh-the-1

Mắt bị đục thủy tinh thể (Ảnh minh họa)

Bệnh đục thủy tinh thể khởi phát như thế nào

Ở tuổi 45 chúng ta tạm hài lòng với đôi kính đọc sách. Đến tuổi 60 rất nhiều người cần thêm một đôi kính nhìn xa nữa. Có vẻ phiền phức hơn nhiều. Nhưng không lâu sau đó việc đeo kính không còn tác dụng nữa. Sức nhìn ngày càng giảm sút. Đục thể thuỷ tinh bắt đầu quấy rầy chúng ta rồi đấy.

Chúng ta cảm thấy gì khi đục thủy tinh thể

Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng nhất. Thường là nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng.

Đục thể thuỷ tinh gây ảnh hưởng đến việc nhìn xa trước tiên sau đó là đến nhìn gần, trừ một thể đục đặc biệt là đục dưới bao sau thể thuỷ tinh. Khi đó thị lực nhìn gần bị ảnh hưởng trước tiên.

Mức độ giảm thị lực cũng rất khác biệt, từ mức còn một vài phần mười đến mức chỉ còn nhận biết được ánh sáng.

Đục thể thuỷ tinh làm tăng độ tụ của nó. Điều này giải thích tại sao một số người già tự nhiên lại đọc được sách mà không cần kính khi họ bị đục thể thuỷ tinh. Một số bệnh nhân khác than phiền vì cảm giác nhìn đôi, nhìn thấy nhiều vật cùng một lúc, nhìn như qua sương mù …tất cả những khó chịu đó được giải thích là do thể thuỷ tinh bị đục đã làm tán xạ các tia sáng đi qua nó.

giam-thi-luc

Giảm thị lực chắc chắn xảy ra ở người đục thủy tinh thể (ảnh minh họa)

Thế nào là đục thể thuỷ tinh

Thể thuỷ tinh là một thấu kính trong suốt ở bên trong con mắt. Nó góp 1/3 vào năng lực hội tụ của nhãn cầu. Công suất hội tụ của thể thuỷ tinh được đảm bảo khi nó còn trong suốt, các mặt cong và độ dầy còn nằm trong giới hạn sinh lý. Ngoài ra thể thuỷ tinh còn có chức năng lọc tia tử ngoại – tia có hại có trong phổ bức xạ của mặt trời. Khi các phân tử prôtêin không hoà tan bị tích tụ trong thể thuỷ tinh cùng với tuổi tác thì tính trong suốt của nó không còn nữa, các tia sáng khi đi qua vùng bị đục sẽ bị tán xạ mạnh gây giảm thị lực. Đục thể thuỷ tinh được coi là đáng kể khi nó làm giảm thị lực xuống còn < 3/10.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đục thể thuỷ tinh thế nhưng đục thể thuỷ tinh do tuổi già chiếm tới 99%. Đục thể thuỷ tinh liên quan đến tuổi già khi nó xuất hiện sau tuổi 65. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ trong đó yếu tố tuổi tác được quan tâm nhiều nhất. Ngay sau nó là hàng loạt nguyên nhân khả dĩ: các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh và mắc phải, rối loạn dinh dưỡng, ỉa chảy mất nước, tiểu đường.

Hút thuốc, uống rượu, cũng như việc lạm dụng một vài loại thuốc là nguyên nhân được nhiều người biết đến. Nhiễm độc các gốc tự do, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hóa, phơi nhiễm quá đáng với tia tử ngoại(tia UV) là những luận thuyết mới nhất để chúng ta thêm lo lắng và cố gắng đề phòng đục thể thủy tinh. Các yếu tố đan xen khác như di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, nghề nghiệp… được coi là đã gây nên sự khác biệt về độ mẫn cảm với đục thể thuỷ tinh giữa cá thể này với cá thể kia.

Các bác sĩ sẽ thấy gì

Giảm thị lực đặc biệt là thị lực nhìn xa là điều chắc chắn gặp

Thăm khám kỹ càng hơn các bác sĩ sẽ thấy nhiều bệnh nhân có  rối loạn về sắc giác, nhất là việc nhìn nhận màu xanh. Bên cạnh đó, thị trường, khả năng nhận định độ tương phản, khả năng nhìn ban đêm …cũng có những tổn hại nhất định.

Khám bệnh khi đồng tử giãn tối đa giúp các bác sĩ dễ dàng khẳng định chẩn đoán, đánh giá mức độ và tình trạng đục thể thuỷ tinh.

Đục do tuổi già thường là đục vỏ, nhân và dưới bao trong đó dạng đục vỏ là phổ biến nhất. Bên cạnh việc quan sát thể thuỷ tinh thày thuốc nhãn khoa còn chú ý phát hiện thêm các bệnh phối hợp: glôcôm, thoái hoá hoàng điểm do tuổi già, bệnh võng mạc đái tháo đường,  các dạng thoái hoá giác mạc.

Tốc độ đục thể thuỷ tinh rất thay đổi, đục hoàn toàn hay đục chín là cấp độ cao nhất. Đục quá chín có thể gây phản ứng viêm màng bồ đào hay tăng nhãn áp.

Điều trị đục thủy tinh thể

Cho đến nay phương pháp điều trị có hiệu quả duy nhất vẫn là phẫu thuật. Phẫu thuật thể thuỷ tinh đã có chừng hai thế kỷ nay, nhưng phương pháp đặt kính nội nhãn (thể thuỷ tinh nhân tạo) mới chỉ có từ năm 1949. Sau này, về phương diện vật liệu học, thể thuỷ tinh nhân tạo đã dần dần được cải biên sao cho dung nạp tốt, bền vững, lọc được tia tử ngoại, ưa nước. Ngày nay, loại chế từ silicone, gấp được và chịu nước, được đa số các phẫu thuật viên ưa dùng.

Lĩnh vực phẫu thuật này được ứng dụng sôi nổi nhất những thành tựu mới của ngành nhãn khoa thế giới. Hàng loạt các kỹ thuật mổ mới đi kèm với nó là các máy móc, phương tiện, vật tư tiêu hao ra đời trong vòng 20 năm trở lại đây. Đến giờ phút này, tại các trung tâm nhãn khoa lớn của nước ta, kỹ thuật mổ PHACO đã trở thành phổ biến. Ưu điểm của nó đã quá rõ ràng: vết mổ nhỏ. Đặc biệt trong kỹ thuật PHACO lạnh chỉ còn là 2mm, thị lực phục hồi nhanh chóng, xuất viện trong ngày, tỷ lệ biến chứng ít. Chính vì vậy số lượng bệnh nhân được mổ đục thể thuỷ tinh theo phương pháp này ngày càng tăng. Tất nhiên cũng cần nhắc tới một vài yếu tố khác như tuổi thọ tăng và chỉ định mổ đã rộng rãi hơn nhiều so với trước. Hàng năm tại Pháp có tới 380.000 người được mổ thể thuỷ tinh.

Phẫu thuật mắt là biện pháp phổ biến điều trị đục thủy tinh thể (ảnh minh họa)

Những ai sẽ được mổ và cần chuẩn bị những gì?

Chỉ định mổ chủ yếu dựa vào mức độ giảm thị lực. Nhưng cần xác định rõ ràng chính đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân chính gây giảm thị lực chứ không phải là những yếu tố bệnh lý khác. Khi khám bệnh các bác sĩ sẽ phải luôn cân nhắc có sự tương hợp hay không giữa tính chất và mức độ đục thể thuỷ tinh với mức độ giảm thị lực. Tựu trung, thị lực kém hơn 4/10 sẽ được xem xét để chỉ định phẫu thuật. Cũng cần quan tâm đến những yếu tố khác như tuổi của người bệnh, tính chất công việc, điều kiện sống, nhu cầu dùng mắt hàng ngày …để thúc đẩy hay trì hoãn can thiệp phẫu thuật.

Một bệnh nhân trước khi phẫu thuật, ngoài việc được thăm khám về chuyên khoa mắt kỹ càng, còn được truy tìm bệnh toàn thân. Điều này rất cần thiết cho quyết định mổ, tiên lượng thị lực sau mổ, ngăn ngừa các biến chứng cũng như điều trị dự phòng. Tại mắt chúng ta sẽ đi tìm những bệnh có liên quan đến tuổi tác như thoái hoá hoàng điểm người già, bệnh võng mạc tiểu đường, cận thị …Trên toàn thân chúng ta cần phát hiện các bệnh nội khoa  như: cao huyết áp, tiểu đường, các ổ viêm nhiễm. Điều này giải thích tại sao trước khi mổ chúng ta lại cầm trong tay tới 7-8 tờ xét nghiệm.

Kết quả của phẫu thuật thủy tinh thể và biến chứng có thể gặp

Nếu không có các bệnh tại mắt khác thì có khoảng 95% bệnh nhân thu được thị lực >5/10. Ngoài việc thị lực được cải thiện, còn có những lợi ích đáng kể khác cho bệnh nhân: cải thiện khả năng nhận biết màu sắc, tăng khả năng đọc và nhìn gần, tăng khả năng lao động, di chuyển và lái xe. Các biến chứng viêm nhiễm thường nhẹ và kiểm soát được. Đáng ngại nhất là biến chứng xuất huyết nội nhãn và viêm nội nhãn, tuy không gặp nhiều. Biến chứng muộn đục bao sau phải giải quyết bằng laser YAG dần dần đã trở thành phổ biến cùng với số lượng đông đảo bệnh nhân được mổ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo.

Chúng ta cần làm những gì để phòng chống đục thể thủy tinh

Một nếp sống hợp vệ sinh, dinh dưỡng đủ chất, tránh những điều kiện bất lợi cho mắt: không hút thuốc, không nghiện rượu, tránh phơi nắng nhiều, tránh chấn thương mắt… luôn hữu ích cho đôi mắt của người cao tuổi.

Chúng ta có thể dùng thêm hàng ngày một loại bổ tổng hợp có chứa các vitamine và khóang chất vừa tốt cho tim mạch, vừa tốt cho mắt: vitamine A-C-E-B2, kẽm , selene.

Một số loại thuốc có ghi tác dụng chữa đục thể thủy tinh nhưng rất có thể nó sẽ chẳng có tác dụng trên với một số người nào đó vì chúng được sản xuất theo một giả thuyết bệnh sinh trong khi đục thể thủy tinh không chỉ có một cơ chế bệnh sinh mà là rất nhiều.

Ths. Bs. Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương

Bài viết Đục thủy tinh thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/duc-thuy-tinh-the-1873/feed/ 0
Những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh https://benh.vn/nhung-benh-ve-mat-thuong-gap-o-tre-so-sinh-6446/ https://benh.vn/nhung-benh-ve-mat-thuong-gap-o-tre-so-sinh-6446/#respond Fri, 24 Nov 2023 05:46:10 +0000 http://benh2.vn/nhung-benh-ve-mat-thuong-gap-o-tre-so-sinh-6446/ Đôi mắt là “báu vật” của mỗi con người nên ta phải nâng niu và giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt. Đối với trẻ sơ sinh, để bảo vệ mắt, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mắt con xem có biểu hiện gì bất  thường hay không, trang trí phòng của bé bằng một đèn ngủ hoặc đèn mờ, sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé, kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ...

Bài viết Những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh là thời gian cực kỳ vất vả và quan trọng bởi trong thời gian này, nếu cha mẹ để ý, sẽ kịp thời phát hiện các tật bất thường cho trẻ. Tuy nhiên, việc chăm sóc, đặc biệt là hiểu biết các bệnh về mắt thường gặp không ít khó khăn. Vậy, những bệnh thường gặp ở mắt trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Các triệu chứng phổ biến ở mắt

Mí mắt đỏ: dấu hiệu nhiễm trùng mắt.

Quá nhạy cảm với ánh sáng: do áp lực trong mắt bị gia tăng.

Nước mắt chảy ra nhiều dấu hiệu của tắc tuyến lệ.

Đồng tử mắt màu trắng: dấu hiệu sớm của bệnh ung thư mắt.

Thường xuyên ra gỉ, ghèn mắt là dấu hiệu mắt trẻ đang có vấn đề bất ổn…

Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh

Viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh xảy ra chủ yếu do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do một ống dẫn nước mắt nào đó bị chặn.

Phương pháp điều trị

  • Nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh: có tác dụng tấn công các vi khuẩn gây hại trong mắt bé. Lưu ý cần khám và xin tư vấn của  bác sĩ trước khi nhỏ bất kì loại kháng sinh nào.
  • Massage mắt nhẹ nhàng với nước ấm giúp đẩy dung dịch mủ trắng hoặc vàng ra ngoài.
  • Sử dụng nước muối pha loãng lau và chấm nhẹ lên mi mắt của bé, mỗi ngày 2-3 lần

Mắt lác

Pseudostrabismus (Mắt lác) là hiện tượng một hoặc hai tròng mắt bị xô lệch ra khỏi vị trí định vị, lệch trục nhãn cầu.

Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn về hai hướng khác nhau. Biểu hiện đơn giản nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự mình nhận ra là hai mắt lệch nhau.

Hiện tượng mắt lác ở trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị

  • Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị mắt lác không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường nào.
  • Phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa nếu muốn phẫu thuật thẩm mỹ cho bé.

Thị lực kém

Trong các bệnh về mắt, thị lực kém là căn bệnh thường chỉ xảy ra với một mắt của bé, mắt nhiễm bệnh mờ hẳn so với mắt còn lại.

Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không được điều trị, một mắt kia sẽ không còn có thể phát triển bình thường được nữa.

Phương pháp điều trị

  • Cho trẻ uống thuốc hoặc tra thuốc nhỏ mắt (theo sự chỉ định của bác sỹ nhãn khoa).
  • Tái khám theo định kỳ để đảm bảo bé được điều trị kịp thời…

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tuyến lệ bị chặn, nghĩa là hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn, do đó, những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước.

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Những ngày đầu mới sinh, rất khó để phát hiện ra bé có bị tắc nghẽn tuyến lệ, thường phải đến hơn một tháng tuổi những dấu hiệu mới rõ ràng hơn.

Phương pháp điều trị

  • Rửa mắt cho bé bằng nước sạch.
  • Dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé để lấy hết những ghèn (dử) màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé.

Lưu ý: Đưa con đến khám bác sĩ nhãn khoa theo định kỳ để đảm bảo đôi mắt bé được khỏe mạnh.

Lời kết

Đôi mắt là “báu vật” của mỗi con người nên ta phải nâng niu và giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt. Đối với trẻ sơ sinh, để bảo vệ mắt, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mắt con xem có biểu hiện gì bất  thường hay không, trang trí phòng của bé bằng một đèn ngủ hoặc đèn mờ, sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé, kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ…

Khi thấy mắt trẻ có các dấu hiệu như thị lực kém, mắt lác, tắc tuyến lệ…cần đưa trẻ đến bác sỹ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-benh-ve-mat-thuong-gap-o-tre-so-sinh-6446/feed/ 0
5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn https://benh.vn/5-thoi-quen-khong-ngo-lai-chinh-la-nguyen-nhan-gay-ton-hai-doi-mat-cua-ban-46352/ https://benh.vn/5-thoi-quen-khong-ngo-lai-chinh-la-nguyen-nhan-gay-ton-hai-doi-mat-cua-ban-46352/#respond Wed, 08 Nov 2023 01:11:31 +0000 https://benh.vn/?p=46352 Cứ chủ quan để mắc phải những thói quen này thường xuyên thì nguy cơ cao là đôi mắt của bạn có thể bị tổn thương, nhiễm trùng và gặp một số bệnh nguy hiểm về mắt.

Bài viết 5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Cứ chủ quan để mắc phải những thói quen này thường xuyên thì nguy cơ cao là đôi mắt của bạn có thể bị tổn thương, nhiễm trùng và gặp một số bệnh nguy hiểm về mắt.

Dụi mắt làm tổn thương các mao mạch ở mắt

Có thể khi bị ngứa, cộm mắt hay nhòe mắt thì hành động dụi mắt sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc dụi mắt quá mạnh tay có thể làm vỡ các mạch máu và khiến mắt hằn đỏ lên. Mặt khác, chính hành động dụi mắt này sẽ vô tình mang vi khuẩn hay virus từ tay của bạn bám vào lông mi và mí mắt, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Cách khắc phục: Dùng khăn sạch ướt lau nhẹ nhàng vùng mắt bị ngứa. Bạn nên tạo thói quen mang theo 1 chiếc khăn sạch bên người. Trong trường hợp không có khăn, hãy rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước ở nhà vệ sinh của công ty. Chú ý, không để nước rơi vào mắt vì có thể khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Cuối cùng, nếu bất đắc dĩ, hãy nhắm mắt lại, đưa mu bàn tay lên và massage hết sức nhẹ nhàng 2 mắt để giảm cộm ngứa. Sau đó đi rửa lại ngay bằng nước cho sạch sẽ.

Sử dụng đồ công nghệ suốt cả ngày

Bạn có biết rằng, tia sáng màu xanh từ điện thoại, máy tính bảng, hay laptop… có thể gây hại không kém tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Thế nên, khi bạn chăm chú nhìn vào màn hình của chúng nhiều giờ đồng hồ sẽ làm cho đôi mắt nhanh khô, nhức mỏi, dẫn đến tình trạng đau đầu, căng thẳng thường xuyên. Tình trạng này kéo dài có thể gây các tật khúc xạ.

Cách khắc phục: Một phương pháp phổ biến để giảm nhức mỏi mắt khi nhìn màn hình điện tử đó là quy tắc 20 – 20 – 20. Cụ thể, cứ 20 phút, bạn cần phóng mắt ra xa khoảng 20 feet (~6m) trong vong 20 s. Cách tốt nhất là bạn nên giảm bớt thời gian sử dụng và nếu bắt buộc phải sử dụng thì nên dành nhiều khoảng thời gian trong ngày đứng lên vận động đi lại.

Tác hại khi dùng điện thoại, máy tính với mắt
Mắt bị đau, mỏi, nhức do dùng đồ công nghệ cả ngày

Sờ vào mắt khi tay bẩn

Bàn tay và ngón tay của bạn là nơi thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và virus nên có thể gây nhiễm trùng nếu bạn chạm tay lên mắt. Vậy nên, để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh thì bạn nên tránh chạm tay lên mắt một cách ngẫu nhiên.

Cách khắc phục: Từ bỏ ngay thói quen này. Đó là cách duy nhất để bảo vệ mắt của bạn.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt quá thường xuyên

Thuốc nhỏ mắt có công dụng làm co thắt mạch máu trong mắt để làm giảm lưu lượng máu và giúp mắt ít xuất hiện vằn đỏ hơn. Thế nhưng, việc lạm dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên sẽ gây kích ứng cho mắt về lâu dài. Và đó là lý do vì sao khi bạn dừng sử dụng thuốc nhỏ mắt thì các mạch máu lại tiếp tục giãn nở và đôi mắt của bạn sẽ lại đỏ như cũ.

Cách khắc phục: Thuốc nhỏ mắt có liều lượng sử dụng hàng ngày. Đừng lạm dụng chúng.

Quên tẩy trang trước khi ngủ

Mascara chính là một thứ mỹ phẩm có thể làm hại đôi mắt của bạn nếu không được tẩy trang sạch trước khi đi ngủ. Ngoài ra, các thành phần trong mỹ phẩm cũng có thể là tác nhân gây viêm bờ mi, viêm kết mạc, thậm chí là nổi mụn nhọt. Mặt khác, dán mi giả cũng là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến thị lực của bạn ngày càng suy yếu.

Cách khắc phục: Sử dụng loại nước tẩy trang chuyên biệt cho vùng nhaỵ cảm như mắt.

Kết luận:

Những thói quen tưởng chừng vô hại lại gây tổn thương đôi mắt của bạn. Hãy sớm từ bỏ những thói quen này để giữ cho mắt khoẻ mạnh. Đồng thời, nhớ thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt nhưu Vitamin A, dầu cá để sở hữu đôi mắt đẹp, sáng bạn nhé!

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-thoi-quen-khong-ngo-lai-chinh-la-nguyen-nhan-gay-ton-hai-doi-mat-cua-ban-46352/feed/ 0