Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:55:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/#respond Sun, 05 May 2024 02:17:49 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi. Việc điều trị bệnh cần căn cứ nguyên nhân cụ thể và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Đại cương

Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

Bảng II.2. Tỷ lệ mới mắc viêm phổi cộng đồng hàng năm ở trẻ < 5 tuổi theo khu vực trên thế giới (WHO)

Địa dư Số trẻ < 5 tuổi (triệu) Tỷ lệ mới mắc (Đợt/trẻ/năm) Số trẻ mắc /năm (triệu)
Châu Phi 105,62 0,33 35,13
Châu Mĩ 75,78 0,10 7,84
Trung Đông 69,77 0,28 19,67
Châu Âu 51,96 0,06 3,03
Đông Nam châu Á 168,74

 

0,36

 

60,95

 

Tây Thái Bình Dương 133,05

 

0,22

 

29,07

 

Các nước đang phát triển 523,31

 

0,29

 

151,76

 

Các nước phát triển 81,61

 

0,05

 

4,08

 

Như vậy ở các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc cao gấp 5 lần các nước phát triển.

Nếu chọn 15 nước có tỷ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất thì đứng hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Việt Nam đứng thứ 9 (9) (Bảng II.3).

Ước tính tử vong do viêm phổi ở trẻ em < 5 tuổi trên thế giới là 0,26 trẻ/1000 trẻ sơ sinh sống. Như vậy hàng năm có khoảng 1,8 triệu trẻ tử vong do viêm phổi (không kể viêm phổi sơ sinh: Ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh viêm phổi tử vong hàng năm) (15).

Sau đây là bảng thống kê 15 nước có tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất (Bảng II.3 và Bảng II.4).

Bảng II.3. 15 nước có số trẻ mắc viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ mới mắc (triệu) Tỷ lệ đợt/trẻ/năm
Ấn Độ

Trung Quốc

Pakistan

Bangladesh

Nigeria

Indonesia

Ethiopia

CHDCND Congo

Việt Nam

Philippines

Sudan

Afganistan

Tanzania

Myanma

Brazil

 

43,0

21,1

9,8

6,4

6,1

6,0

3,9

3,9

2,9

2,7

2,0

2,0

1,9

1,8

1,8

 

0,37

0,22

0,41

0,41

0,34

0,28

0,35

0,39

0,35

0,27

0,48

0,45

0,33

0,43

0,11

 

Bảng II.4. 15 nước có số trẻ tử vong do viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ tử vong (nghìn) Tỷ lệ tử vong/ 10.000 trẻ
Ấn độ

Nigeria

CHDCND Congo Ethiopia

Pakistan

Afganistan

Trung Quốc

Bangladesh

Angola

Nigeria

Uganda

Tanzania

Mali

Kenya

Bunkina Faso

 

408

204

126

112

91

87

74

50

47

46

38

36

32

30

25

 

32,2

84,7

110,1

84,6

48,1

185,9

8,6

26,6

157,1

173,9

67,6

52,6

147,8

50,3

99,4

 

Ở Việt Nam theo thống kê của các cơ sở y tế viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số tử vong ở trẻ em.

Theo số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO thì nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi và với tỷ lệ tử vong chung là 23‰ thì mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do viêm phổi (5)

NGUYÊN NHÂN

Vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em đặc biệt ở các nước đang phát triển là vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu) chiếm khoảng 30 – 35% trường hợp. Tiếp đến là Hemophilus influenzae (khoảng 10 – 30%), sau đó là các loại vi khuẩn khác (Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogens…) (5,16).

– Ở trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi còn có thể do các vi khuẩn Gram âm đường ruột như Klebsiella pneumoniae, E. coli, Proteus…

– Ở trẻ lớn 5 – 15 tuổi có thể do Mycoplasma pneumoniae, Clammydia pneumoniae, Legionella pneumophila…(thường gây viêm phổi không điển hình)

Virus

Những virus thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitral virus = RSV), sau đó là các virus cúm A,B, á cúm Adenovirus, Metapneumovirus, Severe acute Respiratory Syndrome = SARS). Nhiễm virus đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn hoặc có thể kết hợp viêm phổi do virus và vi khuẩn (tỷ lệ này vào khoảng 20 – 30%).

Ký sinh trùng và nấm

Viêm phổi ở trẻ em có thể do Pneumocystis carinii, Toxoplasma, Histoplasma, Candida spp…

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng kết hợp X-quang phổi và một số xét nghiệm khác nếu có điều kiện.

Dựa vào lâm sàng

Theo ngiên cứu của TCYTTG viêm phổi cộng đồng ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau: (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1).

– Sốt: Dấu hiệu thường gặp nhưng độ đặc hiệu không cao vì sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể có ở nhiều bệnh, chứng tỏ trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn trong đó có viêm phổi.

– Ho: Dấu hiệu thường gặp và có độ đặc hiệu cao trong các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi

– Thở nhanh: Dấu hiệu thường gặp và là dấu hiệu sớm để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em tại cộng đồng vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1). Theo TCYTTG ngưỡng thở nhanh của trẻ em được quy định như sau:

  • Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút là thở nhanh.
  • Đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút là thở nhanh.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút là thở nhanh.

Cần lưu ý: Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc lúc ngủ, phải đếm trọn 1 phút. Đối với trẻ < 2 tháng tuổi phải đếm 2 lần vì trẻ nhỏ thở không đều, nếu cả 2 lần đếm mà nhịp thở đều ≥ 60 lần/phút thì mới có giá trị.

– Rút lõm lồng ngực: Là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dƣới) thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ thở vào. Nếu chỉ phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì chưa phải rút lõm lồng ngực.

Ở trẻ < 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm nhẹ thì chưa có giá trị vì lồng ngực ở trẻ nhỏ lứa tuổi này còn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy ở lứa tuổi này khi rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị chẩn đoán (8).

– Ran ẩm nhỏ hạt: Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt là dấu hiệu của viêm phổi tuy nhiên độ nhạy thấp so với viêm phổi được xác định bằng hình ảnh X-quang.

Hình ảnh X-quang phổi

Chụp X-quang phổi là phương pháp để xác định các tổn thương phổi trong đó có viêm phổi. Tuy nhiên không phải các trƣờng hợp viêm phổi được chẩn đoán trên lâm sàng nào cũng có dấu hiệu tổn thương trên phim X-quang phổi tương ứng và ngược lại. Vì vậy không nhất thiết các trường hợp viêm phổi cộng đồng nào cũng cần chụp X-quang phổi mà chỉ chụp X-quang phổi khi cần thiết (trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị tại bệnh viện) (Khuyến cáo 5.2 – Phụ lục 1).

Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (nếu có điều kiện):

Cấy máu, cấy dịch tỵ hầu, đờm, dịch màng phổi, dịch khí – phế quản qua ống nội khí quản, qua nội soi phế quản để tìm vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ; xét nghiệm PCR tìm nguyên nhân virus, nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình như M. pneumoniae, Chlamydia…

– Các xét nghiệm này chỉ có thể làm được tại các bệnh viện có điều kiện. (Khuyến cáo 5.4 và khuyến cáo 5.5 – Phụ lục 1)

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/feed/ 0
Mẹo hay trị nghẹt mũi https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/ https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/#respond Sun, 18 Jun 2023 05:00:32 +0000 http://benh2.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/ Tình trạng nghẹt thường xảy ra ở mũi hoặc đường hô hấp, đặc biệt vào mùa lạnh. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi. 

Bài viết Mẹo hay trị nghẹt mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tình trạng nghẹt thường xảy ra ở mũi hoặc đường hô hấp, đặc biệt vào mùa lạnh. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi. 

cách trị nghẹt mũi

Chứng nghẹt mũi có thể được trị khỏi bằng các loại tân dược, tuy nhiên bạn cũng có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên để chữa trị ngay tại nhà.

Dưới đây là những bài thuốc được các nhà khoa học đánh giá là hiệu nghiệm trong việc trị nghẹt mũi.

Uống nước

Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt mũi.

Xông mũi

Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể hít hương dầu khuynh diệp hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Cà chua

Để tăng hiệu quả chữa nghẹt mũi, bạn hãy hòa lẫn một tách nước ép cà chua với một ít nước chanh vắt và một ít mật ong rồi uống.

Gừng tươi

Để trị chứng nghẹt mũi bạn hãy chuẩn bị một ly trà và bỏ vào đó vài lát gừng tươi rồi uống từ 2-3 lần mỗi ngày.

Mật ong

Theo giới chuyên môn, uống mật ong là một trong những cách hiệu quả nhất để trị chứng nghẹt mũi. Để thực hiện, bạn hãy hòa lẫn 2 muỗng trà mật ong trong một ly nước hoặc sữa ấm rồi uống. Hoặc bạn cũng có thể uống 2 muỗng trà mật ong trước khi đi ngủ để trị chứng nghẹt mũi.

Lá húng quế

Bài thuốc đơn giản nhất để trị chứng nghẹt mũi là hãy nhai từ 2-4 lá húng quế, bạn cũng có thể uống trà húng quế cũng mang lại lợi ích tương tự.

Tỏi

Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tỏi vào mũi để giúp tẩy sạch các chất nhầy trong mũi nhằm trị chứng nghẹt mũi.

Bài viết Mẹo hay trị nghẹt mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/feed/ 0
Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/ https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/#respond Fri, 24 Mar 2023 04:32:36 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/ Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 - 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc đặc trị, kháng sinh, thuốc giảm triệu chứng...

Bài viết Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 – 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có thể có nhiều dấu hiệu sớm dễ thấy như ho, sốt, ớn lạnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này dễ lẫn với các bệnh lý hô hấp khác.

Dấu hiệu bệnh viêm phổi

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Đau ngực là triệu chứng hay gặp nhất. Một số triệu chứng khác thường thấy gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Thở nhanh bất thường
  • Thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Giảm hoạt động
  • Biếng ăn hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh)
  • Trong những trường hợp nặng hơn, môi và móng tay trẻ có thể bị xanh hoặc xám.

Triệu chứng bệnh viêm phổi

Đôi khi ở trẻ chỉ có một triệu chứng là thở nhanh. Khi viêm phổi nằm ở dưới phổi gần bụng, trẻ có thể không có triệu chứng về hô hấp nhưng có thể bị sốt và đau bụng hoặc nôn mửa. Tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng có thể khác nhau tùy theo loại viêm phổi, tác nhân gây viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn: triệu chứng thường xảy ra tương đối nhanh, bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, khó thở, đau ngực, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn thường khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi và được gọi là viêm phổi thuỳ.

Viêm phổi do virus: Các triệu chứng thường xảy ra từ từ và ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Khoảng hơn một nửa các trường hợp viêm phổi là do virus. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, ho khan, đau đầu, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có khó thở và ho khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bị viêm phổi virus cũng có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Viêm phổi do mycoplasma: Các triệu chứng giống với viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ và bệnh nhân có thể thậm chí không biết mình bị viêm phổi.

Viêm phổi do nấm: Một số loại nấm có thể gây viêm phổi, mặc dù ít gặp. Một số người có thể có rất ít triệu chứng, nhưng một số người có thể bị viêm phổi cấp và dai dẳng.

Viêm phổi do Pneumocystis carinii: là một bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Người có hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng, hóa trị liệu hoặc điều trị corticosteroids hay các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có nguy cơ. Triệu chứng của viêm phổi do Pneumocystis carinii bao gồm ho dai dẳng, sốt và khó thở.

Các giai đoạn, xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm phổi

Để biết chẩn đoán bệnh viêm phổi, cần nắm được bệnh đang ở giai đoạn nào và con đường lây nhiễm ra sao.

Các giai đoạn bệnh viêm phổi

Thời kỳ ủ bệnh bệnh viêm phổi

Thời kỳ ủ bệnh của viêm phổi khác nhau tuỳ thuộc vào các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh. Một số thời kỳ ủ bệnh thường gặp: do RSV là từ 4-6 ngày, do virus cúm là từ 18 đến 72 giờ.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm phổi

Tiếng ran ở phổi khi nghe bằng ống nghe.

Chụp X quang phổi để xác định viêm phổi cũng như vị trí và phạm vi của tổn thương ở phổi.

Xét nghiệm máu và xét nghiệm đờm.

Quá trình lây lan bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Bệnh có thể lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.

Điều trị và phòng bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp do đó không chỉ cần quan tâm tới việc điều trị bệnh viêm phổi mà phòng bệnh viêm phổi cũng cực kỳ quan trọng.

Điều trị bệnh viêm phổi.

Việc điều trị thường tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng và loại viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, cần dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.

Viêm phổi do virus: Kháng sinh không có tác dụng. Bệnh nói chung được điều trị giống như với cúm: nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Viêm phổi do mycoplasma được điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.

Viêm phổi do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm.

Đa số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có thể được chữa khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Viêm phổi do virus có thể kéo dài lâu hơn. Viêm phổi do Mycoplasmal có thể phải mất 4 – 6 tuần mới hoàn toàn bình phục.

Phòng bệnh viêm phổi

Đã có vaccine ngừa bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống virus cúm Haemophilus và virus gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vaccine chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.

Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vaccine hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vaccine cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.

Trẻ sơ sinh sinh non có thể được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.

Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng virus đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:

  • Tiêm vaccin đầy đủ
  • Rửa tay thường xuyên
  • Không hút thuốc lá
  • Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.
  • Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Bài viết Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/feed/ 0
Cảm lạnh, cảm cúm – Chuẩn bị cho cuộc chiến https://benh.vn/cam-lanh-cam-cum-chuan-bi-cho-cuoc-chien-70020/ https://benh.vn/cam-lanh-cam-cum-chuan-bi-cho-cuoc-chien-70020/#respond Sat, 09 Nov 2019 05:35:02 +0000 https://benh.vn/?p=70020 Bạn là một ông bố bà mẹ trẻ bận rộn với công việc và những đứa con? Mùa lạnh tới báo hiệu nguy cơ các đợt ho, sụt sịt, sốt của các con và cả bạn nữa ? Chuẩn bị gì để đối phó với chúng đây ?

Bài viết Cảm lạnh, cảm cúm – Chuẩn bị cho cuộc chiến đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn là một ông bố bà mẹ trẻ bận rộn với công việc và những đứa con? Mùa lạnh tới báo hiệu nguy cơ các đợt ho, sụt sịt, sốt của các con và cả bạn nữa ? Chuẩn bị gì để đối phó với chúng đây ?

Có lẽ con gái của bạn về nhà trông nhợt nhạt và sốt. Hoặc có thể bạn cảm thấy đau họng và nghẹt mũi. Cho dù các triệu chứng là gì, bạn sẽ đón nhận rất nhiều tiếng sụt sịt và ho trong tuần này.

Trước khi virus hạ gục bạn và gia đình, hãy thử những lời khuyên này để chuẩn bị cho cảm lạnh và cúm. Nếu bạn may mắn, chúng cũng có thể ngăn ít nhất một số người trong gia đình bạn bị bệnh.

  1. Dự trữ vật tư. Hãy sẵn sàng trước khi mùa lạnh và cúm bắt đầu. Nạp khăn giấy, xà phòng rửa tay, nước rửa tay và khăn giấy. Cân nhắc chọn một vài phương pháp giải trí trong trường hợp con bạn bị ốm, như câu đố, sách tô màu hoặc DVD.
  2. Kiểm tra tủ thuốc của bạn. Hãy chắc chắn rằng nó có chứa thuốc giảm đau, giảm sốt và bất kỳ loại thuốc nào khác bạn sử dụng khi gia đình bạn chống lại cảm lạnh hoặc cúm, như thuốc thông mũi hoặc xi-rô ho. Xem lại liều chính xác dựa trên tuổi và cân nặng. Kiểm tra xem nếu bất kỳ loại thuốc chồng chéo hoặc tương tác. Kiểm tra nhiệt kế của bạn để đảm bảo pin vẫn hoạt động. Làm sạch máy tạo độ ẩm của bạn.
  3. Hãy nghiêm khắc trong việc rửa tay. Tay bị lây lan cảm lạnh và cúm. Nói với gia đình của bạn để chà tay tốt bằng xà phòng trong 20 giây. Nói với trẻ em để rửa miễn là phải hát “Chúc mừng sinh nhật” hai lần. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng làm điều đó!
  4. Lên kế hoạch cho những ngày ốm. Bạn có thể cần một số ngày nghỉ. Ngay cả khi bạn không bị bệnh, bạn có thể cần phải chăm sóc những đứa trẻ bị bệnh. Bắt đầu nghĩ về nó ngay bây giờ: Chính sách văn phòng của bạn cho những ngày ốm là gì? Bạn sẽ phải nghỉ ngày không lương?
  5. Người ngoài hỗ trợ. Bạn có thể cần sự giúp đỡ bên ngoài. Xem có thành viên nào trong gia đình có thể trông chừng trẻ em không nếu chúng ở nhà bị ốm. Hoặc hỏi một người hàng xóm rằng họ có thể đưa bọn trẻ đi đá bóng và nhảy nếu bạn nằm trên giường không.
  6. Khử trùng. Bạn không cần phải dành cả ngày để phun mọi bề mặt bằng chất khử trùng. Bạn có thể chỉ muốn khử trùng một số vật dụng bị chạm nặng – như tay nắm cửa, điều khiển từ xa và điện thoại – mỗi ngày.
  7. Chuyển sang đồ dùng 1 lần. Nếu mọi người bị bệnh, hãy dùng khăn giấy thay vì khăn lau tay trong phòng tắm. Đổi kính lấy cốc giấy và ném chúng sau một lần sử dụng. Bạn sẽ ít có khả năng trao đổi vi trùng.
  8. Đổ đầy tủ lạnh và phòng đựng thức ăn. Dự trữ một số thực phẩm dễ làm cho bữa trưa và bữa tối, trong trường hợp bạn cần một vài ngày để nghỉ ngơi và phục hồi mà không cần nấu ăn. Có một số đồ uống và đồ ăn nhẹ yêu thích trên tay cho trẻ em của bạn. Bao gồm một số thực phẩm thoải mái (lành mạnh) như súp gà .
  9. Nghỉ ngơi. Cho dù bạn đang cố gắng phục hồi sau khi bị cảm lạnh hay cúm, hoặc cố gắng tránh nó, hãy ngủ thật nhiều. Cho trẻ đi ngủ đúng giờ.
  10. Hãy tiêm phòng cúm. Một trong những cách tốt nhất để giúp tránh cúm ở nhà là đảm bảo cả gia đình bạn được tiêm phòng.

Bài viết Cảm lạnh, cảm cúm – Chuẩn bị cho cuộc chiến đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cam-lanh-cam-cum-chuan-bi-cho-cuoc-chien-70020/feed/ 0
7 thứ bạn cần vệ sinh ngay để giữ sức khỏe trong mùa lạnh này https://benh.vn/7-thu-ban-can-ve-sinh-ngay-de-giu-suc-khoe-trong-mua-lanh-nay-70016/ https://benh.vn/7-thu-ban-can-ve-sinh-ngay-de-giu-suc-khoe-trong-mua-lanh-nay-70016/#respond Sat, 09 Nov 2019 05:23:07 +0000 https://benh.vn/?p=70016 Bạn thường hay hắt hơi, sổ mũi khi mùa lạnh tới ? Hãy mau mau vệ sinh thường xuyên 7 thứ sau để giảm "ốm vặt" trong mùa đông này nhé.

Bài viết 7 thứ bạn cần vệ sinh ngay để giữ sức khỏe trong mùa lạnh này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn thường hay hắt hơi, sổ mũi khi mùa lạnh tới ? Hãy mau mau vệ sinh thường xuyên 7 thứ sau để giảm “ốm vặt” trong mùa đông này nhé.

Tay cầm vòi rửa

người lau vòi

Tay bẩn luôn chạm vào tay cầm vòi nhà bếp và phòng tắm cùng với đó là vi-rút cúm và cảm lạnh có thể cản trở một chuyến đi của bạn đấy. Thêm vào đó, những khu vực này là điểm nóng cho nấm men, nấm mốc và vi khuẩn như salmonella và E. coli . Lau tay cầm vòi hàng ngày bằng nước xịt khử trùng hoặc khăn lau.

Bàn chải đánh răng

kệ đựng bàn chải đánh răng

Một nghiên cứu cho thấy đây có thể là một trong những điểm nhiều vi trùng nhất trong nhà bạn. Theo nguyên tắc chung, hãy cho chúng vào máy rửa chén hoặc rửa tay bằng nước xà phòng nóng một hoặc hai lần một tuần. Và nếu ai đó trong nhà bạn bị ốm, hãy tách bàn chải đánh răng của anh ấy ra khỏi những người khác. Nếu bạn chạm vào thứ gì đó có vi trùng cảm lạnh hoặc cúm và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt, bạn có thể là người tiếp theo.

Đồ chơi bằng nhựa 

trẻ em chơi với đồ chơi

Trẻ em có thể bị cảm lạnh tới tám lần một năm và những vi trùng đó có thể dễ dàng lây lan sang đồ đạc của chúng. Làm sạch đồ chơi vào cuối mỗi tháng và khi chúng có thể bẩn hơn bình thường (như sau khi con bạn bị ốm). Bạn có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn và vi rút trên đồ chơi bằng nhựa cứng bằng cách rửa chúng bằng xà phòng và nước ấm. Để thực sự vệ sinh chúng, hãy lau sạch chúng bằng hỗn hợp 1 muỗng thuốc tẩy trong 1 lít nước, sau đó để chúng khô.

Màn hình cảm ứng

người phụ nữ cầm máy tính bảng

Điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng mà bạn luôn vuốt và chạm? Virus có thể dễ dàng chuyển từ kính màn hình sang đầu ngón tay của bạn, vì vậy thật thông minh để làm sạch thiết bị của bạn, đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm. Bạn có thể mua khăn lau đặc biệt hoặc kiểm tra hướng dẫn cách tốt nhất để làm sạch màn hình. Ngoài ra còn có các thiết bị sử dụng ánh sáng tia cực tím để khử trùng các thiết bị của bạn

Điều khiển từ xa

điều khiển TV

Việc làm sạch điều khiển có làm cho nó vào danh sách việc vặt của bạn không? Rất có thể đó là một trong những vật dụng dễ chạm và ít được làm sạch nhất trong nhà bạn. Thêm vào đó, vi trùng cảm lạnh và cúm có xu hướng sống lâu nhất trên nhựa và các bề mặt cứng khác. Để làm sạch nó, đầu tiên hãy dọn sạch các mảnh vụn bằng bàn chải đánh răng khô. Sau đó dùng tăm bông hoặc bông gòn nhúng vào chất tẩy rửa nhẹ (và vắt gần khô) để khử trùng. Bạn có thể sử dụng phương pháp tương tự trên bàn phím máy tính.

Bàn làm việc bẩn

người làm việc tại bàn

Văn phòng làm việc có thể chứa nhiều loại vi trùng. Mọi người chạm vào chúng ở nhà, trên xe buýt hoặc thả trẻ em ở trường, sau đó đưa chúng đi làm. Việc lau chùi không gian làm việc của bạn thường xuyên, đặc biệt là khi cảm lạnh và cúm đang diễn ra. Những virus này có thể sống trên bề mặt cứng tới 8 giờ. Đó là một ngày làm việc đầy đủ của bạn ở công sở.

Nghiêm túc, rửa tay

người rửa tay

Ngay cả khi bạn làm sạch mọi thứ xung quanh, rửa tay vẫn là một trong những cách chắc chắn nhất bạn có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh hoặc cúm. Nhưng bạn phải làm điều đó đúng: Chà tay của bạn với nhau bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước khi bạn rửa – đừng quên lưng bàn tay của bạn, giữa các ngón tay của bạn, và dưới móng tay của bạn. Khi bạn không thể đi đến bồn rửa, hãy sử dụng chất khử trùng tay với ít nhất 60% cồn.

Hy vọng những thay đổi nhỏ này sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt suốt mùa lạnh

webmd.com

Bài viết 7 thứ bạn cần vệ sinh ngay để giữ sức khỏe trong mùa lạnh này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/7-thu-ban-can-ve-sinh-ngay-de-giu-suc-khoe-trong-mua-lanh-nay-70016/feed/ 0
Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn https://benh.vn/benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-4864/ https://benh.vn/benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-4864/#respond Wed, 31 Oct 2018 09:12:05 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-4864/ Bệnh viêm phế quản cấp là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Khi tình trạng viêm chỉ khu trú ở phía trên hai dây thanh âm sẽ được các thầy thuốc chẩn đoán là viêm đường hô hấp trên, bao gồm: viêm mũi, họng, thanh quản...

Bài viết Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm phế quản cấp là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Khi tình trạng viêm chỉ khu trú ở phía trên hai dây thanh âm sẽ được các thầy thuốc chẩn đoán là viêm đường hô hấp trên, bao gồm: viêm mũi, họng, thanh quản…

Căn nguyên gây viêm phế quản cấp thường là do virus, vi khuẩn. Bệnh khi khỏi thường không để lại di chứng.

Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, có thể nói, không ai trong cuộc đời lại không có một vài lần bị viêm phế quản cấp. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi, mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nhiều trường hợp viêm phế quản cấp có triệu chứng không điển hình, đôi khi gây chẩn đoán nhầm với những bệnh nhiễm trùng khác của phổi như viêm phổi, ổ mủ trong phổi, hoặc bệnh tích mủ trong khoang màng phổi…

Rất nhiều người mắc viêm phế quản cấp được dùng kháng sinh không đúng, nhiều trường hợp không cần thiết phải dùng kháng sinh nhưng lại được người dân tự mua kháng sinh về dùng. Việc tự mua kháng sinh về dùng như vậy (ngay cả cho những người thực sự cần dùng kháng sinh) thì cũng thường gây ra việc lựa chọn kháng sinh sai, hoặc mua sai liều, hoặc dùng không đủ số ngày cần thiết. Điều đó thường làm tăng chi phí điều trị cho người bệnh, bên cạnh đó còn làm gia tăng mạnh tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng, điều này làm cho việc dùng kháng sinh cho những lần nhiễm trùng hô hấp sau sẽ ít hiệu quả.

Bệnh viêm phế quản cấp có biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm (người bệnh có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi). Sau đó bệnh nhân xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đờm, nhưng nhiều trường hợp có ho, khạc đờm. Trong những trường hợp này, người bệnh nên khạc đờm ra tờ giấy trắng, và nhận biết màu sắc đờm của mình. Nếu đờm màu trắng trong, khi đó bệnh thường chỉ do virus, nhưng khi thấy đờm có màu vàng, màu xanh, hoặc màu đục như mủ: những trường hợp này thường là viêm phế quản cấp do vi khuẩn, và cần được dùng kháng sinh.

Một số rất ít trường hợp viêm phế quản cấp có thể có khó thở, hoặc có sốt, thậm chí có thể có đau ngực. Để tránh nhầm lẫn viêm phế quản cấp với những bệnh nhiễm trùng hô hấp khác, tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm, mà kèm theo chỉ cần một trong các biểu hiện như: bệnh kéo dài quá 5 ngày, có thêm biểu hiện sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều… cần đến khám bác sĩ ngay.

Cần làm thêm các xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều được chẩn đoán xác định nhờ việc thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác, do vậy, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm một số xét nghiệm như

Chụp X quang phổi

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp được chẩn đoán mà không cần chụp X quang phổi. Một số bệnh nhân được yêu cầu chụp X quang phổi khi có biểu hiện ho, khạc đờm và kèm thêm một trong các dấu hiệu sau:

  • Người bệnh có tuổi > 75.
  • Mạch > 100 lần/phút.
  • Thở > 24 lần/phút.
  • Nhiệt độ cặp ở nách > 38oC.
  • Thấy ran ẩm, nổ, hội chứng đông đặc khi khám phổi.

Dựa trên phim X quang phổi, bác sĩ có thể phân biệt viêm phế quản cấp với các bệnh phổi nhiễm trùng khác như: viêm phổi, áp xe phổi,…

Xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh

Việc tìm căn nguyên gây bệnh thường không cần thiết trong hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sau khi khám lâm sàng, sẽ đưa ra chẩn đoán xác định bệnh, từ đó kê đơn điều trị dựa theo triệu chứng lâm sàng, và những kinh nghiệm đã có khi điều trị những trường hợp viêm phế quản cấp trước đây.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn được yêu cầu làm xét nghiệm tìm căn nguyên gây viêm phế quản cấp như:

  • Thầy thuốc muốn xác định đặc điểm vi sinh gây bệnh viêm phế quản cấp ở địa phương đó, từ đó làm căn cứ để kê thuốc điều trị cho những trường hợp tiếp theo
  • Những trường hợp chẩn đoán viêm phế quản cấp, được chỉ định điều trị kháng sinh, nhưng không thấy có hiệu quả. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được cấy đờm, để tìm vi khuẩn gây bệnh, từ đó xác định khả năng kháng thuốc, nhạy cảm thuốc của vi khuẩn (kháng sinh đồ), làm cơ sở kê đơn kháng sinh tiếp theo.

viêm phế quản cấp

Hình ảnh viêm phế quản cấp trên giải phẫu bệnh

Điều trị và phòng bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

Điều trị bệnh

Viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không phức tạp. Có tới > 50% số trường hợp viêm phế quản cấp không cần điều trị mà tự thoái lui. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp viêm phế quản cấp cần được điều trị kháng sinh. Nhìn chung, trong điều trị viêm phế quản cấp, thường có một số vấn đề quan tâm bao gồm:

Khi nào dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp

Nguyên nhân hang đầu của viêm phế quản cấp là do virus, do vậy, trong nhiều trường hợp, viêm phế quản cấp không cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, khi người bệnh viêm phế quản cấp có những bằng chứng của bệnh do vi khuẩn (khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ), hoặc những trường hợp viêm phế quản cấp ở người có nguy cơ cao như:

  • Viêm phế quản cấp ở người có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch.
  • Viêm phế quản cấp ở người > 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau; hoặc bệnh nhân trên 80 tuổi kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: nhập viện trong 1 năm trước; có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2; tiền sử suy tim xung huyết; hiện đang dùng corticoid uống.

Những trường hợp trên sẽ được các thầy thuốc kê đơn điều trị với kháng sinh.

Các kháng sinh thường dùng bao gồm: nhóm betalactam, macrolide, quinolone.

Điều trị các triệu chứng khác

– Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm. Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc, hoặc khó khạc đờm.

– Người bệnh không nên dùng thuốc giảm ho, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.

– Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.

Phòng bệnh

– Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.

– Tiêm vacxin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi > 65.

– Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.

– Vệ sinh răng miệng

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-4864/feed/ 0
Các phương pháp phòng tránh bệnh dị ứng khi vào mùa https://benh.vn/cac-phuong-phap-phong-tranh-benh-di-ung-khi-vao-mua-9968/ https://benh.vn/cac-phuong-phap-phong-tranh-benh-di-ung-khi-vao-mua-9968/#respond Fri, 12 Oct 2018 07:26:22 +0000 http://benh2.vn/cac-phuong-phap-phong-tranh-benh-di-ung-khi-vao-mua-9968/ Dị ứng có thể xảy ra đối với bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, dị ứng thường phát triển mạnh nhất vào mùa thu, khi nền nhiệt bắt đầu giảm, thời tiết mát mẻ là thời điểm gia tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng.

Bài viết Các phương pháp phòng tránh bệnh dị ứng khi vào mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị ứng có thể xảy ra đối với bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, dị ứng thường phát triển mạnh nhất vào mùa thu, khi nền nhiệt bắt đầu giảm, thời tiết mát mẻ là thời điểm gia tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng.

dị ứng thời tiết

Các triệu chứng khi bị dị ứng

– Trên da nổi nhiều ban đỏ, xuất hiện dấu hiệu bong tróc lây lan gây ngứa.

– Da mặt xuất hiện nhiều đám da sần đỏ, dày sừng và sắc tố da bị rối loạn.

– Xung quanh hai má, trán hoặc cằm có dấu hiệu nổi những vết chàm nổi mẩn và đóng vảy.

Nếu bệnh trở nên nặng hơn xuất hiện những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như tụt huyết áp, khó thở, bị nổi mề đay cấp tính…

Phương pháp xử lý khi cơ thể xuất hiện các hiện tượng bị dị ứng

– Dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng biến mất.

mật ong chanh

– Pha chanh với 1 cốc nước ấm cùng một chút mật ong, uống vào buổi sáng khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể, làm giảm nguy cơ bị dị ứng hoặc dùng trà xanh đun với nước rồi pha với mật ong để uống hàng ngày.

Nếu thực hiện hết các phương pháp trên mà vẫn bị dị ứng bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị.

Lưu ý: không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa trị dị ứng.

Phương pháp phòng tránh bệnh dị ứng

– Đảm bảo bữa ăn đầy đủ các thành phần vitamin, dưỡng chất.

– Tăng cường rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin C, như: cam, chanh, dứa…

– Uống đủ 2 lít nước/ngày để điều hòa cơ thể.

– Người có cơ địa bị ứng tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, vật nuôi…

– Tập luyện thể dục thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe.

– Ngoài ra cần tránh hút thuốc, dùng đồ uống có cồn, tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa, vật nuôi…bởi đó là những yếu tố nguy cơ gây dị ứng.

Benh.vn (Theo vtv.vn)

Bài viết Các phương pháp phòng tránh bệnh dị ứng khi vào mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-phuong-phap-phong-tranh-benh-di-ung-khi-vao-mua-9968/feed/ 0
Lý giải nguyên nhân khiến chân tay giá lạnh khi đông về https://benh.vn/ly-giai-nguyen-nhan-khien-chan-tay-gia-lanh-khi-dong-ve-6261/ https://benh.vn/ly-giai-nguyen-nhan-khien-chan-tay-gia-lanh-khi-dong-ve-6261/#respond Thu, 02 Mar 2017 05:42:37 +0000 http://benh2.vn/ly-giai-nguyen-nhan-khien-chan-tay-gia-lanh-khi-dong-ve-6261/ Rất nhiều người mùa đông chân tay ấm áp, mùa hè lại mát dịu (người ta thường nói đó là người mát da, mát thịt). Ngược lại, có người mùa đông thì chân tay lạnh toát, mùa hè chân tay đổ mồ hôi nhớp nháp, khó chịu.

Bài viết Lý giải nguyên nhân khiến chân tay giá lạnh khi đông về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều người mùa đông chân tay ấm áp, mùa hè lại mát dịu (người ta thường nói đó là người mát da, mát thịt). Ngược lại, có người mùa đông thì chân tay lạnh toát, mùa hè chân tay đổ mồ hôi nhớp nháp, khó chịu.

Vậy, chân tay lạnh giá trong mùa đông có phải là bệnh lý?

Chân tay lạnh do tổng hợp lượng thyroxine thấp

Thyroxine là loại hormone với nguyên liệu chính là Iod và Tyrosine, được tổng hợp và tiết ra bởi tuyến giáp, có tác dụng sinh nhiệt cho cơ thể. Đồng thời thyroxine còn có thể thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất cơ bản tăng cao, đẩy nhanh tuần hoàn máu ở da, từ đó tạo ra nhiệt giúp cơ thể chống lại giá lạnh.

 

Chân tay lạnh do tổng hợp lượng thyroxine thấp

Tuy nhiên, do sự trao đổi chất của cơ thể nữ giới khá thấp, dẫn đến việc tổng hợp thyroxine giảm rõ rệt khiến khả năng chống rét của cơ thể kém. Vì vậy, mùa đông phụ nữ thường là người kém chịu rét và họ có bàn tay, chân lạnh giá hơn nam giới.

Chân tay lạnh do thiếu sắt

Bên cạnh việc phụ nữ thường xuyên sợ lạnh do tổng hợp lượng thyroxine thấp còn có thể là một nguyên nhân khác đó là thiếu chất sắt.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sinh lý học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ và các nhà dinh dưỡng học thuộc ĐH bang Pennsylvania. Sau khi tiến hành nghiên cứu đối với 2 nhóm nữ giới (mỗi nhóm gồm 50 người mặc áo tắm), lần lượt đưa vào một căn phòng lạnh và một bể bơi nước lạnh, các nhà khoa học nhận thấy, những phụ nữ sợ lạnh nhất phần lớn đều bị thiếu sắt.

Nguyên nhân gây thiếu sắt ở phụ nữ

Nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt ở phụ nữ là ảnh hưởng của các kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, rối loạn chảy máu tử cung…khiến các chị em mất đi một lượng lớn chất sắt. Đặc biệt, các biểu hiện càng rõ rệt hơn vào thời kỳ mãn kinh.

 

Phụ nữ thiếu sắt do mang thai, sinh nở, thời kỳ kinh nguyệt…

Bên cạnh đó, tuần hoàn máu kém do các bệnh như huyết áp thấp, rối loạn chức năng thần kinh thực vật, chức năng tuyến giáp suy giảm cũng khiến phụ nữ thường xuyên bị lạnh.

Phương pháp hạn chế tay chân lạnh

Bổ sung thức ăn chứa sắt

+ Thịt nạc.

+ Cá.

+ Gan động vật.

+ Thịt gia cầm.

+ Lòng đỏ trứng.

+ Các loại đỗ, rau cần, rau chân vịt, nấm hương, mộc nhĩ đen….

Tăng cường các thực phẩm làm tăng nhiệt lượng

+ Thịt bò.

+ Thịt dê.

+ Thịt chó.

 

Thực phẩm tăng nhiệt lượng gồm thịt dê, bò, chó, ớt tươi…

+ Tôm.

+ Quả óc chó.

+ Ớt…

Bên cạnh đó cần bổ sung các loại rau củ và hoa quả tươi giàu vitamin C, để thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, nâng cao khả năng chống lạnh của cơ thể.

Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là phương pháp tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, đào thải độc tố qua mồ hôi…

Bên cạnh đó, tập luyện còn giúp cơ thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt và giá rét kiên cường hơn.

Lời kết

Nhiều người rất sợ mùa đông vì thời tiết lạnh giá khiến chân tay lạnh cóng, khó chịu. Nguyên nhân của hiện tượng này do thiếu sắt, tổng hợp lượng thyroxine thấp…gây nên.Để hạn chế tình trạng chân tay lạnh trong mùa đông, đặc biệt với phái nữ, cần tăng cường các thực phẩm chứa sắt như: thịt nạc, cá, trứng, gan động vật…Bên cạnh đó, cần bổ sung các thực phẩm tăng nhiệt lượng như thịt bò, dê, óc chó, ớt…Tuy nhiên, bên cạnh chế độ bổ sung các dưỡng chất cần thiết, cần tăng cường luyện tập thể thao, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống rét tốt hơn.

Bài viết Lý giải nguyên nhân khiến chân tay giá lạnh khi đông về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ly-giai-nguyen-nhan-khien-chan-tay-gia-lanh-khi-dong-ve-6261/feed/ 0
Phương pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những ngày giá rét https://benh.vn/phuong-phap-bao-ve-suc-khoe-cho-tre-trong-nhung-ngay-gia-ret-7919/ https://benh.vn/phuong-phap-bao-ve-suc-khoe-cho-tre-trong-nhung-ngay-gia-ret-7919/#respond Wed, 08 Jun 2016 06:30:38 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-bao-ve-suc-khoe-cho-tre-trong-nhung-ngay-gia-ret-7919/ Miền bắc đang trong thời gian cao điểm về giá rét, nhiệt độ hạ sâu dưới 10 độ (thậm chí có nơi -4 độ gây băng tuyết), mưa phùn, độ ẩm trong không khí cao khiến cho số trẻ mắc các bệnh về hô hấp tăng đột biến. Vậy, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ? Chúng ta hãy cùng lắng nghe tư vấn của các chuyên gia.

Bài viết Phương pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những ngày giá rét đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Miền bắc đang trong thời gian cao điểm về giá rét, nhiệt độ hạ sâu dưới 10 độ (thậm chí có nơi -4 độ gây băng tuyết), mưa phùn, độ ẩm trong không khí cao khiến cho số trẻ mắc các bệnh về hô hấp tăng đột biến. Vậy, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ? Chúng ta hãy cùng lắng nghe tư vấn của các chuyên gia.

Những căn bệnh đặc trưng và các con số đáng báo động

Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, mặc dù số trẻ em nhập viện không tăng nhưng số bệnh nhi nặng lại tăng. Chủ yếu là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bị viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, bị suy hô hấp phải vào viện cấp cứu.

Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, từ ngày 24/1 trở lại đây, trung bình mỗi ngày có trên 320 lượt bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị. Trong đó, có khoảng từ 35 – 40 bệnh nhân phải nhập viện do rét, chủ yếu là người già và trẻ em.

Không chỉ miền Bắc, tại khu vực phía Nam, thời tiết cũng trở lạnh khiến khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa – trung bình mỗi ngày tiếp nhận gần 100 trẻ em, tăng gấp rưỡi so với trước đó. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), đa số bệnh nhi bị bệnh liên quan đến đường hô hấp và có các triệu chứng ho, sốt cao.

Các phương pháp chống rét, bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Trước tình hình trên, PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: “Hiện nay, nền thời tiết lạnh giá, độ ẩm cao. Đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, virus) phát triển và lây lan. Sự sai lầm của các ông bố, bà mẹ là họ không giữ được ấm cho con mình hay đưa con nhỏ ra khỏi buồng, dẫn đến dễ bị gió lùa. Không những vậy, đôi khi, họ không nằm cạnh đứa trẻ và không kiểm soát được môi trường của đứa trẻ, khiến đứa trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp.

Để phòng tránh, các ông bố bà mẹ cần cho trẻ mặc đủ quần áo ấm. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, các ông bố bà mẹ cần phải đội mũ, đeo găng tay và đi tất cho em bé. Hơn nữa, phải cho em bé uống đủ nước ấm và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong buồng của trẻ, các ông bố bà mẹ cần phải tránh gió lùa và đặc biệt không dùng than để sưởi”.

Đối với những trẻ sơ sinh,PGS.TS Trần Minh Điển chia sẻ với các sản phụ: “Những trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi bú mẹ nên để nằm cùng với người mẹ vì hơi ấm của người mẹ sẽ giúp đứa trẻ tránh được các bệnh lý trong mùa rét”.

Tổng hợp

Bài viết Phương pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những ngày giá rét đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-bao-ve-suc-khoe-cho-tre-trong-nhung-ngay-gia-ret-7919/feed/ 0